Ông  thầy 

 cùng  với  ông cha 

 ở trong tù

 

 

Đoàn Thanh Liêm

Cựu tù nhân chính trị

California, Tháng 11 năm 2008

 

                               

 

Thượng tọa Thích Thiện Minh cùng với Nhà báo Điếu Cày Nguyễn văn Hải vừa được Mạng Lưới Nhân Quyền tuyển chọn để nhận lănh Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2008. Thầy Thiện Minh này c̣n rất trẻ, tên ngoài đời là Huỳnh văn Ba, sinh năm 1953 tại Bặc Liêu. Ông bị bắt tù từ năm 1979 đến năm 2005 mới được trả tự do; như vậy là đă phải ở trong tù liên tục suốt 26 năm. Có thể nói đây là một  vị tu sĩ ở tù lâu năm nhất tại miền Nam VN. 

Năm 2007, Thầy cho ấn hành cuốn sách “Hồi kư 26 năm lưu đày” tại hải ngoại. Và nhờ được đọc cuốn sách này, mà người viết có được gợi hứng với thêm được nhiều thông tin khá bổ ích để viết bài có tựa đề nêu trên.

 

Qua cuốn sách này, tôi t́m lại được nhiều khuôn mặt các vị tu sĩ Phật giáo cũng như Công giáo mà tôi có dịp được quen biết thân thương.

Trước hết là Ḥa Thượng Thích Đức Nhuận, nguyên Chánh Thư Kư Viện Tăng Thống thuộc Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất hồi trước năm 1975. Ngài là vị chân tu được nhiều người quư trọng. Tôi hay có dịp tiếp súc với Ngài khi làm việc cho Hội Đồng Tôn Giáo Thế Giới năm 1972-74.  Kể cả sau năm 1975, tôi vẫn lâu lâu tới thăm vị Thầy khả kính và khả ái này tại Chùa Giác Minh, đường Phan Thanh Giản, quận 10. Thầy bị bắt và bị giam khá lâu ở Hàm Tân và đă viên tịch mấy năm nay tại Saigon.

 

Người tu sĩ Phật giáo mà bị bắt tù nhiều năm khác là Ḥa Thượng Thích Huệ Đăng mà ở trong tù th́ thường gọi là Thầy Đạt. Thầy Đạt ở chung nhiều trại tù với tôi ở Saigon vànhất là tại Hàm Tân. Ông người cao lớn, vạm vỡ nuớc da ngăm đen và rất năng nổ tháo vát. Ông hay giúp đỡ các tù nhân khác, nhất là chăm sóc cho người bệnh hoạn bằng thuốc Nam,v́ ông rất rành rẽ về ngành Đông y. Chúng tôi có nhiều thời gian chung sống trong tù và tâm sự với nhau rất là tâm đắc.Từ ngày qua Mỹ, tôi vẫn thường liên hệ với Thầy Đạt qua sự tiếp súc với thân nhân của Thầy cũng ở tại California. Hiện nay Thầy đang trụ tŕ tại một ngôi chùa ngoài phía Nha Trang.

 

Về phía bên Công giáo, th́ tác giả Thiện Minh có dịp ở tù chung khá lâu ngày tại các Trại Xuân Phước, Xuân Lộc với rất nhiều linh mục và mô tả cảnh các bạn đồng tù bị đầy đọa đến ngă bệnh kiệt sức và chết trong tù. Cụ thể như trường hợp của Linh mục Nguyễn  Huy Chương là người bạn cùng quê, cùng lứa với người anh cả của tôi. Trước khi làm linh mục, ông đă có thời làm Dân biểu Quốc hội thời Đệ nhất Cộng ḥa và nổi tiếng v́ đă dám công khai cùng với Dân biểu “Kaki Nguyễn văn Cẩn” phê phán ngay cả Bà Ngô  Đ́nh Nhu tại diễn đàn Quốc hội. Linh mục Chương bị biệt giam nhiều ngày khiến trở thành bệnh nặng và cũng đă chết tại Trại Xuân Phước cùng với nhiều vị linh mục khác như Nguyễn văn Vàng (vụ Phục quốc), Nguyễn văn Minh (vụ Nhà thờ Vinh Sơn) v.v…

 

Vị Linh mục lớn tuổi và có danh tiếng nhất là Trần Đ́nh Thủ, người sáng lập Nhà Ḍng  Đồng Công có trụ sở chính tại khu Tam Hà, Thủ Đức. Vào năm 1987, cả khu vực Nhà Ḍng này bị công an đến bao vây, bắt đi rất nhiều tu sĩ cùng với vị Bề trên là Cha Thủ và tịch thu toàn bộ cơ sở của ḍng tu này. Hồi c̣n ở trong tù, Linh mục Thủ đă ở tuổi xấp xỉ 90, nhưng vẫn c̣n minh mẫn sáng suốt. Ngài vừa mới qua đời tại Thủ đức vào năm 2007 ở tuổi đại thọ trên 100 năm. Hồ sơ về vụ Nhà Ḍng Đồng Công bị bách hại đă được phổ biến trong giới Công giáo trên toàn thế giới. Và riêng ở Mỹ, th́ chi nhánh Ḍng Đồng Công tại thành phố Carthage, Missouri đă là một Trung tâm Hành hương rất nổi tiếng, lôi cuốn đến cả 7-80,000 khách hành hương từ khắp nơi trên thế giới, kể cả từ Việt nam, đều quy tụ về đây nhân Đại hội Thánh Mẫu vào đầu tháng 8 mỗi năm.

 

Trong cuốn Hồi kư, Thầy Thiện Minh ghi lại rất nhiều kỷ niệm thật là tốt đẹp và cảm động chung với các tu sĩ của nhiều tôn giáo khác. Điển h́nh là mối giao t́nh của Thầy với Linh mục Nguyễn văn Luân. Vị linh mục trẻ tuổi này là một người tù rất khẳng khái, hiên ngang không bao giờ chịu khuất phục trước các áp lực đe dọa của cán bộ cai tù. Xin trích vài đoạn trong cuốn “Hồi kư 26 năm lưu đày”, Thầy Thiện Minh viết về linh mục Luân  :  …” Linh mục Luân  lúc nào cũng viết như sau :

 

                                      Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghiă Việt Nam

                           Không Độc lập – Không Tự do  -  Không Hạnh phúc .

 

Chính v́ thế, Linh mục Luân phải ở kỷ luật cho đến ngày qua đời. Linh mục thường nói với tôi rằng :” Thầy Thiện Minh ơi! Ḿnh phải viết đúng sự thật, chứ không thể viết khác được, nếu viết khác th́ lương tâm sẽ hổ thẹn lắm…” Ngài thường nói : Uy vũ bất năng khuất”…”

 

Và đây là một đoạn trong bài thơ cha Luân tặng thầy Minh trước khi cha qua đời :

 

                              “ Trước kia không biết Thầy Minh

                                 Đến đây không hẹn mà ḿnh gặp nhau

                                 Chúa Trời, Đức Phật trên cao

                                 C̣n ta trong ngục kết giao nghĩa t́nh…” 

 

Thật là mối t́nh đồng cảm thắm thiết giữa hai vị tu sĩ Phật giáo, Công giáo cùng bị giam giữ khắc nghiệt trong nhà tù cộng sản sau năm 1975 tại miền Nam Việt nam. 

 

Nếu tính riêng tại miền Nam kể từ 1975 đến nay, th́ có đến nhiều ngàn tu sĩ, các giới chức của tôn giáo Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Ḥa Hảo đă bị giam giữ đối xử rất tàn bạo trong các nhà tù. Và đă có không biết bao nhiêu vị đă bị gục ngă trong tù. Thậm chí có người bị án tử h́nh như Linh mục Trần Học Hiệu, Đỗ Văn Nghị. Và trường hợp bị “sát hại trong tù của Ḥa Thượng Thích Thiện Minh là một vị lănh đạo hàng đầu của Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất trước năm 1975”, th́ cho đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ.

 

Để tạm kết thúc bài viết này, tôi xin có một đề nghị với Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị (TNCT) ở hải ngoại hiện do Ông Nguyễn Trung Châu làm Chủ tịch như sau : Tổng hội đứng ra kêu gọi các tổ chức tôn giáo và các Hội Ái hữu TNCT ở các trại tù như Ái Tử-B́nh Điền, Xuân Phước, Xuân Lộc, Hàm Tân v.v…cùng hợp tác trong việc thâu thập các tin tức, tài liệu về các tù nhân chính trị để biết rơ ràng xem “ai c̣n, ai mất”. Và nhất là danh sách những tù nhân bị án tử h́nh, cũng như bị chết trong tù.

 

Việc này, Tổng hội có thể cùng phối hợp với “Hội Ái hữu Cựu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo” do Thầy Thiện Minh sáng lập từ năm 2006 và hoạt đông chính yếu ở trong nước.Tại hải ngoại, th́ Hội Ái hữu này hiện do ông Phạm Trần Anh người bạn tù chí cốt với Thầy Thiện Minh đảm trách việc điều hành. 

 

Hồ sơ về Tù nhân chính trị Việt nam cần phải được thâu thập đầy đủ, phân loại, đối chiếu, xác minh kỹ lưỡng, trung thực, th́ mới thật sự có giá trị sử liệu phù hợp với tiêu chuẩn khoa học, và có sức thuyết phục chắc chắn đối với cộng đồng quốc tế. Và nhất là tạo được sự tin tưởng, xác tín ngay trong lớp con cháu chúng ta.

 

Tiếp theo, người viết cũng xin lưu ư quư độc giả về bài tường thuật của Thượng Tọa Thiện Minh về cuộc “Tiếp xúc với Phái Đoàn Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Đặc trách về Tôn giáo” như đă được ghi lại trong Chương IX của cuốn Hồi kư từ trang 173 trở đi.Đọc qua chương này,độc giả càng hiểu rơ hơn lập trường kiên định, vững vàng của vị tu sĩ Phật giáo mà vốn đă bị giam giữ và ngược đăi tàn tệ ṛng ră suốt 26 năm trong lao tù cộng sản ở Việt nam.

 

Và quả thật Thượng Tọa Thích Thiện Minh là người rất xứng đáng để được trao tặng Giải Thưởng Nhân Quyền Việt nam năm 2008, trong buổi lễ sẽ được Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam tổ chức vào ngày Chủ nhật 14 Tháng 12 năm nay, lúc 2.00 giờ chiều, tại Civic Center của thành phố Westminster, miền Nam California vậy.

 

Buổi lễ này cũng đồng thời để kỷ niệm “60 năm Ngày Ban Hành Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc 1948-2008” ./