Từ gia Vương Thúy Kiều

 

Trần Văn Tích

 

T

húy Kiều là người đam mê sáng tác thi ca, đắm say biểu diễn nghệ thuật. Động cơ của những hoạt động mỹ học đó rất khác nhau. Từ đầu đến cuối Truyện Kiều, tất cả có tám lần Thúy Kiều đánh đàn và mười một lần Thúy Kiều làm thơ. Tám lần đánh đàn đều do thỉnh cầu hoặc bị bắt buộc. Nhưng nếu nghệ sĩ tŕnh tấu tiếng tơ đồng không hề tự nguyện biểu diễn th́ có ít nhất sáu lần Thuư Kiều đă làm thơ do cảm xúc, và đặc biệt đă một lần làm từ. Vào dịp Đạm Tiên hiện về trong mộng đưa cho Kiều mười đầu đề do vị hội chủ hội Đoạn trường ra để Kiều đề vịnh th́ mười đầu đề đó là mười khúc ngâm, theo Nguyễn Du :

               Này mười bài mới mới ra,                                      (câu 203)

               Câu thần lại mượn bút hoa vẽ vời.

               Kiều vâng lĩnh ư đề bài,

               Tay tiên một vẩy đủ mười khúc ngâm.

               Xem thơ nức nở khen thầm :

               “Giá đành tú khẩu cẩm tâm khác thường!

               Ví đem vào tập Đoạn trường,

               Th́ treo giải nhất chi nhường cho ai!“

     Thanh Tâm Tài Nhân kể lể chi tiết hơn. Nguyên truyện1 viết : “Nhân thủ xuất thập cá đề mục đệ dữ Thúy Kiều. Thúy Kiều tiếp liễu nhất khán, khước thị : “Tích đa tài“, “Lân bạc mệnh“, “Bi kỳ lộ“, “Ức cố nhân“, “Niệm nô kiều“, “Ai thanh xuân“, “Ta kiển ngộ“, “Khổ linh lạc“, “Mộng cố viên“, “Khốc tương tư“ thập dạng. (...) Nhân trích lộ nghiên mặc, (...) tài thành hồi văn thập thủ. Từ vân : Tích đa tài (...) Ná nữ tử tiếp liễu nhất khán, đạo : “Hảo từ, hảo từ (...)“.

     Đến lượt ḿnh, Chiêm Vân Thị trích dẫn hơi khác một chút2 : “Nhân xuất thập cá đề mục. Kiều tiếp khán, khước thị : Tích-đa-tài, Liên-bạc-mệnh, Bi-kỳ-lộ, Ức-cố-nhân, Niệm-nô-kiều, Ai-thanh- xuân, Ta-kiển-ngộ, Khổ-linh-lạc, Mộng-cố-viên, Khốc-tương-tư, thập dạng. Kiều toại nghiên mặc huy hào, tài thành thập thủ. Ná nữ tử tiếp khán đạo : “Hảo từ! Hảo từ!

     Đại khái hai tài liệu chữ hán cho biết Đạm Tiên đưa mười đầu bài cho Kiều, Kiều dở ra xem th́ thấy mười đầu bài là Tích đa tài, Lân bạc mệnh v.v..Kiều liền mài mực, thảo thành mười bài. Đạm Tiên nhận bài, xem qua, khen rằng : “Hảo từ! Hảo từ!“ Hai chữ hảo từ này trong Chiêm Vân Thị được dịch thành “Văn hay quá! Văn hay quá!“  Chữ từ chữ hán (bộ ngôn bên trái, chữ bên phải) vừa có nghĩa là lời văn, vừa có nghĩa là thể từ. Xét theo văn cảnh, từ ở đây phải được hiểu là thể từ, điệu từ, thi loại từ; chứ không phải là lời văn. Vả lại trong nguyên tác, Thanh Tâm Tài Nhân viết Từ vân, có thể dịch thành “(Bài) từ rằng, (bài) từ như sau“.

     Nguyễn Du gọi là mười khúc ngâm từ  nguyên là những bài hát phổ nhạc do ca kỹ, nhạc công sống bằng nghề đàn hát lấy ở bài hát của quần chúng hoặc bài thơ của văn nhân. Từ xuất hiện vào thời Đường-Ngũ đại và rất phát triển dưới triều Tống. Để phối hợp với tiết tấu của âm nhạc, nghệ nhân cải biên hoặc sáng tác một số lời, một số câu, dài ngắn xen kẽ. Dần dà từ có giá trị nghệ thuật độc lập so với thi, có cách luật cố định của riêng ḿnh. V́ từ có câu dài câu ngắn nên c̣n được gọi là trường đoản cú thi. Câu ngắn có thể ba hay bốn chữ, câu dài có thể chín hay mười chữ, có khi hơn. Vần có thể là vần bằng, có thể là vần trắc hoặc bằng trắc xen kẽ. Nhịp có thể lẻ trước chẳn sau hay ngược lại. Từ có nhiều điệu, ở thời Tống có khoảng tám trăm bảy mươi điệu từ với nhiều biến thể. Nhạc thức của các bài từ gọi là từ phổ và công việc đặt lời ca cho từ phổ được gọi là điền từ. Thoạt tiên, tên của mỗi điệu từ vốn có ư nghĩa và chính là đầu đề của bài thơ, ví dụ Lăng đào sa vịnh cát, Dương liễu chi vịnh liễu, Đạp ca từ tả cảnh vừa đánh nhịp vừa ca v.v.. Nhưng rồi dần dà, tên gọi không c̣n mang ư nghĩa nữa mà trở thành tên một điệu hát. C̣n phần từ phổ cũng thất truyền hầu hết, chỉ c̣n lại một vài điệu.

     Về phần ḿnh và trong nguyên tác, Thanh Tâm Tài Nhân đă để cho Thúy Kiều làm mười bài theo thập dạng, có thể hiểu là theo mười điệu từ. Vả lại lối gọi thập thủ, thập dạng qua những tập hợp từ ngữ, mỗi tập hợp gồm ba chữ (Tích đa tài, Lân bạc mệnh v.v..) càng khiến liên hội đến mười điệu từ, v́ từ thường được đặt tên theo những nhóm chữ gồm ba tiếng một như Vũ lâm linh, Điều tiếu lệnh, Tây giang nguyệt, Giang thành tử, Nhất tiễn mai, Ức Giang nam v.v.. Huống chi chính Đạm Tiên đă khen ngợi là hảo từ, hảo từ với nội hàm ngữ nghĩa của chữ từ là một thi loại, như đă tŕnh bày. Chót hết, trong số thập thủ, thập dạng chúng ta có ít nhất ba dạng là ba điệu từ chính cống : Niệm nô kiều, Ức cố nhân Khốc tương tư.

     Điệu Niệm nô kiều là một điệu từ gồm 100 chữ, rất nổi tiếng, rất quen thuộc với giới từ gia, được vận dụng rộng răi. Nó càng nổi tiếng hơn kể từ ngày Tô Đông Pha dựa vào nó để điền từ bài Đại giang đông khứ, mà từ tuyển nào cũng thích trích đăng. Điệu Ức cố nhân là một điệu từ có 50 chữ, tương đối ít được ưa chuộng : cả Từ luật lẫn Toàn Tống từ đều cùng ghi nhận một bài của Vương Tân3,4. Điệu Khốc tương tư có 66 chữ, và Từ luật cũng như Toàn Tống từ cùng ghi một bài của Tŕnh Giai theo điệu này5,6. Bảy điệu c̣n lại không thấy ghi trong Từ luật và trong Toàn Tống từ cũng không thấy tác giả nào vận dụng.

     Về khía cạnh ngôn ngữ trần thuật, Nguyễn Du viết rất ngắn gọn : Thúy Kiều làm mười khúc ngâm. Chiêm Vân Thị tiến thêm một bước, cung cấp thông tin mới qua liệt kê tên gọi của cả mười điệu từ. Văn trần thuật của Thanh Tâm Tài Nhân chi tiết hơn cả : cứ sau mỗi tên gọi điệu từ, chúng ta có hai mươi tám chữ khối vuông, xem như nội dung điệu từ, sắp thành hai ḍng, chia thành ba câu, theo cấu trúc 3-5.7-7.3-3; trong đó ba chữ đầu và ba chữ cuối là tên điệu từ, c̣n ba chữ cuối của câu thứ hai được nhắc lại thành ba chữ đầu của câu thứ ba. Chẳng hạn các bài Ức cố nhân, Niệm nô kiều, Khốc tương tư  được tiểu thuyết gia Hán tộc tŕnh bày như sau :

 

     Ức cố nhân

     Ức cố nhân, nhăn kiến bạch đầu tân. Hà tằng tích túc vân tiêu thượng, nhận đắc b́nh sinh xa lạp chân. Xa lạp chân, ức cố nhân.

     Niệm nô kiều

     Niệm nô kiều, đối kính đốn hồn tiêu. Ngă kiến do nhiên tần thán tức, chẩm giáo hồng phấn bất tương trào. Bất tương trào, niệm nô kiều.

     Khốc tương tư

     Khốc tương tư, ngạnh yết dĩ đa th́. Tâm thống hữu thanh nhẫn bất trụ, t́nh thâm cố thổ hốt thương bi. Hốt thương bi, khốc tương tư (ti).

 

     Ngoài ra, văn bản Thanh Tâm Tài Nhân viết chữ khốc trong Khốc tương tư với bộ khẩu chứ không phải với bộ tửu như Từ luật hay Toàn tống từ.

     Những bài từ chính cống theo các điệu Ức cố nhân, Khốc tương tư Niệm nô kiều mỗi bài đều có thượng bán khuyết và hạ bán khuyết, với tầm vóc dài hơi hơn, với cấu trúc phức tạp hơn, với bố trí đa dạng hơn, với hợp vận hài thanh khác biệt hẳn.

 

Ức cố nhân, Vương Tân

Chúc ảnh diêu hồng hướng dạ lan,

Sạ tửu tỉnh, tâm t́nh lăn.

Tôn tiền thùy vi xướng dương khai,

Ly nhân thiên nhai viễn.

Vô nại vân trầm vũ tán.

Bằng lan can, đông phong lệ nhăn.

Hải đường khai hậu,

Yến tử lai th́,

Hoàng hôn đ́nh viện.

 

Khốc tương tư, Tŕnh Giai

Nguyệt quải sương lâm hàn dục trụy.

Chính môn ngoại, thôi nhàn khởi.

Nại ly biệt, như kim chân cá thị.

Dục trú dă, lưu vô kế.

Dục khứ dă, lai vô kế.

Mă thượng ly hồn y thượng lệ.

Các tự cá, cung tiều tụy.

Vấn giang lộ, mai hoa khai dă mạt.

Xuân đáo dă, tu tần kư.

Nhân đáo dă, tu tần kư.

 

Niệm nô kiều, Tô Thức

Đại giang đông khứ, lăng đào tận, thiên cổ phong lưu nhân vật.

Cố lũy tây biên nhân đạo thị, Tam quốc Chu lang Xích bích.

Loạn thạch xuyên không,

Kinh đào phách ngạn,7

Quyển khởi thiên đôi tuyết.

Giang sơn như hoạ,

Nhất thời đa thiểu hào kiệt.

Dao tưởng Công Cẩn đương niên, Tiểu Kiều sơ giá liễu, hùng tư anh phát.

Vũ phiến luân cân đàm tiếu gian, tường lỗ hôi phi yên diệt.

Cố quốc thần du,

Đa t́nh ưng tiếu,

Ngă tảo sinh hoa phát.

Nhân gian như mộng,

Nhất tôn hoàn lỗi giang nguyệt.

 

     Trong các tác phẩm tự sự như Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân, nhà văn có thể vừa kể chuyện, vừa miêu tả, vừa tŕnh bày – một cách kín đáo khéo léo – những xúc động cảm nghĩ của ḿnh đối với nhân vật và cuộc sống. Ngôn ngữ các nhân vật được bố trí xen kẽ với ngôn ngữ người kể chuyện và trong hầu hết nếu không phải là trong tất cả các trường hợp, ngôn ngữ người kể chuyện giữ nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo đối với ngôn ngữ nhân vật, đồng thời có ư nghĩa quyết định đối với toàn bộ cấu trúc ngôn ngữ của tác phẩm. Nhưng mặt khác, c̣n có những thông tin ngoài ngữ nghĩa. Lượng thông tin ngoài ngữ nghĩa phong phú là một trong những nguồn tạo ra sức sống của h́nh tượng văn học. Và cũng chính nhờ sự t́m hiểu từ ngữ trong các mối liên hệ đa diện của nó, chính nhờ sự soi sáng chức năng từ ngữ trong câu viết, trong văn cảnh, mà người phân tích phát hiện những thông tin ngoài ngữ nghĩa của văn học.

     Bên cạnh ngôn ngữ là chi tiết. Chi tiết hợp lư, thích đáng là những tế bào mang lại sinh khí cho tác phẩm văn học. Chi tiết không chỉ đơn thuần là phương tiện tiếp tay nhà văn nhằm tái hiện các hiện tượng thuộc cuộc sống khách quan. Chi tiết được đưa vào tác phẩm c̣n thể hiện cách cảm nhận cuộc sống ở mức độ này hay mức độ khác; chúng biểu thị cá tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật của nhà văn, chúng diễn đạt phẩm chất nghệ sĩ độc đáo của ng̣i bút. Chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, ư t́nh của tác giả, những biểu hiện đa dạng của một tính cách, mối quan hệ qua lại phức tạp giữa các tính cách, diễn biến của cốt truyện v.v..tất cả đều bộc lộ qua hệ thống chi tiết của tác phẩm văn học. Công việc phân tích văn học, quá tŕnh t́m hiểu tác phẩm dựa vào sự chú ư chu đáo đến mọi chi tiết, sự mổ xẻ chi li từng chi tiết.

     Từ trước đến nay, giới nghiên cứu văn học nước ta có xu hướng khen ngợi Nguyễn Du đă biết tĩnh lược chi tiết tự sự, xoá bỏ tên họ nhân vật phụ8 v.v..; và xem đó là một ưu điểm khi so sánh Truyện Kiều với Kim Vân Kiều. Nhưng lập luận như vậy chưa hẳn hoàn toàn thuyết phục, v́ hai tác phẩm có những đặc trưng thể loại khác nhau, thuộc hai phương thức thể hiện dị biệt.

     Thuư Kiều là người thông minh, có học và tài hoa. Bên cạnh văn chương chữ nghĩa nàng c̣n làu thông nhạc lư hoà tấu. Những chi tiết về lư lịch nhân vật đó làm thành cái phông cho màn kịch Đạm Tiên hiển mộng.

     Mộng mị có đặc điểm là những điều nằm thấy thường không có trật tự, không hề hợp lư nhưng vẫn được chấp nhận trong giấc chiêm bao. Vỏ năo lúc bấy giờ xem như bị ức chế, quá tŕnh phân tích và tổng hợp do đó không tiến hành được. Các cảm thụ, cảm giác không được bố trí sắp xếp nên những sự việc xẩy ra trong giấc mơ không b́nh thường và không hợp lư. Nhưng trong nhiều trường hợp, chiêm bao phản ảnh một cách lộn xộn thế giới khách quan hoặc tâm tư chủ quan. Các yếu tố gợi lên những h́nh ảnh xuất hiện trong chiêm bao có thể là kích thích bên ngoài, như tiếng động, đụng chạm hoặc là t́nh h́nh sức khoẻ, trạng thái sinh lư hay bệnh lư, dấu vết của những điều trông thấy ban ngày, điều mơ ước hay nỗi lo sợ. Nhưng phải có kiến thức, phải có kinh nghiệm mới có thể sống những giấc mơ chứa tải kiến thức, chuyên chở kinh nghiệm. Người mù bẩm sinh không thể chiêm bao thấy màu sắc, người điếc ngay khi chào đời không thể nằm mộng thấy âm thanh. Setchenov định nghĩa chiêm bao là một sự kết hợp chưa hề xảy ra giữa các hiện tượng đă xảy ra. Khoa phân tâm học phân biệt nội dung biểu hiện của mộng, tức là cái hiển hiện rơ ràng, như Thúy Kiều thấy ḿnh làm mười bài từ; và nội dung ẩn tàng của mộng, tức ư nghĩa sâu xa đích thực của việc Thúy Kiều mộng thấy làm mười bài từ. Freud c̣n cho rằng mộng bao giờ cũng diễn tả một ham muốn bị dồn ép; do vậy, phải trá h́nh, và tiến tŕnh trá h́nh thông qua một số cơ chế nhất định như chuyển di cảm xúc từ vật này sang vật khác, như cô đúc nhiều t́nh tiết lại làm một, nhưng nhất là tượng trưng, tức dùng vật này để gợi lên vật khác. V́ dục vọng chính của con người là tính dục nên rất nhiều h́nh ảnh trong mộng là tượng trưng cho tính dục.

     Tuy nhiên Đạm Tiên hiện về không phải vào dịp Thúy Kiều ngủ say trên giường. Thanh Tâm Tài Nhân kể : Kiều ấn kỷ nhi ngoạ, nghĩa là Kiều tựa vào ghế mà nằm, c̣n Nguyễn Du th́ chuyển thành Tựa ngồi bên triện một ḿnh thiu thiu (câu 186). Trong tư thế đó và trong bối cảnh đó, Kiều nửa mộng nửa mơ. Ngồi hay nằm yên, buông thả thư dăn, tạm không thích nghi với sự vật và xă hội, để cho tâm tư sống với những h́nh tượng ư nghĩ riêng tây, vượt qua những ràng buộc câu thúc của thế thái nhân t́nh, cho phép tư duy nhất thời ly khai khuôn khổ của không gian vật lư, thời gian lịch học; mơ màng khiến con người có thể bay lên trời, sống lại cách đây một vài trăm năm, biến thành những nhân vật khác nhau v.v..Cuộc sống mơ là như thế. Về tâm lư học, có thể phân biệt hai cơi ḷng, một cơi thực và một cơi mơ. Mơ và mộng thực ra đều có cái hợp lư của chúng, tuy nhiên đó là hợp lư của vô thức hay tiềm thức. Và mơ với thực thường quyện lấy nhau, tác động lẫn nhau. Phân tích tâm lư một nhân vật tiểu thuyết hay giải thích hành trạng một con người ngoài đời, phải t́m cách thăm ḍ cơi mơ vùng mộng của các đương sự. Ranh giới giữa mơ mộng, nghệ thuật và bệnh lư không dễ ǵ mà xác định rành mạch.

     Cũng chính v́ Thúy Kiều mộng mị trong t́nh trạng mơ mơ màng màng nên chỉ cần một tác động nhẹ nhàng từ ngoại giới là đủ để nàng giật ḿnh hết mộng hết mơ :

               Gió đâu sịch bức mành mành,                             (câu 213)

               Tỉnh ra mới biết rằng ḿnh chiêm bao.

     Rơ ràng ngày xuân hôm đó Thúy Kiều chỉ thiếp đi một lúc chứ không ngủ say. Chỉ có Vương bà mới ngủ giấc ngủ b́nh thường của người b́nh an :

               Giọng Kiều rền rĩ trướng loan,                           (câu 223)

               Nhà huyên chợt tỉnh hỏi cơn cớ ǵ.

Chỉ có Thúy Vân mới ngủ giấc ngủ vô tư của người vô tâm :

               Thúy Vân chợt tỉnh giấc xuân,                            (câu 713)

               Dưới đèn ghé đến ân cần hỏi han. 

     Tất cả những đặc tính sinh tâm lư vừa tŕnh bày biện minh cho t́nh huống Thuư Kiều sáng tác mười bài từ qua ngôn ngữ của người trần thuật và qua chi tiết của nhà tiểu thuyết.

     Như đă tŕnh bày, Truyện Kiều của Nguyễn Du và Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân thuộc hai phương thức thể hiện văn học khác biệt. Tác giả người Trung hoa vận dụng thể tài văn xuôi tự sự thiên về mô tả sự kiện nên có điều kiện để miêu tả thực tại, khắc hoạ chân dung nhân vật một cách cụ thể, chi tiết qua phối hợp các h́nh thức đối thoại, tường thuật, phân tích tâm lư một cách tương đối tự do rộng răi. Truyện Kiều của Nguyễn Du được thể hiện bằng văn vần, toàn bộ câu chuyện được tái hiện qua ngôn ngữ thơ, phải tuân theo qui luật khắt khe về vần điệu, nhạc tính, h́nh ảnh và thể cách của thi loại lục bát. Cho nên Nguyễn Du phải chọn lọc, đào thải, trong khi Thanh Tâm Tài Nhân phóng bút thoải mái. Từ bản chất, tiểu thuyết chương hồi vốn có thiên hướng tŕnh bày hành động của nhân vật, chú trọng dàn trải sự việc trong khi truyện thơ mang ưu thế khái quát tâm trạng, phân tích tâm lư nhân vật.

     Nguyên truyện mở đầu chương hai bằng hai câu đối ngẫu tóm tắt đại ư toàn chương, tŕnh bày hành động của Thúy Kiều và Kim Trọng :

Vương Thúy Kiều toạ si tưởng mộng đề đoạn trường thi,

Kim Thiên Lư phán đông tường dao định đồng tâm ước.

     Trong thể loại tiểu thuyết trường thiên chương hồi, kết cấu câu chuyện do một số tiết đoạn (hồi) liên tiếp tạo thành; mỗi hồi tự thuật phần nào hoàn chỉnh một diễn biến cốt truyện. Để hấp dẫn người đọc, không để người đọc chán nản nửa chừng bỏ dở không đọc tiếp, bên cạnh kỹ thuật chú ư tới tính độc lập tương đối mà vẫn liên tục của từng chương đoạn, tiểu thuyết gia c̣n lưu tâm cố nêu cho được nội dung chủ yếu của chương sách khi mở đầu cũng như khi kết thúc. Phong cách đó dần dà biến hai câu đối ngẫu trở thành đề mục chương hồi.

     Trong chương hai Kim Vân Kiều, không gian và thời gian nghệ thuật của t́nh tiết Thúy Kiều làm thơ đoạn trường được khắc hoạ bằng bốn chữ toạ si tưởng mộng, ngồi dựa thẫn thờ cơ hồ mơ mộng. Ở vào trạng thái sinh lư đó, Thúy Kiều không hề nằm dài, không hề say ngủ, chỉ nửa tỉnh nửa mê, nửa mơ nửa mộng, đờ đẫn xuất hồn. Cho nên các bài gọi là từ  được Thúy Kiều sáng tác mang đầy đủ những đặc tính của mộng mơ, thực đấy mà hư đấy, đúng cũng có mà sai cũng có, vừa giống với thực tế văn chương mà lại vừa khác với qui cách từ loại. Chúng mang tên gọi của các điệu từ, mà những tên gọi ấy th́ chỉ những điệu từ rất phổ biến (Niệm nô kiều) hoặc khá phổ biến (Ức cố nhân, Khốc tương tư) hoặc ít phổ biến (Tích đa tài, Lân bạc mệnh v.v..). Và nếu tên gọi có trùng hợp với tên gọi của một điệu từ trong văn học th́ điều đó cũng chẳng bắt buộc tên gọi liên hệ phải viết đúng theo văn bản học, cho nên chữ khốc trong tên điệu Khốc tương tư mới được viết với bộ khẩu thay v́ bộ tửu. Cũng có thể một số tên điệu từ trong số mười điệu do vị hội chủ hội Đoạn trường ra không hề có thực trên từ đàn ngoài đời. Ngoài ra, trong mười tên gọi của mười điệu từ, đă có đến sáu chữ mang bộ tâm!9

     Nếu từ trong văn học vốn được qui định nghiêm cách về cú pháp, chiết đoạn, số chữ, hoà thanh, hợp vận, với đặc trưng nổi bật hơn cả là câu dài ngắn không đều th́ một số – chứ không phải tất cả – đặc tính vừa kể cũng được tôn trọng khi Thúy Kiều làm từ ; ví dụ có hợp vần, có câu dài câu ngắn. Nhưng sự kiện tất cả mười điệu từ do Thúy Kiều sáng tác đều có kiến trúc giống nhau, rập khuôn y hệt, đều cùng có hai mươi tám chữ trong mỗi bài, th́ lại phủ nhận một cách thô bạo luật thép của từ, muốn rằng số chữ trong từng điệu từ là đặc trưng thể loại. Thực ra t́nh trạng trong văn chương của Kim Vân Kiều thỉnh thoảng được xen vào không ít thi, từ, khúc là một truyền thống sáng tác của tiểu thuyết cổ điển Trung quốc. Tuy nhiên, Thanh Tâm Tài Nhân khi vận dụng những h́nh thức này tỏ ra có cố gắng kết hợp mật thiết với các t́nh tiết khác của tiểu thuyết, đồng thời cũng phản ảnh được không khí sinh hoạt của tầng lớp quần chúng vào trong phong nhă ra ngoài hào hoa. Như vậy, nếu chỉ thuần túy xét về chất lượng của những bài từ do Thúy Kiều sáng tác dưới ng̣i bút lông của Thanh Tâm Tài Nhân th́ chúng chưa đạt được mức thường thường bậc trung, nhưng cũng đủ chứng tỏ tác giả là người nặng t́nh với văn học cổ điển.

     Nói cách khác, v́ làm từ trong t́nh trạng nửa mơ nửa mộng nên các bài từ của Thúy Kiều mang những nét riêng biệt. Và cũng v́ thế nên nguyên tác dùng những tổ hợp từ ngữ tổng quát để linh hoạt gọi là thập cá đề mục, thập dạng, thập thủ thay v́ gọi cho chính danh là thập điệu. Thúy Kiều làm từ không giống Tú Uyên, Trương Quỳnh Thư, những nhân vật hư cấu khác của truyện nôm. Trong Bích câu kỳ ngộ, Tú Uyên điền từ theo điệu Ức Tần nga, kèm theo bài từ. Trong Sơ kính tân trang, Trương Quỳnh Thư điền từ theo các điệu Tây giang nguyệt Nhất tiễn mai, cũng có kèm theo các bài từ. Những bài từ này đều theo từ luật từ pháp, tuy rằng không lấy ǵ làm xuất sắc lắm, nếu so với các bài như Táng hoa từ  của Lâm Bảo Ngọc, Phù dung nữ nhi lỗi của Giả Bảo Ngọc trong Hồng lâu mộng; chúng là những thành quả trí tuệ mà nếu tách riêng ra để thưởng ngoạn, th́ vẫn có thể được kể như là những giai tác10.  Về sau này, các nhân vật hư cấu của Kim Dung như Đoàn Chính Thuần, Mai Phương Cô và Lư Mạc Thu đều chăm chỉ điền từ. Đoàn Chính Thuần chẳng hạn đă tặng người yêu Nguyễn Tinh Trúc một bài từ theo điệu Thấm viên xuân, trong Lục mạch thần kiếm.

     Thành ra có thể nói rằng Thúy Kiều đă tác từ  nhưng không điền từ. Vốn nguyên là một thể thơ gắn với âm nhạc, dựa vào nhạc thức mà đặt lời, thích hợp với đài ca quán vũ để diễn xướng, dành riêng cho ca nhi kỹ nữ nhằm hợp tấu, lời lẽ hoa lệ, sắc màu sặc sỡ, phong cách ủy mị; từ chuyên tả đàn bà con gái, chan chứa hương thơm, ngạt ngào son phấn. Sáng tác những bài từ trong mộng mị, Thúy Kiều như đă linh cảm thấy từ tận cùng vô thức rằng thân phận ḿnh rồi ra sẽ chịu sự chiếu mệnh của những ngôi sao ba đào trôi nổi, chúng sẽ hướng số phần nàng vào cảnh sống quằn quại vật vă, trong một môi trường giang hồ bạc mệnh. Giấc mộng đầu đời của Thúy Kiều là giấc mộng của một thiếu nữ sớm có nhiều đam mê ham muốn – không hẳn chỉ riêng trong lĩnh vực văn chương âm nhạc – với nội dung thấy ḿnh gặp những điệu từ mà tên gọi gợi toàn những xúc cảm t́nh ái âu sầu (tích = tiếc, lân = thương, bi = buồn, ức = nhớ, niệm = nghĩ, ai = xót, ta = than, khổ = tủi, mộng = mơ, khốc = khóc). Vô h́nh trung Kiều đă tự xếp ḿnh vào hàng ngũ môn đồ của Freud : dục vọng – có thể là tính dục – đă là động cơ sâu thẳm của giấc chiêm bao kỳ ngộ Đạm Tiên để làm mười bài từ. 

     Ngoài ra, chi tiết Thúy Kiều làm từ c̣n thể hiện khía cạnh nghệ thuật kể chuyện đặc biệt của tiểu thuyết trường thiên Trung quốc mà thuật ngữ chuyên môn gọi là phục bút hay phục tuyến. Trong khi sắp xếp bố trí kết cấu cốt truyện đa tuyến, tiểu thuyết gia Trung hoa thường vận dụng lề lối tŕnh bày một chi tiết, một mẫu đề hay một t́nh h́nh nào đó ở một chương sách với dụng ư sẽ để cho chi tiết hoặc mẫu đề hay t́nh h́nh liên hệ ảnh hưởng ràng buộc lên diễn biến cốt truyện ở những chương sách tiếp theo, qua cung cách tác động hô ứng, chiếu ứng, hồi chiếu, ánh hậu, phản xạ. Mao Tôn Cương mô tả thủ pháp  trần thuật này bằng câu văn quen thuộc tiền năng lưu bộ dĩ ứng hậu, hậu năng hồi chiếu dĩ ứng tiền hàm nghĩa các đoạn trước dành đất để ứng vào các đoạn sau, các đoạn sau phản chiếu lên các đoạn trước. Trong Hồng lâu mộng, Kim B́nh Mai, Tây du kư, Thủy hử truyện, Tam quốc chí diễn nghĩa v.v.., thao tác mỹ học này đều được các tác giả ưa thích sử dụng. Trong Hồng lâu mộng, ở chương 83, bệnh cảnh can âm khuy tổn của Lâm Đại Ngọc sẽ quyết định số phận hẩm hiu của nhân vật nữ này ở chương 98, khi hồn nàng ĺa khỏi xác vào đúng thời điểm người nàng yêu và cũng yêu nàng là Giả Bảo Ngọc v́ lễ giáo phong kiến mà thành hôn với Tiết Bảo Thoa. Trong Kim B́nh Mai, có chi tiết con mèo sắc lông trắng với cái đốm đen trên trán tên là tuyết lư tống thán  xuất hiện ở chương 59, do Phan Kim Liên nuôi nấng luyện tập. Nó có đồng bọn là những con mèo khác ở các chương 34 và 52, ở mỗi chương mỗi con mèo có một màu lông khác nhau. Mẫu đề mèo lại được vận dụng ở chương 51, khi tác giả mô tả cảnh sắc dục cuồng loạn giữa Tây Môn Khánh và Phan Kim Liên sau khi nhân vật nam chính uống thuốc cường dương, cảnh này có sự chứng kiến của con mèo tên là tuyết sư tử. Trong Tây du kư, h́nh tượng người tiều phu cung cấp phương tiện trú ẩn cho thầy tṛ Tam Tạng ở chương 86 chiếu ứng với h́nh tượng người đi săn cứu trợ phái đoàn thỉnh kinh ở chương 13. Trong Thủy hử truyện, đă có màn Vơ Ṭng đả hổ lại có đoạn Lư Kỳ giết hổ; có nhiều pha gian dâm giống nhau liên hệ đến Diêm Bà Tích, Phan Xảo Vân và Phan Kim Liên. Trong Tam quốc chí diễn nghĩa, có những mắt xích ràng buộc những bước tỵ nạn của các bà vợ Lưu Bị qua các t́nh h́nh Quan công pḥ nhị tẩu ở chương 28, Triệâu Vân cứu giá hai vị phu nhân ở chương 41 và t́nh huống Tôn phu nhân đào thoát ở chương 5511.

     Chi tiết trong tiểu thuyết có thể là ngẫu nhiên nhưng cũng có thể là tất nhiên. Khi tiểu thuyết gia Minh Thanh đưa ra những sự kiện xuất hiện có vẻ t́nh cờ nhưng dẫn tới sóng gió, tạo nên hiệu quả ngoài sự dự liệu của người đọc th́ thủ pháp nghệ thuật được vận dụng là đột nhiên pháp. Phục tuyến pháp, tức là phục bút, trái lại, tạo thành huyền niệm12 làm nền, lót đệm cho sự phát triển diễn biến của các t́nh tiết về sau. Hai phương pháp này nhằm giải quyết mối quan hệ giữa tính ngẫu nhiên và tính tất nhiên. Chi tiết phục bút đắc thể khắc hoạ sắc nét khía cạnh nghệ thuật của tiểu thuyết nhằm tạo tương ứng nhân quả giữa hành động và tính cách của nhân vật. Có tính cách như thế nào th́ có hành động tư duy như vậy, và ngược trở lại, hành động tư duy biểu thị tính cách của nhân vật. Nhiệm vụ của tiểu thuyết gia, theo cái nh́n lư luận văn học kinh điển Trung văn, là căn cứ vào tính cách nhân vật, dựa vào lư lịch hành chánh để miêu tả một cách hợp lư và linh động hành trạng, ứng xử, suy tư, tâm t́nh. Trong Hồng lâu mộng, t́nh tiết Lâm Đại Ngọc chôn hoa và t́nh tiết giấc mộng lầu hồng của Giả Bảo Ngọc là những chi tiết biểu thị vận mệnh và tính cách của hai nhân vật chính nam nữ. Chỉ có Lâm Đại Ngọc mới có những vần thơ chôn hoa như vậy, người khác không thể có được. Chỉ có Giả Bảo Ngọc mới thả được hồn dong chơi ở nơi thái hư tiên cảnh, đọc hết cả mười hai bộ sách Kim lăng thập nhị thoa.

      Nhân vật tiểu thuyết Thúy Kiều chỉ muốn mang dự cảm bất tường về tương lai :

               Cứ trong mộng triệu mà suy,                      (câu 233)

               Phận con thôi có ra ǵ mai sau!

Phân tâm học chỉ ra rằng tâm lư thấy trước cảnh đời oan nghiệt đó trá h́nh thành những ḍng từ, những điệu từ trong mộng mang đậm tính chất bi luỵ yếm thế; c̣n phép phục tuyến th́ muốn rằng chi tiết viết từ trong mộng ẩn núp trong chương hai nguyên truyện để kết thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt sinh mệnh trầm luân khổ ải. Thành quả trí tuệ trong chiêm bao của từ gia Thúy Kiều do tính cách nhân vật tiểu thuyết Thúy Kiều chi phối chặt chẽ. Mộng triệu nhất thời thật ra chính là tiền triệu lâu dài.   

     Nói cách khác, theo truyền thống tự sự của tiểu thuyết trường thiên Minh Thanh, khi Thúy Kiều làm từ mà lại làm từ theo các điệu biểu hiện đến những thập t́nh – chứ không phải chỉ thất t́nh như thế gian thường mô tả – th́ chi tiết đó dấu ḿnh sẵn trong văn bản Kim Vân Kiều, phục kích sẵn trong nội dung câu chuyện kể, để rồi ra sẽ điều khiển những bước đời đẫm nước mắt và vang tiếng than của số phần người mệnh bạc. Kiều làm từ v́ thuyết định mạng muốn thế. Kiều làm từ v́ chuyện vận số bắt như vậy. Bắt phong trần phải phong trần (câu 3243). Chứ Kiều không hề làm từ một cách ngẫu nhiên, t́nh cờ. Và đă vậy th́ Kiều nhất định phải lănh nhận ngón đ̣n trí mạng mười lăm năm lưu lạc, để rồi, qua ảnh hưởng hồi tác, gần cuối truyện gặp lại Đạm Tiên, th́ cũng vẫn gặp lại trong thế giới ảo ảnh ảo giác, lạc phách xuất hồn :

               Mơ màng phách quế hồn mai,                           (câu 2711)

               Đạm Tiên thoắt đă thấy người ngày xưa.

     Giấc mộng chiều ngày thanh minh là phục, cơn mê nơi sông Tiền đường là chiếu.

     Nh́n chung, mơ màng đối thoại cùng Đạm Tiên khi Truyện Kiều mở đầu, Thúy Kiều chỉ có thể viết từ, không thể điền từ, lại càng không thể làm thơ. Và nếu sự kiện Nguyễn Du không kể rơ tên các điệu từ, không tŕnh bày nội dung các bài từ là điều không có ǵ phải tiếc rẽ th́ việc Thanh Tâm Tài Nhân cho biết tên mười điệu từ, bố trí nội dung cả mười bài từ cũng là một thủ thuật văn học đáng để ư, nó là hồi quang trung thực văn pháp bút pháp của các tiểu thuyết gia dân tộc Hán.           

 

    

 

 


 

1 Minh mạt Thanh sơ Tiểu thuyết đệ nhất hàm. Ngũ. Kim Vân Kiều. Thanh Tâm Tài Nhân biên thứ. Lư Trí Trung hiệu điểm. Xuân phong Văn nghệ xuất bản xă. Đệ nhị hồi. tr. 9. Đây là tài liệu mới ấn hành, tŕnh bày bằng chữ hán giản thể.

2 Văn hoá Tùng thư số 55. Nguyễn Du. Thúy-Kiều truyện tường chú. Quyển thượng. Chú đính : Chiêm-Vân-Thị. Phiên dịch và phụ chú : Trúc-Viên Lê-Mạnh-Liêu. Tái bản lần thứ nhất. Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên. Sài g̣n. 1973. tr. 107.

3 Từ luật, Thượng sách, Hạ sách. (Thanh) Vạn Thụ soạn. (Thanh) Ân Tích, Đỗ Văn Lan hiệu. Dương Gia Lạc chủ biên. Tăng đính Trung quốc học thuật danh trứ đệ nhất tập. Tăng bổ từ học tùng thư đệ nhất tập. Đệ thập bát sách. Đệ thập cửu sách. Thế giới thư cục phát hành. Đài bắc. Trung hoa dân quốc ngũ thập nhất niên nhị nguyệt sơ bản. Thượng sách, Từ luật mục thứ, tr. 29 và Quyển ngũ, tr. 166.

4 Toàn Tống từ (Tinh trang toàn ngũ sách). Đường Khuê Chương biên. Trung hoa thư cục xuất bản. Thượng hải. 1965. Nhất, tr. 273.

5 Từ luật, tlđd, Thượng sách, Từ luật vận mục, tr. 45 và Quyển thập, tr. 244.

6 Toàn Tống từ, tlđd, Tam, tr. 1999.

7 Trần Trọng San (Đường Tống từ tuyển, Bắc Đẩu, Canada, 1995, tr. 197) ghi hai ḍng này hơi khác :

Loạn thạch băng vân,

Kinh đào liệt ngạn.

Tôi ghi theo Toàn Tống từ, tlđd, Nhất, tr. 282; đồng thời cũng dựa vào tài liệu tham khảo này để chấm câu lại.

8 Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du gạt bỏ nhiều chi tiết tường thuật hay miêu tả của Thanh Tâm Tài Nhân như việc Thúy Kiều ăn nằm với Sở Khanh v́ nghĩ trước sau ḿnh cũng đă mất trinh rồi, việc Từ Hải đáp lại lời dụ hàng của Lợi Sinh v.v.. Nhiều nhân vật phụ bị xoá tên như Vệ Hoa Dương, Bộ Tân “quân sư“ của Thúc Sinh, các thuộc tướng của Từ Hải như Lôi Phong, Sử Chiêu. Khi nói về nhà họ Chung, Nguyễn Du chỉ nêu :

            Họ Chung có kẻ lại già,                         (câu 607)

            Cũng trong nha dịch lại là từ tâm.

trong khi Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân giới thiệu rơ danh tính đương nhân là Chung Sự, có con trai là Chung Cần, con gái là Tô Nương.v.v..

9 Đó là các chữ tích, lân, bi, ức, niệm, tư.

10 Lỗi là điếu văn, văn tế người chết.

11 Andrew H. Plaks.- The Four Masterworks of the Ming Novel Ssu ta ch’i-shu (Tứ đại kỳ thư, TVT). Princeton University Press. New Jersey. 1987. pp. 97-98, pp. 217-218, pp. 313-315, pp. 395-397. Plaks dùng hai chữ figural recurrence để gọi phương pháp trần thuật phục bút của các tiểu thuyết gia đời Minh.

12 Huyền niệm (chữ huyền bộ tâm) là một thuật ngữ văn học chỉ t́nh trạng người đọc bồn chồn, ngóng trông kết cục câu chuyện, số phận nhân vật trong tiểu thuyết hoặc trong kịch bản.