BA THẬP NIÊN QUAN HỆ MỸ-VIỆT

Gs Lâm Lễ Trinh

 

 

 

 

LTS   Dưới đây  là bài phỏng vấn ngày 3.5.2005 luật sư Lâm Lễ Trinh (LLT) tại Little Saigon, Californie, bởi phóng viên Hồng Phúc  (HP) trên Đài Việt Nam Hải Ngoại Truyền Thanh &Truyền H́nh, Washington DC .

 

HP   Sau 30 năm Miền Nam sụp đổ, Luật sư thẩm định ra sao mối bang giao giữa Việt Nam và Hoa kỳ?

 

LLT   Vào cuối tháng tư 1975,Miền Nam sụp đổ trong hoàn cảnh mà chúng ta đều biết. Sau một giai đọan cấm vận  khá lâu, năm 1995, Hoa kỳ chấp nhận bang giao với Hànội. Trong ba thập niên ấy, biết bao nhiêu việc xảy ra trên đất nước VN. Để tồn tại, CS bị bắt buộc phải đổi mới dưới thời Tổng bí thơ Nguyễn Văn Linh theo lịnh của Gorbatchev. Hoa kỳ bổ nhiệm ba đại sứ liên tiếp tại VN: ông Peterson (mà người vợ là một công dân Úc gốc Việt), sau đó là ông Raymond Burghart và ngày nay, ông Michael Marine. Về ngoại giao, đại sứ không làm ra chính sách, họ chỉ thi hành đường lối của Bộ Ngoại giao và Tổng thống là người ấn định chính sách ấy. Theo lời tŕnh bày gần đây của Đại sứ Marine, bang giao Việt-Mỹ trên đà phát triển, kinh tế VN  có tiến tới, tuy về vấn đề dân chủ và nhân quyền c̣n nhiều thiếu sót không làm dư luận vừa ư.

 

HP  Theo Luật sư, có bao nhiêu cơ hội đến nay bị bỏ lở trong bang giao Việt-Mỹ?

 

LLT  Trở lại lịch sử, vị sứ thần Việt Nam đầu tiên qua Hoa kỳ là ông Bùi Viện dưới thời tổng thống Grant. Trong Đệ nhị Thế Chiến, khi quân đội Nhựt bắn rớt một chiếc máy bay Mỹ, kháng chiến quân Việt Minh đă cứu các phi công và trả họ cho Bộ Tư lệnh Hoa kỳ tại Côn Minh, Trung quốc. Sau đó có nhiều cơ hội bỏ lở để đặt bang giao giữa Hoa kỳ và Việt Nam. Chúng ta c̣n nhớ Hồ Chí Minh đă nhờ Patti, một nhân viên t́nh báo OSS,  chuyển một bức thơ  cho Tổng thống Harry Truman  xin giúp đở phương tiện cho kháng chiến VN chống thực dân Pháp trở lại Đông Dương. Hoa kỳ không phúc đáp, có lẽ v́ phải nương tay với Pháp, đồng minh trong  Đệ nhị Thế chiến.          Trường hợp khác là sau ngày Miền Nam sụp đổ, Tổng thống Ford giao, năm 1976,   cho Kissinger – người kư Hiệp  ưốc Paris với Lê Đức Thọ -  điều đ́nh với Hànộâi thiết lập bang giao. Lúc đó, Hànội hách dịch và đang say mê chiến thắng nên làm ngơ. CS lại c̣n xua quân chiếm Lào và Miên. Cách đây vài năm, Clinton là vị Tổng thống Hoa kỳ đầu tiên qua viếng Việt Nam sau khi chiến tranh giữa hai xứ kết thúc. Chuyến công du này gây hào hứng trong giới trẻ VN. Mọi người tưởng CS sẽ nắm cơ hội ấy để tiến mạnh về dân chủ. Tiếc thay, họ không làm.

 

HP  Gần đây, dư luận có xôn xao về bài diễn văn của ông Đại sứ Hoa kỳ Michael Marine. Luật sư nghĩ sao về lời tuyên bố của ông Marine?

 

LLT  Ngày 4.3.2005, Đại sứ Marine tiếp xúc với báo chí tại San Francisco. Sau đó, ngày 18 tháng 3, ông có thuyết tŕnh vể Việt Nam tại buổi Hội thảo tổ chức ba năm một lần ở Trung tâm Lubbock, thuộc Đại học Texas Tech University.  Buổi họp tại San Francisco bị báo giới Việt Nam chỉ trích khá nặng.  Ông Marine đă phúc đáp kém ngọai giao vài câu  chất vấn của nhà báo. Thí dụ, khi được hỏi Chính phủ sẽ phản ứng ra sao nếu một số công dân Mỹ gốc Việt  bị nhà chức trách CS bắt khi họ tranh đấu cho tự do, nhân quyền tại VN?  Đại sứ Marine trả lời thẳng thừng: “ Hoa kỳ không có ch́a khoá để mở cửa các  nhà tù…Ở Mỹ, nếu tôn giáo gây xáo trộn th́  cũng bị hốt như thường!” . Một điểm khác: Khi một số Việt kiều nhờ ông Marine chuyển cho nhà cầm quyền CS những thơ phản đối về vi phạm dân chủ, nhân quyền, đại sứ Marine khuyên họ nên gởi qua đường…bưu điện (!).

     Đại sứ Marine là một cựu đại uư thủy quân lục chiến Hoa kỳ, 53 tuổi, từng phục vụ tại Bắc kinh và được giới ngoại giao xem như một chuyên viên có kinh nghiệm. Dư luận trong cộng đồng Việt hải ngoại cho rằng Đs Marine c̣n kém nhă nhặën hơn cựu đại sứ Peterson. Tuy nhiên, nên đọc kỷ lời tuyên bố của ông Marine để nhận thức rỏ về chính sách của Bush. Đs Marine nhấn mạnh chính phủ Hoa kỳ “tôn trọng chủ quyền, bảo vệ sự toàn vẹn lănh thổ của VN và chống lại bất cứ nổ lực nào nhằm chia rẻ và gây rối biên giới VN” . Bảo đảm này làm cho Hànội rất vui ḷng. Trong những năm tháng gần đây, mặc dù CSVN đă kư hiệp ước nhường đất, hiến biển cho Bắc kinh, Trung quốc vẫn công nhiên xác nhận chủ quyền trên đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chẳng những thế, vừa rồi, Trung quốc lại cho bắt giam một số ngư phủ Việt trong Vịnh Bắc Việt. Đồng bào hải ngoai đă xuống đường phản đối.

       Trong giai đọan này, tôi thiển nghĩ  Hoa kỳ phân biệt hai vấn đề: Nhân quyền (gồm có tự do tôn giáo) mà Mỹ tuyên bố ủng hộ  và  Dân chủ (được xem như một vấn đề chính trị nội bộ) để cho CS thực hiện “theo cách riêng của họ.”  Bài diễn văn của Marine đề cao kinh tế củaViệt cộng nhưng khuyên họ cần cố gắng cải thiện về nhân quyền: Chín phần vuốt ve, một phần dọa dẩm vừa phải!

       Qua thuyết tŕnh của Đs Marine, chúng ta thấy  Mỹ không thay đổi,  vẫn đặt quyền lợi của ḿnh trên hết, như Mỹ đă hy sinh trước đây sự sống c̣n của Miền Nam VN v́ lư do chiến lược.  Khi c̣n tại chức, Đs Peterson có dịp nóí riêng với các nhà báo VN: Chúng tôi chỉ thi hành chính sách của Bộ Ngoại giao, c̣n tự do / nhân quyền là vấn đề tranh đấu  của mấy anh. Quyền lợi của Mỹ luôn luôn là chủ đích  tối thượng.

       Hiện nay, tại Á châu nóí chung, VN nóí riêng, quyền lợi của Hoa kỳ là ǵ ? Hoa kỳ phải đối đầu với Trung quốc v́ Trung quốc là mối đe dọa lớn nhất trong những thập niên sắp tới về chính trị, quân sự lẫn kinh tế.  VN luôn luôn vẫn là con chốt trong chiến lược và kế hoạch của Mỹ.  Cần dùng VN đễ chận sự bành trướng của Trung quốc. Trên phương diện địa dư chính trị, géopolitique, dù là một đồng minh  chiến lược bé nhỏ, VN rất hệ trọng. Đối với VN, Bắc kinh là mối đe dọa thập phần lớn hơn, nếu sánh với Hoa kỳ.

       Kết luận, chúng ta không thể  nhắm mắt tin tưởng Hoa kỳ sẽ đứng hoàn toàn về phiá chúng ta, người Việt hải ngoại,  trong công cuộc tranh đấu dân chủ hoá đất nước. Đây là trách nhiệm riêng của khối người Việt nước ngoài, c̣n giữ hay không Việt tịch. Công cuộc đấu tranh này có tính cách trường kỳ. Đừng lầm tưởng có thể thay đổi đầu hôm sớm mai đường lối của Mỹ đối với CSVN.

 

HP  Sau cuộc viếng thăm Saigon  ba ngày  cuối tháng ba vừa qua của chiến hạm nguyên tử  Mỹ USS Gary, siết chặt quan hệ quốc pḥng giữa hai xứ, dư luận chưa thấy dấu hiệu nào về phiá Hànội đáp ứng thiện chí của Mỹ. Người ta nghi ngờ rằng Hoa kỳ đă dựng ra cảnh này để thách thức đường lối bành trướùng của Trung quốc. Luật sư nghĩ sao ?

 

LLT   Tôi không đồng ư về ư kiến này. Thật ra, VN có đáp ứng. Một thí dụ: Từ xưa nay, VN và Bắc Hàn là đồng minh khắn khít  về lư tưởng và kinh tế. Gần đây, Bắc Hàn gia tăng thí nghiệm hoả tiển nguyên tử tại Biển Nhựt Bổn.  Hoa Thịïnh  Đốn phản ứng mạnh. Hànội liền có một quyết định làm cho ông Bush vừa ḷng,  bằng cách lên tiếng yêu cầu  Bắc Hàn ngưng thực tập và từ bỏ chương tŕnh làm bom nguyên tử.  Ngoài ra, nên lưu ư: sự viếng thăm, sau đó, của chiến hạm Gary không chỉ có tính cách thân hữu mà c̣n là một việc ḍ lại thủy lộ rất hữu ích cho Bộ Hải quân Mỹ. Trước đây, Hànội tuyên bố không cho Nga sô mướn Cam Ranh. Điều này không có nghĩa Hànội sẽ không cho Hải quân Hoa kỳ  xữ dụng Vịnh này. Tàu và VN hiện tranh dành với nhau về việc khai thác dầu lửa.  Quyền lợi đối chọi gây cấn.

 

HP  Gần đây, dân chúng để ư đến nhiều dấu hiệu bất ổn trong nước. Thí dụ, bài thuyết tŕnh của Ts Lê Đăng Doanh trước Bộ Chính trị đảng CSVN, bài phỏng vấn Vơ Văn Kiệt do tạp chí “Quốc tế” của Bộ Ngoại giao VN, rồi bài viết “ Thời Đại Mới, Tư tưởng Mới” của Hoàng Tùng, đặc biệt vụ x́-can-đan T4 trong Quân đội Nhân Dân. Theo Luật sư,  những dấu hiệu này báo động sự việc ǵ ?

 

LLT  Những lục đục nội bộ trong đảng CS có tính cách khích lệ đối với giới chống xă hội chủ nghĩa. Sau ba chục năm thống nhứt lănh thổ bằng vơ lực, đảng CS – thay v́ đoàn kết hơn – chia rẻ trầm trọng hơn lúc nào hết trong hàng ngũ lănh đạo đồng lúc với sự sụp đổ của chủ thuyết Mác-Lê. Cựu Thủ tướng Vơ Văn Kiệt – người cổ vơ cho Đổi Mới – đợi đến nay mới lên tiếng. Được tạp chí Quốc tế phỏng vấn, Kiệt  gây ngạc nhiên khi tuyên bố: “Lịch sử như cuộc sống, có cái đúng, cái sai. Nói một lần, người ta hiểu. Nói hai, ba lần, người ta im lặng. Nhắc lại quá mức cần thiết th́ có thể gây ra sự phản cảm. C̣n biết bao nhiêu điều cần nói, biết bao nhiêu việc phải làm”.”Người ta”, ở đây, là khối người  (càng ngày càng đông) không tâm  phục CS.   Kiệt thú nhận Chính phủ chưa thể hiện tốt trách vụ.  Kiệt kêu gọi “người Việt cùng chung tay hàn gắn, chung tay tạo dựng, cần thực tâm khoan dung và hoà hợp”. Điều này có nghĩa dân tâm hiện ly tán cùng cực và chứng tỏ Nghị quyết 36  (chủ trương đoàn kết) thất bại thê thảm v́ thiếu thành thật.  Kiệt kết thúc bằng một lời hối tiếc và thú tội: “Giá như Đổi Mới sớm hơn  th́ chúng ta có thể đă không phải trải qua những năm phải trả giá đắt như giai đọan 1975-1985!” Rất tiếc “dũng sĩ” Vơ Văn Kiệt đợi về hưu mới phát ngôn. Cóc mở miệng quá trể!

        Đây cũng là trường hợp của tướng Vơ Nguyên Giáp, hiện 92 tuổi, trong vụ x́-căn-đan T4. Đợi đến nay, Giáp mới dám lên tiếng tố cáo những sự lạm quyền của Cục t́nh báo đă ám hại và sĩ nhục nhiều cấp chỉ huy trong Quân dội Nhân Dân.

       C̣n Hoàng Tùng là ai? Y là cựu Tổng biên tập  20 năm của tờ báo Nhân Dân, cơ quan phát ngôn của Đảng. Trong tâp tài liệu “Thời đại Mới, Tư tưởng Mới”, Tùng thú nhận – chậm c̣n hơn không - Đảng phạm nhiều sai lầm ấu trỉ.

       TS Lê Đăng Doanh là gương mặt  khác đáng chú ư: Cố vấn kinh tế cho Phạm Văn Đồng, Ngọai trưởng Nguyễn Duy Trinh và từng phục vụ nhiều triều đại Tổng bí thơ CS, từ Nguyễn Văn Linh cho đến Đổ Mười,  ông Doanh (về hưu) đề nghị  gần đây với Bộ Chính trị, trong một phúc tŕnh 32 trang,  giải tán hai đảng Dân chủ và Xă hội, thanh lọc và xét lại vai tṛ chỉ đạo của kinh tế quốc doanh, kiểm soát toàn thể vấn đề đối ngoại, nhận định bạn và thù.

 

HP   Gần đây, CSVN tích cực vận động xin gia nhập tổ chức WTO, World Trade Organization, Luật sư  cho biết v́ sao?

 

LLT   Tôi xin trả lời gián tiếp câu hỏi của ông: Vưà rồi, Bộ Ngoại giao Hoa kỳ cho biết cuối tháng sáu tới, Phan Văn Khải là Thủ tướng VN đầu tiên sẽ công du Hoa Thịnh Đốn. Mặt khác,  năm 2006, Tổng thống Bush có thể viếng VN nhân dịp đi dự Hội nghị APEC. Cách đây vài tháng, tướng Phạm Văn Trà, Tổng trưởng Quốc Pḥng, cũng được tiếp tại Ngũ Giác Đài.

        CSVN, bằng mọi cách, cần Mỹ giúp sớm gia nhập WTO. WTO là một tổ chức quốc tế (trong đó Hoa kỳ nắm 60% vốn ) viện trợ cho các xứ  kém mở mang. Kinh tế VN hiện có phát triển thật nhưng với tốc độ chậm. Hể VN tiến được hai bước th́ các quốc gia lân cận tiến  5. 10 bước.  Lợi tức đầu người ở VN hiện được 560 mỹ kim/ năm (trước đây, 200 đô)  trong lúc ở Mă Lai, Nam Dương, Thái Lan..vv.., lợi tức hằng niên vượt quá 1,000 đô. VN vẫn là một nước chậm tiến.

       Cộng đồng VN hiện có hai khuynh hướng: Một số người chủ trương cần vận động quốc tế, nhứt là Hoa kỳ, để chận VN vào WTO, như thế CS  sẽ sớm sụp đổ. Tuy nhiên, khuynh hướng thứ  hai, càng ngày càng đông, nghĩ rằng  nên cho CS gia nhập  sớm để dùng WTO như một khí cụ buộc CS thay đổi mau hơn, trong hoà b́nh. Chính sách của WTO không phải là một chính sách cho không, vô điều kiện. Đây là một chính sách “Xin, Cho”. CS phải xin mới được giúp, giúp có điều kiện: phải sửa đổi Hiến pháp, luật lệ, phải tôn trọng các tự do căn bản, bài trừ tham nhũng, trong sạch hoá xă hội…WTO là một chiếc giây tḥng lọng siết cổ, sửa đổi các chế độ toàn trị, phản dân chủ, coi thường nhân quyền.. CSVN càng sớm đưa cổ vào  tṛng th́ dân càng  bớt khổ.  Chúng ta quá biết Hoa kỳ. Hoa kỳ không giúp vô vị lợi. Hoa kỳ thâm độc.

 

HP Ngày nay, khắp nơi nói nhiều đến giới trẻ. Theo Luật sư, giới trẻ VN, trong và ngoài nước, sẽ giúp cách nào để phát triển quốc gia và đoàn kết dân tộc ?

 

LLT  Kinh nghiệm cho thấy trong lịch sử các quốc gia, không ai là bạn muôn đời hay kẻ thù muôn kiếp. Cần đáp ứng hoàn cảnh,  nếu muốn tồn tại. CSVN vẫn chưa rút bài học từ bản tuyên ngôn của Mac Engel trong đó có ghi lời nhắn nhủ  “Nên lấy hiện tại làm gốc, hiện tại là chính yếu. Phải thích ứng với hiện tại!”

Tôi nghĩ vấn đề hận thù chỉ có tính cách giai đọan. Không thể xây dựng trên hân thù. Chúng ta chống một chế độ, một lư thuyết. Chúng ta không chống lại dân tộc của chúng ta. Dân tộc Việt vẫn luôn là một khối. Sanh sau chiến tranh, giới trẻ VN không biết hận thù là ǵø, họ chỉ nghĩ đến việc phát triển đất nước, v́ phát triển là vấn đề ưu tiên, vấn đề sống chết.   Nếu thế hệ già, bên trong và bên ngoài, nạn nhân của một cuộc chiến tương tàn, không chiụ hoà giải hoà hợp th́ø khi họ đă ra đi vỉnh viễn, các lớp  người trẻ sẽ không khó bắt tay nhau kiến thiết quốc gia. Dân chủ là hướng tiến  chung của nhân loại, không thể đảo ngược. Các con em của cán bộ CS có dịp tiếp xúc với thế giới bên ngoài sẽ không e ngại chọn lựa Tự do thay v́ thân phận nô lệ. Nói chi đến lớp thanh niên Việt được may mắn sống ở ngoại quốc và hấp thụ văn minh. Nơi họ, ư chí dân chủ hoá VN c̣n mănh liệt hơn vô cùng.

 

HP  Thưa Luật sư, đây là câu hỏi chót, kết thúc buổi phỏng vấn hôm nay. Làm thế nào để xúc tiến việc dân chủ hoá ở VN trong hiện trạng?

 

LLT  Có nhiều cách. Vấn đề phức tạp này không thể trả lời vắn tắt hôm nay. Điểm chính là thực lực phải bắt nguồn từ dân tộc v́ dân tộc mới trường cữu, v́ sức mạnh của dân mới vô địch. Không thể chế nào có thể đứng vững nếu không phải bởi dân, của dân và v́ dân. Nhưng làm sao nắm được dân? Làm sao thực hiện dân chủ? Lọai dân chủ nào? Dân chủ không là một món quà tặng, không thể nhập cảng, không thể áp đặt, phải đấu tranh cam go mới được hưởng. Mặt khác, sự hậu thuẩn của quần chúng giúp tạo ra cơ hội. Hể gặp cơ hội, phải cương quyết hành động, không chậm trể.

Nhóm lănh tụ CSVN hiện xâu xé nội bộ, hủ bại, tham nhũng, không dứt khoát với quá khứ, không có viễn kiến chính trị. Nếu chúng vẫn ùø ĺ trước những chuyển biến bắt buộc th́ phong trào bất cọng tác dân sự – civil disobedience- sẽ  càng ngày thêm lớn mạnh trong nước và loại chúng ra khỏi chính trường. Hiện tượng dân chủ hoá bằng biện pháp bất bạo động này đă xảy ra tại Ukraine, Georgia, Kyrgyzstan…và đang lan rộng khắp nơi. Khi phải chọn giữa Dân và Đảng, quân đội và cảnh sát sẽ chắc chắn chọn Dân. 

Nên khích động ngay bây giờ phong trào bất cọng tác với chính quyền bằng cách hô hào các phần tử đối kháng liên kết lại; bằng cách dùng phương tiện truyền thông (internet, ra-dô, truyển h́nh) thổi mạnh vào VN những sáng kiến đấu tranh cho tự do và nhân quyền; bằng cách kêu gọi giới trẻ VN  đă vào gịng chính ở nước ngoài  dấn thân lănh đạo, đoàn kết cộng đồng.

Ông hỏi tôi bao giờ VN tích cực chuyễn ḿnh? Tôi lạc quan. Có thể trong hai hay chậm lắm ba năm, sau ngày đất nước gia nhập WTO. Có thể sớm hơn,  nếu tất cả chúng ta quyết liệt siết chặt hàng ngũ đấu tranh.

 

Xin cám ơn các thính giả.