THI “ NÓI CHUYỆN TIẾNG VIỆT”

 TẠI SYDNEY, ÚC CHÂU

 THÀNH CÔNG RA SAO?

 

 HỒ LĂNG BẠC  


 

Lời mở đầu

Mối lo của đa số phụ huynh người Việt là sợ con, em sau này sẽ không nói được tiếng Việt !

Thêm nhận định của 1 số thân hữu hằng quan tâm đến vấn đề chung này th́ : “Thế hệ thứ 3 (F3 )và có lẽ cả F4, tức là cháu nội ngoại và cháu cố của người Việt thuộc thế hệ thứ nhất (F1) vượt biên và vượt biển tị nạn , được định cư tại xứ Kangaroo trong thập niên 80’, đă Úc hóa đến 85 -90 % th́ chất Việt chỉ c̣n 10 –15 %. Cái khó và cái trăn trở chính là đây “!

Mối “ Lo Chung “ đă có lời giải đáp : hăy cho các cháu thế hệ F3 trau dồi tiếng Việt bằng nhiều cách,  một trong các phương  pháp đă đem lại kết quả :  học Việt ngữ tại các trường lớp được mở ra vào các chiều thứ Bảy.

Không những trên khắp các tiểu bang trong nước Úc mà hầu như tại bất cứ quốc gia nào có đông người Việt định cư, đều có các lớp học Việt ngữ vào cuối tuần.

Muốn gây tinh thần thi đua và hứng thú học tập tiếngViêt, nhiều nơi đă tổ chức các buổi thi kể truyện, thi viết, đố vui để học về lịch sử.v.v…

Xin mời bạn đọc theo dơi “ Thi nói chuyện trưóc công chúng do Liên trường Việt ngữ (LTVN) và hội phụ huynh học sinh (PHHS) tại thành phố Sydney, tiểu bang NSW ( New South Wales) -Úc châu  vừa được tổ chức vào thứ Bảy 11-06-05 . 

 

* Cách chuẩn bị của Ban Tổ Chức (BTC ) và sự đóng góp nhiệt t́nh của Phụ huynh học sinh (PHHS)

 Hiện nay, có 8 trường dạy tiếng Việt được mở ra tại các vùng có đông con Hồng cháu Lạc định cư tại Sydney: Bankstown, Bonnyrigg, Cabramatta, Campbelltown, Canley Heights, Fair Vale (Fairfield và Canley Vale), Guildford, Marrickville.Tất cả hợp lại thành Liên trường Việt ngữ NSW.

Mỗi trường đều có các lớp từ mẫu giáo đến lớp 7, cá biệt  vài trường có lớp 10 là tŕnh độ Việt ngữ mà các em có thể chọn là môn sinh ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp trung học HSC (Higher School Certificate ), nôm na là bằng Tú Tài của VN .Việc giảng dạy và kinh phí theo chương tŕnh của bộ Giáo dục NSW. 

Thầy Cô và Ban Điều Hành (BĐH) tại mỗi trường đều nhiệt tâm và thiện chí trong việc giảng dạy và giúp các em học hỏi tiếng Việt. Thêm vào đó, đa số phụ huynh đều yểm trợ rộng răi các sinh hoạt của nhà trường , họ dễ dàng và vui vẻ đóng góp thêm khi BĐH và Thầy Cô yêu cầu.

Cụ thể LTVN và PHHS tại NSW đă bắt tay tổ chức « Thi nói chuyện trước công chúng »  dành cho hơn 1,000 học sinh tại 8 trung tâm tuyển chọn các em khá giỏi tham dự.

Buổi thi tổ chức vào  trưa thứ Bảy 11-06-05 , tại trường Nữ Trung học Bankstown, góc đường Mona và Chapel vùng Banktown, nơi có đông người Việt định cư, có lẽ chỉ thua vùng Fairfield- Cabramatta.

Việc chuẩn bị từ nhiều tuần trước, nào là: hội trường, đăng thông báo, lập ban Giám Khảo, các phần thưởng, gởi thư mời, âm thanh ánh sáng , chuẩn bị thức ăn ,nước uống đều được  chú ư .

Diễn tiến cuộc thi

Tuy thời tiết không thuận lợi v́ mưa gió và lạnh, đúng là “ Trời lập Đông chưa em, cho lũ dơi đi t́m giấc ngủ vùi…”, bản nhạc “Mùa Đông của anh” mà nhạc sĩ Trần Thiện Thanh ( vừa qua đời ngày 13-05-2005) đă sáng tác trước 1975 phù hợp với thời tiết Sydney , nhưng đă có hơn 250  học sinh và phụ huynh ngồi kín hội trường rộng lớn của ngôi trường nữ này.

Cách thi, giờ khai mạc, giờ giải lao, 2 đợt thi chính, Ban tổ chức (BTC), Ban giám khảo (BGK), Ban tiếp tân…đều do các Thầy Cô mặc âu và áo dài xinh đẹp đảm trách nên thứ tự và  vén khéo .

Vào lúc 1.15 pm là khách mời và phụ huynh đă hiện diện đông đủ . Đúng 1.35 pm , Thầy Huỳnh Hữu Phước trong BTC ngỏ lời chào mừng quan khách và giới thiệu BGK với Thầy Nguyễn Văn Bon là chánh chủ khảo, có 2 Thầy phụ tá và đặc biệt lại thêm  2 khuôn mặt nữ : cô Ngọc Hân thuộc SBS Radio Sydney và nữ Kư giả Khánh An của tuần báo Dân Việt trong BGK.

Hai em B́nh Nga ,16 tuổi trong tà áo dài xanh duyên dáng và Duy Tân ,14 tuổi diện complet chững chạc; đảm trách vai tṛ MC ( cả 2 đều là học sinh lớp 7 của trường Việt ngữ Bankstown),hợp cùng Cô Ánh Hoa dẫn dắt chương tŕnh khá nhuần nhuyễn .

Đợt thi đầu tiên dành cho các em lứa tuổi từ 5,6 đến 9, 10 : từ lớp mẫu giáo đến lớp 5 chương tŕnh Việt ngữ.Có khỏang 30 thí sinh nam nữ ; mỗi em  nói  từ 3 đến 5 phút : có thể kể  1 câu chuyện cổ tích, 1 chuyện ngụ ngôn như “ Thỏ , Rùa chạy đua”, sinh hoạt cha gia đ́nh, chuyện đi học tiếng Việt vào cuối tuần .v…v…

Đợt thi thứ 2 dành cho các em từ 10 tuổi đến 16 tuổi : lớp 6 đến lớp 10 . Có hơn 20 em dự thi. Đa số  em trong hạn tuổi này  nói chuyện hào hứng, duyên dáng với tŕnh độ Việt ngữ khá  trôi chảy.Đề tài chọn rộng răi : cách cư xử lễ phép,lịch sự ; môi trrường và môi sinh, cách ăn mặc và thời trang , quê hươngVN.

Hơn  50 em học sinh trong 2 đợt thi đều thuộc người Úc gốc Việt thế hệ thứ 3 ( F3) : sinh ra và lớn lên tại đây; đa số phụ huynh thuộc thế hệ thứ 2 ( F2)cũng sinh  trưởng và thành danh tại quê hương thứ 2 .

*  Kết qủa cuộc thi và các mặt thành công

Ban giám khảo tổng kết điểm , công bố kết quả và trao phần thưởng cho các em suất sắc.

Có đến 8 lứa tuổi dự thi, mỗi hạn tuổi được 3 giải : Nhất, Nh́ và Ba ( lại có thêm đồng hạng 3 khi điểm bằng nhau ).Xin xem danh sách các em trúng giải ở  cuối bài .

Đặc biệt, xin vinh danh 2  em suất sắc nhất trong 26 em đă được trao thưởng : 

- Đoạt giải  Liên trường : em Huỳnh Tú Thanh, 10 tuổi, lớp 6 ; với câu chuyện: Gia đ́nh và tổ quốc.Tú Thanh dạn dĩ và tŕnh bày mạch lạc sự liên hệ giữạ gia đ́nh người Việt với tổ quốc VN và Úc; cảm tưởng của em khi được sinh ra , lớn lên và học hành tại Úc.

Nhiền tràng pháo tay tưởng thưởng cho Tú Thanh ; xin được “ bật mí “: Tú Thanh chính là em gái của Tú Phương, một tài năng trẻ của chúng ta , hiện nay đang là sinh viên. Khi c̣n trong lứa tuổi  7, 8  em Tú Phương đă kể chuyện cổ tích, ca hát trên hệ thống phát thanh Việt ngữ của đài SBS truyền thanh toàn nước Úc ; em c̣n thắng nhiều giải trong các cuộc thi văn nghệ tại hội chợ Tết và thi lịch sử VN .

Ban giám khảo đă chấm điểm tối đa cho em Tú Thanh : 194 / 200 !

Đoạt giải trong lứa tuổi 9 đến10 : em David Vũ Thái An , 9 tuổi , lớp 4 ; câu chuyện dự thi : Con chim se sẻ tí hon .

Khán thính giả tưởng là sẽ được nghe chuyện về 1 con chim mồ côi ǵ đó…không ngờ em chính là chú chim tí hon trong lớp học Việt ngữ gồm hơn 30 em : tuổi đời và tuổi học  đa số đều lớn hơn em ! Sau câu chuyện, cậu bé Thái An c̣n đọc thêm bài vè vui Con Sáo ( hơn 30 câu ) làm cả hội trường vỗ tay khen thưởng sự b́nh tĩnh  và trí nhớ tuyệt vời của em.

- Buổi thi c̣n có phần giải lao , văn nghệ giúp vui và tiệc trà thân mật mà các thức ăn :  chả gị , xôi ṿ , thạch…do chính phụ huynh nấu nướng  đem đến .Cô Hồng Châu và vài  nữ sinh đă khéo léo gói từng phần ăn cho gần 200 em hiện diện, mỗi gói plastic  gồm : bánh , kẹo, nước ngọt tươm tất, sạch sẽ.

Một bất ngờ đầy  thú vị : trong giờ giải lao, nhiều thí sinh và học sinh đă phỏng vấn khách mời và các bậc làm cha làm mẹ.

Xin mời bạn đọc liếc qua phần “ hỏi đáp”của em Nguyễn Nhă Toàn , 9 tuổi, lớp 2 và người được em phỏng vấn chính là…Giám khảo Ngọc Hân , nữ xướng ngôn viên tươi trẻ của SBS Radio : “ Thưa Cô Ngọc Hân, sau này nếu em học và rành rẽ tiếng Việt, muốn xin làm ở SBS, cô có nhận em không ? ”

 “ Nhận chứ ! ” Ngọc Hân nhanh nhẹn đáp.Nhă Toàn “tấn công” thêm : Vậy , Cô cho em làm công việc ǵ ?

Thật không hổ danh là người ăn nói và ứng xử giỏi, Ngọc Hân đáp liền  : À, th́ lúc đó các cô,các chú tại đài SBS đều già nua và nghỉ việc th́ Nhă Toàn sẽ làm công việc của cô, có chiụ… không ?

Thế là không những cô, cháu cười vang mà khán giả vây quanh cũng xuưt xoa  và vỗ tay khen v́ vừa chứng kiến 1 màn hiếm có : người từng đi phỏng vấn Ngọc Hân ( nổi danh tại Úc Châu như nữ kư giả Kiều Mỹ Duyên tại Cali )trở thành kẻ ” bị phỏng vấn”và  con chim di bé nhỏ (chưa lưu loát tiếng Việt )lại dám “ quay “ cô phượng hoàng ! 

-Phần thưởng cho 26 em gồm: mỗi em  nhận 1 lưu niệm, tập vở và đồ chơi.Xin được “tiết lộ ”thêm:quỹ của Liên Trường đóng góp 450.00 Úc kim ; phụ huynh ủng hộ $371.00;  hội ái hữu An Giang (đồng hương và thân hữu) do Bs Phan Giang Sang là hội trưởng tặng $200.00. V́ vậy các em trúng giải đa số hănh diện về các phần thưởng và có lẽ cũng vui ḷng  các bậc cha mẹ.

- Nếu khen và ca ngợi sự hy sinh của quư Thầy Cô ; sự đóng góp hào phóng của phụ huynh để tổ chức mỹ măn cuộc thi nói tiếng Việt có lẽ “hơi thừa “, nhưng khách và mọi người tham dự đều hài ḷng và vui v́ bất cứ việc nhỏ nhặt hay phiền phức đều có thầy cô “ ra tay” thực hiện ngay . Tất cả đều mong muốn : buổi thi phải thành công !

- Một số công việc đă được trao cho các em học sinh đảm trách ( làm MC giới thiệu chương tŕnh, giữ trật tự ,phụ giúp tiến tân , gói các phần giải khát..v…v…)đều có kết quả tốt ; đây là điểm son v́ cuộc thi là của học sinh ,nên để các em tự làm th́ …mới vui và có khí thế ; nếu ”người lớn”  đều làm hết : khiến học sinh  buồn chán (boring) và sẽ không phát huy được khả năng của con em chúng ta .   

* Vài  thiếu sót cần tránh và  đề nghị

Cuộc thi sẽ thêm hứng thú và đem lại lợi ích nhiều hơn nếu không bị một vài thiếu sót hoặc yếu kém mà chính cácThầy Cô , khi quan khách và các em ra về , c̣n nán ở lại để dọn dẹp và làm vệ sinh hội trường :  Nguyễn Ánh Hoa, Huỳnh Hữu Phước, Hồ Trọng Hiệp nhận xét :

- Hệ thống âm thanh chưa hoàn hảo dù các chuyên viên đă tận t́nh điều chỉnh : chỉ vài hàng ghế đầu là nghe rơ mà thôi ; thêm vào đó nhiều lần sự nhiễu âm chát chúa làm chói tai người nghe.

Xin đề nghị : Nên  dùng hệ thống loa và âm thanh cho các buổi tŕnh diễn âm nhạc với tần số cao và dụng cụ khuyếch âm tối tân hơn .

- Các em học sinh được Thầy Cô sắp xếp ngồi theo trường theo lớp và có các giáo viên ngồi ở đầu dăy ghế  nhưng  đa số lại nói chuyện , đuà giỡn và gây ồn ào . Một phần có lẽ do hệ thống âm thanh yếu kém khiến các em không theo dơi được chương tŕnh ?!

Xin đề nghị: năm sau nên để các em ngồi chung với nhau ( không theo trường lớp), lạ chỗ lạ người  các em sẽ bớt ồn  và Thầy Cô sẽ dễ nhắc nhở hơn.

- Trong phần thi lứa tuổi dưới 10 tuổi, có đến 4 em cùng kể chuyện “ Thỏ rùa chạy đua” ; điều này không những gây cho các em hiện diện chán ngán mà đa số phụ huynh đều ngẫm nghĩ : chuyện ngụ ngôn , chuyện vui ,chuyện giáo dục có nhiều lắm chứ : Cây tre trăm đốt, Cha thách các con bẻ gẫy bó đũa, Nguyễn Đ́nh Chiểu khóc mẹ đến mù mắt, mẹ Thầy Mạnh Tử cắt luạ dạy con, con ve sầu và con kiến của thi hào La Fontaine..v….v.. đều lư thú và có  thể “gói gọn” từ 3 đến 6 phút mà thôi.

Ư kiến này nêu lên là hy vọng lần thi sau, các em sẽ có nhiều đề tài để thi đua thật vui nhộn và hữu ích.

- Lứa tuổi trên 10 (lớp 5 đến lớp 10): các em đều đă khá thông thạo tiếng Việt ; giỏi và nổi bật như em Tú Thanh có lẽ ở các tiểu bang khác cũng có; muốn giúp các em lưu loát tiếng Việt: hăy “đẩy “cuộc thi lên thêm 1 bậc nữa :thi tranh luận từng nhóm . Các em sẽ tự t́m bạn ( từ 2 đến 3 em) thành nhóm và tự đưa ra đề tài tranh luận hoặc nhờ Thầy Cô giúp ư kiến .Ví dụ đề tài : Có nên hạ tuổi được quyền bỏ phiếu từ 18 xuống 16 không ? Tại Úc , tuổi trưởng thành là 16 v́ : được học lái xe, muốn học tiếp hay đi t́m việc là tùy ḿnh ; tại sao không cho vào Pub uống bia mà phải đợi đến 18 ?….hào hứng quá đi chứ ạ ? 

Lời kết

Một cách khác để giúp (hay ép)con ,cháu nói tiếng Việt mà Thầy Cô: Nguyễn Đại Dzương (Giáo sư đại học Dược khoa Saigon) và Phạm Thị Nhung ( Giáo sư trường Nữ trung học Gia Long, Saigon) định cư tại Pháp đang áp dụng : khi các cháu nói chuyện với ông bà (Thầy Cô Dzương Nhung) bằng tiếng Pháp; cả 2 làm như không hiểu và “nài nỉ”: cháu nói tiếng Việt th́ ông mới hiểu !

Ấy thế là các cháu thuộc F3 đều “ rặn”từng chữ từng câu và ông bà xoa đầu khen thưởng:   “Trời đất ơi! Cháu bà nói tiếng Việt khá quá, nhưng phải sửa lại như vầy (lợi dụng dạy thêm cho cháu)…sẽ đúng hơn “.

Thầy Phùng Hồng Chương, Tổng thư kư Ban Điều hành Liên trường Việt ngữ , cho biết : Cuộc thi nói chuyện trưóc công chúng  được 2 tuổi .Lần đầu  tổ chức vào năm 2004, có khoảng 30 em tham dự đă đạt kết quả  khả quan; v́ vậy cuộc thi  bước vào năm thứ 2: chu đáo, hào hứng và ích lợi hơn !

Hy vọng năm học 2006, cuộc thi “ Nói chuyện trước công chúng -public speaking-” sẽ được tiếp tục tổ chức v́ đây chính là 2 trong nhiều phương góp phần vào duy tŕ “ Tiếng Việt c̣n, nước Việt Nam c̣n” mà học giả Phạm Quỳnh đă báo động từ đầu thế kỷ 20 : khi VN đang bị Pháp  đô hộ và giới trẻ hồi ấy Pháp hoá đến…70 % !

Trong hoàn cảnh hiện nay, người viết chỉ xin thêm chút xíu vào câu nói của Phạm tiên sinh : “Tiếng Việt c̣n, CỘNG ĐỒNG Việt Nam c̣n “; hợp với người Việt tha hương trên toàn thế giới, phải không ạ ? 

                                                                                                     * HỒ LĂNG BẠC*

                                                                                                 ( Trung tuần tháng 6, 2005)

 

•              DANH SÁCH CÁC EM ĐOẠT GIẢI NHẤT, NH̀ , BA ( và đồng hạng ).

 Hạn tuổi 5 và 6 : James Vi Phạm, Tony Lâm, Thomas Nguyễn.

               7 và 8 : Hồ Thị Vân Anh, Charlie Ngô , Greg Nguyễn.

                9         : Phùng Như Mai, Kimberly Nguyễn, Nguyễn Nhă Toàn.

                9 và 10:David Vũ Thái An, Nguyễn Đ́nh Chính,Melissa Trần.

               10 và 11:Huỳnh Tú Thanh, Nguyễn Ngọc Hân, Hà Văn Anh ,Hana Trương.

               11         : Lucy Chen, Đoàn Thiên Kim, Theresa Nguyễn.

               12 và 13:Michelle Hà Huỳnh, Nguyễn Bảo Hoàng Anh, Hoàng Thị Liên Hương.

               14 và 15:Lâm B́nh Nga, Julie Phan, John Hoàng