|
Phiếm LuậnNgày Hiền Mẫu Và Ngày Từ Phụở Hoa Kỳ |
Xuân Vũ TRẦN Đ̀NH NGỌC
|
Nhiều người Á Châu không hiểu rơ về phong tục của người Hoa Kỳ cứ cho rằng người Hoa Kỳ đối với cha mẹ quá lợt lạt, thậm chí bất hiếu, bỏ mặc cha mẹ già, không thăm hỏi, phụng dưỡng, bỏ hết bổn phận làm con. Điều ấy không đúng! Hôm nay chúng ta thử cùng nhau đứng nh́n vào xă hội Hoa Kỳ xem cung cách người Mỹ đối xử với cha mẹ họ ra sao, nói chung. Bài này cũng để giúp cho bạn đọc, những người chưa sang sinh sống ở Hoa Kỳ nhưng muốn t́m hiểu xem gia đ́nh người Mỹ thế nào một cách khái quát. Trước hết, chúng ta phải đồng ư với nhau những nguyên tắc này: 1- Xă hội nào, giai tầng nào (dù là giai tầng cai trị, tu hành), địa phương nào, xứ sở nào cũng có người tốt, kẻ xấu, người hay, kẻ dở, người thiện, kẻ ác. Nếu có khác biệt là khác ở tỉ lệ, thí dụ nước A có nhiều vụ cướp trộm, giết người hơn ở nước B dù dân số hai nước tương đương nhau. Những ghi chép lại (records) hay thống kê cho ta khái niệm trong hai nước A và B, nước nào người dân ít phạm pháp hơn hay có nhiều người tốt hơn (nếu ghi chép chính xác)? 2- Những người làm cuộc khảo sát (survey) phải thật vô tư, khách quan, nếu không, những con số mất giá trị v́ sai lạc. Ở những nước Dân chủ Tây phương, không phải một cơ quan làm khảo sát, thăm ḍ nhưng nhiều cơ quan cùng làm, sau đó so sánh để kiếm độ chuẩn xác gần với thực tế nhất. 3- Điều kiện sinh sống và tŕnh độ văn minh, dân trí của người dân tại mỗi vùng, mỗi nước khác biệt nhau nên cách đối xử với tha nhân (dù là cha mẹ, con cháu, ông bà) cũng khác. Ta phải để ư khi làm khảo sát. 4- Những kết luận đưa ra chỉ có giá trị tương đối, càng không thể qui kết theo kiểu cá mè một lứa.
NGÀY HIỀN MẪU VÀ NGÀY TỪ PHỤ Ở HOA KỲ
Người Hoa Kỳ đặt ra mỗi năm có một ngày Hiền Mẫu, rơi vào ngày Chúa nhật thứ hai tháng Năm (May) và một ngày Từ Phụ, Chúa nhật thứ ba tháng Sáu (June). Năm nay 2008, ngày Hiền Mẫu là ngày 11 tháng 5, c̣n ngày Từ Phụ là ngày 15 tháng 6. Ngày Hiền Mẫu, ngày Mẹ hiền là ngày con cái nhớ ơn mẹ. Ngày Từ Phụ, ngày Cha lành là ngày con cái nhớ ơn cha; cha mẹ đă sinh ra ḿnh, nuôi nấng, dạy bảo và mong cho ḿnh nên người giỏi, người tốt trong xă hội và đứa con hiếu thảo trong gia đ́nh. Câu Ca dao Việt Nam muôn đời vẫn đúng, vẫn là khuôn vàng thước ngọc cho mọi người:
Công cha như núi Thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một ḷng kính mẹ thờ cha Cho tṛn chữ Hiếu mới là đạo con! Và: Phải nghĩa mẹ, nước trong nguồn C̣n công cha, dẫy Trường Sơn, Ba V́ Là con bất hiếu bất ngh́ Th́ sao xứng đáng được ghi là người? Là hàng cầm thú vậy thôi! (thơ trần đ́nh ngọc)
Trong hai ngày này ở Hoa Kỳ, dù nghèo giầu, con cái mua quà tặng cha mẹ, nếu cha mẹ nghèo th́ tặng tiền rồi cha mẹ mua ǵ tuỳ thích. Có người đưa mẹ đi làm nail, làm mặt (facial), làm tóc, massage rồi trả tiền để làm vui ḷng mẹ. Mẹ đây ở đủ mọi lứa tuổi, mẹ 20, 25 cho đến mẹ 50, 60, 70 và cả 80, trên 90 tuổi. Mẹ lái xe phăng phăng cùng con tới tiệm lựa, mua hoa hay mẹ phải ngồi xe lăn, con lái xe truck chở mẹ đi. Có mẹ phải dùng cái walker nhích từng bước trên hè phố hoặc tệ hơn phải có hai người đỡ hai bên khi mẹ lên xuống xe. Con cũng thế. Có những đứa con quá nhỏ chưa hiểu ngày Hiền Mẫu là ngày ǵ, chúng chỉ thích ngắm hoa và được đưa đi ăn. Có những đứa con mới lớp 2, lớp 3 đă biết ngày của mẹ để chúng luôn miệng “Happy Mother’s Day” với mọi người. Kể từ lớp 9, các cháu đă ư thức rơ rệt ư nghĩa ngày Hiền Mẫu và ngày Từ Phụ. Đủ 16 tuổi ở Hoa Kỳ, thiếu niên có quyền đi thi lấy bằng lái xe. Các tài xế trẻ này lái xe đưa cha mẹ, ông bà đi sắm quà tặng, đi tiệm ăn rất thành thạo. C̣n t́nh cảm yêu cha mến mẹ, kính trọng ông bà th́ 4, 5 tuổi trẻ em đă rành rẽ. Những tiệm Nail, tóc tuần lễ Mother’s Day khách ra vào nườm nượp, các tiệm này thu nhập khá. Mỗi lễ hội ở Hoa Kỳ, ngoài ư nghĩa về đạo đức, tôn kính, nhớ ơn c̣n là dịp để tăng trưởng kinh tế. Thí dụ lễ T́nh Yêu trong tháng 2 dương lịch. Muốn cho t́nh yêu được thăng hoa, ta nên mua hoa hay kỉ vật tặng người ta yêu mến (dù chỉ là bề ngoài) . Ta mua hoa đến tặng Đức Mẹ ở nhà thờ v́ Đức Mẹ cũng là một người ta yêu. Ta đưa ông bà, cha mẹ đi tiệm ăn hưởng những phút vui vẻ. Ta tặng người vô gia cư một bữa ăn v́ t́nh yêu của ta không có giới hạn. Ta tắm cho con chó, săn sóc bộ lông cho con mèo v.v..v́ ta thương súc vật. Tóm lại ta nên chi ra một số tiền tuỳ theo cái túi để làm vui ḷng những người, những vật thân yêu của ta. Ngày T́nh Yêu ta cũng nên vào Nghĩa Trang với bó hoa, một tấm ḷng và những lời cầu nguyện. Mẹ, cha, ông, bà hoặc anh chị em của ta đă qua đời nằm đó mong t́nh yêu của ta sưởi ấm họ đôi chút. Ngày T́nh Yêu cháu biếu ông, ví dụ, một năm tạp chí Y mà ông thích th́ ông cũng tặng lại cho cháu cái backsack mới để cháu bỏ sách mang đi trường v́ cái đang dùng đă quá cũ. Mỗi việc như thế đ̣i hỏi ta phải chi tiêu chút ít và kinh tế sẽ nhúc nhích nếu mọi người, mọi gia đ́nh đều làm. Ngày lễ T́nh Yêu, v́ thế, không phải lễ cho riêng đôi t́nh nhân (như nhiều người nghĩ), hoặc cho vợ chồng mà c̣n cho hết mọi người, mọi loài. Ngày lễ Mẹ, ở nhà, con cái mua hoa, mua những thứ mà mẹ thích như quần áo, giầy dép, son phấn, nước hoa v.v...viết một tấm thiệp đi kèm theo với lời lẽ thương yêu, quí mến mẹ. Các người con cũng để ư ngày Từ Phụ y như ngày Hiền Mẫu.(Phụ từ, tử hiếu = Cha nhân từ, con hiếu thảo). Các con có thể chung nhau mua cái máy đi bộ (treadmill) tặng bố nếu thấy bố cần nó cho việc tập thể dục. Họ cũng mua sơ-mi, cà-vạt, quần soọc, giầy tennis, máy DVD, TV, ngay cả Computer hoặc laptop nếu thấy bố cần và tuỳ theo túi tiền của các người con. Thường từ buổi trưa đến đêm, các tiệm ăn (restaurant) đă chật cứng v́ người ta mời cha mẹ tới ăn. Muốn có chỗ khỏi chờ đợi lâu, họ phải đặt bàn từ cả tháng trước. Nhân dịp hai ngày lễ Hiền Mẫu và Từ Phụ, nhiều gia đ́nh cả ông bà, cha mẹ, con cháu, chắt chút đến họp đông đủ thật vui. Đông người, họ tổ chức ăn uống ở nhà cho đỡ tốn c̣n ít người thường ra tiệm đỡ phải nấu nướng vất vả. Ngoài hai ngày Hiền Mẫu và Từ Phụ, người Hoa Kỳ c̣n những dịp đoàn tụ gia đ́nh khác như lễ Thanksgiving (Tạ Ơn) vào cuối tháng 11 mỗi năm.
Dù ai buôn đâu bán đâu 27 tháng Một rủ nhau cùng về Dù ai buôn bán trăm nghề 27 tháng Một cùng về tạ ơn. (tiếng Việt gọi tháng 11 là tháng Một (Một, Chạp), c̣n tháng đầu năm gọi là tháng giêng. Chính phủ HK ấn định lễ Thanksgiving rơi vào ngày thứ năm thứ tư (the 4th Thursday of Nov. nên có năm là 24, 26; năm 2008 là 27).
Lễ này lớn nhất trong năm để tạ ơn Thượng Đế đă ban thực phẩm, công ăn việc làm, sự b́nh an và sức khoẻ cho mọi người. Sau lễ Thanksgiving một tháng, người Hoa Kỳ mừng lễ Giáng Sinh (Christmas). Lễ này không riêng cho người Thiên Chúa giáo (Tin Lành, Công giáo) nhưng chung cho hết mọi sắc dân toàn cầu muốn mừng lễ. Lễ Giáng Sinh cũng là dịp đoàn tụ gia đ́nh của nhiều người, nhất là những người suốt năm không có dịp về thăm gia đ́nh. Sau lễ Giáng sinh là Tết dương lịch thường kém vui hơn hai ngày Tạ ơn và Giáng sinh v́ bao nhiêu sức lực, niềm vui đă đổ vào hai lễ nói trên. Người ta chờ đến Giao thừa coi quả cầu tại công trường Time ở New York rớt xuống đúng vào lúc Năm mới bắt đầu. Các nơi xa coi bằng TV.
TRỌNG TỰ DO CÁ NHÂN
Trở lại với gia đ́nh người Hoa Kỳ, để tôi lấy một thí dụ, bạn đọc sẽ hiểu người Hoa Kỳ (và cả các sắc dân khác đang sinh sống trên lănh thổ Hoa Kỳ) coi trọng tự do như thế nào. Tôi đă giúp nhiều nguời Mỹ sau khi ở tù ra đi xin việc làm. Họ đến Sở Xă Hội quận Orange, California gặp tôi lúc đó đang là Chuyên Viên T́m Việc Làm (Employment Specialist) đặng tôi t́m cách kiếm cho họ có việc làm, tuỳ theo khả năng của họ. Nói chuyện với họ, họ bảo: “Ông có biết ở trong tù, chúng tôi khổ nhất v́ cái ǵ không? Ăn uống no nê, bữa ngon, bữa không nhưng cho là được đi, có TV coi, chơi basket-ball, base-ball, football, soccer (bóng đá) v.v...chỗ ngủ thoải mái trăm lần hơn những anh homeless; nhưng chỉ khổ v́ không được tự do, bị tù túng trong 4 bức tường. Mất tự do là cái khổ nhất của con người!” V́ coi trọng tự do cá nhân, đa số người Mỹ không muốn ai làm phiền đến đời sống của ḿnh. Có nhiều gia đ́nh, con cái ở với cha mẹ cho đến khi học xong, đi làm xa hoặc lấy vợ lấy chồng. Có những gia đ́nh, đứa con đủ 18 tuổi là ra khỏi gia đ́nh, đi ở với bạn hoặc ở trong dorm, cư xá Đại học. Khi đă rời gia đ́nh sớm như thế th́ ít có kẻ lưu luyến nhiều với gia đ́nh. Sau này, khi đă có vợ hoặc chồng, họ về thăm cha mẹ năm khoảng một lần vào dịp Thanksgiving. T́nh cảm v́ vậy kém đậm đà, thắm thiết. Lỗi ấy do cha mẹ một phần mà cũng do đứa con một phần. Khi xưa, cha mẹ cũng đối xử hoặc được đối xử với cha mẹ họ như vậy th́ bây giờ con cái cũng cứ theo cái nếp ấy mà đối xử. Lại cũng có những hoàn cảnh khác biệt. Người con lên Đại học phải đi học xa nhà v́ trường gần nhà không nhận. Đi học xa, sau khi ra trường lại đi làm xa, v́ bận rộn công ăn việc làm, người con ấy rất ít có dịp về thăm cha mẹ. Khi anh ta/chị ta có vợ hoặc chồng rồi có con, ấy là nhiều gánh nặng trên vai, bằng mọi giá phải giữ cái job để có tiền mà trả tiền nhà, mua thức ăn, đổ xăng, trả tiền bảo hiểm, một trăm thứ tiền. Cha mẹ lúc đó chỉ c̣n trông vào những ngày lễ may ra con có về thăm vài ngày chăng.
TUỲ THEO MỖI GIA Đ̀NH
Cha mẹ với con cái trong những gia đ́nh ở Hoa Kỳ có thân thiết với nhau hay lạt lẽo cũng tuỳ theo từng gia đ́nh. Xă hội Hoa Kỳ là xă hội tạp chủng v́ di dân trên khắp thế giới đổ đến mang theo Văn hoá của họ thành ra một thứ Văn hoá tạp chủng có nghĩa Văn hoá của ai nấy giữ. Người Ấn vẫn giữ theo lối Ấn, người Việt giữ theo lối Việt, không lẫn lộn. Nhưng khi sinh hoạt chung với nhau, mẫu mực Văn hoá của người da trắng nổi trội hơn cả. Cái quan trọng là không ai được đụng chạm đến tự do của người khác, mọi điều đều có Luật lệ chi phối không ai có quyền ngồi xổm trên Luật pháp như ở nhiều nước c̣n lạc hậu, vô văn hoá. Không ai phải lo sợ bị bắt bớ vô cớ, bị vu oan giá hoạ, bị trả thù, bị xử oan ức, bị đánh đập, tra tấn. Tất cả mọi người đều b́nh đẳng trước pháp luật cũng như trước Thượng Đế như ấn định trong Hiến Pháp Hoa Kỳ. Năm 1975, tôi quen biết một gia đ́nh người Mỹ (trắng) ở thành phố Memphis, tiểu bang Tennessee, nơi tôi định cư đầu tiên ở Hoa Kỳ, sau khi rời trại tị nạn Fort Indiantown Gap, tiểu bang Pennsylvania. Ông chồng là Kỹ sư công chánh, bà vợ là Y tá, gia đ́nh vào loại trung lưu, theo đạo Công giáo, rất ngoan đạo. Ông Turner, tên ông chồng, rất thương con nhưng giữ kỷ luật rất nghiêm. Ông không đánh con bao giờ nhưng sửa phạt bằng lời nói. Cha mẹ và con cái trong gia đ́nh ông rất thân thiết, gắn bó và êm ấm. Chỉ có một cô con gái là khác. Cô con gái này của ông bà Turner năm đó khoảng 18 hay 19 tuổi, xinh đẹp, học giỏi, tốt nghiệp High school, tên Peggy. Một bữa Peggy đem về tŕnh diện cha mẹ một anh boyfriend. Ông Turner không bằng ḷng anh chàng này v́ lư do sao đó. Ông khuyên Peggy hết ḿnh là đừng lấy nó nhưng Peggy làm như đă yêu anh chàng này, không nghe lời cha mẹ mà cứ nhất định lấy anh này. Hai ông bà Turner khuyên măi không được đành mặc cho hai đứa lấy nhau, hai ông bà không hề biết cái đám cưới chúng làm với nhau do bè bạn tổ chức. Khi hai anh chị có con, hai ông bà Turner cũng mặc, coi như đứa con bỏ đi. Năm ngoái, vào dịp Thanksgiving, ông bà có viết thư thăm tôi. Trong thư kể lể hết mọi đứa con chỉ duy không hề nhắc đến Peggy và gia đ́nh cô ta. Ngoài Peggy, theo thư ông cho biết, các người con trai, gái, dâu, rể và cả các đứa cháu nội, ngoại đều đối với ông bà hết sức thân thiết và kính trọng. Tôi có biết nhiều gia đ́nh Mỹ khác cũng tương tự có nghĩa t́nh cảm gia đ́nh là tuỳ theo mỗi gia đ́nh, không có một định luật chung. Chính bởi trọng tự do cá nhân, nhiều ông bà già Mỹ chỉ sống một ḿnh dù họ có con. Luôn luôn họ e ngại hoặc làm mất tự do của người khác (dù người khác ấy là con, cháu họ) hoặc người khác làm mất tự do của họ. Tự do suy nghĩ và hành động như cánh chim trời, không bị ràng buộc bởi bất cứ thứ ǵ là điều bất cứ người Mỹ nào cũng muốn thực hiện. Họ muốn đi đến nơi thờ phượng th́ họ đi, không muốn th́ thôi, không có áp lực nào bắt buộc họ được hoặc cấm cản họ được. Ca tụng Thượng Đế (với người theo đạo) th́ họ phấn khởi làm với tất cả tâm hồn nhưng bảo họ ca tụng người phàm, dù là lănh tụ, lănh đạo ǵ ǵ chăng nữa, họ rất thờ ơ, không làm hoặc chống lại. Họ cũng mỉa mai cái ư nghĩ lạc hậu, quê mùa, không giống ai ấy. Ở Hoa Kỳ, cái khổ nhất là bị khinh khi rằng c̣n lạc hậu, thấp kém, mọi rợ quá. Suy tôn người phàm, dù là ǵ đi nữa, là một thứ mọi rợ. Hơn nữa, ở Hoa Kỳ không ai đi làm cái chuyện mà người Việt gọi là “ruồi bu” ấy. Tổng Thống, Phó Tổng Thống v.v...do dân bầu ra trong cuộc bầu cử, các ông được trả lương đàng hoàng, các ông cứ thế mà thi hành nhiệm vụ theo Hiến Pháp và Luật pháp may ra kỳ sau cử tri chúng tôi cho làm thêm một lần. Nếu làm dở, người dân hạ bệ các ông xuống đưa các người có tài có đức lên. V́ vậy người dân không có việc ǵ mà phải đi hoan hô, nhớ ơn lănh tụ, nó xưa như trái đất rồi! Chỉ c̣n những dân tộc, bộ lạc bán khai hay mọi rợ bởi dân trí quá thấp mới tôn sùng lănh tụ mà thôi. Người dân vẫn kính trọng các bậc khai quốc Tổng Thống như Tổng Thống George Washington, Abraham Lincoln... nhưng kính trọng trong ḷng và tỏ thái độ vừa phải không ś sụp lễ bái, lậy lục coi không giống ai! Hằng ngày, báo chí và người dân vẫn có quyền phê b́nh từ Tổng Thống trở xuống một cách thẳng thắn, công khai. Phê b́nh xây dựng để người bị phê b́nh sửa đổi đặng làm tốt hơn cho đất nước. Chưa có công dân Hoa Kỳ nào v́ phê b́nh Chính phủ mà bị ngồi tù bao giờ. Văn minh hay mọi rợ nó ở chỗ đó chứ không phải ở bộ quần áo, dẫy nhà cao tầng, nhiều xe hơi chạy trên đường phố. Học sinh từ lớp Dự bị Mẫu giáo (Pre-K) cho đến Đại học chỉ cần học cho biết Anh ngữ, Toán, Lư, Hoá, Sử, Địa, Vạn vật v.v...mà không hề đụng chạm đến chính trị hay các vị Tổng Thống, Phó Tổng Thống. Học sinh, Sinh viên không cần biết đến những điều ấy làm chi hoặc chỉ biết đại khái ngoại trừ những sinh viên học lớp “The American Government” tức học về các cơ quan Hành Pháp, Lập Pháp, Tư Pháp của chính phủ Hoa Kỳ hoặc học để đi thi làm công dân Hoa Kỳ!
Tạm Kết: Đă nhiều triết gia, học giả ca tụng đời sống Dân chủ, Tự Do tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, cũng có khi, v́ tự do quá trớn mà t́nh gia đ́nh lỏng lẻo, mà con cái không làm hết bổn phận làm con với cha mẹ hoặc ngược lại. Cha mẹ dù nghèo nhưng cần tấm ḷng hơn là vật chất. Phụng dưỡng vật chất đầy đủ cho cha mẹ nhưng thiếu một ḷng thành th́ những phụng dưỡng ấy cũng vô nghĩa. Cũng nói thêm, sắc dân da đen ở Hoa Kỳ là sắc dân thiểu số. Khi xưa do chế độ mua bán nô lệ từ Phi châu sang Hoa Kỳ mà Hoa Kỳ có người da đen. Người da đen, cũng có người tốt kẻ xấu y như những sắc dân khác. Gia đ́nh người da đen thường quá lỏng lẻo trong việc nuôi dậy con cái nên trẻ em da đen thường nhiễm nhiều tính xấu như nói tục, chửi thề hoặc nói dối (chỉ có một số), có đứa trẻ bỏ bê học hành đi bụi đời cũng là do cha mẹ kém chú ư đến việc hướng dẫn con cái. Tài tử da đen Cosby đă nói về vụ này nhiều và than thở nhiều. Ông vào một nhà da đen và nói: “Cứ nói tục, chửi thề, làm t́nh trước mặt con cái nên chúng đâm ra hư hỏng. Chín tuổi đầu đă có boyfriend rồi ễnh cái bụng ra. Nói th́ lại bảo khó tính, nói lắm!” Quả thực v́ nói nhiều, tài tử Cosby bị nhiều người da đen không ưa. Ông có một đứa con trai, cách đây dăm bảy năm, anh này lái xe lên freeway rồi đậu lại đi xin thuốc lá hay mồi lửa ǵ đó. Anh bị một kẻ lạ đâm chết! Tội nghiệp cho ông bố khóc con thảm thiết! Xuân Vũ Trần Đ́nh Ngọc
(Mời đọc tiếp: Những dị biệt của hai nền Văn Hoá Việt Mỹ, cùng tác giả.)
|