30 năm xa quê ….

Giới Áo Trắng Hoạt Động Tại Cabramatta

 HỒ LĂNG BẠC 

               Úc

 

· NHỮNG THÁNG NĂM KHỞI ĐẦU

 

Tuy chưa có tài liệu căn bản nào thống kê các đợt vượt biển và vượt biên t́m tự do, nhưng điều chắcchắn: trước 1975 đă có người Việt sinh sống tại đất nước Kangaroo này rồi . Đó chính là gia đ́nh nhân viên toà Đại sứ VNCH mà vị đại sứ đầu tiên là Dược sĩ Trần Văn Lắm, ông giữ nhiệm vụ này từ khi  2 nước Việt -Úc bắt đầu thiết lập bang giao :1961 –1963 .Tháng 11 /1963, Ds Lắm bị các ông tướng đảo chánh triệu hồi về Saigon v́ nghi ngờ là “ tay chân “ nhà Ngô! Trong những năm đầu thập niên 60’ đă có một số sinh viên suất sắc du học theo kế hoạch Colombo; ngoài ra c̣n có chuyên viên tài giỏi thuộc nhiều ban ngành được Đệ I và Đệ II Cộng Hoà cử đi tu nghiệp.Việc du học tại Úc được tiếp tục đến tháng 4 / 1975 ; số người Việt và du học sinh lúc này chưa đến 500 người.

Điều may mắn: số sinh viên du học bị “kẹt” lại Úc sau tháng Tư Đen, tất cả đều tiếp tục học các ngành tại các đại học; đa số trong họ đều tốt nghiệp vẻ vang.

Về  y khoa ,có thể kể các bác sĩ : Phan Quốc Lâm ,tốt nghiệp và mở pḥng mạch đầu tiên tại Cabramatta năm 1983 ; Nguyễn Văn Vinh, Đỗ Thị Mỹ Dzung , cả 2 vị này điều hành pḥng mạch tại vùng Marrickville cho đến nay.

Về khoa học, điển h́nh là các tiến sĩ : Lê Văn Hưng , Nguyễn Hữu Lễ, Đỗ Lê Minh, Dương Quang Duy, Vũ Quốc Hùng , kỹ sư Phan Đông Bích , nữ Tiến sĩ Trần Mỹ Vân …

Ǵới thầy thuốc gian nan,vất vả tại các trại tị nạn cũng sống khắc khoải chờ mong được định cư tại nước thứ 3 như các thuyền nhân đồng cảnh ngộ.Tại trại tị nạn, hầu như tất cả các y nha dược sĩ đều làm việc thiện nguyện tại các pḥng y tế hoặc bệnh viện do Cao Ủy Liên Hiệp Quốc điều hành và các hội từ thiện thế giới yểm trợ ; việc làm này giúp họ phần nào ôn lại chuyên môn và khuây khoả trong chuỗi ngày đợi chờ mỏi ṃn định cư.

 

Về ngành Y

 

Khi định cư tại Sydney qua đợt vượt biên 1977-1978, lớp bác sĩ thành tài từ VN nhanh chóng  t́m cách học lại và thi tương đương ( qualify) để ra hành nghề . Đợt đầu cũng được 5, 7 vị: Bác sĩ Lương Bảo Hoa qua-li - phai và mở pḥng mạch tại Cabramatta sớm nhất vào năm 1982; Bs Lê Tấn Thành và Bs Nguyễn Văn Khoa, năm 1983.

Dần dần,các năm sau  thêm nhiều vị , có thể kể một số bác sĩ  : Đào Tự Giác, Nguyễn Văn Nguyên, Nguyễn Văn Khánh ,Tô Đ́nh Hiền , Nguyễn Văn Hào,Phan Giang Sang ,Vũ Ngọc Tấn , Liêu Vĩnh B́nh, Nguyễn Mạnh Tiến ..v..v…

Bạn bè cùng giới th́ biết nhau, có khi đồng khoá hoặc cùng Thầy lại càng hiểu rơ nhau, nhưng v́ bước đầu mở pḥng mạch tại Úc Châu nên đa số bác sĩ đều làm ăn “ riêng lẻ “.

Anh em Áo Trắng Sydney ngồi lại với nhau trong 1 dịp t́nh cờ :

Tháng 2 năm 1988 , Bác Sĩ Lê Hiền Lương vừa được gia đ́nh bảo lănh đoàn tụ tại thành phố Melbourne đến Sydney thăm bằng hữu . Được 2 bás sĩ Vơ Văn Phước và Phạm Hữu Hội tiếp đón hướng dẫn đi chơi đó đây .Trong1 lần đến hồ tắm tại Cabramatta,đang bơi lội đùa giỡn th́ ông bị đột quỵ  tim ( heart attack) ch́m lỉm…mà trên bờ cứ tưởng ông đang biểu diễn lặn sâu lặn lâu ! Đến chừng thấy xác nổi ĺnh b́nh , mặt  úp trên sóng nước,tay chân xụi lơ : tất cả bà con  hô hoán ầm ỹ , cấp cứu hồi sinh  tại chỗ, rồi xe cứ thương hụ c̣i chở thẳng vào bệnh viện :  chỉ hoài công !

Thế là Bs Phước phải lo liệu, quyên góp kêu gọi anh em giúp đỡ để ma chay và thiêu tại nghĩa trang Lidcombe, Sydney.

Xong việc “tang gia bối rối” th́ mời anh em ngồi lại chuyện tṛ rút kinh nghiệm .Tất cả đều ngộ ra rằng: tại sao tụi ḿnh không có 1 tổ chức, để đến khi “đụng chuyện” th́ rối rắm và lo lắng đến “ bở hơi tai “ ?

Thế là hẹn ḥ nhau tại Hongkong Sea Food Restaurant vào 1 đêm cuối tuần trong tháng 4 /1988. May mắn: có 15 anh chị tham dự; trưóc khi chia tay, anh em c̣n biểu quyết: tháng sau sẽ gặp lại tại nhà hàng Bạch Đằng vùng Bankstown để chung kết vấn đề lập hội.

Lần gặp mặt này quy tụ được hơn 30 y nha dược sĩ .Hội Y Tế Sydney được sinh ra vào cuối tháng 5 / 1988 và tất cả đều giơ tay tín nhiệm Bs Phước vào chức vụ chủ tịch , nh́n qua ngó lại : mời luôn nữ Bs Lâm Kim Loan làm phó.. cho tiện việc sổ sách !

Có điều là hồ bơi và 2 quán ăn “lịch sử” này, hiện nay không c̣n kinh doanh nữa ….

Nhiệm kỳ 1 năm : 1988- 1989 với các buổi họp hàng tháng đều đặn đă thực hiện được nhiều việc và hoàn tất một số công tác : nội quy và điều lệ xong xuôi, giấy phép hoạt động đầy đủ , liên lạc với các viện bào chế để họ bảo trợ dồi dào cho các buổi hội thảo chuyên môn : mỗi tháng 1 lần vào thứ Năm .Do vậy đại hội tín nhiệm và lưu dụng BS Phước và Ban chấp hành (BCH) thêm 1 nhiệm kỳ nữa : 1990-1991 .

Hội mở rộng gồm đủ ngành nghề( division) : không những có : y , nha ,dược ; mà c̣n mở rộng  đến : nhăn khoa , vật lư trị liệu . Tên gọi chính thức:  Hội Y Tế tiểu bang NSW, Úc Châu. Mỗi tháng BCH và division họp 1 lần để xem xét các công tác đă làm và đề ra các kế hoạch mới. Các năm đầu , có khoảng 135 hội viên chính thức ( từ chữ : Financial Year  Member - FYM -, có đóng   niêm liễm : 45 Úc Kim / năm ) so với hơn 400 y nha dược sĩ , y sĩ nhăn khoa , chuyên viên vật lư , X- Ray, thú y sĩ , chuyên trị bàn chân ( podiatry)…trên toàn tiểu bang.

Vài năm sau, sinh hoạt từ từ đi vào nề nếp; kể cả việc hẹn nhau cùng ăn trưa lúc 1 giờ vào thứ Tư hàng tuần  tại  nhà hàng để hàn huyên nhưng gác mọi “ rắc rối “nghề nghiệp , thuần túy vui anh vui em mà thôi : Câu lạc bộ thứ Tư vẫn được duy tŕ đến nay !

Các nhiệm kỳ kế tiếp kéo dài 2 năm và BCH do một số bác sĩ trẻ năng nổ và nhiệt tâm : Trần Thế Hiển, Nguyễn Phước Bảo Quư , Bùi Quang Tuấn , An Quốc Huy..v.v.…đă cùng với lớp đàn anh đi trước hướng về công đồng và xă hội nhiều hơn qua việc thành lập:

- Giải “Người Úc gốc Việt trẻ xuất sắc nhất trong năm “từ 1998 đến nay; phần thưởng gồm kỷ vật (trophy) và 500 Úc Kim. Vài gương mặt tiêu biểu đoạt giải như:  Trịnh Hội, Nguyễn Hoàng Thanh Tâm...v..v…Các năm sau, giải này được phối hợp với CĐNV Úc Châu thêm phần đa dạng và giá trị .Năm 2005, anh Đỗ Quang Phục, 23 tuổi- tiểu bang Queensland- và cô Margaret Nguyễn Nhă Ca, 22 tuổi - tiểu bang NSW - đoạt giải Nhất, Nh́ được long trọng nhận giải trong hội chợ Tết tại chùa Linh Sơn, thành phố Melbourne vào ngày thứ Bảy 12 –02 –05, Mùng 4 Tết Ất Dậu.

- Bảo trợ kỳ thi Việt Sử hàng năm với phần thưởng 500 Úc Kim.

- Lập phái đoàn khám bệnh và mổ cườm mắt cho đồng bào nghèo tại VN: đă thực hiện 2 chuyến công tác, chuyến thứ 3: dự trù từ 29-05 – 05 đến 12 -06-2005 do Bs Vơ Văn Phước làm trưởng đoàn.

Hội Y Tế NSW c̣n  là thành viên của hội  Y Nha Dược Sĩ  người Việt trên toàn thế giới .Các thông tin về chuyên ngành , về kiến thức chuyên môn, về t́nh trạng sức khoẻ và gia đ́nh của các Thầy cũ đều được cập nhật .

Từ năm1998, hội có thêm “Y Học và Đời Sống “, lưỡng nguyệt san - 2 tháng phát hành 1 lần -   được nhiều độc giả không những tại Úc mà nhiều nơi trên thế giới ( kể cả ở quê nhà ) t́m đọc v́ có nhiều bài vở hữu ích , nên xem . Hiện nay chủ bút và thư kư toà soạn của Y học & Đời Sống: Bs Liêu Vĩnh B́nh và Bs Phan Giang Sang.

Trong 4 đaị hội Y Nha Dược Sĩ Tự Do toàn thế giới tổ chức từ Hoa Kỳ, sang Pháp, Canada; rồi đại hội kỳ 4 trở lại Hoa Kỳ vào năm 2002, tất cả đều có đại diện của Sydney.

Hiện nay năm 2005, Bác sĩ Trần Thị Xuyên là chủ tịch hội Y Tế NSW với khoảng 180 hội viên FYM trên tổng số hơn 650 anh chị em thuộc đủ ngành nghề trong giới Áo Trắng tại tiểu bang NSW trù phú.

Một công tác lớn của nhiệm kỳ này: tổ chức đại hội kỳ 5 vào tháng 12 / 2004 tại Sydney - Úc Châu thành công ngoài mơ ước!

 

Về Dược

 

 Có 3 cách trở lại hành nghề:

 

- Cách Board : Dược sĩ tốt nghiệp ngoài nước Úc sẽ ghi tên và dự thi tương đương  của  nghiệp đoàn dược sĩ  Úc , Australian Chemist ‘s Board, với 2 môn Anh Văn và Chuyên Môn đều thi viết rồi vấn đáp.Anh Văn chính là “cửa ải “ ít ai vượt qua được : thí sinh ngồi trước 1 ban giám khảo gồm 5 giáo sư , họ hỏi và test đủ chuyện ,đủ thứ…th́ làm sao vượt qua đây !

Có năm gần 100 dược sĩ thuộc đủ mọi sắc dân : Tây Ban Nha, Colombia , Ấn Độ,Trung Hoa,Việt Nam đều trượt “ vỏ chuối “. Tuy vậy đă có chị Dược sĩ Minh Châu t́m cách đi làm tại 1 dược pḥng 5 , 3 năm cốt để : trao dồi Anh Văn và luyện lại kiến thức chuyên môn .Chị Châu đă thành công vào khoá thi năm1988 và hiện nay chi đang điều hành Chau’s Pharmacy bề thế tại vùng Bankstown.     

- Cách học lại lớp 11 và 12 trung học: Đây là con “ đường dài ” cho những ai muốn vào đại học  tại Úc . Chương tŕnh này mang tên “ matriculation” không giới hạn tuổi và gom 2 năm thành 1 để rèn luyện và sau đó dự thi tốt nghiệp bậc trung học. Đậu văn bằng HSC với số đ́ểm cao, sẽ ghi danh vào các phân khoa tại đại học và bắt đầu năm thứ 1.

- Cách ghi tên thẳng tại phân khoa Dược thuộc đại học Sydney : Điều kiện phải chứng minh đă tốt nghiệp bằng cấp tại Việt Nam và trải qua 1 bài thi Anh Văn và được học thẳng năm thứ 2 ,

miễn năm thứ 1 ; như vậy chỉ  c̣n lại 2 năm và 1 năm thực tập.

Năm 1981 là năm đầu tiên và DUY NHẤT có 4 dược sĩ VN “ cắp sách đến trường “ : Các chị dược sĩ Huỳnh Bích Nghi và Nguyễn Kim Phương , tốt nghiệp năm 1984 và 2  nhà thuốc tây khai trương trong năm1985 và đầu năm 1986  tại Cabramatta : Nhân Ái ’Pharmacy với Ds Bích Nghi ,  Kim’ s Chemist  là do Ds Nguyễn Kim Phượng khai thác.

Hai vị c̣n lại trong 4 dược sĩ thưở ban đầu: Ds Nguyễn Ngọc Luật và Ds Mai Tuyết Anh đều mở dược pḥng tại vùng Marrikville, phát đạt cho đến nay.

Rất tiếc sau lần duy nhất này, đại học Sydney vĩnh viễn không mở thêm đợt nào nữa .Các dược sĩ đến sau chỉ c̣n 2 cách quá khó kể trên: học hành phải 4 đến 5 năm mà tuổi đời dang dở... Đa số thuê mướn các flat hay share pḥng rồi hằng đêm:

 

                  Sàn gác trọ những tâm hồn băo nổi 

                  Những hào hùng uất hận gối lên nhau

                  Kẻ thức tỉnh ngu ngơ nh́n nắng mới:

                ” Ta làm ǵ cho hết nửa đời sau”

 

4 câu thơ của Cao Tần - bút hiệu mới của nhà văn Lê Tất Điều - viết từ Hoa Kỳ vào năm1977,

sao mà “ y chang “ tâm sự và hoàn cảnh của lớp trung niên tại Úc vậy cà !Đa số trong họ  chuyển ngành nghề  : thi vào bưu điện, mở ḷ bánh ḿ hoặc tiệm ăn , may tại gia rồi có vốn  mở hăng may để kiếm tiền ổn định cuộc sống và cứu giúp gia đ́nh c̣n kẹt tại VN. Ban đầu  họ t́m đến với nhau do công ăn việc làm mới, dần dần họ rủ nhau  nên tổ chức thành 1 gia đ́nh cho vui ; thế là “Gia Đ́nh Dược Khoa Sydney “(GĐDKS) thành h́nh vào năm 1993 ; phần lớn quy tụ các dược sĩ tốt nghiệp trước1975 của đại học dược khoa Saigon. Đến nay được khoảng 30 thành viên và Ds Trần Xuân Quang,tốt nghiệp năm 1970, đang là trưởng gia đ́nh.Với tư cách này Ds Quang đại diện anh chị em ngành Dược trong Ban tổ chức(BTC) đại hội kỳ 5 vừa qua .

Cứ 3 hay 4 tháng, GĐDKS lại họp mặt vui chơi1 lần. Gọi là vui chơi v́ mỗi người cùng gia đ́nh con cái đem đến 1 món ăn và chủ nhà th́ làm 1 món đặc biệt  và đài thọ chén đũa ly giấy  để cùng nhau ăn nhậu . Nói chuyện huyên thuyên và đủ thứ, nhưng gác ngoài chuyện chính trị và tôn giáo v́ dễ làm “cho chúng ḿnh xa nhau”. Thành công lớn gần đây: Trong dịp Đại Hội Y Nha Dược Sĩ kỳ 5 vào cuối thánh 12 / 2004, GĐDKS tổ chức đêm Giao Thừa 31 tháng 12 và mừng Năm mới 2005 với gần 80 anh chị em giới Áo Trắng đến từ Canada, Mỹ, Anh, Na Uy… tại nhà anh chị Trần Lê Động , tốt nghiệp dược sĩ  năm 1964, tại bờ biển vịnh Sydney . Tất cả thưởng thức: màn bắn pháo bông mừng Năm Mới thật là diễm ảo hay đẹp muôn mầu , v́ khoảng cách nơi pháo nổ chỉ 50 mét !  

           

Nha , Nhăn khoa ,Thú y sĩ ,Y tế Công cộng,Vật lư trị liệu, Đau nhức Cơ Xương Khớp, Bệnh Bàn chân và Quang tuyến

 

Các ngành này đều tham gia và nằm trong hội y tế. Xin được liệt kê vài khuôn mặt nổi bật đóng góp phần ḿnh vào việc chung:

- Nha sĩ James Ngô Vĩnh Trung, một người trẻ nhưng hăng say và nhiều thiện chí đă phụ trách ngành Nha trong nhiều nhiệm kỳ. Ns James Ngô trong BTC đại hội 5, tháng 12 /2004; Nha sĩ chuyên khoa răng Chinh Nguyễn có nhiều đề tài nghiên cưú khoa học

-Về mắt, có các y sĩ nhăn khoa: Tŕnh William , Tú Khanh , Judy Thoại Anh… luôn có mặt trong các buổi họp và tham gia các kế hoạch chung toàn ngành .Chuyên khoa mắt có Bs Châu Vơ Thiếu Sơn.

- Vật lư trị liệu (physiotherapy) và Đau nhức Cơ xương khớp(chiropractic), 2 ngành tương đối mới mẻ đối với người Việt , nhưng laị nhanh chóng phát triển với nhiều pḥng khám .Các chuyên gia ngành này như các ông : Huỳnh Tài, Bùi Quang Thuận…v…v…Chuyên viên Cô Phan Diễm   Phương đang điều hành Chiropractic Centre tại Cabramatta.

- Y Tế Công cộng và Y tế Cộng đồng: Bs Phan Huy Tiến đă quảng bá phần chuyên môn y tế công cộng qua các chương tŕnh của SBS Radio ; Ông Nguyễn Đăng Khoa thành công nhiều năm qua chương tŕnh Cai Nghiện  Thuốc Lá ,đồng hương thích thú với khẩu hiệu : “Xin đừng hút thuốc, sức khoẻ là vàng”, thuộc Trung Tâm Y Tế vùng Tây Nam Sydney.

- Bệnh về bàn chân: Chuyên viên Huynh Đệ Trần (Podiatrist) đang điều hành 2 Bệnh xá chuyên trị bệnh Bàn chân tại  vùng Fairfield và Bankstown.

-Quang tuyến, X-Ray, có lâu đời nhưng sinh viên VN lại ít chọn nó. Măi năm 1999, mới có 1 trung tâm quang tuyến của người Việt tại Cabramatta: Trans X-Ray do Bs Trần Minh Hoàng học ngành này và tự điều hành.    

 

· T̀NH H̀NH HIỆN NAY

 

 Năm 2005 , số liệu về các cơ sở y tế của người Việt tại Fairfield - Cabramatta lên đến 110 : khoảng gần 50 pḥng mạch bác sĩ ; pharmacy: 20 ; nhăn khoa : 10 ; nha khoa : 10; vật lư trị liệu , chuyên trị bàn chân , đau nhức cơ xương khớp,  thú y sĩ ,  X - Ray: 20 .Sự dồi dào này đă cung ứng  đủ nhu cầu y dược cho hơn 40, 000 đồng hương và hàng ngàn sắc dân khác sinh sống tại đây.

Thế c̣n tại các tiểu bang khác, t́nh h́nh y tế của người Việt ra sao?

Xin thưa : Cơ cấu hội tại hầu hết tiểu bang khác cũng tưong tự như NSW : các ngành nghề chuyên môn và hội y tế sinh hoạt cũng theo khuôn mẫu NSW.Điển h́nh tại Melbourne ,có Hội Y Tế VIC do Bs Cung Đ́nh Thanh B́nh là chủ tịch và Ds Lê Thanh Thủy, phụ trách về Dược khoa, hoạt động với nhiều thành qủa hay đẹp.

Với liên bang Úc: có Hội Y Tế Úc Châu, đây chính là tổ chức kết hợp tất cả các hội Y Tế tiểu bang; hiện nay Bs Trần Thanh Nhơn, tại Melbourne là chủ tịch.

 

 Cái riêng trong cái chung?

 

Sự tư riêng của gíới y tế người Việt tại Cabramatta nằm chung trong sự phát triển của cộng đồng VN . Thật vậy, nhiều đồng hương thắc mắc : v́ sao lớp con cháu Rồng Tiên đến Úc đầu tiên vào các năm 1978-1979 lại chọn vùng Ca -Ra-Mát -Ta thay v́ các vùng Bankstown , Ashfield, Canterbury, Marickville…chỉ cách trung tâm Sydney khoảng 15 - 20 km , gần các đại học và các trường cao đẳng chuyên nghiệp hơn ?  

Xin thưa , thời điểm 1978 số thuyền nhân được các nước  trên toàn thế giới tiếp nhận định cư là 88, 700 người ; năm 1979 cao nhất lên tới 205, 400 người trong  hơn 60 quốc gia rộng ḷng nhân đạo.

Tại Sydney , 2 năm này có khoảng gần 5,000 người được chuyển đến  4 trung tâm tiếp cư , hostels, tiếp nhận  người Á Châu  Việt, Miên, Lào : East Hill gần vùng Liverpool, West Cabramatta sau trường trung học vùng Cabramatta , Westbridge Centre vùng Villawood và 1 trung tâm xa hơn Endeavour vùng Coogee. Cả 4 trung tâm này đều xa Sydney và người tị nạn được cung cấp nơi ăn chỗ ở từ 3 đến 6 tháng .Con cháu vua Hùng tại 4, 5 hostels các tuần lễ đầu làm thủ tục như :tái khám sức khỏe, mở sổ băng, làm thẻ medicare ,lănh tiền trợ cấp xă hội, bổ túc hồ sơ , giấy tờ, đến các cơ quan từ thiện nhận quần áo, giầy vớ..v…v…

Sau đó, ngoài việc học Anh Văn 1 hay 2 giờ , ngày ngày thường rủ nhau theo thời khoá biểu hấp dẫn : ” sáng đi chơi , tối về ngủ!”.

Đáp xe lửa đến nơi nào đó để t́m thực phẩm và đồ ăn như ḿ gói, nước mắn, tương chao chứ ăn măi thịt trừu, hem, thịt gà của hót- teo th́ chịu sao thấu! Thêm vào đó nhu cầu gặp nhau để được nghe và nói tiếng Việt, gặp gỡ chị này, anh kia cũng nên lắm chứ.Cho nên dù được phân phối  vào nhiều trung tâm khác nhau, hầu như lại hội tụ tại 2 trạm xe lửa Cabramatta và Bankstown , thế mới kỳ lạ chứ : kẻ th́ đổi trạm tiến về China Town gần Sydney , người th́ hướng về Liverpool thăm bà con xa , anh kia t́m vùng Marickville v́ nghe nói hăng may  đang cần người, chị  nọ hướng về Auburn để gặp người vừa quen.

“ Đất lành chim đậu”…dần dần hơn 10 năn sau vùng tam giác Cabramatta, Fairfield , Canley Vale đông đặc đầu  Đen và việc bán buôn trở nên sầm uất lạ thường với trên 20, 000 người .    

Phát triển ồ ạt th́ đương nhiên kéo theo sự h́nh thành băng này, đảng kia  và các tệ trạng xă hội : x́ ke, ma tuư, cướp giật…Cabramata biến thành “ kinh đô bạch phiến” và đẩy lùi “vương quốc King Cross ” tại trung tâm Sydney  xuống hàng thứ yếu !

May mà có Thế Vận Hội Sydney 2000  khai mạc vào  tháng 9, Cabramatta cũng được chính phủ tiểu bang, hội đồng thành phố Fairfield dành ngân khoản , kế hoạch để sửa sang  và xây dựng : thêm 1 trạm cảnh sát tại góc đường John gần ga xe lửa, mở rộng băi đậu xe, công viên, chỉnh trang ga xe lửa để nơi này không c̣n là ” ổ x́ ke”.Cộng đồng người Việt tự Do tiểu bang NSWcùng với các cộng đồng sắc tộc bạn hợp tác với chính quyền để góp phần thay đổi “bộ mặt “ Cabramatta.

T́nh h́nh trở nên sáng suả và chuyển biến tốt từ đầu năm 2003 đến nay. Lư do: nhiều yếu tố lắm, nhưng phần lớn là việc chính quyền tiểu bang NSW cho dời Trung Tâm Cảnh Sát Miền Tây, Western Police Centre, về đường Cabramatta gần sát văn pḥng Centre Link, tức là ngay sau trung tâm buôn bán. Với lực lượng trên120 cảnh sát và nhân viên “ ch́m nổi “ ra vô 24 / 24 giờ, phương tiện thông tin và điều tra dồi dào tối tân , xe tuần cảnh luôn ứng trực. Chẳng những an ninh được cải thiện mà việc bán buôn “ chất trắng” và băng đảng đă đổi điạ bàn chọn nơi khác . Đến Ca Ra Mát Ta khoảng 7- 8 gíờ tối cũng cảm thấy an toàn và yên lành hơn xưa!

 

· LỜI KẾT

 

Cha ông chúng ta đă căn dặn “an cư, lạc nghiệp”; người Việt tại vùng Cabramatta nói riêng hay trên toàn nước Úc nói chung: sau  30 năm định cư , đa số đều có tương lai vững chắc. Thế hệ thứ 2 , nói theo định luật di truyền Mendel (1822-1884 ) : F2 , các cháu sinh ra tại Úc vào các năm 1978-1979…nay đă 26 , 27 tuổi ; thế hệ trẻ F2 này đă tốt nghiệp đại học có việc làm ổn định , họ là các khoa học gia trẻ hoặc các chuyên viên  với  Anh văn lưu loát, lương cao và các sinh hoạt đều Úc hóa đến 70 % .

Nếu  không chọn con đường học vấn th́ tất cả cũng là thầy thợ trong các hăng xưởng ; nhiều cháu có đầu óc buôn bán kinh doanh đang điều hành các công ty, các shop; cũng có đông bạn trẻ đă thay thế cha , anh làm chủ nhân các dịch vụ : nhà hàng, shop thực phẩm, siêu thị , quán ăn, trung tâm dịch vụ, băng nhạc, báo chí , đồ gỗ, điạ ốc,TV đồ điện, mỹ phẩm,sửa sắc đẹp, đồ cưới hỏi, computer, mobile phone...Cái gọi là “ chất Việt “ của F2  chỉ c̣n khoảng 25 % -

30 % mà thôi .

Con em giới Áo Trắng thế hệ F2 nhiều cháu cũng đă nối nghiệp mẹ cha : bác sĩ Brian Nguyễn này là con của nha sĩ Nguyễn…, dược sĩ  Kathy kia con của bác sĩ Trần…, nha sĩ Andrew nọ là con của dược sĩ  Lê…

Nhiều bậc trưởng thượng thế hệ F1 ( xin được mở dấu ngoặc : đồng hương vượt biên từ những năm 1877-1978 ; lúc đó từ 9,10 tuổi đến 70, 80 tuổi . C̣n dưới 6 ,7 tuổi và các cháu sanh đẻ tại Úc được xem là F2 ), định cư tại Úc c̣n lo xa  : thế hệ F3 đă xuất hiện ; các cháu chào đời từ năm 2000 – 2001 nay cũng 4, 5 tuổi .Chắc chắn chúng không c̣n ăn cá kho, ăn mắm , đọc sách báo Việt ngữ….v́ chính cha mẹ thuộc F2 đă lơ là , coi thường  chất Việt ! Không những đi làm dùng tiếng Anh mà ngay khi chuyện tṛ với nhau trong gia đ́nh : cha mẹ, con cái  đều dùng Anh ngữ v́ Việt ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ nữa rồi ! Xét về nhiều khiá cạnh, th́ đó chính là quy luật phát triển tất yếu của xă hội.

Thế hệ F3 và có lẽ cả F4 , cháu nội ngoại và cháu cố của F1 , đă Úc hóa đến 85 - 90 % th́ chất Việt chỉ c̣n khoảng 10 - 15 %. Cái khó và cái trăn trở chính là đây!