Sơ lược

LỊCH SỬ TỈNH D̉NG

 ANH EM HÈN MỌN VIỆT NAM


70 NĂM THÀNH LẬP

 
 

 

 

BÀI 1    TỪ CHI TỈNH (1929–1954) ĐẾN CHI TỈNH VỚI CẤP LĂNH ĐẠO VIỆT NAM (1954)

I. LẬP D̉NG

1) Bối cảnh

Lịch sử Ḍng Anh Em Hèn Mọn đă đi vào lịch sử Giáo Hội Việt Nam ở hai thời kỳ: truyền giáo và lập ḍng. Thời kỳ anh em đem Tin Mừng loan truyền cho dân tộc: từ thế kỷ XIV, Chân phước Odoric de Pordenone, trên đường biển sang Mông Cổ Trung Quốc, đă ghé tham quan và viết về Việt Nam. Đầu thế kỷ XVI, đời Nam Bắc Triều, anh em Tây Ban Nha, từ Philippin đă sang truyền giáo ở Bắc Việt. Gần 10 năm, anh em gặp đầy gian khổ, trở ngại và bị chống đối làm cho vô hiệu. Đầu năm 1584, cha Bartolomé Ruiz cũng đă vào giảng đạo ở Thăng Long được hai năm và đă được coi là vị thừa sai đầu tiên của Hà Nội. Tuy không đặt được cơ sơ lâu dài, nhưng vạn sự khởi đầu nan, anh em cũng là những nhà truyền giáo đầu tiên đem Tin mừng đến cho dân tộc Việt Nam. Thế kỷ XVII-XVIII anh em Bồ Đào Nha, anh em chi nhánh Lúp dài, gồm người nhiều nước, anh em chi nhánh Bỏ đi giày (Déchaussé) Tây Ban Nha đă truyền giáo ở Đàng Trong. José Garcia là thừa sai đầu tiên đến Sài G̣n và cất nhiều nhà thờ, lập nhiều họ đạo ở miền Nam. Tổng số là 84 anh em – lập 262 họ đạo – xây cất 70 nhà thờ và 50 nhà nguyện. 24 anh em đă gửi lại h́nh hài, mộ phần chẳng biết nơi đâu (đă t́m ra mộ cha Francesco del Finochietto ở Thủ Ngữ Mỹ Tho, mộ Đức Cha Valère Ritz ở nhà thờ Hội An) ; một số bị giết, bị tù đày, tử đạo. Mồ hôi nước mắt, máu đào phan sinh đă tưới xuống cánh đồng để rồi mọc lên đông đảo người phan sinh.

2) Thời kỳ lập ḍng

95 năm vắng bóng người tu sĩ áo nâu trên các nẻo đường đất nước. Năm 1929 một đoàn anh em lớp sau trở lại miền đất thân yêu. Khi anh em trở lại, đất nước đă ở dưới quyền đô hộ của người Pháp. Ba miền được gọi là Bắc kỳ (Tonkin), Trung kỳ (Annam), Nam kỳ (Cochinchine), cộng với hai nước Lào (Laos), Cao mên (Cambodge), có tên chung là Đông Dương (Indochine). Trước khi anh em nghĩ đến việc lập ḍng, Giáo Hội đă có một Giáo hoàng, được mệnh danh là "vị giáo hoàng của các miền truyền giáo", Đức Piô XI. Ngoài việc động viên phát triển các miền truyền giáo về nhiều phương diện, ngài khuyên các Đại diện Tông Ṭa mời các ḍng chiêm ngưỡng cũng như hoạt động, nam cũng như nữ, đến đào tạo tại chỗ người tu sĩ địa phương, tu tŕ theo tinh thần mỗi ḍng. Các ḍng : Ḍng Đa-minh, Sư Huynh La-san, ḍng Chúa Cứu Thế, ḍng kín Carmel, ḍng Thánh Phao-lô de Chartres, ḍng Chúa Quan pḥng đă hưởng ứng lời mời gọi. Công Giáo Đông Dương đă có 13 giáo phận, 8 thuộc Hội Thừa Sai Paris, 4 thuộc ḍng Đa-minh. Số linh mục Việt Nam : 1.223, số giáo dân 1.441.124, dân số Việt Nam : 23.525.000.

Anh em đă đến, đă gặp thiên thời, địa lợi, nhân ḥa.

3) Phương án tổ chức sơ khởi

Cha Tổng Phục Vụ Bonaventura Marani đă ước mơ : một đoàn anh em lớp sau, theo chiều gió thuận, đi sang, xuống lại cánh đồng lúa đă chín vàng. Đă có một cơ hội bằng vàng. Ṭa Thánh bổ nhiệm Đức Cha Colomban Dreyer, tháng 11-1928, giữ chức Khâm Sứ Ṭa Thánh tại Đông Dương. Đức Cha là một anh em tài cao đức cả của Tỉnh Ḍng Paris, một giám mục vị vọng của Roma. Ngài là người anh em thứ nhất đă nghĩ đến việc lập ḍng ở Việt Nam. Năm 1928, lúc sang Rôma, ngài đến gặp Cha Tổng Phục vụ và gợi ư rằng sự hiện diện của ngài ở Việt Nam có thể giúp anh em phan sinh trở lại nước này dễ dàng. Cha Tổng Phục vụ c̣n chờ đợi ǵ mà không nồng nhiệt hoan nghênh ư kiến. Vấn đề được ủy thác cho anh em nước Pháp thuộc Tỉnh Ḍng Thánh Phêrô, cũng gọi là Tỉnh Ḍng Paris, một trong 5 Tỉnh Ḍng nước Pháp. Tỉnh Ḍng này đang ở thời tái thiết, nhưng thịnh vượng. Thống kê năm 1925 cho số 201 anh em. Theo thống kê năm 1934 con số tăng lên 301 anh em. Ngoài các công tác tông đồ, Tỉnh Ḍng c̣n có miền truyền giáo ở Maroc, Trung Quốc, Nhật Bản. Hơn nữa Tỉnh Ḍng này lại có vinh dự được đức Piô XI ủy thác đem ḍng Anh em Hèn mọn đến lập ở Đông Dương. Ngày 9-1-1929, cha Peutois, Cố vấn Trung ương Ḍng giao trọng trách cho cha Maurice Bertin, một anh em Tỉnh Ḍng Paris đang truyền giáo ở Kagoshima Nhật Bản, và hiện có mặt ở Roma để vận động lập ḍng ở Tokyo và Nagasaki. Việc lập ḍng ở Nhật sẽ ủy thác cho anh em Canada. Ngày 16-6-1929, Ban Cố vấn Tỉnh Ḍng Paris họp lănh trách nhiệm và lên phương án tổ chức. Ngày hôm sau cha Tỉnh Phục vụ Ange-Marie Hiral và cha Maurice Bertin đi gặp Đức Cha De Guébriant, bề trên cả Hội Thừa Sai Paris. Đức Cha hoan nghênh và giới thiệu giáo phận Vinh làm nơi đặt cơ sở đầu tiên cho ḍng. Nơi đây, nhân kiệt địa linh, người dân nghèo, nhưng ơn gọi nhiều, văn nhân chí sĩ cách mạng cũng nhiều. Ngày 31-11-1929 cha Tổng Phục vụ chúc lành cho phương án Tỉnh Ḍng Paris. Ngày 1-3 năm này, Đức Cha Bắc (Eloy), Đại diện Tông ṭa giáo phận Vinh, chấp thuận cho anh em đến trong địa bàn truyền giáo của ngài và hứa tích cực ủng hộ. Ngày 8-5, Ṭa Thánh tán thành phương án và ngày 20-5, Bộ Tu Sĩ ra văn thư chuẩn y. Về quyết nghị, về nhận trách nhiệm và về pháp lư, tổ chức sơ khởi như trên kể là gió thổi tên bay.

***

 

II. XÂY TU VIỆN

1) TU VIỆN VINH (1930-1954)

Năm 1928 Đức Khâm sứ Colomban Dreyer đến Huế nhậm chức. Ngài đem theo cha André Durand làm thư kư, anh Théophane Lê Măo làm nhân viên.

· Ngày 21-11-1929, ba anh em lập ḍng tiên khởi : cha Maurice Bertin (Tỉnh ủy : Commissaire provincial), cha Hugolin Lemesre, anh Jean-Marie Couden đến Đà Nẵng, ra Huế, tá túc tại ṭa Khâm sứ, nghiên cứu vấn đề tại chỗ.

· Tháng 3-1930 ba anh em ra Vinh mua đất. Nên nói thêm rằng cũng năm này ở Nghệ An Hà Tĩnh có phong trào nông dân khởi nghĩa đấu tranh, gọi là Xô Viết Nghệ Tĩnh.

· Tháng 9-1930 hai anh em tiếp sang : cha Léonard Ramon, anh Archange Staelen.

· Từ tháng 1 đến tháng 12-1931 là thời gian dành cho xây tu viện, gồm nhà tu sĩ, nhà tập, nhà dự tu, nhà cơm đủ chỗ 40 người ở. Tháng 10-1931 cha Joseph Vermeulen đang truyền giáo ở Bắc Trung Quốc xuống nhập đoàn.

· Ngày 8-12-1931 Đức Khâm sứ Colomban Dreyer từ Huế ra khánh thành tu viện.

· Cha Maurice Bertin tiếp xây nhà thờ và ngày 2-8-1932 Đức Cha Bắc (Eloy) khánh thánh nhà thờ. Cha Maurice Bertin lại xây "nhà giảng", câu lạc bộ tông đồ xă hội.

· Năm 1932 tiếp sang 2 anh em : cha Bertin Bresson, cha Mathieu Varin.

· Ơn gọi Việt Nam đă đến, ngày 6-12-1932 đă có 5 thỉnh sinh, trong số có anh Jean Baptiste Lưu văn Thái.

· Năm 1933 tiếp sang cha Jean-Bernard Ramon, em cha Léonard Ramon. Trừ cha Maurice Bertin các anh em linh mục đều đi học tiếng việt một năm ở các họ đạo.

· Ngày 15-5-1933 cha Joseph Vermeulen được cử giữ chức Phụ trách cộng đoàn Vinh. Cộng đoàn gồm 7 linh mục Pháp, 2 anh không linh mục Pháp, 4 dự tu trong số có anh Jean Baptiste Lưu văn Thái và 4 thỉnh sinh trong số có 2 anh Pascal Nguyễn văn Lụy và Paul Nguyễn văn Hiếu.

Cơ sở chủ yếu của tu viện Vinh là nhà thờ và nhà tập. Để dễ nhận định mức độ hấp dẫn và thích hợp của đường lối tu tŕ theo tinh thần thánh Phanxicô, cũng như thành quả đào tạo của anh em Pháp buổi ban đầu, sau đây xin lược kể các khóa tập tu, từ 1935-36 đến 1952-53 và ghi tên số anh em đă xuất thân từ tập viện Vinh, đă qua đời trong ḍng hoặc đă bền đỗ cho đến nay, 1999.

· Ngày 13-6-1935 mở nhà tập. Sư phụ là cha Mathieu Varin. Cha Tỉnh Phục vụ Rémi Leprêtre, sang kinh lư, mặc áo ḍng cho 3 tập sinh. Khấn tạm được 1 : anh Jean Baptiste Lưu văn Thái.

· Khóa tập 1936-37 Kết quả các anh Pascal Nguyễn văn Lụy và Paul Nguyễn văn Hiếu.

· Khóa tập 1937-38 kết quả : các anh : Raphael Nguyễn văn Huyên, Gabriel Nguyễn văn Hoa, Michel Nguyễn văn Nghi, Thomas Huỳnh Thông, Dominique Chu khắc Yến.

· Khóa tập 1938-39 : các anh Ange Nguyễn sĩ Thư, Archange Nguyễn văn Hân, Didace Nguyễn văn Thay, Louis Nguyễn B́nh Yên, Egide Đào Sĩ.

· Khóa 1939-40 : Sư phụ là cha Jean-Bernard Ramon. Tập sinh là 6 chủng sinh tốt nghiệp chủng viện Thanh Hóa và 2 không linh mục. Kết quả : cha Bonaventura Trần văn Mân, cha Jean de la Croix Nguyễn Ngọc Toàn.

· Khóa 1941-42 : Kết quả : các cha Bernard Dương Liên Mỹ, Jean-Marie Trần văn Phán, Augustin Nguyễn Trinh Phượng, Benoit Trần Minh Phương, Alphonse Trần Phước Đức, và anh Marcel Hoàng xuân Khoát.

· Khóa tập 1943-44 : các cha Dominique Nguyễn Xuân Bá, Agnello Vũ văn Đ́nh, Pacifique Nguyễn B́nh An, Pierre-Baptiste Đỗ Long Bộ, Berard Trần Bá Phiên, các anh Antonin Trương Văn Biên, Clément Nguyễn Văn Dung, Fidèle Lê trọng Nhung.

· Khóa tập 1944-45 : các anh Massée Nguyễn Anh Tuấn, Laurent Nguyễn văn Trượng, Daniel Trần văn Trinh.

· Khóa tập 1946-47 : các cha Emmanuel Nguyễn Văn Thứ, Paul Nguyễn văn Hồ.

· Khóa tập 1950-51 : các cha Daniel Nguyễn Thăng Cao, Clément Trần thế Minh, Gentil Trần Anh Thi, Michel Trần thế Luân, Xavier Nguyễn Thế Kỷ, Etienne Nguyễn Mạnh Tân, các anh Benjamin Nguyễn Tất Pháp, Noel Trần Hữu Liên.

· Khóa tập 1952-53 : các cha Marie-Antoine Trần Phổ, Samuel Trương Đ́nh Ḥe.

Ơn gọi đến từ Bắc chí Nam, đa số ở miền Trung. Khởi đầu là anh em không linh mục. Hai môn học chính là Luật ḍng và linh đạo. Luật ḍng trước được cha Mathieu Varin dịch, sau được cha Jean-Bernard Ramon dịch lại. Không nghe dạy về Hiến Chương. Chỉ nghe nói đến Tục Lệ (Coutumier), nay gọi là Nội Quy. Anh em giữ Luật rất nghiêm. Nghèo cá nhân, khắc khổ nhưng rất vui. Anh em Việt Nam học nhiều ở anh em Pháp qua các gương sáng về các nhân đức phan sinh nghèo, đơn sơ, hiền ḥa, vui vẻ, khiêm nhường, tuân phục, huynh đệ. Không thể biết được số anh em vào nhà tập nhưng không khấn tạm là bao nhiêu, chỉ biết số anh em bền đỗ đến nay là 20 không linh mục. Gần ngang nhau. Thời gian đào tạo ở tập viện Vinh là 18 năm. Kết quả 42 tu sĩ linh mục. Kết quả buổi đầu khiêm tốn của ḍng ông thánh Phanxicô khó khăn. Quí hồ tinh.

2) CHỦNG VIỆN THANH H0Á

· Để tranh thủ thời gian, trong lúc chưa xây cất cơ sở thích hợp, tháng 9-1930 chủng viện được mở, nhận ơn gọi, tạm thời đặt ở tập viện Vinh và nhà giảng. Giám đốc là cha Léonard Ramon, với sự cộng tác của cha Hugolin Lemesre. Có 3 lớp lớn nhỏ, chừng 40 em.

· Cũng tháng 9-1930 cha Maurice Bertin tiến hành xây cất chủng viện ở Thanh Hóa. Cuối năm 1934 hoàn thành chủng viện, cha xây cất nhà nguyện.

· Cũng năm 1934 có sự kiện quan trọng của Giáo Hội Việt Nam là Công Đồng tiên khởi các giám mục Đại diện Tông ṭa Đông Dương họp tại Hà Nội. Đức Khâm sứ Colomban Dreyer chủ toạ. Cha Maurice Bertin tham dự với tư cách là bề trên ḍng Phanxicô.

· Thượng tuần tháng 3-1935, dời chủng viện ở Vinh ra Thanh Hóa.

· Thượng tuần tháng 5-1935, cha Tỉnh Phục vụ Rémi Leprêtre kinh lư, khánh thành chủng viện.

· Các anh em Pháp sang : cha Paul-Joseph Baillie (1935), Rufin Arbault (1936), Martial Van Baelinghen, Constant Depierre, Jean-Marc Leurs (1937), Alix Bourgeois, Florent Zucchelli (1938).

· Ngày 22-11-1936 khởi công xây nhà nguyện chủng viện.

· Ngày 2-5-1937 Đức Cha De Cooman, Đại diện Tông ṭa giáo phận Thanh Hóa khánh thành nhà nguyện.

Từ đó, ơn gọi đến từ khắp các miền đất nước. Các niên khóa tiếp lên. Số chủng sinh có năm lên quá 100.

· Chương tŕnh học : trung học, theo chương tŕnh Pháp, Ban A, cổ ngữ Hy lạp La tinh. Trong các giáo phận, chỉ có chủng viện Thanh Hoá và chủng viện Phanxicô theo chương tŕnh Pháp. Kể là tiên tiến. Đúng chủ trương nâng cao tŕnh độ học ở các chủng viện miền truyền giáo của Đức Piô XI.

· Niên khóa 1939-40 : 6 chủng sinh ra Hà Nội thi Tú Tài Pháp, ban A, kết quả đậu 4. Rất tiếc 3 rút lui ngay sau khi lănh mảnh bằng kể là cao ở thời điểm. Chỉ c̣n lại một, tiếp tục, là Pacifique Nguyễn B́nh An.

· Các chủng sinh xuất thân từ chủng viện Thanh Hóa đă hấp thụ được một vốn liếng văn hóa, văn học kim cổ Tây phương về mặt nhân văn, nhân bản, kể là tương đối đầy đủ.

Để đào tạo cán bộ nồng cốt tương lai, chủng viện đă gửi sang Trường Chí Ai của Tỉnh Ḍng ở Fontenay-sous-Bois 2 nhóm, mỗi nhóm 4 chủng sinh. Nhóm thứ nhất, kết quả : cha Francois Hoàng Trọng Tiến. Rất tiếc, một ơn gọi Thái Lan, anh Jean Komkris, tương lai phan sinh Thái Lan, nhưng mộng không thành, anh đă lâm bệnh qua đời ở Pháp. Lớp thứ hai, kết quả : cha Marie-Jean Hoàng Văn Vĩnh.

Cũng nên ghi thêm : đă xuất thân từ Chủng viện Thanh Hóa, Đức Cha Phạm văn Dụ, giám mục giáo phận Lạng Sơn.

3) HỌC VIỆN NHA TRANG

Học viện được lên dự án, t́m địa điểm và khởi công xây cất trên đồi Xóm Bóng Nha Trang từ tháng 6-1937, đến tháng 6-1940 kể là tạm xong. Đủ cho 40 tu sĩ sinh viên.

· Ngày 2-7-1941, cha Alix Bourgeois và 3 sinh viên, đă học triết ở Tu viện Vinh từ 1940, vào khai trương học viện. Giám đốc là cha André Durand.

· Ngày 4-8-1942, thêm một lớp 7 sinh viên từ Vinh vào. Học viện đă có lớp triết học và thần học.

· Ngày 16-8-1945, cha Bonaventure Trần văn Mân lănh chức linh mục. Trước đó ngày 25-7-1945, hai linh mục Việt Nam lănh chức linh mục tại Poissy Pháp.

· Một đội ngũ anh em Pháp tiếp sang Nha Trang : Joel Cotty, Pierre Fourny (1947), Célestin Billard, Benoit Brun, Jean Ramart (1949), Pascal Van Caemerbeke, Corentin Savary (1950), Julien Dujardin (1952), Marie-Francois Aubry, Guillaume Genton, Luc Mathieu, Alain Wargniez (1953).

· Ngày 29-6-1948, lănh chức linh mục : các cha Benoit Trần Minh Phương, Alphonse Trần Phước Đức, Bernard Dương Liên Mỹ, Gérard Phạm Anh Thái.

· Ngày 24-8-1949, lănh chức linh mục 2 cha Augustin Nguyễn Trinh Phượng, Jean-Marie Trần văn Phán.

· Ngày 29-5-1950 : các cha Pacifique Nguyễn B́nh An, Pierre-Baptiste Đỗ Long Bộ, Agnello Vũ Văn Đ́nh, Berard Trần Bá Phiên, Dominique Nguyễn Xuân Bá.

· Năm 1950, Học viện gửi sang Pháp du học 3 cha : Pacifique Nguyễn B́nh An, Pierre-Baptiste Đỗ Long Bộ, Agnello Vũ Văn Đ́nh học Institut Catholique Paris ; 3 anh Emmanuel Nguyễn Văn Thứ, Paul Nguyễn Văn Hồ, Jean Ngô Doăn Khôi học thần học ở Poissy.

· Năm 1951, cha Jean de la Croix Nguyễn Ngọc Toàn lănh chức linh mục.

· Ngày 28-4-1957, lănh chức linh mục các cha Daniel Nguyễn Thăng Cao, Michel Trần Thế Luân, Clément Trần Thế Minh, Marie-Antoine Trần Phổ.

· Một số anh em khác đi du học ở Pháp và lănh chức linh mục tại Pháp : cha Emmanuel Nguyễn văn Thứ, cha Paul Nguyễn Văn Hồ, cha Jean Ngô Doăn Khôi, cha Xavier Nguyễn Thế Kỷ, cha Etienne Nguyễn Mạnh Tân, cha Samuel Trương Đ́nh Ḥe.

Đă xuất thân từ trên đồi Nha Trang lộng gió ở giai đoạn này, 22 linh mục, không kể 2 cha Gerard Phạm Anh Thái, Théophane Nguyễn Văn Bích sau gia nhập hàng linh mục triều và 1 cha về lại thế gian : Jean Ngô Doăn Khôi.

***

III. TIẾN TRIỂN TRONG CHIẾN TRANH GIAN KHỔ

Chiến tranh : Thế chiến 2. Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương. Việt Nam độc lập kháng chiến chống Pháp.

Sự kiện lớn trong Chi Tỉnh :

· Cha Joseph Vermeulen thay thế cha Maurice Bertin. Cha Maurice Bertin, Tỉnh Ủy, 1929-1947, 18 năm. Cha Joseph Vermeulen, Tỉnh Ủy, 1947-1954, 7 năm. Thay đổi như trên kể là đúng lúc và cần thiết. Sau thế chiến II, con người tây phương đổi khác, đời sống tu tŕ trong Tỉnh Ḍng phóng khoáng hơn, bớt phần khắc khổ, thiên về hoạt động, có tinh thần trách nhiệm cao và làm việc tập thể. Cha Maurice Bertin mực thước, khắc khổ, người của thế hệ trước. Cha Joseph Vermeulen, cởi mở khoáng đạt, có thể là gạch nối giữa anh em Việt và anh em Pháp sẽ sang.

· Cuối tháng 11-1947 cha Jean Francois Barbier, Tỉnh Phục vụ Tỉnh Ḍng Paris sang kinh lư Chi Tỉnh.

4) CHỦNG VIỆN THANH HÓA

· Cha Léonard Ramon, giám đốc và 2 cha Alix Bourgeois, Constant Dépierre nhập ngũ. Tháng 1-1944 Hà Nội bị máy bay Đồng Minh ném bom. Chính phủ Bảo hộ trưng dụng Chủng viện Thanh Hóa để di chuyển trường Bảo hộ từ Hà Nội vào. Chủng viện Thanh Hóa phải cấp tốc giao nhà trong vài ba ngày, rồi dời vào tu viện Vinh, không có ngày trở lại.

· Năm 1947 Chủng viện là nơi đóng quân của quân đội Nhật Bản. Máy bay Pháp đến ném bom. Ba quả rơi trúng nhà thiệt hại nặng, nhất là dăy nhà khánh tiết và dăy nhà cơm.

· V́ nhà bỏ trống, nên tháng 10-1947 một nhóm anh em từ Vinh ra giữ nhà và sửa sang lại.

· Tháng 9-1948 cha B. Trần Văn Mân được cử Phụ trách Cộng đoàn Thanh Hóa, gồm 2 linh mục, 4 tu sĩ và 4 dự tu.

· Chiều ngày 23-10-1953 Cộng đoàn được lệnh lánh cư, đến Phù Mỹ, một họ đạo nhỏ thuộc xứ Phú Nhuận, huyện Nông Cống. Cuộc sống ở đây, ngoài việc dâng lễ đọc kinh đầy đủ như ở nhà ḍng, anh em lao động sinh sống. Một số ra đồng hái rau bắt cua, làm thuê làm mướn cho đồng bào, chặt củi ở rừng Nứa, rừng Chim, một số ở nhà sản xuất trên mảnh vườn quanh nhà và trên mấy sào đất một người công giáo cho mượn, trồng ớt, trồng rau, trồng thuốc lá, trồng khoai.

· Năm 1954 sau Hiệp định Genève, anh em hồi cư, vào nhập đoàn với anh em ở Vinh, di cư vào Nha Trang.

· Cũng nên nói thêm rằng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, chủng viện bị B 52 ném bom b́nh địa tan tành, không để lại di tích, họa chăng trong ảnh chụp từ trước và trong ḷng anh em.

5) TU VIỆN VINH

· Tháng 1-1954, Chủng viện Thanh Hóa, bị trưng dụng, dời vào Tu viện Vinh, đẩy nhà tập xuống Nha Trang.

· Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương, Đức Cha Eloy và các thừa sai Paris giáo phận Vinh, Đức Cha Arnaud và các thừa sai ḍng Đức Mẹ Vô Nhiễm, giáo phận Lào, bị tập trung tại tu viện. V́ không đủ chỗ chủng viện phải giải tán mấy lớp nhỏ.

· Từ ngày 19-12-1946, sau Hiệp định sơ bộ Fontainebleau, cuộc xung đột Việt Pháp lại xảy ra, gây thành cuộc kháng chiến toàn quốc. Liên lạc giữa 2 nhà Thanh Hóa Vinh và nhà Nha Trang thưa dần rồi mất hẳn. Các cha pháp chỉ c̣n lại 4 : Jean-Bernard Ramon (Phụ trách), Paul-Joseph Baillie, Rufin Arbault, Constant Dépierre.

· Tháng 1-1947, thành phố Vinh tiêu thổ kháng chiến, tu viện đứng trơ trọi giữa những đống gạch vụn ngổn ngang, cao quá đầu người. Tuy nhiên, anh em vẫn cố gắng tiếp tục công việc đào tạo và mở các lớp nhà tập.

· Tháng 3-1948, một chiếc thuyền chở sinh viên và một số anh em khác từ Vinh vào Nha Trang lạc hướng quá vào miền Nam bị tàu Pháp bắt dẫn độ ra Nha Trang.

· Niên khóa 1948-49, nhận thêm chủng sinh. Nhân số là 80, gồm 4 linh mục, 16 tu sĩ và 60 chủng sinh. Hai anh Fidèle Lê Trọng Nhung và Jean Nguyễn văn Phước chuyên đi hành khất trong giáo phận. Tinh thần giáo dân rất cao, mỗi lúc hai tu sĩ này đến họ đạo nào, ở đó cha xứ cũng như giáo dân, tuy nghèo đói nhưng thành tâm và tích cực ủng hộ. Lúa bắp chở về từng thuyền đầy.

· Tại đây, ở giai đoạn khó khăn này đă có 3 lớp nhà tập. Đẹp nhất là lớp năm 1950 với con số 24 tập sinh : 9 không linh mục, 15 giáo sĩ.

· Năm 1950, này cha Tỉnh Phục vụ Jean-Francois Barbier sang kinh lư, có ra Hà Nội, nhưng không liên lạc được với anh em ở Vinh.

· Năm 1951 ngày 9-8 : 22 sinh viên đi từ Vinh ra Thanh Hóa, Phát Diệm, Hà Nội và ngày 16-10 vào tới được Học viện Nha Trang.

· Ngày 29-1-1954 cộng đoàn, 26 anh em lánh cư, 2 con thuyền chở anh em, 2 con thuyền chở ḍng nữ Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ nhổ sào tại Bến Lở vào lối 10 giờ đêm, nối đuôi nhau tiến vào sương mù dày đặc. Đêm đi ngày nghỉ, sợ tàu bay Pháp bắn. Đêm thứ ba, 3 giờ sáng, ngày 2-2-1954, cha Jean-Bernard, Phụ trách suốt 9 năm điều hành hai ḍng phan sinh nam nữ, làm việc liên miên không nghỉ, nay lênh đênh trên ḍng Lam Giang mù mịt, không chịu nổi sương gió mùa đông, bệnh đau bao tử trở chứng nặng, đă qua đời. Anh chị em khóc cha nhiều. Một số anh chị em ghé thuyền an táng cha cạnh nhà thờ xứ Mộ Vịnh. Cha mất, Chi Tỉnh kể như mất một người anh em hèn mọn đích thực, một tu sĩ có đời sống nội tâm sâu, đă từng làm thầy giáo chủng viện và giữ chức Sư phụ tập viện nhiều khóa. Đi một đêm nữa, đến Sung Nho, một họ lẻ, có nhà thờ nhỏ và năm bảy gia đ́nh công giáo, chênh vênh trên ngọn sông Giăng, hai bên là núi rừng trùng điệp. Người dân ở đây nghèo, đốn củi, chặt nứa, làm rẫy, một năm bảy tháng ăn bắp trừ cơm, năm tháng ăn cơm độn ba phần năm bắp. Anh em xin tá túc trong hai nhà. Những ngày lánh cư, ngoài những giờ kinh lễ giữ đầy đủ như ở tu viện, anh em Pháp cũng như Việt tự t́m kế sinh nhai như người địa phương, chặt nứa chặt củi bán cho người miền xuôi, làm rẫy, làm ruộng, đánh cá, làm thuê làm mướn, bới khoai hái bắp. Anh em giữ đúng Luật ḍng không lấy tiền công, bới khoai cho khoai, gánh bắp cho bắp, cho bao nhiêu cám ơn bấy nhiêu. (xin xem Phụ lục : Sung Nho Rivo-Torto Việt Nam. Lược sử Tỉnh Ḍng, tập II, trang 214-219)

· Sau Hiệp Định Genève, thượng tuần tháng 11-1954 anh em hồi cư.

· Ngày 20-12 anh em lên đường di cư vào Nha Trang. Ngày 7-1-1955 đến Nha Trang. Ít ngày sau, anh Paul Nguyễn Văn Hiếu, v́ mạo cảm phong sương đă về an nghỉ với Chúa.

Tu viện Vinh vang bóng một thời. Cũng nên nói thêm : tu viện nay trở thành bệnh viện.

6) HỌC VIỆN NHA TRANG

· Năm 1941, ngày 28-7 Học viện bị quân đội Nhật chiếm đóng. Ngày 30-7 sinh viên Triết phải ra tu viện Vinh. Ngày 2-8 tất cả anh em phải nhường nhà cho quân đội Nhật và ra tu viện Vinh.

· Năm 1942, nhờ nói giỏi tiếng Nhật và tài can thiệp của cha Maurice Bertin, ngày 17-3 quân đội Nhật trả lại học viện. Ngày 27-3 cha Alix Bourgeois và 3 anh em vào lại Nha Trang. Ngày 8-4 cha André Durand và 3 sinh viên vào lại Nha Trang. Ngày 4-8 thêm 7 sinh viên vào Nha Trang.

· Năm 1945 Nhật đảo chính Pháp. Việt Nam tuyên bố độc lập. Từ 23-3 đến 12-4 học viện làm chỗ tập trung gần 50 kiều dân Pháp. Ngày 11-5 Đức Cha Sion và 4 thừa sai Paris giáo phận Kontum cũng bị tập trung tại học viện. Ngoài việc khắc phục hàng trăm khó khăn dồn dập, cha Maurice Bertin c̣n tiên liệu các bất trắc có thể xảy đến. Ngài xin truyền chức linh mục trước thời hạn cho niên trưởng học viện là anh Bonaventure Trần Văn Mân. Ngày 16-8 Đức Cha Sion chủ lễ với mũ ngọc làm bằng giấy và gậy vàng là cái cọc giường cũng dán giấy. Lễ chỉ có anh em và các Sư huynh La-San láng giềng tham dự. Thật là một lễ truyền chức phan sinh ! Chiều ngày 2-10 để bảo vệ kiều dân Pháp, quân đội Nhật đưa các cha Pháp sang tập trung với 1.300 kiều dân Pháp ở bệnh viện Nha Trang. Cha Bonaventure Trần Văn Mân giữ chức Phụ trách cộng đoàn. Ngày 3-10 : 4 cha Pháp xin về học viện mừng lễ Cha Thánh, trên đường về bị bộ đội Việt Minh bắt, đưa lên Hà Dừa, giữ lại 10 ngày rồi trả về bệnh viện Nha Trang. Ngày 4-10, 3g30 sáng, Việt Minh và Nhật đánh nhau ở cầu Xóm Bóng. Học viện thức dậy rước lễ vội vă. Hôm ấy sáng không dâng lễ, chiều chỉ có tưởng niệm giờ lâm chung của Cha Thánh. Cha Bonaventure Trần Văn Mân 29 tuổi, phụ trách một cộng đoàn 27 anh em, đă khắc phục được các khó khăn trong lúc ngân quỹ vỏn vẹn có 36 đồng 4 cắc, hoàn cảnh ngặt nghèo, anh đă cho anh em đi hành khất.

· Ngày 30-11-1945 anh em đi lánh cư và ngày 8-12 đến Tân Quán Qui Nhơn, một họ đạo có nhà thờ, nhà xứ, nhưng không có cha xứ. Anh em xin tá túc ở đây. Có anh em, họ Tân Quán có lễ. Anh em đă mở mấy lớp giáo lư. Anh em giữ được nếp sống tu tŕ như ở học viện. Anh em được mọi người mến thương.

· Năm 1946 ngày 10-2 anh em sinh viên từ Tân Quán ra Vinh để tiếp tục học. Ngày 8-10 lại từ Vinh vào Huế rồi đáp tàu thủy vào Nha Trang. Ngày 15-10 số anh em ở Tân Quán cũng ra Huế và về lại Nha Trang.

· Thời gian anh em ở Tân Quán, học viện bị tàu chiến Pháp bắn hai đợt. Đợt đầu tàu Richelieu pháo 4 quả 135 ly, đợt hai : tàu Triomphant nă đại liên. Hư hại khá nặng.

· Đầu tháng 2-46 quân đội Pháp của tướng Leclerc tái chiếm Nha Trang. 5 cha Pháp trước bị quân đội Nhật tập trung được về lại học viện. Anh em nh́n lại học viện, chỉ một năm trôi qua, nhà cửa đă không c̣n như trước. Những ngày tháng học tập lại tiếp tục.

Rivo-Torto của ḍng buổi ban đầu đă tái diễn ở ba cảnh lánh cư cũng ở buổi ban đầu. Từ nhà cao cửa rộng anh em trở lại cảnh nhà tranh vách đất, sống giữa người nghèo, với người nghèo, như người nghèo, lao động chân tay để sinh sống, thực sự. Biết thế nào là khổ, quen với khổ, sống khổ, khổ chế. Lịch sử hành khất của ḍng ở Việt Nam bắt đầu từ đây. Người nghèo giúp người nghèo thật tận t́nh. Luật ḍng giữ nghiêm. Kinh lễ cầu nguyện có chất lượng. T́nh huynh đệ qua gian khổ thắt chặt đậm đà. Nghèo mà vui. Gian nan khổ cực vẫn cười. Cảnh nghèo phan sinh gặp cảnh nghèo dân tộc như cá gặp nước. Anh em trong cuộc có thể vẽ lại 3 bức tranh lánh cư để tự hào và chiêm ngắm.

7) HƯỚNG VÀO MIỀN NAM

· Như ḍng suối chảy xuôi, gặp phiến đá chắn, liền rẽ ngoặt, t́m đường ra sông, ra biển. Thấy ở miền Bắc ít hy vọng tiến triển, cha Tỉnh ủy Joseph Vermeulen, nhà viết sử phan sinh, biết miền Nam là miền đất thân thương, mang nhiều kỷ niệm phan sinh, tháng 2-1948 đă xin Đức Cha Cassaigne cho lập nhà ḍng trong giáo phận Sài G̣n. Đức Cha đồng ư.

· Năm 1949 cha Benoit Brun nhận điều hành Trung Tâm Thánh Antôn ở chợ Cầu Muối Cầu Ông Lănh, hướng nghiệp cho thanh niên mồ côi lai. Tháng 6 : bốn anh em : cha Benoit Brun, cha Célestin Billard, anh Louis Nguyễn B́nh Yên, anh Antonin Trương Văn Biên đến tiếp nhận cơ sở.

· Cuối năm 1949 đầu năm 1950 cha Tỉnh Phục vụ Jean Francois Barbier sang kinh lư, đă xin Đức Cha Ngô Đ́nh Thục lập nhà ḍng ở giáo phận Vĩnh Long. Đức Cha sẵn sàng.

· Năm 1950 cha Benoit Brun mua được đất và 2 biệt thự ở Đakao Sài G̣n. Ngày 3-7 cha Tỉnh ủy Joseph Vermeulen và anh Massée Nguyễn Anh Tuấn vào ở một nhà. Tháng 11 khởi công cất nhà nguyện Đakao.

· Năm 1951 ngày 23-6 Đức Cha Cassaigne khánh thành nhà nguyện, một nhà nguyện nhỏ, đơn sơ, nằm sâu trong mặt đường, "nghèo" giữa đô thị "Ḥn ngọc Viễn Đông".

· Năm 1952 mở chủng viện, với nếp nhà tranh, dưới mái học viện. Cha Pascal Van Caemerbeke giám đốc. Các cha Việt vừa chịu chức như cha Benoit Trần Minh Phương, Jean-Marie Trần Văn Phán... được cử làm giáo viên. Chủng viện gồm 2 lớp 8 và 7 với số 24 chủng sinh.

· Năm 1952 này cha Tỉnh ủy xin Đức Cha Ngô Đ́nh Thục lập nhà ở Tiểu Cần.

· Tháng 2-1953 cha Augustin Nguyễn Trinh Phượng và anh Laurent Nguyễn Văn Trượng xuống trước. Cha Francois Hoàng Trọng Tiến và anh Antonin Trương Văn Biên xuống sau, tiếp nhận cơ sở Đức Cha cho và chuẩn bị đón chủng viện ở Nha Trang vào. Cha Francois Hoàng Trọng Tiến được cử giữ chức Phụ trách, và được giao nhiệm vụ sửa sang cơ sở sao cho được vẻ nghèo và khắc khổ.

· Ngày 20-2-1954 dời chủng viện Nha Trang vào Tiểu Cần. Cha Benoit Trần Minh Phương, giám đốc. Một số 2 cha Việt và 3 Pháp, giáo viên.

· Ngày 24-2 Đức Cha Ngô Đ́nh Thục khánh thành nhà đầu tiên ở ḍng sông Cửu Long.

Các nhà Vinh, Thanh Hóa, Nha Trang, Tiểu Cần đều được lập ở các tỉnh nhỏ.

***

IV. HOẠT ĐỘNG TÔNG ĐỒ XĂ HỘI

· Các cha Pháp giảng tuần tĩnh tâm năm cho các thừa sai Pháp ở các giáo phận. Giảng cho các ḍng nữ : Clara, Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ, Đức Bà Truyền giáo... Giảng các ngày lễ lớn ở các xứ đạo.

· Năm 1946 cha Maurice Bertin nhận mở nhà Lạc Thiện ở chân đồi Học viện, phát thuốc, chữa bệnh miễn phí, nuôi dưỡng người già lăo tật nguyền. Cha Alix Bourgeois, phụ trách nhà cửa, anh Clément Nguyễn Văn Dung đứng tổ chức. Lạc Thiện là tiền thân của Trung Tâm Bài Phong Núi Sạn và nhà Phước Thiện Rù Ŕ.

· Năm 1949 anh em nhận điều hành Trung Tâm Thánh Antôn, Cầu Ông Lănh, hướng nghiệp thanh niên mồ côi lai.

· Năm 1950 anh em mở một nhà nhỏ ở Đồng Hộ Nha Trang. Cha Francois Hoàng Trọng Tiến và vài ba anh em ở đây, tiếp xúc với đồng bào sắc tộc Roglai từ trên núi xuống.

· Cũng năm 1950 bắt đầu lập họ đạo Phú Xương, với cha Bernard Dương Liên Mỹ, để sau này năm 1953 có họ đạo Thanh Hải, nhà trường Thanh Hải. Và năm 1955 có họ đạo Cù Lao (năm 1963 đổi tên là họ đạo Vĩnh Phước).

· Về Ḍng Ba, cha Maurice Bertin đă từng hướng dẫn ông Jacques Lê Văn Đức lập Ḍng Ba ở Sài G̣n. Cha Joseph Vermeulen đă lập Ḍng Ba ở Thuận Nghĩa, Nghệ An, lập một đoàn Ḍng Ba người Pháp ở Sài G̣n. Năm 1954-1956 cha Benoit Trần Minh Phương được cử Đặc Trách Ḍng Ba toàn quốc (Commisaire national du TOF).

Các công tác tông đồ xă hội buổi đầu đă có hướng phan sinh, đến với người bị bỏ rơi, người nghèo, người bệnh hoạn tật nguyền, xây nhà thờ, truyền giáo.

*

*    *

NHẬN ĐỊNH CỦA ANH

1. Với cái nh́n đức tin anh thấy giai đoạn khởi đầu này của Tỉnh Ḍng thế nào ?

2. Các anh em Pháp buổi đầu đă đem đến được những ǵ là truyền thống phan sinh đặc thù cho anh em Việt ?

3. Giai đoạn khởi đầu có minh chứng được rằng nghèo khổ gian lao là yếu tố đào tạo xây dựng con người phan sinh không ?

4. Anh có nhận định ǵ thêm, về các ưu khuyết điểm của giai đoạn khởi đầu này không ?

 

http://www.ofmvn.org/lichsu/lichsuTD1.html