TẾT TẢN CƯ

 

TRẦN Đ̀NH NGỌC

 

 

 

Khoảng trên 60 năm trước đây, tôi cùng gia đ́nh đă sống một cái Tết thật đặc biệt.

Chiến cuộc lan tràn từ ngày 26-12-1946 giữa Pháp và Việt Minh (VM) mỗi ngày càng khốc liệt. Pháp vận dụng xe tăng, tầu chiến, phi cơ, trọng pháo và các thứ lính Hải, Bộ, Không, Nhảy Dù...từ chính quốc sang quyết đè bẹp lực lượng Việt Minh mới đầu chỉ có dao găm, lựu đạn, súng lục và mă tấu mới ở rừng về thành phố, ở trong Nam là những cây gậy tầm vông. Nhưng sau đó, Việt Minh đă cầu viện Liên Xô, Trung Cộng và các nước trong Khối Cộng sản quốc tế như Tiệp Khắc, Hung gia Lợi, Ba Lan, Đông Đức ...để quyết một mất một c̣n với Pháp.

Lúc đó Pháp không có chính nghĩa, bị coi như kẻ mạnh xâm lăng một nước nhược tiểu, muốn kéo dài vai tṛ chủ nhân ông thuộc địa để hút máu hút mủ dân bị trị  trong khi Việt Minh tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng, nhất là quần chúng nông thôn, là hăy cùng với Việt Minh đánh Pháp giành lại quyền Tự chủ, giương cao ngọn cờ Độc Lập, mưu cầu Tự do, Hạnh Phúc cho toàn dân Việt.

Lời tuyên truyền ấy có hiệu quả vô song bởi hầu hết dân Việt đă sống kiếp nhục nhằn nô lệ trong 80 năm dưới sự thống trị tàn ác của thực dân Pháp và hơn 1,000 năm dưới gót sắt giặc Tàu qua nhiều lần xua quân chiếm đóng lănh thổ nước ta nhưng đă bị các anh hùng dân tộc Việt đánh cho tan nát phải chạy về Tàu.

Ngoài ra, sau trận đói tháng Ba năm Ất Dậu, làm chết gần 2 triệu người dân Bắc Việt, nguyên nhân từ Pháp và Nhật và mấy lí do khác nữa, người dân Việt đă căm thù Pháp và Nhật tận xương tủy. Nay có lời kêu gọi kháng chiến giành Độc lập th́ từ một cháu bé tiểu học cho đến các cụ già phải chống gậy, ai nấy đều muốn hi sinh thân ḿnh, của cải của ḿnh  cho đại nghĩa dân tộc mà không hề nghi ngờ ǵ. Đó chính là cái thế toàn dân quyết thắng, Diên Hồng vùng lên  ông Hồ chí Minh, lănh tụ đảng Cộng Sản, và đảng của ông đă được hưởng.

Từ thành phố đến nông thôn, không khí chiến tranh lan tràn, h́nh như đâu cũng ngửi thấy mùi thuốc súng khét lẹt và mùi tử khí tanh tưởi âm u trong gió. Quay qua quay lại phía nào cũng thấy khói lửa mù trời, nhà cửa, ruộng vườn, đền đài, miếu mạo, nhà thờ, trường học, tu viện các tôn giáo, nói chung là những kiến trúc lớn...bị cháy tan hoang, có những làng quê bị cháy gần hết ngay những ngọn cau, ngọn tre cũng bị ngă gục, xém rụi, cảnh tượng vô cùng thê thảm. Người bị thương, bị phỏng nằm rên la, không thuốc, không băng bó; c̣n người chết phải đợi đến đêm tối bó chiếu mang ra đồng e ban ngày máy bay Pháp đi tuần trông thấy sẽ bắn và bỏ bom, càng thêm tan nát. Người may lắm có được cái phản cưa ra làm săng (ḥm) v́ những hàng bán săng chạy tản cư hết cả, vả lại không có gỗ xẻ sẵn th́ lấy ǵ làm săng, làm ḥm? Chưa có thời ḱ nào người dân nước ta chịu khổ đau cùng cực như thế suốt từ 1945-1954!

Các đường giao thông đều bị gián đoạn. Đường xe lửa bị phá quá nửa, kể cả các nơi không cần thiết phải phá. Việt Minh ra lệnh cho du kích các làng xă, thôn xóm phải phá hết theo lệnh tiêu thổ kháng chiến, đồng không nhà trống để vô hiệu hóa quân Pháp. Đường ô-tô chạy liên lạc tỉnh này với tỉnh kia th́ đào hoặc phá bằng ḿn thành những cái hố sâu ngập đầu người, dài vài, ba chục mét, không xe nào đi được dù là xe đạp. Nếu không đào hố th́ đắp mô thật lớn ở giữa đường để ngăn chận xe cộ các loại, trừ xe đạp. Việt Minh nói là phá, đắp để xe tăng, tầu ḅ của Pháp hết khiển dụng nhưng Pháp chưa cần bao nhiêu mà người dân nông thôn hết đi lại làm ăn, có chút lúa thóc để làm mùa cũng phải dốc ra ăn. T́nh cảnh túng quẫn, đói kém cả nước vô cùng ngặt nghèo, khổ sở. Đường sông, thuyền bè đi lại ban ngày, Pháp nghi là tầu, thuyền chở tiếp tế cho VM nên máy bay sà xuống bắn phá, người chết, đ̣ tầu tan nát. 

Quê tôi, tổng Trà Lũ, thuộc phủ Xuân trường, tỉnh Nam Định. Gia đ́nh tôi rời Hải Pḥng để về quê từ giữa năm 1947 với hi vọng có thể sống qua ngày với vài mẫu ruộng tư điền do ông bà nội để lại cho thầy mẹ tôi, vẫn cho người trong họ hàng cấy rẽ từ lâu. Ngoài ra c̣n dăm sào vuờn trồng chè tươi, cây ăn trái và rau cải. Lúc b́nh yên, chè tươi được hái quanh năm có thể dùng tiền đó mua thức ăn như thịt thà, tôm cá; trái cây trong vườn như cam, quưt, hồng, cau, khi được mùa cũng được bán thêm cặp ít nhiều c̣n rau cải đủ cung cấp cho cả gia đ́nh quanh năm không phải mua ở chợ.

Kể từ hồi chiến tranh, việc học của anh tôi và tôi bị gián đoạn luôn luôn. Thực ra lúc đó có ai c̣n tâm trí nghĩ đến học hành. Đang ngồi ăn cơm tự nhiên một quả bích kích pháo hay một quả đạn đại bác ở đâu vèo vèo bay tới, nổ tung, có khi chết nguyên một gia đ́nh. Đang trên đường đi chợ huyện, chợ tỉnh mua bán chút đỉnh nhu yếu phẩm hàng ngày chợt ba, bốn chiếc phóng pháo cơ của Pháp ở đâu lao tới bắn phá và bỏ bom, người ngả như rạ; c̣n nhà cửa, lều chợ hoặc những đống rơm, đống rạ, chuồng trâu, chuồng ḅ cháy ngút trời xanh.

Trường học, từ tiểu đến trung học dĩ nhiên đóng cửa hấu hết. Giả sử có trường c̣n hoạt động v́ ở trong khu an toàn th́ cũng thiếu giáo sư. Thầy đi dạy là trông vào lương để nuôi gia đ́nh; chính phủ mải lo đánh nhau không phát lương, c̣n học tṛ toàn con nhà nghèo tiền đâu đóng học phí cho thầy? Những vùng do Việt Minh kiểm soát, họ đâu cần để ư đến giáo dục. Làm dân công khiêng đạn hoặc xung vào tổ giao liên, tổ du kích đối với họ quí hơn ngồi mà tụng dăm, ba chữ vô bổ (cho chiến tranh). Chẳng vậy họ Mao, sản xuất ra cái gọi là Maoism đă từng tuyên bố:”Trí thức không bằng cục phân”. Câu này được các cấp cán bộ lớn nhỏ học tập và là một trong những giáo điều quan trọng của chủ nghĩa Cộng sản khiến trí thức bị ngược đăi, trù dập đến phải chối bỏ cả cái vốn trí thức của ḿnh để đẹp ḷng cấp trên (vốn dốt nát). Nguyễn Tuân, tác giả “Vang Bóng một thời”, đă chẳng từng nói:”Sở dĩ tôi c̣n sống đến ngày nay là v́ tôi biết sợ.” Đúng, phải biết sợ mới sống được!

 

Người ta c̣n nhớ ngày 16-10-1949 quân đội Liên Hiệp Pháp nhảy dù xuống vùng Hành Thiện, Bùi Chu và đặt một Tổng hành dinh ngay tại Hành Thiện, nơi xuất phát những cuộc hành quân tảo thanh du kích VM ở các xă thuộc phủ Xuân Trường, và các huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nam Trực, Nghĩa Hưng, Trực Ninh...Mạch tiếp tế quân sự là từ tỉnh Nam Định, đi qua Cổ Lễ, xuống Hành Thiện và xuống tận đồn Lạc Quần để ảnh hưởng toàn vùng bao gồm các phủ huyện nói trên.

Gia đ́nh tôi không di tản vào thị xă Bùi Chu (tỉnh mới) như những gia đ́nh khác. Lí do giản dị là ở cái thị xă c̣n lèo tèo đó, chúng tôi không có phương tiện sinh sống trong khi vẫn c̣n phải bám lấy mảnh đất của gia đ́nh nơi chôn nhau cắt rốn. Vả lại c̣n bà con, họ mạc, xóm giềng, bạn hữu... chúng tôi c̣n có thể xoay xở đủ sống, không sung túc như trước kia nhưng cũng không quá thiếu thốn với ngày hai bữa. Vườn, ao và vài mảnh ruộng với ít thóc lúa trữ được từ mùa trước có thể giúp gia đ́nh tôi qua cơn ngặt nghèo để đợi mùa sau hi vọng trồng cấy dễ dàng hơn.

 

                                                                   ***

 

Bữa đó là đầu tháng chạp âm lịch, chính xác năm tôi cũng đă quên, mẹ tôi gọi con cái vào căn nhà ngang, bảo:

“Bố các con đi biền biệt không về, ở nhà chỉ có mẹ con ḿnh. Mẹ ra đường thấy người ta có vẻ chuẩn bị Tết, mẹ nghĩ đến các con nên dù trong không khí chiến tranh, ḿnh ở giữa hai lằn đạn của đôi bên, mẹ cũng muốn cho các con ăn một cái Tết vui vẻ kẻo sau này biết đâu xẻ đàn tan nghé, mẹ con không được đoàn tụ nữa.”

Mẹ tôi nói đến đó cảm động, giọng bà lạc đi, nghẹn ngào... Bà ngưng một chút lấy lại b́nh tĩnh rồi tiếp:

“Vậy mấy chị em bảo nhau xay, giă gạo nếp, ra vườn kiếm lá giong, lá chuối gói bánh chưng, mẹ sẽ đưa tiền cho Lạng - chị lớn chúng tôi, tên chồng - đi chợ dùm mẹ để mua thịt thà, tôm cá và đồ gia vị cần thiết. C̣n 20 ngày nữa mới Tết nhưng mẹ sợ t́nh h́nh này không chắc có chờ được tới Tết. Vậy cứ chuẩn bị đâu đó ăn Tết trước một tuần cũng được.”

Chị Lạng lĩnh ở mẹ một ít tiền và hăng hái đi chợ phiên mua đồ. Tôi được giao một công việc nhẹ: ra vườn cắt lá giong, lá chuối và kiếm tre chẻ lạt buộc bánh.

Thời tiết tháng chạp ở miền Bắc lạnh khan. Gió heo may hun hút thổi xuống, lùa cái lạnh vào da thịt làm buốt như những mũi kim đâm mặc dù tôi đă mặc hai áo cánh và áo len bên trong, bên ngoài là cái áo trấn thủ chần quả trám và phía dưới là hai cái quần nâu dầy. Tre nhà tôi trồng xung quanh vườn rất nhiều, lựa một cây tre lạt (không già, không non) thật dễ nhưng lá giong nhà tôi thưa thớt, chẳng c̣n đủ, tôi phải đi qua nhà ông bác họ, bác Viên, xin thêm một ít nữa mới đủ gói vài chục tấm bánh.

Chuẩn bị hai, ba ngày mới đủ mọi thứ để gói bánh. Có tiền nhưng thịt thà, cá mú không có, đường đậu cũng không. Thực phẩm và nhu yếu phẩm như dầu lửa, dầu lạc, đá lửa, hộp diêm (quẹt), hạt tiêu, cánh hồi, các vị thuốc bắc dân ta thường dùng làm thuốc cao đan hoàn tán v.v...khan hiếm, t́m đâu cũng không ra. Người có, họ giữ lại cho gia đ́nh họ dùng, người sẵn tiền mua tích trữ mong sau này bán lấy lời. Đá lửa và thuốc Dagenan (thuốc trị bá bệnh lúc đó) là hai thứ dân buôn lậu rất thích v́ dễ cất giấu mà có lời nhiều, ai cũng cần nên bán rất chạy.

Ngày mẹ và các chị tôi bày biện gạo nếp đă ngâm, đỗ xanh, thịt ba chỉ, lá giong ra cái phản lớn ở ngay nhà ngang để bắt đầu gói bánh chưng là ngày thật vui trong gia đ́nh. Anh Tuyến và anh Lạng, hai anh rể tôi,  bẻ sẵn góc bánh; tôi nổi lửa trong bếp hơ lạt cho dẻo, mẹ và các chị tôi ngồi gói, chuyện tṛ rôm rả, nếu người ở một nước khác nh́n vào cứ tuởng là thời b́nh gia đ́nh xum họp, vui vẻ. Theo ư mẹ tôi, bà muốn gói chừng hai mươi lăm cái bánh, vừa đi biếu, vừa để ăn trong mấy ngày “Tết sớm”. Gị thủ, thịt đông, dưa cải bẹ nguyên cây và dưa hành đă có đủ, chỉ việc xào nấu thêm vài món nữa là có mâm cỗ Tết coi được.

Trước kia, bao giờ bánh cũng gầy nấu về đêm vào những ngày giáp Tết. Bây giờ, ban đêm không dám để le lói ánh lửa lọt qua vách bếp v́ du kích Việt Minh trong làng đă ra lệnh cấm để ánh lửa và khói lọt ra, quân Pháp nh́n thấy sẽ câu đạn moọc-chê vào làng. Nhà nào không tuân lệnh sẽ bị bắt về đồn công an tra khảo, nhốt tù chưa biết tội vạ sẽ nặng như thế nào, nếu không th́ cũng bị du kích xả súng bắn bừa vào nhà cho ḱ tắt ngọn lửa mới thôi.

V́ thế, bánh chưng chỉ được nấu ban ngày, nếu vàng vàng mặt trời bánh vẫn chưa chín th́ cũng phải dập lửa củi đi, sáng rơ ngày mai ninh tiếp. Nấu hai, ba lửa thế này, bánh không ngon, có khi bị chương, bị hấy (sống) nhưng biết sao hơn? Ở vào thời loạn li, mạng người như con ong cái kiến, sống được là may mắn lắm rồi!

Chuyện củi lửa ban đêm c̣n có thể kiểm soát được chứ chuyện chó sủa du kích đi ŕnh ṃ ban đêm th́ thực là nan giải, là ngoài sức tưởng tượng của con người. Chó nào thấy người lạ không sủa:

 

Chó đâu có sủa lỗ không

Chẳng thằng ăn trộm cũng ông ăn mày.”

(Ca dao)

 

Ban đêm, du kích Việt Cộng đi ŕnh ṃ ở bụi tre, gốc dứa, chó thấy sột soạt tất nhiên sủa báo cho chủ nhà cho ḱ du kích đi khỏi lănh thổ của nó mới thôi. Nhưng có nhiều du kích nổi hứng, tiện tay có súng, đưa cho chó một phát. Thế là chó chết lăn quay; chó chết nhưng chưa hết chuyện. Ngày hôm sau, chủ chó c̣n bị đ̣i ra đồn công an xă làm việc tới nơi tới chốn, bị nhốt và bị phạt tiền, lại mất con chó giữ nhà, đau hơn hoạn.

 

Nhà tôi cũng có con Vàng, chó đực, nuôi đă bốn, năm năm, to lớn, rất khôn, xưa nay giữ nhà thực chu đáo. Nay có lệnh “bài trừ chó” của du kích xă, mẹ và chúng tôi rất bối rối. Giết nó đi ăn thịt th́ không nỡ mặc dù thịt, nói chung, lúc đó rất hiếm. Làm sao có thể nuốt miếng thịt con chó thân thương coi như kẻ ăn người ở trong nhà? Đem bán nó đi cho người ta th́ cũng tiếc v́ biết chắc người ta cũng sẽ giết thịt nó chứ đâu có nuôi. Người ta cũng đang ở trong trường hợp “Cấm nuôi chó” khẩn trương.

Mẹ tôi và chúng tôi ngồi bàn hai buổi tối mà không t́m ra giải pháp trong khi lệnh cấm tuyệt chó chỉ c̣n 5 ngày. Tôi chợt có ư nghĩ là ban đêm nhốt nó ở trong buồng phía tây gần bờ ao. Nếu nó có gầm gừ v́ có người lạ, toan sủa th́ chính tôi là người nằm trong cái buồng đó phải ôm lấy cổ và vỗ vào lưng nó cho nó yên tâm không sủa. Cả nhà coi như thượng sách, đồng ư thi hành.

Nhưng chỉ được hai đêm, đến đêm thứ ba tôi mệt quá chịu không nổi. Vàng là loại chó quá thính tai, có khi tôi chẳng nghe thấy ǵ mà nó đă gầm gừ trong họng như có người đă đột nhập vào trong vườn. Chẳng trách khoa học khám phá ra thính giác của chó bén nhậy hơn của con người 70 lần. Dù đang thiu thiu ngủ, tôi phải choàng dậy, nhẩy khỏi giường và cái chăn ấm, ôm lấy nó. Có khi tôi đang ngủ say, nghe nó sủa, tôi mới choàng dậy rồi mẹ tôi từ buồng bà sang ôm lấy tôi trong khi tôi đang ôm nó. Mẹ bảo tôi:

“Như thế này là không được, con ạ. Chúng bắn vào nhà th́ chết hết cả nhà mà suốt đêm mẹ có dám chợp mắt đâu!”

Tôi thương mẹ quá! Cuộc đời bà đă biết bao khổ cực v́ chồng, v́ con (bố tôi đi làm cách mạng trong VN Quốc dân đảng. Ông đă sang cả Tàu, cả Nhật với các đồng chí, đi hoài không về), giờ này lại khổ v́ chó. Thế là kế hoạch giữ chó của tôi tiêu tan.

Nghe nói ở thành phố Nam Định, người ta chịu nhận nuôi chó. Thế là mẹ tôi bàn với anh Lạng mang chó lên tỉnh đem cho người ta, những người nhận nuôi chứ không nhận giết. Anh Lạng chỉ là dân buôn bán nhưng anh khoẻ mạnh như nông dân, đi bộ rất giỏi và thuộc đường đất, vứt anh vào đâu anh cũng kiếm đường về nhà được. Anh kiên nhẫn và chịu cực, chịu khó, làm việc ǵ làm đến nơi đến chốn, không chịu bỏ ngang dù khó khăn bao giờ.

Mẹ tôi phải nắm sẵn cơm nắm bó vào mo cau và rang vừng giă muối lại đưa thêm chút tiền uống nước dọc đường  và đi đ̣ ngang cho anh Lạng dắt chó đi Nam Định.

Lúc anh Lạng buộc giây vào cổ kéo con Vàng ra đường, nó cứ tŕ lại không chịu bước. Mẹ tôi phải ôm nó và vuốt ve khuyên nhủ y như với đứa con:

“Mày phải đi chứ ở nhà người ta bắt mày làm thịt. Tao cũng thương mày lắm nhưng không thể giữ mày được. Hăy ngoan ngoăn đi nhé!”

 Sau đó, nó mới bước đi theo anh Lạng, đôi mắt nó đỏ hoe cũng không khác ǵ mắt mấy mẹ con chúng tôi.

Con Vàng lủi thủi đi rồi, từ mẹ tôi đến chúng tôi ai cũng cảm thấy một mất mát lớn. Nhưng chúng tôi yên tâm hơn v́ từ nay không sợ du kích bắn vào nhà nữa. Chúng tôi chỉ cầu mong sao cho con Vàng được vào một gia đ́nh khá giả và biết thương nó.   

Phải 4 hôm sau anh Lạng mới về đến nhà, trên vai vác một đoạn tre, ở đầu tre buộc một cái gói bằng mo cau. Mẹ tôi giở gói ra thấy hai chục bánh đa sống, chục bánh gai Vĩnh Bảo, một gói khoảng 1 kg bột sắn và một hũ mắm rươi đậy thật kín.

Việc đầu tiên khi vừa vào tới nhà là anh nằm lăn ra phản rên hừ hừ. Anh bị nóng lạnh, sốt rét, nóng như than hồng trong ḷ, tiếp theo cơn lạnh run cầm cập.

Mẹ tôi và chị Lạng lo cuống cuồng, đi hái các thứ thuốc Nam như hương nhu, tía tô, gừng, sả... nấu nước cho anh uống với mấy viên thuốc cảm (thuốc Nam); sau đó nấu một nồi nước cho anh xông cho mồ hôi tóa ra rồi ăn bát cháo hành thật nóng.

Cũng hơi bớt nhưng cái chân sốt rét, chắc do muỗi anophèle chích khi anh ngủ đường ngủ chợ, không dứt được. Chị Lạng cậy cục măi mới kiếm được thím Liên là người hay đi buôn Đồng Quan, Chợ Đại, Cống Thần, Nhật Tựu, Đống Năm, những nơi có nhiều hàng ngoại hóa từ trong thành phố lớn đưa ra như Hà Nội, Hải Pḥng, Thái B́nh, Nam Định v.v...Thím Liên bán cho chị Lạng, chỉ c̣n có 6 viên, kí ninh (quinine) quí hơn vàng lúc đó. Anh Lạng uống 6 viên trong 3 ngày nhờ vậy cơn sốt rét mới lui. Lúc đă hơi khoẻ, anh kể câu chuyện đem chó đi cho thật là trần ai. Mẹ và chúng tôi vừa thương anh chịu cực khổ với con Vàng, vừa buồn cười ra nước mắt v́ bước đường lưu lạc của anh.

Anh Lạng kể có đầu đuôi, khi anh và con Vàng ra khỏi cổng làng trời đă sáng rơ. Du kích Việt Minh đêm đi ŕnh ṃ nên giờ này đă về đồn công an hoặc về nhà ngủ thẳng cẳng. Nếu thấy anh dắt cho đi, chúng sẽ hỏi và làm khó ḱ cho anh phải tặng chúng con chó mới yên. Đêm hôm canh gác xót ruột, dăm ba bữa lại có cờ tây ngả ra đánh chén với nhau, c̣n ǵ thú bằng. Càng thú khi chó là chó cho không, không phải tiền bạc ǵ. Rượu trắng với gia vị xoay xở cũng không khó, chúng thiếu ǵ cách để mua mà không phải trả tiền có khi người bán cố nài ép cho chúng lấy để yên bề làm ăn sinh sống. Chỉ một lá cờ tam tài nhỏ bằng bàn tay giấu trong bụi tre ban đêm rồi ban ngày cho dăm tên du kích đeo mă tấu tới khám, lôi lá cờ ra là khổ chủ phải lậy như tế sao. Một ṿ hay hai ṿ rượu cũng dễ thôi! Ngoài ra, chỉ hỏi một cách lương thiện không cần gian trá, những nhà giầu có hoặc có máu mặt trong làng, trong tổng thấy chúng đến, chúng chưa mở lời đă phải đón ư rồi đồng ư. Ngoan cố sống không yên đâu. V́ thế, vừa phải đem đi tỉnh cho, vừa bị cái nạn “rựa mận” của du kích xă, chó trong các làng quanh vùng tôi vắng hẳn, mười con không c̣n một.

Anh Lạng và con Vàng cứ theo con đường cái quan trải đá đắp cho ô-tô chạy đi từ Bùi Chu, song song với sông Ninh Cơ, lên đến thành phố Nam Định. Buổi trưa, nghe chuông chùa hoặc chuông nhà thờ báo ngọ, anh Lạng kiếm cái gốc cây có bóng râm cạnh đường, hai thầy tṛ ngồi lại nghỉ và giở cơm nắm muối vừng ra ăn. Ăn xong, xuống bờ sông, bờ ruộng, người lấy tay vục nước uống, c̣n chó th́ nhúng cả mơm xuống uống cho đă. Xong lại lên đi. Từ hồi chiến tranh lan tràn, các quán bán nước, bán cơm dọc đường cũng vắng dần. Khách bộ hành, thông thương không c̣n lai văng th́ bán cho ai?

Phải chịu là con Vàng đi khoẻ, anh Lạng nói vậy. Anh đi chừng nào, nó đi chừng đó, anh nghỉ nó mới nghỉ, mặc dù nó cũng thở há mơm, thè lưỡi v́ mệt.

Khoảng bốn giờ chiều hôm đầu tiên, lúc chủ tớ vừa ngồi xuống nghỉ ở gốc cây đa ven đường được mấy phút th́ súng nổ lộp độp ở lũy tre xanh bao bọc một ngôi làng nhỏ cách đó khoảng hơn 1km. Súng mới đầu thưa, càng lúc càng bắn rát, lại có cả tiếng “moọc chê” câu ục một cái và nghe tiếng đoàng như đất lở trời long.

Chủ tớ sợ dúm vó, nhất là con Vàng, nó sợ chết hơn người nữa; nó lồng lên làm anh Lạng sút mất sợi giây. Nó đeo sợ giây chạy băng xuống ruộng; anh Lạng phải chạy theo nó bén gót trong khi anh thấy lố nhố những người lính của bên nào không rơ, đang chạy, ẩn nấp và bắn từ phía ngoài lũy tre vào làng.

Lúa ruộng đă gặt hết tuy nhiên c̣n rạ, lại có thửa đang xếp ải ngang bụng. Nhờ thế, anh Lạng khom người xuống thật thấp cho lính khỏi trông thấy và luồn đi theo những luống ải. Nhưng con Vàng th́ mất tăm mất tích, ruộng nương bát ngát bao la thế này, lại g̣ đống san sát, bụi cây um tùm, làm thế nào anh có thể kiếm lại được con Vàng?

Khoảng hơn một giờ sau, tiếng súng im hẳn nhưng trời cũng bảng lảng sắp tối. Anh Lạng đeo mo cơm nắm hăy c̣n một nửa trên vai (định để tối ăn) đi trên bờ ruộng (đắp rất nhỏ v́ sợ tốn đất), gọi con Vàng. Tên nó là Kiki nên vừa đi, anh vừa nghểu nghến xung quanh t́m nó, vừa kêu chỉ đủ nghe:

“Kiki! Kiki! Kiki!”

Anh không dám kêu lớn v́ sợ người trong làng nghe được ra hỏi han tŕnh giấy, bắt bớ lôi thôi.

V́ mắt anh phải láo liên nh́n đây nh́n đó, lại lo sắp tối đến nơi, chủ một nơi, tớ một nẻo, lo ra trăm mối, anh bỗng bước hụt xuống một cái hố phân người ta trữ để bón lúa. Hố sâu quá, người anh gần ch́m nghỉm dưới hố, may mà nó chỉ lên khoảng ngang ngực, phân tro bầy nhầy như đống bùn ao. Giây đeo mo cơm sút ra văng đâu mất, cái nón đội trên đầu anh cũng văng luôn. Một mùi hôi hám phà vào mũi anh khiến anh muốn ngộp thở.

Tuy bị dơ nhưng không quá lạnh, anh Lạng b́nh tĩnh bám tay vào bờ và trèo lên. Bùn quá trơn mà thân anh hơi nặng nên anh cứ leo lên được một tí th́ nó lại tụt xuống. Mím môi mím lợi bám lấy đám cỏ gà cạnh đó cho bớt trơn, anh Lạng dùng hết sức trèo lên khỏi hố phân, anh vừa mệt đứt ruột vừa ngán: phân tro bám dính từ ngực anh trở xuống như người đi đóng bùn ao.

Bỗng anh nghe tiếng chó rít khe khẽ phía sau, quay lại là con Vàng đang đứng nh́n anh vẫy đuôi mừng tíu tít. Chỉ v́ cái con chết tiệt này mà anh khổ, anh Lạng thầm nghĩ, rơ giận nó muốn thoi cho nó một đấm, nhưng rồi anh nghĩ lại, anh không oán nó mà lại mừng rỡ,  kêu:”Kiki, Kiki”. Nó chẳng phải là người bạn độc nhất cần thiết của anh sao? Anh mắng yêu nó vài câu và vuốt nhẹ vào lưng nó vài cái.

“Mày làm tao ra thế này, mày thấy không Kiki?”

Nào có có hiểu ǵ, nó chỉ mừng được gặp lại chủ, đứng vẫy đuôi mừng.

Trời sập tối. Anh Lạng kiếm được một cái lạch gần đó bèn nhào xuống giặt giũ, tắm rửa. Anh không có quần áo khô để thay nên phải vắt kiệt bộ quần áo ướt mặc trở lại, run cầm cập v́ lạnh. Cái giây c̣n ḷng tḥng, anh Lạng lại dắt nó đi gập ghềnh qua mấy bờ ruộng, trở ra đường cái. Trong bụng anh, anh chỉ mong thấy được một cái quán bên đường hoặc ngôi nhà nào đó gơ cửa vào trọ qua đêm và kiếm chút ǵ ăn đỡ v́ tối nay hai thầy tṛ chưa có ǵ vào bụng.

Con Vàng làm như biết lỗi, nó cắm đầu đi ngoan ngoăn, không hó hé một tiếng mà cũng không nh́n chủ. Anh Lạng bước nhanh nó cũng bước nhanh, anh đi chậm nó cũng đi chậm. Hai thầy tṛ cứ lủi thủi đi trong bóng đêm như hai bóng ma. Quang cảnh vắng tanh vắng ngắt.

Chợt anh Lạng nh́n thấy khoảng vài trăm thước trước mặt có một cái quán nhỏ. Anh mừng rỡ rảo chân đi tới. Nó không phải quán hàng hoặc cũng từng là quán bán hàng nhưng chủ nhân đă bỏ đi, để trống. Ngoài cửa quán có những vết chân trâu sâu hoắm nên anh Lạng đoán có thể mục đồng chăn trâu cắt cỏ qua lại thường vào trú mưa, trú nắng hoặc bày vài tṛ chơi nhỏ bên trong.

Anh Lạng khẽ gọi nhưng không ai thưa. Anh lách ḿnh qua cái phên liếp vào bên trong thấy ấm hơn bên ngoài. Con Vàng theo anh bén gót. Chợt anh thấy trong góc có vài cục than hồng c̣n le lói. Anh mừng quá sờ sẫm ṃ vào cái bếp với ba ḥn đầu rau c̣n nóng hổi chứng tỏ có người vừa mới đun xong. Sờ sẩm chung quanh, anh chạm tay mấy lọn rạ và củi khô. Anh cho rạ vào cục than hồng trong bếp và thổi phù phù. Chỉ c̣n một cục than hồng vừa bằng đầu ngón tay út c̣n tất cả đă ngàn tuy c̣n sức nóng. Anh Lạng biết rằng phải khéo léo lắm mới gây lửa từ cục than nhỏ xíu đó thành một bếp lửa để sưởi ấm anh và con Vàng đang sắp chết giá. Anh biết phải làm thật nhanh kẻo cục than tắt ngúm th́ khốn khổ, anh quơ thêm rạ, ṿ trong hai bàn tay cho nó mềm ra, uốn tṛn cho nó thành như một cái tổ chim mềm mại, xong gắp cục than hồng nhỏ xíu đó bỏ vào giữa cái tổ chim. Hai tay anh đưa cái tổ chim ấy lên vừa tầm rồi nhẹ nhẹ thổi cho lửa từ cục than bén từ từ sang cái tổ chim. Là một người ở thôn quê lâu ngày, anh gây lửa rất khéo. Thế là chỉ mười lăm phút, cái tổ chim đă thành một mồi lửa lớn. Có ánh sáng, anh Lạng đi ṿng xung quanh gian bếp kiếm thêm rạ và củi khô nhưng anh cũng sợ không dám để ngọn lửa lên cao quá sợ ở ngoài đường nh́n thấy. Anh Lạng yên trí thầy tṛ không c̣n sợ chết cóng nữa.

Nhưng c̣n cái đói? Anh phải t́m ra cái ǵ để ăn. Anh ra phía sau. Một cái vườn nhỏ hiện ra trước mắt. Vườn trơ trụi không có ǵ v́ đang mùa Đông.

Cái đói bắt anh Lạng phải ṃ và sờ khắp vườn xem c̣n cái ǵ nhai được. May quá, mắt anh nh́n thấy mờ mờ vài luống đất đang đào giở. Anh lại gần th́ ra là luống khoai lang, giây khoai lang đó đây c̣n đan trên luống. Anh kiếm một cành cây chắc và nhọn đầu, dùng nó bẩy tiếp chỗ đang đào. Khoai rụng ra. Có củ bằng cổ tay, có củ nhỏ hơn. Mừng quá, anh Lạng vơ lấy dăm củ đem vào bếp. Anh vùi khoai vào tro nóng và đốt thêm rơm rạ cho khoai chín. Khoảng tiếng sau, hai thầy tṛ anh ung dung ngồi nhai khoai dưới ánh lửa bập bùng. Con Vàng chẳng e ngại cái mùi hôi từ người chủ toát ra mà khi chủ nằm vào cái ổ rạ th́ nó đến nằm ngay dưới chân.

Anh Lạng chờ sáng rơ mới dám dắt chó đi. Đi quá sớm ở chỗ lạ, hai bên Pháp - Việt Minh không biết cứ thế bắn th́ khốn.

Chủ tớ tới bến đ̣ Cựa Gà vào lúc 12 giờ trưa. Ba, bốn chiếc phà chở khách qua lại, cả những xe của đoàn công-voa của Pháp. Ngay trên bến đ̣, vào sâu khoảng vài chục mét, có cái chợ họp khá đông.  Anh Lạng dắt chó vào chợ th́ gặp ngay một cái chợ chó kẻ mua người bán tấp nập. Chó để trong lồng nhốt gà, chó nhốt trong cũi, chó dắt tay, chó đă bị trói bốn cẳng và mơm, chó mẹ và đàn chó con đang bú...thôi đủ hết.

Anh Lạng chưa kịp suy nghĩ thêm th́ một anh lái chó, rồi anh nữa, anh nữa, tay cầm cái tḥng lọng, túi áo cánh phồng to cài kim băng ra vẻ nhiều tiền, đến hất hàm hỏi:

“Bao nhiêu?”

Anh Lạng đều lắc đầu. Một anh lái tức quá nh́n trừng trừng vào mặt anh Lạng như muốn nuốt sống ăn tươi:

“Không bán th́ mang chó đến đây làm ǵ ? Hả?”

Tiếng “hả” hắn quát thật to cho anh Lạng sợ, nhưng anh không sợ. Anh lủi thủi dắt chó đi.

Bỗng có một ông lăo mặc bộ quần áo trắng, đi giầy da. đeo kính trắng, dáng điệu ung dung, chững chạc, lịch sự, rảo bước theo anh mà nói:

“Anh kia ơi, anh dắt con chó Vàng ơi, đứng lại cho tôi hỏi đă.”

Anh Lạng đứng dừng, quay đầu nh́n lại. Giáp mặt, ông lăo hỏi:

“Này, tôi xin lỗi, anh đem chó đến đây nhưng không bán, vậy định làm ǵ? Có thể cho lăo này biết được không?”

“Thưa cụ, cháu không định bán cho người ta giết thịt. Cháu chỉ cho nó cho người nào biết thương chó, quí chó v́ con chó này rất khôn, đem giết uổng lắm.”

Ông lăo nh́n qua nh́n lại con Vàng lấy làm ưng ư. Quả là con chó thật khôn lại giúp chủ nhiều việc. Ông bảo anh Lạng:

“Lăo coi hai chủ tớ anh đă có vẻ mệt và khát. Vào cái quán kia lăo đăi bát bún riêu, ăn rồi nói chuyện.”

Thấy ông lăo tử tế, anh Lạng dắt chó đi theo. Chó được một bát cơm lớn; c̣n anh Lạng, hai bát chiết yêu (tô) bún riêu, rau sống, rau thơm. Ông lăo cũng ăn một bát.

Ăn xong, anh Lạng nói cho ông lăo rơ ư định. Ông cười khà khà:

“Nếu vậy th́ cháu gơ đúng cửa rồi. Lăo bảo đảm lăo sẽ nuôi con chó này cho đến khi nó chết. Lăo không phải người tham tiền đâu. Về nhà lăo gần đây ngủ một đêm, sáng mai hăy trở về làng.”

Anh Lạng dắt chó đi theo. Quả ông lăo là người khá giả, có nhà cao cửa rộng. Ông đă có hai con chó khá đẹp nhưng ông ưng con Vàng hơn.

Vậy là con Vàng nhập bọn với hai con bạn mới, một đực, một cái, nhỏ tuổi và nhỏ con hơn Vàng. Mới gặp mà ba con chó đă trửng giỡn với nhau như đă quen lâu ngày. Ông lăo gọi con giết gà làm cơm, lại kiếm một bộ quần áo c̣n khá tốt của người con trai ông cho anh Lạng, bảo con dắt anh ra bến sông tắm rửa sạch sẽ. Ông lăo giữ anh Lạng ở chơi thêm một ngày sau đó mới cho về.

Sáng kế tiếp, anh Lạng từ giă ông lăo và gia đ́nh ông. Khi anh bước ra ngơ, con Vàng theo chân anh nhưng anh quay lại, ngồi xuống ôm cổ nó bảo:

“Mày phải ở đây hầu hạ, trông nhà cho cụ. Mày không thể về làng được. Người ta giết mày, nghe không?”

Sau câu nói, nó không theo anh Lạng nữa nhưng đứng thừ người nh́n anh cho đến khi anh đi khuất.

Ông lăo đưa ra một số tiền tương đương giá con chó ở ngoài chợ, nói là để trả anh Lạng nhưng anh không lấy mà chỉ xin một nắm cơm đem theo ăn đường. Lẽ dĩ nhiên ông lăo thỏa măn hết và c̣n gửi hai chục tấm bánh đa đường (thứ chưa nướng), một chục bánh gai Vĩnh Bảo, một kí bột sắn và một hũ mắm rươi cho anh đưa về làm quà cho gia đ́nh. Ông lăo bảo vùng ông về mùa giáp Tết, rươi nhiều lắm và mắm rươi là thứ đặc sản có tiếng thường đem lên Nam định và Hà Nội bán cho những người sành ăn.

Lượt về, v́ không có chó, anh Lạng đi nhanh hơn nhưng qua ngày rưỡi đầu cực khổ, đói khát, lạnh lẽo, tinh thần căng thẳng v́ mất chó, v́ chiến trận dọc đường, anh quị ngay khi vừa về đến nhà.

Mẹ tôi và chúng tôi nghe anh kể lại lúc anh chới với dưới hố phân, cười đau cả ruột. Thỉnh thoảng, mấy ngày sau, chị Lạng lại cầm lấy cánh tay áo của anh đưa vào mũi hít hít:

“Coi xem, c̣n có mùi hôi không?” làm mẹ con tôi lại phá lên cười. C̣n anh Lạng th́ có vẻ xấu hổ v́ đă sơ ư tệ hại như thế.

 

                                    ***

 

Chỉ c̣n đúng một tuần là Tết. Bố tôi đi biền biệt chưa về. Có người bạn của bố về báo cho mẹ hay rằng, bố đang ở một vùng nào đó giữa biên giới Trung Hoa-Việt Nam thuộc vùng Cao bằng, hay Lạng Sơn ǵ đó. Mẹ ở nhà cứ lo cho bố héo hắt cả người.

Dù sao những sinh hoạt của con cháu không thể bỏ. Mẹ tôi định chiều hôm đó sắp sẵn cỗ bàn cúng gia tiên rồi cho con cháu ăn uống v́ tất cả đều đă sẵn sàng. Sáng sớm, khi cả nhà c̣n đang ngủ, bỗng nghe tiếng đạn xé gió trên không rồi những tiếng nổ “đoàng” đinh tai nhức óc làm như nó nổ ngay trong làng chúng tôi.  Mọi người đều nhốn nháo cả lên trong khi đạn cứ “véo, véo” trên đầu.

Chú Hội là em họ mẹ tôi, nhà ở ngay sau nhà tôi, từ ngoài ngơ băng qua sân vào bảo mẹ tôi và chúng tôi, vừa thở vừa nói:

“Nghe nói quân Pháp đổ bộ lên bến đ̣ Sa Cao, sẽ tiến về làng ḿnh và mấy làng lân cận. Chị và các cháu lo gom góp quần áo mà tản cư thôi!”

Mẹ tôi níu tay chú:

“Chú bảo bây giờ đi đâu?”

“Em tính chạy xuống phía Ngô Đồng cho xa chỗ quân Pháp đóng. Ỡ Ngô Đồng có nhà bác Bội, tạm trú ở đó rồi tính sau.”

Nói xong, chú Hội chạy biến về nhà. Mẹ tôi hỏi hai anh Tuyến và Lạng, các anh nói chẳng c̣n chỗ nào tốt hơn. Ḿnh phải ra khỏi trận địa tức là đi xuống phía biển, chứ đi ngược lại là gặp Tây.

Thế là ai vào việc nấy. Mẹ tôi đă may sẵn những cái tay nải (một loại túi dài bằng vải kaki Nam định rất bền rất chắc để đựng bất cứ thứ ǵ, đeo trên vai), ruột tượng để thắt vào lưng và thêm vài đôi quang gánh, thúng hai bên chất đầy đồ đạc cho một người khoẻ sức gánh. Quần áo quan trọng nhất, thứ đến là thực phẩm. Bánh chưng luộc xong, mẹ tôi đă sai các chị đi biếu đâu vào đấy hết, những ông chú, bà d́ của bố mẹ tôi, những ông bà thông gia v.v... C̣n lại hơn chục chiếc, anh Lạng bỏ vào thúng cho các chị đội. Gạo bỏ vào tay nải vác trên vai, cũng như quần áo. C̣n tiền bạc th́ mẹ tôi bỏ vào ruột tượng thắt vào lưng.

Chúng tôi khép cổng ngơ lại và ra khỏi nhà lúc chín giờ sáng, khi nghe tiếng chú Hội la ầm ầm ở bên ngoài:

“Chị Biểu ơi, mẹ con chị xong chưa? Lúng túng ở đó măi chết hết bây giờ!”

Chúng tôi đă cuống, nghe chú giục càng cuống hơn, bước theo chú mà chân ríu lại, tay và hàm th́ run v́ lạnh và sợ.

Cũng may khi chúng tôi đi, đám du kích xă đi đâu hết nên không gặp trở ngại mà cũng không bị đạn bích kích pháo sà xuống hỏi thăm. Dọc đường, người đi tản cư đông quá, gánh, đội, mang xách đủ hết. Có người bỏ hai đứa con vào hai cái thúng hai bên quang gánh, gánh đi, lôi thôi, lếch thếch, vô cùng khổ sở.

V́ có chiếc máy bay bà già (Morane) trên đầu làm hiệu cho tầu chiến đậu ngoài sông bắn vào khi máy bay nghi là có bộ đội VM, chúng tôi vừa đi vừa phải kiếm chỗ núp, lại không dám mặc những thứ quần áo có mầu lộ liễu như trắng, xanh, đỏ. Những mầu này, người ta nói, trên máy bay dễ nh́n thấy nên chỉ mặc đồ đen hoặc nâu, lẫn lộn với mầu đất. Hơn nữa, phải tránh ba mầu cờ tam tài của Pháp v́ vô t́nh có thể bị du kích kết tội và xử phạt ngay.

Khi gia đ́nh tôi và gia đ́nh chú Hội xuống đến Ngô Đồng  th́ bác Bội và vợ con đă đi khỏi, chẳng biết đi đâu. Ngủ trọ một đêm tại đó, sáng hôm sau chúng tôi theo đoàn người tản cư sang vùng Đống Năm, Thái B́nh rồi từ đó bắt đầu một cuộc đời tản cư vô định.

Chuyện tản cư c̣n rất dài nhưng câu chuyện phải mang chó đi cho đă kết thúc.

Từ một đất nước của tôi có quá nhiều biến loạn này, tôi nghiệm ra, trừ miền thượng du Bắc Việt, v́ chiến cuộc, tôi đă đặt chân hầu hết các tỉnh vùng đồng bằng sông Nhị Hà. Trong 4 năm sau cùng của miền Nam từ 1971-1975, tôi cũng đă đi gần khắp từ Bến Hải đến Cà Mau ra cả Hà tiên, Phú Quốc. Tôi không nghĩ một công dân ở một nước may mắn không có chiến tranh như đất nước Việt Nam của tôi, thí dụ Thụy Sĩ, Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy, Hà Lan v.v... lại  bôn ba, xuôi ngược khắp nơi như tôi, già trước tuổi trong những lần tản cư chạy giặc thập tử nhất sinh. Nhiều lúc ngồi nghĩ lại, tự hỏi sao ḿnh có thể sống sót được trong những hoàn cảnh hiểm nguy và nghiệt ngă đến thế!        

 

Bút Xuân  TRẦN Đ̀NH NGỌC