Đức Dalai Lama

 

 

Năm 2008 hăy tử tế hơn với láng giềng !”

 
 

 

Đức Dalai-Lama, lănh tụ tinh thần của Tây tạng sống lưu vong nước ngoài hơn bốn thập niên qua, vừa lên tiếng kêu gọi thế giới nói chung – và đặc biệt Trung Quốc – nên tỏ t́nh nhân ái nhiều hơn đối với các nước láng giềng trong năm mới

Trước những thách đố của dân số thế giới ngày càng tăng, nhu cầu năng lượng và thực phẩm càng nhiều, cùng với sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn, chúng ta phải chấp nhận hiện tượng toàn cầu hoá và đón nhận tha nhân từ mọi nước như những người láng giềng và cộng tác viên chứ không như người ḱnh địch. Trong cái thế giới loài người phụ thuộc lẫn nhau này, chiến tranh đă lỗi thời. Tàn phá đất nước khác không đem lợi lộc ǵ cho ḿnh mà c̣n gây đau khổ cho con người, xáo trộn liên hệ giao thương và phá rối môi trường – những tệ đoan mà tất cả thế giới đều phải chịu đựng.

Năm 2008 sẽ cần tăng cường nỗ lực để chấm dứt những tranh chấp bạo động đang thao diễn tại nhiều nơi trên thế giới. Đà phát triển kinh tế sẽ tiếp tục, trong khi con người sẽ ư thức sâu sắc hơn về những tai họa của sự biến đổi khí hậu và nhu cầu tự bảo vệ đối với những hậu quả vô lường của nó. Chắc chắn sẽ phải tập trung chú ư vào những kẻ không của không quyền, từng là nạn nhân đầu tiên và bất lực nhất để tự bảo vệ.

Con người cần thực phẩm và một số dịch vụ để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống, không kể những ǵ có thể bảo đảm nhân phẩm và một đời sống lành mạnh. Nhưng tất cả những tiến bộ và sáng tạo của sinh hoạt kinh tế không giúp chúng ta đáp ứng những nhu cầu thiết yếu nói trên cho con người. Cái hố ngày càng sâu rộng giữa ‘những kẻ có nhiều’ và ‘những kẻ không có ǵ’ c̣n sẽ gây nhiều đau khổ cho nhiều người.

Hằng ngày chúng ta chứng kiến những sự phô trương giàu sang lộ liễu cùng với cảnh chết đói, nghèo nàn, suy dinh dưỡng và những bệnh tật có thể ngừa hoặc có thể cứu chữa. Sao chúng ta không thắc mắc là có ǵ không ổn trong cách lựa chọn những mục tiêu hoặc những động cơ thúc đẩy chúng ta, hay là cả hai ? Tôi tin rằng chúng ta phải t́m cách đưa ḷng từ bi vào sinh hoạt kinh tế của chúng ta.

Từ bi và nhân ái là những đúc tính căn bản trong liên hệ giữa người với người. V́ thế một xă hội trong đó con người phụ thuộc lẫn nhau phải là một xă hội từ bi, nhân ái trong cách lựa chọn mục tiêu, và cả trong cách theo đuổi những mục tiêu đó.

Khi chúng ta chỉ tập trung nhắm vào những đ̣i hỏi riêng tư và bất chấp những nhu cầu và quyền lợi của kẻ khác, chúng ta sẽ gây nên xung khắc. Đó là điều tất nhiên nếu ta chỉ coi hạnh phúc và nhu cầu mưu sinh dưới khía cạnh của cải và quyền lực. Con người ai cũng khát khao tự do, b́nh đẳng, phẩm chất được tôn trọng, và quyền đạt những giá trị đó. V́ thế, trong cái thế giới ngày càng thu nhỏ thời nay, chấp nhận một số tiêu chuẩn phổ quát về quyền làm người cho nhân loại là điều thiết yếu.

Tôi không thấy có ǵ mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu tôn trọng nhân quyền. Quyền tự do ngôn luận và quyền lập hội là thiết yếu cho một nền kinh tế đang phát triển. Chẳng hạn bên Tây tạng, đă có nhiều trường hợp mà những chính sách kinh tế thất sách vẫn tiếp tục áp dụng măi sau khi thất bại chỉ v́ người dân và ngay cả cán bộ không có quyền phản đối. Ở những nước khác cũng thế thôi.

Người Tây tạng yêu chuộng văn hoá và coi nếp sống của họ là phù hợp nhất cho môi trường sinh sống của ḿnh, nhưng mỗi khi họ chứng tỏ sự gắn bó, tôn trọng hay một niềm tin tích cực vào những giá trị ấy, th́ chính quyền Trung Quốc lại coi động cơ thúc đẩy việc bảo tồn phẩm chất của họ như một mối đe doạ cho sự thống nhất của Trung Quốc.

 

Một con đường trung dung cho Tây tạng

 

Chúng ta thường ca ngợi đa dạng đa nguyên trên lư thuyết, nhưng trong thực hành quá nhiều lúc chúng ta không tôn trọng điều đó. Khi gặp người khác chúng ta, chúng ta có khuynh hướng đánh giá sự khác biệt như một điều tiêu cực và coi đó như một đe dọa. Điển h́nh là thái độ của chính phủ Trung Quốc đối với dân tộc Tây tạng. Tất nhiên người Tây tạng yêu chuộng văn hoá của họ và coi nếp sống của họ là phù hợp nhất cho môi trường sinh sống của ḿnh, nhưng mỗi khi họ chứng tỏ sự gắn bó, tôn trọng hay niềm tin tích cực th́ chính quyền Trung Quốc lại coi cái động cơ thúc đẩy việc giữ ǵn, bảo vệ phẩm chất của họ như một mối đe doạ cho sự thống nhất của Trung Quốc. Chính sự thiếu khả năng đón nhận tính đa dạng đó là nguồn gốc căn bản gây nên những bất măn khả dĩ đưa đến xung đột.

Lănh đạo Trung Quốc đặt nhiều kỳ vọng vào sự hài hoà : một mục tiêu tối hảo. Nhưng muốn thực hiện nó, phải tin tưởng lẫn nhau. Tin tưởng phát xuất từ tính b́nh đẳng và ḷng từ bi. Nghi kỵ gây ra kiềm chế và ngăn cản tin tưởng. Không có tin tưởng, làm sao có thể thực hiện đoàn kết đích thực hoặc hài hoà ?

Tôi tin rằng chúng ta có thể t́m ra một phương cách để người Hán và người Tây tạng chung sống với nhau trong sự tôn trọng nhân phẩm, tự do và tinh thần giao hảo giữa láng giềng. Tôi tin vững vàng chúng ta có thể đạt một giải pháp ‘trung dung’ nếu chúng ta chấp nhận tôn trọng những khác biệt của nhau và khẳng định chúng ta có cả khả năng và phương tiện để giải quyết những vấn đề của chúng ta trong t́nh tương thân tương trợ.

Năm 2008 thế giới sẽ chú ư vào Trung Quốc đặc biệt trong mùa Thế vận hội. Tôi tin vững vàng là một quốc gia với dân số đông nhất thế giới, với một nền văn minh phong phú và một chiều dài lịch sử cổ kính, Trung Quốc đáng hưởng đặc ân và danh dự này. Nhưng chúng ta cũng không nên quên rằng Thế vận hội là một cuộc thi đua tự do, ṣng phẳng và cởi mở giữa những lực sĩ của tất cả mọi quốc gia, cho dù nhỏ bé. Tóm lại, tự do, công bằng, cởi mở và b́nh đẳng không phải chỉ là những nguyên tắc in sâu trong tinh thần Thế vận hội, mà cũng là những giá trị cao cả nhất của loài người, một thước đo mà mọi dân tộc đều phải tuân theo.

(Trích The Economist Dec. 2007 : ‘The World in 2008’, China Special Section)

----------------------------------------------------------

 

Lời bàn của người dịch

 

Khái niệm đức Dalai-Lama thường dùng khi phát biểu hoặc thuyết pháp là hai chữ quen thuộc từ bi của nhà Phật (tiếng Anh và tiếng Pháp thường dịch là ‘compassion’). Trong lời kêu gọi trên đây, tờ The Economist đă có sáng kiến vừa dịch vừa diễn giảng bằng từ ‘nice’ (‘tử tế’).

‘Tử tế’ là một từ đơn sơ, dễ hiểu. Trong cuốn phim “Chuyện tử tế” của Trần Văn Thủy, cố học giả thâm nho Đào Duy Anh có cắt nghĩa ‘tử tế’ là cái ǵ kỹ càng, tinh tế, đại khái người ‘tử tế’ là người chú trọng những ǵ tế nhị, nhỏ bé mà quí hoá nhất trong kẻ khác, biết trân trọng tha nhân bất kể cao sang hay hèn mọn – nhất là hèn mọn –, tóm lại là người hiền, người tốt. Sự ra đời của bộ phim này cách đây hơn hai thập niên, không lâu trước phong trào ‘đổi mới’, được người Việt trong cũng như ngoài nước thời ấy đón nhận với bỡ ngỡ và xúc động. Chẳng lẽ trong cái thế giới phi nhân của đấu tranh giai cấp dưới ngọn cờ ‘xă hội chủ nghĩa’, đề cao lọc máu cải tạo thành phần, con người đè lên nhau mà sống, c̣n có chỗ cho những chuyện tử tế, nhân từ, nhân ái, c̣n chút hy vọng cho t́nh người… Song niềm hy vọng chỉ thoảng qua như hơi gió.

Trong bối cảnh một nước Tây tạng bị Trung Quốc áp bức suốt nửa thế kỷ nay, lời khuyến cáo của đức Dalai-Lama là cách dùng lời nhẹ để nói lên một thực trạng nặng (litote), ngụ ư trước đây, nói cách bao dung và ‘tử tế’ nhất, tạm cho là có chút tử tế đấy (?), nhưng ngày hôm nay nhân dịp đầu năm mới hăy cố gắng tử tế hơn… Nhưng biết cách ăn nói lịch thiệp cố hữu của nhà lănh đạo chân tu và nhất là nh́n lại lịch sử gần đây, ai cũng hiểu rằng đây là lời cảnh giác nghiêm khắc nhằm cảnh cáo cách sư xử vốn không tử tế chút nào. Từ sự xâm lăng quân lực năm 1950 đến chính sách xoá sổ nền văn hoá của cả một dân tộc – đức Dalai-Lama không ngần ngại tố cáo sự ‘xâm lược bằng dân số’ (demographic aggression), thậm chí ‘diệt chủng văn hoá’ (cultural genocide) – đến cuộc đàn áp ‘tàn bạo’, ‘quá sức tưởng tượng’ trong tuần qua, lời kêu gọi thống thiết trên càng đượm một ư nghĩa bi đát : «Phải công nhận rằng có một sự kỳ thị : người dân Tây tạng sống trong nước của ḿnh lại bị cư xử như công dân hạng nh́… Người Hán chỉ biết dùng sức mạnh để giả tạo hoà b́nh, một nền hoà b́nh xây dựng bằng bạo lực và khủng bố…»

Xem người lại nghĩ đến ta, t́nh cảnh Việt Nam cũng đáng lo ngại không kém trước sự áp đảo, khống chế của một siêu cường quốc dựa thế mạnh ăn hiếp các láng giềng tiểu nhược. Ư chí bá chủ của Đại Hán dai dẳng trong lịch sử, ngày nay không cần che dấu, mà nạn nhân hàng đầu vùng Đông Nam Á là láng giềng gần kề phương Nam. Không cần nhắc lại ‘ngàn năm đô hộ’ xa xưa, chỉ trong vài thập niên qua, đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (OMC/ WTO), không thiếu ǵ những mưu đồ và thủ đoạn của ‘đồng minh’ phương Bắc nhằm phá rối ‘nước bạn’ bằng cách ném đá giấu tay, thậm chí khuynh đảo, hà hiếp và, nếu cần, thẳng thừng xâm lược… Điển h́nh là hiệp ước lănh thổ lănh hải 1999-2000 và gần đây việc chính thức hoá sự xâm chiếm các quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa. Tất cả dưới chiêu bài ‘biên giới mềm’ (tức chỗ nào yếu th́ ta cứ việc lấn) và nhân danh nhu cầu mở rộng ‘không gian sinh tồn’ (Tây tạng, Biển Đông…) để bảo vệ đại chiến lược của Trung Quốc. Những tai hoạ vô lường do thuyết ‘không gian sinh tồn’ của các nhà chiến lược quân phiệt Nhật hoàng và Đức quốc xă gây ra thời Thế chiến II, đến nay vẫn chưa phai mờ trong kư ức nhân loại… Chỉ nghe từ ‘espace vital’ cũng đủ lạnh người.

Oái oăm, và mỉa mai thay cho người Việt, chiến lược ‘ăn người’ (predator) này lại được che đậy dưới những khẩu hiệu ru ngủ và những mỹ từ êm tai ! Nào là ‘bốn cái tốt’ giữa TQ và VN : Đồng chí tốt, Bạn bè tốt, Láng giềng tốt, Đối tác tốt… Không kể bao nhiêu thứ ‘liền’ và ‘chung’ : Sông liền sông, Núi liền núi, Chung một màu cờ, Chung một Biển Đông, Chung một tấm ḷng, và chung những ǵ nữa… Sau cùng nhưng chưa hết, kiệt tác của lưỡi gỗ cách mạng quốc tế là ‘t́nh hữu nghị Việt-Trung’, được gói gọn trong... 16 chữ vàng’ : Láng giềng hữu nghị, Hợp tác toàn diện, Ổn định lâu dài, Hướng tới tương lai

Chưa kể một quan niệm cao quư được lănh đạo Trung Quốc đề cao hiện nay là hai chữ ‘hài hoà’ : trong nước th́ xây dựng một ‘xă hội hài hoà’, đồng thời đối ngoại th́ cổ vơ một ‘thế giới hài ḥa’ để bảo vệ trật tự và hoà b́nh thế giới...

Tử tế quá chừng ! Nhưng dân đen Việt Nam thực dụng vẫn thắc mắc tự hỏi : rốt cuộc rồi sự  hài hoà này, với các thứ tốt, các thứ liền, chung kia, và các chữ vàng đó lợi cho AI ?

Đâu rồi những quân tử nhất ngôn, những hiền nhân, những con người cao thượng, vị tha, nói đơn giản là con người tử tế, đường hoàng, hài hoà thật… trong chiều dài đáng kính của lịch sử Trung Hoa ?

Nguyễn Hữu Tấn Đức

Paris 15.03.2008