Hơn 32 năm sau ...

 

Câu chuyện người Việt đầu tiên tị nạn

tại miền Đông nước Pháp

 

 

Phùng Thuận An (Fl, HK)

 

 

 

Ông Nguyễn  Minh Chính : ‘ Anh biết không, khi vừa nghe tin quân đội công sản tấn công chiếm Sài g̣n, anh chị em sinh viên Việt Nam chúng tôi du học tại Tokyo lúc bấy giờ hoang mang đến độ nào ! Năm ấy tôi cũng chỉ ngoài hai mươi, và c̣n cần hai năm mới hoàn thành học tŕnh ngành công chánh. Trước hoàn cảnh quê hương mất tự do, chúng tôi không c̣n ḷng trí nào để tiếp tục học hành sinh hoạt như b́nh thường; đa số t́m cách nầy hay cách khác để đi qua tị nạn ở Âu Châu hoặc Mỹ Châu.

Vào giữa năm 1975, cùng với một người bạn, tôi đánh liều mua vé máy bay qua Paris ; và chỉ hai tháng sau, tôi đến Strasbourg miền Đông Bắc nước Pháp. Tuy ở đây đă có một số sinh viên Việt Nam du học xin danh tị nạn chính trị, nhưng bấy giờ tôi là người đầu tiên trong danh sách người Việt tị nạn từ ngoài đến’.

 

Ngồi đối diện, ông Nguyễn  Minh Chính dần hồi tâm sự với tôi suốt hai hơn hai giờ trên đoạn đường trên 500 km của chuyến xe lửa từ Paris đến Strasbourg.

Đây là lần đầu tôi đến Âu Châu sau gần 30 năm tị nạn tại Hoa Kỳ. Hảng du lịch khuyến khích tôi, không những nên ghé Luân Đôn, Paris, Bruxelles, mà nên đi thử xe lửa tốc hành (TGV) của Pháp cho biết, đồng thời có thể tham quan Chợ Giáng Sinh (Marché de Noel) nổi tiếng thế giới, được tồ chức hàng năm vào lúc nầy tại thành phố Strasbourg, thủ phủ văn hóa và nghị viện của Âu Châu. Một kỳ duyên đến với tôi là kẻ đối diện trên xe lửa hôm ấy lại là một người Việt Nam, ông Nguyễn  Minh Chính, một người mà tôi cứ ngỡ như đă quen thân nhau từ độ nào sau chỉ cần vài câu chào hỏi.

 

- V́ anh là người tị nạn Việt Nam đầu tiên đến Strasbourg, anh có thể cho biết sơ qua t́nh trạng thành h́nh và phát triển của đồng bào chúng ta tại đây không ?

 

Ông Nguyễn  Minh Chính : ‘Nước Pháp có truyền thống tiếp nhận người tị nạn ; nhưng vào năm 1975 chưa có các trung tâm tiếp đón và hướng dẫn người tị nạn từ Paris đến các tỉnh mà sau nầy người Việt, Cam bốt, Lào xa quê biết đến. Trong hoàn cảnh mà mọi sự đề bất ngờ, chúng tôi, những người Việt liên tục đến Pháp phải nương tựa vào nhau để thành h́nh những sinh hoạt tương trợ, để rồi không lâu  những cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản được khai sinh và phát triển.

Thời gian đầu đến Strasbourg, tiếng Pháp của tôi vừa đủ để chào nhau bonjour, bonsoir. Sự sống c̣n của tôi nương nhờ vào t́nh liên đới của các sinh viên Việt Nam du học ở thành phố nầy : thủ tục giấy tờ, miếng ăn, chỗ ở, tiếng Pháp, nhất là làm sao tiếp tục học và hội nhập vào cuộc sống. Trong số những người du học sinh Việt Nam tị nạn mà tôi nương tựa lúc ban đầu khó khăn,  hơn ai hết người đó chính là  Hương Anh, người bạn đời của tôi hôm nay.

Vào cuối năm 1975 và đầu năm 1976, người Việt tị nạn liên tục được chính phủ Pháp gửi đến Strasbourg ; cùng với đồng bào mới tới, một cộng đồng người Việt tại Strasbourg được chúng tôi khai sinh. Hơn một năm sau, Hương Anh  và tôi đă cho phát hành tờ nguyệt san đầu tiên bằng tiếp Việt, lấy tên là Trường Ca. Song song với nỗ lực tương trợ tinh thần và vật chất trong cộng đồng, trau dồi văn hóa, chúng tôi huy động nhiều thân hữu để tiến đến việc thành lập Tổng Hội Ái Hữu Người Việt tị nạn vùng Đông Pháp.

Nếu cuộc sống cá nhân của một sinh viên tị nạn thật quá khó khăn, nào ăn, ở, tŕnh độ Pháp ngữ để có thể thi lại vào trường ENSAIS (Ecole Natinale Supérieure des Arts et Insdustries de Strasbourg, ngành công chánh),- nhiều lúc quay nh́n lại c̣n thấy ớn ḿnh-, th́ ngược lại chưa bao giờ tôi thấy hăng say dấn thân sinh hoạt cộng đồng như lúc ấy. Đồng hành với những người bạn công giáo Việt Nam tích cực xây dựng cộng đồng của ḿnh tại giáo phận Strasbourg, những anh chị em phật tử của chúng tôi thành lập Hiệp hội văn hóa phật giáo, và  đứng ra mua một căn nhà làm nên Chùa Phổ Hiền. Những cuộc tập trung bên cạnh Quốc hội Âu Châu, trước Ṭa nhà Nhân quyền qui tụ các đại diện các tôn giáo, các đoàn thể người Việt cũng như người địa phương,… nhằm đ̣i hỏi tự do cho những nạn nhân tù tội tại quê nhà...,  những sinh hoạt thường xuyên như thế tưởng chừng như là sinh hoạt hàng tháng của chúng tôi. Thế rồi, ngày qua ngày, lượng số người Việt tị nạn tại Strasbourg tăng lên đến trên 2.000 người, trong đó có thêm nhiều nhân vật từng có tiếng tăm về sinh hoạt văn hóa, chẳng hạn Gs Phạm Việt Tuyền, nhà ngữ học Phạm Văn Rao, tức  nhà thơ nhà văn Diễm Châu... Các ngày lễ chủ nhật, các lễ chùa, các sinh hoạt của các hiệp hội văn hóa, các lớp dạy Việt ngữ cho lớp trẻ, các ngày hội hè đ́nh đám, như ngày giỗ tổ Hùng Vương, ngày Phật đản, ngày Tết là những nơi gặp gỡ thường xuyên. Người Việt tị nạn chúng tôi tại Strasbourg và vùng Đông Pháp, cũng như đây đó trên thế giới,  đă tạo được cho ḿnh một căn lều tạm, nhưng là lều  tự do tiếp nối truyền thống ngàn đời của tổ tiên ḿnh’.

 

Chỉ sau 2 giờ 20 phút  sau khi rời nhà Gare Paris de l’Est, chúng tôi rời chiếc xe lửa tốc hành đi vào nhà  Gare Strasbourg. Ông Nguyễn Minh Chính ân cần đề nghị lái xe đưa tôi đi nh́n luớt qua thành phố văn hóa nầy của Âu Châu.

 

- Theo anh, cộng đồng người Việt tại Strasbourg và vùng phụ cận là một trong những chiếc lều tự do của người Việt hôm nay, nhưng khi cắm lều của ḿnh vào vùng Đông Bắc của nước Pháp, căn lều của đồng bào chúng ta ở đây có nét ǵ cá biệt so với các cộng đồng người Việt tị nạn ở các nơi khác ?

 

Ông Nguyễn  Minh Chính : ‘Nhà văn Diễm Châu vừa mới qua đời cách đây mấy tháng đă khéo léo chuyển dịch tên Strasbourg thành Lộ Trấn. Anh Diễm Châu dịch rất sát ư nghĩa của tên gọi nầy. Thành phố Strasbourg không phải được xếp vào những thành phố quan trọng về mặt số lượng dân cư, cũng như tầm quan trọng về sinh hoạt kinh tế tài chánh. Nhưng nó là giao lộ của những con đường đi lại của toàn Âu Châu. Giao lộ không những về mặt địa lư mà hàm ngụ ư nghĩa văn hóa, tư tưởng, chính trị... Kể cả vùng ngoại ô, Strasbourg hiện nay chỉ có độ 500.000 người. Qua lịch sử, nó là vương quốc độc lập, rồi thuộc quyền của Đức, tiếp đó là  thuộc quyền của Pháp, và hôm nay được chọn là thủ phủ, trụ sở Quốc Hội  của Cộng Đồng Chung Âu Châu, và cũng là nơi đặt trụ sở của Hiệp hội các quốc hội của tất cả các nước Âu Châu. Bên cạnh hai trụ sở nầy, anh sẽ thấy Ṭa Nhà Nhân  Quyền và Ṭa án về Nhân quyền của Âu Châu. Đi hướng về trung tâm thành phố độ 1 km, anh sẽ thấy viện đại học Marc Bloch - Strasbourg 2. Nơi dây đă là nơi thụ huấn hoặc giảng huấn của những nhà văn hóa lớn Âu Châu, từ văn hào Johann Wolfgang von Goethe đến nhà thần học mục sư Albert Schweitzer, từ nhà xă hội học Georg Simmel đến những triết gia nỗi tiếng như Emmanuel Levinas, Paul Ricoeur ...Và cũng nơi đây những nhà lănh đạo Âu châu, sau những thảm trạng của đệ nhị thế chiến, đă t́m gặp nhau để thảo luận lần đầu tiên về những nền móng xây dựng ḥa b́nh qua sáng kiến thành lập Cộng đồng chung Âu Châu. Cũng tại ngôi nhà đại học nầy, nơi tiêu biểu cho sinh hoạt văn hóa không những của Strasbourg, vùng Alsace, mà cả nước Pháp và Âu châu, những bóng ma chiến tranh tôn giáo, đặc biệt giữa Tin lành và Công giáo trong một vài thế kỷ trước đây đă vắng bóng từ lâu, và thay vào đó là đối thoại, hợp tác tích cực hài ḥa giữa hai Phân Khoa Thần học Công giáo và Tin lành đang sát cánh bên nhau, cùng nhau chia sẻ trụ sở, giảng đường và sinh hoạt. Tinh thần gặp gỡ và đối thoại đó anh sẽ nhận ra qua nhiều công tŕnh kiến trúc, nghệ thuật và những trùng hợp lịch sử kỳ thú làm nên nét linh hoạt riêng cho văn hóa thành phố nầy : nào là bức tượng Bà Mẹ chung ôm hai người con trần truồng đặt ngay giữ công trường Cộng Ḥa để tưởng niệm các người nằm xuống v́ chiến tranh, và hơn thế nữa là bài học yêu thương của ḥa b́nh dựa trên t́nh yêu thương ; nào là ngôi thánh đường Saint Pierre le Vieux, nơi Công giáo và Tin lành cùng chung một nơi thừa phượng ; nào là  nhà Banque de France, nơi dây trước đây là Câu lạc bộ sĩ quan nơi C.J. Rouget de l’Isle từng hát lên lần đầu tiên bài La Marseillaise hận thù đằng đằng, nhưng cũng chính ngay nơi ấy Charles de Foucault, một thánh nhân đă mở mắt chào đời, một người lính trong quân đội thực dân đă lấy cuộc sống nghèo hèn, cầu nguyện, phục vụ, đối thoại và gặp gỡ thay cho súng đạn và xâm lăng…...

Nếu Strasbourg nỗi bật là thành phố văn hóa, nơi nâng cao tâm hồn con người để gặp gỡ, th́ cá nhân tôi, gia đ́nh bạn bè tôi và cộng đồng người Việt tị nạn tại đây nói chung cũng có những may mắn ch́m ngập trong bầu khí hiền ḥa đó. Người Việt tị nạn ở Strasbourg và vùng lân cận đến từ nhiều hoàn cạnh sống, nhiều vùng khác nhau của Việt Nam; một số gia đ́nh đến từ các nước Cam-bốt, Lào ; một số khác c̣n là những gia đ́nh có người lai ; có những lớp sinh viên trẻ du học đến đây tị nạn bên cạnh những nhà văn, nhà báo, giáo sư tên tuổi; có cựu thương gia, nông dân, cũng như có cựu quân nhân công chức... Trong hoàn cảnh tị nạn, người người luôn nhận ra nhau là huynh đệ, và cùng chia sẽ nỗi đau buồn ly hương mà thôi. Nét đặc biệt hơn hết của Strasbourg đó là nơi hẹn thường xuyên để những người Việt tị nạn, không những từ các nước Âu Châu, mà c̣n cả Úc châu và Mỹ châu, vượt lên trên khuynh hướng chính trị, lư lịch tôn giáo, tuổi tác và phái tính... cùng nhau nối dài tiếng nói nhân quyền và tự do của đồng bào Việt Nam trong nước. Nếu cổ súy nhân quyền là nét riêng của sinh hoạt cộng đồng người Việt tại Strasbourg, th́ nơi đây, tôi thực hiện được nơi cuộc sống của tôi và chứng kiến được nơi cộng đồng một tinh thần đối thoại, một nếp sinh hoạt gặp gỡ rất tích cực và cụ thể. Những ngày lễ lớn của Chùa, của Nhà thờ công giáo, những ngày lễ Tết, quan hôn tang tế,  hầu như mọi người đến với nhau, cùng dấn thân tổ chức, cùng tham dự các sinh hoạt. Hẳn nhiên, cũng như bên cạnh một Strasbourg văn hóa và gặp gỡ c̣n có một Strasbourg lâu lâu được thế giới biết đến như một thành phố có những khu du côn, vào dịp lễ Saint Sylvestre, từng trăm xe hơi tư nhân bị đốt trong một đêm, th́ cộng đồng người Việt tại đây cũng có những hiện tượng tiêu cực nầy khác ; nhưng bù lại, với vị trí là trung tâm Âu châu, chúng tôi thấy nhiều sinh hoạt tôn giáo, văn hóa có tầm vóc liên kết toàn bộ cộng đồng VNHN được khai sinh hoặc tổ chức tại đây. Năm 1989, Văn pḥng TƯTĐMV VNHN của người Việt công giáo tị nạn trên thế giới đă chọn Trung Tâm văn hóa St Thomas, Strasbourg làm nơi gặp mặt, đặc biệt cổ súy hợp tác giữa giáo sĩ và giáo dân, giữa lớp lớn tuối và thanh niên sinh viên. Năm 1995, nhiều hiệp hội và nhân sĩ sinh hoạt văn hóa của cộng đồng VNHN đă chọn Trung Tâm văn hóa Tinh lành CIARUS để phối trí sinh hoạt và thành h́nh Hiệp hội văn hóa quốc tế Convergence, tức TT Văn Hóa Nguyễn Trường Tộ. Năm 1998, sau những năm tù đày tại Việt Nam, Tổng gíam mục FX Nguyễn Văn Thuận, lúc bấy giờ là một thành viên lănh đạo của giáo triều Vatican, đă kêu gọi các bạn trẻ tị nạn Việt Nam cư ngụ tại Âu châu đến Strasbourg để cùng nhau hướng về La-Vang, cầu xin cho quê hương sớm  an b́nh và phát triển. Và cũng tại Strasbourg năm ấy, chứng nhân t́nh yêu thương và hy vọng nầy đă khai sinh Cộng Đoàn La Vang nhằm quảng bá sứ điệp công lư và ḥa b́nh trong cộng đồng công giáo Việt Nam trong cũng như ngoài nước. Trong tinh thần đối thoại như thế, gần đây, đáp lời kêu gọi của Ủy Ban đối thoại liên tôn Tổng giáo phận công giáo Strasbourg, tháng 3 năm 2004 các cộng đồng tôn giáo người Việt, Đại hàn, các nước trong vùng biển Ấn độ, Tây tạng, Cam-bốt, Lào, TT Văn Hóa Nguyễn Trường Tộ ... đă kêu gọi các vị lănh đạo tôn giáo VNHN sống tại Âu châu đến gặp gỡ và cầu nguyện tại Trung Tâm văn hóa công giáo St Thomas...

Một vài thí dụ điển h́nh về tinh thần khai phóng của sinh hoạt văn hóa tại đây để anh nhận ra nét riêng của sinh hoạt cộng đồng chúng tôi.

 

Những lời tâm sự của ông Chính mặc nhiên tiết lộ rằng trong các sinh hoạt cộng đồng, người tị nạn đầu tiên đến Strasbourg, nếu không phải là người đầu tàu, th́ cũng là một thành viên tích cực trong các ban tổ chức của các sinh hoạt vừa kể.

Đèn rực sáng trong các nẻo đường thành phố vào mùa Giáng sinh. Đâu đâu cũng là Chợ Giáng sinh. Chúng tôi dừng lại bên cạnh một kiosque ở mút đường gần khu phố La Petite France, một khu phố c̣n giữ lại hầu như nguyên vẹn những khu nhà cỗ từ thời Phục Hưng của Âu Châu, để mua những hạt dẻ nướng, và uống một cốc rượu đỏ hâm nóng với quế, vốn  là những đặc sản của Strasbourg vào mùa nầy. Hớp từng ngụm rượu vang nóng, tôi tiếp tục câu chuyện.

 

- Cuộc sống văn hóa, cộng đồng của các anh chị ở đây êm đềm và phong phú như vậy, nhưng về mặt kinh tế và hội nhập vào xă hội, người ḿnh ở đây và nhất là về phía anh và gia đ́nh th́ thế nào so với các nơi ?

 

Ông Nguyễn  Minh Chính : ‘Khác với các nước ‘mới’, nghĩa là những nước như Canada, Úc, Hoa kỳ, nơi mà người ta quen chấp nhận những người xa lạ, những cộng đồng có quốc tịch gốc khác nhau đến định cư, ở Strasbourg cũng như ở các vùng khác tại các nước Âu Châu việc hội nhập và thăng tiến cá nhân dường như vất vả hơn. Khó ḷng sống c̣n nếu không đi thẳng vào cuộc sống ngày ngày và cố hữu của xă hội truyền thống của người địa phương. Chúng ta không những khó ḷng có những sinh hoạt nghề nghiệp, kinh tế riêng trong cộng đồng và phục vụ riêng cho người thuộc cộng đồng của ḿnh, v́ lượng số người của chúng ta quá bé, nhưng ngay cả việc có sáng kiến thành lập những cơ sở kinh doanh hướng đến quần chúng nói chung cũng gặp khó khăn. Khó khăn cũng v́ lượng số người chúng ta giới hạn không đủ sức huy động vốn. Người Việt tị nạn ở đây, ngoài một vài gia đ́nh kinh doanh tiệm ăn, thường th́ đi làm công cho nhà nước hay các xí nghiệp tư. Chung chung, người Việt chúng ta có cuộc sống trung lưu so với người dân địa phương. Nhưng điều quan trọng dường như không phải ở đó một khi đồng bào ḿnh như chỉ nh́n vào con cái và tương lai của chúng làm mục tiêu cho cuộc sống của ḿnh. Về mặt nầy, nếu so với các cộng đồng các dân nhập cư, th́ chúng ta vượt trội. Nói khác, chúng ta đă đạt được mức trung b́nh của việc thăng tiến tương lai cho con em so với người bản địa. Hầu như gia đ́nh nào cũng có con em tốt nghiệp đại học. Khoảng hơn 20 phần trăm các em đă thành công đi vào những ngành nghề có cuộc sống khả quan như bác sĩ, nha sĩ, kỷ sư cao cấp trong các ngành thương mại, kỹ nghệ.

Nhiều bạn bè cho rằng gia đ́nh tôi may mắn hơn ai cả trong cộng đồng, khi họ thấy tôi đơn thân độc mă có thể làm chủ một cơ sở kinh doanh về ngành xây cất, nhất là ở vùng Alsace nầy. Nhận xét của họ không sai khi họ nói nhiều đến chữ may mắn. Thật đúng như thế. May mắn trước hết là Trời cho tôi có đủ th́ giờ và nghị lực để vừa lo việc nhà, vừa tích cực tham gia sinh hoạt cộng đồng, lại vừa có thể xây dựng được một cơ sở kinh doanh. Như tâm lư của mọi người trong cộng đồng, điều hănh diện nhất của tôi là Minh Trí và Mỹ Lư. Cháu trai Minh Trí đă tốt nghiệp cùng ngành với tôi và nay đă làm cho Công Ty Điện Lực Pháp (EDF), c̣n cháu gái Mỹ Lư chỉ c̣n 3 năm nữa là tốt nghiệp trường nha khoa. Hai con tôi và Hương Anh, vợ tôi, một nhà giáo, là thành công ưu hạng của tôi, một thành công mà tôi chia sẻ với hầu hết hoàn cảnh các gia đ́nh người Việt tị nạn chúng ta tại Strasbourg. C̣n về phần cơ sở kinh doanh, thật đúng là nhờ thiên thời, địa lợi nhân ḥa, chứ không do riêng ǵ tài năng của ḿnh.

Như đă tâm sự với anh, tôi đến Pháp với hai bàn tay trắng. Sau một thời gian gấp rút phải học tiếng nói địa phương,  mong thi vào đại học và  hoàn thành học tŕnh dỡ dang ở Tokyo, tôi may mắn được trường đại học ở Strasbourg cho học tiếp.  Phải đợi đến năm 1979 tôi  mới tốt nghiệp ra trường. Những gian nan của hoàn cảnh nhà thuê, con dại, việc làm  bấp bênh không ai tránh khỏi. Nhưng không lâu tôi may mắn hơn nhiều người khi người chủ của tôi đề nghị bán lại cho tôi cơ sở kinh doanh của gia đ́nh ông ta. Hương Anh và tôi đă mạnh dạn nhận lời. Và từ đó cơ sở càng ngày càng phát triển thêm.

 

Chúng tôi rời trung tâm thành phố. Hướng về phía Bắc khoảng 6 km. Một dăy nhà xanh khang trang ở giữa một khu đất rộng lớn ngay giữa Khu kỹ nghệ Hoenheim, đó là công ty HN INGENIERIE, VP nghiên cứu xây dựng do ông Chính làm tổng gám đốc. Ông Chính cho tôi hay cơ sở có 27 nhân viên trong đó có 5 kỹ sư. Trong số những kỹ sư đang có mặt, tôi nhận ra có 1 kỹ sư gốc Việt nam.

 

Nh́n chai rượu vang trắng người nhân viên mang lại trên bàn khách trước mặt chúng tôi, - một loại rượu vang trắng đặc sản vùng Alsace và nổi tiếng thế giới, với h́nh dáng cái chai  thon dài mà người Việt sành rượu không thể không biết -, tôi chợt nghĩ : Thật lạ lùng. Làm sao tưởng tượng được có ngày nơi vùng đất xa xôi Alsace nầy, một cộng đồng người Việt đang sinh sống ! Làm sao một sinh viên người gốc Phan Thiết, ra đi du học tại Tokyo, hôm nay lại làm chủ một VP nghiên cứu xây dựng có tầm vóc quốc gia và quốc tế nơi vùng đất văn vật nầy !

Ba mươi ba năm, mọi sự đổi thay. Thế giới đổi thay. Chỉ mong hai chữ đổi thay đến với đồng bào và quê hương khốn khổ của chúng ta hôm nay.