Hành tŕnh tâm linh của  tôi

 

 

Đoàn Thanh Liêm

California, Ngày Thứ Năm Tuần Thánh, 2008  

 

 

Năm 2008 này, tôi đă ngoài 70 tuổi. Đă có cháu nội, cháu ngoại đủ cả rồi. Cuộc đời của tôi như vậy đă kéo dài khá lâu, mà lại sống sót sau trên 30 năm chiến tranh đẫm máu ở Việt nam, rồi là mấy năm bị giam giữ trong nhà tù cộng sản. Tôi coi những năm tháng ḿnh đang sống lúc này là thứ “bonus”, phần mà Thượng Đế ban thêm cho ḿnh. Và như vậy, tôi tự nhủ sẽ cố gắng sống cho thật có ích vừa cho bản thân, vừa cho người khác xung quanh ḿnh.

Nhờ ơn trên, tôi vẫn c̣n khỏe mạnh, minh mẫn. Nên tôi vẫn c̣n tham gia sinh hoạt với bà con, bạn hữu trong lănh vực văn hóa xă hội, về việc bảo vệ nhân quyền, nhiều hơn là về hoạt động chính trị. Nhiều bạn gợi ư cho tôi là nên ghi lại kinh nghiệm hoạt động lâu năm của ḿnh, để giới trẻ biết được việc làm và suy nghĩ của thế hệ đàn anh, và rút ra được bài học bổ ích cho họ. Đó là lư do khiến tôi bắt đầu viết về kinh nghiệm  của chính bản thân ḿnh trong những tháng gần đây, kể từ giữa năm 2006 đến nay. Bài viết này, tôi xin kể lại về hành tŕnh tâm linh tôi đă trải qua từ hồi c̣n thơ ấu, trong ngưỡng cửa gia đ́nh với cha mẹ và anh chị em, cùng bà con nội ngoại xa gần tại miền quê đồng bằng sông Hồng, tỉnh Nam định cho tới ngày hôm nay, hiện đang sinh sống trên nước Mỹ.

Để bạn đọc tiện bề theo dơi câu chuyện, tôi xin vắn tắt kể sơ qua về nghề nghiệp của tôi như sau. Sau khi tốt nghiệp trung học ở Hà nội năm 1954, tôi vào miền Nam theo học ngành luật, rồi đi làm chuyên viên nghiên cứu luật pháp tại văn pḥng Quốc hội VN thời Đệ nhất cộng ḥa. Năm 1960-1961 được gửi đi tu nghiệp tại Quốc hội Hoa kỳ. Năm 1962, tôi được lệnh phải tŕnh diện gia nhập Khóa 13 Trường sĩ quan trừ bị Thủ đức và phục vụ trong hàng ngũ quân đội đủ 4 năm quân dịch pháp định, và được giải ngủ vào năm 1966. Tiếp đó, tôi tham gia hoạt động công tác xă hội với Chương tŕnh phát triển cộng đồng quận 6,7,8 Sài g̣n. Đồng thời tôi cũng hành nghề luật sư cho đến năm 1975. Nhờ hoạt động xă hội, mà tôi có dịp quen biết và học hỏi thêm được với nhiều bạn hữu và cơ quan thiện nguyện quốc tế. Nhiều tổ chức xă hội quốc tế mời tôi làm cố vấn cho họ. Năm 1972-1974, tôi cộng tác với Hội đồng Tôn giáo Thế giới (World Council of Churches) có trụ sở tại Geneva, Thụy sĩ.

Năm 1990, do viết bản văn “ 5 điểm thỏa thuận căn bản”, nhằm làm cơ sở cho việc soạn thảo lại bản Hiến pháp sau này, tôi bị công an cộng sản bắt và đem ra Ṭa án xử phạt tôi 12 năm tù giam về tội “Tuyên truyền chống chủ nghĩa xă hội” trong phiên ṭa ngày 14/5/1992  tại Sài g̣n. Năm 1996, do sự can thiệp của nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế và nhất là của chính phủ Mỹ, Hà nội đă trả tự do sớm cho tôi, nhưng họ lại trục xuất tôi ra khỏi VN. Cũng từ năm 1996, tôi đă định cư tại California cùng với toàn bộ gia đ́nh.     

 

 

Phần  Một: Giáo Dục Tôn Giáo từ Gia Đ́nh và Giáo Hội

 

Tôi sinh ra đời trong một gia đ́nh theo đạo ḍng đă nhiều đời thuộc miền Bùi chu là khu vực có tỷ lệ giáo dân cao nhất so với toàn quốc. Giáo phận Bùi chu tọa lạc chính yếu trong phạm vi 5 huyện phía Đông nam tỉnh Nam định và đă được các thừa sai từ Âu châu đến giảng đạo từ 3-400 năm trước. Gần như toàn bộ giáo dân là nông dân vùng châu thổ sông Hồng, nên chất phác quê mùa. Thế mà dưới thời các vị vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, việc cấm đạo đă thi hành rất khắc nghiệt ở vùng này, khiến cho nhiều vạn người bị giết v́ không chịu bỏ đạo, không tuân theo lệnh của vua quan thời đó.

Trong nhà tôi, th́ từ lúc hồi c̣n nhỏ, tôi vẫn nghe cha mẹ và người lớn tuổi thường nói:”Máu tử đạo là hạt giống sinh ra thêm nhiều giáo hữu”, và thường hay đọc kinh “Kính các Thánh Tử đạo Việt nam”. Các cụ già hay kể lại về những cuộc trốn tránh của giáo dân và giáo sĩ, mỗi khi quan quân của triều đ́nh đi truy lùng kẻ có đạo, và nhất là đi t́m bắt các đạo trưởng tức các giáo sĩ. Các cụ c̣n kể lại về những cuộc hành h́nh các vị Thánh Tử đạo tại tỉnh Nam định thuở xưa. Các chuyện kể này làm tôi say mê và kính phục sự khẳng khái can trường cuả những anh hùng tử đạo ngay tại địa phận Bùi chu của ḿnh.                                     

1/  Giáo dục tại gia đ́nh thời thơ ấu

Cha mẹ tôi đều là nông dân không được học hành là bao nhiêu. Mà nhờ cần cù chăm chỉ nên các ngài đă tạo dựng ra một cơ nghiệp tương đối vững chăi,để nuôi ăn cho lũ anh chị em chúng tôi thật đông đảo có tới 12 người. Số ruộng nhà tôi rải rác trong nhiều mảnh nhỏ cỡ 300-400 mét vuông, và tổng cộng không quá 3 mẫu tây. V́ thế cả gia đ́nh túm nhau vào công việc đồng áng, mỗi năm canh tác 2 vụ luá gọi là vụ chiêm gặt hái vào giữa năm, và vụ mùa gặt hái vào cuối năm. Ngoài ra, lại c̣n một vài nghề phụ tiểu thủ công khác như xe đay, dệt chiếu, dệt vải, chăn tằm, ươm tơ v.v…Kể ra th́ vất vả lam lũ lắm đấy, nhưng lối sống nhà nông như vậy thật là đầm ấm, hiền ḥa, lương thiện.

Mẹ tôi không biết đọc, không biết viết chữ quốc ngữ. Mà cha tôi cũng chỉ được học chừng vài ba năm, vừa chữ nho vừa chữ quốc ngữ, dù ông là con của cụ đồ nho, mà lại vào lúc nho học đă suy tàn. Do vậy mà mấy anh chị lớn hơn tôi cũng chẳng được học hành bao nhiêu, chẳng người nào học qua được bậc trung học. Hầu hết các chị tôi chỉ được học chừng vài ba năm ở trường làng mà thôi.

Làng quê tôi là xă Cát xuyên, huyện Xuân trường, tỉnh Nam định. Dân số của làng vào hồi trước năm 1945 chỉ có khoảng 500 người trong gần 100 nóc gia. Nhưng làng tôi nổi tiếng v́ có chợ Cát, nhóm họp mỗi tháng 6 phiên vào các ngày 1,6,11,16, 21 và 26 theo tháng Âm lịch. Đây là ngôi chợ rất thuận tiện v́ có con kênh chảy xuyên qua, tạo ra cảnh “trên bến dưới thuyền” giúp cho cả dân cư thuộc tỉnh Thái b́nh phía bên kia sông Hồng tới buôn bán, trao đổi đủ loại sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp… Nhờ vậy, mà có tới cả nữa số gia đ́nh trong làng kiếm thêm được lợi tức nhờ vào việc làm bánh, chế biến đồ ăn để bán ngoài chợ.

Thế nhưng nạn đói năm Ất dậu 1945 đă làm chết đi đến một phần ba dân số trong làng.Trong số các nạn nhân này, có rất nhiều người là bà con, bạn bè với tôi; kể cả chú út là em của cha tôi tên là chú Đoàn Đức Thiêm, th́  v́ túng đói mà chú phải bỏ làng đi xa kiếm ăn, rồi bị chết mất xác nơi đâu, chẳng ai trong ḍng họ biết được tông tích của chú ấy nữa. Lúc mất tích, chú Thiêm chưa đầy 30 tuổi, chỉ để lại một người con trai duy nhất là em Yêm vào năm 1945 th́ mới được chừng 3 tuổi.

Gia đ́nh tôi ở khu xóm đạo, cách xa khu chợ vài trăm mét. Bên họ nội cũng như bên họ ngoại đều cùng sinh sống trong khu này, nên lớp trẻ con luôn luôn được bảo bọc che chở nhờ t́nh thương gắn bó của bà con ruột thịt, và nhất là được canh chừng khỏi bị lây nhiễm tật xấu của thành phần bất hảo. Trái lại, ở khu xóm chợ th́ lại tập trung nhiều tệ nạn xă hội như cờ bạc, rượu chè, hút sách, trai gái. Do vậy mà trẻ em ở khu vực này dễ bị nhiễm độc bởi môi trường thiếu lành mạnh của những người được xếp loại “đầu đường xó chợ”. Tôi vẫn nhớ hồi mới 7,8 tuổi, lúc học ở trường làng tọa lạc cạnh  ngôi chợ, th́ có cô bé học cùng lớp và cũng cỡ tuổi tôi bỗng dưng không thấy đi học nữa. Hỏi ra mới được biết cô bé ấy đă đi lấy chồng theo phong tục cổ hủ c̣n thịnh hành hồi đó gọi là “ tảo hôn”.

Măi đến khi tôi lên 10 tuổi vào năm 1944, họ đạo Cát xuyên mới trở thành một xứ đạo với một cha xứ riêng, tách khỏi xứ đạo Thủy nhai là nơi tôi đă được xưng tội, rước lễ lần đầu và chịu phép Thêm sức vào lúc 8-9 tuổi. Hầu hết các làng xă xung quanh làng tôi có rất ít người theo đạo, nên xứ đạo Cát xuyên của tôi có thể coi như là một ốc đảo nhỏ nằm giữa khu vực đa số là người không công giáo. Tôi ít có dịp được giao tiếp với các bạn cùng trang lứa tại các làng xă xung quanh, bởi lẽ từ khi lên 8 tuổi vào năm 1942, tôi đă được gia đ́nh cho sang học bên tỉnh lỵ Thái b́nh, chỉ cách làng tôi chừng 15-17 cây số, mà nhiều lần tôi đă cuốc bộ để lui tới được. Đối với tôi, chính tấm gương tốt lành của cha mẹ và các anh chị trong nhà mới là điều làm cho đời sống tâm linh đạo hạnh của tôi được củng cố, nuôi dưỡng rất vững chắc. Từ lúc c̣n rất nhỏ, tôi luôn luôn được nhắc nhở là:” Đức tin không có hành động cụ thể đi kèm,th́ chỉ là đức tin chết”. V́ thế, người có đạo, có niềm tin nơi Chúa Cứu Thế th́ phải sống lương thiện, không được lỗi đức công bằng, không được ăn gian nói dối. Đàng khác họ c̣n phải thực hiện việc bác ái từ thiện, nhằm giúp đỡ bà con đói kém xung quanh ḿnh.

Nói tóm laị, việc sống đạo theo đúng tinh thần công bằng bác ái mới là cốt lơi của đời sống người môn đệ Chúa Kitô. Cho nên, mặc dầu tôi được học hành rất nhiều, được tiếp xúc với nhiều luồng tư tưởng khác biệt, hay trái nghịch với Giáo lư đạo Công giáo, th́ tôi vẫn kiên định với lối sống đạo hạnh được rèn luyện trong gia đ́nh từ hồi c̣n tấm bé. Tôi theo đạo, không phải do sự tài giỏi lư trí, mà do ḷng thành tâm, lương hảo của cha mẹ truyền lại cho tôi :  Đó là ân sủng của Chúa ban cho tôi.

Như đă ghi ở trên, mẹ tôi không hề được đi học, nên bà chẳng biết đọc biết viết. Nhưng bà có đời sống thật đạo hạnh gương mẫu. Bà dậy dỗ anh chị em chúng tôi “phải biết thương mọi người, t́m cách giúp những ai gặp cảnh khó khăn”. Bà cũng luôn luôn nhắc nhở chúng tôi là “phải biết sợ tội, sợ lỗi đức công bằng”. Hàng năm cứ vào mùa chay  trước lễ Phục sinh, mẹ tôi thường kêu gọi bà con trong xóm làng đến nhà tôi để “lănh chẩn”, tức là mỗi gia đ́nh nhận vài ba kilo gạo, v́ vào tháng ba tháng tư phần đông các gia đ́nh túng thiếu đều hết gạo ăn. Mẹ tôi nói ḿnh phải tần tiện nhịn ăn, nhịn tiêu để dành dụm chia xẽ cho những bà con túng thiếu hơn ḿnh, th́ việc làm từ thiện như thế mới thật là có giá trị, mới đích thực là “nhường cơm xẻ áo” cho bà con trong xóm làng. Cái gương làm việc từ thiện này mấy anh chị em tôi hiện nay vẫn thường áp dụng theo đúng như tinh thần của cha mẹ tôi. 

C̣n về “đức công bằng”, cả cha lẫn mẹ tôi đều nêu gương tốt lành cho anh chị em chúng tôi. Cha tôi là con trai trưởng của ông đồ dậy chữ nho, nên cũng thấm nhuần được cốt cách gia phong, gia đạo của ḍng họ Đoàn nhà ḿnh, tức lúc nào cũng ráng  giữ được lối sống “thanh bần lạc đạo”, sống nghèo khó v́ lương thiện, mà lại vui vẻ với đạo đức của người sĩ phu quân tử. Ngay như tên mà cha mẹ đặt cho tôi là Thanh Liêm, th́ lúc sinh ra tôi, ông nôi tôi là Cụ Đồ Nhuận vẫn c̣n sống, nên chắc chắn là cha tôi đă tham khảo với cụ để đặt tên cho tôi. Cả đến tên của người anh cả trên tôi đến 8 tuổi, cha mẹ tôi đặt cho anh là Liên Tŕ có nghiă là hồ sen. Mặc dù cả ông nội tôi và cha tôi đều có chữ đệm là Đức, viết rơ ra là Cụ Đồ Đoàn Đức Nhuận và ông Chánh Đoàn Đức Hải. Thành ra tôi hiểu được là ông nội cũng như là cha mẹ tôi đều mong muốn sau này lớn lên, tôi sẽ là người lương thiện, chứ không thể lem nhem nhơ nhuốc với chuyện làm ăn khuất tắt được. Tôi hay nói đùa với mấy bạn thân thiết người Mỹ là: cái tên Liêm do cha mẹ đặt cho tôi khiến tôi không thể nào mà lại tham lam kiếm tiền bằng cách tham nhũng hối lộ được.

 

Cũng may, cha mẹ tôi làm nghề nông, tuy vất vả lam lũ cực nhọc, nhưng được cái ít có cám dỗ để đi bóc lột, lợi dụng người khác như trong một số ngành nghề khác.

Nói vắn tắt lại, tôi thật biết ơn cha mẹ v́ tấm gương tốt lành theo đúng tinh thần công bằng bác ái của đạo Công giáo, mà ḍng họ nội ngoại chúng tôi đều đă theo đuổi từ nhiều đời nay. Sau này, khi cả hai ông bà đều khuất đi, mấy anh chị lớn của tôi lại tiếp tục hướng dẫn, chăm sóc cho tôi và các em theo đường lối, khuôn phép đă do cha mẹ chúng tôi khai mở trước đây. V́ thế, gia đ́nh chúng tôi thật may mắn là anh chi em biết chỉ bảo dẫn dắt cho nhau để cùng giữ vững được truyền thống đạo hạnh nhiều đời của ḍng họ nhà ḿnh. 

 

2/ Nhà nuôi người câm điếc Thái b́nh

Trong gia đ́nh tôi, có một cái rủi mà sau này lại là cái may. Đó là vào lúc bà chị cả của tôi là chị Chắt mới lên 3 tuổi, bỗng dưng sau một cơn sốt nặng chị trở thành người câm điếc, không c̣n nghe và nói được nữa. Khỏi phải nói là cha mẹ tôi rất buồn phiền v́ cái bệnh tật oái ăm của người con gái đầu ḷng như vậy. Nhưng sau này khi lớn hơn một chút, th́ chị tôi được gửi đến Nhà nuôi người câm điếc tại thị xă Thái b́nh do các nữ tu thuộc Ḍng Thánh Vincent de Paul chăm sóc. Cơ sở này được gọi tên là “Asile Saint Joseph” với các nữ tu người Pháp lẫn Việt. Bà cô họ tôi là Đoàn Thị Nguyệt cũng đă có thời gian tu tập tại đây. 

Việc chị Chắt được chăm sóc học chữ, học nghề may cắt và thêu đan và cùng sinh hoạt chung với nhiều người bạn đồng cảnh câm điếc khác, khiến cho cha mẹ và gia đ́nh chúng tôi thêm hiểu biết và gắn bó với công việc bác ái từ thiện của Giáo hội Công giáo. V́ rơ rệt là bà chị cả của tôi đă được chăm sóc chu đáo trong bao nhiêu năm chị sinh sống tại cơ sở xă hội này. Và gia đ́nh chúng tôi thật biết ơn các nữ tu đă tổ chức và điều hành một cơ sở có tầm vóc như vậy, khiến cho các gia đ́nh có người bị câm điếc như gia đ́nh chúng tôi được yên tâm, khỏi phải lo lắng bứt rứt về nỗi bất lực không làm sao chăm sóc được cho người tật nguyền trong gia đ́nh ḿnh. 

Bà chị Sen là em kế với chị Chắt, sau này là bà Trường Nguyên có thời mở tiệm vàng khu ngă ba ông Tạ, th́ chị Sen hồi c̣n nhỏ cũng được cho theo học ít lâu tại cơ sở xă hội này của các soeur. Rồi đến lượt chính tôi và cô em kế Thiên Oanh và cả cháu Hồng Vân , con gái đầu ḷng của chị Sen, cũng đă được gửi học tại đây vào các năm 1944-1945. Chúng tôi đều ở chung với mấy người câm điếc mà phần đông là mồ côi, hoặc không được chính gia đ́nh của họ thăm viếng. Cũng tại cơ sở xă hội này hồi đó c̣n có nhiều người con lai, kể cả lai da đen mà người cha là lính Phi châu trong quân đội thuộc địa Pháp và mẹ là phụ nữ Việt. Thành ra, ngay từ hồi 10-11 tuổi, tôi đă chứng kiến tận mắt công việc bác ái từ thiện của các nữ tu Công giáo. Đây lại thêm một cơ hội cho tôi được đào tạo về công tác xă hội, để sau này lúc trưởng thành, tôi đă tham gia nhập cuộc với các anh chị em cùng chí hướng trong hoạt động xă hội, mà cụ thể là Chương tŕnh phát triển cộng đồng các quận 6, 7, 8 Saigon vào cuối thập niên 1960 lúc tôi đă vào tuổi “tam thập nhi lập”.                                 

 Nhân tiện ở đây, tôi cũng muốn ghi thêm về ảnh hưởng của các nữ tu trong sự hướng dẫn về đức hạnh cho tôi, ngay từ thời thơ ấu 9-10 tuổi, lúc tôi trọ học nơi Nhà nuôi người câm điếc ở Thị xă Thái b́nh để  theo học bậc Tiểu học tại Trường Monguillot nằm ngay phía bên kia đường. Soeur Bernadette, thường được gọi là Bà Berte, đă đặc biệt ưu ái chăm sóc cho tôi, hướng dẫn việc đạo đức, đoc kinh xem lễ thường ngày của tôi.Bà lo bảo vệ cho tôi khỏi bị mấy anh câm điếc lớn tuổi, khỏe mạnh hơn thường hay ăn hiếp mấy chú nhỏ yếu đuối hơn như tôi. Bà tỏ ra tín nhiệm đặc biệt đối với tôi, nên hay sai bảo tôi đi làm việc này, chuyện lặt vặt nọ. Nhờ vậy, mà tôi được dịp gần gũi quen biết với nhiều nữ tu khác trong Tu viện này, kể cả mấy soeur người Pháp. Do vậy mà tôi lại có dịp thực tập nói tiếng Pháp với người Pháp chính hiệu, cũng như người lai Pháp phần đông là dân mồ côi mà được các soeur lo lắng chăm sóc cho. Và sau này vào tuổi trưởng thành, tôi cũng thường có dịp gặp gỡ hay làm việc chung với các nữ tu khác ở Việt nam hay ở ngoại quốc, cũng luôn với sự hồn nhiên trong sáng và dịu hiền như tôi đă được chứng kiến ngay từ hồi niên thiếu. Và tôi rất thích cái bài hát có câu “ Em hiền như ma soeur”, câu hát này thật diễn tả rất đúng những ǵ chính bản thân tôi đă thấy, đă  cảm nhận trong nhiều năm tháng khi được sống trong t́nh yêu thương ấp ủ như người mẹ, người chị hiền thục của các nữ tu. Quả thật giới nữ tu đă đóng góp một phần rất lớn trong sự nghiệp làm chứng tá cho Tin Mừng cứu độ của Giáo Hội Công giáo hoàn vũ, cũng như của Giáo hội Việt nam.

 

 

3/ Theo học với các Cha Ḍng Đa Minh

 

 Vào năm 1944, lúc tôi được 10 tuổi, th́ có lần soeur Berte giới thiệu tôi với người cậu ruột là Linh Mục Hoàng B́nh Thuận đến thăm soeur. Cha Thuận thuộc Ḍng Đa Minh mới tu học măi bên Hongkong trở về VN. Đây là Ḍng tu thuộc Chi nhánh Manila với ảnh hưởng của Tây ban nha. Cả soeur và Cha Thuận đều khuyến khích tôi đi tu làm linh mục. Tôi lúc ấy mới có 10 tuổi đầu, làm sao mà dám quyết định một việc hệ trọng như vậy. Tôi thưa với Cha và Soeur là phải về thưa lại với cha mẹ ở nhà xem ư kiến của các ngài ra sao. Năm sau đó, vào kỳ hè năm 1945, th́ cha mẹ tôi ưng thuận để cho tôi đi theo học với các cha Ḍng Đaminh, v́ cha mẹ tôi tin tưởng nơi soeur Berte là người đă quen biết từ lâu với gia đ́nh chúng tôi.

 Thế là vào đầu năm 1946 lúc tôi lên 12 tuổi, theo lời giới thiệu của Cha Thuận, cha tôi đă dẫn tôi ra măi tận Thị xă Hải Dương để nhập học nơi Đệ Tử Viện Đa Minh, tọa lạc trong Khu Đền Các Thánh Tử Đạo sát với Nhà Ga Đường Xe Lửa ở Thị xă. Tôi bắt đầu vào học chương tŕnh lớp Nhất bậc Tiểu học và được các Cha giáo ở đây hướng dẫn cho việc tu đức giống như của một chủng sinh nơi các chủng viện khác. V́ nhà trường khá rộng răi, mà lại ở vị trí rất thuận lợi cho việc giao thông giữa trục lộ Hanoi-Haiphong, nên luôn luôn bị quân đội đến chiếm đóng. Vào đầu năm 46, khi tôi mới đến, th́ đă có sẵn quân đội Nhật bản đóng quân rất đông ở đó, để c̣n chờ xuống tàu tại Haiphong trở về nước. Quân Nhật vừa đi khỏi, th́ lại đến quân đội Pháp đến trấn đóng thế vào đó. Cho nên suốt mấy tháng tôi theo học tại Đệ Tử Viện này ở Hải Dương, th́ đều phải ở chung đụng với quân đội ngoại quốc, rất là ồn ào bất tiện, chẳng hề có được sự yên tĩnh êm đềm cần thiết tối thiểu cho việc tu học của người tu sinh.

 Mà c̣n tệ hại hơn thế nữa, đó là vào gần cuối năm 1946 này cuộc chiến tranh Việt Pháp xảy ra, khiến cho Nhà Trường phải giải tán và tôi được trả về lại gia đ́nh. Tính ra tôi chỉ được học có 9 tháng tại Đệ Tử Viện Hải Dương.

 Năm 1947, chiến tranh lan rộng, tôi phải ở nhà và tham gia vào việc phụ giúp chuyện làm ruộng bằng cách chăm sóc con trâu. Mỗi ngày tôi dắt trâu ra đồng ăn cỏ, trưa đem nó ra tắm ngoài sông và chiều tối th́ dẫn trâu về chuồng gần bên nhà.Lại c̣n phải lo đi kiếm cỏ cho nó ăn vào ban đêm nữa. Tuy bận rộn mà tôi vui thích với chuyện được đi tung tăng thong thả ở đồng quê quanh làng. Nhờ làm lao động vừa sức như vậy, nên tôi đâm khỏe ra và thân thể nở nang, cao lớn trông thấy. Nhưng tôi vẫn thèm được đi học lại.

 Cho nên vào đầu năm 1948, sau khi ăn Tết th́ cha tôi lại dẫn tôi tới gửi nơi Cha Thuận lúc đó đang trông coi cơ sở nông nghiệp của Nhà Ḍng gần với giáo xứ Quất lâm, miền biển Giao Thủy. Cha Thuận lại gửi tôi tới ở với Cha Lương Huy Hân lúc đó coi sóc xứ Ngưỡng Nhân để theo học nốt chương tŕnh bậc Tiểu học tại đây. Được mấy tháng đến mùa Hè, th́ Cha Thuận lại đón tôi cùng với Cha đi về xứ Cát Đàm bên Thái B́nh, là nơi Nhà ḍng Đa minh trú ngụ sau khi di tản khỏi trụ sở chính tại Thành phố Nam Định, nơi có giao tranh rất ác liệt giữa quân đội Việt nam với quân đội Pháp. Tại nơi đây vào năm học 1948-49, tôi và một vài bạn khác được Cha Thuận dậy cho môn tiếng La Tinh, c̣n mấy môn khác th́ cha kiếm sách chỉ cho chúng tôi phải tự học lấy.

 Qua năm sau 1949-50, th́ tôi được ngày qua ngày sang học nhờ tại Tiểu chủng viện Mỹ Đức của Giáo phận Thái b́nh, ngay sát cạnh nhà xứ Cát Đàm. Tôi theo học Lớp Ba, học La Tinh và bắt đầu chương tŕnh Trung học tại đây, nhưng tôi lại không phải là chủng sinh của Thái B́nh.

 Đến năm 1950, v́ đau bệnh phổi, nên tôi lại được cho về với gia đ́nh. Tôi về quê ở với mẹ và khi đă bớt đau, thí đi học tiếp chương tŕnh Trung học tại Hành Thiện và Trung Linh gần quê nhà. Đến năm 1952, th́ mẹ gửi tôi ra Hanoi, theo học ở trường Chu văn An và tôi đă hoàn tất học tŕnh Ban Trung học khi thi đậu Tú Tài 2 tại Hanoi năm 1954, trước khi di cư vào miền Nam. Mẹ tôi mất vào cuối năm 1952, khi tôi mới vào học lớp Đệ Nhị bậc Trung học Đệ Nhị cấp.  Nhân tiện, tôi cũng phải ghi thêm về trường hợp cha tôi bị Việt minh bắt đi biệt tích vào đầu năm 1948, ngay sau khi ngài đưa tôi đến gửi nơi Cha Thuận ở miền biển gần xứ Quất lâm như đă viết ở trên.

 Ví lư do chiến tranh, và cũng v́ lư do sức khỏe yếu kém, nên việc tu học của tôi với các Cha Ḍng Đa minh chỉ có ngắn ngủi 3 năm tất cả, mà v́ lư do chiến tranh lại phải di chuyển tới nhiều nơi. Nhưng tôi đă được học rất nhiều về ngoại ngữ Pháp văn và La Tinh, khiến cho tôi đă có thể đọc Kinh Thánh bằng cả tiếng Pháp và tiếng La tinh khi mới vào tuổi 15-16. Tôi được tập luyện việc Suy niệm (Meditation), việc Cầu nguyện, việc Tĩnh tâm (Spiritual Retreat). Và đă bắt đầu t́m hiểu về Học thuyết xă hội công giáo thông qua các Thông Điệp của các Vị Giáo Hoàng, cụ thể là Thông Điệp Rerum Novarum(Sự việc Mới) và Quadragesimo Anno (kỷ niệm năm thứ 40 Ban Hành Thông Điệp Rerum Novarum). Cái vốn liếng tinh thần đó sau này giúp tôi khai triển mở rộng hiểu biết thêm về Học thuyết Xă hội Công giáo, khi tôi theo học ở Đại học Luật khoa vào giữa thập niên 1950 ở Saigon và cả sau này khi theo học ở bên Mỹ nữa.

 

 

 4/  Nhóm Sinh Viên Công Giáo

      và  Phong Trào Trí thức Công giáo Pax Romana

 

Vào miền Nam, th́ tôi theo học tại Đại Học Luật khoa Saigon và tốt nghiệp văn bằng Cử nhân Luật khoa vào năm 1958. Trong thời gian này, tôi sinh hoạt với Nhóm Sinh viên Công giáo do Cha Nguyễn Huy Lịch làm Tuyên úy hướng dẫn. Cha Lịch thuộc Ḍng Đa Minh Chi Lyon bên Pháp và đă theo học nhiều năm tại Pháp. Cha cũng làm Giám đốc Câu Lạc Bộ Phục Hưng là nơi lưu trú của các sinh viên Đại học. Và tôi đă được lưu trú tại đây trong 2 năm 1956-58 cho đến khi ra trường và đi làm ở Quốc hội thời Đệ nhất Cộng ḥa.

 Nhóm sinh viên công giáo chúng tôi thời đó mới có chừng 30-40 anh chị em.Mỗi chủ nhật chúng tôi hợp nhau dâng Thánh lễ và ca hát trong ca đoàn do anh Trương văn Ngọc làm ca trưởng hướng dẫn tập dượt cho chúng tôi những bài thánh ca phụng vụ. Sau buổi lễ, chúng tôi được Cha tuyên úy hướng dẫn việc trao đổi học hỏi vế giáo lư, về sinh hoạt dấn thân nhập cuộc của người sinh viên công giáo trong hoàn cảnh cụ thể của đất nước. Chúng tôi cũng ấn hành một Tờ Nội san đặt tên là Thông Cảm, bắt đầu viết tay rồi sau mới tiến lên quay roneo. Kể ra vào thờ́ kỳ đó, hoạt động của nhóm chúng vẫn c̣n lưa thưa lỏng lẻo, chứ chưa được năng động phong phú như thế hệ sau này, kể từ thập niên 1960 trở đi với lớp trẻ vừa mạnh dạn, vừa xông xáo hơn thế hệ chúng tôi rất nhiều.

 Đối với tôi, th́ giai đoạn học tập trong Nhóm sinh viên công giáo này đă rất là bổ ích cả cho đời sống trí tuệ, văn hóa và tâm linh. Đây là môi trường rất là thích hợp cho sự tiến bộ cả về chuyên môn cũng như về đạo đức cho người sinh viên đang ở độ tuổi đôi mươi như chúng tôi hồi ấy. Các bạn tôi thời đó nay th́ đă đều ở vào cái tuổi “thất thập cổ lai hi” cả rồi. Đă 50 năm qua, cái thuở hoa niên ngày ấy, bây giờ nhớ lại với bao t́nh cảm tươi đẹp, trong sáng giữa ḷng xă hội và giáo hội công giáo Việt nam.

 Giai đoạn tiếp theo kể từ năm 1961 sau khi tôi du học tu nghiệp tại Hoa kỳ về, th́ tôi lại gia nhập Phong Trào Trí Thức Công giáo Pax Romana, do Linh mục Nguyễn B́nh An thuộc Ḍng Phanxicô làm tuyên úy hướng dẫn.Phần lớn các hội viên của Pax Romana đều là bậc đàn anh đàn chị đối với tôi, như Luật sư Nguyễn văn Huyền, Bác sĩ Nguyễn văn Ái, các Giáo sư Phạm thị Tự, Lư chánh Trung, Nguyễn văn Trung, các Anh Phó bá Long, Trần Long, Lâm vơ Hoàng, Vơ long Triều, Anh Chị Bác sĩ Nguyễn văn Thơ, Chị Nguyễn thị Oanh v.v… Chúng tôi cùng nhau tham dự Thánh lễ hàng tháng và sinh hoạt trao đổi học tập với nhau vào mỗi sáng Chủ nhật thứ hai định kỳ. Có mấy năm, Pax Romana c̣n tổ chức “Tuần lễ Học Hỏi” về các vấn đề tôn giáo và văn hóa xă hội, nhằm nâng cao tŕnh độ hiểu biết về lập trường của Giáo Hội đối với Thời đại. Chúng tôi cũng có ấn hành một tờ Thông Tin nội bộ, nhưng chưa được phong phú cho lắm.

Nhưng kể từ 1965, v́ quá bận rộn với công việc ở Quận 8, nên tôi ít có dịp đến sinh hoạt với Pax Romana.

Dầu vậy, đối với tôi đây vẫn là một môi trường đào tạo rất tốt để t́m hiểu, học tập và thực hành theo những đ̣i hỏi của Tin Mừng đối với tầng lớp trí thức, mà vốn được hưởng nhiều ưu đăi trong xă hội. Pax Romana thường không muốn Giáo Hội quá gắn bó với Chính quyền, do lập trường của số đông anh chị du học bên Âu Mỹ về, th́ đều chủ trương phải “Tách rời Giáo Hội ra khỏi Nhà Nước” (Separation of the Church and the State). Hồi c̣n chế độ Đệ Nhất Cộng Ḥa, th́ anh chị em đều phê phán sự can thiệp của Giám Mục Ngô Đ́nh Thục đối với các cấp trong chính quyền là quá đáng, không thể chấp nhận được.

 Tuy có sự phê phán chỉ trích như vậy, mà Pax Romana cũng lại không hề tham gia vào một loại sinh hoạt chính trị cụ thể nào, dù ở cả hai thời kỳ Đệ nhất và Đệ nhị Công ḥa cho đến 1975.

 Nói vắn tắt lại, th́ việc tham gia sinh hoạt trong cả hai tổ chức Sinh viên công giáo và Trí thức công giáo đều đă giúp cho Đức Tin Công giáo trong tôi được kiên định hơn, vững chắc hơn. Và tôi được trau dồi học hỏi thêm về phần Giáo lư, cũng như hiểu biết hơn về t́nh h́nh sinh hoạt của Giáo hội hoàn vũ. Hơn nữa trong cả hai tổ chức thuộc Phong trào Công giáo Tiến hành này, tôi được sống trong bàu không khí yêu thương ấm cúng của tất cả anh chị em trong Đại Gia Đ́nh Công giáo Việt nam. Tôi thật biết ơn các Cha Tuyên úy hướng dẫn và các bậc huynh trưởng đă chia sẻ những suy nghĩ và kinh nghiệm sống đạo với tôi trong suốt 10 năm trời tôi sinh hoạt gắn bó trong 2 tổ chức này.

 

  Đến đây th́ bạn đọc đă có thể h́nh dung được  “Sự An Bài của Thiên Chúa” đă sắp xếp cho tôi được đào tạo uốn nắn ngay từ tấm bé trong ngưỡng cửa gia đ́nh theo tinh thần bác ái và công bằng của người môn đệ  Chúa Giêsu Cứu Thế. Việc giáo dục tâm linh này lại được bổ túc, củng cố thêm trong những năm tháng tôi được theo học với các Cha Ḍng Đa Minh vào tuổi niên thiếu của tôi, hồi cuối thập niên 1940 ở ngoài Bắc. Và sau này vào tuổi trưởng thành ở miền Nam, th́ tôi lại được học tập thêm với tổ chức Sinh viên Công giáo và nhất là với Phong Trào Trí Thức Công giáo Pax Romana.

  Với hành trang được trao phó như thế, tôi đă dấn thân vào các sinh hoạt phục vụ xă hội liên tục trên 40 năm nay. Tôi thật biết ơn Gia Đ́nh, biết ơn Xă Hội, và biết ơn Giáo Hội đă hun đúc tinh thần đạo hạnh, tâm linh cho tôi. Và tôi đă cố gắng đem hết khả năng hiểu biết và tấm ḷng nhiệt thành của ḿnh để mà phục vụ tha nhân trong mọi hoàn cảnh cụ thể trong tầm tay với của ḿnh. Là luật sư, tôi luôn bênh vực sự công bằng xă hội, góp phần vào công cuộc tranh đấu nhằm bảo vệ nhân phẩm và nhân quyền của người dân Việt nam. Và tôi cũng luôn tự cảnh giác ḿnh là phải khiêm tốn nhă nhặn, chứ không bao giờ được kiêu ngạo phách lối, quá tự cao, tự đại về tŕnh độ trí thức hay về địa vị xă hội của bản thân hay của phe nhóm, hoặc của ḍng họ nhà ḿnh.

 

*

*   *

 

 Phần Hai: Sống Đạo Giữa Đời

 

Cuộc đời hoạt động xă hội say mê, sôi nổi của tôi chỉ thực sự bắt đầu kể từ năm 1965 lúc tôi vừa bước vào tuổi “tam thập nhi lập”. Cùng với một số bạn hữu thân thiết, tôi đă lăn xả dấn thân vào công việc nhằm cải thiện đời sống của tầng lớp bà con nghèo túng tại các xóm hẻm ở khu vực ven biên thành phố Saigon. Khởi sự là trong khuôn khổ của Chương tŕnh Phát triển Quận 8, rồi sau đó lan sang đến Quận 6 và Quận 7.Đây là một chương tŕnh cải tiến xă hội theo phương thức Phát triển cộng đồng, tức là nhóm anh em trẻ chúng tôi tự nguyện đi gặp gỡ, tiếp xúc với bà con trong các xóm hẻm để cùng bàn thảo với họ về những công việc có ích lợi cho khu phố, ngơ hẻm nơi họ cư ngụ. Đây cũng là h́nh thức “Giúp dân để dân tự giúp cho chính họ” (Help people to help themselves).

 

 1/  Phát Triển Toàn Diện và Điều Ḥa .

 

 Khởi thủy chúng tôi thiết lập một dự án gọi là “Chương Tŕnh Phát Triển Quận 8”, rồi đệ tŕnh lên Thủ Tướng Chánh Phủ hồi đó là Thiếu Tướng Nguyễn cao Kỳ. Tướng Kỳ chấp thuận rồi trao cho Bộ Thanh Niên và Ṭa Đô chính làm hai cơ quan bảo trợ. Về phương diện vật liệu xây dựng căn bản là ciment, sắt và tôle, th́ được cơ quan Usaid của Mỹ cung cấp thông qua sự giới thiệu của hai cơ quan bảo trợ nói trên. Phải nói rơ là tất cả chúng tôi đều chỉ có sự thiện chí, nhiệt thành chứ nào đâu có kinh nghiệm bao nhiêu trong lănh vực hoạt động xă hội tại một địa phương gồm phần lớn là người từ các miền quê lân cận mất an ninh mà phải chạy về tá túc tại ngoại ô thành phố. Nhưng lần hồi qua môi trường hành động cụ thể, và nhờ tiếp thu được kinh nghiệm của chính các thân hào nhân sĩ tại địa phương chỉ dẫn cho, mà anh chị em chúng tôi đă có thể làm việc có kết quả cụ thể, rơ rệt như trong việc tu sửa đường hẻm, đặt ống cống thoát nước, xây dựng nhà vệ sinh công cộng v.v…Qua những công tác nhỏ bé này, chúng tôi tạo được sự tín nhiệm tin cẩn của bà con trong quận. Rồi lần lần đă có thể vận động người dân địa phương tham gia vào những công tác chỉnh trang, kiến thiết có quy mô lớn hơn.

 Có thể nói vai tṛ của chúng tôi là làm chất men, chất xúc tác để khơi động quần chúng kết hợp lại với nhau mà cùng bắt tay vào thực hiện những dự án có ích lợi chung cho toàn thể cộng đồng địa phương nơi họ cư ngụ. Anh chị em chúng tôi gồm đủ mọi thành phần tôn giáo khác nhau, gốc gác địa phương cũng khác nhau…; nhưng tất cả đều cùng theo đuổi một mục tiêu chung, đó là “Phục vụ xă hội. Giúp đỡ những người kém may mắn hơn ḿnh”. Anh chị em thanh niên tự nguyện chúng tôi cùng sinh hoạt, cùng  chia xẻ gánh vác công việc chung với nhau. Nhờ vậy mà có sự liên kết gắn bó với nhau trong một tinh thần đồng đội, như anh chị em trong cùng một gia đ́nh. Đó là niềm vui, sự an ủi cho những khó khăn chật vật với những điều kiện làm việc thiếu nhiều tiện nghi vào thời đó. 

 Riêng đối với tôi, th́ cái ư tưởng về sự phát triển này đă được manh nha từ những năm 1955-58, lúc tôi c̣n là một sinh viên trường Luật và có dịp t́m hiểu về chủ trương hành động của Nhóm “Economie et Humanisme” (Kinh tế và Nhân bản) do Linh mục Jean Lebret cũng thuộc Ḍng Đaminh chi Lyon bên Pháp khởi xướng.Cha Lebret có mấy lần đến thăm Việt nam và tôi cũng đựoc nghe cha diễn thuyết ở Saigon về vấn đề phát triển kinh tế xă hội. Tổ chức “Kinh tế và Nhân bản’ lại c̣n cử một phái bộ do cha Alain Birou đứng đầu để nghiên cứu về điều kiện sinh hoạt của một số địa phương, với sự bảo trợ và cộng tác của Ngân Hàng Quốc Gia vào thời đó.Tôi rất tâm đắc với chủ trương “Phát triển Toàn Diện và Điều Ḥa” (Developpement Total et Harmonise’) do Nhóm đưa ra. Tôi đă đọc say mê các sách báo của Nhóm này, và đặc biệt nhớ lời cha Lebret phat biểu trong khi diễn thuyết là  “ Sự phát triển đích thực là nhằm nâng con người và xă hội từ mức thấp kém về phương diện nhân bản lên  mức cao hơn” (du niveau bas au niveau plus haut  sur le plan humain). Như vậy tức là phải chú trọng đến cả khía cạnh văn hóa, tinh thần và tâm linh, chứ không phải chỉ lo riêng về phương diện kinh tế vật chất mà thôi.Cũng nên ghi thêm là cha Lebret chính là một nhân vật chủ chốt trong việc soạn thảo “Thông Điệp Phát Triển các Dân Tộc” (Progressio Populorum) do Đức Thánh Cha Phaolo VI ban hành năm 1967.

 Rồi vào năm 1960-61, khi du học tu nghiệp tại Mỹ, th́ tôi lại có thêm dịp quan sát học hỏi về công cuộc phát triển cộng đồng, về tinh thần phục vụ tự nguyện của các tổ chức phi chính phủ (NGO = non-governmental organisations) mà hiện nay người ta gọi là “cốt lơi của Xă hội Dân sự”.Thành ra những điều tôi quan sát, t́m hiểu được trên đất Mỹ hồi đó đă củng cố thêm cho sự xác tín về đường lối phát triển nhân bản tôi đă học được nơi cha Lebret và Nhóm Kinh tế và Nhân bản hồi cuối thập niên 50.Như vậy là đủ cả phần lư thuyết và phần thực hành của chủ trương phát triển xă hội để làm hành trang kiến thức và tinh thần cho tôi, khi bước vào hoạt động cùng với nhiều anh chị em khác tại Quận 8 Saigon bắt đầu vào Mùa Thu năm 1965.

 Phải ghi nhận rơ nét là : Chương tŕnh phát triển Quận 8 là hoàn toàn của nhóm anh chị em tự nguyện chúng tôi cùng nhau soạn thảo ra, và sau khi được Chánh phủ chấp thuận cho phép và yểm trợ cả về ngân khoản điều hành, lẫn về vật liệu xây cất do cơ quan Viện trợ  Usaid Mỹ chu cấp thông qua sự bảo trợ của chánh phủ Việt nam, th́ chúng tôi ra tay cùng với đồng bào địa phương xúc tiến các dự án xây dựng, phát triển. Chứ đó không phải là một dự án hoạt đông của bất kỳ tổ chức chính trị hay văn hóa xă hội nào. Mà dứt khoát đó cũng chẳng phải là của Phật giáo hay Công giáo hay Tin lành nào cả. Trong nhóm chúng tôi, th́ có đủ mọi thành phần tôn giáo và đó là chuyện riêng tư của mỗi người; chứ sự kết hợp giữa chúng tôi với nhau th́ chỉ hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện dấn thân phục vụ xă hội mà thôi. 

 Trong suốt thời gian hoạt động 1965-71, Chuơng tŕnh phát triển ở cả 3 quận 6, 7, 8 với dân số tổng cộng vào khoảng 500,000 người, đă thực hiện được khá nhiều công tác về chỉnh trang tái thiết mà điển h́nh nhất là chuyện giúp các nạn nhân chiến cuộc hồi Tết Mậu Thân 1968 xây dưng lại được gần 8.000 căn nhà  trong hơn 20 khu chỉnh trang, tu sửa hàng trăm con đường hẻm, đặt cống thoát nước v.v…Đặc biệt nhất là thiết lập được 2 Trường Trung học Cộng đồng tại quận 6 và quận 8, mà vào năm học 1974-75 có tổng số học sinh lên đến con số 3000. Chúng tôi đă chia nhau đi họp với đồng bào vào các buổi tối, các ngày Thứ bảy, Chủ nhật; có khi phải họp liên miên trong suốt cả tuần lễ, nhất là khi thảo luận về việc phân chia lô nhà trong các khu chỉnh trang tái thiết. Kể ra th́ khá là mệt mỏi, căng thẳng vớí nhịp độ công tác rất sôi động. Nhưng bù lại, th́ lại được bà con ở địa phương thông cảm quư mến và hết ḷng hưởng ứng hỗ trợ cho công việc được trôi chảy. Đó là phần thưởng tinh thần cho tất cả anh chị em chúng tôi.

 Chúng tôi cũng nhận được sự khích lệ của nhiều nhân vật giới chức, ở trong cũng như ở ngoài chánh quyền.Cụ thể như Cụ Luật sư Nguyễn văn Huyền lúc đó làm Chủ tịch Thượng nghị viện, Đức Tổng Giám mục Nguyễn văn B́nh,Thượng tọa Thích Tắc Thành ở Quận 7, Sư Bà Thích Như Thanh ở Chùa Huê Lâm Quận 6, Thầy Thích Tâm Quang Quận 6, Linh mục Hoàng Quỳnh Quận 8, Luật sư Trần văn Tuyên v.v…Có lần cha Pineau ḍng Đaminh là giáo sư Triết học nói với tôi là môn sinh của ngài từ hồi c̣n là sinh viên lưu trú tại Câu lạc bộ Phục Hưng vào giữa thập niên 50, cha bảo  :  “Tôi có trao đổi với Luật sư Tuyên về việc các em làm ở quận 8 Saigon, th́ cả hai chúng tôi đều đánh giá cao việc đó, mà chúng tôi gọi đó là một thứ “micro-realisation” (công tŕnh thực hiện nhỏ bé) rất thích hợp trong hoàn cảnh chiến tranh lúc này. Các em ráng tiếp tục công việc phục vụ đồng bào như thế nhé”… 

 

 2/  Hợp Tác với Những  Cơ Quan Xă Hội QuốcTế  

 

 Trong mấy năm làm việc ở quận 8, tôi có dịp tiếp xúc với rất nhiều cơ quan xă hội từ thiện quốc tế làm việc trực tiếp tại Việt nam hay chỉ giúp đỡ cho các cơ sở xă hội ở VN. Và dĩ nhiên, tôi cũng gặp gỡ với nhiều phái đoàn ngoại quốc tới thăm viếng, kể cả giới truyền thông báo chí v́ họ muốn chứng kiến tại chỗ công việc xây dựng tích cực của chương tŕnh phát triển tại khu vực ven biên Saigon. V́ chúng tôi là một tổ chức tự nguyện, nên không lệ thuộc vào một hệ thống hành chánh nào và được tự do giao dịch với các cơ quan xă hội tư nhân bản xứ hay ngoại quốc. Cụ thể như Cơ quan Cứu trợ Công giáo Mỹ (CRS = Catholic Relief Service), Cơ quan CARE, Cơ quan Xă hội Tin Lành VN (VNCS = VN Christian Service), Caritas, Cơ quan Xă hội Tin lành Á châu (ACS = Asian Christian Service), Đoàn Thanh Niên Chí Nguyện Quốc Tế (IVS = International Voluntary Service), Adenauer Foundation (của Đức), Asia Foundation (của Mỹ), Oxfam (của Anh) v.v…

 Phần lớn các tổ chức xă hội này đều đến quan sát tại chỗ công việc chúng tôi làm, và rồi bằng cách này cách khác, họ đă giúp đỡ cho dân chúng địa phương mà phần đông thuộc thành phần nghèo túng, v́ mới từ miền quê chạy về tỵ nạn ở thành phố.

 

 Sau này, tôi được một số cơ quan mời tham gia vào Ban Cố vấn để góp ư kiến cho họ; cụ thể như IVS, ACS và đôi khi cả với VNCS. Nhờ làm việc sát cánh với họ trong thời gian lâu dài, mà tôi có thêm được nhiều kinh nghiệm hoạt động, cũng như cảm t́nh của các bạn bè quốc tế. Cho nên vào cuối năm 1971, th́ tôi được Hội Đồng Tôn Giáo Thế Giới (World Council of Churches) mời cộng tác với chức vụ Giám đốc Văn pḥng Nghiên cứu và Liên lạc tại Saigon (Saigon Research and Liaison Office). Tôi giữ nhiệm vụ này trong 2 năm 1972-74. Ngoài ra, tôi cũng được mời qua Paris vào cuối năm 1970 để tham gia vào Nhóm Sáng lập Viện Đại kết Phát triển các Dân tộc (INODEP = Institut oecumenique au service du developpement des peuples); tổ chức này do Công giáo và Tin lành ờ Âu châu cùng hợp tác thành lập theo tinh thần của Thông điệp Progressio Populorum mới được Đức Paul VI ban hành năm 1967.

 Tôi cũng c̣n được mời tham dự các cuộc Họp mặt quốc tế như Palaver 71 do Hiệp hội Thánh Kinh (Bible Societies) tại Ḥa lan tổ chức tại thành phố Utrecht với chủ đề là “Love in Action” (T́nh yêu trong hành động) cho trên 20,000 thanh thiếu niên tham dự trong suốt một ngày vào đầu năm 1971. Hay tham dự Hội thảo tại Davao, Phi luật tân vào mùa hè 1971 cùng với các đại biểu nhiều quốc gia Đông Nam Á do tổ chức Quaker đài thọ, với chủ đề “Làm sao phát triển tại các vùng nông thôn”. Đặc biệt nhất là được tham dự một Hội nghị của WCC về Thần học với chủ đề là “Salvation Today” (Sự cứu rỗi ngày nay) vào đầu năm 1973 tại Bangkok, Thái lan.

 Nhờ sinh hoạt và cộng tác với nhiều tổ chức quốc tế như vậy, mà tôi làm quen được rất nhiều bạn bè thuộc nhiều nước khác nhau trên thế giới. Nói chung, th́ tôi gần gũi nhiều hơn với giới tôn giáo mà dấn thân hoạt đông xă hội gọi là “faith-based social action” (hoạt động xă hội dựa vào niềm tin). Chính v́ thế mà từ 10 năm nay, sau khi đă ổn định việc định cư trên đất Mỹ, tôi đă t́m lại được một số bạn bè người Mỹ thân thiết từ trước và được các bạn chỉ dẫn cho cách thức hội nhập lại với giới tôn giáo dấn thân hoạt động xă hội, từ môi trường hàn lâm đại học cũng như các tổ chức tranh đấu cho Ḥa b́nh và Ḥa giải tranh chấp trên thế giới. Cụ thể như từ năm 2001, tôi đă tham dự khá thường xuyên với Summer Peacebuilding Institute (SPI = Viện Xây Dựng Ḥa B́nh Mùa Hè) tại Đại học Eastern Mennonite University (EMU) tại Virginia; với PIET = Peacebuilding Institute of East Tennessee tại Knoxville, TN.

 Chúng tôi thân thiết gắn bó với nhau như anh chị em ruột thịt trong cùng một gia đ́nh, nên tôi thường được mời đến sinh sống tại nhà các anh chị em đó, để cùng làm việc, học hỏi nghiên cứu, trao đổi với nhau có khi cả tuần, có khi cả tháng. Chuyện này tôi gọi là “home visit” (văng gia). Tôi cũng đến ở nhà các anh chị em người Mỹ tại New York, Pennsylvania, Indiana, Missouri, Louisiana … nữa; và ở đâu tôi cũng được chăm sóc ân cần chu đáo  với điều kiện sinh sống khá tiện nghi thoải mái.Mặt khác, tôi vẫn thường xuyên đến tham khảo nghiên cứu tại Thư viện Quốc hội Mỹ (Library of Congress) là nơi từ 1960-61 tôi được tu nghiệp, học hỏi để nâng cao tŕnh độ nghiên cứu về việc soạn thảo luật pháp cho Quốc hội Việt nam.Tại đây các đồng nghiệp luật gia (legal analyst) bây giờ trẻ tuổi hơn, đă tận t́nh chỉ dẫn và t́m kiếm tài liệu cho tôi. Thật là phấn khởi được sự tiếp tay thật chân t́nh như vậy. 

 

3/ Chia Xẻ với Anh Chị Em Khác Niềm Tin

 

 Là một người công dân cũng như giáo dân b́nh thường, lại chuyên về hoạt động xă hội, nên tôi dễ dàng gặp gỡ với bà con thuộc mọi niềm tin tôn giáo khác nhau và hay có dịp trao đổi chuyện tṛ tâm sự với nhau. Nhưng tuyệt đối không bao giờ tôi lại  để cho ḿnh bị lôi cuốn vào cái chuyện tranh luận gay gắt về tôn giáo. Cái lối tranh luận như vậy dễ đưa đến sự nóng nảy, mất b́nh tĩnh khiến cho biến thành ra căi cọ, mạt sát lăng mạ lẫn nhau; từ đó làm sứt mẻ đổ vỡ t́nh thân ái giữa bạn bè với nhau. Qua nhiều năm cùng hoạt động xă hội chung với nhau, tôi đă thật có duyên gắn bó thân thiết với nhiều người thuộc đủ mọi khuynh hướng văn hóa cũng như tôn giáo khác nhau.

Môi trường hoạt động xă hội đă lần hồi nối kết chúng tôi lại với nhau một cách nhẹ nhàng êm thắm, chẳng ai phải thắc mắc ǵ về ư đồ, âm mưu chi chi đó của người bạn đồng sự với ḿnh.

 Cụ thể, tôi rất gần gũi với anh chị em học viên của Trường Thanh niên Phụng sự Xă hội (TNPSXH), mà vào các năm 1966-67 trở đi th́ do Đại Đức Thích Thanh Văn làm Giám Đốc, thay thế cho Thầy Nhất Hạnh vốn là Sáng lập viên và Giám Đốc tiên khởi. Đây là một tổ chức chuyên đào tạo tu sĩ và Phật tử để làm cán sự xă hội cho Giáo Hội Phật giáo. Thầy Thanh Văn có gửi một số học viên của TNPSXH tới quan sát học hỏi kinh nghiệm với Chương tŕnh Phát triển chúng tôi ở các Quận 6,7 và 8 Saigon. Các bạn này đều c̣n trẻ tuổi trên dưới 20, mà lại có nhiệt t́nh với công tác xă hội, do vậy mà dễ ḥa nhập với lũ anh chị em chúng tôi. Vào giữa năm 1970, anh em c̣n đưa tôi ra tận Quảng trị để thăm viếng đoàn công tác chuyên giúp đỡ đồng bào nạn nhân chiến cuộc ở Gio linh, Cam lộ. Và tôi được cho trú ngụ tại Chùa Tỉnh Hội Quảng trị do Thượng Tọa Thích Chánh Trực làm Chánh Đại Diện trụ tŕ.

Năm 1972, sau vụ Mùa Hè Đỏ Lửa, tôi c̣n có dịp ra Đà nẵng và Quảng ngăi để thăm viếng ủy lạo các nạn nhân chiến cuộc, và tôi lại được cho trú ngụ tại Chùa Thiên Ấn ở Quảng ngăi, gần đó có mộ phần của nhà ái quốc Huỳnh Thúc Kháng. Tôi c̣n nhiều dịp cùng đi với các tu sĩ và Phật tử để giúp bà con tỵ nạn ở Quảng trị chạy vào lập nghiệp ở Bà rịa Phước tuy, ở Long khánh.

 Đối với anh chị em Tin lành cũng vậy, tôi lại càng có liên hệ mật thiết hơn, cả với tín đồ và mục sư Việt nam, cả với mục sư ngoại quốc như Mỹ, Pháp, Đức, Ḥa lan, Nhật, Miến Điện, Ấn độ, Hongkong, Singapore v.v…V́ các thành viên của World Council of Churches đều phần lớn là các Giáo hội Tin lành ở nhiều nước, mà lại có tŕnh độ văn hóa cao như tôi đă gặp gỡ trong các hội nghị, hội thảo quốc tế, nên chúng tôi rất thân thiện quư mến nhau. Thường họ khuyến khích công việc hoạt động xă hội nhân đạo của tôi, và họ c̣n đánh giá cao về sự hiểu biết chuyên môn của một luật gia như tôi.Nhờ vậy mà kể từ ngày tôi qua định cư ở Mỹ trên 10 năm nay, th́ tôi đă nhờ sự móc nối giới thiệu của các người bạn thân quư này mà được mời tham dự vào các việc nghiên cứu trao đổi về kinh nghiệm xây dựng ḥa b́nh, dàn xếp các mối tranh chấp tại nhiều nơi khắp thế giới. Tôi được giới thiệu như là một thành viên của “Nhóm International Peacebuilders” khi đến tham dự với PIET ở Knoxville, Tennessee. Một vài Đại học khác th́ coi tôi như là một “visiting scholar”.

Thành ra, tôi càng có thêm niềm xác tín rằng  “ Tôn giáo vốn có tấm ḷng thương yêu chân thật mà lại kết hợp với giới Hàn lâm Đại học (Academy) vốn có trí tuệ hiểu biết sâu xa, th́ cả hai bên đều có thể đóng góp rất hiệu quả cho công cuộc xây dựng ḥa b́nh trên thế giới, cũng như tại mỗi địa phương cơ sở.Và riêng với anh chị em Tin lành và Công giáo,  th́ tôi càng tin tưởng  rằng tất cả đều xưng ḿnh là môn đệ của Chúa Giêsu, th́ họ không thể trốn lánh cái nhiệm vụ xây dựng T́nh Yêu thương, Hàn gắn những hận thù đổ vỡ trong xă hội loài người được. Lời nguyện trong Kinh Ḥa B́nh của Thánh Phanxicô phải được biến thành hành động thường ngày của mỗi tín hữu Tin lành cũng như Công giáo. 

 Riêng đối với bên Hồi giáo, th́ tôi có quen biết gần gũi với người Chàm Muslim, tức là Hồi giáo. Chúng tôi có chung quan điểm là : “ Cần phải bảo vệ ǵn giữ được cái truyền thống văn hóa tốt đẹp của mỗi sắc dân hợp thành dân tộc Việt nam. Tính ra chúng ta có đến tất cả là 54 sắc dân với lịch sử văn hóa, ngôn ngữ khác nhau. Dù dân tộc Kinh chiếm tuyệt đại đa số đến 86% dân số, th́ cũng không phải v́ vậy mà xóa bỏ, tiêu diệt truyền thống của các sắc dân khác được.” Tôi đă được mời tham dự một số lễ hội của các bạn người Chăm Muslim cả ở Santa Ana và ở San Jose. Một số anh em trí thức học giả người Chăm rất tán thành quan điểm của tôi trong bài viết từ năm 2000 nhan đề   “Lẽ công bằng đối với người thiểu số ở Việt nam” đă được đăng trên Tạp chí Thế kỷ 21 và  trên nhiều báo khác ở hải ngoại. Là một luật gia với trên 50 năm vừa nghiên cứu vừa hành nghề, tôi không thể để mặc cho sự bất công xă hội hoành hành măi được. Bênh vực công lư : đó là nhiệm vụ của người môn đệ Chúa Giêsu Cứu Thế. Tôi không thể

nào làm khác hơn được.

 Và dĩ nhiên là tôi cũng sát cánh với nhiều bạn hữu khác trong cuộc tranh đấu bảo vệ Nhân phẩm và Nhân quyền cho người dân Việt nam. Bằng phương thức bất bạo động. Mặc dầu cũng v́ thế mà tôi đă bị chánh quyền cộng sản bắt giữ và giam cấm nhiều năm trong tù, th́ tôi cũng không giữ mối thù hận nào đối với họ. Ngày nay được sống trên một đất nước tự do, tôi càng phải tiếp tục công cuộc tranh đấu cho Phẩm giá và Quyền con người của nhân dân Việt nam ruột thịt yêu quư cuả tôi. Đó là cách thức để tôi đền ơn đối với dân tộc đă cưu mang hun đúc cho tôi từ bao nhiêu năm nay. Tôi phải ṣng phẳng đối với đất nước, đối với xă hội, và đối với giáo hội  :  Đó là thực thi nghĩa vụ Công bằng như lời Chúa dậy

                                                             

 Bài viết đến đây kể đă khá dài rồi. Tôi xin cảm ơn bạn đọc đă nhẫn nại đọc những ḍng tâm sự mộc mạc này. Tôi cố gắng rất chân thành, nghĩ sao viết vậy. Xin quư bạn thông cảm mà bỏ qua cho những sai sót ngoài ư muốn của tác giả Tôi trông đợi những góp ư chỉ dẫn chân t́nh của mọi độc giả.Để sau này sau này có dịp bổ túc, sửa chữa cho bài viết được hoàn chỉnh hơn.

 Tôi cũng xin quư độc giả góp thêm lời cầu nguyện cho tôi giữ được sự khiêm tốn, hiền hậu và luôn bền đỗ, kiên tŕ đi theo con đường Chúa đă hướng dẫn cho tôi từ xưa đến nay. Tôi xin hết ḷng đa tạ.