MỘT PHÁP LỆNH VỀ

 TÔN GIÁO,

TẠI SAO ?

 

 

 

Trần Ngọc Báu, Trần Ngọc Vân,

Vũ Quốc Dụng, Đỗ Mạnh Tri

13/08/04

                                                                                              

 

Phải đọc là “Pháp lệnh về việc kiểm soát và đàn áp tôn giáo” cái văn bản gọi là Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo, số hiệu 21/2004/PL.UBTVQH11, do Ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2004 và có hiệu lực ngày 15 tháng 11 năm 2004. Ở đây, chúng tôi cố ư bỏ qua từ ‘tín ngưỡng’, v́ nó hàm hồ, méo mó, chẳng giống ai. Thứ tín ngưỡng này không bị đàn áp, mà lại được đề cao với đủ thứ ‘truyền thống tốt đẹp’ và ‘thuần phong mỹ tục’, nhằm ru ngủ quần chúng và giúp chính quyền làm ‘công tác (đàn áp và ḱm kẹp) tôn giáo’ được hữu hiệu hơn.

Sau đây, chúng tôi xin bàn qua về  tín ngưỡng theo tầm nh́n của Pháp lệnh, và nêu ra một vài nhận xét về việc đàn áp và kiểm soát tôn giáo, trước khi t́m hiểu tại sao đảng CSVN đưa ra một Pháp lệnh về tôn giáo trong lúc này.

 

1.     Tín ngưỡng của Pháp lệnh

Tín ngưỡng thuộc về những xác tín ở trong ḷng. Bao lâu tín ngưỡng không biểu lộ ra ngoài bằng những hành động cụ thể, th́ không được coi là đối tượng của luật pháp và quyền lực. C̣n tôn giáo, đó là một tín ngưỡng thể hiện ra ngoài bằng một nếp sống có tổ chức. Đại khái, tôn giáo là một tập hợp có tổ chức, gồm có hàng giáo phẩm, hệ thống tín điều và luật lệ, nghi thức tế tự, và những tu sĩ và tín đồ thực hành và truyền bá đạo trong đời sống ḿnh. V́ thế, Điều 3 Pháp lệnh có định nghĩa tôn giáo và những hoạt động tôn giáo. Về tín ngưỡng, Điều 3 Pháp lệnh chỉ định nghĩa các “hoạt động tín ngưỡng” như sau :

 

“ Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng; thờ cúng thần, thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hoá, đạo đức xă hội”.

 

Đọc định nghĩa trên, ta thấy Pháp lệnh chú ư tới những tín ngưỡng chưa hay không biểu lộ dưới h́nh thức một tôn giáo. Tuy nhiên, khi định nghĩa các “hoạt động tín ngưỡng”, Pháp lệnh cho thấy có một quan niệm vừa mơ hồ vừa lệch lạc về tín ngưỡng. Thực vậy, người ta nói tôn thờ tổ tiên, thờ cúng thần thánh; chứ không ai nói thờ cúng biểu tượng, dù là ‘có tính truyền thống’ hay không truyền thống! Bởi v́ qua tượng ảnh là những biểu tượng của thần thánh, người ta thờ cúng thần thánh, chứ không ai thờ cúng tượng ảnh. Thờ cúng tượng ảnh là một dạng của mê tín dị đoan. Hơn nữa, Pháp lệnh hàm hồ coi việc “tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng” là một hoạt động tín ngưỡng, đang khi đó chỉ là một hoạt động có tính văn hóa, xă hội, lịch sử, và có thể thay đổi theo sự thẩm định của lịch sử, của con người. Chẳng hạn, trước đây Đảng cộng sản Nga (Liên Xô) tôn vinh Stalin như một người có công với nước, và không bao giờ coi đó là một tín ngưỡng. Ngày nay Stalin bị hạ bệ, bị dân chúng Nga coi là người có tội với nước. Rơ ràng cách thẩm định này lệ thuộc hoàn toàn vào lịch sử, chứ không thuộc lănh vực tín ngưỡng nào cả! Trong lịch sử, không thiếu những kẻ từng được coi là anh hùng, liệt sĩ bị hạ bệ. Và không thiếu những người bị lên án là phản bội được phục hồi và ca ngợi!

Thực ra, đây là một trường hợp ‘lợi dụng tín ngưỡng’ quá lộ liễu của đảng CSVN. Pháp lệnh chẳng cần biết tín ngưỡng là ǵ, nhưng vẫn đề cao tín ngưỡng một cách lăng nhăng, hàm hồ, để một mặt cứu văn một số ‘thần tượng’ của Đảng đă xuống giá cách thê thảm và có nguy cơ bị lôi ra trước toà án lịch sử; và mặt khác, dùng những hoạt động tín ngưỡng “tiêu biểu cho những giá trị về lịch sử, văn hoá, đạo đức xă hội” để ru ngủ quần chúng và làm suy giảm ảnh hưởng tinh thần của tôn giáo[1] .

 

2.     Mục tiêu đích thực của Pháp lệnh là đàn áp và kiểm soát tôn giáo

Đảng CS muốn đàn áp và kiểm soát chặt chẽ các tôn giáo. Dễ hiểu thôi. Làm ǵ có tự do tôn giáo dưới một chế độ độc tài toàn trị! Kể cả trường hợp chế độ ấy muốn dựa vào tôn giáo như một số nước hồi giáo đang làm hiện nay. Dù vậy, Pháp lệnh vẫn cứ tuyên bố Tự do tôn giáo như ai, dĩ nhiên rồi:

 

Điều 1. Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo

            một tôn giáo nào.

            Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.

            Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy.

            Các tôn giáo đều b́nh đẳng trước pháp luật.

Công dân có tín ngưỡng, tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng tôn giáo cũng như công dân có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau.

 

Nội dung cốt yếu của Điều 1 là quyền tự do tôn giáo của người dân. Nhưng khi đọc kỹ th́ thấy không ổn. ‘Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy’, đồng ư thôi. Nhưng khi đ̣i công dân có tôn giáo cũng như không có tôn giáo hoặc có tôn giáo khác nhau ‘phải tôn trọng lẫn nhau’ th́ Pháp lệnh đâm ra trở thành mông lung, mở đường cho vơ đoán, chủ quan. Bởi, thế nào là tôn trọng, và thế nào là không tôn trọng? Phải chăng Pháp lệnh muốn dành cho Đảng (và Nhà nước) độc quyền định đoạt sao cũng được, theo Điều 4 Hiến Pháp?![2]  Hơn nữa, cụm từ  “theo hoặc không theo một tôn giáo nào” là dư thừa sau khi đă khẳng định “quyền tự do tôn giáo”, v́ lẽ quyền này tự nó đă bao hàm ư nghĩa tự do “theo hoặc không theo” rồi. Thực vậy, khi nói ‘quyền’ (droit), tức là nói cái được làm hoặc được đ̣i hỏi, như người dân được đi làm và được đ̣i trả lương, công dân được tự do đi lại hoặc ra nước ngoài. Nhưng ‘quyền’ không phải một điều bó buộc (prescription). Khẳng định quyền tự do tôn giáo của người dân không có nghĩa là khẳng định rằng người dân bị buộc phải theo một tôn giáo. “Theo hoặc không theo” là quyền tự do của họ, nên chỉ cần khẳng định “công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo” là đủ. Hà cớ ǵ phải thêm cái quyền “không theo một tôn giáo nào”, khiến người đọc sinh ra thêm nghi ngờ! Ai lại chẳng biết đảng CS chủ trương “không theo một tôn giáo nào”, c̣n nhắc khéo làm ǵ?

Riêng Điều 1 đă thế. Những điều khoản sau đó lại xóa sạch nguyên tắc tự do tôn giáo của Điều 1. Chưa đi vào nội dung, chỉ lướt qua h́nh thức của văn bản, người đọc cũng đủ chán ngấy với những cụm từ thể hiện sự chèn ép, ràng buộc, lặp đi lặp lại một cách nặng nề : ‘được Nhà nước công nhận’, ‘được Nhà nước thừa nhận’, ‘được tổ chức tôn giáo đăng kư’, ‘có trách nhiệm đăng kư’, ‘có trách nhiệm thông báo’, ‘được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước’, ‘được sự chấp thuận của Uỷ ban nhân dân’, ‘phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ’, ‘theo quy định của pháp luật’, ‘theo đúng quy định của pháp luật’…

Nếu đi vào nội dung th́ ta có thể tóm tắt một cách chính xác như sau: tất cả những ǵ liên quan đến tôn giáo phải được Đảng cho phép. Và những ǵ Đảng không cho phép đều bị cấm hết. Bằng chứng là chính cách định nghĩa tôn giáo của Pháp lệnh, nơi Điều 3, khoản 3: “Tổ chức tôn giáo là tập hợp những người cùng tin theo một hệ thống giáo lư, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận”. Như vậy, Pháp lệnh cố t́nh coi nhẹ một thành phần quan trọng của tôn giáo là hàng giáo phẩm. Trái lại, Pháp lệnh đă khẳng định ngay trong định nghĩa này một điều không dính dáng ǵ tới bản chất tôn giáo : “được Nhà nước công nhận”. Thế ra không được nhà nước công nhận th́ không có Phật giáo, Khổng giáo, Hồi giáo, Kitô giáo…?  Nhưng các ngài đại biểu quốc hội có cần biết bản chất tôn giáo là ǵ, chỉ lo vận dụng óc ‘sáng tạo’ thế nào để cột cho được các tôn giáo vào tṛng của Đảng thôi.

Có điều là t́nh trạng các tôn giáo rất phức tạp: Phật giáo không giống Công giáo, Công giáo không giống Tin Lành, Tin Lành miền đồng bằng không giống Tin Lành của dân tộc thiểu số miền thượng du, Phật giáo Thống Nhất không giống Phật giáo Việt Nam (được chính quyền công nhận) v.v… Mà chủ ư của Pháp lệnh là gọt dũa những cái chân tôn giáo rất đa dạng này làm sao cho vừa với cái đôi giày của Đảng, thành ra những điều khoản lại phải cố đi vào những chi tiết một cách lắt léo, miễn cưỡng, rườm rà... Chẳng hạn, Chương V quy định về Quan hệ Quốc tế của các tôn giáo, th́ rơ ràng là dành riêng cho Kitô giáo, đặc biệt là Công giáo Rôma. Lại nữa, Điều 16 khoản 1.đ nhằm loại trừ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, v́ một trong những điều kiện để có thể ‘được nhà nước công nhận’ là “có tên gọi không trùng với tên gọi của tổ chức tôn giáo đă được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận”. Phật giáo Việt Nam đă được thống nhất dưới danh hiệu Giáo hội Phật giáo Việt Nam rồi.  Do đó, Thầy Huyền Quang và Quảng Độ có xin đăng kư GHPGVNTN cũng không được nữa!

Cái lối đi vào chi tiết như thế có lúc trở thành lố bịch. V́ muốn tôn giáo mặc cho được cái áo bó sát của Đảng, Điều 2 viết : “Chức sắc, nhà tu hành có trách nhiệm thường xuyên giáo dục cho tín đồ ḷng yêu nước”. Dù không hiểu ngầm ‘yêu-nước-là-yêu-chủ-nghĩa-xă-hội’ đi nữa, th́ nghe cũng đă là lố bịch rồi. Yêu nước, tốt. Nhưng đấy không phải là chuyện tôn giáo. Chưa hết, đă lố bịch lại c̣n ngớ ngẩn nữa. Thực vậy, Điều 4 xác quyết : “Chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất, đ́nh, đền, miếu, trụ sở tổ chức tôn giáo, các cơ sở đào tạo của tổ chức tôn giáo, những cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp khác, kinh bổn và các đồ dùng thờ cúng được pháp luật bảo hộ”. Bảo hộ như thực dân Pháp bảo hộ thuộc địa trước đây chăng? Cho dù ‘bảo hộ’ có nghĩa là ‘bảo vệ’ đi nữa, th́ mấy ông nghị gật ở Quốc hội (trong đó có mấy ông linh mục yêu nước) có hiểu ‘kinh bổn’ là ǵ không cái đă? Từ này chỉ có nghĩa là sách giáo lư trong đạo Công giáo, cùng lắm là sách kinh, sách phụng vụ. Chẳng lẽ từ đây pháp luật Việt Nam tử tế đến nỗi bảo vệ luôn cả giáo lư và kinh sách của người công giáo nữa?! Nghĩa là tín hữu nào lấn cấn về giáo lư công giáo, thắc mắc về luật độc thân của hàng linh mục, về tín điều Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội v.v…th́ sẽ bị pháp luật của Nhà nước CS vô thần trừng trị để bảo vệ ‘kinh bổn’ chăng?

Có một điểm tích cực hài hước rất đáng được các luật gia lưu ư :

 

Điều 38 : Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng ḥa xă hội chủ  nghĩa Việt Nam kư kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Pháp lệnh này th́ thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.

 

Gọt dũa chân người cho vừa với đôi giày của ḿnh măi rồi cũng có lúc phải sửa đổi đôi giày của ḿnh cho vừa chân thiên hạ. Chiếu theo Điều 38 này th́ toàn bộ Pháp lệnh phải vất vào sọt rác. Bởi những quy định của điều ước quốc tế chẳng những khác, mà c̣n ngược lại những quy định của Pháp lệnh này. Đây, hai điều của bản Tuyên ngôn Nhân quyền Liên hiệp Quốc mà Lm Nguyễn Văn Lư từng trưng dẫn và giáo dân Nguyệt Biều đă dán trong nhà thờ, ngoài nhà thờ:

 

Điều 18. Mọi người đều có quyền tự do tư ưởng, tự do lương tâm và tự do

                 tôn giáo; quyền này bao hàm tự do thay đổi tôn giáo hay niềm

                tin cũng như tự do tuyên xưng tôn giáo và niềm tin của riêng

                 ḿnh hay với tập thể, nơi công cộng hay chỗ riêng tư, qua việc

                 giảng dạy, thực hành, thờ phụng và cử hành các nghi lễ.

 

Điều 19. Mọi cá nhân đều có quyền tự do quan điểm và tự do phát biểu;

                 điều này bao hàm quyền không bị sách nhiễu về các quan điểm

                 của ḿnh cũng như quyền được t́m kiếm, thu nhận và phổ biến

                 không ranh giới các thông tin và tư tưởng bằng bất cứ phương

                  tiện diễn đạt nào.

 

Nói tóm, bản Tuyên ngôn Nhân quyền LHQ, kim chỉ nam cho những công ước quốc tế về nhân quyền, khẳng định quyền tự do lương tâm. Nghĩa là tự do sống và hoạt động theo lương tâm. Không một quyền lực nào, kể cả quyền lực tôn giáo, được phép xâm phạm. Trong khi đó th́ Pháp lệnh chỉ khẳng định tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong giới hạn được Đảng và Nhà nước, cái đuôi của Đảng, cho phép thôi. Cũng như Hiến Pháp của nước CHXHCNVN tuyên dương đủ mọi thứ quyền công dân, nhưng chỉ với Điều 4 của Hiến pháp, tất cả đều nằm gọn trong cái rọ của Đảng.

3.      Tại sao một Pháp lệnh về hoạt động tôn giáo?

Điều 38 Pháp lệnh đáng được coi là một bước lùi của chế độ, nhằm lừa mị và thỏa măn cách rẻ tiền các chính phủ Âu Mỹ, để mong được họ tiếp tục làm ăn với Việt Nam. Và Điều 38 này cũng có thể dùng làm nền tảng pháp lư cho những ai muốn đấu tranh cho tự do tôn giáo trên b́nh diện pháp luật. Tuy nhiên, thực tế đối với người dân, Pháp lệnh này cũng chỉ là một mớ biện pháp chèn ép và trói buộc tôn giáo, như đă có từ lâu nay vậy thôi.

Nhưng nếu chỉ có vậy th́ nặn thêm cái Pháp lệnh này làm ǵ? Từ sắc lệnh của Hồ Chí Minh năm 1955[3]  tới nay đă có bao nhiêu Nghị định, Nghị quyết về tôn giáo, chưa đủ sao[4] ? Để trả lời câu hỏi này, ta cần xét qua lư lịch của văn bản.

Một giai đoạn chiến thuật

Pháp lệnh vừa ban hành (sau 22 bản dự thảo) là bước thứ hai của một giai đoạn chiến thuật. Bước đầu là «Nghị quyết  Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về Công tác Tôn giáo», kư Nông Đức Mạnh, ra hồi tháng giêng năm 2003. Nghị quyết này loan báo một Pháp lệnh, dẫn tới một đạo luật về tôn giáo[5]. Nhưng cả Nghị quyết lẫn Pháp lệnh (và Luật sẽ ra tiếp) đều nằm trong một chiến lược chung của đảng CSVN về vấn đề tôn giáo. Chính Nghị quyết nói rơ trong câu mở đầu : “Đảng và Nhà nước ta luôn xác định công tác tôn giáo là vấn đề chiến lược có ư nghĩa rất quan trọng”. Quan trọng cho cái ǵ? Cho cái mà Đảng gọi là “sự nghiệp đoàn kết toàn dân”,  “khối đại đoàn kết toàn dân”  hay “đại đoàn kết dân tộc”. Để thực hiện mục tiêu “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết” này, Đảng đă tiêu diệt mọi chính đảng, bỏ tù hoặc thủ tiêu những người cộng sản không đồng chinh kiến, kích động con tố cha, vợ tố chồng, bắt nửa triệu người miền Nam đi cải tạo, đẩy hơn hai triệu khác ra biển khơi. Lúc nào Đảng hô đoàn kết, người dân hiểu ngay là chia rẽ. Mục tiêu cuối cùng của Đảng là đánh bật người dân ra khỏi mọi cơ cấu, tổ chức để cột chặt họ vào guồng máy toàn trị của Đảng. Đảng muốn nắm toàn quyền cai quản người dân, chẳng những trong lănh vực chính trị, mà c̣n trong mọi lănh vực của cuộc sống. Với một ư đồ như thế, đương nhiên Đảng coi tôn giáo như kẻ thù nguy hiểm nhất. V́ tôn giáo liên hệ mật thiết với mọi mặt của đời sống con người. Đạo, dù nhập thế hay xuất thế, cũng luôn luôn liên hệ với đời trên b́nh diện cá nhân cũng như trong mọi tương quan xă hội.

Kẻ thù tôn giáo lại không dễ khai trừ như kẻ thù chính trị. Tôn giáo dù lỏng lẻo về nội dung và tổ chức vẫn bền vững hơn chính trị. Nó ăn sâu vào tâm khảm con người, nó thành nếp sống, niềm tin, chi phối tư duy và hành động của từng cá nhân, ảnh hưởng từng quan hệ xă hội.

Rập theo mô h́nh Mác-xít của Xít-ta-lin, đảng CSVN chủ trương tiêu diệt tôn giáo. Đó là chiến lược. C̣n Sắc lệnh do Hồ Chí Minh kư, mà HY Phạm Minh Mẫn nại đến để phê b́nh Dự thảo Pháp lệnh, th́ làm ra vẻ biết tôn trọng tôn giáo, đặc biệt là Công giáo. Đó chỉ là chiến thuật. Thực tế, tôn giáo đă bị cưỡng bức như thế nào vào thời kỳ đó tại miền Bắc, th́ ai cũng đă biết rồi. HY Phạm Minh Mẫn quá biết. Nếu ngài dùng Hồ Chí Minh làm lá chắn, chẳng qua là vỏ quưt dầy móng tay nhọn, lấy gậy ông đập lưng ông thôi. Chính quyền độc tài cũng biết thế, rằng người ta dùng mỡ độc tài rán độc tài. Nhưng chính quyền ở vào cái thế phải bỏ qua. V́ bao lâu người ta c̣n nại vào ‘tư tưởng’ Hồ Chí Minh, vào Hiến Pháp (thực ra là Hiếp Pháp) để phê b́nh chế độ, th́ bấy lâu họ c̣n phải quanh co[6], không dám trực diện. Lúc này được vậy là khá rồi. V́ lịch sử đă sang trang.

 

Thay đổi chiến lược

Từ khi thành tŕ xă hội chủ nghĩa sụp đổ, đảng CSVN biết ḿnh đă tới ngày tàn. Nghị quyết BCHTƯ khẳng định : «Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá tŕnh xây dựng chủ nghĩa xă hội ở nước ta». Không c̣n chuyện tiêu diệt tôn giáo nữa! Tín ngưỡng, tôn giáo và nhiều thứ khác là nhu cầu tinh thần của con người, chứ không phải cho một bộ phận của nhân dân mà thôi. Ngược lại, “quá tŕnh xây dựng chủ nghĩa xă hội” chẳng cần cho ai, kể cả cho đảng CS. Trong đảng CSVN, có ai c̣n tin vào “chủ nghĩa xă hội khoa học”, “con người mới xă hội chủ nghĩa” và “quá tŕnh xây dựng chủ nghĩa xă hội”? Dù sao, có một điều Đảng nói thật: tôn giáo sẽ tồn tại cùng dân tộc. (Gán cho Đảng ư đồ tiêu diệt tôn giáo trong lúc này là một phán đoán sai lầm. Phán đoán này vô t́nh đề cao quá đáng sức mạnh của Đảng).

Từ khi nào đảng thú nhận điều đó? Từ năm 1990, với Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị, được Nghị quyết của BCH Trung ương long trọng nhắc lại. Nghị quyết 24 công nhận : «Tôn giáo là vấn đề c̣n tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân». Có thể nói, đảng CSVN đă chính thức thay đổi chiến lược về công tác tôn giáo từ năm 1990. Từ đây, v́ biết ḿnh không thể tồn tại lâu dài, Đảng t́m cách hoà hoăn[7], mua thời gian, cố đấm ăn xôi, nhằm giữ bộ ghế ngày càng lung lay nhưng càng ngày càng béo bở với hiện tượng toàn cầu hoá. Sợ tức nước vỡ bờ, Đảng cảnh giác và khôn khéo thích ứng. Trước áp lực quốc tế và nhất là những đ̣i hỏi trong nước, Đảng không thể không nới lỏng. Vậy Đảng phải nới lỏng. Cụ thể, ban bố một số tự do không thể không ban bố. Nói cách khác, cố quản lư những đ̣i hỏi tự do không thể từ chối, để nắm phần chủ động và cầm cự cho tới khi lại phải nhượng bộ thêm. Nói rằng tại VN lúc này không có tự do tôn giáo th́ không sai, nhưng cũng không đúng. Cũng như nói tại VN có tự do kinh tế th́ đúng, nhưng cũng sai. Đây không phải là hai mặt b́nh thường của nhiều hiện tượng: có cái này mà cũng có cái kia (như các nước dân chủ nhất vẫn thiếu dân chủ, những chính phủ tôn trọng pháp luật nhất cũng vẫn có lúc lạm quyền…). Nhưng là t́nh trạng bát nháo của một chế độ toàn trị mục nát, biến thành chế độ độc tài đang hồi tan ră, trong một đất nước, một xă hội bị tê liệt đang lúc chuyển ḿnh.

Thực vậy, trên nguyên tắc, tự do tôn giáo không được tôn trọng tại VN. C̣n trên thực tế, một số tự do cụ thể đă được thực hiện. Đă đành là phải xin phép mới được tự do! Nhưng trước kia, có xin phép cũng không được tự do! Bây giờ, nói là xin phép, nhưng nhiều khi cũng chỉ là thông báo cho chính quyền biết thôi. Có khi chẳng thông chẳng báo, nhưng cứ làm, mà rồi cũng chẳng sao; v́ biết có xin phép họ cũng không cho, hoặc họ không dám cho phép để khỏi tỏ ra ḿnh nhượng bộ quá nhiều! Tại Việt Nam lúc này, thiếu ǵ sách, băng nhạc, băng vidéo tôn giáo được in ấn, phát hành trái phép. Làm thế gọi là ‘chui’. Nhưng khi chui thành hiện tượng công khai trước lỗ mũi chính quyền, mà chính quyền cứ giả bộ nhắm mắt làm ngơ, th́ ư nghĩa của nó đă đổi khác rồi[8]. Đây là một sự kiện hết sức quan trọng. Ngày nay, không chỉ có đảng CSVN vi phạm pháp luật họ làm ra. Trong nhiều trường hợp, người dân cũng vi phạm pháp luật. Đảng đàn áp dân, dân cũng bắt đầu lấn át Đảng. Nói chung, luật pháp tại Việt Nam ngày nay bị vi phạm thường xuyên. Những kẻ vi phạm nhiều nhất là người của Đảng, v́ họ có quyền lực trong tay. Thường dân th́ mua quyền vi phạm pháp luật bằng tiền, bằng hối lộ. Và gan ĺ. Pháp lệnh có vẻ như muốn siết chặt tôn giáo hơn. Nhưng không hẳn như thế.  Sau Nghị định 26/CP ra cách đây 4 năm (tháng 04 năm 1999), người ta cũng đă thấy chính quyền muốn siết chặt tôn giáo hơn. Trong “Nhận định chung” làm tại Nha Trang ngày 16 tháng 10 năm 1999, vào kỳ họp Hội nghị thường niên, các Giám mục Việt Nam tuyên bố :

1.        Nhiều thành phần trong các tôn giáo có một cảm nhận chung là Nghị định 26

       không phải là một bước mở ra mà là khép lại đối với tự do tôn giáo.

2.    Nghị định 26 có nhiều điểm không tạo thuận lợi mà gây thêm phức tạp khó khăn

        cho các sinh hoạt tôn giáo.

3.    Nghị định 26 ngăn chặn việc xác lập cơ sở pháp lư để các tôn giáo có thể góp

        phần xây dựng đất nước và phát triển dân tộc, đặc biệt về mặt tinh thần và

       đạo đức. 

4.    Nghị định 26 thay v́ góp phần phát huy tính dân chủ của cơ chế Nhà nước, th́ lại

        củng cố cơ chế "xin - cho", cản trở các cơ quan chính quyền thi hành chức năng

        của một Nhà nước phục vụ nhân dân.

Khép lại, gây thêm phức tạp khó khăn... Cảm nhận chung là thế. Nhưng quan sát t́nh h́nh, ta thấy tôn giáo không bị áp bức hơn trước. Đồng bào Tin Lành miền Thượng tiếp tục bị đàn áp như trước nhưng sức chống trả không kém đi, lại có phần mạnh hơn. Chính quyền nhượng bộ nhiều trong vụ án ba người cháu Lm Lư. Đối với GHPGVNTN, chính quyền đă đă có một vài cử chỉ tạm gọi là coi được với Thầy Huyền Quang. Các Giám mục Việt Nam đă công bố mấy lá thư khá tiêu cực đối với chính quyền, nhưng chính quyền cũng chẳng dám làm khó dễ với Giáo hội Công giáo hơn trước.

Xét về văn bản, chúng tôi thấy Pháp lệnh không khe khắt hơn Nghị định 26. Có khi không khe khắt bằng[9]. Một thí dụ :  Nghị định 26 viết “Nhà, đất và các tài sản khác đă được tổ chức, cá nhân tôn giáo chuyển giao cho các cơ quan nhà nước quản lư, sử dụng do thực hiện chính sách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam hoặc tặng, hiến cho Nhà nước th́ đều thuộc quyền sở hữu của nhà nước Cộng hoà Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam (chúng tôi ấn mạnh). Chưa khi nào Đảng chính thức tuyên bố ăn cướp trắng trợn như vậy ! Ngay Nghị quyết BCH Trung ương, lắt léo hơn, tức lấn cấn hơn, c̣n viết : “Đôi với việc khiếu kiện liên quan đến nhà và cơ sở tôn giáo đă chuyển giao cho chính quyền hoặc đoàn thể sử dụng : về nguyên tắc, xử lư theo quy định của pháp luật hiệân hành; riêng đối với những trường hợp nhà, đất do tôn giáo đă hiến tặng có văn bản xác nhận th́ không đặt vấn đề trả lại”. Cũng là ăn cướp thôi nhưng không quả đoán như trước. Có phần do dự nữa là khác. Trong Pháp lệnh có nói chuyện nhà, đất nhưng không nhắc tới điểm này, mặc dầu trên nguyên tắc, Pháp lệnh phải triển khai Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương. Một sự im lặng ư nghĩa !

 Vậy sự thể rồi sẽ ra sao, không thể biết trước. Điều chắc chắn là không thể chỉ vịn vào Pháp lệnh mà dự đoán tương lai.  Phải chăng v́ thế mà trong Nghị quyết của Ban Chấp Hành Trung Ương cũng như trong Pháp Lệnh của Ban Thường vụ Quốc hội, điều nổi bật là việc huy động lực lượng như muốn dàn dựng ra cả một mặt trận chống tôn giáo trong nước! Thực vậy, Mặt Trận Tổ Quốc và các tổ chức thành viên, các cơ quan nhà nước, các cấp đảng ủy, Đảng đoàn Quốc hội, Đảng đoàn Mặt trận, Ban Dân vận Trung ương, tất cả từ trên xuống dưới đều có trách nhiệm về hoạt động tôn giáo ! Nghị định 26 viết :.Trưởng ban tôn giáo của Chính phủ hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra thi hành nghị định này”. Pháp lệnh leo thang : Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này”. Huy động và biểu dương lực lượng như thế chứng tỏ cái ǵ ? Rằng Đảng vẫn nắm giữ tất cả ? Hay cũng là một cách thú nhận rằng có những cái đang vượt tầm tay của Đảng ?

Thiết tưởng Nghị quyết BCHTƯ, Pháp lệnh, và Luật về Tôn giáo sẽ ban hành nay mai, chỉ là những biện pháp thích ứng của chính quyền cộng sản trong giai đoạn quá độ, nhằm kéo dài thời gian hấp hối. Cho đến bao giờ ? Cái đó chủ yếu tùy sức chống cự của người trong nước. Nếu phải có ư kiến riêng, chúng tôi thiển nghĩ chính quyền này có biệt tài chịu đấm ăn xôi.  Trừ khi xảy ra chuyện bất ngờ (lịch sử có khi dành cho ta nhiều bất ngờ!), t́nh trạng hiện nay sẽ c̣n kéo dài dài. Bao lâu đảng CS Trung quốc c̣n thống trị, bấy lâu ‘Đảng và Nhà nước ta’ c̣n lẽo đẽo theo sau. Bi quan chăng? Không, đó là thực tại! Thực tại này là một thách thức cho những con người muốn và dám tranh đấu để thay đổi nó.

 


[1] Bằng chứng là chính quyền đang cố ép đồng bào sắc tộc quay về với tín ngưỡng truyền thống của họ để làm suy giảm ảnh hưởng của đạo Tin Lành. Điều cần nĩi rơ ở đây là chính quyền cĩ dụng ư muốn can thiệp nh́ nhằng vào chuyện tín ngưỡng và tơn giáo. Bởi, một đàng Pháp lệnh cấm mê tín dị đoan, và đàng khác Pháp lệnh lại tỏ ra tơn trọng những hoạt động tín ngưỡng truyền thống, «dân gian», biết rằng những tín ngưỡng này dù cĩ tốt đẹp mấy đi nữa th́ cũng khĩ tránh khỏi mê tín dị đoan lẩn vào đấy. Nĩi trắng ra, kể cả tơn giáo cũng cĩ thể bị mê tín dị đoan xâm nhập. Riêng hàng Giáo phẩm Cơng giáo phải luơn luơn đề cao cảnh giác để chống lại mê tín dị đoan ngay trong lịng Giáo hội hầu bảo vệ đức Tin Cơng giáo được trong sáng, tinh tuyền. (Ấy, người vơ thần đă coi chính đức Tin ấy là mê tín rồi!). Như vậy, vấn đề tín ngưỡng hay mê tín là chuyện riêng của tơn giáo, pháp luật khơng cĩ thẩm quyền động vào đấy. Nĩi ví dụ, nếu một tên khủng bố tin rằng sau khi giết quân ‘vơ đạo’, hắn sẽ được vào thẳng thiên đàng của Allah, th́ pháp luật chẳng trực tiếp làm ǵ được với lịng tin, lịng cuồng tín, hay sự mê tín của hắn. Cuối cùng, pháp luật chỉ cĩ thể truy nă hắn như một tên khủng bố và lên án hoạt động khủng bố của hắn mà thơi.

[2] Trong các văn bản về tơn giáo, chính quyền cộng sản luơn luơn nhắc tới quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo như đă được ghi trong điều 70 của Hiến pháp : Cơng dân cĩ quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo, theo hoặc khơng theo một tơn giáo nào. Các tơn giáo đều b́nh đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tơn giáo được pháp luật bảo hộ. Khơng ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tơn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước. Sau đĩ, vơ hiệu hố quyền này bằng những điều, khoản khác. Kỳ thực, chính điều 70 đă tự vơ hiệu hố với sự cấm lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước. Cũng như mọi điều tốt đẹp đề ra trong Hiến pháp đều bị xố sạch với điều 4 của Hiến Pháp : Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp cơng nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lănh đạo Nhà nước và xă hội.

[3] Sắc lệnh số 234-SL, ra ngày 14 tháng 6 năm 1955, kư Hồ Chí Minh.

[4] Tính sơ, từ năm 1975 tới nay, cĩ :

- Nghị định 297/HĐBT ra ngày 11/11/77 nhằm áp dụng chính sách đàn áp tơn giáo tại miền Bắc trước 75 cho  miền Nam.

- Nghị định 69/HĐBT, ra ngày 21/3/91.

- Nghị định 26/HĐBT ra ngày 19/04/99.

- Nghi Quyết của Ban chấp hành Trung ương khố IX ra hồi tháng 01/03

[5] Nghị quyết BCH, Chương IV, Điều 2 viết : “Sớm ban hành Pháp lệnh về tơn giáo và các văn bản hướng dẫn thực hiện; chuẩn bị để tiến tới xây dựng Luật về tín ngưỡng, tơn giáo”. Những điều cốt yếu của Pháp lệnh, v́ thế, đă nằm sẵn trong bản Nghị quyết.

[6] Nĩi quanh, nĩi dối, mánh mung để tồn tại, nhất là để những người ḿnh yêu thương, phục vụ, được tồn tại. Đĩ là nỗi đau của những tâm hồn cao thượng !

[7] Xin nhắc lại : năm 1990 cũng là năm Nhà nước CHXHCNVN mở cuộc đàm phán với Phái đồn Tồ Thánh Rơma do HY Etchagaray đứng đầu, nĩi chuyện thẳng với Hội đồng Giám mục Việt Nam thay v́ nĩi với đầu gối của ḿnh là Uỷ ban Đoản kết Cơng giáo.

[8] Tất nhiên, nơi nào cĩ thể khơng nhắm mắt th́ họ đàn áp thẳng tay. Cũng phải kể tới tính cục bộ của chính quyền địa phương.

[9] Coi những điều khoản về hoat đông giáo dục và từ thiện chẳng hạn : có dễ dăi hơn trước.