Cái Nói Bóí Cái Suy

Trong Vụ

" Chống Cha Chống Chúa"

Ts Bửu Sao , Fl , Hoa Ky


 



Trước đây tôi có đọc một cuốn sách tiếng Pháp dưới nhan đề: "Ce que parler veut dire". Đây tôi xin tạm chuyển dịch là "Cái Nói Bói Cái Suy" để dùng làm cái tít cho bài viết này.Trong các cuộc giao tiếp giữa người với người, những "cái nói" tức là những lời thốt ra từ miệng người nói thường bao hàm nhiều ư nghĩa. Khi người nghe bói ra được"cái suy" trong tâm tư người nói th́ đôi bên thông cảm, tránh được mọi ngộ nhận.
Từ mấy tháng qua, lối xưng danh Đức Kitô Khác để dịch Alter Christus, được dùng trong Nguyệt San Diễn Đàn Giáo Dân có khi đă bị đảo ngược là khác Đức Kitô, để rồi phát sinh những vụ tranh căi giữa mục tử và giáo dân. Trong bài viết này, qua việc "bói cái suy" giữa đôi bên, tôi cố t́m cái chân ư của hai chữ alter Christus trong ư nghĩa cũng như trong cuộc sống hầu mong đóng góp một vài cảm nghĩ khả dĩ hướng cuộc đối thoại về chân lư Tin Mừng giữa đàn con dân Chúa.

Lời viết, cũng như lời nói, thường gây nên ngộ nhận v́ bị, hay được, đặt ra ngoài văn mạch của bài viết hoặc ra ngoài khung thất của cuộc sống cho nên vượt quá ư niệm, hay đi ngược lại ư niệm của người nói. Thí dụ: alter, tiếng latinh có nghĩa là thứ hai(second), cũng có nghĩa là khác(autre)nữa. Theo niềm tin trong Giáo Hội Công Giáo, một vị linh mục đương nhiên được xem là một Đức Kitô khác, hoặc là một đức Kitô thứ hai. Nếu dịch alter Christus là khác Đức Kitô, th́ theo ngữ vựng latinh, đấy là lối dịch phản nghĩa. Đức Kitô khác hay khác Đức Kitô là hai ư niệm không những khác nhau mà lại c̣n chống nhau nữa. Song nếu áp dụng vào trường hợp một vị linh mục mất hết tư cách ở tư thế linh mục, tức là khác Đức Kitô th́ "cái nói" lại bói đúng "cái suy". Nếu đôi bên không đồng ư về t́nh trạng này th́ sẽ xảy ra sự bất ḥa, rồi từ bất ḥa đưa đến xung khắc, từ xung khắc đến mạt sát, rốt cuộc là "cạn tàu ráo máng", không c̣n ǵ là t́nh yêu thương giữa con cái Chúa nữa. Vậy Đức Kitô khác, hay khác Đức Kitô, to be or not to be? đấy là vấn đề.
Bài này được chia làm ba phần. Phần một nói về chức vụ hàng giáo phẩm khiến họ là những Đức Kitô khác. Phần hai bàn về t́nh trạng khi vị linh mục đă "biến chất" để trở thành khác Đức Kitô. Và phần ba bàn về sự hiện diện cần có của Đức Kitô giữa mục tử và giáo dân để có sự hài ḥa trong sứ mệnh chung là mở rộng Nước Chúa.

Những Đức Kitô khác xét qua thiên chức và sứ vụ hàng giáo phẩm.
Lối giải thích một vài từ ngữ trong Kinh Thánh hay Giáo Luật có thể gây ngộ nhận và bất b́nh trong hàng ngũ con cái Chúa. Thử hỏi: chức linh mục là một thánh chức hay là một chức thánh? Đấy, cũng như hai cách nói Đức Kitô khác và khác Đức Kitô, là một lối chơi chữ do cái "thần" của tiếng Việt. Sự kiện này đă phát sinh ra một cuộc tranh luận giữa mục tử và giáo dân. Đây tôi muốn nhắc đến mấy đoạn văn có vẻ ''dạy đời'' nơi mấy bài viết trong nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân( các số 30, 31) với chủ ư là mong làm sáng tỏ một ư niệm, tránh mọi hiểu lầm, ngộ nhận. Một vị giải thích lối dịch chữ ''ORDO'' trong giáo luật ra tiếng Việt là thánh chức thay v́ là chức thánh. Hai chữ thánh chức và chức thánh, cũng trong cái thần tiếng Việt, vốn bao hàm hai ư nghĩa khác biệt. Nếu đặt nặng vấn đề chức tước với hàm ư là đương nhiên phải được sự kính nể, trọng vọng, th́ dịch từ ORDO là ''thánh chức''. Nhưng nếu muốn ám chỉ một ''phẩm trật'' trong giai tầng quản nhiệm do Chúa Giêsu đặt ra để phân cấp trong hàng ngũ con cái Chúa th́ lại dùng từ chức thánh. Từ latinh ORDO, nghĩa chính là thứ bậc, ordre, và nghĩa phụ là giới chức, ghép thêm vào đó chữ thánh: chức thánh tức là để nói lên nguồn gốc thiêng liêng của một sứ vụ. Trong lễ nhạc phong chức thánh, Giáo Hội dùng dầu, tiếng hylạp khrisis , để xức lên trán và nơi tay người được thụ phong, khiến kẻ được xức dầu, khristos, biến thành một Đức Kitô, khác, dịch ra tiếng latinh là Alter Christus. Do đó, chức thầy cả là một chức thánh do lễ thụ phong mà nên. Ngoài ra c̣n có các phép bí tích khác trong Giáo Hội như phép rửa tội, phép hôn phối, phép thêm sức, phép xức dầu người hấp hối, trong đó dầu thánh cũng được dùng để tạo nên nhiều loại chức thánh nữa. Như thế, không chỉ hàng giáo phẩm, mà trong hàng ngũ giáo dân như kẻ dự ṭng, cô trinh nữ, bà góa phụ đều là những bậc có chức thánh cả, v́ do một nghi thức trong Giáo Luật mà tác thành.
Thế nhưng "ngoài đời", sự kính nể và trọng vọng người có chức thánh không hẳn gắn liền vào chức tước, phẩm trật, mà lệ thuộc vào tư cách của đương sự. Sự kính nể phát xuất từ gương sáng được tỏa ra từ những hành vi, những cung cách, đức độ của người được mang chức thánh, chứ không lệ thuộc hẳn vào bản chất của một phẩm trật nữa. Tuy vậy mà riêng tôi, tôi vẫn cho rằng xúc phạm tới hàng giáo phẩm nói chung và những vị linh mục nói riêng, bất luận có tư cách hay vô tư cách, phải được mặc nhiên coi là "phạm sự thánh", nếu không gọi là phạm thượng, chỉ v́ những người ấy đă được Chúa chọn làm mục tử. Tuy nhiên, c̣n phải định nghĩa thế nào là xúc phạm nữa. Xúc phạm, theo tầm mức, tức là khích bác, mạt sát, chửi bới, đánh đập. Song nếu chỉ dùng ng̣i bút để trong t́nh cha con nói lên những điều sai trái, vô lư vô luân, hoặc để truy tố những trường hợp gia trọng, nêu gương mù gương xấu cho mọi người, và nói lên các điều ấy với tất cả sự cẩn trọng đối với sự thật cũng như sự kính nể đối với thể giá của người mang chức thánh, th́ đấy vẫn là nhiệm vụ của người cầm bút bất luận ngoại giáo hay công giáo. Như vậy không nên kết vào tội chống cha chống Chúa khi người cầm bút đưa lời chỉ trích các đấng, v́ không c̣n cách nào khác để quét sạch những mầm mống vấp phạm do những phong cách khác Đức Kitô trong cộng đồng dân Chúa.

Nhưng thế nào gọi là khác Đức Kitô?
Chức linh mục vốn là cao trọng, là chức thánh, một chức thánh vĩnh viễn theo phẩm trật từ thượng tế Melchisedec trong Cựu Ước. Trong gia đ́nh tôi có hai ông anh làm linh mục. Cả hai đều được mọi người tôn kính trong tước vị "thầy cả". Thầy mẹ tôi gọi hai con là cha, và tự xưng ḿnh là con. Tuy vậy mà không ông anh nào tự cảm thấy ḿnh là "cao vời, khanh tướng" cả, có lẽ v́ các người đang sống trong một hoàn cảnh éo le, chung quanh toàn là những người nghèo khó cần được đoái hoài cứu giúp. Vào thời ấy các giáo sĩ không gặp được một cơ may nào để bôn ba hải ngoại như bây giờ. Như thế họ tránh được những cơ nguy vấp ngă để từ những Đức Kitô khác có thể trở thành khác Đức Kitô. Vào thời nay, cái địa vị "cao vời khanh tướng" là địa vị của một số, chắc là rất ít, các vị linh mục đang sống trong thời b́nh tại các quốc gia tân tiến. Họ dễ trầm ḿnh trong sự phong phú dinh dư để tạo cho ḿnh một cơ ngơi và một môi trường sống thoải mái. Rồi từ những đễ dàng do đồng đôla mang lại, cái năo trạng cao vời khanh tướng dần dần xuất hiện và lấn át cái thiên chức mục tử của ḿnh đi. Mọi vấn đề bê bối, khả dĩ gây vấp phạm, "xói ṃn niềm tin" trong cơ chế Giáo Hội hiện nay nằm ở đấy.
Hiện nay, những bài báo Pháp, Anh, Mỹ, xuất xứ từ những tổ chức giáo dân tại các quốc gia Âu phương bàn quá nhiều về t́nh trạng đó, nhưng không mấy ai cho rằng những bài báo ấy có dụng ư đánh phá Giáo Hội. Khi đă đạt đến một tŕnh độ văn hóa trung b́nh nào đó th́ trí óc con người có thể đủ bản lĩng để đảm nhận cái thực trạng của chính ḿnh hoặc đủ sáng suốt để truy xét một cách vô tư những điều ngay lẽ chính hoặc lỗi lầm sai trái nơi người khác. Vậy tại sao khi những bài tiếng Việt do người công giáo chủ trương, cũng dám nêu lên một vài sự thật th́ lại bị kết án là "chửi", là "lăng mạ các đấng Hồng Y, các Giám Mục Linh Mục, cho đấy là "chống cha chống Chúa"? Tôi là một độc giả của Diễn Đàn Giáo Dân, nhưng cho đến nay tôi chưa đọc thấy một lời lẽ phỉ báng nào gọi là chống cha chống Chúa trong ấy, khả dĩ xói ṃn được niềm tin nghiêm trọng nơi hàng giáo phẩm cả. Niềm tin không bị xói ṃn bởi những lời nói lên sự thật, v́, như Chúa Giêsu đă phán: sư thật sẽ giải thoát các con. Niềm tin chỉ bị xói ṃn khi người viết báo công giáo, bất luận ở cương vị nào, đem dùng các phương tiện truyền thông để rao truyền sự dối trá. Đây tôi muốn nói đến một vài tờ báo hay cơ quan truyền thông gọi là "Công Giáo" đă trực tiếp hay gián tiếp nối tay, hoặc có liên hệ mật thiết với cơ quan Tôn Giáo quốc doanh trong nước để tŕnh bày ngược lại t́nh trạng vô cùng đau đớn của Giáo Hội Việt Nam hiện tại. Nếu có vị nào trong hay ngoài hàng giáo phẩm mà công khai tuyên bố rằng tại Việt Nam có tự do tôn giáo, tôi xin thưa rằng đấy là những vị khác Đức Kitô, v́ thay v́ làm chứng cho sự thật th́ lại tuyên truyền cho sự man trá. Ngay khi các vị giữ im lặng trước sự bách hại tôn giáo nhăn tiền tại Việt Nam, quư vị đă không c̣n là các Kitô khác, huống chi là trong trường hợp linh mục Nguyễn Văn Lư, các vị giữ im lặng, hay hơn thế, lên án người hiện đang bị bách hại, đang bị tẩy năo trong ngục tù cộng sản, như thế các vị đă trở mặt, đă tiếp tay cho những kẻ chống cha chống Chúa chính hiệu. Đấy là một trong nhiều sự kiện đă xoi ṃn niềm tin trong hàng ngũ dân Chúa hiện nay. Những bài báo thuộc cộng đoàn dân Chúa mà tôi nói trên đây được viết lên để minh chứng sự thật, nhưng đă bị một vài vị mượn cơ quan truyền thông quốc doanh trong và ngoài nước để trả lời. Quư vị trả lời với những lời lẽ mỉa mai, châm biếm, đượm bản chất xúc phạm, hoàn toàn trái ngược với tinh thần phúc âm tỉ như: "vài ông tu xuất...trí thức nửa vời"(mi-savant) đă nói...." những lời lẽ như thế, thay v́ d́u đắt đàn chiên vào đường ngay lẽ chính, th́ lại gây phẫn uất, tức tối một cách vô ích, oan uổng. Cái năo trạng cao vời, khanh tướng, tôi đă nhận diện ra trong câu này:" Thử hỏi khanh tướng nào, vua chúa trần gian nào cao trọng hơn, quyền năng hơn Linh Mục trong nhăn giới thiêng liêng vô cùng quan trọng này? Vậy mà có người dám coi thường chức linh mục để có thể phát ngôn ngạo mạn như sau 'Linh mục và giáo dân cũng là người như nhau: trí tuệ, đạo đức, nhiệt tâm và ảnh hưởng chưa hẳn ai đă hơn ai' ". Theo tôi, lời phát ngôn bị xem là "ngạo mạn'' này không nên đem đối chất với Thánh kinh, với giáo luật, mà nên đặt vào khung thất của cuộc sống quá xô bồ hiện tại. Dưới nhăn quan của Tin Mừng, Pharisêu hay Publicanô, con người chỉ hơn nhau ở cái tâm thật và ở cung cách sống đạo của ḿnh mà thôi. Khi đă lột hết cái hào nhoáng bên ngoài của tước vị, th́ dưới tầm mắt của Thiên Chúa mọi người chỉ là "cá mè một lứa" cả. Dưới nhăn quan này tôi cũng dám viết: linh mục và giáo dân cũng là người như nhau: trí tuệ, đạo đức, nhiệt tâm và ảnh hưởng chưa hẳn ai đă hơn ai. Tôi đă có dịp tham gia vào các sinh hoạt hội đoàn giáo dân. Tôi nhận thấy có nhiều "con chiên" c̣n biết sống đạo hơn một vài vị linh mục xuất ngoại mà tôi có dịp tiếp xúc trong cuộc sống bôn ba tại xứ Mỹ này. Tại trong nước, các vị không lấy làm đủ với nếp sống "khi ly khi tô"Ạnơi chốn đô thị lại c̣n khánh tận lương tâm, bán linh hồn ḿnh đi để chấp nhận mọi điều kiện man trá ḥng được cấp hộ chiếu, ra nước ngoài. Rồi tại đấy, nhặt đôla đem về nước. Thay v́ dùng tiền cứu giúp con dân nơi thôn quê hẻo lánh đang co rút trong các túp lều tranh rách nát, th́ dồn cả vào việc xây cất nhà thờ khang trang lộng lẫy. Dựa vào cái hào nhoáng bên ngoài phết lên mặt các nhà thờ, cơ quan tuyên truyền cộng sản đến quay video rồi minh chứng rằng cảnh Việt Nam là cảnh tốt đời đẹp đạo, không bao giờ có chuyện đàn áp tôn giáo cả! Tôi xin lỗi: đây không phải là nơi để đem các vị ấy ra tố khổ trong sứ mạng tông đồ của họ. Nhưng phàm là một người viết báo, viết sách, tôi chỉ xin nêu lên một vài điểm để nói lên sự thật trong vai tṛ thông tin mà thôi. Dưới nhăn quan của Cộng Đồng Vatican II đấy cũng là một tác vụ tông đồ giáo dân. Làm chứng cho sự thật là sứ vụ thiêng liêng của mọi người, riêng những người cầm bút.
C̣n xét về mặt tích cực về những đấng Kitô khác, tôi xin đặt một câu hỏi: làm thế nào với ng̣i bút, người giáo dân có thể hợp tác với mục tử trong sứ vụ đem đời vào đạo, hầu mở rộng Nước Chúa dưới trần gian này ?

Sứ vụ tông đồ giáo dân: đem đời vào đạo.
Đem đạo vào đời, hay đem đời vào đạo là hai khía cạnh của một vấn đề. Đem đạo vào đời tức là lồng những giá trị trong Tin Mừng vào nếp sống của con người, một lối thích nghi Lời Chúa với cuộc sinh hoạt thường nhật. Đấy vốn là chuyện "truyền giáo" vốn được xem là tác vụ của mục tử. Từ Cộng Đồng Vatican II, 1964, công cuộc truyền giáo mang một chiều kích mới. Để suy diễn điều đó tôi xin tạm dùng công thức: đem đời vào đạo, và cho đấy là tác vụ của những người giáo dân có một ít suy tư để được gọi là người trí thức. Thế nào là người trí thức? Người trí thức thật ra chỉ là những người biết dùng ng̣i bút hay cái micro để nói lên những cảm nghĩ của ḿnh một cách chính trực và trung thực, để tŕnh bày hiện thực xă hội và đưa ra một vài giải pháp để cải thiện. Ngược lại là người "trí ngủ", những người chỉ quen nhắm mắt đưa chân để thoải mái sống qua ngày, không màng lo nghĩ ǵ đến những chuyện trên trời dưới đất, ngoài chuyện làm, ăn, chơi, ngũ. Song, nghĩ cho cùng, nói lên sự thật để làm ǵ? và nói lên cho ai nghe? Hay lại là tiếng kêu trong sa mạc? Đấy là những mối trăng trở của những người trí thức công giáo về số phận làm người, riêng số phận làm người trí thức công giáo: một điều đáng sợ!
Sợ làm người, hay sợ làm người công giáo? Sợ tất cả! Thật đáng sợ v́ mọi người chúng ta đang sống trong một thời đại mà con người dường như đă đánh mất địa bàn, không c̣n xác định được vị trí và phương hướng của ḿnh nữa. Các cộng đồng giáo dân, đôi khi gồm những con chiên lạc hướng, mỗi con muốn tách rời đàn để t́m một lối đi riêng biệt, như lời Thánh Kinh.Ạ Thế rồi Cộng Đồng Vatican II đến với chúng ta như một thách thức lớn trong việc sống đạo giữa đời. Cộng Đồng mời gọi giáo dân mở rộng ḷng tin của ḿnh ra, và chia sẻ với người bên cạnh. Thật ra, chuyện chia sẻ ấy, tại các nước tân tiến đă có từ lâu. Thí dụ bên Pháp, trên báo chí, sách vở gồm những chuyện thường t́nh "rất người" được trao đổi: Paul Claudel chia sẻ những cuộc xáo trộn trong tâm tư của ḿnh trước các vấn đề lứa đôi, xác thịt(Partage de Midi, L'Annonce faite à Marie), Francois Mauriac, Jacques Maritain, Joseph Malègue đă nói rất nhiều đến những cơn thử thách đă trải qua về đức tin, về cuộc sống lứa đôi, về dục tính, về liên hệ giữa bạn đồng t́nh luyến ái(Jacques Maritain - Jean Cocteau, Francois Mauriac - Marcel Proust..). Họ can đảm đặt hẳn vấn đề Lành, Dữ (le problème du mal) và phân tích dưới mọi khía cạnh những kinh nghiệm sống. Trong khi văn hóa Đông Phương, riêng văn hóa Việt Nam vẫn c̣n những vấn đề " cấm kỵ"(tabou), chỉ có thể đóng cửa, ghé tai nói nhỏ với nhau mà thôi, thay v́ đặt hẳn ra trước mắt để cùng nhau suy luận dưới ánh sáng của Tin Mừng. Nếu đặt vấn đề tông đồ giáo dân, vấn đề đem đời vào đạo, th́ quả đấy là những chuyện mà người trí thức công giáo Việt Nam nên kể ra để cùng các độc giả thẳng thắn chia sẻ. Cho đến bây giờ một vài vấn đề như khủng hoảng niềm tin do những phát hiện khoa học, sự đảo ngược trong giai tầng luân lư và xă hội với những thay đổi lớn trong mối liên hệ giới tính, những phong trào khải đạo, như phong trào Thời Đại Mới (New Age), đang len lơi vào các tổ chức Cộng Đoàn Giáo Dân, làm chao đảo niềm tin nơi bao nhiêu người công giáo.
Người công giáo Việt Nam hầu như chưa bỏ được cái "lưỡi gổ" khi nói về tâm thật của ḿnh, hoặc những trường hợp vấp ngả trong kinh nghiệm bản thân. Nếu chưa có một cách nào nói về Đạo Chúa và đức tin công giáo với ngôn ngữ trần tục th́ đấy là một thách thức lớn cho người làm báo, viết sách. Việc dấn thân vào đời để đem đời vào đạo ḥng thánh hóa mọi giá trị về con người và văn hóa trần tục sẽ gặp nhiều khó khăn về ngôn ngữ, suy diễn và cảm thông: một thách đố lớn của Giáo Hội trong giai đoạn hiện nay.