Lời phát biểu trong buổi ra mắt sách

Các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha

thời kỳ đầu của Giáo hội Công giáo Việt Nam

 

 

 

 

__________________________________________________

Trần Duy Nhiên

Santa Ana, 12-06-2004

 

 

Kính thưa quư Đức Cha, Quư Cha, quư anh chị em.

Cách đây sáu tháng, trong buổi trao đổi với các chủng sinh lớp thần học tại học viện Đa Minh Việt Nam, về chủ đề “Năo trạng và Tâm Trạng Đông và Tây”, giáo sư Nguyễn Khắc Dương có nói: “Ở Việt Nam không có trí thức, chỉ có sĩ phu mà thôi” và giáo sư giải thích: “Người trí thức t́m kiếm cái Chân, c̣n người sĩ phu t́m kiếm cái Thiện. Người phương tây luôn luôn t́m sự thật v́ sự thật, và sống chết cho sự thật. Một Marie Curie bỏ bốn năm trời lọc 4 tấn pechblende mà lấy ra 2 gam radium. Để làm chi vậy? Không để làm chi cả. Bà muốn t́m bằng chứng cho thấy rằng radium quả thật hiện hữu và suy nghĩ của ḿnh là đúng, chỉ có thế thôi! Đối với người phương đông, đặc biệt là người VN, th́ đúng sai không thành vấn đề lắm, miễn làm sao sống có đạo đức, nghĩa là hợp với cái Thiện. Nói sai sự thật một chút cũng chẳng sao, miễn là mối giao tiếp giữa con người được ḥa thuận”. Tôi chưa nghiên cứu kỹ để biết xem nhận định ấy đúng sai đến độ nào. Tuy nhiên, v́ phải dịch nên tôi buộc phải đọc kỹ những bài viết của Giáo Sư Roland Jacques trong cuốn Các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha và thời kỳ đầu của Giáo hội Công giáo Việt Nam”; qua đó tôi phải công nhận rằng giáo sư là một người trí thức, nghĩa là một người làm công tác văn học với cái nh́n của kẻ đi t́m chân lư, và khi đă t́m được th́ khẳng định chân lư ấy mà không sợ làm đảo lộn cả một nề nếp suy nghĩ lâu đời.

Để minh họa cho ư tưởng này, tôi xin nêu một ví dụ. Từ bao nhiêu năm qua, người Việt Nam đă yên ổn với sự kiện sau: Alexandre de Rhodes là nguời khai sinh chữ quốc ngữ. Thế nhưng Giáo Sư Roland Jacques đă đánh đổ cái sự thật ấy, và làm xáo trộn suy nghĩ của rất nhiều người - bao gồm các nhà sử học đă viết về Alexandre de Rhodes và nguồn gốc chữ quốc ngữ - khi giáo sư ôn tồn nhưng thẳng thắn công bố một bức thư của Francisco de Pina viết năm 1623, kèm với những nhận định dựa trên những nghiên cứu rất tỉ mỉ khiến người ta khó ḷng mà bắt bẻ được. Và ngày hôm nay, hầu hết mọi nhà nghiên cứu ngôn ngữ tại Việt Nam đều đă chấp nhận rằng Alexandre de Rhodes không phải là cha đẻ của chữ quốc ngữ, mà chỉ là học tṛ của Francisco de Pina.

Thái độ trí thức của giáo sư thể hiện rất rơ qua việc xác định vị trí của ḿnh. Tôi c̣n nhớ cách đây hai năm giáo sư đến khoa Việt Hán Trường Khoa Học Xă Hội tại Saigon, để công bố một số văn bản xưa nhất về chữ quốc ngữ mà giáo sư đă phát hiện trong thư viện lưu trữ của ḍng Tên ở Rôma. Thời điểm ấy, giáo sư Nguyễn Văn Trung cũng từ Canada về Việt Nam. V́ từng biết nhau ở Canada, nên giáo sư Trung vừa gặp linh mục Roland Jacques th́ vồn vă lên tiếng chào: Bonjour mon père(chào cha). Linh mục Roland Jacques nắm tay kéo tôi ra hai bước mà nói nhỏ nhưng dứt khoát: Nói giùm với ông ấy đừng dùng chữ père ở giữa các giáo sư như thế này”. Linh mục muốn xác định rơ ràng rằng ḿnh là giáo sư giữa những giáo sư, và công tŕnh mà ḿnh sắp tŕnh bày là một công tŕnh khoa học chứ không dính dấp ǵ đến chức linh mục của ngài.

Thái độ trí thức không nhập nhằng này được thể hiện rơ qua những trao đổi giữa giáo sư Jacques và bản thân tôi. Khi dịch bản văn Kinh Lạy Cha viết trên 4 cột bằng 4 thứ tiếng (Latinh, Nhật, Hoa, Việt) tôi nhận thấy trong bản từ vựng chữ thiên ở cột tiếng Hoa tương ứng với chữ thật ở cột tiếng Việt, chữ địa với chữ Chúa, chân với chữ trời, và chủ với chữ đất. Tôi đề xuất phải ghi lại cho đúng: Thiên Địa Chân Chủ th́ phải tương đương từng ô với Trời Đất Thật Chúa. Rồi sẽ ghi chú thêm về thứ tự tiếng Việt: Chúa Thật Trời Đất. Thế nhưng phản ứng của Giáo sư Jacques rất dứt khoát. Bản văn gốc viết như thế th́ phải để nguyên, dù có sai đi nữa. Ta phải tôn trọng bản văn của người xưa, và sao lại nguyên vẹn chứ đừng v́ suy nghĩ theo cái hợp lư của ḿnh mà bóp méo một văn kiện lịch sử. Tôi đă tôn trọng điều ấy: vừa bực ḿnh v́ để lại một lỗi quá lớn như thế trong văn bản; vừa thầm ngưỡng mộ thái độ trí thức của một người làm việc rất khoa học, có nghĩa là đón nhận sự kiện một cách khách quan, để từ đó mà phân tích, chứ không bẽ cong sự kiện theo ư ḿnh.

Một ví dụ khác: Đối với lá thư của Francisco de Pina, những chữ ‘il’ (ngôi thứ ba) chỉ định Anrê th́ tôi dịch là anh hay anh ấy. Roland Jacques nhắc tôi rằng thời xưa, người ta gọi những người dự tu các chú, v́ vậy, nên dùng chữ ‘chú’ để chỉ định Anrê, thay v́ ‘anh’. Tôi phản đối rằng chữ ‘chú’ hiện nay có một nghĩa tiêu cực và hàm ư xem thường; v́ thế hiện nay nên gọi là ‘anh’ để không nghe chói tai. Roland Jacques vẫn quyết định rằng phải dùng chữ chú, v́ như thế đúng với lịch sử hơn.

Thái độ làm việc rất khoa học này giúp cho độc giả tiếp cận với một sự thật khách quan mà không bị tác giả lèo lái theo ư ḿnh. Nhưng chính thái độ khách quan và khoa học đó lại mang tính thuyết phục cao nhất, v́ người đọc sẽ bị thu hút bởi thái độ làm việc nghiêm túc của tác giả, từ đó các sự kiện khách quan mà tác giả nêu ra lại tự chúng nói lên với một sức mạnh nguyên vẹn.

Giáo sư Roland Jacques là một linh mục, và không một người công giáo nào biết ngài mà lại nghi ngờ về đạo đức và tư cách linh mục của ngài, nhưng người linh mục không hề can thiệp vào một công tŕnh khoa học; mặc dù những tư liệu mà giáo sư đưa ra đều liên quan đến Kitô giáo. Thái độ tách biệt ấy đă làm cho những văn kiện này trở thành một chất liệu mà mọi nhà nghiên cứu ngôn ngữ Việt nam, dù theo một tôn giáo hay không, đều phải trân trọng và xem đấy là một tư liệu lịch sử quư giá và khả tín.

Tuy nhiên, bởi lẽ đấy là những tư liệu của các nhà thừa sai tiên khởi, nên chúng cũng giúp cho các Kitô hữu Việt Nam có một cái nh́n đúng đắn và không mặc cảm về tôn giáo của ḿnh. Cách đây một tuần, từ Canada về, giáo sư Nguyễn Văn Trung có đến thăm tôi. Trong lúc tṛ chuyện, ông bảo rằng chính nhờ những tài liệu của Roland Jacques mà ông thay đổi nếp suy nghĩ. Trước đây, chính ông đă lên án các thừa sai v́ đă sáng chế ra chữ quốc ngữ. Ông cho rằng người Việt Nam dễ biết đọc chữ th́ cũng dễ trở nên tùy thuộc vào người Tây Phương hơn - cụ thể là người Pháp, do đó chữ Việt Nam viết bằng mẫu tự la tinh là một công cụ thực dân. Thế nhưng khi đọc lại nguồn gốc chữ quốc ngữ, qua bức thư của Francisco de Pina, ông phát hiện rằng những ǵ ông lên án trước kia là hoàn toàn sai, v́ khi viết tiếng Việt Nam bằng mẫu tự La tinh, các thừa sai không hề nghĩ đến việc thay thế chữ nôm bằng chữ quốc ngữ, mà chi ghi lại một lối phiên âm cho những tu sĩ tây phương học tiếng việt. Tóm lại, đối tượng đầu tiên của cách viết bằng mẫu tự La tinh hoàn toàn không phải là người Việt Nam mà là những người nước ng̣ai muốn biết ngôn ngữ Việt Nam, do đó chữ viết này chưa bao giờ là một công cụ để củng cố quyền lực của thực dân.

Mặt khác, qua nội dung của các tư liệu ấy người công giáo Việt Nam cũng rơ thêm vài điểm trong các thuật ngữ của tôn giáo ḿnh. Từ lâu rối, tôi tự hỏi không hiểu v́ sao người ta lại dịch chữ Theos, Deus, Dieu, God, là Đức Chúa Trời, và hiện nay là Thiên Chúa? Quả thật chữ Thiên Chúa  không thể nào diễn đạt được những ǵ hàm chứa trong chữ Deus; v́ thế mà các thừa sai thế kỷ 17 đành phải dịch là Chúa Diêu chứ không dùng một chữ có sẵn trong ngôn ngữ hán việt như Thượng Đế hay Ngọc Hoàng. Qua tác phẩm này của Roland Jacques, ta có thể đọc được lời giải thích rơ ràng trong văn bản tŕnh bày ngôn ngữ phương đông, mà Kinh Lạy Cha được dùng làm minh họa.

« ...Trong ba ngôn ngữ này, (Nhật  Hoa Việt) không có một từ duy nhất nào để dịch danh của Chúa mà không sợ sai lệch; v́ vậy chúng con dịch ‘Deus’ theo chức năng của Người, ấy là Đấng Chủ Tể duy nhất của trời đất; như thế chúng con theo [gương] Chúa Kitô, Đấng đă nói: “Con tạ ơn Cha là Chúa trời đất” (Phúc âm thánh Matthêu, 11), và thánh Phaolô đă từng noi theo: “V́ Người là Chúa trời đất v.v” (Công Vụ 17). Đấy là cách mà chúng con đă loan báo Chúa thật của trời và đất, nhất là tại An-nam, và do đó chúng con dịch danh của Chúa bằng bốn chữ Hán » [=Thiên Địa Chân Chúa hay Thiên Chúa] 

Tóm lại, qua tác phẩm này, giáo sư Roland Jacques đă xem xét các tư liệu tôn giáo dưới cái nh́n văn hóa, và nhờ đó mà những văn kiện Kitô giáo có được một giá trị phổ quát chứ không c̣n là một chuyện riêng tư của Kitô giáo nữa. Mặt khác, v́ giáo sư cũng là một linh mục, nên thái độ khoa học này giúp cho những người công giáo từng cầm viết như tôi có một lối tiếp cận các chân lư Kitô giáo một cách khách quan chứ không kèm theo quá nhiều cảm tính, xuất phát từ mặc cảm có lúc tự ti có lúc tự tôn; nhờ đó chúng tôi có thể làm đúng chức năng của những cây bút vừa Việt Nam, vừa Kitô giáo.

Và cuối cùng, v́ là người Việt Nam, nên khi thấy một người nước ngoài yêu mến ngôn ngữ của chúng ta đến như thế, tôi thấy hơi chột dạ, bởi lẽ h́nh như ḿnh chưa trân trọng đủ tiếng mẹ đẻ của ḿnh. Điều này làm cho tôi có một cái nh́n phản tỉnh và biết ơn giáo sư Roland Jacques.

V́ giáo sư đă yêu mến người Việt đến độ nói với chúng ta bằng tiếng Việt, th́ xin cho phép tôi dành những lời cuối cùng để nói với giáo sư bằng chính tiếng mẹ đẻ của ông.

Cher Roland, 

Tu m’as maintes fois remercié pour ma collaboration dans la traduction de tes textes. J’ai toujours silencieusement accepté cette marque de courtoisie. Mais aujourd’hui, devant nos évêques, nos prêtres et nos chers amis vietnamiens, je tiens à faire publiquement tes éloges pour ta contribution à l’approfondissement d’un aspect de la culture vietnamienne. Pour ma part, à travers cette coopération dans un esprit scientifique, tu m’as donné une opportunité inouïe pour que j’aime ma langue et ma culture d’un amour plus authentique.

Alors, de tout cœur : merci mon père, mon frère, mon collègue et mon ami.  

Xin cám ơn tất cả quí ví.

Nghe  thêm trong chương tŕnh BBC   http://www.bbc.co.uk/vietnamese/rams/interview_rolandjacques.ram