Cộng đồng người Việt hải ngoại,

thực tại và ư nghĩa

 

 

Tham luận Định Hướng

Số 50 Mùa Thu 2007

 

 

 

Trước ngày xảy ra biến cố đau thương năm 1975, đă từng có những Việt kiều, những người Việt, v́ lư do nầy lư do khác, sinh sống ở ngoài lănh thổ Việt Nam. Nhưng ‘Cộng đồng người Việt hải ngoại’, một danh xưng đi kèm với một thực tại xă hội mới, một cộng đồng khác với thực thể của tổng số những Việt kiều trong bất cứ thời nào. Sự khác biệt không phải v́ tầm mức quan trọng về số lượng, dẫu đó cũng là một sự thật lịch sử, nhưng nó hàm ngụ ngay trong danh xưng ‘Việt Nam hải ngoại’. Cụm từ nầy không phải vô cớ đă trở nên quen thuộc để gọi tên những Việt kiều. Tính cách thông dụng của tên gọi đó hệ tại ở  khả năng phản ảnh được thực trạng lịch sử, văn hóa và nhất là tâm tư hết sức cá biệt phát xuất từ biến cố chính trị 1975.

Cũng như ‘Diaspora’ trong lịch sử dân tộc Do Thái, ‘Việt Nam hải ngọai’ được dùng để nói đến hoàn cảnh một dân tộc bị lưu đày xa quê hương. Trong ư nghĩa đó, những người Việt lưu đày, hẳn không phải v́ xa cách về mặt địa lư với mảnh đất quê hương, mà đă tách ĺa với toàn cộng đồng dân tộc hay cắt đứt với ḍng sinh mệnh văn hóa liên tục và đầy sáng tạo của truyền thống văn hóa Việt Nam. Trái lại, ‘Việt Nam hải ngoại’, cũng như Diaspora Do thái trước đây, lại là thực tại của toàn một dân tộc đang bị lưu đày v́ sinh lực làm nên dân tộc ấy là phẩm giá làm người tự do đă bị tước mất ngay tại quê nhà.

Thời gian gần đây, nhất là kể từ ngày nhà nước cộng sản tại Việt Nam chủ trương đi vào kinh tế thị trường, v́ vô t́nh hoặc v́ bị chi phối bởi một tiền kiến và ư đồ chính trị, nhiều hành động hay lời nói từ nhiều phía đă không muốn nh́n vào sự thật lịch sử ‘Cộng đồng Việt Nam hải ngoại’ nầy, không biết đến tâm tư và hy vọng, không những của những người Việt đang khổ đau v́ buộc ḷng phải sống kiếp lưu đày, mà c̣n của cả một dân tộc không có được tự do nói lên nguyện vọng thành thật và sâu kín của ḿnh.

Kỳ thực, muốn xí xóa đề biến ‘Cộng đồng Việt Nam hải ngoại’ thành một tổng hợp những Việt kiều đang ở nước ngoài như thế, phải chăng là muốn công nhận và tôn vinh đoạn đường cuối cùng của tiến tŕnh đồng hóa toàn dân tộc Việt Nam vào văn hóa mác-xít, ư hệ cộng sản và thể chế chính trị chuyên chính xă hội chủ nghĩa, đoạn đường cuối cùng mà biến cố 1975 chưa hoàn thành được!

Nhưng, mặt khác, nếu ‘Cộng đồng Việt Nam hải ngoại’ c̣n là biểu hiện của một Việt Nam liên tục luôn là Việt Nam trong tự do với phẩm giá làm người cao cả của ḿnh, th́ ‘Cộng đồng Việt Nam hải ngoại’ hẳn phải cảm nhận được những nguy cơ và khổ đau của dân tộc ḿnh đang gặp phải, phải ư thức nhiều phận vụ phải gánh vác, nhiều đoạn đường tương lai phải cùng nhau vượt qua. Buông tay đứng nh́n một cách thụ động ‘Cộng đồng Việt Nam hải ngoại’ mất dần ư nghĩa trung thực của nó phải chăng là đồng lơa với chủ trương người Việt Nam không cần tự do có thể sống làm người !

 

Định Hướng