|
CHUYỆN NGẮNT̀NH MẸ CON
|
Xuân Vũ TRẦN Đ̀NH NGỌC
|
Cụ Tấn nh́n qua khung cửa sổ nhỏ của căn chúng cư Fairview. Cụ cứ nhấp nhổm năy giờ. Đói nhưng cụ không muốn ăn một ḿnh mà chờ con về cùng ăn cho vui mặc dù nồi cơm điện với cái nút hồng sáng rỡ trong căn pḥng tranh tối tranh sáng có vẻ như mời mọc. Thức ăn gồm rau cải luộc, dưa leo và cá kho cũng đă sắp sẵn tại cái bàn tṛn. “Quái sao hôm nay con bé về trễ vậy?” Cụ Tấn lẩm bẩm. Thức ăn và chén bát đă sẵn sàng trên bàn làm cụ phải nh́n. Cụ vẫn thường nghĩ cụ đă cao tuổi, ăn sao cũng được; ăn thanh đạm thế này là tốt, nhưng cái con bé nó c̣n trẻ, c̣n đang hoạt động mà ăn theo cụ th́ nó yếu sức đi hay không đủ sức làm việc. Cụ ngần ngừ nh́n cái tủ lạnh rồi mở cửa tủ nh́n vào chỗ để rau, trái. Nh́n đi nh́n lại thấy hai quả mướp hương, cụ Tấn lấy ra ngồi ở bàn gọt vỏ. Rau, dưa đă có nhưng cụ nghĩ, con gái cụ lại thích mướp xào thịt gà, tại sao không làm cho nó ăn cho ngon miệng, nhất là ḿnh c̣n ngồi đây đợi nó về. Cái tính thích mướp hương là từ ông chồng cụ ngày xưa, bây giờ chuyền sang cô con gái. Ăn ǵ th́ ăn mà hễ có đĩa mướp xào là bữa ăn thịnh soạn, ngon lành lên ngay. Hồi xưa, mướp hay xào ḷng gà; đôi khi xào với ếch hay thịt lợn, thứ nào cũng ngon. Ở Mỹ, ḷng gà không thiếu nhưng ếch tươi không sẵn, cứ ức gà là giản tiện mà ít mỡ. Hồi c̣n tinh nhanh, cụ Tấn chỉ gọt một tí là xong trái mướp, bây giờ mắt kém, tay run, cụ phải dùng gấp ba, gấp bốn th́ giờ. Gọt xong hai trái mướp, cụ Tấn chẻ dọc rồi cắt khúc. Xong cụ lấy cái ức gà ở ngăn dưới, đặt trên thớt thái mỏng. Cụ phi hành, tỏi cho thơm lên bỏ thịt gà vào xào cho chín, rồi bỏ mướp, miệng cụ cứ nhắc đi nhắc lại:”Con bé hôm nay được ăn mướp xào gà là thích lắm đấy.” Cụ mỉm cười khi nghĩ đến con cụ có niềm vui. H́nh như lúc nào trong đầu cụ cũng có “con bé”, cả trong giấc ăn, giấc ngủ. Cụ Tấn cảm thấy đói. Mùi mướp xào bay lên làm cụ càng thấy cái đói rơ rệt hơn. Cụ chỉ cần mở nồi cơm, xới lưng bát và ngồi bàn ăn với các thức ăn đă có sẵn là đỡ đói ngay, êm bụng ngay nhưng cụ không làm. Cụ đợi cô con gái yêu của cụ về cùng ăn cho vui v́ cả ngày chỉ có bữa ăn tối là thuận tiện nhất để hai mẹ con tṛ chuyện... Như mọi buổi chiều, giờ này hai mẹ con cụ đă ăn cơm xong, đang ngồi coi TV một chút rồi đi ngủ, chứ đâu có trễ dữ như hôm nay. Sốt ruột quá, cụ Tấn lấy vung, đĩa lớn đậy các đĩa thức ăn lại rồi ra phía cửa sổ vạch màn gió, nh́n ra bên ngoài. Nắng đă nhạt, bóng mấy thân cây ô-liu xum xuê và mấy cây dừa cao nḥng trên băi cỏ và trên khoảng sân cư xá phía trước đă ngả dài, có nghĩa chiều đă muộn muộn, chẳng c̣n bao lâu nữa là tối. Một đàn chim sẻ có lẽ cả trăm con bu vào một lùm cây ô-liu, tiếng kêu chiếp chiếp rộn cả một khoảng sân. Dăm con quạ đen vẫn nhởn nhơ bay qua bay lại, há mỏ kêu “quạ quạ”. Người Việt Nam ít người thích cái giống ác điểu này. Đi đến đâu nó chỉ mang xui xẻo đến đó. Bỗng dưng có tiếng quạ kêu là người nông thôn khi xưa lại nghĩ có lẽ có ai chết v́ có tiếng báo tử của quạ. Xe cộ và người đi bộ ra vào tấp nập. Dăm đứa trẻ vừa Việt Nam, vừa Mễ, vừa Mỹ đang nô đùa ầm ĩ ngay cạnh cái “bót” gác nhỏ xíu của anh gác dan lo giữ trật tự trong cư xá, ở gần cổng ra vào. Một cái máy cassette đang tuôn ra những bản nhạc Mễ rậm rịch nghe điếc cả tai. “Quái sao con bé này hôm nay về muộn thế?” Cụ Tấn lại lẩm bẩm. “Hay xe hư?” Cụ nói cho ḿnh nghe để bớt nóng ruột. Đứng nh́n ra một lúc đă hơi mỏi chân, cụ Tấn lại ngồi trên ghế sofa một lúc nữa, chịu hết nổi, cụ lại đứng lên lại bên cửa sổ. Lần này cụ với tay mở cái cửa ra vào, ḷ ḍ ra khoảng sân phía trước. Như mọi lần chờ con, cụ Tấn đứng tựa vào gốc một cây ô-liu già mà tuổi đời của cây có lẽ cũng xấp xỉ tuổi cụ. Đứng một lát mỏi quá, cụ lại ngồi trên một cái bệ gạch. Trí óc đưa cụ Tấn trở lại những năm xưa. Cụ Tấn được đi Hoa kỳ nhờ diện đoàn tụ. Cụ làm quen với Cộng đồng này gần năm năm nay, lúc đến Hoa kỳ, tuổi đời của cụ mới chẵn tám mươi. V́ lư do nhân đạo, Chính phủ Hoa kỳ cho phép cụ đi theo người con gái duy nhất sang đây - người mà cụ vẫn quen miệng gọi là con bé - v́ cụ có nhờ anh thông dịch viên nói với phái đoàn Mỹ ở Sàig̣n hồi đó là, nếu người con gái độc nhất bỏ cụ lại một ḿnh ở Việt Nam th́ “nó đi tuần trước, tuần sau tôi chết.” Cái con bé của cụ năm nay đă hơn sáu mươi, cũng góa chồng như cụ từ lâu, có 6 người con đă trưởng thành đang ở Mỹ, xin bảo lănh cho hai mẹ con cụ. Cái con bé ấy mà nếu gọi bằng nhũ danh, cụ vẫn gọi là cái Lụa, như hồi nào Lụa chưa đi lấy chồng. Bà Lụa mất ông chồng đúng vào dịp 30-4-75 lúc ông đang là sĩ quan Tâm lư chiến Trung đoàn 3 Bộ binh đóng ở Lăng Cô, ngoại vi Đà nẵng. Gia đ́nh bà Lụa lúc đó cả thảy 9 người, ngụ trong cư xá Sĩ quan tại Đà nẵng. Cụ Tấn đă ở với con gái và con rể ngay từ hồi di cư vào Nam năm 1954. Chồng cụ Tấn xưa kia đă ra làm việc hàng xă nhưng chẳng được bao lâu, ông bị bệnh từ trần để lại cho cụ Tấn hai người con gái và một người con trai, Lụa là bé nhất. Cuộc đời dâu bể, bể dâu, hai người kia, một tử trận, một chết v́ ung thư, chỉ c̣n lại bà Lụa. Kể từ đó, cuộc đời cụ Tấn gắn liền với người con gái c̣n lại duy nhất. Cuộc sống của gia đ́nh bà Lụa sau ngày 30-4 vô cùng khó khăn. Chồng bỗng nhiên biệt tích, không biết sống chết ra sao. Một mẹ già, 6 đứa con c̣n nhỏ, đứa lớn nhất mới 19 tuổi, đă đậu Tú tài 2, nhưng chưa có công ăn việc làm. Vốn liếng hạt cải, bà Lụa cùng hai cô con gái lớn mở một quán cà-phê ngay trong chợ Cồn làm kế sinh sống qua ngày. Cũng may lúc đó hàng cà-phê chưa nhiều, mẹ con bà Lụa bán mỗi ngày trăm tách cà-phê cũng tạm đủ để chi dụng hai thứ cần thiết: hai bữa cơm mỗi ngày và một căn pḥng nhỏ trú mưa đụt nắng cho cả 8 người. Cụ Tấn lúc đó c̣n làm việc được. Cụ giúp con và cháu đun nước sôi, rửa chén đĩa, làm sạch gian hàng cà-phê. Cụ cũng biết làm vài thứ bánh như bánh đậu xanh, bánh trôi nước, bánh cuốn Thanh tŕ. Những khách hàng đă thưởng thức bánh cuốn cụ Tấn tráng ngay tại cửa hàng cà-phê một lần th́ không c̣n muốn ăn bánh cuốn ở nơi nào khác nữa. Bánh cuốn cụ Tấn tráng thật mỏng, mềm và dẻo; nhân mộc nhĩ, thịt heo xào hành thơm phức, nước mắm tỏi chua ngọt có vài giọt cà cuống đúng điệu bánh cuốn Thanh tŕ Hà nội khi xưa; dân sành ăn không thể bỏ qua. Bữa cụ Tấn bảo với con, cháu cụ muốn tráng bánh cuốn cho cửa hàng cà-phê có thêm đồng ra đồng vào, bà Lụa nói ngay: “Thôi mẹ ạ. Hồi c̣n trẻ mẹ làm ǵ cũng được chứ bây giờ mẹ yếu rồi. Để con và các cháu bán mấy tách cà-phê, bánh ngọt, nếu trời thương may ra cũng kiếm được ngày hai bữa. Tráng bánh cuốn không phải ít việc đâu, rồi mẹ bệnh ra th́ khổ cả.” “Không, tao biết tao làm được.” Cụ Tấn chắc giọng trả lời,” Để tao đi chợ mua một cái nồi nhôm lớn, có vung đậy đàng hoàng và một vuông vải phin trắng mới rồi tao làm cho tụi bay coi.” Nói là làm, ba hôm sau cụ Tấn đă có đủ đồ nghề cho việc tráng bánh cuốn Thanh Tŕ. Mảnh vải trắng căng trên mặt nồi. Cụ bảo thằng Yêm, thằng cháu trai, đi chặt một cây tre tươi. Lấy một thanh tre, cụ làm thành cái ṿng để giữ cho vuông vải căng thẳng trên mặt nồi. Một thanh tre khác cụ làm cây que dài để nhấc bánh ra khi bánh đă chín. Cụ Tấn chuẩn bị xong hết rồi chụm củi. Bếp củi cháy thành than đượm làm nồi nước sôi đều. Cụ Tấn ngồi trên cái ghế đẩu chỉ cao chừng hơn gang tay. Cụ dùng muôi múc bột trải đều trên mặt vải, xong đậy vung lại. Cụ đếm trong miệng cho bột đủ chín xong mở vung ra, cầm thanh tre dài, cụ uốn cái que cho chui xuống cái bánh, nhấc bánh ra đặt vào cái đĩa lớn bên cạnh, xong lại dùng muôi múc bột làm cái bánh khác. Chẳng bao lâu, cụ Tấn đă tráng ra vài chục cái bánh nóng hổi. Bà Lụa múc nhân đă xào sẵn cho vào giữa cái bánh, gói lại như cái chả gị rồi xếp vào đĩa, trên lại phủ thêm tôm chà bông và tỏi phi ḍn. Hai mẹ con tạm ngưng tay, mỗi người ăn nếm một cái bánh xem ngon dở ra sao. Cụ Tấn nói: “Nhân hơi mặn phải bớt nước mắm đi. Bánh chưa được dẻo lắm, phải pha thêm bột nếp.” Bà Lụa và cụ Tấn điều chỉnh nhân và bột cho đến khi cái bánh vừa miệng và thật ngon, nhớ lấy tỉ lệ bột, nước và các thứ gia vị để pha chế cho những mẻ bánh sau. Ngày đầu tiên, cụ Tấn không cho bán mà để cả nhà ăn một bữa bánh cuốn thỏa thuê. Các đứa cháu cụ Tấn đứa nào cũng khen hết lời và chắc mẩm thế nào người đến ăn cũng đông. Chúng c̣n đề nghị để cái bảng nhỏ phía ngoài:”Bánh cuốn Thanh Tŕ bà Lụa”; thế là từ đó, tiệm bánh cuốn khách ra vào nườm nượp. Có nhiều người đặt cọc từ mấy hôm trước mới có bánh. Có người đến ngồi ĺ uống cà-phê chờ cụ Tấn tráng xong đưa về. Cụ Tấn làm tối tăm mặt mày cũng không đủ bánh bán. Khổ nỗi chỉ cụ tráng mới ra bánh, mấy đứa con gái bà Lụa vừa phần không ngồi lâu được, vừa phần hai bàn tay không khéo, bánh dầy quá ăn không ngon hoặc mỏng quá, gẫy nát hết không gói lại được. Bà Lụa tráng cũng tạm được dù không bằng cụ Tấn nhưng bà là cái chân chạy, quản lư mọi thứ th́ cửa hàng cà-phê và bánh cuốn mới mở cửa đều đặn được. Bà Lụa phải chọn thịt ngon, tươi làm nhân mới ngon. Thịt heo lúc đó đắt và lúc có lúc không, bà phải đặt hàng từ những nhà giết heo, đưa tiền trước cả nửa tháng, người ta mới dành cho thịt đúng ư. Đến cái vụ bột mới là phiền. Bột tẻ, bột nếp lúc đó chưa có bán sẵn như sau này, bà Lụa phải mua một cái cối xay bột, mướn một chị người làm ngồi xay cả ngày xuống một cái nồi lớn để chứa, bột tẻ riêng, bột nếp riêng, hôm sau cụ Tấn mới pha trước khi tráng. Ngày bán khoảng dăm trăm cái bánh cuốn Thanh Tŕ và ít tách cà-phê, bà cháu, mẹ con cũng có đủ tiền để sinh sống, trang trải. Dần dần, v́ quá bận với bánh cuốn, cụ Tấn không làm bánh trôi, bánh đậu xanh nữa mà những thứ này có người bỏ mối đưa đến mỗi ngày. Mấy đứa trẻ chỉ chuyên lo dịch vụ cà-phê. Tạm lo đủ kế sinh nhai cho gia đ́nh nhưng người ta ít thấy nụ cười trên môi bà Lụa. Giữa năm 1975, rồi cuối năm, tin tức về ông chồng vẫn bằn bặt. Bà Lụa đau đớn nghĩ có lẽ chồng đă chết hoặc bị mất tích trong những ngày lộn xộn cuối tháng 3 và đầu tháng 4 ở miền Trung. Ngày chót ông về thăm nhà là giữa tháng 3. Ông bảo vợ t́nh h́nh khẩn trương lắm. Ông muốn cho vợ con vào Sàig̣n trước v́ ông nghĩ có bề ǵ, một thân ông đi theo Trung đoàn cũng dễ dàng hơn. Ông nghi ngờ miền Trung sẽ mất sớm. Sau đó không bao giờ ông về nữa. Bà Lụa đi ḍ hỏi th́ h́nh như đơn vị ông đi tăng phái cho một đại đơn vị ở Nha Trang rồi sau đó không ai biết ra sao nữa. Giờ này bà là cột trụ của gia đ́nh. Mẹ bà, các con bà trông vào sự xoay xở, lanh lợi của bà để sống c̣n trong cơn phong ba. Chỉ sau dăm năm, bà Lụa già đi trông thấy. Mỗi năm đến ngày 30-4, bà Lụa vẫn đặt hương hoa nhang đèn giỗ chồng. Bà lấy ngày đó làm ngày kị của chồng để các con chúng nhớ đến cha chúng. Ngoài nhiệm vụ với người đă khuất, bà c̣n một trọng trách nặng nề với những người c̣n sống. Bà phải lo cho 6 đứa con có chút tương lai. Và bà kiên quyết thực hiện.
Bà Lụa tần tiện, chắt mót từng đồng để gửi con vượt biên. Cho đến 1985, bà đă gửi được cả 6 đứa con sang Mỹ theo diện đi chui “boat people”. Đứa ba “cây” (lạng vàng), đứa năm “cây”, có đứa lại cả 15 “cây”, có đứa bị bắt trở lại bà phải chạy chữa đưa ra, nhưng rốt cuộc “hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhân” các con bà an toàn đến Hoa kỳ. Tám năm sau khi đến Mỹ, hai cô con gái lớn của bà đă có việc làm, một cô học ra Dược sĩ, một cô Quản trị kinh doanh, xin bảo lănh diện đoàn tụ cho mẹ và bà ngoại. Bà Lụa đến Mỹ ở tuổi 57 nhưng bà không chịu ngồi yên để con nuôi. Bà đi thi lấy bằng lái xe, bảo lũ con mua cho bà một chiếc xe cũ làm chân. Bà đi học ESL (English as a second language), đi làm những công tác thiện nguyện. Thứ bảy, chủ nhật, bà Lụa chở mẹ đi lễ chùa, đến những lớp dạy Tài Chi, hoặc đi thăm bạn bè. Cụ Tấn nhờ vậy cũng khuây khỏa tuổi già. Trước kia, hai mẹ con sống với vợ chồng cô con gái lớn nhưng pḥng ốc ở Mỹ có hạn mà cặp vợ chồng này cứ “quen dạ đẻ cách năm đôi” nên hai mẹ con bàn với nhau đi xin housing Chính phủ và tách ra ở trong chúng cư, vừa tự do cho ḿnh, vừa đỡ cho con, cho cháu phải lo lắng. Mấy người con nhỏ của bà Lụa, gọi là nhỏ nhưng chúng cũng đă quá cái tuổi 18, chúng đi ở “dorm” trong Đại học, chúng có công việc ở các tiểu bang khác, chúng không muốn vướng bận với người lớn. Thành ra cuối cùng chỉ c̣n hai mẹ con gái, một căn chúng cư làm cái tổ và những bữa cơm rau dưa thanh đạm có mẹ có con. Từ khi cụ Tấn qua Mỹ, bà Lụa đă chở mẹ lên Sở Xă hội để xin cho cụ Phiếu Y tế mỗi tháng. Với tuổi cao như cụ Tấn, sở Xă hội đă thỏa măn nguyện vọng v́ chi phí y tế ở Mỹ rất cao, gia đ́nh bà Lụa không cách ǵ có thể trang trải được. Sở Xă hội c̣n đề nghị cho cụ Tấn vào “Viện dưỡng lăo”, chính phủ lo cho mọi thứ từ ba bữa cơm mỗi ngày đến thuốc men, bác sĩ, y tá và các thứ sinh hoạt thường ngày như các cụ cao niên trong Viện dưỡng lăo, nhưng bà Lụa từ chối mà cụ Tấn cũng không chịu đi một ḿnh. “Mày có vào đây ở th́ mẹ mới ở.” Cụ Tấn bảo bà Lụa. Rốt cuộc, một căn “housing” cho hai mẹ con là cụ Tấn và bà Lụa thấy thoải mái, dễ sống nhất. Vả lại, nếu cụ Tấn chịu ở một ḿnh trong Viện Dưỡng lăo, bà Lụa ắt phải về ở với con gái. Căn nhà chỉ có 3 pḥng, hai vợ chồng và 3 đứa con của nó lại nhét thêm bà vào, một điều vạn bất đắc dĩ mới phải làm. Sau ba năm như trong “giao kèo”, người bảo lănh phải lo mọi chi phí ăn, ở, thuốc men cho người được bảo lănh, cụ Tấn, lúc đó đă 83, được Sở Xă hội chu cấp tiền già và phiếu Y tế. Tiền già Cali cao nhất Hoa kỳ, đủ cho một người cao niên ăn, ở, tiền túi và chi tiêu những việc thường thường như đ́nh đám, đi chơi trong vùng v.v...Khi bệnh hoạn, phiếu Y tế giúp trả tiền bác sĩ, tiền mua thuốc và khi cần vào nhà thương hoặc mổ xẻ. Được cái an ủi là dịch vụ y tế tuy “cho không” nhưng mọi tiện nghi đều được hưởng y như những người có tiền mua bảo hiểm, chỉ trừ những bảo hiểm cực đắt như của các tài tử Hollywood hay những tay tỉ phú. Cụ Tấn đă phải vào bệnh viện một vài bận. Cụ không ngờ không tốn tiền mà cụ được hưởng những tiện nghi sang trọng đó. Cụ chỉ nằm một lần ba ngày, một lần có hai ngày v́ bị chóng mặt, ăn không ngon, cảm thấy mất thăng bằng khi đi đứng. Đêm cũng như ngày, các cô y tá thay phiên cho cụ uống thuốc, đo máu, đo nhiệt độ, hỏi han xem trong người cụ ra sao, có đỡ không v.v...Ngày ba lần, cụ Tấn được cho ăn theo kiểu Mỹ, có cá, thịt, rau cải, bánh ḿ, sữa, trái hoặc kem. Nhưng cái miệng và cái bao tử của cụ chỉ thích rau dưa Việt Nam nên chỉ vài ngày, bà Lụa phải nói với bác sĩ Mỹ cho cụ ăn cơm đưa từ nhà vào. Ông bác sĩ thông cảm, đồng ư liền. Mỗi buổi sáng, bác sĩ đến tận pḥng đo, xem và dặn y tá những điều cần thiết để trị bệnh cho cụ. Bà Lụa đi theo th́ có thêm một giường bên cạnh, đêm có thể ngủ lại để coi cụ, vô cùng chu đáo.
**********
Cụ Tấn cứ hóng mắt ra phía cổng, cố nhận diện cái xe Camry cũ, mầu đỏ của con gái. Với tuổi này, cụ cảm thấy cái khổ khi phải chờ một người. Chị Lương, ở cùng chúng cư, dẫn hai đứa con đi qua, thấy cụ Tấn đứng xớ rớ cạnh gốc ô-liu, chị nhanh miệng hỏi: “Chào cụ, cụ đứng đây chờ ai vậy?” “Chị Lương đấy hả? Tôi chờ con gái tôi đấy mà!” “Cô Lụa hôm nay về trễ hả cụ? Cụ lại nhà cháu chơi một lát rồi cô ấy về. Đi, cụ đi cùng với cháu.” “Không được đâu chị Lương. Tôi phải đợi nó về mới đi đâu được.” Chị Lương dẫn hai đứa con đi rồi, cụ Tấn lại ngồi hóng mắt ra phía cổng. Bóng tối như cái cọ khổng lồ của nhà họa sĩ, quét ngang quét dọc vài đường là không gian ch́m trong mầu đen. Đèn trong cư xá đồng loạt bật. Cụ Tấn nh́n những chiếc xe bật đèn sáng vào trong cổng nhưng cụ không thể nh́n ra chiếc xe của cô con gái. Cụ lặng lẽ thở dài đứng lên toan vào nhà v́ sương xuống, đă hơi lạnh, người già như cụ không quen chịu. Đúng lúc đó, một giọng nói thân quen vang lên phía sau: “Mẹ đấy hả? Mẹ ḷ ṃ làm ǵ ở ngoài này?” Bà Lụa c̣n cách cụ Tấn mươi bước. Cụ Tấn nh́n sững con. Nước mắt cụ tự nhiên ứa ra. Bà Lụa đến cầm tay cụ dắt vào nhà. “Mẹ đứng ngoài sương rồi ho cho mà coi. Con đă dặn mẹ cứ ngồi ở trong pḥng rồi con về mà!” Cụ Tấn nấc lên: “Mày đi lâu quá tao bồn chồn lắm. Tao lại sợ xe hư.” Bà Lụa đi lấy khăn mặt xả qua nước nóng, đem đến lau mặt cho cụ Tấn: “Con quên không nói với mẹ. Lớp học Anh văn hôm nay người ta tổ chức tiễn bà giáo, có liên hoan nên con về hơi trễ. Để con sắp cơm mẹ ăn nhé!” Cụ Tấn gật đầu. Bà Lụa d́u mẹ lại bàn, bà biết rơ rằng dù bà có về trễ đến đâu, cụ Tấn vẫn chờ về cùng ăn. H́nh như ở nơi đất khách này, mẹ càng cần con, con càng cần mẹ nhiều hơn là hồi c̣n ở Việt Nam. Ở cái xứ mà ra khỏi nhà là phải giao tiếp bằng tiếng Anh, ra khỏi nhà là phải lái xe như người ta, đi học, đi làm, đi chơi, đi chợ búa, chùa chiền, nhà thờ nhất nhất cái ǵ cũng phải ḥa nhập với đời sống của dân địa phương th́ mới dễ sống, mới không bị lạc lơng, không bị cô lập. Mà ở tuổi cụ Tấn, làm thế nào để cụ nói tiếng Anh và lái xe? Cụ không làm được nhưng có cái may là con cụ c̣n làm được; đó cũng là điều yên ủi cho cụ. Chứ nếu cả hai mẹ con cùng phải chờ cho người ta giúp th́ hoàn cảnh c̣n khổ hơn nhiều. Cụ Tấn bảo con hâm lại món mướp. Bà Lụa vừa hâm vừa nói: “Mướp non và thơm quá hả mẹ.” Cụ Tấn giơ một ngón tay ra trước: “Mắt mẹ lẻm kẻm, xuưt nữa đứt tay, chỉ hơi đau.” Bà Lụa nâng bàn tay mẹ lên nh́n: “Sướt da ra đây. Để con lấy an-côn con bôi cho mẹ.” Rồi bà lại tủ thuốc nhỏ lấy chai cồn và dúm bông với cái “band aid”. “May là chưa chảy máu. Từ nay mẹ đừng gọt mướp nữa.” “Nhưng mẹ thấy mày thích ăn.” “Để con về con làm.” Cụ Tấn đói quá ăn không biết ngon. Vừa ăn bà Lụa vừa nói chuyện liên hoan tại lớp cho mẹ nghe. “Mẹ biết không? Người Mỹ mà họ cũng t́nh cảm lắm. Bà giáo dạy tụi con hai niên khóa, hôm nay phải đổi đi, bà cũng bịn rịn khi chia tay, nói ǵ người Việt.” Cuối cùng là những lời khuyên: “Mẹ phải để ư khi mặt trời lặn rồi chớ có đứng ở ngoài cửa đợi con. Bệnh cảm cúm, ho, sốt v.v...nó ŕnh mẹ, hễ mẹ yếu là nó làm tới. Me ăn cơm xong, con lấy cho mẹ viên Tylenol để mẹ uống pḥng ngừa.” Bà Lụa lo xa rất đúng. Đêm hôm đó, cụ Tấn húng hắng ho làm cả hai mẹ con cùng không ngủ được. Bà Lụa ra khỏi giường, lấy thuốc ho c̣n lại lần trước, lấy muỗng đong vào cái li nhỏ, pha thêm chút nước ấm mang lại cho mẹ: “Con đỡ mẹ dậy mẹ uống chút thuốc ho.” Bà Lụa đi lấy dầu khuynh diệp lại thoa vào trán và thái dương cho mẹ, thoa bóp hai bàn chân, bàn tay: “Bây giờ mẹ cố ngủ đi một giấc, nha mẹ!” Sáng hôm sau, bà Lụa gọi điện thoại đến văn pḥng nhà trường. Bà đă học nằm ḷng câu tiếng Anh thông dụng: “Tên tôi là...Xin nói chậm chậm, hôm nay mẹ tôi bệnh, tôi không đi học được. Cám ơn.” Từ hồi bắt đầu học, bà Lụa không bỏ một giờ học v́ bà muốn hai ước vọng tha thiết của bà phải được thực hiện. Lái xe, th́ bà đă lái từ ngày đến Mỹ chỉ sau vài tháng. C̣n Anh ngữ, bà đă dạn nói hơn xưa và nếu có đi lạc đường, bà đă có thể hỏi thăm Cảnh sát hoặc người đi đường để t́m về nhà. Sự quan trọng nhất đối với bà là phải đi học đều đặn, đi qua những bài dễ mới lên được những bài khó. Chỉ khi mẹ bệnh, bà Lụa mới xin nghỉ để lo cho mẹ mà thôi. Ḱ hè vừa rồi, vợ chồng cô con gái lớn của bà Lụa, Sương và Quỳ, muốn mời bà Lụa cùng đi du lịch Âu châu với họ nhưng sau khi hỏi ư kiến cụ Tấn, bà Lụa đành cám ơn nhă ư của vợ chồng cô con gái. Ở tuổi này, cụ Tấn không thể ngồi máy bay cả hai mươi giờ, cũng không thể đi giầy bata sắp hàng cả giờ đi vào các khu di tích cổ để coi. Miếng ăn, miếng uống ở các tiệm ăn, các khách sạn ê hề ra nhưng cụ Tấn không thể ăn. Món ăn Âu - Mỹ, cụ không ăn được một bữa, mà dù cho ăn được th́ sau đó thức ăn lâu tiêu, choáng váng nhức đầu v́ nhiều bơ,mỡcũng làm cụ bệnh.(Mời đọc:vietnamexodus.org Trang Văn học) Quỳ và Sương muốn mẹ đi nên bảo bà Lụa: “Mẹ cứ để bà ngoại ở nhà. Tụi con mướn một người đàn bà đến săn sóc và lo cho ăn cho uống y như khi mẹ ở nhà cho bà ngoại. Dịp này mẹ không đi được với tụi con và các cháu th́ c̣n lâu lắm tụi con mới đi nữa, có khi không đi nữa mà lại đi nơi khác.” Bà Lụa nghe con nói mềm ḷng, muốn đi, nhưng khi nghĩ đến phải để mẹ lại cho một người xa lạ, bà lại ngần ngừ, nhất là khi thấy mẹ không được khoẻ, bà cương quyết gạt bỏ ư nghĩ đi du lịch. “Thôi các con và mấy đứa nhỏ đi đi. Mẹ cám ơn các con lo lắng cho mẹ mướn cả người săn sóc bà ngoại nhưng mẹ không yên chí vui chơi khi bà ngoại ở lại nhà với người lạ. Rồi lỡ trong khi mẹ đi, bà ngoại bệnh th́ làm sao?” Quỳ sốt sắng: “Thế th́ mời bà ngoại cùng đi. Tụi con lo hết.” “Không được đâu con. Bà ngoại yếu lắm không thể đi xa nhà lâu ngày như thế. Bà bệnh ra đó c̣n khổ cho các con nữa. Bà đi được hay không mẹ biết.” Chính v́ cụ Tấn, đă hai chuyến du lịch đáng lẽ bà Lụa đi với các con, các cháu nhưng đều phải tạ từ. Khi hỏi cụ có muốn về Việt Nam thăm lại quê hương không, cụ nói: “Muốn th́ muốn lắm nhưng sức không ngồi tầu, xe được. Về e chết bên đó, con cháu chẳng có, lại làm phiền hàng xóm, những người quen khi xưa. Chẳng có ǵ giúp đỡ họ lại mang gánh nặng cho họ sao yên tâm?” Mỗi năm đến Ngày Hiền Mẫu tại Hoa kỳ, bà Lụa lái xe đưa mẹ đi dự các cuộc vui trong thành phố. Người ta tặng cụ hoa, đồ kỉ niệm và đám trẻ bằng tuổi các cháu cụ, thay nhau hát những bài ca về t́nh mẹ con, về t́nh tự quê hương cho cụ nghe. Nhờ bà Lụa, nhờ “cái con bé” của cụ Tấn, người ta nh́n thấy cụ rất yêu đời, rất thanh thản an nhiên tự tại và tự tin - những yếu tố cần cho cuộc sống dù già hay trẻ - với nụ cười móm mém nhưng luôn luôn nở trên môi. (c̣n tiếp)
Bút Xuân TRẦN Đ̀NH NGỌC
T̀NH MẸ CON (II)
* Xuân Vũ TRẦN Đ̀NH NGỌC
Một buổi sáng thứ bảy đẹp trời. Những tia nắng vàng đầu tiên đă trải nhẹ lên những ngọn thông xanh cao nghệu trong thành phố. Xe cộ c̣n thưa thớt nên đó đây chỉ nghe tiếng chim ríu rít trong những lùm cây rậm rạp bên đường. Một vài ông bà già Mỹ dắt chó ra những công viên sớm, ư chừng để được hưởng một ít không khí trong lành buổi sớm mai. Cư xá c̣n êm như tờ nhưng hai mẹ con bà Lụa đă dậy. Những công tác vệ sinh cá nhân đă xong, cụ Tấn ngồi ở bàn, tay nọ nắn bóp cho bàn tay kia v́ ít lâu nay cái bàn tay phải của cụ giở chứng. Cái ngón giữa tự nhiên nắm vào không giở ra được nữa. Bà Lụa đă đưa mẹ đi bác sĩ, bác sĩ bảo nó từ bệnh thấp khớp (arthritis), cho thuốc uống nhưng bảo cụ phải tập cho nó hằng ngày như người tập thể dục để máu huyết lưu thông, may ra có đỡ chăng. Như người trẻ th́ bác sĩ đề nghị giải phẫu nhưng cụ đă lớn tuổi, e vết thương lâu lành và đau nhức nhiều, thôi cứ để thế và tập thể dục, bất đắc dĩ mới phải mổ. Bà Lụa đang đun nước pha trà. Hai mẹ con có thói quen uống trà buổi sớm mai từ hồi c̣n ở Đà nẵng. Trước kia hai mẹ con bà uống trà Blao, Lâm Đồng, khá ngon; bây giờ trà mạn sen ở Việt Nam không thiếu nên thỉnh thoảng hai mẹ con lại nhận được một gói trà từ người em dâu cụ Tấn, bà Thủ, từ Sàig̣n gửi qua. Ông Thủ là con trai út trong gia đ́nh bố mẹ cụ Tấn, ông Thủ thua cụ Tấn đến hơn một giáp. Ông Thủ mất đă lâu nhưng vợ ông không tái giá, ở vậy lo cho một đàn con 5 đứa. Bà Thủ vẫn kính yêu nhà chồng như hồi nào v́ khi ông Thủ c̣n sống, ông dạy vợ con rất kĩ về đạo làm người. Cả đời ông Thủ, ông kính yêu cha mẹ hết ḷng. Ông thường bảo với người trong gia đ́nh và vợ con ông, cái thứ người bất hiếu, bất đễ c̣n thua súc vật. Hiếu là bổn phận con đối với cha mẹ; đễ, thương yêu anh chị em. Bất hiếu với cha mẹ th́ cái con người đó c̣n làm được ǵ cho nhân quần xă hội? Trong đạo tu thân của Khổng tử, chữ Hiếu chiếm phần quan trọng bởi “quân tử hữu vạn sự nhi tác, hiếu vi tiên” người quân tử có cả chục ngàn công việc để làm, nhưng chữ Hiếu là đầu. Người Phật tử thường kể chuyện một người đàn bà ở thôn quê, một bữa thấy buồng chuối trong vườn có một nải chín rộ, mầu vàng tươi, rất đẹp, rất ngon. Chị vội cắt buồng chuối, cắt rời nải chuối chín, cho vào cái rổ trên phủ lá chuối đem lên chùa cúng Phật tỏ ḷng thành. V́ là ngày thường, chùa vắng nhưng cổng chùa vẫn mở, chị đi thẳng vào gian bếp phía trong. Chú tiểu khoảng hơn 10 tuổi đang ngồi lấy cát đánh một cái lư đồng, chị chào hỏi xong, nói: “Chú cho tôi mượn một cái khay hay cái đĩa lớn bỏ vừa nải chuối đem lên cúng Phật.” Chú tiểu bỏ dở công việc đó, đi kiếm cái đĩa bằng sành cho chị rồi theo chị lên chính điện. Chú trở xuống nhà bếp khi chị đứng khấn vái. Khi chị niệm hương và đặt nải chuối trên bệ thờ xong, đứng vái rồi quay ra th́ gặp sư cụ trụ tŕ đang đứng ở sân chùa. Chị lễ phép chào nhà sư. Sư cụ đáp lễ xong, hỏi: “Thí chủ có chuyện ǵ cần mà lên chùa giờ này vậy?” “Bạch ḥa thượng, kẻ đệ tử có nải chuối vừa chín tới rất ngon, rất đẹp đem lên lễ Phật.” Chị trả lời, hai tay chắp lại kính cẩn. “Thế thí chủ để chuối ở đâu?” “Bạch thầy, đệ tử để ở trên ngai thờ nơi kia.” Nói xong chị chỉ vào chỗ để chuối. Nhà sư quay vào chính điện, đến gần bệ thờ coi, người đàn bà cũng bước theo. Khi thấy nải chuối cùng với hai nén hương mới thắp, sư cụ quay lại người đàn bà: “Thí chủ có ḷng thành cúng Phật; điều đó rất đáng khen. Tuy nhiên, nếu ta nhớ không lầm th́ h́nh như thí chủ c̣n một ông bố và bà mẹ ở với, ông bố th́ liệt lào, c̣n bà mẹ bị ḷa và đau yếu đă lâu, có phải vậy chăng?” “Bạch thầy, phải. “Thế thí chủ đă có nải chuối nào cho ông bà ấy ăn chưa?” Người đàn bà tỏ ra luống cuống: “Bạch thầy ...chưa. Mai mốt mấy nải kia chín, kẻ đệ tử sẽ dành cho bố mẹ.” Thật ra chị nói dối v́ chị tính số chuối c̣n lại sẽ đem ra chợ bán. Vị ḥa thượng ôn tồn: “Có người nói đến tai ta, là thí chủ rất khe khắt với bố mẹ, lại dùng những lời nói bất xứng, trái bổn phận làm con. Cha mẹ thí chủ chính là Phật tại gia của thí chủ đó, thí chủ hăy mang nải chuối này về dâng cho cha mẹ để tỏ ḷng hiếu thảo. Chỉ khi nào thí chủ làm xong bổn phận đối với các đấng sinh thành, rồi đến lễ Phật th́ Phật mới nhận.” Nói xong, sư cụ cầm nải chuối trao lại cho người đàn bà. Chị tiu nghỉu bỏ nải chuối vào rổ, ngượng ngùng bỏ đi.(Mời vào Trang Net từ Sàig̣n: tinvui.org > Văn học) Cụ Tấn thỉnh thoảng vẫn kể chuyện đó cho con, cháu nghe. Cụ cũng nói, ḷng hiếu kính đối với cha mẹ phải phát xuất từ thâm tâm mỗi người bởi đó là nhân đạo, cái đạo làm người, trước nhất phải chu toàn. Nếu bị ép buộc hoặc phải kêu gọi mới làm th́ chẳng c̣n ư nghĩa ǵ nữa. C̣n chuyện ông Thủ th́ có nhiều. Cụ Tấn đôi khi kể cho các con nghe rằng, khi bố cụ là cụ Chánh tổng Vi c̣n sống, có lần giận ông Thủ, bắt nọc ra giường đánh bằng roi mây, ông Thủ vẫn ngoan ngoăn nằm ngay cho bố đánh mặc dù lúc đó ông Thủ đă ngoài hai mươi tuổi, đă có vợ con. Đến đời ông Thủ, ông cũng rất nghiêm khắc với các con ông. Con cái phải một niềm đối với cha mẹ. Cha mẹ sinh ra, nuôi khôn lớn, dạy dỗ thành người. Khi cha mẹ già yếu, phải trông sóc, nuôi dưỡng cho hết ḷng để báo đáp ân sâu và làm tṛn nghĩa vụ con người. Theo ông Thủ, ngoài Thượng Đế và các đấng thần linh về tôn giáo mà người ta thờ phượng, tôn kính - theo một khía cạnh khác, khía cạnh tâm linh của đời sống – th́ người với người là những vật thụ tạo, không ai đáng cho ta kính mến và tôn thờ bằng cha mẹ ta: Một ḷng kính mẹ thờ chaCho tṛn chữ Hiếu mới là đạo con! (Ca dao) Hoặc là: Phải nghĩa mẹ, nước trong nguồnC̣n công cha dẫy Trường Sơn, Ba V́? Làm con bất hiếu, bất ngh́ Th́ sao xứng đáng được ghi là người? Là hàng cầm thú vậy thôi!(TĐN)
V́ thấy nhiều người, do thiếu ư thức, hoặc t́nh cảm lạc lơng, đă trọng cha hơn mẹ hoặc ngược lại; ông Thủ dạy con phải coi cha mẹ như nhau; yêu mến cha thế nào th́ mến yêu mẹ như thế, thờ cha làm sao th́ thờ mẹ như vậy. Có thể săn sóc hơn khi một người bị đau yếu, liệt lào nhưng tựu trung lúc nào cũng phải hết sức trong bổn phận của người con. Nếu cha hoặc mẹ có lỗi lầm chi đó là lỗi với nhau, lỗi với luật pháp, hoặc với Thượng Đế chứ không có lỗi với ḿnh. Chớ xét nét cha hoặc mẹ để làm giảm ḷng thương yêu kính trọng. Ông Thủ cũng thêm, tôn kính thương yêu cha mẹ là làm gương cho con ḿnh để chúng biết bổn phận làm con của chúng. Tục ngữ Việt có câu:”Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đấy” Người bội bạc với cha mẹ ắt con cái sẽ bội bạc với ḿnh. Nhà tư tưởng Thalès de Milet đă viết:”Bạn đối xử với song thân của bạn như thế nào th́ con cái bạn sẽ đối xử với bạn y như vậy.” Đạo Nho dạy một trăm ngàn điều nhưng hơn phân nửa là về chữ Hiếu bởi nếu con người không tṛn chữ Hiếu th́ không một điều ǵ con người ấy có thể làm tṛn. Thiên Chúa giáo lấy điều răn thứ tư để dạy con người đối với cha mẹ, chỉ sau Thượng Đế gồm ba điều kia, nhưng ba điều này cũng chỉ tóm lại có một ư nghĩa duy nhất: tôn kính Thượng Đế. Như vậy, ngay sau Thượng Đế, không ai khác hơn là cha mẹ. Có những người siêng năng đi chùa, đi nhà thờ - như chị dâng chuối nói trên - yêu vợ, yêu con, yêu chồng, yêu cả người láng giềng nhưng đối với cha mẹ th́ tệ bạc. Điều đó chứng tỏ con người đă mất căn bản luân lí, bỏ quên cội nguồn, dày đạp nhân luân. Như thế, đâu có xứng gọi là người? Một câu tục ngữ khi xưa, nay ta có thể sửa lại như sau: “Hăy cho tôi biết anh/chị đối với cha mẹ như thế nào, tôi sẽ nói anh/chị là hạng người ǵ.” Cũng có những trường hợp, tự đứa con, nó không tệ bạc với cha hoặc mẹ nó nhưng do mẹ/cha xúi giục nó làm bậy. Điều này rất thường xẩy ra nơi một số phụ nữ vốn ḷng dạ thiếu quảng đại. Kinh thánh viết đại ư:”Nếu bay đầu têu cho trẻ nít phạm tội th́ chẳng thà buộc đá vào cổ nó mà đẩy xuống biển.” Chẳng những bắt con cái phải giữ lễ với cha mẹ, ông Thủ cũng xét nét con khi chúng giao tiếp với người xung quanh. Khi nghe một bà cô, ông chú trong gia đ́nh hoặc một người lớn tuổi hàng xóm mách với ông rằng có đứa nào đó con ông không chịu chào hỏi lễ phép là ông hỏi cho ra lẽ và đánh đ̣n, bắt nó phải lại xin lỗi những người đó. V́ vậy những đứa con ông tuy sống nghèo sau khi ông mất, nhưng trong làng, ngoài xóm vẫn khen chúng là những đứa trẻ hiếu hạnh, lễ phép.
Trà đă ngấm, bà Lụa rót ra cái chén tống, xong chuyên từ chén tống sang hai chén quân, bà đổ thêm nước sôi vào b́nh trà. “Nước đây mẹ.” bà Lụa đặt cái đĩa đựng tách trà trước mặt cụ Tấn. “Con uống đi.” Cụ Tấn đưa tách trà lên môi nhấp một chút nhưng thấy c̣n hơi nóng, cụ lại bỏ xuống. Hồi c̣n trẻ, nóng thế này chứ nóng nữa cụ vẫn uống được, cảm thấy ngon là khác. Nhưng cao tuổi lên, h́nh như sức chịu đựng yếu đi, lạnh quá, nóng quá đều không được mà cứ phải êm êm, nhẹ nhẹ. Hết hai tuần trà, cả hai mẹ con đều cảm thấy sảng khoái tinh thần. Vị trà thơm mùi sen từ những cái hồ đầy hoa ở Việt Nam vẫn c̣n đọng ở khứu giác, ở trong cổ mà không thức uống ǵ khác có thể cho cái mùi đặc biệt Việt Nam như thế. Thảo nào, ông Tú Vị Xuyên đă mê nó từ khi c̣n thiếu thời, mặc dù ông vẫn chỉ coi nó là cái thứ lăng nhăng: Một trà, một rượu, một đàn bà Ba thứ lăng nhăng nó quấy ta Chừa được thứ nào hay thứ ấy Có chăng chừa rượu với chừa trà! Vâng thưa ông Tú, ông khôn lắm, nhưng nếu ông không chừa cả ba cái “lăng nhăng” đó đi th́ chỉ tội cho bà Tú là trước nhất, rồi đến những cái ô tây, những đôi giầy “dôn” bỗng nhiên không cánh mà bay, khi sáng ra: “Anh dậy em vẫn c̣n nằm trơ trơ Hỏi ô, ô mất bao giờ. Hỏi em, em cứ ỡm ờ chẳng thưa” th́ mệt lắm! Tôi đă đi hơi xa đề tài v́ nói đến trà mà không nói đến ông Tú cùng quê với tôi ở Nam định một tí th́ áy náy. Nhất là cả ba cái thứ “lăng nhăng” ông Tú và nhiều người đàn ông ghiền th́ cũng có tôi, càng khẩn trương những khi cần chất xúc tác để gọi mấy vần thơ ương ngạnh không chịu ra tŕnh diện sớm để hoàn thành bài thơ đang sẵn hứng. Trở lại với mẹ con cụ Tấn, cụ Tấn hỏi con: “Hôm nay con tính đi đâu vậy?” “Hôm nay con đưa mẹ tới hội quán Việt Nam trong thành phố. Ngày hôm nay hội phụ nữ thành phố tổ chức buổi họp giúp những người mù ở quê nhà. Mẹ biết không, Việt Nam ḿnh là nước có nhiều người mù nhất thế giới; toàn quốc có hơn nửa triệu người mù.” “Thế th́ ḿnh phải làm ǵ?” “Trong buổi họp người ta sẽ nói mẹ à. Mẹ ăn chút cereal với sữa rồi hăy đi nhé.” Bà Lụa đến tủ để chén bát, lấy hai cái bát nhỏ và hai cái muỗng nhựa. Bà đưa lại bàn, mở hộp cereal trút ra mỗi bát một ít, xong lại tủ lạnh lấy ga-lông sữa fat free. Bà đổ sữa vào mỗi bát và ngồi vào ghế: “Mẹ ăn đi.” “Mấy giờ phải có mặt vậy con?” “Mười giờ mới bắt đầu mẹ à, nhưng ḿnh phải đến trước mươi phút. Con sợ đến trễ rồi người ta nh́n cḥng chọc vào mặt ḿnh, ḱ lắm.” “Phải đấy con ạ. Người Việt ḿnh có tiếng đi trễ. Đám cưới, đám hỏi, hội họp, cứ đến sát nút mới chạy, vừa nguy hiểm xe cộ, vừa làm mất th́ giờ người khác. Mẹ không ưa cái thói đó.” Bà Lụa đặt vào tay mẹ một viên thuốc bổ và một viên calcium như mỗi sáng: “Mẹ chiêu với sữa đi. Con cũng uống đây. Mẹ biết không, như bác sĩ nói đó, những người từ tuổi con trở lên bị thiếu calcium dễ bị sốp xương, gẫy xương lắm mẹ. Ở Mỹ cả chục triệu người bị rỗng xương mỗi năm đó.” Hai mẹ con sửa soạn xong là chín giờ mười lăm. Bà Lụa đưa mẹ ra ga-ra, mở cửa xe cho mẹ ngồi vào, cột dây an toàn tử tế rồi mới ngồi vào tay lái. Bà chưa quen đi freeway nên chỉ đi đường trong, dù thế cũng không chậm bao nhiêu. Hai mẹ con bà Lụa vào đến pḥng hội th́ đă có mươi lăm người đến trước, dăm ba người quen lại chào hỏi cụ Tấn và bà Lụa. “Cụ nhớ cháu không? Chị nhớ em không” Một người đàn bà trung niên hỏi cụ Tấn và bà Lụa. Hai mẹ con nh́n người đàn bà ăn mặc lịch sự, ngờ ngợ. “Cháu ở Đà Nẵng đây cụ. Thỉnh thoảng cháu vẫn đến mua bánh cuốn Thanh Tŕ của cụ đó. Lúc ấy cháu c̣n con gái, bây giờ cháu đă có gia đ́nh, chồng cháu là bác sĩ P.” Bà Lụa tiếp lời: “À, thế ra buổi họp này cô là người tổ chức?” Bà P. nhũn nhặn: “Không phải ḿnh em, chị ạ. Tụi em một nhóm cả mười mấy người, chia nhau đi các nơi có cộng đồng Việt để xin sự giúp đỡ cho những đồng bào đáng thương tại quê nhà. Thành phố này em phụ trách, sau đó em đi với các chị khác đến những nơi khác.” Người đến dự đông dần. Đúng 10:00 giờ, cô P. khai mạc, nói lí do buổi họp. Cô nói, cô đă về Việt Nam nh́n thấy những đồng bào mù. Có những người chỉ cần giải phẫu với số tiền 300 - 400 đô-la là thấy ánh sáng. Bà con hải ngoại kẻ ít người nhiều góp sức th́ Hội Phụ nữ của cô sẽ có thêm phương tiện làm cho những người khiếm thị được nh́n thấy ánh sáng. Ngay những quí vị không cho tiền mà cho gọng kính cũ hay kính cũ, Hội của cô cũng nhận để làm kính cho đồng bào. Cô P. chỉ giải thích trong nửa giờ sau đó để cử tọa nêu thắc mắc. Cuối buổi họp là ghi sổ vàng những ân nhân quyên góp. Cuộc họp chấm dứt lúc 12:00 với kết quả khả quan. Bà Lụa lấy cuốn sổ nhà băng, ghi cho hai mẹ con tặng $50, trao check cho cô thủ quĩ. Số tiền quyên góp ngay tại chỗ được hơn 50,000 đô-la; c̣n một số hứa sẽ gửi check và gọng kính tới. Lúc chào nhau ra về, cô P. hỏi bà Lụa: “Em nhờ chị điều này, nếu được th́ chị giúp, không th́ thôi nhé.” “Được, cô cứ nói.” “Em muốn nhờ chị, nếu có quen ai làm được món ăn, giới thiệu giùm em. Em có tiệm bán các thức ăn nấu sẵn ở trung tâm thành phố cần thêm người...” “Phải tiệm “Món ngon Đà Nẵng” không?” “Đúng đấy chị. Sao chị biết?” “Một người bạn đă rủ tôi tới mua. Thức ăn làm khá lắm mà giá cũng được.” Quay qua mẹ, bà Lụa nói:”Mấy món mặn, món chay con đưa về hôm nọ là từ tiêm cô P. đấy.” Cụ Tấn trầm trồ: “Món ăn ngon lắm. Món nào cũng vừa miệng.” “Cám ơn cụ và chị. Chị đă biết ư em rồi. Đây số phone của em, khi có người chị kêu cho em, nhé chị. Giờ em phải đi v́ có mấy chị chờ em. Cháu chào cụ. Em gặp lại chị sau nhé.”
Tuần sau đó, bà Lụa không giới thiệu ai mà bà nói với cô P. để bà làm thử, ngày đầu là từ thứ hai 9 tây. Cô P. rất mừng: “Em được chị giúp th́ chẳng c̣n ǵ bằng. Để em sắp giờ cho chị nhé!” “Món ngon Đà Nẵng” để bà Lụa làm tuần 25 giờ với số lương khởi sự 8 đồng/giờ. Lương tối thiểu lúc đó mới $5.25/giờ, cô P. nói v́ bà Lụa làm giỏi nên cô trả cao hơn những người khác. Bà Lụa chỉ c̣n học mỗi ngày 2 giờ ESL vào buổi chiều thay v́ 4 giờ như trước kia. Bà không có ư định học lấy bằng cấp v́ bà nghĩ, với số tuổi 60 như bà, có bằng cấp cũng chẳng kiếm được việc. Học để có thể giao dịch chút ít, hiểu và nói được những câu thông thường là cũng tạm đủ. Tiền già c̣n phải mấy năm nữa mà hiện tại, bà không muốn nhờ vả con e thêm gánh nặng cho chúng. Với 25 giờ làm, mỗi tháng bà Lụa có thể đem về 700 đô-la sau khi đă trừ thuế lợi tức cá nhân. Chỉ sau hai tháng làm việc, cô P. giao hết những việc nấu nướng cho bà Lụa, đặt bà như một Supervisor, dưới tay có cả chục người làm chuyên cung cấp thức ăn chay, mặn cho thực khách và cho cả những party lớn nhỏ trong thành phố. Nhờ đă có kinh nghiệm mở tiệm cà-phê, bánh cuốn khi xưa cộng với tài tổ chức, sắp xếp rất thứ tự ngăn nắp, bà Lụa đưa “Món ngon Đà Nẵng” từ một lợi tức trung b́nh lên môt lợi tức khá cao. Nhưng cái đáng nói phải là sự tín nhiệm của thực khách trong thành phố v́ những phương châm bà Lụa theo sát, đó là: “Tinh khiết, Tươi ngon, Bổ dưỡng” mà bà đề nghị cô P. cho kẻ một cái bảng lớn treo dưới tên hiệu. Y như nhà hàng và Pharmacy Mỹ, bà Lụa huấn luyện nhân viên giúp việc dùng bao tay cao-su và khẩu trang khi làm thức ăn, mỗi khi các nhân viên này vào restroom, trước khi ra phải rửa tay với xà-pḥng cẩn thận.
*********
Năm cụ Tấn 87 tuổi, cụ bị sưng phổi phải nằm bệnh viện gần một tuần. Hơn tuần sau khi cụ được cho về nhà, sở Xă hội thành phố mời bà Lụa tới làm việc. “Mời chị ngồi,” cô cán sự xă hội bảo bà Lụa,”hôm nay sở xă hội muốn đề nghị với chị giúp chúng tôi bằng cách săn sóc cho cụ Tấn...” Bà Lụa hơi ngạc nhiên, xen vào: “Th́ tôi vẫn săn sóc cho mẹ tôi đấy thôi.” “Không, chị để tôi nói hết cho chị nghe đă. Theo luật lệ xă hội Huê kỳ, sở Xă hội chúng tôi có bổn phận săn sóc những người cao niên như cụ Tấn, lúc đau, lúc khoẻ và cả việc hậu sự khi họ qua đời. Đúng ra chúng tôi đă mời chị lên nói chuyện này từ lâu nhưng v́ nhiều lí do chị không cần t́m hiểu, hôm nay chúng tôi muốn trả chị lương giờ một số giờ trong tuần để chị săn sóc cho bà cụ với điều kiện chị điền cái đon này và nộp lại cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ thảo luận với chị về số giờ chị cần để săn sóc cụ sau khi chúng tôi xét đon và chấp thuận bởi Supervisor của chúng tôi. Đây đơn đây. Chị muốn đưa về nhà điền rồi lên nộp sau hay muốn điền tại đây?” Bà Lụa có vẻ hơi bỡ ngỡ v́ chưa nghe ai nói về vụ săn sóc người nhà ḿnh lại được chính phủ trả lương: “Thưa cô, tôi chưa biết ất giáp việc này ra sao. Xin cô giải thích lại và cho tôi mang đơn về điền, vài ngày sau nếu thuận tiện, tôi sẽ gọi điện thoại cho cô xin hẹn và lên nộp đơn.” Cô cán sự không ngạc nhiên. Cô giải thích lại cặn kẽ hơn, xong nói: “Số phone của tôi đây. Chị gọi xin hẹn khi chị điền xong đơn” Về đến nhà, bà Lụa tŕnh bày cho mẹ hay. Cụ Tấn cũng không biết hơn ǵ bà Lụa. Buổi tối đến trường, bà hỏi mấy người bạn cùng học. Có vài người hiểu biết, họ cũng nói như cô cán sự, nghĩa là thay v́ mọi khi bà Lụa săn sóc, phục vụ “free”cho cụ Tấn, nay sở Xă hội trả lương cho bà. Bà Lụa, cho chắc ăn, hỏi cả bà giáo Mỹ giờ ra chơi. Bà giáo Mỹ cũng nói y như thế. Bà giáo Mỹ c̣n giải thích thêm, v́ ở Mỹ ai cũng phải lo cho đời sống của ḿnh nên nhiều người không thể phục vụ cha mẹ v́ rời job ra là đói, là không có tiền nhà. Hơn nữa, Sở Xă hội có bổn phận săn sóc người cao niên và trẻ nít, những người không thể làm việc để tự nuôi sống. Bà Lụa săn sóc cụ Tấn là mẹ, hay một người cao niên khác cũng vậy thôi, tức bà Lụa không thể làm việc để được phát lương th́ sở Xă hội phải trả cho bà Lụa chỗ thiệt tḥi đó để bà Lụa sống. Giản dị vậy thôi. Tiền chính phủ trả cho bà Lụa chính là tiền nhân dân Mỹ đóng thuế, trong đó có tiền thuế của bà Lụa và các con bà Lụa. Bà giáo Mỹ giải thích kĩ lưỡng, lại thêm một cô giáo Việt cùng dạy với bà thông dịch, bà Lụa nh́n rơ vấn đề, lấy làm phấn khởi.
V́ tiệm Đà Nẵng bận tíu tít, măi hơn tuần sau bà Lụa mới xin hẹn được với cô cán sự để lên nộp đơn. Cô cán sự bảo bà Lụa kí vào một tờ giao kèo, môt bên là Supervisor của cô cán sự, đại diện sở Xă hội; một bên là bà Lụa, con của người đươc thụ hưỏng. Giao kèo ấn định mỗi tuần bà Lụa được trả 20 giờX5.25 = 105 đô-laX4 = 420+35 đô la = 455 đô-la /tháng (Tháng = 4 tuần + 1/3 tuần). Check sẽ gửi bằng bưu điện đến địa chỉ bà Lụa mỗi tháng. Từ vụ săn sóc cho mẹ có trả lương tối thiểu, bà Lụa phải nói với cô P. xin bớt giờ nhưng v́ thời gian này, cô P. vừa phải giúp việc cho văn pḥng bác sĩ của chồng, vừa lo công tác giúp đỡ người mù tại Việt Nam, cô quá bận. Cô nói cô sẽ mướn thêm người và để bà Lụa làm ít giờ hơn v́ mỗi buổi tối bà Lụa c̣n đi học Anh ngữ. Kể từ đó, cụ Tấn cũng được sở Xă hội phát bơ, sữa Ensure, sữa bột, cheese, nui (nouille), ḿ gói, cereal v.v...mỗi tháng. Hai mẹ con đâu có dùng hết lại đem đến những nơi phân phát cho người nghèo. Mỗi năm vài ḱ, Sở Bưu điện toàn Hoa kỳ lại tổ chức tuần lễ gửi thức ăn cho những người nghèo. Bà Lụa và cụ Tấn gom tất cả những đồ hộp, ḿ gói, cereal, gạo, bánh... nghĩa là những thứ để lâu không bị hư mà không cần tủ lạnh, bỏ vào hai, ba cái bịch lớn, đúng ngày, để ngay cạnh thùng thư, người mailman đưa thư hôm đó sẽ thu lấy đem về sở Bưu điện. Họ sẽ đóng thùng gửi đi các cô nhi viện, các nơi nuôi trẻ bụi đời theo sự phân phối của một cơ quan phối trí. Cũng có khi, v́ nhu cầu, thực phẩm này được ḥa nhập với các thực phẩm gửi cho các nạn nhân ở bên ngoài Hoa kỳ, thí dụ các nạn nhân vụ Sóng Thần tháng 12-2004. Nhờ thế thực phẩm thặng dư đă được phân phối một cách hợp lí cho những người đang cần.
*******
Đám con bà Lụa, cả dâu rể, trai gái, ngoại trừ những đứa ở xa, đều đến thăm mẹ và bà ngoại mỗi tuần hoặc vài tuần. Ở Mỹ, ai cũng bận rộn. Ngay như các đứa trẻ đang cắp sách đến trường, ngoài một buổi học ở trường, về nhà đứa nào cũng phải làm homework. Xong homework, có những gia đ́nh cho con coi TV hay chơi game điện tử vài giờ. Những đứa từ 12 tuổi trở lên c̣n đi dượt banh với bạn: bóng rổ, bóng chuyền, bóng đá, bóng chầy v.v...Những bé trai hoặc gái từ 6-7 tuổi lại đi học dương cầm, hồ cầm, học nhạc lí, học bơi lội; từ 16 tuổi học lái xe do trường cung cấp huấn luyện viên và xe, xăng free...nên chúng đều bận. Một buổi chiều thứ bảy tạnh nắng, hai mẹ con cụ Tấn đang ngồi nghe môt đĩa nhạc Việt Nam, nhạc tiền chiến th́ Yêm, con trai lớn của bà Lụa và vợ là Martha cùng đứa con trai ba tuổi tới. Yêm có job Computer ở New York, mới xin hoán chuyển với một người bạn để về gần mẹ và bà ngoại từ hai tháng nay. Bà Lụa kéo thằng cháu đích tôn lại, bế nó ngồi lên ḷng. “Dê-cập hôm nay có ngoan với ba với má không?” Nó nghe hiểu nhưng chỉ gật đầu. “Không chỉ gật đầu. Bà nội muốn Jacob nói nữa kia.” Má nó thêm. Nó nghe nhiều có vẻ không hiểu. Má nó phải nhắc: “Jacob trả lời bà nội là : Thưa, con ngoan.” Nó nhắc lại bằng cái giọng lạ lạ nghe tức cười: “Thưa, con ngoan.” Bà Lụa lại hỏi nó: “Thế nội Dê-cập đâu? Dê-cập chỉ vào bà nội của Dê-cập đi.” Nó cười cười ra cái điều câu này nó thuộc ḷng: “Nội Dê-cập đây.” Dùng một ngón tay, nó chỉ vào ngực bà Lụa. “Thế ai đây?” Bà Lụa chỉ vào cụ Tấn. Nó nh́n cụ Tấn nhưng chưa nhớ ra đáp số. Có lẽ nó nghe câu này hơi ít. Bà Lụa bảo nó: “Đây là bà cố của con. Dê-cập nói đi. Đây là bà cố!” “Đây nhà bà chố.” Nó nhắc lại ngọng nghịu làm cả nhà cười. Cụ Tấn gọi nó: “Dê-cập lại đây với cố, cố coi tay Dê-cập đẹp không nào?” Nhưng nó không lại mà cứ nh́n trân vào cái miệng móm của cố. Bà Lụa bảo nó: “Con lại với cố đi. Cố gọi con đấy!” Nhưng nó vẫn không nhúc nhích mà cứ nh́n vào mặt cụ. Có lẽ nó chưa từng thấy người già móm mém như vậy bao giờ. Martha bỏ vài món đồ trong cái túi xách ra, hai tay trao cho cụ Tấn một món. “Tụi con biếu bà ngoại cái khăn len này để trùm đầu về mùa lạnh cho ấm. C̣n cái này tụi con biếu mẹ.” Cụ Tấn mở gói giấy, vân vê cái khăn len có vẻ thích. C̣n bà Lụa cầm cái hộp nhỏ nhưng không biết là cái ǵ. “Cái ǵ đây, các con?” Yêm làm bộ bí mật: “Mẹ thử đoán xem nó là cái ǵ?” Bà Lụa nh́n cái hộp nhỏ có bao giấy mầu thật đẹp. Bà đoán có lẽ là đồ trang sức hay son phấn, hai đứa con mua làm dáng cho mẹ: “Dây chuyền, phải không?” “Không phải đâu mẹ.” “Son phấn?” “Tụi con biết mẹ chẳng dùng mấy thứ này nhiều.” “Đồng hồ đeo tay?” “Tụi con nghĩ mẹ đă có một cái rồi.” “Thế th́ cái ǵ? Tao chịu đấy.” Mẹ không đoán ra được th́ mẹ bóc giấy ra coi.” Bà Lụa trao cái hộp cho thằng Jacob: “Jacob mở giùm bà nội coi.” Nó chẳng biết làm sao, bà Lụa phải chỉ vào mép giấy bảo nó xé. Nó xé toạc ra. Hết lượt giấy mầu, nó mở cái nắp hộp. Một cái điện thoại AT&T cầm tay mới tinh với các đồ phụ tùng trong đó. Bà Lụa reo lên: “Cell phone! Mẹ đang cần. Cám ơn các con.” Thằng Jacob thấy cái phone, nó cầm lên đặt vào tai, miệng bi bô:”Hello! Hello!” làm cả nhà cười. “Thôi bây giờ tụi con mời bà ngoại với mẹ đi ăn tối.” “Khoan”, bà Lụa bảo con, “Để mẹ lấy thuốc cho bà uống đă kẻo lại quên.” (c̣n tiếp) Xuân Vũ TRẦN Đ̀NH NGỌC
TRUYỆN NGẮN
T̀NH MẸ CON (III) * TRẦN Đ̀NH NGỌC
Bà Lụa lại tủ thuốc lấy ra năm, bảy cái chai nhựa nhỏ, thứ các dược pḥng vẫn dùng để trao thuốc cho bệnh nhân, đổ ra cái đĩa nhựa trắng mỗi thứ một viên, xong đưa lại bàn cho cụ Tấn. Bà rót thêm nước trà vào tách cho cụ: “Mẹ uống thuốc rồi đi.” Yêm hỏi: “Thuốc ǵ mà bà ngoại uống nhiều thế hả mẹ?” “Đủ thứ hết, cao máu, cao mỡ, phong thấp, can-xi-um, thoa khớp xương v.v...toàn do bác sĩ bảo phải uống,” bà Lụa trả lời con rể, “Ấy là sau bữa trưa đă uống một đợt rồi đấy, không th́ phải gấp đôi này.” Martha xen vào: “Bảo sao một bà cụ Mỹ mà con quen, có lẽ tuổi c̣n ít hơn bà ngoại, bảo con là mỗi ngày bà ấy phải uống cả vài chục viên thuốc đủ loại. Bà ấy bảo nguyên thuốc đủ no rồi, khỏi cơm cháo ǵ nữa và khi một số bác sĩ và một số người nói tuổi già là tuổi vàng chỉ là nói không đúng sự thực. “Golden Age” cái ǵ mà ăn không được, ngủ không được, rồi đến đi đứng cũng không được; con, cháu “tha” đi đâu th́ đi đó; mất hết tự do. Gọi tuổi già là tuổi vàng đúng là một thứ diễu dở. Bà cụ có vẻ tức tối về cái tuổi già của ḿnh lắm mà nhiều người c̣n khen bậy. Chuyện uống thuốc, con cũng sợ, ngay cả thuốc bổ. Hồi có bầu thằng Jacob, bác sĩ bắt con mỗi ngày phải uống ba loại thuốc, con chiêu với nước mà nó cứ muốn ói ra.” Cụ Tấn bảo: “Có bệnh th́ phải uống thôi. Không uống bệnh nó hành c̣n khổ nữa. Như bệnh phong thấp của bà, không có cái thuốc Vai-óc là nó đau không cựa quậy ǵ được. Lại c̣n bệnh xót bao tử. Ăn cái ǵ lạ lạ vào nó cũng đau nếu trước khi ăn quên không uống thuốc. Thời nay thuốc men tốt rất nhiều so với thời xưa, không th́ tuổi già c̣n khổ nữa, chết sớm nữa.” Yêm đứng lên: “Thôi, tuổi vàng tuổi bạc có bàn đến mai cũng chưa hết. Tụi con thích nhất là cái tuổi tụi con bây giờ. Làm việc mệt rồi đi chơi, đi ăn. Con nghĩ đó chính là tuổi vàng. Con mời ngoại và mẹ ra xe kẻo trễ.” Thằng Jacob ngồi một cái ghế nhỏ làm riêng cho lứa tuổi của nó có giây an toàn đàng hoàng. Nếu không, Cảnh sát bắt được phạt rất nặng v́ không giữ an toàn cho đứa bé. Vợ chồng người bạn của Yêm và Martha mới đây quên mang theo cái ghế, cho đứa con ngồi bên cạnh má nó ở băng sau, bị phạt mấy trăm. Từ đó sợ. Cạnh Jacob là bà Lụa và cụ Tấn. Martha ngồi phía trước với chồng. Jacob được đi chơi, nó cười luôn miệng. Nó nắm lấy tay bà Lụa kéo đặt vào ngực nó có vẻ rất tŕu mến. Nhưng nó không bao giờ làm điều đó với cụ Tấn mặc dù nó không ghét cụ. Có lẽ nó thấy những vết da nhăn nheo và cái miệng móm không hợp với nó chăng? Bà Lụa hỏi Yêm: “Tụi con đưa bà và mẹ đi ăn ở đâu?” “Đi tiệm Nhật ăn Sushi được không mẹ?” “Hồi xưa th́ được nhưng bây giờ bụng bà yếu nên bà không muốn ăn cá sống.” Martha đỡ lời Yêm: “Nhiều món chín lắm mẹ. Để tụi con gọi những món cá nấu chín cho ngoại.” Yêm lái qua mấy con đường đèn sáng như ban ngày. Những rạp chiếu bóng người xếp hàng dài mua vé đứng ra đến tận ngoài đường, nhất là những rạp 3D (three dimensions) nghĩa là 3 chiều, coi “đă” lắm. Hôm nay có phim mới của đạo diễn Mel Gibson: “The Passion of Jesus Christ”, thiên hạ nô nức đi coi. Người theo Thiên Chúa giáo đă đành mà người không phải Thiên Chúa giáo cũng đi coi cho biết cuộc tử nạn của Đấng Christ. Báo chí nói phim này thu cả tỉ tiền vé cũng như phim Titanic mấy năm trước. Có người được phỏng vấn trên báo, nói họ đă đi coi Titanic tổng cộng 21 lần. Yêm lấy làm lạ sao có những người mê say đến như thế. Cũng như phim “Les misérables” Những kẻ khốn cùng” cốt chuyện từ cuốn sách nổi tiếng của văn hào Victor Hugo, chiếu liên tục tại một rạp ở New York cả chục năm mà vẫn đông khách. Phim này mới ngưng vài năm nay. Lúc đi ngang qua rạp chiếu bóng, Yêm nói với bà và mẹ: “Phim này c̣n chiếu lâu. Bữa nào bà với mẹ rảnh con sẽ chở đến đây coi cho biết. Phim được nói là vĩ đại lắm.” Bà Lụa đỡ lời mẹ: “Phải đấy, mẹ với bà ngoại cũng muốn đi coi. Dù ḿnh không thuộc Kitô giáo nhưng cũng nên coi cho biết những đấng sáng lập các đạo. Thế giới này cần tôn giáo, mọi tôn giáo chân chính để hướng dẫn con người ăn ngay ở lành, đối tốt với đồng loại và làm điều phúc đức con ạ! Đời người vắn vỏi lắm, mọi sự rồi sẽ qua đi hết, chỉ có t́nh nghĩa con người ăn ở với nhau và giáo lí chân chính của các tôn giáo là trường tồn thôi!” Cụ Tấn chêm vào: “Con nói rất đúng. Một đời mẹ, ngay như khi bố con c̣n sống và mẹ c̣n rất trẻ cũng vậy, mẹ phải chăm lo trồng quả phúc để làm gương cho các con các cháu sau này. Đức Phật dạy:”Gieo nhân, gặt quả” rất đúng. Đời mẹ, mẹ đă thấy nhiều kẻ tàn ác, bất nhân rồi cũng chết mà chẳng giữ được cái ǵ. Lại c̣n làm bia cho hậu thế chê cười, thử hỏi như thế có đáng để làm điều ác đức không? Trong gia đ́nh th́ mẹ tôn trọng bố con rất mực mặc dù ông không phải là ông thánh. Ông lo cho vợ con nhưng ông cũng có những khuyết điểm khác. Nếu vạch lá t́m sâu th́ ai hoàn toàn? Mẹ khác với người ta, lúc nào mẹ cũng một ḷng một dạ tôn kính người chồng của ḿnh như con thấy đó.” Cụ Tấn không nói th́ thôi nhưng đă “mở máy” là cứ thao thao bất tuyệt, nhất là khi có người lắng nghe. Bà Lụa nhân dịp bảo con dâu: “Martha, con nghe ngoại nói về ngoại chưa? Con theo kịp ngoại không?” Martha cười ngỏn ngoẻn: “Làm như ngoại không phải dễ nhưng con sẽ cố. Vả lại con với Yêm không có “problem”, con nói Yêm nghe con mà Yêm nói con OK liền th́ làm ǵ có vấn đề hả mẹ?” Quay sang Yêm:”Phải không ông xă Xệ?” Martha gọi Yêm là ông xă Xệ làm mọi người cười. Bà Lụa bảo: “Ông xă Xệ mập ú nên mới gọi là xă Xệ. Chồng con có mập đâu mà gọi là xă Xệ?” “Martha muốn gọi là ông xă đấy mẹ, nhưng lại thêm Xệ vào.” Yêm trả lời bà Lụa.
“Xă Xệ cũng được mà biết thương vợ con và vợ con thương,” cụ Tấn bảo Martha, “Vợ chồng nên nhường nhịn nhau con ạ!” “Dạ.” Thằng Jacob ngả đầu sang một bên ngủ. Thằng bé rơ dễ ngủ. Một ngày một đêm nó phải ngủ hơn chục tiếng. Khi không có đồ chơi hoặc có người chơi với nó là mắt nó díu lại nhất là sau những bữa ăn; nhưng Martha chỉ cho nó ngủ có chừng ban ngày để ban đêm nó ngủ say hơn và chập tối đi ngủ sớm hơn. Yêm lái xe qua một đoạn đường đèn c̣n sáng hơn nữa. Đó là các “dealer” bán xe hơi. Xe để bạt ngàn san dă trên những khoảng sân rộng chứa cả dăm, bảy trăm chiếc xe hơi mới, cũ. Mùa hè, các “dealer” xe hơi hoạt động về đêm nhiều. Vẫn thấy những người khách đến coi xe, trả giá. Vẫn nghe cô điện thoại viên nói oang oang trong micro liên lạc với khách hàng. Vẫn năm, bảy anh “salesman” mặc đồ lớn cổ cồn cà vạt chạy qua chạy lại đón khách, miệng tía lia không dứt. Mùa hè ban ngày nóng nên người ta đợi cho mặt trời lặn mới đi coi xe, mua xe cho mát mẻ. Thỉnh thoảng một làn gió nhẹ từ biển thổi vào làm người người sảng khoái, không khí mát hẳn nơi mấy thành phố đông người và xe cộ này.
Yêm lái qua mấy con đường khác đầy những tiệm ăn, những siêu thị mở cửa trễ rồi quặt vào parking. Xe đậu đầy khắp. Tối nay thứ sáu thiên hạ tha hồ đi ăn đi chơi v́ c̣n trước mắt hai ngày, hai đêm tha hồ “enjoy” xả láng. Vào đến cửa tiệm ăn đă thấy người đứng, người ngồi chờ cả vài chục. Martha vào trong lấy số xong ra bảo bà Lụa: “Con kiếm chỗ ngồi cho ngoại mà có hai cái băng, họ ngồi kín cả. Con đă lấy số thứ tự rồi đợi họ gọi là ḿnh có bàn. Thế ngoại với chồng con và thằng Jacob đâu hả mẹ?” “Mấy bà cháu thấy tiệm bán hoa Conroy’s góc kia c̣n mở cửa nên lại đó, dặn mẹ đứng chờ con ở đây.” Martha nh́n đám khách chờ và ước tính, xong nói: “Mẹ với con cũng lại đó coi hoa một tí. Ít ra phải nửa tiếng nữa họ mới gọi đến ḿnh.” Hai mẹ con lững thững đến tiệm bán hoa. Cụ Tấn, Yêm và thằng Jacob đang trầm trồ trước những đóa cẩm chướng, cúc vàng và hồng đủ mầu, tuyệt đẹp. Martha hỏi cụ Tấn và bà Lụa: “Bà ngoại với mẹ thích bông ǵ để con mua tặng?” “Thôi con, mua chi cho tốn. Coi thế này được rồi. Để có dịp lễ lạc ǵ hăy mua.” Bà Lụa bảo Martha. “Không sao đâu mẹ. Chẳng bao nhiêu đâu mà mẹ sợ tốn. Mẹ muốn đổi qua cẩm chướng hay mẹ vẫn thích hồng?” “Cẩm chướng hôm nay quá đẹp con nhỉ! Để mẹ hỏi bà xem bà thích thứ ǵ?” Nghe con hỏi, cụ Tấn nói thôi đừng mua kẻo tốn tiền nhưng Martha vẫn lựa một tá cẩm chướng v́ lúc năy, Martha thấy cụ cứ ngắm mấy bông cẩm chướng không thôi. Martha lại mua thêm một chậu hoàng cúc đại đóa rất đẹp. Yêm lănh nhiệm vụ cầm hoa trở lại tiệm Today’s Sushi.(Mời vào Trang Thơ, Truyện Ngắn vienxumagazine1.com) Vừa tới cửa th́ người bồi bàn ra kêu số. Anh ta hướng dẫn gia đ́nh Yêm vào bàn và đưa ra bốn tờ thực đơn. Yêm bàn với mẹ rồi gọi cho cụ Tấn món súp Miso đặc biệt và cá chiên. C̣n mấy mẹ con th́ ăn cua lột chiên, ḿ lạnh và sushi có cá tuna sống. Martha nhận lái xe lúc về nên Yêm gọi thêm chai Sapporo. Trong lúc ăn, bà Lụa hỏi con dâu: “Dạo này con cũng đổi “tông” thích cúc sao?” “Hôm nay con không mua cho con v́ b́nh hoa hồng nhà con mua vài bữa nay hăy c̣n đẹp. Nhưng con mua tặng cô bạn học đang bị bệnh nằm nhà thương. Mai con sẽ vào thăm cô ấy.” “Mẹ có biết người bạn này của con không? Có lại nhà ta lần nào chưa?” “Con nói ra chắc mẹ biết cô ấy.Cô ấy là ca sĩ Hồng Lam rất nổi tiếng mà mẹ và bà có cuốn băng đó.” Cụ Tấn vẫn vừa ăn vừa nghe cháu dâu của cụ nói chuyện. Cụ ngắt lời Martha: “Ca sĩ Hồng Lam hả con? Mẹ con với bà vẫn hay nghe CD của cô ấy đấy. Dịp Tết năm nào con có rủ cô ấy lại nhà ḿnh chơi phải không? Người đă đẹp mà giọng hát rất truyền cảm, phải cô ta không con?” “”Đúng cô ấy đấy ngoại. Trí nhớ của ngoại c̣n tốt lắm. Cô ấy đến thăm gia đ́nh ḿnh đă hơn ba năm rồi. Khoảng hơn năm nay, cô ấy bị bệnh không hát xướng ǵ được. Tội nghiệp lắm. Người vị hôn phu th́ chờ cho cô ấy mạnh lại mới làm đám cưới nhưng cô càng ngày càng yếu đi. Con nghe người nhà nói nhờ Chính phủ giúp Medical v́ cổ không có tài sản, nếu không th́ quá lúng túng v́ thuốc men và nhà thương ở Hoa kỳ rất đắt, rất tốn phí; không có bảo hiểm th́ phải nghèo hẳn để Chính phủ lo cho Medical, bằng không th́ phải đi làm hoặc giầu hẳn để có bảo hiểm.” Bà Lụa bảo con dâu: “Mai mấy giờ con vào thăm cô Hồng Lam cho mẹ cùng đi với.” “Tan sở ra con về chở mẹ đi.” Cụ Tấn nói: “Cho bà đi với. Bà cũng thấy tội nghiệp người bạn con.” Jacob ngồi ngất ngưởng trên một cái ghế cao dành riêng cho các cháu bé ba bốn tuổi. Nó có một li nhỏ nước cam và một đĩa sushi toàn thức chín. Nó cầm cái nĩa cắm vào một miếng sushi xong giơ ra trước bà Lụa: “Nội, nội, nội ăn xu-xi!” Nó chưa phát âm được chữ sh. Bà Lụa há miệng, nó đặt miếng sushi vào. “Cám ơn Dê-cập. Dê-cập ăn đi. Bà nội cũng có đây.” Nó cười vui, đôi mắt sáng rỡ như hai v́ sao. Khách ăn đông kín các bàn. Năm, bảy người bồi bàn chia nhau phục vụ; họ đến bàn này đưa thức ăn, qua bàn kia đặt thức uống. Trong ngày, chỉ có hai cao điểm, bữa trưa và bữa tối. Những giờ cao điểm họ phải làm thật nhanh, bù lại nhiều giờ khác trong ngày chỉ làm lai rai v́ khách ít. Khách Mỹ chiếm nhiều nhất trong số thực khách tại đây. Trước kia, người Mỹ không dám ăn cá sống. Món ăn sống nhất của họ là beefsteak ngoài chín trong c̣n ḷng đào hoặc sống. Nhưng lâu dần, thấy người Nhật, một giống dân văn minh ăn cá sống, được ca tụng là bổ hơn cá chín, tăng tuổi thọ, bằng cớ là tỉ lệ sống thọ của dân Nhật cao nhất toàn cầu nên người Mỹ cũng ăn thử và đâm ra mê. Người Nhật biết cách làm tuna, red snapper, salmon và nhiều thứ cá khác để ăn sống. Cá sushi qua tay đầu bếp Nhật ăn không c̣n mùi tanh. Họ cũng có những gia vị ăn kèm làm cá sống ngon hơn như wasabi, gừng non muối chua. Người Việt chúng ta xưa cũng ưa ăn cá sống dưới h́nh thức gỏi cá. Cá mè đánh dưới ao, dưới hồ lên, cạo sạch vảy, chỉ lấy hai miếng phi-lê, thái mỏng ra bóp với riềng giă nhỏ và vừng rang. Nước chấm nấu bằng nước đầu và xương cá ninh cho nhừ, cùng với thịt ba chỉ và bột tương đậu nành, dấm, đường, nước mắm, hành, vừng rang cho một hợp chất sệt sệt thật thơm. Cuốn cá với các thứ rau thơm như lá mơ tam thể, lá vọng cách, húng quế, húng cây, ng̣ gai, chấm nước sốt, kèm thêm vài mảnh bánh đa nướng ḍn tan và li bia hay rượu thuốc. Nếu ăn được cá sống, có lẽ không mấy món Việt ngon và bổ hơn. Chắc chắn phải ngon và hợp khẩu vị Việt Nam hơn sushi nhiều. Đầu và ḿnh cá có thể ninh nhừ nấu cháo th́ là để ăn sau cùng. Điều quan trọng là cá mè phải tươi nghĩa là c̣n sống và con cá càng to càng ngon. Các cụ ta cũng c̣n ăn gỏi chạch, một thứ lươn ḿnh ngắn nhưng to như cái cổ tay người lớn. Thịt chạch ḍn hơn thịt cá nên gỏi chạch cũng rất ngon. Dân thuyền chài ra biển đánh cá c̣n ăn sống nhiều loại cá biển khi vừa bắt lên. Họ nói cá tươi như thế không bao giờ tanh. Nước sốt, bánh đa nướng và rau thơm đă chuẩn bị sẵn sàng từ nhà, cá sống thái mỏng ra, ngồi trên mũi thuyền giữa trời nước bao la sóng yên gió lặng, cùng nhau cuốn cá với rau mà ăn, tưởng không có cái thú ẩm thực nào hơn!
**********
Năm giờ chiều hôm sau, Martha đến chở cụ Tấn và bà Lụa vào nhà thương St Jude Memorial Hospital ở măi phía trên thành phố Brea. Cô thư kí ở pḥng khách cho biết Hồng Lam đă đổi khu v́ căn bệnh đặc biệt, số pḥng mới là Z58. Martha dẫn mẹ và bà sang biêu-đinh bên kia để kiếm khu Z pḥng 58. Vào trong pḥng, một căn pḥng toàn mầu trắng với tường sơn trắng, màn cửa trắng và ánh sáng trắng dịu của những ngọn đèn néon. Nền cũng lát đá trắng hơi pha xanh làm căn pḥng càng sáng và trắng thêm. Một người đàn ông và một người đàn bà trong khoảng tuổi 60 đang ngồi gần giường người bệnh. Martha nhận ra ngay là cha mẹ Hồng Lam. “Thưa hai bác, cháu là Martha, bạn của Hồng Lam đến thăm Hồng Lam. Đây là bà ngoại của cháu và đây là má chồng cháu.” Ông bà Hoài - cha mẹ Hồng Lam - đứng lên chào cụ Tấn và bà Lụa. Ông bà nhường chỗ ngồi cho mẹ con bà Lụa v́ chỉ có một chiếc ghế và một cái băng. Nhân dịp, ông Hoài cám ơn rồi xin ra ngoài hành lang một chút. Martha xin phép bà Hoài xong đến bên giường, vẫn c̣n cách một lá màn gió, nói vọng vào: “Chào nàng tiên nhỏ của tôi. Martha, bà ngoại và má anh Yêm đến thăm nàng tiên đây!” Tiếng Hồng Lam yếu ớt: “Ḿnh nhận ra tiếng của Martha ngay từ lúc mới vào. Kéo ghế ngồi cạnh đây nói chuyện với ḿnh. Cháu chào bà ngoại và bác...” Cụ Tấn và bà Lụa cùng đứng kế sau Martha, bà Lụa nói vọng vào: “Bác và bà ngoại đến thăm cháu đây, Hồng Lam. Cầu mong Ơn Trên cho cháu sớm mạnh để về hát cho mọi người nghe. Ai cũng thích giọng ca vàng của cháu.” “Cháu cám ơn bà ngoại, bác và Martha.” Cụ Tấn và bà Lụa lại chiếc băng ngồi chung với bà Hoài, cách xa giường Hồng Lam một khoảng. Cả ba người nói chuyện thật nhỏ, chỉ đủ nghe. Martha vén lá màn sang một bên. Cái nh́n đầu tiên làm Martha giật ḿnh là Hồng Lam gầy g̣, bé tí, trong bộ quần áo nhà thương, từ gương mặt đến dáng người chẳng c̣n ǵ khi xưa. Đôi mắt Hồng Lam vẫn mở nh́n Martha nhưng đôi mắt không có thần, đôi mắt tối tăm chứ không long lanh sáng rỡ như trước đây. Một quầng đen bao quanh đôi mắt đă sâu xuống như hai cái hố. Cô sinh viên đại học Golden West, cô ca sĩ xinh xắn, duyên dáng đă biến mất chỉ c̣n lại trước mắt Martha một bệnh nhân tàn tạ, rũ liệt đến thảm hại. Bệnh tật tàn phá h́nh hài con người ghê gớm đến như thế này ư? Martha rùng ḿnh. “Jacob khoẻ không, Martha?” tiếng nói thật nhỏ như từ trong hơi thở của Hồng Lam. Martha giật ḿnh, tĩnh trí lại: “Cháu khoẻ, Hồng Lam. Bây giờ biết nói nheo nhẻo cả ngày rồi.” Đôi bạn dượt qua một đám bạn bè ngày xưa cùng học Trung học, Martha trả lời những câu hỏi của Hồng Lam: “Thúy Diễm lấy chồng đă có một đứa con trai 4 tuổi. Chồng Thúy Diễm sau 30-4-75 phải vào trại tù cải tạo. Thúy Diễm đi thăm được một lần ở trại Bù gia Mập, sau đó Thúy Diễm theo người ta đi vượt biên. Thuyền nhỏ chưa ra đến thuyền lớn th́ bị bắn. Hai mẹ con Thúy Diễm bị trúng đạn chết cùng với hơn chục người trên thuyền. Ḿnh nghe Cúc sang đây kể lại.” Hồng Lam thở dài: “Hoàn cảnh ḿnh đă năo ḷng, mẹ con Thúy Diễm c̣n năo ḷng hơn. Thế Cúc th́ sao?” “Cúc thoát được chuyến đó nhưng hai chị em bị hải tặc hiếp đến ngất xỉu, nhờ chính phủ Mă lai cho nằm nhà thương và săn sóc không th́ cũng chết rồi.” Hồng Lam hỏi thêm vài người bạn nữa rồi ngưng, nằm thở v́ mệt. Martha cũng yên lặng ngồi, hai tay nắm lấy bàn tay của Hồng Lam như một sự yên ủi. Trên chiếc băng, bà Hoài đang kể cho cụ Tấn và bà Lụa nghe về bệnh t́nh của Hồng Lam. Bà Hoài đă vào bệnh viện săn sóc con gái từ sáu tháng nay mặc dù bệnh viện có sẵn y tá và nhân viên. Giọng bà nghẹn ngào: “Bệnh của cháu các bác sĩ gọi tên là Lupus, thứ bệnh cả triệu người mới có một người bị. Các bác sĩ nói cháu không hi vọng ǵ, được ngày nào hay ngày ấy thôi.” Cụ Tấn và bà Lụa cảm thấy rất thương tâm. Bà Hoài đưa mảnh napkin lên lau nước mắt: “Cháu mới ngă bệnh sáu tháng nay thôi mà sức khoẻ mỗi ngày mỗi kiệt dần. Nhiều lần vào thánh đường cầu nguyện cho cháu, tôi xin Chúa cho tôi đi thay cháu v́ tôi đă lớn tuổi, đă hưởng đủ mọi thứ rồi. C̣n cháu mới vào đời, lẽ ra cuộc đời phải tươi đẹp sung sướng như nhiều người khác cùng trang lứa chứ đâu bệnh hoạn khổ sở vậy.” Bà Lụa chẳng biết ǵ hơn là ỳên ủi: “Phần số hết bà ạ. Bên bà th́ nói Chúa sắp đặt. Bên chúng tôi th́ định mạng. Không ai có thể căi được định mạng. Xin bà khuây khỏa đừng buồn phiền quá mà sinh bệnh. Hăy khấn vái cho cháu gặp thầy gặp thuốc, một ngày nào khỏi hẳn về với gia đ́nh.” Bà Hoài đă khóc nhiều nên mắt bà mọng đỏ, mảnh napkin đă ướt sũng mà những giọt lệ vẫn lă chă tuôn rơi. Bà cũng nói với cụ Tấn và bà Lụa, mấy hôm trước Hồng Lam phải thở bằng dưỡng khí, hôm nay đă đỡ hơn nên bác sĩ cho lấy ra. Nhưng thỉnh thoảng Hồng Lam vẫn lên cơn đau la hét dữ dội, bà Hoài phải lên giường ngồi ôm chặt con vào ḷng hi vọng nó bớt đau. Khi Hồng Lam không chịu nổi th́ bà phải gọi y tá đến chích thuốc an thần và cho uống thuốc giảm đau. Sau đó Hồng Lam nằm thiêm thiếp, tiếng hơi thở nhọc mệt, đứt quăng qua máy dưỡng khí. Hai ông bà ngồi canh con mà nước mắt đầm đ́a. Khi thuốc an thần và thuốc giảm đau đă nhạt bớt, Hồng Lam lại gào thét nữa. Ông Hoài lại đi gọi y tá và nhân viên trực đêm. Người ta lại chích thuốc an thần. Cứ thế bệnh Hồng Lam càng ngày càng nặng thêm. Thấy thời gian thăm viếng đă đủ, bà Lụa đưa mắt nh́n con dâu. Martha hiểu ư bảo Hồng Lam: “Thôi ḿnh về nhé Hồng Lam. Ḿnh sẽ khấn nguyện hằng ngày cho Hồng Lam tai qua nạn khỏi về nhà đi chơi với tụi này và hát cho tụi này nghe. Hồng Lam chờ ḿnh bê chậu cúc đại đóa thật đẹp ḿnh đưa vào tặng Hồng Lam cho Hồng Lam coi.” Hồng Lam giơ một cánh tay ra: “Ḿnh cám ơn Martha thật nhiều nhưng ḿnh có c̣n nh́n thấy ǵ đâu. Căn bệnh quái ác lấy mất thị giác của ḿnh rồi!” Martha giật ḿnh, nắm lấy tay bạn: “Thiệt sao Hồng Lam? Thế năy giờ nói chuyện, Hồng Lam có nh́n thấy ḿnh không?” Hồng Lam nấc lên: “Không, ḿnh chỉ nghe tiếng nói. Ḿnh không nh́n thấy ǵ ngoài một mầu đen ghê rợn. Ḿnh sợ quá, Martha!” Rồi Hồng Lam hét lên, giơ cả hai tay ra chới với như người sắp chết đuối, miệng méo xệch đi. Martha vội dùng cả hai tay nắm lấy tay Hồng Lam: “Hồng Lam đừng sợ! Có Martha đây. Martha đang ở bên cạnh Hồng Lam đây!” Bà Hoài vội lên giường đặt Hồng Lam vào ḷng, ôm chặt con. Sau giây phút quá sợ v́ những h́nh ảnh ghê rợn hiện ra trong trí, Hồng Lam mệt nhoài, tay chân, thân người xuội lơ, nằm nhắm mắt, co quắp, thân h́nh chỉ c̣n bằng đứa trẻ mười tuổi, trông thật tội nghiệp. “Hồng Lam! Mẹ đây. Không có ǵ phải sợ cả. Mẹ lấy nước con uống nhé!” Hồng Lam thều thào: “Vâng, mẹ cho con miếng nước cam!” Bà Hoài đặt Hồng Lam nằm xuống xong tới bàn rót nước cam đem lại. Bà đỡ Hồng Lam ngồi lên, đặt li nước vào môi cho Hồng Lam uống. Hồng Lam chỉ uống được vài ngụm, xong lại nằm xuống. Thêm mươi phút nữa, khi thấy Hồng Lam đă yên yên, bà Lụa lại gần giường nói với Hồng Lam: “Cháu Hồng Lam, bà ngoại, bác và Martha chúc cho cháu mau khoẻ về nhà. Bây giờ để cháu nằm nghỉ rồi bữa nào bà ngoại, bác và Martha sẽ lại vào thăm cháu nữa nhé!” Hồng Lam chỉ dạ nhỏ trong miệng. Cả ba người tuần tự nắm lấy tay Hồng Lam rồi chào bà Hoài sau khi bà Lụa th́ thầm vào tai bà Hoài khuyên bà hăy cố giữ vững tinh thần cho Hồng Lam và cho chính bà. Mở cửa ra ngoài hành lang, cả ba người lại gặp ông Hoài và Luận, vị hôn phu của Hồng Lam đang đứng nói chuyện ở đó. Sau khi chào tạm biệt, ba người trở ra cổng. Martha định tuần sau sẽ lại vào thăm Hồng Lam nhưng v́ thằng Jacob bệnh nên không vào được. Tuần sau nữa Martha nghe tin Cáo phó trên radio giờ tin buồn cộng đồng buổi sáng, Hồng Lam đă trút hơi thở cuối cùng chiều hôm trước tại bệnh viên St Jude. Tang lễ sẽ cử hành thứ bảy này vào lúc 10 giờ sáng tại nhà thờ Holy Spirit và sau đó đưa linh cữu ra nghĩa trang Good Shepherd tại Huntington Beach. Đám táng Hồng Lam rất đông v́ nhiều người tuy không thân thuộc bà con nhưng là khách nghe nhạc mộ điệu. Từ hơn chục năm nay, người ta đă coi Hồng Lam tŕnh diễn trên sân kháu, đă nghe nàng hát với giọng ca thật đặc biệt, thật hay đi thẳng vào tâm hồn người nghe, những người yêu mến tiếng hát truyền cảm của nàng. Lễ tại giáo đường đă xong, từng đoàn xe nối đuôi nhau theo sau chiếc xe tang đen đưa người ca sĩ hồng nhan bạc mệnh ra nơi an nghỉ ngàn thu. Từ cổng nghĩa trang, mọi người rời xe xuống đi bộ theo sau linh cữa được tám thanh niên mặc đồng phục đen khiêng trên vai đi chậm chậm tới mộ huyệt đă đào sẵn. Đi trước linh cữu, bé Vanessa, 10 tuổi, học sinh học ca hát của Hồng Lam, hai tay trang trọng cầm một khung h́nh lớn chân dung Hồng Lam, theo sau là hơn một chục học sinh trai, gái khác đang theo học lớp luyện giọng của Hồng Lam. Hồng Lam mới có người yêu chưa cưới, nhiều ṿng hoa bao phủ quan tài nàng chỉ toàn hoa trắng. Luận đi ngay sau quan tài mặc âu phục đen nhưng đầu chít khăn sô trắng. Đầu anh cúi, thất thểu bước như kẻ không hồn. Nhưng h́nh ảnh của anh chưa thảm năo bằng h́nh ảnh bà Hoài. Bà mặc tang phục đen, đầu choàng một chiếc khăn đen v́ bà không thể đội khăn trắng, nhất là mẹ bà vẫn c̣n sống. Bà cụ hơn tám mươi tuổi chống gậy đi an táng cháu ở phía sau. Bà Hoài phải tựa vào chồng mà đi v́ nếu không có ông, có lúc bà rũ liệt tứ chi muốn khuỵu xuống đường không dậy được nữa. Theo sau ông bà Hoài là một người anh và hai em gái của Hồng Lam. Cách đây hai năm, chị gái Hồng Lam đă bị một tên cướp Mỷ đen vào cướp tiệm “Seven Eleven” của vợ chồng chị tại Louisville, MO bắn chị chết. Yêm, Martha, cụ Tấn, bà Lụa đều có mặt tại nghĩa trang. Martha không muốn cho Jacob nh́n thấy những h́nh ảnh đau thương quá sớm nên đă nhờ bê-bi-sít coi nó ở nhà. Vị linh mục rẩy nước thánh trên quan tài và đọc một câu kinh ngắn. Một đại diện những người yêu quí Hồng Lam đọc một bài điếu văn nói lên tấm ḷng ái mộ người trẻ tài hoa, tính t́nh thùy mị được ḷng mọi người. Khi chị kết thúc bằng hai câu: “Vĩnh biệt Hồng Lam! Vĩnh biệt Hồng Lam!” chị cầm một cành hoa hồng trắng ném trên nắp quan tài. Những người khác cũng lấy hoa thả xuống. Có những người đưa lên môi hôn rồi mới vứt xuống cùng với những cục đất nhỏ. Hơn chục người trẻ đứng sát lại với nhau ngay đầu mộ huyệt đồng ca: “Người hăy thanh thản ra đi, bởi cuộc đời này chẳng có nghĩa ǵ, ngoài một nấm đất chúng tôi tặng người.” “Người đừng ân hận cuộc đời vắn vỏi, bởi bản chất đời người là vắn vỏi. Có sinh, có bệnh, có già và có chết. Nào ai đếm được thời gian?” “Tất cả sẽ lui vào bóng tối dĩ văng. Tất cả sẽ ch́m trong ấn tượng quên lăng. Có c̣n chăng chỉ là t́nh của chúng tôi với người, măi măi thủy chung, măi măi không phai mờ, cho đến thiên thu vạn đại!” “Năm xưa người đă vào đời bằng đôi tay không từ một hạt bụi. Bây giờ người ra khỏi cuộc đời cũng với đôi tay không - để trở lại một hạt bụi. Tất cả c̣n lại chỉ là một trái tim, một trái tim nguyên vẹn như từ buổi sơ khai. Xin Thượng Đế đón nhận linh hồn người. Giờ đây chúng tôi xin vĩnh biệt người!” Hai cây vĩ cầm do hai thiếu nữ và hai cây tây ban cầm do hai thanh niên đều mặc đồng phục đen, đệm cho bản nhạc thêm trầm hùng và réo rắt. Những ḍng lệ cảm thương, ngậm ngùi tuôn tràn trên những đôi má, từ trẻ thơ đến các cụ già, trong đó có những ḍng lệ cảm thương cho chính ḿnh, chính thân phận mỏng manh và vắn vỏi của ḿnh. Bà Hoài rũ ra nhiều lần, ông Hoài và anh con trai phải cố giữ cho bà khỏi lăn xuống huyệt.
|