|
Câu chuyện bên lề Cuốn Từ Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt của Nguyễn Hy Vọng
|
Nguyên Hương N.C., Dallas (HK)
|
Hai cuốn tự điển tầm vóc quan trọng có tính cách định chuẩn-định thức, Từ Điển Việt-Bồ-La của Alexandre de Rhodes (1) và Nam Việt Dương Hiệp Tự Vị - Dictionarium Latino-Anamiticum của J. L. Taberd, ra đời năm 1651 và tiếp theo năm 1838, đánh dấu sức phát triển của tiếng Việt qua giai đoạn mới. Từ chữ Nôm quốc ngữ trước đây, tiếng Việt phiên âm theo mẫu tự Latin cũng gọi là chữ quốc-ngữ đang đi lần đến giai đoạn trưởng thành. Một thế kỷ sau, chữ “quốc ngữ’’ được nh́n nhận là quốc gia văn tự chung cả nước, của chung toàn thể cộng đồng dân tộc. Từ khởi điểm này, nhiều chuyên gia ngữ học cùng gặp nhau qua các bài luận thuyết hay hội thảo-hội luận về lịch sử và nguồn gốc tiếng Việt. Danh sách từ đó đến nay khá dài, dưới đây v́ vậy chỉ điểm qua một số các chuyên gia đă để lại dấu ấn văn học một thời đă qua. Khai phóng đầu tiên năm 1858, có lẻ là Logan, quốc tịch Đức, nhà ngữ học đă khẳng định tiếng Việt thuộc ngữ chi Mon-Khmer. Đi xa hơn, năm 1907 một nhà ngữ học Đức khác, linh mục Schmidt luận giải rằng ngữ chi Mon-Khmer đúng là gạch nối liền các dân tộc vùng Trung Á (Asie Centrale) với Ấn Độ dương, gọi chung là Austronésie (2). Gọi Austro-Asiatic family of languages v́ ngữ tộc này bao gồm trên 100 ngôn ngữ khác nhau từ miền trung qua đông bắc Ấn Độ, từ ngữ chi Mon-Khmer răi rác dài dài các sắc dân ngôn ngữ riêng biệt, cuối cùng đến gần chúng ta hơn, ngữ chi Mường-Cổ Việt (3). Cũng từ thế kỷ 20, nhà Huế học cự phách xuất hiện trên ṿm trời ngữ học Đông Dương: linh mục Léopold Cadière với những công tŕnh khảo luận về các phương ngữ miền Trung, ảnh hưởng c̣n măi ngày nay với nhiều thế hệ ngữ học (4). Năm 1912 một luồng “gió chướng” bỗng tạt qua, bài khảo cứu của Henri Maspéro: La phonétique de la langue Annamite, đăng trên nội san trường Pháp Quốc Viễn Đông Bác Cổ (B.E.F.E.O.) gây bàn tán sôi nổi trong giới ngữ học. Theo Henri Maspéro, liên hệ trực tiếp từ tiếng T’ai (Thái) theo ngữ chi Tày-Nùng, thuộc ngữ tộc Hán-Tạng (Sino-Tibétaine), tiếng Việt họ hàng gần gũi với tiếng Trung Hoa, Tây Tạng, Thái - Lào ... Không đồng quan điểm với Maspéro, nhà ngữ học Anh C. Blagden trở lại giả thuyết trên: thuộc ngữ hệ Mon-Khmer, tiếng Việt do ngữ tộc Austro-Asiatic khai nguyên. Cùng chung ngọn cờ Austro-Asiatic các kiện tuớng ngữ học lần lượt dấn thân, để lại nhiều kinh nghiệm kiến thức như Jean Przylusky năm 1924, Nobuhiro Matsumoto năm 1928 và từ năm 1943 kế tiếp thêm một số học giả Pháp như Gironcourt, Handricourt, Condominas ... Không hẳn chủ trương đồng ư hay không đồng ư với Maspéro, một số nhà ngữ học khác như linh mục Souvignet, trong tác phẩm “Les origines de la langue Annamite” (1929) vinh danh tiếng Việt là mẹ các ngôn ngữ, lập lại lời tuyên dương trước đó của Nicolas Frey trong tác phẩm “L’Annamite, mère des langues” (5). Trên diễn đàn ngữ học đang sinh động ấy, trước hết và trên hết các chuyên gia ngữ học lần lược hướng nh́n về hai học giả Việt Nam: Petrus Trương Vĩnh Kư và Paulus Húnh Tịnh Của. Đặc biệt về Trương Vĩnh Kư, nhà ngữ học Việt Nam đầu tiên đă mở đường cho thế hệ ngữ học tương lai khi t́m về cội nguồn tiếng Việt qua nhiều thiên khảo luận kiến thức phong phú đầy giá trị khoa học: - Etude comparée des langues, écritures des peuples de l’Indochine. - Etude comparée des langues et écritures des trois branches linguistiques. - Combinaisons des systèmes d’écriture idéographique, hiéroglyphiques, phonétiques, alphabétiques (6). * * * Từ những bước tập tểnh khai phá nguồn gốc tiếng Việt về các phương diện Ngôn Ngữ Học đối chiếu (Linguistique comparée), Ngữ Nguyên Học đối chiếu (Etymologie comparée), Âm Vận Học đối chiếu (Phonétique comparée), thử đi thêm vào lâu đài tiếng Việt, khám phá thực chất ngôn ngữ này như đă được chứng nghiệm qua các từ điển, tự vị kể từ thời đoạn xa xôi. Tiếp nối hai từ điển đầu tiên Alexandre de Rhodes và J. L. Taberd (7), như những chặng đường tiếng Việt đă trải qua, số lượng các tự vị xuất bản về sau mới nh́n qua thấy khá nhiều. Dưới đây thử nhắc lại một số tác giả nhân chứng những công tŕnh tự điển học như Legrand de la Liraye 1868, Theurell 1877, Gaspar 1877, Petrus Kư 1884 (8), Paulus Của 1896 (9) và Génibrel năm 1898 (10). Qua đầu thế kỷ 20, danh sách c̣n nối dài thêm một số tác giả khác như Bonet 1900, Georges Cordier 1930, Gustave Hue 1937 ... Về tác giả Việt Nam từ thế kỷ 19, tiên phong vẫn là hai nhà từ điển học Trương Vĩnh Kư và Húnh Tịnh Của (11). Cũng như với Trương Vĩnh Kư, tưởng cần nhấn mạnh thêm về trường hợp Húnh Tịnh Của: Đại Nam Quấc Âm Tự Vị. Saigon. 1895 là cuốn tự vị Việt Nam đầu tiên giải thích tiếng Việt bằng tiếng Việt với gần đầy đủ các từ Nam-Trung-Bắc. * * * Hơn 30 năm sau, năm 1931 Hà Nội phát hành Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (12), tiếp theo nhiều tác giả tự điển khác như Đào Duy Anh, Bửu Cân, Đào Văn Tập, Đào Đăng Vỹ ... cho đến gần cuối thập niên 70, Lê Văn Đức-Lê Ngọc Trụ (13). Từ lư thuyết trong ṿng tranh luận đến thực tế kinh nghiệm là các tự điển-tự vị đă phát hành, bạn đọc đang nh́n thấy hé mở nguồn gốc tiếng Việt: vừa thuộc ngữ chi Mon-Khmer, vừa liên hệ với nhiều ngữ chi khác trong ngữ tộc Austro-Asiatique. Nói rơ hơn, như nhiều dân tộc hay nền văn minh-văn hóa khác trên thế giới, tiếng Việt phong phú và đa dạng ; và v́ phong phú-đa nguyên-đa dạng nên tiếng Việt không c̣n, không phải là một ngôn ngữ thuần nhất. Đây cũng là nhận định của giáo sư Nguyễn Khắc Kham trong lần Hội Nghị Quốc Tế Đông Phương Học lần thứ 26 tại New Delhi, tháng tư năm 1964: “Nhiều lư thuyết khác nhau về nguồn gốc tiếng Việt được thảo luận, nhưng chưa có lư thuyết nào giải thích được rơ ràng từ căn bản nguồn gốc tiếng Việt. Một sự kiện rơ ràng nhất: tiếng Việt không c̣n là ngôn ngữ thuần túy mà pha trộn với nhiều ngôn ngữ khác cổ xưa hay cận đại, do sự gặp gở, tiếp xúc trong quá tŕnh lịch sử giữa người Việt và các dân tộc khác. Cũng do vậy mà tiếng Việt càng thêm phong phú với từ ngữ mới do các làn sóng di dân đem lại, trong đó phải kể các đợt di dân Anh-đô-nê-xi-a” (14).
Tiếng Việt phong phú, đa nguyên đa dạng như vậy nhưng từ trước đến nay chúng ta chưa có một cuốn tự điển ngữ nguyên (dictionnaire cognatique) thỏa măn được nhu cầu học hỏi của văn giới và học đường. Gần đây sự thiếu sót ấy đă được bù đắp với cuốn tự điển nói được là quy mô: Từ Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt vừa hoàn thành dưới dạng thức CD-Rom trong lúc chờ đợi in thành sách. Từ Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt, một công tŕnh ngữ học liên tiếp 20 năm trời cố gắng, mở rộng nối dài trên 3000 trang, 2 cột, tổng kết toàn bộ 27000 từ (tiếng). Có thể nói, đầy đủ hết, từ những tiếng ngắn nhất như à, ạ, o, ố, ù, ừ ... đến những tiếng dài nhất như ấp-a-ấp-úng, mơ mơ-màng màng ; cả từ Nôm lẫn Hán-Việt, thông dụng hay ít c̣n thông dụng trong ngôn ngữ ngày nay. Ngoài việc giải thích và định nghĩa, mỗi từ đơn hay kép c̣n được đối chiếu song song tùy theo liên hệ ngữ nghĩa-ngữ chi với các ngôn ngữ khác cùng ngữ tộc Nam Á như Mă Lai, Thái, Khmer, Mon ...
Như trên bạn đọc vừa biết qua, chúng ta có nhiều bài khảo cứu về tiếng Việt, nhiều thiên khảo luận về ngôn ngữ các sắc tộc trên bán đảo Đông Dương, nhưng chưa có một cuốn tự điển biên soạn đầy đủ nguồn gốc mỗi từ, mỗi tiếng tùy theo ngữ chi liên hệ, như ví dụ ngữ chi Mon-Khmer trong đó có tiếng Việt chúng ta. Ví dụ đầu tiên, tiếng Môn (cũng đọc là Ṃn) của người Môn, một trong ba sắc tộc chính như Shan (Chan), Mon và Pegu (Peguan) nước Miến Điện thời sơ khai trước khi lập quốc. Người Môn, tiếng Môn đă để lại nhiều dấu tích văn tự là những bia đá rải rác khắp nơi từ Miến Điện đến Thái Lan. Từ sắc tộc Môn, qua nhiều đợt di dân sắc tộc này chung đụng với sắc tộc khác khai sinh người Miến Điện, người Thái Lan, người Khmer ... Trong tiếng Việt có từ ngữ “gọi dạ bảo vâng”, ba miền khắp nơi Nam-Trung-Bắc đều nói như vậy. Điều ngạc nhiên là qua Từ Điển Nguyễn Hy Vọng chúng ta sẽ “khám phá” tiếng Dạ ấy vừa đồng âm vừa đồng nghĩa trong tiếng Môn. Ngoài ra, tất cả các tiếng Chàm, tiếng Khmer, tiếng Thái, tiếng Mă Lai đều có chữ Dạ. Đúng là một ngạc nhiên “kỳ lạ” ! DẠ (-liền, -ran, -rân, - -vâng vâng, gọi-, -thưa, vâng-) # ạ/ vâng/ đồng ư/ thuận/ nghe lời/ bằng ḷng/ chịu// coi như toàn thể ĐNÁ đều có tiếng dạ. Eng: yes, yes ! Fr: oui, oui ! Chàm: ya Indonesia: ya Khmer: chạ Malay: gia/ ya !/ a-gia Mon: yah Roluông: a-giạ Thái: chạ ch-chạ, khạ. Đồng âm-đồng nghĩa, cũng nhiều khi chúng ta nói, viết hai chữ khuây khỏa. Cũng “kỳ lạ” là qua Từ Điển Nguyễn Hy Vọng, bạn đọc t́m thấy vừa y-chang, y-bong, vừa y-nguy tĩnh từ này trong tiếng Mường, tiếng Chàm. khuây khỏa: khuây: quên, khỏa: che lấp, khuất đi không thấy. Mường: khuày khóa, Chàm: huây (khuây).
Và c̣n nhiều tương đồng ngôn ngữ khác (correspondance lexicologique), t́m thấy trong Từ Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt, những liên hệ ngữ nghĩa tiếng Việt với những ngôn ngữ đă từng xuất hiện trên bán đảo Đông Dương. Liên hệ Việt-Chàm như đành rành (đành đành), lá (la), lá dâu (la hyân), lệch đệch (ch’dac - ch’dang), ni tê (ni-tê) ; Liên hệ Việt-Khmer như chân mây (châng mêkh), chân tay (chân đay) ; Liên hệ Việt-Thái như chập chửng (kr-châp kr-chiêng), chè (chè), cheo leo (ch-leo), trong trẻo (trẻo veo) ; Liên hệ Việt-Lào như quạnh quẻ (quanh que), tiếng Việt (xiêng Viet), trăng sáng (chăn sang), vắng vẻ (văng ve) ; Liên hệ Việt-Thượng- các sắc tộc miền Thượng- như con ḅ (k’po, tiếng Bahnar-Sedang-Rangao), cá (ká, tiếng Katu-Sedang-Mạ), chó (cho, tiếng Bahnar-Katu-Sedang- Mạ), đ̣ (đ̣, tiếng Bahnar-Sedang).
Nguồn gốc đa dạng-đa nguyên ; nguồn gốc xa với những địa danh như Mélanésie, Austronésie, Polynésie bạn đọc vừa biết qua. Nguồn gốc gần như tiếng Mường. Gần gũi nhưng cách biệt ! Nói theo ngôn ngữ học chuyên môn, isolement linguistique, vùng ngôn ngữ biệt lập. Nhưng rồi, cách biệt mà thân thương anh em họ hàng ; thiết tưởng chúng ta càng nên t́m hiểu nhiều hơn. Vài ví dụ gần gũi: từ tiếng Mường đến tiếng Việt như ló- lúa, cấu- gạo, an- ăn, mần- làm, cồ- lớn, ả- chị, eng- anh, o- cô, kai- gái (con cấy, con gái) ... để bạn đọc nh́n thấy rơ hơn từ xa xưa cổ đại tiếng Việt-tiếng Mường cùng chung gắn bó. Mơ chi eng piếng thùng oàng Thung tôi nén pạc cho nàng cầm thay (Mường).
Cơ chi anh biến thành vàng Thành đôi nén bạc cho nàng cầm tay (lời Việt). So sánh hai câu ca dao, bạn đọc nh́n thấy sự giống nhau hai ngôn ngữ Mường-Việt, nếu không nói thêm rằng tiếng Việt, tiếng Mường thời cổ sử-cổ đại cùng chung một gốc là cái chắc ! Mường (Muang, M’wan) như người Mường vẫn nói, chỉ một vùng, một miền, một xứ, một làng, xă: Mường P’thanh, Mường Pu, Mường Nang, Mường K’lan có nghĩa là xứ Thanh, xứ Pu, xứ Nang, làng Klam (Lam), nơi có lăng vua Lê Lợi do đó có từ Hán-Việt Lam Sơn phiên âm. Mường, có khi là một địa phương nào đó người Mường đă đi qua, hay thường tiếp xúc mua bán: Mường Chợ có nghĩa là Kẻ Chợ, nơi có đồng bào Kinh. Đi xa hơn trong thiên nhiên thơ mộng như bản chất thơ mộng của đồng bào Mường, Mường Nước có nghĩa là miền có sông, có nước ; Mường Trời, như đồng bào Kinh nói Trên Trời, Bầu Trời (15).
Như cuộc đời đă qua và đang tới, ngôn ngữ thay đổi qua thời gian và không gian, tiếng Mường cũng như tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Lào. Là tiếng Việt thời cổ xưa, tiếng Mường đúng là trung gian, là gạch nối liền tiếng Việt ngày nay với tiếng Việt ngày xưa mà thực tế địa dư-h́nh thể (géographie physique) là vùng thượng sơn Thanh-Nghệ-Tĩnh, lạc lơng rơi rớt đến nông thôn B́nh-Trị-Thiên. Hiểu rộng hơn, nối liền quá khứ với hiện tại tiếng Việt là tiếng Mường. Tiếng Việt, tiếng Mường từ thời cổ tích cùng chung cội nguồn ngôn ngữ. Có khác nhau là về sau v́ ảnh hưởng Tống Nho lan tràn và ngự trị, tiếng Việt miền Bắc, qua các nhà trí thức Nho học, vay mượn “hơi nhiều” chữ Hán, tạo thêm từ Hán-Việt càng ngày càng xa thêm cội nguồn “Nôm” sẳn có của ḿnh. Tiếng Mường trái lại, không gần gũi tiếp xúc với người Trung Hoa v́ vậy không chịu ảnh hưởng Tống Nho ; bản chất “Mường” nguyên vẹn không thay đổi, không bị nạn Hán hóa như đồng bào Kinh (16). Một vài dẫn chứng thường được đem ra làm ví dụ như từ Hán-Việt “cái đầu”. Thời xa xưa ông bà chúng ta nói cái trốt, lưa thưa c̣n thông dụng đến ngày nay trong từ ngữ “ăn trên ngồi trốc” (trước). Ngoài ra tại nhiều nơi, đồng bào nông thôn B́nh-Trị-Thiên cho đến năm 1945 (và có lẽ đến ngày nay) c̣n nói “cái trốt” thay v́ cái đầu. Vua, người Mường nói Bua, và người Cổ Việt cũng gọi Bua. Kéo dài đến sau này, thời Alexandre de Rhodes c̣n ghi Bua (Vua, Rex, Regis) trong từ điển. Rơi rớt đến trước năm 1945, người Huế có từ ngữ “việc bua quan”, cũng như miền Nam vẫn nói Bua việc, nhà bua việc, phân bua ... Đến đây, một nhận xét nổi bật, Từ Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt Nguyễn Hy Vọng đă làm một việc đáng khen là đưa trở về đoàn tụ cùng chung quê hương cội nguồn những từ Cổ Việt ngày nay ít c̣n thông dụng. Thử tưởng tượng hôm nay ngày đầu xuân ngữ học, cùng chung quây quần đại gia đ́nh ngôn ngữ Việt Nam, các ngữ hệ xa nhau lâu ngày vui mừng gặp lại. Tiếng Việt-tiếng Mường như anh em ruột thịt đang ngồi bên nhau. Gần đó, anh em chú bác bà con bên nội tiếng Chiêm (Chàm), tiếng Thượng-Việt (tiếng Việt miền Thượng). Xa xôi dặm thẳm, nói theo tiếng Huế “cách sông trở đ̣” nhưng cũng cố gắng “tay xách nách mang” quá giang về họp mặt, bà con bên ngoại là các ngôn ngữ Thái, Khmer, Lào, Mă Lai ... trong ngữ tộc Nam Á (Austro-Asiatique). Ngó qua rồi ngó lại, ḍm tới ḍm lui, cùng gặp nhau trao đổi duyên t́nh văn học, đầy đủ ngữ chi-ngữ hệ trong ngày đoàn tụ Ngôn Ngữ Việt Nam. Tất cả “tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, cái giàn Việt Ngữ thân yêu, Từ Điển Nguyễn Hy Vọng dụng ư dụng công đưa về đoàn tụ cội nguồn cổ xưa t́m thấy lại (origine retrouvée).
Từ nguồn gốc đa nguyên đa dạng, qua mấy ngàn trang Từ Điển, tác giả đưa người đọc đi lần đến kết luận và phân biệt rơ tiếng Việt với tiếng Trung Hoa, tiếng Việt gốc và tiếng vay mượn Trung Hoa, tiếng Nôm và từ Hán-Việt. Đành rằng chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa lâu ngày, đành rằng có hiện tượng chung đụng ngôn ngữ, tiếng Việt vay mượn tiếng Trung Hoa, nhưng rơ ràng là tiếng Việt không phải do hoàn toàn nguồn gốc Trung Hoa như một vài thành kiến sai lầm, ngộ nhận trước đây. Qua Từ Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt, bạn đọc c̣n nh́n thấy rơ hơn: gốc Trung Hoa chỉ là một phần nhỏ, chưa đến 15% theo bản thống kê cuối Từ Điển. Qua nhiều đợt di dân liên tiếp, vừa Austronésie vừa Mélanésie, tiếng Việt càng lâu càng thêm “giàu có” chính nhờ ảnh hưởng vay mượn và pha trộn ngôn ngữ. Có thêm trường hợp Trung Hoa, cũng là chuyện tự nhiên ! Một ngàn năm Bắc thuộc, người Việt Nam không bị đồng hóa. 1000 năm đô hộ, ngôn ngữ Việt Nam vẫn c̣n gần như nguyên vẹn, cũng là chuyện dễ hiểu ! Thử nh́n lại sau cùng, bao nhiêu đợt di dân dài dài, bao nhiêu lần liên tiếp pha trộn ngôn ngữ ! Kết quả là chúng ta có những danh từ ít nhiều c̣n giữ lại dáng dấp âm hưởng Trung Hoa, đồng thời có những từ, những chữ đă được Việt Nam hóa, đă tự nhiên chuyển hóa thành tiếng Việt.
Trái với quan niệm phần nào dễ dăi của một số các nhà văn học trước nay cho rằng trong những tiếng kép như đẹp đẻ, nôm na, vui vẻ, chữ thứ hai (như đẻ, na, vẻ, x̣a) là tiếng đệm, không có nghĩa. Theo Từ Điển Nguyễn Hy Vọng, mỗi chữ đều có nghĩa riêng hay nghĩa tương đồng, phải t́m cho đến nơi đến chốn ! Với ư hướng truy nguyên tận nguồn gốc theo liên hệ ngữ chi mỗi từ như Mường, Nùng, Thái, Chàm, Khmer ... tác giả đă giải thích toàn bộ ngữ nghĩa mỗi chữ trong suốt mấy ngàn trang cuốn từ điển. Phương pháp làm việc khoa học đối chiếu ngữ nghĩa thực tiển này đă đưa trở về nguồn tất cả những từ, những chữ tuy rằng thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày nhưng v́ thành kiến “tiếng đệm” nên bị bỏ quên (17) ! Sự thể này, tiếp tục kéo dài sẽ là điều thiệt tḥi lớn lao cho tiếng Việt, v́ rằng nếu không để lại dấu tích văn tự, nếu không ghi chép vào các tự vựng-tự điển, các thế hệ sau này biết mô mà t́m ! Đừng nói đâu xa, những từ gọi là nôm na từ thời Nguyễn Trăi-Lê Lợi trong tác phẩm Quốc Âm Thi Tập như Song viết, Anh tam, Bao nă, Cơn cớ ... nhà văn này, nhà văn nọ bàn căi tới tới-lui lui bao nhiêu năm trời vẫn chưa t́m ra nghĩa lư.
Đồng ư hay không về cách gọi để chỉ danh, chỉ tính như tiếng kép, tiếng láy đôi hay tiếng lấp láy (reduplication) th́ thực tế trong ngôn ngữ hàng ngày chúng ta đang có hàng trăm, hàng ngàn những từ đôi như vậy: ấm áp, bà ba, bậy bạ, buồn bă, cào cào, châu chấu, chuồn chuồn, đẹp đẻ, êm ái, lang bang, lang thang, lạnh lẽo, lùm tum, lung tung, mất mác, mới mẻ, quạnh quẻ, tồng ngồng, vẹo vọ, vui vẻ, xính xái, yếu ớt ... Nh́n xa hơn bên kia chân trời ngôn ngữ học, nếu không biên sọan từ điển theo phương pháp đối chiếu ngôn ngữ, làm sao giải thích hiện tượng này: tiếng Việt vốn đơn âm, nhưng qua giao tiếp chung đụng với cộng đồng ngôn ngữ (communauté linguistique) các sắc tộc anh em, chúng ta thấy xuất hiện hàng ngàn từ kép như ấm áp, lạnh lẽo, buồn bă, vui vẻ, quạnh quẻ, yếu ớt ... nói trên.
Khởi đầu của ngôn ngữ là lô-gít (18) v́ rằng cái “logique” vốn là đặc tính của ngôn ngữ (La logique constitue une langue). Bản chất của ngôn ngữ là sinh động, biến hóa và phát triển tùy theo nhu cầu giao tiếp và tư duy trong đời sống con ngườ́. Xét về phương diện động, ngôn ngữ tạo sinh và biến hóa, hiện tượng từ đôi-từ kép nói trên như vậy cũng là một h́nh thức hay phương diện của logique-ngôn ngữ học thông thường và thông dụng. Như một nhà từ điển học trước đây đă nhận định là tiếng Việt không nghèo mà tại ḿnh nghèo tiếng Việt hay không chịu t́m hiểu, học hỏi đến tận cùng ngữ nghĩa (19). Đừng nói tiếng Việt không rơ ràng chính xác mà tại ḿnh nói năng lặp bặp không rơ ràng hay viết lách luộm thuộm, lê thê dài ḍng, có khi lập dị lập ḷe, tự ḿnh không hiểu những điều ḿnh viết c̣n nói chi người đọc (20) ! Cũng như văn hóa, không có ngôn ngữ cao hay thấp, đẹp hay không đẹp, mà chỉ có ngôn ngữ (ấy) sống động hay suy tàn. Một ngôn ngữ càng có nhiều người nói, càng thêm phát triển và sinh động, tự nhiên có vị thế trên cộng đồng ngôn ngữ thế giới. Tiếng Việt phong phú về âm thanh, về từ ngữ, giản dị về ngữ pháp là một trong những ngôn ngữ tiến bộ và phát triển trên hoàn vũ hiện nay.
Tự vị hay Từ điển là phương tiện thông tin (information) về chữ viết (văn tự) và tiếng nói (ngôn ngữ) đang thông dụng, nhờ đó mọi người xử dụng ngôn ngữ rơ ràng, dể hiểu nhau hơn, đồng thời qua chữ viết mọi người có thêm hiểu biết và kiến thức mới chữ viết vừa đem lại (tŕnh bày trên sách báo). Cũng như con người hay cây cỏ thiên nhiên, ngôn ngữ có đời sống riêng. Thử nh́n xem, ngôn ngữ sinh ra, lớn lên cùng chung hưởng “thọ” con người (cá nhân hay cộng đồng) ban cho ; có khi tàn lụi lần hồi cho đến ... chết luôn ; cũng có khi trôi nổi bềnh bồng, lữ thứ tha hương. Ngược ḍng chữ nghĩa xa hơn, một hai trăm năm trước, nh́n lại chữ quốc ngữ thời Alexandre de Rhodes đến chữ quốc ngữ phổ biến ở nước ngoài. Bạn đọc thấy rằng, ngôn ngữ, một số không nhiều không ít, nếu không bị xoáy ṃn tàn lụn, cũng tự nhiên thay đổi ngữ nghĩa hay biến đổi âm thanh. Ví dụ gần trong tầm tay bạn đọc là cuốn “Sổ sách sang chép các việc”; tác giả Phi-líp-phê B́nh, bản viết tay do chính linh mục tác giả thực hiện năm 1822 tại Lisbonne, kinh đô Bồ-Đào-Nha (21). Gần gần chút nữa, t́m đọc tờ báo Nam Kỳ Địa Phận, xuất bản năm 1908 tại Sài G̣n, bạn đọc sẽ có nhiều ngạc nhiên hứng thú về tiếng Việt, hôm qua và ngày nay.
Có những chữ những tiếng tuy rằng không c̣n “đi đông đi tây” phổ biến sâu rộng như thời trai trẻ, nhưng vẫn lai rai tuổi thọ khá dài như trường hợp ni, mô, tê, răng, rứa. Có những tiếng, những từ trái lại ra đời chưa được bao lâu đă bị thời gian đào thải. Ngày xưa, từ hồi đô hộ Pháp, miền Nam có danh từ Mă-tà, lính mă-tà hay gần hơn danh từ “Biện Chà”. Cả hai đều có nghĩa là cảnh sát viên có nhiệm vụ trật tự an ninh phố phường (22). Lính mă-tà người Mă Lai ; biện-chà gốc Ấn Độ-Chà Và: một h́nh ảnh xă hội quá quen thuộc với dân Sài G̣n trước thập niên 50. Sau 1950, hoàn cảnh chính trị đổi thay, danh từ mă-tà, biện-chà hoàn toàn biến mất trong ngôn ngữ địa phương ; thay thế là danh từ cảnh sát, công an, đùa cợt hay châm biếm, ngôn ngữ miền Nam c̣ thêm danh từ “cớm” ! Cũng lại trước năm 1945, Hà Nội thanh lịch nói ‘bánh Tây’ (bánh ḿ), cái cùi-d́a (cuillère, cái muổng), cái ḥm (cái rương), xe ḥm (xe hơi). Di cư vào Nam năm 1954, bánh Tây, cùi-d́a (cái th́a), cái ḥm ... một ḿnh đơn độc “không giống ai”, lần hồi rơi rụng, biến mất. Đồng bào miền Bắc, cả những nhà văn nhà báo “1000 năm văn hóa đất Thăng Long” để khỏi thấy ḿnh lạc lỏng xa lạ trước đám đông, cũng lần nói quen miệng như bà con Sài G̣n: ra chợ Bến Thành, mua cái rương đựng quần áo, xong đến đường Lê Lợi mua bánh ḿ, có chút tiền rũng rĩnh (dzũng dzĩnh) mua chai rượu chát (rượu vang) đăi (thết) hai thằng bạn học vừa thi đậu (thi đỗ) ...
Cũng là hiện tượng tự nhiên thông thường, ngôn ngữ cùng di cư với con người ! Cuộc di cư tỵ nạn Cọng Sản hơn một triệu đồng bào miền Bắc vào Nam với ít nhiều ảnh hưởng ngôn ngữ như vừa nói qua ở trên là một ví dụ như trăm, ngàn ví dụ khác. Hoàn cảnh “ngôn ngữ di cư” trong lịch sử cận đại Việt Nam diễn biến song song với cuộc Nam Tiến kể từ Chúa Nguyễn Hoàng, hai miền riêng biệt Đàng Trong-Đàng Ngoài. Quan trọng như cuộc vận động lịch sử lớn lao ảnh hưởng đến đời sống văn hóa và nhất là ngôn ngữ Việt Nam. Ngôn ngữ mang theo, tiếng Việt- Nam Tiến qua tiếp xúc liên lạc với ngôn ngữ địa phương hay tiếp nhận từ nước ngoài, tiếng Việt ấy từ đó giàu có thêm với từ ngữ mới, âm thanh âm vực mới để rồi biến đổi trẻ trung hơn và tiến bộ hơn là tiếng Việt đang phổ biến ngày nay. Với cuốn từ điển trên, tác giả vừa đặt xong căn bản cho cuộc t́m hiểu cội nguồn tiếng Việt, rồi đây như tác giả mong mỏi, sẽ có thêm, có nhiều học giả biên khảo từng ngôn ngữ một các ngữ hệ anh em ; mỗi người một bộ môn, chuyên khoa chuyên ngành, cùng đi sâu thêm vào nội dung vấn đề. Tương lai tiếng Việt, tương lai ngành ngữ học như vậy sẽ càng tươi sáng hơn. Người xưa có nói: thà thắp lên một ngọn đèn, dù nho nhỏ, c̣n hơn ngồi nguyền rủa bóng tối. Trong đêm trường tịch mịch ngôi nhà ngữ học vắng vẻ ở hải ngoại, tác giả vừa thắp lên một ngọn đèn chiếu tỏa hy vọng, như ánh sáng mở đường cho nhiều bạn đồng hành khác, hiện tại và tương lai. Một cuốn sách vừa in xong, thông thường dù cẩn thận cố gắng đến đâu, vẫn không thể nào tránh khỏi sơ xuất khiếm khuyết. Từ Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt cũng vậy. Nhưng đây chỉ là những lỗi lầm nhỏ nhặt dễ dàng lướt qua (négligeable) so với một tác phẩm đồ sộ, một công tŕnh nghiên cứu ngữ học lớn như cuốn Từ Điển này.
______________________________________________
Ghi Chú
(1) Đúng ra, trước hết nên ghi thêm hai cuốn từ điển đầu tiên bị thất lạc được Alexandre de Rhodes xử dụng như tác giả xác nhận: Từ Điển Việt-Bồ-La. Diccionario Anamita-Portugues-Latin: Gaspar d’Amaral (1592-1645) Từ Điển Bồ-La. Diccionàrio Portuguès-Latin: Antonio Barbosa (1594-1647) Từ Điển Alexandre de Rhodes: Dictionarium Anamiticae-Lusitanum et Latinum (Từ Điển Việt-Bồ-La), tái bản gần đây, bản dịch của Thanh Lăng- Hoàng Xuân Việt- Đỗ Quang Chính. Hà Nội. 1991. Từ Điển Alexandre de Rhodes phát hành năm 1651, cuốn từ điển Việt Nam đầu tiên và có lẽ là một trong trong mấy cuốn tự điển lâu đời trên thế giới. Tự điển Pháp cổ xưa nhất vẫn là tự điển Littré (Emile), Dictionnaire de la langue française, một cuốn từ điển đồ sộ dày 4 tập (volumes) phần in ấn kéo dài gần mười năm trời mới xong, từ năm 1863-1873. Cuốn tự điển Anh ngữ đồ sộ hiện nay là Webster Third New International Dictionary, ấn bản năm 1968, dày 2662 trang, khổ lớn, in ba cột. Ấn bản đầu tiên do công tŕnh của Noah Webster năm 1828 từ đó về sau nhiều lần tái bản và mỗi lần như vậy đều có bổ túc thêm. Ấn bản năm 1968 trong Tủ Sách TSH là ấn bản lần thứ 8.
(2) Austronésie (Austronesia). Theo Coedes: “Les peuples de la Péninsule Indochinoise”, địa bàn sinh hoạt của người Austronésien (Austronesian) gồm các sắc dân Mă Lai, Nam Dương quần đảo dọc theo duyên hải Thái B́nh dương. Trong tác phẩm “Nguồn gốc Mă Lai của dân tộc Việt Nam”. Sài G̣n. 1971, tác giả B́nh Nguyên Lộc gọi chung các sắc dân Austronésien là Miền Dưới. “Địa danh do miền Nam sáng tác từ non 300 năm nay để chỉ tổng quát ba quốc gia Phi Luật Tân, In-đô-nê-xi-a và Mă Lai Á, nhất là đảo Java”. Cũng theo sưu tầm, nghiên cứu của B́nh Nguyên Lộc, “lớp sau của đợt di dân đến Champa, Phi Luật Tân, Nam Dương, các sắc tộc Austronésien (đă) làm chủ đất Hoa Nam một thời gian khá lâu trước khi người Tàu xuất hiện”.
(3) “Những t́m ṭi về ngôn ngữ gần đây cho biết rằng những từ, những tiếng ấy (gốc Chàm, gốc Thượng-Việt, Mă Lai ...), đang được nói gần khắp nơi Đông Nam Á chứ không riêng ǵ một vùng nhỏ miền Trung Việt Nam. Những vang vọng âm thanh hiện đang được nói từ chân núi Hy Mă Lạp Sơn băng tuyết bạt ngàn miền đông bắc nước Ấn Độ chạy dài phía đông nam, tràn qua Miến Điện, Thái Lan, Cao Miên, Ai Lao, Việt Nam, cuối cùng kéo một ṿng cung bao la hàng trăm hải đảo Mă Lai, Nam Dương, đến tận những ḥn đảo heo hút Thái B́nh dương”. Nguyễn Hy Vọng: Ni mô tê răng rứa. Tiếng Sông Hương. Lời Ṭa Soạn giới thiệu. Nguyên Hương. TSH. 1996. Tr. 157.
(4) Trong số các bài khảo luận về nguồn gốc tiếng Việt của L. Cadière, người viết xin gợi ư: Phonétique Annamite: Dialecte du Haut Annam. B.E.F.E.O. Paris. 1902. Le Dialecte du Bas Annam- Esquisse de Phonétique. B.E.F.E.O. Paris. 1911.
(5) Trước khi đến Việt Nam năm 1889, đại tá Nicolas Frey đă từng đóng quân tại Phi Châu thuôc Pháp, lịch sử đế quốc thuộc địa Pháp ngày ấy gọi là Afrique Occidentale Française. Nghiên cứu, t́m hiểu rồi so sánh, đối chiếu tiếng Việt với các ngôn ngữ miền tây Phi Châu, Nicolas Frey nhận thấy có rất nhiều trường hợp âm giọng giống nhau. Tác phẩm “L’Annamite, mère des langues” dày 250 trang được biên soạn trong hoàn cảnh nói trên. Suy rộng ra, nếu có, đây chỉ là trường hợp ngẫu nhiên ! Sẳn có cảm t́nh với Việt Nam, nhiều trang, nhiều đoạn tác giả hơi cưỡng điệu, nghĩ cho cùng cũng là chuyện tự nhiên khó tránh khỏi. Về phương diện nhân chủng học, các học giả Tây Phương thường cho rằng bán đảo Đông Dương (Péninsule Indochinoise) cũng là một ḷ “melting pot” nhiều sắc dân và ngôn ngữ khác nhau như bán đảo Ba Nhỉ Can- Péninsule Balkanique bên Âu Châu. Trên vùng đất này, trong quá khứ xa xăm đă xảy ra nhiều đợt di dân, nhiều sắc tộc ngôn ngữ khác nhau từng sinh sống chung, gặp gở nhau một thời, đến rồi đi, sắc dân này sắc dân khác. Trở lại trường hợp bán đảo Đông Dương: sự pha trộn các ngôn ngữ thuộc ngữ tộc Nam Á và ngữ tộc Hán-Tạng xảy ra chỉ là một hiện tượng tự nhiên.
(6) Rất có thể c̣n nhiều thiên khảo luận khác về ngôn ngữ Việt Nam c̣n vùi sâu trong các thư viện Pháp. Nói chung, những bài khảo cứu, luận thuyết về ngữ học Đông Dương các nhà nghiên cứu không thể không t́m đọc: Nguyên Hương: Petrus Trương Vĩnh Kư 1837-1898. Văn Hóa Nguyệt San. Sài G̣n. Tháng 12 năm 1965. Nguyên Hương: Trương Vĩnh Kư, kỷ niệm 100 năm nhà bác học qua đời (1898-1998). Tiếng Sông Hương. Dallas. 1998. Tr. 199-215.
(7) Nói về tự vị J. L. Taberd. Dictionarium Anamitico-Latinum, khởi soạn năm 1772, không thể không nhắc đến Tự Điển Việt-La Pigneau de Béhaine để lại bản thảo, Taberd bổ túc và khai dụng sau này. Nói rơ thêm, năm 1838 là năm xuất bản hai cuốn tự điển, Tự Điển Bá Đa Lộc và Tự Vị Taberd. Nhất Chi Mai N. C.: Sài G̣n, chữ Quốc Ngữ và Giám Mục Bá Đa Lộc. Từ Điển An Nam-La Tinh. Tiếng Sông Hương. 1990. Tr. 41-58.
(8) Gia tài văn-sử-học Petrus Kư để lại vô cùng quư báu ; riêng về phương diện từ điển, mới nh́n qua đă thấy đồ sộ: § Dictionnaire Géographique Annamite § Dictionnaire Biographique Annamite § Grand Dictionnaire Annamite-Français. 1889-1894 § Dictionnaire Chinois-Français-Annamite. 1897 § Petit Dictionnaire Français-Annamite. Saigon. 1884 (Cuốn từ điển sau cùng này, nhiều lần tái bản. Lần tái bản “mới” nhất, Tủ sách Tiếng Sông Hương hiện có 2 ấn bản: bản in năm 1924 và bản in năm 1937, bạn đọc thích sách cũ, rare books, có thể trao đổi.) dùng, không ai nói. Bỗng nhiên một ngày đẹp trời được nghe văng vẳng bên tai hay nh́n thấy trên sách báo cứ ngỡ rằng tiếng địa phương nơi một vùng đất thiêng nào đó, tiếng Nghệ, tiếng Quảng, tiếng Huế, tiếng Sài G̣n lạc lơng trong vang vọng ngôn ngữ ngày xưa. Nghĩ như vậy nhưng e rằng không phải vậy ! Những chữ, những từ ngữ sách báo miền Bắc cho là địa phương ngữ, trong dĩ văng không xa lắm, chính là tiếng Việt nguyên thủy thông dụng khắp cùng cả nước, dấu tích c̣n lại trong ca dao tục ngữ hay các tài liệu văn tự. Lấy ví dụ Ni, mô, tê, răng, rứa thường được gọi là tiếng Huế, tiếng địa phương như người viết có dịp một lần nhắc đến trên TSH, nay trích dẫn thêm: “Ni mô tê răng rứa, tiếng Việt nguyên thủy từ thuở mô-mô vang lên từ chân núi Hy Mă Lạp Sơn băng tuyết bạt ngàn, từ miền đông bắc Ấn Độ chạy dài xuống phương nam, tràn
(9) Mở đầu Bài Tựa (Tiểu Tự), Húnh Tịnh Của phân tách rơ ràng điểm khác nhau giữa tự điển và tự vị một số độc giả lâu nay không nhận ra. “Tự Điển, tự vị khác nhau cả một sự rộng hẹp: tự điển phải có chú giải, mỗi tiếng đều phải có dẩn điển, dẩn tích, nguyên là chữ sách nào, lời ai nói, cả thảy đều phải có kinh truyện làm thầy. Chỉ như tự vị cũng là sách hội biên các thứ chữ cùng các tiếng nói, song trong ấy thích chữ một, nghĩa một, mà không dẫn điển, dẩn tích ... “ (Đọc văn Húnh Tịnh Của, tiếng Việt miền Nam năm 1896 rồi so sánh với Nam Phong, tiếng Việt miền Bắc sau đó mấy mươi năm, hẳn rằng độc giả nhận thấy có sự khác biệt về nhiều phương diện. Đặc biệt, một bên chữ Nôm thuần túy, một bên hơi nhiều từ Hán-Việt. Đi xa hơn trong việc t́m hiểu tiếng Việt, có dịp đọc “Truyện thầy Lazoro Phiền”, cuốn tiểu thuyết Việt Nam đầu tiên bằng chữ quốc ngữ, xuất bản tại Sài G̣n năm 1887, tác giả J. B. Nguyễn Trọng Quản, đối chiếu với một số tác giả miền Bắc đầu thế kỷ 20, bạn đọc sẽ có dịp nhận xét đầy đủ hơn.
(10) Gaspar: Petit Dictionnaire Annamite-Français. Tự điển này xuất bản tại Sài G̣n năm 1877. Hai mươi năm sau, Sài G̣n có thêm một cuốn từ điển khác cùng nội dung, JFM Génibrel: Dictionnaire Annamite-Français. Imprimatur de la Mission 1898. Nơi lời mở đầu “Au Lecteur”, tác giả Génibrel nói rơ đă khai dụng tự điển Gaspar nói trên.
(11) Theo lối viết ngày trước và tôn trọng nguyên bản tác giả, TSH ghi lại: Húnh-Tịnh Paulus Của, thay v́ Huỳnh và Đại Nam Quấc Âm Tự Vị, thay v́ Quốc Âm ...
(12) Việt Nam Từ Điển, in từng tập, khởi sự từ năm 1931 kéo dài đến năm 1939. Toàn bộ 663 trang, 2 cột. Imprimatur Trung Bắc Tân Văn. Hà Nội. Ra đời sau Tự Vị Húnh Tịnh Của, nhưng Việt Nam Từ Điển lại không có đầy đủ các từ thông dụng miền Trung, miền Nam, chưa kể một vài sai sót khiếm khuyết nơi phần định nghĩa-giải thích gần đây báo chí có nhận xét.
(13) Về tác giả Việt Nam, đến đây tưởng nên nhắc lại một công tŕnh ngữ học khác: Luận án Tiến sĩ Quốc Gia. Đại học Sorbonne, Paris. 1948, phổ biến thành sách: Lê Văn Lư: Le parler Vietnamien, sa structure phonologique et morphologique fonctionelle. Paris. Hương Anh xuất bản. 1948.
(14) (...) Aucune de ces théories n’explique à fond l’origine de la langue vietnamienne. Un fait, cependant, reste certain: le Vietnamien n’est plus une langue pure. Il semble être un mélange de plusieurs langues anciennes et modernes du aux contacts des Vietnamiens avec les peuples étrangers. Par conséquent, la langue vietnamienne s’était enrichie de nouveaux mots provenant de successives vagues d’émigrants parmi lesquels se trouvaient les Indonésiens. Ref. Nguyễn Khắc Kham: Une initiation à la culture Vietnamienne. Saigon. 1960. L’Association Vietnamienne pour le dévelopement des relations internationales. Nguyễn Khắc Kham: Vietnamese studies and their relationship to Asian studies. (Bài tham luận tại Hội Nghị Quốc Tế Đông Phương Học lần thứ 26 tại New Delhi tháng 1 năm 1964) Cùng chia xẻ quan điểm của giáo sư Nguyễn Khắc Kham về nguồn gốc dân tộc và văn hóa Việt Nam, theo tác giả Nguyễn Hy Vọng, gần đây Encyclopedia Brittanica (1945-1990) cũng đă phổ biến nhiều ư nghĩ trùng hợp về nguồn gốc Việt Nam, người Việt và tiếng Việt: “... a long-held notion that identified the Vietnamese with one tribe of the Yueh of southern China has been abandoned ... “ “... modern-day Vietnamese share many cultural and linguistic traits with other “non-Chinese” peoples living in neighboring areas of southeast Asia”.
“The Vietnamese language is distinct, it can be described as a fusion of Mon, Khmer, Thai and Chinese elements”.
“... the official language of Vietnam is the Vietnamese, a member of the Austro-Asiatic family, a distinct language. Although it has some similarities to other languages of southeast Asia and to Chinese, its syntax is closer to Khmer”.
(15) Đúng với ư nghĩa trên, Mường là một danh xưng, đồng bào Muờng tự xưng Mwan (Mường) có nghĩa là “người”. Có nhiều nhóm Mường rải rác ở Bắc Việt, nhiều nhất là Ḥa B́nh, Phú Thọ rồi đến Sơn Tây, Yên Bái, Sơn La. Ở miền Trung, người Mường quy tụ đông nhất ở Thanh Ḥa (độ chừng 10 ngàn người trước năm 1945) rồi đến Nghệ An (chừng 3 ngàn người). Rơi rớt c̣n lại là âm hưởng Mường trong ngôn ngữ nông thôn B́nh-Trị-Thiên. Có thể nói chung-chung không sợ lầm lẫn, tiếng Mường là tiếng Việt Nam thời xa xưa ; xă hội phong tục Mường ngày nay đúng là h́nh ảnh xă hội, phong tục Việt Nam ngày trước. Chuyên khảo về người Mường, ngoài sách báo Pháp văn, về Hán văn tưởng nên biết qua tác phẩm “Thanh Hóa quan phong”, sách in năm 1904, Thành Thái vạn niên Giáp Th́n đông, tác giả Vương Duy Trinh, Tổng đốc Thanh Hóa trong thời gian này, bản dịch Việt văn phổ biến trước năm 1975. Qua “Thanh Hóa quan phong”, bạn đọc nh́n thấy ngoài phần thi ca, phong dao sưu tầm tại địa phương bằng Hán văn và chữ Nôm, c̣n có một số bài bằng tiếng Mường (tiếng Châu) được dịch ra tiếng Chợ (tiếng Kinh). Ngoài ra, một bản in riêng 35 mẫu tự Mường, ghi là chữ thập châu (chữ châu, tiếng châu, thập châu Mường). Chữ Mường, theo các nhà khảo cổ, có nguồn gốc văn tự Ấn Độ như chữ Pali, Sanscrit, Thái, Chàm, các nhà Nho học xưa gọi là khoa đẩu văn. Bản mẫu tự 35 chữ Mường nói trên rất có thể là văn tự nước ta thời cổ xưa-cổ đại. Bắc thuộc lần thứ nhất người Việt Nam bắt buộc học chữ Tàu (Hán). Học nhiều quá, có lẽ vậy, quên mất văn tự cũ là chữ khoa đẩu trước đó 10 thế kỷ !
(16) Đừng nói đâu xa, từ thời Hậu Lê- Lam Sơn- Lê Lợi, rất nhiều từ Cổ Việt trong Quốc Âm Thi Tập- Nguyễn Trải (1380-1442) lai rai-dài dài c̣n lưu dấu ngôn ngữ trong Tự Điển Việt-Bồ-La Alexandre de Rhodes năm 1651. Đối với độc giả ngày nay, tiếng Việt thời Alexandre de Rhodes là tiếng Việt cổ xưa, là ngôn ngữ Mường-Cổ Việt-- Thanh Hóa-Nghệ An, quê quán nguồn gốc Mường của Lê Lợi, Nguyễn Kim, Nguyễn Hoàng ... Sau ngày Nguyễn Hoàng cùng đoàn dân quân Thanh Nghệ vào trấn thủ Thuận Hóa- Quảng Nam, khởi đầu cuộc Nam Tiến và tiếp đến phân tranh Đàng Trong- Đàng Ngoài kéo dài mấy trăm năm, tiếng Việt hai miền Trong- Ngoài có những chuyển động khác nhau. Trong lúc tiếng Việt Đàng Trong vẫn muôn đời gắn bó với quê hương cội nguồn ngôn ngữ Thanh-Nghệ, th́ Đàng Ngoài do ảnh hưởng Tống Nho, Nho phong, Nho thuật đang thời hưng thịnh, miền Bắc bị Hán hóa về xă hội-phong tục, đặc biệt về ngôn ngữ. Hán hóa nhiều, quá nhiều đến nỗi càng lâu càng đi xa hơn cái nôi tiếng Việt là vùng Thanh-Nghệ, ngôn ngữ Mường-Cổ Việt. Kết quả là có những tiếng, những từ ngữ lâu ngày không ai nói hay ít c̣n thông dụng, lần hồi mai một ở miền Bắc trong lúc c̣n măi trên đà phát triển ở miền Trung, dần dà cuốn hút theo phong trào Nam Tiến phát triển lan rộng miền Nam đến tận mũi Cà Mau. Khai thông và phóng nhiệm, thâu góp từ bốn phương tám hướng núi cao bể rộng sông dài, tiếng Việt miền Trung-miền Nam sống động và sinh động, tha hồ phát triển, đa dạng và phong phú đúng là h́nh ảnh tiếng Việt ngày nay. Không ngạc nhiên, tại miền Bắc, qua nhiều thế hệ có những chữ hay từ ngữ gần như bị quên lăng v́ lâu ngày không ai qua Miến Điện, Thái Lan, Lào, Việt Nam, xong kéo một ṿng bán đảo Mă Lai đến tận phía nam xa xôi Thái B́nh dương. Ni mô tê răng rứa lần hồi biến dạng ở miền Bắc trong khi vẫn c̣n thông dụng tại miền Trung, miền Nam. Tại răng rứa ? Hiện tượng ngôn ngữ này được nh́n thấy qua cuộc Nam Tiến như TSH đă đề cập qua bài: Chữ quốc ngữ, tiếng Việt Đàng Trong đầu thế kỷ 19: “... Người Việt- Nam Tiến vừa giữ ǵn cái vốn ngôn ngữ mang theo từ các tỉnh Thanh-Nghệ, vừa làm giàu thêm tiếng Việt qua tiếp xúc, chung đụng với các sắc dân trong vùng không gian văn hóa mới. Điều này giải thích tại sao có nhiều chữ rất phổ thông tại miền Trung, miền Nam đến nay c̣n thông dụng, trong lúc ở miền Bắc, không có hay không c̣n nữa ... Gia tài ngôn ngữ mang theo từ cuộc Nam Tiến đến nay vẫn c̣n và c̣n măi. Ni mô tê răng rứa thông dụng ở miền Trung từ thuở chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa. Ni mô tê răng rứa Nam Tiến c̣n măi trong ngôn ngữ, trong văn tự Nam Kỳ Lục Tỉnh. Xin mời bạn đọc trở lại với Húnh Tịnh Của: Đại Nam Quấc Âm Tự Vị, tập I, II, Sài G̣n. 1895, qua vài ví dụ nơi các trang: ni (tr. 146), mô (tr. 38-39), tê (tr. 350), răng (tr. 248), rứa (tr. 268).” (Cái nôi tiếng Việt. TSH. 1999. Tr. 9-15.) Ni mô tê răng rứa là tiếng địa phương ! Vô t́nh hay cố ư khẳng định như trên, không những là một lầm lẫn văn học, mà c̣n làm phương hại đến tinh thần thống nhất của ngôn ngữ Việt Nam. Thống nhất trong đa dạng, hợp nhất trong dị biệt (unité dans la diversité) vốn là bản chất của văn hóa, của ngôn ngữ Việt Nam. Nhận định như vậy rồi sẽ thấy rơ hơn, dù với đặc sắc-đặc dị về nhiều phương diện, tiếng (từ) Huế, tiếng Sài G̣n ... không phải là riêng của người Huế, người Sài G̣n, lại càng không phải là tiếng địa phương ... Trong bối cảnh đa nguyên đa dạng, mặc dù sinh động trong không gian rộng lớn tổng hợp trên dưới 2/3 dân số toàn quốc, tiếng Huế-tiếng Sài G̣n, miền Trung-miền Nam không phải là tiếng chuẩn của ngôn ngữ Việt Nam nói chung. Trên thực tế và lư thuyết, lại càng không phải, tiếng Hà Nội, tiếng miền Bắc được gọi là “tiếng chuẩn” như Viện Ngôn Ngữ Hà Nội đă hồ hỡi kêu gọi lâu nay. Nguồn gốc đa nguyên-đa dạng Austro-Asiatique, cái nôi tiếng Việt thời xa xưa là vùng Thanh-Nghệ, ngôn ngữ Mường-Cổ Việt. Chính nhờ cái nôi ngôn ngữ ấy mà tiếng Việt ba miền c̣n giữ được mối liên hệ sâu xa, từ đó biết được quá tŕnh phát triển ngôn ngữ miền Bắc trong cộng đồng ngôn ngữ sắc tộc vùng thượng du như Mường, Thái, Nùng, Thổ, Dao, Mèo, Lô Lô ... Cũng qua cái nôi Thanh-Nghệ ấy chúng ta nh́n thấy được trong quá khứ sức sống tràn đầy trẻ trung tiếng Việt miền Trung-miền Nam dự phóng tài bồi tiếng Việt, quốc hồn quốc túy của đất nước và con người Việt Nam.
(17) Cùng chung suy nghĩ và giải thích như Nguyễn Hy Vọng, trong tác phẩm “Lột Trần Việt Ngữ” (Xuân Thu tái bản ở hải ngoại), tác giả B́nh Nguyên Lộc cho rằng trong tất cả danh từ kép của ta gồm 2 chữ có nghĩa như nhau, không có từ nào “vô nghĩa”. Ví dụ: cây cối, cối cũng có nghĩa là cây ; múa may, may (động từ) có nghĩa là múa, là chuyển động như gió heo may ; nhỏ nhoi, nhoi do nguồn gốc Thái- noi, có nghĩa là nhỏ. Và c̣n nhiều chữ khác như chợ búa, đồng nội, đường sá ... Cũng với nhận xét trên, rất có thể trong các từ kép chúng ta c̣n gặp trường hợp ngữ nghĩa tương đương như: đẹp- đẹp đẻ, đau- đau đớn, vui- vui vẻ, buồn- buồn bả, lạ- lạ lùng, sợ- sợ sệt, rủi- rủi ro, khó- khó khăn, nhớp- nhớp nhúa ...
(18) Chữ lô-gít viết theo dạng thức phiên âm từ Pháp ngữ la logique, người viết ở vào trường hợp “chẳng-đặng-đừng”. Danh từ la logique, trong câu “la logique constitue une langue”, không có nghĩa đơn thuần là hợp lư, hợp cách, hợp lẽ như tỉnh từ (adjectif) logique chúng ta đă biết qua. Logique (lô-gít) ở đây bao gồm, gói ghém ư nghĩa một cơ cấu, một hệ thống (système) ngôn ngữ như âm thanh, âm vận, chữ viết ... Muốn diễn đạt cho hết ư nghĩa này không phải chỉ cần mấy tỉnh từ hợp lư, hợp cách là đủ, mà c̣n phải vận dụng nhiều ư, nhiều từ liên hệ đến chữ “système”. Trong phạm trù triết học, chúng ta có từ ngữ logique mathématique, logique formelle. Danh từ logique trước nay vẫn thường được Việt hóa “lô-gít” ; nhiều người viết, nhiều người dùng, nhiều người hiểu.
(19) Kết thúc Lời Tựa (Avant-Propos) Dictionnaire Annamite-Chinois-Français, tác giả linh mục Gustave Hue viết: “... Cuốn tự điển phong phú về từ ngữ này chứng tỏ cho những ai kém suy nghĩ biết rằng, không phải tiếng An Nam nghèo, mà chính những người tự phụ thích chỉ trích, chính những tâm hồn ấy “nghèo tiếng Annam” “. Dictionnaire Annamite-Chinois-Français, Imprimatur Trung Hoa. Hà Nội. 1937 by G. Hue. “... la richesse du lexique prouvera aux esprits non prévenus que ce n’est pas la langue annamite qui est pauvre, mais plutôt ses détracteurs qui sont “pauvres en annamite” “. Avant-Propos. Phú Nghĩa 12-4-1937. (Bibliothèque Tiếng Sông Hương. Dallas.)
(20) Chuyện ngoài lề, viết lách lăng nhăng dài ḍng thê thảm, nhân dịp nhắc thêm cho vui ! Cà-kê-dê-ngỗng, viết lách dài lê thê-ḷn tḥn, vô địch nhất nước phải nói là đảng ta- Cọng Sản Hà Nội. Khỏi cần chọn lựa, lật bất cứ tờ báo, cuốn sách nào do đảng ta xuất bản, bạn đọc sẽ nh́n thấy ngay và thấy rơ. Cũng khỏi cần lựa chọn, một vài ví dụ trích dẫn dưới đây, đầy dẫy-đầy nghẹt trong đống sách được đảng ta muôn vàn trân trọng. Tác giả, từ Hồ Chí Minh, Lê Duẩn đến cán bộ văn nô cao cấp, sử gia, công thần, công bộc hai cái hội gọi là to nhất nước, Viện Ngôn Ngữ Học và Viện Sử Học.
Ví dụ 1: (Câu ngắn thôi, sơ sơ 70 chữ ; đọc một hơi luôn, khỏi nghỉ !) “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức các nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một đảng mới 15 tuổi đă lănh đạo cách mạng thành công, đă nắm chính quyền toàn quốc”. Hồ Chí Minh tuyển tập - Tập I Trích dẫn: Lịch Sử Việt Nam (nhiều tác giả, các giáo sư Nguyễn Công B́nh, Văn Tạo, Phạm Xuân Nam, Bùi Đ́nh Thanh). Hà Nội. 1985. Tập II. Tr. 341.
Ví dụ 2: Về tài văn chương chữ nghĩa, “Dưới lá cờ vẽ vang của đảng” có lẽ Lê Duẩn c̣n hồ hởi, tiến bộ hơn cả Hồ Chí Minh ! Hồ Chí Minh viết như trên đă dài, Lê Duẩn c̣n dai dẳng-dài ḍng hơn: 110 chữ một câu. Ngắn thôi, 10 hàng ! “Trước thắng lợi vĩ đại của Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của phát xít Nhật, buộc Nhật phải đầu hàng không điều kiện, Đảng đă kịp thời nắm lấy thời cơ có một không hai đó để phát động cao trào tổng khởi nghĩa, dựa vào lực lượng chính trị của đồng bào quần chúng ở thành thị và nông thôn kết hợp với các lực lượng vũ trang cách mạng, đập tan các cơ quan đầu năo của địch ở thủ đô và các thành phố, xóa bỏ toàn bộ hệ thống cai trị của địch ở nông thôn, giành chính quyền trong phạm vi cả nước”. Tác giả tuyên truyền láo khoét hơi nhiều: Nhật đầu hàng v́ 2 quả bom nguyên tử, đâu phải v́ Liên Xô vĩ đại. Lê Duẩn: Dưới lá cờ vẻ vang của đảng. Lịch Sử Việt Nam, tập II. Sđd.
Ví dụ 3: Có học, có tŕnh độ hơn, cán bộ sử học công thần-công bộc Phan Huy Lê viết lách luộm thuộm-dây dưa-dài ḍng không kém: “So với nhiều cuộc chiến tranh yêu nước trước và sau nó, cuộc kháng chiến chống xâm lược Xiêm mà đỉnh cao và trận quyết chiến chiến lược có ư nghĩa định đoạt là chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút, chưa phải là cuộc kháng chiến giữ nước vào loại có quy mô lớn và mức độ ác liệt nhất”. Câu thứ hai, trích dẫn mở đầu bài viết có tựa đề dài ḷn tḥn: Chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút, trong lịch sử Tây Sơn và lịch sử dân tộc.
Tiếp theo, lăng nhăng-lư nhí kéo dài, tác giả văn chương chữ nghĩa bề-bề sáng tác thêm: khỏi nói, đọc hụt hơi, nghĩ luôn. Hết mệt, đọc tiếp: “Tuy lớn lên trên miền đất cực nam xa xôi, mới khai phá, giữa môi trường chính trị mang nặng mưu đồ các cứ lâu dài của các chúa Nguyễn, nhân dân Gia Định (theo nghĩa rộng, chỉ cả Nam Bộ sau này, tương ứng với Gia Định thành đời Nguyễn) mà tuyệt đại đa số là nông dân người Việt, vẫn nuôi dưỡng tinh thần yêu nước và ư thức dân tộc. Trong cuộc sống cởi mở, phóng khoáng, họ vẫn ǵn giữ bản sắc thống nhất của nền văn hóa dân tộc, vẫn tự coi là một bộ phận của cộng đồng dân tộc đượm t́nh nghĩa đồng bào ruột thịt và có ư thức sâu sắc về độc lập chủ quyền thiêng liêng của đất nước”. Hai câu liên tiếp, 14 hàng (cột 1, trang 7) dài-dai như ống thổi lửa tộng-bộng 2 đầu. Mở đầu bài đă có “dân tộc”, trang tiếp sau thêm ba bốn chữ “dân tộc” (trong cùng trang 3), đến trang 4, 5, 6 lại “dân tộc” đă quá nhiều rồi. Qua trang 7, hai câu trên, thêm 3 lần dân tộc, dân tộc, dân tộc ... Đúng là quái thai văn học và sử học ! Có ai dành dân tộc của Cọng Sản Hà Nội đâu mà cứ phải nhắc tới nhắc lui ! Dân tộc anh dũng, dân tộc vinh quang, đồng bào dân tộc, dân tộc độc lập ... đủ thứ dân tộc ! Mấy mươi năm rồi, dân tộc lầm than, dân tộc đói khổ, dân tộc thất học, không thấy đảng ta và Viện Sử Học Hà Nội nhắc tới, dù chỉ một lần !
Ví dụ 4: Qua đến Viện Ngôn Ngữ Học Hà Nội, chữ nghĩa văn chương c̣n kinh khủng hơn, đọc không những “hụt hơi”, e lần này tắt hơi luôn vẫn không hiểu tác giả muốn nói ǵ ! V́ vậy, xin khỏi trích dẫn nhiều, chỉ 1 câu trong hàng chục câu giống nhau, để bạn đọc nh́n thấy rơ tài văn chương Viện Ngôn Ngữ Học đảng ta: “Nghiên cứu một cách chi tiết những đặc điểm ngữ âm-âm vị học tiếng Arem và Rục trong sự so sánh với, một mặt, các ngôn ngữ Môn-Khơme, và mặt khác với các ngôn ngữ Việt-Mường, cho phép chúng ta h́nh dung con đường h́nh thành thanh điệu từ trạng thái hoàn toàn không có thanh điệu (một số ngôn ngữ Môn-Khơme), đến trạng thái xuất hiện những mầm mống của thanh điệu (Arem) và đến trạng thái xuất hiện hệ thống thanh điệu âm vị học (Rục) “. Giáo sư Huỳnh Văn Lợi: Sự h́nh thành đối lập đường nét thanh điệu trong ngôn ngữ Việt-Mường (Trên tư liệu tiếng Arem và Rục). Ngôn Ngữ. Số 2. Tr. 4.
(21) Có nhiều cách giải thích-dẫn chứng mấy chữ Mă-tà, Biện-Chà, Chà Và-Mani, Chà Và-Ấn Độ ... Theo bản thống kê dân số Nam Kỳ thuộc địa năm 1873, ngoài cư dân Trung Hoa, đông đúc hơn cả là người Cambodge (Cao Miên), người Malai (Mă Lai) rồi đến Malabar (Ma-la-bà-Ấn-độ), người Tagal (Phi Luật Tân) theo ngôn ngữ Tagalog) ... Không rành địa dư chủng tộc, ngày xưa bà con trong Nam gọi chung người Miên là Thổ, người đàng Thổ (sau này có danh từ Thổ dậy, cáp duồng ...) và các sắc tộc khác theo màu da, chung-chung: Chà, Chà Và, Chà Và Mani, Chà Và Ấn Độ ... Mă-tà, gốc Mă Lai trở thành tiếng Việt có nghĩa là lính cảnh sát. Buổi đầu tiên Nam Kỳ thuộc địa, người Chà (Chà Và) được tuyển mộ làm cảnh sát gọi là Mă-tà. Mă-tà không những có mặt trên đất liền, mà c̣n đi xa ra tận Côn Đảo, ở đây có Mă-tà “gát” tù, gọi là Mata gardien (xem Huỳnh Thúc Kháng: Thi Tù Tùng Thoại. Tiếng Dân xuất bản. Huế. 1930). Từ lính mă-tà, ngôn ngữ miền Nam có thêm từ ngữ ma-tà-tét, vừa khôi hài, vừa ngụ ư không được kính trọng lắm. Cũng do nhu cầu an ninh thời cuộc, Sài G̣n thuộc địa c̣n có Biện Chà, chà ở đây là người Ấn Độ nguyên quán từ các nhượng địa Pháp như Mahe, Karikal, Pondichéry, Chandernagor được tuyển mộ làm cảnh sát, có người cấp bậc cao hơn tương đương với cai, đội gọi là Biện Chà (v́ gốc Ấn Độ Chà Và). Dẫn chứng theo lịch sử Nam Tiến: từ thế kỷ 17, 18 người Mă Lai đến buôn bán làm ăn tại Đồng Nai-Gia Định. Không phân biệt sắc tộc-quốc tịch, thời xa xưa bà con trong Nam gọi chung những người “khách lạ”, ba hồi Mă Lai, ba hồi Bà Lai, có khi Ba-ba Miến ... Cùng chung gặp gỡ giao tiếp, ngôn ngữ miền Nam nhờ đó có thêm danh từ mới như mă-tà, áo bà ba, bánh bà lai (theo B́nh Nguyên Lộc: Nguồn gốc Mă Lai của dân tộc Việt Nam, Xuân Thu tái bản ở hải ngoại, không ghi năm tháng phát hành.)
(22) Phi-líp-phê Bỉnh: Sổ sách sang chép các việc. L/m Thanh Lăng giới thiệu. Viện Đại Học Đà Lạt xuất bản. Sài G̣n. 1968. Bản chép tay, khởi sự từ năm 1822 tại thủ đô Lisbonne-Bồ Đào Nha, nơi linh mục Bỉnh được phái đi công tác và ở lại đây cho đến khi qua đời năm 1876, hiện lưu trữ tại thư viện Vatican. Ngoài sách nói trên, tác giả c̣n để lại nhiều di cảo khác, những tài liệu trước nay chưa khai thác, nói được là vô cùng quư báu trong việc t́m hiểu tiếng Việt-quốc ngữ thời xa xưa. * * *
|