TRUYỀN GIÁO TẠI CÁI RẮN 

TRẦN DUY NHIÊN

 

 

Cái Rắn hay Cái Răng? Thưa đúng là Cái Rắn đấy. Cái Răng là một địa danh của Cần thơ, c̣n Cái Rắn là một ấp thuộc xă Phú Hưng, Huyện Cái Nước, tỉnh Cà mau. Năm Căn - Cái Nước từ lâu đă trở thành biểu tượng của vùng sâu, vùng xa, một nơi ai cũng nghe nhưng ít ai nghĩ rằng ḿnh sẽ đặt chân đến.

Cơn băo số 5 đă càn quét vùng Cà mau năm 1997. Cơn băo khủng khiếp ấy đă phá hủy hoàn toàn nhà thờ và nhà xứ của họ đạo Cái Rắn. Phải công nhận rằng ngôi nhà thờ ấy cũng đă tồi tàn lắm rồi, đến độ bị đặt tên là ‘chuồng thờ’. Thế rồi không đầy một năm sau, cũng trên nền ấy vươn lên một ngôi thánh đường khang trang nhất từ trước đến giờ ở vùng Cái Nước - Năm Căn. Phép lạ ấy, Thiên Chúa đă thực hiện qua một con người khá quen thuộc với nhiều độc giả, ấy là cha Piô Ngô Phúc Hậu.

Trước cơn băo số 5, đă có một cơn băo khác thổi lên vùng này, đó là cơn băo của quên lăng và nghèo đói. Ngày cha về đây, ngày 27 tháng 10 năm 1994, số giáo dân là 501 người và 70% ở trong t́nh trạng rối. Là một linh mục truyền giáo, dĩ nhiên, cha khao khát đem Tin Mừng cho 14.000 người ở xă Phú Hưng, huyện Cái Nước, Cà mau. Dân cư ở đây, ngoài vài gia đ́nh có máy cưa hay máy chà gạo, th́ hầu hết sống về nghề nông, trên những mảnh đất bị nước mặn xâm chiếm. 20% là khá giả, 60% nghèo nhưng đủ ăn, và 20% ở vào diện cần cứu đói. Phương tiện giao thông chủ yếu là các ghe di chuyển trên kênh rạch. Nhưng không phải ai cũng có ghe. Trên đất liền, chỉ có những đường đê để đi bộ, và đi lại rất khó khăn v́ các con đường ấy luôn bị cắt đứt bởi những kênh rạch chằng chịt. Trường ốc thiếu thốn và không được khang trang, khiến cho việc học hành các em khó bề có chất lượng. Những người trưởng thành của ấp Cái Rắn hầu hết không học quá lớp năm.

Trước một cánh đồng truyền giáo như thế, cha Piô Hậu đă không ‘rao giảng’ Tin Mừng mà cha bắt tay vào việc chăm sóc cho con người.

Với tinh thần của một người sống v́, sống với, sống như, và sống nhờ  anh em, cha đă phối hợp với các cơ quan chính quyền và Mặt Trận của xă, của huyện để nâng cao đời sống người dân Phú Hưng.

Trong 4 năm, cha đă giúp xây 10 cây cầu bê tông, giá từ 10 triệu đến 25 triệu mỗi cây; cho khoan 90 giếng nước, đóng góp để sửa chữa cho ba ngôi trường, mỗi trường 20 triệu đồng và xây hẳn một ngôi trường mới với kinh phí 133 triệu. Trong những tháng vừa qua, cha đă hỗ trợ 8 tấn gạo cứu đói; và trong 3 năm trước, mỗi năm cha đóng góp trên dưới 20 tấn. Đối với các em học sinh, cha cấp thường xuyên 100 học bỗng cho các em đi học tại chỗ, tại Cà mau, hoặc tại Saigon. Riêng những trường hợp các em khuyết tật hay sứt môi mà có thể phục hồi, cha đích thân đưa lên Saigon để chạy chữa. Sự đóng góp của cha cho nhân dân xă Phú Hưng trong 4 năm qua lên đến cả tỉ đồng. Hẳn cha phải là một người giàu sụ? Thưa không, cha là một con người không bao giờ có tiền, nhưng cha thường vui vẻ nói: “Chúa rất dí dỏm đấy, Ngài luôn luôn cung cấp vừa đủ và thiếu một tí. Một trong bao nhiêu ví dụ: ngày tôi lót sân nhà thờ, công tŕnh sắp hoàn tất và tôi phải thanh toán tiền nong. Tôi nợ 20 triệu, chưa biết phải làm thế nào. Khi người thợ đặt tấm ‘đan’ cuối cùng - đúng vào tấm ‘đan’ cuối cùng, anh nghe chứ - tôi nhận được thơ báo tin có người cho tôi 20 triệu. Vừa khít! không dư không thiếu! À có thiếu một tí chứ, thiếu tiền xe đi lănh 20 triệu kia.”

Và cứ thế công việc tiến triển. Mỗi cây cầu xây lên là do sự yểm trợ của những cộng đoàn ở Saigon, của những cá nhân giàu cũng có mà thường là nghèo, nghĩa là của bá tánh. Ngày 24-12, một phái đoàn gồm ông chủ tịch Mặt Trận Huyện, ông Giám đốc Bệnh Viện, bà Hội trưởng hội Chử Thập Đỏ đến chúc Giáng Sinh ‘Anh Tám Hậu’ và tặng quà cho các giáo dân thuộc diện chánh sách. Trong trao đổi chân t́nh, các vị đúc kết một kế hoạch chữa trị cho bệnh nhân nghèo trong xă. Cơ quan chính quyền xă sẽ xác định những đối tượng nghèo cần giúp đỡ, bệnh viện sẽ khám và cha sẽ hỗ trợ phần thuốc men. Cha hứa cố gắng sẽ cung cấp mỗi quí 4 triệu đồng cho chương tŕnh. Lấy đâu ra, cha chưa biết, nhưng... “Chúa rất dí dỏm đấy...”

Trong gần 30 năm truyền giáo ở vùng Cái Nước - Năm Căn, cha đă cảm nghiệm bằng mồ hôi nước mắt của ḿnh sự quan pḥng của Thiên Chúa, v́ thế những câu cha viết trong tập ‘Hăy mau lên đường’ không chỉ là những bài học rút ra từ suy gẫm mà là xương, là máu, là con tim của cha: “Nhu cầu vật chất của các Ngài (Chúa Giêsu và các tông đồ) th́ rất lớn, dù vậy, các Ngài vẫn không thiếu thốn. Hoàn cảnh truyền giáo của Chúa có lúc lên tới 84 người, ấy là không kể Chúa và một số phụ nữ tháp tùng... Dĩ nhiên, ta thấy Phao lô lại đầu tắt mặt tối để tự lực mưu sinh (Cv 20 34), nhưng sở dĩ Phao lô lao động như thế không phải v́ lư do truyền giáo... Vả lại dù Phaolô có lao động ngày đêm cũng không thể cung ứng hết nhu cầu truyền giáo. Ông hành tŕnh liên tục, th́ c̣n giờ đâu mà lao động. Chính ông đă nhận sư giúp đỡ của giáo đoàn Philíp (Phil 4, 10-17; 2 Cor. 11,8-9) Khi bị đắm tàu ở đảo Malta, ông chỉ c̣n một bộ đồ dính da. Lúc đó ông không lao động, nhưng ông vẫn sống... Khi về tới Rôma ông mướn ngay một căn phố để hoạt động truyền giáo. Tất cả những chi phí đó không do lao động tự túc, mà do bá tánh giúp đỡ. (Cv. 28,10; Cv. 28,30)” (HMLĐ, tr. 113, 114).

Là linh mục truyền giáo, cha đóng góp cho người dân như thế v́ muốn dùng sự giúp đỡ ấy như phương tiện để cho người dân theo đạo hay v́ muốn đồng hành với dân tộc theo tinh thần Thư Chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam? Cha làm như thế không v́ hai lư do trên nhưng chỉ v́ Tin Mừng. “Tôi làm tất cả chỉ v́ người nghèo thôi. Họ cần phải Vui hơn, Mừng hơn, có nhân phẩm hơn. Tôi làm thế chỉ v́ con người cần phải sống cho xứng đáng là một con người. Nếu qua đó toát ra một chứng tích để họ đón nhận Tin Mừng, th́ đó là việc của Chúa. Phần tôi, tôi không bao giờ muốn xâm phạm tự do của một người trong việc họ đến với đức tin, v́ giả như tôi có ư định dụ dỗ, th́ tôi đă không tôn trọng nhân phẩm của họ”. Cũng v́ không muốn xâm phạm tự do ấy mà có nhiều trường hợp cha đă từ chối một số người xin ‘theo đạo’, khi cha nhận ra rằng họ ‘tin cha’ chứ không phải là ‘tin Chúa’. Và cũng v́ thế mà, sau 4 năm, số giáo dân của cha chỉ đạt đến trên dưới 1000, nghĩa là chỉ tăng gấp đôi so với ngày cha mới đến, và trong số ấy có 159 người trưởng thành vừa được nhận Thanh Tẩy vào tháng 9.

Tuy nhiên, xin chớ hiểu rằng cha là một con người chỉ thao thức cho nhân phẩm con người về mặt vật chất mà thôi; v́ cha thường nhắc nhở ḿnh và nhắc nhở bạn bè bằng lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong thông điệp ‘Sứ vụ Đấng Cứu Độ’ (Redemptoris Missio): “Giáo hội ư thức rằng nhiệm vụ trực tiếp của ḿnh không phải là làm cho thế giới sở hữu nhiều hơn mà là làm cho thế giới hiện hữu tốt hơn. Giáo hội cũng ư thức rằng chỉ có Tin Mừng của Chúa mới phát triển con người toàn diện.” (Svđcd, 58)

Nh́n lại hơn 30 năm cha Phúc Hậu sống đời truyền giáo, tôi nhớ đến con đường dẫn về nhà thờ Cái Rắn. Quốc lộ 1 đi đến Cà mau, thành phố cuối đất Việt. Nó chưa chịu dừng, mà tiếp tục đi thêm 15 cây số đường đất, nhưng rồi cuối cùng phải dừng lại trước một cây cầu chưa hoàn thành. Quốc lộ 1 chấm dứt, thế nhưng người ta vẫn tiếp tục xuống ‘vỏ lăi’ mà đi 5 cây số trên kênh mới đến khuôn viên nhà thờ. Và đó mới chỉ là nơi khởi điểm để cha lại tiếp tục đi đến với con người, với con Chúa, những người con mà chưa ai đến nói cho hay về Cha ḿnh. Và người linh mục ấy đă tiếp tục đi trên con đường chưa ai vạch sẵn. Có lẽ nhờ cha lăng tai, và v́ ‘điếc không sợ súng’, nên cha chỉ nghe được có mỗi tiếng thúc dục của Tin Mừng mà thôi, điều mà nhiều người thính tai không nghe rơ v́ c̣n phải nghe bao nhiêu tạp âm khác.