Văn hóa ích ǵ cho buổi ấy !

 

 

 

Định Hướng

Số 52

 

 

Văn hóa dường như không  ích ǵ nữa cho thời buổi hôm nay !

 Không phải vậy.

 Hôm nay, nghĩa là trong những tháng gần đây, truyền thông chính thức của giới cầm quyền ở Việt Nam đă loan tin là một trong những nỗ lực chính yếu trong thời gian tới của họ là vận động tuyên truyền văn hóa trong công đồng người Việt hải ngoại.

Vận động tuyên truyền văn hóa kỳ thực đă là một mục tiêu trường kỳ của các nhà cầm quyền cộng sản, và đặc biệt của chế độ Đức quốc xă trong thế kỷ 20. Và vận động tuyên truyền văn hóa cũng là nét đặc trưng mà thế giới đang nh́n thấy trong mọi sinh hoạt được gọi là canh tân xă hội trong những năm gần đây tại Việt Nam : người ta cổ súy và xây dựng làng văn hóa, khu giải trí văn hóa, café văn hóa, ẩm thực bếp núc văn hóa… ; và cổ súy và xây dựng cho đúng khuôn phép của xă hội chủ nghĩa.

Nhưng, cũng như những nội dung thuộc lănh vực tôn giáo, văn hóa và sinh hoạt văn hóa vốn  là ǵ ? Chúng có ích lợi ǵ ? Và những nội dung nầy có c̣n ư nghĩa giá trị ǵ nữa không, khi chúng được hiểu như những dụng cụ tuyên truyền nhằm phục vụ cho một chế độ chính trị, như các chế độ chuyên chính đă nhất tâm áp dụng trong thế kỷ vừa qua?

Ai ai cũng biết được rằng các thánh hiền truyền đạt cho nhân loại những sứ điệp tôn giáo, những giá trí văn hóa, không ai trong các vị nầy chủ trương buộc trói con người vào một giới hạn địa lư, một thể chế chính trị cả. Đức-Tất-Đạt Đa là Phật  v́ Ngài hướng con người vượt lên trên biên giới dân tộc Ngài, xă hội đương thời của Ngài để nhân ra ư nghĩa nhân tính « bên kia bờ » của những đánh giá đo lường của con người xă hội và chính trị. Đức Kitô dạy rằng sứ điệp của Ngài nói với người trong trần gian, nhưng « không thuộc về trần gian ». Khổng Tử, Lăo Tử được nhân loại biết đến và tôn vinh, v́ sứ điệp về con người mọi nơi mọi lúc nơi lời dạy của các vị, chứ không phải là lôi giật mọi người qui phục một chế độ của dân tộc Trung Hoa.

Đưa tôn giáo và văn hóa ch́m ngập trong sinh hoạt chính trị, và tệ hại hơn nữa là áp đặt tôn giáo và văn hóa dưới sự không chế của các mưu đồ chính trị, dùng tôn gíao và văn hóa như một món hàng mua bán, một dụng cụ để  duy tŕ quyền lực chính trị hoặc biện minh cho một thể chế chính trị, đó là điều tệ hại làm đảo lộn đạo lư luân thường hơn cả. Trong Phúc Âm của người kitô giáo, người ta chỉ chứng kiến có một lần Đức Kitô phẫn nộ, đó là lúc Ngài chứng kiến kẻ buôn dùng đền thờ, nơi thờ phương Đấng Thiêng Liêng làm nơi buôn bán !

Tôn giáo, văn hóa đúng nghĩa kỳ thực chỉ để làm người. Chúng không được trở thành món đồ buôn bán, và càng  không thể là dụng cụ cho chính trị.

Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu trong bài thơ Lời Thề Non Nước đă ví xă hội, chính trị như Nước luôn chảy một chiều và lảng quên ư nghĩa nhân tính. Tôn giáo, văn hóa, thi ca là tiếng nói bên kia bờ, từ Non Cao, kêu mời con người quay về bến ḥ hẹn. Trong sứ mạng thiêng liêng đó, tôn giáo văn hóa làm sao có thể là nô bộc cho lợi ích kinh tế, xả hội, và nhất là quyền lực chính trị. 

Cũng chính v́ nền tảng đạo lư ngàn đời nầy của văn hóa, mà cụ Sào Nam Phan Bội Châu đă nhắn nhủ hậu sinh qua những lời tâm huyết nầy về ư nghĩ văn hóa nơi chữ học, trong Phàm lệ giới thiệu về cuốn Khổng Học Đăng do chí sĩ biên soạn cách đây gần 80 năm :

 

« Cái danh từ học cũ chẳng phải là cái đồ để đánh cắp áo mũ cân đai đâu !  Cái danh từ học mới chẳng phải là cái mồi để hốt mề đay kim khánh đâu. !

Hễ ai đọc bản sách nầy, trước phải lập định một cái chí khí tự nhiên rằng : « Ta là Khổng Tử, ta là Mạnh Tử, ta là Bá Lạp Đồ (Platon), ta là Khang Đức (Emmanuel Kant), chẳng qua đời tuy có xưa nay, đất tuy có đông tây, mà tâm lư y như nhau, thánh hiền tức là ta, ta tức là thánh hiền; ta chỉ là người hậu tiến của cổ nhân. Có chí khí ấy thời đọc cuốn sách nầy mới thích.

Nếu ai chưa đọc sách nầy mà trước đă có một ư kiến sẳn : định làm nô lệ cho người đời xưa, hay định làm nô lệ cho người đời nay thời xin chớ đọc. 

Mục đích người làm bản sách nầy là cốt phù tŕ nhân đạo ; nếu ai không để ḷng vào nhân đạo thời xin chớ đọc »[1].

 

 

[1]  Sào Nam Phan Bội Châu, Khổng Học Đăng, Khai Trí , Sài G̣n xb, 1973, Phàm lệ.(1929).