Chúng  ta  không  c̣n

  là  lọai  người  ở  tỉnh  lẻ  nữa 

     ( We are no longer provincial )

 

 

Đ̣an Thanh Liêm

California, Mùa Xuân Kỷ sửu 2009

 

                                                                                 

                                                  

Vào đầu năm 1916, Tổng Thống Woodrow Wilson đă bắt đầu công việc vận động thuyết phục Quốc Hội là nước Mỹ cần phải tham gia giúp đỡ Liên minh Anh Pháp trong cuộc Đệ nhất chiến tranh thế giới khởi sự từ năm 1914. Ông phát biểu một câu đă thành nổi danh như sau : “Chúng ta không thể c̣n là một dân tộc ở tỉnh lẻ nữa” (nguyên văn tiếng Anh : “We can no longer be a provincial nation” ).Tức là ông muốn xác nhận rằng nước Mỹ đă là một cường quốc với trách nhiệm trong công cuộc bảo vệ tự do và ḥa b́nh trên khắp thế giới, chứ không c̣n là một quốc gia nhỏ bé, mà tự cô lập khỏi cộng đồng nhân lọai được nữa.

 

Câu nói này cũng có thể áp dụng cho người Việt đang sinh sống ở trên 60 quốc gia tiến bộ khắp thế giới hiện nay. Nhất là đối với lớp người trẻ là con em chúng ta đang vào lớp tuổi 30-40 đă trưởng thành chững chạc rồi, mà lại tiếp thu được một nền giáo dục văn minh với tŕnh độ khoa học kỹ thuật phát triển cao độ tại các nước Âu Mỹ, th́ rơ rệt là các em đă có một nhăn quan rộng răi, thông thóang rất nhiều so sánh với thế hệ cha bác của ḿnh.Đó là điều làm chúng ta thật vui mừng, v́ như người xưa vẫn thường nói : “Hậu sinh khả úy”,“Con hơn cha, nhà có phúc” vậy.  

 

V́ được sinh sống trong một môi trường văn hóa xă hội tiền tiến như vậy, nên chúng ta dễ hấp thụ được những cái hay, cái đẹp của thế giới hiện đại. Nhờ vậy, mà số trên 3 triệu người Việt hải ngọai có thể đóng góp phần trí tuệ này vào công cuộc xây dựng và phát triển cho quê hương đất nước Việt nam của ḿnh. Chứ không phải chỉ có sự chi viện kinh tế vật chất cho bà con ruột thịt ở quê nhà, như là đóng vai tṛ của một thứ “con ḅ sữa”. Cụ thể mà nói, th́ chúng ta cần phải có được cái suy nghĩ ṭan cuộc, cái viễn kiến sâu xa (global thinking/global vision) về t́nh h́nh các sự việc của ṭan bộ thế giới ngày nay, cũng như của nước Việt nam nhỏ bé của ḿnh trong khuôn khổ của cái thế giới ấy. Đúng như lời của Tổng Thống De Gaulle vào năm 1964-65 đă nhắn nhủ thanh niên sinh viên nước Pháp là : “Các bạn cần phải có một tầm nh́n vũ trụ (vision cosmique)”. Và c̣n hơn thế nữa, chúng ta lại có thể mời gọi, thuyết phục được các bạn bè quốc tế rất đông đảo, hùng hậu của ḿnh, để cùng nhập cuộc liên đới với chúng ta trong sự nghiệp tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền của Việt nam, trong tinh thần ôn ḥa, bất bạo động vốn là xu thế thời đại trong thế giới văn minh hiện nay.

 

Với ư hướng đó, trong bài viết này, tôi xin được tŕnh bày về kinh nghiệm cụ thể rằng: “Phát triển Xă hội Dân sự chính là phương cách hiệu quả nhất để đi tới được một nền Dân chủ Tham gia” (Participatory Democracy). Như ta đă biết, XHDS là một trong ba khu vực cấu tạo thành cái không gian xă hội mà mỗi người chúng ta sinh sống trong một khu vực địa lư nhất định. Định nghĩa này có thể ghi vắn tắt thành một công thức như sau:

 

               Không gian xă hội  =  Nhà nước + Thị trường kinh tế + Xă hội Dân sự.

           ( The Social Space   =  The State   + The Marketplace   + The Civil Society).

 

Cả ba khu vực này đều tồn tại song hành với nhau trong tư thế của sự cộng đồng sinh tồn (Coexistence), tức là không một khu vực nào lại t́m cách thay thế hay lọai trừ đơn vị kia.

 

B́nh thường, th́ ta có XHDS trong phạm vi lănh thổ của một quốc gia, hay trong một đơn vị hành chánh nhất định. Nhưng với xu thế ṭan cầu hóa ngày nay, th́ đă có nhiều tác giả đề cập đến các khía cạnh của một thực thể lớn rộng hơn nữa, đó là “Xă hội Dân sự Ṭan cầu” (Global Civil Society), mà thành phần đơn vị cụ thể là các Hội Hồng Thập Tự, Hội Hướng Đạo, Phong Trào Green Peace (Bảo vệ Môi sinh), Tổ chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International), các Tổ chức Nhân đạo như Ford, Rockefeller, Bill Gates Foundation  v.v… Cũng tương tự như tổ chức Liên Hiệp Quốc được khai sinh từ sau thế chiến thứ hai, th́ cũng được coi như là một thực thể chính trị bao gồm mọi quốc gia trên thế giới ngày nay. Ta sẽ bàn chi tiết về XHDS Ṭan cầu trong một dịp khác, v́ bài này tập chú vào hiện t́nh XHDS tại Việt nam trong bối cảnh của phong trào phát triển về Dân chủ và Nhân quyền của thế giới ngày nay.

 

Trong ṿng 30-40 năm nay, ư niệm về XHDS đă được phát triển phổ biến khắp nơi trên thế giới, qua môi trường hàn lâm đại học, cũng như qua các phương tiện truyền thông báo chí, và nhất là thông qua sự lớn mạnh của hàng triệu các tổ chức phi chánh phủ (NGO = Non-Governmental Organisations), các tổ chức từ thiện nhân đạo, các nhóm họat động xă hội dựa trên cơ sở một niềm tin tôn giáo (Faith-based social action groups) v.v… nhan nhản tại khắp các quốc gia trên thế giới, th́ vai tṛ của XHDS lại càng được chú ư và được đề cao, cổ vơ. Đặc biệt, kể từ khi chế độc độc tài ṭan trị cộng sản bị xụp đổ tại Đông Âu và tại chính Liên Xô kể từ 20 năm nay, th́ vấn đề “Phục hồi và Xây dựng lại XHDS tại các quốc gia cựu cộng sản này” lại càng được đặt ra một cách sôi nổi cấp thiết.

 

Xu thế chung tại các quốc gia “hậu cộng sản” này là: Quần chúng nhân dân dành lại được cái quyền chủ động của ḿnh trong mọi lănh vực chính trị, xă hội, kinh tế cũng như về mặt văn hóa, tâm linh. Cụ thể là các hội thiện nguyện về nhân đạo từ thiện cũng như về y tế, giáo dục và tôn giáo v.v… đă được phục hồi để cho các tư nhân được thỏai mái tham gia sáng kiến và hành động, mà không c̣n bị quyền lực của Nhà nước o ép, kiềm chế gắt gao như dưới chế độ cộng sản nữa. Và đây mới chính là sự thể hiện cái “Quyền Tự quyết, Quyền Tự Làm chủ” của người dân đối với xă hội và đất nước của ḿnh. Kết quả là tại hạ tầng cơ sở của các xóm làng, các khu phố, người dân đă nô nức, phấn khởi hợp tác với nhau để tham gia vào công việc cụ thể và thiết thực, nhằm cải tiến môi trường sinh họat tại địa phương nhỏ bé của chính ḿnh. Và xuyên qua những công tác cải tiến dân sinh cụ thể như thế, người dân càng thêm gắn bó thân mật với nhau và nhờ vậy mà xă hội được phát triển trong t́nh thân ái, tương trợ và liên đới giữa các thành viên với nhau hơn măi. T́nh trạng “Gắn bó xă hội” (Social Cohesion) này lại càng làm phong phú thêm cái nguồn” Vốn Xă hội” (Social Capital) của ṭan thể cộng đồng. Nói cho gọn lại, th́ XHDS trong giai đọan hậu cộng sản này đang đóng trọn vẹn cái vai tṛ làm “Đối tác với Nhà nước” (Counterpart) trong công cuộc xây dựng và phát triển xă hội ngay từ cấp hạ tầng cơ sở tại nông thôn cũng như tại môi trường đô thị.

 

Mặt khác, v́ có tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tư tưởng, tự do tôn giáo, tự do nghiệp đ̣an... là những nhân quyền căn bản như đă được ghi rơ trong Bộ Luật Quốc Tế về Nhân Quyền (The International Bill of Human Rights), nên XHDS đă có thể đóng trọn vẹn một vai tṛ khác nữa, đó là vai tṛ làm “Đối trọng” (Counterbalance) đối với Nhà nước, khiến cho chánh quyền không thể vượt quá giới hạn, lạm dụng quyền hành, tự tung tự tác, như dưới thời cộng sản chuyên chế độc tài được nữa. Tại Đông Âu hiện nay, giới sĩ phu trí thức, giới hàn lâm đại học, giới văn nghệ sĩ, cũng như giới lănh đạo tinh thần của các tôn giáo, th́ đều có điều kiện thỏai mái để góp phần phê phán, sửa sai đối với chánh quyền. Tiếng nói của họ được coi như “Tiếng nói Lương tâm” (The voice of conscience) của cả một dân tộc. Nhờ vậy, mà xă hội có thể tránh được bao nhiêu điều sai lầm tệ hại, thất nhân thất đức như đă xảy ra đầy rẫy dưới thời cộng sản, hay dưới thời độc tài phát xít Đức quốc xă trước đây. 

 

Tại Việt nam gần đây, tiếng nói phản biện về chuyện Nhà nước cộng sản đă để cho Trung quốc sang khai thác quặng bâu-xít ở miền cao nguyên, hiện đang gây một tiếng vang lớn trong dư luận quần chúng khắp nơi, cả ở trong cũng như ở ng̣ai nước. Đó là một dấu hiệu đáng mừng là giới sĩ phu trí thức đă mạnh dạn dấn thân nhập cuộc với ṭan thể dân tộc trong việc bảo vệ môi sinh, bảo vệ lẽ sống c̣n của các sắc tộc thiểu số vốn xưa nay vẫn sinh sống tại miền rừng núi, với sắc thái văn hóa riêng biệt, đặc trưng của ḿnh. Cũng như việc các thanh niên sinh viên đă dũng cảm chống lại việc Trung quốc xâm lấn Ḥang Sa, Trường Sa và phần đất ở biên giới phía bắc của Tổ quốc ta. Mặc dầu bị chính quyền Hanoi đă thẳng tay đàn áp thô bạo, giới thanh niên này vẫn kiên tŕ theo đuổi công cuộc tranh đấu nhằm bảo vệ sự ṭan vẹn của lănh thổ Việt nam. Đây chính là điều rất tích cực góp phần tạo ra khí thế lạc quan, phấn khởi cho việc xây dựng tương lai của xứ sở. Và người ở hải ngọai như chúng ta cần phải hết ḷng yểm trợ thật hiệu quả cho sự nghiệp tranh đấu và xây dựng trường kỳ như thế.

 

Nói vắn tắt lại, chúng ta cần phải chuyển giao cho thế hệ trẻ cái ngọn lửa nồng nàn của t́nh yêu thương chân thật và liên đới với đồng bào ruột thịt của ḿnh, nêu cao tinh thần bảo vệ Nhân phẩm và Nhân quyền của người dân. T́nh yêu thương đó phải được diễn tả cụ thể  bằng hành động thiết thực, như t́m cách chấm dứt tệ nạn buôn người (Human Trafficking), đ̣i hỏi công bằng xă hội cho hàng triệu dân oan hiện đang bị mất nhà, mất đất tại khắp các miền nông thôn hẻo lánh, hỗ trợ cho các nhà tranh đấu cho Dân chủ, Nhân quyền mà đang bị chính quyền cộng sản sách nhiễu, bắt bớ giam cầm trong các nhà tù… Chúng ta cũng phải tận tâm chăm sóc cho các nạn nhân của thiên tai băo lụt, của bệnh tật ngặt nghèo như bênh phong cùi, bệnh Aids, góp phần nâng đỡ các học sinh, sinh viên thuộc các gia đ́nh nghèo túng để các em có điều kiện tiếp tục việc học v.v…Các lọai việc này ḥan ṭan nằm trong phạm vi tầm tay của chúng ta, trong lănh vực xă hội dân sự. Có ra  tay nhập cuộc cụ thể và tích cực như thế, th́ ta mới thực sự góp phần vào việc tạo ra được một sự chuyển biến rơ rệt trong xă hội được. Như người Mỹ thường nói: It makes a difference ( Điều đó tạo ra sự khác biệt,sự chuyển biến).

 

Bài viết này được thành h́nh là nhờ ghi lại chi tiết câu chuyện tại bữa tiệc Mừng Xuân Kỷ sửu của Hội Luật gia Việt nam, được tổ chức vào ngày Chủ nhật 8 Tháng Ba 2009, nhằm đúng vào Ngày Quốc tế Phụ nữ, tại thành phố Milpitas, gần San Jose California. Tác giả xin ghi lời cảm ơn đặc biệt đến Thẩm phán Phan Quang Tuệ, Luật sư Ngô Văn Quang trong Ban Chấp Hành Hội Luật gia là hai vị đă gợi ư ra đề tài cho buổi nói chuyện này. Và như đă thưa ở trên, người viết xin hẹn sẽ khai triển chi tiết hơn về đề tài Xă hội Dân sự Ṭan cầu trong một dịp khác nữa, bởi lẽ bài viết này đến đây th́ đă quá dài rồi.