Một chuyến đi,

một nếp suy tư về đất nước và con người
Từ Dayton, Ohio đến Santa Ana, California
(27/5-17/6/2004)

 

 

 

 

Ḥa Giang Đỗ Hữu Nghiêm


Lần đâu tiên, tôi đi một chuyến vừa lâu ngày, vừa nhiều đường, có thể dài nhất trên nộI địa nước Mỹ, từ khi tôi đến Mỹ ngày 06 tháng 11 năm 2003. Nhưng đó một chuyến du hành mang lại thật dồi dào kinh nghiệm và kiến thức kỳ thú.

Đi máy bay bằng E-ticket


Một lối áp dụng mua vé máy bay rất lạ lùng nhưng tiện lợI trên đất nuớc Mỹ, đối vớI ngườI mớI đến Mỹ, là mua vé trên mạng internet, một phương thức chưa thể có tại Việt Nam và nhiều quốc gia. Bạn chỉ cần vào mạng www.expedia.com , thế là bạn đi chu du thênh thang thoải mái trên vi tính, rồi chỉ cần click vào điểm xuất phát và đích đến, bạn có ngay gần như tức khắc những chuyến bay khác nhau vớI giá biểu khác nhau xuất hiện theo từng khoảng đường đi, hăng máy bay có các hệ thống lưới bay thich hợp vớI thờI giờ và giá phí cho từng chuyến bay bạn muốn: Southwest, United Airlines, Delta, Canadian Airlines, ... Bạn chỉ cần trả tiền trên số thẻ tín dụng ngân hàng của bạn; như thế, nếu vé máy bay bạn có là một quà tặng của thân nhân hay một tổ chức nào đó thanh toán cho bạn, th́ ngườI hay tổ chức đó bao trả tiền cho vé máy bay điện tử (E-ticket) cho bạn bằng chính thẻ tín dụng mang tên họ. Trong chốc lát, hăng bay sẽ thông báo giá vé và lịch tŕnh chuyến bay cho bạn. Bạn không phải đi đâu. Bạn chỉ cần in vé trên PC của bạn, là bạn biết thờI biểu và các điều kiện bạn cần theo dơi và thực hiện trên chuyến bay. Đó là E-ticket của bạn đấy. Một nước Mỹ rộng thênh thang nhưng chỉ cần ngồi nhà, có vé máy bay cho bạn đi bất cứ đâu, không phải chỉ trên nộI địa Mỹ. E-ticket cũng được áp dụng cho những tổ chức qui mô bằng đường bộ như hăng tàu biển, xe lửa hay xe bus Greyhound, đo đường khắp các tiểu bang Mỹ, chẳng hạn. Cả thế giớI nằm trong ḷng bàn tay bạn, một kinh nghiệm nước Mỹ to là thế và thu hẹp nhanh gọn là thế!
Hai chúng tôi, theo đúng thời biểu của lịch tŕnh chuyến bay, đến phi trường địa phương Dayton lúc 6.30 AM. V́ nhu cầu an ninh sau ngày 11/9/2001, chúng tôi, ai cũng như ai, xuất tŕnh thẻ thường trú (Permanent Resident Card) cho bộ phận an ninh lănh thổ, khi đến lượt chúng tôi xếp hàng theo line nối đuôi trước sau, một loại xếp hàng tôi cũng thường thấy ở Việt Nam, nhưng rất trật tự và không phải cả ngày (XHCN = xếp hàng cả ngày = xă hộI chủ nghĩa). Như thông lệ hiện nay, nhân viên hăng bay nhận thẻ của chúng tôi để check-in, khẳng định lại và làm một vài thao tác trên máy PC của quầy vé là họ t́m thấy tên chúng tôi trên máy và in ngay cho chúng tôi các thẻ lên tàu (boarding card) của sân bay trung chuyển và sân bay nơi đến cuối cùng. Thẻ lên tàu là một biện pháp kiểm hành khách mà cũng là thẻ an ninh cho mỗI du khách. Chúng tôi chỉ cần theo dơi các chi tiết trên thẻ lên tàu là biết chúng tôi phải t́m đến ngồi đợI ở quầy nào, chờ lên máy bay. NgườI soát thẻ lên tàu nhận thẻ của bạn và cho chạy qua máy kiểm, rồi cho bạn lên tàu. Bản chỉ cần t́m chỗ ngồi của bạn như số ghi trên thẻ lên tàu là xong. Hành lư bạn mang theo nên gọn nhẹ vừa đủ để lọt vào cửa khoang hành lư trên đầu bạn.
Chúng tôi phải đứng xếp hàng để kiểm tra thân thể và các hành lư mang theo, trong khi những hành lư đi theo dướI khoang hành lư máy bay đều được X ray bằng thủ tục riêng. MọI ngườI, v́ sự an toàn của bản thân và cả chuyến bay, đều nhẫn nại và vui ḷng thực hiện các biện pháp kiểm tra an ninh khi mỗI ngườI phải bỏ hết các dụng cụ cá nhân, như thắt lưng, ví đựng tiền, giây chùm ch́a khoá, bút máy, các loại máy móc, giấy tờ, giày dép,... đựng trong khay riêng, chạy qua X-ray để kiểm tra. Như nhiều chuyến bay taxi khác trong nộI địa Mỹ, chúng tôi lần lượt lên tàu theo từng nhóm (seating hay group) xuất tŕnh boarding card, chiếc Boeing 737 chở chúng tôi nuốt chửng hàng trăm hành khách vào hết trong khoang bụng máy bay. Ăn no nê xong, sau một giờ bay, chiếc máy bay nhả chúng tôi đáp xuống sân bay Chicago theo lịch tŕnh của hăng United Airlines. Từ đó, chúng tôi t́m lên chiếc xe buưt chở chúng tôi đến chỗ đậu của máy bay Boeing767.

Chicago, một sân bay đầu mối miền Midwest


Nên biết phi trường quốc tế Chicago, bang Illinois, là một đầu mối (hub) cho nhiều đường bay nộI địa cũng như quốc tế, nên từ chỗ lên xuống máy bay của hăng này hăng kia, ngườI ta phải tranh thủ chuyên chở hành khách đi như con thoi, chằng chịt trong sân bay, từ khu vực đáp tàu lên/xuống khác nhau, để kịp giờ bay cho mỗI chuyến. Xe buưt và tàu điện là phương tiện thông dụng cho những hành khách cần di chuyển vộI vàng này. Hành khách nào thông thạo tiếng Anh cũng phải quen vớI cách điều hành phức tạp nhưng nhịp nhàng này trong nộI vi sân bay để kịp chuyến. Đă có những hành khách không may mắn, bị trễ chuyến bay v́ chưa t́m ra chỗ đến theo hệ thống điều phối trên sân bay này, và phải được hăng bay bố trí cho đi chuyến kế tiếp. Báo hại cho những hành khách trễ chuyến, v́ trễ luôn cho cả ngườI đưa hay đón tại đích đến.
V́ tất cả mọI ngườI chỉ di chuyển trong khu vực sân bay, nên không một ai phải kiểm tra an ninh. Con chim sắt đưa chúng tôi trực chỉ phía Tây Nam, và sau khoảng bốn giờ bay, chúng tôi xuống sân bay địa phương John Wayne, dành cho vùng Santa Ana ở Orange county, bang California.

Dù ban tổ chức hộI nghị đă thông báo trước là có ngườI đến đón tại sân bay, nhưng rút kinh nghiệm những hộI nghị quốc tế ở nhiều nước, chúng tôi đă thông báo thêm cho một ngườI cháu đến đón chúng tôi.
Rủi thay cho ngườI đến đón chúng tôi do Ban Tổ Chức HộI Nghị bố trí là một ông cụ đă luống tuổI, nên khi chúng tôi bước theo lối xuống lấy baggage, th́ ông không trông thấy, dù chúng tôi xuống ngay bậc thang trước mặt ông. Khi phát hiện thấy một ngườI cầm bảng tên ĐHN đứng chờ, bà vợ tôi cất tiếng gọi mà ngườI đứng chờ vẫn không hề nghe thấy. Chúng tôi phải trở lại gọI ông, măi sau khi chúng tôi nhận xong baggage. Chúng tôi trao đổi mấy việc cần thiết và xin lỗI ông trước khi chúng tôi lên xe cùa ngườI cháu chúng tôi và tá túc tại đó trước khi đến nhà ngườI bạn mà Ban Tổ chức hộI nghị chỉ định cho tiện mọI việc đưa đón. Ra khỏi sân bay, th́ đồng hồ báo 11.00 PM trễ hơn 45 phút theo giờ máy bay đáp xuống.
Việc trễ giờ của chuyến bay khiến tôi phải chuốc lấy những lờI mắng vốn phủ đầu thẳng thắn của ngườI chủ nhà dễ thương nhưng nhiệt t́nh: sẵn sàng đón chúng tôi đến tá túc cho tiện sinh hoạt trong suốt thờI gian hộI nghị. Về sau tôi mớI hiểu, ở một đất nước có không gian rộng lớn này, nhất là sau vụ 11/9/2001, các chuyến bay dễ dàng trễ giờ v́ rất nhiều nguyên nhân: v́ thờI tiết, an ninh, ...

Bộ mặt Little Saigon, "thủ đô hải ngoại" của ṇi Việt


Cảm tưởng đầu tiên ngay khi tôi c̣n nh́n từ trên máy bay xuống đất Cali vùng chúng tôi đi qua có thể từ khoảng phía Nam San Jose đến khu Orange county, là những đường xá và nhà ở chen chúc chật ních như ngườI ta thiếu đất để sống. Một bàu khí nóng nực râm ran trong ngườI tôi, khi máy bay đáp hẳn xuống đất. Eo ơi, cái vùng này nóng quá. Nhưng khi đă ổn định, th́ thấy khí hậu ở đây sao mà hiền ḥa thế, trái hẳn vớI cái náo nhiệt của ngườI dân California vùng Santa Ana, nhất là không khí có vẻ sôi động hẳn lên vớI ngườI Việt có vẻ chiếm đa số trong các cở sở ở nhiều đường phố. Cả khu Wesminster và vùng lân cận dường như là vùng đất riêng của ngườI Việt, vớI mật độ chắc ghê gớm lắm.

1.Về kinh tế, thương mại, thôi th́ đủ các mặt sinh hoạt, nhất là vớI ṭa nhà Phước Lộc Thọ, vớI các cửa hiệu đầy những mặt hàng có màu sắc Việt Nam và Á Đông, đến nỗI nhiều bảng hiệu mang tên tiếng Việt và khách hàng cũng chỉ nhan nhản những ngườI Việt. Ngay tên tiếng Mỹ Little Saigon đă được chọn đặt cho vùng này. Du khách có thể t́m thấy hầu như mọI loại hàng quen thuộc, nhưng nhiều chất liệu để chế biến, nhất là các thức ăn lại xuất xứ từ Thái Lan hay một nước nào đó ở Trung Mỹ, mà thường là Mễ Tây Cơ. NgườI Mễ có thể là dân cư đông nhất, và ngườI ta có passport Mỹ có thể ở San Diego quá cảnh sang Mễ Tây Cơ dễ dàng.
Có lẽ sinh hoạt kinh tế tấp nập, không chỉ ở Cali mà khắp nước Mỹ, thu hút nhiều phụ nữ ngườI Việt nhất là nghề nail’s designers, tức trang sức phần chân tay làm đẹp cho giớI nữ, và nhờ nghề này nhiều ngườI Việt đă trở thành triệu phú hay ít ra cũng giải quyết cho họ những khó khăn về đờI sống trong lúc muốn có thêm thu nhập hay thất nghiệp, v́ có thể không biết làm nghề ǵ khác. Nó thu hút v́ đó là một nghề tương đối dễ học cho ngườI ít chữ nghĩa tiếng Anh hay tŕnh độ học vấn tương đối ít, mà lại đem dến thu nhập nhanh chóng bằng tiền mặt.
Sau này khi đến San Ramon, ở phía Bắc Cali, gần Oakland hơn, cách San Jose 40’ đi xe, tôi gặp gia đ́nh một ngườI cháu, nhờ nghề này mà xây dựng nên cả một cơ nghiệp ở tuổI bốn mươI: mua được một biệt thự đáng giá cả triệu Mỹ Kim, sở hữu hai căn nhà cho thuê, trong gia đ́nh có 3 xe Mercedes cao cấp, có cuộc sống dư giả thoải mái, chỉ bằng tiền thu nhập do nghề nails đem lại, mặc dầu hai cháu bận rộn vớI công việc quản lư và làm nghề suốt ngày ở trên 16 ghế làm nails từ 10.00AM đến 7.00PM, mà giá trang điểm một bộ nails chân tay là khoảng 20-25US$ trong khi ở Ohio là 40US$

2. Sinh hoạt rộn ràng thứ hai mà tôi chú ư đến là lănh vực văn hóa. Không biết bao nhiêu là các loại sách vở báo chí đài phát thanh và chương tŕnh truyền h́nh được sản xuất ở đây. Sách quan trọng nhất là những loại hồi kư của nhiều nhân vật trong xă hộI Việt Nam Cộng Ḥa trước kia hay cả những ngườI đă v́ nhiều lư do khác nhau rờI bỏ hàng ngũ Cộng Sản. Báo chí thương mại thường xuất hiện dướI dạng một cuốn tạp chí có từ 65 trang trở lên, trong đó dầy dặc những quảng cáo đủ loại cho hết mọI thứ nghề và nhu cầu sinh hoạt của ngườI Việt, kể cả những nghề cao cấp đ̣i hỏi kiến thức chuyên môn rất cao.
Xen vào đó là những trang tin tức thờI sự khá thông thường mà ngườI nào cũng có thể đọc thấy trong nhật báo tiếng Mỹ hay tiếng Việt (cách thông tin thông thường của các báo tiếng Việt, không kể nhiều tin tức trong cộng đồng ngườI Việt, có thể có hệ thống thu lượm tin tức riêng, đều giải quyết đơn giản là dịch lại những tin trong các cơ quan thông tấn của ngườI Mỹ hay nước ngoài khác), có một số tiểu thuyết, truyện ngắn hay tử vi bói toán dành cho mấy bà mấy cô đọc lúc rảnh rỗi chốc lát khi chưa có việc làm ngay.
Một số ít là loại báo trí thức và có một chiều sâu tư duy nào đó về xă hội chính trị hay văn hóa. Có những loạI sách nghiên cứu về lịch sử, hay về nhiều vấn đề văn hóa, các loại Niên Giám, Kỷ Yếu của đoàn thể này, tổ chức kia, nhưng không mấy chứa dựng những phát hiện mớI. Cũng có nhiều loại báo tôn giáo của Công Giáo, Phật Giáo hay Tin Lành. Ở một xứ mà được quyền tự do in ấn hay xuất bản một cách rộng răi dễ dàng, ngườI ta đua nhau phổ biến đủ loạI thượng vàng hạ cám lẫn lộn vớI nhau, kể cả những điều chính thống phản ảnh điều hay lẽ phải và không chính thống chống lại nhau v́ một lư do nào đó.
Nội dung của các chương tŕnh phát thanh, hay phát h́nh nói chung cũng có đặc tính như vậy. Hệ thống internet th́ phong phú nhưng phức tạp hơn nhiều khi ngườI ta có thể lập website khá dễ dàng và có ngườI nuôi sống những trang mạng đó đều đặn để thóa mạ vu khống hay xuyên tạc trong một xă hộI tự do thông tin, kể cả chống nhau!.
Các hộI đoàn qui tụ những ngườI cùng cảnh ngộ trước kia ở Việt Nam, theo tính cách ngành nghề, địa phương, hay trường học, cơ quan trước 30.4.75 th́ vô số kể từ Bắc xuống Nam, như Cảnh Sát, Binh Chủng Quân ĐộI, Quốc Gia Hành Chính, Luật Gia, Bác Sĩ, Kỹ Sư, kể cả Sử Gia, ....

Những ngày lang thang trên đất Cali


Sau ba ngay hộI họp về Sứ Mệnh Truyền Thông Công Giáo (sẽ có bài viết riêng), th́ chúng tôi có toàn thờI gian c̣n lại để thong dong tiếp xúc gặp gỡ bạn bè và các ngườI thân trong họ hàng. T́nh cảm của rất nhiều ngườI chúng tôi gặp gỡ c̣n rất nhân bản và dạt dào theo cung cách truyền thống Việt Nam, khi chúng tôi mang tấm ḷng yêu thương chân thật đến tận nơi thăm được mỗI người. Kỹ thuật nho nhỏ mà tôi mách nước vớI mọI người là tôi thủ sẵn một cuốn in trên giấy copy vi tinh - con nhà nghèo không có sỗ tay điện tử thay cho thư kư của các businessmen hay quan quyền cỡ lớn - ghi đầy đủ tất cả các loại địa chỉ thân hữu trên khắp thế giớI, nhất là ở Mỹ, vớI đầy đủ số điện thoại, địa chỉ email cập nhật mà chúng tôi có sẵn và liên lạc trước khi chủ ư đến thăm ai.
Chúng tôi sắp đặt một chương tŕnh tổng quát và kể cả dự pḥng những chi tiết đột xuất cho toàn chuyến đi, và kế hoạch cụ thể khi đến mỗI địa phương, Cứ lật sổ điện thoại ra là tôi có đủ yếu tố khi cần tiếp xúc với ai đó và có thờI giờ để lui tớI vớI tất cả t́nh cảm đặm đà, thành thực của chúng tôi. Do đó chúng tôi đă chủ động được thờI gian để đến thăm rất nhiều ngườI thân và bạn hữu, chỉ trong thờI gian ba tuần lễ.

Chương tŕnh thực tế chuyến đi California

(27/5,V-17/6,V-2004)

TT ThờI gian Địa điểm Sự Kiện
1 27.5,t.5


30.5,+ Dayton-Santa Ana KhởI hành 7.30AM đến S Ana, 10.15AM
nghỉ ngơi tại nhà cháu Lân-Nga (27);
tạm trú vớI PM Tâm, nhà chị Maria NTThêu-David Faulkner (27-30): Đại HộI DĐGDân 3 năm, TTCGVN: Sứ mệnh truyền thông Công Giáo. Hùng-Tâm từ San Diego lên TTCGVN chơi, mời ăn trưa (29.5,7)


2 31.5,2 Garden Grove HLợI, Bé-Ngọc, nghỉ nhà T.Hải, cụ thân Hải tại nhà Nam
HộI ngộ thân hữu Hà NộI tại nhà TNĐoán


3 01.6,3 LosAngeles
Orange Ct Đi: ĐXĐào, NVKhải. Gs PCDương


Chiều tối: Bus E-ticket Thuần lo vớI con gái trên internet
4 02.6,4 Santa Ana KhởI hành đi Fresno, nhà Lại Thuần, bằng Greyhound bus


5 03.6,5
05.6,7 Fresno Ở nhà Thuần; hồ bơi, TV/VN


6 05.6,7 San Jose Thăm Nelson NVNên Hiền, gia đ́nh chị Ngữ, Hải Hoàng


7 06.6,+ SFrancisco Lễ +, SeanLe, vớI PHằng (Hiền), BVHùng-Vân, LQHùng-Hồng


8 07.6,2 San Jose PHChân, Đức-Chi
9 07.6,3


12.6,7 San Ramon Chuyến đi Santa Clara. Đến PVTuấn Hằng Hân Huy, John, Gs TToại, Gs PThư, GsTVĐiền.


10 12.6,7 Santa Ana đi xe đ̣ Hoàng từ San Jose về chợ ABC, với Thu


11 13.6,+ LosAngeles Đi: DV Dự (Ṭng) (Đào chở)


12 14.6,2 Santa Ana CaoKim, THải, PtHằng, PtYến, PVVĩnh, NVOánh; Gs LM Ngọ, NVTuyến


13 15.6,3 Lake Forest Dược-Thu, TNVân và gia đ́nh; TVQuang-Thành


14 16.6,4 Santa Ana NVBách-Định


15 17.6,5 Dayton 11.00AM, khởi hành từ sân bay John Wayne, CA về Dayton,Ohio, qua ngả sân bay Chicago, 11.00PM


3. Sinh hoạt sôi động nhưng theo cái nh́n của tôi có vẻ vô tích sự nhất có lẽ là ở lănh vực chính trị. Tôi nói vô tích sự v́ tính cách dị biệt đến độ tan nát về các lập trường chính trị mang danh dân chủ hiện nay trong lúc khối ngườI Việt chỉ ở một trong vị thế rất chông chênh trên đất nước Mỹ, và cư trú phân tán ở rất nhiều nếu không phải là tất cả các tiểu bang và địa điểm khác nhau trong cùng một tiểu bang. Vả lại chúng ta không có đất nước Việt Nam cụ thể mà ḿnh có thể đóng góp và vận dụng hữu hiệu về mặt chính trị cho trong nước.
Nhưng có một thành phần thanh niên trí thức VN, có thể nói thuộc thế hệ thứ hai và thứ ba định cư hay sinh đẻ và được trưởng thành giáo dục trên đất Mỹ rất năng động, và thành tài, đang giành được những vị thế không những có tác động trong cộng đồng Việt Nam mà cả trong xă hộI Mỹ. Chính họ là những yếu tố gạch nối xây dựng cho nền chính trị Việt Nam hiện nay và sau này cho quốc nộI và vớI các nước liên hệ mà họ được đào tạo và có ảnh hưởng cụ thể nhất định nào đó. Theo tôi, mối quan tâm của khối ngườI Việt ở bên ngoài nói chung có thể góp phần xây dựng là ba nộI dung chính và rất thực tế ḿnh nắm trong tay:

(a) Qui tụ mọI ngườI dân Việt thuộc tất cả mọI thành phần xă hộI, xu hướng chính trị tôn giáo, điều kiện kinh tế xă hộI văn hóa vào một cơ cấu thống nhất trên cơ sở tự nguyện và ư thức trưởng thành và đúng đắn về tự do dân chủ, chân thành chấp nhận những khác biệt chính kiến và những yếu tố văn hóa kinh tế xă hộI khác. Trên cơ sở khác biệt tự nguyện rất dân chủ đó - unitas in diversitate -, chúng ta làm việc chung đoàn kết vớI nhau, để hoạch định một đường lối chung xây dựng đất nước trước mắt và lâu dài. Cộng đồng ngườI Việt Hải Ngoại, nhất là tại Hoa Kỳ, quả đang cần có một ngườI lănh đạo thiên tài có tầm vóc và kỹ năng đó hơn bao giờ hết.
Dù bất cứ v́ lư do nào, chúng ta không nên và không thể viện dẫn lư lẽ dân chủ để đưa ra bất cứ sáng kiến hay ho nào mà không có được hậu thuẫn vững vàng nhất trí của tập thể có một mẫu số chung này; không thế, th́ chúng ta tự tiêu hủy nhau, mà không làm được ǵ ra tṛ trống cho t́nh h́nh trong nước và quốc tế hiện nay.
Trên cơ sở chung đó chúng ta ra sức bảo tồn, duy tŕ văn hóa dân tộc bằng cách thiết lập các dự án thực tế, có hiệu quả trong các cộng đồng ngườI Việt Hải Ngoại ở các tiểu bang. Chính khối đoàn kết này sẽ chủ động hoạch định đường lối ứng xử vớI những t́nh h́nh chính trị văn hóa xă hộI ở quốc nộI hiện nay, và thông qua đầu mối này chúng ta thương lượng vớI đối tác bên nhà, gửI những chuyên gia về nước, dần dần tác động lên những biến đổI có tính quyết định trong nước mà không cần có biện pháp chống đối vụn vặt, không trưởng thành, lỗI thờI, không có hiệu quả thiết thực đối vớI năo trạng và cách hành động của những ngườI đang nắm những ch́a khóa then chốt trong guồng máy chính quyền ở Việt Nam ngày nay. Tôi thật t́nh ủng hộ tính cách hữu hiệu của tất cả mọI tổ chức chứ không phải chỉ là những bài báo chống đối mạnh miệng hùng hổ bên ngoài, chỉ có tác dụng phá đổ t́nh đoàn kết cần có giữa trong nước và hải ngoại.
Cũng chính cơ cấu này hoạch định một chiến lược đối ngoại và một hệ thống sách lược ở quốc ngoại, đấu tranh hoà b́nh hóa giải những mưu toan băng hoại t́nh đoàn kết dân tộc chính đáng về mọI mặt, nếu có, từ một số thành phần trong nước, hay ngoài nước có thể lũng đoạn! Làm sao tranh thủ được các nước có quan hệ vớI Việt Nam có một chính sách hợp t́nh hợp lư đối vớI việc Việt Nam gia nhập vào cung cách sinh hoạt và làm ăn chung của quốc tế. Bằng cách tác động lên chính sách ngoại giao của các quốc gia ấy, chúng ta, khối cộng đồng Việt Nam Hải Ngoại đó, nắm được những yếu tố cơ bản gây tác động lên những thay đổi xă hộI dân chủ ở trong nước
(b) Trước mắt và lâu dài, chúng ta cần phải hết sức lợI dụng cơ hộI và điều kiện sinh sống ở hải ngoại để làm ra của cải vật chất, trở nên cường thịnh, học tập cách làm giầu của ngườI Mỹ, vốn có đầu óc thực dụng, vừa giúp bản thân chúng ta vừa giúp thân nhân và những ngườI ở nhà cần đến sự góp phần thiết thực và có hiệu quả của chúng ta, và cho cộng đồng, cho đất nước Việt Nam. "Mạnh v́ gạo, bạo v́ tiền", "Có tiền mua tiên cũng được", "Đồng tiền là Tiên, là Phật, là Thánh, là sức bật của con ngườI là thế".
Trong thực tế, câu nói đùa của tôi vớI rất nhiều bạn hữu "Việt Kiều đă và đang nuôi Việt Cộng từ 30.4.1975 đến nay" qua con đường kinh doanh và kiều hối, và nhiều con đường "làm tiền" khác qua muôn vàn h́nh thức dịch vụ cần đến các cơ quan ngoại giao hay Ṭa Đại Sứ Việt Nam hay con đường "hữu nghị" hay mang danh văn hóa khác, có chứa đựng một phần chân lư một cách nào đó. Nhưng làm ra đồng tiền, phải chính đáng và nhất là phải biết cách xử dụng nó, làm chủ nó một cách công minh trong sáng. Không thể để tiền bạc mua chuộc con ngườI một cách hèn hạ, làm chủ sự sống chúng ta.
Tôi chỉ đan cử hai câu chuyện làm ăn tiêu biểu của ngườI Việt ở vùng Cali.
Chuyện xe đ̣ Hoàng. Tôi được nghe kể, chủ nhân xe đ̣ Hoàng chỉ là một tay nghèo khổ, không biết làm ǵ, vào nghề vớI chiếc xe van ít chỗ ngồi, thiếu tiện nghi, nhưng rồi dần dần cách kinh doanh đó đáp ứng đúng nhu cầu của cộng đồng ngườI Việt, cạnh tranh có hiệu quả vớI ngườI Mỹ, có đông khách hơn, tạo măi những chiếc xe buưt lớn có nhiều tiện nghi như các xe bus Greyhound. Xe Đ̣ Hoàng đang hoạt động có hiệu quả trên toàn tuyến đường Bắc Nam Cali từ San Francisco, San Jose, đến khu Los Angeles và xuống tận San Diego, và trù tính thực hiện mở rộng theo kiểu tằm ăn dỗI, sang bang kế cận, phát triển kinh doanh theo qui mô của ngườI Mỹ!
Chuyện quán ăn Việt Hương ở Los Angeles. Chủ nhân chỉ là một ngườI cần cù làm ăn bằng cách bán cháo ḷng, cung cấp thức ăn tầm thường nhưng rất thuận tiện và rẻ tiền hợp khẩu vị ngườI Việt, lúc đầu phải đi làm vất vả, không có nhiều thờI giờ lại ít tiền. Thế là cả gia đ́nh thu tiền từng cắc, từng đồng đôla, thu nhiều đến nỗI đi lại giẵm trên tiền mà không biết. "Năng nhặt chặt bị". MỗI ngày có mấy chục ngh́n ngườI ăn, chỉ góp cho nhà này mỗI ngườI ba đồng. Họ trở nên triệu phú lúc nào không hay, rồi tậu xe, tậu nhà, tậu đất, cho con cái ăn học, xây thêm nhà cho thuê, giúp trùng tu nhà thờ ở quê nhà tại Việt Nam. Nhà chính của họ là một biệt thự có đất rộng lại ở một địa điểm thị tứ. Gia đ́nh mua thêm đất, làm nên cửa hàng ở ngay cạnh nhà, chỉ cách một đường nhỏ, kiểu Việt Nam, nhà ở vẫn sát ngay chỗ làm ăn. Đó là ông bà chủ nhân quán Việt Hương, ngườI làng Sở ở Kiện Khê, Thanh Lâm, Thanh Liêm, Hà Nam, không có một chữ cắn đôi, con ngườI chất phác mà nay trở nên triệu phú đôla chỉ bằng may mắn thờI vận và sức lao động của chính ḿnh

(c) Trong kế hoạch khai thác tối đa những mặt mạnh hiện có, chúng ta ra sức tạo điều kiện, đào tạo cho thế hệ từ thứ hai trở đi về sau, thành những tầng lớp kế thừa có khả năng giáo dục cao nhất, tốt nhất có thể về mọI lănh vực cần đến kiến thức chuyên môn: kỹ sư, bác sĩ, kiến trúc sư, giáo sư, dược sư, nha sĩ, kỹ thuật gia, kinh tế gia, doanh gia, chuyên gia các loại, cán bộ quản lư, khoa học trung cao cấp, và những công nhân lành nghề cho mọI lănh vực xây dựng cơ sở thượng tầng và hạ tầng đất nước.
Đồng thờI không nên có thành kiến, kỳ thị, mà hết sức biểu thị một tầm nh́n xa trông rộng, giúp đỡ những thành phần ưu tú từ trong nước được gửI ra nước ngoài để có được một vốn liếng học vấn trong môi trường mớI này. Chúng ta hết sức tạo điều kiện thuận lợI, ăn ở, cư trú, học hành, duy tŕ t́nh đoàn kết yêu thương đùm bọc nhưng thành phần này, mà không câu nệ họ thuộc thành phần xă hộI nào ở Việt Nam. Chính giáo dục và những kiến thức mà họ hấp thụ được và những nhận định quan sát thực tế sẽ thay đổI năo trạng và cách suy nghĩ, phê phán cũng như hành động của họ, trước những thành tựu của các thế hệ ngườI Việt đi trước ở nước ngoài.
Tương lai đất nước sẽ nằm trong lớp lănh đạo, quản trị viên và kỹ thuật gia, doanh gia có đầu óc mớI mẻ, thức thờI, nhạy bén và sáng suốt này. Đối vớI thế hệ được huấn luyện cũng như những thành phần dân cư VN khác, điều quan trọng là duy tŕ tinh thần dân tộc và óc gắn bó vớI truyền thống và văn hóa Việt Nam. Tôi đă chứng kiến có những ngườI Việt thích ứng một cách kịch cỡm nực cườI, đáng ghét mà vẫn tự phụ cho là ḿnh đúng, muốn chấp nhận v́ cho rằng nền văn hoá Mỹ là toàn hảo, mà quên những tập quán rất tích cực của xă hộI truyền thống Á Đông như tinh thần gia đ́nh lễ giáo Á Đông vốn theo chế độ đại gia đ́nh, hiếu thảo vớI cha mẹ ông bà, kính trọng ngườI già cả, thương yêu kẻ cô thế tàn tật và duy tŕ tác phong tốt đẹp trong cách ăn nói tiếp xử nhà nhặn bặt thiệp vớI mọI ngườI, nhất là các khách quí đến thăm viếng nhà, dù không được báo trước qua điện thoại hay có hẹn trước một cách nhiều khi máy móc kiểu Mỹ.

Những ghi nhận ở miền Bắc Cali


Đường bộ Cali qua hai chuyến đi bằng xe bus đem lại cho tôi nhiều điều thú vị về cảnh quan thiên nhiên có bàn tay con ngườI làm thay đổi trên đất Cali. Từ Los Angeles đến Fresno, xa lộ cao tốc chúng tôi trải qua trên vùng đồi tới mấy trăm miles, được con ngườI khống chế khai thác, ḅ ngoằn ngoèo như một con rắn khổng lồ, dài vô tận nhưng ngoan ngoăn, giữa một vài vùng hồ thủy điện cỏ cây xanh um. RờI khỏi vùng đồi hầu khô khẳng, ngườI ta tiến đến cảnh quan xanh tươi mát mẻ của vùng đồng bằng cũng lan rộng tớI mấy trăm miles khác vớI đường xá rộng răi nhẵn lỳ, hai bên có những cánh đồng gồm đủ loại hoa màu cho nho, cam, táo, dâu, bắp, dẻ hạt tách,... vớI hệ thống canh tác và tướI tiêu cơ giớI tự động tuyệt vờI, giải phóng cho ngườI nông dân công nghiệp khỏi kiếp cày sâu quốc bẫm bằng sức ngườI lao động. Xa lộ cao tốc có hai lằn đường trải nhựa ngược chiều nhau riêng biệt, ở giữa là những rặng hoa màu sắc sặc sỡ xum xuê hầu như quanh năm. Hệ thống tươi tiêu được điều phối nhờ bể nước lớn lao được xây dựng ở khu thủy diện vùng cao giữa lành thổ Nam Cali.
Đă đến San Jose ở Miền Bắc Cali, ai cũng háo hấc muốn đến thăm thành phố lịch sử San Francisco, thành phố lớn ở cực bắc Cali, giáp ranh vớI tiểu bang Oregon, vốn được dùng làm nơi mở hộI nghị chấm dứt Thế chiến thứ II, thiết lập cơ cấu cho tổ chức Liên Hiệp Quốc nhằm ngăn ngừa đại chiến cho nhân loại trong tương lai. Đây có lẽ là nơi có giá nhà đất có thể vào loại cao nhất nước Mỹ. NgườI ta chen chúc ở các căn nhà phố khá chật chộI san sát nhau so vớI tiêu chuẩn cư trú của Mỹ ở những tiểu bang khác, nhất là dọc theo hai bên đường dẫn tớI cây cầu nổI tiếng Golden Gate, được một đoàn kỹ sư chuyên môn xây dựng từ 1929 và hoàn tất năm 1937; năm đó cũng chính là năm công tŕnh sư điều hành dự án này từ giă cuộc đời. Không ngờ cái vẻ thơ mộng yêu kiều trên cây cầu này đă từng là chốn mà nhiều ngườI chán đờI, tôi nghe nói, chọn làm quê hương vĩnh cửu trên ḍng biển lạnh phía dướI dạ cầu hay ngay trên ḷng đường cầu dầy đặc xe cộ. Khùng mà cũng biết chọn chỗ nên thơ cho ḿnh gửI thân th́ nào có điên, ối trờI ơi là trời! Cây cầu không dài nhưng nó nổI tiếng v́ hai nhịp đầu cầu của nó không chạm xuống đất mà được đặt trên phao vớI hệ thống giây cáp bằng nhiều dây thép khổng lồ, giữ cho cây cầu có thể dứng vững ở cửa vịnh sâu San Francisco. Từ cây cầu này, ngườI ta mớI quán xuyến được hai đoạn của cây cầu dài hơn nữa của San Francisco, vớI hai điểm tựa bắc qua hải đảo nhỏ bé nằm trong vịnh biển lạnh quanh năm San Francisco, rồi sang khu đất Oakland.

H́nh ảnh sâu đậm nhất ghi khắc trong tâm trí tôi là cuộc hẹn gặp vớI hai đồng nghiệp của tôi trong Tổ Ấm Hồ Ngọc Cẩn xưa kia. Chúng tôi xa nhau đă từ năm 1971, và nay chúng tôi mớI có cơ hộI gặp lại nhau lần đầu trên đất Mỹ. MỗI ngườI đă nặng trĩu thời gian, nhưng t́nh huynh đệ càng thắm thiết hơn xưa. Thầy Trương Toại và Thầy Phạm Thư có ư thu xếp rất khó khăn một cuộc hộI ngộ vớI các đồng nghiệp xưa cư ngụ trong vùng San Jose và phụ cận đó, như các cô Trung Thu, Nguyễn Thoại Ngọc Anh, và mấy anh chị HNC khác,... nhưng nếp sống tất bật bên Mỹ của mỗI ngựi làm cho những cuộc gặp nhau bằng xương bằng thịt khó vô cùng, chắc khó hơn cả những cuộc hẹn gặp vô t́nh của những viên đạn bay lạc trên không trung hay qua chương tŕnh "chiến tranh giữa các v́ sao"! Bằng internet và điện thoại đă có lúc khó, phương chi gặp mặt được nhau. Tôi thấy dường như chỉ có một nhúm những anh chị em nào đă ở độ tuổi hẹn nhau ở cuộc sống bên kia mới c̣n đôi chút sức tàn để gặp được nhau. Cuối cùng, th́ Thầy Trương Toại là ngườI sung sướng nhất: chúng tôi đă gặp được nhau ở quán Chả Cá Thăng Long tại San Jose, mà c̣n được đến chính nơi làm việc của gia đ́nh Thầy ở một trung tâm y tế và câu chuyện của chúng tôi không dứt chung quanh những sinh hoạt văn hóa mà Thầy đă tham gia vớI tất cả tấm ḷng yêu nước. Món quà quí giá nhất đầu tiên mà Thầy tặng tôi là những nghiên cứu tâm đắc của Thầy. Cuốn "Nam Quốc Sơn Hà, Nam đế cư...", bàn về Trường Sa và vấn đề biên giớI Việt Trung ở biển đông và ở phía Bắc Việt Nam, và những bài viết về quê hương Tây Sơn của Thầy không thể làm cho tôi thất vọng: C̣n dân Việt, c̣n văn hóa Việt Nam, th́ Nước Nam c̣n. Vẫn một con ngườI ham học ham làm của Thầy Trương Toại, ngườI xuất thân ở đất Tây Sơn!
Bao năm xa cách nhau, vẫn một mối thâm t́nh và tấm ḷng thương nước thương ṇi: tất cả nỗ lực của Thầy đă hướng đến gia đ́nh và đất nước quê hương cho tương lai ngày mai: chắc hiếm thấy gia đ́nh nào như gia đ́nh Thầy Trương Toại vớI 6 ngườI con, cả trai gái dâu rể, là bác sĩ hoặc nha sĩ. Thầy Phạm Thư, v́ bận công việc, đă hẹn mà phải bỏ lỡ cuộc hẹn ăn tối ngày 10/6/04 tại quán Minh ở San Jose, khi chính chúng tôi không chuẩn bị phương tiện xe cộ kịp mà đến vớI hai Thầy. Tôi chỉ kịp chào thăm hai thầy Trần Văn Điền, Lê Mộng Ngọ (ở vùng Orange County), gia đ́nh cô Lê Thị Hoàng (ở Sacramento) qua điện thoại!
Tôi du hành để học hỏi, để sẻ chia t́nh yêu - "đi một ngày đàng học một sàng khôn" và "trăm nghe không bằng một thấy"- vớI tất cả trái tim hồng của tuổI trẻ trong con ngườI đă xấp xỉ "thất thập cổ lai hy", muốn đem bầu máu nóng sưởI ấm lại quê hương t́nh ngườI đă phai mờ qua bao năm tháng ngườI ta đă và vẫn có thói quen muốn dùng bạo lực để áp đặt ư chí thống trị lên ngườI đồng loại đồng bào khát khao tự do và t́nh nhân đạo. Những điều tôi muốn bày tỏ chỉ là quá nhỏ bé ít ỏi so với biết bao điều nghe thấy và ghi nhận và ước mong trông đợI trên một chuyến hành tŕnh đến nơi mà nhiều ngườI nói là thủ đô hải ngoại của ṇi Việt nơi đất Mỹ.

Dayton, Ohio, ngày 08.07.2004, thứ năm, HG/ĐHN