ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC

 

PHILIPPHÊ NGUYỄN KIM ĐIỀN

 

CHỨNG NHÂN CỦA SỰ THẬT VÀ LẼ PHẢI

 

 

(1921-1988)

 

 

Kỷ niệm 20 năm ngày qua đời của vị Giám mục Chứng nhân

08-06-1988 ** 08-06-2008

 

Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền

 

 

28- Con đường đối thoại của TGM Nguyễn Kim Điền

Đỗ Mạnh Tri, 29-04-2005

(trích: 1975-2005 Con đường đối thoại của các Giám mục Việt Nam)

 

TÓM LƯỢC

 

    Từ khi đảng CSVN thống lănh đất nước, có không một đường hướng của hàng Giáo phẩm Công giáo đối với Chinh quyền toàn trị ? Trả lời “không” hay “có” đều dễ bị phản bác. Điều nhiều người có thể đồng ư đó là các giám mục miền Nam, rồi cả các giám mục miền Bắc chủ trương nh́n nhận thực tế chính trị, sẵn sàng hợp tác và đối thoại với chính quyền nhằm phục vụ công ích.

    Nhưng trước thái độ cởi mở của Giáo phẩm Công giáo, Chính quyền từ khước đối thoại, dùng Công an, Mặt trân Tổ quốc và nhóm Công giáo yêu nước để áp đặt chính sách đàn áp tôn giáo rất khắc nghiệt đă thực hiện tại miền Bắc.

    Trước sự kiện này, có những vị giám mục kiên vững đối thoại một cách nghiêm túc, có những vị giữ yên lặng (một sự yên lặng không nhất thiết thụ động), có những vị mềm dẻo tới mức khó phân biệt giữa khoan nhượng và nhượng bộ. V́ không thể và cũng không có khả năng đi vào chi tiết, trong bài này chúng tôi chủ yếu đề cập đến những vị đứng đầu 3 giáo tỉnh Hà Nội, Huế, Sài G̣n và HĐGMVN. 

    Nói chung, tuy có những khác biệt cá nhân, nhưng trong chiều sâu có một sự đồng thuận nào đó -một cách đối phó ôn hoà nhưng bền bỉ- phản ánh nếp sống đức tin có khi mộc mạc nhưng sâu sắc, âm thầm nhưng thiết thực của cộng đoàn công giáo.

    Sự đồng thuận ấy biểu lộ mănh liệt qua vụ Phong Thánh 117 Chân Phúc Tử đạo Việt Nam, năm 1988, điểm cao của sự căng thẳng (để khỏi nói là mâu thuẫn) giữa Chính quyền và Giáo hội Công giáo.

    Sau vụ này, Chính quyền đổi thái độ v́ nhận ra rằng cơ cấu tổ chức chặt chẽ của Giáo hội Công giáo không chỉ là một cơ cấu xă hội. Nó c̣n là và trước hết là dạng thái xă hội của một niềm tin. Cơ cấu xă hội có thể lũng đoạn, phá huỷ. Ḷng tin không dễ ǵ lay chuyển. Chính quyền đă nhận ra điều đó và chấp nhận liên hệ trực tiếp với các giám mục.

    Từ năm 1989 tới nay, song song với những cuộc đàm phán giữa Vatican và Hà Nội, có cuộc đối thoại khó khăn giữa Nhà nước độc tài và hàng Giáo phẩm Công giáo Việt Nam. Cuộc đối thoại ấy diễn ra khá thất thường, ‘en dents de scie’, lúc lên lúc xuống. Dĩ nhiên, chính quyền giữ vai tṛ chủ động, lúc đóng lúc mở, tuỳ hứng, tuỳ nơi, tuỳ đối tượng.

    Chủ thể đối thoại, về phía Giáo phẩm Công giáo, là HĐGMVN. Nhưng cũng là cá nhân từng giám mục, nhất khi một giám mục có một vị trí cao trong hàng giáo phẩm th́ tiếng nói của một cá nhân có trọng lượng lớn không kém tập thể HĐGM.

    Khi HĐGMVN lên tiếng, trong các Thư chung chẳng hạn, th́ tương đối có sự thống nhất, nhưng sự hiệp nhất này không che giấu nổi những khuynh hướng khác nhau, thậm chí khác biệt giữa các giám mục. Âu cũng là nét tự do cố hữu của người công giáo (rất tuân phục Hội Thánh nhưng rất tự do con cái Chúa) ? Cũng có thể là do chính quyền khéo thao túng bằng những biện pháp tinh vi, xảo trá. Kết quả, ba mươi năm sau, mặc dầu những giằng co và căng thẳng tồn đọng, tiếng nói của hàng Giáo phẩm Công giáo Việt Nam có trọng lượng hơn và được chính quyền nể v́ hơn..

 

***

    Sau hiệp định Genève, một triệu người miền Bắc tản cư vào Nam. Phần lớn là công giáo. Trong số người công giáo, tỷ lệ giám mục, linh mục, tu sĩ lớn hơn giáo dân nhiều[1]. Sau ngày 30 tháng tư năm 1975, mấy triệu người bỏ nước ra đi. Trong số này, công giáo chiếm một tỷ lệ nhỏ (15% ?). Đặc biệt không có một giám mục nào ra đi, kể cả Đc Phạm Ngọc Chi, nguyên là Giám mục coi sóc Giáo phận Bùi Chu. Hơn nữa, HĐGM/VN miền Nam chủ trương rơ ràng không tị nạn. Đây là sự kiện then chốt, tượng trưng cho một thái độ : đảm nhận thực tại ; và biểu hiện một tinh thần : tinh thần đối thoại. Ba mươi năm qua, thái độ ấy, tinh thần ấy đă biến chuyển ra sao, đă gặp những trở ngại nào và thu lượm được những thành quả ǵ cho Giáo hội, cho Đất nước ?

Để trả lời câu hỏi trên, chúng tôi đề nghị phân tách một số sự kiện và văn bản mà những người quan sát đều có thể biết đến. Xin bỏ ngoài những lời đồn thổi về những hành động, những liên hệ bí mật ; v́ tính cách thất thiệt của chúng và v́, theo thiển ư, dù có thiệt đi nữa, cũng không mang tính quyết định.

 

    1. NHỮNG PHẢN ỨNG BAN ĐẦU

 

    Sau khi Miền Nam tan ră như chim vỡ tổ, không có ngay một phản ứng chung của HĐGM miền Nam. T́nh thế lộn xộn, nhớn nhác lúc đó không cho phép. Tuy nhiên phản ứng mau lẹ của hai vị đứng đầu hai Giáo tỉnh miền Nam, Tổng Giám mục Huế, Đc Nguyễn Kim Điền và Tgm Sài g̣n, Đc Nguyễn Văn B́nh đủ đại diện cho toàn thể hàng Giáo phẩm công giáo miền Nam.

    1.1. Đc Nguyễn Kim Điền, Tgm Huế.

    Ngày 30 tháng tư quân đội miền Bắc mới vào Dinh Độc lập, nhưng sáng ngày 26 tháng 3, cờ của Mặt trận Giải phóng Miền Nam đă treo trên Thành phố Huế rồi. Ai cũng biết, thực chất là quân đội miền Bắc, nhưng Hà Nội vẫn c̣n dùng con bài Mặt trận Giải phóng để tránh tiếng xâm lược miền Nam. Đức cha Điền lúc đó đang ở Sài g̣n, hối hả ngược ḍng người tị nạn chạy về Huế.

    Lời phát biểu ngày 09-04-1975

    Trong lễ ra mắt của Uỷ ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng thành phố Huế ngày mồng 9 tháng 4, Đc Điền đă nói lên cảm tưởng của ḿnh. Xin lấy lại toàn văn (chúng tôi ấn mạnh một số từ) :

    “Ở đời này, không có ǵ quư hơn mạng sống con người, không có ǵ quư hơn độc lập tự do. Bao nhiêu mạng sống con người được bảo tồn, nếu chiến tranh chấm dứt sớm đi một ngày. Chiến tranh đă chấm dứt trên một phần lớn của quê hương chúng ta. Độc lập hôm nay là một sự thực cho cố đô Huế.

    “C̣n tự do th́ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đă long trọng bảo đảm cho toàn thể đồng bào, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng cho đồng bào các tôn giáo.

    “Mạng sống của con người, độc lập của đất nước, tự do của nhân quyền được bảo đảm, như vậy niềm vui mừng của chúng tôi, của những người công dân công giáo Việt Nam yêu nước, được trọn hảo.

    “Như vậy, đồng bào công giáo nguyện tích cực góp phần với tất cả đồng bào ruột thịt để cùng với Mặt trận Dân tộc Giải phóng xây dựng một xă hội đầy t́nh thương, tự do, dân chủ, thịnh vượng, hoà b́nh, trong đó chúng tôi được chu toàn bổn phận đối với Tổ quốc và đối với Thiên Chúa ”.

    Lời phát biểu ngắn, rất ngắn. Nhưng nghiêm túc và đầy đủ. Chiến tranh chấm dứt. Tổng giám mục Huế không nói chuyện thắng bại, chỉ mừng cho những mạng sống con người được bảo tồn. Vần đề c̣n lại là tự do, dân chủ, nhân quyền ; chính quyền mới bảo đảm. Thể theo sự bảo đảm ấy, người công giáo vui mừng, nguyện tích cực hợp tác để chu toàn bổn phận đối với Thiên chúa và Tổ quốc : xây dựng một xă hội t́nh thương, tự do, dân chủ.

 

    Thư ngày 01-04-75

 

    Trước đó, ngày 01 tháng 04, Đc Điền đă lên tiếng trong một bức thư gửi linh mục, tu sĩ và giáo dân của Tổng Giáo phận.

    Lá thư nh́n nhận “Chiến tranh đă chấm dứt trên giáo phận Huế. Đó là điều chúng ta mong ước và cầu nguyện từ 30 năm nay”. Đă qua rồi, thời gian của hăi hùng, lo âu, thù hận, chém giết. Mời gọi linh mục, tu sĩ, giáo dân “hoan hỷ sẵn sàng và hăng say cộng tác với mọi người thiện chí, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ Cách mạng để xây dựng lại quê hương sau bao đổ vỡ tang tóc, hầu đem lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho đồng bào ruột thịt”. Kêu gọi hăy khoan dung, tha thứ mọi lỗi lầm, đừng nghi ngờ, thù hận ai và gây sợ hăi cho ai. Nhưng trái lại, phải hiểu tốt, thông cảm và nh́n nhận thiện chí của người khác”, “đoàn kết, yêu thương và phục vụ người khác, giúp đỡ và chia sẻ cơm áo với đồng bào, không phải chỉ chia sớt những ǵ ḿnh dư thừa, mà c̣n trao nhường những ǵ ḿnh chỉ có vừa đủ”. Nói một cách khác, “phaỉ cùng nhau xây dựng thế giới huynh đệ đại đồng”. “Nhưng không phải dừng lại đó, mà để nhờ đó chúng ta đạt tới đời sống huynh đệ trường cửu”. Cụ thể : “Trong mọi hoàn cảnh, chúng ta hăy sống Phúc Âm của Chúa Giêsu cho đến tận cùng”. Cho đến tận cùng, nghĩa là nếu cần, phải sẵn sàng “thí mạng sống ḿnh”. 

    Tóm lại, vui mừng v́ chiến tranh chấm dứt ; đón nhận, phục tùng chính quyền mới ; hoan hỉ phục vụ và cộng tác với mọi người thiện chí để xây dựng lại đất nước ; nhưng đồng thời tuyệt đối trung thành với Phúc Âm của Chúa Giêsu. Đức cha Điền không nói ǵ đến Đảng Cộng sản Việt Nam, v́ chính quyền mới, trên danh nghĩa vẫn là Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Tuy nhiên, “thế giới huynh đệ đại đồng” ám chỉ một thứ ước mơ, một hứa hẹn trần thế nào đó… một điểm gặp gỡ có thể có giữa những con người thiện chí.

 

    2. SỰ CHUYỂN HƯỚNG CỦA HÀNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

    3. CHÍNH QUYỀN TỪ KHƯỚC ĐỐI THOẠI

    4. CÁC GIÁM MỤC CHỌN CON ĐƯỜNG ĐỐI THOẠI

    4.4. Đối thoại kiểu Đc Nguyễn Kim Điền

 

    Trong thư gửi Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, đề ngày 25-3-1988, Đc Điền viết : “Năm 1967, khi tham dự cuộc họp quốc tề Caritas Internationalis tại Rôma, một nhà báo người Ư hỏi tôi: “Ông nghĩ thế nào về Đảng cộng sản Việt Nam?” Tôi trả lời “Là giám mục công giáo, tôi không thể theo chủ nghĩa cộng sản. Nhưng người cộng sản Việt Nam là anh em của tôi”. Hôm sau, báo đăng lời đó với hàng tít to. Năm 1980, cụ Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ tại Hà Nội nói với tôi: “Ông Tổng giám mục tuyên bố câu đó hồi năm 1967 th́ chỉ có hại cho ông thôi, v́ lúc đó CIA thống trị tại phía Nam và chính phủ nào ở đó cũng là chính phủ chống cộng”. Tôi không biết anh nhà báo phỏng vấn tôi năm đó hiện nay c̣n sống hay chết và ở đâu? Anh sẽ nghĩ thế nào nếu anh biết được hoàn cảnh hiện tại của tôi? C̣n lập trường của tôi từ năm 1967 đến nay vẫn trước sau như một”.

    Hoàn cảnh hiện tại của Đc Điền lúc đó là từ năm 1984, sau 120 ngày bị thẩm vấn, mặc dầu là Tgm giáo tỉnh miền Trung, ngài không được phép đi thăm viếng các giám mục thuộc giáo tỉnh, không được phép đi họp hội nghị thường niên của HĐGM/VN, không được phép ra khỏi chu vi Tp Huế để thăm các giáo xứ và làm các công tác căn bản của một giám mục. Sự thể ra thế chính v́ lập trường của ngài không thay đổi. Chiến tranh đă chấm dứt ! Đc Điền đón nhận hoà b́nh như một hồng ân. Ngài là vị giám mục Việt Nam đầu tiên kêu gọi mọi người hợp tác với chính quyền mới, một chính quyền có đấy, như bất luận chính quyền nào.  Chính phủ cách mạng lâm thời tuyên bố tự do tôn giáo, Tổng giám mục Huế đề nghị hoà giải dân tộc để xây dựng lại đất nước, và trước mắt, hàn gắn những thương đau mà Huế là tang chứng bi thảm nhất. Tâm thư ngày 1-4-75 gửi linh mục, tu sĩ và giáo dân Tổng giáo phận Huế cũng như lời phát biểu ngày 9-4-75 trong lễ ra mắt của Uỷ ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng thành phố Huế cho chúng ta h́nh ảnh một vị chủ chăn cởi mở, khiêm nhu, nhưng táo bạo, hết ḷng phục vụ, dấn thân v́ công ích, v́ Đạo Chúa, nhưng cũng chính v́ thế, luôn luôn bênh vực lẽ phải và tuyệt đối trung thành với sứ vụ của một giám mục công giáo.

    Chính quyền mới đă sớm lột mặt nạ như mọi người đều biết. Và hai năm sau, Tgm Nguyễn Kim Điền đă lợi dụng hai cuộc họp do chính quyền triệu tập để phát lên tiếng nói của lương tâm, tiếng nói tự do. Trong khi mọi người nơm nớp nhất trí, nói theo, dù một chút thắc mắc cũng không dám thổ lộ, Đc Điền đă ung dung, nhẹ nhàng nói thật. Tiếng nói của ngài hoàn toàn bất ngờ, khác nào ngọn lửa bừng lên giữa đêm đen hay nhát búa giáng xuống tảng băng cứng lạnh. Tiếng nói ấy đánh thức lương tri, chấn động ḷng người, truyền đi rất nhanh trong dân chúng, vượt bức màn tre của chế độ và thành tít lớn trên báo chí ngoại quốc. Không thể phân tách ở đây cuộc đối thoại nguy hiểm của Tgm Huế với chính quyền độc thoại[2]. Chúng tôi xin chỉ đề cập đến hai bài phát biểu mở đầu cho mười năm gian khổ của một công dân giám mục, vốn kín đáo, gần gũi với những con người lao động, những tầng lớp thấp kém trong xă hội hơn là những kẻ có quyền lực[3], nay bị lịch sử đẩy ra sân khấu của thời cuộc.

    Phát biểu ư kiến ngày 15.4.77 [4].

    Một buổi họp do Mặt trận Tổ quốc B́nh Trị Thiên và Tp Huế tổ chức, nói là để thông báo, kỳ thực là để học tập cải tạo nhân vụ chính quyền bắt giữ 6 nhà sư của Phật giáo Việt Nam Thống nhất hệ phái Ấn Quang tại Tp Hồ Chí Minh. Được mời phát biểu, Đc Điền không đi vào nội dung[5] của sự kiện mà người của UBND Tp HCM vừa tŕnh bày : “Cá nhân tôi, tôi không có ư kiến ǵ cả. Vấn đề quảng bá tin tức, cắt nghĩa lư do là nhiệm vụ của chính phủ. Tôi chỉ muốn san sẻ với các vị lănh đạo Phật giáo những kinh nghiệm mà trước đây chúng tôi đă phải chịu trong vụ Vinh Sơn”. Rồi Đc Điền lấy giả thuyế tồi tệ nhất cho phía các tôn giáo : “Chúng tôi chắc chắn là không có ai trong buổi họp có thể chấp nhận hành động được diễn tả trong bản thông cáo của chính phủ”. Nói một cách khác, cứ cho là sự việc đă xảy ra đúng như chính quyền thông cáo (mà có ai đủ ngây thơ để tin chính quyền đây ?), cứ cho là có những kẻ dựa vào tôn giáo để xách động này nọ đi, “Sự kiện mà chính phủ vừa giải thích và tŕnh bày cho chúng ta nghe, chỉ là một sự kiện đơn độc”. Một sự kiện đơn độc ! Như muôn vàn sự kiện tốt xấu xảy ra hàng ngày trong xă hội, có thể chạy tít lớn trên trang 1 của báo chí nhưng chẳng có ǵ đáng cho chính quyền các cấp phải làm rùm beng ! Và đây, tiếng sấm nổ vào lỗ tai chính quyền : “Nhiều chuyện như vậy đă xảy ra và c̣n sẽ xảy ra trong tương lai, nếu chúng ta không giải quyết nguyên nhân căn bản của nó. Theo thiển kiến của chúng tôi, nếu thực ra có những cộng đồng tôn giáo gây rối loạn chăng nữa, chỉ v́ không có tự do tín ngưỡng. Thẳng thắn mà nói, tôi không thoả măn với chính phủ về chánh sách tự do tín ngưỡng” Rồi ngài kể ra một loạt những hạn chế, truy bức, vu khống, mạ lỵ… Riêng người công giáo “có cảm tưởng ḿnh là công dân hạng hai”, “trong giới công nhân, công viên chức, bịnh viện hay giáo viên, thường người công giáo được cho là tiên tiến ; nhưng chắc rồi cũng không tiếp tục làm việc được, v́ là công giáo. Đi xin việc làm hoặc bị từ chối, hoặc gặp khó khăn trong việc làm, muốn biết căn do th́ được rỉ tai cho biết là bỏ đạo hay đừng đi nhà thờ nữa là êm xuôi”.

    Ngày 22.4.1977. Cuộc họp Góp ư kiến vào bản dự thảo “Đề cương báo cáo của Đảng bộ tỉnh B́nh Trị Thiên”. Đc Điền lấy làm vinh dự được mời tham gia đóng góp ư kiến, cám ơn Ban tổ chức và coi đây là một việc làm có tính cách cởi mở, mới mẻ “v́ Đảng và Tôn giáo không đi chung với nhau”. (Cử toạ đột xuất vỗ tay !) Với tư cách là người lănh đạo tôn giáo, Đức cha góp ư về Chính sách tôn giáo của Đảng.

    Về cách tiếp cận vấn đề tôn giáo trong bản Đề cương, đức cha thấy tôn giáo chỉ được nhắc tới 2 lần. Một lần, trong mục “phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân” có nói đến “đoàn kết các tầng lớp nhân dân” trong đó có đồng bào các tôn giáo. Một lần nữa khi nói về “củng cố quốc pḥng, bảo vệ an ninh, chính trị và trật tự xă hội” sau khi đă kể ra bao nhiêu tội phạm và các âm mưu phá hoại…”. Có người nhậy cảm thấy nói về chính sách tôn giáo trong mục này th́ lo ngại, vậy “để tránh những lo âu và cảm t́nh không mấy tốt của đồng bào có tôn giáo đối với Đảng”, Đức cha “đề nghị đem chỗ nói về chính sách tôn giáo lên mục B, nơi nói về “phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân”. Tuy nhẹ nhàng, nhưng nhận xét trên vạch trần ư đồ của Đảng : khi Đảng nói chính sách tôn giáo, phải hiểu chính sách đàn áp tôn giáo. Nếu không, tại sao đặt tôn giáo vào mục an ninh chính trị, xă hội và xếp hoạt động tôn giáo bên cạnh những âm mưu phá hoại và mọi thứ tội phạm ? Thay v́ ṿng vo tam quốc, Đc Điền đặt thẳng vấn đề thiếu tự do tôn giáo với chính quyền.

Nhưng để tránh những góp ư trừu tượng, v́ “ông Tống Hoàng Nguyên, khi khởi đầu buổi họp sáng nay có dặn nên góp ư vào việc lao động sản xuất và kinh tế cách trực tiếp hơn”. Diễn nôm : mọi chính sách đă có Đảng lo, góp ư này nọ là để nhất trí và học tập chính sách, thực hiện chính sách. Đc Điền hẳn cũng hiểu thế, nhưng ngài cứ coi như ông chủ toạ cuộc Hội thảo nói thật và ngài thật thà góp ư vào việc lao động sản xuất. Một cách thực sự cụ thể : “Theo tôi nghĩ, nếu có tự do tín ngưỡng th́ năng xuất của đồng bào công giáo sẽ lên cao lắm”. Đức cha đơn cử một việc mới xảy ra trước đó mười ngày. Ngày Chúa nhật 10-4-1977 là ngày lễ Phục sinh của Công giáo, một ngày lễ lớn, được chuẩn bị bằng cả một tuần trước. “Xă Hải Trí phải làm thuỷ lợi trong thị xă Quảng Tri. Huyện cho làm trong 10 ngày nhưng xă rút xuống c̣n năm ngày để thi đua. Mỗi thôn được chia phần của ḿnh và sẽ phát động lao tác vào sáng Chúa nhật. Ngày thứ bảy, thôn Trí Bửu (hầu hết là công giáo) đă đệ đơn xin xét lai cho đồng bào công giáo có giờ đi cử hành nghi lễ đạo, rồi sau đó sẽ đi làm, nếu không kịp th́ xin làm đêm nữa. Nhưng xă không cho (…). Có người nói với xă xin xét lại, v́ nếu đồng bào họ không tuân lệnh, th́ tổn thương phần nào uy tín của chính quyền địa phương. Như hôm lễ Giáng Sinh 76, thôn Trí Bửu cũng đă không đi làm v́ họ phải đi lễ. Nhưng xă cương quyết không xét lại… Th́ rồi, thôn Trí Bửu lấy quyền nhân dân làm chủ nên không đi làm thuỷ lợi hôm đó, mà đi lễ hết. Ngày hôm sau họ huy động cả thôn ra lảm thuỷ lợi th́ thay v́ năm ngày, họ làm trong hai ngày rưỡi là xong. Nghe nói xă định tuyên dương họ, nhung họ không nhận v́ họ không tuân lệnh đi làm trong ngày lễ Chúa Phục Sinh hôm đó”.

    Những trường hợp cụ thể như trên cho phép khẳng định một cách khái quát : “Chỉ có tự do tín ngưỡng thực sự th́ những người có tín ngưỡng mới sống thoải mái, hạnh phúc trong chế độ xă hội chủ nghĩa mà thôi” ! Thực sự th́ Đảng va Nhà nước chủ trương tự do tín ngưỡng bằng văn bản, sắc lệnh. Đă có tới 5 sắc lệnh và thông tư. “Nhưng trong thực tế vẫn có những khẩu lệnh đi ngược lại với chính sách”.

    Vậy phải có tự do tôn giáo thực sự. Phải từ bỏ ư đồ tiêu diệt tôn giáo. Người cộng sản cũng biết tôn giáo “là một nhu cầu xă hội và tâm lư, bao lâu nhân dân c̣n cần đến, th́ cứ để“. Đc Điền đồng ư : “chừng nào đồng bào không thèm đến tôn giáo nữa th́ thôi, tự nhiên sẽ hết tôn giáo” Nhưng cấm thí chắc chắn không thể cấm được, v́ 1) thực tế lịch sử đông tây kim cổ, nhất là gần đây bên các nước thuộc khối Liên xô đủ chứng minh điều đó. và 2) “v́ tôn giáo nằm ở địa hạt khác, địa hạt tinh thần và tâm linh nên khoa học và kỹ thuất không đánh trúng được”. Đă không diệt được th́ chỉ c̣n cách tôn trọng tư do tín ngưỡng để đồng bào cùng nhau xây dựng đất nước về mặt vật chất, c̣n tín ngưỡng th́ ai chọn tôn giáo nào tuỳ sở thích. “Như vậy mới thoải mái, mới đoàn kết được”.

    Qua hai bài phát biểu trong ṿng 10 ngày, Tgm Huế thẳng thắn trực diện với chính quyền toàn trị. Thiết tưởng, để tránh ngộ nhận, nên nói cho rơ : Đc Điền không khi nào chống lại chính quyền. Ngài chỉ bênh vực tự do tín ngưỡng thực sự thôi. Và khi đ̣i tự do tín ngưỡng, Đc Điền đương nhiên đ̣i tự do và bảo vệ những quyền con người, trong đó tự do tín ngưỡng là một quyền căn bản. Khi nói với chính quyền như thế, Đc Điền cũng nói thay cho mọi người và nói với mọi người, đặc biệt với những người đồng đạo và trong số này, hàng Giáo phẩm Công giáo. Đối thoại với chính quyền một cách thẳng thắn và nghiêm túc như thế cũng là đề nghị với các giám mục Việt Nam khác một đường lối thích ứng trong hoàn cảnh mới. Nhưng đường lối này không được sự đồng t́nh của tất cả mọi giám mục. Ta sẽ nhắc tới đường lối của Tgm Sài G̣n. Nhưng trước đó, xin nói về phản ứng của chính quyền sau hai bài phát biểu của Tgm Huế.

    Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Tp Hồ Chí Minh can thiệp.

    Chính quyền đă đánh giá đúng mức những lời phát biểu của Tgm Huế. Bằng chứng là ông Nguyễn Văn Ch́, Chủ tịch UB MTTQ Tp HCM, gửi cho Đc B́nh một bản "NHẬN ĐỊNH VỀ HAI BẢN VĂN ghi lại lời phat biểu của Tgm Nguyễn Kim Điền". Mở đầu như sau :

    "Gần đây Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tp HCM được biết có luân lưu, phổ biến trong một số linh mục, tu sĩ và tín đồ Thiên Chúa giáo ở Tp HCM hai bản văn dưới có ghi lời phát biểu của ông Tgm Nguyễn Kim Điền, địa phận Huế. Hai bản văn này không những chỉ luân lưu, phổ biến trong giới Thiên chúa giáo mà c̣n phổ biến tới cả một giới Phật giáo và tới một số nơi khác nữa". Ông Nguyễn Văn Ch́ thông báo cho mọi người biết rằng hai bản văn của Đc Điền đă được phổ biến rộng răi. Nhưng v́ h́nh như c̣n nể một ông Tổng giám mục dù sao cũng được chính quyền coi là cởi mở, ông viết tiếp : "Chúng tôi chưa rơ hai bản văn này có phải đúng là của ông Tổng giám mục địa phận Huế ghi hay không ? Sự ghi chú đó có phản ảnh trung thành lời phát biểu của ông Tổng giám mục địa phận Huế hay không ? Và chúng tôi cũng chưa biết rơ việc phổ biến hai bản văn đó là có ư kiến của ông Nguyễn Kim Điền hay không ? Ai là người chịu trách nhiệm phổ biến ?". Một loạt câu hỏi vừa để chạy tội cho Đc Điền (nếu biết sám hối !), vừa đe doạ ‘người chịu trách nhiệm phổ biến’. V́, theo ông Chủ tịch UB MTTQ Tp HCM, những ư kiến trao đổi trong hội nghị, dù đúng đắn cũng không nên đơn phương phổ biến, huống chi những ‘ư kiến sai lầm’ mà phổ biến ra ngoài ‘sẽ gây tác hại có khi rất to lớn’.

    Đe doạ xong, ông phân tách và phản bác hai luận điểm chính của Đc Điền : 1) Không có tự do tôn giáo thực sự và 2) v́ thế mà có những vụ như Vinh Sơn hay Phật giáo Ấn Quang.

    Về điểm 1) ông Nguyễn Văn Ch́ khẳng định chính sách tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng trước sau như một của Đảng. Không có mâu thuẫn giữa văn bản và thực hành. Tuy nhiên ông công nhận c̣n có những thiếu sót cần khắc phục. Những thiếu sót này một phần đến từ phía “một số cán bộ cách mạng do tŕnh độ c̣n non kém hoặc do chưa hết thành kiến mà làm sai đường lối chính sách”, nhưng cũng đến từ “hố sâu ngăn cách, chia rẽ, thành kiến lương giáo do bọn đế quốc và tay sai tạo ra hơn 100 năm nay”. Hơn nữa, hiện nay, bọn đế quốc “vẫn tiếp tục lợi dụng khai thác những thành kiến vốn dĩ do chúng tạo ra đó để kích động  những hành động chống phá cách mạng trong các tôn giáo ; đặc biệt trong Thiên Chúa giáo”. Cho nên, đồng bào công giáo hiện nay cần phải có sự cố gắng và nỗ lực vượt bực, vượt lên mọi trở ngại để phối hợp hành động cùng với chính quyền cách mạng và tất cả những người có thiện chí, kiên quyết đấu tranh cưỡng lại bọn phản động trong thiên Chúa giáo (…) Có thể nói đó là cuộc đấu tranh khẩn trương, gay go quyết liệt, bền bỉ trong ḷng dân tộc, trong nội bộ Thiên Chúa giáo và ngay trong từng con người của ḿnh, giữa chánh nghĩa và phi nghĩa”. Dĩ nhiên, chánh nghĩa trong ḷng dân tộc là chánh nghĩa của chế độ. V́ vậy ông Nguyễn Văn Ch́ cũng chẳng ngần ngại nh́n nhận có công dân hạng hai : “Có thể nói thẳng, không cần ǵ phải giấu giếm là quả có sự phân biệt đối xử và cần có sự phân biệt đối xử với một số người không chịu cải tà quy chính”. Mà cải tà quy chính trong ngôn ngữ của chế độ phải hiểu là trở về với dân tộc ; và trở về với dân tộc phải hiểu là trở về với Cách mạng, với Đảng.

    Về điểm 2) ông Ch́ c̣n gay gắt hơn nhiều. Ông rất “tin tưởng đồng bào có đạo, cũng như các hàng giáo phẩm chân chính”. Nói cách khác, ông chỉ tin tưởng đồng bào có đạo và các hàng giáo phẩm trong chừng mực họ chân chính theo những tiêu chuẩn của chế độ. Đối với ông, càng theo Đảng, càng chân chính ; tôn giáo chân chính khi tôn giáo phuc tùng Đảng ; giáo phẩm chân chính khi giáo phẩm quỵ luỵ, luồn cúi Đảng. Đc Điền nói : “Theo thiển ư của tôi, nếu c̣n tựa vào tôn giáo để xách động này khác là v́ chưa có tự do tín ngưỡng đó thôi”. Ông Ch́ không hiểu nổi điều đó, v́ đối với ông, Đảng trước sau như một bảo vệ tự do tín ngưỡng cho những ai theo gót Đảng. Ông cho rằng luận điểm của Đc Điền chỉ “lập lại luận điệu của bọn đế quốc Pháp và Mỹ” : nhân danh tự do tín ngưỡng “để cho phép ḿnh làm hoặc bênh vực cho những hành động bỉ ổi xấu xa nhất, phi đạo nhất (…) Những người làm như thế, bênh vực như thế không những làm mất phẩm giá của ḿnh, mà c̣n làm mất phẩm giá của đồng đạo, của đạo lư mà chính tác giả hai bản văn đang tín ngưỡng. Làm như thế, là nhân danh tự do tín ngưỡng để khuyến khích mọi hành động phản cách mạng, mọi hành động xấu xa phi đạo đức”. Phản cách mạng là xấu xa, phi đạo đức. Thiện là Cách mạng, Ác là chống lại Cách mạng. Tgm Huế Nguyễn Kim Điền, theo những lời cáo buộc của ông Nguyễn Văn Ch́, đă đánh mất phẩm giá của ḿnh. Tệ hơn nữa, đă làm mất phẩm giá của đồng đạo (vẫn cái lối ‘tội’ cá nhân, trách nhiệm tập thể !) và của đạo Công giáo !

    Gần ba mươi năm sau, đọc lại những lời kết án này, thật khó h́nh dung nổi thái độ u mê, trâng tráo và cường bạo của Đảng cộng sản Việt Nam hồi đó.

    Qua cách lên án Đc Điền, chính quyền cộng sản đe doạ mọi tôn giáo, đặc biệt hàng giáo phẩm công giáo. Dĩ nhiên, Đc Điền không thay đổi thái độ. Giữa Nhà nước CHXHCNVN và Thiên Chúa, đương nhiên Đức cha chọn Thiên Chúa và trước những đ̣i hỏi phản tự do, phản nhân quyền, phản  đạo lư của Đảng CSVN, Đức cha chỉ có thể trả lời : Non possumus. Chúng tôi không thể. Và sẵn sàng đón nhận mọi hậu quả. Trong lá thư gửi cho linh mục, tu sĩ và giáo dân ngày 19-10-85, Đức cha viết : “Năm 1971, tại Thượng Hội đồng giám mục Thế giới, tôi có phát biểu : “Đă có những giám mục chịu chết v́ bênh vực quyền lợi của Hội Thánh, nhưng ngày nay có giám mục nào dám chịu chết để bênh vưc quyền lợi của con người không ?” Hạnh phúc thay ! Hôm nay chính tôi được Chúa gọi để chịu tù ngục, chịu chết v́ bênh vực nhân quyền, công lư và công b́nh”

    Người ta đă bắt Tgm Huế đi làm viêc, đă chặt chân chặt tay của ngài. Những người công tác gần gũi của ngài bị thẩm vấn, bắt bớ, giam cầm như lm Nguyễn Văn Lư, lm Trần Văn Quư, nữ tu Trương Thị Lư…

    Cuối cùng, Đc Nguyễn Kim Điền đă chết một cách khả nghi tại bênh viện Chợ Rẫy ngày 8.6.1988.

 

    Đỗ Mạnh Tri.

    Paris 29.04.2005.

 

29- Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền,

một niềm tin sắt son không dời đổi

 

Trần Phong Vũ, 04-2005 (trích “Hai diện mạo, một tấm ḷng”)

 

    Trước khi dẫn vào bài viết

    Sau ngày cộng sản thôn tính miền nam, thống nhất lănh thổ Việt nam về một mối[6], dù muốn hay không, cũng như các tôn giáo bạn và các khối lực dân tộc khác, tập thể Công Giáo đă không tránh khỏi những tác động về nhiều mặt. Trong t́nh huống ấy, giữa các giám mục và nói chung, trong giáo hội, đă nảy sinh ít nhất hai khuynh hướng ứng xử khác nhau:

    1/ Bám trụ trên nền tảng Tin Mừng, với thiện chí và tâm t́nh ngay thẳng, chân thành cộng tác với tân chế độ trong tinh thần yêu thương, liên đới để cùng nhau xây dựng lại quê hương đổ nát. Nhưng sau một thời gian, v́ thiện chí không được đáp ứng, trái lại càng ngày nhà cầm quyền mới càng để lộ rơ chủ trương chèn ép, bách hại tôn giáo, nên đă dứt khoát tỏ bày thái độ cương quyết sống và bảo vệ đức tin, cho dẫu có v́ thế mà phải gánh chịu thương đau.

    2/ Chấp nhận thỏa hiệp cách này hay cách khác với chế độ để sống c̣n, mà mục tiêu trước mắt là tránh những tai hại, những đổ vỡ về nhân sự, về cơ cấu, tổ chức.

    (Ở đây người viết không muốn nói tới một khuynh hướng ứng xử thứ ba gồm những thành phần ‘ăn theo’[7] nhà nước, tự biến thành con cờ trong Mặt trận Tổ Quốc, một tổ chức ngoại vi của đảng, gồm một nhúm giáo dân và giáo sĩ quy tụ chung quanh Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Yêu Nước, hậu thân của Ủy Ban Liên Lạc Toàn Quốc Những Người Công Giáo Yêu Nước, Yêu Ḥa B́nh, từng có mặt tại miền bắc Việt Nam sau tháng 7 năm 1954).

    Đi sâu vào hệ quả của hai cung cách ứng xử kể trên để mổ xẻ, nhận định hoặc phê phán không phải là trọng tâm bài viết này.

    Với những chứng từ giới hạn có được trong tầm tay, người viết muốn giới thiệu tới những lớp người trẻ hôm nay hai khuôn mặt biểu trưng cho một lập trường, một tấm ḷng thiết tha yêu mến và trung thành với Hội Thánh giữa những năm tháng dài huyết hăn trên quê hương. Một thuộc hàng Giáo Phẩm và một thuộc hàng tín hữu giáo dân.

    Đó là đức cha Nguyễn Kim Điền, Tổng Giám Mục giáo phận Huế và người tín hữu giáo dân mang tên Nguyễn Văn Chất. Cả hai tuy ở trong những cảnh ngộ, điều kiên, địa vị khác nhau và nay đă ra người thiên cổ, đă trở về cùng Thiên Chúa, nhưng lời nói, hành vi và thái độ sống vẫn c̣n để lại những dấu ấn sâu đậm trong ḷng mọi người.

 

TỔNG GIÁM MỤC NGUYỄN KIM ĐIỀN,

MỘT NIỀM TIN SẮT SON, KHÔNG DỜI ĐỔI

 

    Trước khi bàn về con người, tư duy, thái độ và hành động của đức cha Nguyễn Kim Điền, tổng giám mục (TGM) Huế, nhân vật số ba trong hàng ngũ lănh đạo Giáo Hội Công Giáo Việt Nam (GHCGVN) thời bấy giờ -sau đức hồng y Trịnh Như Khuê cai quản tổng giáo phận (TGP) Hà Nội và đức cha Nguyễn Văn B́nh, TGP Sài G̣n-, chúng ta cần biết qua vài nét về thân thế và sự nghiệp của ngài.

    Đôi gịng tiểu sử

· Đức TGM Philipphê Nguyễn Kim Điền sinh ngày 13-3-1921 tại Gia Định, là người con thứ tư trong một gia đ́nh gồm 7 anh chị em.

· Ngày 21-9-1947 thụ phong Linh Mục tại Sài G̣n, làm Giáo Sư rồi Giám Đốc  Chủng Viện Thánh Giuse.

· Năm 1955, gia nhập ḍng Tiểu Đệ Chúa Giêsu theo tinh thần Chân phước Charles de Foucauld, qua Phi Châu sống tập thể với các tu sĩ Ḍng tại sa mạc Sahara.

· Hai năm sau trở về Việt Nam và lần lượt phục vụ tại Sài G̣n, Lâm Đồng, Cần Thơ, sinh hoạt mục vụ với người nghèo trong các xóm lao động, đạp xích lô để tự túc.

· Ngày 28-12-1960 được Ṭa Thánh Vatican bổ nhiệm làm Giám Mục Cần Thơ (39 tuổi). Lễ tấn phong tại Sài G̣n ngày 22-01-1961.

· Ngày 30-9-1964, làm Giám Quản TGP Huế thay thế Đức TGM Phêrô Ngô Đ́nh Thục.

· Ngày 11-3-1968, chính thức được Ṭa thánh đặt vào chức vụ TGM Huế.

· Sau 30-4-1975, ngài bày tỏ một thái độ tuyệt đối trung thành với Tin Mừng và giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo, quyết liệt phản đối chính sách tiêu diệt tôn giáo, cách riêng đối với Giáo Hội Công Giáo, của CSVN.

· Ngày 8-11-1985, cảm thấy cái chết có thể đến với ngài bất cứ lúc nào nên ngài đă viết di chúc ngắn để lại cho các Linh Mục: "khuyên các cha hăy trung thành với Hội Thánh và đoàn kết với nhau, sống trọn vẹn bổn phận của chủ chăn nhân hiền..."

· Ngày 25-3-1988, ngài viết một bức thư gởi cho ông Nguyễn Văn Linh, sau khi ông nay được bầu làm Tổng Bí Thư đảng CSVN và tuyên bố chính sách "đổi mới"... Nội dung bức thư đ̣i xóa bỏ lệnh quản chế, được phục hồi quyền công dân, được tự do đi lại để thi hành nhiệm vụ Tổng Giám Mục đối với giáo dân và thăm viếng các Giáo Phận khác thuộc Tổng Giáo Phận Huế.

· Cuối tháng 5/1988, ngài đau nặng, xin vào điều trị tại bệnh viện Nguyễn Trăi, Chợ Lớn. Có hai vị Giám Mục đă đến thăm và khuyên ngài nên xin vào bệnh viện Chợ Rẫy để có thể xét nghiệm và làm hồ sơ xin đi chữa bệnh tại Roma. Lúc đó cũng có tin Ṭa Thánh đă can thiệp xin cho ngài qua Roma chữa bệnh nên ngài đồng ư qua bệnh viện Chợ Rẫy.

· Khoảng 13 giờ trưa 8-6-1988, ngài qua đời trong cô đơn tại đây. Có những nguồn dư luận cho rằng, Đức TGM Nguyễn Kim Điền đă bị đầu độc!

 

    Vui mừng, phấn khởi, sẵn sàng hợp tác

 

    Là một người xuất thân ḍng Tiểu Đệ Chúa Giêsu, trước và sau khi nhận chức linh mục, đức cha Nguyễn Kim Điền luôn noi gương thày ḿnh, sống thân cận với giới cần lao nghèo khó. Nhiều chứng từ c̣n lưu lại cho biết ngài từng hành nghề đạp xích lô trong nhiều năm trên đường phố Sài G̣n, Chợ Lớn để sinh sống. V́ thế, về mặt lư thuyết thuần túy, chủ nghĩa Mác-xít Lê-nin-nít không có điều ǵ úy kỵ đối với người mục tử hiền ḥa, khiêm tốn và khả ái này. Năm 1967, nhân dịp tham dự hội nghị Caritas Internationalis ở Rôma, đáp câu hỏi của một nhà báo Ư muốn biết quan điểm của ngài đối với người cộng sản Việt Nam, đức cha đă thẳng thắn trả lới: “Là giám mục Công giáo, tôi không theo chủ nghĩa cộng sản, nhưng tôi coi những người cộng sản Việt Nam như anh em tôi”[8].

    Câu trả lời trên đây mang ư nghĩa ǵ?

    Trong tinh thần vâng phục, đức cha dứt khoát không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản, v́ giáo huấn của Giáo Hội dạy như thế. Đó là chuyện tất nhiên. Nhưng, trong mối tương quan giữa người với người, giáo lư yêu thương của Chúa Giêsu nhắc nhở ngài phải coi mọi người, nhất là người Việt nam, như anh em, cho dẫu họ là cộng sản[9].

    Chính do năo trạng trên đây mà ngay từ những ngày đầu khi cộng quân tiến vào cố đô, vị chủ chăn Tổng Giáo Phận Huế đă bày tỏ thiện chí và một thái độ chân thành, cởi mở, sẵn sàng cộng tác với chế độ mới để cùng nhau xây dựng lại quê hương sau những năm dài chinh chiến. Bên trong ngài thiết tha kêu gọi hàng ngũ giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân dẹp bỏ mọi thành kiến, mọi úy kỵ đối với nhà cầm quyền mới. Bên ngoài, ngài công khai nói lên ḷng tín thác nơi thành tâm, thiện chí (được thể hiện qua Hiến Pháp cũng như qua những văn kiện công khai) của giới hữu quyền ‘cách mạng’ lúc bấy giờ.

    V́ TGP Huế nằm ở cực bắc lănh thổ Việt Nam Cộng Ḥa, nên cũng là nơi đoàn quân xâm lược phương bắc kiểm soát được đầu tiên vào ngày 26-3, trước khi kết thúc cuộc trường chinh thôn tính trọn miền nam Việt Nam vào ngày 30-4-1975.

    Trong Tâm Thư đề ngày 01 tháng 4 năm 1975 gửi các linh mục, tu sĩ nam nữ và toàn thể giáo dân trong TGP, đức cha Nguyễn Kim Điền viết:

   “Chiến tranh đă chấm dứt trên giáo phận Huế Đó là điều chúng ta mong ước và cầu nguyện từ ba mươi năm nay. Thời gian sống trong hăi hùng, lo âu qua rồi. Thời gian đồng bào chúng ta nghi kỵ, chia rẽ, hận thù nhau, có khi đến chém giết nhau đă qua rồi. Chúng ta hăy cùng cảm tạ Thiên Chúa về hồng ân quư giá này.....

   “Giờ đây đă đến lúc chúng ta hoan hỉ sẵn sàng và hăng say cộng tác với mọi người thiện chí, dưới sự chỉ đạo của Chánh quyền Cách mạng để xây dựng lại quê hương sau bao đổ vỡ tang tóc, hầu đem lại tự do, no ấm và hạnh phúc cho đồng bào ruột thịt. Hơn bao giờ hết, đây là lúc chúng ta cần đoàn kết, yêu thương và phục vụ người khác, giúp đỡ và chia sẻ cơm áo với đồng bào, không phải chia sớt những ǵ ḿnh dư thừa, mà c̣n trao nhượng những ǵ ḿnh chỉ có vừa đủ, theo tinh thần bác ái của Chúa Giêsu mà mọi người thiện chí và mọi chính quyền trên thế giới quyết tâm thực thi mỗi ngày mỗi hoàn hảo hơn.....Giờ đây, chúng ta hăy khoan dung, tha thứ mọi lỗi lầm, đừng nghi ngờ, thù hận ai và gây sợ hăi cho ai. Nhưng trái lại, phải hiểu tốt, thông cảm và nh́n nhận thiện chí của người khác, để tất cả mọi người sống thoải mái, vui tươi, hạnh phúc của những công dân trong chế độ dân chủ, thịnh vượng và ḥa b́nh...”

    Trong bài phát biểu 8 ngày sau đó nhân buổi lễ ra mắt Ủy Ban Mặt Trận Nhân Dân thành phố Huế (09-4-1975), Đức TGM nói: “Ở đời này, không có ǵ quư hơn mạng sống con người... Độc lập hôm nay là một sự thực cho cố đô Huế. C̣n tự do th́ Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam đă long trọng bảo đảm cho toàn thể đồng bào, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng của đồng bào các tôn giáo.”

    Sau khi tỏ bày niềm vui mừng của người Công Giáo Việt Nam khi thấy mọi quyền năng căn bản của con người -hàm súc trong những nghị quyết, những văn kiện của nhà nước-, được đảm bảo, ngài cam kết:

   “Người Công Giáo nguyện tích cực góp phần với tất cả đồng bào ruột thịt để cùng với Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng xây dựng một xă hội đầy t́nh thương, tự do, dân chủ, thịnh vượng, ḥa b́nh, trong đó chúng tôi có cơ hội chu toàn bổn phận đối với Tổ Quốc và đối với Thiên Chúa”.

    Chúng ta đọc được thành tâm thiện chí và tâm trạng vui mừng thật sự của đức cha Điền trong những lời phát biểu trên đây. Nhưng, qua ngôn từ, người cầm đầu TGP Huế vẫn không quên đưa ra những lời ràng buộc, và ẩn sâu trong đó gói trọn ước mơ  của tuyệt đại đa số đồng bào Việt Nam –trong số có tập thể công giáo dân- về một xă hội đầy t́nh thương, tự do, dân chủ, thịnh vượng để người Công Giáo có cơ hội chu toàn bổn phận đối với Tổ Quốc và Thiên Chúa.

 

    Trong hai năm thử nghiệm, những khó khăn bắt đầu ló dạng

 

    Trong suốt hai năm trường, từ tháng 4-75 đến tháng 4-77, cùng với các linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân trong Tổng Giáo Phận, đức cha Điền luôn t́m mọi cơ hội để chứng tỏ với nhà nước thiện chí của người công dân Công Giáo muốn đóng góp công sức cùng các giới đồng bào trong công cuộc tái thiết xứ sở. Theo lời thuật lại của một số người thân cận với đức TGM Nguyễn Kim Điền trong thời gian ấy th́  không phải chỉ trong lúc xuất hiện nơi công cộng, mà ngay cả trong những tiếp xúc riêng tư, đức cha luôn khuyên bảo mọi người đừng bao giờ quên ḿnh là người Công Giáo, là con cái Chúa, trong khi phán đoán, đối xử với người chung quanh, nhất là đối với những viên chức nhà nước. Điều ngài thường tâm niệm và công khai nhắc nhở các linh mục, tu sĩ cũng như giáo dân là đừng bao giờ nuôi thành kiến xấu về bất cứ ai. Mọi phán đoán hăy để cho Thiên Chúa, hăy cố gắng nhẫn nhục, sống ḥa hợp với mọi người, mọi giới trong tinh thần yêu thương, liên đới như lời Chúa dạy. Đức Cha tin rằng, sớm hay muộn, nếu ḿnh cứ kiên nhẫn, luôn bày tỏ thiện chí, sẽ có ngày người ta sẽ hiểu.

    Nhưng, mọi chuyện đă không diễn ra suông sẻ như ngài hằng thành tâm mong ước.

    Càng ngày càng phát hiện nhiều khó khăn, trở ngại trong sinh hoạt phụng tự, từ trung ương cho tới các địa phương. Trong khi trên lư thuyết, xuyên qua những văn kiện, sắc lệnh, nghị định, kể cả Hiến Pháp của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa với những điều 67, 69, 70, 71 công nhận những quyền tự do phổ quát và quyền tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng của người dân, th́ trên thực tế những hành vi chà đạp cách trắng trợn lên những quyền này diễn ra từng ngày, từng giờ tại khắp các địa phương. Dĩ nhiên không phải chỉ trong phạm vi TGP Huế. Nhiều giáo đường, tu viện bị trưng dụng hoặc bị cấm hành lễ. Việc tuyển chọn và đào tạo tu sinh tại các chủng viện cũng như việc bổ nhiệm, di chuyển của các linh mục, tu sĩ bị hạn chế gắt gao, khiến cho giáo dân ở những vùng sâu, vùng xa, nhất là tại những vùng kinh tế mới không có Thánh Lễ, không được lănh nhận các bí tích Thánh.

    Khi vấn đề được nghiêm chỉnh đặt ra với Ủy ban Nhân dân tỉnh th́ nơi đây lại quy trách cho chính quyền trung ương hoặc địa phương. Và cái ṿng luẩn quẩn ấy cứ lập đi lập lại, tạo nên một không khí căng thẳng trong mối tương quan giữa cán bộ nhà nước và tập thể đồng bào Công giáo ở nhiều nơi trong TGP. Từng bước một, nhà nước lần hồi tạo sức ép để cưỡng bách chiếm dụng các trường ốc, tu viện và các cơ sở xă hội vốn là sở hữu của giáo phận, trong khi vẫn không ngừng kiểm soát gắt gao những sinh hoạt phụng tự, từ sự di chuyển của linh mục, tu sĩ tới các buổi hội họp của các đoàn thể giáo dân.

    Cũng trong thời gian ấy, nhiều biến cố quan trọng đă nổ ra ở trong nam. Sau vụ các lực lượng an ninh nhà nước tấn công nhà thờ Vinh Sơn, bắt giam một số linh mục, tu sĩ hồi tháng 2-1976, đầu năm 1977, công an vũ trang lại mở cuộc bao vậy các chùa chiền thuộc hệ phái Phật giáo Ấn Quang, bắt bớ một số tăng sĩ cùng tín đồ!

 

    Những tiếng nói của lương tâm

 

    Là chủ chăn, là người có trách nhiệm trực tiếp đối với đời sống tâm linh của giáo dân trong Tổng Giáo Phận Huế, Đức Cha Nguyễn Kim Điền đă nhân cơ hội này mạnh mẽ lên tiếng. Một mặt để tỏ bày t́nh liên đới với Giáo Hội bạn, mặt khác để nói lên quan điểm của ngài trước những hành vi chèn ép tôn giáo, vi phạm nhân quyền của nhà nước. Ngày 15 tháng 4 năm 1977, nhằm hù dọa và cũng để trấn áp dư luận, Mặt Trận Tổ Quốc B́nh Trị Thiên đă tổ chức một cuộc họp với thành phần tham dự gồm đông đảo các nhà lănh đạo các tôn giáo, trong số có đức TGM Nguyễn Kim Điền. Cuộc họp nhằm thông báo và giải thích chủ trương, chánh sách của đảng và nhà nước cộng sản chung quanh vụ bao vây và bắt giữ 6 tăng sĩ thuộc hệ phái Phật Giáo Ấn Quang ở Sài G̣n trước đó ít hôm.

    Được yêu cầu phát biểu cảm tưởng trong dịp này, vị chủ chăn TGP Huế đă minh nhiên nói lên quan điểm của ngài về hai vấn đề quan trọng:

    Thứ nhất là quyền tự do tôn giáo

    và thứ hai là quyền được đối xử b́nh đẳng của người công dân[10].

    Trước khi dẫn vào những nhận định rốt ráo về t́nh trạng tự do tôn giáo và quyền b́nh đẳng của người công dân bị tước đoạt, ngài tóm tắt mục đích và nội dung cuộc họp do MTTQ B́nh Trị Thiên triệu tập. Mở đầu phần phát biểu, đức cha nói:

   “Tôi vừa được nghe vụ bắt bớ 6 vị lănh đạo Phật Giáo qua tin tức mà Ủy Ban Nhân Dân thành phố Huế và đại diện Mặt Trận vừa cho hay ngày hôm nay. Tôi cũng vừa nghe ông Trần Văn Long, đại diện chính phủ tại thành phố HCM cho biết là chính quyền phải áp dụng biện pháp mạnh đối với Phật giáo. Tôi cũng vừa được nghe ư kiến của những vị tham dự buổi họp hôm nay phát biểu về chuyện vừa xảy ra và theo ư kiến của những vị này chúng ta có bổn phận phải làm cho nhân dân sáng tỏ vấn đề....

   “Cá nhân tôi... tôi chỉ muốn san sẻ với các vị lănh đạo Phật giáo những kinh nghiệm mà trước đây chúng tôi đă phải chịu trong vụ Vinh Sơn[11] (chính quyền đă bố ráp nhà thờ Vinh Sơn tại thành phố HCM và một số tu sĩ Công giáo cũng như tín đồ đă bị bắt, bị buộc tội là chống chính phủ). Chúng tôi chắc chắn là không có ai trong buổi họp này có thể chấp nhận hành động của chính phủ được diễn tả trong bản thông cáo của chính phủ. Chúng tôi không thể không đau khổ khi những việc như vậy xảy ra cho những người có tín ngưỡng. Làm thế nào để diễn tả tâm trạng của chúng ta? Chỉ những người nào đă trải qua những kinh nghiệm tương tự mới có thể biết sự đau khổ như thế nào... Sự kiện mà chính phủ vừa giải thích cho chúng ta nghe, chỉ là một sự kiện đơn độc. Nhiều chuyện như vậy đă xảy ra và c̣n sẽ xảy ra trong tương lai, nếu chúng ta không giải quyết nguyên nhân căn bản của nó. Theo thiển kiến của chúng tôi nếu quả thực có những cộng đồng tôn giáo gây rối loạn th́ chỉ v́ không có tự do tín ngưỡng. Thẳng thắn mà nói, tôi không thỏa măn với chính phủ về chánh sách tự do tín ngưỡng”.

    (Xin mở dấu ngoặc để nói thêm là trong một hoàn cảnh, một điều kiện nhất định nào đó, nhà nước có thể để cho những cá nhân phát biểu ư nghĩ của ḿnh, dĩ nhiên là trong một phạm vi riêng rẽ, có giới hạn –giới hạn về số người và về thành phần hiện diện-. Mục đích là để làm giảm t́nh trạng căng thẳng có thể dẫn tới những phản ứng giây chuyền gây nguy hiểm cho chế độ, và cũng có thể mang ẩn ư là tạo cơ hội để lộ ra những khuôn mặt chống đối, nhất là những khuôn mặt tiêu biểu, có ảnh hưởng trong hai tôn giáo lớn là Phật Giáo và Công giáo, hầu chuẩn bị biện pháp ứng phó sau này. Nhưng nếu những ư kiến phát biểu này lại được ghi lại rồi phổ biến rộng răi trong dư luận như đức cha Điền đă làm sau đó th́ đấy là điều cấm kỵ đối với đảng và nhà nước cộng sản. Cho nên người ta không ngạc nhiên là chỉ trong ṿng 100 ngày sau khi văn bản ghi lại nội dung những lời phát biểu của đức cha trong cuộc họp do MTTQ B́nh Trị Thiên triệu tập ngày 15-4-77 và trong dịp trao đổi ư kiến để đóng góp cho bản dự thảo “Đề cương báo cáo của đảng bộ B́nh Trị Thiên” một tuần sau, được phát tán trong quần chúng th́ Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố HCM đă gửi tới đức TGM Nguyễn Văn B́nh một văn kiện dài với tiêu đề “Nhận Định Về Hai Bản Văn ghi lại Lời Phát Biểu của TGM Nguyễn Kim Điền”. Mục tiêu của văn kiện nhằm phản bác và mạt sát những ư kiến thẳng thắn của đức cha Điền hầu chặn đứng ảnh hưởng tai hại (dĩ nhiên là tai hại đối với đảng và nhà nước) trong dư luận đồng bào trong cũng như ngoài Công Giáo).

    Trở lại với lời phát biểu của đức TGM Nguyễn Kim Điền tại MTTQ B́nh Trị Thiên. Sau phần nhập đề với những ư nghĩ thẳng thắn kể trên, Đức Cha đă công khai nói lên những cảm nghĩ tiêu cực của ngài đối với hai vấn đề (1) quyền tự do tín ngưỡng và (2) quyền b́nh đẳng của người công dân.

    Về điểm một, ngài nói:

   “Sau ngày giải phóng, tôi được nghe chính phủ tuyên bố về chánh sách tự do tín ngưỡng, tôi rất sung sướng và phấn khởi... Nhưng hai năm đă qua, tôi không c̣n cảm thấy sung sướng nữa, v́ thực ra tự do tôn giáo không có”.

    Để dẫn chứng là quyền tự do tín ngưỡng đă bị xâm phạm, đức cha cho hay:

   “Những buổi hành lễ đă bị hạn chế và các tu sĩ Thiên Chúa Giáo không được phép di chuyển để phục vụ nhân dân Thiên Chúa. Thí dụ, họ không được đến những vùng kinh tế mới để làm lễ. Nhiều nhà thờ đă bị chiếm và những nhà thờ khác không được phép làm lễ...”

    Qua vấn đề thứ hai là quyền b́nh đẳng của người công dân, vị chủ chăn TGP Huế nói:

    “Suốt trong hai năm qua, xin quư vị cho tôi được phát biểu ư kiến một cách ngay thẳng: người Công giáo chúng tôi không thấy thoả măn một tí nào. Họ làm ǵ, họ ở đâu cũng cảm thấy bị chèn ép, bị lấn lướt. Tại nhà trường, sinh viên, học sinh đă phải nghe những lời phỉ báng Công giáo, giáo sư đă nhục mạ Công giáo... Đối với những công nhân, viên chức, giáo sư, cán bộ xă hội Công giáo, mặc dầu họ là những công dân tốt, họ cũng không được phép tiếp tục những công việc của họ, chỉ v́ họ là người Thiên Chúa Giáo. Nếu là một người Công giáo th́ bị từ chối công việc. Khi muốn biết lư do tại sao như vậy, họ sẽ được nói riêng là nếu họ bỏ đạo Thiên Chúa hoặc đừng đi nhà thờ nữa, họ sẽ không c̣n gặp khó khăn! [12]

    Chẵn một tuần sau, nhân buổi họp để thu góp ư kiến cho bản dự thảo “Đề Cương báo cáo của Đảng bộ tỉnh B́nh Trị Thiên” ngày 22-4-77, khi được yêu cầu phát biểu, đức cha Nguyễn Kim Điền đă nhân cơ hội này khai triển thêm những suy tư của ngài về vấn đề tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng[13]. Theo đức cha th́

   “nếu có tự do tín ngưỡng th́ năng xuất của đồng bào Công Giáo sẽ lên cao lắm. Thực thỉ có chính sách tự do tín ngưỡng bằng văn bản đó (có 5 sắc lệnh và thông tư về tôn giáo). Nhưng trong thực tế vẫn có những khẩu lệnh đi ngược lại với chính sách”.

    Sau khi nhắc lại lịch sử 2000 năm Giáo Hội Công Giáo với những cuộc bách hại kinh hoàng từ thời đế quốc La Mă qua những triều Minh Mạng, Tự Đức ở xứ ta để minh chứng  không có sức mạnh nào có thể triệt hạ được niềm tin Kitô giáo, Ngài nói:

    “Đạo ở trong ḷng, cho dù bề ngoài không c̣n di tích ǵ nữa nhưng c̣n trong ḷng, không ai động đến được. Có thể giết xác nhưng không thể giết được ḷng. Quan niệm của nguời Công giáo là như vậy.

    “Hôm qua có môt vị phát biểu đă nghe Hồ Chủ Tịch thường căn dặn cán bộ trí thức rằng: ‘Lao động trí óc mà không lao động chân tay, hoặc lao động chân tay mà không lao động trí óc th́ là một người bán thân bất toại’. Câu nói đó rất chí lư và sáng suốt. Th́ cũng vậy, con người chỉ thoải mái về vật chất mà không thoải mái về tín ngưỡng th́ cũng là con người bán thân bất toại vậy. Nhưng không phải tự họ muốn mà là bị ép buộc bán thân bất toại. Như thế ích ǵ cho tổ quốc?

    Nhấn mạnh vế yếu tính đạo Công giáo là đạo không hệ tại ở giàu sang vật chất mà là một đạo nghèo, đức cha Nguyễn Kim Điền nói:

    “Có những người nghĩ là Công giáo tồn tại nhờ dựa trên kinh tế, trên thế lực. Không phải vậy mà ngược lại. Đấng lập đạo Công Giáo nói: ‘Con chồn có hang, con chim có tổ. Ta không có chỗ gối đầu’. Và người c̣n chủ trương một điều mà trên đời không mấy ai chấp nhận là ‘Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó’. Thật vậy, khi nào vinh sang, có nhiều của cải là lúc Công giáo yếu nhất, ngược lại Công Giáo càng nghèo khó, túng thiếu bao nhiêu th́ càng mạnh bấy nhiêu”.

Kết thúc phần phát biểu, v́ hiểu rơ ư đồ của đảng và nhà nước sẽ t́m mọi thủ đoạn để chiếm dụng những nơi thờ phượng, nên người lănh đạo giáo dân TGP Huế minh xác:

   “Về nhà thờ th́ dù lớn nhỏ, xấu tốt th́ cũng đă dâng cho Thiên Chúa rồi, không thể xâm phạm được, cũng như không thể xâm phạm lăng của Hồ Chủ Tịch vậy”.

    Áp dụng ngón đ̣n ‘gậy ông đập lưng ông’, trước phản ứng của đảng và nhà nước cộng sản xuyên qua việc gửi tới đức cha Nguyễn Văn B́nh, TGM Sàigon vào đầu tháng 8-77 “Bản Nhận Định Về Hai Bản Văn Ghi Lại Lời Phát Biểu Của TGM Nguyễn Kim Điền”, ngày 27-10-77, ngài công khai gửi tới Ủy Ban MTTQ B́nh Trị Thiên một văn thư với lư do biểu kiến là để đáp lại những lời cáo buộc trong  bản nhận định, nhưng dụng ư chính là đề xác định thêm một lần nữa trước công luận quan điểm của ngài đối với tệ trạng tự do tín ngưỡng và quyền b́nh đẳng của người công dân không được bảo đảm.

    Thay v́ hai bản văn ghi lại lời phát biểu ngày 14 và 22-4 chỉ được phổ biến ‘chui’, trong văn thư ngày 27-10 đức cha Nguyễn Kim Điền đă đề nghị nhà cầm quyền công khai hóa bức thư giải thích này cho giáo dân toàn giáo phận, cho đồng bào ngoài CG, không những tại địa phương Huế mà trên toàn lănh thổ Việt Nam, kể cả những cơ quan truyền thông ngoại quốc từng nói tới nội dung hai bản văn phát biểu hồi tháng 4-77 của ngài. (Và dĩ nhiên lời đề nghị này của đức cha chẳng bao giờ được nhà nước nghe theo).

    Trong suốt năm 1978, bằng những phương tiện thông tin tuyên truyền trong tay, nhân danh việc thống nhất chương tŕnh giáo dục của đảng và nhà nước, giới hữu quyền liên hệ tại Huế, tại Sài G̣n và khắp các địa phương, liên tiếp đưa tin là sẽ có những biện pháp mới nhắm vào các cơ sở đào tạo những tu sinh thuộc mọi tôn giáo. Ngày 16-3-1979, Ủy Ban Nhân Dân B́nh Trị Thiên chính thức công bố Quyết định số 284-QĐ-/NC nói là để “giúp Giáo Hội Thiên Chúa tổ chức lại các trường tôn giáo theo đúng tinh thần Nghị Quyết 297/CP của Hội Đồng Chính Phủ”.  Bản sao Nghị định đă được thông báo cho ṭa Tổng Giám Mục Huế. Trong điều 2, Nghị định ghi rơ như sau:

   “Trường phải nhằm đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo tốt, đủ tŕnh độ và tư cách phục vụ đồng bào có đạo ngày nay là những người chủ tập thể của đất nước đang xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xă hội chủ nghĩa

   Sau khi được tổ chức lại đúng theo tinh thần Nghị Quyết 297/CP, và được Ủy Ban Nhân Dân tỉnh chấp thuận, trường sẽ được coi tương đương như một trường đại học chuyên nghiệp, do hệ đại học chuyên nghiệp quản lư, có chiếu cố tính chất nhà trường là một trường tôn giáo”

    Điều 3, Nghị định nhấn mạnh:

    “Chậm nhất đến ngày 15-4-1979 mọi phương án mới về tổ chức và nội dung giảng dạy của nhà trường và về quy hoạch đào tạo v.v...phải được xây dựng xong tŕnh Ủy Ban Nhân Dân tỉnh xét để đến tháng 6-1979 trường mới sẽ chính thức thay thế các trường cũ”.

    Đọc kỹ những điều trên đây, với suy luận b́nh thường ai cũng nhận ra những lắt léo, cạm bẫy hàm chứa trong đó. Ngoài ẩn ư mặc nhiên chiếm dụng hệ thống chủng viện của Giáo Hội ở địa phương, đảng và nhà nước muốn trực tiếp thọc sâu bàn tay can thiệp vào vấn đề nhân sự cũng như việc thiết lập học tŕnh cho các chủng viện, điều mà những năm sau này ai cũng biết[14]

    Sau khi nhận được Nghị Định kể trên, ngày 17-5-1979, đức TGM Nguyễn Kim Điền đă gửi tới Ủy Ban Nhân Dân B́nh Trị Thiên một văn thư phúc đáp.

    Tiếp theo phần viện dẫn những đ̣i buộc theo Giáo lư Thánh kinh (Ơn Thiên Triệu làm linh mục hoàn toàn thuộc quyền Thiên Chúa và Hội Thánh), theo Giáo luật (GL các số 1358-1371 quy định việc thiết lập hệ thống tiểu và đại chủng viện), và Giáo lư Công đồng Vaticanô II (quyền đào tạo chủng sinh, vấn đề truyền chức, thuyên chuyển linh mục của Hội Thánh), vị lănh đạo tinh thần TGP Huế nhấn mạnh:

    “Những nguyên tắc và quy luật trên là kinh nghiệm ngàn đời của Hội Thánh nói chung, và của giáo phận Huế từ mấy trăm năm qua, nói riêng. Vậy, nếu phải tổ chức các chủng viện Công giáo theo Quyết Định của Ủy Ban số 284-QĐ/NC th́ các chủng viện ấy sẽ đi ngược lại những điều trên”.

    Cùng với Quyết Định số 284-QĐ/NC ngày 16-3-79 đề ra chính sách tổng quát nhằm xâm nhập  hệ thống giáo dục tại các chủng viện Công Giáo Huế, ngày 13-12-1979, Ủy Ban Nhân Dân B́nh Trị Thiên tiến thêm một bước bằng cách công bố Quyết Định 2342-QĐ/UB trắng trợn cướp đoạt tiểu chủng viện Hoan Thiện mà dưới mắt đảng và nhà nước cộng sản, cơ sở đào tạo chủng sinh này của TGP Huế chỉ là một ‘trường học tư thục’ mà thôi.

    Tham chiếu chỉ thị “số 221 của Ban bí thư Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam về công tác cải tạo nền giáo dục của Mỹ Ngụy nói chung và việc cải tạo trường tư nói riêng”, Ủy Ban Nhân Dân B́nh Trị Thiên quyết định:

    “Điều 1: Nay công lập hóa trường Trung học Tư thục Hoan Thiện ở số 11 Đống Đa  thuộc thành phố Huế để sử dụng vào mục đích giáo dục”.

    Trong văn thư phúc đáp Ủy Ban Nhân Dân B́nh Trị Thiên và bản sao gửi Mặt Trận Tổ Quốc[15]  đơn vị tỉnh, đức cha Nguyễn Kim Điền đă nhân danh người cầm đầu TGP Huế xác định:

   “Tiểu chủng viện Hoan Thiện ở số 11 Đống Đa Huế, tự bản chất là một chủng viện Công giáo tức là nơi thường trú của các tu sinh để tu học hầu trở thành linh mục, điều mà mọi người xưa nay luôn luôn công nhận”.

    Theo lời thuật lại của linh mục Phan Văn Lợi th́ ngay từ năm 1977, đức TGM Huế đă có một hành vi tự quyết liên quan tới việc khai giảng đại chủng viện tại TGP năm ấy mặc dầu không được phép, khiến nhà cầm quyền cộng sản phải bối rối[16] .

    Điều cần biết là ngay tại Sài G̣n, trong thời gian ấy, đức TGM Nguyễn Văn B́nh cũng được tống đạt những văn thư tương tự của Ủy Ban Nhân Dân thành phố HCM. Có điều cách phản ứng của ngài không giống như cách phản ứng của người cầm đầu TGP Huế.

 

    Giai đoạn quyết liệt: đối đầu với con cái lạc đường.

 

    Trước tháng 4 năm 1975, do sự thúc đẩy của đảng và nhà nước, một nhóm nhỏ linh mục ở miền bắc đă cho ra đời một tổ chức có cái tên khá dài là “Ủy Ban Liên Lạc Toàn Quốc Những Người CGVN Yêu Tổ Quốc, Yêu Ḥa B́nh” (UBLLTQ/NNCGVN/YTQ/YHB). Sau 30-4-1975, tổ chức này t́m hết cách để xâm nhập sinh hoạt của tập thể Công Giáo ở miền nam vĩ tuyến 17 nhưng không thành công bao nhiêu. Một phần v́ thiếu sự hỗ trợ tích cực của đảng và nhà nước trong giai đoạn đầu c̣n đang phải đối phó với những khó khăn nội tại. Phần khác v́ gặp phải thái độ lănh đạm của tuyệt đại đa số quần chúng giáo dân miền nam.

    Đầu thập niên 80, đă có những dấu hiệu cho thấy nhóm giáo sĩ được giáo dân gọi mỉa mai là nhóm ‘linh mục quốc doanh’ mà người chủ chốt là Nguyễn Thế Vịnh, bắt đầu có những nỗ lực nhằm bành trướng hoạt động và ảnh hưởng của Ủy Ban trên toàn lănh thổ. Hạ bán niên 1983, linh mục Nguyễn Thế Vịnh với tư cách Chủ tịch Ủy Ban Liên Lạc được giao phó kiêm nhiệm vai tṛ Chủ Tịch “Ban Trù Bị Đại Hội Toàn Quốc Những Người CGVN” được dự tính tổ chức vào tháng 11 năm ấy.

    Được tin trên, ngày 19-10-1983, đức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền đă gửi cho linh mục Nguyễn Thế Vịnh một lá thư. Với tâm t́nh của một chủ chăn luôn trung thành với những giáo huấn của Hội Thánh, ngài thiết tha kêu gọi linh mục Vịnh hăy cẩn trọng xét lại tư cách và việc làm của Ủy Ban. Đức cha nêu lên ba điểm căn bản để yêu cầu hủy bỏ ư định triệu tập đại hội nhằm “mở rộng và đổi mới” hoạt động của Ủy Ban với mục đích được thông báo rộng răi là để “phù hợp và đáp ứng t́nh h́nh và nhiệm vụ cách mạng của dất nước ta trong giai đoạn hiện tại”.

    Trong hai điểm đầu, đức cha nhắc lại đặc tính Duy Nhất – Thánh Thiện – Tông Truyền của Giáo Hội Công Giáo để nhấn mạnh tới khía cạnh không thuận t́nh lư về sự có mặt của một tổ chức mang danh Giáo Hội, nhưng lại nằm ngoài Hội Đồng Giám Mục, cơ cấu nền tảng của Giáo Hội Việt Nam vốn có căn bản pháp lư từ lâu và ngay đến chế độ đương thời cũng không dám minh nhiên phủ nhận. Ngài viết:

    “...theo tinh thần Công Đồng Chung Vaticanô II và Giáo luật 1983 th́ Hội Đồng Giám Mục mỗi quốc gia có nhiệm vụ hướng dẫn mọi sinh hoạt Công giáo trong quốc gia ấy. Do đó, trong HĐGMVN có các Ủy Ban đặc trách về Phụng tự, về Linh Mục, Tu Sĩ, Chủng Sinh và về Giáo Dân, nghĩa là sinh hoạt của toàn bộ Dân Chúa ở Việt Nam. Vậy phải chăng là thừa và c̣n dẫm chân lên nhau, nếu Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo không đứng vào trong tổ chức chính thức của Hội Thánh Công Giáo Việt Nam, mà lại thành lập thêm một Ủy Ban riêng rẽ?”

    Sang điểm thứ ba, đức cha Điền viết:

   “Ai cũng biết Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo ở Trung Quốc đă biến thành giáo hội tự trị, tách ĺa khỏi Giáo Hội tông truyền Rôma. Ai cũng biết lực lượng bành trướng từ phương Bắc đă và đang t́m cách phá hoại đất nước chúng ta. Vậy, nếu không cảnh giác, người Công Giáo chúng ta có thể  làm công cụ cho họ phá hoại Hội Thánh Công Giáo, điều mà nhà nước ta không muốn, Hội Thánh không muốn và chính chúng ta cũng không ai muốn”.

    Bằng văn thư công khai nhắc lại sự kiện trên đây, hiển nhiên đức cha Điền đă không ngần ngại tỏ bày mối ưu tư là những vận động gọi là đổi mới và mở rộng của nhóm LMQD có thể dẫn tới hậu quả tai hại là biến Giáo Hội Công Giáo Việt Nam thành một Giáo Hội tự trị, xa ĺa tính cách tông truyền và thông hiệp với Giáo Hội hoàn vũ, điều đă từng xảy ra cho Giáo Hội Trung Quốc.

    Cuối thư, đức cha đề nghị Ủy Ban nên thông qua mọi hoạt động cũng như mọi chương tŕnh, dự tính với Hội Đồng Giám Mục, để “Nếu xét thấy thật có nhu cầu cấp bách, th́ HĐGM sẽ xin họp bất thường ngay để cứu xét”.

    Ngoài linh mục Nguyễn Thế Vịnh, bản sao lá thư cũng được người cầm đầu tổng giáo phận Huế gửi tới đức Hồng Y Chủ Tịch HĐGMVN, các đức TGM và GM của từng giáo phận trên toàn quốc ‘để tường’.

    Và như chúng ta đă biết, bất chấp lời kêu gọi khẩn thiết của đức cha Nguyễn Kim Điền, cái gọi là “Đại Hội Toàn Quốc Những Người Công Giáo Việt Nam” do UBLLTQ/NNCGVN/ YTQ/YHB dự trù với sự thúc đẩy trong hậu trường của đảng và nhà nước đă được triệu tập vào tháng 11-1983. Sau đại hội, danh xưng mới của Ủy Ban Liên lạc được đổi thành UB/ ĐKCG/ YNVN[17] (một thời gian sau, v́ một lư do nào đó, từ ‘Yêu Nước’ được cắt bỏ). Cũng từ đấy tổ chức này đă trở thành một tập hợp được bản tin Tin Nhà[18]  mệnh danh là ‘Nhóm trung gian gây nhiễu’ đă tuân theo chỉ thị của đảng và nhà nước tạo ra nhiều khó khăn cho Giáo Hội Việt Nam.

    Cũng từ sau đại hội kể trên, một bầu không khí hoang mang, lo sợ bao trùm trên tập thể giáo sĩ và giáo dân miền nam. Với sự hỗ trợ, thúc đẩy tận t́nh của đảng và nhà nước qua Mặt Trận Tổ Quốc -cơ quan đỡ đầu của UBĐKCGYN-, nhóm linh mục quốc doanh trong nam gồm những khuôn mặt tiêu biểu như ‘tứ nhân bang’[19] Trương Bá Cần, Huỳnh Công Minh, Phan Khắc Từ, Vương Đ́nh Bích, cộng thêm Thiện Cẩm, bắt đầu len lỏi vào từng giáo phận để chiêu dụ giáo sĩ giáo dân thành lập các Ủy Ban địa phương mà mục tiêu không úp mở là gây ảnh hưởng nhằm chi phối mọi sinh hoạt trong các giáo phận theo đường lối, chủ trương của nhà nước. Tờ Công Giáo và Dân Tộc[20] đương nhiên trở thành cơ quan thông tin, tuyên truyền, quảng bá cho chủ trương này. Trong t́nh huống ấy, các giám mục cai quản các giáo phận đă phải tự chọn cho ḿnh một thái độ ứng xử dựa theo tiếng nói lương tâm của mỗi vị

    Riêng tại tổng giáo phận Huế, bằng văn thư và bằng những lời huấn dụ nghiêm khắc, đức cha Nguyễn Kim Điền đă công khai cấm các linh mục thuộc quyền ngài tham gia UBĐK. Hành động quyết liệt này của người lănh đạo tinh thần TGP Huế đă trở thành một thách thức nghiêm trọng đối với đảng và nhà nước CSVN lúc ấy.

    Nếu hiểu được rằng thực chất UBĐKCGYN chỉ là một bộ phận của MT Tổ Quốc, một con cờ do chế độ đẻ ra nhằm mục đích khống chế Giáo Hội Công Giáo, người ta sẽ thấy được mối âu lo của đảng và nhà nước đối với phản ứng của đức cha Điền. Vấn đề có chiêu dụ được một số giáo sĩ và giáo dân Huế gia nhập Ủy Ban hay không, không phải là vấn đề quan trọng. Điều  quan trọng mang tính chất chiến lược ở đây khiến chế độ phải âu lo là sự lây lan, ảnh hưởng từ thái độ dứt khoát, bất khoan nhượng của đức TGM Nguyễn Kim Điền qua các giáo phận khác, nhất là với TGP Sài G̣n. Do đó, bằng mọi cách, với mọi thủ đoạn, đảng và nhà nước phải ra tay. Và phương lược họ chọn là đánh thẳng vào người cầm đầu TGP Huế. Cấp bách là để mong dập tắt mồi lửa đối kháng  nhen nhúm nơi một nhân vật thuộc hàng giáo phẩm Công Giáo cấp cao. Thứ đến để dằn mặt và cũng để đo lường phản ứng của những vị khác trong Giáo Hội.

    Ngày 05-4-1984, đức cha Điền nhận được giấy ‘mời làm việc’ của Sở Công An B́nh trị Thiên. Và những buổi ‘làm việc’ như vậy kéo dài suốt trong 120 ngày liên tiếp và chỉ tạm kết thúc vào ngày 15-10 năm ấy.

 

    Từ Thư Chung ngày 17-10-84 đến Di Chúc ngày 08-11-85

 

    Hai ngày sau khi kết thúc chuỗi thời gian dài ‘làm việc’, nhằm ngày 17-10-1984, với tư cách chủ chăn, đức TGM Nguyễn Kim Điền đă gửi một Thư Chung[21] tới toàn thể linh mục đoàn, các tu sĩ nam nữ và giáo dân trong tổng giáo phận, trước hết là để cám ơn mọi người đă kiên tŕ cầu nguyện cho ngài “được vững tâm trong nhiệm vụ ‘làm chứng’”, và thứ đến là để tường tŕnh cho cộng đoàn Dân Chúa rơ chi tiết nội dung các buổi ‘làm việc’ của ngài với sở công an B́nh trị Thiên trong 120 ngày vừa qua.

    Những ǵ gói ghém trong Thư Chung đă hé mở cho người ngoại cuộc thấy được một số vấn đề hàm ngụ trong đó. Trước tiên nó cho thấy bản chất tay sai chế độ của cái gọi là “Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Yêu Nươc Việt Nam” điều mà cho đến ngày nay, v́ một căn nguyên nào đó, vẫn c̣n có một thiểu số lên tiếng biện hộ cho tổ chức này. Đọc lại những lời lẽ của viên công an thẩm vấn đức cha Điền: “UBĐKCGYNVN được pháp luật cho phép và bảo trợ... nếu chống là chống lại pháp luật và chính sách của nhà nước...” chúng ta c̣n có cách hiểu nào khác hơn về tính chất nô bộc, tiếp tay chế độ làm hại Giáo Hội của Ủy Ban, mà cụ thể chỉ là một nhóm nhỏ dăm, bảy giáo sĩ có chức có quyền trong đó?

    Bằng cái nh́n thực tế dưới con mắt người đời, dường như tất cả mọi nỗ lực bệnh đỡ lập trường, quan điểm Giáo Hội của đức cha Nguyễn Kim Điền đều đă bị thất bại. Điều này cũng có nghĩa là đảng và nhà nước CSVN đă thắng thế trong mưu toan triệt hạ lần hồi ảnh hưởng vốn có từ bao đời nay của Giáo Hội Công Giáo. Nguyên lư gói ghém trong câu tục ngữ của người b́nh dân Việt Nam “Một Cánh Én đơn lẻ không làm nổi Mùa Xuân” đă không có luật trừ cho ai. Kể từ đấy, mọi sinh hoạt trong đạo, từ vấn đề tuyển sinh, đào tạo, phong chức, dạy giáo lư cho tới việc in ấn, phổ biến sách báo Công Giáo, cũng như việc thuyên chuyển, đi lại của các linh mục, tu sĩ đều bị giới hạn. Rồi từ giới hạn tiến sang giai đoạn cấm đoán gắt gao. Hệ thống tiểu và đại chủng viện một phần bị công lập hóa, nói khác đi là bị chiếm dụng, phần c̣n lại bị cưỡng chế phải thay đổi học tŕnh theo quan điểm nhà nước[22]. Ủy Ban Đoàn kết Công Giáo Yêu Nước tuy trên thực tế chưa bám rễ được vào những sinh hoạt của TGP, nhưng bằng những thủ đoạn vừa hăm dọa, vừa mua chuộc, hủ hóa, nhà cầm quyền cộng sản đă cấy được vào hàng ngũ giáo sĩ một số tay chân, tạo ra những nghi kỵ, chia rẽ trong nội bộ, giữa giám mục với nhau, giữa giám mục với linh mục[23] v.v...

    Tuy vậy, với cái nh́n xuyên suốt qua cặp mắt tâm linh, tự thân quan điểm, lập trường và thái độ quyết liệt đối đầu với chế độ bằng niềm tin son sắt của ngưởi cầm đầu TGP Huế, đă mang một giá trị không ai có thể phủ nhận. Nó tương tự như sự chọn lựa bị người đời coi là thiếu khôn ngoan của các tiền nhân tử đạo, khi sẵn sàng chấp nhận phân thây hơn là phải quá khóa. Nói theo thánh Phaolô th́ đấy là sự điên rồ của niềm tin Thập Giá. Và như thế, không thể lấy sự thành bại, mất c̣n để phân định giá trị hơn thua.

    Lúc ấy, và cả ngay bây giờ –thời điểm sau 30 năm Giáo Hội Công Giáo bị áp đặt dưới chế độ cộng sản-, vẫn c̣n đó không ít người nghĩ rằng: nếu các vị chủ chăn cùng có chung một tấm ḷng, một tiếng nói, một lập trường để có được những phản ứng, những hành vi quyết liệt bảo vệ đức tin như đức cha Nguyễn Kim Điền, th́ hẳn rằng t́nh h́nh đă đổi khác. Đổi khác như thế nào chỉ có Thiên Chúa mới có câu trả lời đích đáng. Dù tin tưởng nơi sự an bài của Đấng trên cao, dù luôn tín thác vào sức mạnh và ơn soi dẫn, thánh hóa, biến đổi  của Chúa Thánh Thần, chúng ta vẫn không thể không tiếc xót và cảm thương mỗi khi nghĩ tới những thao thức, trăn trở trong suốt 13 năm trường của vị chủ chăn tổng giáo phận Huế.

    Trước những áp lực càng ngày càng nhiều khiến cho mọi sinh hoạt của tổng giáo phận mỗi lúc mỗi thêm co rút lại, nh́n về Sài G̣n và các giáo phận khác để càng nhận ra sự cô đơn của ḿnh, đă có lúc đức TGM Nguyễn Kim Điền không khỏi cảm thấy tuyệt vọng. Trong t́nh huống ấy, vào thời điểm cuối năm 1985, vị chủ chăn TGP Huế đă h́nh dung ra trước mắt thảm cảnh lao tù đang chờ đợi ngài. Trong tâm thư gửi các linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân thuộc quyền ngày 19-10-1985, sau khi nhắc lại lời phát biểu của ngài tại Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới năm 1971[24], đức cha Điền viết:

    “Hạnh phúc thay! Hôm nay, chính tôi được Chúa gọi để chịu tù ngục, chịu chết v́ bênh vực nhân quyền, công lư và ḥa b́nh!”

    Cần phải trở về với cảnh ngộ cay nghiệt mà người dân Việt Nam trên cả ba miền đất nước, trong đó có tập thể tín hữu Công Giáo, phải cắn răng gánh chịu, nhất là trường hợp đức cha Điền phải đương đầu với những ngón đ̣n hiểm độc trong cô đơn suốt thời khoảng từ 1977 đến 1985, chúng ta mới cảm thông được tâm trạng của ngài như thế nào khi viết câu trên đây trong lá thư gửi đoàn chiên mà ngài có trách nhiệm coi sóc. Nó mang âm hưởng những lời tuyên xưng đức tin của các tiền nhân tử đạo ngày xưa. Nhớ lại phản ứng quyết liệt cùng những lời lẽ cương trực của ḿnh trước những đợt thẩm vấn của công an thành phố Huế, trong đó khi bị cáo buộc: căn cứ vào giáo luật để chống lại UBĐK, một tổ chức do đảng và nhà nước bảo trợ là chống lại chính đảng và nhà nước, ngài đă ghi lại như sau:

   “...nếu luật pháp đi ngược với ư Trời, chà đạp các quyền của con người, trong đó quyền tối thượng là tự do tín ngưỡng, th́ như trong biên bản ‘làm việc’ với công an B́nh trị Thiên ngày 15-10-1984, tôi đă khẳng định: Như các Thánh Tông Đồ xưa và các thánh Tử Đạo trải qua các đời, tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn tuân luật pháp của con người”.

    Ư thức trước những ǵ sẽ xảy ra, ngài viết:

   “Dĩ nhiên, hậu quả sẽ là tù ngục và chết chóc. Hậu quả đó chủ chăn của anh chị em hôm nay sẵn sàng và vui ḷng đón nhận như phần thưởng Chúa ban sau 25 năm giám mục, mà 22 năm được phục vụ giáo phận Huế. Khi tôi bị bắt rồi, th́ xin anh chị em đừng ai tin lời khai nào, dù có kèm theo chữ kư mà người ta kể là chính tôi. Giờ đây chỉ c̣n một việc là tôi tha thiết xin anh chị em cám ơn Chúa cho tôi, đồng thời tăng thêm và tiếp tục cầu nguyện cho tôi được tuyệt đối trung thành với Chúa và Hội Thánh cho đến hơi thở cuối cùng”.

    Chẵn 20 ngày sau, ngày 08-11-1985, vị chủ chăn TGP Huế công bố một Di Chúc[25] gói ghém trọn vẹn nỗi ḷng của một mục tử nhân lành luôn trung thành với Thiên Chúa và Hội Thánh. Nội dung bản di chúc nói lên thật nhiều điều. Trước hết, nó bộc hiện tâm t́nh thiết tha với sứ mạng làm chứng cho niềm tin, cho sự thật của ngài. Trước ngưỡng cửa của thảm cảnh lao tù, chết chóc, con chim đầu đàn của TGP Huế vẫn một ḷng khuyến khích linh mục đoàn dưới quyền ngài hăy can đảm chu toàn bổn phận chủ chăn, luôn can đảm và trung thành với Giáo Hội trong mọi cảnh ngộ khó khăn, nguy hiểm trước mặt.

    Thứ đến, nó hé mở cho người đọc thấy đời sống đơn sơ, đạm bạc của một  vị giám mục xuất thân từ ḍng Tiểu Đệ Chúa Giêsu. Khi sống ngài không thu tích một chút ǵ cho riêng ḿnh. Và khi chuẩn bị cho cái chết, ngài vẫn một niềm tín thác vào sự an bài của Thiên Chúa.

    Cảm nhận của đức TGM Nguyễn Kim Điền là có thể ngài sẽ bị đảng và nhà nước tống ngục, bị hành hạ và có thể lănh án chết bất cứ lúc nào khơi nguồn từ những kinh nghiệm bản thân trong 120 ngày ‘làm việc’[26] với công an, bị hăm dọa, đe noi bằng những lời lẽ dành cho kẻ tội đồ. Trên thực tế, chế độ đă không công khai bắt bớ ngài v́ sợ ‘bứt giây’ có thể ‘động rừng’. Nhưng không phải v́ thế mà họ buông tha cho một người đă cả gan dám một ḿnh đương đầu với chế độ. Thay v́ tống ngục có thể tạo nên những phản ứng của tập thể giáo dân Huế vốn không phải là những người dễ dàng khuất phục, nhất là khi thấy vị chủ chăn gương mẫu của họ lâm nạn, guồng máy công an nhà nước bắt đấu xiết chặt thêm mạng lưới ḍ xét, ŕnh rập chung quanh khuôn viên ṭa TGM Huế, khiến cho đức cha Điền bị đẩy vào thảm trạng ở tù ngay trong chính nơi cư trú của ḿnh.

    Vụ lục soát, vây bắt Sơ Bề Trên Tu Hội Mến Thánh Giá Thừa Sai Trương Thị Lư và Sơ Trương Thị Nông ngày 17-10-1985 là tín hiệu cuối khiến vị chủ chăn TGP Huế nghĩ rằng ḿnh cũng sẽ không thoát khỏi bàn tay tàn độc của kẻ dữ, và do đó ngài viết Di Chúc kể trên. Hai Sơ Lư và Nông bị kết tội một cách mơ hồ là làm gián điệp (!), chỉ v́ mang trong ḿnh một số thư tín của đức cha Điền. Linh mục Trần Văn Quư, thư kư ṭa TGM cũng bị gọi đi ‘làm việc’ nhiều lần. Sau khi biết rơ căn nguyên, ngày 03-7-1986, đức cha Điền đă gửi tới nhà cầm quyền văn thư số 7/86-TTGMH nhận tất cả trách nhiệm, đồng thời nhấn mạnh là cả hai Sơ thuộc Tu Hội Mến Thánh Giá và cha Trần Văn Quư đều vô tội. Văn thư kết luận:

   “Tôi sử dụng quyền làm người của tôi khi tôi viết thư, đưa bản tin. Tôi thi hành nhiệm vụ tôn giáo giám mục của tôi, khi tôi gửi thăm Đức Giáo Hoàng và trao cho ngài một số tin tôn giáo trong phạm vi trách nhiệm của tôi. Nếu việc đem tin này đưa đến hậu quả bị quy trách pháp lư do chính quyền, do ṭa án nhân dân nước Công Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam của tôi, th́ tôi xin được coi: đây là một bắt bớ tôn giáo, một vi phạm nhân quyền và tôi rất lấy làm vinh dự, nhận lănh tất cả các biện pháp xử lư v́ tôn giáo, v́ nhân quyền”.

    Cho nên sự ra đi đột ngột của đức TGM Nguyễn Kim Điền ở bệnh viện Chợ Rẫy, Sài G̣n ngày 08-6-88 (và những nghi vấn chung quanh sự ra đi ấy), chỉ là một chuyện gần như tất nhiên. Ngót 20 tháng trước, chính nạn nhân là đức cha Điền đă tiên liệu về cái hồi kết cục bi thảm này. Có khác chăng là nó đă đến trễ hơn sự tiên liệu của ngài.

 

    VÀI NHẬN ĐỊNH TRƯỚC KHI KẾT THÚC

 

    Cơn hồng thủy 30-4-1975 chẵn ba mươi năm trước, nếu đă để lại những vết hằn ô nhục trên khuôn diện quê hương dân tộc, khó có thể bôi xóa trong sớm chiều, th́ với GHCGVN nó cũng tạo nên những cơn sóng ngầm gây chấn động tới tận cốt lơi lối sống và cách thể hiện niềm tin nơi ngót tám triệu tín hữu trong nước, bắt đầu từ hàng giáo sĩ, giáo phẩm. Không phải chờ đến khi xuất hiện chủ nghĩa vô thần cộng sản, tôn giáo, nói chung và GHCG, nói riêng mới phải đương đầu với những thủ đoạn ngăn cấm, bách hại. Dưới thời phong kiến, những tín hữu của Chúa Giêsu cũng đă trải qua nhiều cuộc cấm cách thô bạo với những vụ săn đuổi, tàn sát đẫm máu. Hoàn cảnh đau thương của con cái Chúa trong những thế kỷ đầu của GH hoàn vũ và các triều đại Minh Mạng, Tự Đức trên đất nước ta là những bằng chứng hiển nhiên.

    Nhưng nếu đem so sánh th́ tính cách thâm hiểm, tàn độc mà cộng sản áp dụng để khống chế người Công Giáo ngày nay vượt xa ngày trước rất nhiều. Riêng chế độ cộng sản Việt Nam, nhờ học được những bài học từ Liên Sô, Bắc Kinh và các đồng minh Đông Âu[27], những thủ đoạn mà những người cầm đầu Bắc Bộ Phủ nhằm vào tập thể Công Giáo đă đạt tới mức thượng thừa. Họ không giết chóc, bắt bớ bừa băi. Điều này không có nghĩa là họ khá hơn thời Văn Thân. Giản dị là v́ họ thừa hiểu những biện pháp gây đổ máu hàng loạt không những không diệt được niềm tin của người tín hữu Công Giáo mà c̣n là cái cớ làm cho niềm tin ấy càng trở nên kiên vững khó trị hơn.

    Với sách lược ‘mền nắn, rắn buông’, tùy từng trường hợp, từng đối tượng khi th́ áp dụng những thủ đoạn hù dọa, khủng bố tinh thần bằng những buổi ‘làm việc’ mà thực chất chỉ là những cuộc thẩm vấn mang tính đe noi, khi th́ mơn trớn, mua chuộc, kể cả hủ hóa bằng tiền tài, vật chất cộng thêm những kiểu hứa hẹn ‘xin–cho’… sau ba mươi năm, mọi lực đề kháng trong GH dường như đều bị cộng sản triệt tiêu dần dần. Những ai không v́ những thủ đoạn trên mà đánh mất ḿnh th́ trước sau sẽ bị trù giập, bị nghiền nát dưới sức ép của đảng và nhà nước. Đấy là trường hợp đức cha Nguyễn Kim Điền cùng đông đảo giáo sĩ như các linh mục Vinh, Vàng, Hiệu, Lư, Lợi, Giải v.v…

    Ngày nay, sau 30 năm ch́m nổi dưới chế độ độc tài toàn trị cộng sản, trên danh nghĩa GHCGVN vẫn c̣n tồn tại. Ở một khía cạnh nào đó, và với một cách nh́n dựa trên những tiêu chuẩn đời thường, diện mạo GH lại c̣n được coi là sáng sủa bề thế hơn ba thập niên trước. Những ngôi thánh đường tân lập đồ sộ hơn. Những cuộc rước xách, lễ lạc nặng phần tŕnh diễn tưng bừng vui nhộn hơn, trong khi hàng giáo sĩ, giáo phẩm tấp nập đi ra nước ngoài như đi chợ.

    Nhưng trên thực tế, điều ǵ đă xảy ra cho Giáo Hội?

    Trước hết, t́nh trạng tha hóa trong hàng ngũ linh mục như nhận định của Nguyễn Văn Chất trong Tờ Tŕnh III không những không giảm mà c̣n có dấu hiệu gia tăng. Gần đây dư luận những người về thăm quê hương thường nói tới một tệ trạng mới là chuyện chạy chọt, đút lót để được nhà nước bật đèn xanh cho phép chịu chức linh mục! Và chuyện ǵ sẽ đến sau đó khi người ta phải dùng tới sức mạnh của đồng tiền để mua bán chức thánh?

    Điều tác giả Tờ tŕnh III  nhận định về chương tŕnh giảng dạy trong chủng viện và trách nhiệm Ngôn Sứ của các Đấng Bậc trong GH trước những tệ trạng xă hội ngày một gia tăng tuồng như vẫn c̣n là một câu hỏi nhức nhối trong lương tâm những người tín hữu nặng ḷng với tiền đồ Hội thánh và Quê Hương. Và như thế, phải chăng những bài học về tấm gương cao cả của cố TGM Nguyễn Kim Điền cùng những khuyến cáo do người tín hữu giáo dân Nguyễn Văn Chất đặt ra nhiều năm trước vẫn c̣n mang giá trị thời sự?

 

 

30- 1975-1988: giai đoạn

Đức TGM Philipphê Nguyễn Kim Điền

Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi 18-07-2005

 

(trích “Giáo phận Huế - 30 năm đấu tranh cho tự do tôn giáo”

 

    Những ngày cuối tháng 3-1975 tại Huế thật là căng thẳng. Đất Thần kinh hiền ḥa lên cơn hoảng loạn, ḍng Hương giang phẳng lặng cũng dậy sóng. Thiên hạ hớt hải nhào vào Đà Nẵng và xa hơn nữa, qua đường Quốc lộ I hay qua cảng biển Thuận An. Trong số người chạy loạn đó có hầu hết linh mục và tu sĩ Tổng giáo phận Huế. Nhưng vị chủ chăn, Đức TGM Philipphê Nguyễn Kim Điền th́ sống chết ở lại nhiệm sở, cùng với một nhúm nhỏ cộng sự viên, trong đó có cha bí thư Ṭa giám mục Hồ Văn Quư, cha quản lư Nhà chung Trần Thắng Trung, cha quản xứ chánh ṭa Nguyễn Kim Bính, cha giáo sư Tiểu chủng viện Nguyễn Hữu Giải, cha bề trên ḍng Tên Ngô Văn Vững, cha bề trên ḍng Chúa Cứu Thế Nguyễn Đ́nh Lành... Có cả các linh mục Thừa sai Paris và một linh mục tu hội Xuân Bích người Pháp. Cha Nguyễn Văn Lư, khi ấy đang phục vụ trong Hội Thừa sai VN tại G̣ Vấp, Sài G̣n, đă t́nh nguyện về lại giáo phận cũ. Vượt một đoạn đường chỉ hơn 100 km giữa Đà Nẵng và Huế, ngài phải mất đến 6 ngày đêm với rất nhiều phương tiện từ ghe thuyền, tàu thủy, xe hơi, xe đạp đến đi bộ, bơi biển.... Cha về đến nơi chiều 25-3 th́ sáng 26-3, cờ Cộng sản Bắc Việt được treo trên kỳ đài Huế. Vài hôm sau th́ đến phiên Đà Nẵng. Đại đa số linh mục Huế chạy nạn c̣n kẹt lại tại thành phố này. Đức TGM liền bảo cha bí thư vào mời các vị ra, nhắn rằng: “Bây giờ ở đâu cũng như nhau cả. Mời quư Cha về lại Giáo phận, mỗi vị kiếm một giáo xứ để ở mà cai quản cho đến măn đời!” (sic). Các linh mục lục tục trở về, kẻ trước người sau. Trong số đó đặc biệt có cha Nguyễn Phùng Tuệ: đang du học tại Rôma môn tu đức, ngài đă vội vă bay về VN cho kịp trước lúc Sài g̣n thất thủ (30-4) và đầu tháng 5 th́ ra Huế. Sau này, ngài phải khốn khổ nhiều v́ câu hỏi của công an: “Vatican vội sai ông về VN với ư đồ ǵ, nhiệm vụ ǵ?”

    Ngày 7-9-1975, cha Têphanô Nguyễn Như Thể, bề trên Tiểu chủng viện Hoan Thiện, được tấn phong Tổng Giám mục phó với quyền kế vị.

    Một trong những việc đầu tiên của hai Đức TGM là xếp đặt lại nhân sự: cha Hồ Văn Quư làm giám đốc Đại chủng viện, cha Nguyễn Hữu Giải làm giám đốc Tiểu chủng viện, cha Nguyễn Văn Lư làm thư kư ṭa TGM, cha Nguyễn Phùng Tuệ làm linh hướng cho các ḍng nữ kiêm giáo sư Tiểu chủng viện. Bốn vị này cũng đồng thời là cố vấn thân tín của Đức Cha chính, v́ có tinh thần kiên nghị độc lập. Các ngài bị CS liệt ngay vào sổ đen “cứng đầu” qua cụm từ “Tuệ Quư Lư Giải”!

    Phần Đức Cha chính, ngài luôn luôn tỏ ra thiện chí trước chính quyền mới, chế độ mới: «Ngày 09-04-1975, dịp lễ ra mắt của Ban Chấp Hành Ủy Ban Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Thành phố Huế, tôi có phát biểu: “Đồng bào công giáo nguyện tích cực góp phần với tất cả đồng bào ruột thịt, để cùng với Ủy Ban Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng xây dựng một xă hội đầy t́nh thương, tự do, dân chủ, thịnh vượng và ḥa b́nh, trong đó chúng tôi được chu toàn bổn phận đối với Tổ quốc và đối với Thiên Chúa”» (Thư giải thích ngày 27-10-1977 của Đức TGM về hai bài phát biểu tháng 4-1977). Hành động cụ thể là ngài đă giao các cơ sở giáo dục của giáo phận trong thành phố (như các trường trung học đệ nhị cấp Thiên Hựu, B́nh Linh, Jeanne d’Arc, Mai Khôi, Tín Đức...) và trong hai tỉnh Thừa Thiên- Quảng Trị cho Nhà nước mượn để tiếp tục làm cơ sở giáo dục: “Giáo Hội Công Giáo chúng tôi tại Thừa Thiên Huế sẽ nhường tất cả các cơ sở, trường ốc thuộc quyền sở hữu của chúng tôi trong thành phố và tỉnh nhà, để Nhà nước sử dụng cho việc giáo dục văn hóa... Sẵn sàng để Nhà nước sử dụng, bao lâu Nhà nước c̣n cần, các cơ sở và phương tiện giáo dục của tư thục Công giáo trong giáo phận Huế vào việc giáo dục các học sinh ngay từ năm học 1975-1976 này” (Trích Thư ĐTGM gởi các linh mục quản xứ, các bề trên ḍng và các hội đồng giáo xứ ngày 30-10-1975). Tức là tạm giao cho Nhà nước quyền sử dụng chứ không bao giờ giao quyền sở hữu, như lời xác nhận của Đức TGM Nguyễn Như Thể sau này: “Cố TGM Nguyễn Kim Điền không hiến một cơ sở giáo dục nào trong Giáo Phận Huế cho Chánh Quyền Cách Mạng Tỉnh Thừa Thiên - Huế. Nhưng chỉ trao quyền sử dụng tùy theo hoàn cảnh của mỗi địa phương và mỗi cơ sở” (Giấy xác nhận ngày 24-04-1995).

    Một hành động thiện chí khác: «Năm 1976, tôi đă phát động tư tưởng “Vui Sống” trong giới đồng bào công giáo Giáo phận Huế bằng những bài Giáo lư của tập “Tôi Vui Sống”, giúp đem niềm tin lồng vào cuộc sống hôm nay để góp phần xây dựng một Đất Nước giàu đẹp, vui tươi, hạnh phúc» (Thư giải thích ngày 27-10-1977 của Đức TGM).  Tập “Tôi Vui Sống” này, ban hành ngày 01-5-1976, được in ronéo và phát khắp giáo phận, đặc biệt các giáo xứ nhà quê và các cụm giáo dân vùng kinh tế mới. Nội dung chủ yếu là chỉ dẫn cách cầu nguyện và cử hành bí tích trong hoàn cảnh thiếu vắng linh mục.

    Thế nhưng, chính quyền CS vơ đoán cho rằng “Tôi Vui Sống” ẩn chứa một chiến lược đấu tranh nên đă ra lệnh cho cán bộ ở vùng sâu, vùng xa tịch thu tất cả và bắt đầu hành hạ Đức TGM. Họ đă có ác cảm với ngài từ bài “Cảm nghĩ” của ngài ngày 28-02-76 “về vụ Vinh Sơn xảy ra ngày 12-02-1976 tại Tp HCM”, bài cảm nghĩ mà họ cho là thiếu tích cực! Ác cảm này càng gia tăng sau hai bài Phát biểu nổi tiếng tại trụ sở Mặt Trận Tổ Quốc Huế, một vào ngày 15-04-1977 (dịp Nhà nước thông báo vụ bắt giữ 6 vị sư Phật giáo VNTN, hệ phái Ấn Quang) và một vào ngày 22-4-1977 (dịp tọa đàm về Dự thảo “Đề cương báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ CSVN tỉnh B́nh Trị Thiên”). Qua hai bài Phát biểu này, Đức TGM đă thẳng thắn đ̣i hỏi tự do tôn giáo và b́nh đẳng trong quyền công dân: “Thú thật, sau ngày giải phóng, khi nghe Nhà nước có Chính sách Tự do tín ngưỡng, là tôi hết sức mầng, hết sức phấn khởi, như những lời phát biểu đầu tiên của tôi. Nhưng 2 năm qua rồi, tôi cảm thấy không thoải mái, v́ chưa có tự do tín ngưỡng thực sự. Các lễ nghi bị hạn chế, các linh mục không được đi lại phục vụ đồng bào công giáo, như ở vùng kinh tế mới. Một vài nhà thờ bị cấm lễ lạc hay bị chiếm cứ” (Bài Phát biểu ngày 15-04-77). Đồng thời ngài tố cáo t́nh trạng “Đảng và Nhà nước có chủ trương chính sách tự do tín ngưỡng bằng sắc lệnh, bằng văn bản. Nhưng trong thực tế, vẫn có những khẩu lệnh đi ngược với chính sách” (Bài Phát biểu ngày 22-4-77).

    Hai bài này đă gây rúng động không những tại hội nghị mà c̣n cả quốc nội và quốc tế sau khi chúng được phổ biến khắp toàn cầu. CS trả thù trước hết bằng việc triệu tập,  xét hỏi và giam giữ cha Nguyễn Văn Lư, Thư kư Ṭa TGM và cha Hồ Văn Quư, Giám đốc ĐCV, từ ngày 07 rồi 08-09-1977 về tội gọi là “phổ biến tài liệu phản động” (tức hai bài Phát biểu nói trên). Song song đó, Mặt trận tổ quốc Tp HCM viết một bức thư gởi Đức TGM Nguyễn Văn B́nh để phê b́nh nhận định (dĩ nhiên với thành kiến thù hằn và luận điệu xuyên tạc) về hai bài ấy. Mặt trận Tổ quốc tỉnh B́nh Trị Thiên (tên gọi đương thời) th́ tổ chức cái gọi là “những hội nghị để nhận định, phê phán về nội dung và việc phổ biến hai bài Phát biểu”. Cách thức tổ chức những buổi hội nghị này (phần lớn cho giáo dân) cũng đầy dẫy những tṛ ma giáo, cưỡng ép: như sáng mai họp tối nay mời, chỉ cho những ai “tiến bộ” được góp ư, và trưa cho ăn thật ngon để chiều đồng thuận đông đảo (thời ấy cuộc sống rất kham khổ!). Nhiều giáo dân đă can đảm nói lên sự thật và dĩ nhiên sau đó gặp lắm khó khăn. Một số tỏ ra khiếp hăi, phát biểu theo ư Nhà nước, kết án chủ chăn, nhưng sau đó đă t́m gặp ngài để tạ tội. Phần Đức TGM th́ đă đáp trả bằng một Thư giải thích rất hùng hồn và thẳng thắn (đề ngày 27-10-1977). Nhờ lá thư này, cũng như nhờ việc Việt Nam vừa nộp đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc, nên chiều 24-12-77, hai cha Hồ Văn Quư và Nguyễn Văn Lư được thả tù, mặc dầu trước đó, các ṭa án nhân dân do CS dàn dựng đă kết án nhị vị mỗi người 20 năm tù giam! Tuy nhiên, CS buộc Đức TGM Huế không được giữ hai cha tại nhiệm sở cũ mà phải bổ nhiệm đi hai giáo xứ nhỏ vùng quê. Đầu tháng 7-1978, cha Quư đi Bố Liêu, Quảng Trị, c̣n cha Lư đi Đốc Sơ, gần Tp Huế. Bản thân Đức Cha, sau ba đợt phong chức linh mục (2 vị năm 1975, 4 vị năm 1976, 1 vị năm 1978) th́ từ đó đến khi qua đời, chẳng c̣n được “phép” phong chức linh mục cho ai nữa.

    Đang khi ấy, ngoài xă hội, giáo dân nhiều phen khốn đốn v́ chính sách “lao động thủy lợi” (7 ngày một tuần) và “điều ḥa dân số” (cưỡng ép phá thai hay triệt sản). Nhiều người đă chứng tỏ đức tin bất khuất của ḿnh đồng thời vẫn chu toàn bổn phận công dân, điển h́nh như vụ thôn Trí Bưu, xă Hải Trí, huyện Triệu Hải, tỉnh Quảng Trị, dịp Chúa nhật Phục sinh 10-04-1977. Lúc đó, xă Hải Trí phải làm thủy lợi chính trong thị xă. Mỗi thôn được chia phần của ḿnh và sẽ phát động lao tác vào sáng sớm Chúa nhật. Ngày thứ 7, thôn Trí Bưu (hầu hết công giáo, dưới quyền cha quản xứ Tôma Lê Văn Cầu 1975-1985) đă đệ đơn xin xă xét lại cho đồng bào có đạo cử hành nghi lễ đă, sau đó sẽ đi làm, nếu không kịp th́ xin làm đêm. Nhưng xă không cho, buộc phải tuân lệnh. Có người nêu trường hợp hôm Giáng sinh 1976, thôn Trí Bưu cũng đă bỏ làm thủy lợi v́ phải đi lễ để đề nghị xă xét lại. Nhưng xă vẫn nhất định ra oai giữ lập trường. Thế rồi vận dụng quyền nhân dân làm chủ, thôn Trí Bưu không đi làm sớm đúng giờ phát động sáng hôm đó, mà đi lễ hết. Nhưng sau lễ, họ huy động toàn thôn ra làm thủy lợi, th́ thay v́ 5 ngày, họ làm trong 2 ngày rưỡi là xong. Nhiều giáo dân ở Thừa Thiên Huế đi lao động nghĩa vụ tại công trường thủy lợi Nam Sông Hương cùng thời gian đó cũng nhất quyết nghỉ ngày Chúa nhật. Cán bộ công trường dọa dẫm cũng bằng thừa.

    Tại giáo xứ Ngô Xá, giáo hạt Quảng Trị, có một giáo dân kiên cường bênh vực luân lư Giáo Hội. Nguyên là huynh trưởng Hướng đạo, bị bắt ra Bắc tết Mậu Thân, sau 75 được thả về, anh rất có uy tín với dân (giáo xứ này lúc ấy không có linh mục). Anh phản đối chuyện ép giáo dân đặt ṿng xoắn hay triệt sản và kéo lôi được mọi người theo ḿnh. Bị Nhà nước kết tội gây rối, cắt phần ruộng, dọa bỏ tù, anh vẫn lập trường kiên định. Về sau, sống không nổi với cán bộ địa phương, anh đành phải đem gia đ́nh vào Nam. Tại thành phố Huế, có một nhóm 5 cô y tá công giáo đang hành nghề trong bệnh viện Trung ương Huế. Họ rất giỏi giang và nhiệt t́nh. Bất thần cả 5 cô bị giao nhiệm vụ đặt ṿng xoắn và giúp phá thai. Thế là họ cương quyết phản đối, xin đổi việc khác, không th́ bỏ nghề. Cuối cùng, lănh đạo bệnh viện đành phải chấp thuận.

    Phần Đại chủng viện Huế, tuy chưa được Nhà nước chính thức “cho phép” mở lại, vẫn quy tụ 45 chủng sinh gốc Huế, vốn đă học ở đây từ trước 1975. Từ đó đến đầu năm 1978, các chủng sinh lần lượt bị công an gọi đi “làm việc” (thẩm vấn), để ḍ hỏi t́nh h́nh ĐCV và ḍ xét tư tưởng lập trường từng người. Lần làm việc nào cũng có biên bản, với lời buộc cam kết “khai rơ mọi sự thật và chấp hành mọi luật pháp”, và lời dặn “về không được tiết lộ cho ai, v́ là bí mật quốc gia”!?! Theo nhắc nhở của Bề trên, chủng sinh nào cũng viết cuối biên bản: “Tôi xin khai đúng những ǵ lương tâm ḿnh cho phép và chấp hành mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong những điều không nghịch với đức tin của tôi!” Công an đập bàn túm cổ áo nhưng cũng đành chịu. Và vừa về đến nhà là kể tất tần tật cho Bề trên! Đầu năm 1978, chính quyền CS tỉnh Thừa Thiên muốn dựa vào nghị quyết 297/CP (một văn bản về tôn giáo lúc ấy) để loại bỏ một số đại chủng sinh khỏi Đại chủng viện mà họ cho là “có sạn trong đầu”, “vô phương cải tạo”. Họ liền thông báo cho hai Đức TGM ư định này và mời hai vị tới làm việc, để cùng Nhà nước xem xét chủng sinh nào có bản thân hoặc gia đ́nh “không tốt” mà loại trừ khỏi ĐCV. V́ không chấp nhận nguyên tắc “giáo quyền và chính quyền cùng xét duyệt tư cách chủng sinh”, hai vị chủ chăn đă nhất quyết không đi bàn bạc. Thấy thế, CS đă đơn phương hành động, ngang nhiên trục xuất 2/5 số chủng sinh (tức 18/45) vào tháng 5/1978. Số bị trục xuất này phần nhiều là lớp lớn, đă đào tạo xong hoặc gần xong, có đầu óc “bướng bỉnh”. Sau đó CS c̣n lếu láo bắn tiếng: nếu như hai giám mục cùng bàn thảo với chính quyền th́ con số bị loại đă ít hơn. Khi ấy các chủng sinh, tuy bị Nhà nước trục xuất cách thô bạo độc đoán, vẫn an tâm vui ḷng v́ chủ chăn của ḿnh đă can đảm đấu tranh bảo vệ quyền độc lập và quyền tự điều hành của Giáo hội, không chủ trương đối thoại theo kiểu mặc cả đổi chác nguyên tắc của Giáo hội với những quyền lợi trần thế do Cộng sản ban cho.

    Tiểu chủng viện (TCV) Hoan Thiện, ngay đầu tháng 5-1975, đă sinh hoạt lại b́nh thường sau gần 2 tháng tạm nghỉ v́ chính biến (với 3 linh mục điều hành và 114 tiểu chủng sinh). Đây là một cơ cấu mà chính sách tôn giáo CS không muốn có, một cơ sở mà chính quyền CS thèm chiếm đoạt. Ngoài ra, thành phần lănh đạo ở đây cũng là một cái gai mà Nhà nước muốn nhổ đi và thành phần chủng sinh (đang theo học tại trường Quốc Học và gây được nhiều ảnh hưởng tốt) cũng là một ung nhọt mà Nhà nước muốn cắt bỏ. Ư đồ này ngày càng rơ nét qua nhiều sự kiện. Từ việc áp lực mượn nhà, mưu chụp mũ “ổ phản động”, đến việc thương thảo chia đôi TCV. Nhưng mọi toan tính phá hoại đều đụng phải thái độ phản kháng cương quyết của Đức TGM và ban điều hành, đặc biệt là cha giám đốc Nguyễn Hữu Giải. Cuối cùng, Nhà nước phải sử dụng luật rừng qua văn thư số 2342 QĐ/UB tháng 12-1979 để cưỡng chiếm, đuổi 114 chủng sinh về gia đ́nh, xóa sổ sự hiện hữu của một cơ chế có từ 239 năm trên 3 tỉnh thuộc Giáo phận Huế (1740-1979)! Văn thư đó lấy cớ TCV trước đây là một trường trung học, thành thử phải giao cho Nhà nước quản lư!?! Phần cha Giám đốc, do thái độ “cứng đầu, phản động” trong nhiều chuyện nhưng chủ yếu là trong vụ TCV (nhất quyết không kư giấy trao nhà), sẽ được Nhà nước Cộng sản “tặng” cho gần năm năm rưỡi tù lao (11-1983 đến 2-1989). Và dịp Giáng sinh năm 1979, Đức TGM đă truyền lệnh cho mọi nhà thờ trong Giáo phận không được trang hoàng bên ngoài, hầu tỏ dấu phản đối chính quyền đàn áp và để tang cho TCV.

Tưởng cũng nên nói thêm về tấm gương tranh đấu của con cái cha Giải. Các tiểu chủng sinh lúc ấy (c̣n lại lớp 10,11,12) phải đi học trường Nhà nước (Quốc Học). Các chú bị làm khó dễ đủ điều, mặc dầu bao giờ cũng tỏ ra là những học sinh gương mẫu. Lần nọ, một nhà báo đến trường và đặt cho mọi học sinh một câu hỏi (trả lời trên giấy): “Em yêu sách nào và ghét sách nào nhất?”. Các chủng sinh nhất loạt trả lời: “Yêu sách Thánh Kinh và ghét sách Băo Biển, Đất Mặn” (là hai sách chống đạo của Nhà Nước, tác giả Chu Văn). Bị ông hiệu trưởng hăm dọa, các tiểu chủng sinh về tŕnh lại với Lm Giám đốc. Cha Giải liền thân hành ra tận trường Quốc Học, cho ông hiệu trưởng một bài học nên thân về thái độ kỳ thị tôn giáo của ông.

    Lúc bấy giờ, Nhà nước rất ghét chuyện giáo hữu hành hương kính Đức Mẹ La Vang (đặc biệt ngày 15-8 mỗi năm). Họ ngăn chận xe khách dọc đường, đuổi tất cả những ai đi La Vang xuống, nên việc hành hương kính Đức Mẹ rất khó khăn. Dịp 15-08-1981, cha Nguyễn Văn Lư hướng dẫn giáo dân Đốc Sơ của ngài hành hương La Vang th́ bị chận lại khi ra khỏi An Lỗ (cách La Vang 40 km về phía nam) cùng với một số nữ tu Mến Thánh Giá và một số khá đông giáo dân. Nhờ sáng kiến kêu gọi mọi người đứùng hướng về La Vang nguyện kinh để “hành hương tại chỗ” (lời các cán bộ CS thuyết phục giáo dân tấùt cả các giáo xứ không nên đi La Vang nữa, chỉ nên ở nhà để lao động sản xuất) mà cha đă có thể khai thông tuyến đường. Vụ việc này được lặp lại thêm 3 lần nữa trước khi đến La Vang. Một h́nh thức tranh đấu bất bạo động! Một tháng sau, CS bắt giữ rồi kết án 5 chủng sinh giáo xứ Phủ Cam (bị trục xuất năm 1978 và 1979) từ 2 đến 4 năm tù (tổng cộng 13 năm rưỡi) và đuổi 5 chủng sinh khác (cũng gốc Phủ Cam, c̣n ở ĐCV) về nhà v́ “tội” diễn lại vụ việc “hành hương tại chỗ” trong một vở kịch vui dài 10 phút mang tên “Dâng con cho Mẹ”. Chính quyền gán cho nhóm chủng sinh tội danh “tuyên truyền phản cách mạng”. Vụ việc này cũng là một trong những cớ kết án cha Lư về sau.

    Một linh mục cũng phải khổ nhiều v́ Mẹ La Vang là cha Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang. Vốn là quản xứ Diên Sanh, ngài trông coi thêm Linh địa từ năm 1975 đến 1996. V́ nghi kỵ đối với pháo đài của niềm tin này và đối với các cuộc biểu dương đức tin hàng năm hoặc mỗi ba năm (đại hội), CS t́m cách làm cho La Vang khó đến và ở măi trong cảnh hoang tàn từ cuộc chiến năm 1972. Bất chấp hăm dọa, phá phách, làm khó dễ, bắt đăng kư, cha Gioang luôn luôn cố gắng tổ chức các cuộc hành hương và đại hội, sửa sang và xây thêm một vài cơ sở nhỏ (pḥng ở, giếng nước, nhà vệ sinh, hàng rào bảo vệ...). Ngài chỉ thông báo chứ không xin phép tổ chức đại hội hành hương, v́ đó là sinh hoạt định kỳ... từ 1901! Xây dựng cơ sở dù có xin phép cũng không cho, nên bao giờ cha cũng chuẩn bị sẵn nhân công vật liệu và chỉ nội một đêm là hoàn tất. Sáng hôm sau chính quyền tới buộc đ́nh chỉ th́ sự đă rồi!!! Đúng là chiến sĩ mưu trí và dũng cảm của Mẹ!

    Chính quyền CS lúc ấy cũng không muốn cho thiếu nhi Công giáo đi học giáo lư ngày Chúa nhật tại nhà thờ nên đă gây khó khăn bằng cách buộc đăng kư tên tuổi những ai dạy và những ai học (từng lần một). Mọi linh mục giáo phận đều bất tuân lệnh này. Riêng cha Lư ngoài việc dạy giáo lư không đăng kư, c̣n bắt loa trong nhà xứ, mở cho giáo dân nghe các đài phát thanh công giáo Vatican và Manila. Do đó, cuối năm 1982, CS ra lệnh cho cha phải trở về chung sống với mẹ ở Quảng Biên, Đồng Nai (Quyết định 79/UBND BTT). Cha ghi vào Quyết định: “Không thể chấp hành!” Bởi vậy, từ đầu tháng 01 đến ngày 18-5-1983, giáo dân Đốc Sơ ngày đêm phải túc trực trong nhà xứ, không cho công an bắt chủ chăn. Trong thời gian này, cha Lư gửi nhiều văn thư đi các nơi tố cáo CS đă vi phạm quyền tự do tôn giáo của người dân, trong đó có Lời Tuyên bố 7 điểm, đặc biệt yêu cầu CS phải tôn trọng quyền tự do đi hành hương La Vang của mọi người dân bất phân tín ngưỡng và quyền bổ nhiệm, thuyên chuyển linh mục của Đức TGM Huế... Cha c̣n dùng loa phóng thanh, đọc lớn tiếng Tuyên bố 7 điểm nầy cho dân trong vùng cùng nghe. CS bèn áp lực lên Đức TGM Nguyễn Kim Điền, buộc ngài ra lệnh cho cha Lư chấp hành Quyết định (bất cần xét xử trước) của họ. Đức TGM đă trả lời rằng: “Linh mục Lư có đủ quyền và ư thức chấp hành luật pháp Nhà nước theo tự do của Lm ấy. Nếu Lm Lư sai phạm thế nào th́ Nhà nước cứ căn cứ trên pháp luật chính đáng mà thi hành. C̣n tôi, làm sao tôi lại tự chặt tay chặt chân tôi được”. CS hết sức hậm hực và chuẩn bị trả thù!

    Lúc 6 giờ ngày 18-5-1983, một lực lượng hùng hậu khoảng 200 công an đă xông vào nhà xứ Đốc Sơ bắt cha Lư đem đi biệt giam. Ngày 13-12-1983, CS mở phiên ṭa xét xử cha. Họ đă âm mưu đưa ra nhiều chứng nhân giả để tố cáo cha chuyện nầy chuyện nọ ḥng buộc tội. Nhưng cha Lư vẫn hiên ngang lên án những âm mưu bất chính của đảng và Nhà nước Cộng Sản nhằm tiêu diệt tôn giáo. Trước ṭa án nầy, cha Lư lần đầu tiên tuyên bố công khai lại câu nói rất chính xác của Đức TGM trước đó đă nói với Uỷ ban Nhân dân tỉnh B́nh Trị Thiên: “Nghị quyết 297 (về Tôn giáo) của Nhà nước VN là chiếc tḥng lọng thắt cổ các Tôn giáo ở VN”. Ṭa tuyên án 10 năm tù và 3 năm quản chế. Cha Lư đă trải qua các trại tù Thanh Cẩm (Thanh Hóa) và Ba Sao (Nam Hà).

    Không những đương đầu với CS, Đức TGM c̣n đương đầu với tay sai của nó. Ngày 19- 10-1983, Đức Cha gởi cho Lm Nguyễn Thế Vịnh (theo Việt Minh từ 1945), nguyên chủ tịch Ủy ban Liên lạc Công giáo Yêu nước, một bức thư nói lên lập trường phải “hiệp nhất” với Ṭa thánh và cảnh giác về âm mưu của CS muốn lập một Giáo hội ly khai. Ngài phản đối các hoạt động của Ủy ban đă xâm phạm, khống chế quyền của các Giám mục như tuyển chọn, phong chức và thuyên chuyển linh mục thuộc phạm vi từng giáo phận. Dịp này, ngài cũng tuyên bố: “Bất cứ linh mục, tu sĩ hay giáo dân Huế nào tham gia Ủy ban phá đạo này đều bị phạt vạ”. Và thực tế, ngài đă cất chức của linh mục tổng đại diện đương thời v́ vị này đă tự ư đi Hà Nội tham dự buổi họp của UBĐKCG. Ngày 23-11-1983, ngài treo chén một linh mục khác v́ đă nhiều năm hoạt động cho CS. Măi đến 26-1-87, vị này mới được tha.

    Trong thời gian đó, Đức TGM Phó Têphanô Nguyễn Như Thể bị công an mời đi “làm việc” (từ tháng 10-1983 đến tháng 3-1984; trong các nội dung làm việc có Tu hội Hy Vọng). Nhiều linh mục và giáo dân thuộc Tu hội này lúc ấy cũng cùng chung số phận.

    Đây là một Tu hội bị Nhà nước nghi ngờ và thù ghét v́ hai lư do: một là đă do chính Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận sáng lập lúc c̣n là Giám mục Nha Trang (vào năm 1972, tuy sau 1975 đă sáp nhập vào Tu hội Thánh Tâm Chúa Giêsu quốc tế); thứ hai đây là một tu hội đời, không tu phục, không tu sở, hoạt động âm thầm giữa xă hội, Nhà nước chẳng tài nào kiểm soát nổi. Cha Nguyễn Hữu Giải, lúc đó là quản xứ Lương Văn và bề trên Tu hội, có lẽ là vị linh mục phải “làm việc” nhiều nhất trong toàn Giáo phận, xét theo số lần bị mời và số ngày bị thẩm vấn. Từ tháng 11-1983, hằng ngày cha phải sáng đi chiều về tới đồn công an huyện Hương Phú (bây giờ là huyện Hương Thủy) và đến ngày 19-3-1984 th́ bị bắt luôn. Tại trại giam từ tháng 3-1984 đến tháng 6-1986, ngài bị lấy khẩu cung liên tục ngày 2 buổi sáng chiều, chỉ nghỉ được Chúa nhật và ngày Tết! Nếu tính từ ngày bắt đầu bị mời “làm việc”, làm việc liên tục, cho đến khi “rời khám” th́ cha đă nếm 5 năm rưỡi lao tù CS. Cha Tống Thanh Trọng, quản xứ Linh Thủy, th́ mỗi ngày phải vượt qua phá Tam Giang, rồi đạp xe đạp tới trụ sở huyện ở Cây số 17, làm việc liên tiếp trong 21 ngày về Tu hội Hy Vọng. Thế nhưng dù dùng đủ tṛ lường gạt và dọa dẫm, công an cũng chẳng khuất phục được các vị hay khai thác được điều ǵ!

    Ngày 23-11-1983 (tức trong thời gian ĐC Thể đi “làm việc”), như một tin sét đánh, Ṭa Thánh gởi điện báo tin ngài xin từ chức. ĐC Điền từ nay một ḿnh lèo lái con thuyền giáo phận.

    Ngày 11-4-1984, Đức Cha gởi thư cho ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Quốc hội CS, phản đối việc Ṭa án B́nh Trị Thiên đă vi phạm điều 70 và 71 của Hiến Pháp CSVN trong phiên ṭa xử cha Lư ngày 13-12-1983. Đó là đă quy cho 2 TGM tội bao che, xúi giục cha Lư chống lại quyết định 79 của UBND, đă xách mé gọi 2 ngài là “đầu rắn cần phải đập” đang khi hai ngài không hề được triệu tập đến phiên ṭa để được nghe thấy bằng chứng, được đối chất với bị can, được phát biểu trước quan ṭa. Đúng là kiểu ṭa án luật rừng CS!

    Trước đó vài hôm, 5-4-84, Đức TGM bị công an B́nh Trị Thiên “mời” đi “làm việc” suốt 120 ngày, cho đến 15-10-84, chủ yếu về “Ủy ban Đoàn kết Công giáo Yêu nước”; đồng thời Nhà nước hạ lệnh quản chế, cấm ngài ra khỏi chu vi thành phố Huế. Mỗi khi đi làm việc về, ngài đều “họp báo”, nghĩa kể hết tần tật mọi chuyện cho các linh mục có mặt tại Nhà Chung, đang khi công an th́ căn dặn đây là “bí mật quốc gia” không được tiết lộ!(?) Nhờ thế mà ngài giải tỏa tâm trí, thoát căng thẳng, được sự góp ư của anh em. Phần các linh  mục th́ cũng học hỏi nhiều kinh nghiệm và thêm hiệp nhất gắn bó với chủ chăn của ḿnh.

    Trong buổi thẩm vấn cuối cùng, ngài đă bị dồn vào mấy câu hỏi tổng kết thái độ của ḿnh đối với UBĐKCG. Đáp lại câu hỏi “Căn cứ vào đâu mà chống đối tổ chức UBĐKCG?”, ngài đáp: “Căn cứ vào Tuyên cáo của Thánh bộ Giáo sĩ ngày 8-3-1982” (cấm Giáo sĩ không được thành lập và tham gia các hiệp hội có tính cách nghiệp đoàn chính trị) (“Tuyên cáo của Thánh bộ Giáo sĩ, và kể cả Giáo Luật mới cũng chưa được Nhà nước kiểm duyệt, huống chi là đi ngược với chính sách Nhà nước, nên đem thi hành là vi phạm...” (“Tôi phải tuân giữ luật Giáo Hội tôi, nên tôi không thể làm cách khác” (“UBĐKCGYN được luật pháp cho phép và bảo trợ... nếu chống là chống lại pháp luật và chính sách của Nhà nước” ( “Tôi xác định khi luật pháp thế trần nghịch với luật Thiên Chúa và Hội Thánh, th́ cũng như các Thánh Tông Đồ xưa và các Thánh Tử Đạo của mọi thế hệ: Tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người ta” (x. Thư gởi Giáo phận Huế ngày 17-10-1984).

    V́ Đứ c TGM không c̣n có thể đi thăm viếng và ban bí tích cho các cộng đoàn, các giáo xứ, nên giáo dân kéo nhau đến Ṭa Giám mục chịu phép Thêm sức, dù bị công an hăm dọa. Trong thời gian quản chế tại gia này, Mặt trận Tổ quốc lại chơi đểu mời 6 cha Hạt trưởng đi du lịch Hà Nội (1985). Các vị đă trả lời đại ư: Chúng tôi được biết Đức TGM năm nay cũng như nhiều năm qua đă không được phép tham dự cuộc họp thường niên của Hội đồng Giám mục VN. Đó là sinh hoạt hệ trọng bậc nhất của Giáo Hội Việt Nam, thế mà chúng tôi lại đi tham quan giải trí đó đây: thật là chuyện mâu thuẫn và vô lư. V́ vậy chúng tôi xin kiếu! Đạo diễn chính của vụ “chối từ” này là cha Hồ Văn Quư, quản xứ Bố Liêu kiêm phó bề trên tu hội Hy Vọng. Cộng tác tích cực với ngài có cha Nguyễn Văn Hoàng, lúc ấy làm quản xứ Phú Hậu (Đại Phong). Cha Hoàng cũng là người duy nhất giữ được ruộng đất của Nhà Chung tại Băi Dâu (4 mẫu). Bị đưa ra ṭa về chuyện không giao nộp ruộng này, ngài đă căi bay thắng lư nhờ trước năm 75 có theo học luật khoa (đang khi mọi ruộng Nhà Chung khắp Thừa Thiên Quảng Trị hàng trăm mẫu đều bị sung công). Ngài cũng giữ được một máy quay ronéo để làm việc, đang khi mọi máy ronéo của tư nhân đều bị cấm dùng, thậm chí máy ronéo của ĐCV dùng in giáo tŕnh và tài liệu tôn giáo cũng bị CS ngang nhiên tịch thu.

    Tại Quảng Trị lúc ấy, cha Tôma Lê Văn Cầu, quản xứ Trí Bưu (75-85), cũng nổi tiếng là một người đấu tranh bênh vực giáo dân bị cán bộ địa phương bóc lột và chèn ép (x. chuyện làm việc ngày Chúa nhật kể trên). Tuy sống bằng nghề nông, giáo dân Trí Bưu luôn đói khổ v́ sưu cao thuế nặng. Đầu năm 82, cha Cầu đành phải vào giáo xứ Quảng Thuận (thuộc tỉnh Ninh Thuận, nơi có đông đồng hương Trí Bưu) xin khoai sắn lúa gạo ra giúp dân. Để trả thù ngài, chính quyền B́nh Trị Thiên đă mật báo với chính quyền Ninh Thuận bắt giam ngài mấy tháng trời, lấy cớ làm việc cứu trợ không xin phép! Ra lại Trí Bưu, ngài c̣n bị quản chế 3 năm nữa!

    Chung số phận với cha Cầu trong thời gian này tại Huế là hai nữ tu ḍng Mến Thánh Giá. Đó là chị Trương Thị Nông bị bắt ngày 3-8-1985 trên đường đi Sài g̣n và chị Trương Thị Lư bị bắt ngày 17-10-1985 đang khi làm Tổng phụ trách ḍng MTG. Cả hai dính vào cái gọi là “Vụ gián điệp tầy đ́nh Trương Thị Lư với tài liệu quả tang phạm pháp”! Vụ này được CS đem phổ biến, học tập, b́nh luận với nhiều giải thích mập mờ, phóng đại, tại các phường trong thành phố, nơi một số các cơ quan trường học và tại một số xă huyện trong tỉnh. Tiếp đến, cha Trần Văn Quư, thư kư ṭa TGM, bị gọi đi “làm việc” từ 23-11 tới 23-12-1985. Đến tháng thứ 9 sau vụï bắt giữ, vào ngày 26 và 27-6-1986, cha Tổng Đại diện Lê Văn Mẫn và một ít Linh mục coi sóc các giáo xứ lớn ở thành phố Huế được gọi đến sở công an BTT để được nghe và được đọc một phần các tài liệu liên quan đến vụ án, đồng thời bị áp lực phải nói lên ư nghĩ, phán đoán của ḿnh về các tài liệu đó. Thực chất đây chỉ là việc chị Lư, với tư cách Bề trên Tu hội, đă sai một người thuộc quyền đi Sài g̣n đưa thư của Tu hội cho các chị em kèm theo một số thư riêng và văn bản của Ṭa Giám Mục Huế.          

    Trước t́nh thế của bản thân cũng như của Giáo phận, ngày 19-10-1985, hai hôm sau khi chị Lư bị bắt, Đức TGM đă gởi cho toàn thể đoàn chiên một bức thư, trong đó ngài nhắc lại lời phát biểu thời danh của ḿnh tại tại Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới 19-10- 1971: “Đă có những Giám mục chịu chết v́ bênh vực quyền lợi của Hội Thánh. Nhưng ngày nay có Giám mục nào dám chịu chết để bênh vực quyền lợi của con người không?”. Và ngài thêm như nói tiên tri: “Hạnh phúc thay! hôm nay chính tôi được Chúa gọi để chịu tù ngục, chịu chết v́ bênh vực nhân quyền, chân lư và công b́nh”. Kết thúc lá thư, ngài cảnh báo: “Khi tôi bị bắt rồi, th́ xin Anh Chị Em đừng ai tin lời khai nào, dù có kèm chữ kư mà người ta kể là của chính tôi”.

    Ngày 8-11-1985, cảm thấy cái chết có thể đến với ḿnh bất cứ lúc nào nên Đức TGM đă viết di chúc ngắn, trong đó ngài đặc biệt nhắn nhủ các Linh mục Giáo phận “hăy can đảm tỏ ra trung thành với Hội Thánh trong mọi hoàn cảnh, sống đoàn kết trong linh mục đoàn và sống trọn vẹn bổn phận chủ chăn nhân hiền”.

    Ngày 03-07-1986, Đức TGM đă gởi cho Chủ tịch UBND và Viện trưởng viện Kiểm sát Nhân dân B́nh Trị Thiên một lá thư với lời lẽ hùng hồn khẳng khái nhắc lại vụ “gián điệp Trương Thị Lư”. Trong thư đó, ngài khẳng định rằng với tư  cách một người con của Hội Thánh Công giáo, ngài có quyền gởi cho Mẹ Hội Thánh những tin tức của ḿnh, của các anh em ḿnh gần xa; với tư cách Giám mục, ngài có nhiệm vụ phải cho Đức Thánh Cha biết về t́nh h́nh tôn giáo trong Giáo phận và Giáo tỉnh ngài phụ trách. Ngài cũng gián tiếp tố cáo rằng chính quyền đă vi phạm các điều 67-71 của Hiến pháp về các quyền công dân cũng như vi phạm điều 19 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Kết luận, ngài nói: “Nếu việc đưa tin này đem đến hậu quả bị qui-trách-pháp-lư do Chính quyền, do Ṭa án Nhân dân nước Cộng ḥa XHCNVN của tôi, th́ tôi xin được coi đây là một bắt bớ tôn giáo, một vi phạm nhân quyền, và tôi rất lấy làm vinh dự nhận lănh tất cả các biện pháp xử lư v́ tôn giáo, v́ nhân quyền”.

    Để trả thù, chính quyền đày cha thư kư Trần Văn Quư về giáo xứ Nam Phổ để quản chế ba năm (từ 7-11-86). Cha Hồ Văn Quư, quản xứ Bố Liêu kiêm cố vấn cho Đức TGM, cũng bị quản chế tại nhiệm sở 3 năm kể từ 10-11-86. Ngày 11-4-1987, hai chị Lư và Nông được ra tù.

    Ngày 25-3-1988, Đức TGM viết một bức thư gởi cho ông Nguyễn Văn Linh, sau khi ông được bầu làm Tổng Bí Thư đảng CSVN và tuyên bố chính sách “đổi mới”... Nội dung bức thư đ̣i xóa bỏ lệnh quản chế ngài, phục hồi quyền công dân cho ngài, để ngài tự do đi lại hầu thi hành nhiệm vụ Tổng Giám Mục đối với giáo dân và thăm viếng các Giáo phận khác thuộc Tổng Giáo phận Huế.

    Ngày 14-5-88, Đức TGM xin vào Sài g̣n điều trị tại bệnh viện Nguyễn Trăi, sao cho tạm ổn định để có thể đi Rôma hầu chữa tiếp và báo cáo về Đức TGM Phó mà Ngài định đặt, về Đức GM Phụ tá Giacôbê Lê Văn Mẫn mà Ngài đă “bí mật” tấn phong, về Giáo phận Huế và về Giáo Hội VN. Sau đó, ngài xin chuyển qua bệnh viện Chợ Rẫy. Tại đây, ngài đă qua đời trưa ngày 8-6-1988 sau những cơn đau khủng khiếp và sự thoái biến nhanh chóng quái dị của nhiều bộ phận bên trong lẫn bên ngoài, dấu hiệu của một vụ đầu độc. Hai câu nói cuối cùng của ngài trên đời là với cô y tá cho ngài uống thuốc độc: “Không những tôi tha lỗi cho cô mà thôi, tôi c̣n tha thứ cho cả cấp trên sai cô làm, tôi tha thứ hết!” và với nữ tu cô em ruột săn sóc: “Chén đắng Chúa trao anh đă uống xong. Xin trọn theo ư Chúa!”. Về nhà Cha, ngài ở lại trong lịch sử và trong ḷng người với 2 danh hiệu vinh quang: “Tổng giám mục dũng cảm” (Đức Gioan-Phaolô 2 tặng) và “Kẻ thù của chế độ” (chính quyền CS đặt), cũng như qua tinh thần bất diệt gọi là “tinh thần Philipphê”!

 

31- Đức TGM Philipphê Nguyễn Kim Điền

Người Tiểu đệ khó nghèo (1921-1988)

 

Thi Chương, 13-11-2005

 

    Đức Tổng Giám Mục Philipphê Nguyễn Kim Điền là một trong những người VN đầu tiên tu Ḍng Tiểu Đệ (1955) và cũng là người đầu tiên trong Ḍng được chọn làm giám mục (1960). Khẩu hiệu Giám mục Ngài chọn là “Mọi sự cho mọi người” (Omnia omnibus). Trong khi lư tưởng của Ḍng Tiểu đệ (noi gương Chân phước Linh mục Charles de Foucauld) là sống và phục vụ người nghèo theo tinh thần : “Hiện diện với Chúa và hiện diện với nhân loại”. Một vinh dự cho Việt Nam và cho Ḍng Tiểu đệ.

    Cả đời và nhất là sau 1975, ĐTGM Nguyễn Kim Điền đă làm tṛn nhiệm vụ người chủ chăn, như lời phát biểu của ngài trong thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới ở Roma (1971) và c̣n ghi lại trong bức tâm thư gửi cho linh mục tu sỹ và giáo dân Huế : Đă có những giám mục chịu chết v́ bênh vực quyền lợi Hội Thánh. Nhưng ngày nay có giám mục nào dám chịu chết để bênh vực quyền lợi con người không ? (Thư mục vụ 19-10-1985). Hơn nữa, cũng trong thư này, Ngài c̣n xác định quyết tâm : “Như các Tông Đồ ngày xưa và các Thánh Tử Đạo trải qua các đời, tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn luật pháp của con người.” Đáng thán phục con người quả cảm cao thượng, nên gương sáng cho thế hệ hôm nay.

 

    TRÊN ĐƯỜNG THEO CHÚA

 

    Phần đầu cuộc đời theo thời gian từ đi tu tới làm linh mục, ĐC Nguyễn Kim Điền được ghi nhận là người đạo đức, khiêm tốn, xuất sắc. Phần sau, từ khi chọn vào Ḍng Tiểu đệ đến làm Giám mục, ĐC càng nổi bật hơn nữa như một người rất mực chân tu và cương nghị trong chức vụ tông đồ. Hai điểm sáng trong đời tu của ngài là say mê Thánh Thể và sống khó nghèo. Chầu Thánh Thể là cử chỉ thân t́nh với Chúa, là lẽ sống, sức mạnh và là lư tưởng cuộc sống. Con đường chứng nhân Tin Mừng giữa người nghèo, ước nguyện trở thành anh em của mọi người trong cái tầm thường b́nh dị của cuộc sống là để chia sẻ thông cảm với những người bị bỏ quên.

    Đức Cha Philipphê Nguyễn Kim Điền sinh ngày 21-3-1921, tại Long Đức, Trà Vinh. Cụ thân sinh là viên chức trong Hội đồng giáo xứ. Năm 1928, gia đ́nh chuyển về sinh sống ở Gia Định. Năm 1985, tại Gia Định, bà cố ngài qua đời, nhưng ĐC không được về dự đám táng. Năm 1930, chú Philipphê Điền nhập chủng viện Sài G̣n. Thụ phong linh mục ngày 21-9-1947. Sau đó, được bổ nhiệm làm giáo sư chủng viện Sài G̣n. Đến năm 1949, Cha làm Giám đốc chủng viện.

    Năm 1955, với hoài băo chia sẻ với người nghèo, Cha Điền xin gia nhập Ḍng Tiểu Đệ (do Cha René Voillaume lập, sống theo tinh thần Cha Charles de Foucauld). Chủng viện Sài G̣n hết sức bỡ ngỡ và kính phục về quyết định tu ḍng của cha giám đốc. Cha được gởi sang làm tập sinh bên sa mạc Sahara, Phi Châu, nơi mà Cha Charles de Foucault đă sống tu rất khổ hạnh và qua đời. Sau thời gian tu luyện ở El-Abiodh (Sahara) và Saint Maximin, ngày 12-11-1956, Cha Điền chính thức nhận “Áo Ḍng Tiểu Đệ Phúc Âm”. Trong nhật kư, Cha ghi : “Tôi tạ lỗi cùng hết thảy, v́ đă đặt mọi người trước sự đă rồi: nhận áo ḍng với Paul và đồng tuyên khấn tại hang toại đạo thánh nữ Domitille, trước mặt ĐC de Provenchère, Cha Voillaume, Chị Madeleine, Chị Jeanne và 10 Chị Tiểu Muội khác. Thú thật, nghi lễ này và niềm phúc lạc kia đă vượt ngoài sự ước đoán của tôi. Tôi chỉ biết vâng theo”.

    Năm 1957 Cha Điền trở về VN, sống ẩn dật chung với anh em, lúc ở Bàn Cờ, đạp xe ba bánh, quanh khu chợ Cầu Muối, hay làm khu khuân vác ở bến tàu. Có thời gian cha lên Kata giúp đồng bào thượng ở Di Linh. Thời gian ở Sài G̣n, tiếng thơm và ḷng đạo đức của vị Linh mục khó nghèo này được nhiều người biết, nên cha được mời giảng pḥng cho nhiều ḍng tu, chủng viện, ngay cho cả tuần tĩnh tâm của các linh mục Sài G̣n.

    Từ 1959-1960 : về B́nh Thủy, Cần Thơ, cha dựng một căn nhà lá, lănh trách nhiệm hướng dẫn anh em mới nhập ḍng. Trong Nhật kư tháng 2-1957, ngài viết về những ngày đầu ở Cần Thơ như sau: “Hôm ấy là ngày 7-2, một xe nhỏ đưa bốn anh em Minh, Tân, Tạo và tôi từ Sài G̣n về Cần Thơ và bỏ chúng tôi trước căn nhà trống, không vách cửa, cất vội trên thửa đất Nhà chung. Với vài mảnh ván mang từ Bảo Lộc về, chúng tôi dựng tạm một bàn thờ để dâng thánh lễ. Qua ngày sau, chúng tôi thuê đất trồng trọt, sửa soạn lại nhà cửa. Sau một tuần nhà huynh đệ được hoàn thành”. Từ đây, người Tiểu đệ Phúc Âm Nguyễn Kim Điền rao giảng bằng đời sống giữa đồng bào nghèo với nghề đạp xích lô và xe ba bánh.

    Giữa lúc các Tiểu đệ vui trong nếp sống đơn sơ khó nghèo, th́ một hôm, anh em đang kéo lưới bắt cá ven sông, Cha Điền nhận được điện thư chọn ngài làm Giám mục. Đó là ngày 24-11-1960, đánh dấu GHVN đă trưởng thành, Ṭa Thánh thiết lập 3 giáo tỉnh tại VN : Hà Nội, Huế và Sài G̣n. ĐGH Gioan 23 đă chọn và đặt cử Cha Philipphê Điền làm Giám Mục Cần Thơ, thay ĐC Nguyễn Văn B́nh lên làm TGM Sài G̣n. Ngày 22-1-1961, ĐC thụ phong giám mục tại nhà thờ chính ṭa Sài G̣n. Và nhận chức cai quản giáo phận Cần Thơ từ ngày 3-4-1961. Bút kư ngày 8-12-1960, việc được chọn làm giám mục, ngài cho là tin buồn và viết : “Hôm nay tôi báo cho anh chị em biết một tin buồn : tôi được chọn làm Giám mục Cần Thơ, thế ĐC B́nh trở thành TGM Sài G̣n, v́ HĐGM được thiết lập tại VN... Một Tiểu Đệ được chọn làm giám mục! Chân thành mà nói, tôi khổ tâm và không thể hiểu nổi. Đại diện Giáo quyền nói rằng tôi không thể khước từ. Tôi xin chấp nhận sứ mệnh này như lời mời đón nhận Thánh Giá... Anh em thân mến, hăy cầu nguyện hơn bao giờ hết cho tôi lúc này. Mong anh chị em hiểu rằng tôi măi măi là một Tiểu đệ của anh chị em. Lại thêm một lần đơn độc.”

 

    TRÁCH NHIỆM, BỔN PHẬN VÀ THỬ THÁCH

 

    Từ 11-1963, sau cuộc đảo chính, Đức TGM Martino Ngô Đ́nh Thục phải sống lưu vong. Ngày 30-9-1964 Ṭa thánh đặt cử ĐC Nguyễn Kim Điền làm Giám quản Giáo phận Huế. Và ngày 11-3-1968, Ngài được bổ nhiệm làm TGM Huế. T́nh h́nh chiến tranh ngày càng ác liệt. Huế trải qua ba lần khói lửa điêu tàn: Tết Mậu Thân (1968) và Mùa hè đỏ lửa (1972) và Biến cố 1975. Đức Cha luôn tại chỗ, và đứng ra tổ chức cứu trợ đồng bào không phân biệt tôn giáo.

    Sau 1975, cộng sản đă gán ghép và coi “người công giáo là công dân hạng hai”. Đặc biệt về mặt tư tưởng, trước chính sách đàn áp tôn giáo của chính quyền, ĐTGM đă lên tiếng bênh vực :

    . Quyền tự do tín ngưỡng. Trong hai thư 15-4-1977 và 24-4-1977, ghi lại những lời tuyên bố trong hai buổi tham khảo ư kiến và trong di chúc gởi Tổng Giáo phận Huế, 19-10-1985.

    . Quyền tự do đào tạo linh mục. Các thư ngày 17-5-1979 và ngày 15-12-1979.

    . Quyền tự do đi lại. Thư 10-1981 (hành hương La Vang) và thư ngày 25-3-1988 (đi Roma ad limina).

    . Quyền tự do tư tưởng và thông tin. Thư ngày 3-7-1986 về buổi làm việc với công an nhà nước về vụ bề trên Ḍng MTG Thừa Sai Trương Thị Lư.

    . Nguy cơ của Giáo Hội. Thư ngày 19-10-1983 gửi Lm Nguyễn Thế Vịnh, và thư gửi cho tổng Giáo Phận Huế

    . Nhân quyền, quyền được hiến pháp nhà nước bảo vệ. Thư gửi chủ tịch Quốc hội, ngày 11-4-1986.


   
NHỮNG G̀ XẢY RA SAU 1975 ?

 

    1.Trung tâm hành hương La Vang, cái gai của chính quyền.

    Từ 8-1981, công an bắt đầu cấm hành hương La Vang. Tháng 4-1981, ĐC viết thư cho giáo dân, cổ vơ ḷng sùng kính ĐM và tổ chức hành hương La Vang vào tháng 5 và tháng 8. Sau các cuộc hành hương này, ĐC bị công an hạch tội 4 lần và gán ghép tội : không xin phép c̣n chống lại, không thi hành Nghị quyết tôn giáo 297 của nhà nước. Sau đó, được biết tháng 10-1981, nhà nước không cho phép ĐC qua Roma tham dự đại hội do Bộ Truyền Giáo tổ chức (13-10-1981), v́ lư do “không tích cực với cách mạng”.

    Từ đây, công an t́m cách ngăn chận không cho ai đến La Vang kính viếng hay cầu kinh. Điển h́nh ba trường hợp sau :

    - Ngày 13-8-1981, một số Nữ tu Mến Thánh Giá và một số giáo dân Đốc Sơ, Huế (do cha Nguyễn Văn Lư hướng dẫn) ra hành hương La Vang bị công an chận lại tại Mỹ Chánh, bắt trở về. Nhờ đấu tranh bằng cách quỳ bên đường cầu nguyện, họ đă được cho đi tiếp ra La Vang

    - Ngày 21-09-1981, mười chủng sinh Phủ Cam diễn lại biến cố tại Mỹ Chánh ngày 13-08 trong một cuộc họp mặt phụ huynh chủng sinh, đă bị bắt sau đó một tháng và bị kết án tù từ 2 đến 4 năm.

    - Ngày 12 và 14-8-1982, công an chận giáo dân họ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp do một cha Ḍng Chúa Cứu Thế hướng dẫn.

    2. Cộng sản âm mưu lập “Giáo hội tự trị”.

    Từ 10 đến 14-11-1984, “Đại hội Các người Công Giáo yêu nước” đă họp tại Hà Nội, với 299 đại biểu toàn quốc. Hà Nội có 25 người, Miền Nam có 38, Huế chỉ có Lm. Nguyễn Văn Bính. Bản điều lệ được toàn thể chấp nhận. Một ủy ban chỉ đạo gồm 75 người. ĐC đă ngăn cấm Cha Bính, nhưng cha này cứ đi, nên đă bị ngài treo chén.

    Các Giám Mục VN rất dè dặt về việc thành lập Ủy ban này, “nhưng phần đông không dám ra mặt” (Actualité Religieuse dans le monde, No 21, Mars 1985). Đức TGM Philipphê Điền nghĩ rằng trong những vấn đề quan trọng, GH phải chối bỏ tất cả hợp tác có nguy hiểm cho GH trong tương lai. Nên ngài công khai lên tiếng chống đối việc thành lập ủy ban này. ĐC đă viết lá thư phản đối vụ này, gửi Lm Nguyễn Thế Vịnh, chủ tịch Ủy ban chuẩn bị đại hội này (19-10-1983).

    3. Tiểu Chủng viện Hoan Thiện bị đóng cửa vào tháng 12-1979.

    Từ 1977, nhiều quyết định của nhà nước gây khó khăn sự sống c̣n của các chủng viện : hạn chế đi lại, áp đặt hộ khẩu, ra công tác thủy lợi, đ̣i chứng minh “công dân tốt”. Chương tŕnh và giáo sư do nhà nước kiểm soát... Ủy ban Nhân dân B́nh Trị Thiên ban hành hai sắc lệnh : số 284/Qd/NC (ngày 16-3-1979) và số 2342/QD/UB (ngày 13-12-1979) : chủng viện Hoan Thiện bị hoán đổi thành trường của nhà nước. Mặc dầu phản đối, ngày 19-12-1979 chủng viện bị tịch thu.

    4. Trường hợp hai nữ tu Trương Thị Lư và Trương Thị Nông.

    Trên đường về Sài G̣n, ngày 17-10-1985, công an B́nh trị Thiên đă lục soát túi và bắt một số thư trong túi của nữ tu Trương Thị Lư, bề trên ḍng MTG Thừa Sai Huế và nữ tu Trương Thị Nông, cùng đi. Đồng thời công an đột nhập trụ sở Ḍng ở 55 Trần Phú và 31 Đoàn Hữu Trưng, tịch thu sách vở và tư trang. Hai chị bị kết án tội “gián điệp”. Chị Lư bị giam 8 tháng, Chị Nông 10 tháng. ĐC Điền lên tiếng xác nhận hai nữ tu này có trách nhiệm chuyển thư của ngài. Những thư này hoàn toàn thông tin và thuần túy tôn giáo. Hai nữ tu này chỉ là người thừa lệnh. ĐC cho rằng đây là một bắt bớ tôn giáo, vi phạm nhân quyền và ngài rất làm vinh dự nhận lănh tất cả biện pháp xử lư v́ tôn giáo v́ nhân quyền (Thư số 7/86 Ṭa TGM Huế, 3-7-1986).

 

    CHỨNG NHÂN ANH HÙNG CỦA CHÚA KITÔ (2Tm 2,3)

 

    Trước thái độ cứng rắn này, công an đă làm khó dễ, dọa nạt, t́m cách hạn chế sinh hoạt mục vụ Giám mục của Ngài. Ngày 11-4-1984, ĐC viết thư gởi Nguyễn Hữu Thọ, chủ tịch Quốc Hội cho biết ngài bị công an B́nh Trị Thiên gọi đi làm việc trong 120 ngày, với sở công an từ 5-4-1988 đến 15-10-1984. Nội dung những ngày làm việc là ba cáo trạng : chống đối quyền hành nhà nước, có thái độ phản động và tỏ ra ḷng tự kiêu quá đáng. ĐC bị quản thúc tại nhà, không có quyền đi lại trong Giáo phận. Trong thư gửi Giáo phận ngày 19-10-1985, ĐC viết : “Nếu luật pháp đi ngược với ư Trời, chà đạp các quyền của con người, trong đó quyền tối thượng là tự do tín ngưỡng, th́ như trong biên bản làm với Công an B́nh Trị Thiên ngày 15-10-1984, tôi đă khẳng định : “Như các thánh Tông Đồ ngày xưa và các thánh Tử Đạo trải qua các đời, tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn luật pháp con người.” Dĩ nhiên hậu quả sẽ là tù ngục và chết chóc... Giờ đây, chỉ c̣n một việc là tôi tha thiết xin anh chị em cám ơn Chúa với tôi, đồng thời tăng thêm và tiếp tục cầu cho tôi được tuyệt đối trung thành với Chúa và trung thành cho đến hơi thở cuối cùng…”

    Ngày 3-7-1986, ngài viết thơ cho UB Nhân dân thành phố Huế về lư do thông tin cho Ṭa Thánh và HĐGM Việt Nam : “Là con cái của GH và với cương vị TGM, tôi có quyền và bổn phận thông báo tin tức về sinh hoạt địa phận, tin tức anh em... cho Ṭa Thánh. Đây là quyền làm người của tôi và cũng là thi hành bổn phận Giám mục của tôi. Nếu nhà nước cho việc này là phạm luật pháp nhà nước, th́ tôi cho rằng tôi bị bách hại v́ lư do tôn giáo và là nạn nhân của việc không tôn trọng nhân quyền

    Thư thứ ba gửi cho giáo phận viết 17-10-1984 sau 120 ngày “làm việc”, ĐC nói : “Tuy muôn lần bất xứng, nhưng tôi cũng xin mượn những lời thánh Phaolô đă nói với các niên trưởng Êphêsô để ngỏ lời cùng anh em (linh mục): “Tôi không biết được những ǵ sẽ xảy đến cho tôi, trừ ra là Thánh Thần… chứng thật cho tôi rằng: xiềng xích lao tù đang chờ tôi. Nhưng mạng sống tôi, tôi không quan tâm, miễn sao là tôi chạy cho xong quăng đường đời… và hoàn tất sứ vụ Đức Kitô ủy thác…” (Công vụ Tông đồ 20,23-24).

 

    NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG

 

    ĐC bị quản thúc tại Ṭa Giám mục v́ không chịu nhượng bộ đ̣i hỏi của chính quyền. Dĩ nhiên ngài đă chẳng được phục hồi quyền công dân. Tháng 5-1987, ĐC vẫn không được ra khỏi thành phố Huế. Lá thư cuối cùng ngày 25-3-1988, ngài viết cho tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, về những khó khăn mục vụ : “Với tư cách là TGM Huế, tôi có phận sự thăm viếng các Giám Mục thuộc giáo khu của tôi. Tôi có trách nhiệm vùng đất từ Lăng Cô đến Đồng Hới. Thế mà từ 1984, sau khi bị làm việc 120 ngày, tôi không được ra khỏi chu vi thành phố, để ban phép Thêm Sức và để thăm viếng con chiên theo bổn phận chính yếu của một Giám Mục. Từ tháng 5-1987, tôi tưởng được hồi phục mọi quyền công dân. Ngờ đâu trong thực tế, tôi vẫn không được ra khỏi thành phố Huế để hoàn tất bổn phận một Giám Mục. Làm sao tôi có thể thuyết phục được những người Công giáo dưới quyền tôi về chính sách tự do của chính phủ ?” Thư gửi đi. Không có trả lời. Và sau đó ĐC được Chúa gọi về trời thưởng công xứng đáng.

    Tháng 7-1988, ĐTGM Nguyễn Kim Điền được phép vào Sài G̣n chữa bệnh, nhưng Ngài cảm thấy e ngại lo lắng, nên xin trú tại ṭa giám mục Sài G̣n, có bác sỹ riêng. Trước khi qua đời một tuần, v́ t́nh trạng sức khỏe yếu kém và sa sút trầm trọng, ĐTGM được đưa vào bệnh viện Nguyễn Trăi (4-6-1988), rồi chuyển qua Thống Nhất (7-6) và sau cùng vào Chợ Rẫy. ĐC qua đời tại bệnh viện Chợ Rẫy, thứ Tư 8-6-1988, lúc 12g20, v́ bệnh tim. Trước đây, ĐC có bệnh thận, cao huyết áp và đau nhức cột sống. ĐC qua đời 10 ngày trước khi đại lễ phong Thánh cho 117 Anh Hùng Tử đạo Việt Nam được cử hành bên Roma (19-6-1988). ĐC hưởng thọ 67 tuổi, với 41 năm linh mục và 25 năm giám mục, trong đó 22 năm phục vụ giáo phận Huế. Được biết ngày 6-6-1988, Bộ Truyền Giáo nhận được thư của ĐC Điền xin Ṭa Thánh giúp nếu ngài được phép sang Âu châu chữa bệnh. Bộ Truyền Giáo trả lời thuận. Chưa kịp th́ ĐC qua đời (8-6-1988). Trong thời gian ở bệnh viện và bên giường lúc qua đời, người em của ĐC là nữ tu Nguyễn Thị Thủy (D́ Sáu) ḍng MTG Chợ Quán hầu như luôn có mặt. (Chú thích của Nhóm Lm NKĐ: Xin đọc chứng từ của Linh mục Lư dưới đây để biết chính xác hơn về cái chết của Đức TGM).

 

    THÁNH LỄ AN TÁNG

 

    Linh cữu của Đức TGM chuyển từ nhà thương Chợ Rẫy về quàn tại Ṭa Tổng Giám mục Sài G̣n. Ngay tại đây có thánh lễ đồng tế, vào lúc 5g chiều. Sáng thứ bảy, 11-6, quan tài ngài được rước ra nhà thờ chính ṭa Sài G̣n để làm lễ. ĐTGM Nguyễn Văn B́nh chủ lễ cùng với 8 Giám mục, một Đan Viện phụ và 300 linh mục đồng tế. Sau lễ, xe tang chở linh cữu về Huế. Trên đường về, nghỉ tại đèo Cù Mông. Về đến Lăng Cô, lúc 4g chiều 12-6. Hai bên đường giáo dân ứng trực đọc kinh kính viếng. Tới Đá Bạc, có đoàn xe đạp hộ tống và đến Phú Bài có đoàn xe Honda tiếp nối. Lúc 18g, xe tang tới An Cựu, một đoàn rước vĩ đại thắp đuốc lên và tiến về Ṭa Tổng Giám mục. Các linh mục tu sỹ làm giờ canh thức. Sáng 13-6, Tổng Giáo phận phục tang. Các giáo xứ lần lượt đến kính viếng. Chiều 5g, di quan đến Nhà thờ Chính ṭa Huế. Từ đây, mỗi giờ có một thánh lễ cho đến 24 giờ ngày 14-6. Giáo dân khắp nơi kéo về nhà thờ Phú Cam để dự lễ an táng vào 15-6. Thánh lễ bắt đầu 9 giờ. ĐTGM Nguyễn Văn B́nh chủ lễ, cùng đồng tế có 8 Đức Cha và hơn 100 linh mục. Nhà thờ dẹp hết ghế để đại diện các giáo xứ có chỗ. C̣n dân chúng đứng ngoài. Thánh lễ, điếu văn... chấm dứt lúc 11 giờ. Sau đó, quan tài rước qua bên cánh trái nhà thờ để chôn cất. Nhưng v́ giáo dân quá sùng bái, măi đến chiều tối mới hạ huyệt. Tang lễ thật nghiêm trang và cảm động, chưa bao giờ thấy ở Huế.

    Viết lại đôi nét về ĐTGM Nguyễn Kim Điền trong những ngày chào mừng Cha Charles de Foucauld (Pháp, 1858-1916) được phong Chân Phước (13-11-2005), chúng tôi nhận thấy vị Chân phước và người con của ngài có nhiều điểm giống nhau : Khó nghèo và luôn tranh đấu cho công bằng xă hội. Với niềm hy vọng và lời cầu nguyện: “Kẻ gieo trong đau thương sẽ gặt hái trong vui mừng”. Bởi v́ ĐC đă làm tṛn sứ mệnh được trao phó : “Anh em sẽ nhận sức mạnh Thần Khí của Người ngự xuống trên anh em. Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp miền Giudê, Samaria và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,7-8).

    Linh mục Paul Cheval, bạn ḍng và cùng khấn một lượt với Ngài đă làm chứng : ĐTGM Philipphê Nguyễn Kim Điền đă hiến dâng cả mạng sống như là chủ chăn giám mục mà vẫn luôn là Tiểu đệ, để phục vụ cho chân lư và công b́nh trong những hoàn cảnh khó khăn của quê hương Việt Nam. Sau 1975, dư luận trong và ngoài nước đều biết đến tinh thần hy sinh bất khuất của ĐTGM Nguyễn Kim Điền. Như ngày 19-6-1985, phân khoa đại học Tubingen, bên Đức, đă trao tặng ĐTGM bằng tiến sỹ danh dự, v́ Ngài đă chứng minh cuộc sống của ḿnh qua nhiều thử thách gian lao trong sự nghiệp phụng vụ quê hương và Giáo Hội. V́ bị phao vu kết án là gián điệp cho ngoại bang, ĐC Điền phải vắng mặt trong buổi nhận bằng, nên ĐC Franz Josef Kuehnle, Giám mục phụ tá Giáo phận Stutgart Rottenburg, đại diện nhận thay (Báo Sự Thật, cơ quan ngôn luận Hội Công Giáo VN tại Đức Số 3, 1-1986, tr. 3).

    Thi Chương

 

    Tài liệu tham khảo

    - Nguyệt san DCÂC, số 54. 11-1986, tr. 21-23. Thư của Đức TGM Nguyễn Kim Điền viết năm 1985 và 1986.

    - Nguyệt san DCÂC, số 75. 10-1988, tr. 15. Lễ an táng Đức TGM Nguyễn Kim Điền

    - Lm Hồng Phúc, Kính nhớ ĐC Nguyễn Kim Điền. DCÂC, số 76. 11-1988, tr. 25-27.

    - Lm Paul Đào, Chứng nhân tử đạo : Tranh đấu cho tự do tôn giáo. DCÂC. Số 231, 1-2002. ttr. 28-31.

    - Eglise d’Asie, số 49. 15-6-1988.

 

    (Nguồn www.giaoxuvietnamparis.org)

 

32- Nhớ lại lúc được tin Cố TGM Nguyễn Kim Điền chết

Nguyễn An Quư, 08-06-2006

 

    Ngày 9-6-1988, tức một ngày sau khi Đức Tổng giám Mục Nguyễn Kim Điền qua đời tại bệnh viện Chợ Rẫy Sài G̣n, Giáo phận Huế mới nhận được tin Ngài chết. Khoảng 4g chiều ngày 9-6, tôi đạp xe đạp trở về nhà sau khi đi thăm mộ mẹ tôi, nhân giỗ giáp năm ngày mẹ tôi mất. Khi tôi đạp xe đạp đến dốc trước nhà thờ Phủ Cam th́ nghe tiếng chuông tử đổ hồi, tiếng chuông từ nhà thờ Chánh ṭa Phủ Cam. Lên khỏi dốc th́ gặp vài người quen. Thấy tôi, một bà già trong giáo xứ đă thốt lên lời buồn thảm : “Đức Cha Điền chết rồi”. Bà nói tiếp: “Chúa ôi, Ngài chết hôm qua.” Tôi lạnh người và tự hỏi sao lại thế nhỉ? Mới nghe cha Nguyễn Kim Bính nói Ngài được Nhà nước cho đi ngoại quốc để chữa bệnh kia mà. Đầu óc tôi quay cuồng trong nhiều ư nghĩ xem ra thật phức tạp về cái chết quá nhanh đến với vị Giám mục khả kính của Tổng Giáo phận Huế. Tôi nhớ lại nhiều chuyện về Ngài, về cuộc đấu tranh quyết liệt với bạo quyền để đ̣i quyền của Giáo Hội chưa thành. H́nh dung lại chuỗi ngày gian lao trong đó Ngài đă can đảm và b́nh tĩnh suốt 120 ngày, khi đối đầu với công an thành phố Huế, qua những cuộc hỏi cung, thẩm vấn mà chúng gọi là “làm việc” với Ngài. H́nh dung lại mẫu người hiền hậu khi đứng trên ṭa giảng tại nhà thờ Chánh toà Phủ Cam trong dịp lễ Dầu vào Thứ Năm Tuần Thánh năm 1986. Hôm đó, Ngài đă nhắc lại một đoạn trong thư luân lưu gởi Dân Chúa Giáo phận Huế năm 1985: “Mai này khi tôi bị bắt, tôi xin anh chị em đừng tin một lời tuyên bố nào, dù lời tuyên bố đó có mang chữ kư của tôi đi nữa”. Khi nghe lời này, nhiều giáo dân đă khóc. H́nh dung lại những lễ Giáng Sinh hằng năm, Ngài đến dâng Thánh lễ nửa đêm tại nhà thờ Phủ Cam. Tuy ngôi Thánh đường khá rộng lớn, nhưng giới trẻ không Công giáo đến tham dự Thánh Lễ đêm Giáng Sinh quá sức đông đảo, đến nỗi chen nhau mà đứng. Bởi vậy, hằng năm trong Thánh Lễ Giáng Sinh lúc nửa đêm, giáo xứ phải dành riêng gần một nửa phần nhà thờ, từ cửa chính vào, để cho các người ngoài công giáo đến tham dự. Toàn bộ gia trưởng và thanh niên trong giáo xứ phải đảm trách công việc trật tự khá vất vả.

    Giới trẻ cũng như nhiều người tại Huế rất mộ mến và thán phục cố Tổng Giám mục Nguyễn Kim Điền, v́ Ngài đă can đảm lên tiếng đ̣i Tự do tôn giáo với chế độ cộng sản trong thời điểm mà chẳng ai dám hé môi, mở miệng nói lời nào động chạm đến “bác đảng”. Ngài có biệt tài diễn thuyết khá linh động, giọng nói dễ lôi cuốn người nghe. Bởi vậy, mỗi khi Ngài tŕnh bày một bài giảng, dù chỉ thuộc phạm vi tôn giáo, người tham dự vẫn nghe một cách chăm chú, nghe không biết chán. Ngài thường tŕnh bày câu chuyện với lời lẽ b́nh dân, giản dị, với giọng nói khi trầm khi bổng ăn khớp với từng câu văn, diễn tả sự việc thật linh động. Những bài giảng của Ngài không cầu kỳ, tŕnh bày Lời Chúa theo Phúc Âm, đi vào thực tế của cuộc sống, phù hợp với hoàn cảnh xă hội, nên người nghe, kể cả những người ngoài công giáo, vẫn say sưa, chăm chú nghe Ngài nói. Ngài diễn thuyết theo lối xuất khẩu thành văn v́ chẳng bao giờ người ta thấy Ngài đọc những bài được viết sẵn, cho nên lại càng dễ thu hút người nghe hơn.

    Hồi chuông tử của Giáo đường Phủ Cam kéo dài khá lâu, tiếp đến là tiếng chuông từ nhà thờ Ḍng Chúa Cứu Thế ngân vang. Cả hai tiếng chuông đă tạo nên khung cảnh đau buồn cho mọi tín hữu quanh khu vực Toà Tổng Giám mục Huế trước sự ra đi của vị chủ chăn can trường. Tiếng chuông nghe năo nuột làm sao, nhiều bà già đến nhà thờ để đọc kinh cầu nguyện cho Ngài, mọi người, mọi gia đ́nh trong giáo xứ Phủ Cam đều ngưng mọi hoạt động trong giây lát để cầu nguyện và tưởng nhớ đến vị Tổng Giám mục.

    Nhân ngày tưởng niệm của Ngài, tôi xin được ghi lại vài nét chấm phá về những ngày Tang Lễ của Ngài để cho thấy niềm kính trọng và ḷng tiếc thương đối với Ngài, không những của giáo dân mà của cả những người thuộc các tôn giáo khác, tại thành phố Huế.

    Ngày 12-6-1988, có tin xe chở Quan tài của Ngài sẽ về đến Huế trong ngày. Khoảng 3g chiều, thanh niên trong Giáo xứ Phủ Cam, những người có xe gắn máy đều đi vào tận Đà Nẵng để đón xe Quan tài của Ngài ra. Hơn 4g chiều, toàn thể giáo dân Phủ Cam, tập họp thành từng đoàn thể, để chuẩn bị đón Quan tài của Ngài về. Đoàn đón rước được xếp thành hàng, đứng dọc theo hai bên đường từ Toà Giám mục đến nhà thờ Ḍng Chúa Cứu Thế. Đường dài gần 2 cây số, gồm những giáo dân trong thành phố từ các giáo xứ Phủ Cam, Gia Hội, Ḍng Chúa Cứu Thế, Tây Linh, Băi Dâu và các vùng phụ cận. Giáo xứ Phủ Cam phụ trách việc chôn cất Ngài, tôi được hân hạnh nằm trong Ban phụ trách đưa Quan tài của Ngài đến nơi an nghỉ cuối cùng. Chúng tôi đẩy xe tang của Giáo xứ đến đợi tại khu vực trước mặt nhà thờ Ḍng Chúa Cứu Thế, để đón linh cửu của Ngài. Xe được thiết kế khá đẹp. Gọi là xe cho có vẻ chút thôi, chứ nó không có máy nổ, di động được là nhờ sức mạnh của anh em phụ trách đưa quan tài đẩy đi. Xe do một chuyên viên là giáo dân trong giáo xứ, trước đây phục vụ trong ngành Quân cụ của QLVNCH, có sáng kiến đóng, để lo việc phục vụ tống táng cho giáo dân trong xứ đạo.

    Gần 6g chiều, chiếc xe chở Quan tài của Đức Tổng Giám mục từ từ dừng lại trước nhà thờ Ḍng Chúa Cứu Thế. Nhiều giáo dân đă khóc thật to: “Đức Tổng bỏ chúng con rồi! Sao Ngài đi nhanh thế? Hết rồi Đức Tổng ơi!”

    Suốt chặng đường gian lao của Ngài trong những năm cuối đời, Ngài luôn muốn gần gũi với đàn chiên của ḿnh lắm. Nhất là trong những dịp hành hương La Vang, Ngài muốn đến nơi đất Mẹ để tôn vinh Mẹ cũng như t́m gặp con chiên, nhưng Nhà nước cộng sản Việt Nam đă nhất quyết ngăn cản không cho Ngài đến La Vang trong những dịp này. Tôi c̣n nhớ có lần Ngài đă cải trang để đến La Vang vào dịp Lễ Đức Mẹ Lên Trời. Khi Ngài đến gần ngă ba La Vang Thượng, tức cách Thánh địa La Vang khoảng 3 cây số th́ công an phát hiện, họ nhất quyết không cho Ngài tới đích.

    V́ ḷng yêu mến chủ chăn, Ban tổ chức Lễ Tang của Giáo phận đă muốn Ngài cùng rảo bước đoạn đường thân thương mà đàn chiên của Ngài đang đứng hai bên để chào đón Ngài, từ Ḍng Chúa Cứu Thế đến toà Giám mục. Bởi vậy Ban tổ chức Lễ Tang đă cho di chuyển Quan tài từ xe hơi sang xe tang của Giáo xứ Chánh Toà, là nơi mà những ngày lễ trọng của Giáo hội hay của Giáo phận, Ngài đều đến dâng Thánh lễ suốt 24 năm qua, kể từ năm 1964. Di chuyển Quan tài của Ngài qua xe tang của Giáo xứ xong, trước hết chúng tôi đưa về Toà Tổng Giám mục Huế. Trên đoạn đường dài gần 2 cây số qua các đường Nguyễn Huệ, Nguyễn Trường Tộ, chúng tôi đẩy xe tang đi chậm răi. Khi xe ngang qua đoạn nào th́ mọi người đứng hai bên đường ở đó quỳ gối, bái, lạy Ngài y như giáo dân thường quỳ gối để hôn nhẫn Giám mục khi Ngài c̣n sống. Ai cũng chảy nước mắt cả, thật vô cùng cảm động trước cảnh mất đi một vị Chủ chăn khả kính, kiên cường. Quan tài của Ngài được quàn tại Toà Giám mục gần 20 tiếng đồng hồ để các tôn giáo bạn kính viếng, đến chiều ngày 14 th́ di về nhà thờ Chánh Toà Phủ Cam để toàn thể Dân Chúa trong Giáo phận đến kính viếng cùng cử hành Thánh Lễ tạ ơn và cầu nguyện.

    Không nghe động tĩnh ǵ từ phía Nhà nước cộng sản tại Huế trước số lượng người quá sức đông đảo, tham dự buổi đón rước Quan tài của vị chủ chăn trở về lại nơi Ngài coi sóc đàn chiên suốt 24 năm qua. Họ im lặng v́ không đủ can đảm để cấm cản sự hiện diện của khối đông quần chúng, chỉ cho nhiều công an ch́m bám sát để theo dơi t́nh h́nh.

    Chiều ngày 13-6, vào khoảng 4g, giáo dân nhiều giáo xứ tập trung để đón cuộc di quan của Ngài từ toà Tổng Giám mục Huế đến Nhà thờ Chánh toà Phủ Cam. Linh cữu của Ngài được quàn tại nhà thờ Phủ Cam đến sáng ngày 15-06 mới cử hành Thánh lễ An táng. Trong suốt thời gian 2 đêm và 1 ngày nơi Thánh đường Phủ Cam, tất cả các giáo dân và linh mục của từng giáo xứ, các Ḍng tu Nam Nữ thuộc Tổng Giáo phận Huế đều có mặt để dâng Thánh Lễ theo phiên của từng đơn vị. Thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho vị chủ chăn liên tục suốt ngày đêm không khi nào ngừng cho đến giờ lễ An Táng.Tuy đă chia phiên cho từng giáo xứ, từng tu viện, nhưng Thánh Lễ nào giáo dân cũng tham dự quá sức đông đảo, đầy cả nhà thờ, có người phải đứng ở hành lang để cùng thông hiệp. Giáo dân những giáo xứ ở xa dựng lều trại trong khuôn viên Thánh đường, chờ phiên dâng lễ và đợi đến khi chôn cất Ngài. Cảm động nhất là nhóm Phật giáo Hướng Thiện, nhiều vị trong nhóm đă quỳ cả giờ trước Quan tài để nh́n khuôn mặt của Ngài với nỗi cảm xúc đầy nước mắt xót xa. 

    Tôi có người quen trong nhóm Phật giáo Hướng Thiện này nên mới biết tên gọi của nhóm. Sau này khi gặp lại, anh ta nói: “Nhóm của anh rất mộ mến và kính trọng Đức Cha Điền, nên khi nghe Ngài chết, mọi người trong nhóm đă khóc”. Được biết, Nhóm Hướng Thiện thường lui tới thăm viếng và chia sẻ những ưu tư về tự do tôn giáo với Ngài trong nhiều năm, nhất là trong thời gian Cố Tổng Giám Mục bị bạo quyền cộng sản Việt Nam không chế.

    Xin được nói qua về Quan tài của Đức Tổng Giám Mục. Chiếc quan tài khá đặc biệt: ngang phần mặt của Ngài là một tấm kính trong suốt; trên mặt kính là nắp bằng gỗ di động để có thể đóng lại hay mở ra tùy ư. Trong nhiều giờ tại Thánh đường Phủ Cam, nắp ḥm gỗ được mở ra để giáo dân kính viếng thấy được mặt của vị Chủ chăn suốt thời gian thân xác Ngài c̣n bên cạnh giáo dân trước khi vào ḷng đất lạnh.

    Thánh Lễ An Táng được cử hành vào sáng ngày 15-06 do Cố Hồng y Trịnh Văn Căn chủ sự cùng với nhiều Giám mục trong nước và toàn thể Linh mục đoàn thuộc Tổng giáo phận Huế đồng tế. Thi hài của Ngài được chôn tại cánh trái Cung Thánh trong nhà thờ Chánh Toà Phủ Cam.

    Khó mà quên được những ngày Tang Lễ của Cố Tổng Giám mục Nguyễn Kim Điền, vừa long trọng khó tả do ḷng mến mộ của mọi thành phần Dân Chúa toàn Giáo phận Huế cũng như của những ai quen biết Ngài, vừa đau buồn khôn nguôi v́ thật sự không những Giáo phận Huế mà cả Giáo Hội Công giáo Việt Nam đă mất đi một vị Giám mục uy dũng, đúng như lời Đức Cố Giáo hoàng Gioan Phao lô II đă nói về Ngài. Nhiều người thuộc các tôn giáo khác cũng kính trọng và mến mộ Ngài v́ Ngài là chứng nhân của thời đại mà mọi tôn giáo đều bị bách hại. Ngài đă can đảm sống một cách hiên ngang trong sự hành hạ, sách nhiễu đủ mọi h́nh thức của Nhà nước cộng sản Việt Nam kể từ khi Ngài phát biểu trước Hội nghị do Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức tại Huế năm 1977 về quyền b́nh đẳng và tự do của con người, về việc người công giáo bị Nhà nước coi là công dân hạng 2. Nhà nước muốn bỏ tù Ngài lắm, nhưng lại không bắt giam được, v́ thế cái chết của Ngài đă tạo nên nhiều nghi vấn trong ḷng mọi giáo dân cũng như những ai thao thức muốn có tự do tôn giáo.

    Nhớ ngày giỗ thứ mười tám của Cố Tổng Giám mục Philipphê Nguyễn Kim Điền, tôi liên tưởng đến cuộc đấu tranh đ̣i Tự Do Dân Chủ cho toàn Dân Việt Nam của những nhà tranh đấu trong nước, đặc biệt của Nhóm linh mục Nguyễn Kim Điền nơi đất Thần kinh Huế, vốn đang chịu nhiều gian lao thử thách. Khi c̣n sống, Ngài đă ước mơ, thao thức về một Việt Nam tự do, th́ nay nơi Thiên Quốc, Ngài hăy cầu xin Chúa đoái thương cho đất nước Việt Nam chúng con, sớm thoát khỏi ách thống trị độc tài của đảng cộng sản. Xin cho mọi người Dân trong nước không c̣n sợ hăi nữa, trái lại cùng nhau đứng lên đ̣i quyền sống, quyền tự do. Xin cho đồng bào hải ngoại sát cánh, hăng say yểm trợ cuộc đấu tranh tại Quốc nội để giải thể chế độ cộng sản tùy theo điều kiện khả năng của từng người.

    Hoa Dân Chủ trong nước đang nở rộ, đồng bào hải ngoại đừng thờ ơ nữa, hăy tiếp sức với người trong nước để sớm giải thể chế độ cộng sản, có như thế mới mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho toàn Dân Việt Nam.

 

    Nguyễn An Quư, 08-06-2006

 

 

33- Ḷng dũng cảm của Đức Tổng Giám Mục Philipphê

Linh mục Augustinô Hồ Văn Quư, 6-2007

 

    Năm 1981, trong chuyến viếng thăm “Ad limina” của các Giám mục Việt Nam, khi tiếp kiến các Giám mục, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đă gọi Đức Cha Nguyễn Kim Điền là “vị Tổng Giám mục dũng cảm” (le vaillant Archevêque). Danh hiệu này đă làm chính quyền cộng sản Việt Nam càng quyết tâm triệt hạ cho kỳ được Đức Tổng Nguyễn Kim Điền.

    Nhưng những người biết rơ Đức Tổng đều không lạ ǵ: tự bản chất ngài không có ǵ là “dũng cảm” hiểu theo nghĩa hiếu chiến bất bao dung; ngài luôn tránh đối đầu, bao giờ cũng chờ chực những dấu hiệu thiện chí nhỏ nhặt nhất của nhà cầm quyền để tỏ thái độ nhân nhượng. Đặc biệt ngài bị ám ảnh bởi nỗi sợ bị cô lập và lo không được ai ủng hộ lập trường của ḿnh. V́ vậy tính “dũng cảm” của ngài chỉ có thể giải thích được nhờ hai sự kiện, mà chúng tôi sẽ triển khai trong bài viết này.

    Thứ nhất là Đức Tổng Điền đă được dư luận hàng giáo sĩ Huế ủng hộ đến cùng. Chính Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II, bằng những nhận xét có vẻ t́nh cờ, đă làm cho ngài tin tưởng rằng ḿnh đi đúng đường lối. Một lần, ngài nghe kể về Đức Hồng y Wojtyla (sau là Giáo hoàng Gioan-Phaolô II) trả lời Đức Cha Nguyễn Văn Thuận vào khoảng năm 1974 về thái độ phải có với chính quyền cộng sản: “Cộng tác và đề kháng” (collaborer et résister). Đức Tổng Điền mừng rỡ kể lại cho mấy linh mục câu nói của Đức Thánh Cha. Chuyện tới tai công an, thế là trong buổi nói chuyện của Mặt trận Tổ quốc B́nh Trị Thiên tại kỳ tĩnh tâm (2 tháng/lần) của linh mục Huế (1), ông Hoàn ủy viên Mặt trận tuyên bố thẳng thừng: “Làm ǵ có chuyện nghịch lư như vậy: collaborer et résister!” Chừng đó cũng đủ để Đức Tổng Điền nao núng lo sợ ḿnh đă bị hố. Ngài nôn nóng chờ dịp gặp Đức Thánh Cha. Khi gặp được ngài hỏi ngay: có phải Đức Thánh Cha đă nói câu “collaborer et résister” đó không ? Đức Gioan-Phaolô II trả lời, dùng một kiểu nói mạnh hơn gấp bội: “Collaborer en résistant” (2).

    Ngay từ những ngày đầu sau “Giải phóng 1975”, Đức Tổng Điền đă cố gắng bằng nhiều cách bày tỏ ư muốn nhân nhượng đó. Trong Thư chung đầu tiên cho đoàn chiên đang hồi hương sau cuộc sơ tán, ngài đă dùng câu khẩu hiệu “Tiến lên xă hội chủ nghĩa”, làm cho nhiều linh mục ở tận bên châu Âu lấy làm ngán ngẩm lo sợ cho tương lai Giáo hội Việt Nam dưới chế độ cộng sản. Riêng tại Huế, khi có người thắc mắc, ngài đă trả lời cách thoải mái: đó là “politique de la main tendue” (chính sách bắt tay [với cộng sản], được đề xướng thời Đức Thánh Cha Phaolô VI với Quốc vụ khanh Villot rồi Casaroli, và cũng có tên là “chính sách với Đông Âu”-Ostpolitik) (3).

    Hai hành động của Đức Tổng Điền hỗ trợ cho những ngôn từ kể trên. Một lần ngài triệu tập các linh mục cư trú trong thành phố Huế và thuyết cho các vị 10 phút về nghĩa vụ “bác ái” đối với cán bộ từ miền Bắc vào không có nhà ở. Ngài kết luận: phải nhượng cơ sở cho chính quyền, yêu cầu các cha bỏ phiếu góp ư. Kết quả: đa số cho ư kiến phủ quyết (một vị lớn tuổi c̣n ghi thêm vào phiếu: “không nhượng chi hết!”) Lư do quá dễ hiểu, nhiều vị đă nói toạc ra: nếu muốn “bác ái”, th́ những người phải được quan tâm trước tiên là vợ con của “ngụy quân ngụy quyền” đă bị tước đoạt tài sản gia cư!...

    Lần khác là vào năm 1977: cha quản xứ Xuân Long được chính quyền yêu cầu cho mượn khuôn viên (gồm nhà và đất) ngôi trường giáo xứ (4). Cơ sở giáo xứ thuộc quyền Giám mục, cha quản xứ bèn tŕnh Đức Cha, thầm mong ngài không cho; nhưng cũng phải tŕnh bày hết sự thật: họ muốn dùng ngôi trường đó làm xưởng dệt chiếu, xây dựng kinh tế và tạo công ăn việc làm cho dân chúng xă nhà. Đức Cha quá mừng mà chấp thuận: không thể t́m được lư do nhân đạo hơn thế! Để trấn an lương tâm, ngài dặn cha xứ phải ghi trong văn bản một điều kiện: khi tuyển chọn công nhân xưởng dệt chiếu, phải dành ưu tiên cho dân Công giáo trong vùng. Điều kiện đó được dễ dàng chấp nhận, bởi lẽ nuốt lời hứa đâu phải là chuyện khó; hơn nữa những người lănh đạo chính quyền xă để kư văn bản đó biết sẽ c̣n tại chức cho đến khi nào? Kết quả: ngày nay, sau 30 năm “giải phóng” cả nước và thành phố Huế, ban lănh đạo chính quyền xă đă thay đổi đến năm lần bảy lượt, mà xưởng dệt vẫn chưa sản xuất được một cọng chiếu nào!... Lại c̣n thừa thắng xông lên, chiếm luôn đám đất trồng cỏ tranh giữa ngôi trường và nhà thờ, vốn là nguồn thu nhập chủ yếu của giáo xứ!... làm nhà ở cho cán bộ (có cả cán bộ cao cấp ngành công an).

    Lối hành xử lừa đảo lật lọng đó của chính quyền cộng sản chính là sự kiện thứ hai đưa đẩy Đức Cha Philipphê đến tính cách “dũng cảm” mà thực sự không có trong bản chất bẩm sinh của ngài.

    Càng ngày ngài càng thấy rơ điều này: thật là ảo tưởng khi nghĩ rằng những cử chỉ hiền từ nhân ái có thể hoán cải được một số cá nhân cán bộ đảng viên. Cá thể chỉ là số không trước tập thể, tức cái gọi là “giai cấp vô sản”. Khi có chỉ thị của lănh đạo đảng và nhà nước, không được từ một thủ đoạn tàn độc nào đối với những người của các tôn giáo mà trong riêng tư ḿnh có thể có cảm t́nh hoặc khâm phục.

    Một thời gian ngắn sau “Giải phóng 1975”, nhà nước cộng sản cho nổ “vụ Vinh Sơn” (12-02-1976 tại Sài g̣n): “bọn đội lốt thầy tu” dùng nhà thờ Vinh Sơn làm ổ phản động, in bạc giả v.v... Đức Tổng Giám mục Nguyễn Văn B́nh được đưa đi xem xét pḥng thánh nhà thờ Vinh Sơn: trong tủ đồ lễ có cả đồ lót của phụ nữ! Lúc ấy nhiều người hay chuyện ( trong số có Đức Tổng Điền ( đă thấy ngay màn dàn cảnh lố bịch đến buồn cười: những “cha cố” hủ hóa đó không kiếm được nơi nào khác ngoài tủ đồ lễ để cất áo xống đời thường hay sao?

    Bài học đó đă giúp ích rất nhiều cho Đức Cha Philipphê. Hơn một năm sau (4-1977), nổ ra vụ “Hai bài phát biểu” của Đức Tổng. Đầu đuôi là thế này: Ủy ban Mặt trận thành phố Huế mời họp một số chức sắc Phật giáo và Công giáo; mục đích là phổ biến tin tức và h́nh ảnh về một vụ xấu xa của Phật giáo. Một ni cô Phật giáo đă tự thiêu để phản đối chính quyền; khi đem giảo nghiệm tử thi đă cháy đen th́ phát hiện ra tu sĩ đó đang có thai: rơ ràng là để phi tang một vụ bê bối giữa giới ni sư, các thầy đă một công hai việc thiêu sát ni cô để xách động chống cộng! Đức Tổng Điền đứng lên phát biểu trước tiên. Ngài bắt đầu bằng câu: “Đoạn trường ai có qua cầu mới hay”, ám chỉ đến vụ Vinh Sơn: mặc dầu không có kiến thức sâu rộng về động vật học, Đức Cha cũng đủ sáng suốt để biết rằng những h́nh ảnh như vậy có thể lấy được dễ dàng nơi các pḥng hộ sinh và dịch vụ phá thai (có thưởng: kế hoạch hóa gia đ́nh!) (5).

    Vụ Vinh Sơn đă giúp ngài tránh được những lời phát biểu hàm hồ. Sau đó, một phái đoàn sư săi đến xin yết kiến ngài tại ṭa Giám mục: để tỏ ḷng biết ơn và khâm phục sâu sắc, các vị đă quỳ mọp khấu đầu lạy ngài!

    Tư thế của ngài đối với chính quyền cộng sản đă xấu hẳn đi từ đây. Nhưng ngài vẫn không từ bỏ ước mơ cải thiện tư thế đó bằng những cử chỉ thân thiện đến mềm yếu. Cơ hội đến với ngài (1985) khi chính quyền tỉnh tổ chức một chuyến tham quan thủ đô Hà Nội (chương tŕnh dĩ nhiên bao gồm mục “vào lăng viếng Bác”) cho các thầy và các cha; họ yêu cầu ngài chỉ định một danh sách sáu linh mục tham gia đoàn (con số “sáu” không chút ngẫu nhiên: có 6 giáo hạt, tức 6 cha hạt trưởng). Ngài đă tỏ ra tích cực trong việc chỉ định, đến nỗi nhiều linh mục trong giáo phận đă coi đây là lệnh của Đấng Bản quyền mà theo giáo luật phải tuân phục.

    Các linh mục được chỉ định đứng trước một sự lựa chọn khó khăn đến nhức nhối: nếu chấp hành lệnh Bề trên, th́ sẽ mắc bẫy cộng sản, v́ chắc chắn kịch bản “tham quan” đó giấu ẩn nhiều chiêu thức ma quái khó lường; nhưng nếu làm theo xác tín của ḿnh (= đây không phải là trường hợp Giám mục có quyền ra lệnh) th́ sẽ làm cho Đức Cha lo âu phiền muộn v́ lập trường ngài đă chọn là: bằng mọi giá không trái ư chính quyền... như chính ngài đă nói khi được mách có khả năng các cha không chấp hành: “Như vậy là căng rồi đó, khổ quá!”

    Ơn trên soi sáng, sáu vị linh mục sau khi hội ư với nhau đă nghĩ ra được một tuyệt chiêu: cùng kư tên vào một lá thư ngắn gởi Mặt trận. Đại ư: chúng tôi được biết Đức Tổng Giám mục năm nay cũng như nhiều năm qua đă không được phép tham dự cuộc họp thường niên của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Đó là sinh hoạt hệ trọng bậc nhất của Giáo hội Việt Nam, thế mà chúng tôi lại đi tham quan giải trí đó đây: thật là chuyện mâu thuẫn và vô lư. V́ vậy chúng tôi xin trả lời: chúng tôi xin kiếu!

    Đức Cha nhẹ nhơm hả hê: các cha nhận trách nhiệm trong việc từ chối này, không phải để đối lập với Đức Cha, mà trái lại để ủng hộ Đức Cha! Ngài vội vă nhắn với những cha đang lo sợ đă làm Đức Cha giận: “Cám ơn lắm, không giận đâu!” (nguyên văn).

    Từ nay Đức Tổng Nguyễn Kim Điền chỉ c̣n một hướng đi: dũng cảm thực sự và cụ thể.

    Trong thời gian “120 ngày làm việc với công an (từ 5-4 đến 15-10-1984), ngài thường thổ lộ với người thân tín sau một ngày làm việc: tạ ơn Chúa đă cho qua một ngày vững vàng, cầu mong Chúa cho ngày mai cũng được như vậy. Thật là khiêm nhượng: không dám nói trước là ḿnh sẽ vững vàng măi măi bao lâu c̣n phải ngồi trước cán bộ công an (6).

    Khi ra đi mỗi sáng, ngài ôm sẵn một gói hành lư nhỏ vừa bằng chiếc mũ đựng những đồ dùng cá nhân cần thiết: biết đâu ngày hôm đó ngài sẽ bị bắt đem đi luôn ! Ngài chờ đón và chấp nhận t́nh huống này. Tâm trạng này thật là dũng cảm, v́ những lư do mà ít người biết đến:

    1) Ngài mang trong cơ thể cả trăm thứ bệnh đ̣i hỏi thuốc men đặc biệt và chế độ ăn uống riêng. Thử hỏi: vào tù làm ǵ kiếm được thuốc thang và thức ăn đặc biệt đó? Nhưng ngài đă chấp nhận ngay cả cái chết, v́ Thiên Chúa, v́ Giáo hội.

    2) Ngài tin như đinh đóng cột vào huyền thoại “Cộng sản toàn năng”, có đủ thủ đoạn để khiến người ta khai thú bất cứ điều ǵ họ muốn. Có lần ngài cho biết về thuốc sự thật (sérum de vérité): “Tôi được biết, khi bị chích thuốc đó vào rồi, đương sự nằng nặc đ̣i khai báo, thậm chí van lạy để người ta nghe khai!”.

    Thật ra kẻ cho ngài thông tin này đă đọc câu chuyện “khoa học giả tưởng” đó trong tập truyện tranh Tin tin & Milou mang tên “Vol 714 pour Sydney”. Nhưng Đức Cha đâu có biết đó là chuyện giả tưởng: đấy chính là công lớn của ngài, ngài thật xứng với danh hiệu “Tổng Giám mục dũng cảm”.

 

    Lm. Augustinô Hồ Văn Quư

 

    Nguyên bí thư ṭa TGM Huế (1972-1975) và giám đốc Đại chủng viện Huế (1975-1977)

 

    Chú thích

 

(1) Nhiều linh mục Huế không ưa các buổi nói chuyện này, coi đó là dịp để công an ghi sổ về thái độ của từng cá nhân...

(2) Những ai từng làm thầy dạy môn Pháp văn đều biết kiểu nói như vậy có thể dịch được ba cách: “cộng tác trong khi đề kháng”, “vừa cộng tác vừa đề kháng”, và “cộng tác bằng cách đề kháng”. Kể cả cách hiểu thứ ba cũng có thể vận dụng được ở đây (có vẻ nghịch lư đó, nhưng phân tích kỹ, sẽ thấy hợp lư hoàn toàn!).

(3) Đức Hồng y Wyszynski đă có lần phê b́nh chính sách đó như sau: “Tối thiểu là yêu cầu đừng có đè nặng lên thập giá của chúng tôi!” Về vai tṛ của Đức Hồng y Wyszynski trong giai đoạn này, Đức Hồng y Wojtyla đă nói với Đức Cha Thuận trong lần gặp gỡ kể trên: “Đó là con người của Chúa quan pḥng” (C’est l’homme providentiel).

(4) Xưa gọi là trường Sohier, ghi công Đức Cha Sohier (tên Việt là B́nh, 1862-1876), người đă đặt ṭa Giám mục tại Xuân Long (c̣n gọi là Kim Long). Nền của ṭa Giám mục vẫn c̣n thấy được ở đó ngày nay.    

(5) Bào thai các động vật có xương sống trong những tuần lễ đầu khó phân biệt nhau, trừ phi dưới con mắt chuyên gia: đây là một bằng chứng hỗ trợ cho thuyết tiến hóa. Thành ra nếu không có h́nh ảnh phôi thai người, cộng sản vẫn có thể dùng h́nh ảnh phôi thai chó, heo, ḅ... thuộc những tuần lễ đầu tiên mà đánh lừa được.

(6) Ngày xưa: Khôn ngoan ra trước cửa quan mới biết. Ngày nay: Có gan ra trước công an mới biết.

 

34- Trên cánh đồng vàng

Hoàng Chinh Nguyên

 

Hồi chuông khải niệm kính tiễn Đức Tổng Giám mục Nguyễn Kim Điền

 

“Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống

Mùa gặt mai sau khấp khởi mừng.

Họ ra đi, đi mà nức nở, mang hạt giống văi gieo.

Lúc trở về, về reo hớn hở, vai gánh nặng lúa vàng”

(Tv 126,5-6)

Người vững nguyện theo đường Thánh Tử,

Giờ đây xóm đạo chốn mịt mùng,

Nhiều con chiên đến từ trông đợi,

Thấp thỏm trong ḷng mong tiếc mong.

 

Tiếc Cha chuông báo buông hồi chậm

Nắng bừng ngày hạ bỗng sa mưa.

Cây nghiêng lều rủ theo vườn Chúa

Nền cũ đài cao bóng nhạt nḥa.

 

Nơi ấy, năm xưa con c̣n nhớ

Trầm ấm lời Cha sao thiết tha.

Đến nay con hiểu th́ ôi hỡi

Cha đă đi rồi, dạ xót xa!

 

Sáng nay, khắp lối, xác phượng rơi

Thời gian ngừng lại chẳng buồn trôi.

Không gian chùng xuống bao thương tiếc

Mỗi mỗi quanh đây ngậm… ngậm ngùi.

 

Cắn chặt vành môi, môi sẫm tím,

Tay lần từng hạt chuỗi Mân Côi,

Nguyện cầu Cha sớm về trên ấy

Nước Chúa Thiên Đàng ắt hẳn vui.

 

Thánh đường nghiêm lễ hương trầm ngát

Chúa ngự tầng cao vẫn khôn lời,

Dang tay như vói chùm trĩu hạt

Chuông đổ liên hồi, sao đổi ngôi.

 

Hoàng Chinh Nguyên, 8-6-1988 - 8-6-2008