Hạnh phúc lứa đôi

Tiến tŕnh định duyên lập phận

theo cung cách ngôn ngữ Việt Nam

 

 

TS  Hồng Kim Linh

 

 

Ngôn ngữ Việt Nam là một thứ tiếng có khả lực diễn tả mọi tâm t́nh hỉ nộ ái ố của người Việt một cách khá tài t́nh độc đáo. Hạnh phúc lứa đôi dung chứa nhiều nét son trong chuỗi dài tâm t́nh đó v́ hạnh phúc và sự sống dệt bằng niềm vui hoan lạc tŕu mến mà một đôi nam nữ hưởng dụng và diễn xuất được nên lời. Và từ ngữ ở đầu môi chót lưỡi làm dấu hiệu sớm sủa nhất để biểu thị tâm t́nh đó là ngôn ngữ xưng hô của Việt Nam.

Ở đây không nói đến khía cạnh văn chương bác học hay b́nh dân, cũng như không đề cập đến phong dao, đồng dao, ca dao, tục ngữ là môi trường thi thố của ngôn ngữ, một đề tài khá hấp dẫn mà có lắm người đồng nghiệp nghiên cứu. Người viết chỉ giới hạn đề mục  trong một loại ngôn ngữ thôi, tạm gọi là "từ nguyên lư": từ là từ ngữ, nguyên lư là khởi đầu, khơi mào của một câu, một mệnh đề hay một phát ngôn. Đó là một loại ngôn ngữ phải có để người đối thoại đứng ra khởi xướng câu chuyện với một đối nhân trước mặt. Đó là từ chủ động của mọi sự đối đáp . (Xem "Từ nguyên lư" nầy được dùng trong hai chương IX & X của sách Người Việt của chúng tôi, tr. 301 - 382, Hồng Kim Linh xuất bản, Paris 1985.)

Đây không phải là vấn đề mới lạ, và cũng không phải đặt ra làm chi nếu ta dùng ngôn ngữ Pháp, Anh hay Đức... V́ Pháp, Anh, Đức ngữ với ngôn ngữ "Je-Tu", "I-You", "Ich-Du" để mở đầu cuộc đối thoại, đó là chuyện thường t́nh, không có âm hưởng ǵ đến tâm t́nh hạnh phúc. Dù ai đó là nam hay nữ, là lớn hay nhỏ th́ cũng thế  (trừ "Vous" thế cho "Tu" ở Pháp ngữ trong vài trường hợp) bất chấp tâm t́nh hỉ nộ, ái ố, hạnh phúc hay không của hai người đối thoại.

Ngôn ngữ Việt Nam thi không đúng ở tư thế bất động và bất cảm như thế được. Ngay từ khi nhập cuộc vào câu chuyện, mới phát ngôn là có vấn đề rồi. Ngôn ngữ Việt Nam không cho phép coi thường từ "nguyên lư" trong đối đáp, trao đổi, đưa đẩy câu chuyên, nhất là trong vấn đề t́nh cảm hạnh phúc lứa đôi. Bởi vậy đề mục nầy  sẽ lần lượt tŕnh bày về khía cạnh độc đáo phong phú - tế nhị, đôi khi phiền toái nầy  trong ngôn ngữ Việt Nam, mà ngôn ngữ Â Mỹ không có.

Tóm lại, nếu cô cậu người Việt ở Âu Mỹ mà nói Je-Tu, I-You, Ich-Du với nhau th́ hạnh phúc lứa đôi của cô cậu, của chàng với nàng có được biểu thị ǵ không, không thành vấn đề, nhưng nếu cô cậu muốn có ám tàng hạnh phúc qua "lời ăn tiếng nói" - ở đây chỉ qua tiếng mở đầu thôi- th́ cô cậu có một kho tàng ngôn ngữ của Việt tộc để sử dụng, đó là ngôn ngữ "Ego-Tu" theo lối Việt Nam.

 

Tŕnh tự diễn xuất của ngôn ngữ "Ego-Tu" Việt Nam

 

Tiến tŕnh tuyển lựa đôi lứa để tạo hạnh phúc: tư sự loại trừ đến sự nh́n nhận và chấp nhận nhau để cùng kiến tạo hạnh phúc lứa đôi.

 

- Ngôn ngữ loại trừ: "Tao mầy" bất xứng hợp lứa đôi.

Trong ngôn ngữ Việt Nam Việt Nam "tao mầy" là ngôn ngữ làm từ nguyên lư khởi nguyên cho câu trao đổi giữa hai người, đồng phái hay khác phái (nam-nam; nữ-nữ; nữ nam). Đồng phái th́ lớn tới từng tuổi nào cũng dùng được, và sẽ dùng ít dần khi người ta có gia thế địa vị xă hội và tuổi tác. Phía nam-nam dùng lâu hơn phía nữ - nữ.

Cặp tao mầy không thể là ngôn từ hạnh phúc của lứa đôi. Đôi trai gái cùng xóm làng từ nhỏ, lớn lên biết "để ư" tời nhau th́ phải lo vất sớm ngôn ngữ tao mầy, để nhường cho ngôn ngữ khác. Lúc thành hôn mà tái bản tao mầy với nhau là dấu hạnh phúc đổ vỡ.

- Cặp "em chị" cũng loại trừ nữa sao?

Theo quan niệm thông thường Việt Nam, th́ chàng trai phải lớn hơn cô nàng, thường là tuổi tác. Nếu không th́ phải hiểu ngầm anh chàng phải có cái ǵ "lớn" hơn: súc vóc, trí tuệ, đởm lược, hùng anh.v.v... tức là phải có cái ǵ "hơn". Để làm ǵ? Để nếu cần, khi hữu sự lo bảo vệ cho nàng. Vi nàng hiển nhiên là phận "liễu yếu đào thơ". Nàng là phái đẹp, phái yếu, chàng là nam nhi chi chí, phái dương phái mạnh. Nam nhi phải đóng vai che chở bênh vực cho nữ nhi chứ không phải để nàng cáng đáng, vậy hóa ra là chị rồi c̣n ǵ. V́ thế chàng không phải thuộc thân phận "em" của "chị" được. Nếu chú chàng tự ḿnh xưng "em" th́ phải biết cho rằng cô nàng quá lớn quá già, quá đởm lược khiến chú chàng đă chịu chào thua, tôn nàng lên chị và xưng ḿnh là em. Làm em để được chị bảo vệ, v́ chị lớn, chị sức vóc, chị khôn ngoan. Người con gái nào được con trai xưng hô như thế là đừng ḥng xây dựng lứa đôi với y  (ít là trong giai đoạn thâm sơ).

-  Cặp "chị em" cũng phải loại trừ nốt!

Cô nương mà gặp chú trai tơ lạng quạng xáng cho tiếng "em" để gọi phủ lên chú chàng và tự xưng là "chị" th́ phải biết cô nàng ở thế cao rồi đó. Chú chàng đă bị cho xuống cấp rơ rệt, đừng có chàng ràng mà bị "chị" sửa lưng hay vă mặt cho đấy. Xưng chị là nhắm trên em rồi đó, nhắm người anh của em, hay chọn em cho em của chị, thế thôi. Mới hay nữ xưng "chị", gọi nam là "em" th́ là dấu chỉ từ khước lứa đôi và nam phải hiểu ngay rằng là "người ta" đă bật đèn đỏ rồi, không được bước tới nữa, hoặc đó là cách mời gọi kết nối với em của chị kia, hoặc để chị bắt thân với anh trai của em, được không đó là một chuyện khác.

-  Ngôn ngữ "Ông - Tôi" xa lạ quá đi thôi?

Đó là từ nguyên lư của nữ nói với nam diễn tả một sự giao tế lễ phép ở giai đoạn xa lạ. Thanh niên đàn ông đừng vội thất vọng là ḿnh bị ra ŕa: ở đây phía nữ chỉ cho biết chúng ta hai bên không là c̣n nhỏ, gọi "ông" không nghĩa là ông đă "già" quá rồi, cũng không phải là "trẻ" đáng tuổi em tôi, v́ vậy tôi đây không là "chị" mà là "tôi" đối với ông: chúng ta cũng có tư thế tương xứng để đối thoại, v́ chúng ta là những người lớn với nhau. Ít ra phía nam phải ư thức là ḿnh "lớn" - trong một vị thế nào đó của xă hội - trước người nữ đối diện kia. Nhưng không v́ thế mà ông lại ngây ngô gọi trả người ta bằng "bà" cho đối xứng th́ hỏng hết , nếu muốn đi tới làm quen trong tiến tŕnh lứa đôi.

-   Ngôn ngữ " Bà - Tôi "  không xứng chỗ nầy

Người đàn ông không bị "già" đi khi bi phía nữ gọi bằng "ông", nhưng phía nữ bị kêu bằng "bà" - khi người ta là gái chưa chồng - th́ quả là xúc phạm, nếu không phải là sỉ nhục: "Bộ người ta già lắm hả". Mà già theo nhăn giới nữ phái là "hết duyên". Già hết duyên là ḥng đâu là kết nối duyên tơ, làm sao lấy chồng. Già chỉ có ở "giá" thôi, ai mà đi hỏi nữa. Bởi vậy sự già của phái nữ là một "thảm trạng" coi như một tai nạn: "cái già ṣng sọc nó th́ theo sau". Người ta cố tránh nó để người ta vẫn c̣n đẹp, c̣n xinh, c̣n duyên hầu c̣n xét đến việc "duyên tơ chỉ thắm" chứ. Anh chàng nào mà kêu mỗ bằng bà th́ "cho de" cái rụp.

-  Ngôn ngữ "Cô - Tôi" được chăng?

Người đàn ông bị gọi "ông" dù cảm thấy ḿnh là trai tơ trẻ mân, th́ đừng chơi kiểu ăn miếng trả miếng, bằng cách sử dụng ngôn từ "bà" cấm kỵ trên, vậy cẩn thận ngôn từ một chút, lo liệu gọi người ta bằng "cô" đi, để người ta thích. Gọi "cô": có nghĩa là cô con gái, cô tiểu thư, cô nương, cô nàng; tiếng cô có một âm hưởng c̣n trẻ, c̣n độc lập, c̣n tự do, c̣n ở một ḿnh, chưa phải vào thân phận của "gái có chồng như gông đeo cổ". Phải chăng tiếng "cô" nầy đồng âm sắc và ngữ nghĩa với cô đơn, cô độc, cô liêu, cô tịch  - nhưng chỉ khác là ở một ḿnh mà không buồn tẻ cô quạnh -  trái lại là giai đoạn nhộn nhịp "ong bướm dập d́u" kẻ đón người đưa. Nếu cô lại là con gái nhà lành, con ông chánh trương, trùm xứ hoặc ông kia bà nọ, th́ ôi thôi khách má hồng, phận thuyền quyên kiểu cô, không thiếu đàn con trai ngấp nghé hỏi xin.

Đời người con gái ở giai đoạn "cô" nầy tha hồ mà biểu dương duyên lực của sắc nước hương trinh Trời phu bẩm,. Phải chăng là thời cô đọng tích tụ bao hy vọng hạnh phúc mà hoàng tử của ḷng (cô) nàng sẽ dâng trao trong hôn nhân sau nầy. Thời cô là thời chờ đợi nao nức tràn trề hy vọng pha lẫn chút bâng khuâng phiêu hốt của lăng mạng tơ vương, do đó lúc thơ thẫn một ḿnh cô cũng có thể ngâm nga câu thơ bất hủ nầy:

"Thân em như tấm lụa đào,

Phất phơ trước gió biết vào tay ai".

Cô đây chỉ trạng thái chờ đợi trong tự do để được "kết nối tơ hồng" trong một lứa đôi đầy hứa hẹn mai ngày. Từ cô bước sang từ "cô em" rồi "em" tout court sẽ là một tŕnh tự xuôi chảy cùng ḍng nước thủy triều. Nhưng trước khi tiến đến đó c̣n một vài chặng được cần vượt qua. Đó là những thử thách phải có để tinh luyện con người trong chu tất của t́nh yêu lứa đôi hạnh phúc trọn vẹn.

-  Ngôn ngữ "Anh - Tôi " chỉ dấu bớt xa lạ

Phái nam tuy không sợ già khi bị kêu là ông, nhưng vẫn cố nhắc khéo "cổ" xuống bậc cho ḿnh nhờ. Anh ta mở chiến thuật rờ cằm để đàng ấy hiểu cho là: "Đằng nầy tuy phận mày râu nhưng râu chưa có dài đâu để được gọi là ông". "Vă lại kêu ông nó có vẻ kiểu cách, xa lạ và khô khan làm sao ấy!".

Đàng kia (phái nữ) nếu để ư th́ phải hiểu ông muốn ḿnh xuống bậc: "Thôi gọi là anh nhé", nàng chiều ư chàng rồi đó.

-         Nhưng c̣n "tôi"? (chàng có ư hỏi chàng trong ánh mắt). - "Tôi" cứ để đó (nàng tự trả lời trong đầu) để xem anh có phải là người đứng đắn đàng hoàng để có thể nói chuyện ngang vai b́nh đẳng. Ở cấp bậc xưng hô nầy nữ gọi nam như vậy không khác ǵ với nam gọi nam, v́ thế chuyện lứa đôi cũng c̣n phải vượt qua để đánh dấu sự khác biệt của nam và nữ trong lối gọi.

 

-  Ngôn ngữ "Anh - Loan" cho bớt khô khan

Phía nữ tiến tới xưng tên (Loan) với chàng là chịu đi vào góc độ liên hệ không ngang bằng với nam giới. V́ anh là phận nam, Loan là phận nữ. Gọi anh xưng tôi như trước đây th́ nó khô khan và cứng ngắc làm sao ấy. Loan là nữ chứ phải là nam đâu. Anh chàng phải nhận ra sự dịu dàng nhũn nhặn êm thắm của lối xưng danh đó. T́nh cảm đă bắt đầu thể hiện giữa nữ đối với phía nam, chưa hẳn là t́nh cảm đă đặt ra liên, nhưng đó chỉ là sự nhắc nhở thân phận nữ giới trước nam giới mà ḿnh muốn làm quen thân lên một chút. Đổi thân phận "tôi" cứng ngắc ra "Loan" để chỉ thị chính ḿnh th́ "anh" phải xử sự thế nào cho tương ứng. Lối xưng tên "dễ thương" của đứa em bé vừa chập choạng nói với cha mẹ, anh chị em trong nhà, nay được cô nàng dùng với anh chàng. Nhủn nhặn và dễ thương như vậy, anh chàng phải đối đáp xuất khẩu ra sao?

-   Ngôn ngữ "Tôi - Loan" cũng là một đáp ứng

Anh chàng tuy nhận ra nàng gọi anh, xưng Loan, nhưng "người ta gọi vậy là một chuyện, c̣n ḿnh xưng như vậy chưa chắc là tiện trong lúc nầy", anh chàng tự nhủ. Thôi nhận phía nàng, nàng là nàng Loan thay v́ gọi "cô" kiểu cách trên kia: "Ḿnh gọi nàng là Loan, c̣n ḿnh th́ vẫn xưng tôi", anh chàng nghĩ và áp dụng như vậy. "Bề nào th́ ḿnh c̣n chỗ cái "tôi" để thoát thân, nếu t́nh cảm Loan với Tôi không đi đến đâu. Nếu xưng "anh" gọi "Loan" th́ nó tương xứng với ngôn ngữ nàng gọi chàng đó, nhưng rủi ra t́nh không trọn thi tiếng "anh" thốt lên như kia sẽ chơ vơ trơ trọi vùi lấp vào đâu cho tiện. Để tránh cảnh lộ tẩy bị chọc quê: "Cái anh chàng ngớ ngẩn, chưa ǵ đă "ham", th́ ôi thôi c̣n gi gỡ gạt, tội cho cái tôi quá. Sự khôn ngoan dè dặt ở trương đời, nhất là ở đường t́nh đ̣i hỏi anh phải ḍ lần từng bước, coi bên kia t́nh ư ra sao cái đă. Có khi người ta gọi anh là v́ không muốn gọi ông quá khách sáo già nua, gọi cho dễ nói chuyện thôi, chứ có ư ǵ đâu đừng "bé cái lầm". Để tránh cảnh trống đánh xuôi kèn thổi ngược, thôi "ta cứ gọi nàng là Loan c̣n ta th́ cố thủ "tôi" cho chắc ăn. T́nh thế có thay đổi, sẽ tính sau.

-     Ngôn ngữ "Dũng - Loan" t́nh ư ra sao?

Những đôi bạn nam nữ hăy c̣n trai trẻ ư thức được ḿnh như thế th́ đúng lối xưng hô "xưng tên": như vậy cũng tiện, huề cả làng. Nhưng ở đây ta đang nói lứa đôi th́ không có chuyện huề, v́ rằng một bên th́ phải lo bảo bọc, đỡ nâng, gánh vác, đởm lược, tề gia xưng ngôi với mày râu nam tửu của đấng trượng phu, một bên th́ biết chiều chuộng, săn sóc miếng cơm manh áo "nâng khăn sửa túi" dọn dẹp quán xuyến đảm đang của một tướng trong nhà. Người con gái xưng Loan, gọi Dũng đây là loại tân thời muốn xóa bỏ giai cấp khác biệt "chồng chúa vợ tôi" của thời cách mạng gia đ́nh, chủ trương của nhóm "Tự lực Văn đoàn" của Nhất Linh.

Nhưng "Dũng" của Loan đây phải là "Dũng" (anh) mới được, bởi cặp nầy xếp theo cặp "Anh-Loan" trên kia. Nhưng Dũng ở đây thay thế cho Anh đối với lối gọi của nữ giới. C̣n đối với nam giới th́ xung Dũng thay cho tiếng "tôi" khô khan trước đó. Bỏ tôi để xưng Dũng là một chặng đường tới điểm hợp nhất: từ đây Dũng là Dũng đối với Loan là Loan là Loan đối với Dũng. Tiến tŕnh nầy có tới lứa đôi được chưa? V́ t́nh yêu lứa đôi đ̣i nhiều nhen nhúm kiên nhẫn, cân nhắc cẩn thận, chứ không bột chột đốt giai đoạn được. Bởi vậy cặp Dũng-Loan nầy  c̣n có thể cách tiến bước kiểu khác để ḍ la t́nh ư xác thực của nhau trước ngưỡng cửa hạnh phúc lứa đôi.

-  Ngôn ngữ xưng "Anh" và  gọi Tên kể cũng thân mật đấy

Trên kia phía nữ gọi anh xưng tên (Loan), được ph́a nam đáp lại ở đoạn đường kêu gọi nầy bằng lối xưng đối xứng: Anh-Loan nói lên sự tin tưởng và chấp nhận của anh chàng muốn đóng vai là "anh" mà không sợ "Loan" chống chế nữa. V́ biết được ḷng dạ của Loan nên ḿnh là anh của Loan rồi, nhưng không phải là anh thông thường của câu chuyện giao tế trong thiên hạ, mà là anh có âm hưởng và ngữ nghĩa tŕu mến thân mật. "Anh-Loan" chỉ thốt lên khi chỉ một ḿnh nghe thấy, hoặc trong ṿng bạn bè rất thân. Trước công chúng xa lạ, người ta cũng ngại dùng, tâm lư tránh phô bày lộ liễu tâm t́nh thâm kín riêng tư trước người ngoài là sắc thái khá phổ quát của dân tộc Việt Nam, và cả của Á-đông, Ả-rập. Ngôn ngữ xưng hô nầy tự nó đă diễn ra tâm t́nh đó, v́ thế người ta ít dùng, để giữ ǵn bảo vệ cái tôi, cái bản ngă riêng biệt của con người tinh tế Á-dông.

-   Giai đoạn vô ngôn... thinh lặng, nói ǵ đây?

Khi mà hai cô cậu đă bước đến giai đoạn gọi là "t́nh trong như đă, mặt ngoài c̣n e"... th́ đó là lúc hai bên cảm thấy khó xử khi phải chọn kiểu xưng hô, trai  dạn dĩ xưng ḿnh là anh cũng đă khó rồi, c̣n gọi "Em" lại là một chuyện khó hơn. Phía nữ gọi "anh" cộng với tên (anh Dũng) th́ c̣n được, nhưng tới khi xưng "em" th́ là chuyện c̣n ngại ơi là ngại. Chính sự rụt rè làm cho mối t́nh càng được trân trọng của đôi bên. Đây không phải là chuyện gọi cho qua lệ mà là nói lên t́nh thương của hai trái tim bắt đầu rung động, nhưng v́ lễ nghĩa, v́ kín đáo tinh tế nên không thể vạch mặt chỉ tên cái điều thầm kín trong ḷng cho thiên hạ coi, bởi vậy mả trong đối thoại của hai người với nhau, đàng nầy và đàng ấy chỉ có ấp úng, ngập ngừng, xưng hô trong yên lặng.

Hăy tưởng tượng đối thoại của hai người:

Cô nàng nói: "Má biểu... đem cho... nầy nè".

Anh chàng hỏi lại: "Má biểu ai đem cho ai vậy"?

Cô nàng chỉ c̣n nh́n xuống đỏ mặt... lặng thinh... ngôn ngữ vô thinh vô chủ từ nầy c̣n có chữ "ai" để thế lại khi hỏi, nhưng câu trả lời th́ phi ngôn. Có lúc th́ cô nàng dạn dĩ đáp lại: "Ai đây chứ c̣n ai nữa".

Anh-Em ngôn ngữ khó nói, mà... dễ yêu.

Khi con tim của dôi trai tài gái sắc đă rung động nhịp giao cảm, đă thực sự chọn nhau và chỉ c̣n biết có nhau... để sống trên đời thi tiếng thốt "Em-Anh" "Anh-Em" sẽ là một lời giao ước kết nối chân t́nh một cách thanh dịu, ngọt ngào, t́nh tứ nhất. Âm hưởng của từ nguyên lư đối đáp nầy chỉ nhưng đôi nam nữ yêu nhau sau những chặng đường ḍ dẫm chờ đợi, t́m hiểu, cân nhắc đắn đo mới phát ra một cách ư nhị nồng thắm. Một đường dài kiên nhẫn đợi trông với những thăng trầm ch́m ẩn. Bởi v́ lời xưa có dạy:

"Ḍ sông ḍ biển dễ ḍ,

Nào ai lấy thước mà đo ḷng người".

Ḍ biết có phải "người ta" là xứng hợp với ḿnh trong đường đời lứa đôi. Người ta có thật t́nh yêu ḿnh không, hay yêu cái nhà lầu xe hơi, địa vị ḿnh đang có, yêu sắc nước hương trời của ḿnh. Đẹp mă, bảnh trai mà chi, dung nhan "nguyệt thẹn, hoa nhương" mà ǵ, khi trong ḷng ruột rỗng vỏ không. Nhưng ḷng người làm sao biết được, nó không tỏ hiện như sắc diện như vật sở hữu bên ngoài. "Chọn mặt gửi vàng" đă là điều khó huống ǵ đây là gửi cả con người tấm thân sự nghiệp, đường đời tương lai: hạnh phúc có được thành công hay thất bại là ở đây, con cái ḍng tộc truyền kế danh thơm tiếng tốt là ở người phối ngẫu nầy.

Ngôn ngữ "Anh Em, Em Anh" kết thúc một tiến tŕnh chọn lựa trong cẩn trọng tiệm tiến, không sổ sàng, không đốt giai đoạn, mà biết chờ đợi nhịp nhàng ăn khớp... với nhạc điệu của con tim.

Hăy thử dừng lại để phân tích sự kỳ diệu của ngôn ngữ xưng hô nầ y: Từ "Anh" vừa bộc bạch cái tôi, cái chủ thể xưng hô của chàng, đồng thời vừa đón nhận tiếng kêu gọi của nàng. Nếu so với Pháp hay Anh ngữ th́ từ "anh", từ "em" vừa đóng vai "Je", "I", vừa đóng vai "Tu", "You". Người Âu Mỹ nam nư đều xưng "Je", "I" cũng như hô "Tu", "You" được cả, c̣n người Việt phân biệt cái tôi (ego) của chàng là khác với nàng (tu) bởi ego đó là "anh" c̣n ego của nàng là "em", không thể lẫn lộn thay đổi hoặc hoán chuyển được. V́ vậy theo mặt văn pháp th́ "anh", "em" vừa đóng vai người xuất ngôn (locuteur) và người tiếp ngôn (interlocuteur); phía nam vẫn là "anh" khi tự xưng hay được kêu gọi, va nữ vẫn là em khi nữ tự xưng ḿnh hay khi được phía nam gọi đến.

Ego (nam): Anh; Anh :- locutionnaire (locuteur)

 :- illocutionnaire (interlocuteur)

Ego (nư): Em; Em     :- locutionnaire

:- illocutionnaire

Trong tiếng Việt, giới tính (nam, nữ) đă được xác định trong ngôn từ và gắn liền với chủ thể đó, dù khi chủ thể đó đóng vai thứ nhất (Je, I) hay ngôi thứ hai (Tu, You) trong một mệnh đề, một phát ngôn.

Qua sự xác định ngôn từ nầy đă nh́n nhận nhau: anh là anh của em, và em là em của anh. Âm thanh ngữ điệu đó là "thuộc từ ngữ gia đ́nh bà con ḍng tộc", nhưng khác em gái và em trai trong gia đ́nh, v́ anh và em sẽ mang một thứ bậc trong gia đ́nh liên hê. Nếu em là thứ 3 trong gia đ́nh họ Nguyễn của em th́ anh sẽ là "anh ba" của các em trong gia đ́nh Nguyễn, ngược lại em sẽ được gọi là "chị hai" trong gia đ́nh họ Trần của anh v́ anh anh là anh hai của đàn em nhà họ Trần.

Hạnh phúc trong tâm t́nh hợp nhất được thể hiện qua cách gọi anh-anh, em-em, anh hai, chị ba là như thế. Người Âu Mỹ không có lối gọi hiệp nhất lứa đôi như vậy: chị dâu vẫn là "belle- soeur", "sister-in law" (chị theo luật) và nếu kêu rơ hơn th́ là chị Jeanne, chị Liz (vợ của anh tôi) chứ không gọi đồng hóa với anh hai tôi được.

-  Ḿnh ơi, ḿnh hỡi, ḿnh à  : ngôn ngữ khăng khít tinh sâu

Qua giai đoạn nồng cháy của thủa kết hợp hạnh phúc lứa đôi ban đầu. Vợ chồng nay đă có được một đàn con, đứa con đầu nay cũng lớn đại, coi ṃi trổ mă ăn diện. Anh em nó được dạy dỗ từ lời ăn tiếng nói, nhỏ, lớn phải biết gọi nhau cho thân mật lễ phép đúng con nhà gia giáo. Cha mẹ đă đi được con đường dài trong yêu thương giáo dục. Thằng anh, con chị nay đă hết xưng mầy tao với em nó, và bé tư cũng một điều anh chị em em. Thế là cha mẹ cũng không hẹn mà ḥ, cùng đổi cách gọi nhau là "ḿnh". Hai người đúng đă là "một" với nhau từ lâu: mỗi người là phần ḿnh" của nhau rồi c̣n ǵ:

"Ta với ḿnh tuy hai mà một"". Tuy "anh và em" hai "đôi bạn" nhưng là một cặp vợ chồng sống chung dưới một mái nhà, xây dựng một tổ ấm với một đàn con. Anh đă là ḿnh của em và em đă là ḿnh của anh trong cương vị chồng vợ yêu thương cho nhau hạnh phúc và kết quà trải dài qua con cái.

"Ta với ḿnh tuy một mà hai". Một trong thân phận vợ chồng, nhưng là hai v́ một đàng - ḿnh là mẹ, c̣n ḿnh kia là cha, mỗi người phần vụ có khác để bổ túc nhau chứ không thay thế nhau. Cha không đóng vai mẹ, mẹ không đóng vai cha được v́ vậy: gọi ḿnh nhưng ông xưng "tui", c̣n bà xưng "em", bề nào bà vẫn phải c̣n trẻ hơn ông. Chừng nào sợ con lớn trỗ mă hiểu chuyện nhận xét: "coi ḱa ba má c̣n mùi quá tụi bay" th́ sẽ đổi luôn cách gọi cho bầy trẻ hết chỗ xầm x́ nhỏ to. Cách kín đáo bày tỏ t́nh cảm của cha mẹ Á-đông nó như thế.

-    Ba, Má con T.: ngôn ngữ gắn liền với con

Theo truyền thống Việt Nam, cha mẹ sống vui vầy sum họp lâu bền và ai cũng cảm thấy sung sướng trong cảnh gia đ́nh đông đúc. Đứa con đầu ḷng mở đầu cho niềm hạnh phúc sung măn của gia đ́nh, khiến cha mẹ dùng tên con đầu ḷng để gọi nhau: Má thằng Hai đâu cà? Ba con Xuân về ăn cơm nhé. Cha mẹ kêu réo tên con để gọi nhau để nhắc nhở trách nhiệm gia đ́nh trong liên hệ đầm ắm vợ chồng con cái.

-   Ba má bầy trẻ  : ngôn ngữ con cái sung măn

Khi con cái nhiều ra, đứa nào cũng dễ thương dễ nhớ cả, th́ tên đức con đầu ḷng nhường chỗ cho kiểu gọi gộp lại: "Ba, má bầy trẻ hoặc Ba má sắp nhỏ" cho hợp tâm lư vừa ḷng con cái, đồng thời nhấn mạnh đến gia thế đồ sộ, trách nhiệm tăng gia. Bây giờ th́ má bồng tay dắt, c̣n ba th́ làm quần quật suốt ngày để bảo đảm kinh tế cho gia đ́nh vững chắc để vợ con no ấm. Chị lớn giúp mẹ giặt giũ, tắm rửa em nhỏ, đưa vơng dỗ dành em; anh trai lo đưa dẫn, dắt d́u bênh vực em để khỏi bị hiếp đáp - khi đi với chúng bạn th́ cũng không ham chơi quá bỏ em cù bơ cù bất. Ở đồng quê khi giúp mẹ lội vũng bắt cá ṃ tôm th́ phải biết giữ ǵn em để nó khỏi té xuống vũng, xuống bờ. Cơng em qua cầu qua mương. Trông chừng dạy em tập bơi tập lội khi chiều chiều tắm sông. Con cái gia đ́nh Việt Nam biết chia sẻ trách nhiệm với cha mẹ những việc lặt vặt trong nhà. Không ai ăn không ngồi rồi. Giờ dọn cơm chia nhau sắp đặt chén đũa, đặt định ngôi thứ chỗ ngồi vây quanh bộ ván bàn ăn, nhắc nhở nhau thực tập lời dạy mẹ cha thế nào là "ăn trông nồi, ngồi trông hướng", thế nào là lễ phép, nhường nhịn, thế nào là tôn ti trật tữ lớn nhỏ trước sau. Hạnh phúc thay, gia đ́nh nào chứng kiến được cảnh các con thương nhau đùm bọc, săn sóc, nghe lời chỉ vẽ nhau.

-    Đây là nhà tôi

Cảnh hạnh phúc trong nhà tràn lan ra tới cổng nhà, tới hàng xóm láng giềng, khiến ông chồng, bà vợ hănh diện về nhau mà chỉ cho thiên hạ và giới thiệu "nhà tôi". Kiểu lấy "mái ấm" tổ uyên ương, "ngôi nhà" mà đôi vợ chồng hạnh phúc sống bên nhau với con đàn cháu đống, để chỉ thị người phối ngẫu "đồng tịch đồng sàng" với ḿnh, quả là độc đáo của một ngôn ngữ. Trong văn hóa Trung-hoa có tiếng "gia nội", tiếng Nhật gọi là "kanai" "nội thất" có nghĩa la "người ở trong nhà, người nhà mà ngôn ngữ văn hóa Việt Nam thăng hóa lên chức "nội tướng": tựu chung ư nghĩa "gia nội" nội thất của Nhật và Trung-hoa vẫn không thâm trọng và thân t́nh kết hợp mật thiết như tiếng "nhà tôi". Nhà tôi không đồng hóa cũng không là chuyển tự của nội tướng hay nội thất v́ nhà tôi trong Việt ngữ chồng và vợ đều dùng để giới thiệu và nói về nhau với đệ tam nhân, c̣n nội tướng hay gia nội chỉ áp dụng cho người vợ măi trong nhà không được ra tới cổng. Sự thể có khác , do văn hóa Việt không coi thường đàn bà kiểu Trung-hoa: "Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô" (một nam kể có, mười nữ kể không). Truyền thống Việt Nam không chấp nhận câu nầy.

-         Bà nội, ông nội sắp nhỏ :  ngôn ngữ đại gia đ́nh

Gia đ́nh Việt Nam xưa kia không phải là kiểu "gia đ́nh nguyên tử" (famille nucléaire) theo định nghĩa hạn hẹp của xă hội ngày nay. Gia đ́nh bao gồm cả con cháu. Hai ba thế hệ quần tụ nương tựa nhau dưới một mái ấm. Cha mẹ, ông bà sống chung vui hưởng cảnh đông đúc vui vầy có già có trẻ. Ngôn ngữ "ông nội - bà nội sắp nhỏ" được chiếu cố của đôi vợ chồng già gọi nhau. Ông của cháu được thăng cách "ông" của bà luôn. Bà cung được thăng cách một thể. Kiểu vậy tiện lợi mọi bề: cho cả ông bà, con, cháu. So với Âu Mỹ người ta cũng dùng lối đặc cách nầy: Papa, Mama, Grand pa;, Grand ma.v.v..., nhưng trong Việt ngữ th́ kiểu gọi nầy từ nguyên lư ở ngôi thứ nhất và hai. Tính chất hợp nhất gói gọn bao trùm đại gia đ́nh đă được thể hiện trong môi miệng của ông bà gợi nhớ đến trách nhiệm của sự gầy dựng huyết thông gia phong truyền kế của gia đ́nh Việt Nam.

Đến đây lứa đôi già nua răng long tóc bạc nầy đă hoàn thành một cuộc sống gọi là hạnh phúc v́ đă để lại được cho đời một ḍng tộc có nếp sống xứng hợp với thân phận của từng người, trong gia đ́nh, trong xă hội. Nếp sống được thanh danh, thành nếp nhờ những xác định của khung ngôn ngữ định vị, định phận, tương quan ăn khớp với nhau từ khi bước vào cuộc đời cho đến khi sắp rời bỏ nó để về với tổ tiên. Hai ông bà nầy đă gặp nhau, đă nh́n nhận nhau, đă yêu thương nhau, và kết quả của t́nh thương đă được gầy dựng trong khuôn nếp được truyền kế khi hai người măn nguyện sung sướng nh́n thấy con đàn cháu đống hạnh phúc của họ là ở chỗ xây dựng được đại gia đ́nh có cơ sở và tầm vóc cở đó.