Một Chuyến Đi Huế

   Và Thăm Giáo Phận Mẹ

 

 

 

Dương Bỉnh , Canada 

 

                           

 


 

     Tôi về Huế để dự lễ Tiểu tường của một vị Đại Lăo trong tộc đă khuầt bóng tṛn một năm. Thời điểm nầy đang tiết Lập Hạ, đêm trời oi bức, ngày nắng nóng như thiêu đốt. Ḍng Hương giang không đủ sức làm dịu bớt cái nóng hừng hực của trưa hè, tuy nó chảy xuyên tâm thành phố đem lại cho Huế vẻ đẹp như ‘”tranh họa đồ” được diễn tả qua đoạn văn “.....Huế đẹp là nhờ ở con sông Hương giang. Con sông xinh thay!. Hà nội cũng có sông Nhị hà, nhưng sông Nhị với sông Hương khác nhau biết chừng nào!. Một đàng ví như cô con gái tươi cười, một đàng ví như bà lăo già cay nghiệt. Nhị hà là cái thiên tai của xứ Bắc, Hương giang là cái châu báu của xứ Kinh,.....” (Trích bài học Quốc văn, không biết tên tác giả).

 

     Huế c̣n thêm duyên với những địa danh Núi Ngự Sông Hương, Bến Văn lâu, Cầu Trường tiền, Chợ Đông ba, Thôn Vỹ dạ, Đàn Nam giao, Đồi Thiên an,  Chùa Thiên mụ, Đồi Vọng cảnh ...

     Huế từng là cố đô trang nghiêm với những công tŕnh  kiến trúc cổ kính, nghệ thuật cổ điển khiêu gợi mỹ cảm mông lung, man mác, thơ mộng

.

     Hoàng thành  một thời đă bị tàn hại, đền đài lăng miếu trống vắng , các công viên Thượng tứ, Phu văn lâu, Ngọ môn bị đào  xới lên vồng trồng sắn khoai.

 

     Nay Huế đang níu kéo lại vẻ trang nghiêm cồ kính, tái lập lại cổ lễ, triều nghi, cách triều kiến thời quân chủ.

 

     Huế đang từ từ trùng tu lăng miếu, đền đài, phục hồi lại nếp văn hóa đă thấm sâu vào mạch đất thần kinh qua Festival Huế cứ mỗi hai năm với những lễ hội : Lễ tế Nam giao với trang phục cung đ́nh triều Nguyễn, Lễ hội Áo dài, Đêm Hoàng cung, Lễ tế Xă tắc, Huyền thoại sông Hương, Festival năm nay  có thêm Lễ hội thi Tiến sĩ Vơ, Lễ tái hiện lễ Đăng quang của vua Quang Trung.

 

     Cứ mỗi kỳ Festival, Huế được tô điểm thêm các h́nh thức nghệ thuật như nhă nhạc, múa cung đ́nh, ca Huế, nghệ thuật ẩm thực trong dạ tiệc cung đ́nh, thuyền cung đ́nh và thuyền rồng với ánh đèn lung linh huyền ảo lướt nhẹ trên mặt Hương giang  đêm về phẳng lặng như tờ.

 

      Thành phố Huế có khoảng 293.000 người trong tổng số 1.050.000 dân toàn tỉnh Thừa thiên.

 

     Giáo hạt Thành phố Huế có khoảng 16.000 giáo hữu  trong tổng sơ 64.000 gíáo dân toàn Giáo phận Huế, dưới quyền cai quản  của hai Đức Giám mục (một Tổng Giám mục và một Giám mục phụ tá) với sự cộng tác của khoảng trên 100 Linh mục coi sóc trên 70 giáo xứ chính và gần 70 giáo xứ nhỏ, được chia làm 5 giáo hạt (Gh) : Gh Thành phố Huế, Gh Hương Phú, Gh Hương Quảng Phong (Hương trà, Quảng điền, Phong điền), Gh Hải vân và Gh Quảng trị.

 

     Giáo phận Huế có nhiều ḍng tu nam nữ như Ḍng Chúa Cứu thế, Ḍng Thiên an, Ḍng Thánh tâm, Dóng Kín, Ḍng Thánh Phao lô, Ḍng Tiểu muội Chúa Giêsu, Ḍng Mến Thánh giá, Ḍng Con Đức Mẹ Vô nhiễm, Ḍng Con Đức Mẹ Đi viếng.....

 

     Tại Ṭa Giám mục có 15 Ủy ban Đặc trách

 

(UBĐT) : UBĐT Phụng vụ và Trung tâm Mục vụ, UBĐT Tu sĩ Nam Nữ, UBĐT Giáo lư, UBĐT Thánh nhạc, UBĐT Thường huấn Linh mục, UBĐT Đại Chủng sinh, UBĐT Chủng sinh Ngoại trú, UBĐT Giáo dân, UBĐT Truyền giáo, UBĐT Đối thoại Liên tôn, UBĐT Văn ḥa, UBĐT Hội nhập Văn hóa, UBĐT Bác ái, Xă hội, UBĐT Giới Sinh viên, UBĐT Giới Trẻ.

 

     Bên trái Ṭa Giám mục là Trung tâm Mục vụ, một ṭa nhà bề thế 5 từng lầu, gồm một hội trường  800 chỗ cho hội thảo viên, một pḥng ăn 800 chỗ cho thực khách, gần 60 pḥng ngủ đủ tiện nghi, một garage, một pḥng khách, một phóng báo chí và một Nhà Nguyện  chạm trổ công phu với nét cổ kính.

 

     Trung tâm Mục vụ nầy  biểu thị tính sinh động, linh hoạt, đầy sức sống của Giáo phận. Hàng tuần  có các lớp học về tu đức, giáo lư hay hội thảo về các vấn đề liên quan đến  phụng vụ hay mục vụ giáo xứ. Ngày 5 tháng 6 năm 2008, Trung tâm đă tổ chức một cuộc họp mặt trên 700 em lễ sinh thuộc các Giáo xứ trong Giáo phận. Đây là dịp để các em  t́m hiễu và tập làm quen  với Ơn gọi tu tŕ hoặc dấn thân giúp Giáo hội.       

                   

     Bên phải Toà Gíám mục là nhà Hưu dưỡng của các Cha già nghỉ ngơi. Người viết có ghé thăm cha Nguyễn cao Lộc và cha Lê văn Cao. Hai ngài đang viết sách đạo.

 

     Đối diện nhà Hưu dưỡng là trụ sở của  Ủy ban Đặc trách  Bác ái Xă hội.

 

     Phía sau Ṭa Giám mục là ḍng Thánh tâm với ngôi nhà thờ xinh xinh soi bóng bên bờ sông Bến ngự. Đây là thánh đường của Giáo xứ Bến ngự với gần 400 giáo dân do các Cha và Sư huynh ḍng Thánh tâm coi sóc.

 

     Bên kia bờ sông vài trăm mét là nhà thờ chính ṭa Phủ cam, với nghệ thuật kiến trúc vừa tân kỳ vừa đồ sộ mang tính uy nghiêm xứng đáng với danh vị “Nhà thờ Chính ṭa” của Giáo phận.

 

     Gần phía sau nhà thờ chánh ṭa là tu viện Mến Thánh giá Phủ cam. Trong Tu viện nầy có một ngôi trường mẫu giáo bị chính quyền trưng dụng từ năm 1976. Tu viện đă nhiều lần làm đơn đ̣i lại nhưng chưa được đáp ứng.

 

     Ḍng Thiên an cũng bị chiếm đoạt cách bất công hàng mấy chục mẫu đất.  Nhiều tài sản của Giáo hội địa phương  bị trưng dụng, trưng thu hay chiếm đoạt từ năm 1976 vẫn chưa được hoàn trả.

 

     Hai mươi ba mẫu đất của Trung tâm Thánh mẫu La vang bị chiếm đoạt, nay đă trả lại 21 mẫu. Hôm 3–6-2008, người viết đến kính viếng Đức Mẹ La vang, có nghe nói hai bên chính quyền và giáo quyền địa phương đang đóng cọc phân định ranh giới và đang thương lượng với số gia đ́nh đă làm nhà trên đất của Trung tâm dời cư đến địa điểm khác.

 

     Thiên thai, một địa danh thơ mộng, Thiên thai là nơi tiên ở. Muốn đi Thiên thai phải qua cầu Bến ngự, trực chỉ Nam giao, qua đường Tam thai rồi vào Thiên thai.. Nơi cơi tiên thơ mộng nầy rày là băi tha ma, mồ mă chi chít từ cái thời “quỉ ma mă qui” về đây. Đây cũng là nơi an nghỉ của các nhà tu hành Giáo phận Huế. Nghĩa địa được chia làm hai phần, một bên là mộ các Giáo sĩ và nam Tu sĩ, bên khác là mộ các nữ Tu sĩ. Một vài Linh mục gốc Giáo phận Huế qua đời ở hải ngoại cũng được đưa về an táng tại đây. “Lá rụng về cội”, con người không quên nguồn gốc.

     Sau khi rời Huế vào Sài g̣n  đăng kư chuyến bay trở về Canada, tôi được tin  cho biết :

 

 “Phái đoàn Toà thánh Vatican, trong chuyến viếng thăm Việt nam  từ 9 đến 15-6-2008 do Đức Ông Pietro Paroline, Thứ trưởng bộ Ngoại giao Toà Thánh dẫn đầu, đă đến thăm Ṭa Tổng Giám mục Huế và dâng thánh lễ tại linh đài Đức Mẹ La vang vào ngày 13 tháng 6 năm 2008.”

 

 “Tuy đă nhiều lần đến viếng Đức Mẹ La vang, nhưng đây là lần đầu tiên Phái đoàn Ṭa Thánh chính thức đại diện cho Đức Giáo hoàng Bênêdictô 16 đến viếng linh địa nầy và trao cho Đức Giám mục Phụ tá, đại diện Trung tâm Thánh mẫu La vang, một Hào quang Ḿnh Thánh Chúa của Đức Thánh Cha tặng”.

 

  “Đang lúc trao tặng Hào quang vào 9 giờ 40 phút sáng thứ sáu, ngày 13-6-2008 nhằm ngày 15 tháng 5 năm mậu tư, trước một Giám mục, nhiều Đức Ông, hàng chục Linh mục đồng tế và khoảng hai ngàn giáo dân tham dự thánh lễ tại linh đài đă chứng kiến và chiêm ngắm một hiện tượng kỳ lạ :

   

 “ Mặt trời được bao quanh bằng một ṿng tṛn đa sắc, tỏa sáng trên linh đài”.

  

  “Tất cả giáo dân nh́n lên trời cao, lao xao, rộn ră, cảm động thốt lên “Sự lạ! Sự lạ! Đẹp quá! Đẹp quá!. Có kẻ nghẹn ngào thổn thức trong tiếng “Lạy Mẹ! Lạy Mẹ!”

 

“Thánh lễ đă phải ngưng năm phút, sau đó tiếp tục.”

 “Sau thánh lễ, nhiều người bàn tán xôn xao, một ít người cho là hiện tượng thiên văn, nhưng nhiều người cho là hiện tượng kỳ lạ hay “Sự lạ”. Bởi lúc đó: *Bầu trời quang đảng không một gợn mây.

 

*  Ṿng tṛn đa sắc tỏa sáng trên linh đài với h́nh ṿng tṛn đầy đủ, không như cầu vồng (arc-en-ciel) h́nh cánh cung (nửa ṿng tṛn) do phản chiếu của những tia sáng mặt trời bị khúc xạ và phản xạ qua đám mây hay mưa.

 

*  Ṿng tṛn đa sắc chỉ tỏa sáng trên linh đài mà thôi, không xảy ra đồng thời ở nơi khác.

 

 *  Nhiều máy chụp h́nh và quay phim đă ghi lại hiện tượng kỳ lạ nầy thực rơ ràng”.

 

                                        Montréal, ngày 25-6-2008