ĐỂ TƯỞNG NHỚ

ÔNG THỦ KHOA-HUÂN (1830-1875)

 ANH HÙNG CHỐNG PHÁP

 

NGUYỄN PHÚ THỨ

 

 

Khi nhắc đến Ông Nguyễn-Khoa-Huân tức Thủ-Khoa-Huân, người Miền Tây Nam Phần Việt-Nam ghi công một nhân-tài khoa-bảng và một chiến-sĩ chống Pháp rất gan-dạ oai-hùng. Tại châu thành Mỹ-Tho chúng ta c̣n thấy có con đường mang tên Ông và đặt tượng đá kỷ-niệm tại thị xă này. Ngoài ra, tại thị-xă Cần-Thơ cũng có con đường và một trường trung-học tư thục mang tên Thủ-Khoa-Huân.

 Được biết, Ông Nguyễn-Hữu-Huân (1830-1875), sanh  tại làng Tịnh-Hà (nay thuộc xă Mỹ-Tịnh-An, Tỉnh Mỹ-Tho), con của Ông Nguyễn-Hữu-Lư, làm Ông cả trong làng, người địa-phương thường gọi  Ông Cả Cầm, thuở nhỏ đi học ở Mỹ-Tho cho đến  kỳ thi  hương xem  thi cử - nhơn  ngày  này, th́  Ông mới đi Gia-Định để thi và đậu thủ-khoa khi Ông mới 21 tuổi, cho  nên người đời gọi Ông ngắn gọn là Thủ-Khoa-Huân (bởi v́, nếu gọi Thủ Khoa Nguyễn-Hữu-Huân quá dài) và Ông được bổ-nhậm Giáo-Thọ tại Mỹ Tho. Nhưng, Ông không v́ quyền lợi riêng tư để vinh thân ph́ da cho cá-nhân và gia-đ́nh Ông mà quên bổ-phận đối với đất nước lúc bấy giờ bị quân thực-dân Pháp xâm  lăng, cho  nên  Ông  mạnh dạn từ bỏ chức Giáo-Thọ để liên kết với các sĩ phu để chiêu  mộ  nghĩa  binh  đứng  lên chống lại quân ngoại xâm. Năm 1861, khi quân Pháp tiến  đến  để đánh vào Mỹ Tho, Ông hiệp cùng với Ông Vơ-Duy-Dương tức Thiên-Hộ-Dương phát động cuộc khởi-nghĩa lần thứ nhứt để đương đầu trực-tiếp với chống Pháp. Ngoài ra, hai ông c̣n liên-kết với Ông Trương-Công-Định ở G̣-Công để chống Pháp. Quân Pháp tập trung quân tấn công Ông Trương-Công-Định, làm cho cánh quân Ông Trương-Công-Định thất thủ, đưa đến Ông Trương-Công-Định tự-vận để khỏi vào tay giặc. Từ đó, chỉ c̣n hai ông: Thiên-Hộ-Dương làm Chánh Đề-Đốc và Thủ-Khoa-Huân làm Phó Đề-Đốc đánh quân Pháp, măi đến năm sau tức 1862, Ông Thủ-Khoa-Huân bị giặc Pháp bắt, Án Sát Phạm-Hoàng-Đạo tâu lên vua Tự-Đức để chiếu chỉ vô Nam cho quan đầu Tỉnh An-Giang (lúc đó c̣n trực thuộc triều đ́nh Huế) dạy phải thả ngay Ông Thủ-Khoa-Huân và đưa về Huế. Khi chiếu chỉ vua tới An-Giang, th́ Ông Thủ-Khoa-Huân đă bị giao cho quân Pháp rồi. Lúc đó, Bà Thủ-Khoa-Huân nhũ danh Lê-Thị-Lộc làm đơn kiện quan đầu Tỉnh An-Giang không tuân chiếu chỉ vua ban, đồng thời Bà đ̣i Pháp phải trả ngay Ông Thủ-Khoa-Huân. Ở trong tù tại khám lớn ở Sài-G̣n, Ông Thủ-Khoa-Huân khi hay tin này, có làm bài thơ gởi cho Bà, đă dịch sang chữ nôm như sau :

Xem qua thơ gởi rất kinh hoàng,

Nhi nữ chà chà cũng lớn gan,

Đơn bẩm cuối luồn loài bạch quỉ [1]

Sân qú vất vă phận hồng nhan

Bán ḿnh đâu ngại phiền ḷng sắc

Chuộc tội thà xin trọn nghĩa vàng

Tiết khí dưới trần coi ít mặt

Cang thường [2] càng trọng gánh giang sang.

Ngoài ra, giặc Pháp đă dùng đủ phương cách để cho Ông hàng, từ hăm dọa đến cực h́nh hoặc t́nh-căm đến vật-chất để mua chuộc, nhưng Ông không hề nao-núng và mạnh dạng từ chối, kể cả mọi vinh hoa phú quí và một ḷng trung-kiên bất-khuất chống lại ngoại xâm. Cuối cùng Ông lợi-dụng sơ xuất của giặc nên Ông trốn thoát trở về hoạt-động kháng-chiến trở lại và cùng với Ông Thiên-Hộ-Dương chiêu mộ nghĩa-binh để khởi sự cuộc kháng chiến lần thứ hai vào năm 1863, được sự ủng-hộ mạnh-mẽ của của toàn dân Miền Tây Nam Bộ kết hợp với phong trào chống Pháp của người Cao-Miên (Khrmer), nên giặc Pháp cùng các quân Việt- gian như Đỗ-Hữu-Phương phải mất ăn mất ngủ và phải bao vây càn quét, tấn công nhiều phen kinh hồn vào các vùng chiến-khu mới bắt được Ông Thủ-Khoa-Huân lần thứ hai sau 1 năm trốn thoát (1864). Lần nầy, chính tên tướng De La grandière, tổng tư-lệnh quân-đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương đích thân gặp Ông Thủ-Khoa-Huân để đối-đăi lịch-sự đồng thời tỏ ư mời Ông tham gia làm việc với giặc Pháp, với bổng lộc và chức-vụ cao. Nhưng, bị Ông Thủ-Khoa-Huân nhứt định từ chối, trong khi đó những bọn Việt gian, bán hết lương tâm, không nghĩ t́nh ruột thịt dân-tộc giống ṇi th́ rất thèm thuồng chức-tước của giặc ban cho Ông Thủ-Khoa-Huân không nhận. Cuối cùng, Ông Thủ-Khoa-Huân bị khép tội chống lại chánh-phủ Pháp và bị đày 10 năm khổ sai biệt xứ và đưa ra đảo Réunion một ḥn đảo ở Đông Nam Phi Châu, Madagasca thuộc Pháp (nơi ḥn đảo này cũng là nơi vua Thành-Thái (1889-1907) bị đày từ năm 1915 đến tháng 5 năm 1947). Với cái án 10 năm tù khổ sai biệt xứ, nhưng Ông Thủ-Khoa-Huân không bao giờ nản ư-chí chống lại giặc Pháp và cứu nước của Ông. Với tinh thần bất-khuất oai-hùng đó, được thể hiện qua các bài thơ yêu nước nồng nàn của Ông, xin trích dẫn đơn cử như sau :

Bị Đày

Trăm việc nên hư cũng bởi trời,

Cái thân ch́m nổi biết bao nơi,

Mấy hồi tên đạn ra tay thử,

Ngàn dặm non sông dạo gót chơi,[3]

Chén rượu Tân Đ́nh chưa măn tiệc,

Câu thơ cố quốc chẳng nên lời,

Cang thường bởi biết nên mang nặng.

Hể đứng làm trai chắc nợ đời,

 

Ông Thủ-Khoa-Huân, c̣n rất nhiều bài thơ nữa, xin trích-dẫn ví như các bài sau đây :

Tri Kỷ

Có ai tri kỷ nhắn đôi lời,

Biết thú chi vui rủ dạo chơi,

Chốn cũ phong lưu quen những thuở,

Cảnh này quyến thức nhắn không người,

Ở ăn tuy phải nương cùng tục,

Khó nhọc đà nên cực nỗi đời,

Hương hỏa ba sinh [4] dầu chẳng toại,

Đừng đem h́nh dịch[5]  để triêu người.

 

Bửa Củi

  Rừng nho nhen nhúm mảng lân la,

Bửa củi không quen nhọc sức à,

Búa báo dốc toan rèn cội dước,

Gươm linh đâu nở chém cây dà,

Đoạn ngay chỉ quyết pḥng kinh chín,

Khúc vạy ḷng toan muốn chắt ba [6] ,

Văn vơ [7]  bao nhiêu ôm để đó,

Chờ khi nấu nước sẽ đem ra.

 

Cảm Xúc Tự Thuật

 

    Ṭng Cúc ngày xưa thấy đặng c̣n,

Thân này chẳng thẹn với non sông,

Miếu đường [8]  xa cách niềm tôi chúa,

Gia thất buộc ràng nghĩa vợ con,

Áo Hán mười phần thay cách lạ,

Rượu Hồ một mực đắm mùi ngon [9] ,

Giang Đông vẫn biết nhiều anh tuấn,

Cuốn đất ḱa ai dám hỏi don.

 

Ông Thủ-Khoa-Huân được giặc Pháp giảm án 10 năm c̣n 7 năm tù khổ sai biệt xứ và đưa Ông về quê-hương giao cho tên Việt gian Đỗ-Hữu-Phương quản thúc ở Chợ Lớn để dạy học, đồng thời đem vinh hoa phú-quí dự dỗ lần nữa, nhưng bị Ông Thủ-Khoa-Huân một mực khức từ, bởi một ḷng một dạ với đất nước và dân-tộc trước sau như một. Rồi thừa lúc sơ hở Ông trốn thoát về An-Giang để hợp cùng các kháng-chiến quân chống giặc Pháp lần thứ ba .

Đầu năm 1874, cuộc kháng chiến chống giặc Pháp vẩn theo lối đánh du-kích, địa bàn hoạt-động của kháng-chiến quân chạy dài từ B́nh-Cách qua Bến-Tranh, Cai-Lậy đến Mỹ-Quí, làm cho giặc Pháp phải chùn bước xăm lăng, cho nên quân Pháp bắt buộc phải dồn lực-lượng để đánh bại kháng-chiến quân vào đầu năm 1873. Riêng Ông Thủ-Khoa-Huân cùng người tùy tùng là Đốc Binh Hương lẻn về Chợ Gạo dự định quá giang thuyền buôn ra B́nh-Thuận cầu viện, nhưng dự-định bất thành, Ông bị quân Pháp và Tổng Đổng Đốc Lộc bài kế bắt Ông và đem về giam tại Mỹ-Tho, tại đây bọn chúng cũng dụ hàng, nhưng không thể lay chuyển Ông. Măi đến ngày 19 tháng 5 năm 1875 dương-lịch, nhằm ngày rằm tháng tư âm-lịch năm Ất-Hợi, giặc Pháp cho chở Ông về quê-hương ở làng Tịnh-Hà để chịu án tử h́nh, Ông bị mang gông ngồi trên mui tàu và cho loa gọi dân chúng hai bên bờ sông ra xem, nhưng dân chúng ở đây đặt bàn thờ để tiển đưa Ông. Mặc dầu cái chết gần kề, nhưng Ông vẫn ung-dung ứng khẩu một bài thơ để đời như sau:

Mang Gông

        Hai bên thiên-hạ thấy hay không?

Một gánh cang-thường há phải gông,

Oằn oại đôi vai quân-tử trúc,

Lung lay một cổ trượng-phu ṭng,

Thác về đất Bắc danh c̣n rạng,

Sống ở thành Nam tiếng bỏ không,

Thắng bại dinh du trời khiến chịu,

Phản thành đứa quả đứa cười ông.

Khi tàu cập bến giáp nước làng Tịnh Hà, giặc Pháp đưa Ông lên nơi xử tử và cho phép Ông làm các ước nguyện cuối cùng:

¥   Viết đôi liễn cho gia-đ́nh Ông thờ như sau :

Hữu chí nan thân không uổng bách niên chiêu vật nghị,

Duy công bất tựu diệt quyên bất tử báo quân ân.

Xin tạm dịch là :

Có chí khó giương ra, luống để trăm năm mang miệng thế.

                                                Đầu công không đạt được cũng liều một chết đáp ơn vua.

¥   Hướng về Triều đ́nh lạy ba lạy để báo ơn vua.

¥   Yều cầu cho gia-đ́nh nhận lănh xác và đầu về chôn chung.

 

Theo Ông Nguyễn Phương (Paris 1998) viết trong Đặc San Tiền Giang số 3, xin trích dẫn như sau :

                  Hữu chí nam thân, không uổng bách niên chiêu vật nghị,

                   Tuy công bất tựu, diệc, tương nhất tử báo quân ân.

Xin tạm dịch là :

                                  Có chí khó bày, không uổng trăm năm lời nghị chúng

                                   Tuy công chưa tới, cũng đành một thác báo ơn vua.

Được biết, Ông Thủ Khoa Huân, lúc đó được 35 tuổi đă đền xong nợ nước tại đầu cầu Cai Lộc khoảng giữa đường Mỹ Tho và Long An (đường dọc theo bờ Bảo Định Hà) gần chợ Thân Trong.

       Ngày nay, nếu ai có dịp đi từ Sàig̣n đến Mỹ Tho, khi đến ngă ba Tân Hiệp, rẽ trái, trên con lộ đá đỏ khoảng 5 cây số, đưa đến Tịnh Hà, gần đến cầu sắt "Cai Lộc" bắc qua sông Bảo Định, rẽ trái vào một đoạn đường đất, th́ sẽ thấy đ́nh thờ và phần mộ của Ông Thủ Khoa Huân, anh hùng dân tộc để viếng thăm, nằm trên một nền đất cao giữa ruộng, vườn cây xanh. Trở qua cầu sắt cạnh ngă tư (đường xuống Nhựt Tiên, đường ra Phú Kiết, đường về Tân An, đường Lên giồng Tân Hiệp) sẽ thấy tấm bia mộ của Ông do con cháu dựng nên sơ sài.


 

[1] Bạch quỉ = Chỉ quân Pháp.

[2] Cang thường = Tam Cang là Quân Vi Thần Cang, Phụ Vi Tử Cang, Phu Vi Thê Cang là ba giềng mối buộc Vua tôi, Cha con, Chồng vợ. Và  Ngũ Thường là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.

[3]   Nghĩa khí của Ông Thủ-Khoa-Huân xem lằn tên mũi đạn khi chống giặc Pháp như một tṛ thử thách và đi đánh giặc đó đây không khác đi ngàn dặm non sông dạo gót chơi. Quả thật Ông Thủ-Khoa-Huân xem cái chết tợ lông hồng, không hề nao núng.

[4] Hương hỏa ba sinh . Ở đây cả câu thơ này ư nói công ơn tổ tiên chưa  được đền đáp cho toại nguyện qua ba kiếp nguời.

[5] H́nh dịch  ư nói công việc khổ sai.

[6]  Ví kẻ xấu th́ phải trừng trị.

[7]  Văn vơ  = ư nói hiện nay ông bị tù đày th́ văn vơ của ông có được phải

[8] Miếu đường = Ư nói triều đ́nh.

[9] Ư nói Tô Vũ thời Hán đi sứ rợ Hồ bị bắt và sai Hồ gian tới dụ hàng. Tô Vũ một mực trung thành với nhà Hán mà không màn đến lợi danh vật chất mà phản bội quê-hương, không khác Ông Thủ-Khoa-Huân ngày nay.