|
VÀI ĐẶC ĐIỂM của ĐẠI HỘI Y NHA DƯỢC SĨ VIỆT NAM TOÀN THẾ GIỚI, KỲ 5
tại SYDNEY, ÚC CHÂU |
Hồ Lăng Bạc |
Lời mở đầu
Đại Hội lần thứ 5 qui tụ Y Nha Dượs Sĩ người Việt trên toàn thế giới sẽ đuợc tổ chức tại Sydney vào 3 ngày 28, 29 và 30 tháng 12 năm 2004. Tính đến ngày 14 -12- 2004 ( tức là trước Đại Hôi chỉ vỏn vẹn 2 tuần) đă có gần 400 anh chị em bác sĩ, nha sĩ và dược sĩ trong nhiều quốc gia trên thế giới và tại nhiều thành phố lớn của các tiểu bang trên Úc Châu ghi tên tham dự. Chủ đề hội nghị mang tên VỀ NGUỒN với cao vọng “hướng về cội nguồn Việt Nam để mọi người không quên nguồn cội , xây dựng 1 quê mẹ có dân chủ và nhân quyền, cùng nhau vun trồng tài sản văn hoá và thăng tiến nghề nghiệp…”, người viết vừa trích 1 đoạn ngắn trong Thư Mời dự hôị nghị được gởi đi khắp nơi từ cuối năm 2003 , gần cả 1 năm trước . Xin được nhắc laị : trong Đại Hội kỳ 4 tại Anaheim , Hoa Kỳ vào năm 2002, hội Y Tế VN Tự Do tại Úc Châu và tại tiểu bang NSW đă nhận nhiệm vụ sẽ tổ chức Đại Hội kỳ 5 tại Sydney vào năm 2004. Từ ngày ấy, ban tổ chức đă thành h́nh và bắt tay ngay vào việc chuẩn bị. Đặc điểm hội nghị này thế nào? Xin mời bạn theo dơi bài viết dưới đây.
Úc Châu là 1 lục địa rộng lớn nhưng nằm tuốt tận Nam Bán Cầu xa với các Châu khác, muốn tổ chức 1 sinh hoạt có tính cách quốc tế, vấn đề chính được đặt ra: liệu có đủ người đến tham dự không ? Ngay trong lănh vực thể thao: lần đầu tiên nước Úc được vinh dự tổ chức Thế Vận Hội vào năm 1956 tại thành phố Mây Buồn (Melbourne); ấy thế mà phải đợi măi 44 năm sau, thành phố Sydney mới được tuyển cho kỳ thế vận năm 2000! Lư do chính: sợ lỗ lă v́ không đủ khán giả đến xem và các đài truyền h́nh thâu trực tiếp sẽ bỏ cuộc không thầu do quá tốn kém mà lại ít khán gỉa xem v́… trái giờ giấc. Đại hội quốc tế quy tụ anh chị em trong y giới dự định tổ chức tại Úc Châu cũng không thoát khỏi yếu tố địa lư bất lợi này. Tuy nhiên, Ban Chấp Hành hội Y Sĩ Thế Giới đă chấp nhận lời yêu cầu của Hội Y Tế Úc Châu và của tiểu bang NSW: đại hội kỳ 5 sẽ tổ chức tại Sydney vào năm 2004, tiếp nối truyền thống đại hội quốc tế được tổ chức cứ 2 năm 1 lần trong giới Áo Trắng người Việt khắp nơi trên toàn thế giới.Địa điểm hôị họp là khu hội nghị quốc tế và triển lăm trong Darling Harbour, trung tâm thành phố Sydney, Úc Châu. Mục đích lần gặp gỡ này là để quư Thầy Cô cùng anh chị em trong đại gia đ́nh Y Nha Dược có dịp gặp lại nhau, đồng thời trao đổi những vấn đề mà hầu hết mọi người đang ưu tư. Ngoài ra,trong các đaị hội kỳ 3 và 4 vừa qua, các thầy thuốc trẻ, thế hệ thứ 2 của người Việt định cư “dùi mài kinh sử” thành tài trên các nước và phục vụ cho nền y tế tại nơi ḿnh đang sinh sống đă tham gia góp tiếng nói trong đại hội ngày càng nhiều. Đây là niềm phấn khởi v́ thế hệ trước”công thành danh toại” tại quê nhà đă cao tuổi và nhiều vị nghỉ hưu; chính lớp trẻ này góp thêm nhiều tin tức & kỷ năng mới cập nhập về lănh vực y khoa và khoa học của thế giới khiến các đồng nghiệp sắc tộc khác phải nể trọng. Thật vậy, sau tháng Tư Đen 1975, anh chị em trong giới y tế cũng tang thương khốn khổ với đồng bào và chung cảnh “đêm chôn dầu vượt biên” (bản nhạc của nhạc sĩ Phan Văn Hưng) gian nan nguy hiểm để vượt thoát t́m đến bến bờ tự do. Họ cũng sống tạm bợ vất vưởng trong các trại tị nạn và may mắn như đa số đồng hương đều được định cư tại các quốc gia Tây Phương để lập lại cuộc đời dở dang như thi sĩ Cao Tần (bút hiệu tại hải ngoại của nhà văn Lê Tất Điều), viết 1 bài thơ với câu: “ ta làm ǵ đây với nửa đời c̣n lại…” gây xúc động cho hàng ngàn người cùng cảnh ngộ! Qua báo chí và các phương tiện truyền thông, anh chi em dần dần được biết : Thầy này đang sống tại Pháp, vị giáo sư nọ đang có mặt taị Canada, bác sĩ kia ” gạo” thi lấy lại bằng tại Úc , nha sĩ nọ hành nghề trở lại v́ xong kỳ thi tương đương qua-li-phai (qualify) bằng cấp tại Hoa Kỳ. Đó chỉ là tin tức về cá nhân riêng lẻ hoặc từng nhóm nhỏ đă tốt nghiệp cùng năm mà thôi.Vài năm sau, đa số anh chị em có thiện chí đă thành lập các tổ chức có danh xưng như: hội bác sĩ Việt Nam tại Hoa Kỳ, hội dược sĩ Việt Nam tại Cali, hội Y Dược tại Paris, hội Y Tế VN tiểu bang NSW-Úc Châu..v.v… Nói chung, tại quốc gia có người Việt đinh cư, đều h́nh thành nhóm hay hội của giới Áo Trắng vào những năm cuối thập niên 80’. Sau đó cũng có đại hội nhưng 2 ngành Y và Dược đều làm riêng rẽ…Có lẽ thời điểm đó chưa có tiến bộ vượt bậc về mặt truyền thông như hiện nay chăng?! Hay là đa số anh chị em các ngành đều lo “ổn định cuộc sống trước đă, hội hè vui chơi tính sau…” Y giới Việt Nam hải ngoại mong ước sẽ có một ngày tổ chức 1 hội nghị qui tụ tất cả anh chị em Y Nha Dược sĩ sống rải rác khắp nơi, nhưng sao lại gặp biết bao là khó khăn & phức tạp ! Măi đến năm 1995, lần đầu tiên hôi nghị toàn thể anh chị em trong y giới được hội họp taị San Jose , Hoa Kỳ. Như thế , sau 20 năm đây mới là dịp Thầy tṛ & bằng hữu gặp lại nhau vui mừng hạnh ngộ như trăm con suối,ngàn lạch nưóc nhỏ cùng chảy vào ḍng sông chính bao la: tṛ ôm chầm lấy Thầy, bạn réo tên lắc tay, ṿ tóc …sao ai cũng “chàng Siêu mái tóc điểm sương”, muối nhiều hơn tiêu vậy cà….Hôị nghị này chính là đại hộị kỳ 1. Sau đó toàn thể đều đồng tâm hiệp ư chung kết: cứ 2 năm sẽ cố gắng tổ chức đai hội 1 lần . V́ thế đă có đaị hội 2 tại Montreal vào năm 1997 ; rồi kỳ 3 tại Paris – Pháp , nhưng lùi laị 1 năm để chào mừng thiên niên kỷ mới : năm 2000 ! Sau đó, đai hôị kỳ 4 tiếp tục vào năm 2002 tại Anaheim, Hoa Kỳ và kỳ 5 sẽ tổ chức tại Sydney vào năm 2004. Hy vọng đại hội lần thứ 5 vào cuối tháng 12 / 2004 tại Sydney được sự giúp sức của tất cả các y nha dược sĩ trên toàn nước Úc và ban tổ chức gồm nhiều thành viên nhiệt t́nh và dồi dào kinh nghiệm cũng sẽ thành công mỹ măn !Hơn nữa nếu xét qua vài đặc điểm mà đại hội nhắm đến sẽ đem lại nhiều lợi ích không những cho tham dự viên mà cả quư đồng hương có quan tâm đến sự phát triển y t ế toàn cầu và vấn đề sức khoẻ.. Điểm đầu tiên: nhắc đến bất cứ đại hội nào là chúng ta nghĩ ngay đến hôi nghị sẽ bàn về vấn đề ǵ ? Ai là thuyết tŕnh viên? Đại hội 5 sẽ đưa ra nhiều đề tài khoa học để thảo luận, trong đó có phần đóng góp của Bác Sĩ Dương Phú Cường tại Melbourne, Úc Châu với đề tài “ Positron Emission Tomography” thật mới mẻ; Dược Sĩ Trần B́nh Nhung đến từ Hoa Kỳ tŕnh bày đề tài Pharmaceutical Care , xử dụng dược phẩm đúng liều lượng để nâng cao kết quả điều trị và an toàn ; Giáo Sư Đinh Xuân Anh Tuấn đến từ Paris để thuyết tŕnh đề tài “Nitric Oxide- from bench to bedside” ,đây là 1 công tŕnh nghiên cứu có tầm vóc quốc tế , cần nhắc lại BS Tuấn cũng đă đóng góp các đề tài khoa học khác rất có giá trị trong nhiều đại hội trước . “Computer session- Unicode” là đề tài của BS Nguyễn Phước Bảo Quư, 1 vị thầy thuốc trẻ đang sinh sống tại Sydney và rất đam mê máy điện toán.Chính BS Bảo Quư đă tận t́nh tŕnh bày &hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc liên quan đến Internet và về Unicode trên Web Site của 2 Diễn Đàn Y khoa và Dược Khoa toàn thế giới và được nhiều BS, DS tại Việt Nam tham gia. Về nha khoa th́ Nha Sĩ Chuyên Khoa Nguyễn Chính của Sydney đưa ra đề tài “Trauma & Management in Paediatric Dentistry”. Đương nhiên c̣n có các đề tài về văn hóa& văn chương VN , xă hội Đông Tây và đặc biệt cuộc sống người Việt tại Úc Châu . May mắn cho người viết: tối thứ Hai (13-12-2004) vừa qua, trong tiết mục Người Việt Khắp Nơi, ban Việt ngữ Sydney đă phỏng vấn 3 bác sĩ trong ban tổ chức: Vũ Ngọc Tấn, Vơ Văn Phước và Liêu Vĩnh B́nh. Cả 3 bác sĩ thay phiên nhau tŕnh bày các chi tiết của đại hôị kỳ 5 và cùng kêu gọi tất cả anh chị em đang phục vụ ngành y tế như: Y sĩ nhăn khoa, chuyên viên vật lư trị liệu, y tế cộng đồng v..v.. đều được mời tham dự cùng với các y nha dược sĩ . Bs Tấn c̣n tiết lộ vài đề tài hấp dẫn như : Bs Nguyễn Xuân Quang , đến từ Hoa Kỳ trong đề tài “Giải độc trống Đồng Đông Nam Á “ và 2 khuôn mặt rất quen thuộc với Cộng Đồng người Việt tại Úc : Luật sư Lưu Tường Quang với “ Sự Hội Nhập của Người Việt vào Xă Hội Úc “, Bs Nguyễn Mạnh Tiến tường tŕnh đề tài thời sự : “ Công cuộc đấu tranh của người Việt Tự Do tại Sydney đă đánh đổ chương tŕnhVTV4 của VC do đài truyền h́nh SBS tŕnh chiếu “. Như cách tổ chức các Đại Hội lần trước, tùy vào ngành nghề chuyên môn, tham dự viên được chia thành 3 khối: dược, nha và y khoa để anh chị em dễ dàng bàn sâu vào các chuyên đề. Ngày thứ 3 kết thúc đại hội (30-12-2004) là buổi tổng kết các thành quả đă đạt và bầu tân Ban Chấp Hành toàn thế giới cho nhiệm kỳ mới. Buổi tối là dạ hội & dạ vũ Gala tưng bừng để chia tay ! Đặc điểm khác : đại hôi cũng chú trọng đến phần văn nghệ và trưởng ban chính là Bác sĩ Trần Thị Xuyên, đương kim Chủ Tịch hội Y Tế tiểu bang NSW.Dù bận nhiều việc nhưng Bs Xuyên ngoài tài trị bệnh được rất nhiều nữ thân chủ tín nhiệm, c̣n có tâm hồn ưa chuộng văn nghệ, đă dành cho người viết một cuộc phỏng vấn ngắn nhưng đầy đủ : Phần văn nghệ của đại hội dồi dào và đầy đủ trong 3 buổi tŕnh diễn: với chủ đề Về Nguồn nên ngay trong ngày khai mạc , thứ Ba 28-12-2004, lễ chào cờ Úc Việt trong nghi thức có nét văn hóa VN với chiêng trống & nhang trầm ;buổi ăn tối họp mặt (reunion dinners) tại một nhà hàng Trung Hoa trong khu Darling Harbour vào tối thứ Tư 29-12-2004 , có phần văn nghệ đặc sắc với sự góp mặt của nhạc sĩ guitar nổi danh Hoàng Ngọc Tuấn, màn ngâm thơ điêu luyện của Nữ Bs Huỳnh Ngọc Sương sẽ làm chúng ta nhớ lại giọng ngâm tuyệt vời của Hồ Điệp trong ban Tao Đàn xa xưa và nhiều giọng ca của các bác sĩ & dược sĩ dự đại hội bảo đảm chỉ thua các ca sĩ chuyên nghiệp tại Sydney chút xíu thôi. Khi được hỏi chương tŕnh đêm Gala vui tươi thế nào? Có lẽ trưởng ban văn nghệ muốn giữ chút bí mật nên ngần ngừ tí chút nhưng cũng bật mí cho biết: “cây đinh”của chương tŕnh văn nghệ khiêu vũ là ban nhạc Queen Bee, 1 trong những ban nhạc hàng đầu của Sydney và các vũ công tài nghệ của Ban Việt Vũ . Có đến 4 ca sĩ chuyên nghiệp sẽ luân phiên tŕnh diễn những bản nhạc với các điệu vũ thịnh hành để khách tham dự Gala ra sàn nhảy thoải mái.. Có thể đoan chắc 1 điều là đêm truyền thống chia tay Gala vào thứ Năm 30-12-04 sẽ: ăn ngon , văn nghệ hay, nhảy vui !! Đại hội lần này cũng kết hợp du lịch mừng Năm Mới 2005 bằng chuyến đi “ tua “ hậu Đại Hôị từ ngày 01-01-2005đến ngày 05-01-05 do Bs Tăng VănMinh, trưởng banDu Lịch tổ chức, tại bờ biển Gold Coast và biển san hô trải dài gần 1,500 km thuộc tiểu bang Queensland, nằm về phía Bắc cách Sydney khoảng 800 km. Tại đây, du khách có thể lặn lội bên cạnh bầy cá đủ mầu đủ sắc, hay các ṣ hến to như chiếc thúng hoặc kích cỡ khổng lồ cả thước đang vùi ḿnh trong rong biển dập dờ…. Ngoài ra tha hồ ăn trái cây thuộc miềm nhiệt đới như, chuối, x̣ai mẳng cầu, dừa, đu đủ , dưa hấu…v…v….ngon ngọt không thua ǵ trái cây VN và Thái Lan & Mă Lai . Tháng 12, tại Úc đang là mùa Hè nắng chói chang và nhiệt độ nóng bức như tại Saigon. Hoặc “quí vị có thể ghé xuống phía Nam thăm Melbourne, thủ đô văn hóa và thanh lịch của Úc, với 100 km Ocean Drive đầy cảnh đẹp dọc theo bờ biển để ngắm Twelve Apostles, những ḥn đá cheo leo đă được tỉa gọn bởi sóng biển hàng triệu năm, Bay of Martyrs, rặng Gampians với đá xây như thành…” (trích nguyên văn Thư Mời của Ban Tổ Chức). Ngoài ra nơi họp hành là khu triển lăm trong vùng Darling Harbour, v́ vậy việc giới thiệu vùng này cũng không dư thừa ǵ đâu, phải không ạ? Darling Harbour được Ban Tổ Chức Đại Hội dịch thành Vịnh Yêu Thương , người viết dịch thoáng là Bến Cảng Thương Yêu …xem chừng cả 2 đều quá thi vị hóa vùng này. Xin được trích một số tài liệu trong “history of darling harbour” :“Úc Châu được t́m ra năm 1788 và vùng có tên gọi Darling Harbour ngày nay , xa xưa thuộc người bản điạ Aborigines gọi là Tumbalong và người Da Trắng đổi thành Long Cove! Năm 1826, vị Tổng Toàn Quyền (Governor) đại diện cho Nữ Hoàng Anh mà danh nghiă: đứng đầu nước Úc, trên cả thủ tướng. Vị này tên là Ralph Darling và ông đă dùng tên của ḿnh thay 2 chữ Long Cove thành Darling harbour! Đến năm 1984, Thủ Hiến NSW. Neville Wran, thuộc đảng Lao Động, chấp thuận kế hoạch và đề án xây cất và mở rộng khu này thành địa điểm du lịch cho ṭan tiểu bang.Công tŕnh xây dựng vĩ đại này kéo dài gần 5 năm và chính thúc đưa vào phục vụ công chúng sau lễ khánh thành long trọng vào dịp kỷ niệm 200 năm: Bicentennial Celebrations t́m ra Châu Úc 1788- 1988. Người cắt băng chính là Nữ Hoàng Elizabeth II từ thủ đô Luân Đôn dầy đặc sương mù, c̣n hơn” Đà Lạt mù sương “của đất nước VN, đến thăm thần dân tuốt tận vùng Nam Bán Cầu xa lắc này. Ngày nay, vẫn c̣n bảng đồng ghi nhớ sự kiện trọng đại tại ngay khu hồ nước phun rất mỹ thuật. Kinh phí xây dựng quần thể gồm công tŕnh : Sydney Aquarium, Maritime Museum, Powerhouse Museum, Chinese Garden, Imax Theatre, Sydney Exhibition Centre và Harbour Side Shopping Centre trên 1. 5 tỷ Úc Kim ( khỏang 1.2 t ỷ Mỹ Kim) .Xin bạn đọc thông cảm khi người viết chưa Việt hóa các danh xưng v́ dùng“ Hải dương học Sydney” hoặc “ hồ cá kiểng Sydney” hay “ khu trưng bầy & nuôi dưỡng hải sản Sydney “ để thay cho Sydney Aquarium, nghe có vẻ lạ tai , phải không ạ ? Xin quư bạn liếc sơ qua vài số thống kê về sự trù phú vùng Bến Cảng Thương Yêu : Từ năm khánh thành 1988 đến năm 2003 ( 15 năm) đă có 150 triệu du khách đến thăm Darling Harbour. Trong năm 2000, năm của thế vận Sydney, có đến 16 triệu người ghé thăm.Cứ 2 tuần 1 lần ,khoảng 31 %dân cư Sydney ,tính tṛn là 1. 5 triệu , cùng gia đ́nh hoăc bạn bè đến đây vui chơi.Vùng này có khoảng gần 100 khách sạn với tổng số 2,850 pḥng đầy đủ tiện nghi từ 3 sao cho đến 5 sao sẵn sàng phục vụ khách phương xa.Về quán ăn và nhà hàng th́ con số là 43 : du khách cần món ăn Tây, Tàu ,Nga ,Mỹ ,Nhật, Ai Cập …v..v… đều có thừa mứa.Cần nhấm nháp đưa cay ly rượu hay thèm 1 tách cà phê Ba Tây, Ư Đại Lợi th́ có đến 29 cửa hàng thuộc loại hảo hạng & điệu nghệ chờ đón du khách bước vào thưởng thức.Các dịch vụ này đă tạo công ăn việc làm cho hơn 4, 000 nhân viên có công việc toàn thời. Điạ điểm họp mặt của Đại Hội kỳ 5 tại Sydney Convention Centre trong khu Exhibition Centre , đối diện với Chinese Garden rất dễ t́m. Xin ghi điạ chỉ liên lạc của Đại Hội 5 để các bạn xa xôi… không đến dự , có thể lấy tài liệu : Ban tổ chức Đại Hội Y Nha Dược Sĩ Việt Nam Tự Do(kỳ 5). PO Box 782 Bankstown, NSW. 2200 AUSTRALIA Email : bantochuc@sydney2004.org.au Web : www.sydney2004.org.au Điện thoại: 02- 9790 5375 Fax : 02- 9709 6970 Ngoài Úc Châu, muốn liên lạc bằng điện thoại , xin vui ḷng bấm số như sau : 011 – 61 – 2 - 9790 5375.
* HỒ LĂNG BẠC * (Sydney trung tuần tháng 12 / 2004).
|