Gịng Sông Quá Giang

 

Tôn Nữ Lệ Ba


 

Bỏ lại sau lưng sắc đẹp mặt trời ḍng Nhật Lệ, tôi theo gia đ́nh vào Huế khi c̣n ẵm ngửa. Ba tôi cưới Mẹ tôi khi Người ra làm việc ở Đồng Hới ; và ‘‘Con Mèo ‘’, như mọi ngườI gọi tôi, là kết quả của mối t́nh giữa một bác sĩ và một sage-femme trẻ đẹp của thành phố có ngôi thành xây theo kiểu Vauban duy nhất c̣n nguyên vẹn ở nước Nam này.

Ngôi nhà mang số 17 đường Khải Định về sau đổi thành 23 Nguyễn Huệ, nơi gia đ́nh tôi dọn về, không cách bờ hữu ngạn sông Hương bao xa ấy, chính là nơi chứng kiến điều sau này tôi mới hiểu ra : những cuộc sửa soạn vào đời. Ba tôi nuôi ăn học hầu hết con cháu trong gia đ́nh; cả con em bạn bè xa mong theo Khải Định, Đồng Khánh. Ba tôi lại nhất định t́m cho được các học sinh giỏi lớp trên, mời làm gia sư kèm các anh chị tôi; nên ngôi nhà học thực sự đă trở thành một thứ ‘’ kư túc xá gia đ́nh ‘’ có một không hai.

Tôi c̣n nhớ như in căn nhà học bao quanh bởi vườn cây trái bốn mùa, nơi trọ người gia sư được Ba mời kèm các anh chị lớn: Huy Cận. Rồi một chàng nữa, thường đến thăm bạn, Xuân Diệu. Có Trời biết v́ sao t́nh cờ mà người chị thứ tư của tôi lại tên đúng là Diệu Xuân. Thế là mỗi khi thoáng trước ngơ bóng dáng đầu tóc rối bù của chàng Xuân Diệu, là cả lũ con nít lại đồng thanh (thật oan cho chị !) ‘‘ Xuân Diệu/Diệu Xuân ‘’ cho đến bị dọa đ̣n mới thôi. Ngôi nhà học v́ thế, rộn rịp quanh năm tiếng dạy, tiếng học, tiếng nô đùa... Và tiếng thơ.

Bài T́nh Tự sớm nổi tiếng - nếu không muốn nói là cả nguồn cảm hứng thi ca - của nhà thơ tương lai Huy Cận dám đă dậy lên từ ḷng nước sông Hương những ngày gia sư ấy:

 

Ḷng em nhớ ḷng anh từ vạn kỷ

Gặp hôm nay nhưng hẹn đă ngàn xưa

Yêu giũa đời và hồn ở trong mơ

T́nh rộng quá đời không biên giới nữa

Đây cửa mộng ḷng em, anh hăy mở

 

Cả nhà thơ Xuân Diệu nữa, mối t́nh trai đằng đẵng trong thơ chẳng phải cũng đă dâng lên tự ḍng sông này ?

 

Chúng tôi lặng lẽ bước trong thơ

Lạc giữa miền êm chẳng bến bờ

Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá

Hai người, nhưng chẳng bớt bơ vơ ?

(Xuân Diệu-Trăng)

                              

                       

Và Con Mèo đă chập chững những bước đầu đời cũng từ căn nhà học ấy, cũng từ phía hữu ngạn ḍng sông ấy, cũng từ phía hữu ngạn ḍng sông ấy, ḍng sông thơm.

Ba tôi rất nghiêm với các con. Sau này khi Người đă vĩnh viễn ra đi, tôi mớI sực nhận ra rằng chưa bao giờ có dịp dám nh́n kỹ mặt Ba ḿnh. Dẫu trong sâu thẳm nhất, tôi biết là Người thương tôi nhiều lắm. Đi đâu Ba tôi cũng mang tôi theo để khoe niềm hănh diện ‘‘Con Mèo Thuộc Truyện Kiều’’ của Người. Con Mèo con lên 5, hai ... chân trước khoanh tṛn trước ngực, đọc tràng Kiều 108 câu như bị ma đuổi mỗi khi bị bắt ra ‘‘ triển lăm ’’ trước các bằng hữu của Ba tôi. Ngôi nhà số 17 đường Khải Định, về sau đổi thành 23 Nguyễn Huệ ấy, chính là nơi Con Mèo được hay bị học thuộc ḷng đoạn Kiều định mệnh.

Tôi c̣n nhớ rơ, cuốn Truyện Kiều b́a trang trí hoa văn h́nh mây trong pḥng chị Mỹ Ân, người được bác tôi gửi từ Nha Trang ra Huế ăn học. Tôi sẽ không bao giờ biết mối t́nh lăng mạn của chị, v́ nó mà chị gần như cả ngày đọc thư t́nh trên giấy pelure xanh rồi khóc, rồi viết thư t́nh cũng trên giấy pelure xanh. Nhưng tôi biết chắc chắn là chị thuộc thật nhiều thơ, gần toàn thơ t́nh, cũng v́ vậy chị ngồi chép thơ cả ngày, lại c̣n trầm bổng ngâm nga nữa; và điều đó, cùng cả mối t́nh lăng mạn của chị, đă để lại trong tôi dấu vết vô cùng sâu đậm.

Thế mà đang đứng giữa năm đệ ngũ (và giữa mùa yêu!), Ba tôi đưa cả gia đ́nh vào Sài G̣n sau ngày Ông nội tôi qua đời. Tôi đă khóc hết nước mắt. Phải là những ai đă sống trọn vẹn những ngày thơ ấu ở Huế  mớI hiểu được nỗI khủng khiếp mà tôi gánh chịu khi được báo tin này. Cái cảm giác bị búng lên thật cao, rơi xuống bồng bềnh như không trọng lượng. Khoảnh khắc ấy vẫn in rơ lắm. Như ngay lập tức, bao nhiêu h́nh ảnh, âm thanh, màu sắc..., nghĩa là tất cả những ǵ giác quan tôi cảm thụ được-Huế- lũ lượt chen nhau diễn ra trong đầu, trong mắt, trong tim hệt một khúc phim đang quay vớI đầy đủ t́nh tiết mănh liệt. Và nhất là ḍng Hương, mối t́nh học tṛ đầu đời thơ mộng ḍng sông sớm chiều soi bóng đă dâng lên thiết tha trong tâm tưởng tôi.

Bao la, câm nín, dịu dàng như Thiên Chức, ḍng Hương nâng đỡ mọi chập chững cánh vỗ; nhưng khi chim ra ràng vỗ cánh phải tung bay th́ ḍng Hương đă nuốt nước mắt vào trong, không để t́nh ở lại vướng bước ra đi. Tôi bỗng hiểu ra do đâu Huế đă mưa không ngớt giọt. Có phải khách ngang Huế đă một lần đưa tay quá mái tranh, ban ngày cũng như thức giấc giữa đêm, để xem có thực không ngừng giọt mưa ? Một tháng trời. Như quán đời mở ḷng đón những ngườI ở trọ qua đêm trước ngày bôn ba Đời nhập cuộc, Huế đă ân t́nh nhưng không giữ chân ai.

Một ân t́nh như thế của kẻ ở mà nước mắt đă hóa thành kiểu mưa không nơi nào trên đất Việt c̣n thấy; hay phải ‘’ thối đất thối đai ‘’ như vậy mới giúp được người cất dứt nổi bước ra đi?

 

Mưa chi mưa măi

Buồn hết nửa đờI xuân

Mộng vàng không kịp hái

                                      (Lưu Trọng Lư - Mưa ... Mưa Măi)

 

Con Mèo xa Huế, mang theo cả chiếc nôi thơ ấu, cả h́nh ảnh bờ tường dợn sóng căn nhà học số 17 câu thơ Kiều đậm nét. Giờ đây, khi nhẩm lại từ sau câu ‘‘ Ngày xuân con én đưa thoi’’ đến hết ‘’ Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa ‘‘, th́ chính tôi cũng khó hiểu là duyên nợ ǵ mà bấy giờ ḿnh đă thuộc trọn cái đoạn Thăm Mả Đạm Tiên ấy. Nhưng cũng chính đoạn có câu ‘ Sè sè nấm đất bên đàng/ Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nữa xanh ‘’ này mà tôi cứ bị các anh chị lớn trêu ghẹo không tha ‘’ Ê, Mèo ! Xè xè ... ǵ nữa? ’, khiến tôi từ đó không c̣n dám tiếp tục thăm mả Đạm Tiên nữa.

Cho đến năm cuối cùng bậc trung học, khi vị cố vấn của Đoàn Thanh Niên Sinh Viên Học Sinh Tiên Rồng là Doăn Quốc Sỹ nói về Truyện Kiều nhân dịp kỷ niệm Nguyễn Du. Tôi nhớ măi sân trường Đại Học Văn Khoa hôm ấy, ở tuổi đệ nhất, tôi đă ngâm các trích đoạn Kiều nối dài 108 câu của tuổi lên 5, khi lần theo những tiếng đàn trong đời Kiều, vị cố vấn trước đó say sưa tṛ chuyện. Tôi cũng nhớ măi và muốn hỏi lắm từ phương trời này giờ đây, là liệu Người Anh Cả của Đoàn Tiên Rồng rồi có t́m lại được chiếc xe Daihatsu Người thường tŕu mến gọi ‘‘ Đại Hạc ‘’, sau buổi nói chuyện không biết ‘‘ ai cưỡi đi đâu ‘’ mất:

 

Hạc Người ai cưỡI đi đâu?

Mà nay quốc sĩ một bầu trơ trơ !

 

Rồi đến gần nữa thế kỷ sau, khi vết chân Mèo đă vươn tới chân trời, th́ nấm mồ định mệnh mà cuộc viếng thăm đă hơn một lần đứt, nối, đă lại thôi thúc nhức nhối bật thành giọng ngâm. Dường như tôi đang mơ hồ cảm thấy mối giao t́nh đă nối Kiều vớI Huế, với gịng Hương...

 

Hương Giang nhất phiến nguyệt

Kim cổ hứa đa sầu

(Nguyễn Du- Thu Chí)

 

Hương Giang trăng chảy về đâu

Miên man năm tháng ḍng sầu khôn nguôi

 

Người thơ ấy, cái hồn dân tộc ấy, cũng đă phải ghé chân qua Huế. Dẫu đă mê câu ví giặm từ những ngày quê cha, dẫu đă lắng mười năm điệu chèo quê vợ, dẫu đă đọng nền thi ca ngàn năm quê người, nghĩ a là dẫu nàng Kiều đă được thai nghén từ xa xưa lắm, th́ phải qua Huế. Truyện Kiều mới ra đời. Chính Huế, và chỉ có Huế, đă gửi Nguyễn Du đi Chánh sứ Trung Hoa.

Nguyễn Du hỡi ! Chẳng phải là ngườI chơi đàn đất Long Thành vẫn 20 năm khăng khăng ôm chiếc đàn Nguyễn đợi Người trên chiếu rượu tiễn sứ thần, để gửi  gắm một tiền thân Kiều:

‘’ Nghe nói thuở nhỏ học đàn Nguyễn tại độI nữ nhạc trong cung vua Lê. Tây Sơn dấy binh, đội nhạc cũ lưu tán, người chết kẻ lạc. Nàng ôm đàn nàng gảy là khúc trong cung phụng vua, kẻ ngoài không hay; tài danh nàng một thời lừng lẫy ‘‘.

                              ...

‘ Chiếc xa riêng mái tóc chiều

Một manh áo bạc phong kiều một thân,

Mày xanh không vết in ngần

Ai hay trăng ấy một lần lên ngôi? ‘

 

Và chẳng phải nhờ chuyến Bắc du hơn năm trời ấy để h́nh ảnh nàng Kiều của nhà thơ mớI được trọn vẹn thành h́nh.

Tôi bỗng hiểu do đâu, như cô lái đ̣ chở những người con Việt qua sông đi tới chân trời, sông Hương- mà sóng nước đa t́nh của mắt những người con gái Huế đọng thành ḍng chảy dẫu rộng và sâu, lại rất phẳng lặng êm trôi, dường như lại chỉ trôi ngang. Bao năm lớn lên bên bờ sông ngàn vạn lần, mà phải tận bây giờ tôi mới thật thấu hiểu ‘‘ ḷng sông ‘’: quá giang.

Nỗi mơ một ngày... v́ thế trở thành da diết hơn bao giờ hết, phút giây đất nước thanh b́nh, trở lại Huế, bụm hai ḷng bàn tay nay đă đầy nước sông Seine, sông St. Laurent, nước hồ Hồ Ngũ Đại, vục vào ḷng nước thơm để cám ơn cuộc Quá Giang Đời.