Tân giáo hoàng trước các trào lưu văn hóa ngày nay

Trích dẫn một vài đoạn văn trong bài giảng của Hồng Y Joseph Ratzinger trong thánh lễ «pro eligendo Romano Pontifice», cầu nguyện cho việc bầu giáo hoàng ngày 18 tháng 04 năm 2005 tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô , Vatican

Bản dịch của Định Hướng
 


........

Ḷng nhân hậu của Chúa không phải là một ơn huệ vô nghĩa, không phải là  đánh mất ư thức về sự ác. Đức Kitô mang toàn gánh nặng của sự ác, toàn sức hủy hoại của nó trong thân xác và linh hồn Ngài. Ngài đốt cháy và biến sự ác nơi đau khổ, nơi lửa của t́nh yêu khốn khổ của Ngài...

Chúng ta chỉ dừng lại nơi hai điểm nầy. Điểm thứ nhất là con đường đi đến "sự trưởng thành của Chúa Kitô" theo lối nói hơi quá tóm lược của bản văn tiếng Ư. Chúng ta nên nói một cách chính xác hơn theo bản văn Hy Lạp là hướng đến "mức toàn thành của Chúa Kitô", mà chúng ta được mời gọi để thực sự là kẻ trưởng thành trong đức tin. Chúng ta đừng nên dừng lại cấp con nít trong đức tin như những vị thành niên.  Con nít trong đức tin nghĩa là ǵ? Thánh Phaolô trả lời rằng t́nh trạng đó là "đổi đổi thay thay cuốn theo mọi trào lưu học thuyết" (Ep. 4,14). Lối diễn tả đó thật đúng cho ngày hôm nay!

Chúng ta đă chứng kiến biết bao học thuyết suốt những thập niên vừa qua, biết bao nhiêu trào lưu ư hệ, bao nhiêu mốt suy tư...Con thuyền nhỏ bé tư tưởng của nhiều kitô hữu cũng đă thường bị chao đảo bởi sóng gió của các trào lưu ấy, trôi giạt từ cực nầy đến cực khác: từ thuyết Mác-Xít đến thuyết tự do, rồi đi đến chủ trương buông thả cho rằng mọi sự đều được phép làm; từ học thuyết tập thể đến cá nhân chủ nghĩa triệt để; từ vô thần thuyết đến một lối tôn giáo huyền hoặc mơ hồ; từ thuyết bất khả tri đến chủ trương tuyển chọn hỗn hợp, và vô số học thuyết khác nữa. Các giáo phái mọc lên mỗi ngày, y như lời thánh Phaolô nói về sự phỉnh phờ của thế gian, về mưu chước tạo ra lầm lạc (Xem Ep. 4,14). Có được một đức tin rơ ràng theo đúng lời tuyên xưng Đức Tin của Giáo Hội th́ thường bị gán cho nhăn hiệu là bảo căn. C̣n như phất phơ trước gió, chủ trương mọi sư là tương đối th́ lại được xem là thái độ duy nhất hợp với thời thế. Một lối độc tài của chủ nghĩa tương đối nầy đang thành h́nh, không nh́n nhận có cái ǵ nhất định cả, và chỉ c̣n giữ lại cái tôi của ḿnh và ư muốn của ḿnh làm tiêu chuẩn tối hậu.

Trái lại, chúng ta có một chuẩn mực khác: đó là Con Thiên Chúa, người chân thật. Chính Ngài là thước đo một nền nhân bản chân thật. Một đức tin chạy theo mốt, theo thủa theo thời, không phải là đức tin của người "trưởng thành". Một đức tin trưởng thành và chín chắn phải đâm rễ sâu trong t́nh bạn hữu với Chúa Kitô. Mối tương giao bạn bè ấy mở ra cho chúng ta thấy những ǵ là thiện hảo, và cống hiến cho chúng ta tiêu chuẩn để phân định thật giả, phải trái. Chúng ta cần lớn lên trong đức tin trưởng thành ấy, chúng ta cần dẫn lối đàn chiên Chúa Kitô hướng đến đức tin ấy. Và chỉ có đức tin ấy tạo được sự hợp nhất và được thực hiện ra trong đức ái. Ngược lại với đổi thay liên tục và bất chừng của những người phất phơ trước các trào lưu, thánh Phaolô cống hiến cho chúng ta một lời nói bất hủ: làm sự thật trong đức ái đó là châm ngôn nền tảng của cuộc sống kitô giáo. Trong Chúa Kitô, sự thật và đức ái trùng hợp. Trên con đường đến gần Chúa Kitô, kể cả trong cuộc đời chúng ta, chân lư và đức ái cần chan ḥa vào nhau. Đức ái không chân lư sẽ mù tối; chân lư không đức ái sẽ như "chiếc phèng la kêu inh ỏi" (1 Cr, 13,1)......