Bổn Phận Ghi Nhớ

 Devoir de mémoire

 

 

 

 

GS Hàn Lâm TS Lê Mộng Nguyên

 

Từ Xuân Ất Dậu

đến ngày

Quốc Hận 30 Tháng Tư 2005

 

 

                                                            

     1. Nhân dịp Xuân Ất Dậu...

 

(GS Lê Mộng Nguyên nói chuyện với đồng bào hải ngoại và quốc nội trên Đài Việt Nam Tự Do - Radio Free Vietnam-Phân Bộ Paris, phát thanh về Việt Nam từ Washington D.C. ngày thứ tư 09 tháng 02-2005 [Mồng Một Tết], từ 7g30 đến 8 giờ tối, giờ Việt Nam)

 

  Kính thưa đồng bào quí mến,

Trước hết, tôi xin chúc quí đồng bào thính giả một mùa Xuân Ất Dậu tràn đầy sức khỏe và thành công trên mọi lănh vực. Tôi cũng xin cảm ơn ông Minh Quân, Đặc trách Làn Sóng Người Việt Tự Do ở Pháp (một phân bộ của Radio Free Vietnam, phát thanh từ Washington D.C., do ôngTổng Giám đốc Vương Kỳ Sơn thiết lập ngày 30 Tháng Tư năm 1999) đă cho tôi - với tư cách Trưởng Ban Biên Tập của chi nhánh Paris -  có dịp nói chuyện với đồng bào Việt Nam hải ngoại và quốc nội đúng vào Mồng Một Tết mà ngày xưa dân ḿnh vui mừng đón tiếp, nhưng nay nhắc lại không khỏi bùi ngùi thương tiếc, trong tâm hồn của những kẻ lưu vong đất người, cũng như trong tâm tư của đồng bào quốc nội đang quằn quại dưới một chế độ bạo tàn...

 

Hồn lắng dư âm một nhịp sầu

Khi buồn dâng ngập cả trời

 ÂuKhi gió đông tàn trong ngơ hẹp

Âm thầm hai đứa rẽ chia nhau

 

Ai đón xuân qua mấy dạo rồi

Xuân về lạt lẽo, nhớ không nguôi ?

Xa nhà tháng với năm dằng dặc

Kỷ niệm ngày xưa mộng tưởng hoài

 

Quê hương yêu dấu của ta ơi !

Hàng tre xanh ngắt uốn quanh đồi

Đồng quê man mác mùa hoa nở

Lúa chín thơm nồng trong gió mai

 

Nay Thiên đường ấy c̣n đâu nữa ?

Sau chiến tranh tàn phá nước non

Biết bao bom đạn gieo tang tóc

Làng mạc đau buồn khổ chứa chan !

 

Em có về thăm làng Phú Xuân ?

Sau cơn băo lụt Huế điêu tàn

Rừng xưa im mát không c̣n nữa

V́ nỗi điên cuồng của thế gian

 

Em không c̣n thấy đồng man mác

Chỉ c̣n lá úa dưới cây đa

Mà anh ngày trước ngồi núp bóng

Trong hạnh phúc giờ phút thoáng qua

 

Nếu em có trở lại kinh thành

Cầu xưa Kỷ Niệm những ngày xanh

Đă găy như t́nh ai tan vỡ

Nay bồi đắp lại quá mong manh

 

Thương yêu tương tự cầu đứt đoạn

Gián lại đâu c̣n như ước mơ

Theo hành tinh Đất và nhân loại

Ta đă mất hồn trinh tiết xưa 

 

(Thơ Lê Mộng Nguyên)

 

Remember (Souvenez-vous) ! Đó là lời nói cuối cùng của Charles Đệ Nhất (vua Anh-cát-lợi) trước khi ông lên đoạn đầu đài năm 1649. Ngày 27 th. 1-2005, các nước Âu Châu , đă gặp gỡ nhau tại Ba Lan, để làm kỷ niệm 60 năm trại tập trung Auschwitz,  là nơi mà Đức Quốc Xă (chủ nghĩa nazisme) đă thủ tiêu hơn một triệu người Do Thái  bằng hơi ngạt rồi thiêu xác, trong thế chiến thứ hai. Trong dịp này, người ta nhắc đến Bổn phận ghi nhớ (Devoir de mémoire) một bổn phận mà chúng ta phải làm tṛn đối với lương tâm nhân loại. Hôm nay  nhân dịp Tết Ất Dậu 2005, tôi nhớ lại  một cách hăi hùng Tết Mậu Thân 1968, mà Phong Trào Giáo Dân VN Hải Ngoại đă tóm tắt ở Trang B́a sách Thảm Sát Mậu Thân ở Huế, Tuyển Tập-Tài Liệu (do Trung Tâm Nguyễn Trường Tộ-Định Hướng Tùng Thư Hải Ngoại xuất bản, 1998), như sau :

Lợi dụng giờ phút giao thừa thiêng liêng của dân tộc, Cộng sản VN mở cuộc tổng tấn công đại qui mô trên toàn lănh thổ miền Nam. Một cuộc giao tranh đẫm máu nhất kể từ mười năm nội chiến, mà chỉ chưa đầy một tháng đă khiến trên 80 000 người Việt thiệt mạng. Cao điểm tàn bạo và đẫm máu là HUẾ, nơi hàng ngàn thường dân vô tội đă bị hành quyết, chôn sống một cách dă man :  2 800 người dân Huế (là nơi tôi sinh quán) bị Việt cộng giết và chôn tập thể : ‘’Những mồ chôn tập thể tại chùa Áo Vàng (đường Vơ Tánh), tại Sân Trường Gia Hội, phường Phú Cát hoặc vùng Phú Vang, Phú Thứ v.v...  hàng trăm nạn nhân bị đâm bằng lưỡi lê, bị đánh bằng cán cuốc vào sọ, bị bắn bằng súng hay bị chôn sống, tay bị trói bằng giây điện hay giây tre v.v... Ba bác sĩ Alterkoster, Discher và Krainick, người Tây Đức, giảng dạy tại Đại học Y Khoa Huế cũng bị VC giết trong Tết Mậu Thân v́ cho là CIA. Ông Vơ Thành Minh (người thổi sáo kêu gọi ḥa b́nh ở Genève, 1954), Tết Mậu Thân 1968, ông đang ở trong từ đường  cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự Huế bị VC bắt và đề nghị ông đứng ra làm Chủ Tịch Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Ḥa B́nh của VC. Ông từ chối, bị bắt lên núi, và bị chúng giết. Những nơi khác ngoài Huế mà chúng tôi được biết, cũng không kém phần dă man, như ở quận Hoài Nhơn, VC đă tàn sát 200 người một lúc trong đó có cả em bé 12, 13 tuổi, có các cụ già v.v... v́ tất cả những người này đă cùng ông Nguyễn Giảng (ĐVCM) chống lại chúng, không chịu đầu hàng. Nhân dân địa phương có lập bia kỷ niệm, nhưng bia đá này đă bị VC phá sau 30-4-1975’’ (TSMTOH, tr. 90-91)...  

 

       Đi ngược lại thời gian, nước Pháp thuộc địa với đồng lơa phát xít Nhật trong năm Ất Dậu thuộc hành Thủy (từ 13 tháng 2-1945 đến ngày 1 tháng 2-1946), đă cố tâm làm cho 2 triệu đồng bào Việt Nam chết đói hồi ấy một cách tàn nhẫn, thê thảm... Thực dân trắng cũng đă thả bom đạn, 15 năm trước đó, trong mùa Xuân 1930, ngày 16 tháng 2, xuống làng Cổ Am (tỉnh Hải Dương) để khủng bố và giết hại nhiều  dân lành vô tội, sau sự thất bại của Tổng Khởi Nghĩa Yên Báy ngày 10 tháng 2-1930 do vị anh hùng Nguyễn Thái Học phát khởi... và ông đă hiên ngang lên đoạn đầu đài cùng với 12 vị đồng chí liệt sĩ, rạng ngày 17 tháng 6-1930, sau khi đồng tung hô hai chữ Việt Nam ! Việt Nam !  Lúc qua Paris để tŕnh bày sách Đường Thiên Lư (tam ngữ) của Linh Linh Ngọc  tại Thượng Nghị Viện Pháp-Salons de Boffrand ngày thứ bảy 4 tháng 12 năm 2004, nhạc sĩ Trần Quan Long thay mặt Nhà Phát Hành Gió Đông (La Mirada, California-USA) muốn đ̣i một lời xin lỗi của chính quyền Cộng ḥa  về những hành động của thực dân Pháp ở Đông Dương. Chúng ta, đồng bào hải ngoại và quốc nội hiện nay, cũng đ̣i một lời xin lỗi của nhà cầm quyền Hà Nội  đă gieo tang tóc trên đồng bào miền Bắc từ 1945 đến 1954 và trên toàn lănh thổ Việt Nam từ ngày 30 tháng Tư 1975. Phải xin lỗi và tỏ vẻ hối hận trước hương hồn những vị anh hùng Quốc gia đă phải bỏ ḿnh v́ Cộng sản, bằng cách giải thoát nước Việt Nam ra khỏi gông cùm độc tài đảng trị và hồi phục dân chủ tự do, cho mọi công dân được ấm no trong hạnh phúc, ḥa b́nh.

 

         Đêm Giao Thừa năm nay, đánh dấu giờ phút cuối cùng của năm Giáp Thân lúc 24 giờ ngày thứ ba 8 th. 2-2005 và năm Ất Dậu bắt đầu lúc 0 giờ ngày thứ tư, 9 th. 2-2005 (cho đến 24 giờ ngày 28 tháng 1-2006 th́ chấm dứt), thuộc hành Thủy và mạng Tuyền Trung Thủy, nghĩa là nước dưới suối, thuộc Âm trong khi năm Giáp Thân vừa qua thuộc Dương : Ất Dậu 2005 là Âm thịnh, Dương suy, thật là tốt... Ca dao truyền khẩu  có nói về 12 con giáp, như :

 

Tuổi Thân con khỉ ở lùm

Chuyền qua chuyền lại, té ùm xuống sông

Tuổi Dậu con Gà vàng long

Có mỏ mồng, sáng gáy ó o...

 

      Xin mến chào con Gà ! Đồng bào ở Paris chắc ai cũng nghe nói đến Le Coq Gaulois, là quốc huy của Pháp (điển h́nh trong những trận đá bóng có tính cách Âu Châu hoặc quốc tế) đi đôi với quốc kỳ tam sắc xanh trắng đỏ. Học giả TS Thái Văn Kiểm, cho biết : ‘’Khi Tần Thủy Hoàng xây Vạn Lư Trường Thành, ông đă ra lệnh lấy ḷng trứng gà trộn thành thứ hồ dẻo có sức chịu đựng bền bỉ trước thời tiết khắc nghiệt của vùng biên giới phương Bắc để xây, cho tới nay vẫn c̣n là một kỳ quan của nhân loại’’ (Đặc san Ái Hữu Ngoại Giao 2005). Ngoài ra c̣n nhiều giai thoại về gà như : con gà nơi thành Cổ Loa, Hưng Đạo Vương và hịch Tướng Sĩ kêu gọi toàn quân đoàn kết chống ngoại xâm, nên rời bỏ thú chọi gà, cờ bạc, vợ con quấn quít đêm ngày, bởi v́ :Giặc Nguyên trở lại đùng đùng

 

Lấy ǵ chống đỡ, hay cùng cam tâm ?

Cựa gà sắc không đâm giáp giặc

Mẹo bạc gian khó đoạt mưu quân

Vợ con thêm bận vương chân

Ruộng vườn khôn chuộc cái thân ngàn vàng...

 

Đó là không kể các giai thoại về Tả quân Lê Văn Duyệt và thú chọi gà, về con gà của Trạng Quỳnh, về chuyện Mất ngôi v́ gà, vân vân... 

        Phong Thủy Tử Vi Gia Thiên Phúc (nguyệt san Nghệ Thuật-Montréal, số Xuân Ất Dậu, tháng 2-2005) dày công lượm lặt trong lịch sử nước ta những chi tiết về ngày sinh tháng đẻ của các nhân vật văn hóa chính trị, kinh tế... cho biết rằng : Nguyễn Du (Phải tính là năm  1765 v́ ngày sinh của Nguyễn Du là ngày 3/1/1766 nên vẫn c̣n ở năm Ất Dậu mới đúng, vậy ông tuổi Ất Dậu chứ không phải Bính Tuất theo tuổi ta... Tuổi Đinh Dậu có Trương Vĩnh Kư (1837-1898), nhà bác học ngôn ngữ VN, chủ bút tờ Gia Định Báo, thông thạo 26 thứ tiếng, được xếp vào hàng các Học giả Quốc tế thế kỷ thứ 19... Tuổi Kỷ Dậu có Hoài Thanh (1909-1982), tác giả ‘’Thi Nhân Việt Nam’’, Tuổi Tân Dậu có Lương Định Của (1921-1975), Tiến sĩ Canh nông, tạo được nhiều giống lúa mới, khoai trong thời kỳ kháng chiến Pháp, Tuổi Quư Dậu  có Nguyễn Huệ (1753-1792) tức vua Quang Trung, anh hùng dân tộc, đánh tan quân xâm lược nhà Thanh với chiến thắng Đống Đa năm 1789...Kể từ 1975, người Việt mất nước như chúng ta , trong mảnh đời tha phương cầu thực, đă ăn đến 29 cái Tết ở Âu Châu, Úc Châu, Hoa Kỳ, Gia Nă Đại, vân vân, với nỗi tiếc thương vô cùng luôn hướng về nơi chôn nhau cắt rốn:

 

Tiếng pháo năm xưa rộn rịp ḷng

Giao Thừa ai đón dưới trời Đông

Nhớ mẹ, thương cha : buồn vĩnh biệt

Hương hồn Ba Má thấu cho không ?

(Thơ Lê Mộng Nguyên)

 

Năm Gà làm tôi nhớ Huế, đau khổ đến tận xương tủy, qua hai câu ḥ thơ mộng:

 

Gió đưa cành trúc là đà

Tiếng chuông Thiên Mụ, canh Gà Thọ Xương

 

Cũng như trong bài nhạc ‘’Nhớ Huế’’ tôi sáng tác cách đây hơn nửa thế kỷ :

 

Ai đi xa Huế làm sao quên được sông Hương

Con sông năm trước c̣n ghi bao t́nh nhớ thương

Theo ḍng nước, lững lờ trôi,

Thuyền ai nghiêng mái chèo

Bên chùa Thiên Mụ, ngược bến Bao Vinh, theo t́nh nước mây...

     

Cách đây hai năm , đúng ngày thứ sáu 30 Tháng Tư năm 2003, tại Hàn Lâm Viện Khoa Học Hải Ngoại Pháp, sau bản thuyết tŕnh của Lê Mộng Nguyên  về : Cộng Đồng Việt Nam ở Pháp : Từ di trú hội nhập đến tư cách công dân  (La Communauté vietnamienne de France : De l’immigration intégration à la citoyenneté), có người hỏi : Bao giờ ông trở lại Việt Nam ? Để trả lời, tôi xin mượn câu nói của nhà đại thi văn hào Victor Hugo bị đày ải đất khách từ năm 1852 v́ chống bạo tàn, nhưng đă quả quyết từ chối đại ân xá năm 1859 của Napoléon Đệ Tam : Trung thành với giao ước mà tôi đă kư kết với lương tâm, tôi sẽ chia xẻ đến tận cùng cái kiếp lưu vong của tự do. Ngày nào tự do được hồi phục, ngày ấy tôi sẽ  trở lại cố hương (Quand la liberté rentrera, je rentrerai). Xin cảm ơn quí vị thính giả.

 

         2. Ngày Quốc Hận...

 

30 Tháng Tư 1975 - 30 Tháng Tư 2005

30 năm dân Việt đắm ch́m trong khổ đau...

 

(GS Lê Mộng Nguyên tâm t́nh với đồng bào quốc nội và hải ngoại trên Đài Việt Nam Tự Do - Radio Free Vietnam-Phân Bộ Paris phát thanh từ Washington D.C. về Việt Nam ngày thứ tư 02/03/2005 từ 7g30 đến 8g tối - giờ VN)        

 

Kính thưa đồng bào thính giả,

Ngày 30 tháng tư năm 1975, tôi đang có mặt tại Đại học Besançon, cách Paris chừng 400 cây số... Thật ra, tôi ở lại đây từ thứ hai 28 tây để giảng dạy ‘’Luật Thuế Má’’ và ‘’Định chế Tài chánh’’ cùng chấm thi khẩu vấn một số thí sinh một tuần trước tuần cuối cùng niên học 1974-1975. Trong Agenda, tôi có ghi : 14 thí sinh ngày 28, 6 ngày 29 và 30 ngày 30 tháng tư 1975 ! Và dưới ngày 30 : Sài G̣n thất thủ ! Tôi lấy tàu tối hôm ấy trở lại Paris mà ḷng buồn vô hạn, đau đớn như nàng Kiều từ nay đoạn trường trong kiếp lưu vong :

 

Ta mất nước như người mất quá khứ

Tháng Tư Ngàn Chín Trăm Bảy Mươi Lăm

Ngày Ba Mươi như cuộc thế thăng trầm

Muôn đời hận như dân Chàm đă chết

 

Ta mất nước như người mất thương tiếc

Tháng năm dài lang bạt sống quê người

Luôn hướng về đất nước Việt xa xôi

Đau thương xót thương nhà ai hiểu thấu ?

 

Ta mất nước như người mất thơ ấu

Trời ban ngày sao tối như ban đêm ?

Xuân đă về sao vẫn lạnh buốt thêm ?

Hoàng hôn xóa bao h́nh trong kư ức !

 

Ta mất nước như người mất hạnh phúc

Đêm trăng mài lưỡi kiếm núi sông hờn

Ta nguyện thề quyết trả nợ nước non

Cho quốc nội thoát gông cùm khổ nhục  

(Thơ Lê Mộng Nguyên)

 

...  Tôi c̣n nhớ sau Hiệp định Genève kư kết tháng 7 năm 1954 để  chấm dứt chiến tranh Pháp-Việt Minh, nước ta bị cắt đôi : miền Bắc trên vĩ tuyến 17 thuộc cộng sản  Cộng Ḥa Dân Chủ Việt Nam, trong lúc miền Nam dưới vĩ tuyến 17 thuộc  phái Quốc gia với thành lập Đệ Nhất Cộng Ḥa VN tự do (từ 1956 đến 1963) và Đệ Nhị Cộng Ḥa tự do (từ 1967 đến 1975, sau một giai đoạn Chính phủ Chấp chính đoàn quân sự). VN bị phân chia :  một triệu đồng bào miền Bắc (trong đó có 700 000 người Công giáo) muốn tránh nạn cộng sản, đă phải rời bỏ tất cả (bà con, gia tài, làng mạc, quê quán) đặng di cư về miền Nam của tự do. Một chính khách hồi ấy (GS Bùi Xuân Bào) mặc dầu không có ư định so sánh dân VN với dân Do Thái-Israẽl chạy trốn bạo tàn Ai Cập, đă viết : Dù muốn dù không, về phần những kẻ bắt buộc phải di cư, chuyện  trong Thánh thư trở đi trở lại trong óc năo tôi, bởi v́ h́nh ảnh những chùm người treo qua biển cả trên những chiếc buồm tàu tạm bợ (giống như trong phim Exodus), thật quá rùng rợn... Chiến tranh Quốc gia-Cộng sản, bên phần Quốc gia có Mỹ tài trợ, bắt đầu hai ba năm sau Hiệp định Genève, và chính thức chấm dứt lúc Thỏa hiệp Paris được kư ngày 27 th. 1-1973 với một điều khoản rất quan trọng như sau : Sự thống nhất nước Việt Nam sẽ thực hiện qua nhiều giai đoạn, bằng những phương sách ḥa b́nh, dựa trên nền tảng thảo luận và thỏa hiệp giữa Bắc Việt Nam và Nam Việt Nam, không được cưỡng bách, hoặc thôn tính của phần này đối với phần khác và cũng không có sự can thiệp của ngoại bang...  Hai năm và 3 tháng sau Hiệp định Paris,  chiến xa Quân đội Cộng sản xâm lược Sài G̣n, kinh đô của Cộng Ḥa Việt Nam tự do, và đổi ngay tên Sài G̣n sang Thành Phố Hồ Chí Minh. Bài hát ‘’Sài G̣n Niềm Nhớ Không Tên’’ của Nguyễn Đ́nh Toàn hồi ấy có câu : Sài G̣n ơi, ta mất người như người đă mất tên...

              30 Tháng Tư 1975 là ngày quốc hận muôn đời ghi nhớ : Từ dạo ấy, Cộng sản vi phạm trắng trợn những lời kư kết trong Thỏa hiệp Paris bằng cách thống nhất toàn lănh thổ VN ngay năm1976, chính thức lấy  tên nước là Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa VN (République socialiste du Vietnam), đặt nền tảng độc tài đảng trị, xóa bỏ tất cả những tự do dân chủ mà đồng bào ta hưởng thụ dưới chế độ miền Nam, bắt giam cầm những kẻ ngày xưa tranh đấu chống Cộng trong những trại tập trung cải tạo, nơi mà cuộc sống kham khổ đă làm cho bao nhiêu dân quê, thợ thuyền, trí thức và đồng bào tôn giáo phải bỏ mạng. Nước VN giàu có, thịnh vượng ngày xưa nay trở thành một Nhà Tù vĩ đại mà Đao phủ thủ là người của Đảng. Theo HP 1992,  Điều 4 : Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân VN, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lănh đạo nhà nước và xă hội.

       Như thế nghĩa là những quyết định của Ủy ban Trung ương, hoặc Bí thư của Đảng có hiệu lực hơn đạo luật do Quốc hội chấp nhận hoặc sắc lệnh của Chủ tịch Nhà nước hay Thủ tướng Chính phủ. Đồng bào quốc nội hiện đang sống sót dưới một chế độ không có Nhà nước pháp quyền, một chế độ độc tài đảng trị... Để ra khỏi t́nh trạng kinh tế bế tắc, Đại hội thứ 6 của Đảng trong Tháng 12-1986 đưa ra kế hoạch Đổi Mới (Renouveau)  đi song song với cởi mở kinh tế tư bản thị trường mà HP 1992 chính thức đề cao...  Kết quả có tiến bộ một phần nào trên mặt kinh doanh, v́ Hà Nội đă bỏ thái độ cô lập trên mặtquốc tế, và cũng nhờ vốn đầu tư dồn dập tới VN từ các đại cường quốc Âu Tây và láng giềng trong vùng Thái B́nh Dương. Nhưng mặt trái của huy chương là : tự do thương mại và kỹ thuật mà không đi đôi với tự do chính trị, chỉ đưa nước ta đến một t́nh trạng không lối thoát. Một thiểu số công dân được Đảng và Chính phủ bao bọc trở thành giàu có trong lúc đa số đồng bào ở vùng thôn quê và ngoại ô thị thành làm nghề cày ruộng hoặc thất nghiệp, đă nghèo lại càng nghèo hơn. Nạn tham nhũng như một ung thư lan tràn cả bộ máy chính trị, hành chánh quốc gia, đi đôi với hậu quả tự do kinh doanh là ô nhiễm môi trường làm cho nước ta đắm ch́m trong một khủng hoảng xă hội rất trầm trọng.

 

       Cảnh nước mất nhà tan từ 1945 của đồng bào Bắc Việt và từ 1975 của đồng bào toàn lănh thổ, bởi Cộng sản VN thiển cận, trong lúc các nước Trung và Đông Âu và ngay cả Liên Xô Nga, đă từ bỏ Cộng sản sau cuộc Cách mạng phá đổ Tường Bá Linh 1989-1991, thật là đau ḷng ! Michel TAURIAC  sau bản thuyết tŕnh của ông về Những kẻ trầm luân của tự do (Les naufragés de la liberté) tại Hàn Lâm Viện Khoa Học Hải Ngoại Pháp, chiều ngày  3 th. 3 năm 2000, và trong cuộc đàm luận tiếp theo, đă thở than :  Tôi muốn nói, để kết luận cuộc đàm luận này, rằng thật đáng thương xót khi thấy một nước như nước Việt Nam với bao nhiều tài năng và tài nguyên, đă có thể bỏ phí một may mắn lớn lao, để xây dựng lại nước nhà... Sự hoang phí hạng trí thức lỗi lạc mà nhà cầm quyền đă tống giam thay v́ để họ tham dự ích lợi chung, và nhừng kẻ khác phải trở thành thuyền nhân (boat people) trên biển cả... Tất cả việc này là một phung phí vĩ đại... Các bạn c̣n nhớ không : Séoul, sau chiến tranh giữa Bắc và Nam, là một đống hoang tàn đổ nát, thế mà bây giờ, Nam Triều Tiên là một đại cường quốc kinh tế và dân chủ tự do... Các bạn thử tưởng tượng nước Việt Nam (không Cộng sản) ngày nay sẽ như thế nào !...  Chúng ta chỉ biết đớn đau  khi nghĩ tới nước bạn này...   

       Riêng chúng ta : đồng bào hải ngoại hướng về quốc nội, phần đông thuộc hạng trí thức ái quốc sống kiếp lưu vong, chúng ta nguyện thề đấu tranh, đặng giữ toàn vẹn cái tinh thần nước Việt (la vietnamité) nghĩa là : Một phương pháp tư tưởng, một cách viết, nói và hành động theo truyền thống tổ tiên,  đă làm cho nước ta hùng tráng với quyết chí vững bền bất khuất phục trước một quyền lực độc tài trải qua những khúc quanh co của một lịch sử đầy thống khổ. Cái tinh thần nước Việt  này  là di sản của ông cha trong sự bất dịch của toàn dân, mặc dầu một ngàn năm đô hộTàu (từ 111 trước Tây Lịch đến năm 931 sau Tây Lịch), gián đoạn bởi phản kháng và tổng khởi nghĩa do Hai Bà Trưng, Lư Bôn, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, và  Đại tướng Ngô Quyền đă đuổi quân xâm lược Trung Hoa ra khỏi biên thùy sau trận chiến thắng sông Bạch Đằng năm 931. Paul Mus, tác giả ‘’Vietnam, sociologie d’une guerre’’ (Việt Nam, xă hội học của một chiến tranh, 1952), đă viết : Mỗi khi nói đến Việt Nam, cái câu để giải nghĩa những vấn đề lịch sử, nằm đúng trong cái tinh thần kháng cự, liên kết một cách nghịch thường với những năng lực lạ lùng đồng hóa,  một ư chí quốc dân không sờn trong thử thách của thất bại, những cắt xẻ đất đai và những chinh phục lẫy lừng. Hơn một thiên niên kỷ, nước VN bị sáp nhập nước Tàu vô điều kiện, không những đă không suy nhược, trái lại đă làm cho nước Việt thêm vững bền. 

       Chính cái tinh thần kháng cự này, đă và tiếp tục bảo tồn ngọn lửa ái quốc, trong cuộc chiến đấu không ngừng và không bao giờ mỏi mệt của đồng bào quốc nội cùng hải ngoại cương quyết lật đổ một quyền lực khinh miệt nhân quyền và dân quyền, một chính phủ đă bội phản dân tộc Việt Nam qua hai Điều ước kư ngày 30 tháng 12 năm 1999 và 25 tháng 12 năm 2000,  hiến dâng cho Trung Cộng  một phần lớn lănh thổ và lănh hải Việt Nam.  Xin cảm ơn quí vị.

 

Lê Mộng Nguyên (Paris)