Người Công giáo

hoạt động thế nào

ở Việt Nam ngày nay?

 

Linh mục Vũ Khởi Phụng

Phát biểu đọc tại hội nghị chuyên đề ngày 26.3.1999 "Việt Nam, từ đối đầu Đông Tây tới toàn cầu", tại Haus der Kulturen der Welt, Berlin Tin Nhà No 39 – Mai 1999 ghi )

 

 


      Lịch sử Việt Nam đương đại mang dấu ấn của hai cuộc chiến thắng lớn của Cộng sản. Lần thứ nhất, năm 1954, thắng đoàn quân viễn chinh Pháp, ít lâu sau đó chế độ Cộng sản được thiết lập tại miền Bắc Việt Nam. Lần thứ hai, năm 1975, người Cộng Sản chiến thắng chế độ Việt Nam Cộng Hoà và đồng minh Hoa kỳ, sau đó đất nước thống nhất dưới chế độ Cộng sản hiện nay.

Nếu so sánh thái độ của người theo đạo Kitô, chủ yếu là người Công giáo, vào năm 1954, với thái độ của họ năm 1975, th́ dễ nhận ra có sự khác biệt. Năm 1954 họ chạy trốn vào miền Nam. Đó là một cuộc di tản khổng lồ, do nhiều linh mục và cả mấy giám mục hướng dẫn. Trong ṿng không đầy hai năm, 650.000 người Công giáo di cư đă rời bỏ miền Bắc Việt Nam để t́m đến miền Nam đang do một chính phủ chống Cộng kiểm soát. Họ mang theo ḿnh cả tổ chức xứ đạo, cả nề nếp sinh hoạt và dựng lại trên vùng đất mới. Khó ḷng phủ nhận rằng cuộc di cư này là do Giáo hội cổ vũ và lănh đạo. Chỉ c̣n 350.000 người Công Giáo ở lại miền Bắc. Như vậy có một sự đảo lộn tỉ lệ dân số Công giáo ở hai miền Nam Bắc. Sau cuộc di cư, tỷ lệ Công giáo ở miền Nam tăng lên tới 9,3% dân số, c̣n miền Bắc chỉ có 2%.

Năm 1975 là một cảnh tượng khác. Trong không đầy hai tháng, quân đội Cộng sản toàn thắng trên mọi chiến trường và kiểm soát toàn miền Nam Việt Nam. Nhưng lần này Giáo hội Công giáo cho thấy quyết tâm ở yên tại chỗ. Thậm chí trong tháng cuối cùng của cuộc chiến, có những vị giám mục mới được tấn phong và những tu sĩ trẻ hối hả đi ngược chiều với ḍng người tị nạn chiến tranh để t́m tới những vùng do chính quyền Cộng sản kiểm soát, mục đích là để duy tŕ sự có mặt và sinh hoạt của Giáo hội tại các nơi ấy.

Thật ra, sau chiến thắng của Cộng sản, phong trào "thuyền nhân" đă gây chấn động trên trường quốc tế, và trong số những thuyền nhân này cũng có người Công giáo. Người ta ra đi v́ nhiều nguyên nhân, chính trị, kinh tế, tâm lư và cả tôn giáo nữa. Nhưng lần này, Giáo hội không c̣n đứng ra cổ vũ, lănh đạo, tổ chức như trước kia. Ai ra đi là hoàn toàn do quyết định của cá nhân hoặc gia đ́nh. Giáo hội chỉ có một quan tâm chính: đó là t́m ra một con đường để sống và phát triển ở Việt Nam trong một môi trường hoàn toàn không thuận lợi. Trong những ngày đó, người ta có cảm tưởng rằng Giáo hội, hay ít ra là những thành viên tích cực nhất của Giáo hội, đang nuôi dưỡng một dự phóng ǵ đó; mặc dù trong hoàn cảnh đổi thay dồn dập ấy, không có ai có thể đưa ra một chương tŕnh hay kế hoạch ǵ cụ thể. Nói cho cùng, dù thuyền nhân có đông đến đâu, th́ tuyệt đại đa số người Công giáo, cũng như tuyệt đại đa số người Việt Nam, vẫn ở trên đất nước của ḿnh, chia nhau ngọt bùi và đắng cay.

Khi Hội đồng các Giám mục Việt Nam, Bắc và Nam, họp lần đầu tiên sau ngày thống nhất đất nước, các vị đă công bố một bức thư mục vụ, đề cao nguyên lư ”Giáo hội v́ loài người“ và kêu gọi người Công giáo hăy có ”tinh thần cởi mở, đối thoại và hoà ḿnh với cộng đồng xă hội ḿnh đang sống“. Giáo hội muốn là một cộng đồng ”gắn bó với dân tộc và đất nước“(1).

Do đâu mà từ 1954 đến 1975, đă có sự thay đổi trong thái độ của Giáo hội? Dĩ nhiên, dù có muốn tránh chế độ Cộng sản, năm 1975 cũng không c̣n vùng đất nào để di cư, trừ phi đi ra nước ngoài. Ông ngôn sứ Giona trong Cựu Ước ngày xưa xuống tàu hướng sang trời Tây, qua cơn băo táp bừng con mắt dậy thấy ḿnh ở phương Đông, Giáo hội cũng vậy, xuống con tàu 1954, qua cơn băo táp, con cá 30/4/1975 lại trả về cho mảnh đất xă hội chủ nghĩa.

Nói vậy, nhưng không phải chỉ có hoàn cảnh địa lư hay thời tiết chính trị. Đó là ngoại cảnh thôi. Trong hai mươi năm ấy đă có một biến đổi nội tâm. Những hành động, thái độ và tuyên bố của Giáo hội mà chúng tôi mới nhắc lại trên đây đă để lộ sự biến đổi nội tâm đó. Giữa hai chiến thắng của Cộng sản ấy, đă xảy ra một biến cố quan trọng vào bậc nhất đối với lịch sử Giáo hội Công giáo trong thế kỷ XX, tôi muốn nói đến Công Đồng Vatican II.

Chính Công Đồng là nguyên do sâu sắc tạo ra định hướng mục vụ cho Giáo hội từ năm 1975 đến nay. Cùng với những cải tổ cần thiết trong Giáo hội, Công Đồng tạo cho người Công giáo một ư thức mới về nhiệm vụ của ḿnh trong hiện thực thế giới. Nếu cần khái quát các mối quan hệ của cộng đồng Kitô với xă hội, với môi trường sống của ḿnh, theo tinh thần Vatican II, chúng tôi thiết tưởng có thể tóm tắt lại trong hai định hướng: đối thoại và phục vụ. Vậy chúng tôi xin dựa vào hai định hướng này để t́m hiểu về sự đóng góp của người Công giáo ở Việt Nam.

 

I- Đối Thoại. Giáo hội đối thoại với ai?

I.1.  Có lẽ trước tiên là đối thoại với chính quyền. Phải công nhận rằng chính quyền rất muốn biết người Công giáo nghĩ ǵ, tâm tư nguyện vọng ra sao, và đang làm ǵ. Nhưng có một điều phải nói rơ ngay: đây không phải là một cuộc đối thoại trên cơ sở b́nh đẳng. Đảng Cộng sản, trong chế độ xă hội chủ nghĩa, rất minh bạch khẳng định rằng Đảng là người lănh đạo duy nhất, và do đó cũng là người duy nhất quyết định chung cuộc về mọi vấn đề. Đảng trao đổi, lắng nghe người có đạo nhưng Đảng chỉ nghe theo trong mức độ những đề xuất của người có đạo phù hợp và có lợi để đạt được những hiệu quả mà Đảng đang theo đuổi. Vả chăng, đối với chủ nghĩa Mác, th́ tôn giáo là một tồn tại của quá khứ, sẽ tàn lụi dần trong tương lai. Trong quá tŕnh xây dựng xă hội tương lai ấy, tôn giáo c̣n sống chỉ v́ tôn giáo chưa chết; nhưng không có tôn giáo trong h́nh mẫu lư tưởng về xă hội.

Trong quan điểm ấy, khi tiến hành cuộc cách mạng, hiển nhiên Giáo hội sẽ mất nhiều: mất trường học, bệnh viện, cơ sở xă hội, chủng viện, tu viện, cơ sở kinh tế, v.v... Trong những tổ chức đó, trước kia người của Giáo hội làm chủ, nay nếu tạm thời ở lại, th́ chỉ là công nhân viên. Nhiều linh mục tu sĩ, và cả một tổng giám mục đi ở tù; thậm chí có mấy người phải ra pháp trường.

Giáo hội bị thiếu nhân sự, bởi v́ mỗi lần muốn thuyên chuyển người th́ phải mất nhiều thủ tục và thời gian. Trong nhiều năm các chủng viện không mở cửa, không phong chức linh mục, không chuẩn bị được theo đúng quy cách đội ngũ kế thừa, và dĩ nhiên về vật chất th́ Giáo hội phải nghèo hơn nhiều so với trước v.v...Nhưng nhà thờ th́ mở cửa để đón tiếp quần chúng giáo dân đến làm việc thờ phượng, tất nhiên là phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt và các giáo sĩ rất cần cảnh giác với lời ăn tiếng nói của ḿnh.

Giáo hội phải chấp nhận những giới hạn chặt chẽ như vậy cho đến khi nào giáo dân chứng minh được rằng ḿnh là thành phần của một thực thể xă hội, mà thực thể ấy lại không thể vận hành và phát triển b́nh thường nếu không bảo đảm được một số điều kiện thiết yếu. Khi đó sẽ có một sự nới lỏng trong chính sách tôn giáo, cũng như trong những địa hạt khác, tất nhiên vẫn trong chừng mực phù hợp với chính sách chung. Đó là điều có thể nhận thấy từ khi chính sách đổi mới h́nh thành: nhiều nhà thờ đă xây mới, một số chủng viện mở lại, đă có những linh mục mới được tấn phong, nhiều tu sĩ trẻ và sinh hoạt tôn giáo đa dạng hơn.

Sự đối thoại giữa Nhà nước và Giáo hội vẫn đang tiếp diễn. Các vấn đề cần phải giải quyết c̣n nhiều. Những sự khó khăn vừa qua trong việc t́m một tổng giám mục cho Tp HCM là một bằng cớ. Thời gian gần đây, hầu như năm nào cũng có phái đoàn Vatican tới Hà Nội thương lượng. Bây giờ vấn đề quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Toà Thánh đang được đặt ra. Kết quả ra sao th́ chưa rơ.

I.2.  Nhưng ngoài đối thoại với Nhà nước, có một đối thoại khác rất thiết yếu đối với sứ mạng của Giáo hội. Đối thoại này rộng lớn, có thể lan ra khắp mọi nơi trong xă hội, đó là đối thoại giữa người với người, giữa dân với dân.

 

A. Trước hết là đối thoại giữa những người đồng đạo.

 

- Đối với nhiều người Công giáo ở miền Nam, những diễn biến mau lẹ làm cho chế độ cũ sụp đổ, và chế độ cách mạng được thành lập, đă tạo ra một chấn động tâm lư rất lớn. Người ta hoang mang, ngơ ngác v́ trong một thời gian quá ngắn mọi sự đều thay đổi, từ sinh hoạt kinh tế đến sinh hoạt xă hội, chính trị, văn hoá. Những khó khăn đủ loại như cứ chồng chất lên nhau. Trong hoàn cảnh đó nhiều người đến với Giáo hội t́m sự nâng đỡ tinh thần, sự b́nh an nội tâm. Đối với những người này, nhiều khi mục vụ của Giáo hội có hiệu quả rất tốt, v́ nó giúp người ta chế ngự được sự hoảng loạn, giữ được thế quân b́nh tinh thần, và t́m định hướng cho tương lai.

- Nhiều người khác có tinh thần tích cực hơn. Kẻ trước người sau họ hoà ḿnh vào xă hội mới, t́m cách đóng góp, tháo gỡ những khó khăn, cải thiện cuộc sống. Họ thành công hay thất bại ở những mức độ khác nhau. Họ cũng có thể t́m được nơi những người đồng đạo và đồng chí hướng sự hỗ trợ tinh thần, nơi Tin Mừng và Giáo huấn của Giáo hội một nguồn cảm hứng. Dù có phải bươn chải với nhiều khó khăn trong cuộc sống, họ không đến nỗi phải suy nhược về tâm linh.

- Đối thoại giữa công giáo hai miền Nam Bắc. Từ năm 1954, Giáo hội ở hai miền đă sống trong hai môi trường khác nhau, và trải qua những diễn biến khác nhau. Sau ngày đất nước thống nhất, cách đánh giá, tiếp cận và phản ứng trước mỗi hoàn cảnh cũng khác nhau, cả nơi giáo dân lẫn nơi giáo sĩ. Hơn 20 năm sau, những khác biệt này vẫn tồn tại; tuy nhiên giữa miền Bắc và miền Nam đă có nhiều tiếp xúc, dù cộng đồng Công giáo ở Bắc và Nam không giống nhau, nhưng cũng hiểu được mặt ưu, mặt khuyết của nhau và đă có sự cộng tác, thậm chí trao đổi nhân sự. Sự giao lưu này tạo ra những nét mới trong sinh hoạt Giáo hội. Nói chung, miền Bắc có tính truyền thống và bảo thủ hơn và nhân sự th́ eo hẹp; c̣n miền Nam th́ nhiều nhân lực hơn và thích xông xáo t́m cái mới.

- Hiện nay có thể nghĩ tới sự liên lạc với Công giáo quốc tế, kể cả Việt kiều lẫn đồng đạo nước ngoài. Đó cũng là hậu quả của sự đổi mới. Tóm lại, đối thoại nội bộ là một phương cách để duy tŕ và phát huy nội lực của cộng đồng Kitô. Sự đối thoại này thể hiện qua thư chung của các giám mục, sự giảng dạy ở nhà thờ, các lớp dạy Thánh Kinh hay giáo lư, các nhóm chia sẻ Lời Chúa, các nhóm nhỏ cùng làm chung một công tác tông đồ, những cuộc hành hương, gặp gỡ, giao lưu, một chút ít phương tiện truyền thông v.v...

 

B. Giáo hội Việt Nam ngày nay

Giáo hội Việt Nam ngày nay là một cộng đồng 5 triệu người. Một cộng đồng như thế tất nhiên không chỉ đối thoại nội bộ, mà c̣n có quan hệ với người ngoài. Xin nói rơ thêm: tôi dùng từ "đối thoại" theo nghĩa rộng: đối thoại không chỉ là trao đổi với nhau bằng lời, mà c̣n là tất cả những ǵ người ta gợi lên cho nhau và cảm thụ của nhau qua cuộc sống chung với nhau trong xă hội và do đó tạo ra một phẩm chất nào đó trong quan hệ với nhau.

Trong địa hạt này tôi phân biệt hai loại đối tượng:

 

B1.  Những người từ bên ngoài đến gia nhập Giáo hội.

Trong hoàn cảnh bất lợi như đă tŕnh bày vẫn có nhiều người xin gia nhập Giáo hội. Phần nhiều họ t́m đến với Giáo hội khi kết hôn: họ đă chọn một người bạn đời công giáo, và người bạn đời công giáo này dĩ nhiên muốn chia sẻ niềm tin của ḿnh với người ḿnh yêu. Tuy nhiên, trong vấn đề chúng ta đang bàn ở đây, tôi nghĩ đặc biệt tiêu biểu là những đối tượng như:

- Trí thức, sinh viên: vào thời điểm mà mọi người hầu như chỉ có một nhiệm vụ là thực hiện kế hoạch kinh tế, xă hội theo sự chỉ đạo của Cách mạng, th́ họ lại đang khao khát t́m kiếm một nhân tố tâm linh ǵ đó như thiếu vắng trong môi trường sống thường ngày. H́nh như họ t́m kiếm một phần kín ẩn của tâm hồn ḿnh ở nhà thờ và trong cộng đoàn đức tin. Cái phần tôn giáo đó bổ túc cho một cuộc sống đơn điệu trên bề mặt.

- Những người thuộc các sắc tộc ít người, rất nghèo nàn, bị thua thiệt, trong thực tế là bị áp bức. Họ đă t́m được trong các nhóm cầu nguyện, canh tân đặc sủng, một chốn giải toả tâm hồn (ở Tây Nguyên). Hoặc có khi chẳng ai t́m đến nơi họ ở, nhưng họ nghe chương tŕnh Công giáo hoặc Tin Lành, phát thanh từ Rôma hay Philippines, và cứ thế họ xin đến với Chúa Giêsu (ở miền núi phía Bắc). Ở những nơi hẻo lánh đó t́m đến với đạo là việc gian truân hơn rất nhiều so với đồng bằng hoặc thành phố.

- Những người xưa kia đă từng cắt đứt quan hệ với Giáo hội để đi làm Cách mạng, nay đến tuổi già, từng trải đă nhiều, họ lại quan tâm đến nhu cầu tâm linh.

- Trong các trại học tập cải tạo nhiều sĩ quan và viên chức chế độ cũ, sau cuộc đột biến Cách mạng và với thời gian dài thử thách, có sự thay đổi trong tâm trạng và thấy đức tin là một giải đáp. Những hạng người dị biệt như vậy quả là chất xúc tác khiến cho người Kitô nhận định rơ hơn phần đóng góp đặc thù của ḿnh trong cộng đồng dân tộc, những ǵ ḿnh phải duy tŕ, phát huy, sáng tạo để đáp ứng nhu cầu tinh thần trong xă hội hiện nay.  

Tôi không muốn những điều trên đây tạo ra ấn tượng rằng Giáo hội phát triển và thành công dễ dàng. Những kết quả ấy Giáo hội thu lượm được từ những quá tŕnh gian khổ. Vả lại, cũng có khi Giáo hội mất người. Vào một lúc hăng say nào đó có những người coi Giáo hội như lỗi thời, phản động, thậm chí là đầu mối gây ra một số tệ đoan quá khứ. Trước đây có những thời kỳ quan điểm này được cổ vơ trong sách báo, phim ảnh v.v...Có những người khác th́ ngưng sinh hoạt tôn giáo để gia nhập Đảng Cộng sản. Và bây giờ trong nền kinh tế thị trường mở cửa, năo trạng tiêu thụ du nhập, nhịp sống hối hả, đức tin có thể suy yếu, thậm chí tắt hẳn nơi một số người. Không thể có thống kê chính xác về số tổn thất này, v́ không có mấy ai khai báo việc ḿnh bỏ đạo. Vả chăng, nếu có bỏ cũng không mấy khi bỏ vĩnh viễn(2).

Dù thế nào chăng nữa, ở Việt Nam, Giáo hội Công giáo tỏ ra có sức thu hút đại chúng. Điều này thấy rơ ở tất cả các nhà thờ và đặc biệt trong các dịp lễ lớn.

B2.  Đối thoại với những người không cùng tôn giáo.

Cần nhắc lại rằng với 5 triệu dân, Công giáo chỉ là một thiểu số, khoảng 7% dân số. Với một cộng đồng thiểu số như vậy, lại ở trong một hoàn cảnh không mấy thuận lợi, phẩm chất của các mối quan hệ với người khác tín ngưỡng hoặc vô tín ngưỡng là điều có thể quyết định vận mạng.

Điều đáng mừng ở Việt Nam hiện nay là tuy có những dị biệt về tôn giáo, nhưng không có xung đột tôn giáo. Quan hệ giữa các tôn giáo có thể nói là thân hữu. Nhà thờ và nhà chùa tuy không có chương tŕnh hợp tác quy mô nào, nhưng vẫn giao hảo với nhau: thăm viếng, t́m hiểu nhau trong tinh thần tương kính; đôi khi trao đổi với nhau các thuyết tŕnh viên trong các chương tŕnh học tập. Giáo hội Công giáo chủ trương đối thoại với các tôn giáo khác; nhưng ở Việt Nam hiện nay, công việc này mới chỉ là những thử nghiệm của một số cá nhân hoặc nhóm nhỏ, chứ chưa đạt được tầm mức của một cơ chế Giáo hội. Trong đời thường, người công giáo chung sống với những người khác không có trở ngại ǵ. Trái lại, có những mối giao hảo rất quư báu và nhiều việc làm của giới Công giáo được đánh giá cao như chúng tôi sẽ nói trong phần Phục Vụ.

Chúng tôi cũng muốn ghi nhận một nét mới: sau khi Việt Nam thi hành chính sách đổi mới, giới văn nghệ sĩ có thể sáng tác với những chủ đề đa dạng và với một phong cách tự do hơn trước. Từ đó, tôn giáo nói chung và Kitô giáo nói riêng, nhiều lúc đă được đánh giá một cách tích cực hơn hẳn so với những ǵ các phương tiện truyền thông ngày trước chuyển tải.

Những biểu tượng tôn giáo trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp chẳng hạn; hoặc rơ hơn nữa, những h́nh ảnh và sinh hoạt tôn giáo trong các phim của đạo diễn Trần Văn Thuỷ cho thấy rằng có những văn nghệ sĩ và trí thức, tuy không theo Kitô giáo, nhưng cảm nhận được và đánh giá cao những nét sâu sắc và phong phú trong linh đạo Kitô. Như vậy đă là khác xa so với những tiểu thuyết và phim ảnh của một thời chưa xa ǵ, trong đó những nhân vật linh mục nếu không lẩm cẩm, ngu dốt, lạc hậu, th́ lại nham hiểm, phản động và c̣n tồi tệ hơn thế nữa; c̣n giáo dân th́ chỉ khi nào thoát khỏi sự khống chế của Giáo hội mới nên người tốt lành được. Những văn nghệ sĩ mới này nhiều khi phải chật vật v́ những sáng tác của họ; nhưng phẩm chất và ảnh hưởng của họ là điều không thể chối căi.

Ở một mức độ b́nh dân hơn, khi truyền h́nh chiếu những phim dài nhiều tập do các nước Châu Mỹ La Tinh (Brasil, Mexico) sản xuất, những khán giả chưa từng bao giờ đặt chân tới nhà thờ bỗng phát hiện đời sống đạo Kitô: trong những phim ấy bao giờ cũng có một ông linh mục rất tốt; các nhân vật chính diện th́ ai cũng đẹp, ai cũng đáng yêu, và khi đến những biến cố cốt yếu trong đời, họ luôn tuyên xưng đức tin và cầu nguyện. Sự thể là những phim như vậy đă được công chúng đón nhận một cách thích thú.

Tóm lại, chính sách đổi mới đưa đến một hậu quả phụ; quần chúng có nhiều cơ hội hơn để bắt gặp một diện mạo Kitô giáo tích cực. Ít ra là sự tŕnh bày tôn giáo đă bớt phần một chiều tiêu cực.

 

II. Giáo Hội Phục Vụ Con Người

 

Thật ra, đối với Giáo hội, tạo được sự chia sẻ, nâng đỡ tinh thần, thông cảm, đă là một cách phục vụ rồi. Tuy nhiên, nói đến phục vụ, người ta thường nghĩ tới một số loại h́nh hoạt động cụ thể. Ở đây chúng tôi xin điểm qua vắn tắt những lănh vực phục vụ của người công giáo.

Như trên đă nói, khi thiết lập chế độ xă hội chủ nghĩa, th́ Giáo hội không c̣n làm chủ những cơ sở giáo dục, xă hội, y tế mà trước kia Giáo hội vẫn dựa vào để phục vụ nhân dân, đặc biệt là dân nghèo. Vậy làm thế nào để tiếp tục được phục vụ, khi chế độ chính trị đă đổi thay? Chỉ có thể tiếp tục được, nếu trước tiên ḿnh chấp nhận những quy luật của xă hội. Những tu sĩ trước kia là chủ những cơ sở nay trở nên người công nhân ngay trong cơ sở cũ của ḿnh. Trong những năm đầu Cách mạng đôi khi sự thay đổi rất phũ phàng. Chẳng hạn: một nữ tu được đào tạo lâu năm, là chuyên viên cao cấp trong ngành của ḿnh, nay chỉ làm công việc quét dọn, lau chùi pḥng ốc. Họ chấp nhận những điều kiện lao động như vậy, không v́ bị cưỡng bức, nhưng v́ muốn được tiếp tục có mặt trong môi trường mới, giữa người dân ḿnh muốn phục vụ.

Trong các nhà trường, nhiều giáo viên công giáo cũng ở vào hoàn cảnh tương tự. Ở nông thôn và các vùng hẻo lánh, các tu sĩ và thừa sai có thể đi vào các tổ sản xuất, các nông trường, hợp tác xă, cùng với nhân dân địa phương, hoặc nếu c̣n trẻ có thể đăng kư vào các đoàn thanh niên xung phong. Sau những đảo lộn của buổi đầu cách mạng, người ta sẽ mau chóng cảm thấy nhu cầu về khả năng chuyên môn. Vị nữ tu sẽ được yêu cầu giao chổi và giẻ lau cho người khác để trở lại công tác chuyên môn, có khi leo tới chức phó giám đốc rồi được cho về hưu. Nhà giáo cũng thôi làm công tác vệ sinh để trở lại bục giảng. Những vất vả họ trải qua giúp người chung quanh nhận rơ hơn chí hướng phục vụ của họ. Với thời gian, khi những cám dỗ tự tư tự lợi, ham hố địa vị, tham ô hoành hành và phát ra thành căn bệnh hiểm nghèo, tinh thần phục vụ vô vị lợi khiến cho họ được người dân quư mến và tin tưởng.

       Đến khi đất nước chuyển sang giai đoạn đổi mới, người dân có quyền sáng kiến nhiều hơn, th́ người công giáo cũng nương theo đó mở thêm lănh vực hoạt động. Ngày nay hầu hết các ḍng nữ đều được công khai mở nhà trẻ và các lớp mẫu giáo. Bằng chứng cho thấy nhân dân Việt Nam không kỳ thị đối với Kitô giáo là không phải chỉ có các gia đ́nh công giáo gửi con em vào đấy. Trái lại, rất đông người bên lương, kể cả công an, cán bộ, đảng viên, muốn kư thác con ḿnh cho ‘các xơ’ trông nom. Thậm chí, trong những bước đầu khó khăn, chính các người bên lương và cán bộ Nhà nước ở Hà Nội đă đứng ra vận động và tranh đấu quyết liệt cho các nữ tu được mở trường. Nhưng cao hơn lớp mẫu giáo, th́ hiện nay Giáo hội không được mở trường, không kể một số lớp huấn nghệ với số học sinh hạn chế. Hiện nay người ta thấy các tu sĩ trẻ theo học các trường sư phạm mẫu giáo hoặc các lớp đào tạo cán sự y tế và xă hội rất đông.

Có những cách phục vụ tự phát do sáng kiến của từng nhóm người. Ở Việt Nam ngày nay, khi người trẻ thèm khát một lư tưởng, họ thường t́m cách phục vụ những người bất hạnh và trong số những người có chí phục vụ này ta gặp rất đông người công giáo. Có thể gặp họ la lẩn trong các bệnh viện, bên những bệnh nhân nghèo và cô đơn không ai săn sóc;  trong những trại phong cùi, bệnh viện tâm thần ; nơi các viện dưỡng lăo. Có những người khác mở rộng căn nhà của ḿnh để đón nhận những người cơ nhỡ lang thang, hay tàn tật. Người khác đi tiên phong trong việc t́m kiếm và cải hoá các cô gái lỡ lầm, hoặc quy tụ và dạy văn hoá, dạy nghề cho các trẻ em đường phố; từ ngày du lịch phát triển, có những nhóm đấu tranh chống nạn lạm dụng t́nh dục trẻ em. Bây giờ bắt đầu thấy những nhóm đi thăm và chăm sóc các bệnh nhân AIDS. Đêm Noel hoặc đêm Giao Thừa, ta gặp họ ngoài đường bên cạnh những người không nhà để cho người sống bên lề xă hội cũng được chia xẻ một chút niềm vui. v.v...

       Thường thường những nhóm như thế không có nhiều tiền của. Với một chút quà mọn, họ muốn tạo ra sự ấm áp của t́nh người là chính... Nhưng họ được cộng đồng tiếp tay giúp đỡ bằng sức lao động và bằng tiền bạc: nơi này họ cung cấp nước sạch cho một trại phong, nơi khác một căn nhà đơn giản cho người neo đơn. Nếu việc họ làm đáp ứng đúng những nhu cầu cấp bách đang làm cho xă hội âu lo (tệ nạn măi dâm, lạm dụng t́nh dục trẻ em, trẻ bụi đời...) th́ sau những buổi đầu bị theo dơi, nghi kỵ, có khi họ được chính quyền và cả bạn bè nước ngoài giúp đỡ. Tóm lại. ở những đáy sâu của xă hội nghèo khổ, c̣n chỗ cho người công giáo sáng kiến. Phương tiện vật chất có thể thô sơ, nhưng dần dần h́nh thành những nhóm bạn bè thân t́nh, làm cho cuộc sống nhân ái hơn.

Gần đây, Toà Tổng giám mục Tp HCM mở chiến dịch quyên góp xây 300 ngôi nhà cho người nghèo. Chúng tôi tự hỏi đấy có phải là bước đầu cho một đóng góp rộng lớn hơn của Giáo hội?

Sau hết cũng nên kể ghi nhận rằng ngày nay thỉnh thoảng đă mở ra những cuộc đấu tranh, vận động của tập thể người công giáo, khi họ nhận ra một t́nh trạng bất công, hoặc quyền làm người của họ bị xâm phạm. Trước kia đó chỉ là hành động của một số cá nhân rất bạo dạn.

Nếu chỉ kể những việc đă làm, ta dễ có cảm tưởng người công giáo làm rất nhiều. Nhưng cần phải nhắc lại rằng chúng tôi bị giới hạn và thiếu thốn về mọi mặt: nhân sự, phương tiện, tài chính. Không phải người công giáo nào cũng có tinh thần đối thoại và phục vụ tích cực. Những người dấn thân tích cực vẫn là một số nhỏ ưu tú. Nhưng cộng đồng đă có công cưu mang và đào tạo họ. Dù sao cũng c̣n rất nhiều việc muốn làm mà không làm được, hoặc làm được nhưng chưa được làm. Trong khi đó những nhu cầu của một đất nước vừa đông đúc vừa nghèo khó và chậm phát triển th́ vô vàn vô số; chỉ nghĩ tới cũng đủ làm ta choáng ngợp.

Trên đây, tôi điểm qua những ǵ giáo dân đă làm, và những người, những hoạt động, những phương cách mà Giáo hội đóng góp cho xă hội đang biến động. Chắc chắn có thu được một số kết quả. Nhưng cũng chắc chắn không kém là những vấn đề cả mới lẫn cũ sẽ c̣n nảy sinh măi; và nếu Giáo hội muốn phục vụ con người th́ sẽ là một cuộc phấn đấu không ngừng, Ngay bây giờ, những vấn đề không c̣n đơn thuần do tính cách xă hội chủ nghĩa của xă hội đặt ra. Từ hơn chục năm nay, kinh tế thị trường và xă hội tiêu thụ đang tạo ra một xă hội khác hẳn trước. Do nhu cầu kinh tế thúc bách, do đ̣i hỏi của xă hội cạnh tranh, do nhịp sống hối hả, người ta có thể sao lăng ít nhiều nhu cầu tinh thần và tôn giáo. Nhiều truyền thống văn hoá và đạo đức cũ trở nên mờ nhạt mà chưa rơ cái ǵ sẽ thay thế. Sau một thời gian dài đóng cửa và sống nghèo khó, đạm bạc, nay nhiều người có thể choáng mắt v́ nếp sống hào nhoáng, hưởng thụ, đậm phong cách phương Tây, mà không phân biệt vàng thau, chân giả. Cuộc khủng hoảng của khối xă hội chủ nghĩa từ gần 15 năm nay cũng góp phần tạo ra sự mất phương hướng nơi nhiều người. Ngày nay người ta lo ngại về một thế hệ không c̣n một chuẩn mực nào trong đời sống luân lư đạo đức. Sự phân hoá giàu nghèo trong xă hội, tội phạm gia tăng, gia đ́nh tan vỡ, tệ nạn ma tuư, bệnh AIDS, v.v...là những triệu chứng về sự bất an tinh thần sâu sắc.

Giáo hội sẽ làm thế nào để giúp gạn đục khơi trong các nhân tố xấu tốt hỗn độn của xă hội mới? Một vài cố gắng vẫn c̣n khiêm tốn chưa cho phép chúng tôi đưa ra một dự đoán ǵ. Vả chăng kết quả tương lai như thế nào vẫn c̣n phụ thuộc nhiều nhân tố, ví dụ: khuôn khổ pháp chế sẽ tạo điều kiện cho người công giáo hành động tới mức nào? Đường lối và hoạt động mục vụ của Giáo hội trong những năm sắp tới sẽ thế nào và hiệu quả tới đâu? Khả năng cộng tác giữa các tôn giáo, giữa người có tôn giáo và không tôn giáo tới mức nào? Nội lực tinh thần của xă hội nói chung tới mức nào? Bởi chắc chắn sẽ phải đương đầu với những vấn đề cực lớn, chỉ có sự tiếp tay chung sức, chung ḷng của toàn xă hội mới mong khắc phục được.

Chúng tôi là những người trong cuộc, hằng ngày vẫn tiếp cận và đối mặt với những vấn đề hóc búa ấy, c̣n thiếu khoảng cách cần thiết nên chưa đưa ra được một câu trả lời tổng thể. Chúng tôi mong nhận được những đóng góp của quư vị.

Xin cám ơn.