Vĩnh biệt

 Nguyễn Văn Thành,

một con chim đầu đàn

của Trung Tâm Văn Hóa  Nguyễn Trường Tộ

 

 

 

 
   
 

 

Điếu văn

 

ngày lễ an táng Lm GS Nguyễn Văn Thành - 17/11/2008

 

Bạn Thành, Anh Thành, Thầy Thành, Cha Thành kính mến,

 

-               Thay mặt cho người trong gia đ́nh, thân quyến của Anh tại Việt-Nam cũng như đang sống răi rác khắp thế giới,

-               thay mặt cho bạn hữu của anh, các giám mục, linh mục, các cựu chủng sinh xuất thân từ mái ấm chủng viện Huế, cho học sinh, giáo sư từ Trường Thiên Hữu nơi mà anh đă từng học và từng làm giám đốc,

-               thay mặt cho các sinh viên mà anh tận tụy phục vụ, các giáo sư mà anh luôn mải là huynh đệ chân t́nh, tại các Đại Học Huế, Đại Học Minh Đức, Sàig̣n, các Ḍng Tu, các khóa huấn luyện cán bộ y tế, các khoá Đại Học Hè , các Tuần Lễ Văn Hóa Xă Hội Việt Nam Hải Ngoại,

-               thay mặt cho những người khuyết tật tâm thần mà anh đă hiến trọn mấy chục năm sống để yêu thương và đồng hành với họ,

-               thay mặt cho những người đang tích cực dấn thân phục vụ sinh hoạt văn hóa giáo dục trong và ngoài nước,

 

chúng tôi xin nghiêng ḿnh trước linh cửu của anh.

 

Giây phút nầy đây, tôi muốn học bài học của anh để có đôi lời về anh, với bà con, bạn bè đang quay quần bên anh trong nguyện đường đan viện Thánh Mẫu Fatima Orsonnens nầy, và với anh. Bài học đó là ḷng thành thực mà suốt những ngày tháng cùng sống với anh tôi đă học được.

Những người có duyên gần gũi anh, trong mối tương giao Bạn Thành, Anh Thành, Thầy Thành hay Cha Thành…, hẳn đều đồng ư với tôi một điểm: con người của anh đúng là THÀNH.

Đúng như thế, thời gian 36 năm sát cánh bên anh, tôi chứng thực đă t́m gặp được nơi anh kho tàng quí giá nhất, đó là ḷng thành thực của người ngay chính.

Tuy đồng hương Quảng Trị với anh, cùng xuất thân từ tiểu chủng viện thuộc địa phận Huế, cùng đă từng học trường Thiên Hữu, cùng dấn thân phục vụ trong lănh vực văn hóa giáo dục như anh, nhưng mải đến năm 1972, tôi mới thực sự gặp anh tại Văn Pḥng của Viện Đại Học Minh Đức, Sàig̣n. Và từ đó, trong 36 năm, tưởng chừng như chúng ta luôn đồng hành bên nhau trong cuộc sống cũng như trong sinh hoạt nghề nghiệp và văn hóa.

Nơi môi trường giáo dục đại học nầy, người giáo sư chuyên môn về tâm lư thực nghiệm Nguyễn Văn Thành đă giúp Hội Đồng Phân Khoa Nhân Văn và Nghệ Thuật Đại Học Minh Đức thiết lập lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục Việt nam Ban Tâm Lư Thực Nghiệm.

Bước đường tiên phong của vị giáo sư Trưởng Ban Tâm Lư chưa đầy 35 tuổi nầy không những mở ra một bộ môn mới, nhưng, qua phong cách sư phạm đầy t́nh người của Thầy Thành,  nó cống hiến cho đất nước Việt Nam một gương mẫu trong sinh hoạt của con người trí thức, của nhà giáo dục.

Giáo án, tài liệu, sách báo giáo sư Thành viết ra, lối giảng dạy của Thầy Thành, lời tâm sự chia sẻ với đồng liêu, cung cách cư xử với bạn hữu, cái nh́n, thái độ im lặng lắng nghe trong cuộc sống… thật kỳ lạ v́ tưởng chừng tất cả như là lời tâm sự của mẹ nói với con, lời tŕu mến giữa đôi t́nh nhân đang đắm đuối, và hơn hết là như lời cầu nguyện âm thầm vọng ở đằng sau chữ viết, ở trong ánh mắt, ở nơi nụ cười hiền ḥa. Đúng thế, nơi Nguyễn Văn Thành, ai ai có duyên gặp gỡ hẳn nhận ra được một con người thành thực với một cuộc sống nội tâm kỳ diệu.

Chính nhờ nguồn sinh lực sâu kín của tâm hồn, ngưồn sinh lực mà tác giả Nguyện Văn Thành gọi là Phật tính, là Thần Lực của Thánh Thần Thiên Chúa ban cho mỗi người, mà Nguyễn Văn Thành đă vượt qua, vượt lên được những dị dạng, vấp ngă, yếu hèn mà mỗi người, anh, tôi, tất cả chúng ta, đang mang trong người, để t́m gặp, tôn trọng, tha thứ, thân thương và khoan dung một cách thành thực đối với nhau.

Chính nguồn sinh lực sâu kín của tâm hồn ấy thúc đẩy Nguyễn Văn Thành thể nghiệm những bước đường canh tân, đối thoại và thành thực yêu thương trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp văn hóa giáo dục của ḿnh:

Không phải Nguyễn Văn Thành đă khai phá được con đường có thể gặp gỡ giữa văn hóa dân gian, văn chương quần chúng với kiến thức khoa học hàn lâm hay sao?

Không phải chính Anh đă can đảm viết khảo luận tựa đề Từ Tâm Lư Đến Đức Tin hay sao?

Không phải chính Anh là tác giả đă giúp người đọc nhận ra những nguyên nguồn của tâm thức tôn giáo làm cầu nối cho ngôn ngữ truyền thống Phật giáo và Kitô giáo gặp gỡ nhau hay sao?

Phải, Nguyễn Văn Thành là con người tài ba trong nhiều địa hạt; nhưng bên trên tài ba đó, Nguyễn Văn Thành là người trí thức, là nhà giáo dục chân chính, là hiền nhân, v́ Nguyễn Văn Thành đă biết tiếp nhận và sống Thần Lực đến từ bên kia bờ, v́ Nguyễn Văn Thành giữ được Đạo Tâm.

Nguyễn Văn Thành ấy luôn là người con thân yêu của Đất Nước và của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, và mải là bậc thầy cho nhiều thế hệ mai sau.

 

Chúng tôi ngậm ngùi vĩnh biệt, Bạn Thành, Anh Thành, Thầy Thành, Cha Thành  kính mến.

 

Và xin được cùng Anh là người khiêm tốn, nhân hậu và đem lại an b́nh cho nhiều tâm hồn, xin được cùng Anh là kẻ tin vào sức mạnh yêu thương của Đức Kitô mà anh là linh mục của Ngài, và là người lữ hành của niềm hy vọng cứu độ mà Ngài mang đến cho Anh và cho chúng ta,

xin được cùng Anh lặp lại lời chúc phúc của Ngài:

 

Phúc cho người khiêm tốn hiền lành, v́ họ sẽ nhận đất làm gia nghiệp.

Phúc cho người nhân hậu hay thương xót, v́ họ sẽ được xót thương,

Phúc cho người kiến tạo ḥa b́nh, v́ họ sẽ được gọi là con của Thiên Chúa

Mt 5, 4. 7. 9

 

 

Nguyễn Đăng Trúc