Lên núi nghe giảng

Nguyễn Vy-Khanh, Canada

 

 

Từ tháng Năm 1975 ở các trại tạm trú ở đảo Guam, Clark, Hong-Kong và Hoa Kỳ, khi được đại diện Canada cấp giấy nhập cảnh, đa số người Việt Nam đến Canada đă chọn vùng Núi Vua (Montréal tiếng la-tinh tức Mont royal) để tị nạn cộng-sản và làm lại cuộc đời. Rời bỏ quê hương đất nước ra đi, nơi nhân quyền và quyền sống đạo bị chà đạp, người Việt Nam Công-giáo đến định cư ở thành phố Montréal là đă lên Núi, để sống đạo, giữ đạo. Nơi xứ người lạnh lẽo, họ mong t́m được an b́nh, hạnh phúc, cả t́nh-yêu và trước hết là sự sống c̣n.

 

1.

 

Cộng đồng Việt Nam đă được chính phủ và người dân Gia-nă-đại và Québec mở rộng ṿng tay đón nhận trong tinh thần bác ái, yêu thương và nhân đạo. Người Việt Công-giáo thêm sự an ủi, tin tưởng v́ vùng đất mới Québec vốn là phần đất đă thấm nhuần tín ngưỡng Thiên Chúa giáo từ gần năm thế-kỷ trước. Lúc người Việt ồ ạt đến định cư là lúc tỉnh bang Québec bắt đầu dân sự hoá đă hơn một thập niên: các cơ sở giáo dục, y tế, xă hội của các ḍng và địa phận bị chính phủ quốc hữu hóa và thần quyền cũng mất dần ảnh hưởng; người Québec phản ứng ngược, dần bỏ rơi Chúa và các nhà thờ trở nên vắng con chiên. Trong hoàn cảnh đó, sự hiện diện và sống đạo của người Việt cũng như một số sắc dân di trú mới như người Haiti, Nam Mỹ, v.v. cùng với những di dân khác định cư từ đầu thế kỷ như người Ư, Ba Lan, Đức, Lituanie, v.v. đă hơn một lần gây suy nghĩ và thiện cảm của giáo quyền và giới bảo thủ. Đức ông Robert Beaupré từng cho biết ṭa Giám mục ngại dùng danh từ "hội nhập / intégration" và chủ trương của TGM với các sắc tộc là làm sao khi họ đến định cư ở đây, họ có thể tiếp tục sống đạo, giữa họ với nhau và trong ngôn ngữ của họ - một chủ trương song hành với ước muốn các di dân hội nhập vào xă hội và các họ đạo bản xứ. Đây cũng là chủ trương cho phép các họ đạo cá biệt cho sắc dân chiếm đa số hoặc đặc xứ cho các di dân tạm thời (paroisses personnelles / missions) của giáo hội La Mă từ thời Đức giáo hoàng Paul VI. Nơi tỉnh bang Québec, sau những họ đạo quốc gia (paroisses nationales) có từ 1904, sau năm 1963 là những đặc xứ (missions). Trên lư thuyết, ṭa giám mục có thể cử các linh mục từ nước gốc đến giúp các đặc xứ khi các sắc tộc thiếu tu sĩ ở Canada và cha quản nhiệm là vị truyền giáo (missionnaire). Ngày 9-11-1979, Cộng đồng Công-giáo Việt Nam Vùng Montréal đă được thành lập như một đặc xứ : Mission catholique vietnamienne Bienhereux André Trung - với định chế đặc-xứ, do đó, Cộng đồng có những đặc điểm khác các giáo-xứ địa phương.

 

Từ t́nh trạng phải thuê mướn nơi hành lễ, các cộng đồng thiểu số dần dà có nhà thờ và cơ sở như các họ đạo bản xứ, thuê dài hạn hoặc sở hữu chủ. Chủ trương của giáo quyền (sống đạo) cộng thêm chính sách đa văn hóa của các chính phủ liên bang và tỉnh bang (sống dân sự và văn hóa) đem lại cho người Việt thế hệ đầu một cuộc sống lưu vong ít nhiều thoải mái. Người Việt ồ ạt đến Canada có cơ may khi Canada thay đổi các chính-sách về quốc tịch, luật di trú và đa văn hóa. Nhưng cũng v́ vậy mà giới trí thức khuynh tả, vô thần (hay chối bỏ thần-quyền trong đời sống) cũng nhiều lần không thiện cảm. Tháng 1 năm 1991, nhà báo Jean-Pierre Proulx của Le Devoir đă viết một loạt bài về cách sống đạo của người Québec và các sắc dân di trú, đă đến gặp cha Giu-Se Lựu Nguyễn Văn Mai, linh mục quản nhiệm thời bấy giờ và người viết bài này lúc đó là thư kư Hội đồng quản trị. Họ đă thắc mắc tại sao người Việt chúng ta cứ sống đạo theo truyền thống cũ, họ nêu thí dụ các hội đoàn như Phan sinh, Legio Maria, về cách chúng ta rước kiệu, về đồng phục các hội, v.v. Dù không hợp ư, dù họ mong đợi ở sự hội nhập, bỏ gốc, nhưng họ cũng đă phải nhận thấy sự sống đạo chân thành của người Việt Nam. Trong số báo ra ngày 29-1-1991, nhà báo kết luận rằng giáo-đường là nơi thứ hai sau gia-đ́nh mà người bản xứ với người thiểu số không thể gặp nhau v́ những người này sống với nhau và tách rời xă hội địa phương. (Jean-Pierre Proulx. "Église catho, Église ghetto?"; "A` l'église, seul ou avec d'autres". Le Devoir, 29-1-1991, p. B1-2). Cùng thời gian, trong một nghiên cứu khác của đại học Laval (Religion et adaptation : les réfugiés vietnamiens au Canada. Québec : Université Laval, Département d'anthropologie, 1991. 118 p.), các ông Louis-Jacques Dorais, Nguyễn Huy và cha Pierre Gaudette cũng đă phân tích và so sánh cách sống đạo của người Việt Nam với người Canada và các vị này đă không tiên đoán trước được người Công-giáo Việt Nam có thể tự túc sống đạo theo mô h́nh các đặc xứ. Cha Gaudette trong một bài tổng kết sau đó vẫn đặt lên hàng đầu ưu tư hội nhập các di dân của giáo quyền Canada ("Une mission pour l'Église : l'ntégration des communautés ethniques catholiques". L'Eglise canadienne, 26, no 11, oct. 1993, p. 331-335). Nhờ ơn Chúa, cộng đồng Công-giáo Việt Nam Vùng Montréal đă h́nh thành và sống động cho đến ngày hôm nay!

 

2.

 

Cộng đồng người Việt từ vài trăm du học sinh trước 1975 đă lên đến hơn chục ngàn người cuối năm 1975 và sau đó các đợt thuyền nhân (boat people), "Hải Hồng" và bộ nhân (phần lớn từ vùng Hải Pḥng qua Trung quốc, Hương Cảng hoặc bộ đội bị cưỡng ép qua Kampuchia đă đào ngũ tị nạn sang Thái Lan), rồi đoàn tụ gia đ́nh, v.v. đưa tổng số người Việt ở vùng Montréal lên đến 40, 50 ngàn trong đó khoảng bốn ngàn người Công-giáo. Các họ đạo, các địa phận Montréal, Québec, Hull, v.v. cũng như cộng đồng Công-giáo Việt Nam Vùng Montréal đă lập những nhóm bảo lănh người Việt tị nạn ở các trại Đông Nam Á. Các đợt bảo trợ đáng ghi lại: 1975, 1979, 1985 (khi cha André Lamothe phục vụ ở trại tị nạn Thái Lan về) và khi Cao Ủy Tị Nạn Liên hiệp quốc quyết định đóng cửa các tại. Các đợt di dân và tị nạn này gia tăng thêm giáo dân và đa dạng hóa cộng đồng Công-giáo. Từ một nhóm vài chục người mỗi Chúa nhật từ mùa Hè 1975 t́m đến Đại Chủng Viện Montréal quần tụ bên cha Phan-xi-cô-Xaviê Trần Tử Nhăn, cộng đồng đă phải tụ về nhà xứ Saint-Francois Solano được cha Phao-lô Nguyễn Gia Đệ đang làm phó xứ ở đó dâng Thánh Lễ Chúa nhật. Rồi thêm một lần nữa phải dời về nhà thờ các cha Ḍng Thánh Thể trên đường Mont-Royal và cuối cùng cộng đồng đă được Ṭa Giám Mục giao nhà thờ họ đạo Saint-Philippe đường Bélanger sau nhiều năm t́m kiếm và nghiên cứu. Những dời đổi này và việc Ṭa Giám Mục cho phép thành lập một Đặc-xứ với danh xưng Bienheureux André Trung sau đổi thành Saints-Martyrs Vietnamiens (sau ngày phong 117 thánh tử-đạo Việt Nam năm 1989), chứng tỏ cộng đồng Công giáo ngày càng lớn mạnh và giữ đạo nhiệt thành. Mỗi Chúa nhật, nhà thờ Việt Nam luôn đông đảo người dự lễ. Các lớp giáo lư, dự bị hôn nhân rồi rửa tội, Thêm sức cũng như các hội đoàn làm tăng trưởng nhân số giáo dân và giữ sinh động đời sống tôn giáo của người Việt Nam. Đối với người Việt, ơn kêu gọi thập niên đầu khá mạnh. Các linh mục là quà tặng Chúa đă ban cho cộng đồng dân Chúa cũng như cộng đồng người Việt sống ở ngoài nước. Cộng đồng Công-giáo Montréal đă có nhiều linh mục và tu sĩ nam nữ xuất thân từ cộng đồng; nhiều vị từng làm ban Quản-trị (cha Hảo) hoặc tham gia sinh hoạt các phong trào và hội đoàn (các cha Sơn, Phúc, Thông, sơ, v.v.). Cánh đồng truyền giáo đa dạng, rộng mở với các tân linh mục. Nhưng đời sống tu hành ở đất mới không hẳn đă là dễ dàng và hiện khó có thể tiên đoán ơn kêu gọi tương lai ra sao nếu không muốn bi quan!

 

3.

 

Người Công-giáo Việt Nam định cư tại Montréal là đă lựa chọn lên Núi nghe lời Chúa. Bài Giảng Trên Núi là đoạn Phúc Âm nền tảng, quan trọng và các tín hữu phải ghi ḷng tạc dạ. Trong mười điều răn Chúa phán truyền cho Môi-Sen sau khi đă đưa con dân Do thái ra khỏi đất Ai Cập, Chúa đă nhấn mạnh: "Ngươi không được có thần nào khác đối nghịch với Ta. Ngươi không được tạc tượng, vẽ h́nh bất cứ vật ǵ ở trên trời cao, cũng như dưới đất thấp, hoặc ở trong nước phía dưới mặt đất, để mà thờ. Ngươi không được phủ phục trước những thứ đó mà phụng thờ. (...) Ngươi không được dùng danh Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, một cách vô cớ, v́ Đức Chúa không dung tha kẻ dùng danh Người một cách vô cớ".

 

"Thấy đám đông, Chúa Giê-su lên núi. Ngài ngồi xuống và môn đệ đến bên Ngài". Nơi đó, Chúa Giê-su đă giảng dạy và loan báo tám mối phúc thật. Áp dụng những lời Chúa đă giảng trên núi hơn một làn nữa đă thích ứng và giải đáp một số chờ đợi của người Việt tị nạn khi chọn Montréal (hay bất cứ nơi nào khác). Người Việt muốn xây dựng ḥa b́nh mà lại phải sống trong hoàn cảnh bị bách hại, đối xử bất công, phải ưu phiền mất nước, xa ĺa gia đ́nh, người thân, đói khát công chính, bị phụ bạc, v.v. Người hiền lành luôn phải chịu thiệt tḥi!

 

Người Việt Công giáo mong vượt qua những thử thách đó, đi t́m công chính, an ủi, mong lên núi để được no đầy ơn Chúa và trong sạch tội lỗi cũ. Mong được thương xót! Chúa dạy phải chấp nhận yêu cả kẻ thù địch, lấy đức báo oán. Người Việt rốt ra vốn yêu chuộng hoà b́nh, muốn xây đắp ḥa b́nh, an lạc cho nhân thế! Chúa dạy bố thí và cầu nguyện kín đáo, không được khoa trương như bọn giả h́nh. Con chiên trở thành muối và ánh sáng qua việc sống làm nhân chứng cùng làm việc tốt lành. Muốn trở thành muối th́ phải mặn, đă làm con Thiên Chúa th́ phải xứng đáng là con Thiên Chúa!

 

Với đức tin, người Việt tin chắc rằng Chúa đă đến để kiện toàn lề luật, để chỉnh đốn con người và phá bỏ mê tín. Chúa nói kẻ phạm luật sẽ làm kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời, c̣n kẻ tuân giữ đúng đắn, sẽ làm kẻ lớn nhất trong Nước Trời!

 

4.

 

Người Việt ở Montréal đă lên núi để nghe giảng lời Chúa. Vậy người Công-giáo Việt Nam đă nghe lời Chúa ra sao và đă sống đạo như thế nào để được hưởng tám mối phúc thật đó?

 

Sống trong một xă hội th́ không thể không bị hoặc nhận chịu một số ảnh hưởng. Khoảng hai chục năm gần đây, khi đă an cư lạc nghiệp đồng thời cũng bị khủng hoảng và đổ vỡ từ tâm hồn đến gia-đ́nh rồi cả đức tin, con người ta đă chạy theo một số khuynh hướng tâm linh ngoài đạo. Con người ta bỏ Chúa để đến nghe theo các "tiên tri" thời mới (những phái Vô-vi, Tây Tạng, Ấn Độ, Tin Lành, Jehova, v.v.). Đạo Công-giáo chỉ thờ một Chúa Ba Ngôi đă không cho phép cứ hễ sợ ǵ hay muốn xin ǵ th́ thờ "thần" đó - "thần" có khi chỉ là con người trần gian sẽ hư-nát hay vật chất vô tri! Con người thời đại tự cho là khôn ngoan, do đó hay khua múa, hào nhoáng mà với thời gian rồi ra cũng chỉ là những tấn tuồng hay bán chác. Lời Chúa đă đến với con người trần thế từ hơn hai ngàn năm nay và đă đến qua đức tin và đức khiêm nhường chứ không phải qua lư lẽ và ê a. Lời Chúa tự tại không thay đổi, chỉ có con người đă đổi thay, cắt nghĩa, cả phù thủy biến thái lời Chúa, theo văn hóa và theo thời (chữ dùng, cách nói, v.v). Trong Bài Giảng Trên Núi, Chúa Giê-su cũng nhắc nhở rằng thành thật là nên, c̣n thêm thắt là do ma quỷ!

 

Các Thánh Tử Đạo Việt Nam quan thầy của cộng đồng đă là những tấm gương sống đạo đức, những con người sống giản dị nhưng dứt khoát, những vị đi t́m an vui hạnh phúc trong Chúa và khi cần, chấp nhận cái chết như Chúa Giê-Su, để được sống đời đời. Đa số giáo dân cộng đồng cũng chỉ muốn sống đạo đức và t́m b́nh-an và hạnh phúc thật, ở đời này cũng như đời sau. Nơi vật chất thừa thăi, phong phú của đất tạm nước người này, người Việt lưu vong (hay di dân) đă minh chứng rằng chính đức tin và đời sống tinh thần đă nuôi sống cá nhân và tập thể, v́ người Việt hiện diện và sống đạo nhờ xác-tín đức tin Công giáo và hănh diện làm người Việt Nam, hai gia tài tinh thần căn bản giúp con người Việt Nam dù sống ở ngoài nước cũng có được an b́nh hạnh phúc! Tuy vậy, khi sống với tập thể th́ chất Công-giáo và Việt Nam phải thêm tinh thần cộng đồng nữa mới đủ!

 

Đặc xứ Saints-Martyrs Vietnamiens trước hết và chính thức là nơi thờ phượng Chúa của tất cả người Việt ở Montréal, mà c̣n phải là nơi mà cả cộng đồng Công-giáo người Việt gặp gỡ qua các hội đoàn, các dịch vụ, sinh hoạt văn hóa, xă hội, thể thao, ... như đă từng khởi đầu khi c̣n thuê nhà thờ Ḍng Thánh Thể đường Mont-Royal lúc bấy giờ đă có thư viện, tờ báo Niềm Tin, các lớp Việt ngữ, Ủy ban Bảo trợ Tị nạn, v.v. Ca đoàn ĐMHCG, phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể, trường Việt ngữ, v.v. của cộng đồng đă là nơi nẩy mầm nhân tài và đóng góp cho nhiều tổ chức và hội đoàn người Việt ở Canada và Bắc Mỹ. T́nh trạng tài chánh và sinh hoạt hiện nay của cộng đồng có thể xem là ổn định, cân bằng dù đây đó vẫn có những việc cần thay đổi, cải thiện và dăm ba sóng gió. Về mục vụ, t́nh trạng và nhu cầu ra sao, chúng tôi không đủ thẩm quyền và khả năng để bàn đến. Tuy nhiên nếu nh́n chung, những kẻ c̣n quan tâm đến tương lai Cộng đồng Công-giáo Việt Nam vùng Montréal sẽ phải nhận rằng sự chuẩn bị cho các thế hệ sau này lănh trọng trách cho cộng đồng chưa được thực sự quan tâm đủ. Có một quan niệm tách rời đạo và đời h́nh như không tốt cho tương lai : đó là quan niệm mục vụ là chỉ lo việc đạo mà bỏ rơi việc dạy tiếng Việt, bỏ qua việc huấn luyện giáo dục làm người và làm người Việt Nam đối với các thiểu nhi (thánh thể), th́ sau này 20, 30 năm nữa ai sẽ nói tiếng Việt để mà làm lễ và sống đạo Việt Nam và có những đặc-xứ Việt Nam ở xứ người? Giữa các thế hệ lớn và trẻ tuổi h́nh như vẫn c̣n nhiều cách biệt, thiếu gạch nối, về việc sống đạo, về việc duy tŕ văn hóa dân tộc hay hội-nhập cũng như quản trị và đường hướng tương lai của cộng đồng. 25 năm qua cộng đồng đă tiến từ không đến có, 25 năm tới, ai sẽ có thể đoán được sự ǵ sẽ xảy ra cho cộng đồng chúng ta?