Truyền giáo ở Viễn Đông

 

TỪ CHẾ ĐỘ BẢO TRỢ

SANG CHẾ ĐỘ ĐẠI DIỆN TÔNG T̉A

 

 

Vương Đ́nh Chữ , Saigon


 

I - Dẫn nhậpQUYỀN BẢO TRỢ TRONG LỊCH SỬ GIÁO HỘI

 

Quyền bảo trợ là một khái niệm pháp lư và là một thực tế có từ khá sớm trong lịch sử Giáo hội . Dấu chứng là nhiều điều khỏan liên quan đến Quyền bảo trợ  trong  Bộ Giáo luật 1917 . Chúng ta nên biết định nghĩa chính thống để hiểu rơ hơn vấn đề chúng ta bàn luận hôm nay. Điều 1448 định nghĩa Quyền bảo trợ là “ một tập hợp những quyền lợi ,  ràng buộc với một số trách nhiệm, do việc nhượng quyền của Giáo hội, thuộc về những người sáng lập công giáo một nhà thờ, nhà nguyện hay  một bổng lộc, và cho cả người thừa kế hợp pháp của họ” (1). “Từ điển đức tin Kitô giáo Pháp – Việt”, trang 619, dịch “Droit de patronage” như sau : “Quyền bảo trợ : Đặc quyền được giới thiệu một giáo sĩ với một nhà thờ hoặc một bổng lộc đang trống chỗ, và đặc quyền này được thẩm quyền giáo hội nhượng lại cho người thành lập nhà thờ hoặc tài trợ bổng lộc đó, cũng như cho những người kế vị người đó một cách hợp pháp trong những quyền của người đó, để bù vào những trách nhiệm mà họ đảm nhận” .Dĩ nhiên, đây là những định nghĩa đă được chấn chỉnh và đúc kết  sau nhiều thế kỷ đụng chạm với thực tế . Mà thực tế th́ phức tạp hơn nhiều và đă xảy ra rất lâu trước đó . Quả vậy, cuối thế kỷ IV, Thánh Jean Chrysostome (345-407), thường gọi là Thánh Gioan Kim Khẩu, thúc dục các đại điền chủ xây dựng các nhà thờ trong các điền trang của họ và cung cấp các ngân khoản cần thiết để chu cấp cho một linh mục, một phó tế và các thuộc cấp khác . Dĩ nhiên, đa phần những người  đáp lời mời gọi này vẫn tiếp tục là những ông chủ trên mảnh đất của họ và cả trên các nhà thờ hay cơ sở mà họ bỏ tiền  xây dựng. Và các Giám mục khó từ chối cho họ quyền tự chọn người phục vụ tại các cơ sở đó. Từ đó, nảy sinh quyền bảo trợ (Jus patronatus) mà nội dung chủ yếu là dành cho vị sáng lập và các người thừa kế quyền chỉ định các linh mục hay nhân sự phục vụ nhà thờ hay cơ sở  mà họ bỏ tiền ra xây hoặc thừa hưởng.  Quyền này được ḥang đế Justinien chính thức nh́n nhận vào thế kỷ thứ VI., với một chút hạn chế : nếu Gíam mục thấy ứng sinh bất xứng th́ có quyền từ chối và tự ḿnh bổ nhiệm một người khác. Quyền này lan tràn ra nhiều vùng Châu Âu và cũng nới rộng ra các cơ sở khác mà các cá nhân thành lập .

Quyền bảo trơ đă chính thức mở ngỏ cho sự can thiệp của thế quyền vào sinh họat tôn giáo . Được  khởi đầu với thiện ư nhưng quyền này sớm bị lạm dụng . Các chủ nhân thường chọn ứng sinh không theo đức hạnh hay nhu cầu mục vụ nhưng theo t́nh cảm riêng : thường dành vị trí cho người thân, tôi tớ, thậm chí cho cả con hoang của ḿnh. Và cũng có khi bán chức vụ này cho người trả cao giá nhất (1) ! Có lúc nhà vua và các lănh chúa dành quyền chỉ định các giám mục và các viện phụ và các vị này phải tuyên thệ trung thành với thế quyền. Thậm chí, nhà vua và các lănh chúa c̣n muốn ḿnh là người ban quyền thiêng liêng cho giám mục, thể hiện qua việc trao gậy và nhẫn cho giám mục trong lễ phong chức . Từ đó, phát sinh những lạm dụng và sai lệch .T́nh trạng này khá phổ biến và là một trong những lư do chính yếu gây nên sự suy đồi của Giáo hội thế kỷ IX đến XI . Đức Giáo ḥang Grégoire VII (1073-1085) và các  đấng kế vị đă  mạnh mẽ chống lại t́nh trạng này, nhằm phục hồi lại quyền độc lập bổ nhiệm giáo sĩ . Nhưng cuộc đối đầu c̣n kéo dài thêm trên hai thế kỷ và thường được biết đến dưới danh gọi “cuộc tranh căi về bổ nhiệm” và “cuộc đấu giữa Chức Linh mục và đế quốc”. Cuộc đối đầu giữa thần quyền và thế quyền bộc phát trở lại giữa vua Pháp Philippe le Bel (1268 / 1285-1314) và Giáo ḥang Boniface VIII (1235 / 1294-1303) đưa đến “thời kỳ lưu đày Babylon” của các giáo ḥang ở Avignon (1309-1377), kéo theo cuộc Đại Ly giáo Phương Tây (1378-1417), trong đó, có lúc hiện diện đồng thời đến ba vị giáo ḥang.

 

Vào thời kỳ Tái chính phục ở Châu Âu, cụ thể là tại Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, từ năm 718 đến 1492 (2) và trong thời kỳ Thập tự Chinh, từ 1096 đến 1270 (3), các vua chúa Công giáo hoặc mặc nhiên nhận cho ḿnh trách nhiệm bảo trợ hoặc được  Ṭa Thánh giao quyền bảo trợ (4). Trong bối cảnh chống lại kẻ thù chung của Thế giới Kitô giáo , mọi người cho rằng việc bảo trợ này là chính đáng, cần thiết.

Từ cuối thế kỷ 15, việc khám phá ra những vùng đất mới cũng mở ra những cơ hội mới cho việc loan báo Tin Mừng . Giáo hội không có điều kiện để tự ḿnh tổ chức công cuộc truyền giáo ở những miền đất xa .C̣n chinh phục là đam mê của các vua chúa trần gian, cụ thể là của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, hai đế quốc hàng hải thời đó. Họ có những mưu đồ thế tục, thực dân, có những quyền lợi quốc gia riêng. Nhưng họ cũng là những tín hữu nhiệt t́nh với đạo giáo, họ được gọi là “Vua Công giáo” (Rois Catholiques) (5). Theo quan điểm thời đó th́ vua chúa cũng có trách nhiệm chăm  lo tinh thần cho dân của ḿnh . C̣n Giáo ḥang th́ có quyền hạn và trách nhiệm trên “cả và thế gian” và “khắp các nứơc thiên hạ”. Nên Giáo hội cậy dựa vào họ. Thực chất là cậy dựa. Và cậy dựa cũng là điều b́nh thường thôi. Nhưng theo một phương thức đặc biệt : thay v́ “nhờ vả” th́ lại ban quyền , mà lại là những quyền rất đặc biệt : quyền chinh phục và những quyền khác kèm theo . Các vua chúa th́ vui vẻ nhận lời v́ “một công, đôi việc”, lại “lợi cả đôi bề”.

Chính từ đây, vấn đề Quyền bảo trợ, cụ thể là Padroado – Quyền bảo trợ Bồ Đào Nha – và Patronato – Quyền bảo trợ Tây Ban Nha – trở nên một dấu ấn trong lịch sử Giáo hội.

 

II - PADROADO – QUYỀN BẢO TRỢ BỒ ĐÀO NHA

 

II.1-  TU HỘI  “CHIẾN SĨ CHÚA KITÔ” (MILICE DU CHRIST)

 

Trong thời Thập tự chinh và trong thời Tái chinh phục, đă h́nh thành một số tổ chức đặc biệt là các “ḍng tu – pháo đài” mà các thành viên là “thầy tu – người lính” và thường được gọi là các Tu hội Hiệp sĩ : Hiệp sĩ Đền Thờ (Templiers) (6) , Hiệp sĩ Bệnh viện (Hospitaliers) (7), Hiệp sĩ Thánh Giacôbê Gươm giáo (Saint Jacques de l’Épée // Saotiago da Espada) (8) và Hiệp sĩ Aviz ( Chevaliers  de l’ordre de Saint Benoit d’Aviz) (9) vv…

Trong quá tŕnh chiến đấu, các tu hội Hiệp Sĩ bành trướng, thủ đắc được nhiều đất phong và nhiều tài sản quan trọng. Việc chiếm hữu này vừa được xem là phương tiện phục vụ mục tiêu vừa được xem như là phần thưởng do công trạng chiến đấu. Nhưng nó cũng đưa đến nhũng lạm dụng và làm các vua chúa e ngại và thèm muốn.

Năm 1307, Philippe Le Bel bắt giữ các Hiệp sĩ Đền Thờ và đưa một số đông lên dàn hỏa và tịch thu tài sản . Dưới áp lực của vua  Pháp , năm 1312, Giáo ḥang Clément V ra lệnh giải thể tổ chức Hiệp Sĩ Đền Thờ trên ṭan thế gíơi Kitô giáo  và giao ṭan bộ tài sản cho Hiệp sĩ Bệnh viện. Nhưng vua Bồ Denis (1279-1325) không tuân hành v́ sợ gây ra nhiều xáo trộn xă hội và nhiều tài sản sẽ rơi vào tay người nước ng̣ai . Sau nhiều thương thảo cam go, Giáo ḥang Jean XXII chấp thuận cho Denis thành lập một tổ chức thay thế, qua sắc chỉ Ad ea ex quibus cultus (Đối với những điều cần trân trọng ) ngày 15-3-1319 . Đó là tu hội Chiến Sĩ Chúa Kitô (Milice du Christ - CSCK).Tổ chức mới được thừa hưởng  mọi tài sản của Hiệp sĩ Đền Thờ (HSĐT) và thu nhận phần lớn thành viên của tổ chức này. Nhiệm vụ Giáo ḥang giao cho CSCK là “ chiến đấu chống lại quân Hồi Hồi” (10).Chính v́ nhiệm vụ này mà tổng hành dinh của CSCK được đặt trong một “pháo đài-tu viện” (Forteresse-couvent) tại Castro-Marim, thuộc vùng Algarve, cực Nam nước Bồ.

Tổ chức CSCK có hai lọai thành viên : Hiệp sĩ (Chevaliers), quy tụ phần lớn giới qúy tộc của vương quốc, không có lời khấn tôn giáo và chỉ vâng phục Đại sư ( Grand Maitre), do các thành viên bầu lên. Thành phần thứ hai là những tu sĩ và được lănh đạo bởi một Bề trên Tổng quyền (Grand Prieur). Và vị bề trên này cũng là lănh đạo tinh thần của mọi thành viên. Về mặt tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của CSCK sẽ c̣n nhiều đổi thay như sẽ thấy sau. Và cũng phải gần một thế kỷ sau, tổ chức CSCK mới thể hiện được vai tṛ của ḿnh trong các cuộc chinh phục của Bồ , trong công cuộc truyền giáo và dưới chế độ Padroado.

 

II.2 -  NHỮNG CUỘC KHÁM PHÁ VÀ CHINH PHỤC BAN ĐẦU

             

              Ngày 21-8-1415, Bồ đánh chiếm Ceuta, Maroc. Ngày 25-8, thánh lễ đầu tiên được cử hành trên đất Hồi giáo Phi Châu, một ngày nhiều ư nghĩa v́ đó chính là ngày mà 145 năm về trước vua thánh Louis IX đă bỏ ḿnh ở thành Tunis. Sau biến cố này , Infant Henrique (1394 – 1460, con thứ ba của vua Joao I) lập  trường SAGRES, qui tụ các nhà hàng hải, các thủy thủ, các nhà địa lư… Nhờ đó, cải tiến các kỹ thuật đóng tàu và kỹ thuật đi biển. Trong hơn 40 năm, Henrique lănh đạo công cuộc khám phá và chinh phục nên ông được biết đến nhiều hơn dưới biệt danh Henri le Navigateur – Henri Hàng hải, mặc dầu ông không bao giờ lên tàu ra khơi.

Năm 1419-1420 : Bồ khám phá đảo Madère (11). Năm 1427-1432 : Khám phá  Acores (12)

Henrique có nhiều mục tiêu chinh phục, trong đó có mục tiêu tôn giáo, như được một nhân chứng là Gomes Eanas De Zurara ghi lại trong “Biên niên Guiné” ( Chronica da Guiné, 1453) : “ … Lư do thứ tư là trong suốt ba mươi năm chiến đấu chống quân Hồi Hồi , chưa bao giờ ngài (Henrique) được ông vua Công giáo nào cũng như vị chúa nước ng̣ai nào giúp đỡ trong cuộc chiến đó, v́ ḷng yêu Đức Giêsu, Chúa chúng ta . Ngài muốn biết trong các miền đất này có vị vua CG nào đủ thấm nhuần bác ái và ḷng mến Chúa Kitô để muốn giúp ngài chống lại kẻ thù của đức tin. Lư do thứ năm là ḷng ước mong to lớn của ngài muốn truyền bá đức tin thánh thiêng của Chúa và đưa về đức tin tất cả những ai mong muốn được cứu rỗi …” (13) .

Nhưng muốn thực hiện những mục tiêu này, cần có một  nền tài chính vững mạnh và một khung cảnh pháp lư rơ ràng . Tài chính th́ đă có tổ chức CSCK đảm trách và sau này sẽ lấy từ nguồn lợi của các cuộc chinh phục. Về pháp lư th́ phải chạy đến Ṭa Thánh . Ṭa thánh đồng ư ngay v́ thấy đây cũng là điều lợi cho Đạo thánh , lại thuộc trách nhiệm bản chất của ḿnh là truyền giáo .

Thực ra th́ Ṭa Thánh đă đồng ư từ trước đó: Do yêu cầu của Joao I (= vua Gioan đệ nhất, 1385-1433), Giáo ḥang Martin V ban sắc chỉ Rex Regum (Vua các vua), ngày 4-4-1418 nh́n nhận việc làm của Bồ ở Phi châu và cấm các vua chúa khác tranh dành hay cản phá. Việc tổ chức đời sống tôn giáo trên các vùng đất mới được xác định trong sắc chỉ In apostolicae dignitatis specula (Nh́n vào tấm gương của phẩm cách tông đồ), ngày 25-3-1420. Văn kiện này nhắc lại mục đích thành lập CSCK, bổ nhiệm Infant Henrique làm Tổng quản (Administrateur générale) với ṭan quyền lănh đạo tổ chức này. Lúc đầu chức danh này chỉ có tính tạm thời nhưng trở thành chính thức với SC Eximioe devotionis affectus (Tâm t́nh sốt sắng phi thường), ngày 14-11-1420.

Đời sống tôn giáo ở Ceuta  mau chóng đi vào nề nếp b́nh thường : theo yêu cầu của Joao I,  Giáo ḥang Martin V cho thành lập giáo phận Ceuta (SC Romanus pontifex (Giáo ḥang Roma25-3-1421) và bổ nhiệm Gíam mục đầu tiên là Aimery d’Aureliac.

 

II.3 - PADROADO TRONG CÔNG CUỘC CHINH PHỤC VÀ TRUYỀN GIÁO

             

              Sau Joao I, triều đại của vua Duarte khá ngắn ngủi, chỉ có 5 năm (1433-1438) nhưng lại đạt được một văn bản pháp lư quan trọng từ Ṭa thánh, làm cơ sở bành trướng cho Bồ sau này : Giáo ḥang  Eugène IV ban SC Romanus Pontifex (Giáo ḥang Roma), ngày  15-9-1436, ban cho vua Bồ quyền chinh phục đảo Canaries (14). Bản văn có đọan viết  : “Ta nhường (concédons) những đảo này như là những vùng đất để ngươi chinh phục (conquérir), và sau khi ngươi đă đặt nó dưới sự thống trị (domination) và dẫn đưa vào đức tin, ta ban chúng cho ngươi như là những thần dân” (15) .

 

  Từ quyền được chinh phục một vùng đất cụ thể, quyền này được nới rộng ra những vùng đất khác và cũng gắn mục đích tôn giáo cho các cuộc chinh phục , theo tinh thần SC Dum diversas (Bao lâu c̣n phải đối mặt…) ngày 18-6-1452 của Giáo ḥang Nicolas V ban cho Afonso V :“ Nhân danh quyền tông ṭa (autorité apostolique), ta nhượng cho ngươi được hưởng một cách đầy đủ và tự do khả năng như sau : xâm chiếm (envahir), chinh phục (conquérir), dành giật bằng bạo lực (arracher par force) và khuất phục ( soumettre) người Hồi giáo (Sarrasins) và lương dân (paiens) cũng như những kẻ vô đạo (infidèles) và kẻ thù khác (ennemis) của Chúa Kitô, bất kể họ là như thế nào và ở đâu (…) cùng với tài sản và bất động sản của họ (…) Ta van nài (prions) ngươi , Ta yêu cầu (demandons) ngươi và thúc dục ngươi  một cách khẩn thiết (exhortons instamment) tung ra (déployer) vào công việc này ṭan bộ quyền lực của ngươi v́ ngươi được trang bị lưỡi gươm sức mạnh và ḷng  can đảm vượt mọi thử thách để gia tăng vinh quang danh Chúa, để tán dương  đức tin  và chinh phục phần rỗi các linh hồn …” (16) . Văn kiện cũng nói rơ là quyền này được thừa kế, và thực thi trên tất cả các vùng đất , hải đảo đă chiếm hoặc sẽ chiếm, cũng như cấm, với vạ tuyệt thông, tất cả bất kỳ ai xâm phạm hoặc vào buôn bán mà không có phép trước của nhà vua Bồ,

 

                         Xin nhắc lại một chút bối cảnh lịch sử để chúng ta có thể hiểu phần nào giọng điệu rất hiếu chiến như vậy trong một văn kiện Ṭa Thánh : năm 1422, người Thổ bao vây Constantinople, năm 1430 chiếm Thésalonique và bắt ṭan bộ cư dân làm nô lệ, năm 1451, bao vây Constantinople lần thứ hai và chiếm cứ được thành này đêm 28 rạng ngày 29 -5- 1453.  Thế giới Kitô giáo Tây phương bị đe dọa nghiêm trọng nên các Giáo ḥang Eugène IV và Nicolas V  liên tiếp kêu gọi Thập tự chinh , năm 1444 và 1453.

 

                         Sự sụp đổ của Constantinople tạo nên một cơn chấn động trong thế giới Kitô giáo. Bồ Đào Nha đă nhân bối cảnh đó, t́m cách tăng cường  thêm cho ḿnh các cơ sở quyền lực và đạt được điều này qua SC Romanus Pontifex (Giáo ḥang Roma), ngày 8-1-1455 của Giáo ḥang Nicolas V cho Alfonso V của Bồ : Tái xác nhận những quyền của văn kiện trước (quyền làm chủ các vùng đất đă và sẽ chinh phục và cấm người khác vi phạm, với vạ tuyệt thông) và mở rộng quyền này vô hạn  trong thời gian và không gian. Điều mới là về lănh vực đạo, vua Bồ cũng được giao quyền rộng răi : “ Ta nhượng (concédons) và ban phép (permettons) cho Alfonso được nói đến ở đây và cho những người kế vị, những vị vua sẽ cai trị trong tương lai và cả cho Infant Henrique (17) , được lập (fonder), cho lập ( faire fonder) và xây dựng (édifier) mọi nhà thờ, đan viện và các nơi thánh khác trong các tỉnh, các hải đảo và các nơi khác đă được chinh phục (acquis) hoặc sẽ được chinh phục trong tương lai, và  gửi đến  đó các giáo sĩ t́nh nguyện, triều (séculiers) cũng như ḍng (réguliers) thuộc mọi hội ḍng, kể cả các ḍng khất sĩ (ordres mendiants), dĩ nhiên là với sự ban phép của bề trên của họ.” (18). Sắc chỉ ban cho những giáo sĩ này có đủ mọi năng quyền để thi hành tác vụ của ḿnh (giải tội, tha vạ, cử hành bí tích…) mà không có  sự can thiệp nào từ các Đấng Bản quyền, trừ một số trường hợp phải hỏi ư kiến Ṭa Thánh . Như vậy có nghĩa là chính việc bổ nhiệm, việc sai đi từ ông chủ giáo dân cũng đủ chuyển giao đủ năng quyền thiêng liêng được ban cho bởi Giáo ḥang nhân danh quyền tài phán ṭan cầu của Ngài. Trong một cơ chế quyền bính hàng dọc như vậy : Giáo ḥang – Vua – Giáo sĩ ,  có thể nghĩ rằng những trường hợp đặc biệt phải hỏi ư kiến Ṭa Thánh th́ chắc cũng phải được ban qua ông vua.

Kế vị Giáo ḥang Nicolas V là một người Tây Ban Nha, Alfonso de Borja với danh hiệu là Calixte III. Vị này kêu gọi một thập tự chinh mới (1455) và thành lập một đội chiến thuyền  giáo ḥang (Flotte pontificale) nhằm chống lại người Thổ (1456). Ngài là một bạn thân của người Bồ và được xem  như là nhà tổ chức lớn (grand organisateur ) của chế độ bảo trợ Bồ Đào Nha, Padroado . Ngày 13-3-1456 , qua SC Inter Caetera (Giữa những chuyện khác), Ṭa Thánh giao cho Tu hội CSCK quyền tổ chức đời sống giáo hội tại những vùng đất đă hoặc  sẽ chiếm :” Nhượng vĩnh viễn (à perpétuité) cho Tu hội được nói đến ở đây quyền thiêng liêng (pouvoir spirituel) và mọi lọai quyền tài phán thông thường (toute espèce de juridiction ordinaire) trên những đảo đă chiếm được, cũng như trên các đảo khác, những miền đất và những nơi khác sẽ chiếm được trong tương lai “ (19). Ở đọan kế tiếp, văn kiện này nêu rơ đối tượng thụ hưởng  cụ thể : quyền thiêng liêng này được  ban cho Bề trên tổng quyền (Grand-prieur).

Như vậy, xét theo lư thuyết và trên văn bản th́ đă có sự khác biệt giữa hai văn bản  1455 và 1456, như là một điều chỉnh về đối tượng nhận quyền. Nhưng thực tế, không có mấy khác biệt, hay đúng ra là một khác biệt không mấy ư nghĩa v́ từ năm 1420, Giáo ḥang Eugène IV đă ban vĩnh viễn  chức danh Đại sư (Grand Maitre) cho Infant Henrique và Đại sư mới là lănh đạo thực quyền của Tu hội và giữa Đại sư và Bề trên  không có cạnh tranh . Dầu sao, cũng đáng ghi nhận sự điều chỉnh này : quyền thiêng liêng được giao cho một giáo sĩ chứ không phải cho một giáo dân.

Có thể nói với SC  Inter Caetera, bộ khung pháp lư của Padroado đă được  h́nh thành và từ đó về sau không có những điều chỉnh lớn. Các văn kiện về sau là chỉ để nhắc lại hoặc nhấn mạnh lại hoặc bổ sung thêm những vấn đề cụ thể, thường là để củng cố chế độ bảo trợ .

              Ngày 1-6-1497, qua SC Ineffabilis et summi Patris (Chúa Cha cao cả…), Giáo ḥang  Alexandre VI tái xác nhận quyền chinh phục và trách nhiệm truyền giáo của các vua Bồ .

Ngày 7-6-1514, trong SC Dum fidei constantiam (Ḷng kiên cường của đức tin) của Giáo ḥang Léon X người ta thấy lần đầu tiên xuất hiện cụm từ “quyền bảo trợ” và nêu cụ thể thêm một cái quyền đi kèm với quyền bảo trợ, đó là quyền giới thiệu nhân sự . Văn bản có đọan viết : “Ta dành (réservons) và nhường (concédons) cho ngươi và các người kế vị của ngươi, các vua Bồ (…) quyền bảo trợ (jus patronatus) và quyền giới thịêu ( jus praesentandi) nhân sự thích hợp cho các chức vụ liên quan đối với mọi nhà thờ, mọi cơ sở tôn giáo , bất cứ thuộc lọai nào, đă được xây dựng nên (…) cũng như đối với  các cơ sở sẽ được xây dựng nên, mỗi khi trống ṭa (vacant ) (20). Quyền tài phán thiêng liêng (Jurdiction spirituelle) vẫn thuộc về Bề trên Tu hội, nay đă là Đại diện (Vicaire) ở Tomar (v́ hành dinh Tu hội CSCK đă chuyển về Tomar).

Ngày 12-6-1514, qua SC Pro excellenti praeminentia (V́ tính trổi vượt tuyệt vời), Giáo ḥang  Léon X thành lập giáo phận Funchal ở Madère. Theo giới thiệu của vua Bồ, trong cùng ngày này, Giáo ḥang bổ nhiệm Bề trên Tu hội (Grand Prieur) là Diogo Pinheiro, khi đó đang là Đại diện (Vicaire) ở Tomar,  làm Giám mục giáo phận mới. (SC Gratiae divinae proemium, Phần thưởng ân sủng thần linh, 12-6-1514) . Từ đây, việc truyền giáo ở những vùng đất xa xôi được điều khiển bởi một Gíam mục đích thực và có thể xem Giáo phận FUNCHAL như là giáo hội mẹ của mọi giáo hội địa phương ở châu Phi và châu Á.

Ngày 3-11-1514 ,  SC Praecelsae devotionis (Ḷng sốt sắng cao vời) của Giáo ḥang Léon X  tái xác nhận việc cho đất (donation) từng được đề cập trước đây, nay nới rộng hơn nữa : không những chỉ ở Châu Phi, châu Á mà c̣n “ở khắp mọi nơi và trong mọi miền, ngay cả ở những miền ngày nay chưa biết đến” (21) và cấm các vua chúa khác ngăn cản, tranh dành…

Ngày 31-3-1516, SC Dudum pro parte tua (Đă lâu rồi từ phía ngài) , nhắc lại các quyền trước.

Ngày 30-6-1516, SC Constanti fide (Với đức tin kiên vững) củng cố thêm vai tṛ của nhà vua : băi bỏ quyền bầu Đại sư (Grand-maitre) của các thành viên Tu hội CSCK . Tuy trong  thực tế, quyền này không được thực hiện từ năm 1420, nhưng việc băi bỏ về pháp lư đă gây nên sự chống đối . Ngày 19-3-1522 , qua SC Eximioe devotionis, Giáo ḥang Adrien VI bổ nhiệm vua Joao (Gioan) III làm Đại sư trọn đời : Dấu ấn của quyền bảo trợ ḥang gia (patronat royal) càng đậm nét thêm .

Ngày 3-11-1534, Giáo ḥang Paul III , bằng SC Aequum reputamus (Ta nghĩ là phải lẽ) nhắc lại trách nhiệm của các ông chủ (vua Bồ) là cung cấp đủ tài chính cho các họat động tôn giáo và qui định rằng  các khỏan  cắt bỏ hay giảm bớt phải được sự đồng thuận trước của Giám mục giáo phận . Vị Giám mục này, ng̣ai các năng quyền b́nh thường, c̣n nhận được những năng quyền khác do Giáo ḥang ban, v́ ḥan cảnh đặc biệt của những vùng đất mới . Như vậy, Padroado đă đi đúng hứơng ban đầu : cung cấp mọi phương tiện cần thiết cho việc truyền  giáo giữa lương dân.

Ngày 25-8-1536, SC Gregis Domini (Đ̣an Chiên Chúa) của Giáo ḥang Paul III tái lập Ṭa Đại diện (Vicariat) Tomar và  rút bớt quyền hạn của Ṭa Giám mục Funchal ở Châu Phi nhưng Funchal vẫn là “Ṭa Tổng” (primat) đối với Goa và Châu Á.

Sắc chỉ Romani pontificis circumspectio (Sự thận trọng của Giáo ḥang Roma) ngày 8-7-1539 của Giáo ḥang Paul III  nhắc lại một sự phân quyền về nguyên tắc: “ … Quyền bảo trợ và giới thiệu các chức vụ sẽ được chính Tổng Giám mục, hay vị đại diện (vicaire) do ngài lập nên, không thuộc về vua Joao nói đến ở đây (…) nhưng thuộc về Đại sư của Tu hội …” . Nhưng thực tế th́ vẫn như t́nh trạng thời của SC Inter caetera (1456) v́ vua và Đại sư là một !

Sự phân biệt tế nhị này lại càng không có ư nghĩa ǵ với SC Praeclare charissimi in Christo filii (Các con yêu quư hết sức tuyệt vời trong Đức Kitô) ngày 30-12-1550 của Giáo ḥang Jules III , kết hợp vĩnh viễn các tu hội Hiệp sĩ vào triều đ́nh Bồ [văn kiện nêu tên các Tu hội CSCK, Saotiago da Espada (Thánh Giacôbê Gươm giáo) và Aviz]. Nhà vua là Đại sư của các Tu hội này và chức danh này có quyền được thừa kế “ bất kể đó là một trẻ nít hay một phụ nữ”. Với nội dung văn kiện này, từ đây các vua Bồ thực sự có quyền tài phán của Giáo hội và như vậy, quyền hành của ḥang gia Bồ trở nên hầu như vô tận trên các Giáo hội mới, thể hiện qua việc bổ nhiệm hay băi chức các nhân sự ,  tùy theo ư thích của ḿnh.

 

III - PATRONATO – QUYỀN BẢO TRỢ TÂY BAN NHA

 

Chúng ta vừa t́m hiểu qua quá tŕnh h́nh thành của Padroado, chủ yếu là về mặt pháp lư. Chúng ta cũng nên biết qua về chế độ bảo trợ của Tây Ban Nha ( PATRONATO). Tây Ban Nha cũng là một đế quốc hàng hải đồng thời với Bồ Đào Nha. Cả hai vừa là láng giềng, vừa là đối thủ của nhau . Và có lúc hai quốc gia này đă kết hợp làm một. Trong công cuộc chinh phục và hoạt động truyền giáo, cả hai đă kư với nhau Thỏa ứơc Alcacovas năm 1479, không cạnh tranh, cùng tồn tại ḥa b́nh và chấp nhận sự trung gian ḥa giải của Ṭa Thánh .Thỏa ước này được Giáo ḥang Sixte IV phê chuẩn ngày 21-5-1481, qua SC Aeterni Regis clementia (Ḷng khoan dung của Vua muôn đời). Trong thực tế,  Padroado và Patronato cũng đă có lúc đụng độ nhau.

 

Như đă nêu trên đây, quyền bảo trợ (theo nghĩa ban đầu của nó) của Tây Ban Nha đă có từ thời cuối thế kỷ X :Ngày 16-4-1095 Giáo ḥang Urbain II ban sắc chỉ Tuae dilectissime (Hỡi con yêu qúy) trao cho vua PEDRO (Phêrô) I xứ Aragon và các người kế vị quyền bảo trợ trên các nhà thờ chinh phục được trên các miền đất Grenade, từ tay người Hồi giáo. Quyền bảo trợ được xác định trên một vùng đất cụ thể, ở đây là Grenade (Patronat de Grenade). Các Ṭa Giám mục không bao gồm trong quyền này nhưng lại bao gồm”quyền chiến tranh “  theo kiểu La Mă xưa .

 

Xét đến trong thời điểm chúng ta đang đề cập tới th́ quyền này được Giáo ḥang Eugène IV ban cho vua Juan (Gioan) II xứ Castille qua SC Laudibus et honore (Với lời khen ngợi và kính trọng), ngày 24-7-1436 , cụ thể là bảo trợ trên các nhà thờ và các cơ sở tôn giáo, ngọai trừ Ṭa Giám mục (RJ.28). Nhưng nửa thế kỷ sau, xem ra sự hạn chế này không c̣n v́ theo tinh thần SC Orthodoxae fidei (Đức tin chính thống), ngày 13-12-1486, Giáo ḥang Innocent VIII ban cho vua Tây Ban Nha quyền bảo trợ trên những cơ sở tôn giáo chính như nhà thờ chính ṭa, đan viện, các bổng lộc quan trọng và quyền giới thiệu các chức sắc hàng đầu .

 

              Sau khi tái chinh phục được Grenade, 1492, Tây Ban Nha cũng bắt đầu các cuộc khám phá và chiếm cứ các vùng đất mới, chủ yếu là ở Châu Mỹ .Tây Ban Nha cũng muốn được hưởng những quyền như Bồ. Điều này được Giáo hàng Alexandre VI đáp ứng qua SC Eximioe devotionis sinceritas (Sự chân thành của ḷng sốt sắng phi thường), ngày 3-5-1493. Sau khi nhắc lại việc Ṭa Thánh đă ban cho Bồ những đặc quyền, đặc ân trên các vùng đất mới, nay Ṭa Thánh cũng ban cho triều đ́nh Tây Ban Nha những điều không kém : “  Xét rằng đây là việc công bằng và thỏa đáng, Ta ban cho ngươi, cho các người thừa kế và cho người kế vị những ân huệ , những lợi thế và đặc ân không kém (…) mà các ngươi có thể và phải sử dụng và thụ  hưởng một cách tự do và  hợp pháp trên các hải đảo và vùng đất đă được khám phá cho tới ngày nay bởi ngươi hay nhân danh ngươi, và trên tất cả những nơi sẽ được khám phá trong tương lai  …” (22).

              Đồng thời, vị Giáo ḥang này kư luôn SC Inter coetera, ngày 4-5-1493, phân chia vùng họat động cho Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha : Ranh giới là một đường vạch tưởng tượng , cách phía Tây Acores 100 dặm kéo xuống Cap Vert . Phía Tây đường ranh này thuộc quyền quyền chinh phục của Tây Ban Nha (gồm Mỹ Châu) và phía Đông thuộc Bồ Đào Nha (gồm châu Phi và châu Á) .

 

              Ngày 25-6-1493, SC Piis fidelium (V́ ḷng đạo đức của các tín hữu) qui định khung pháp lư cho các họat động truyền giáo tại các vùng mới chiếm .

 

               Đến ngày 25-9-1493, qua SC Dudum siquidem (Nếu quả thực đă lâu rồi), Alexandre VI lại ban cho Tây Ban Nha quyền chinh phục những vùng đất ở bất kỳ phía Tây, phía Đông hay phía Nam Mỹ châu ( Des Indes), miễn là những vùng đất ấy chưa thuộc vua chúa Công giáo nào.

              Bồ phản đối những điều này và để tránh những tranh chấp và xung đột , Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đă kư kết Hiệp ước Tordesillas ngày 7-6-1494, dịch chuyển đường ranh (đường kinh tuyến từ Bắc xuống Nam) cách Acores 370 dặm (1770 cây số) về phía Tây, thay v́ chỉ 100 dặm như trước đây. (RJ.34). Hiệp ước này được Tây Ban Nha phê duyệt này 2-7-1494, Bồ phê duyệt ngày 5-9-1497 nhưng phải 10 năm sau, ngày 4-1-1507, Giáo ḥang Jules II mới phê chuẩn Hiệp ước này, qua SC Ea quae pro bono (Những điều hữu ích). Sự phân chia này có giá trị về nguyên tắc nhưng trong thực tế, hai bên cũng lấn qua lấn lại như khi Pedro Alvares Cabral (1467-1520) khám phá ra Brasil ở Châu Mỹ cho Bồ, hoặc khi Magellan (1480 – 27-1-1521), một người Bồ nhưng làm việc cho Tây Ban Nha, khám phá ra Philippin ở Châu Á (1521).

                

              Quyền bảo trợ Patronato của Tây Ban Nha cũng được nhanh chóng bổ sung bởi các văn bản pháp lư từ phía Ṭa Thánh : SC Illius fulciti proesidio (Với sự trợ giúp của cột trụ ấy), ngày 15-11-1504 của Giáo ḥang Jules II về việc thành lập các Ṭa Giám mục ; Sắc chỉ  Universalis Ecclesiae regimini (Việc điều hành Giáo hội ḥan vũ), ngày 28-7-1508 cũng của vị Giáo ḥang này ban cho vua Tây Ban Nha quyền bảo trợ và quyền giới thiệu ; Sắc chỉ Romanus Pontifex, ngày  8-8-1511 ban quyền phân định các giáo phận.

 

  Quan trọng nhất có lẽ là bộ luật-khung (Loi – cadre) cho họat động truyền giáo mà Giáo ḥang Adrien IV ban theo yêu cầu của Charles Quint , qua Đỏan sắc  Exponi nobis (Hăy tŕnh bày cho Ta) (thường được gọi là Bulla OMNIMODO // SC Trong mọi trường hợp)  ngày 9-5-1522. Theo tinh thần văn kiện này, các thừa sai nhận ủy quyền từ Giáo ḥang, thông qua nhà vua, nên có rộng quyền để tổ chức mọi mặt đời sống của Giáo hội trong miền truyền giáo đó, sự hiện diện và hành động của Giám mục không nằm ở vị trí trung tâm. Tuy lúc đầu, chỉ dành cho thừa sai các Ḍng Khất Sĩ, cách riêng cho Ḍng Phan Sinh TBN, nhưng sau này, các ḍng khác cũng vận dụng tinh thần này, kể cả các thừa sai Ḍng Tên của Bồ ở Châu Á . Bồ cũng được ban quyền này năm 1550, như nêu trên.

 

IV -  MỘT SỐ LƯU Ư KHÁC VỀ QUYỀN BẢO TRỢ :

 

              1-“Nền tảng thần học” : Người Kitô hữu  vẫn tin rằng quyền bính đến từ Thiên Chúa. Vào cuối thời kỳ Trung Cổ, có hai khuynh hướng. Quan điểm nhị nguyên (dualiste) cho rằng : Quyền hành của Thiên Chúa đến với con người qua hai ngả đường độc lập nhau, qua các vua chúa trần gian; và qua giáo ḥang. Các vua chúa nhận từ Thiên Chúa  những quyền hành cần thiết cho việc cai trị thế tục, c̣n giáo ḥang là để cai quản việc thiêng liêng. Việc Giáo ḥang nhượng quyền là sự nh́n nhận có tính h́nh thức về tính linh thiêng và hợp lẽ của quyền bính vua chúa KTG  đối với việc thế tục. Quan niệm nhất nguyên (moniste) cho rằng giáo ḥang đuợc Chúa Giêsu ủy quyền (Vicaire du Christ) để cai quản ṭan thế gian và với tư cách đó, trao quyền cho vua chúa cai trị trong lănh vực thế tục.

2- Đồng nhất và dị biệt giữa Padroado và Patronato : Đối với cả hai nước Bồ Đáo Nhà và Tây Ban Nha, quyền bảo trợ được ban như một phần thưởng cho công lao phục vụ Giáo hội (cụ thể qua các cuộc tái chinh phục) và như một nhiệm vụ truyền giáo. Đối với cả hai, quyền bảo trợ ban đầu đều được xác định cho một vùng đất cụ thể, nhưng sau đó, được mở rộng ra . Tây Ban Nha từ bảo trợ Grenade đến bảo trợ Tân thế giới (Patronat du Nouveau Monde) . Bồ Đào Nha, từ bảo trợ Canaries mở ra đến Châu Phi, Châu Á. Nội dung của quyền bảo trợ hầu như đồng nhất nhưng có sư khác biệt, ít ra là về nguyên tắc : Quyền bảo trợ Tây Ban Nha được Ṭa Thánh ban trực tiếp cho nhà vua; c̣n đối với Bồ Đào Nha, Padroado được ban qua Tu hội CSCK, tuy trong thực tế, hai triều đ́nh hành xử quyền hạn của ḿnh gần như nhau. Một sự khác biệt khác nằm ở phương thức hành động : Bồ thường chú trọng đến các biện pháp ḥa b́nh, không thích đối đầu, bạo lực  và chiến tranh, trừ với Hồi giáo hoặc khi bắt buộc. C̣n Tây Ban Nha thường nặng tay trong công cuộc chinh phục và ngay cả trong truyền giáo, đến độ người trong cuộc cũng phản đối mà tiêu biểu là Las Casas (23). Dầu có khác nhau trong phương thức thể hiện, trong thực tế, các vua Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đă trở thành như những “Giám mục ngọai biên(Évêque de l’exterieur), nghĩa là bên ng̣ai cơ cấu phẩm trật của Giáo hội theo kiểu Constantin Đại đế ở thế kỷ IV. Đây chính là sự can thiệp vào công việc nội bộ của Giáo hội và việc này sẽ sinh ra nhiều phiền tóai và tai hại như sẽ thấy về sau.

 

  3- Việc nhượng quyền bảo trợ này, đối với các nuớc khác ở Châu Âu, là một hành đông đơn phương của Ṭa Thánh, họ không chấp nhận và cũng phản đối luôn việc phân chia thế giới làm hai, chia cho Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, mỗi bên một nửa ! Việc phản đối này sẽ sớm thể hiện qua hành động, phá vỡ thế độc quyền hàng hải và thương mại và góp phần làm suy sụp đế quốc Bồ .   

 

  4- Việc Tịa Thánh, qua các triều đại Giáo hịang liên tiếp, ban quyền bảo trợ cho Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là điều khơng cĩ ǵ sai và cĩ thể hiểu được trong bối cảnh lịch sử thời đĩ. Hơn nữa, các ngài làm việc này với thành tâm và thiện chí, v́ Danh Chúa và v́ phần rỗi các linh hồn. Cĩ sai chăng là do sự lạm dụng của các vua chúa và v́ áp dụng lệch lạc trên hiện trường.

             

V- PADROADO Ở VIỄN ĐÔNG

 

              Khởi đầu, người Bồ tiến hành việc truyền giáo với một phương thức khá ngây thơ : các tuyên úy (trên các đ̣an tàu) dạy giáo lư cho một số  thổ dân rồi đưa họ về Bồ đào tạo và phong chức linh mục, sau đó, đưa họ hồi hương và giảng đạo cho đồng bào của họ . Tuy một trong những người này đă được phong đến chức Gíam mục , năm 1518 (đó là Henrique, con của vua Congo Alfonso I ), nhưng nói chung, phương thức này thất bại. Do vậy, Bồ nhờ cậy đến các Ḍng Khất sĩ (Ordres mendiants), vốn nổi tiếng từ thế kỷ 13 là những người tiên phong của GH trong các vùng đất ngọai giáo. Năm 1460, các tu sĩ Đa minh Bồ đă có mặt ở Cap Vert. Các tu sĩ Phan Sinh mở đầu truyền giáo  tại Congo năm 1484.

 Đối với  Châu Á, việc truyền giáo có tính tổ chức (24) đuợc khởi đầu lần lượt bởi các Ḍng : Phan Sinh năm 1517 / 1518, Ḍng Tên năm 1541, Đa Minh năm 1548, và Ḍng Âu Tinh ( Augustins) năm 1572, như lời chứng của giáo sĩ Antonio Da Purificacam (1601- 1658), sử gia Ḍng Âu Tinh : “ Quả thực là trong các vùng ở Đông Phương, nhiều hội ḍng đă vào trước chúng ta : Ḍng Thánh Phanxicô năm 1518, Ḍng Tên năm 1541, Ḍng Đa Minh năm 1548 ; và rằng họ đă chinh phục cho Chúa những vương quốc và vô số các linh hồn. Nhưng công việc th́ mênh mông trong những vùng đông đúc và rộng lớn duờng ấy, nơi mà người ta chưa được nghe loan báo Phúc Âm, chúng ta cho rằng thật là đáng đến giúp họ trong công việc lành thánh đó. Chúng ta đến đó năm 1572 và từ đó, chúng ta không nghĩ rằng chúng ta chọn sai đường” (25).

 

Ḍng sẽ đóng vai tṛ hàng đầu về truyền giáo ở Châu Á là Ḍng Tên.  

 

              Ḍng Tên đươc thành lập ngày 15-8-1534, là ngày Ignace và các bạn tuyên khấn ở Montmartre và được Ṭa Thánh phê chuẩn năm 1540. Ngày 17-4-1540 , vua JOAO III của Bồ (có biệt danh là Jean Le Pieux // Gioan  Đạo Đức) gặp hai thành viên của Ḍng Tên là Simao Rodriguez và Phanxicô Xaviê . Đă sẵn nhiệt t́nh với công cuộc truyền giáo, nay lại mến mộ tinh thần của hội ḍng mới, vua Bồ thỏa thuận với DT hợp tác trong sứ mệnh  này . Vua Bồ giao ṭan quyền cho các Bề trên tự lo tổ chức truyền giáo, không bị Tu hội CSCK cạnh tranh. Từ đây cho đến năm bị trục xuất khỏi Bồ (1759), Ḍng Tên sẽ là công cụ ưu tiên của triều đ́nh Bồ trong việc thực thi nhiệm vụ truyền giáo, một trách nhiệm gắn chặt với Padroado ở Đông phương. Có thể nói rằng các họat động của DT là hiện  thân của Padroado.

                        

              Ngày 7-4-1541, đ̣an tàu rời bến, hướng về Phương Đông, chở nhóm Thừa sai DT đầu tiên, gồm Phanxicô Xaviê, Micer Paulo Camerte, Francisco Mansilhas và trợ sĩ Diogo Rodrigues. Năm 1601, có chuyến xuất bến thứ 49. Khỏang 15.000 tu sĩ DT đă xin đi truyền giáo ở châu Á. Một cách chi tiết hơn, từ 1581 đến 1712, người ta thống kê được 376 chuyến tàu rời Lisbonne chở các thừa sai DT đến Ấn Độ, từ năm 1553 đến 1759, có 463 chuyến tàu cặp bến Macao. Nhân đây, chúng ta cũng nên biết qua sự thiệt hại, về vật chất lẫn sinh mạng con người của những chuyến hải hành này:  Từ năm 1497 đến năm 1521: trong số 294 tàu khởi hành từ Lisbonne, 26 tàu ch́m mất tích. Từ năm 1521 đến năm 1557,  26  tàu bị ch́m trên tổng số 112 tàu . Nói chung, từ 1412 đến  1640 : 956 tàu rời bến th́ 150 tàu bị ch́m mất tích, chiếm tỷ lệ chung 15,7% . Ước  chừng khỏang 100.000 người đă thiệt mạng, do ch́m tàu, và cũng từng ấy người do bệnh tật .(RJ. Sđd, 46, Ct.124) . Riêng đối với Việt Nam, từ 1615 đến 1664, chỉ có các thừa sai DT họat động truyền giáo.

 

              Các thừa sai DT là những người tài năng, có óc tổ chức, lại được rộng quyền theo luật khung Bulla Omnimoda và đuợc triều đ́nh ḥan ṭan tin tưởng. DT đă có nhiều sáng kiến , kinh nghiệm độc đáo trong truyền giáo, một trong những sáng kiến dó c̣n lưu dấu và được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa và thiên nhiên của thế giới (26). Gần chúng ta là những sáng kiến về giao lưu văn hóa (acculturation) của  Roberto de Nobili ở Ấn Độ, về đối thọai với Khổng  giáo của Matteo Ricci ở TQ; sự thành công vang dội, tuy ngắn ngủi, tại Nhật Bản với Phanxicô Xaviê; và công tŕnh bền lâu nhất là tại Việt Nam . Các thừa sai Ḍng Tên cũng có một nhăn quan, một phương thức truyền giáo khác với các hội ḍng khác. Họ không muốn chỉ thu nhận được những nhóm nhỏ nhưng muốn thu họach cả một nước, qua việc thuyết phục người đứng đầu : Ricci muốn qua giới trí thức nho sĩ thuyết phục ḥang đế Trung Quốc, ở Nhật Bản cũng có nỗ lực tương tự , khi ưu tiên thuyết phục các lănh chúa (daimyos), với xác tín rằng khi vua hay người đứng đầu đă theo đạo th́ dân chúng sẽ theo. Và muốn thành công theo nhăn quan và phương thức này th́ phải được tự chủ, tự do trong hành động : “ Tự nền tảng, chính sự tự do hành động này  đă xuất hiện như một mục tiêu rất quan trọng phải đạt tới, rồi như một thủ đắc phải giữ ǵn với bất cứ giá nào. Quyền lực ḥang gia Bồ bảo đảm cho công cuộc truyền giáo nhưng không can dự trực tiếp vào các vấn đề thiêng liêng. Điều này cho phép DT tổ chức các miền truyền giáo  và các Giáo hội mới h́nh thành  phù hợp với  phân tích và với các phương pháp riêng của Ḍng”.

 

              Các thừa sai Ḍng Tên rất tin vào khả năng của ḿnh nên cũng đă nhiệt t́nh chiếu theo Padroado để bảo vệ công việc và sứ mệnh của ḿnh . Và đó cũng là một nguyên do chính của việc gắn bó giữa Ḍng Tên và Padroado. Trong thực tế, DT cũng đă được Ṭa Thánh ban cho độc quyền truyền giáo ở Nhật Bản và Trung Quốc : Sau khi Bồ và Tây Ban Nha có chung một ông vua, nghĩa là Padroado cũng mất đi phần nào tính độc quyền của nó và thừa sai các Ḍng khác cũng đang nhắm đến Trung Quốc và Nhật Bản, Ḍng Tên đă thỉnh nguyện và được Giáo ḥang Grégoire XIII chấp thuận cho độc quyền truyền giáo ở hai nuớc này, qua Đỏan thư Ex pastoris officio (Do nhiệm vụ mục tử) ngày 28-1-1585. Vua Felipe II / TBN (cũng là Filipe I / Bồ), với tư cách người bảo trợ (patron) Gíao hội Đông phương , công bố văn kiện này ngày 12-4-1585, theo đó, mọi thừa sai  không thuộc DT phải có phép đặc biệt của Ṭa Thánh mới được vào Nhật Bản và TQ .

              Ư muốn độc quyền này c̣n được thể hiện qua thư của Cha Phụ tá Ḍng Tên ở Bồ Đào Nha là Nuno Mascarrenhas trả lời bản điều tra về các miền truyền giáo của Thư kư Bộ Truyền giáo, ngày 17-1-1622 : Trong điều 1, DT cho biết là “thiếu thừa sai” nhưng trong điều 7 (điều cuối cùng), DT lại đề nghị :”Trong một miền, đừng để  nhiều ḍng tu cùng họat động, chỉ nên dành cho một ḍng tu hầu tránh chia rẽ” (27).

 

V́ quá chú trọng vào Trung Quốc và Nhật Bản, cuối thế kỷ 16, DT đă nhiều lần phớt lờ lời kêu gọi đến VN truyền giáo : Giám mục Belhior Carneiro, vào cuối thời kỳ Giám quản Macao đă yêu cầu DT gửi người đến VN sau khi nghe các thương nhân nói về Chúa Nguyễn. Khi DT từ chối v́ thiếu người, ngài đă chuyển yêu cầu này sang Ḍng Phan Sinh TBN. Cũng có suy diễn cho rằng VN chỉ là phụ thuộc của TQ, cùng một nền văn hóa nên nếu thuyết phục được TQ theo đạo th́  công cuộc truyền giáo ở  VN sẽ “bất chiến tự nhiên thành”.

 

              Đàng khác, tuy các thừa sai Ḍng Tên họat động ở các miền truyền giáo Châu Á gồm nhiều quốc tịch nhưng số đông vẫn là người Bồ và tất cả mọi thành viên đều phải tuyên thệ trung thành với vua Bồ truớc khi xuất hành nên cũng cảm thấy  gắn bó một cách tự nhiên hoặc cảm thấy bị ràng buộc trách nhiệm với quyền lợi của Bồ.

 

VI-                                         VIỆC THÀNH LẬP CÁC T̉A GIÁM MỤC Ở  CHÂU Á.

 

Một trong những mục đích của các cuộc chinh phục là truyền giáo. Mà truyền giáo đúng nghĩa là đưa lương dân trở lại và tổ chức đời sống đạo theo truyền thống là h́nh thành các cộng đ̣an (giáo xứ) với các chủ chăn (linh mục, bước đầu là các thừa sai nhưng phải nhanh chóng có được các Linh mục bản quốc) và cuối cùng là thành lập một Giáo hội địa phương mới, với sự hiện diện của Đấng Thường quyền (Giám mục).

Người Bồ cũng muốn đi trên con đường và tiến tŕnh b́nh thường này. Cụ thể là sau khi chiếm được Ceuta (1415), vua Bồ đă xin thành lập Ṭa Giám mục Ceuta năm 1421, tức là chỉ sau 6 năm. Đối với những vùng lănh thổ hải ngọai xa xăm hơn , việc thành lập Ṭa Giám mục diễn ra chậm hơn : chiếm Madère năm 1419-1420 nhưng phải gần 100 năm sau mới thành lập Ṭa Giám mục Funchal (thủ phủ của Madère) năm 1514 với trách nhiệm là coi sóc mục vụ cho các vùng lănh thổ mới . Một Ṭa Giám mục như thế không thể cáng đáng hết trách nhiệm mục vụ v́ một đàng vị Giám mục vẫn ở lại Lisbonne, chỉ có GM  phụ tá ở Madère, đàng khác vùng đất mới rất mênh mông, các địa sở lại cách xa nhau ngàn trùng ! Trong bối cảnh đó, theo yêu cầu của vua Bồ, Giáo ḥang Léon X phong D. Henrique (con của vua Congo) làm Giám mục , vị Giám mục đầu tiên của lục địa đen.

 

Về Châu Á, năm 1498, Vasco de Gama đến Ấn Độ . Năm 1510, Alphonse Albuquerque chiếm Goa, năm kế tiếp chiếm Malacca . Năm 1557, người Bồ chiếm Macao . Chinh phục đến đâu, truyền giáo đến đó. Cũng như tại các nơi khác và theo truyền thống từ thời các Tông đồ, Ṭa Thánh cũng muốn nhanh chóng thiết lập các Ṭa Giám mục để điều hành đời sống đạo. Châu Á cũng có sự hiện diện của các Giám mục khá sớm nhưng việc thành lập các Ṭa Giám mục th́ diễn ra chậm hơn.

 

Năm 1519 / 1520 :  Durte Nunes , OP, được gửi đến Ấn Độ như là Giám mục “in partibus infidelium” (GM giữa  đất lương dân). Ngài từng là GM Madère / Funchal năm 1516 và GM Acores năm 1517-1518. Ngài chỉ ở Ấn Độ một thời gian ngắn v́ 1524, ngài đă trở về Bồ và mất ở quê nhà năm 1527.

Năm 1532, Fernando Vaqueiro, Ḍng Phan Sinh được cử sang Ấn Độ nhưng ngài mất năm 1535 tại Ormuz ( Ba Tư), như vậy, hiện diện tại chỗ không lâu .

Cũng trong năm 1532, ḥang gia Bồ đệ tŕnh Giáo ḥang một kế họach thành lập ở hải ngọai một Giáo tỉnh mà Funchal sẽ là thủ phủ với 4 Ṭa Giám mục phụ thuộc ở Acores, Cap Vert, Sao-Tomé và Goa. Giáo ḥang Clément VII , qua SC Pro excellenti praeminentia (V́ tính trổi vượt tuyệt vời ), ngày 31-1-1533, chấp thuận cho thành lập giáo phận Santiago Cap Vert nhưng từ chối mấy nơi kia v́ vấn đề tài chính. Nhưng chưa tới hai năm sau, cả ba Ṭa Giám mục đều được thành lập. Ở đây, chúng ta sẽ chỉ quan tâm tới những Ṭa Giám mục tại Châu Á có liên quan trực tiếp hoặc liên hệ xa gần với Giáo hội Việt Nam thời kỳ đầu, trong bối cảnh Padroado .

 

              VI.1. GOA, T̉A GÍAM MỤC ĐẦU TIÊN CỦA BỒ Ở CHÂU Á :

 

Ṭa Giám mục Goa được thành lập do SC Aequum reputamus (Ta nghĩ là phải lẽ), ngày 3-11-1534, của Giáo ḥang  Paul III (sẽ là người bảo trợ cho Ḍng Tên). Sắc chỉ nhắc lại bối cảnh lịch sử : quyền tài phán thiêng liêng của vị Đại diện Tomar và kế đó là của Giám mục Funchal, cũng như quyền bảo trợ mà vua Bồ được hưởng. Kế đó, Sắc chỉ mô tả những thực tế tại Đông Ấn thuộc Bồ và việc cần thiết phải thành lập một ṭa giám muc mới. Điều 3 liệt kê nhưng bổng lộc sẽ được nhà vua hoặc Tu hội CSCK thiết lập. Điều 7, 8 định nghĩa những quyền bảo trợ mà nhà vua hay Đại sư được thi hành. Riêng điều 5 qui định địa giới Goa gồm thành phố Goa,  phần lănh thổ, lănh hải từ Mũi Hảo Vọng (Cap de Bonne Espérance) đến Ấn Độ và phần từ Ấn Độ đến Trung Quốc.

Gíam mục được chỉ định là Franceso de Mello, nhưng ngài từ chối .

Ngày 11-4-1537 , Frei JOAO de Albuquerque, Ḍng Phan Sinh, nhánh cải cách, được bổ nhiệm làm GM Goa. Ngài nhận nhiệm sở  năm 1538 và mất năm  1553. Đây là Gíam mục Bồ hải ngọai đầu tiên mà không phải là một giới chức cung đ́nh nhưng là một thừa sai truyền giáo tại chỗ.

 

              VI.2-   T̉A GIÁM MỤC MALACCA

         

Sau khi thành lập TGM GOA, công cuộc truyền giáo tại Châu Á tiến triển nhanh chóng, song song với sức bành trướng của Bồ: Nhóm truyền giáo của Phanxicô Xaviê đến Ấn Độ (1542), Malacca và Moluques (1545) rồi Nhật Bản (1549-1552). Các đ̣an tuyền giáo Ḍng Tên khác xuất phát từ Bồ đi Ấn trong các năm 1545, 1546, 1548 ( RJ. 53. Ct 155). Các thừa sai Phan Sinh đến Ceylan ( Tích Lan, nay là Sri Lanca) từ năm 1543 . Các thừa sai Đa Minh đến Ấn Độ ( 1548) và Malacca (1549). Đ̣an truyền  giáo của Gaspar Da Cruz đến Campuchia (1555), rồi Quảng Đông, TQ (1556).

Do t́nh h́nh tăng triển số tín hữu, từ năm 1546, Ṭa Giám mục GOA đă được Giáo ḥang ban phép cho có tới  8 Đại diện (vicaires) ở các vùng xa đuợc quyền ban phép thêm sức. Tám vùng đó là : Ternate và Macassar ở phần phía đông của Indonésia ngày nay ; Malacca ở bán đăo Mă Lai; Coromandel ở bờ biển phía đông Ấn Độ; Ceylan ; Ormuz trong vùng vịnh Perxique; Đảo Socotora gần Sừng Châu Phi; Sofala và Mosambique ở Châu Phi.

Một cứ điểm trọng tâm mới đựơc thiết lập ở Malaca v́ đây là điểm trung chuyển bắt buộc giữa Ấn Độ Dương, qua quần đảo gia vị (Indonesia ngày nay) và biển Trung Quốc. Nguồn lợi ở đây lại phong phú (vài con số : hàng hóa đến Malacca hay quá cảnh qua đây mang đến một lợi tức hàng năm là 133.700 cruzados ( trên tổng số 171.000 cruzados cho ṭan Châu Á). Goa chỉ có 120.000 cruzados ( RJ 53. Ct 157).

Quan hệ hàng hải với Madère / Funchal rất khó khăn, hầu như không có nên ngày 3-7-1551, qua SC Super Universas (Trên cả ḥan vũ), Giáo ḥang Jules III giải thể giáo tỉnh Funchal và sáp nhật Funchal cùng các Ṭa Giám mục phụ thuộc vào Lisbonne. Nhưng liên hệ từ châu Á về Lisbonne thường mất hai năm .

V́ tất cả những lư do này, Giáo ḥang Paul IV, qua SC Etsi sancta et immaculata (Mặc dầu thánh thiện và vô t́ tích) ngày 4-02-1558 nâng GOA lên hàng Ṭa TGM Thủ phủ (Évêché métropolitain) và thiết lập ṭa GM trực thuộc : Cochin, trên bán đảo Deccan ( Ấn Độ).

Cũng ngày này, 4-02-1558, SC Pro Exellenti (V́ tính trổi vượt tuyệt vời) thành lập Ṭa Giám mục  Malacca, cũng phụ thuộc GOA. Văn kiện dành cho Tổng Giám mục Lisbonne ( là hồng y Henrique, cậu của vua Sebastiao khi đó chỉ mới 3 tuổi) ấn định địa giới của Ṭa Giám mục mới. Không biết công việc được tiến hành như thế nào nhưng sau này người ta được biết địa giới của TGM Malacca là “từ Pégou đến Trung Quốc, bao gồm cả các bán đảo Solor, Timor, Amboine, Banda, Moro và Maluco, trong đó c̣n gồm rất nhiều đảo”. 

GM đầu tiên của Malacca là Jorge de Santa Luzia. Ngài được tấn phong ở Lisbonne năm 1558, lên đường năm 1559 nhưng chỉ đến nhiệm sở năm 1561, sau khi làm Quyền Gíam mục tại Goa. Năm 1576, ngài từ nhiệm, trở lại Goa và mất năm 1579 .

 

              VI.3     T̉A GIÁM MỤC MACAO

 

              Ng̣ai Malcca, Bồ muốn có một cứ điểm gần những thị trường lớn là Nhật Bản và Trung Quốc .V́ lư do chính trị, mọi thương mại trực tiếp giữa hai nước này đều bị cấm nên Bồ được hưởng lợi rất nhiều khi làm trung gian. Sau nhiều thất bại tại Zheijihang (Chiết Giang) và Fujian (Phúc Kiến) (1524-1549), người Bồ đă có thể cập bến ở Quảng Đông năm 1552 và sau đó đă thiết lập được thương điếm cố định. Đó là bước đầu của Macao. (28)

Về mặt đạo, Macao cũng có một Đại diện (Vicaire) của GM Goa khá sớm từ 1554 : Grégorio Gonsalvez. Vị Đại diện này từng bị người Tàu bắt giam hai lần v́ vi phạm luật cư trú nhưng sau đó được chấp nhận (RJ.70). Các thừa sai Ḍng Tên cũng thường ghé vào đây ngay từ đầu, nhưng chỉ thiết lập trú sở chính thức từ 1565 .

Ngày 2 hoặc 3-1-1566, qua SC Ex litteris charissimi (Từ lá thư của con rất yêu quư), Giáo ḥang  Pie V (1566-1572) cử Thượng phụ Nunes Barretto sang Châu Á, cùng với 2 GM phụ tá. Chỉ có GM Belchior Carneiro đến được Macao  năm 1568 ( tháng 5 hay 6 ). Vị kia là André de Oviedo cũng lên đường nhưng không đến đích .

Nhưng Macao đang có đại diện của GM GOA, và sau đó là của GM Malacca. Giám mục Carneiro có những va chạm với vị Đại diện này. Công tŕnh đáng kể nhất của GM Carneiro là thành lập huynh đ̣an  Misericordia (1569) chuyên lo từ thiện giúp người nghèo, mà cụ thể là hai bệnh viện, trong đó, một dành cho người phong. GM Carneiro từ nhiệm năm 1582  và mất năm sau đó.

 Ngày 23-1-1576, với SC Super specula militantis ecclesiae (Trên các tấm gương của Giáo hội chiến đấu), Giáo ḥang  Grégoire XIII (1572-1585) lập Ṭa Giám mục MACAO, theo yêu cầu của vua Sebastiao. Lănh địa giáo phận bao gồm ṭan bộ tỉnh của người Trung Quốc, các đảo Nhật Bản và Macao cùng các vùng đất liền kề. Văn kiện này cũng nêu các trách nhiệm cụ thể của GM : Truyền giáo cho lương dân  và mục vụ cho tín hữu, kể cả cho người văng lai..

Ngày 22-10-1578, qua SC Sedula consistorialis (Hội nghị Hồng y…), Ṭa Thánh bổ nhiệm Leonardo Fernande de Sa làm GM Macao. Ngài được vua Henrique( Henri I , 1578-1580) chỉ định (désigné) và là thành viên của Tu hội CSCK. Ngài đến nhiệm sở 1581/1582, sau đó đi Ấn Độ (1586-1587) và trên đường về bị vua Aceh , Sumatra bắt giữ, được trả tự do năm 1595 và mất ngày 15-9-1597.

  Ngày 30-8-1601, Giáo ḥang Clément VIII bổ nhiệm Jean da Piedade, OP, làm Giám mục Macao. Ngày 27-10-1623, ngài từ nhiệm và lên tàu trở về Bồ.

             

              VI.4     T̉A GIAM MỤC MANILA

 

Năm 1521, Magellan, một người Bồ làm việc cho nhà vua Tây Ban Nha, khám phá ra Philippin, nhưng măi đến năm 1542 người Bồ mới lập được một thương điếm thường trực tại đảo Visayas và đặt tên cho quần đảo là Philippines [để tôn vinh Infant Felipe, người sẽ kế vị Charles Quint // Carlos I năm 1556 và kế vị Hồng y-vua (cardinal-roi) Henrique vương triều Bồ, khi hai nước Tây và Bồ hợp nhất năm 1580, v́ vậy, ông này có hai đế hiệu : Felipe II/ Tây Ban Nha và Filipe I / Bồ Đào Nha]. Công cuộc thực dân hóa chỉ thực sự khởi đầu từ 1565-1569. Năm 1570, Bồ đánh chiếm Manila, khi đó đa phần cư dân là người Hoa. Năm 1571, Manila trở thành thủ đô (capitale).

Các Ḍng Khất sĩ (Âu Tinh, Phan Sinh, Đa Minh) lần lượt kéo đến Philippin, truyền đạo cho lương dân bản xứ nhưng đích nhắm nằm ở xa hơn : Trung Quốc. Từ tháng 6 đến 9-1575, hai Thừa sai Âu tinh (Martin de Rada và Jeronimo Marin) từ Manila đến Phúc Kiến với tư cách đại sứ của vua TBN, được tiếp đón nồng hậu, nhưng truyền giáo không kết quả .

Các thừa sai Phan Sinh đến lập cư ở Manila năm 1577, cũng hướng về TQ (ở Quảng Châu 6 tháng trong năm 1579) nhưng thất bại. Quay lại Macao

Ngày 6-2-1578, với SC Illius fulciti praesido (Với sự trợ giúp của cột trụ ấy), Giáo ḥang Grégoire XIII thành lập Ṭa Giám mục Manila, trực thuộc Giáo phận Mexicô. GM tiên khởi là Domingo Salazar, OP, được phong chức năm 1579, đến nhiệm sở 1581. Ngày 14-8-1595, Manila được nâng lên hàng Ṭa Tổng Giám mục, với ba Ṭa Giám mục  trực thuộc là Nueva Caceres, Nueva Segovia và Cébu .

 

              VI.5     T̉A GIÁM MỤC FUNAI

 

 Người Bồ bắt đầu buôn bán với Nhật từ năm 1542 và một bệnh viện Bồ được thành lập năm 1557 tại Funai. Bồ lập thương điếm thường trực tại Yokoseura năm 1561 và Nagasaki trở thành một thành phố Công giáo từ năm 1571 (29) :

Về mặt lư thuyết, Nhật Bản  thuộc quyền GM Macao, trong thực tế, mọi việc được giao cho DT. Dưới thời GM Macao Leonardo de Sa, ngài bổ nhiệm một Giám  quản riêng cho Nhật Bản nhưng vẫn là một thừa sai DT : Antonio Lopez.

Ngày 19-2-1588, qua SC Sedula consistorialis (Hội nghị Hồng y…), Giáo ḥang  Sixte V (1585-1590) thành lập Ṭa Giám mục FUNAI, đảo  Kyushu. Việc  thành lập này là do yêu cầu của vua Bồ Filipe I, với lư do là tín hữu Nhật Bản khi đó khá đông , 150.000 người ( RJ. 56. Chú thích 170) và v́ xa cách với Macao. TGM  về sau dời về Nagasaki. GM đầu tiên của Funai là một Thừa sai Ḍng Tên : Sebastio de Morais. Ngài được thụ phong tháng 3 -1588 nhưng qua đời trong cuộc hành tŕnh. Người kế vị là Pedro Martin, cũng là thừa sai DT, được bổ nhiệm năm 1592. Ngài đến Nhật Bản năm 1596 . Ngày 8-12 năm đó, xảy ra cuộc bách hại đầu tiên. Năm 1597, ngài trở về Macao nhưng chết trên hành tŕnh đầu năm 1598.

Từ năm 1594, Funai có GM Phụ tá : Luis de Cerqueira, DT, nhưng  vị này chỉ đến Nhật Bản năm 1598. Ngài mất ở Nagasaki tháng 2-1614.

Vị GM hiệu ṭa thứ tư và cuối cùng của Funai là Diogo Correia Valente, DT, được bổ nhiệm  năm 1618, đến Macao năm 1619 nhưng v́ lư do cấm đạo, ngài không thể đến nhiệm sở. Ngài ở lại Macao, cũng có lúc ngài làm Giám quản TGM Macao khi trống ṭa và mất tại đó ngày 28-10-1633 .

 

 

VII-                                       SỰ SUY YẾU CỦA ĐẾ QUỐC BỒ VÀ NHỮNG CẢN TRỞ DO PADROADO GÂY RA CHO CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO.

 

VII.1 – CÁC YẾU TỐ CHÍNH TRỊ VÀ KINH TẾ

 

Một lọat diễn biến chính trị bất lợi vào hai thập niên cuối thế kỷ 16, trước hết là ở chính trong nước, kế đến là trên chính trường Châu Âu và sau đó lan rộng đến các vùng thuộc địa khiến cho thế lực Bồ bị suy yếu. Sự suy yếu về mặt chính trị kéo theo những thất bại về kinh tế và gây cả hệ lụy cho công cuộc truyền giáo. Quả vậy, Bồ Đào Nha bắt đầu suy yếu kể từ khi bị sáp nhập vào Tây Ban Nha năm 1580 (30). Bản thân Tây Ban Nha khi đó, tuy vẫn c̣n hùng mạnh, bắt đầu gặp phải những đối thủ lớn : Năm 1581, Hà Lan (khi đó gọi là Provinces-Unies) tuyên bố độc lập, tách khỏi Tây Ban Nha. Năm 1588, hạm đội Armada của TBN bị người Anh đánh bại ở Gravelines. Hà Lan và Anh là hai nứơc thù nghịch về mặt tôn giáo (Tin Lành Calvin / Anh Giáo) và là hai thế lực cạnh tranh về hàng hải và thương mại với Tây Ban Nha. Bồ cũng đương nhiên trở thành thù địch của hai nứơc này. Quả vậy, năm 1600, Công ty Đông Ấn Anh được thành lập. Năm 1602, Công ty Đông Ấn Hà Lan ra đời (viết tắt theo tiếng Hà Lan là VOC). Có lúc hai công ty này liên kết với nhau để chống lại Bồ và Tây Ban Nha. Cả hai công ty này, ng̣ai việc buôn bán, c̣n có cả quân đội và đảm nhiệm luôn  vấn đề cai trị ở các thuộc địa. Năm 1603, Hà Lan đến Nhật Bản và t́m cách độc chiếm thị trường này. Do tác động của Công ty Đông Ấn Hà Lan, sự bất ḥa giữa Nhật Bản và Bồ về quyền hàng hải và thương mại trở nên nghiêm trọng và từ năm 1610, Nhật Bản đóng cửa giao thương với Bồ. Cũng do sự can dự của VOC, năm 1612, Công giáo tại Nhật lại bị cấm, năm 1613, Tướng quân (Shogun) Tokugana Ieyasu (nắm quyền từ 1603) trục xuất 400 người Bồ và TBN, phần lớn là thừa sai; và đày biệt xứ người Công giáo Nhật, chỉ c̣n khỏang vài chục thừa sai DT  và Phan Sinh lén lút lưu lại. Năm 1622, cũng do thủ đọan của VOC, Nhật Bản  lại trục xuất người Bồ và cấm đạo : 30 chứng nhân bị giết hại tại Nagasaki. Nhật Bản tiếp tục  gây hấn  với Bồ đến độ năm 1631/1632, vua Bồ phải ra lệnh ngưng các chuyến tàu đến NB. Việc  cấm đạo cũng gay gắt : năm 1633, các thừa sai cuối cùng bị giết hoặc chối đạo (trong đó, có trường  hợp đáng buồn là Pedro Marquez, người bạn đồng hành truyền giáo với Đắc Lộ tại Đàng Ng̣ai năm 1627-1630 ( RJ. 85. Ct 274). Năm 1639, Công ty Hà Lan được độc quyền buôn bán với Nhật, hất cẳng Bồ Đào Nha ở thị trường này. Năm 1641, Hà Lan chiếm Malacca làm Bồ suy yếu thêm .

              T́nh trạng “một vua, hai nứơc” chẳng những không làm cho các thừa sai đ̣an kết với nhau hơn mà c̣n là cơ hội cho sự tranh dành.Vài sự việc dẫn chứng :

              . Sau khi Bồ sáp nhập với Tây Ban Nha, nghĩa là khi hai giang sơn đă về một mối, trên nguyên tắc không c̣n cấm cản việc người Tây Ban Nha ở Manila đi Macao. Nhưng trong thực tế, cả “Đặc khu trưởng” là Joao de Almeida và Gíam mục  Macao là Leonardo Fernandes de Sa đều viết thư (1583) cho Thống  đốc Philippin yêu cầu Manila không được gửi bất kỳ ai (giáo dân, giáo sĩ hay tu sĩ) đến Macao : thương nhân muốn độc quyền buôn bán với TQ, nhà nuớc Bồ muốn thu thuế khi buộc phải trung chuyển qua Malacca, c̣n thừa sai DT muốn độc quyền truyền giáo tại TQ.

. Năm 1583-1584, một số thừa sai Phan Sinh đă từ Manila đi Trung Quốc, sau đó đi Việt Nam nhưng đều thất bại. Họ lưu lại và lập cộng đ̣an tại Macao và Malacca, nhưng bị người Bồ phản đối. Nhằm giữ giao hảo với Bồ, Jéronimo de Burgos (Ủy viên của Hạt Ḍng Manila) đă tách hai tu viện PS ở Macao và Malcaca khỏi Manila  và lập một Hạt ḍng độc lập . Nhưng Manila phản đối và được vua Bồ /Tây và Bề trên Tổng quyền Francesco Gonzaga giải quyết  13-3-1584 : Macao vẫn thuộc Manila c̣n Malacca thành  một hạt ḍng  độc lập, mà lănh vực họat động sẽ bao gồm Malaisia, Siam và Đàng Trong nhưng phải chuyển giao cho các tu sĩ PS Bồ . Việc chuyển giao tại Malacca  diễn ra êm xuôi nhưng tại Macao, người Bồ vẫn chống đối: ngày 11-8-1585, chính quyền Macao ra lệnh trục xuất các thừa sai Tây Ban Nha và ba tháng sau, họ phải trở lại Manila. Tháng 2-1645, sau khi thóat khỏi sự phụ thuộc Manila (do Bồ đă phục hồi độc lập), Macao đă trục xuất 4 nữ tu Clara và 2 tu sĩ Phan Sinh Tây Ban Nha. Trên đường về Manila, tàu của họ bị băo đánh dạt vào bờ biển Đàng Trong và sự hiện diện của các nữ tu này đă gây nên sự ṭ ṃ thích thú cho triều đ́nh Chúa Nguyễn và dân chúng. Năm 1586, thừa sai Ḍng Âu Tinh  từ Manila đến Macao tính đi Trung Quốc nhưng ngày 12-4-1586, Phó vương Đông Ấn là Duarte de Menezes, viện dẫn Sắc chỉ của Giáo ḥang Grégoire XIII, cấm tất cả các giáo sĩ, ngọai trừ Ḍng Tên, vào Trung Quốc. Các thừa sai Âu Tinh Tây Ban Nha cũng không được lập ḍng tại Macao v́ từ năm 1585, Phó vương Đông Ấn đă ra lệnh rằng các ḍng được thành lập trên đất Bồ bởi các tu sĩ TBN th́ đều phải chuyển cho các đồng sự cùng ḍng người Bồ . Do vậy, ḍng Âu Tinh ở Macao được chuyển giao  cho tu sĩ Bồ, năm 1589  .

 

VII.2 –  MỘT CẢN TRỞ LỚN : SỰ TRỐNG T̉A

 

Khó khăn lớn nhất mà sự suy yếu của Bồ Đào Nha gây ra cho các vùng truyền giáo, chính là sự trống ṭa, là việc biến mất tác vụ Giám mục trên các miền truyền giáo và ngay tại chính quốc. Một trong những nguyên nhân là sự thiếu hụt tài chính, do đánh mất sự độc quyền về thương mại, do sự quản trị tồi và nhất là do tham nhũng. Để giảm bớt chi phí, Năm 1613, Phó vương Jéronimo de Azevedo đă yêu cầu sáp nhập Ṭa Giám mục Macao với Malacca và Méliapour với Cochin. Trong thư ngày 2-3-1615, Filipe II không đồng ư với đề xuất này.. Nhưng chính ông vua này lại yêu cầu yêu cầu Phó  vương mới là Francisco da Gama (1622-1628) t́m cách giảm chi và giảm bớt các Ṭa Giám mục. Vua Filipe III lại chọn giải pháp khác là hơan bổ nhiệm Giám mục và để trống ṭa : bổng lộc (chi phí) cho một giám quản (governor, thường không có chức GM) th́ ít hơn nhiều so với bổng lộc cho một GM.

 

Chính trong bối cảnh này mà yêu cầu chính thức của DT từ năm 1614-1615 thành lập một hay nhiều Ṭa Giám mục tại TQ đă không có hồi âm, ngay cả khi DT đưa ra các giải pháp giảm chi cho ngân sách Nhà nước.

Các Ṭa Giám mục khác bị trống ṭa kéo dài : GM Macao rời nhiệm sở năm 1613 và chỉ có người thay thế vào cuối thế kỷ. Giám mục Funai là Diogo Correia Valente làm Giám quản Macao từ năm 1630 nhưng kể từ khi ngài mất năm 1633 th́ cả Macao lẫn Funai đều trống ṭa .

Ṭa Giám mục Malacca : Năm 1626, Giám mục Goncalo da Sylva rời nhiệm sở và được chuyển đến Ceuta năm 1635 hoặc 1636. Người kế vị là Antonio do Rosario (vốn là giám quản Macao) nhận sắc phong năm 1636 nhưng chết trước khi được tấn phong. Luis de Mello được nhà vua bổ nhiệm năm 1638 cho Malacca và năm 1639 cho Méliapour (nghĩa là cho hai nhiệm sở khác nhau) nhưng chỉ nhận được sắc phong cho Malacca nhưng h́nh như ngài cũng không đến được Malacca : năm 1641, khi Hà Lan chiếm Malacca, không có ngài ở đó mà chỉ có một Tổng Đại diện. Luis de Mello mất năm 1648 và Ṭa Giám mục Malacca trống ṭa cho đến năm 1671.

Ṭa TGM Goa th́ đỡ hơn :Khi Chritovao de Sa mất (31-3-1622) th́ Sebastiao de Sao Pedro (GM Cochin ) làm Giám quản và chính thức chuyển đến Goa năm 1625 ( vẫn kiêm nhiệm Cochin cho đến 1627). Khi ngài mất (7-11-1629), Ṭa GM Goa trống ṭa hai năm. Manoel Telles được bổ nhiệm năm 1631 nhưng chết trong hành tŕnh. Ṭa TGM Goa được giám quản tạm tời bởi tân GM Cochin là Miguel Rangel. Năm 1635, tân GM của Goa là Francisco dos Martyres rời Bồ. Khi ngài mất năm 1652, Goa lại trống ṭa.

Việc phục hồi vương triều Bồ năm 1640 chẳng những  không giúp cải thiện t́nh h́nh mà c̣n làm cho nghiêm trọng hơn : Năm 1643, tân vương Joao IV chỉ định  (désigner) Jorge de Macedo cho Macao,  Apolinario de Almeida (SJ) rồi Diogo Luis (SJ) cho Funai . Năm 1652, Jorge da Madalena được chỉ định làm GM Goa sau khi Francisco dos Martyres mất. Nhưng tất cả đều không được giáo ḥang bổ nhiệm . Lư do là Giáo ḥang ủng hộ những đ̣i hỏi của Filipe III bị truất phế và không nh́n nhận triều đại mới của Bồ nên không chấp nhận những đề cử, chỉ định Giám mục của vua Bồ, không những ở các miền  truyền giáo như vừa nêu mà con ngay cả tại chính quốc: Từ năm 1649 đến 1658, ở Bồ chỉ c̣n duy nhất một GM (Manuel da Cunha , ở Elvas). Vua chuyển vị này về Lisbonne nhưng việc này không được Ṭa Thánh nh́n nhận. Từ khi  Giám mục Manuel de Cunha mất, năm 1658,  đến năm 1670, mọi giáo phận ở Bồ đều trống ṭa (thực ra, từ 1658 đến 1669, c̣n một GM hiệu ṭa là Francisco de Soto-Maior, sống trong triều đ́nh. Khi vị này mất, 3-11-1669, ḥan ṭan không có tác vụ GM trên đất Bồ, vốn là một nước rất Công giáo!

Phải chờ cho đến khi  Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha  kư kết Hiệp ước ḥa b́nh (1668) và chờ Giáo ḥang mới (Clément IX, 1667), t́nh h́nh mới được giải tỏa : các bổ nhiệm Giám mục cho Bồ diễn ra vào năm 1670-1671 .

Trong thời gian đó, các Giám mục Đại diện Tông ṭa (ĐDTT) đă được Ṭa Thánh trực tiếp gửi đến VN  hơn 10 năm . Nguyên do chính là  việc trống ṭa quá lâu và những khó khăn trong việc bổ nhiệm Giám mục đưa đến t́nh trạng thiếu linh mục. Và trách nhiệm hàng đầu của các ĐDTT là thành lập hàng giáo sĩ địa phương, với các linh mục bản xứ.

 

VII.3 – NHỮNG CẢN TRỞ KHÁC

 

Theo Ṭa Thánh, ưu tiên hàng đầu của Padroado là họat động truyền giáo nhưng đối với Nhà nuớc Bồ và thương nhân Bồ ưu tiên lại là ảnh hưởng chính trị và quyền lợi kinh tế. Khi thuận lợi, Nhà nuớc và thương nhân cũng góp phần hỗ trợ truyền giáo, nhưng khi buộc phải chọn lựa, họ không dành ưu tiên cho lănh vực này , thậm chí c̣n phản lại mục tiêu này: Tháng 12-1640, Bồ hồi phục nền độc lập, muốn tái lập những thành tựu trước đây, trong đó muốn cứu văn quan hệ buôn bán với NB. V́ Nhật Bản cấm ngặt các thừa sai nước ng̣ai nên Phó vương  Filipe de Mascarenhas yêu cầu Đại sứ Bồ đến Nhật Bản năm 1648 là Goncalao de Sequeira de Sousa tuyên bố ở Macao rằng sẽ phạt tử h́nh bất kỳ ai chuyên chở các linh mục  hay cung cấp phương tiện cho các linh mục đi đến nước này! Nghĩa là một hành động ḥan ṭan ngược lại với trách nhiệm Padroado

Sự gắn chặt công việc truyền gíao với một thế lực Tây phương, trong trường hợp cụ thể chúng ta đang bàn là Bồ Đào Nha, vừa làm mất phần nào tính trong sáng của truyền giáo, vừa gây nên những mối nghi ngờ đối với các nước sở tại, từ đó có thể dẫn đưa tới ngăn cấm hoặc bách hại, như đă xảy ra tại Nhật Bản, Trung Quốc và cả Việt Nam (31).

Động cơ buôn bán, cụ thể là lợi nhuận do thương mại mang lại cũng là con dao hai lưỡi đối với công việc truyền giáo, từ cả hai phía : phía người Bồ và phía địa phương. Đối với những vùng đất ít sinh lợi, như Việt Nam, người Bồ không thiết tha trong việc thiết lập quan hệ buôn bán (32), nghĩa là có ít cơ hội cho các thừa sai. C̣n đối với những nơi “béo bở”, việc buôn bán lại có một hấp lực lớn, lôi kéo những tay thích phiêu lưu và ham làm giàu và lôi kéo luôn cả một số thừa sai “biến chất”. C̣n đối với vua chúa, quan quyền địa phương, quan hệ buôn bán cũng là một  mối lợi, có khi họ tỏ ra dễ dăi với các thừa sai và chấp nhận cho truyền đạo là nhằm lôi kéo các thương nhân, hàng hóa và nhất là vũ khí và kỹ thuật quân sự. Khi không đạt được mục tiêu này, họ lại quay ra chống đối đạo mới và cấm cửa các thừa sai.

 

Sự phụ thuộc của truyền giáo vào chính quyền bảo trợ: phụ thuộc về tiền bạc và phương tiện vật chất, phụ thuộc về đường vận chuyển hàng hải, phụ thuộc về số lượng thừa sai gửi đi hàng năm (thường hạn chế và kỳ thị với các thừa sai không thuộc quốc tịch Bồ). Nhưng nghiêm trọng hơn, “nhà cầm quyền Bồ can thiệp vào nội bộ ở các địa sở truyền giáo. Nhiều nơi, họ nắm quyền phân  bố việc lựa chọn bề trên của các ḍng. Họ không thông thạo giáo luật, nên vi phạm giáo luật trong các việc chọn lựa này: đưa ra những người bất xứng, bất tài, miễn là trung thành với lợi ích của họ, miễn là người Bồ Đào Nha. Những sắc lệnh của Ṭa Thánh, muốn được thi hành, phải thông qua pḥng chưởng ấn của quốc vương. Những ǵ đi ngược với Quyền bảo trợ của họ, đều bị họ ém nhẹm” (33). Để tăng thêm quyền lực cho Padroado, ṭa án Truy tà (Inquisition) đă được Giáo ḥang Paul IV cho thành lập tại Goa năm 1557, theo yêu cầu của vua Joao III. Ṭa án Truy tà, vốn nổi tiếng hắc ám ở Tây phương thời Trung Cổ, nay lại là công cụ dễ bảo của chủ nghĩa chuyên chế (absolutisme) Bồ ở Châu Á.

 

Sự bất đồng về phụng vụ thể hiện qua vụ tranh căi về nghi lễ ở Trung Hoa vừa tác hại nghiêm trọng cho nỗ lực truyền giáo, vừa làm giảm uy tín của các thừa sai Ḍng Tên. Như chúng ta đă biết, Matteo Ricci (1552-1610) đến Trung Quốc năm 1583, ḥa nhập được với giới trí thức và hàng quan lại, nhờ sự khôn ngoan tài giỏi và sự ḥa đồng của ngài. Ngài mang tên Trung Quốc (Lợi Mă Đậu), nói và viết tiếng Hoa, ăn mặc như một ông quan triều đ́nh. Ngài t́m trong Nho giáo những điểm tương đồng, hoặc là không đối nghịch với đức tin Công giáo để rao giảng Tin Mừng . Ngài thích nghi những lễ nghi phụng vụ cho phù hợp với tập tục địa phương. Ngài thuyết phục được nhiều người theo đạo. Khi chết, ngài được Trung Hoa chôn cất theo nghi thức an táng quốc gia. Lúc đầu, Ṭa Thánh cũng ủng hộ ngài: Ngày 27-6-1615, Giáo ḥang Paul V chấp thuận thánh lễ tiếng Hoa và Giáo ḥang Urbain VIII, qua SC Animarum saluti (Cứu rỗi các linh hồn) năm 1629, xác nhận lại một số ưu đăi. Roberto de Nobili (1577-1656) cũng có những nỗ lực tương tự tại Ấn Độ, từ năm 1606. Nhưng không phải ai cũng đồng t́nh với đường hướng hội nhập văn hóa này, v́ “thù nghịch với phương pháp hoặc thù nghịch với Ḍng Tên” (THÉO, 411). Việc tranh căi bắt đầu khi hai thừa sai Tây Ban Nha từ Manila sang Trung Quốc năm 1633 và báo cáo về Ṭa Thánh. Năm 1645, Thánh Bộ (Đức Tin) và Bộ Truyền Gíao ra lệnh cấm “nghi lễ Trung Hoa”. Cuộc tranh căi kéo dài đến qua thế kỷ XX .

 

VII.4 – MỘT ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT

 

Sự đóng góp và công lao của Bồ Đào Nha và của Ḍng Tên trong công cuộc truyền giáo thế kỷ 16, dưới chế độ Padroado là không thể phủ nhận. Bằng chứng là các giáo đ̣an, các Ṭa Giám mục ở Phi, Mỹ và Á châu. Ng̣ai ḷng nhiệt t́nh, Bồ đă hỗ trợ tài chính: chu cấp cho các Giám mục, các thừa sai; cung cấp các phương tiện vật chất to lớn để xây nhà thờ, nhà nguyện, các cơ sở tôn giáo; chăm lo đến những nhu cầu nhỏ nhặt như chén thánh, áo lễ, đèn cầy…Bồ c̣n cung cấp phần lớn nhân sự cho công cuộc truyền giáo, lo vận chuyển các thừa sai đi-về và phụ trách bảo vệ họ . Bồ đă gánh chịu nhiều tổn thất và hy sinh cho công cuộc truyền giáo và Padroado đă mang đến những kết quả mà bằng chứng là các cộng đ̣an đức tin, các Ṭa Giám mục, các cơ sở tôn giáo, các Giáo hội địa phương…

Nhưng cũng như trong lịch sử xa xưa, trong chế độ Padroado đă xảy ra những lạm dụng, những sai lệch, nhiều khi phần đời lướt thắng phần đạo và khi bị suy yếu,  Nhà nước Bồ không c̣n đảm đương nổi những trách nhiệm và cam kết với sứ mệnh truyền giáo, thậm chí có thể phản bội lại, như  tŕnh bày trên đây.

Nói một cách khái quát và theo kiểu dân gian th́ Padroado là “tiền kiết hậu hung” và “lợi bất cập hại”.

Chính v́ thế mà cần phải đổi thay, với tinh thần khác, phương thức khác và con người khác . Bộ Truyền giáo và các Đại diện Tông ṭa là giải đáp cho giai đoạn mới.

 

 

VIII – BỘ TRUYỀN GIÁO VÀ CÁC GIÁM MỤC ĐẠI DIỆN TÔNG T̉A

 

VIII.1 – NHẬN THỨC LẠI SỨ MỆNH CĂN TÍNH CỦA GIÁO HỘI

 

Trên đây, chúng ta vừa nói đến “lợi/hại”, đến những lạm dụng và sai lệch của chế độ bảo trợ đối với công cuộc truyền giáo. Có những điều xảy ra sau thời điểm 1622 nên không thể quy kết đó là những nguyên nhân duy nhất đưa đến cải cách họat động truyền giáo. Quả vậy, phải nh́n việc thành lập Bộ Truyền giáo (BTG) từ một nguyên nhân sâu xa hơn , phát sinh từ Công đồng Trentô .

 Giáo hội thời Trung Cổ bị suy yếu. Một phần v́ sự hư hỏng của hàng lănh đạo cấp cao, sự bất tài và thiếu nhiệt t́nh của hàng giáo sĩ cấp thấp. Một phần v́ sự lũng đọan và chèn ép của thế quyền, thông qua việc tranh dành quyền lực chính trị. Một phần v́ sự bành trướng của Hồi giáo. Và một phần nữa v́ các cuộc ly giáo : Luther từ năm 1517, Giáo hội Anh Giáo từ năm 1534, Calvin từ năm 1536 (Giáo hội Cải cách). Các Giáo hội Tin Lành (Thệ Phản) lan rộng sang nhiều nước Châu Âu, đặc biệt tại Tô cách lan, Hà Lan , các nước Bắc Âu ….

Trước t́nh thế rối ren này, Công đồng Trentô, c̣n gọi là Tridentinô,  (1545-1563) được triệu tập, với ba mục tiêu :

  . Hiệp nhất Kitô giáo

  . Canh tân Giáo hội

  . Chặn đứng Hồi giáo.

Nếu hai mục tiêu đầu và cuối không thể thực hiện được th́ ít ra Công đồng Trentô, được gọi là Công đồng Cải cách,  đă mang lại một luồng sinh khí mới cho Giáo hội qua việc canh tân, trong  đó có sự nhận thức lại sứ mệnh căn tính của Giáo hội: Giáo hội là truyền giáo và phải tự ḿnh đảm đương công việc này, lúc thuận cũng như lúc nghịch và không thể “giao khóan” cho vua chúa trần gian. Công đồng Trentô đă bàn nhiều đến cải cách công tác truyền giáo, đặc biệt trong khóa họp XXV, ngày 3-12-1563 (RJ.9). Truyền giáo là sứ mệnh mang tính bản chất của Giáo hội, là điều làm nên căn tính của Giáo hội. Từ khởi thủy cho đến măi muôn đời phải là như vậy. Nhưng có nhiều lúc, Giáo hội sao nhăng và ở đây, Công đồng Trentô đă nhắc nhớ  lại. Và bản chất của Tin Mừng không thể đi đôi với bạo lực, kể cả với quyền lực chính trị .

 Trên sự nhận thức lại sứ mệnh căn tính của ḿnh, Ṭa Thánh lần lượt thực hiện các chủ trương và biện pháp trên lănh vực này, mà đỉnh điểm là việc thành lập Bộ Truyền giáo và việc gửi các Giám mục Đại diện Tông ṭa đến các miền truyền giáo.

Về mặt nhận thức, Ṭa Thánh đă có được sự tiếp tay đắc lực từ  Hồng y Cantori, từ các Linh mục Tommaso di Gesu, Domenico di Gesu Maria, cả hai đều thuộc ḍng Carmelô và  linh mục Girolamo da Narni, ḍng Capucinô.

Về mặt hành động, Giáo ḥang Piô V (1566- 1572) đă  muốn đặt một Sứ Thần phụ trách truyền giáo, cố ư tách họat động này ra khỏi thế quyền nhưng bị vua Philippe II phản đối. Cũng vị Giáo ḥang này, qua SC Exponi nobis (Hăy tŕnh bày cho Ta), ngày 23-3-1567 cho phép các thừa sai Ḍng nhận được năng quyền (juridiction) từ bề trên của họ, với điều kiện biết tiếng địa phương nơi truyền giáo.

Hai ủy ban hồng y về truyền giáo được thành lập năm 1568, một  chuyên trách vùng Tin lành, lo cho người ly giáo trở lại; một chuyên trách các vùng đất mới, lo cho lương dân theo đạo. Phía vua Bồ cũng tham gia nỗ lực truyền giáo bằng cách miễn tô (dime) cho mọi tân ṭng người TQ, NB và Moluques trong 15 năm

Năm 1573, Giáo ḥang Grégoire XIII, theo đề nghị của Hồng y Santori, thành lập Bộ Truyền bá Đức tin cho Đông Phương.

Năm 1599, Giáo ḥang Clément VIII thành lập Bộ Truyền giáo, họat động khá hăng say khi  Hồng y Santori c̣n sống, sau đó lại rơi vào quên lăng .

Ngày 12-12-1600 , qua  SC Onerosa pastoralis officii (Gánh nặng của nhiệm vụ mục tử), Giáo ḥang  Clément VIII cho phép các Ḍng Khất sĩ được đến NB và TQ, với điều kiện phải đi qua Lisbonne và Goa. Các ḍng Phan Sinh, Đa Minh, Âu Tinh nhân đó gửi người đến NB hay gia tăng số người của họ. Điều này càng thuận lợi  khi Tướng quân (Shogun // ḥang đế) Toyotomi Hideyishi chết năm 1598 (ông này là người ban hành lệnh cấm đạo, trục xuất thừa sai) . Lư do Giáo ḥang Clement VIII đưa ra là do thiếu thừa sai DT và Ṭa Thánh muốn phục vụ  cộng đ̣an tốt hơn nên phải tăng cường thừa sai Ḍng khác. C̣n việc các Thừa Sai (TS) phải đi qua Lisbonne là  qui định của Padroado trước đây, nay nhắc lại, kể cả vạ tuyệt thông cho ai vi phạm. Nhưng sau này, Giáo ḥang Paul V, qua SC Apostolicae sedis (Ṭa Tông đồ) ngày 2-6-1608, sẽ điều chỉnh lại : lộ tŕnh chỉ c̣n tùy thuộc bề trên các ḍng .

 

Năm 1613, một lănh chúa Nhật gửi một phái đ̣an đến Madrid và Roma . Đ̣an do một ông ḥang  Nhật và TS Phan Sinh người TBN là  Luis Soleto (đến NB năm 1602). Vua  Philipphe III (TBN // Filipe II Bồ) và giáo ḥang Paul V đón tiếp họ nhiệt t́nh. Ông ḥang xin Giáo ḥang gửi các TS Phan Sinh sinh và một “giám chức” (prélat) sang NB. Ông ta sẵn sàng chịu mọi chi phí cho vị GM này. Soleto th́ xin thiết lập một cơ chế giáo sĩ đầy đủ ở NB và mỗi hội ḍng có GM của ḿnh, cũng như mở một chủng viện. H́nh như Giáo ḥang Paul V đă đồng ư với dự án này và đă bổ nhiệm Sotelo làm TGM, với 4 phụ tá. Vấn đề này được gửi đến Madrid để xem xét nhưng không có dư âm, có thể do sự chống đối của Bồ. Riêng Soleto, xác nhận rằng ḿnh đă được bổ nhiệm GM Oshu (hay “Gíam mục Miền Đông Nhật Bản ” // Évêque du Japon Oriental) tuy chưa được tấn phong. Ngài trở lại NB năm 1622, bị bắt khi lên bờ và bị thiêu sống ngày 26-6-1624. Việc bổ nhiệm này, không có chứng cứ bằng văn bản  nhưng dự báo trước các sáng kiến của BTG sau này, chống lại độc quyền Padroado .

 

VIII.2 – THÀNH LẬP BỘ TRUYỀN GIÁO

 

Ngày 6-1-1622, nhằm vào lễ Chúa Hiển Linh, Giáo ḥang Grégoire XV tuyên bố “ thành lập một Thánh Bộ gồm 13 Hồng y, 2 Giám chức với một thư kư chuyên lo việc truyền bá  đức tin” , thường được gọi là Bộ Truyền giáo.

Nhờ sự hăng say nhiệt t́nh của vị Thư kư là Đức Ông Francesco Ingoli, tổ chức mới này bắt tay ngay vào việc : cuộc họp đầu tiên của BTG vào ngày 14-1-1622 bàn về sắc lệnh công bố thành lập Thánh Bộ và qui chế tài chính. Ngày 17-1, một văn bản được gửi đến các Sứ thần và các ḍng tu, ng̣ai việc thông báo việc thành lập BTG, c̣n yêu cầu các nơi làm phúc tŕnh về t́nh h́nh các miền truyền giáo. Phiên họp thứ ba, ngày 8-3-1622, BTG phân vùng họat động truyền giáo, theo đó, các vùng thuộc địa vẫn giao cho Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, chỉ có điều khác trước là mỗi vùng đều trực thuộc một Hồng y trong Thánh Bộ.

Ngày 22-6-1622, Giáo ḥang Grégoire XV ban Hiến chế Inscrustabili Divinae Providentiae (Sự Quan pḥng khôn ḍ của Thiên Chúa) chính thức trao nhiệm vụ và qui chế họat động cho BTG, theo đó “ ban ṭan quyền cho Thánh Bộ để kiểm sóat vịêc truyền giáo trên ṭan thế giới; được quyền phân bổ các thừa sai, kiểm sóat và thi hành mọi biện pháp để truyền bá đức tin trên ṭan thế giới”. (NVT. Sđd. 17-18). Mục tiêu chính của Bộ là tiến đến việc thành lập hàng Giáo phẩm địa phương, thông qua việc đào tạo và phong chức linh mục cho người bản xứ và để thực hiện mục tiêu này, Bộ phải t́m cách gửi các Giám mục đến các xứ truyền giáo.

Giáo ḥang Grégoire XV cũng sốt sắng lập qũy ban đầu cho BTG bằng cách qui định mỗi vị tân hồng y phải đóng góp 500 quan tiền vàng cho Bộ. Bản thân Ngài cũng hiến tặng lần đầu 10.000 quan (ducats) (5-11-1622) và lần sau  13.000 quan (21-12-1622) và tặng dinh thự dưới chân đồi Pincio cho Bộ làm trụ sở (c̣n tồn tại cho đến nay).

Theo định hướng và mục tiêu đă đặt ra, từ đầu năm 1623, Bộ bắt đầu hành động: Quyết định ngày 20-2-1623, Bộ yêu cầu bề trên các hội ḍng gửi danh sách các thừa sai về cho Bộ  trước khi gửi họ đi. Yêu cầu này bị các ḍng phớt lờ : họ vẫn làm như trước đây và vẫn chỉ phụ thuộc thế quyền ( HC. Sđd. 87 và Ct.1). Một  Quyết định khác, ngày 24-6-1623 nêu rơ quyền của Bộ duyệt xét và chuẩn nhận các thừa sai tương lai, yêu cầu các ḍng làm phúc tŕnh hằng năm.

Theo yêu cầu của BTG (17-1-1622), Ḍng Tên và các ḍng Khất sĩ Đa Minh, Phan Sinh, Âu Tinh lần lượt gửi các phúc tŕnh. Về phía các Giám mục th́ chỉ có Giám mục Malacca Goncalo da Silva gửi báo cáo ngày 24-12-1624 (HC.Sđd.76.Ct.2). Dựa trên các thông tin này, ngày 23-6-1625,  Thư kư Ingoli tŕnh lên BTG một phúc tŕnh, trong đó nêu rơ hai nguyên nhân chính đang cản trở công cuộc truyền giáo : (1) Sự chia rẽ mỗi ngày một lớn giữa các Giám mục và các tu sĩ ḍng, giữa Ḍng Tên và  tu sĩ các ḍng khác (mà nguyên nhân là sự thù nghịch giữa người Tây Ban Nha và người Bồ, sự ác cảm gần như tự nhiên (antipathie quasi naturelle) vốn thường có nơi các tu sĩ ḍng khác đối với Ḍng Tên. C̣n các Gíam mục vốn phần lớn thuộc các ḍng lại chăm lo quyền lợi của hội ḍng ḿnh hơn là lo chuyện chung. (2) Nhiều thừa sai chỉ lo làm giàu và chuyển của cải về Châu Âu (nguyên nhân là không kỹ lưỡng khi tuyển chọn và gửi thừa sai, chấp nhận cả những người tầm thường, thích phiêu lưu và hám lợi). Ignoli đề nghị một số biện pháp : (1) Không để Ḍng Tên và các ḍng khác  họat động trong cùng một miền, tách riêng người Bồ và người Tây Ban Nha . (2) Đặt các Giám mục triều ở các địa phận . (3) Tuyển lựa kỹ càng các thừa sai : lập hai ủy ban sát hạch tại Séville và Lisbonne. Ngày 24-11-1628, Ingoli đệ tŕnh một báo cáo khác, chủ yếu về các miền truyền giáo Châu Mỹ. Năm 1644, Francesco Ingoli tŕnh báo cáo thứ ba, trong đó, liệt kê tới 25 điều tiêu cực ở các miền truyền giáo Châu Mỹ và 12 điều không hay ở Đông Ấn, đặc biệt nhắm vào Ḍng Tên .

 

              Giữa khỏang thời gian này, BTG tiếp tục có một số động thái thể hiện định hướng của ḿnh : Ngày  11-9-1626 , BTG  ra lệnh cho Giám mục Funai là Diogo Correia Valente chọn phong các linh mục người Nhật theo nhu cầu truyền gíao  đ̣i hỏi. (HC.91). Ngày 25-9-1628, BTG đưa ra một kế họach triệt để hơn : thành lập ngay phẩm trật (hiérarchie) và hàng giáo sĩ (clergé) gồm ḥan ṭan người Nhật Bản . Ngày 24-11-1628, Ingoli c̣n đề nghị giao trách nhiệm quản nhiệm các hội ḍng cho người địa phương và lập thêm nhiều ṭa Giám mục (thuộc BTG) trên các vùng truyền giáo. Đây là điều ḥan toàn đi ngược lại tinh thần Padroado và quan điểm của DT.

              28-11-1630, một Nghị định khác ủng hộ sự dành các ưu tiên cho hàng giáo sĩ địa phương tại Châu Mỹ cũng như Châu Á, điều mà các Tông đồ và các Giám mục thời Giáo hội sơ khai từng làm; và v́ người dân địa phương th́ rành rẽ ngôn ngữ, phong tục và tập quán dân tộc ḿnh hơn, nên Nghị định quả quyết rằng “một linh mục địa phương tốt sẽ làm được nhiều việc hơn  một trăm linh mục người Tây phương”.

              Ngày 9-9-1631, BTG đưa ra quyết định nguyên tắc về việc gửi các GM mà không tùy thuộc vào quyền bảo trợ Bồ - Tây ban Nha. Một trong những lư do đáng chú ư là :” Nhằm cất đi khỏi các vua Nhật mọi cơ hội làm cho họ nghi ngờ về Vua Công giáo  rằng vị này muốn chiếm vương quốc các dân ngọai dưới chiêu bài tôn giáo”. Khi đưa ra điều này, BTG chẳng những đụng đến những phương thế thực hiện Padroado nhưng đă đụng đến và phải đặt lại nền tảng pháp lư của nó.

              Các Nghị định ngày 311-9-1632 nhắc lại những vấn đề này và lập lại lệnh cho Diogo Correia Valente, GM Funai, khi đó vẫn c̣n ở Macao, truyền chức linh mục cho người Nhật . Nhưng vị này mất trước khi nhận được lệnh. Từ đó, không một GM nào đến TQ hay NB, cho đến khi Joao da Casal đến Macao năm 1692.

              Ngày 22-2-1633, Đỏan sắc Ex debito pastoralis officii (Do bổn phận của nhiệm vụ mục tử), Giáo ḥang Urbain VIII ban quyền cho các hội ḍng được gửi thừa sai đến Viễn Đông và quyền chọn lựa lộ tŕnh (nhắc lại nội dung các văn kiện năm 1585,1600 , 1608) và cấm các thừa sai buôn bán và can dự vào việc đời : những ai vi phạm có thể bị vạ tuyệt thông, c̣n tài sản th́ bị tịch thu để dùng vào việc truyền giáo.

              Cái chết của Diogo Valente làm cho việc gửi GM đến NB thêm cấp bách . Vua Tây Ban Nha Philippe IV đề nghị sáp nhập các giáo phận mới vào Tổng Giáo phận Manila và giúp thiết lập các Ṭa Giám mục nhưng được quyền đề cử các ứng viên, theo như đặc ân của quyền bảo trợ. BTG từ chối và ngày 9-2-1934, Bộ quyết định gửi các GM mới không qua con đường Padroado, mặc dầu chi phí tốn kém. “ Bộ thấy thích hợp hơn ( préférable) việc gửi các GM sang NB qua Syria và Ba tư , tuy việc này đ̣i hỏi  một chi phí lớn hơn, hơn là việc nhượng quyền bổ nhiệm họ cho Vua CG, nhằm để cho Giáo hội  NB không bị đặt dưới một sự ràng buộc vĩnh viễn (perpétuelle servitude) “. 

Trong thời gian này, Hồng y Antoine Barberini (Bộ trưởng BTG từ 1632-1671) thành lập hai cơ sở đào tạo linh mục , một dành cho 12 sinh viên thuộc 6 nước Á và Phi châu, một cho 13 sinh viên người Ethiopie và Ấn Độ . Năm 1641, hai cơ sở này nhập chung vào trường Truyền giáo mà Giáo ḥang Urbain VIII lập từ năm 1627 ( cho đến nay , vẫn được gọi là Collegium Urbanum) .

 

Một cuộc đấu tranh tư tưởng : Trên đây, chúng ta có đề cập đến “nền tảng thần học” của quyền bảo trợ và trong suốt lịch sử tồn tại của quyền này, không thiếu các tác phẩm bênh vực cho nó. V́ vậy, ở thời kỳ đầu của Bộ Truyền giáo, đây cũng là lănh vực mà Ṭa Thánh phải đấu tranh, cụ thể là với quan điểm của Jean Solorzano Pereira (1575-1654). Ông này là một nhà luật học (jurisconsulte) người Madrid, giáo sư Đại học Salamanque. Năm 1609, ông được vua Philippe III gửi đi Pérou, ở đó, ông biên sọan tập “ De Indiarum jure” (Luật cho Châu Mỹ) (35). Bản thảo được tŕnh lên Hội đồng Châu Mỹ, được đánh giá cao và năm 1629 được xuất bản như một tài liệu bán chính thức của Nhà nước. Phần thứ hai của cuốn sách này bàn về quyền quản trị Giáo hội, được in năm 1639. Theo Solorzano, qua Sắc chỉ ngày 4-5-1493, nhà vua Tây Ban Nha đă được ban cho quyền điều hành các công việc của Giáo hội ở Châu Mỹ (Les Indes). Và do sự ủy nhiệm thường xuyên này , vua là vị đại diện của Giáo ḥang, chẳng những là người bảo trợ (patron) mà con là Đặc sứ (légat) ṭan quyền để  điều hành mọi việc tôn giáo ở  hải ngọai. Tuy được nhà vua và Hội đồng Châu Mỹ ủng hộ nhưng những quan điểm sai trái này bị Ṭa Thánh bác bỏ: sách của Solorzano bị cấm (mis à l’index) ngày 20-3-1642 (HC. 80-82). Nhưng Ṭa Thánh vẫn kiêng dè thế lực c̣n hùng mạnh của Tây Ban Nha nên vẫn tránh các biện pháp mạnh.

 

VIII.3 -  VỊ GIÁM MỤC ĐẠI DIỆN TÔNG T̉A ĐẦU TIÊN TẠI CHÂU Á                                 

              Sau gần ba thập niên, tất cả những nỗ lực của BTG đă phần nào mang lại kết quả: vào năm 1649, khi Francesco Ingoli qua đời, BTG đă trực tiếp điều hành 46 miền truyền giáo và hơn 300 thừa sai (HC.91) nhưng xem ra  các mục đích ban đầu chỉ có thể thực hiện được một cách rốt ráo khi Ṭa Thánh có được các Giám mục thuộc quyền điều hành trực tiếp của ḿnh ở các miền truyền giáo. Việc này được thực hiện qua hai bứơc : bước thăm ḍ ở Ấn Độ và bước quyết định ở Việt Nam.

 

Vị Giám mục Bà La Môn: Mathieu de Castro là một ngưới Ấn Độ, thuộc đẳng cấp Bà La Môn. Ông ước ao làm linh mục nhưng Tổng Giám mục Goa, Christophe de Sa, không chấp thuận. Quả ngả Ba Tư và Arménie, ông sang đến Roma năm 1625, được Thư kư BTG Francesco Ingoli đón tiếp và cho đi học ở trường truyền giáo. Ông được phong chức linh mục năm 1631. Ông được cử trở về Ấn Độ, với tư cách thừa sai của BTG,  để giảng đạo cho đồng bào của ông thuộc giới quư tộc. Ông đến Lisbonne và rất khó khăn để t́m được một chỗ trên các chuyến tàu v́ người Bồ không mấy thiện cảm với ông. Tháng 3-1633, ông mới khởi hành và một khi cập bến ở Goa, ông liền đến tŕnh diện vị Giám quản Jean de Rocha, SJ (GM Christophe de Sa đă mất năm 1622), nhưng Rocha không nh́n nhận ông v́ ông không được Pḥng Chưởng Ấn ở Lisbonne cấp phép. Castro biết ḿnh bị chống đối một cách có hệ thống, ông trở lại Roma, bằng đường bộ như chuyến đi đầu tiên.

Ông đến Roma năm 1636, vào thời điểm mà BTG đang rất nôn nóng gửi một Giám mục đến Nhật Bản. Lúc đầu, Ingoli cho rằng Castro sẽ là một người hướng dẫn kinh nghiệm cho vị Giám mục này, cũng sẽ đi đường bộ qua Ba Tư và Arménie v́ không muốn thông qua Bồ Đào Nha . Nhưng rồi Ṭa Thánh lại quyết định khác : bổ nhiệm Mathieu de Castro làm Giám mục v́ biết đâu nơi người Âu thất bại th́ người Ấn lại thành công. Ngày 30-11-1637, BTG tiến hành phong chức cho hai Giám mục, một cách hết sức bí mật. Mathieu de Castro là Giám mục hiệu ṭa Chrysopolis, c̣n bạn đồng sự là  Antonio da San Felice Frascella, Giám tỉnh Phan Sinh Viện tu (Conventuel) Transylvanie, là Giám mục hiệu ṭa Myre . Cả hai đều là những Giám mục giữa lương dân (in partibus infidelium). Frescella sẽ là Đặc sứ (Délégué) của Thánh bộ, hàng Tổng Giám mục, c̣n Castro sẽ là Giám mục Đại diện Tông ṭa. (36). BTG cũng dự liệu nếu bị ngăn trở không thể đến NB th́ Castro  sẽ là Đại diện Tông ṭa (37) ở Idalcan, một tiểu quốc cạnh Goa, ở phía Nam .

 

Sự chống đối của người Bồ : Chúng ta cũng nên biết qua các lư do buộc Ṭa thánh chọn giải pháp Đại diện Tông ṭa : 1/ Việc thiết lập một hàng giáo phẩm b́nh thường tại các giáo phận ở Đông Ấn đ̣i hỏi nhiều thời gian thương lượng với Bồ và Tây Ban Nha, với các điều kiện rất khó khăn. 2/ Việc bổ nhiệm một ĐDTT không buộc phải thông qua quyền bảo trợ, nhưng đây lại là người tin cẩn của BTG để thực hiện định hướng của ḿnh, trước mắt là chấn chỉnh các sai lệch, lạm dụng . 3/ Tính chất tạm thời của cơ chế ĐDTT làm cho các vua chúa bớt nghi ngại. 4/ Trong trường hợp bị chống đối, Ṭa Thánh sẽ nại đến tính chất tạm thời này để trấn an và giải thích rằng, khi thuận lợi, sẽ tiến hành thiết lập hàng giáo phẩm b́nh thường. Thái độ mềm mỏng này của Ṭa Thánh cũng không được chấp nhận.

Tháng 4-1638, Mathieu de Castro rời Roma, khi đi qua Syrie, ngài gặp hai tu sĩ Phan sinh nhánh Lúp dài (Capucins) người Pháp và đưa họ đi theo. Họ bị người Hà Lan bắt và chỉ được thả  ra nhờ thư can thiệp của Henriette (người Pháp), vợ của vua Charles I Anh Quốc. Khi đến Goa (1639), Castro tŕnh sứ vụ lệnh của ḿnh cho Tổng Giám mục Goa khi đó là Francois dos Martyres. Thái độ của vị TGM này ḥan ṭan phù hợp với quy chế bảo trợ : ngài không nh́n nhận quyền hành của Castro với lư do là việc bổ nhiệm Castro làm  Giám mục đă không thông qua Lisbonne. Cả Frescella (khi đó đă hội ngộ với Castro ở Goa) lẫn Castro đều không thể đi Nhật Bản . Frescella ở lại Goa  c̣n Castro vẫn đi đến Idalcan và thi hành mục vụ ở đó mà điểm nổi bật là ngài đă phong một số linh mục. Castro bị TGM Goa chống đối và các đơn kiện tới tấp bay về Roma, trong đó có cả thư chống đối của Alphonse Mendes, SJ,  Thượng phụ Ethiopie khi đó đang tỵ nạn tại Goa. Thấy t́nh h́nh bất ổn, Castro rời Idalcan và trở về Roma đầu năm 1644. May cho ngài rút lui đúng thời điểm v́ trước đó, vua Joao IV đă ra lệnh cho Phó vương Đông Ấn bắt ngài và dẫn độ về Bồ ! Ở Roma, Castro đă mạnh mẽ lên tiếng chống lại người Bồ, kể cả Giám mục và giáo sĩ Bồ về các lạm dụng và sai trái ở miền truyền giáo, lên tiếng bênh vực việc phong chức linh mục cho người bản xứ. Ṭa thánh muốn xoa dịu t́nh h́nh: một đàng bày tỏ sự tin tưởng vào Castro, đàng khác, lại bổ nhiệm Castro làm ĐDTT ở Éthiopie (1645). Nhưng sau đó, Castro trở lại Idalcan, tiếp tục đấu tranh với người Bồ và ở lại đó cho tới năm 1658. Năm ấy, Castro trở lại Roma và mất tại đó năm 1677. Vị ĐDTT kế nhiệm Castro tại Idalcan cũng là một người Ấn Bà La Môn: Custodio de Pinho, Giám mục hiệu ṭa Hiérapolis, được bổ nhiệm ngày 30-4-1668 .

 

Người Bồ chống lại vị ĐDTT và chống luôn  các “thừa sai của BTG” . Hai tu sĩ Phan sinh cùng đi với Giám mục Castro đều không có phép cư trú tại Goa. Một người lên tàu trở về Châu Âu, c̣n vị kia (Zénon de Beaugé) lên đuờng đến Surate, một hải cảng sầm uất của vương quốc hùng mạnh Đại Mogol (Grand Mogol) (38) và được nhờ chăm lo cho thương nhân người Âu . Trong cùng khỏang thời gian này, một tu sĩ Phan sinh người Pháp khác là Éphrem de Nevers, từ Ba Tư đến Surate và đi Madras, ở bờ biển Nam Ấn Độ (1642). Cha tính đi Pégou nhưng Thống đốc Madras yêu cầu cha ở lại để chăm lo cho người Âu . Cha đồng ư và xây ở đó một nhà thờ và một bệnh viện. Người Bồ ở Méliapour kế cận ganh ghét và t́m cách hăm hại. Một ngày nọ cha Éphrem đi Méliapour để  ḥa giải một vụ tranh chấp giữa người Anh và người Bồ. Cha bị người Bồ bắt và đưa về Goa nhốt trong nhà tù của Ṭa án truy tà (Inquisition) năm 1649. Cha bị kết tội chối đạo và lạc giáo và bị kết án tù. Nhưng Éphrem đă là một người nổi tiếng nên vụ việc gây chấn động tận Châu Âu. Nước Pháp phải can thiệp với Bồ Đào Nha. Giáo ḥang Innocent X cũng ra lệnh cho TGM Santo Felice Frescella, khi đó vẫn c̣n ở Goa điều tra và khi biết Éphrem vô tội, BTG ra lệnh thả ngay nhưng Goa không thi hành. Vụ việc được đưa ra Thánh Bộ (15-6-1652) và Giáo ḥang dọa phạt vạ ṭan thể hàng giáo sĩ ở Goa nhưng Éphrem vẫn bị nhốt tù. Phải nhờ đến sự can thiệp của một người Hồi giáo, vua Golconde, Éphrem mới được giải thóat: Ông vua này biết và yêu mến Éphrem. Ông ra lệnh đốt thành phố Méliapour nếu Goa ngoan cố. Cư dân Méliapour hỏang sợ, kêu cứu Goa : Goa buộc phải thả Éphrem. Vị linh mục này đă nếm 22 tháng tù của Ṭa án Truy tà .

 

Người Bồ không thể chấp nhận cách Ṭa Thánh điều hành việc đạo mà không được sự đồng ư trước của Lisbonne. Họ cho rằng Ṭa Thánh phải tiếp tục tuân thủ tinh thần của chế độ bảo trợ. Họ c̣n lư sự rằng, trong lúc Bồ suy yếu, tại sao Ṭa Thánh không ủng hộ họ khôi phục lại sức mạnh mà lại phớt lờ họ đi ?  Một người như TGM Frescella vốn từng bị người Bồ chống đối, nhưng sau một thời gian ở Goa, đă viết thư cho BTG rằng “ Đức Giáo ḥang phải giúp người Bồ trang bị tàu để xua đuổi những người lạc giáo. Dưới mắt ngài, đó là phương cách tốt nhất  để đưa người Đông Ấn vào đức tin chân thật” (39).

Người Bồ không nhận thức được rằng thời thế đă thay đổi, thế lực của họ đă suy yếu và vô phương phục hồi, họ đă không c̣n đủ điều kiện để chu  ṭan những cam kết của quyền bảo trợ, cả về tài chính và nhân lực. Đó là chưa kể những lạm dụng và bất cập, không thể để kéo dài.

Phía Ṭa Thánh th́ vẫn kiên định với con đường của ḿnh và sẽ đưa ra các giải pháp triệt để hơn .

 

IX – THÀNH LẬP CÁC MIỀN ĐẠI DIỆN TÔNG TÓA VÀ  BỔ NHIỆM CÁC GIÁM MỤC ĐDTT Ở VIỆT NAM

 

IX.1 – CÔNG CUỘC VẬN ĐỘNG CỦA ALEXANDRE DE RHODES Ở ROMA

Khi thừa sai Rhodes bị trục xuất khỏi Đàng Trong ( 9 – 7 – 1645) , bề trên phái ngài về Châu Âu “t́m viện trợ  tinh thần và vật chất”, với ba nhiệm vụ cụ thể :

-                                     Xin Đức Thánh Cha gửi một ít giám mục tới các vùng truyền giáo Việt Nam.

-                                     Vận động các vua chúa Kitô giáo hỗ trợ vật chất cho các họat động truyền giáo  .

-                                     Xin Bề trên Cả Ḍng Tên tăng cường nhân sự truyền giáo (40).

 

Ngày 20-12-1645, Rhodes rời Macao và sau một cuộc hành tŕnh hơn ba năm rưỡi đầy gian lao, ngài tới Roma ngày 27-6-1649 . Các đề xuất của Rhodes đến vào thời điểm thuận lợi theo như chủ trương mới của Ṭa Thánh nên rất được lắng nghe. Rhodes được sớm yết kiến Đức Giáo ḥang Innocent X và được chỉ sang Bộ Truyền giáo. Rhodes viết :”Tôi tâu  lên Đức Thánh Cha. Người tỏ ư muốn giúp đỡ chúng tôi . Hằng ngày tôi đến gơ cửa các Đức Hồng y …” (41).Tuy vậy, sự việc không xuôi thuận và lanh lẹ như Rhodes tưởng. Theo Jean Gennou, phần tiếp theo của công việc của Rhodes ở Roma diễn tiến như sau  (42) :

-                                     Ngày 2-8-1650, yêu cầu của Rhodes được Bộ Truyền giáo đưa ra cứu xét nhưng lại quyết định sẽ bàn vấn đề này với sự hiện diện của Đức Giáo ḥang.

-                                     Ngày 26-9-1650, cuộc họp diễn ra với sự hiện diện của Đức Innocent X và vị giáo ḥang này yêu cầu nghiên cứu kỹ hơn.

-                                     Ngày 18-10-1650, Bộ Truyền giáo cử Gíam mục Massari tiếp xúc với Rhodes để hiểu cặn kẽ hơn các lập luận của vị thừa sai.

-                                     Mùa Xuân 1651, Rhodes đệ tŕnh Bộ Truyền giáo bản Thỉnh nguyện mà các từ khởi đầu là “Giáo hội Annam” (Annamitica Ecclesia). Theo Rhodes, Giáo hội Nhật Bản với 400.000 tín hũu và Giáo hội Éthiopie với 200.000 tín hữu đă bị các cuộc bách hại hủy diệt và nguyên nhân chính là do thiếu vắng hàng giáo sĩ địa phương. Ở Đàng Ng̣ai và Đàng Trong, số người công giáo đă gần 300.000 và số theo đạo hàng năm lên đến 15.000 người . Để chăm sóc họ, cần đến  300 linh mục. T́m đâu ra số này tại Châu Âu ? Và nếu có t́m ra th́ việc gửi đến một số lượng đông đảo người Tây phương như vậy khác nào một cuộc xâm lăng và điều này sẽ gây ra một cuộc đại bách hại. Tương lai của các giáo hội này gắn chặt với sự hiện hữu của hàng giáo sĩ địa phương. Các thầy giảng ở hai xứ này có đời sống gương mẫu, họ sẽ là những linh mục tốt lành. Và việc phong chức linh mục cho người địa phương cũng là truyền thống tông đồ. Do vậy, cần thiết phải gửi đến đó các giám mục. Và để tránh các rắc rối với chế độ bảo trợ, Rhodes gợi ư là không nên đặt các giám mục có ṭa mà chỉ nên gửi đến đó các giám mục hiệu ṭa, làm đại diện tông ṭa, do Ṭa thánh tự ư sai phái và triệu hồi.

-                                     Ngày 4-7-1651, bản tóm lược của Thỉnh nguyện này được đệ tŕnh lên BTG và dựa theo đó, Bộ đă phác thảo một dự án , theo đó, sẽ gửi sang xứ Annam một Thuợng phụ Giáo chủ, 2 hoặc 3 Tổng Giám mục và ít nhất  12 Giám mục. Đức Innocent X không quan tâm đến dự án đầy tham vọng này v́ sợ đụng chạm đến Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.(43)

-                                     Ngày 6-5-1652, Rhodes đệ tŕnh Đức Giáo ḥang Innocent X một thỉnh nguyện khác, lần này, chỉ xin  Ṭa thánh gửi một giám mục cho cả Đàng Trong lẫn Đàng Ng̣ai.

-                                     Ngày 30-7-1652, Bộ Truyền giáo họp với Đức Giáo ḥang. Vẫn c̣n e ngại chế độ bảo trợ và chưa t́m ra giải pháp tài chính. Trước mắt, cử một linh mục đi điều tra tại chỗ .

 

              IX.2 – HỌAT ĐỘNG CỦA ALEXANDRE DE RHODES Ở PARIS .

 

Sau hơn ba năm vận động mà chưa có kết quả cụ thể và sau khi từ chối chức giám mục mà Ṭa Thánh muốn  giao cho, ngày 11-9-1652, Rhodes rời Roma đi Paris. Theo Adrien Launay, Đức Innocent X giao cho Rhodes nhiệm vụ t́m kiếm các ứng viên giám mục (44).Trên đường về, Rhodes ghé Lyon, thăm ông anh Georges de Rhodes, cũng là một linh mục Ḍng Tên. Tại Lyon và trong năm 1652, đă xuất bản cuốn “Lịch sử vương quốc Đàng Ng̣ai” của Rhodes, một ấn bản bằng tiếng Latinh và một bản bằng tiếng Pháp do cha Henri Albi dịch. Cũng trong năm 1652,  tại Paris, nhà xuất bản Cramoisy đă phát hành cuốn “ Những tiến triển của Đức tin tại vương quốc Đàng Trong” của Rhodes. Nhờ vậy, khi Rhodes đến Paris ngày 28-1-1653, nhiều người đă biết đến danh tiếng của ông. Nhưng may mắn lớn hơn là Rhodes đă  được gặp Giám mục Maupas tại Roanne và được Giám mục này mời đi chung xe trên lộ tŕnh c̣n lại đến Paris, kéo dài tới 11 ngày. Giám mục Maupas rất thích thú lắng nghe chuyện truyền giáo của Rhodes và rất ủng hộ  đề nghị  gửi các giám mục sang Việt Nam . Giám mục Maupas từng là Viện phụ Saint Denis và là Tuyên úy đệ nhất  của Ḥang hậu, lại là người phát ngôn của Hiệp Hội Thánh Thể, là bạn của Vincent de Paul, nên quan hệ rộng và uy tín lớn. Đến Paris, Giám mục Maupas giới thiệu Rhodes với triều đ́nh, với các vị lănh đạo của Hiệp Hội và với nữ bá tứơc Aiguilllon, cháu của Hồng y Tể tướng Richelieu và được thừa hưởng từ vị Tể tướng này một tài sản lớn mà bà dùng phần lớn vào công tác từ thiện và truyền giáo. Rhodes được mời đi thuyết tŕnh tại các học viện của Ḍng Tên, được Linh mục Bagot mời đến nói chuyện với Nhóm Bạn Hiền. C̣n bà Aiguillon th́ tổ chức cuộc gặp mặt các giới chức vị vọng đạo đời ở Paris để nghe Rhodes. Ai cũng háo hức với công việc Rhodes đă làm và nhiệt t́nh ủng hộ đề nghị của Rhodes. Cha Bagot đă đề nghị danh sách ba ứng viên giám mục gồm Francois Laval, Tổng Phó tế Évreux; Francois Pallu, Kinh sĩ thánh đường Saint Martin ở Tours và Bernard Piques, coi xứ ở Paris. Bà Aiguillon th́ vận động thành lập một qũy tài trợ cho công cuộc truyền giáo ở Viễn Đông mà cụ thể là tài trợ cho việc gửi giám mục đến các vùng này. Các họat động và kết quả này đều được Sứ thần Ṭa thánh tại Paris Bagni và Rhodes báo về Bộ Truyền giáo. Khi vụ việc chưa đi đến kết cục th́ cuối tháng 8-1654, Rhodes rời Paris và ngày 16-11-1654, Rhodes lên tàu ở Marseille đi Ba Tư và mất tại đây ngày 5-11-1660.

 

              IX.3 – SỰ TIẾP TAY CỦA HIỆP HỘI THÁNH THỂ

 

Nhận thức được tầm quan trọng của vụ việc và triển vọng thành công, Hiệp Hội Thánh Thể tiếp tục nỗ lực của ḿnh. Tháng 7-1653, Hội gửi một thư thỉnh nguyện lên Đức Thánh Cha, trong số những người kư tên có Tổng Giám mục Reims, năm giám mục trong đó có Đức cha Maupas, ba cố vấn  Nhà nước  và một số nhân vật khác. Ngày 19-9-1653, Hội lại gửi thư lên Bộ Truyền giáo, cam kết bảo trợ ba Giám mục đi Viễn Đông. Bộ xem ra thuận t́nh nên ra lệnh điều tra về đời sống và đức độ của ba ứng viên. Nhưng vẫn chưa có quyết định cuối cùng từ Đức Giáo hoàng Innocent X, đă ng̣ai 80 tuổi và đang ở giai đọan cuối cụôc đời. Quả vậy, ngài mất ngày 7-1-1655. Ngày 7-4 , mật tuyển viện bầu Fabio Chigi và ngày 18-4-1655, tân Giáo ḥang lên ngôi với danh hiệu Alexandre VII . Chỉ tám ngày sau, Bộ Truyền giáo báo tin cho Sứ thần Ṭa Thánh tại Paris biết rằng Bộ sẵn sàng xúc tiến việc gửi các Giám mục cho Viễn Đông với điều kiện quỹ tài trợ phải đặt ở Roma hay Avignon. Nhưng đó cũng chỉ mới là ư kiến của Bộ Truyền giáo c̣n vị tân giáo ḥang th́ vẫn c̣n e ngại các thế lực Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.

 

              Vincent de Meur là một linh mục nhiệt t́nh của Nhóm Bạn Hiền và của Hiệp Hội Thánh Thể, nhiệt t́nh đến độ được đặt biệt danh là “Tông đồ”. Ngài tin rằng múôn đạt kết quả th́ phải sang tận Roma vận động. Đầu tháng 5-1656, Vincent de Meur mời Pallu đi hành hương Roma. Cuối tháng 5, hai người lên đường đến Lyon. Dọc đừong đi, hai  vị dành thời gian thành lập các nhóm Bạn Hiền và măi tới cuối tháng  11 mới tới Marseille. Vào thời điểm đó, đang có nạn dịch hạch ở Ư nên các vị phải nằm chờ ở Marseille cho tới tháng 5-1657. Từ đầu năm 1657, có thêm ba người trong Nhóm Bạn Hiền tăng cường. Vậy là đ̣an hành hương gồm 5 người lên tàu ở Marseille và đến Roma đầu tháng 6-1657. Ngày 3-6, đ̣an được gặp Bagni, cựu Sứ Thần Ṭa Thánh tại Paris, nay là hồng y ở giáo triều. Bagni giới thiệu đ̣an với Hồng  y Corrado, bạn thân của Giáo ḥang, và với Giám mục Alberici, Thư kư Bộ Truyền giáo. Nhờ hai người này mà ngày 17-7-1657, năm linh mục Pháp được tiếp kiến Đức Giáo ḥang. Vincent de Meur tŕnh bày thỉnh nguyện và cam kết quỹ tài trợ việc gửi Giám mục đến Đàng Ng̣ai, Đàng Trong và cả Trung Quốc nữa. Đức Giáo ḥang Alexandre VII  đồng ư về nguyên tắc và  cho lập một ban gồm bốn hồng y để xúc tiến  công việc. Lạc quan về kết quả, bốn linh mục Pháp rời Roma, chỉ để lại Pallu để theo dơi diễn tiến tiếp theo.

 

              IX.4 – THÀNH LẬP MIỀN ĐẠI DIỆN TÔNG T̉A VÀ BỔ NHIỆM CÁC GIÁM MỤC ĐDTT .

 

 Thủ tục ở giáo triều thường ít khi nhanh chóng và hồ sơ vẫn c̣n vướng mắc ở khâu tài chính. Pallu phải nhờ cậy đến người bạn thân của ḿnh là Lambert de la Motte. Ngày 18-11-1657, Lambert đến Roma và nhờ những hành động dứt khóat và hiệu quả của Lambert (như được tŕnh bày chi tiết trong chương Tiểu sử Đấng Sáng lập Ḍng MTG), vấn đề mà Alexandre de Rhodes đặt ra trước đó 9 năm mới đạt kết quả. Ngày 13-5-1658, Bộ Truyền giáo đề nghị bổ nhiệm Pallu và Lambert làm giám mục. Ngày 8-6, Đức Alexandre VII  phê chuẩn và ngày 29-7-1658 (45) kư Đỏan Sắc “Apostolatus Officium” (Nhiệm vụ của sứ mạng Tông đồ) bổ nhiệm Francois Pallu làm Giám muc hiệu ṭa Héliopolis (nay là Baalbeck , thuộc Syrie) và Lambert de La Motte làm Giám mục hiệu ṭa Beryte (nay là Beyrouth, thuộc Liban). Nhưng măi hơn một năm sau, Ṭa Thánh mới phân chia nhiệm sở cho hai vị tân Giám mục . Ngày 9-9-1659, Đức giáo ḥang Alexandre VII kư Sắc chỉ “ Super cathedram principis Apostolorum” (Trên ngai ṭa vị Thủ lănh các Tông đồ) thiết lập hai Giáo phận Tông ṭa ở Việt Nam và giao cho Đức cha Pallu  cai quản  Đàng Ng̣ai, 5 tỉnh của Trung Quốc (Vân Nam, Quí Châu, Hồ Nam, Hồ Bắc và Tứ Xuyên) và nước Lào ; giao cho Đức Cha Lambert cai quản Đàng Trong và một số vùng của Trung Quốc (Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây và Đảo Hải Nam) và gồm luôn cả Chiêm Thành, Chân Lạp và Xiêm la.

              Ngày 17-11-1658, Pallu được tấn phong giám mục tại Roma. Ngày 2-6-1660, Lambert mới được tấn phong giám mục tại Paris nhưng Lambert lại là người lên đường trước.

 

              IX.5 – HUẤN THỊ TRUYỀN GIÁO.

 

 Kèm theo sắc chỉ phân chia  vùng họat động, Bộ Truyền giáo c̣n gửi cho hai vị tân Giám mục Bản Huấn thị (10-11-1659) khá chi tiết gồm ba phần về những việc phải làm trước khi lên đường, trong hành tŕnh và nhất là tại miền truyền giáo .

              Việc làm đầu tiên là các vị Đại diện Tông ṭa phải lựa chọn và gửi đi những thừa sai thích hợp, phải thành lập một chủng viện để đào tạo các thừa sai tương lai và phải đặt những người đại diện tại Roma và Paris để giúp liên hệ với Ṭa Thánh và điều hành công việc. Phần thứ hai hướng dẫn lộ tŕnh và các việc phải làm trên đường đi. Phần thứ ba rất quan trọng và cho đến nay vẫn c̣n mang tính thời sự, gồm các điểm chính yếu như sau :

-                                     Thiết lập hàng giáo sĩ tại chỗ qua việc phong chức linh mục cho người địa phương :” Lư do chính yếu để Thánh Bộ Truyền giáo gửi các vị , với tư cách là giám mục, đến trong các miền ấy là để các vị, bằng mọi cách và mọi phương pháp, nỗ lực giáo dục những người trẻ để họ có đủ điều kiện làm linh mục, rồi các vị truyền chức thánh cho họ; các vị sẽ giao cho họ những vùng rộng lớn để phục vụ Đạo Chúa, dưới quyền các vị. Vậy các vị hăy luôn nhớ tới mục đích này là chiêu mộ, huấn luyện và truyền chức thánh cho những người trẻ có điều kiện cần thiết, càng nhiều càng tốt” .

-                                     Huấn thị yêu cầu phải hết sức cẩn trọng trong việc phong chức giám mục, không được tư tiện làm nhưng phải thỉnh ư và chờ sự chấp thuận của Bộ Truyền giáo .

-                                     Yêu cầu mở  trường học, dạy tiếng latinh và giáo lư  để từ đó có thể t́m ra các ơn gọi linh mục .

-                                     Hội nhập văn hóa : “ các vị đừng có t́m cách, đừng có t́m lư lẽ để thuyết phục các dân tộc thay đổi nghi thức của họ, tập tục và phong hóa của họ, trừ ra những ǵ rơ ràng là trái ngược với tôn giáo và luân lư (…) Đừng đem đến cho các dân tộc ấy xứ sở của các vị, mà chỉ đem đến đức tin, một đức tin không từ chối cũng không làm thương tổn các nghi thức, các tập tục của bất cứ một dân tộc nào, miễn là tất cả đó không có ǵ là xấu (…). Đừng bao giờ đem so sánh tập tục của các dân tộc đó với tập tục của các nứơc Châu Âu. Trái lại, các vị hăy làm quen  với những tập tục đó…”

-                                     Không can dự vào chính trị :” Các vị hăy xa lánh những việc chính trị (…) Các vị đừng đảm nhiệm việc quản lư các phận vụ dân sự. Nếu người ta có năn nỉ xin các vị th́ các vị hăy nhớ rằng đó là điều mà Thánh Bộ đă tuyệt đối và nghiêm khắc cấm, trong tương lai vẫn cấm… .

-                                     Giữ liên hệ chặt chẽ với Ṭa Thánh :” Đừng giải quyết bất cứ một vấn đề quan trọng nào mà  không có ủy quyền của Thánh Bộ. Hăy báo cáo bằng văn bản  những  ǵ các vị định làm …”  (46).

 

 

              X- KẾT LUẬN

 

              Khi Alexandre de Rhodes vận động ở Roma gửi các Giám mục đi Việt Nam, vua Joao IV của Bồ chống đối kịch liệt (47), nhưng ông này mất năm 1656. Tuy vậy, vào thời điểm năm 1659 này, xem ra Ṭa Thánh c̣n rất kiêng dè thế lực Bồ Đào Nha : “ Bộ Truyền giáo e ngại sự chống đối của Bồ đến độ yêu cầu các giám mục ra đi một cách bí mật, không tỏ cho ai biết mục đích của cuộc hành tŕnh, lộ tŕnh cũng như nơi đến”; chẳng những thế, c̣n cẩn thận dặn ḍ “nhất là tránh các vùng đất hay địa phương của người Bồ hoặc lệ thuộc người Bồ bằng bất cứ cách nào” (48) . Có lẽ Ṭa Thánh muốn tránh một cuộc đụng độ trực tiếp với Bồ ở cấp trung ương và đành mặc nhiên chấp nhận những xung đột trên hiện trường giữa các con cái, và tin rằng khi nó xảy ra th́ cũng có thể hóa giải. Có lẽ đó là một nhượng bộ khôn ngoan về chiến thuật, c̣n về định hướng và chủ trương th́ được xác định lại một cách mạnh mẽ và rơ ràng trong bản Huấn thị, mà nội dung ḥan ṭan ngược lại với tinh thần và thực hành của Padroado.

 

              Được trang bị những động cơ truyền giáo tinh tuyền và những cơ sở pháp lư như vừa nêu, ngày 27-11-1660, Đức Cha Lambert lên đường và đến thủ đô Thái Lan Ayutthaya ngày 22-8-1662. Cánh đồng truyền giáo Đàng Trong được giao cho ngài nằm ở cận kề, biết bao ngăn sông, cách núi cũng dễ vượt nhưng ḷng người thật khó qua. Cuối năm 1669, Ngài mới tới được Đàng Ng̣ai, miền truyền giáo thuộc trách nhiệm của Giám mục Pallu và năm 1671, mới tới được Đàng Trong, miền ĐDTT thuộc trách nhiệm của ḿnh. Cả tại Thái Lan và Việt Nam, Đức cha Lambert và cac thừa sai của ḿnh đă cương nghị áp dụng các qui định của BTG, thể hiện quyền hạn và trách nhiệm Giám mục ĐDTT của ḿnh. Các thừa sai Ḍng Tên, cũng có người, có lúc, muốn phục tùng thẩm quyền mới, nhưng trong đại thể, số đông chống lại, có khi kịch liệt.

 

  Nhưng xét về mặt nguyên tắc, có thể coi như PADROADO chấm dứt ở đây.

  . Thời điểm là năm 1659, năm Ṭa Thánh thiết lập các miền ĐDTT và chỉ định các Giám mục coi sóc các miền ĐDTT đó.

  . Địa điểm là Việt Nam, miền truyền giáo do các thừa sai Ḍng Tên khai phá và thiết lập từ năm 1615 nhưng từ năm 1659 được Ṭa Thánh giáo phó cho các Giám mục ĐDTT. Chính tại đây, đă diễn ra cuộc xung đột mang tính quyết định giữa hai chế độ: chế độ bảo trợ và chế độ Đại Diện Tông ṭa .

  Tựa sách nghiên cứu chuyền đề về Padroado của Roland Jacques cũng rất ư nghĩa : “ De Castro Marim à Faifo. Naissance et développement du Padroado Portugais d’Orient, des origines à 1659” // Từ Castro Marim đến Hội An . Sự h́nh thành và phát triển của chế độ bảo trợ Bồ Đào Nha ở Đông phương, từ khởi thủy cho đến năm 1659”. Castro Marim là cứ điểm đầu tiên của Tu hội Chiến sĩ Chúa Kitô, công cụ chủ lực của Padrado. Hội An (Faifo), Đà Nẵng là điểm đến đầu tiên của các thừa sai Ḍng Tên, cũng là vùng đất thuộc quyền Giám mục ĐDTT Lambert de la Motte, là nơi mà vào năm 1672, Đức Cha Lambert long trọng công bố quyền hành của ḿnh trong Công đồng  Hội An.

 

Trong thực tế của lịch sử Giáo hội Việt Nam, các xung đột giữa hai cơ chế, chế độ bảo trợ và chế độ Đại Diện Tông ṭa, mà cụ thể là thái độ chống đối của các thừa sai Ḍng Tên đối với các Gíam mục ĐDTT, c̣n tiếp diễn kéo dài, gây nhiều đau thương và thiệt hại cho công cuộc truyền giáo, như lời thú nhận của Ḍng Tên Việt Nam :“ Ở Việt Nam, việc bất phục tùng của các thừa sai Ḍng Tên với hàng giám mục thuộc Hội Thừa sai Ba-lê  đă gây nhiều bất lợi cho việc truyền giáo của Ḍng” (Kỷ yếu Mừng 50 năm Ḍng Tên trở lại phục vụ tại Việt Nam, 1957 – 2007,  trang 32 ). Nhưng không chỉ là “bất lợi cho việc truyền giáo của Ḍng”, mà c̣n gây nhiều hậu quả tiêu cực khác như bất cộng tác giữa các thừa sai, chia rẽ giữa các giáo dân, làm cớ vấp phạm cho lương dân. Đối riêng với Hội Ḍng Mến Thánh Giá Việt Nam, mang thêm một nỗi buồn v́ Đấng Sáng lập, Đức cha Lambert  quư mến, phải gánh chịu nhiều đau thương và tai tiếng trong sứ vụ của ḿnh. Tất cả những điều này sẽ được bàn đến sau, trong cuốn “Lịch sử Hội Ḍng Mến Thánh Giá Việt Nam”.

C̣n trong thực tế lịch sử Giáo hội, quyền bảo trợ c̣n tồn tại lâu dài dưới nhiều h́nh thái khác nhau mà dấu chứng là những điều khỏan trong Giáo luật 1917, như nêu trên.

 

Bộ Giáo luật 1983 không c̣n nhắc đến quyền bảo trợ nhưng như thế không có nghĩa là không c̣n những biến thái của quyền bảo trợ, hiểu theo nghĩa rộng là sự can dự của các thế lực thế tục vào các họat động tôn giáo. Kinh nghiệm lịch sử nhắc nhở  chúng ta phải luôn cảnh tỉnh.

 

 

 

  Lễ Thánh Ignatio, 31-7-2007

 

________________________________________________

 

Ghi chú

 

1- Encyclopédie Catholicisme Hier Aujourd’hui Demain . Paris, Letouzey. 1985. Tome X, p.858-859.

2-   Từ 711, Hồi giáo chiếm một phần lớn Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha và một phần Châu Âu. Từ năm 718, các vua chúa Công giáo  bắt đầu các nỗ lực tái chinh phục. Bồ ḥan tất công cuộc này vào năm 1294 với việc tái chiếm Algarve. Tây Ban Nha phải 200 năm sau mới ḥan tất, với việc tái chiếm Grenade, năm 1492.

3-  Có 8 cuộc Thập tự chinh nhằm chiếm lại Thánh địa từ tay người Hồi giáo. Lần đầu năm 1096-1099 là lần duy nhất thành công, từ đó, lập được những vương quốc Công giáo Latinh (États Latins). Lần thứ tư (1202-1204) là một tai họa nội bộ Kitô giáo : thay v́ đi Thánh Địa lại đi dánh chiếm Constantinople của anh em Chính Thống giáo. Thập tự chinh cuối cùng (1270), do vua Thánh Louis IX cầm đầu, tiến về Phi Châu, nhưng thất bại v́ dịch bệnh. Louis mất trước thành Tunis ngày 25-8-1270.

4-  Roland Jacques : “De Castro Marim à Faifo: Naissance et développement du Padroado Portugais d’Orient, des origines à 1659”. Lisbonne, Fudacao Calouste Gulbenkian, 1999, trang 9.

5-  Sau khi tái chiếm được Grenade, vua Alfonso d’Aragon và Isabelle de Castille được Giáo ḥang Alexandre VI  tôn vinh là “ Vua Công giáo”.

6-  Hiệp sĩ Đền Thờ ( Templiers) : Được thành lập từ thế kỷ 12 nhằm bảo vệ Đền thờ Giêrusalem và Thánh Địa. Sau khi vuơng quốc Latinh ở Giêrusalem bị sụp đổ (1291), họ quay về Châu Âu và đặt trụ sở chính ở Pháp. Năm 1307, Philippe le Bel bắt giữ mọi thành viên Hiệp sĩ, tịch thu ṭan bộ tài sản và c̣n đưa 64 Hiệp sĩ lên dàn hỏa năm 1309. Dưới áp lực của vua này, Giáo ḥang  Clément V ra lệnh giải tán tổ chức Hiệp sĩ Đền Thờ trên ṭan Châu Âu. (Cf. THÉO, L’Encyclopédie Catholique pour tous”. Paris, Fayard, 1992. P. 380.

7-  Hiệp sĩ Bệnh viện : Tên đầy đủ là “Ordre de l’Hopital de Saint Jean de Jérusalem” được thành lập năm 1113 tại Thánh Địa. Châm ngôn là “bảo vệ đức tin và chăm lo cho người nghèo” : phục vụ và bảo vệ khách hành hương và cũng tham gia chiến đấu . Năm 1291, rút về Chypre, rồi sang đảo Rhodes và cuối cùng là Malta. Do vậy, sau này được gọi là Hiệp sĩ Malta.

8-  Hiệp sĩ Thánh Giacôbê Gươm giáo: Được thành lập năm 1170 tại Léon, Tây Ban Nha, sống theo tu luật ḍng Âu Tinh. Họ lập  các trạm xá và bảo vệ khách hành hương Saint Jacques de Compostelle. Năm 1172, lan sang Bồ và góp nhiều công trạng trong Reconquista (Tái chinh phục) của Bồ. Cũng nên biết rằng Thánh Giacôbê Tiền (St-Jacques le Majeur) từng sang TBN giảng đạo, là Đấng Bảo trợ Renconquista, với biệt danh là “Saotiago Matamoros” (Giacôbê – Sát – Hồi Hồi // Saint Jacques – le- Tueur – de- Maurs) ! Nay Ngài vẫn  là Quan Thầy xứ TBN.

9-  Hiệp sĩ Aviz : Năm 1147, Alfonso Henrique I chiếm được Evora từ Hồi giáo. Ông lập một nhóm Hiệp sĩ với tên gọi là Huynh đ̣an Đức Mẹ Evora ( Confrères de Sainte Marie) để giữ và bảo vệ thành. Năm 1211, Henrique chiếm được Aviz và giao cho các Hiệp sĩ này, từ đó đổi tên là Hiệp sĩ Thánh Biển Đức thành Aviz (v́ sống theo tu luật Biển Đức). Lúc đầu họ cũng có 3 lời khấn tu sĩ nhưng đến 1496, Alexandre VI đổi lời khấn khiết tịnh  tu sĩ thành lời khấn khiết tịnh hôn nhân (chasteté conjugale), nghĩa là cho phép lấy vợ. Đến năm 1505, Giáo ḥang Jules II giải luôn lời khấn khó nghèo. Dĩ nhiên, c̣n lời khấn vâng phục nhưng đây là vâng phục với ông chủ, theo kiểu “nhà binh”. “Tu luật” của các hội Hiệp sĩ khác cũng tương tự, và cũng dễ hiểu: đă là lính và lại là những nhà chinh phục th́ thật  khó mà giữ độc thân hay khó nghèo.

10-      Henri Chappoulie : “Aux origines d’une Église. Rome et les missions d’Indochine au XVII è siècle”, Paris, Bloud et Gay, 1943 , p. 44. Ngày ban hành sắc chỉ, theo Roland Jacques (p.22) là 14-3-1319.

11-      Đảo ở giữa Đại tây dương, phía Tây Marốc. Thủ phủ là Funchal. Nay vẫn thuộc Bồ.

12-      Đảo ở giữa Đại tây dương, cách Lisbonne khỏang 1500 cây số và cách bờ biển phía Đông Bắc Mỹ 3900 cây số. Sau này sẽ là một điểm chuẩn để phân chia vùng ảnh hưởng Bồ /TBN.

13-      Roland Jacques: “De Castro Marim à Faifo: Naissance et développement du Padroado Portugais d’Orient, des origines à 1659”. Lisbonne, Fudacao Calouste Gulbenkian, 1999. p 23, Chú thích (Ct) 59.

14-      Canaries (c̣n được gọi là “Đảo Chó” v́ các nhà thám hiểm phát hiện ra rất nhiều chó hoang ở trên đảo ) là một đảo nằm giữa Đại tây dương, phía Tây Maroc. Đảo này đă được biết đến từ  năm 1312 v́ tàu thuyền vẫn ghé lấy nước ngọt. Đ̣an thám hiểm Bồ đến  đây năm 1341 và gặp những cư dân lạ v́ họ không phải là tín hữu KTG, chẳng phải là người Do Thái mà cũng chẳng phải là người Hồi giáo .

15-      Trích dẫn theo Roland Jacques, Sđd, trang 26.

16-      Trích dẫn theo Roland Jacques, Sđd, trang 29

17-      Infant Henrique là người lănh đạo các cuộc chinh phục và là đại diện vương triều Bồ tại các vùng đất mới.

18-      Trích dẫn theo Roland Jacques, Sđd, trang 30.

19-      Nt. Trang  32

20-      Nt. Trang  43-44.

21-      Nt. Trang  45

22-      Nt. Trang 11

23-BARTHELEMY DE LAS CASAS (1474-1566) : Tại các vùng thuộc địa Tây Ban Nha ở châu Mỹ, quan hệ giữa người bản địa và thực dân dựa trên chế độ / hệ thống gọi là  ENCOMIENDA, theo đó, người thực dân có quyền buộc người bản xứ thuộc quyền ḿnh phải làm việc và nộp thuế cho ḿnh và đổi lại phải lo cho họ về vật chất và tinh thần.Việc này đưa đến chế độ lao động cưỡng bách rất hà khắc trong các hầm mỏ và đồn điền.

    Las Casas là một điền chủ tại Haiiti. Sau đó, ông làm linh mục. Ư thức được t́nh trạng bất nhân của hệ thống ENCOMIENDA, ông từ bỏ nó và thuyết phục người khác  theo ông nhưng không thành công. Ông về Tây Ban Nha để báo động cho triều đ́nh t́nh cảnh bi đát của người Da Đỏ (INDIENS). Một ủy ban điều tra được thành lập nhưng không mang lại kết quả ǵ. Las Casas trở lại TBN nhưng không được ǵ thêm. Ông gia nhập Ḍng Đa Minh để tiếng nói có thêm trọng lượng. Ông kết án các đồng hương bóc lột lao động bản địa và cũng kết án luôn cách thế chinh phục các linh hồn bằng bạo lực, cưỡng bách. Charles Quint được thuyết phục và ban hành “Luật mới” (1452) cấm chế độ nô lệ và hạn chế ENCOMIENDA nhưng trên thực địa, t́nh h́nh vẫn không thay đổi.

    Năm 1544, Las Casas được bổ nhiệm làm GM Chiapas (Mêhicô), ra sức vận động thực hiện “Luật mới” nhưng bị các nhà thực dân chống đối. Ông buộc phải trở lại  TBN và tiếp tục vận động với các vua TBN, nhấn mạnh về ư thức sự b́nh đẳng giữa con người và các chủng tộc và không thể dùng sức mạnh để ép người ngọai theo đạo. THÉO, P 410.

24      Bóng dáng các giáo sĩ Công giáo đă có mặt khá sớm ở châu Á, từ thế kỷ 13, cụ thể là tại Mông Cổ / Trung Quốc : Giovanni da Pian Carpino, OFM (1246), André de Longjumeau (1249), Guillaume de Rubroek, OP và Bartolemeo da Cremona (1253), và đáng kể là nhóm thuộc tổ chức Peregrinantium proper Christum (Hành hương v́ Chúa Kitô), gồm Giovanni da Montecorvino OFM và các bạn (1289-1329), kế đó là Giovanni da Marignoli (1338-1352) ; và tại Ấn Độ : Jourdain de Sévérac, OP (1320) và cùng trong năm đó, một số  tu sĩ Phan Sinh bị sát hai tại Bombay. Đó là chưa kể đến Odorico da Pordenone, OFM, người đă đến Trung Quốc và được cho rằng có ghé qua Việt Nam. Theo RJ., Sđd, trang 24. Chú thích 60.

Sau đó, cón có một số sự hiện diện lẻ tẻ khác.

25 Trích theo Roland Jacques, Sđd, trang 17, Chú thích 41.

26   Tại Châu Mỹ Latinh, có hai trở ngại lớn cho việc truyền giáo : sự bóc lột và đối xử thô bạo của người thực dân; thói quen du mục và tính hay thay đổi của dân bản địa. Để vượt qua hai hạn chế này, các thừa sai DT đă có sáng kiến thành lập “ Những khu tự trị”, “Những Làng Công giáo” (Les réductions). Kinh nghiệm thành công nhất là đối với người Da Đỏ Guaranis ở Paraguay, khi đó bao gồm ṭan bộ Argentine, Uraguay, Bolivie và một phần Brasil ngày nay. Hơn 30 làng được thành lập, mỗi làng gồm từ 2.000 đến 3.000 dân, canh tác trên đất chung và đời sống được tổ chức hài ḥa, trong đó chú trọng đến việc giáo dục, dạy nghề, kỹ thuật và đời sống đạo, với sự tham gia tích cực của thổ dân. “ Cộng ḥa Guaranis” tồn tại được được một thế kỷ rưỡi, mặc cho sự chống đối kịch liệt của các nhà thực dân. Sự chống đối này cũng là nguyên nhân ban đầu đưa đến việc trục xuất các thừa sai Ḍng Tên ra khỏi Bồ và các thuộc địa năm 1759, kéo theo việc giải thể Ḍng năm 1773. Các Làng Công giáo cũng từ đó mà suy sụp nhưng 4 phế tích đă được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa của nhân lọai. (THÉO, trang 411).

27   Trích theo Nguyễn Văn Trinh : “Lịch sử Gíao hội Việt Nam. Tập 3” . ĐCV Thánh Giuse, 1994. Trang 32.

28 TQ luôn cảnh giác với người nước ng̣ai và chủ truơng “bế quan tỏa cảng” nhưng chấp nhận sự hiện diện của người Bồ ở Macao v́ quyền lợi kinh tế. Hai bên “đồng quản trị” lănh địa này theo  một mô h́nh đặc biệt . Người Bồ xem năm 1557 là thời điểm chính thức thành lập thành phố Macao (ville de Macao). Năm 1565, chỉ có 900 cư dân nhưng năm 1569, đă có đến 5000 đến 6000 Kitô hữu ( RJ. 69). Năm 1999, Macao được trao trả lại cho Trung Quốc

29   Năm 1579, Nagasaki chỉ có 400 hộ dân, đến năm 1590 dân số ở đây đă là 5.000 người và khỏang 15.000 người  vào năm 1600 . (RJ 82. Chú thích 258)

30  Ngày 4-8-1578, vua Bồ Sabastiao I mất tại Maroc (bại trận tại Kasr el Kébir trong cuộc  Thập tự chinh) lúc mới 25 tuổi, không con kế vị. Hồng y Henrique là cậu, lên ngôi, với danh hiệu Henri I. Nhưng ông mất 31-1-1580 mà chưa thu xếp kịp việc thừa kế ngai vàng. Vua Felipe II TBN tranh dành ngôi báu v́ mẹ của ông là Isabelle, thuộc ḥang tộc Bồ. Sau khi đánh bại đối thủ, ông được xưng tụng là vua Bồ (25-8-1580). T́nh trạng một vua nhưng vẫn hai nước kéo dài thêm hai triều đại ) : Felipe III (TBN) // Filipe II (Bồ) 1598-1621   và Felipe IV // Filipe III (Bồ) : 1621-1640.

31   Trong Tờ tŕnh cho Hội đồng Ḥang gia Đông Ấn ngày 23-10-1615, Ḍng Tên nh́n nhận rằng hằng năm ngân khố ḥang gia cung cấp cho các thừa sai DT ở Trung Quốc ba ngàn xérafins “và rằng người Trung Quốc thấy sự hỗ trợ này đến từ bên ng̣ai nên có thể nói trong nghi ngờ rằng các cha được một ông vua xa lạ nào đó gửi đến, trả lương cho họ để dùng họ hiện nay như gián điệp và sau này như người hướng dẫn trong cuộc chinh phục nước này; nhận thấy rằng nỗi nghi ngờ này hiện là một trở ngại lớn cho việc cải hóa  các linh hồn nếu chúng ta không mang đến các phương thuốc; và chúng ta sợ rằng đó là một cơ hội cho người Tàu, hoăc giết hại các cha, hoặc trục xuất các cha khỏi vương quốc này, và điều  này là một thiệt hại không thể  cứu văn và làm mất đi trong chốc lát điều đă thu họach được sau biết bao nhiêu năm và sau khi chúng ta đă vượt qua biết bao khó khăn” ( RJ. 133)

32    Từ 1626 đến 1661, trung b́nh hằng năm có một tàu buôn cỡ nhỏ từ Macao đến Đàng Ng̣ai. Bị ngắt quăng trong thời gian 1628-1629, 1650, 1662-1663. Bị đắm tàu trong các năm 1636, 1646, 1651, 1656, 1657. Bị cướp biển năm 1658, 1660 . Hà Lan (1641)  và Anh (1672) cũng đến buôn bán ở ĐN nhưng đều bỏ cuộc vào cuối thế kỷ 17, cũng v́ không có lợi. RJ 107. Ct 354.

33   Nguyễn Văn Trinh : “Lịch sử Giáo hội Việt Nam. Tập 3”. Trang 12-13.

34   Theo Pastor, Ingoli là đối thủ triệt để (adversaire systématique) của Ḍng Tên . Henri Chappoulie, Sđd. 76. Ct.4

35     Ngày 12-10-1492, Christophe Colomb đặt chân đến Bahamas mà ông đặt tên là San Salvador (Đấng Cứu Thế), ông tưởng rằng đă đặt chân đến Ấn Độ (Les Indes) và gọi những cư dân ông gặp là “Les Indiens” (sau này, chúng ta gọi là “Người Da Đỏ” , chắc là để phân biệt với “ Người Da Đen”). Mọi người cũng lầm tưởng như vậy nên gọi những vùng thuộc địa mới dưới tên gọi  chung là Les Indes. Trong ngôn ngữ Tây Ban Nha, “INDIAS” // LES INDES “có nghĩa là Tân Thế giới ( Nouveau Monde). (RJ.10. Ct.20). Khi khám phá ra Châu Á thực, để phân biệt hai vùng, người ta dùng “ Les Indes Occidentales” / Tây Ấn để chỉ  Châu Mỹ và “Les Indes Orientales” / Đông Ấn để chỉ Châu Á. Do vậy, trong trường hợp của Solorzano đây, “De Indiarum jure” có thể dịch là  “Luật của Tân Thế giới”, hay “Luật của Châu Mỹ”.

36   Theo Nguyễn Văn Trinh, “ khi cả hai đến Nhật rồi th́ giám mục Antonio sẽ là Gíam mục chính của địa phận Oita (Funai) c̣n giám mục Castro sẽ làm phó” . Sđd. Trang 26.

37  Đại diện Tông ṭa (ĐDTT) / Vicaire apostolique : Cụm từ ĐDTT xuất hiện lần đầu tiên vào cuối thế kỷ thứ IV, được dùng để chỉ một Giám mục chính ṭa được Đức Giáo ḥang ủy cho một phần quyền của ḿnh trên lănh thổ không thuộc địa phận của ḿnh. Vị ĐDTT đầu tiên là Gíam mục Thessalonique, được Giáo ḥang Damase bổ nhiệm ĐDTT vùng Tây Illyrie. Sau đó, nhiều ĐDTT được bổ nhiệm ở Sicile, Pháp và Tây Ban Nha… (HC. 95. Ct.1). Vào gần thời điểm chúng ta đang đề cập, Ṭa Thánh cũng bổ nhiệm các ĐDTT cho Hà Lan và Anh v́ Công giáo ở đó bị cấm, không c̣n hàng giáo phẩm b́nh thường. Và Giáo ḥang thường ủy quyền một cách rộng răi, theo như Ngài xét thấy cần và có khi c̣n vượt quá năng quyền b́nh thường của một Giám mục chính ṭa. ( HC.95).

38                Trên đường về Roma, thừa sai Đắc Lộ ghé qua đây bốn tháng và nêu một số nhận xét lư thú về hải cảng này. Xin xem “ Hành tŕnh và truyền giáo” . Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên dịch. TP.HCM. Tủ sách Đại Kết, 1994. Trang 239-242.

39   Henri Chappoulie, Sđd. 100.

40  Alexandre de Rhodes  // Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên: Hành tŕnh và truyền giáo. Trang 204.

41  Như trên . Trang 263.

42   Jean Gennou : Missions Étrangères de Paris. Paris, Fayard, 1986. Trang 29-30.

43   Theo Nguyễn Văn Trinh, việc từ chối này c̣n có thêm hai lư do :1/ “Sợ chính quyền Việt Nam cấm đạo gay gắt hơn 2/ Sợ các tu sĩ thừa sai phản đối, nhất là các tu sĩ Ḍng Tên ở Macao “ .Sđd. trang 48.

44     Adrien Launay: Histoire générale de la Socíeté des Missions Étrangères. Tome Premier. Paris, Téqui, 1894. Trang 9,13.

45   Có hai ngày khác nhau về sắc chỉ này. A. Launay ( sđd, trang 34) và Henri de Frondeville // Nguyễn Xuân Hùng dịch :( “Đức Cha Pierre Lambert de  la Motte, 1624-1679” . Lưu hành nội bộ . TP.HCM 2007, trang  44) viết ngày 17-8-1658 //  Jean Gennou (sđd, trang 67), F.F Buzelin  (sđd trang 160), Trương Bá Cần (sđd, trang 209), Nguyễn Văn Trinh (sđd, trang 71) viết ngày 29-7-1658.

46  Trích dẫn lại, theo Trương Bá Cần , sđd. Trang  209 - 210 .

47   “ Nếu Ṭa Thánh nhất quyết gởi thừa sai Pháp đi Việt Nam theo hệ thống của Bộ Truyền giáo th́ Bồ Đào Nha sẽ tuyên chiến với các thừa sai đó và sẽ không vâng phục Ṭa Thánh nữa” . Nuyễn Văn Trinh, Sđd. trang 61.

48    Jean Gennou : Missions Étrangère de Paris. Paris, Fayard, 1986.p. 73-74