Tưởng nhớ

BÁC HỒNG NHUỆ

 NGUYỄN KHẮC XUYÊN

(29.11.1923  -  01.02.2005)

 

Vương Đ́nh Chữ


 

                                     Mỗi con người, một cuộc đời

Bác Nguyễn Khắc Xuyên sinh ngày 29-11-1923 tại gíao xứ Kẻ Rùa, Huyện Thanh Oai, Hà Đông . Năm 1935,  vào nội trú Trường Thử, Chủng viện Hà Nội và theo học tại trường Puginier của các Sư huynh La San, rồi tu học tại chủng viện Ḥang Nguyên. Bác Xuyên chịu chức Linh mục ngày 31-5-1954, sau đó gia nhập Hội Ḍng Xuân Bích và du học Pháp. Năm 1960, về lại Sàig̣n, dạy học tại Chủng viện Xuân Bích Thị Nghè, rồi làm giáo sư Đại chủng viện Kim Long, Huế. Khỏang giữa thập niên 60, qua lại Pháp theo chương tŕnh tái tu nghiệp của Xuân Bích và năm  1968 gặp một bước ngoặt cuộc đời : xin xuất tu và lập gia đ́nh, với sự đồng ư của Bề trên Tổng quyền Xuân Bích và được Ṭa Thánh chuẩn nhận. Hành nghề dạy học và sống một cuộc đời ẩn đật bên người bạn đời 25 năm bại liệt, cho đến khi ĺa thế vào năm 1993.

Từ sau năm đó, Bác Nguyễn Khắc Xuyên thường về Việt Nam sinh sống, có một thời gian khá dài giúp Giáo phận Hà Nội trong việc sắp xếp lại Thư viện và Kho lưu trữ. Nhờ công việc này, Bác Xuyên đă ḥan thành được tập lịch sử Giáo phận Hà Nội . Những năm sau này, Bác Xuyên về cư ngụ hẳn tại Nha Trang, tiếp tục công cuộc nghiên cứu, viết báo và âm thầm đóng góp vào các họat động truyền giáo, làm việc từ thiện. Bác giúp cộng đ̣an này hay giáo xứ nọ; giúp các cháu , không phải bằng cách bảo lănh ra nước ng̣ai hay chu cấp tiền bạc nhưng hỗ trợ việc học hành hay một phương thế làm ăn, theo kiểu giúp cần câu chứ không cho con cá. Bác sống tinh thần bác ái, chia sẻ , như lời chứng của linh mục Ngô Hành, Cha xứ Khiết Tâm, trong thánh lễ trước khi tẩm liệm: “ Bác là mẫu gương cuộc đời chia sẻ, không bám víu vào của cải đời này mà biết chia sẻ cho những ai cần đến, nhất là những người nghèo khó”.

Nh́n lại cuộc đời ḿnh, trong lá thư đề ngày 06-01-1998 gửi cho người cháu Nguyễn Văn Khôi, Bác Xuyên tâm sự : “Vậy sau khi đă giúp con cháu th́ chú phải nhớ ơn Giáo hội đă dưỡng dục chú như chú có ngày nay, chú phải làm cái ǵ để lại làm chứng tích ḷng tri ân của chú (…) dây là công tŕnh lớn bên cạnh những công tŕnh về văn hóa, và văn hóa tôn giáo chú đă làm và c̣n tiếp tục làm. Chú không kiêu căng cũng không tỏ ra mặc cảm, Chúa ban cho 1 nén th́ làm ra 1 nén, 1/1, cho 2 làm ra hai , 2/2, cho 3 làm ra ba, 3/3, kết cục là con số O”. Con số không là nói theo ḷng khiêm tốn cố hữu của Bác chứ nh́n lậi những ǵ Bác để lại th́ quả là Bác đă sinh lăi một trăm phần trăm những ǵ Chúa và Giáo hội và Quê hương đă ban cho Bác.

Vào những ngày cận Tết Aát Dậu, Bác Xuyên bị tai biến mạch máu năo, bị hôn mê và đă theo Oâng Táo về Trời ngày 01-02-2005, nhằm ngày 23 tháng Chạp Giáp Thân. Sau khi được hỏa thiêu, tro cốt của Bác được an nghỉ bên cạnh tro cốt người bạn đời, trong khuôn viên sân Nhà thờ Đá Nha Trang.

Không phải là người thân thiết của Bác Xuyên nhưng chỉ trong một thời gian ngắn được cộng tác với Bác trong việc tái bản những cuốn sách của Alexandres de Rhodes, với nỗ lực phục hồi danh dự cho vị thừa sai , tôi đă cảm nhận được nơi Bác hai nét tiêu biểu của một con người đầy nhiệt t́nh đối với Giáo hội và Đất nước, đó là một vị linh mục – nhạc sĩ và một nhà nghiên cứu yêu mến tiếng Việt.

Thật là chính xác khi áp dụng cho Bác Nguyễn Khắc Xuyên lời nhận định của Bác về Nhạc đ̣an Lê Bảo Tịnh mà Bác là một trong những thành viên đầu tiên :” Từ tháng 7-1945 cho tới nay, nhạc đ̣an vẫn một niềm phụng sự Thiên Chúa và Tổ quốc, trong 30 năm trung thành với ư tưởng đó, mặc dầu đă có thời kỳ ngắn người ta không hiểu hay hiểu lầm về nhạc đ̣an” (1)

 

1-                Vị linh mục – nhạc sĩ

 

Nh́n lại cuộc đời của Bác Xuyên, có thể có một số người “không hiểu hay hiểu lầm”, thậm chí không chấp nhận v́ chọn lựa dị thường của Bác nhưng trong con mắt đức tin, đối với tôi Bác vẫn là một linh mục, một đàng v́ là “linh mục đời đời”, đàng khác v́, tuy không c̣n thi hành chức vụ linh mục, Bác vẫn sống với tâm thức đầy chất linh mục, thể hiện rơ nhất qua các thánh ca mà Bác đă sáng tác và qua việc sống đạo gương mẫu giữa đời thường.

Có lẽ không tín hữu Công giáo Việt Nam nào, nhất là lớp cố cựu,   lại không thuộc ḷng những bài hát rất quen thuộc về Đức Mẹ như “Lạy Mẹ xin yên ủi”, “Sống gần Mẹ” và “Trên con đường về quê”… C̣n các đôi tân hôn, chắc nhiều người cũng đă ghi khắc “Một ngày hân hoan”. C̣n trong các đám tang, chúng ta đă cũng từng vang lên lời khẩn cầu “Từ vực sâu”.

Trong Mùa Vọng và Giáng Sinh, chúng ta cũng hát nhạc Nguyễn Khắc Xuyên với “Này dân Sion” , “Bêlem ơi”, “Vào trong hang đá” và “Mục đồng chăn giữ đ̣an chiên”. Về Mùa Chay và Phục Sinh , ta có những bài “Giác ngộ đi thôi” và “Bên sông Babylon”. C̣n về Chư Thánh, có bài “Thánh nữ Têrêxa”.

Nh́n chung, từ năm 1945 cho tới cuối đời, Nguyễn  Khắc Xuyên sáng tác khỏang 30 bài thánh ca. Về số lượng không là nhiều so với các tác giả khác nhưng cũng đă tạo nên một dấu ấn riêng, dễ đi vào ḷng người qua tính chất t́nh cảm, lăng mạn và có phần ướt át. Chính tác giả cũng đă nh́n nhận như vậy và cũng đă nhận được các lời phê b́nh. Trong các lời phê b́nh này, có một lời phê b́nh tiêu biểu của Cố Hồng y Trịnh Như Khuê : Năm 1946, sau khi  “Cung Thánh II”, tập bài hát về Đức Mẹ,  được phát hành, Nguyễn Khắc Xuyên mang một tập đến biều Cha Trịnh Như Khuê, khi đó là linh mục chính xứ Hàm Long .”Cha xứ nhận sách biếu và khi biết biết bài hát này (bài “Tôi chỉ muốn yêu một ḿnh Mẹ Maria tôi thôi”) do tôi sáng tác,  cha liếc mắt trách ngoan : bài hát hay nhưng có vẻ lăng mạn hở. Rồi cha thưởng chúng tôi hai đồng bạc, trong khi đó cuốn sách  bán chừng một hai hào ǵ đó” (2). Đối với Bác, ai cũng sẽ xử sự như Cha Khuê vậy thôi : trách th́ có thể trách nhưng vẫn cứ thương, cứ thưởng.

Và những ai, khi ngân vang lại những thánh ca này, xin nhớ đến linh hồn Giacôbê.

 

2-                Nhà nghiên cứu yêu mến tiếng Việt

 

Điểm nổi bật thứ hai nơi Bác Nguyễn Khắc Xuyên là ḷng say mê đối với tiếng Việt. Ngành học chuyên môn của Bác, như phần lớn các linh mục khác, là  Thần học . Nhưng ngay từ rất sớm, Bác đă đi vào lănh vực nghiên cứu tiếng Việt và chính trên lănh vực này, Bác đă có những đóng góp đáng trân trọng. Trước hết là những bài khảo cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành mà “Thư mục ngôn ngữ học Việt Nam” đă liệt kê được 14 bài, trong khỏang thời gian năm 1959 đến năm 1963 (xin xem khung). Kế đến là những khảo cứu dài hơn, in thành tập sách, như “Những tác phẩm ca dao, tục ngữ được xuất bản trước đây một thế kỷ ( Câu hát góp và tục ngữ, cổ ngữ gia ngôn)” . NXB Khoa học Xă hội, Hà Nội, 1997  và “Ngữ pháp tiếng Việt của Đắc Lộ 1651. NXB Thời Điềm, Hoa Kỳ, 1993”  Và một phần không kém quan trọng là dịch và chú giải những tác phẩm của các thừa sai, như “Tường tŕnh về khu Truyền giáo Đàng Trong của Cristophori Borri”. NXB Thăng Long, Hoa Kỳ, 1989. Quan trọng hơn nữa là dịch, giới thiệu và tái bản những công tŕnh kinh điển của người xưa, cụ thể như “ Tự vị Annam Latinh . Dictionarium Anamitico Latinum 1772-1773 của Pigneaux de Behaine” (Bá Đa Lộc Bỉ Nhu). NXB Trẻ, TP.HCM, 1999).

 

Viện Ngôn ngữ học

 

Trung tâm Khoa học Xă hội Nhân văn

THƯ MỤC NGÔN NGỮ HỌC VIỆT NAM

NXB Văn Hóa, Hà Nội, 1994

 

………………….

Nguyễn Khắc Xuyên :

1959a- Công cuộc khảo cứu nguồn gốc chữ quốc ngữ. Chữ quốc ngữ vào năm 1631. Văn hóa nguyệt san, số 42, tr.685 – 693 .

1959b- Chung quanh vấn đề thành lập chữ quốc ngữ. Văn hóa nguyệt san, s.39, tr. 167 – 177.

1960a- Chung quanh vấn đề thành lập chữ quốc ngữ . Chữ quốc ngữ vào năm 1945. Văn hóa nguyệt san, s.48, tr 1 – 14

1960b- Nguồn gốc của các dấu trong vần quốc âm . Văn hóa nguyệt san, s.60, tr. 347 – 360

1960c- Nhân 300 năm lễ giỗ Giáo sĩ Đắc Lộ 1660- 1960 : Lược khảo về  cuốn Từ điển Việt – Bồ – La. Bách Khoa, s. 77, tr 3 – 8 ; s. 78, tr 3 – 7

1960d- Từ điển Việt – Bồ – La ( Giới thiệu sách). Bách Khoa s. 77, tr. 3 – 8; s.78, tr. 3 – 7

1960e- Giáo sĩ Đắc Lộ sáng lập chữ quốc ngữ . Văn hóa Á châu, s. 22

1960f- T́m hiểu chữ Nôm trong buổi tiếp xúx đầu tiên giữa Aâu và Á, thế kỷ 17. Đại học, Huế, s.15, tr.149-159

1960g- Giáo sĩ Đắc Lộ và vấn đề danh từ Kitô giáo. Đại học, Huế, s.16, tr. 82-94

1961a-Giáo sĩ A.lịch.sơn Đắc Lộ cới chữ Quốc ngữ. Việt Nam khảo cổ tập san, s.2, tr. 75 – 107

1961b- Nguồn gốc hai chư I và Y trong quốc âm. Văn hóa nguyệt san, s. 61, tr. 519 – 526

1961c- & Phạm Đ́nh Khiêm : Giáo sĩ Đắc Lộ và tác phẩm quốc ngữ đầu tiên (tái bản trọn cuốn “Phép giảng tám ngày” của A.de Rhodes). SG, Tinh Việt Văn đ̣an, 312 tr.

1962- Những cảm từ trong Việt ngữ.(Tóat lược và và bàn góp về  bài của ông Maurice Durant). Văn hóa nguyệt san, s.70, tr. 373 – 383

1963- Thử t́m hiểu nguồn gốc ba chữ d, đ và s trong Việt ngữ. Văn hóa nguyệt san, s.81, tr.681 – 688.

 

 

Và v́ ḷng say mê tiếng Việt, Bác Nguyễn Khắc Xuyên cũng đă nhiệt t́nh với vị thừa sai có công lớn trong việc h́nh thành tiếng Việt là linh mục Alexandre de Rhodes. Bác đă có vài  cuốn sách và nhiều bài báo ( ít nhất , có 4 bài đăng trên Báo Công giáo và Dân tộc, năm 1993) đề cao vị thừa sai này, và cũng đă đôi lúc không ngần ngại “đốp chát” với các đối thủ khi phải bênh vực Oâng Tổ  tiếng Việt . Nhưng điều quan trọng nhất là chính Bác Nguyễn Khắc Xuyên đă dịch, giới thiệu  và ủng hộ tài chính để Tủ sách Đại kết tái bản ba cuốn sách của Linh mục Alexandre de Rhodes :

-          Phép giảng tám ngày”, TP.HCM, 1993

-          Lịch sử Vương quốc Đàng Ng̣ai” , TP.HCM, 1994

-          Hành tŕnh và truyền giáo” , TP.HCM, 1994

 

Như vậy là cùng với cuốn “ Từ điển Annam – Lusitan – Latinh thường được gọi là Từ điển Việt – Bồ – La “ đă được NXB  Khoa học Xă hội tái bản năm 1991, người Việt đă có thể trực tiếp cảm nhận được những tác phẩm đầu tiên bằng tiếng Việt được in thành sách ( cả “Từ điển” và “Phép giảng” đều được in lần đầu tại Roma năm 1651), từ đó, hiểu biết hơn công trạng và t́nh cảm của vị thừa sai này với tiếng Việt và với đất nước Việt Nam. Chính những công tŕnh này và những hiểu biết  này, cùng với nỗ lực vận động của nhiều người, trong đó có vai tṛ đáng kể của Báo Công gío và Dân tộc,  đă góp phần lớn lao đem lại sự phục hồi danh dự cho Alexandre de Rhodes mà hành động tiêu biểu là đặt lại con đường mang tên Oâng tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Nội việc này không th́ Bác Xuyên cũng đă có thể mỉm cười bên người thân Đắc Lộ trên cơi vĩnh hằng rồi !

Ng̣ai ra, Nguyễn Khắc Xuyên c̣n có những công tŕnh liên quan đến  lịch sử Công giáo Việt Nam :

 

-          Tiến tŕnh thánh nhạc Việt Nam qua Nhạc đ̣an Lê Bảo Tịnh”. Texas, Hoa Hỳ, Zieleks Co, 1991

-           “ Lược sử địa phận Hà Nội 1626 – 1954”, in lưu hành nội bộ , 1994

 

Bác Xuyên cũng viết “Lời bạt” cho hai cuốn sách của thi sĩ Hồ Zếnh “Quyển truyện không tên”, và “Quê ngọai II – Tiếng hát thiên nga” cả hai đều do NXB Thanh Văn, Hoa Kỳ, ấn hành năm 1993. Bác Xuyên c̣n ghi cả “Sổ tay làm bếp” do người bạn đời Liêm Châu hướng dẫn, giới thiệu hơn 100 món ăn Việt !

Như vậy là trên lănh vực viết lách, người con của sông Hồng , sông Nhuệ (nên thường dùng bút danh Hồng Nhuệ) Nguyễn Khắc Xuyên tỏ ra rất đa tài đa năng. Đó là chưa kể đến những bản thảo chưa được ấn hành.

 

Được biết, ư nguyện của người quá cố là dâng tặng lại tất cả công tŕnh của ḿnh cho Giáo hội, cụ thể là giao lại cho Giáo phận Nha Trang. Trước nghĩa cử cao qúy này,  Ṭa Giám mục Nha Trang đang cho liệt kê, tiếp quản và khi có thể, sẽ giới thiêu cho công chúng những công tŕnh của một người con của Quê hương, một người con của Giáo hội.

 

 

 

Ghi chú

 

 (1)    Nguyễn Khắc Xuyên :”Tiến tŕnh thánh nhạc Việt Nam qua Nhạc đ̣an Lê Bảo Tịnh”. Texas, Hoa Hỳ, Zieleks Co, 1991, trang 159

  (2)     Nguyễn Khắc Xuyên, sđd, trang 67