Từ

huyền thoại nhân bản

ưu tư về

thân phận con ngưi

 

Nguyễn Đăng Trúc

 


 

Ôi,  con người! con  người!

 vực thẳm kinh hoàng [1] 

 

 

 

Trào lưu nhân bản thời Phục Hưng Tây Phương

 

                                                 

Ưu tư về thân phận con người là đề tài muôn thuở của các nền văn hóa, nhưng chữ nhân bản (humanisme) là một sáng kiến của lịch sử văn hóa Tây phương thời Phục Hưng. Vào thời  Hạ Trung Cổ Âu châu, người ta đă muốn đồng hóa tự nhiên và siêu nhiên: một mặt tục hóa thần thánh, mặt khác lại nóng ḷng muốn vất bỏ tức khắc thân phận hữu hạn, trần thế của con người.

Văn hào Dostoievski trong tác phẩm Anh em nhà Karamazov đă cô động tâm thức của thời kỳ lịch sử này qua nhân vật Vị Đại Phán Quan. Câu chuyện giả tưởng xảy ra vào thế kỷ 16 tại thành phố Séville, Tây Ban Nha, đúng vào thời điểm phán xử kinh hoàng các người bị đánh giá là lạc đạo. Khi vị đại phán quan vừa cho xử thiêu từng trăm nạn nhân của ḿnh, th́ Đức Kitô lại đến thăm viếng những người con Thiên Chúa ngay nơi pháp trường. Ngài chữa lành bệnh tật, làm phép lạ cho một người chết sống lại. Mọi người ca tụng, tung hô Ngài.

Khi chứng kiến cảnh tượng đó, vị Đại Phán Quan nổi giận và ra lệnh tống giam Đức Kitô. Đêm đến, ông đến pḥng giam, phiền trách Đức Kitô về sự hiện diện của Ngài... Ông c̣n hăm đe:

 

"Đừng nói ǵ cả, câm đi ... Tại sao ngươi lại đến phá rối chúng ta? V́ ngươi phiền hà chúng ta, ngươi biết điều đó mà ..."

 

Tuy nói thế vị Đại Phán Quan lại chờ đợi Đức Kitô trả lời, nhưng Ngài không nói ǵ chỉ thinh lặng nh́n ông. Rồi bổng nhiên,  Ngài đến gần và hôn lên người ông.

 

"Ông già đùng ḿnh, môi ông mấp máy; ông đi đến cửa, mở ra và nói: Ngươi đi đi, đừng trở lại nữa... đừng bao giờ trở lại nữa!"

 

Đức Kitô không được mời trở lại nơi Giáo hội và nhân loại nữa, v́ cơ chế của Vị Đại Phán Quan một mặt muốn biến sức mạnh yêu Thương của Đấng Cứu Độ thành quyền bính của César, và mặt khác muốn đồng hóa ḿnh với Đức Kitô sống lại với tất cả quyền bính trên trời dưới đất. Ngay sự đồng hóa này c̣n đi quá Mặc Khải về sự sống lại của Đức Kitô; v́ theo Mặc khải, th́ chính Cha Ngài đă cho Ngài được sống lại, chứ không phải Ngài tự ḿnh đi ra khỏi sự chết.

Trước đây cơn cám dỗ của Adam và Eva muốn biết bằng Thiên Chúa, th́ nay là sự đồng hóa thân phận con người đang sống trong lịch sử với một Đức Kitô đă chiến thắng thời gian. Từ ư định đó những ǵ c̣n là thời gian, thân xác, vật chất tức khắc trở thành tiêu cực, vết tích của sự ác, hỏa ngục, cần phải diệt bỏ.

Nói theo ngôn ngữ biểu tượng của văn hóa Á Đông, con người của thời Trung Cổ đă muốn ḿnh chỉ làm bằng chất trời, mà quên yếu tố ngườiđất. Âm ỷ từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 15,  một số nhà văn học ở Ư, Pháp, Đức, Ḥa Lan ... đă muốn thoát ly nền văn hóa "không người", c̣n được gọi là t́nh trạng man rợ của kinh viện "gothique" thời Trung Cổ, để quay về với cái học nhân văn của La-Hy trần tục. Tiền kiến đó mở đầu ra một thời mới dựa trên uy thế của lịch sử Âu châu cổ xưa; một thời mới được gọi là thời Phục Hưng. Và những nhà văn học có công truy t́m văn hóa Hy Lạp đă bị lăng quên, trau dồi cổ ngữ…, th́ được gọi là các nhà nhân bản.

Hậu ư của  chữ nhân bản được phát minh ra thời bấy giờ là chống lại, hay đúng hơn là quên đi con người tôn giáo (homo religiosus) của văn hóa "thiếu đất, thiếu người" nơi kinh viện.

Trong khuôn khổ của hậu ư này, nhà nhân bản không phải chỉ là nhà thông thái về các bộ môn văn học Hy Lạp xưa, mà c̣n tiền kiến định nghĩa con người chỉ có "đấtngười", và trời kia chỉ là dự phóng của "người trần" mà thôi. Ch́nh v́ vậy mà vào các thế kỷ sau,  khi chữ nhân bản mang một nội dung tổng quát hơn, và không nhất thiết liên quan đến việc quay lại thời cổ xưa của lịch sử,  th́ cốt lơi của cách đặt vấn đề con người như thế vẫn hàm ngụ trong việc sử dụng từ ngữ nhân bản.

Vấn đề đặt ra ở đây là thực sự có phải chỉ vào thời này, nghĩa là thời Phục Hưng Tây phương, lần đầu tiên con người trở thành vấn nạn cho chính ḿnh hay không? Nói cách khác khi gọi tên các học giả thời Hạ Trung Cổ và Phục Hưng là các nhà nhân bản, có phải mặc nhiên nh́n nhận họ là những người khám phá ra được yếu tính thực sự của con người hay không? Hay ở đây đă có một sự phô trương, quảng cáo, lấy chữ để loạn nghĩa?

Nh́n vào lịch sử văn hóa nhân loại nói chung, con người luôn vẫn là vấn đề của tư tưởng. Ngay cả thời Trung Cổ Tây phương, không phải vấn đề con người không được đặt ra, nhưng v́ sớm chuyển con người thành "một loại thiên thần" nên tai họa là người đối với người có lúc tàn ác hơn cả thú vật và ác quỉ. Pascal đă phải đưa ra nhận xét:

 

"Người không phải là thiên thần cũng không phải loài vật, và tai họa đẩy đưa cho ai muốn làm thiên thần th́ làm thành thú vật"       (Pensée 358)

.

Thực vậy, các nhà nhân bản không phải là những bậc tiên phong đặt vấn đề con người. Socrate trước đó đă lấy lại lời sấm ngôn của Đồng Nữ để làm phương châm cho cuộc truy tầm chân lư của ḿnh "Người ơi, hăy biết ḿnh". Thánh Augustinô thời Thượng Trung Cổ đă khắc khoải kêu lên: "tôi là ai?". Đó là những sự kiện trong muôn vàn sự kiện khác của các nền văn hóa.

Như thế chữ nhân bản được dùng hàm ngụ một thách đố về tư tưởng mà, các thế kỷ sau, các triết gia sẽ dần dà bộc lộ một cách rơ rệt hơn. Đó là thách đố muốn tôn vinh con người làm chủ vũ trụ và vận mệnh của ḿnh. Dấu chứng là ngay giữa thời Trung Cổ vào cuối thế kỷ 12 đầu thế kỷ 13, một con người đă vươn ḿnh lên trên tư duy trừu tượng của truyền thống triết học đương thời, thoát ra ṿng vi của cơ chế quyền lực để thân cận với mọi người, làm bạn với tạo vật trời-đất, chim muông, cây cỏ, mưa gió, trăng sao..., con người đó là thánh Phanxicô Assisi: vị thánh gây nhiều hứng khởi cho ngay các nhà nhân bản, nhưng chính ngài th́ không phải là một nhà nhân bản.

Pascal cũng truy cứu văn hóa cổ xưa, cũng là nhà khoa học, cũng đă suy tư về thân phận con người, hoàn cảnh của cuộc sống xă hội, đổi thay của lịch sử..., nhưng nhà tư tưởng này cũng không  phải là một nhà nhân bản.

 

Như thế nhân bản là ǵ?

 

Trong tác phẩm "Bức thư bàn về nhân bản" gởi cho Jean Beaufret vào tháng 12 năm  1946, Martin Heidegger đă gián tiếp nêu lên cách hiểu chung chung của mọi giới về nhân bản như sau:

 

Nếu người ta hiểu một cách tổng quát nhân bản là nỗ lực làm cho con người được tự do v́ nhân tính của ḿnh và giúp cho nó khám phá phẩm giá của chính ḿnh, th́ nhân bản khác nhau tùy theo quan điểm của người ta về "tự do" và "bản tính" con người. Cũng bằng cách đó, các phương tiện thực hiện nhân bản cũng được phân biệt khác nhau.[2]

 

Theo nhận định cô động này, th́ mọi nỗ lực suy tư của con người từ cổ chí kim đều có thể được gọi tên là nhân bản. Và cũng theo nhận định đó th́ ước mơ thiết định một Nền Nhân Bản chỉ là một nỗ lực vô vọng theo sức của chính con người, v́ mỗi một người đều có những quan điểm khác nhau về "tự do" và "bản tính" của ḿnh. Nhận định đó không phải là lập luận lư thuyết, mà là thảm kịch thật sự của lịch sử đang xảy ra giữa các cuộc tương tranh nhân danh những nền nhân bản trái nghịch nhau. Và đó cũng là một trong những dấu chỉ cho chúng ta hiểu lư do tại sao chữ nhân bản lại không xuất hiện vào các thời kỳ Tiền Phục Hưng.

Đức Phật đă trổi vượt về sự dè dặt này. Ngài đă ngộ được rằng phận làm người gắn bó với thời gian trôi chảy, qua đi, sinh đó, tử đó, không biết trụ vào đâu.Mỗi khoảnh khắc suy tư là một "ngă" khác nhau được đắp đổi tùy sự biến hóa ma mảnh của "dục", tức là biến thái của "khổ" uyên nguyên. Khổ uyên nguyên đó là nền của hiện sinh con người, nền không do con người làm ra, và cũng không vượt qua được, dẫu bằng suy tư, tưởng tượng, ước muốn hay bất cứ một khả năng hữu hạn nào của ḿnh.V́ thế, nền đó cũng là không có nền tảng nào cả theo dự kiến của con người, c̣n gọi một cách tiêu cực là Nirvana, là cái không phải sở chấp của chính con người.

Sách Trung Dung của Trung Hoa, khi khởi đầu để thiết định bản tính con người, th́ cũng đặt nền ở "Thiên Mệnh" - Thiên Mệnh chi vị tính. Nói đến Thiên Mệnh th́ cũng chỉ xác quyết một điều là tính con người vốn là duy nhất, nhưng cái nền duy nhất đó lại không phải trong tầm tay với của nỗ lực con người tạo ra. Nếu Nho học có chủ trương hành động, th́ hành động này là "trung" "thành", không khác với câu định nghĩa của Martin Heidegger :

 

Yếu tính của hành động là“thành“. “Thành“ nghĩa là: khai triển một sự vật ǵ trong sự toàn măn của yếu tính nó, đạt đến sự toàn măn đó, producere. Do đó  điều thật sự được thành toàn là cái đă ở đấy.[3]

 

Nói cách khác "thành" cũng là "trung" với tính vốn là thiên mệnh. Thực vậy, qua các tác phẩm của Platon, Socrate cũng cho thấy khi lấy câu "Người ơi, hăy biết ḿnh" làm  phương châm để hướng dẫn tư tưởng, th́ ḿnh sẽ cảm nhận được rằng điều ḿnh biết chính là sự ngu muội của chính ḿnh. Và đạo lư làm người không phải tự ḿnh làm nên mẫu mực cho ḿnh và tự ḿnh là thước đo vạn vật như các nhà tự nhận là thông thái, c̣n gọi là ngụy biện gia đương thời với ông chủ trương, nhưng là ư thức và tôn trọng Đại Mẫu Mực hay gọi là Hồng Phạm, vốn ở trên tài sức của con người làm ra. Ở đây Socrate đă gặp Khổng Tử khi ngài nói : "thuật nhi bất tác", “ta truyền lại mà không tự tạo ra“.

Và câu nói của Lăo Tử có lẽ là gay gắt hơn cả trước thái độ của những kẻ bạo gan lấy chính tài sức của ḿnh để thiết định nhân tính, phân định phải trái, tốt xấu, quên Đạo, vốn siêu vượt lên trên phán đoán hữu hạn của con người. Ngài nói:

 

Thiên địa bất nhân

Dĩ vạn vật vi sô cẩu                              (Đạo Đức Kinh - V)

(Trời đất không có nhân

Coi vạn vật như loài chó rơm)

 

Và cũng qua tác phẩm Đạo Đức Kinh ta thấy được tại sao các học thuyết nhân bản tiếp theo thời Phục Hưng được gọi là các chủ nghĩa tân thời. Có thể có sự trùng hợp giữa sự ưu thắng của các nền nhân bản trong vận hành lịch sử cận đại và hiện kim, nên từ ngữ chủ nghĩa tân thời thường được hiểu lầm là cái ǵ mới mẻ, cập nhật với thân phận của con người trong lịch sử ngày nay. Kỳ thực chữ "Kim = ngày nay"  của Lăo, cũng như chữ tân thời được dùng như một chủ thuyết lại hàm ngụ một nội dung "có tính cách văn hóa, tư tưởng".

 Kim và tân thời là thời của tự thân (= le soi), lấy con người làm nền do chính tự sức ḿnh xây nên, để lớn lên trong việc chế ngự thiên nhiên và thực hiện dự phóng lịch sử tương lai của ḿnh do ḿnh vạch ra. Ư định đó đi kèm với tiền kiến gạt bỏ những tương giao với kẻ khác ḿnh, và những ǵ vượt quá tầm tay với của con người.

 Kim, thời đại mới, thời không thể chấp nhận thời xưa theo lối nói thi ca như Lăo Tử dùng nơi các thành ngữ cổ chi, tích chi, như ngôn ngữ văn hóa của Trung hoa và Hy lạp gọi là hồng phạm, là đại mẫu mực vượt lên bất cứ thước đo và tính toán nào của con người trong lịch sử. Xưa là lưu ư một thời của huyền thoại Nghiêu Thuấn mà Khổng T nh li, thời của Adam và Eva đang cư ngụ trong mối tương giao thân mật với Thiên Chúa. Xưa ở đây gợi lên cảnh vực siêu việt (= là tương giao của con người vượt lên tự thân để gặp gỡ kẻ khác) và cảnh giác con người nh đến phẩm giá thần thánh“linh ư vạn vật” của ḿnh.

 

 

 

Học thuyết nhân bản và thời đại tân kỳ

 

Dồn dập vào các thế kỷ 17, 18, 19 Tây phương, các triết gia tân thời thiết định dần dần khung trời mới, con người mới của các kỷ nguyên nhân bản này. Theo quan điểm mới gọi là nhân bản, nền tảng siêu việt, ẩn kín không phải thực chất, nhưng được quan niệm là sản phẩm của khả năng tạo h́nh do chính con người. Nói cách khác con người không phải được ví như ánh dọi của một Mặt Trời, hay là h́nh ảnh của Thiên Chúa theo quan điểm của Do Thái giáo và Kitô giáo, nhưng Mặt Trời kia, Thiên Chúa kia là sản phẩm của chính trí tưởng tượng của ta và ḷng ước muốn tuyệt đối của ta tạo ra. Từ đó điều mà tôn giáo gọi là Mầu Nhiệm, tức là Một Thực Thể ẩn kín đối với khả năng tiếp nhận của con người, nay trở thành h́nh ảnh, câu chuyện hoang đường, được xếp vào loại văn chương huyền hoặc.

Trên b́nh diện ngôn ngữ, ngoài chữ nhân bản, chúng ta thấy xuất hiện những chữ viết hoa: Ánh Sáng, Con người, Nhân loại, Tôi (Tôi suy tư của Descartes, Tôi tiên nghiệm của Kant, Husserl) Lịch sử, Tiến bộ...

Nếu đọc lại những pho sách của các truyền thống văn hóa, ta sẽ ngỡ ngàng v́ những đổi thay điên đảo về từ ngữ. Soren Keerkegaard đă phải thốt lên:

 

Những ǵ xưa kia người ta hăi hùng xem như là những biểu lộ của phản kháng vô đạo th́ nay trở thành dấu hiệu của một bản chất sâu xa và tuyệt  diệu .[4]

 

Do đâu có những sự kiện lịch sử lạ thường đó?

Theo Martin Heidegger, đây chỉ là một trong nhiều cách biểu lộ trong lịch sử về một sự hiểu lầm và sử dụng lầm tư tưởng, phát xuất ngay từ thuở b́nh minh của nền văn hóa Hy lạp. Nền văn hóa đó chi phối vận hành lịch sử triết học Tây phương, và nay đang chi phối toàn cầu. Buổi b́nh minh đó đă xây dựng tư tưởng ḿnh trên vật thể (xét như là vật thể = étant en tant que étant), thay v́ truy nguyên ư nghĩa của hữu thể (Être). Ngôn ngữ Tây phương khi dùng chữ tham thể (étant), th́ đă hàm ngụ rằng tham thể đó thông dự vào Hữu thể, mà Hữu thể là cái gốc bên trên mọi thay đổi, nguồn của thời gian, nhưng không đồng hóa với một vật thể nào thuộc thời gian. Nhưng triết học đă đổi thay âm hưởng thi ca nơi chữ nầy, và biến đổi ư nghĩa của tham thể ấy thành “ tự thân“ (= un soi), thành một vật thể tự đủ cho ḿnh, trong bản chất bất di bất dịch của ḿnh, và lấy vật thể đó làm đối tượng cao nhất của nền tảng siêu h́nh học. Từ đó dẫu có thổi phồng một vật thể làm tối thượng cho các vật thể khác, th́ rốt ráo nó vẫn là vật thể. Kết quả là tham thể cũng không c̣n là tham thể chân thật trong bản tính thông dự vào Hữu Thể. Và thời gian là thân phận của tham thể cũng không c̣n được lư đến. Nói cách khác, từ thuở b́nh minh của triết học Tây phương, tư tưởng đă nh́n con người là ông Tề Thiên, quên thân phận hữu hạn của ḿnh khi nghĩ rằng do khả năng lư trí có thể tự đồng hóa với Hữu thể. Kết quả là Hữu thể siêu việt bị hiểu lầm như toàn khối của các vật thể, nên tính cách Thần thánh cũng vắng bóng trong triết học; và con người đă được xếp vào một loại vật thể, một ư niệm trừu tượng không cần biết đến ư nghĩa của thời gian, là nỗi khắc khoải, khát khao Hữu Thể.

Thời Trung Cổ Tây phương, mặc dầu mang lấy danh hiệu Kitô giáo, nhưng tự căn như đă được xây dựng trên nền tảng của nếp suy tư truyền thống triết học Hy lạp. Hậu quả là tương quan Yêu Thương giữa Thiên Chúa và con người không c̣n là nền tảng thiết yếu của tư tưởng. Tư tưởng được giản luợc là sự hiểu biết, đo lường sự vật; và đồng thời lấy thước đo sự vật nầy để suy nghĩ, phán xét về bản chất, thân phận con người và cả Thiên Chúa! Chân lư, đạo lư không dựa trên tương quan Yêu Thương, nhưng dựa trên tiêu chuẩn hiểu biết của lư trí, của sự phân biệt hai cảnh giới vật chất, thể xác, hữu h́nh… và bên kia là thế giới của trí năng, siêu nhiên, vô h́nh. Từ tiền kiến văn hóa nầy, con người tôn giáo (homo religiosus) không c̣n được cảm nhận là hơi thở, là ánh dọi, là nỗi khát khao Thượng Đế, nhưng là con người khắc khổ, ép xác, chế ngự thế giới vật chất để thành tiên, thành thánh, do tài năng ḿnh và cho lợi ích của  riêng ḿnh.

Bây giờ chúng ta hiểu, tự tiềm thức, nhân bản thuyết trong lịch sử Tây phương luôn ấm ức chống đối lại h́nh ảnh của con người tôn giáo bị hiểu lầm đó. Nhưng khi phản kháng chống lại con người tôn giáo kia, th́ các thuyết nhân bản cũng ở trong khuôn khổ suy tư của nếp cũ truyền thống. Nói cách khác, các nhân bản thuyết đảo lộn cơ cấu nhận thức về con người truyền thống, nhưng không đặt vấn đề tận căn là ngay cả toàn cơ cấu ấy. Ngược hay xuôi, cũng đă lệch đường. Ngược lại không có nghĩa là khác đi.

Vật thể trừu tượng, tổng quát, phi thời gian làm nền cho siêu h́nh cũ, th́ nay được thay bằng là cái tôi suy tư ở vào một hoàn cảnh nhất định, một khoảnh khắc thời gian’tự biến thành vĩnh cửu’, làm điểm khởi đầu đặt nền cho hữu thể và chân lư [5]. Trong chiều hướng nói ngược thuộc khuôn khổ phán đoán "Có-Không" của siêu h́nh học và luận lư học truyền thống, Goethe đă mô tả hướng đi của các nền nhân bản mới qua h́nh ảnh của Faust. Faust nhận Méphistophéles làm thầy, và tên gọi của vị thầy đó là chối bỏ.

 

Ta là khí lực luôn chối bỏ...

 

Ở cuối tác phẩm Faust, Méphistophéles nầy đă tóm gọn quan điểm của thân phận con người trong các nền nhân bản tân thời như sau:

 

Ở đây, thuộc về ta

 

Và để giải thích thêm về ư đồ căn đế nhất của Faust, Goethe đă tráo câu nói của thánh Gioan, trong phần dẩn nhập Tin Mừng thứ tư như sau:

 

Khởi thủy là hành động

 

Chúng ta sẽ gặp những nội dung then chốt đó trong tư tưởng của Kant và Nietzsche.

Hành động để xóa Lời.

Lời hàm ngụ sự trao đổi, chân nhận sự khác biệt, độc đáo của kẻ đối thoại.

Hành động là một từ ngữ thường dùng trong văn hóa truyền thống. Adam và Eva lấy tay hái trái biết lành biết dữ để có kiến thức bằng Thiên Chúa. Nhà Phật gọi là Karma, là  hành động tự làm nên ngă của ḿnh, từ đó nảy sinh muôn vàn chủ thuyết về thế giới con người. Hành động là chữ tác trong câu nói của Khổng Tử "thuật nhi bất tác". Hành động khởi thủy của Faust hàm ngụ nội dung truyền thống, đó là ta làm nên ta.

Tiếp theo ư định căn đế "ta làm  nên ta", là khung cảnh phải thuộc về ta, tức là lịch sử phải do ta làm chủ  lấy ngay từ bây giờ. Trong khung cảnh thế giới toàn là ta và h́nh ảnh,  vết tích của ta, th́ hẳn tha nhân và những ǵ c̣n cao hơn tha nhân đều là kẻ thù nghịch, một hỏa ngục theo lối nói của  Jean-Paul Sartre (- kẻ khác là hỏa  ngục). Nietzsche đă đi sâu vào căn cơ của ư định c̣n tiềm ẩn của các nhân bản thuyết để tŕnh bày rốt ráo như sau:

 

Ư niệm "Thiên Chúa" được bày đặt ra như là phản đề đối kháng với sự sống; và trong ư niệm đó là tất cả những nguy hại, đầu độc, chối bỏ, tất cả sự thù hận bệnh hoạn chống lại sự sống; tất cả những điều này được dồn tóm vào một nhất thống đáng nguyền rũa!  Ư niệm về "bên kia thế giới", về "quê hương chân thật" được bày đặt ra chỉ với mục đích là hạ thấp giá trị của một thế giới duy nhất đang hiện hữu, là từ chối mục đích và  phận vụ phải hoàn thành cho chính thực tại trần thế của chúng ta! Ư niệm "linh hồn bất tử" đă được phịa ra với mục đích duy nhất là coi rẻ thân xác, làm cho nó thành bệnh hoạn - thành "thánh"! -, là đề cao một thái độ thờ ơ đáng lo ngại trước tất cả những ǵ ít nhất phải được quan tâm trong cuộc sống: những vấn đề thực phẩm, nhà ở, giáo dục, chữa bệnh, vệ sinh, thời  tiết! Thay v́ lo sức khỏe, th́ chỉ biết "sự cứu độ" của linh hồn. [6]  

 

Những ǵ Nietzsche và các thuyết nhân bản chống đối,- ư niệm về Thiên Chúa, linh hồn bất tử, thế giới  đời sau...-,  lại hàm ngụ những nội dung hạn hẹp đầy tiền kiến của truyền thống siêu h́nh học duy lư cũ, và đặc biệt trong các tác phẩm của Kant.

Đi trước Hegel và ảnh hưởng rất nhiều trên triết gia này,  Kant là nhà tư tưởng cố tâm đặt lại câu hỏi về triết học trong tương quan với thân phận con người. Trong cuốn "Lịch sử triết học", Emile Bréhier đă nhận định:

 

Từ cuối thế kỷ 18 đến ngày nay, không có một tư tưởng triết học nào, trực tiếp hay gián tiếp đă không lấy việc nghiên cứu học thuyết của Kant làm điểm khởi đầu:Do đó thường người ta có khuynh hướng xem triết học kiểm thảo không phải như một giai đoạn nhất thời của lịch sử các ư tưởng, nhưng như một khám phá có tính cách quyết định, vạch ra một làn ranh thật sâu giữa quá khứ và tương lai. [7]

 

Khám phá mới của Kant được gọi là kiểm thảo, tức là giật ḿnh tự đặt vấn đề xem thật sự con người có thể biết được những ǵ, và gián tiếp đặt lại vấn đề xem con người là ǵ. Nhưng nặng nợ với tiền kiến của câu hỏi truyền thống triết học Hy lạp, công việc kiểm thảo của Kant cũng không vượt qua khung của sự hiểu biết về sự vật như là sinh hoạt cao nhất và hầu như duy nhất của tư tưởng. Khả năng hiểu biết đó gọi là lư tính, mà con người, với thân phận của ḿnh, vốn  (= tiên thiên) có được như thế nhưng với một cách thế đặc biệt. Cách thế đó ở vào việc tiếp thu sự vật. Con người với cách thế của lư tính nơi ḿnh chỉ tiếp thu h́nh ảnh sự vật trong việc "h́nh dung sự vật" (représentation), khác với việc trực tiếp tiếp nhận chính bản chất của sự vật như khả năng của Thiên Chúa. Chính nhờ ư thức phương cách tiếp nhận sự vật đặc loại này, con người ư thức được sự hữu hạn của ḿnh.

Đến đây, là điểm tân kỳ của Kant, điểm tân kỳ được tiếp nối măi cho đến các lư thuyết nhân bản về sau. Điểm tân kỳ đó là khởi đầu làm lại chính ḿnh với cái sẵn có nơi ḿnh  (cái sẵn có đó c̣n gọi  là "tiên thiên").

 Nói như Faust th́ công việc khởi đầu làm lại ḿnh và do ḿnh mới đúng là thế giới của "ở đây, thuộc về ta", hay như Voltaire là chăm lo cho chính mảnh vườn của ḿnh. Kant đă cảnh giác tư tưởng triết học truyền thống về hữu hạn tính là thân phận của con người; nhưng khác với sách Trung Dung khi sách này không những nhắc nhở tính bởi thiên mệnh, mà c̣n nhắc thêm là khi suất tính ấy trong thời gian, khi hành Đạo, con người cần cẩn trọng trước những điều c̣n ẩn kín.

Ngay từ điểm khởi đầu của con người tân thời của Kant, bóng dáng kẻ khác lời nói cũng chấm dứt để chỉ c̣n ngă tiên nghiệm t́m sự hiểu biết, và làm nên chính ḿnh qua sự hiểu biết đó. Lời nói nay chỉ là những mệnh đề tổng hợp các kiến thức của chính ḿnh. Toàn bộ cuốn "Kiểm thảo lư tính thuần lư" không có lấy một bóng dáng một ai khác ngoài cái tôi và đối vật của sự hiểu biết của ḿnh. Thượng Đế được thoáng nêu lên ở một hai hàng của mấy trang đầu, và nói như J.P.Sartre sau này, đă trở thành một xác chết không tương quan ǵ đến cuộc sống của con người tân thời:

 

Thượng Đế đă chết: chúng ta không muốn nói là Thượng Đế không hiện hữu, cũng không phải là không hiện hữu nữa. Thượng Đế đă chết: trước đây Ngài nói với chúng ta và nay Ngài làm thinh, chúng ta chỉ c̣n đụng đến xác Ngài. [8]

 

Và khi cần phải tạo ra một ư niệm Thượng Đế do đ̣i hỏi của cấu trúc hợp lư của lư trí hữu hạn, th́ tùy nhu cầu của con người mà phải đặt ra. Chính v́ thế, trong một phần như là bản phụ đính, Kant lại nêu lên ư niệm về Thượng Đế phần biện chứng tiên nghiệm như một yêu sách của lư tính con người nhằm điều hợp cấu trúc của quan điểm triết học. Nhưng theo Nietzsche, ư niệm đó lại trở thành một chướng ngại không cần thiết cho hiện sinh:

 

Ư niệm về Thiên Chúa từ xưa đến nay đă là một sự chống lại hiện sinh. Chúng ta chối bỏ Thiên Chúa: Chỉ có cách đó chúng ta mới cứu được thế giới. [9] 

 

Thời gian gắn liền với sinh, lăo, bệnh, tử, là dấu vết của lời nhắc nhở thân phận hữu hạn của nhân sinh, nay được Kant biến thành thời gian làm điều kiện cho sự hiểu biết, một thời gian vô tận: "điều kiện chủ quan cho tất cả các trực giác mà chúng ta có thể có" [10]. Nói theo  Schopenhauer "Trước Kant, chúng ta đă ở trong thời gian, th́ từ Kant chính thời gian ở trong  ta" [11]. Mảnh vườn nhà ta (mà Voltaire muốn dành cho con người) nay không c̣n hàng dậu nào ngăn cách nữa, v́ khung của nó là không gian và thời gian do nhu cầu hiểu biết mà đă trở thành vô tận. Nay có thể nói như Faust:  tất  cả thuộc về ta. Nhờ trí tưởng tượng là một khả năng lạ lùng mà ta có, tri thức con người có thể nối kết ngă độc tôn tổng hợp liên tục với thời gian vô tận kia, nên con người có thể có được kiến thức khách quan, hành động hữu hiệu, làm tăng trưởng quyền lực của ḿnh. Đó là tiến bộ.

 Thế giới ấy như không c̣n có những người sống, chết, yêu thương, khắc  khoải..., nhưng chỉ có một ư niệm “Người“ được viết thành chữ lớn, c̣n gọi là Nhân loại, Lịch sử, Khoa học, Kỹ thuật, Tiến bộ, Cách mạng...

Vấn đề đặt ra ở đây đối với Kant là: có phải ông là nhà tư tưởng đă cần cù khám phá cuộc phiêu lưu của khả năng tự tác của con người, với hậu ư cho thấy rằng kỳ cùng tất cả cuộc sống con người đều thuộc về thế giới của hiện tượng, giả ảo trước chân lư? Hay đây là sự nghiêm túc một cách khốn khổ, khi đóng khung chân lư vào khuôn khổ của mảnh vườn phán đoán nơi con người?

Trước câu hỏi này, nhà tư tưởng bạo miệng, hung hăng là Nietzsche[12] đánh giá rằng chính Kant đă khai phá một cái nh́n mới và thấu đáo về thân phận của con người chấp mê, được định nghĩa như một vật  thể hiểu  biết nơi triết học truyền  thống Tây phương. Nietzsche cho rằng Kant đă thấy được những xác quyết về chân lư dựa trên trí năng con người trong siêu  h́nh học truyền thống không có căn cứ vững chải;  nói cách khác toàn bộ tư tưởng siêu h́nh học tưởng như đă được xây dựng trên những "chân lư trường cửu", nhưng thực ra chỉ là những ước mơ của con người chỉ biết bằng ḷng với bào ảnh của sự vật. Trong cuốn "Khai sinh của bi kịch" ông  viết:

 

Với sự can cường và  khôn  ngoan lạ thường, Kant và Schopenhauer đă đạt được một vinh quang khó thực hiện hơn cả; họ đă chiến thắng sự lạc quan ẩn kín trong luận lư học xây dựng nên nền văn minh chúng ta. Sự lạc quan đó dựa trên những "chân lư trường cửu" mà từ lâu được xem là bất kháng, luôn tin rằng tất cả những gút mắt của vũ trụ có thể biết được và có thể hoàn toàn được minh giải, và quan niệm rằng không gian, thời gian và luật nhân quả là những định luật tuyệt đối có giá trị một cách phổ quá. Kant đă cho thấy rằng các định luật đó chỉ nâng bào ảnh, công tŕnh của Maya, lên hàng thực thể duy nhất và tối thượng, hoặc chúng chỉ ghép bừa bào ảnh đó vào vị trí của yếu tính thâm sâu và chân thật của các sự vật, nên v́ thế chúng không có cách ǵ giúp ta có được một sự hiểu biết thật sự,  nói theo Schopenhauer (Die Welt als Wille  und Vorstellung tr.  498) là chúng chỉ măi ru ngủ kẻ đang ngủ triền miên .[13]

 

Giấc mơ hảo huyền của triết học duy lư truyền thống được Kant và trước đó là Descartes nói đến, là măi mê suy tư với các ư niệm trừu tượng với phương tiện của các mệnh đề luận lư h́nh thức, mà quên đi câu hỏi nền tảng và khởi thủy: con người có thể biết được ǵ? Nói cách khác, dựa vào nền tảng nào để xây dựng các công tŕnh suy tư?

Chúng ta nhớ lại câu chuyện Trang Chu mơ ḿnh là bướm trong cuốn Trang Tử, thiên Tề Vật Luận. V́ không biết phải thiết định đâu là nền tảng khởi đầu, Trang Chu hay là bướm, cũng không thiết định được cảnh vực nào là thật và cảnh vực nào là mê: giấc mơ và thế giới đều là thật, hay thế giới thời gian trôi chảy tất cả vốn có thể là giấc mơ!  Nên kỳ cùng với lối đặt vấn đề nền tảng như thế không thể nào xác quyết được đâu là chân lư để khởi đầu.

Với một lối nói khác, Kant đă phát biểu:

 

Vận mệnh thông thường của lư trí con người trong việc suy tư, là vội hoàn tất thật sớm ngôi nhà suy tư, rồi sau đó mới t́m xem nền tảng của nó có được thiết định vững chăi  hay không.[14]

 

Nhưng nếu qua công tŕnh kiểm thảo, qua việc đặt lại thân phận con người hữu hạn gắn liền với thời gian và không gian, mà Kant đă trở lại với con người để suy tư, th́ liền đó Kant đă dựa vào những yêu sách mà siêu h́nh học truyền thống để nâng con người, môt sinh vật có lư trí, một vật thể tự đủ cho ḿnh, lên thành nền tảng (=nhân bản) cho chân lư và đạo lư làm người:

 

Triết học tiên nghiệm là ư thức về khả năng ta tự làm cho ta thành tác giả của hệ thống các ư niệm về quan điểm thuần lư, cũng  như về quan điểm thực hành.[15]

 

Đây là bản tuyên ngôn của các thuyết nhân bản tân thời. Chỉ với ư thức ḿnh là tác giả của các ư niệm, con người không những vượt lên được những thao thức về một cảnh giới xa lạ, ẩn kín mà ḿnh không thể hiểu được, mà c̣n quẳng bỏ một cách dễ dàng những ưu lo dằn vặt về thân phận con người trong thời gian qua đi và đang đưa ḿnh đến sự chết. Con người được đặt làm nền (= nhân bản) là con người tri thức các sự vật bên ngoài và hành động theo khả năng phán đoán của trí năng. Con người đó không phải anh, chị, tôi,  cha tôi, mẹ tôi, bạn tôi, với phẩm cách cá biệt và khác tôi để tôi có thể chào hỏi, thương mến ... Nhưng con người của các nền nhân bản chỉ c̣n lại là một khả năng nhận thức các sự vật  bên ngoài, được gọi là "ngă tiên  nghiệm". Con người đó có thời gian riêng, không phải là thời gian chứng kiến ngày ḿnh sinh ra, lớn lên rồi phải chết, nhưng là một thời gian vô tận làm điều kiện cho tri thức. Và thời gian vô tận đó ở trong con người, lớn lên với nhận thức con người, c̣n được gọi là thời gian lịch sử, cuộc sống văn hóa. Nói cách khác con người làm nên lịch sử ḿnh và lịch sử đó ghi khắc tiến bộ, sự triển nở của con người "tự làm nên chính ḿnh". Con người trừu tượng đó c̣n gọi là Nhân loại ...

Trong cuốn "Triết học lịch sử", Kant viết:

 

Lịch sử (...) làm (...)  ta hy vọng rằng khi nh́n (đại thể) tṛ chơi của tự do của ư chí con người, nó có thể khám phá được một gịng triển nở đều đặn;  và đúng như thế: dẫu trong mỗi chủ thể cá nhân ta thấy có một h́nh thức lộn xộn và bất chừng, th́ ít nhất trong toàn thể nhân loại nói chung vẫn có một sự phát triển dầu chậm nhưng liên tục của những khuynh hướng thô sơ lúc đầu. [16]

 

Với con người làm chủ thời gian của nhận thức và làm nên thời gian lịch sử, Kant đă đặt nền cho hai khuynh hướng của các nền nhân bản tân thời: Chủ nghĩa duy khoa họcchủ nghĩa tiến bộ lịch sử. Những nội dung được các nền nhân bản đề cao như tự do, giải phóng, tiến bộ, đại đồng, tất yếu của lịch sử... đều nặng nợ với những tiền đề định nghĩa con người trong triết học của Kant .

Những tiền đề được xây dựng trên tiền kiến thiết định bản chất con người là vật thể có khả năng biết các sự vật khác và làm nên thân phận ḿnh trong việc chế ngự thiên nhiên. "Tiên thiên" là ơn ích, là vốn làm nền cho nhân tính nơi Kant đă bị cái "dục", bàn tay con người tước mất một chiều kích, mà chiều kích đó lại căn cơ hơn. Nếu có thể nói điều Kant gọi là tiên thiên trên b́nh diện nhận thức sự vật, th́ hẳn đó là hậu thiên tiếp sau nỗi thắc mắc, kiểm thảo thành thực về thân phận làm người. Không phải v́ thế mà có lần Kant đă từng phát biểu như thế nầy hay sao!:

 

Lư do tại sao cảm năng của chúng ta lại lệ thuộc vào các điều kiện tối thượng này (không gian và  thời gian) hơn là các điều kiện khác, thật sự là điều chúng ta không biết.[17]

 

Và đối với nhà tư tưởng không chủ trương thuần nhân bản thuyết tân thời, th́ điều ta không biết, không nghe, không thấy (như sách Trung Dung trong chương  đầu đă nói) lại là nền của tư duy. Cũng v́ thế bên ngoài truyền thống triết học và nhân bản, th́ khiêm cung và hy vọng c̣n là sức mạnh (= đức) của kẻ sĩ.

Nếu có một cảm năng để con người mở ra với vũ trụ thiên nhiên gắn liền với trí tưởng tượng sản xuất (imagination productive) như Kant mô tả, th́ sâu hơn nữa và uyên nguyên hơn nữa, nơi tận đáy ḷng con người, c̣n có nỗi thao thức về một cái ǵ mà tất cả khả năng của thực tế trước mắt và trí tưởng tượng không thỏa măn được. Nên nhà Phật gọi nền của nhân sinh là "khổ", tức là "khát  khao" một cái ǵ khác, nằm ngoài thế giới hành  động (karma) và dục vọng làm nên chính ḿnh. Có thể nói triết học tiên nghiệm của Kant là việc mô tả thân phận của con người mê lầm từ cái dục "chấp ngă", một trong những nội dung của Tứ Diệu Đế. Nhưng thấu đáo hơn, nhà Phật đă cho thấy trước rằng không phải chỉ có một thế giới người nơi một ư định "ta làm nên ta", nhưng mỗi thời khắc ta làm nên ta, th́ muôn vàn thế giới giả ảo được h́nh thành. Và thực tế lịch sử đă chứng minh chân lư đó, ước mơ xây dựng một nền nhân bản duy nhất sau mấy thế kỷ qua chỉ là một giấc mơ hảo huyền. Con người ngày nay đang bị dày xéo bởi trăm ngàn nền nhân bản khác nhau đến độ kỳ cùng các nhà cơ cấu thuyết đă tuyên bố: "con  người đă chết, chỉ c̣n những "cái đó" (le ça) tồn tại".

Không bằng ḷng với lối kiểm thảo nửa vời của Kant:

 

 - nửa vời v́ c̣n bỏ lửng điểm khởi đầu khi đặt vấn đề kiểm khảo, nghĩa là không dứt khoát giải quyết sự hiện hữu của sự kiện "không biết", đồng thời vơ đoán nêu lên những nội dung  như "tự thân", chân lư, cần thiết ...,

- nửa vời v́ bỏ lững việc truy cứu lư do tại sao có sự hiện hữu của sai trái, ư thức tội lỗi,

- nửa vời v́ không lư đến thời gian qua đi gắn chặt với nghiệp con người phải chết,

 

 nên  Nietzsche, người đă từng ca ngợi Kant v́ đă chân nhận được giấc mơ huyền hoặc của siêu  h́nh học cổ truyền, nay lại nh́n Kant như kẻ bị khống chế bởi bản năng lầm lạc, khiếp nhược đầu hàng uy lực của cuộc sống thiên nhiên. Trong tác phẩm vào cuối đời "l'Antéchrist", Nietzsche đă viết:

 

"Bản năng lầm lạc trong tất cả mọi sự vật, bản năng chống lại tự nhiên, sự suy thoái của người Đức trên  b́nh diện triết học - đó là Kant![18]

 

Tại sao Nietzsche đă nặng lời với Kant như thế? V́ theo Nietzsche, khi Kant cố tâm đưa con người làm chủ tể của vũ trụ, th́ con người đó của Kant lại vẫn c̣n ràng buộc với những mẫu mực (mà Nietzsche gọi là những giá trị) Chân, Thiện, Mỹ của triết học cổ truyền và thần học duy lư Kitô giáo đặt bày ra.

Về con người kỳ lạ này, là Nietzsche, Jean Brun đă viết:

 

Trước thế chiến vừa qua, Nietzsche được xem là một nhà tư tưởng phản động, chống Do Thái, là người cha tinh thần của học thuyết Quốc xă; ngay cả em của Nietzsche, "cô Lisbeth quá hồ đồ",  đă không cho rằng Hitler chính là Siêu nhân đă từng được anh cô tiên đoán hay sao? Từ ngày thế chiến chấm dứt người ta lại đảo lộn cái chân dung kỳ quái của Nietzsche để lấy ông làm một thần  tượng khác, người ta xem nơi ông là nhà cách mạng chống trưởng giả, dẹp bỏ các mẫu mực giá trị và loan báo một b́nh minh giải phóng hoàn toàn các bản năng cuộc sống vượt qua những nền đạo lư áp bức. Những khai thác đó về Nietzsche quên rằng Nietzsche là một người đầy mâu thuẫn và ray rứt dày ṿ đến điên loạn cho đến  chết vào năm 1889 .[19]

 

Câu hỏi đặt ra là tại sao nhiều học thuyết nhân bản tân thời dựa vào Nietzsche? Và không phải chỉ những kẻ sống thác loạn, bất chấp thần thánh, nhưng những nhà luân lư đạo đức như Max Sheler, các nhà thần học Kitô giáo cũng múc lấy hứng khởi nơi tư tưởng của người điên quái dị này. Theo M. Heidegger, Nietzsche là người thấy thấu đáo bế tắc của suy tư triết học truyền thống Tây phương; và nơi Nietzsche siêu h́nh học Tây phương thấy ḿnh trần truồng và không c̣n lư do tồn tại:

 

Sự chỉ dẫn này xác định một giai đoạn của siêu h́nh học Tây phương, có lẽ đây là  giai đoạn cuối cùng, v́ do Nietzsche mà siêu h́nh học hụt chân đứng không c̣n tự  khai triển được nữa, chúng ta không thấy có cách  nào khác để siêu h́nh học tồn tại [20] 

 

Điều mà Heidegger nói là siêu h́nh học Tây phương chính là quan niệm về hữu thể và các giá trị Chân, Thiện, Mỹ dựa trên sự phân biệt hai cảnh giới: vật chất - thân xáclư trí - ư niệm.

Với cái nh́n sắc bén, Nietzsche cho thấy những ǵ được siêu h́nh học và các luận chứng thần học duy lư xác quyết là Chân, Thiện, Mỹ, thế giới của thần thánh và ư niệm trường cửu, thực ra đó chỉ là sản phẩm bất chừng của trí tưởng tượng con người, những h́nh ảnh vô hồn và không liên quan ǵ đến cuộc sống con người, những "con ḅ vàng" vô tri vô giác. Đồng thời ông cũng cảm nhận ngay được rằng vật chất khả giác vốn bị chi phối bởi thời gian qua đi cũng không t́m đâu ra được một yếu tính nào bền vững để trụ cả. Heidegger  nhận xét cảm nhận đó của Nietzsche như sau:

 

Siêu cảm nay chỉ là sản phẩm bất chừng của khả giác. Nhưng khi hạ giá cái đối nghịch của ḿnh, th́ thế  giới khả giác cũng đă tự chối bỏ chính ḿnh nơi yếu tính của ḿnh .[21]

 

Và cả hai thế giới nay không c̣n giá trị nào tự nội, nên cũng không có ǵ khác biệt nhau. Như thế mọi sự là bào ảnh hay sao? Nietzsche trả lời: đúng như thế, tất cả là bào ảnh, là "hư vô". "Hư vô" là hư vô đối lại với tiền kiến về "hữu thể"  làm nền cho Chân, Thiện, Mỹ của truyền thống tư tưởng. Hăy lấy một thí dụ thông thường của cuộc sống để hiểu được quan  điển hư vô của Nietzsche. Trong  một căn pḥng bít kín cửa, nếu ta tắt đèn, trước mắt chỉ là đêm tối và mọi sự chung quanh là hư vô, ít nhất đối với cái nh́n của ta. Lối nói này không phải lần đầu được dùng đến; Tin Mừng của Gioan  đă dùng đến chữ hư vô này:

 

Ngoài ta, các con không thể làm được ǵ cả      (Gioan 15, 5)

                                                             

Và đó cũng là lối nói của nhà Phật về sắc sắc, không không để chỉ về thời gian con người.

Với cảm nhận về "hư vô", cái "không có điểm tựa", không khác thế giới của giấc mơ Trang Chu và bướm,  Nietzsche đă nh́n vào nỗ lực vô vọng của các ư đồ nhân bản, đặc biệt là lư thuyết đạo đức của Kant và biện chứng lịch sử của Hegel như những tṛ đùa vô ích và  vô nghĩa. Dừng lại ở đây ta thấy quan điểm của Nietzsche không khác với thế giới giả ảo của nhân vi, gọi là thiên hạ trong Đạo Đức Kinh.

"Hư vô" v́ không có Đại Mẫu Mực (Hồng Phạm) nào cả để con người từ đấy làm chuẩn đo lường giá trị của cuộc sống và hành động ḿnh. Nếu Lăo Tử gọi Đạo là con đường con người phải đi, th́ thánh nhân c̣n nhắc thêm rằng Đạo đó con người không làm ra được. Và đấy là cái khác biệt với Nietzsche. Theo Nietzsche, Đạo mà con người không làm ra được do tự ư muốn và khả năng của ḿnh, th́ không phải là đường đáng cho con người đi. Nên Zarathoustra, người hùng của Nietzsche, đă nói: "v́  đạo, đường đi - điều đó không hiện hữu!"[22]. Và như thế, mọi con đường  đều là đạo, và nói cách khác không có đạo ǵ cả. "Mọi sự đều không có ǵ  là thật, nên tất cả đều được phép làm"[23].

Đây chính là châm ngôn và lời biện minh sâu kín nhất của chủ nghĩa "tự do" tân thời. Điều ǵ làm được, có thể thực hiện được đó là chân lư, và nói cách khác th́ đó cũng là đạo đức. Và những ngày tháng cuối thế kỷ 20 không thiếu những nhà khoa học về sự sống con người đang cố tâm tuyển chọn giống người, ngay cả muốn tác tạo một loại người theo khả năng của ḿnh!

 

*

*   *

 

Vấn đề thân phận con người bên lề trào lưu nhân bản

 

Tại sai Nietzsche chủ trương táo bạo như thế? Và thực sự khi nêu lên lời nói này Nietzsche c̣n có hậu ư ǵ?

Trước hết, đúng như Heidegger nhận xét[24]. Nietzsche là kẻ suy tư triết học cuối cùng theo lối tư duy siêu h́nh học truyền thống. Siêu h́nh học đó đă hiểu sự vững chải của chân lư như một mệnh lệnh vượt lên tài trí con người nơi lời thơ của Parménide "Cái đó là" như một vật thể bất động, vô sinh, vô diệt, không liên quan đến cái ǵ khác ḿnh, tự đủ cho ḿnh…và lấy ư nghĩa nầy như là nền tảng của chân lư. Aristote đă diễn tả lối hiểu nầy như sau: "Vật thể xét như nó là vật thể". Câu nói trừu tượng đó hàm ngụ cái ǵ? Nó có nghĩa rằng mỗi vật thể ở trong chân lư khi nó tự trụ vào chính ḿnh nó, không cần tương quan với một cái ǵ khác ngoài nó để tồn tại. Một vật thể nào như thế, th́ đó là hữu thể, nghĩa là chân lư toàn hảo. Truyền thống Tây phương ch́m đắm trong lối suy tư ấy. Ngay cả những nhà thần học Kitô giáo cũng đă áp dụng lối suy tư này để t́m hiểu về Thiên Chúa. Họ đă không thấy nơi mặc khải về Thiên Chúa làm người là Đấng đă v́ yêu thương, từ bỏ thân phận Thần Thánh, để ban toàn thân ḿnh cho mỗi người. Họ đă quên Thiên Chúa của  họ là T́nh Yêu, Đấng đă chết cho kẻ ḿnh yêu. Họ đă quên bài học đầu tiên của hữu thể con người là Adam và Eva, cả hai làm nên một thân xác. Trừ phi các nhà thần học duy lư cho rằng Thiên Chúa làm người, Adam và Eva không phải là những hữu thể! C̣n Nietzsche, th́ v́ vẫn c̣n ở trong ṿng vi tư tưởng triết học (dẫu được gọi là người cuối cùng), đă không thể cảm nhận được chân lư, hữu thể, sự thiện hảo như một mối tương giao, Logos , "Lời"  là lối nói thường được Thánh Kinh Kitô giáo và các nhà văn hóa Hy Lạp (ngoài truyền thống triết học) dùng đến.

Nietzsche c̣n ở trong ṿng vi của siêu h́nh học Tây phương cổ truyền, tiền kiến "hữu thể" là một "ngă" chết cứng nơi ḿnh, một tự thân (= "un soi") có đủ hết mọi sự để làm nên ḿnh. V́ thế, nếu con người là hữu thể của ḿnh, th́ mọi sự phải đầy đủ tự nơi nó và cho nó. Và trên nền tảng tư duy nầy, Nietzsche loay hoay tưởng rằng nói ngược lại, đảo ngược các giá trị truyền thống, gọi xấu là tốt, lấy không thay cho có nơi hữu thể của tư tưởng Aristote, tức là t́m ra lối thoát, giải phóng tư tưởng và sự sống làm nên chân tính con người. Nhưng múa máy quay cuồng trong bóng tối không có nghĩa là tự làm ra ánh sáng. Nói theo ngôn ngữ nhà Phật, toàn bộ có và không đó, đều là giả ảo. Và nói một cách đơn giản hơn là làm thế nào tiếp cận được nhân tính, khi chúng ta nói đến con người‚ cha tôi, mẹ tôi, đồng loại với tôi như nói đến một đồ vật mà bàn tay tôi đang sử dụng !

 

***

 

Nhưng bên cạnh triết gia và nhà nhân bản Nietzsche, c̣n  có một Nietzsche bên lề triết học, một thi sĩ, nghe được tiếng vọng bên kia bờ của ngă chấp, của hữu thể tự thân. Tiếng vọng đó đến bất ngờ và bất chừng trong những sáng tác của Nietzsche.

Thật thế, khi Nietzsche quay về với thời cổ Hy Lạp tiền triết học, th́ có lúc bất chừng [25] ông khám phá rằng vấn đề nền tảng là nỗi thắc mắc giữa khát vọng vô tận nơi tâm hồn con người và sự hữu hạn của thời gian gắn liền với thân phận con người. Thời gian cho con người xuất hiện và rồi làm chết con người, thời gian đó bám riết thân phận con người, một con người c̣n muốn một cái ǵ vượt thời gian. Và đó là bi kịch.  Khám phá ra bi kịch Hy Lạp để  thấy con người là đấu trường của  ước mơ vô hạn và khả năng hữu  hạn, và cũng đồng  thời bị khống chế bởi ư niệm về một hữu thể con người tự đầy đủ nơi ḿnh, đó là tất cả những dằn vặt, mâu thuẫn trong tư tưởng của Nietzsche. Trong cuốn  "La généalogie de la morale" Nietzsche mô tả  vấn nạn của ḿnh:

 

Và nay chúng ta đây đang trở lại vấn đề của tôi, của chúng ta, hởi các người, những người bạn vô danh của  tôi (v́ tôi tự thấy chưa có ai là bạn ḿnh): cả cuộc đời chúng ta sẽ có nghĩa ǵ, nếu không phải là nghĩa này, đó là  ước mơ sự thật đă tự dấy lên nơi chúng ta thành một vấn nạn...[26]

 

Nhưng ước muốn sự thật không phải là đạt được chính hiện thân của sự thật. Làm sao giải quyết vấn nạn rốt ráo này. Siêu h́nh học cũ và thần học duy lư, một mặt xác quyết mỗi "vật thể" (étant) là bản chất đầy đủ nơi chính ḿnh, và mặt khác lại thêm vào một ư niệm về sự Thiện hay Thượng Đế như một "vật thể" tối cao thu gồm các "vật thể". Theo Nietzsche, cái thêm vào đằng sau đó không có nền tảng và cũng không cần thiết. Hơn thế nữa thế giới vật thể đó lại không có tương quan ǵ với "sự sống", tức là ư muốn con người, thân xác và thời gian cả.  Kỳ cùng, theo Nietzsche nếu phải trở lại tiền đề căn bản của siêu h́nh học cũ, là mỗi vật tự đủ cho ḿnh nơi bản chất của ḿnh, th́ phải thanh toán ư niệm về Thượng Đế. Trong cuốn Vui biết, qua nhân vật người điên giữa muôn người tự cho là tỉnh trí, Nietzsche viết:

 

Người điên đă nhảy ra giữa họ và nh́n tận đáy ḷng họ; ông hét lên : "Thượng Đế đă đi đâu? tôi sẽ nói cho các người hay. Chúng ta đă giết Thượng Đế rồi. Các ông cũng như tôi! Tất cả chúng ta đều là những kẻ sát thần [27]

 

Và ông lặp lại ư tưởng đó trong cuốn Ainsi parlait Zarathoustra:

 

Thượng Đế đă chết - nay là chúng ta, chúng ta muốn - để sống măi siêu nhân![28]

 

Nếu Trời cao mà tiếng vọng, Đại Kư Ức nơi ta, nhắc ta hướng đến những ǵ khác ta, nay đă chết, th́ bây giờ sẽ chỉ c̣n ta và thế giới của "bây giờ và ở đây" thuộc về ta. Và cái nền,  nguồn sống của ṿng vi đó là Muốn (= Dục). Nhưng "muốn" này không phải là một vài khả năng thèm khát, t́m ṭi của một số hành động con người. Nhưng muốn tất cả toàn bộ những ước muốn đó (La volonté de la volonté), và đó cũng c̣n gọi là Dionysos, là Zarathoustra, là Siêu nhân, là ư chí quyền lực. Một sinh lực đồng hóa toàn bộ sự sống  không phân biệt ngày đêm, tốt xấu, phải trái.[29]  Trong khuôn khổ suy tư siêu h́nh học cổ truyền và trong ư định đặt con người làm nền ( = nhân bản), Nietzsche đă cho thấy đâu là bước đường triệt để mà chủ trương “tân thời“ ấy sẽ dẫn đến!

 

Nhưng kỳ thực toàn bộ suy tư gọi là táo bạo đó nằm trong câu nhận xét ngắn gọn của một trong Tứ Diệu Đế: Dục là gốc sinh ra Ngă. Và đó cũng là "Karma" (= làm, tức là ta làm nên ta -) để từ đó h́nh thành muôn vàn thế giới.

Sách Sáng Thế của Do Thái giáo và Kitô giáo qua câu truyện Trái Cấm, đă cho hay,  khi Thượng Đế vắng mặt, con người hái trái hiểu biết để đồng hóa quyền năng của ḿnh như Thượng Đế và làm  nên thế giới riêng của ḿnh.

 

Như một y sĩ chẩn bệnh tâm thức con người, Nietzsche cho thấy với triệu chứng tư duy nhân bản triệt để mà thế giới đang măi mê đeo đuổi, điều phải đến rổi cũng sẽ đến, một khi tiếng vọng của bên kia bờ của thế giới không c̣n được lắng nghe. "Thượng Đế đă chết", th́ toàn thể cuộc đời chỉ là một tṛ đùa, một cơn lốc vô định của ư muốn ( = Dục). Tṛ đùa của Dionyos khởi từ “Dục“ xây dựng nên ḿnh, thể hiện ư chí quyền lực của ḿnh. Một tṛ đùa "vô đạo", đúng như Zarathoustra đă nói:

 

Đây - bây giờ con đường của ta; - c̣n đường các ngươi ở đâu? ; ta đă trả lời như thế cho những kẻ hỏi "đạo" của ta. V́ Đạo - điều đó không có ![30]  

 

Tiêu chuẩn duy nhất c̣n lại là  "ta muốn"; trong những gịng cuối cuốn La généalogie de la morale, Nietzsche viết:

 

Và để lặp lại lần cuối điều tôi đă nêu lên ngay từ đầu: con người yêu thích muốn hư vô c̣n hơn không muốn. [31]

 

Chân, Thiện, Mỹ như là Hồng Phạm, là Đại Mẫu Mực để từ đó hành động con người quy chiếu, nay sẽ biến thể trở thành một hệ quả của hành động phát xuất từ ư muốn bất chừng của mỗi cá nhân. Chân lư nay sẽ được hiểu là sự hữu hiệu của hành động. Đạo lư, Thiện hảo nay sẽ là sự biểu lộ của ư chí của kẻ có quyền lực; và đẹp, hay được tŕnh bày như thế giới của h́nh ảnh, âm thanh quái dị, ghê rợn nhất có thể tưởng tượng ra.

Nhưng c̣n nói đến chữ thật, tốt, đẹp là c̣n tơ vương với cái bóng nào đó của một "Thượng Đế đă chết". Nietzsche đă thoáng thấy một tương lai mất tiệt luôn các dấu tích về  những thắc mắc này, khi ông tiên đoán:

 

Thượng Đế đă chết; nhưng c̣n những bóng mờ của Thượng Đế, mà có lẽ c̣n những ngh́n năm  nơi hang tối của con người để tiếc nuối... Và chúng ta... chúng ta c̣n phải chiến thắng dứt khoát bóng mờ đó. [32]

 

Phải đi đến dứt điểm của h́nh ảnh của bất cứ một ai khác, ngoài ta, để có thể nói:

 

Không ǵ thật cả, mọi sự đều được phép!

 

Nhưng, nếu con người táo bạo dám đi đến tột cùng của  ư định "nhân bản triệt để" (= ta  làm nên ta), th́ con người cũng tự thấy ngay nơi chính ḿnh, một cái “dục“ khác, như một vết thương gắn liên với thân phận con người nơi cuộc sống thời gian.  Cái dục đó là nỗi nhớ, khổ căn nguyên, khát vô tận, mà "ư chí quyền lực" của ngă không tống khứ được. Trong cuốn Ainsi parlait Zarathoustra,  Nietzsche ví cái nền ẩn kín đó là bóng chiếu luôn bám sát kẻ chạy trốn nó:

 

Hởi thân tôi, c̣n có một mục đích nào nữa không?

Có  bến bờ nào để thuyền ta trở về không?

Gió nào là gió thuận đây?

Than ôi! Ai không biết gió thổi đi đâu làm sao biết được thế nào là gió lành, gió thuận.

Ta c̣n ǵ nơi ta?

Một tâm hồn mệt mơi và thác loạn; một ư chí đổi đổi thay thay; những cánh bướm; một xương sống bị bẻ gảy.

Nỗi thao thức t́m về quê ḿnh, hởi Zarathoustra, ông biết đó, nỗi thao thức t́m kiếm đó đến thử thách ta và dày ṿ ta.

Quê ta ở đâu?

Ta tự hỏi và ta măi t́m, và ta cứ t́m mà ta đâu có gặp.

Ôi ! Vĩnh cửu khắp nơi, v́ vĩnh cửu không là nơi nào đây cả, ôi vĩnh cửu - Nơi nao! [33]

 

Quê ta ở đâu? Phải chăng là nơi Lời Thề Non Nước, nhưng v́ Nước đi đi măi mà Non th́ khuất mặt. Nay chỉ c̣n là nỗi nhớ Non, nhớ quê như chiếc bóng dai dẳng theo cạnh ḿnh:

 

Dẹp đi cái bóng của ta! Dẹp đi cái bóng chạy theo ta! - ta chạy trốn nó"..., nhưng "Cuối cùng ta đành tin rằng bóng đă có đôi chân chạy nhanh hơn ta"[34]

 

Nietzsche, nhà tư tưởng muốn đào xới từng lớp thổ địa của mảnh vườn "nhân bản" tự  tôn - tự tác để t́m nền và xây nền cho nhà nhân loại, lột từng lớp da của mặt nạ nhân vật Faust "ở đây, thuộc về ta"; nhưng kỳ cùng ông cũng thấy chỉ c̣n một nỗi ước mong vô đáy nơi con người. Cuốn sách tựa đề "Le gai savoir", cái vui biết muôn mặt về ḿnh, về vũ rụ đă mở ra cho thấy những chương tŕnh, luận chứng nghiêm túc của trí năng con người nhằm tạo một thiên đàng trần thế, kỳ thực chỉ là một tṛ đùa vô nghĩa, một t́nh trạng "gượng mà vui". Với lối nói thi ca, gần như ngôn ngữ nhà Phật nói về ảo ảnh của thế giới ngă chấp, Nietzsche viết ở phần phụ đính:

 

  . . . Bánh xe vũ trụ

 Lăn  quay từ đích này đến đích  khác;

 Hận thù gọi nói là khốn khổ.

Người điên nói  rằng đó là tṛ đùa...

Tṛ đùa vũ trụ, mảnh liệt vô cùng

Lẫn lộn chân và ảo:

Một nỗi thác loạn điên cuồng vô tận

Nhào trộn chúng ta với nó! [35]

 

Cũng như thi hào Nguyễn Du đă nh́n thân phận con người qua Kiều để thấy:

 

Vui là vui gượng kẻo mà, Ai tri ân đó mặn mà với ai?

                                                                       (Kiều, 247-248)                                   

 

Ai? Câu hỏi này như không hề được nói đến trong toàn bộ phân tích về thân phận con người của Nietzsche, và qua ông, là toàn bộ các triết lư nhân bản tân thời.

"Ai", chỉ thoáng đến như một chiếc bóng đuổi theo con người của ư chí quyền lực. Nietzsche thành thực thú nhận rằng từ nơi thế giới của ngă chấp, không thể có một chỗ nào để khai mở tương giao với Ai khác. Nói khác, mọi tương giao do ngă tạo ra, chỉ là giả ảo v́ đă hàm ngụ trong ư định duy nhất là phát xuất từ một ngă và trở về với một ngă. Từ cái dục căn cơ, ẩn kín mà Nietzsche dạn miệng nói toạc ra, những ǵ là Thần Bản, Nhân Bản, Thiên Nhiên Bản mà các thời đại lịch sử quá khứ, mà c̣n cả tương lai nhân danh để hành động đều là một tṛ chơi điên loạn của một ư định duy nhất: ư chí quyền lực ta làm nên ta.

Vô vọng hay sao? Nietzsche không có giải pháp ǵ hơn là nối ṿng tṛn chấp ngă trong nhận xét: chỉ c̣n con đường, mà đó cũng không phải là con đường ǵ cả, là "chấp nhận và  yêu định mệnh" (amor fati). Định mệnh của toàn bộ được tóm kết là: mọi sự là hư vô. Và Thánh Gioan, người được Chúa Kitô yêu, cũng đă viết:

 

Họ đă ra đi, lên thuyền; Đêm tối  đó, họ đă chẳng bắt được ǵ  (Gioan 21,3)                                       

 

Nietzsche, con một mục sư tin lành, cũng như lịch sử cận đại tây phương hẳn c̣n thoáng nghe về một "Con Người" khác được thánh Gioan mô tả lại, con người chịu đóng đinh. Nhưng con người được thoáng nghe đó là Một Lời nói khác, cách biệt với suy tư truyền thống của con người mà Nietzsche muốn là người cuối cùng muốn bám giữ lấy, bởi một hố thẳm không vượt qua được. Vô t́nh hay hữu ư, mấy tác phẩm cuối của Nietzsche trước khi điên loạn đến chết, đều mang những tựa đề trực tiếp nói về con người này: L'Antéchrist, l'Ecce Homo.

Câu cuối của l'Ecce Homo (Này là Người), và có lẽ cũng là lời cuối cùng của Nietzsche, như thế này :

 

Người ta có hiểu  tôi không? Là Dionysos chống lại  (đối đầu) với Kẻ Chịu Đóng Đinh

 

Nietzsche, và qua ông là ư định sâu kín của con người tân thời nhân bản, kỳ cùng đă đi đến một thách đố về con người: Hoặc César hay Thiên Chúa, hoặc Dionysos hay kẻ chịu đóng đinh.

Nietzsche lấy lại đảo nghĩa một câu nói của đại diện César là Ponce Pilate khi chỉ Đức Giêsu: "Này là  Người" (Gioan 19, 5) để nói đến con người theo ông đó là Dionysos.

Trong chính chương Tin Mừng này của Gioan, Pilate hỏi Đức Giêsu một cách mai mĩa:  "Chân lư là ǵ ?" (Gioan 18, 28). Đức Giêsu đă không trả lời, phải chăng chân lư không nằm trong câu hỏi "cái ǵ"! Và gián tiếp Gioan dă dùng chính miệng Pilate đă nói lên: "Này là Người". Và kẻ nói câu đó cũng không tự ḿnh, do suy nghĩ của chính quyền ḿnh nói ra, nhưng "Ngươi không có quyền ǵ trên tôi cả, nếu từ trên cao đă không cho ngươi có quyền đó, - Chúa Giêsu trả lời" (Gioan 19, 11).

"Con người" được xác định từ trên cao, là kẻ chịu đóng đinh, chết ḿnh đi để nối kết Trời-Đất-Người và để người yêu thương người; con người đó được Gioan ghi lại là hoàn tất  nơi ḿnh trọn ư nghĩa của thời gian. - [Lời cuối của  Đức Giêsu là: Mọi  sự đă hoàn tất (Gioan  19, 30)], khi sống nỗi khao khát vô tận. Nỗi khao khát vô tận ấy không phải "muốn" thân ḿnh, không phải "t́m" quyền lực và  tất cả sự vật trên trời dưới đất, nhưng là  yêu" Một Ai Khác.

 

Khi đó, biết rằng mọi sự từ nay đă hoàn thành, Chúa Giêsu nói, để mọi lời Kinh Thánh được thực hiện: "Ta Khát"                                  (Gioan 19, 28)

 

Và con người đó đă thắng được thời gian và thế giới đồ vật, với những câu hỏi cái ǵ, khi mở ra thế giới của những con người khắc khoải t́m "những ai" để yêu thương.

Những sự thách đố của những kẻ được gọi là Emmanuel (Thiên Chúa ở cùng tôi) và kẻ  quyết tâm triệt hạ ngay cả vết tích của Thần Thánh là Dionysos, măi c̣n là cuộc  thách đố cam go trong thời gian của con người, bên trên những đổi thay bất chừng của các phong  trào, chủ thuyết thần bản, nhân bản hay vật bản.

 

 

 

 


 

[1] Th. AUGUSTINÔ,Confessiones , X - 16 (25) .

[2] M. HEIDEGGER, Lettre sur l’humanisme, Ed. Aubier Montagne bilingue, Paris , 1964 - Nouvelle édition revue,  tr.48

[3]  Sđd. tr. 27

[4] Soren KEERKEGAARD, La Maladie  à  mort,  traduction  Tisseau, Oeuvres complètes, Paris 1971, tome 16, tr. 269

[5] Xem Descartes trong cuốn Discours de la Méthode

[6] F. NIETZSCHE, Ecce homo - Texte établi  par G. Colli et M. Montinari, bản dịch pháp ngữ của J. C. Hémery, Gallimard, Paris 1974, tr. 152-153

[7] E. BRÉHIER, L’histoire de la philosophie, PUF, Paris 2e Ed. 983, tome 2 - tr. 452

[8] J.P. SARTRE, Situations  I,  NRF 1947, tr. 153

[9] F. NIETZSCHE, Le  Crêpuscule des idoles, trad. Albert, Mercure de France, tr. 125.

[10] Kant, Critique de la Raison pure, Esthétique trans. 6, trad. I, tr. 7

[11] SCHOPENHAUER, e volonté et comme représentation, tr. A. Burdeau, Paris 1943, ome II,tr. 13

[12]  Xem Naissance de la Tragédie

[13] F. NIETZSCHE, La Naissance de la Tragédie - chương 18 năm 1871

[14] KANT, Critique de la Raison Pure, Introduction, III, 32

[15] KANT, Opus posthuum, liasse I. fo VII, tr. 2, trad. J. Gibelin, Paris 1950, tr. 37

[16] KANT, Philosophie de l’histoire, trad. S. Piobetta, Paris 1947 tr.

[17] KANT, Critique de la Raison Pure, Introduction, VII

[18] NIETZSCHE, l’Antéchrist, 11

[19] Jean  BRUN, L'Europe philosophique - Ed. Stock - 1988 - p. 289-290

[20] M. HEIDEGGER, Chemins qui mènent  nulle part - Le mot de Nietzsche "Dieu  est mort", trad. Wolfgang Brokmeier, Gallimard, Paris,1962 - p. 253

[21]  Sđd.  tr. 253

[22] NIETZSCHE, Zarathrustra, câu kết của  chương "De l'esprit de pesanteur“

[23] Sđd. chương  “l'Ombre“

[24] Xem  chương  "Le mot de Nietzsche : Dieu  est mort" trong Les chemins qui  m”nent nulle part - sđd

[25] Bất chừng, v́ một cách chung, Nietzsche đă tiếp cận văn hóa Hy Lạp dưới cái nh́n của một triết gia, hơn là do cảm hứng của một thi sĩ.

[26] NIETZSCHE, La généalogie de la morale, III, 27)

[27]  NIETZSCHE, le Gai Savoir,  số 125

[28] NIETZSCHE, Ainsi parlait Zaratoustra, chương “De l’homme supérieur“

[29] Nhưng c̣n thời gian, với quá khứ qua đi và  mất luôn, với cái chết của mỗi người không quay trở về được, th́ sao? Vấn nạn này được Nietzsche quyết liệt giải quyết khi chủ trương thời gian với những chu kỳ lặp lại y nguyên.

[30] NIETZSCHE, Ainsi parlait  Zarathoustra,  chương “de  l'esprit de pesantens“

[31] NIETZSCHE, La généalogie de la morale, câu kết

[32] NIETZSCHE, Le gai savoir, số 108

[33] NIETZSCHE, Ainsi parlait Zarathoustra - chương l'Ombre.

[34] Sđd - chương l'Ombre

[35] NIETZSCHE, Le Gai savoir - Appendice - Vers à Goethe!