|
Giải Nobel văn chương năm 2004 |
Trịnh Thanh Thủy |
Năm nay, giải Nobel văn chương được trao cho một nữ văn sĩ người Áo, Elfriede Jelinek. Từ năm 1909 đến nay, Jelinek là người phụ nữ thứ mười, đă đoạt giải Nobel văn chương trong khi phần c̣n lại 90% là nam giới. Giải Nobel văn chương là một giải thưởng quốc tế được thành lập năm1901. Người đoạt giải sẽ nhận được một huy chương vàng, một văn bằng và một số hiện kim trị giá 10 triệu SEK, tương đương với 1 triệu 3 đô la. Giải này được trao cho những người có công trong lănh vực văn chương bao gồm thơ, văn, truyện ngắn, truyện dài, kịch, tiểu luận và những bài diễn văn. Đặc điểm của nó là không phân biệt ngôn ngữ, sắc tộc, màu da, nên các tác giả nhận giải là những người có văn hoá và ngôn ngữ khác nhau trên khắp thế giới. Người đầu tiên đoạt giải là thi sĩ kiêm triết gia Sully Prudhomme tác giả của Stances et poèmes (1865). Năm nay, Elfriede Jelinek, một phụ nữ tài hoa giàu kiến thức trên nhiều lănh vực khác nhau như nhạc, kịch, thơ, văn, b́nh luận, phim ảnh, sân khấu đă được vinh danh. Elfriede Jelinek lớn lên ở Vienna, con của một hoá học gia(Dr. Friedrich Jelinek). Mẹ bà(Olga, née Buchner) là giám đốc nhân sự trong một công ty lớn. Bà trải qua thời thơ ấu trong những trường đạo và nhà ḍng đầy kỷ luật khắt khe. Bà được học thêm dương cầm, đàn organ, cùng kỹ thuật sáng tác ở Vienna Conservatory. Lên đại học, ngoài âm nhạc là chuyên ngành, sân khấu và lịch sử nghệ thuật cũng là môn bà ghi danh theo học. Bà lập gia đ́nh năm 1974, chồng bà(Gottfried Hüngsberg) là một nhà sáng tác nhạc phim cho Rainer Werner Fassbinder, nhưng từ năm 1970 ông làm việc trong ngành kỹ nghệ thông tin ở Munich. Jalinek mê thi ca và làm thơ từ thưở bé. Bà nhận giải thưởng thơ văn” The Young Austrian Culture Week Poetry and Prose Prize” lần đầu tiên năm 1969. Sau đó bà liên tiếp nhận được nhiều giải thưởng về kịch bản, truyện phim, cũng như thơ, văn khác. Jelinek c̣n là một phê b́nh gia tranh đấu cho nữ quyền và những bất công xă hội. Ng̣i bút sâu sắc của bà đă đối đầu với những vấn đề xă hội phức tạp, tế nhị như tính chuyên chế bạo lực và áp bức của chế độ. Bà c̣n chỉ trích những khuôn sáo hạn hẹp thành kiến của kỹ nghệ giải trí truyền thông và đánh thức sự ngủ yên của công lư và luật pháp trong các vấn đề kỳ thị giới tính. Chúng ta có thể phân chia giai đoạn sáng tác của bà như sau: Những tác phẩm đầu tiên của bà phê b́nh xă hội tiêu dùng và chế độ tư bản. Năm 1980, bà châm chích xă hội gia trưởng( nam giới kiểm soát) trong các tác phẩm Oh Wildnis, oh Schutz vor ihr (Oh Wilderness, Oh Protection from It, 1985), Die Klavierspielerin (The Piano Teacher, 1988), Die Kinder der Toten (The Children of the Dead, 1995), Kịch bản Was geschah, nachdem Nora ihren Mann verlassen hatte oder Stützen der Gesellschaft (What Happened After Nora Left Her Husband or Pillars of Society, 1979), Clara S. (1982) và trong tác phẩm Krankheit oder Moderne Frauen (Sickness or Modern Women, 1984), Jelinek diễn tả những cạm bẫy chết mà trong đó những h́nh ảnh phụ nữ đă bị đánh lừa. Cuối năm 1980, bà tấn công vào tính chuyên chế độc đoán của thời phát xít của Đức và Áo. Với Lust(1989), Jelinek đă phê b́nh hành động bạo hành t́nh dục như một khuôn mẫu chết cứng trong thành kiến văn hoá xă hội. Năm1998, Jelinek được trao giải thưởng cao quư German Büchner Prize. Tác phẩm Unterhaltungsroman (2000) là một nghiên cứu thực nghiệm về tính “máu lạnh” trong quyền lực của nam giới. Có một số nhà phê b́nh gọi bà là một Cassandra, là tiếng kêu cảnh tỉnh mà thiên hạ bất đắc dĩ lắm mới chịu nghe. Bà trả lời trong một bài phỏng vấn của Franfurter Rundschau rằng “Tôi không kêu gọi cảnh tỉnh. Tôi chỉ nói sự thật. Tôi không thể phù phép ra những sự không tưởng. Tôi biến sự vật thành ḱ quặc lố bịch, thành châm chọc, và hi vọng qua đó gây ra một chu tŕnh ư thức kéo dài chừng hai phút”. Tất cả những bài viết, tiểu luận, tác phẩm của bà là biểu trưng cho sự tranh đấu và hoạt động tích cực liên tục. Jelinek là một h́nh ảnh năng động sáng chói của người dân nước Áo.
B́nh luận và trích dẫn công tŕnh sáng tác của Jelinek. Sau 50 năm ngủ quên trên nền tảng lung lay của hàng triệu xác người vô tội, chế độ chuyên chế Phát Xít và Tân Cộng Ḥa Áo đă bị Jelinek khơi dậy trong tác phẩm b́nh luận Die Kinder der Toten / The Children of the Dead, 1995. Tiếc thay giá trị mỹ học những sáng tác của bà đă bị đánh giá quá thấp và c̣n bị xem như bệnh hoạn ( trích bài viết của Dagmar von Hoff ). Theo nhà phê b́nh Sigrid Loffler, chưa bao giờ nước Áo được h́nh dung dưới h́nh ảnh một vương quốc toàn sự chết chóc và đầy thần chết kinh tởm như vậy. “Đất nước này cần nhiều tầng không thật cao để những tâm hồn thiêng liêng có thể bay lượn lờ trên mặt nước. Có một vài nơi nó có thể bay cao tới trên 3000 mét. Thiên nhiên bị phung phí nhiều quá ở xứ này. Có lẽ người ta phải trả cái nợ cho thiên nhiên v́ người ta đă phân phát tùy tiện và ném nó đi sau khi nếm qua loa.” (trích Die Kinder der Toten / The Children of the Dead, 1995) Các phê b́nh gia khám phá ra văn chương của Jelinek là loại văn viết có nhiều tính tra tấn, khích động và những văn bản xấu xa có khuynh hướng đổi qua văn bản xấu xa có tính phỏng đoán. Một người không thể không có lỗi khi xem một tác giả như phi nhân bản, tuyệt t́nh, bất cần đạo lư bởi v́ bà ta có thể diễn tả sự phi nhân và vô t́nh cảm đó bằng một giọng văn nhạo báng, diễu đời (trích bài viết Emma của Sigrid Loffler, 10/1985). Cái lập dị khác thường trong sáng tác của Jelinek phát xuất từ những chủ đề chính trị có tính cách gây nổ và các văn bản đạp đổ giá trị mỹ học. Bà cũng là một tác giả nổi tiếng và gây nhiều tranh luận viết bằng Đức ngữ. Tiểu thuyết và bi kịch của bà được nh́n nhận rằng không có một dẫn giảng chung chung nào có thể giảng xuyên suốt vào tâm điểm của văn bản. Thật thế, bà đă phát triển một cấu trúc phân mảnh tức phi trung tâm. Với cấu trúc này bà đă tách rời và chia nhỏ những phân đoạn của toàn thân bài viết. Sau đó chúng được kết hợp lại theo một cấu trúc mới. Bà c̣n mổ xẻ những từ ngữ (từ chữ này qua chữ khác), phân đoạn ít quan trọng, văn chương, bài lư thuyết nghị luận, và tái kết hợp chúng trong một cấu trúc liên văn bản có tính không hợp nhất và có thể phân ly được (trích phê b́nh của Dagmar von Hoff). Trích dẫn của Elfriede Jelinek. (Dưới đây là những trích dẫn lời nói của Elinek trong cuộc tṛ chuyện với tác giả Marlene Streeruwitz trong Emma, September/October 1997). Tôi chưa bao giờ được nổi tiếng như nam giới, như nữ sĩ Ingeborg Bachmann* đă được nổi tiếng. Dĩ nhiên đó là sự thật qua lối tôi trang điểm và phục sức. Tôi đang cố gắng đền bù sự kiện tôi đă không học cho giỏi vai tṛ người phụ nữ đúng lúc và đúng đường. Sau khi họ giới hạn những tác động sinh lư của phụ nữ ở thời đại này, bây giờ họ có thể hoàn toàn vứt bỏ người phụ nữ. Chúng tôi t́m những từ ngữ diễn tả những việc đang xảy ra nhưng không có ǵ thay đổi. Chúng tôi không được phép xưng “Tôi”. Và cuối cùng chúng tôi cũng không có khả năng xưng “ Tôi” luôn. Đó là lư do tại sao tôi viết giống như một lối cảnh cáo. Tôi không vẽ lại những định mệnh cá nhân. Tôi chỉ diễn tả một người phụ nữ. Đây cũng là những cảm nhận mà tôi viết lên cho tất cả phụ nữ. Và qua điạ vị của một phụ nữ tôi cũng học được rằng trí thức làm giảm tính đa t́nh, gợi cảm của phụ nữ. Điều này thật đau đớn. Những học giả có liên quan tới những nghiên cứu phụ nữ, họ thật độc đoán khi đọc và nghiên cứu công tŕnh sáng tác của tôi. Chỉ có những người thật sự quan tâm và chấp nhận tôi là những cây viết nghị luận phụ nữ. Thuyết nam nữ b́nh quyền liên tiếp bị xỉa xói là thừa thăi từ khi phụ nữ đă làm được mọi việc. Bạn chỉ phải nh́n vào sự việc thế giới sẽ phong phú biết bao dưới sự kiểm soát của phụ nữ. Thật ra chỉ đúng 1 phần trăm. Nói đùa cho vui. Chắc các bạn nghĩ ngoài việc chứng minh ḿnh là một người tranh đấu cho nữ quyền, dường như phụ nữ chúng tôi không làm được điều ǵ khác.
Tài liệu tham khảo
http://ourworld.compuserve.com/homepages/elfriede/
|