Hồ sơ bệnh lư Nguyễn Du

Trần Văn Tích

 

T

iền nhân chúng ta có thói quen hà tiện lời khi nói về bệnh tật. Thường thường chư vị chỉ bảo ḿnh ốm, ḿnh đau chứ không chịu ghi rơ ḿnh lâm bệnh ǵ.

     Trần Nguyên Đán phiền muộn chung chung :

Bệnh dữ bất như do bệnh th́.

(Bất mị)

(Bệnh khỏi không bằng khi c̣n bệnh)

(Không ngủ)

     Nguyễn Phi Khanh nhiều lần cho biết đại khái :

Bệnh căn vị khứ dược hoàn kiêu.

(Thu dạ tảo khởi kư Hồng Châu Kiểm chính)

(Căn bệnh chưa dứt, thuốc c̣n phải sắc)

(Đêm thu dậy sớm gửi Kiểm chính Hồng Châu)

Chỉ kim ngọa bệnh vị năng triều.

(Thôn cư cảm sự kư tŕnh Băng Hồ tướng công)

(Nay đang nằm trên giường bệnh chưa thể đi chầu)

(Ở quê xúc động trước việc xảy ra, gửi tŕnh tướng công Băng Hồ)

Hồ hải tứ niên đa tật bệnh.

(Thiên trường chu trung)

(Hồ hải bốn năm nay, nhiều bệnh tật)

(Trong thuyền ở Thiên trường)

Đa bệnh hoàn liên Mă Trưởng Khanh.

(Thu trung bệnh)

(Bệnh nhiều lại càng thương cho Mă Trường Khanh)

(Ốm vào mùa thu)

     Các thiền sư đời Lư như Măn Giác, Quảng Nghiêm cũng chỉ cáo tật, thị tật (cáo bệnh, cáo ốm) mà không cho biết về bệnh trạng.

     Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ nói sơ lược về bệnh già :

Lăo lai khước dữ bệnh tương kỳ.

(Nguyên đán thuật hoài)

(Già đến lại cùng bệnh tật hẹn ḥ nhau)

(Tỏ nỗi ḷng vào dịp tết)

và :                                              Kịch túy na tri lăo bệnh thôi.

(Ngụ hứng)

(Cứ say mềm nào biết bệnh già đang giục giă)

(Gợi hứng)

     Nguyễn Cư Trinh nói tổng quát là ḿnh đa mang nhiều bệnh :

Thiên mông chướng lệ khách đa bệnh.

(Long hồ ngoạ bệnh)

(Trời đầy chướng lệ, gây cho khách nhiều bệnh)

(Nằm bệnh ở Long hồ)

     Bùi Huy Bích th́ than thân đau ốm :

Bệnh thân ưu quốc hựu ưu gia.

(Bạch liên tŕ...)

(Thân bệnh, lo cả việc nước lẫn việc nhà)

(Trên ao sen trắng...)

     Hà Tông Quyền chỉ bảo là bệnh đă lâu :

Chương giang nhất ngoạ động kinh tuần.

(Xuân nhật bệnh khởi)

(Ốm nằm liệt tại vùng Chương giang tới mấy tuần)

(Ngày xuân ốm dậy)

     Nguyễn Du cũng không ra ngoài thông lệ. Qua ba tác phẩm Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm Bắc hành tạp lục, thi bá có một vài bài thơ chữ hán hé ra cho ta thấy một chút phong thái suy tư về đau ốm. Bài viết này căn cứ vào cách điệu tâm hồn đó để thử xác lập một hồ sơ bệnh lư cho tác giả Truyện Kiều.

     Không cần tiến hành những thử nghiệm cận lâm sàng phức tạp cũng có thể chẩn đoán xác định rằng hệ miễn dịch của Nguyễn Du không mấy mạnh. Nhà thơ đau ốm liên miên, thể chất nhà thơ bạc nhược :

Sinh vị thành danh thân dĩ suy,

Tiêu tiêu bạch phát mộ phong xuy.

(Tự thán)

(Sống chưa nên danh thân đă suy yếu,

Tóc bạc bơ phờ bay trước gió chiều)

(Than ḿnh)

Là thân nam tửû trượng phu nhưng nhà thơ không khác ǵ nhân vật nữ chính của ḿnh, rất sợ các lộ tŕnh xa xôi, phần e đường sá, phần thương dăi dầu v́ ngại bản thân không chịu đựng nổi những nỗi gian truân :

Lực suy thường úy lộ,

Phát đoản bất câm phong.

(Phượng hoàng lộ thượng tảo hành)

(Sức yếu thường sợ sương móc,

Tóc ngắn không ngại gió thổi)

(Sáng sớm đi trên núi Phượng hoàng)

Qua thi ca chữ hán, Nguyễn Du tự vẽ chân dung một con người già trước tuổi, với một cơ thể suy trước thời, với một h́nh hài hậu thiên bất túc, hệ thống điều ḥa thân nhiệt rất kém khả năng điều chỉnh thích nghi :

Trung tuần lăo thái phùng nhân lăn,

Nhất lộ hàn uy trương tửu ôn.

(Quỉ môn đạo trung)

(Tuổi mới trung niên đă có vẻ già nên ngại thù tiếp,

Suốt đường giá lạnh phải nhờ hơi ấm của rượu)

(Trên đường qua Quỉ môn)

     Đoạn đời “mười năm gió bụi“ từ 1786 đến 1795 sống nương quê vợ ở xă Quỳnh côi, huyện Hải an, tỉnh Thái b́nh, ăn gửi nằm nhờ, nay bờ sông mai băi bể, lưng không một đồng một chữ, thân mang bệnh tật thường xuyên được ghi lại chân thành và cảm động trong Thanh Hiên thi tập :

Thập tải phong trần khứ quốc xa,

Tiêu tiêu bạch phát kư nhân gia.

Trường đồ nhật mộ tân du thiểu,

Nhất thất xuân hàn cựu bệnh đa.

(U cư)

(Mười năm gió bụi bỏ quê hương đi xa,

Bơ phờ đầu bạc ở nhờ nhà người.

Đường dài chiều tối bạn mới ít,

Một nhà xuân lạnh bệnh cũ nhiều)

(Ở nơi u tịch)

     Nhưng rồi khi trở lại nguyên quán Hồng lĩnh Lam giang, đời sống thi sĩ cũng chẳng đầy đủ ǵ hơn độ ở Thái b́nh và sức khỏe th́ cũng chẳng khả quan hơn chút nào. Những bài thơ kư thác tâm sự giai đoạn này cho ta h́nh ảnh một nhà nho mới ba mươi mà tóc đà bạc trắng, có lúc ốm mấy tháng liền chỉ nằm chờ chết, trong nhà bếp tro tàn núc lạnh, cơ thể suy dinh dưỡng sức cùng lực kiệt đến độ chuột đói ăn leo lên giường gặm sách mà chỉ biết giương mắt uể oải nh́n :

Đa bệnh đa sầu khí bất thư,

Thập tuần khốn ngọa Quế giang cư.

Lệ thần nhập thất thôn nhân phách,

Cơ thử duyên sàng khiết ngă thư.

(Ngọa bệnh)

(Lắm bệnh nhiều buồn khí không thư thái,

Mười tuần nằm liệt bên bờ Quế giang.

Thần dịch lệ vào nhà bắt hồn vía người,

Chuột đói leo giường gặm sách vở ta)

(Nằm bệnh)

     Nam chủ khí, nữ chủ huyết : ở đàn ông khí vượng khí đầy th́ tinh thần mới phấn chấn, thân thể mới khoẻ khoắn; ở người nữ huyết thông huyết đủ th́ sinh lư mới chính thường, kinh nguyệt mới đều đặn. Mới ba mươi tuổi, khí đă bất thư  th́ cơ năng tạng phủ ắt không điều hoà, thế tất nhiên dẫn tới lâm bệnh và lâm nhiều bệnh, bệnh nào cũng có thể nặng, nằm liệt giường liệt chiếu tháng này qua tháng khác. Kết quả thi bá gầy ốm hốc hác, đến nỗi phải mượn chồng sách làm gối nâng đỡ bộ xương bệnh tật :

Chẩm bạn thúc thư phù bệnh cốt,

Đăng tiền đẩu tửu khởi suy nhan.

(Tạp ngâm)

(Cạnh gối có chồng sách đỡ tấm thân bệnh tật,

Trước đèn nhấp chén rượu cho tươi vẻ mặt tiều tụy)

(Ngâm vịnh vặt)

     Bệnh Nguyễn Du là loại bệnh kinh niên với những pha bộc phát và/hoặc biến chứng :

Thập niên túc tật vô nhân vấn,

Cửu chuyển hoàn đan hà xứ tầm.

(Ngoạ bệnh)

(Bệnh cũ mười năm chẳng ai thăm hỏi,

T́m đâu được thuốc tiên luyện chín lần?)

(Nằm bệnh)

     Có thời điểm tác giả Truyện Kiều cơ hồ lâm vào trạng thái subcoma, lơ mơ nửa tỉnh nửa mê, tinh thần bất định :

Tam lan song hạ ngâm thanh tuyệt,

Điểm điểm tinh thần du thái sơ.

(Ngoạ bệnh)

(Dưới cửa sổ tam lan, tiếng ngâm vắng bặt,

Tinh thần dần dần rong chơi nơi cơi hư không)

(Nằm bệnh)

     Và khi tỉnh táo th́ nhà thơ ư thức rơ rệt rằng bệnh án của ḿnh phức tạp, bệnh cảnh của ḿnh nhiều biến chứng, hồ sơ bệnh lư dày cộp, rối loạn chức năng xảy ra cùng lúc với khiếm khuyết thể lực. Người thanh niên đó đă có những phút giây suy nhược tinh thần gần như trầm cảm u uất. V́ bệnh không thuyên giảm theo thời gian mà c̣n có vẻ trầm trọng thêm một cách bất thường đáng ngại trong hoàn cảnh túng quẫn khó khăn, thuốc men thiếu thốn hay không có. Đă có lúc Nguyễn Du nghĩ đến cái chết và hơn một lần tự hỏi giờ đây ḿnh c̣n sống nhưng rồi nay mai chết đi, liệu có ai rưới rượu trên mộ cho ḿnh hay chăng?

Ninh tri dị nhật tây lăng hạ,

Năng ẩm trùng dương nhất trích vô?

(Mạn hứng)

(Biết rồi đây khi nằm xuống dưới g̣ phía tây,

Liệu tiết trùng dương có uống được giọt rượu nào không?)

(Cảm hứng lan man)

Sinh tiền bất tận tôn trung tửu,

Tử hậu thùy kiêu mộ thượng bôi?

(Đối tửu)

(Lúc sống không uống cạn hồ rượu,

Chết rồi ai rưới rượu trên mồ cho?)

(Ngồi uống rượu)

     Nỗi lo sợ vu vơ ám ảnh nhà thơ, nhất là khi nh́n xung quanh và nh́n trước mặt thấy hiện tại và tương lai đều không có dấu hiệu ǵ sáng sủa. Về bệnh lư th́ dự hậu tăm tối, về công danh th́ hoạn lộ bế tắc.

     Mùa xuân vạn vật sinh sôi nảy nở th́ tâm thể Nguyễn Du lại suy sụp thoái hoá. Chúng ta đă thấy thi bá đề cập đến nhất thất xuân hàn (một nhà xuân lạnh). Có khi cả ba tháng xuân (hay cả ba mùa xuân?) nhà thơ ốm đau không dứt :

Tam xuân tích bệnh bần vô dược,

Trấp tải phù sinh hoạn hữu thân.

(Mạn hứng)

Ba năm bệnh dồn, nghèo không thuốc uống,

Cuộc phù sinh ba mươi năm, có thân nên đâm lo)

(Cảm hứng lan man)

Giang hồ bệnh đáo kinh thời cửu,

Phong vũ xuân tùy nhất dạ thâm.

(Xuân dạ)

(Bệnh đến trên bước giang hồ đă lâu ngày,

Vẻ xuân theo mưa gió tan trong đêm khuya)

(Đêm xuân)

     Nhưng mùa thu Nguyễn Du cũng đau ốm, hay đúng hơn, lại thấy bệnh cũ trở về sau một thời gian tưởng đă khỏi :

Tái bệnh thượng tu điều nhiếp lực,

Bất tri thu tứ đáo thùy gia.

(Khai song)

(Bệnh trở lại phải lo điều dưỡng,

Chẳng biết ư thu đến nhà ai?)

(Mở cửa sổ)

     Không phải chỉ v́ công chưa thành danh chưa toại mà thi nhân đau ốm trầm cảm. Nhận chức ở cố đô, vị đường quan của chúng ta vẫn nhiều khi phải cáo bệnh xin phép nghỉ việc nằm nhà :

Thập khẩu đề cơ Hoành lĩnh bắc,

Nhất thân ngoạ bệnh Đế thành đông.

(Ngẫu đề)

(Phía bắc Hoành sơn mười miệng kêu đói,

Góc đông Đế thành một thân nằm bệnh)

(T́nh cờ đề vịnh)

C̣n đi công cán th́ ông quan này hầu như lê tấm thân suy nhược dọc theo lộ tŕnh :

Đa bệnh nhất thân cung đạo lộ,

Ngũ canh tàn mộng tục hương quan.

(Thủy liên đạo trung tảo hành)

(Tấm thân đau yếu phải xông pha đường sá,

Canh năm mộng tàn vẫn mơ về quê nhà)

(Đi sớm trên đường Thủy liên)

     Đă thế, nghề làm quan c̣n gây thêm biến dạng cột sống, khiến nhà nho tội nghiệp mất hẳn dáng đứng thẳng lưng b́nh thường để trở thành một trường hợp bệnh lư chỉnh h́nh trong khuôn khổ rối loạn lao động :

Hữu h́nh đồ dịch dịch,

Vô bệnh cố câu câu.

(Thu chí)

(Có h́nh chịu vất vả,

Không bệnh lưng lom khom)

(Thu đến)

     Quanh năm bệnh tật kéo dài rề rề, đau tới đau lui không dứt, đến đêm giao thừa Nguyễn Du cũng cứ ốm để đón xuân sang :

Tối thị thiên nhai quyện du khách,

Cùng niên ngoạ bệnh Tuế giang tân.

(Thu dạ)

(Nhất là du khách bên trời đă mỏi mệt,

Hết năm đau ốm nằm bến Tuế giang)

(Đêm thu)

     Tài liệu kinh điển của đông y, sách Nội kinh, cho rằng “kẻ nào hiểu được thiên văn, thông được địa lư, biết được nhân sự, th́ kẻ đó sống được lâu“ và cũng nhận định “điều dưỡng thân thể mà không theo lẽ tự nhiên th́ sẽ phát sinh bệnh tật“. Người xưa đề xướng rằng trong cơ thể con người vẫn có qui luật biến hóa như qui luật biến hóa của mọi hiện tượng trong vũ trụ. Theo sự biến hóa b́nh thường của tự nhiên giới th́ khí mùa xuân chủ về sinh, khí mùa hạ chủ về trưởng, khí mùa thu chủ về liễm, khí mùa đông chủ về tàn. Mùa xuân cây cỏ bắt đầu nảy mầm, vạn vật hoạt bát, ưa vận động; mùa hạ thảo mộc lớn lên tươi tốt, ưa hoạt động hơn nữa; mùa thu cây cỏ héo úa co rút lại, hoạt động giảm sút để sang đông th́ gần như ngưng trệ, tàn lụi. Dựa trên cơ sở quan sát thực nghiệm đó, phép tắc ngừa bệnh, chữa bệnh cổ truyền luôn luôn chú ư đến những đặc điểm và qui luật khí tượng học. Nói cách khác, khí âm dương biến hóa, thời tiết bốn mùa xuân hạ thu đông lần lượt thay đổi, là nguồn gốc sinh trưởng, suy lăo, tử vong của muôn vật muôn loài trong cơi hoàn vũ. Cổ nhân dựa vào qui luật ấy để đề ra các biện pháp pḥng bệnh và chữa bệnh thích nghi theo từng thời tiết. Trong hoàn cảnh b́nh thường, do sự biến hóa của lục khí, theo sự chuyển dịch của tứ thời, mùa xuân ấm, mùa hạ nóng, mùa thu mát, mùa đông lạnh (xuân ôn, hạ thử, thu táo, đông hàn). Sự chuyển dịch và sự biến hóa b́nh thường ấy vốn có lợi cho mọi sinh vật, tạo những điều kiện phát sinh phát triển thuận tiện cho muôn loài. Trái lại, mùa nên ấm mà không ấm cũng như mùa nên lạnh mà không lạnh tất nhiên sẽ có ảnh hưởng không tốt đối với cơ thể con người. Cũng vẫn sách Nội kinh ghi nhận : “Khi nên đến mà đến là khí hậu điều ḥa, khi nên đến mà chưa đến là bất cập, khi chưa nên đến mà đến là hữu dư“. Nên đến mà đến dĩ nhiên là hiện tượng b́nh thường, bởi lẽ thời lệnh và khí hậu thống nhất. Nếu nên đến mà không đến là thời lệnh đă đến mà khí hậu chưa đến, như mùa xuân đáng lẽ khí hậu ấm áp mà lại rất lạnh là một hiện tượng khác thường của thời tiết, tất nhiên dễ gây bệnh tật ốm đau.

     Nguyễn Du không phải là lương y. Nhà thơ có hai nghề tay trái (và cũng là hai thú tiêu khiển) đi săn và đi câu, bởi vậy từng tự hiệu là Hồng sơn liệp hộ (phường săn núi Hồng) và Nam hải điếu đồ (nhà chài biển Nam).  Nhưng dẫu vậy, thi bá vẫn có những tri thức cơ bản về y dược, như đa số – nếu không là tất cả – các nhà nho. Trong Thượng kinh kư sự, Lăn Ông kể chuyện khi lên kinh chữa bệnh cho hai cha con chúa Trịnh Trịnh Sâm và Trịnh Cán, các đại thần túc trực nơi phủ chúa đều tự động đóng góp ư kiến, tham gia bàn thảo về những thang phương do cụ kê đơn bốc thuốc. Lê Quí Đôn rất ưa bàn luận về dược học, dược lực, dược tính. Chư vị không đủ tŕnh độ, bản lĩnh để hành nghề thầy thuốc, không đủ kiến thức kinh nghiệm để biện chứng luận trị nhưng có thừa can đảm và nhiệt t́nh để góp ư góp lời với y sĩ điều trị. Nguyễn Du cũng vậy. Nhiều lần tiên sinh nhắc đến khí hậu vận hành trong trời đất theo phép âm dương ngũ hành của Trung y :

Đông hàn hạ thử cố xâm tầm,

Lăo đại đầu lô tuế nguyệt thâm.

(Phúc Thực Đ́nh)

(Đông lạnh hạ nóng lần lửa trôi qua,

Năm tháng chồng chất trên mái đầu già cốc)

(Đáp anh Phúc Đ́nh)

Xuân lan thu cúc thành hư sự,

Hạ thử đông hàn đoạt thiếu niên.

(Tạp thi)

(Lan mùa xuân cúc mùa thu trở thành chuyện hảo,

Đông rét hè nóng cướp cả tuổi trẻ)

(Thơ lặt vặt)

Xuân hàn hạ thử cố tương xâm,

Nhất ngoạ Hồng sơn tuế nguyệt thâm.

(Ngoạ bệnh)

(Xuân lạnh hè nóng cứ quấy rầy nhau măi,

Vừa nằm ở Hồng sơn mà đă mấy năm rồi)

(Nằm bệnh)

Lối dùng chữ xuân hàn hạ thử và nhất là hạ thử đông hàn hoặc đông hàn hạ thử  vốn thuộc kho tàng từ vựng thuật ngữ y học cổ truyền. Và thi sĩ cũng đă nói đến phép nhiếp sinh qua ḍng thơ đan cử ở trên, Tái bệnh thượng tu điều nhiếp lực. Hiểu theo y học hiện đại, phép nhiếp sinh là các phương pháp vệ sinh dinh dưỡng.

     Tất nhiên về lâm sàng rất khó chẩn đoán xác định Nguyễn Du bị chứng trạng ǵ theo phép biện chứng của Trung y v́ tác giả Truyện Kiều chỉ ghi lại cho chúng ta một vài chi tiết triệu chứng học tản mạn rời rạc : đầu tóc sớm bạc, xương cốt đau nhức, cột sống biến dạng, tứ chi gầy c̣m, miễn dịch suy yếu. Ngoài ra Nguyễn Du có hoạt động t́nh dục khá mạnh mẽ : vợ cả, vợ kế, vợ thiếp, cả ba bà sinh cho nhà thơ đến mười hai trai và sáu gái :

Quyên ai mạc báo sinh hà bổ,

Nhi nữ thành quần tử bất phương.

(Giang đầu tản bộ)

(Chưa báo đáp được mảy may sống chẳng ích ǵ,

Trai gái hàng đàn, chết cũng chẳng ngại)

(Dạo chơi đầu sông)

     Phối hợp các dữ kiện thuộc triệu chứng học lâm sàng cùng với chu tŕnh tiến triển của bệnh cảnh, cộng thêm đời sống sinh lư pḥng the của thi bá, chúng ta có thể phỏng đoán là các rối loạn bất thường ở Nguyễn Du chủ yếu qui vào tạng thận; nếu vận dụng học thuyết tạng tượng của Trung y. Về tiến tŕnh bệnh học, cung cách bệnh biến qua thời gian một năm hay hằng năm như Thanh Hiên thi tập Nam trung tạp ngâm ghi nhận là đặc tính của các bệnh thuộc thận tượng : thông thường bệnh thận lành khỏi ở mùa xuân, mùa xuân không khỏi th́ phát kịch ở cuối hạ, cuối mùa hạ mà qua được th́ dây dưa sang mùa thu để rồi phát khởi ở mùa đông. Về công năng tạng phủ, thận là gốc của tiên thiên, là tạng chứa tinh, có tác dụng trọng yếu đối với quá tŕnh dinh dưỡng phát dục và gây tạo ṇi giống. Thận khí đầy đủ th́ cơ quan sinh dục nam nữ mới có khả năng giao hợp và sinh đẻ b́nh thường. Nhưng nếu pḥng sự quá độ th́ thận khí suy. Mặt khác, tinh do thận chứa không chỉ là tinh của bản tạng mà c̣n bao gồm tinh khí do thực phẩm hóa sinh tàng chứa ở lục phủ ngũ tạng, đó là tinh của hậu thiên. Tinh của thận đầy đủ th́ cơ thể mới sung sức mạnh mẽ, mái tóc xanh nhuận, xương khớp vững chắc, lưng thẳng cổ ngay. Thận sung tắc tủy thực, thận chắc th́ tủy đầy, thận suy th́ cái khung nâng đỡ toàn thân là bộ xương phải nhờ sách chống đỡ, như Nguyễn Du tả thực. Vả chăng chí của thận là khủng (sợ). Khủng khiến khí nén xuống, kết quả của khủng là tổn thương tinh, tổn thương thận.

     Trước hết, hăy theo đúng thứ tự phương pháp tứ chẩn của Trung y để áp dụng vọng chẩn nhằm quan sát mái tóc Nguyễn Du. Nó không những bạc rất sớm mà c̣n lưa thưa bơ phờ (tiêu tiêu bạch phát) chứ không rậm rạp dày dặn, như hai bài Tự thán U cư trên kia đă mô tả. Đó c̣n là mái tóc chấm dứt bài Trệ khách (Người khách bê trệ) :

Phong trần đội lư hưu b́ cốt,

Khách chẩm tiêu tiêu lưỡng mấn bồng.

(Thân ḿnh xương bọc da vẫn c̣n trong đám phong trần,

Hai mái tóc bạc bơ phờ tựa trên gối khách)

Không phải chỉ có nhà thơ tự khắc hoạ chân dung như vậy, bằng hữu quyến thuộc cũng thấy bộ tóc Nguyễn Du lơ thơ thưa thớt do khí huyết bất túc. Đoàn Nguyễn Tuấn, anh vợ thi bá, miêu tả :

Sổ hành bạch phát cảnh suy ông.

(Tóc bạc vài sợi nhắc nhở người suy yếu)

Vả lại toàn bộ hệ lông nơi nhà thơ của chúng ta cũng sớm mất màu xanh chứ chẳng phải riêng chi mái tóc, và như vậy chính là do cốt tướng, có thể hiểu là tiên thiên bất túc :

Thiên địa dữ nhân truân cốt tướng,

Xuân thu hoàn nhữ lăo tu mi.

(Tự thán)

(Trời đất phú cho cái cốt tướng gian truân,

Xuân thu đưa về cho bộ mày râu bạc trắng)

(Than ḿnh)

     Mối quan hệ giữa thận tóc được sách Tố vấn, thiên Lục tiết tạng tượng luận, nói rất ngắn gọn nhưng rơ ràng : Thận giả,(...) hoa kỳ tại phát, thận tươi tốt phản ảnh lên tóc. Sự dinh dưỡng của đầu tóc tuy nguồn gốc từ huyết (cho nên Trung y bảo huyết vi phát chi dư, tóc là chất thừa của huyết) nhưng sức sống của tóc lại có gốc nguồn từ thận khí. Thận khí ở bên trong cơ thể có khả năng biểu hiện qua lông tóc ở bên ngoài. Người trẻ tuổi thận khí đầy đủ th́ đầu tóc rậm rạp đen nhánh, người tuổi già sức yếu th́ thận khí hư nhược nên tóc khô khan rụng nhiều và chải dễ găy (mao triết). Nguyễn Du mới ở vào tuổi tam thập nhi lập mà chức năng thận tượng đă cơ hồ tương ứng với một người sáu, bảy mươi!

     Thận có hai chức năng và bộ vị, bên trái là thận, bên phải là mệnh môn. Thận vốn chủ âm thuộc thủy c̣n mệnh môn lại chủ dương thuộc hoả, cho nên Trung y gọi thận là thủy hoả chi tạng. Khi một vị lương y nói chân âm là chỉ thận thủy, nói chân dương là chỉ thận dương, c̣n gọi là mệnh môn chi hoả. Gặp trường hợp thận dương hư yếu, mệnh môn hoả bất túc th́ tỳ vị không được hưởng dương khí ấm áp cần thiết nên ảnh hưởng tiêu cực lên công năng vận hành thủy cốc của vị khí và công năng biến hoá dinh dưỡng của tỳ khí; kết quả có hiện tượng hoả bất sinh thổ với triệu chứng lâm sàng là mỏi lưng lạnh gối, sợ rét, ăn uống không tiêu, tiêu tiểu không lợi v.v..

     Mệnh môn hoả bất túc khiến Nguyễn Du rất mẫn cảm đối với lạnh, rất nhạy bén đối với  rét. Tôi đă thử đếm trong số hơn hai trăm bài thơ của Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm Bắc hành tạp lục th́ thấy Nguyễn Du vận dụng tính từ hàn (lạnh) ít nhất cũng ba mươi bốn lần! Đó là chưa nói đến tính từ lănh. Có bài thơ dùng đến hai chữ hàn (Xuân nhật ngẫu hứng), có bài dùng đến ba chữ hàn (Bất mị) mặc dù toàn bài chỉ vỏn vẹn có bốn mươi chữ! Quanh năm bốn mùa hầu như lúc nào thời tiết cũng lạnh đối với Nguyễn Du :

Tứ thời hảo cảnh vô đa nhật.

(Thu chí)

(Cảnh đẹp bốn mùa không được mấy ngày)

(Thu đến)

Có mời Nguyễn Du di tản sang Little Saigon, nhà thơ cũng vẫn sẽ thấy khí hậu California giống như khí hậu nước Đức! Nguyễn Du lúc nào cũng lạnh, ở đâu cũng lạnh, thấy cái ǵ cũng lạnh. V́ khí huyết thất điều nên cơ thể thi nhân quanh năm chỉ sống có ba mùa xuân, thu và đông, không có hè, mà cả ba mùa mùa nào cũng rét. Họa hoằn lắm mới thấy có hạ về trong thơ chữ hán Nguyễn Du, bài Thương ngô Trúc chi ca (Bài ca điệu Trúc chi khi qua Thương ngô) :

Thành bắc sơn lựu hồng cánh hồng.

(Phía bắc thành hoa lựu trên núi đă đỏ càng đỏ thêm)

và bài Hà nam đạo trung khốc thử (Nắng to trên đường đi Hà nam) :

Lộ xuất lương phong ngoại,

Nhân hành liệt nhật trung.

(Trên đường vẫn chưa có gió mát,

Người đi dưới ánh nắng gay gắt).

Trong Truyện Kiều mùa hè cũng hiền lành (câu 1307-1308) :

Dưới trăng quyên đă gọi hè,

Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông.

Dường như nguyên nhân gây bệnh mệnh môn bất túc ảnh hưởng lên toàn bộ thi ca Nguyễn Du. Tôi có cảm tưởng mùa hè Nguyễn Du không mang tác động khí tượng giống mùa hè của Ngô Chi Lan trước thi bá :

Đ́nh châm vô ngữ thúy mi đê,

Quyện ỷ sa song mộng dục mê.

(Hạ từ)

(Người dừng kim, nín lặng, chau đôi mày xanh,

Mệt tựa song the, lừ đừ như thành mê mộng)

(Mùa hạ)

và của Nguyễn Khuyến sau thi bá :

Kim hạ khổ khái nhiệt,

Thảo khô, trạch diệc kiệt.

(Nhâm dần hạ nhật)

(Mùa hè này khổ v́ nóng nực quá,

Cỏ khô, ao đầm cũng cạn)

(Mùa hè năm Nhâm dần)

     Mùa thu chỉ mới chớm về mà nhà thơ của chúng ta đă thấy khốn :

Tảo hàn dĩ giác vô y khổ.

(Thu dạ)

(Mới rét mà đă thấy khổ v́ không áo)

(Đêm thu)

c̣n mùa đông th́ thôi, khỏi nói :

Nhương tận khổ hàn tam duyệt nguyệt.

(Từ châu đạo trung)

(Chống chọi với cái rét ghê người suốt ba tháng)

(Trên đường Từ châu)

Trong bài Thương ngô tức sự (Nói về sự vật ở Thương ngô), chính Nguyễn Du cũng tự nhận là chỉ có ḿnh không chống được lạnh trong khi sứ bộ Việt nam gồm những 27 người  :

Thiên lư thanh sam bất nại hàn.

(Ngh́n dặm người áo xanh không chịu nổi rét)

c̣n trên quê hương th́ cũng chỉ có mỗi một riêng ḿnh là bị gió lạnh hành hạ :

Cổ mạnh hàn phong cộng nhất nhân.

(Dạ hành)

(Lối cũ gió lạnh dồn cả vào một người)

(Đi đêm)

Mà cái rét đó là thứ rét buốt tận xương, cái lạnh đó là thứ lạnh từ trong xương lạnh ra :

Xuân vũ như cao, cốt tự hàn.

(Nam quan đạo trung)

(Mưa xuân như mỡ, lạnh buốt tận xương)

(Trên đường qua Nam quan)

     Thận chủ kỹ xảo, thận tác cường chi quan c̣n là công năng khác của thận tượng, sách Tố vấn, thiên Linh lan bí điển luận chỉ rơ như vậy. Cơ thể chịu đựng được nhọc nhằn, động tác cứng cỏi đầy đủ sức lực, cử chỉ nhanh nhẹn tinh xảo đều tùy thuộc vào t́nh trạng tráng kiện của thận tượng; và thận tượng sở dĩ có những tác động đó là do sự gắn bó của nó với các vai tṛ tàng tinh, chủ cốt, sinh tủy không tách rời nhau. Thận khí đầy đủ, thận tinh đầy đủ th́ không những tinh thần sảng khoái, kỹ xảo linh hoạt mà gân xương cũng cứng cáp, chuyển động cũng nhanh nhẹn, điệu bộ cũng khoẻ khoắn. Trái lại người thận suy tinh hư tủy thiếu th́ lưng mỏi xương yếu tinh thần bạc nhược, động tác chậm chạp. Bài thơ Trệ khách (Người khách bê trệ) với cảnh tác giả nằm bết bát xương bọc da là một bản thông báo bệnh lư của...y sĩ chuyên khoa Nguyễn Du tự viết về chính bản thân :

Trệ khách yêm lưu nam hải trung.

(Người khách bê trệ nằm bẹp măi nơi biển nam)

và                                                Phong trần đội lư lưu b́ cốt

(Trong đám gió bụi c̣n thân ḿnh chỉ có xương da)

Bài thơ này viết ở Quỳnh côi, Thái b́nh lúc nhà nho là một thanh niên không quá hai mươi lăm tuổi! Những câu thơ trong bài Tự thán với thân dĩ suy (thân đă suy yếu), trong bài Thu dạ với quyện du khách (du khách mỏi mệt) được trích dẫn trên kia cung cấp thêm triệu chứng cho bệnh cảnh do bất ổn công năng thận tác cường.

     Thơ chữ hán Nguyễn Du c̣n cho chúng ta biết rằng thi sĩ bị rối loạn giấc ngủ. Nhà thơ ít ngủ, khó ngủ, mất ngủ, không ngủ. Hiện tượng bệnh lư này cũng vẫn liên quan đến thận tượng, trong khuôn khổ tâm thận bất giao mà các cụ lương y c̣n quen gọi là thủy hoả bất tế. Thận, như đă nói, thuộc thủy c̣n tâm thuộc hoả. Thủy và hoả chế ước lẫn nhau, tác dụng lẫn nhau để duy tŕ sinh lư chính thường. Đó là trạng thái thủy hoả tương tế, nó bảo tŕ thế hằng định của nội môi. Trong trường hợp thận thủy bất túc không giúp lên tâm hoả hoặc tâm hoả vọng động làm tổn thương thận thủy th́ sẽ có các triệu chứng tâm phiền, khó ngủ, mất ngủ, hay mê, hồi hộp, sợ sệt là những triệu chứng thuộc t́nh h́nh thủy hoả bất tế mà nguyên nhân là tâm thận bất giao, vốn là cục diện bệnh biến do quan hệ sinh lư giữa tâm và thận không c̣n b́nh thường. Nói cách khác, tâm có vị trí ở thượng tiêu, thận có vị trí ở hạ tiêu. Trong t́nh huống tráng kiện, tâm và thận điều hoà thăng giáng lẫn nhau, cùng giao thông hiệp điều để duy tŕ trạng thái quân b́nh : dương khí của tâm giáng xuống thận, có thể ôn dưỡng thận dương; âm khí của thận có thể dẫn lên tâm, qua đó nuôi dưỡng tâm âm ; biểu hiện thủy hoả tương tế. Khi thận âm bất túc hoặc tâm hoả quấy động khiến mất đi quan hệ hợp tác điều hoà th́ xẩy ra tâm thận bất giao.   

     Nguyễn Du sáng tác riêng cả một bài Bất mị (Không ngủ) :

Bất mị thính hàn canh,

Hàn canh bất khẳng tận.

Quan sơn dẫn mộng trường,

Châm chử thôi hàn cận.

Phế táo tụ hà ma,

Thâm đường xuất khưu dẫn.

Ám tụng Vấn thiên chương,

Thiên cao hà xứ vấn?

(Không ngủ nghe trống điểm canh lạnh,

Trống canh lạnh điểm măi không thôi.

Quan san làm cho mộng thêm dài,

Tiếng chày nện vải giục hơi lạnh đến gần.

Cóc nhái nhóm quanh bếp vắng,

Giun từ góc nhà ḅ ra.

Thầm đọc bài ca Hỏi trời,

Trời cao biết đâu mà hỏi?)

     Nhiều đêm thi bá thao thức, trằn trọc; nằm hai tay chắp sau gáy, mắt mở to không chớp, trừng trừng nh́n lên rui nhà, tai nghe tiếng mưa xứ Huế từ núi Ngự đổ về ŕ rào xào xạc suốt canh thâu :

Măn địa phồn thanh văn dạ vũ,

Nhất sàng cô muộn địch xuân hàn.

(Ngẫu thư công quán bích)

(Đầy đất đêm nghe mưa rơi rả rích,

Trên giường một ḿnh buồn chịu khí xuân lạnh)

(Ngẫu nhiên đề trên vách nhà cơ quan)

Trong Thanh Hiên thi tập, nhà thơ thức trắng :

Sơ canh cổ giác ngũ canh kê,

Chung dạ bồi hồi tứ chuyển mê.

(Ngẫu hứng)

(Canh một nghe tiếng trống tiếng ốc, canh năm nghe gà gáy,

Suốt đêm bồi hồi, nghĩ quẩn nghĩ quanh)

(Cảm hứng t́nh cờ)

Trong Bắc hành tạp lục, nhà thơ cũng lại không ngủ :

Quan tâm nhất dạ khổ vô thụy,

Đoản địch thanh thanh minh nguyệt trung.

(Thăng long)

(Nghĩ ngợi thâu đêm thao thức không ngủ,

Nghe tiếng sáo từng hồi trong ánh trăng sáng)

(Thăng long)

Nơi trạm nghỉ chân trên đường đi sứ, nhà thơ ngồi cho đến sáng nghe thanh la đánh :

Triệt dạ la thanh bất tạm đ́nh,

Cô đăng tương đối đáo thiên minh.

(Mạc phủ tức sự)

(Suốt đêm tiếng thanh la đánh không ngớt,

Đối bóng đèn cô đơn ngồi cho đến sáng)

(Chép chuyện nơi trạm nghỉ chân)

để rồi đến công quán Quế lâm lại độc thoại trắng đêm trong tiếng tù và :

Thành đầu văn hoạ giác,

Tự ngữ đáo thiên minh.

(Quế lâm công quán)

(Đầu thành nghe tù và thổi,

Ḿnh nói với ḿnh đến sáng)

(Công quán Quế lâm)

     Bây giờ xin chuyển qua yếu tố tâm thần t́nh cảm trong bệnh án Nguyễn Du. Đó là nỗi sợ. Nguyễn Du sợ giặc, sợ chết, sợ nghèo, sợ đói, sợ đồng liêu, sợ tha nhân, sợ quyền thế, sợ cấp trên, sợ đường đi, sợ cảnh già, sợ sai lầm, sợ thất bại. Và môi trường tạo hoá, vạn vật khách quan dường như cũng...lây nỗi sợ của Nguyễn Du, như con ngựa chiến trong Dự Nhượng chủy thủ hành hay con thú hoang trong lùm cây nơi bài Sơn trung tức sự. Nỗi sợ của Nguyễn Du có nhiều h́nh thái, đạt nhiều cường độ, thuộc nhiều đẳng cấp. Theo Trung y, kinh hoàng đột ngột quá mức hoặc sợ hăi lo lắng lâu ngày đều háo thương thận khí. Ở Nguyễn Du, chúng ta gặp một tập hợp phong phú các động từ mô tả sự lo sợ, từ nhẹ đến nặng, từ thấp đến cao. Nhẹ như người thiếu nữ mới lớn dễ thương của Phạm Đ́nh Hổ trong Hữu sở cảm (Có cảm xúc), muốn đàn nhưng ngần ngại người yêu nghe thấy nên không nắn tơ đồng :

Chỉ phạ đàn lang thính,

Hoành cầm tiếu bất đàn.

(Ngại người thương nghe thấy,

Đặt ngang đàn, cười mà không gảy)

Nặng như Cung oán, khi người cung phi luận bàn triết lư về cảnh đời, về cuộc sống với tất cả dư vị đắng cay yếm thế (câu 59-60) :

Trắng răng đến thuở bạc đầu,

Tử, sinh, kinh, cụ làm nau mấy lần?

     Mô tả hành trạng của ḿnh, Nguyễn Du cũng đề cập nhiều t́nh huống khủng thương thận qua sử dụng nhiều động từ khác nhau. Nhà thơ nói đến phạ (Ngẫu thư công quán bích), đến tuất (Vinh Khải Kỳ thập tuệ xứ), đến úy (U cư, Lam giang, Mộng đắc thái liên, Ninh minh giang chu hành, Phượng hoàng lộ thượng tảo hành), đến hăi (Sơn trung tức sự), đến khủng (Giang đầu tản bộ), đến kinh (Thu dạ, Xuân tiêu lữ thứ, Giản Công bộ Thiêm sự Trần, Thu nhật kư hứng, Quế lâm công quán, Thương ngô Trúc chi ca), đến cụ (Tần Cối tượng).

     Mặt khác, vận dụng học thuyết vinh, vệ, khí, huyết; chúng ta có thể chẩn đoán bổ túc rằng ở Nguyễn Du thường có t́nh trạng vệ khí bất cố, vinh khí bất túc (vệ khí không bền, vinh khí không đủ). Vệ chủ khí, vinh chủ huyết, vệ thuộc dương, vinh thuộc âm. Dương chủ bên ngoài, âm chủ bên trong. Nói theo vị trí và theo lẽ tương đối, vinh đi trong mạch, vệ đi ngoài mạch. Vệ khí pḥng vệ ở thể biểu, vinh khí dinh dưỡng các cơ quan. Nh́n từ góc độ y học tây phương, vinh và vệ là hai mặt đối lập nhưng bổ túc của hệ thống miễn dịch tế bào và miễn dịch huyết tương. Sự rối loạn vinh vệ trong châu thân Nguyễn Du cắt nghĩa cái chết đột ngột của thi bá ngày mười tháng tám năm Canh th́n (16.09.1820). Nguyễn Hành, cháu gọi Nguyễn Du bằng chú ruột, trong nguyên chú bài thơ Đại dịch (Nạn dịch lớn), cho biết (nguyên văn chữ hán, dịch sang quốc ngữ) : năm Canh th́n, mùa thu, phát sinh nạn dịch lớn; từ quan đến dân chết kể mấy chục vạn người, đâu đâu cũng thấy cúng tế cầu đảo, thật là một nạn dịch lệ từ xưa chưa từng có. Trong một bài thơ khác, bài Văn thúc phụ Lễ bộ Tham tri phó âm cảm tác (Nghe tin chú là quan Tham tri bộ Lễ từ trần cảm ḷng viết ra), Nguyễn Hành nghi ngờ v́ không tin rằng dịch lệ có thể làm ông chú mệnh một một cách nhanh chóng như vậy (Dịch lệ hà năng tốc công tử). Người cháu không biết rằng trong huyết tương chú ḿnh lượng kháng thể rất thấp! Nguyễn Du mất khi chỉ mới 55 tuổi. Tuổi ta.

     Chữa cho Nguyễn Du, các vị thuốc bổ thận bậc nhất là Thục địa, Dâm dương hoắc (tên thuốc đủ nói rơ công năng), Bắc Ngũ vị, Câu kỷ; các vị thuốc bổ thận bậc nh́ có Sinh địa, Ba kích thiên, Hà thủ ô (lại tên thuốc đầy ư nghĩa!), Đỗ trọng, Qui bản, Hải sâm. Thang thuốc đắc dụng có thể là Hữu qui hoàn nếu thận dương bất túc có vẻ thiên thắng, là Tả qui hoàn nếu thận âm bất túc có vẻ thiên thắng. Hoặc đơn giản hơn, quen thuộc hơn, kinh điển hơn, có thể kê đơn Lục vị địa hoàng hoàn. Thang phương này tŕnh bày dưới dạng đặc chế thuốc viên trên thị trường Trung dược Âu châu hiện thời mang tên Six Flavor Teapills, mỗi hộp 200 viên, mỗi viên 0,18 gr, giá bán sỉ 3,00 Âu kim, giá bán lẻ 4,77 Âu kim. Tính ra mỗi hộp giá chỉ chừng 5 Mỹ kim. Giá Nguyễn Du được tỵ nạn ở Đức... Và nghĩ mà thương Nguyễn Du quá chừng...

 

Bonn, 29.06.2003