Thư gửi một người bạn vừa nằm xuống

 

Anh Hoàng Quư

 
 

Trần Duy Nhiên, Saigon

Trần Ngọc Vân (TPV), Laguna Niguel, HK

 

T

 

Anh Hoàng Quư thân thương,

 

Tôi vừa nhận tin từ một email. Một tin tôi không muốn nghe nhưng biết rằng thế nào cũng đến: “…anh Hoang Quy da ve nha Chua luc 11:12AM ngay 28 thang gieng nam 2008 tai BV Fountain Vally, quan Cam, Bang California, Hoa Ky sau khi da lanh nhan day du cac Bi Tich.”

 

Bàng hoàng th́ không! Nhưng tôi không thể không nói với anh những suy nghĩ về lờn vờn trong óc tôi trong mấy ngày vừa qua.

 

40 năm về trước, khi Công Đồng Vaticanô II kêu gọi Dân Chúa đọc và suy niệm Kinh Thánh th́ tôi không biết một tí ǵ về Kinh Thánh cả! T́m cách tiếp cận Lời Chúa, tôi đọc được tập sách hướng dẫn phương pháp suy niệm Tin Mừng, kư tên Hoàng Quư. Đó là cuốn sách đầu tiên trong đời giúp tôi làm quen với Kinh Thánh và học hỏi măi cho đến hôm nay. Như vậy, chính anh là người đầu tiên đưa tôi đến với Kinh Thánh chứ không phải là một linh mục hay một tu sĩ nào. Và nội điều này cũng khiến tôi phải công khai nói lên lời biết ơn anh. Tôi đă khâm phục Hoàng Quư từ thuở ấy, và qua những hiểu biết chín chắn của anh, tôi ngỡ rằng anh phải là đàn anh của tôi rất xa, nên tôi không bao giờ dám có cái hân hạnh được làm bạn với anh. Măi sau này, tôi mới biết anh và tôi bằng tuổi với nhau.

 

Rồi vật đổi sao dời… 35 năm sau, tôi biết anh là một cột trụ trong Diễn Đàn Giáo Dân. Tôi biết được tờ báo này v́ tờ báo đă đăng một hai bài của tôi, do thân hữu gửi đến ṭa soạn, mà tôi không hề biết. Thế rồi một anh bạn tôi rất quí mến ở Texas, anh Trần Văn Minh, trong một lần về Việt Nam, đă nói với tôi: “Anh Nhiên, tiếp với anh Hoàng Quư một tay đi, anh ấy đă bị ung thư máu và không c̣n biết sống chết lúc nào, nhưng anh ấy vẫn đem nhiệt t́nh phục vụ cho Giáo Hội!” Tôi chưa kịp phản ứng th́ hay tin anh chủ trương Website Tiếng Nói Giáo Dân. Website này được khai sinh trùng vào thời điểm mà một linh mục ở Hoưston viết bài lên án gắt gao Vơ Lư, Nguyễn Chính Kết và Trần Duy Nhiên là ‘lạc đạo, tu xuất, trí thức nửa vời…’ Anh đă đứng ra bênh vực chúng tôi hết ḷng mà không sợ những đ̣n thù của một linh mục đang làm linh hướng cho một phong trào công giáo rất thế giá tại Hoa Kỳ. Chính tấm ḷng của anh đă khiến tôi biến ḷng cảm phục xưa kia thành t́nh bạn chân thành. Tôi sát cánh với anh từ những ngày đầu tiên của TNGD.

 

Lần đầu tiên tôi sang Hoa Kỳ là nhắm vào thời kỳ tiên khởi đó. Anh đă đưa tôi về tư gia trú ngụ. Măi sau này tôi mới biết rằng vợ anh, chị Thanh Hiền, đă nhường pḥng cho tôi để ra salon mà ngủ. Hơn thế nữa, anh đă thu xếp để đưa tôi lên Colorado, cùng với vài người bạn khởi xướng TNGD, để họp nhau tại nhà anh Trần Công Huấn, hầu t́m cách phục vụ Giáo Hội một cách hữu hiệu nhất có thể với Website TNGD. Anh vẫn nhắc đi nhắc lại rằng lư ra anh đă chết từ năm 2003, nhưng Chúa muốn anh tiếp tục sống một thời gian, th́ thời gian này anh sẽ dâng hiến hết cho Chúa.

 

Sau này, khi TNGD dấn thân nhiều hơn trên con đường phê phán Nhà Nước và Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, và anh viết nhiều bài phê phán không khoan nhượng những ‘yếu hèn và bất cập’ của giám mục linh mục Việt Nam, tôi không c̣n tiếp tục gửi bài cho TNGD, v́ nghĩ rằng ḿnh chưa thấy hết cái phức tạp của các vấn đề trong Giáo Hội tại Việt Nam. Thú thật, tôi không đồng t́nh với anh ở nhiều điểm và cũng viết thư riêng để nói với anh. Anh luôn luôn bảo rằng điều mà anh viết, dù người ta thích nghe hay không thích nghe, dù người ta đón nhận hay phản đối, th́ anh cũng cứ viết v́ đó là điều mà Chúa Thánh Thần buộc anh phải nói, và không có ‘ngôn sứ’ nào được người đời hoan hô cả! Tôi rất trân trọng cách dấn thân triệt để của anh, nhưng cũng không ít lần bực ḿnh v́ lập trường ‘trên trời’ của anh. Tôi từng châm chọc: “Anh bắt Chúa Thánh Thần làm việc nhiều quá! Anh viết lách như một con người hộ tôi!”

 

Đọc những bài phê phán không khoan nhượng của anh trên Diễn Đàn Giáo Dân hay trên Tiếng Nói Giáo Dân, nhiều người nghĩ rằng anh là một người hung hăng, ăn nói đao to búa lớn, chỉ biết nói chứ không bao giờ biết lắng nghe. Những người ấy hẳn sẽ rất ngạc nhiên, nhất là nếu biết anh trước kia, khi thấy một ông Hoàng Quư từ một người phương phi cao 1,85m đă trở thành một người gầy c̣m cao 1,55m sau cơn bệnh của năm 2003, với gương mặt vẫn ‘trẻ thơ’, miệng luôn ḿm cười, và không bao giờ lớn tiếng dù là trong khi tranh luận. Anh là một người biết lằng nghe và làm như lời anh chị em đề xuất, đến độ một số anh chị em phải bực ḿnh v́ cho anh là người không có lập trường. Trong khi đó, những người phản đối anh, từ linh mục đến giáo dân, vẫn xem anh là một con người cố chấp. Lần cuối cùng đến thăm anh, tháng 8-2007, tôi hỏi anh:

- Sao? Người ta phản ứng thế nào trước những bài của anh?

Anh trả lời:

- Dập tơi tả!

- Sắp chết chưa?

Anh mỉm cười: “Chưa!” Tôi trêu anh:

- Trả tôi 50 USD đi. Tôi sẽ viết bài dập anh! Bảo đảm là anh chết luôn!

Đáp lại, trên môi anh vẫn là nụ cười ‘con trẻ’.

 

Vâng, anh Quư ạ. Có rất nhiều điều tôi không đồng t́nh với anh: từ cách anh khai thác các tài liệu, cách anh tŕnh bày vấn đề cũng như vài khía cạnh trong lập trường phê phán của anh, nhưng có một điều tôi không thể nào phủ nhận nơi anh, ấy là chân t́nh và ḷng nhiệt thành dâng hiến tất cả cho Thiên Chúa để mong sao Giáo Hội Người càng ngày càng giống với h́nh ảnh của Chúa Kitô. V́ công cuộc đó, anh hy sinh th́ giờ, tiền bạc, sức khỏe, thế giá của ḿnh...

 

Giờ này anh đă nằm xuống, nhưng những ǵ anh để lại vẫn c̣n đó. Cách đây hơn 40 năm, Nhất Chi Mai đă nói với các vị lănh đạo tôn giáo ḿnh: “Con lạy các thầy, danh mà chi, lợi mà chi!”. Sau khi chị tự thiêu, người ta đă đọc trong tập thơ di cảo: “Tôi thấy ḿnh hèn yếu! Tôi nghe ḷng đắng cay! Sống ḿnh không thể nói! Chết mới được ra lời!”. Phần anh, anh không tự thiêu theo nghĩa đen, nhưng những tháng năm qua anh cũng ‘tự thiêu’ bằng cách đi đến cái chết từng ngày một… và trong tiến tŕnh ấy, anh không bao giờ ngưng “nói ra lời!”

 

Giờ đây, ở bên kia chân trời, chắn chắn Chúa đă quên đi những khiếm khuyết trong đời anh, mà chỉ c̣n nhớ đến tâm hồn nhiệt thành như con trẻ của anh. Anh đă ra đi, rồi chúng tôi cũng sẽ theo anh vài năm hay mươi năm nữa… Chúng tôi sẽ nh́n theo anh mà sử dụng cho Chúa và Giáo Hội những năm tháng cuối đời ḿnh… Anh không c̣n nữa, nhưng lời ‘ngôn sứ’ của anh vẫn c̣n! Tôi mong sao Diễn Đàn Giáo Dân sẽ xuất bản một tuyển tập những bài tâm huyết nhất của anh gửi đến các thành phần Giáo Hội. Anh đă qua đi, chúng tôi sẽ qua đi, các vị lănh đạo Giáo Hội cũng sẽ qua đi, nhưng Giáo Hội sẽ trường tồn. Có người bảo rằng anh là ‘enfant terrible’ của Giáo Hội! ‘Terrible’ hay không th́ tùy người nhận định, nhưng chắc chắn anh là ‘authentique enfant’ của Giáo Hội, một cách tinh tuyền.

 

Hẹn gặp lại anh, anh Hoàng Quư thân thương!

Hăy chờ chúng tôi ở cơi vô biên!

Trong giờ phút này, thay cho lời tạ từ, tôi đọc lại anh nghe lá thư đầu tiên tôi viết cho anh, khi chúng ḿnh khởi xướng Website Tiếng Nói Giáo Dân, anh nhé!

 

Anh Hoàng Quư kính mến,

 

Tôi vừa mới đọc xong ‘Lá Thư Ngỏ’ của anh trên web Tiếng Nói Giáo Dân, và viết cho anh ngay để cám ơn anh về những lời chân t́nh đó. Thành thật với ḷng ḿnh, tôi rất ‘vênh vang’ về những điều tích cực anh nói về Kết và tôi, nhưng không phải v́ những lời ‘bốc thơm’ ấy mà tôi viết bài này để cám ơn anh.

 

Tôi thấy rằng những lời nói của anh trong lá thư đó không c̣n là tiếng nói nữa, mà là máu, là xương, là linh hồn, là tiếng thét của một kinh nghiệm sống không ǵ bị miệng nổi, chẳng những của riêng anh nhưng c̣n là của 99,9% Kitô hữu có ḍng máu Việt Nam nhưng không là linh mục. Những con chiên ấy có sá ǵ đến việc gục đầu trước một quyền lực đâu. 7 triệu người giáo dân đang ở trên đất nước Việt Nam (trong số đó có tôi) đă bị quyền lực thế gian trấn áp mà có mấy người than vản đâu. Chúng tôi đă trở nên hèn hạ lắm anh ạ. Trong số 100% chiên Chúa (tôi xem hàng giáo sĩ cũng là chiên Chúa, không biết có vị linh mục nào xem tôi xúc phạm họ, hoặc ngu dốt về tín lư chăng?) th́ hơn 90% đă được những người thay mặt Chúa Kitô dạy cho thái độ ngoan ngoăn cúi c̣ng lưng để nghe lời thượng cấp, thượng cấp đạo cũng như thượng cấp đời. Số 10% c̣n lại gồm các giáo sĩ có học thức, thông hiểu thần học và thánh ư Chúa, cùng với một số giáo dân c̣n có đủ hai tai để nghe; trong số đó có bao nhiêu người lên tiếng như Nguyễn Chính Kết?

 

Tôi không tuyên dương Kết là người ‘gương mẫu’ cho Kitô hữu Việt Nam (có chức thánh hay không) nhưng tôi tin rằng anh ấy cố gắng sống điều ḿnh nói, một cách trung thực với ḷng ḿnh, và anh đang chết từng ngày v́ đức tin, đang tử đạo... Mà có nếp sống đạo nào đích thực mà lại không đ̣i hỏi ḿnh phải tử đạo không anh nhỉ? Tôi cũng không nói rằng đó là cách thức tử đạo duy nhất, và c̣n bao nhiêu người khác (giáo sĩ và giáo dân) đang tử đạo âm thầm trên khắp quê hương này.

 

Nếu anh c̣n chút tàn lực mà về Quê Hương dưới đất trước khi trở về Quê Hương trên trời, tôi sẽ dẫn anh đi một ṿng để anh thấy những con người tử đạo ấy, họ là linh mục, họ là tu sĩ, họ là giáo dân. Nh́n thấy họ thôi, thấy nụ cười b́nh an và hạnh phúc trên gương mặt đen ś hay hốc hác v́ cái nắng gay gắt của Việt nam hay v́ những công việc không cho phép họ dừng tay; vâng, chỉ nh́n thấy họ thôi th́ biết rằng những người tử đạo ấy làm chứng cho Chúa Kitô một ngàn lần hơn những câu dao to búa lớn của anh em chúng ḿnh, thậm chí của một vài vị được chọn làm chủ chăn. Nếu phải quỳ gối trước Chúa Kitô nhập thể trong một con người, th́ tôi sẵn sàng quỳ gối trước gương mặt không đẹp đẽ ǵ của họ, v́ họ toát ra cái t́nh yêu gây xúc động ḷng người của Chúa Kitô, hơn là quỳ gối trước chức thánh của một số người. Biết làm sao được v́ tôi là một con người, một con người với một trái tim thường t́nh, không chịu đập đúng nhịp theo luật lệ, dù cho luật hội thánh hay luật thế gian; bởi v́ như Pascal nói : ‘L’homme est un roseau, mais un roseau pensant”.

 

Viết cho anh thư này cũng không phải là để phân trần hay đôi co với một linh mục. Hơn thua nhau mà làm chi giữa những người con Chúa ? Trong t́nh yêu th́ không có hơn thua, và một giáo dân mà thua một linh mục th́ cũng là một chuyện truyền thống rồi, có thêm bớt ǵ cho Chúa Kitô đâu? Vả lại đó chỉ là chuyện thường t́nh của con người. Anh em ḿnh biết bao nhiêu người tưởng là chí cốt, nhưng v́ một lời chạm tự ái mà không c̣n muốn nh́n mặt nhau, rồi phải ḱm ḿnh để không nhắc đến tên người ‘bạn cũ’ hầu khỏi phải thốt lên một lời đay nghiến. Trong linh mục đoàn cũng có linh mục này xung khắc với linh mục kia, dù không nói ra thành lời, nhưng cũng chống đối nhau một mất một c̣n. Giữa linh mục vào giáo dân cũng không thiếu ǵ lần ‘cha’ mắng nhiếc ‘con’ với những lời mạt sát, và ‘con’ mỉa mai ‘cha’ với những lời hằn học. Đấy là chuyện giữa một con người với một con người.

 

Lá thư này viết cho anh để cùng thấy một cái ǵ đó vượt lên trên tất cả những vụn vặt giữa một con người và một con người. Chúng ta khẳng định với nhau điều này mà không sợ ai lên án: Cha H… không phải là Chúa Kitô. Cha có vinh có nhục, cha có thánh thiện hay tội lỗi, cha có sống đúng theo h́nh ảnh của người tôi tớ Giavê nơi Chúa Kitô hay dùng Chúa Kitô như con ngáo ộp để củng cố tư thế ăn trên ngồi trốc của ḿnh, th́ việc đó cũng là việc của cha với Chúa, chứ không phải là việc của anh và tôi. Điều đáng nói nhất là Gương mặt của Chúa Kitô có bị anh và tôi bôi nhọ hay không; có bị ai đó làm biến dạng thành một ‘Chúa Kitô khác đi’ hay không. Chủ nhật này, bài phúc âm nói về người phụ nữ ngoại t́nh. Rốt cục th́ chỉ có ‘người phụ nữ ngoại t́nh’ mới ngước mắt nh́n ra gương mặt của Chúa Kitô, c̣n cả giáo dân lẫn tư tế đều ḥ hét cho thỏa măn cái thú tính của ḿnh, rồi nhân danh ‘Môsê dạy’ để trả thù một con người dám làm điều mà tất cả họ rất mong làm nhưng không dám hoặc đă làm mà giấu được cặp mắt thế gian.

 

Cái thư anh là tiếng thét của những người không c̣n tiếng nói, tại v́, như Chúa Kitô, họ đă bị quyền lực thế gian và quyền lực tôn giáo đánh cho không c̣n hơi thở, không c̣n h́nh hài. Đó là tiếng thét của những người Con Thiên Chúa chỉ nói được có mỗi một tiếng : «Tôi khát! ». Ôi Cha trên trời đă bỏ rơi Con ḿnh trên thánh giá hiến tế đến nỗi Con phải thét lên: Heli, Heli lamma sabacthani ! Nhưng ít ra Người không lên tiếng để mạt sát Con ḿnh. Ôi Cha dưới đất đă bỏ rơi con ḿnh trên trên thập tự cuộc đời đến nỗi con ḿnh phải thét lên như anh, như những Vơ Lư, Chính Kết và bao nhiêu người khác. Có ai nghe ra tiếng thét đau thương lắng ch́m dưới những lời nói ‘kém kiến thức’ đó hay không ? Hay chỉ nghe được tiếng thét đinh tai phá hỏng giấc ngủ say sưa yên hàn của ḿnh? Tội nghiệp cho anh, tội nghiệp cho tôi, tội nghiệp cho đàn chiên Chúa là chúng ta, và đau đớn hơn hết là tội nghiệp cho Chúa Kitô, Đấng đă chọn lựa chết thay cho đàn chiên.

 

Cái đau của tôi không phải v́ một linh mục có giọng vua chúa khinh miệt dân đen. Tôi đă quá quen sau 60 năm c̣ng lưng rồi, và không thấy có ǵ khó chịu. Cái đau của tôi không phải v́ bị một linh mục lên án là lạc đạo. Lạc đạo th́ đă làm sao? Trong đời ḿnh, có giai đoạn c̣n dễ sợ hơn, ấy là tôi lạc Chúa; thế mà Chúa vẫn c̣n chạy theo để ẵm tôi về với Người. Nếu lạc đạo dưới cái nh́n của một linh mục nào đó, mà tôi thấy thoải mái hơn với Chúa, và vài người khác cùng thoải mái bên Chúa với tôi, th́ tôi cũng bất chấp mọi sự. Cái tôi sợ nhất là lạc Chúa chứ đâu sợ lạc đạo, v́ Chúa vốn là Đường, là Đạo rồi mà.

 

Cái đau của tôi là lời kinh của Chúa Kitô trong giờ phút cuối cùng của Ngài : Xin cho họ nên một! Lời kinh của Thầy Chí Thánh cứ vang trong đầu tôi như một tiếng thét đầm đ́a nước mắt mà hai ngàn năm nay không thể trở thành hiện thực v́ những người như anh, như tôi, và cũng v́ một số người có phẩm trật trong Giáo Hội. Sá ǵ con người của anh và của tôi, sá ǵ con người của một linh mục, thậm chí sá ǵ cả một cơ chế giáo hội này, nếu Chúa Kitô vẫn c̣n bị chúng ta tiếp tục kéo phanh thây Ngài ra mỗi người mỗi phía ? Không ! Ai muốn nói ǵ th́ nói, có giải thích thế nào th́ giải thích, có lư luận theo bất cứ nền thần học nào, có nại đến bất cứ uy quyền nào, th́ cũng không thể bắt tôi nói khác : GIÁO HỘI KHÔNG PHẢI LÀ THIÊN CHÚA VÀ CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ CHÚA KITÔ. Giáo Hội là một phương tiện mà Chúa đă lập ra ‘V̀ LOÀI NGƯỜI CHÚNG TA, VÀ ĐỂ CỨU RỖI CHÚNG TA’ ; một phương tiện có thể là duy nhất trên thế gian này, nhưng cũng chỉ là một phương tiện mà thôi. Thế nhưng không phải sau khi làm một phương tiện th́ Chúa lại bị lệ thuộc phương tiện Ḿnh đến độ không biết làm ǵ khác, ngoài việc nhận mệnh lệnh của những người mà Ngài trao quyền thánh. Chúa không lệ thuộc GH ; GH muốn lệ thuộc Chúa hay không th́ tùy, nhưng chắc chắn là Chúa không lệ thuộc GH. Chúa đă để cho người ta đóng đinh Ngài vào thập giá, v́ yêu thương anh và tôi; nhưng cũng v́ yêu thương anh và tôi, mà quyền năng và t́nh yêu của Ngài chắc chắn sẽ không để cho người ta đóng đinh Ngài vào GH, nếu vài người con GH muốn biến GH thành tổ chức thế quyền. (30 năm nay tôi rất sợ những người đ̣i hỏi dân tộc phải trung thành và sống chết cho ĐẢNG mà chưa bao giờ biết Đảng là ai, thấy Đảng thế nào, tuy giải thích về ĐẢNG th́ vanh vách)

 

Điều làm tôi đau, chính là thấy rằng hai đầu cầu Giáo Hội đă lắng nghe và xin lỗi nhau mà đoạn giữa lại chưa chịu bắt nhịp. Những giáo dân thấp cổ bé miệng th́ suốt lịch sử đă không ngừng xin lỗi mọi người. Họ là hạng người ‘ngoại đàn bà ngoại t́nh đă bị bắt quả tang’ từ lâu rồi. Không cần phải nói đến. Cuối thế kỷ 20, trên đỉnh cao giáo hội, những lời sám hối đă trỗi lên từng đợt cho đến Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, là người đă thốt lên lời xin lỗi không biết bao nhiêu lần (anh bảo là 100, không biết có đến hay không, nhưng với số tài liệu tôi có trong tay th́ cũng đếm được 25 lần ngài nói ‘tôi xin lỗi’ hay một câu tương tự). Đầu Giáo Hội đă nghe được tiếng thét của bàn chân lấm bùn của ḿnh và nói lên lời xin lỗi. Lời xin lỗi xuất phát từ t́nh yêu chứ không phải từ mặc cảm.

 

Ôi, Tiếng thét của anh làm sao vang vọng được đến tai của những người đang trực tiếp có trách nhiệm vẽ lên gương mặt Chúa Kitô trên trần gian ? Tiếng thét của anh làm sao dược sự đón nhận của một chủ chăn giống như Tổng giám mục Milan, khi ngài nói với con cái ḿnh, cách đây gần nửa thế kỷ, ngày 10.11.1957:

 

« Hỡi những con cái [Chúa] ở xa, nếu có một tiếng nói nào vang đến tai anh em, th́ tiếng đầu tiên là lời thân mật xin lỗi anh em. Vâng, chính chúng tôi xin lỗi anh em; trước khi xin lỗi Thiên Chúa... Nếu chúng tôi chưa hiểu anh em, và quá dễ dàng gạt anh em sang một bên, nếu chúng tôi từng không quan tâm đến anh em, nếu chúng tôi không phải là những bậc thầy tinh thần tốt và những y sĩ tâm hồn tốt, nếu chúng tôi không đủ khả năng để nói về Chúa cho anh em một cách đúng mức, nếu chúng tôi từng giễu cợt anh em, v́ trêu chọc, v́ luận chiến, th́ ngày hôm nay chúng tôi xin lỗi anh em. »

 

Sáu năm sau, vị tổng giám mục đó đă trở thành Đức Giáo Hoàng Phaolô VI để chủ tọa Công đồng Vatican II, cái Công đồng mà giờ đây rất nhiều người tự hào và dựa vào đó để không c̣n nghe tiếng rên la của những đứa con quằn quại trên thập giá.

 

Cha H… có phẫn nộ và ‘lái xe ủi đất’ vào mọi người. Có ǵ quan trọng đâu ? Cái quan trọng là chỗ khác kia. Cái quan trọng là Gương Mặt của Chúa Kitô kia. Cái quan trọng là c̣n rất nhiều người nhiệt thành canh giữ cái phương tiện để nó giống hệt thời Trung cổ (như anh đă nói trong thư), mà quên để ư rằng phương tiện theo mẫu cũ ấy không c̣n giúp được ǵ nhiều cho con người ngày nay. Ăn thua nhau mà làm ǵ ? Linh mục đè bẹp giáo dân, giáo dân phản đối linh mục... là phí phạm th́ giờ của nhau.

 

Thế nhưng rồi đây tôi cũng sẽ lên tiếng. Mục đích của tôi không phải là đôi co với một linh mục nhưng chỉ để nói với anh em giáo dân của ḿnh rằng Cha H… không phải là Chúa Kitô, và không một Alter Christus nào chết cho chúng ta đâu, mà chỉ có Christus mới là Đấng chết cho chúng ta và cứu sống chúng ta mà thôi. Điều này th́ ai cũng biết rồi, nhưng đôi khi cũng cần nhắc lại với nhau, để nhớ lại điều chính yếu: Tiếng Nói Giáo Dân của anh em ḿnh không phải là để nói với linh mục, dù bốc thơm hay phê b́nh, dù củng cố cho quyền giáo sĩ hay phá hủy cơ chế, mà là để cho giáo dân kể chuyện cho nhau nghe. Kế những chuyện theo gương vị môn đồ đầu tiên là Anrê, một người đă xây lưng lại với thầy ḿnh là Gioan Baotixita mà theo một người ‘mới chịu phép rửa’, để rồi sau đó quay về nói lại với người anh em ruột thịt của ḿnh : Tôi đă gặp được Đấng Messia.

 

Hăy để cho tư tế làm việc tế tự, dạy dỗ và cai quản. Tiếng Nói Giáo Dân cần chọn cho ḿnh tiếng nói xứng hợp: hăy nên thánh với bất cứ giá nào, dù ai khen dù ai chê ; hăy đi đường thánh giá của Chúa Kitô, và đường ấy chưa bao giờ là con đường trải thảm cả. Mai này anh và tôi tŕnh diện trước Chúa Kitô, hẳn Chúa không hỏi chúng ta xem ḿnh đă tiếp tay với bao nhiêu linh mục lành thánh hoặc hạ bệ bao nhiêu linh mục bất xứng, mà Chúa hỏi : ‘Em con ở đâu ? Anh em giáo dân của con ở đâu ?’

 

Chúng ta đừng bị ám ảnh v́ một linh mục nào làm ḿnh nản ḷng. Ở tuối của anh và tôi chắc không c̣n bao nhiêu linh mục đáng tuổi cha ḿnh, nhưng biết bao linh mục chung quanh ḿnh vẫn đến với anh và tôi với tấm ḷng ưu ái của Chúa Kitô trong tư cách là người thầy, người anh, người em, thậm chí người học tṛ nữa : Họ mới là những người đang cầm tay chúng ta để chúng ta biết vẽ lên cái thế giới đang băng hoại này gương mặt đích thực của Chúa Kitô. Đừng để một vài linh mục kia ám ảnh, hăy xua đuổi họ ra khỏi sự bận tâm của ḿnh... Chúa Kitô chờ đợi ḿnh ở Galilê kia, chứ không phải trong pḥng Tiệc Ly đâu, dù Ngài đă hai lần đến pḥng Tiệc Ly để bộc lộ những tâm t́nh sâu lắng nhất của Ngài.

 

Viết điều này khi tôi thấy vang trong tôi trong tiếng thét nhói đau của anh, nhưng đồng thời tôi cũng nghe được tiềm tàng một bài ca chiến thắng. Cái chiến thắng không xuất phát từ những nhà thông thái nắm vững thần học để phán quyết mọi điều, nhưng xuất phát từ biết bao nhiêu linh mục tu sĩ nam nữ đang chết đi từng ngày để cho hoa trái Chúa Kitô trổ sinh trong ḷng người, của hàng hàng lớp lớp giáo dân đang âm thầm làm chứng, tuy bị ngược đăi và không ai đoái hoài, mà cũng không bao giờ lên tiếng dù để rên la.

 

Không sao đâu anh! Anh chẳng c̣n sống bao lâu, và tôi sẽ theo anh sau vài năm. Cha H… rồi cũng sẽ chết! Những sân si này chỉ là tṛ con nít cả thôi.

 

Không sao đâu anh! Sau tiếng thét của anh là một sự phục sinh của dân Chúa.

 

 

 

*******

 

 

NÓI VỚI NGƯỜI BẠN VỪA NẰM XUỐNG:

ANH HOÀNG QUƯ

 

Hoàng Quư không c̣n nữa!

Anh trút thở hơi cuối cùng lúc 11 giờ 12 phút trưa Thứ Hai 28-01-2008 tại Fountain Valley Hospital, nam California, Hoa Kỳ. Anh từ bỏ cuộc chơi c̣n dang dở, giă từ vợ con, bạn bè để đi về miền miên viễn, nơi Đấng-Yêu-Thương đang chờ đợi anh và cũng là Đấng mà trọn đời anh t́m kiếm và đợi mong. (Một may mắn t́nh cờ hay một phép lạ đă xui khiến tôi tới bệnh viện thăm anh lần thứ tư để được hạnh phúc chứng kiến giây phút linh thiêng, trân quư ấy?)

 

Với anh, như thế là dứt điểm. Anh đă trang trải xong nợ đời.

Hết rồi những eo sèo nhân thế. Hết rồi những tân toan, cay đắng, buồn vui lẫn lộn của kiếp nhân sinh. Hết rồi những băn khoăn, thao thức, trăn trở về tương lai gia đ́nh, về thân mệnh Quê Hương và Giáo Hội. Và cũng hết thật rồi những năm tháng nhọc nhằn chống trả một cách vô vọng với căn bệnh trầm kha: ung thư máu và chứng sụp sống lưng, kết quả của những năm dài lao động cực nhọc trong những nhà tù được mệnh danh trại cải tạo cộng sản.

 

Nhưng với tôi và những bạn bè cùng chí hướng với anh th́ tuồng như mọi sự vẫn c̣n y nguyên, chưa hết. Mà làm sao hết được khi đất nước chúng ta, dân tộc chúng ta trong đó có một Giáo Hội với hơn 7 triệu đồng đạo của chúng ta hiện đang c̣n phải sống trong cảnh dầu sôi lửa bỏng?

Nhớ lại những ngày đầu của ngàn năm thứ ba, tôi thấy như mới hôm qua. Dù gặp gỡ và mau chóng trở nên thân thiết với anh đă khá lâu, nhưng dường như chỉ vào thời khoảng đặc biệt ấy những t́nh cảm mới mẻ giữa anh và tôi mới thật sự nảy sinh. Tôi muốn nói tới thời khoảng người mục tử có tên Tađêô Nguyễn Văn Lư cùng các linh mục bạn tái phát động cuộc đấu tranh kiên tŕ cho tự do tôn giáo, cho nhân quyền, nhân phẩm Việt Nam mà cha đă khởi đầu từ hơn hai thập niên trước.

Chúng ta đă thật sự gặp nhau trong cùng một trận tuyến. Anh là người phất cờ và chỉ một thời gian thật ngắn, (được tính bằng con số ngày), vào tháng Tư năm 2001, cùng với một số anh chị em, trong đó có tôi, chúng ta đă cùng khai sinh tờ báo Diễn Đàn Giáo Dân, với ngân khoản c̣m cơi được thu góp theo tinh thần “góp gạo thổi cơm chung.” Cũng v́ t́nh trạng tài chánh eo hẹp, trong suốt năm đầu, Diễn Đàn Giáo Dân chỉ có thể phát hành mỗi hai tháng một số trước khi chính thức trở thành nguyệt san.

Làm sao quên được cử chỉ cao đẹp và tấm ḷng chung của anh, khi anh khẩn khoản thuyết phục tôi giữ vai tṛ chủ bút tờ báo. Tôi đă không đáp lại được t́nh anh. Không phải v́ bất cứ lư do nào khác, mà chỉ v́ tôi thấy ḿnh đă quá già, bấm đốt ngón tay biết ḿnh đă chớm bước vào tuổi mà người xưa gọi là “cổ lai hi.” Tôi hiểu rất rơ: lư tưởng làm báo mà anh cũng như tôi gửi vào, thật mênh mông bao la quá. Dễ ǵ mong đạt được trong 10 năm, 20 năm – dù chỉ trong muôn một. Cho nên trong rất nhiều lần tâm sự với anh, tôi đă chia sẻ nỗi khát vọng khôn nguôi của tôi là: một ngày nào đó sẽ có những người trẻ thay thế tôi, thay thế anh những ǵ chúng ta đă và đang theo đuổi.

Sau số báo thứ tư phát hành trung tuần tháng 9 năm 2001 với tấm b́a ghi lại h́nh ảnh hai cao ốc của Khu Thương Mại Thế Giới ở Nữu Ước bốc cháy vị bị phi cơ của bọn khủng bố đâm vào, sống lưng anh bỗng dưng bị suy sụp trầm trọng. Với ḷng can đảm phi thường, anh nhất quyết đi tới. Nhưng rồi vào một ngày đầu Xuân Nhâm Ngọ 2002, chị Thanh Hiền, người bạn đời và cũng là cộng tác viên đắc lực của anh, gọi điện thoại mời tôi lên nhà. Lần đầu tiên tôi bắt gặp nét ưu tư với một thoáng buồn trong đôi mắt anh. Cả anh và chị đă chia sẻ với tôi thật nhiều và ngỏ ư nhờ tôi gánh vác tờ báo, v́ theo chị Hiền: “với t́nh trạng suy sụp về sức khoẻ, anh Quư bắt buộc phải nghỉ toàn thời gian.”

Ban đầu tôi đă viện mọi lư do để chối từ. Nhưng cuối cùng, khi nghe anh chị nói: “trong trường hợp anh không nhận, không c̣n giải pháp nào khác hơn là đành phải đóng cửa tờ báo thôi!” tôi cảm thấy hụt hẫng! Ḷng tôi chùng xuống. Sau những phút im lặng suy nghĩ, và v́ không thể chịu đựng được cái viễn ảnh tờ báo phải đ́nh bản, tôi đành miễn cưỡng nhắm mắt nhận lời với hai điều kiện: (1) Tôi nhận làm tất cả những ǵ anh làm ở cương vị người chủ bút, nhưng vẫn giữ nguyên bút hiệu Linh Giao của anh lâu nay. (2) Sớm muộn, bất cứ khi nào anh b́nh phục, tôi sẽ xin mời anh đảm nhận lại vai tṛ là Chủ Bút tờ báo. Cả hai anh chị đều nhận điều kiện tôi đưa ra[1].

Cũng thời gian này, bán nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân tiếp nhận thêm một người bạn: bác sĩ Trần Văn Cảo. Giữa lúc phải đảm nhận một vai tṛ mới không chờ đợi, nhất là mối âu lo về t́nh trạng tài chánh của tờ báo, sự xuất hiện của bác sĩ Cảo thật đúng lúc. Với sự quen biết rộng răi thêm vào nhiệt t́nh tông đồ, anh đă lăn xả vào chia sẻ với tôi và những anh chị em trong nhóm chủ trương trong cố gắng đẩy mạnh tờ báo chung của chúng ta đi tới. Nhờ thế chỉ mấy số sau đó, Diễn Đàn Giáo Dân bắt đầu phát hành đều đặn hàng tháng. Bước kế tiếp là có được ṭa soạn mới hiện nay với những trang cụ cần thiết cùng với việc hoàn chỉnh Trang Nhà của Diễn Đàn (diendangiaodan.com) trên mạng lưới điện toán và một chương tŕnh truyền h́nh trên đài SBTN.

Được như vậy chính là nhờ chủ trương “thắt lưng buộc bụng” của anh chị em trong ṭa soạn cũng như các cộng tác viên. Tất cả đều dấn thân làm việc trong tinh thần tự nguyện, không nhận thù lao.

Dĩ nhiên, công đầu vẫn là anh, người chủ bút sáng lập Nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân.

 

Trở về với những kỷ niệm liên hệ tới anh, điều làm tôi vô cùng xúc động mỗi khi nghĩ đến, đó là thái độ dứt khoát và thẳng thắn của anh. Đầu năm 2004, khi hay tin anh dự tính thiết lập Trang Nhà (website) mang tên Tiếng Nói Giáo Dân (tiengnoigiaodan.net) dù lúc ấy chứng ung thư máu bắt đầu phát hiện, tôi gặp anh, nhắc lại lời cam kết ngày nào và yêu cầu anh trở lại với tờ báo Diễn Đàn. Anh cưới nói: “Số tôi suốt đời chỉ là người khai phá. Xin các anh chịu khó tiếp tục lo cho tờ báo. Phần tôi, tôi đă được Chúa giao cho nhiệm vụ khác, một việc có lẽ hợp với t́nh trạng sức khoẻ của tôi hơn.”

Và anh hăng say lao vào việc phát triển website này trong suốt mấy năm trời, dù trong thời gian ấy không biết bao nhiêu lần anh phải vào ra bệnh viện. Cùng với những cơn đau thể xác, anh cũng là đối tượng cho những lời lên án, chỉ trích đó đây. Nhưng trong mọi t́nh huống, mọi cảnh ngộ, tôi luôn t́m thấy nơi anh một con người vui tươi, lạc quan và đầy tràn nghị lực. Dường như anh không biết giận ai, dù kẻ ấy có làm điều ǵ xúc phạm tới anh. Nơi anh toát ra sự hồn nhiên thánh thiện với cặp mắt trong veo và nụ cười hồn hậu.

Không hiểu có phải v́ thấy ḿnh bị mắc chứng nan y, sống nay chết mai khiến anh trở nên nôn nóng. Do đó luôn chờ đợi những kết quả tức thời. Nh́n anh, trao đổi chuyện tṛ với anh, tôi thường khó giấu được cảm giác buồn khi nghĩ tới khía cạnh bi đát ẩn giấu bên trong một thái độ lạc quan.

Tôi vốn không phải là người bi quan. Nhưng, những khát vọng mà anh và tôi thường chia sẻ với nhau nó không giản đơn để mong có thể thấy được hoa trái trong 5, 10 hoặc 20 năm, kể cả một đời người, một thế hệ. Tôi không dám nói tới những chuyện đội đá vá trời như thay đổi cơ chế, cấu trúc từ cội rễ nhằm tránh những hệ lụy thường xuyên xảy ra trong Giáo Hội xưa nay mà anh hằng tha thiết cưu mang, mà chỉ giới hạn trong nỗ lực hết sức khiêm tốn là thông chia cho những bà con đồng đạo một lối sống niềm tin trưởng thành: vẫn yêu mến và dựng xây Giáo Hội trong ơn gọi là giáo dân nhưng gắn bó trực tiếp và cá vị với Đấng ḿnh tin nhận và tôn thờ thay v́ chỉ biết dựa dẫm, và lệ thuộc quá nhiều vào trung gian những phẩm trật trong Hội Thánh, dù ở bất cứ hệ cấp nào.

Có lần tôi nói với anh: Công việc anh em ḿnh đă và đang theo đuổi, tôi không bao giờ ảo tưởng có thể thấy được thành quả trước khi nhắm mắt, nói chi đến chuyện lúc này. Tôi coi nó như một sứ mạng Thiên Chúa giao cho, đ̣i buộc tôi phải làm, tương tự như người gieo hạt giống. Nó mọc và lớn lên ra sao, tất cả đều tùy thuộc vào quyền năng và Thánh Ư Chúa.

 

Anh Quư,

Trong suốt thời gian cơn bệnh của anh trở nên trầm trọng, khi ở trong bệnh viện, lúc ở nhà anh, chúng ḿnh đă nói với nhau thật nhiều. Khoảng một tuần trước khi anh nhập viện lần cuối, tôi đă ngồi bên anh trong gần hai tiếng đồng hồ. Ngoài những trao đổi về bệnh t́nh của anh, về những dự kiến tương lai, dịp này chị Thanh Hiền, người bạn đời của anh đă thay anh nói lên những chuyện riêng tư liên hệ tới gia đ́nh chúng ta. Tôi thoáng thấy mắt anh sáng lên với nụ cười trên môi. Tôi đọc được sự măn nguyện trên gương mặt của anh lúc ấy. Thêm một điều để anh an tâm ra đi lần cuối. Tôi thương anh vô cùng. Tôi không dám nói ra những suy nghĩ riêng của tôi lúc ấy, v́ sợ anh buồn.

Bây giờ, khi anh đă thật sự ra đi khỏi cuộc đời, tôi muốn nói thật những suy nghĩ của tôi lúc ấy với anh, dù lúc này ở bên kia thế giới anh đă thấu rơ: ở đời có những chuyện phức tạp và khó hiểu hơn chúng ta tưởng. Tôi e rằng những ǵ anh và chị cùng với tôi trao đổi, sắp xếp sẽ không diễn tiến suông sẻ đâu. Tuy nhiên, điều quan trọng xin nói với anh để anh yên ḷng: tất cả đều không ra ngoài những khát vọng thẳm sâu của anh và tôi. Bởi v́ nếu có chuyện ǵ xảy ra th́ cũng chỉ do T́nh Thương và sự an bài của Thiên Chúa mà thôi.

 

Vĩnh biệt anh. Hẹn tái ngộ anh trên Nước trời.

 

Bạn anh,

Trần Ngọc Vân (TPV)

 

Laguna Niguel, tối Thứ Hai 28 tháng 01 năm 2008

 

 

 

 


[1] Sau nhiều lần chối từ, cho đến mùa thu năm 2007, v́ nhiểu lư do và nhất là v́ sự thúc bách của anh chị em trong nhóm chủ trương, tôi miễn cưỡng nhận để tên chủ bút cùng với anh Trần Văn Cảo trong vai tṛ chủ nhiệm trên manchette tờ Diễn Đàn.