CHUNG QUANH

 NHÀ NGUYỆN MAI KHÔI

 

NHÂN KỶ NIỆM 1954-2005

 

Ḥa Giang Đỗ Hữu Nghiêm

 

 

 

Lời Thưa Trước

 

Đúng nghĩa đây là một công tŕnh kư ức tập thể. Người viết chỉ làm công việc tổng hợp có phần theo nhận thức sử học. Bài viết này chắc chắn có nhiều sơ sót khi có nhiều khía cạnh được tổng hợp có vẻ như ôm đồm. Chủ ư của người viết là muốn chia sẻ một cái nh́n tổng thể về t́nh h́nh sinh viên Công giáo, 1954-75 chung quanh Mai Khôi Đa Minh Tú Xương, Sàig̣n 3. Đây là một công cuộc đào tạo trong ư hướng truyền bà Tin Mừng chung cho nhiều thế hệ của một ḍng tu, Ḍng Đa Minh chi tỉnh Lyon ở Việt Nam. Đây lại là công tŕnh phục vụ sinh viên sớm nhất và lâu dài nhất trong các tổ chức sinh viên Công giáo ở thời điểm 1954-1975 ở Miền Nam Việt Nam. Đó là một kỷ niệm vô giá, tuy chưa có điểu kiện để phản ánh nhiều trường hợp đáng kể khác! Và nhận thức của người viết là:“Thà đốt lên một ngọn nến, c̣n hơn ngồi yên nguyền rủa bóng tối, và không cầu toàn tuyệt đối”. Người viết, chắc chắn có nhiều hạn chế, cứ cố moi những ǵ thuộc quá khứ, với những nhận thức đă tích lũy được, chia sẻ và kiểm tra phần nào với các bạn đồng hay khác thế hệ, và tất cả những người mến chuộng một thời sinh viên có nhiều ư nghĩa định hướng thực tế của mỗi cuộc đời. Dù chỉ là tương đối, chúng ta cũng có một điều ǵ để trao cho hậu thế tất cả lư tưởng chúng ta đă ấp ủ và thực tế lịch sử đă diễn ra. Chúng ta ứng xử chân thành, không lừa dối ai và cũng không để ḿnh bị lừa dối. C̣n có sai lầm và khuyết nhược điểm nào khác, th́ đó là qui luật: errare humanum est! Điều đáng sợ nhất không phải là con người sai lầm, nhưng chính là con người không đủ khiêm tốn để nhận ra ḿnh sai để sửa

Xin cám ơn tất cả các thân hữu Bửu Sao (Mỹ), Đào Duy (Mỹ), Trần Ngọc Báu (Thụy Sĩ), Phạm Hữu Giáo (Canada), Nguyễn Trần Quư (Mỹ), Phan Thị Thanh Hằng (Mỹ), Phạm Minh Tâm (Úc), Nguyễn Phi Hoàng (Mỹ), Huỳnh Phước Toàn (Mỹ), Nguyễn Thế Viện (Mỹ), Phạm Văn Phúc (Úc), …đă góp phần cách này cách khác cho bài viết này được hoàn chính hơn. Tuy nhiên, nếu có khuyết điểm nào, th́ trách nhiệm hoàn toàn thuộc về người viết. Nhiều chi tiết kư ức không thế có và tương đối chính xác về nhân vật, thời gian, địa điểm và sự kiện, nếu thiếu vắng các bạn. Hết ḷng tri ân các bạn.

Zone de Texte:  

 

Thập Niên Chủ Yếu: 1961-1971

 

Cuộc đời sinh viên của người viết chỉ có những kỷ niệm chung quanh nhà nguyện Mai Khôi, số 44 Tú Xưong, Sài g̣n 3, từ đầu mùa đại học niên khóa 1961-1962 đến khoảng 1968. Cuộc sống sinh viên trong thời gian dưới 10 năm đó diễn ra hầu hết ở vùng Sàig̣n Gia Định, những năm đại học đến hết cao học.

Lúc đó người viết chỉ mới chuyển đổi cuộc sống từ một tu sinh Ḍng Tên sang nếp sống b́nh thường ngoài đời, hoàn toàn xa lạ. Cuốn phim kư ức này sẽ chủ yếu quay lại h́nh ảnh sinh hoạt môi trường đại học kéo dài có pha lẫn nhưng sinh hoạt khác có tính cách giai đoạn như kiếm tiền sinh sống bằng cách dịch thuật, đi dậy kèm tư gia, hay dậy thêm ít giờ ở một số trường công tư ở Sàig̣n Gia Định: Thái B́nh Dương Tự Do, Thánh Thômas, Chân Phước Liêm, Đệ Tử Viện Đa Minh (G̣ Vấp), Hồ Ngọc Cẩn, Sao Mai, Lê Bảo Tịnh, Thánh Mẫu, Nhân Vị, Đồng Tiến, Trung Tâm Luyện Thi Cao Bá Nhạ, Phân Khoa Nhân Văn Viện Đại Học Vạn Hạnh.

Đấy thực ra là kiểu mẫu đời sống khá phổ biến của hầu hết các sinh viên thời ấy là vừa học vừa làm, trừ một số anh chị em sinh viên được gia đ́nh có điều kiện hay các cơ quan đào tạo như Hành Chính, Sư Phạm, Quân Y,… cho ăn học đầy đủ toàn thời gian. Nhưng người viết cũng cố phản ảnh lại thời gian trước và sau đó trong chừng mực các “bạn sinh viên lăo niên” chia sẻ những kư ức trên internet với người cầm bút, moi lại khối óc đă hoen rỉ khi bước vào mùa thu đông cuộc đời!

Trước khi đề cập các sinh hoạt, nên nói rơ về khu vực do Tu Viện Đa Minh chi tỉnh Lyon hoạt động. Khu ấy gồm 3 tổ chức tách biệt nhau, nhưng liên địa và không thể hoàn toàn không có liên hệ, v́ chung một ḍng tu phụ trách điều hành phục vụ sinh viên:

(1) Nhà Nguyện Mai Khôi Tu Viện Mai Khôi (44, Tú Xương, SGN3);

(1)   Cư xá dành cho nam sinh viên, không phân biệt tôn giáo là CLB Phục Hưng (43, Nguyễn Thông, SGN3); và

(3) Trụ sở của Đoàn (hay Liên Đoàn) Sinh Viên Công Giáo Đại Học Saigon (229 Hiền Vương, SGN3. Ngoài ra, c̣n có trụ sở của Phong trào Thanh niên Đại học CG (JUC) của Cha Pineau OP, và trụ sở của Tổng Đoàn Hiệp Sinh của Cha Phạm Long Tiên OP nữa…

 

NHÀ NGUYỆN GIÁNG SINH TU VIỆN MAI KHÔI

 

Một nhóm sinh viên Công giáo khởi đầu qui tụ ít ỏi chung quanh chốn Nhà Nguyện tu viện Mai Khôi và một Lưu Xá Nam Sinh Viên khi đó mang tên Câu Lạc Bộ Phục Hưng ở số 43 Nguyễn Thông, Sàig̣n 3. Lúc đầu hoạt động sinh viên c̣n rất thưa thớt và không đáng kể.

Sinh hoạt chính yếu là tham dự Thánh Lễ do các Linh Mục ḍng Đa Minh chi tỉnh Lyon bên Pháp chủ tŕ. Chúng tôi nhớ lại hầu hết những buổi lễ đă có lúc được các Linh mục Đỗ Minh Vọng (Cras), Bửu Dưỡng, Đỗ Minh B́nh (Pineau), Đỗ Minh Lộ (Lorry), Nguyễn Huy Lịch, Đỗ Văn Quư, Hoàng Quốc Trương chủ tế. Tại Nhà Nguyện Mai Khôi, người ta chú ư nhiều đến bức tranh sơn mài khá lớn, mô tả hoạt cảnh Giáng sinh với bối cảnh thôn quê Việt Nam, bắt nguồn từ cảm hứng nghệ thuật hội nhập văn hóa dân tộc khá điêu luyện của một họa sĩ Công Giáo tài danh. Theo cha Đỗ Xuân Quế cho biết, “Bức tranh đó là của Nguyễn gia Trí có từ năm 1941 do cha Prisset cắt nghĩa rồi đặt họa sĩ. Đó là bức tranh vẽ Giáng sinh với ḍng chữ ‘Hodie pax vera de coelo descendit’. (Hôm nay ḥa b́nh chân thật đă từ trời ngự xuống) Tranh đặt ở nhà thờ Cát tút. Năm 1954 di tản sang Pháp, năm 60 lại được đưa từ Lyon về Sàig̣n và đặt tại nhà thờ Mai Khôi. Phong cảnh và nhân vật hoàn toàn Việt Nam. Đă hội nhập văn hóa trước cả huấn thị thứ bốn năm 1993 về hội nhập văn hóa của Ṭa th ánh.”

Ngôi nhà nguyện là một nhà tôn khung gỗ và sắt thấp lè tè, đơn sơ, khiêm tốn. Nhất là nếu được so với những ṭa biệt thự khang trang đồ sộ chung quanh khu vực đường phố Tú Xương, Nguyễn Thông, Phan Thanh Giản. Nhưng nơi thờ tự ấy chứa chất biết bao kỷ niệm của các thế hệ sinh viên. Nhiều đám cưới sinh viên Công Giáo đă diễn ra tại nơi đây như muốn ghi lại một kỷ niệm t́nh yêu thời sinh viên đầy mộng mơ.

Một nhóm giáo dân địa phương chung quanh đó thường đến tham dự Thánh lễ. Hai tu sĩ hầu như thường xuyên trợ giúp bàn thánh. Đó là thầy trợ sĩ Nguyễn Văn Thái và Phan quang Vinh. Nhưng người bận rộn lo đủ thứ chuyện nơi nhà nguyện có lẽ là thầy Thái. Thầy Vinh cũng chăm lo công việc của tu viện và nhà thờ một thời gian. Sau đó thầy đă tháp tùng và làm việc truyền giáo sát cánh với cha Đỗ Minh Lễ (André Léna) giữa cộng đồng Thái Việt ở Tùng Nghĩa. Một điêu bất ngờ là tôi được gặp lại thầy Vinh trong chuyến về thăm Việt Nam tháng 4/2005 nhân chuyến “nghỉ đêm dă chiến” tại Nhà Hưu Dưỡng các Linh mục ở Bảo Lộc Lâm Đồng. Vào đúng ngày 28/4/2005 tôi đi ké chuyến xe của Đức Cha Đàlạt. Ngày hôm sau, chúng tôi tham dự ở chính Tùng Nghĩa Lễ mừng Bốn Mươi Năm Linh Mục của Lm Nguyễn Văn Luận, bạn học đồng lớp thủơ xưa. Chúng tôi ôn lại những chuyện cũ chung quanh Nhà Nguyện Tu Viện Mai Khôi.

Trong số những giáo dân địa phương này tôi nhớ nhất là ông Bùi Đ́nh Đạm người nhỏ bé, hiền từ, khiêm tốn, nhưng lại là một nhân vật cần thiết cho biết bao thanh niên ở tuổi quân dịch.

Nhà Nguyện ngày càng có đông giáo dân hơn, nên có nhiều Thánh Lễ được tổ chức theo thời biểu vào các giờ khác nhau cho từng giới, như từ 5:30 đến 6:30 sáng cho những anh chị em lao động. Thánh Lễ dành cho sinh viên phần lớn do LM Nguyễn Huy Lịch chủ tế được cử hành vào lúc 7:30 đến 8:30. Bữa ăn sáng cộng đồng sau đó diễn ra trong khuôn viên Câu Lạc Bộ Phục Hưng. Thường ai nấy bắt đầu hội thảo lúc 9:30.

Khi anh chị em sinh viên ngày càng đông từ nhiều nơi khác nhau đến sinh hoạt vào Chủ nhật tại Mai Khôi, th́ gây ra một lo ngại nho nhỏ giữa các xứ đạo khác với xứ đạo “bỏ túi” Mai Khôi cho một nhóm sinh viên Công giáo c̣n khá ít này. Nhiều xứ đạo sợ có một phong trào sinh viên bỏ các xứ đạo lân cận mà tập trung ở nhà thờ Mai khôi, chí có nhiệm vụ tuyên úy sinh viên. Tại đó không có các sinh hoạt mục vụ như các xứ đạo khác. Chính số người tích cực hoạt động trong các xứ đạo ấy sẽ có thể lơ là sinh hoạt chính thức trong xứ đạo địa phương của ḿnh. Nhưng thắc mắc này chỉ diễn lúc đầu thầm kín và được giải quyết ngay.

 

Từ Ban Hợp Ca Sinh Viên Nhà Nguyện Mai Khôi

 

Mỗi Chủ Nhật, trong sinh hoạt phụng vụ, trung tâm hoạt động là Thánh Lễ Sinh Viên khiến ngôi nhà nguyện nhộn nhịp hẳn lên với một số sinh viên nam nữ t́nh nguyện đến sớm về muộn. Họ xông xáo làm đủ chuyện: dọn nhà mặc áo, giúp lễ, đọc sách thánh ngoài việc hát thánh ca trong nhà nguyện.

Theo kư ức anh Báu, Ban Phụng Vụ do anh Trương Văn Ngọc trưởng ban nhiều năm liền, v́ thành thạo và có sở thích ca hát và đánh nhịp, và yêu mến việc phụng vụ. Ban hát nhà thờ đa số cũng là anh em SVCG lưu trú ở CLBPH và một số chị em SVCG có biết ca hát tham gia. Thường th́ việc tập hát đuợc thực hiện qua trước buổi lễ mười lăm hai mươi phút. Về sau, từ khoảng 1960 trở đi, h́nh như anh Báu có đôi lúc đảm nhiệm điều khiển ban hát ở nhà thờ.

Những bóng dáng tà áo xanh đỏ với tiếng cười nói líu lo pha lẫn tiếng xe máy nổ lốp bốp đây đó hẳn cũng đánh thức những đôi mắt c̣n ngái ngủ. Đó là một số chàng thanh niên chọn Câu Lạc Bộ Phục Hưng làm chốn dung thân tạm thời để mài dùi kinh sử, kề bên nhà nguyện. Nhiều giáo dân b́nh thường của xứ đạo Mai Khôi cũng chọn tham dự Thánh Lễ dành riêng cho sinh viên, thay v́ Thánh Lễ dành cho họ. Có thể nhiều người thích dự lễ vào một thời điểm thích hợp hơn cho sinh hoạt của họ, chứ không hẳn v́ họ thích đi lễ với sinh viên. Trong Thánh Lễ, Ban Thánh Ca gần như là linh hồn của buổi phụng vụ, giúp mọi người cầu nguyện theo từng hành động, lời nói và tinh thần của Lễ hôm đó, ḥa nhịp cùng với cộng đồng cám tạ và tán tụng, thờ phụng Thiên Chúa.

Ngày càng có nhiều anh chị em sinh viên và một vài người không phải sinh viên cũng thích tham gia lập thành một Ban Hợp Ca Sinh Viên chuyên hát thánh ca, khoảng chừng vài chục người. Các cô cậu sinh viên rất hănh diện với tập thể nhỏ bé mà ḿnh là một thành viên tích cực. Về sau, như một tập quán, Ban Hợp Ca đến trước giờ thánh lễ khoảng nửa giờ để tập trước những bài thánh ca theo chương tŕnh thánh lễ hôm đó.

Tuy nhiên việc sinh hoạt phụng vụ càng về sau càng có nhiều h́nh thức đa dạng.

Như giữa năm 1964, thánh lễ khai giảng do Đức Cha B́nh chủ tế và giảng thuyết. ĐC giảng một bài dài nhấn mạnh về t́nh h́nh thời cuộc sôi bỏng lúc đó. Địa điểm tổ chức ở trước Núi Đức Mẹ trong sân Tiểu Chủng Viện Cường Để và do anh Nguyễn Trần Quư làm trưởng ban tổ chức đă có khoảng 800 sinh viên Công giáo tham dự (theo số thẻ gửi xe ngoài cổng). Trong Ban Tổ chức có tới 50 người làm việc trong các ban phụng vụ, khánh tiết, trật tự tiếp tân, ẩm thực. Sau lễ, mọi người tề tựu ăn uống ở nhà chơi phía sau. Thanh Hương (Dược) và Nhung (Khoa Học, con gái cụ Nguyễn Văn Huyền, hiện là nữ tu Bề Trên Ḍng Kín Sàig̣n) và cả chục nữ sinh viên khác phụ trách việc ăn uống

Cuối năm, Lễ Giáng Sinh được tổ chức ngay tại sân trụ sở Hiền Vương. Hằng chục anh chị em hăng hái dọn dẹp địa điểm tổ chức, làm cỏ, mở rộng lối đi từ bên cư xá Phục Hưng sang bên sân trụ sở. Anh em Kiến trúc do anh Phiệt phụ trách xây dựng sân khấu và làm bàn thờ. Số anh chị em đến tham dự Thánh Lễ vẫn đông nghẹt.

Về sau khi Ca Doàn Trùng Dương sinh hoạt riêng biệt, th́ tổ chức phụng vụ ở Nhà Nguyện Mai Khôi vẫn có ban hát phụng vụ riêng.

 

Đến Ca Đoàn Trùng Dương

 

1. Dần dần những buổi tập hát được chuyển hẳn vào sau thánh lễ, ngay ở trong nhà nguyện, rồi đến giai đoạn sang trụ sở Liên Đoàn Sinh viên bên biệt thự Trung Tâm Phục Sinh. Toà nhà này tọa lạc ở số 229, Hiền Vương, Sàig̣n 3. Một chương tŕnh tập luyện qui mô và đều đặn, đa dạng hơn sẵn sàng áp dụng cho mọi sinh hoạt phụng vụ. Kể từ đó tên Ca Đoàn Trùng Dương chính thức xuất hiện và ngày càng mở rộng những hoạt động phục vụ không chỉ giới hạn trong nhà thờ, không chỉ dành cho sinh viên Công giáo.

Người tích cực đôn đốc thúc đẩy và tổ chức anh chị em ca đoàn hăng say nhất phải kể cách riêng đến Nguyễn Phúc Khánh, một sinh viên toán học, nhỏ bé nhưng rất năng động, ăn nói và làm việc ǵ cũng nẩy lửa, sùi bọt mép, với tốc độ khó ai kịp nghe hiểu hết ngay. Nói năng nhanh nhẹn và nổ ḍn như bắn liên thanh. Nhưng linh hồn thực sự của một ca đoàn chính là những tài nghệ âm nhạc như những anh ca trưởng thế hệ Trương Văn Ngọc, Trần Anh Linh, Trần Văn Quí, Lại Quốc Hùng lo việc tập tành huấn luyện về nghệ thuật và xướng nhạc pháp và tài liệu bài vở ca hát.

Những tay hoạt náo có hạng trong ca đoàn phải kể đến Đặng Mộng Thu, Nguyễn Thị Quí (Cao Thắng), Lê Minh Tâm, Nông Thị Khuê, Đặng Kim Thoa, Nguyễn Cẩm Vân, Đỗ Hữu Nghiêm, Kiều Quang Chẩn, Trần Đức Cương, Vũ Sinh Hiên, Nguyễn Trọng Kim, Phạm Trung, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Văn Thành, Vũ Mỹ Linh, Hà Hải Lượng, Nguyễn Thị Sương, Hoàng Hoa Bắc, Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn thị Tuyết Mai, Lương thị Bạch Tuyết…Người ta không thể quên được mấy chị em Nguyễn Thị Quí (Bùi Chu), Nguyễn Kim Yến, Nguyễn Thị Hằng của Xóm Bùi Chu và Phan thị Thanh Hằng xóm Phú Nhuận, về sau trở thành người bạn đời của anh Trần Văn Quí.

 

2. Kế tiếp NPKhánh “Râu” có Đỗ Hữu Nghiêm “nham nhở” một thời làm Ca Đoàn trưởng lo đôn đốc tổ chức cùng với nhiều anh em khác. Kế tiếp có Nguyễn Thị Hương Lan, dược khoa, cũng làm Ca đoàn trưởng rất tích cực trong một thời gian. Người liên tục nắm giữ vị trí ca trưởng tài hoa là “nghệ sĩ b́nh nh́ cựu tù nhân Điện Biên Phủ” Trần Văn Quí. Đôi lúc có Lại quốc Hùng hay Nguyễn Trọng Kim phụ tá thay thế. Nhưng Trần Văn Quí là người có con đôi tai nghệ sĩ rất tinh tường khi nhắm dần dần đào tạo Hoàng Hương trở thành một ca trưởng. Khi Trần Văn Quí đi nhận nhiệm sở ngoại giao ở Buenos Aires và đúng ngày tổ chức dạ tiệc tạm biệt bạn bè, từ giă nhiệm sở sau bốn năm công tác, th́ bất ngờ bị tử nạn (ngày 14/10/1973 theo chị Thanh Hằng (Mỹ) cho biết). Một tai nạn xe lửa đụng xe hơi hi hữu vào khoảng 1 giờ đêm tại thủ đô nước Argentina. Khi đó th́ Hoàng Hương đă đủ lông đủ cánh để chính thức thay thế và tiếp tục xây dựng thế hệ tiếp theo của ca đoàn Trùng dương, với yểm trợ và khuyến khích của nhạc sĩ Hồ Đăng Tín.

Giai đoạn 1964-1966 Ca Đoàn Trùng Dương th́ có khá nhiều hoạt động đa dạng đáng chú ư như mở rộng sinh hoạt với nhóm nhạc sĩ Trần Văn Tín, hoạt động đại kết với các đoàn thánh ca thuộc ca đoàn Đệ Tử Ḍng Chúa Cứu Thế, ca đoàn Phanxicô, ca đoàn Nhà Thờ Đức Bà...,  và các giáo hội Kitô, đặc biệt là anh chị em thanh niên Cơ Đốc Phục Lâm và Ban Thánh Ca Mennonite, tham gia cầu nguyện đại kết với chi hội Tin Lành Pháp ở Nhà Nguyện Bệnh Viện Grall.

Những chuyến anh chị em Trùng Dương kéo nhau ra ống cống xa lộ Sàig̣n-Biên Ḥa ca hát và chuyện văn đến gần hai ba giờ sáng mới kéo nhau ra về cũng là những h́nh ảnh kỷ niệm đẹp đẽ mượt mà của thời sinh viên say mê âm nhạc.

Ca Đoàn Trùng Dương đă tổ chức tŕnh diễn Hợp ca phục vụ sinh viên và quần chúng yêu thích âm nhạc ở Sở Thú và Trường Quốc Gia và Kịch Nghệ Sàig̣n trong thời gian ấy.

Cả hai buổi tŕnh diễn đă có đông đảo người hưởng ứng tham gia đặc biệt, nhất là tại Sở Thú Sàig̣n với hợp tác của một số ban hợp ca của các đoàn thể bạn. Giám Đốc Sở Thú khi đó là Bác Sĩ Thú Y Vũ Ngọc Tân đă hết ḷng giúp đỡ anh chị em sinh viên. Số khán thính giả có thể đông tới gần 1000 người, cả nam phụ lăo ấu. Những bài hợp ca Việt Nam và quốc tế đă khống chế sân khấu ngoài trời bằng những tiếng ca, tuy không chuyên nghiệp nhưng hấp dẫn lạ lùng những đôi tai yêu thích nghệ thuật Hợp Ca. Ai cũng như muốn cổ vũ các thanh niên sinh viên giàu thiện chí và chuẩn bị mọi người tập sự tổ chức các hoạt động dấn thân vào đời trưởng thành hơn thực sư.

Kỷ niệm đáng nhớ không kém là buối tŕnh diễn thánh ca Phục sinh được tổ chức tại Thánh đường Nữ Vương Ḥa B́nh (Regina Pacis) Đường Tú Xương Sàig̣n dưới quyền chủ tọa của Khâm Sứ Toà Thánh, Đức Cha Angelo Palmas. Đây là buổi Đại Hội Thánh ca cầu nguyện đại kết kỷ niệm kết thúc thanh công những năm tháng họp Công đồng Vatican II. Đặc biệt nhất là tiếng thơ của nghệ sĩ thiên tài Hàn Mặc Tử được ḥa âm với suối nhạc dân tộc của Hải Linh. Ḍng nhạc quyện lấy lời ca như một biến cố xuất thần vào tầng trời thứ ba, đă vang lên “Như Song Lộc Triều Nguyên” để ca tụng “Ave Maria, Linh Hồn Tôi ớn Lạnh”. Mọi người đểu rởn gai ốc khi ca đoàn tấu đến lời thơ nhạc “Run Như Run Thần Tử Thấy Long Nhan”. Thật chỉ có những con người “Run Như Run Hơi Thở Chạm Tơ Vàng” đă được đụng chạm tới cơi thiêng liêng mới toát ra những áng thơ nhạc bất hủ đó.

Thường các buổi thánh ca cũng được tổ chức theo chu kỳ phụng vụ như Lễ Giáng Sinh, Mùa Chay thường ở Thanh Quan Lưu Xá hay một địa điểm nào đó ở một trong khu nhà do các cha ḍng Đa Minh quản nhiệm.  

 

LIÊN ĐOÀN SINH VIÊN CÔNG GIÁO ĐẠI HỌC SÀIG̉N

VÀO NỬA ĐẦUTHẬP NIÊN 1960

 

Đoàn Sinh Viên Công Giáo

 

1. Cuộc di cư gần một triệu người vào miền Nam, chung quanh Hiệp Định Genève 20.7.1954, đă được thực thi, mặc dù thể chế Quốc Gia Việt Nam đă không kư kết. Từ biến cố đó, Viện Đại Học Sàig̣n được thành lập trên nhiều cơ sở giáo dục cao đẳng từ Hà Nội khi trước di chuyển vào Sàig̣n. Đáp ứng cho t́nh thế mới, Cha Giám  Tỉnh Lyon, Damase Belaud cuối năm 1953 đă điều cha Cras từ Hà-nội vào Sá-g̣n ở nhờ nhà  thờ chánh ṭa để t́m cách lập một cơ sở giúp sinh viên. Giám Mục Sàig̣n khi đó là Jean Cassaigne (Đức Cha Sanh) đă cho thiết lập Pḥng Tuyên Úy Sinh Viên chịu ảnh hưởng tổ chức nhất định của Pháp, giao cho Ḍng Đa Minh chi tỉnh ḍng Lyon LM Đỗ Minh Vọng chịu trách nhiệm quản lư. Ở Hà Nội, LM Vọng đă điều hành tổ chức như một cư xá sinh viên (Foyer des Étudiants) ở nhà thờ Các Tút (Cartouche) Ngọc Hà, gần Vườn Bách Thảo Hà Nội. Khi mang từ Hà Nội vào, tổ chức này mang tên Câu Lạc Bộ Phục Hưng (Cercle Renaissance).

Khi vào đến Sàig̣n, có hai cơ sở từ người Pháp nhường lại, một ở góc đường Tú Xương và Nguyễn Thông, một ở góc đường Yên Đổ và Nguyễn Thông. Ḍng La San tiếp quản khu nhà đất ở góc đường Yên đổ để làm thành La San Nghĩa Thục và Trường Mù, c̣n khu Tú Xương nhường cho các linh mục Đa Minh nhờ khả năng ngoại giao khéo léo và có uy tín của LM Đỗ Minh Vọng OP để sau này trở thành Tu Viện Mai Khôi và CLB Phục Hưng tươm tất hơn. Chính Ngài là người đầu tiên trông coi tu viện này khi chuyển từ trụ sở ngoài Hà Nội vào tạm trú trước hết ở nhà thờ Đức Bà rồi sau trên một khu Đất Thánh của Xứ Cầu Kho vào tháng 7 năm 1954.

Cuối năm 1954, hai LM trẻ tuổi ḍng Đa Minh, thuộc chi tỉnh ḍng Lyon là Nguyễn Huy Lịch (du học từ Hà Nội năm 1947) và Đỗ Minh B́nh (Marie-Bernard Pineau), được bổ nhiệm về Việt Nam, làm việc tại Sàig̣n.

Khoảng năm 1955, ḍng Đaminh đă chính thức có mặt ở khu nhà 43 Nguyễn Thông.. Khi đó tất cả LM chi tỉnh Lyon ở Sàig̣n chỉ có ba Linh Mục: Đỗ Minh Vọng, (Alexis Cras), Đỗ Minh B́nh (Marie-Bernard Pineau), Nguyễn huy Lịch, c̣n LM Bửu Dưỡng chi có mặt gián đoạn, khi ở Đà lạt xuống dạy học ở Văn khoa. Công việc tuyên úy được tổ chức lại:

 

2. LM Nguyễn Huy Lịch phụ trách các sinh viên xuất thân từ các trường theo chương tŕnh Việt Nam như Chu Văn An, Petrus Kư, Vơ Trường Toản, Trưng Vương, Gia Long, …

Linh Mục Nguyễn Huy Lịch qui tụ những sinh viên Công giáo nguyên là lưu trú sinh của CLB Phục Hưng ở Hà Nội di cư vào Nam. Một khuôn mặt quen thuộc là sinh viên Phạm Việt Tuyền, sau này là kư giả và Giám Gốc Cơ Sở Xuất Bản Tự Do và Nguyễn Đức Quư, sau này là Thượng Nghị Sĩ trong liên danh Bông Huệ của Luật Sư Nguyễn Văn Huyền. Sau khi Viện Đại Học Sàig̣n được thành lập, số sinh viên Công giáo bắt đầu có môi trường sinh hoạt với lớp sinh viên đàn anh ban đầu, như Bùi Minh Đức, Hoàng Ngọc Tuệ, Phùng Hữu Hạnh, Trương Văn Ngọc. Bên phía các nữ sinh viên th́ nổi bật nhất là chị Trần Thị Lài.

Mỗi năm tiếp theo có Trần Quí Thái (Dược sĩ, Tiến Sĩ Dược Khoa, Pháp RIP), Nguyễn Ứng Long (Quản Thủ Thư Viện Quốc Gia, Pháp), Nguyễn Hữu An (Kiến Trúc Sư, VN RIP), Bửu Sao (Nhà Ngoại Giao, Tiến Sĩ Sử Học, Mỹ).

Các thế hệ nối tiếp có Trần Ngọc Báu, Đào Duy, Phạm Quang Tịnh, Trần An Bài, Đồng Văn An, Nguyễn Công B́nh, Phạm Trung, Nguyễn Văn Khôi, Phạm Hữu Giáo, Đào Đức Long, Đỗ Anh Tài, Đỗ Hữu Nghiêm, Nguyễn Phúc Khánh, Hồ Công Hưng, Trần Đức Cương, Nguyễn Thành Xương, Vũ Ngọc Bội, Dương Thành Châu, Đinh Hà, Nguyễn Trần Quư, Vũ Công, Nguyễn Thị Liễu Chi, Nguyễn Thị Minh Châu (YK), Nguyễn Thị Minh Châu (VK), Nguyễn Thị Thúy, Nguyễn Thị Tân Anh, Nguyễn Thị Tân Tiến, Nguyễn Thị Cẩm Vân, Đặng Mộng Thu, Triệu Ngọc Yến, Lâm Thị Xuân, Lâm Thị Thu, và Vũ Kim Anh, Đại Học Sư Phạm Ban Vạn Vật với chiếc xe Vespa xinh xắn …

 

3. Hoạt động sinh viên giai đoạn này được nhóm AFI [Auxiliaires Feminines Internationales AFI] ủng hộ tích cực. Nhóm này gồm các chị Nguyễn Thị Đạm Vân, Nguyễn Thị Kim Hường, Nguyễn Thị Oanh, và một chị AFI nữa, đă sớm bị bạo bệnh và bỏ ḿnh tại Bệnh Viện St Paul! Đứng đầu nhóm AFI là chị Henriette Servais, với tên Việt Nam là Nguyễn Thị Hương Sơn. Chính nhóm các chị AFI này thành lập Thanh Quanh Lưu Xá, tạo điều kiện cư trú, đào luyện nhân cách và học tập cho một số nữ sinh viên chấp nhận nội qui của lưu xá.

C̣n linh mục Pineau phụ trách khối sinh viên xuất thân các trường học chương tŕnh Pháp như J.J Rousseau, Marie Curie, Yersin, Taberd, Regina Mundi, Sainte Enfance… chỉ phát triển hạn chế trong bối cảnh chính trị độc lập dân tộc ở miền Nam nước Việt thoát ly dần dần nhưng quyết liệt khỏi ảnh hưởng của Pháp. 

 

4. Năm 1956, Đức Cha Jean Cassaigne từ nhiệm Giám Mục Sàig̣n (sau t́nh nguyện về phục vụ Trại Phong Di Linh và bỏ ḿnh tại đó v́ bệnh phong), nên Toà Thánh Vatican cử nhiệm Đức Cha Simon Ḥa Nguyễn Văn Hiền làm Giám Mục Việt Nam tiên khởi Gp Sàig̣n (từ ngày 30/11/1955). Dưới quyền Ngài, phong trào sinh viên Công giáo phát triển mạnh với hỗ trợ đắc lực của LM Nguyễn Văn Lập, Giám Đốc Công Giáo Tiến Hành, sau nàu là Viện Trưởng Viện Đại Học Đàlạt và Luật Sư Nguyễn Văn Huyền, Chủ Tịch Phong Trào Công Giáo Tiến Hành. Nhóm sinh viên đầu tiên mang tên Đoàn Sinh Viên Công giáo với Nguyệt San Thông Cảm là cơ quan thông tin văn hóa, b́nh luận của sinh viên.

Đến năm 1960, Hà Nội trục xuất các nhà truyền giáo ngoại quốc khỏi đất Bắc th́ các LM Đa Minh thuộc địa phận Lạng sơn vào sống trong tu viện Mai Khôi: như Arbogaste Haag (Đỗ minh Xuyên), Henri Lorry (Đỗ minh Lộ)

 

Thoáng Nh́n Về Tiến Triển Cương Lĩnh Tổ Chức

 

1. Quá tŕnh tiến tới tổ chức LĐSVCG tại Sài g̣n bề ngoài có vẻ đơn giản nhưng có nhiều vấn đề khá phức tạp. Người viết không có chủ ư nói đến toàn bộ tổ chức Công Giáo Tiến Hành Việt Nam, nhưng chỉ thử phân tích và nhận định tổ chức Công giáo tiến hành liên quan đến sinh viên vào một thời gian. Việc tổ chức các hệ thống Công Giáo Tiến Hành Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng tổ chức tương đương của Pháp qua các linh mục thừa sai Pháp. Thực ra đó cũng là một thứ khuôn mẫu Công giáo tiến hành quốc tế trong chừng mực nhất định. Đặc biệt tại Pháp, khi Đức Quốc Xă bị đánh bại năm 1945, th́ chính các đảng viên Đảng Cộng Sản Pháp đóng một vai tṛ tích cực nổi bật trong công cuộc chống lại Đức quốc xă. T́nh h́nh đó khiến v́ thế dân chúng Pháp có nhiều thiện cảm với Đảng CS. Do đó Giáo hội Công giáo Pháp chấn chỉnh lại tổ chức trong t́nh h́nh mới dưới hai mô h́nh hội đoàn và phong trào cho mỗi giới. Tổ chức hội đoàn và phong trào thanh thiếu niên Công Giáo được củng cố lại, như Thiếu Nhi Thánh Thể, Hùng Tâm Dũng Chí, Liên Minh Thánh Tâm, đặc biệt cho tầng lớp thanh thiếu niên cấp trung học, đại học. Áp dụng vào môi trường Việt Nam trong những điều kiện chính trị, văn hóa và xă hội sau thời Thế Chiến II, Giáo Hội Việt Nam thiết lập Tổ Chức Công Giáo Tiến Hành với cơ quan ngôn luận là Nguyệt San Tông Đồ. Người Hệ thống này được triển khai thành ba ngành theo ba lănh vực sinh hoạt chính:

 

(1). Tố chức Jeunesse Etudiante Chrétienne (JEC) qui tụ các học sinh phổ thông trung học nói chung. Trong ngành này có tổ chức chuyên biệt ở các xứ đạo Việt Nam mang tên Hội Con Cái Đức Mẹ, hay Hiệp Hội Thánh Mẫu [Congrégation Mariale (CM)], sùng kính Đức Mẹ. Trong một thời gian ở Việt Nam, JEC hoạt động hăng say nhất trong các trường do các Sư Huynh La San phụ trách như Puginier (Hà Nội), Pellerin (Huế), Taberd (Sài g̣n). Khi chương tŕnh Việt Nam thay thế chương tŕnh Pháp, th́ LM Đỗ Long Bộ, OFM tổ chức phong Trào JEC/VN dưới danh nghĩa Thanh Sinh Công 

(2). Tổ chức Jeunesse Ouvrière Chrétienne (JOC) nhắm đến các học sinh kỹ thuật, công nhân. Nhiều thanh niên Công giáo tham gia tổ chức lao động thợ thuyền khuôn khổ Tổng Liên Đoàn Lao Công Việt Nam một thời do Trần quốc Bửu đứng đầu.

(3). Tổ chức Jeunesse Agricole Chrétienne (JAC) dành cho học sinh thuộc lănh vực kỹ thuật nông lâm súc. Chính về sau GM Ngô Đ́nh Thục, tổ chức thành Thanh Niên Thánh Nghiệp trong Gp. Vĩnh Long do LM Trọng quản lư.

Trong thực tế, hội đoàn (đoàn hay hội viên đạo đức thường ở các xứ đạo) và phong trào (cán bộ) có những lẫn lộn cả về tổ chức lẫn sinh họat

 

2. LĐSVCG chịu ảnh hưởng một phần của tổ chức PAX ROMANA do Ṭa Thánh thành lập và hỗ trợ. khi đó có hai ngành là Phong Trào Quốc Tế Sinh Viên Công Giáo [Mouvement International des Étudiants Chrétiens (MIEC)] và ngành cho giới trí thức chuyên nghiệp đă trưởng thành, hoạt động trong nhiều nghành nghề khác nhau, gọi là Phong Trào Trí Thức Công Giáo [Mouvement International des Intellectuels Chrétiens (MIIC)] do BS Nguyễn Văn Ái phụ trách. Có thể hai Lm Nguyễn Huy Lịch và Nguyễn B́nh An là đầu tàu thành lập phong trào Trí Thức Công Giáo Pax Romana từ dưới thời Đệ Nhất Cộng Ḥa (h́nh như khoảng năm 1959-60 

Trong thực tế nhóm sinh viên xuất thân từ các trường theo chương tŕnh Pháp chủ yếu là J.J. Rousseau và Marie Curie, không chịu sinh hoạt chung với nhóm sinh viên chương tŕnh Việt. Có t́nh trạng đó, một phần cũng do có thêm hỗ trợ tích cực của các sư huynh La San, không hoàn toàn đồng ư với h́nh thức tổ chức Liên Đoàn. Theo qui chế th́ không có JEC cho sinh viên đại học, nên tổ chức lấy tên là Thanh Sinh Công Đại Học [Jeunesse Etudiante Chrétienne Universitaire (JECU)[, có khi gọi là JUC (Jeunesse Universitaire Chrétienne). Những sinh viên thuộc phong trào CM cũng noi gương JEC đ̣i tự trị và lập ra Hiệp Hội Thánh Mẫu Đại Học [Congrégation Mariale Universitaire (CMU)].  

Trong những năm đầu tiên có nhiều khó khăn như đă tŕnh bày, nhưng LM Nguyễn Huy Lịch hết sức thận trọng, cởi mở, thông cảm, xuề x̣a, đầy tinh thần ḥa giải, không bao giờ muốn làm to chuyện trong những hoạt động ngầm như phá rối hay chia rẽ bè phái từ nhiều phía khác nhau như các Sư Huynh Lasan hay các xứ đạo chung quanh thành phố.

 

Cơ Cấu Liên Đoàn Sinh Viên Công Giáo Đại Học Sàig̣n

 

1. Về sau các ngành tổ chức khác nhau được xây dựng thêm trong Đoàn Sinh Viên Công Giáo.V́ thế khoảng năm 1964-66, dưới thời Tổng Giám Mục Nguyễn Văn B́nh, (2/4/1961), các tổ chức này qui tụ với nhau thành Liên Đoàn Sinh Viên Công Giáo Đại Học Sài G̣n, với các đoàn thể chính sau đây:

(2)   Đoàn Sinh Viên Công Giáo, do LM Nguyễn Huy Lịch OP làm tuyên úy

Đoàn SVCG được tổ chức thành 4 ban: Ban phụng vụ (lo hát nhà thờ) – Ban văn hóa (lo tờ Thông Cảm và tổ chức hội thảo) – Ban xă hội (lo những chương tŕnh xă hội), và Ban sinh hoạt (lo tổ chức du ngoạn, trại dài ngày cho SV).

(2) Hiệp Hội Thánh Mẫu Sinh Viên CMU (Hiệp Hội Thánh Mẫu Sinh Viên) th́ có gốc ở các Sư Huynh LaSan, hoạt động nhiều trong lănh vực y tế. Hiệp Hội Thánh Mẫu sinh viên phần nhiều gồm các sinh viên gốc trường Tây do cha Cras một thời làm tuyên úy.

(3) Đạo Binh Đức Mẹ Sinh Viên do chị Nguyễn Thị Đạm Vân làm Đội trưởng phụ trách. Đội phó là chị Kim Hường. Hai chị đều thuộc tu hội AFI. Tiểu đội Đạo Binh Đức Mẹ Sinh Viên (Legio Mariae, Presidium Sinh Viên) có khoảng hai mươi hội viên, đa số là những cựu sinh viên và sinh viên già đáng bậc anh chị, như các anh Trần Quí Thái, Trần Anh Linh, Trần Ngọc Báu, Phạm Hữu Giáo, Nguyễn Thị Thúy v.v... Linh hướng là cha Nguyễn Huy Lịch, và đôi khi cha Hoàng Quốc Trương (giáo sư sinh vật phân khoa Khoa Học) thay thế. Về sau tiểu đội có đông sinh viên, nên phải tách làm hai, và có thêm cha Ánh đến giúp. Các hội viên phải đi họp mỗi tuần, qú gối lần hạt năm chục, đọc kinh Catena, và nghe cha linh hướng giảng. Nhiều người ngại mục báo cáo công tác đạo đức mỗi hội viên làm trong tuần qua, dự tính công tác trong tuần tới, nghe lời góp ư của anh chị em và cha linh hướng. Thực sự, chính công tác Legio mới là công việc có ư nghĩa thực tiễn nhất của một hội viên.

(4) Ca Đoàn Trùng Dương Sinh Viên do Trần Văn Quí làm Ca Trưởng dưới linh hướng chung của Cha Lịch (xem trên).

(5) Tổ chức Thanh Sinh Công, JECU hay JUC do LM Pineau OP phụ trách. JUC sinh hoạt riêng với ACE sinh viên xuất thân từ trường Pháp, v́ Cha không nói được tiếng Việt. Nên phân biệt Thanh Sinh Công đại học này gốc gác từ trường La San để phân biệt với Thanh Sinh Công trung học của cha Đỗ Long Bộ, OFM.

2. Sau này có thêm nhiều tổ chức và sinh hoạt đa dạng dưới thời LM Phạm Long Tiên OP làm tuyên úy. Cơ cấu tổ chức sinh viên lúc sau này có xu hướng tổ chức theo các phân khoa thuộc các trường đại học khác nhau, chứ không theo hẳn kiểu tổ chức hội đoàn hay phong trào như trước kia, v́ số sinh viên ngày càng đông hơn

3. Ban Chấp Hành đầu tiên của Đoàn Sinh Viên Công Giáo là Trương Văn Ngọc CT, Nguyễn Ứng Long PCT. Rồi nhiệm vụ Chủ Tịch được ủy nhiệm cho Lê Minh Tâm (Tâm Gà), Nguyễn Phúc Khánh, Trần Ngọc Báu, Phạm Hữu Giáo, Nguyễn Văn Ngọc. Theo kư ức của anh Báu, th́ “Trong niên khóa 1960-61, nếu tôi không lầm, là Nguyễn Ứng Long CLBPH (hiện ở Paris) làm chủ tịch; niên khóa 61-62 đến lượt Lê Minh Tâm CLBPH (Tâm gà, hiện ở Canada); niên khóa 62-63 là Nguyễn Phúc Khánh (ở Saigon); niên khóa 63-64 là tôi, dân CLBP,…” 

Theo kư ức của Nguyễn Trần Quư, th́ Ban Chấp Hành của niên khóa 1964-65, có Đào Duy CT, Phạm Trung PCT, Nguyễn Trần Quư TTK, Phan Thị Hằng TQ,… Nhưng Phạm Trung, rồi Đào Duy chỉ sinh hoạt rất ngắn rồi bỏ ngang không sinh hoạt nữa. BCH chỉ c̣n ḿnh NTQuư, nhưng nhờ có rất đông anh chị em sinh viên cộng tác, nên các sinh hoạt vẫn rầm rộ.

1965-66TTK là anh Phạm Hữu Giáo. Theo ức của anh, th́ năm 1964, anh TNBáu CT, PHG là PCT nội vụ, Đặng Mộng Thu PCT ngoại vụ. Anh Báu xin từ chức để ra tranh cử CT Tổng Hội Sinh Viên Sài G̣n với Lê Hữu Bôi. PHG thay TNB, Đào Duy  làm PCT nội vụ.

Sau đó Liên Đoàn thay đổi cơ cấu tổ chức: một chủ tịch đoàn gồm đại diện các phân khoa và các nhóm đặc biệt (Legio Mariae, Hiệp Hội Thánh Mẫu...), Ban Chấp Hành do một Tổng Thơ Kư điều hành.

Cuộc cải tổ cơ cấu Liên Đoàn có Vũ Minh Ngọc (HC) CT, NTQuư vẫn là TTK. Ngọc bỏ ngang chức vụ giữa nhiệm kỳ, c̣n một ḿnh NTQuư. Từ đầu năm 1965, sau cả tuần hội họp đại diện các đoàn, điều lệ được thay đổi. Từ nay đơn vị kết hợp thành các đoàn thề là:

Ba tổ chức: JEC, CMU, Legio, và

Tám đoàn sinh viên CG theo Phân Khoa Đại Học: Khoa học, Văn Khoa, Luật Khoa, Kiến Trúc, Kỹ Thuật, Sư Phạm, Y Nha Khoa. Dược Khoa. Nay chỉ c̣n Tổng Thư Kư điều phối công việc của các đơn vi của Liên Đoàn.

Theo NTQuư, LĐ khi đó gần như có hai lập trường: phe cha Lịch là những anh chị sinh viên sinh hoạt trước năm 1964, và phe mới đến sau đông hơn. Phe cũ sợ phe mới nắm sẽ “làm chính trị”, nên bầu cử diễn ra rất căng thẳng. Tuy không ở LĐ, nhưng là đoàn viên Legio, anh Phạm Hữu Giáo thuộc phe cũ ra ứng cử tranh cử với Nguyễn Trần Quư thuộc phe mới. Tuy gay go, nhưng Phạm Hữu Giáo thắng cử. Phe mới “tẩy chay”, không vào BCH với Phạm Hữu Giáo, nhưng vẫn sinh hoạt LĐ, Nguyễn Trần Quư giúp Thân Văn Luân ở TLĐ.

Sinh hoạt LĐ vẫn khởi sắc, v́ cuối năm 1965, anh Phạm Hữu Giáo tổ chức hành hương La Vang có rất đông người tham dự. Năm 1966, lại tổ chức trại hè một tuần lễ ở Vũng Tàu, được nhiều người hưởng ứng tham gia, một phần có thể v́ chi phí đều do Chương Tŕnh Sinh Hoạt Hè của Chính Phủ tài trợ. Anh Giáo có mời ba vị làm thuyết tŕnh viên cho hội thảo trại hè là Lư Chánh Trung, Nguyễn Văn Trung và Nguyễn Đ́nh Đầu       

Khoảng năm 1966, LĐSVCGSG, Đoàn SVCG Huế, Đoàn SVCG Đàlạt (năm sau mới có Đoàn SVCG Cần Thơ) họp tại Sàig̣n, đồng ư thiết lập Tổng Liên Đoàn SVCGVN, đặt trụ sở và BCH tại Sàig̣n. TLĐ xin Ban Tuyên Uư cử một vị Tuyên Úy và LM NHLịch đề cử cha PLTiên làm Tuyên Úy TLĐ. Tờ báo Thông Cảm chuyển thành cơ quan thông tin ngôn luận của TLĐ do NTQuư phụ trách. TLĐ bấy giờ chỉ có Tổng Thư Kư.

Thân Văn Luân là TTK đầu tiên của TLĐ, với Nguyễn Văn Thành làm PCT (?)

1966-67: Nguyễn Văn Ngọc TTK/TLĐ có tổ chức được Đại Hội TLĐ tại Đà Lạt. Điều thật sự bất ngờ ít ai biết là “Ngọc Méo” là bơ đỡ đầu cho con trai thứ nh́ của Phạm Hữu Giáo năm 1967

1967-68: Đặng Quốc Dũng (Canada) TTK, Khuê Các (San Francisco) TQ             Trong hệ thống TLĐ, Thân Văn Luân được lưu nhiệm tạm thời, v́ không tổ chức được Đại Hội.

Năm 1968, Nguyễn Văn Ngọc được bầu làm TTK/TLĐ, sau khi măn nhiệm TTK/LĐ Sàig̣n. Có thể từ giai đoạn này, đúng hơn, sau Cuộc Tổng Tấn Công CS tại miền Nam, Nguyễn Văn Ngọc được CS móc nối đế nắm thành phần sinh viên CG ở miền Nam, chủ yếu là Sàig̣n.

Tôi chú ư rất nhiều đến kư ức của một cựu sinh viên được khoa thế hệ sau nữa: Thế hệ Huỳnh Văn Toàn. Thế hệ này đă có nhiều biến chuyển tiếp theo hệ thống Tổng Liên Đoàn và gồm có những anh chị em sinh viên mới so với thế hệ Nguyễn Trần Quư. Tuy không đồng ư với nhiều nhận định có thể chưa rơ ràng của Huỳnh Phước Toàn, tôi vẫn muốn trưng dẫn toàn văn đoạn góp ư hiếm hoi của thế hệ gần như gần cuối cùng của giai đoạn xáo trộn ở miền Nam

“Trước hết tôi xin tự giới thiệu với các anh, tôi là DS Huỳnh Phước Toàn, tốt  nghiệp Dược khoa năm 1970, tôi đă sinh hoạt ở LDSVCGSG từ năm 1965-1970, niên khóa 1968-1969 hay 1969-1970 (tôi không nhớ rơ, h́nh như là sau nhiệm kỳ của anh CT Đặng Quốc Dũng. Để đóng góp với các anh qua các bài viết của các anh mà tôi đă đọc qua trên internet, nhất là giai đoạn sau năm 1965, mà phần lớn các anh đă rời LDSG hoặc ít sinh hoạt hơn những năm trước năm 1965.

Thời sinh hoạt của tôi có các anh Vũ Đ́nh Duyệt/LK, Trần Việt Cường/YK, Đào Mạnh Hà, DS Hoàng Lan, Khuê Các/KH, Mỹ Đức/Bà Xă BS Bách, Đào Hoàng Mỹ, BS Thăng, DS Đỗ Nguyệt Ánh, DS Đỗ Bích Hảo, DS Dung, Tuyên, DS Dương, Viện, anh Dinh Phan Cư, Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Văn Hán/du học ở Tây Đức trước 1975, Đồng Văn An?, Phạm Văn An/sụp hầm, Mỹ/Hiệp Sinh…

Hồi đó LDSVCGSG gồm có các phân khoa Y, Dược, Khoa Học, Hành Chánh, Luật, Văn Khoa, Sư Phạm… chứ không có JUC, v́ JUC nằm bên Thanh Sinh Công, c̣n Hiệp Sinh th́ riêng biệt.

Để có sinh hoạt sinh viên toàn quốc, vào năm 1968 hay 1969, các LD Sàig̣n, Đà Lạt, Huế Cần Thơ họp lại thành cơ cấu Tổng Liên Đoàn SVCGVN, với chức vụ Tổng Thư Kư là cao nhất chứ không gọi là Chủ Tịch như bên LD, h́nh như anh TTK đầu tiên là Dược Sư Đặng Quốc Dũng, sau khi anh măn CT/ LDSG, anh TTK thứ hai sau anh Dũng là anh Đoàn Văn Quang/ Đà Lạt, được bầu lên ở Đại Hội ở Cần Thơ. Cha Long Tiên là Tuyên Uư của TLD kiêm Tuyên Úy của LDSG. Cha Lịch là Tuyên Úy của Đoàn Dược Khoa. Lễ ra mắt của BCH của nhiệm kỳ của tôi được tổ chức tại sân của trụ sở LDSG, có cụ Huyền đến dự.

Các sinh hoạt của nhiệm kỳ của tôi gồm có: Tĩnh tâm Phục Sinh ở Mai Thôn Thị Nghè, Cinê gây quỹ do Đồng Văn An là Trưởng Ban, Cứu trợ ở Đà Nẵng, Trà Kiệu, Du ngoạn ở Phú Quốc mà sinh viên YK Quỳnh Kiều đang ở trên tàu Hải Quan nhảy xuống biển để tắm (BS QK đang ở Cali) [Chú của người viết: Nếu tôi không lầm QK tốt nghiệp BS chuyên ngành Nhi Khoa, con gái của ứng cử viên Tổng Thống Đinh Xuân Quảng, lập gia đ́nh v ời BS Kiều Quang Chẩn, thế hệ trước của LDSVCGSG, ca sĩ trong Ca Đoàn Trùng Dương]. Dĩ nhiên chuyện cứu trợ ở Cao Lănh, do Cao Miên ‘cáp duồn’ đồng bào Việt Nam ở biên giới Việt-Miên, có cha Long Tiên đi nữa.

Tôi không thấy ai có ư đồ vào LĐ để t́m những chức vụ trong xă hội như anh Bích viết quá đáng. Người ta nhận xét giá trị của ḿnh khi ḿnh sinh hoạt như trường hợp các anh Giáo, Vũ Công, Nguyễn Trọng Thiệt, chứ không lấy LĐ để làm bàn đạp. Anh Hoàng và anh Dương lúc đó điều hành Hợp Tác Xă Phục Vụ. Tôi chỉ nhớ có bấy nhiêu để nhắc lại những sinh hoạt của SVCG sau các đàn anh đă ra trường.”

 

Cũng v́ số sinh viên ghi danh vào Đại Học gia tăng và các xáo trộn ở Miền Trung xuất hiện, nhiều sinh viên ở các vùng xa xôi di tản về Sàig̣n và mạo nhận là Công giáo tham gia các sinh hoạt của LĐ và đây chính là giai đoạn có nhiều khuôn mặt lạ trà trộn hay đảm nhiệm những công việc không hoàn toàn của sinh viên Công giáo thuần túy.

 

4. Thời gian sau này, Nguyễn Văn Ngọc, sinh viên khoa học CG hoạt động nằm vùng, làm CT/TLĐ/VN (trụ sở Trung Tâm Phục Sinh, 229 Hiền Vương, Sàig̣n 3). Sau 30/4/1975 anh làm ở Thành Đoàn Tp Sàig̣n, rồi làm Phó Trưởng Ban Tôn giáo đặc trách khối Kitôgiáo (1998-2003?), trong Chính Phủ Hà Nội.

Chính Nguyễn Văn Ngọc, trước khi đi khỏi Sàig̣n có lẽ vào bưng (?), đă trao cho tôi chiếc máy đánh chữ hiệu Brother mà có thể cậu thường dùng để đánh những giấy tờ mật, rồi chuyển vào tuyên truyền trong hàng ngũ sinh viên và các nhân vật dấu mặt cần thuyết phục khác, …

Chính thời điểm đó có những băn khoăn rất đáng yêu, biểu lộ một t́nh tự và băn khoăn gắn bó với những con người và vấn đề của giáo hội và đất nước thật chân thực, đơn thành, như của anh Nguyễn Thế Viện (thế hệ áp út của các thế hệ thuộc ḍng chảy Đa Minh Lyon, 1954-75) sau đây:

Tôi thuộc loại sinh sau đẻ muộn nên chỉ có thời gian ngắn sinh hoạt ở 229 Hiền Vương SG, địa bàn hoạt động cuả các đoàn thể HS, SV Công Giáo dưới sự hướng dẫn cuả quư cha Đa Minh, Tu viện Mai Khôi.  Tôi sinh hoạt Tổng Đoàn Hiệp Sinh từ năm 1965 tới 1968 và sau đó Liên Đoàn SVCG Sài G̣n từ năm 1969 đến 1972 khi theo học HV QGHC và cũng có thời gian tham gia BCH Liên Đoàn.  Có thể nói thời gian tôi sinh hoạt ở LĐSVCGSG là thời gian đầy biến động theo t́nh h́nh đất nước.  Các nhóm SVCG tranh đấu theo chỉ thị từ bí thư Trương Bá Cần, Phan Khắc Từ... luôn t́m cách xâm nhập và phá hoại LĐ khi mà họ không lèo lái được. Họ c̣n được yểm trợ tích cực cuả 2 LM. "cấp tiến" (hay thiên cộng) trong ḍng Đa Minh: Thiện Cẩm, Nguyễn Huy Lịch.  Hẳn nhiên trước hoàn cảnh đó các cơ quan an ninh VNCH cũng không thể kín đáo hiện diện!” 

Anh Nguyễn Thế Viện nói tiếp băn khoăn của anh hiện nay:

“Tôi cũng muốn chia sẻ một vài kỷ niệm về thời gian hoạt động này trong đặc san kỷ niệm 50 năm hoạt đông cuả nhà thờ Mai Khôi.  Tuy nhiên tôi không hiểu có phù hợp không trong giai đoạn này khi mà LM Đỗ Xuân Quế, người mà tôi luôn tin tưởng, c̣n phải nhờ cái dù cuả LM Thiện Cẩm để mà có thể "tự do" hành đạo?! Tôi không nghĩ đặc san sẽ chuyển tải đầy đủ và trung thực các ư kiến đóng góp mà không gặp trở ngại "tế nhị"!

Người viết nghĩ có lẽ không nên đồng hóa lập trường LM Nguyễn Huy Lịch với LM Thiện Cẩm, hay Trương Bá Cần hay Phan Khắc Từ, hay Huỳnh Công Minh, tuy LM NHLịch bề ngoài có vẻ như thiên cộng. Theo nhận định của người viết, LM NHLịch suy nghĩ và hành động với tư cách một người Kitô - tín hữu Công giáo không có kẻ thù, nhất là tín hữu ấy là LM - muốn ḥa giải những người có những lập trường thù địch nhau, dù người đó là CS và không CS. Như thế khó thể quyết liệt qui kết LM NHLịch là CS! Thái độ đúng đắn nhất là hăy để Thiên Chúa phán quyết về lương tâm đích thực của cá nhân mỗi người trong những t́nh huống khác nhau, và nên cầu nguyện cho những con người ấy.

Trong lúc đó anh chị em sinh viên Công giáo có thể là thế hệ sau cùng, theo tài liệu hiếm hoi ngắn ngủi của Huỳnh Phước Toàn (Dược sĩ), người viết được biết:

Ban Chấp Hành Liên Đoàn SVCGĐHSG có lẽ mấy năm trước 30/4/1975 gồm có: Huỳnh phước Toàn CT, Đào Mạnh Hà PCT ngoại vụ, và Vũ Đ́nh Duyệt TTK, các tay sinh viên Công giáo năng động khác như: Hoàng Lan (Ds), Khuê Các, Nguyệt Ánh, Bích Hảo, Viên, Đặng Quốc Dũng (Ds), Trần Việt Cường (Bs), v..v…. Họ hoạt động nhiều tại trụ sở số 22, Đường Hiền Vương, Sàig̣n

 

Đoàn Linh Mục Tuyên Úy

 

1. Khi Tổng Giám Mục Nguyễn Văn B́nh quản trị mục vụ TGP Sàig̣n, Ngài đă tăng cường bổ nhiệm khá nhiều tuyên úy phục vụ sinh viên LĐSVCG. Ngoài LM Nguyễn Huy Lịch làm Tổng Tuyên Úy, có nhiều linh mục khác làm tuyên úy phụ tá như: Hoàng Quốc Trương, Bùi Châu Thi, Lê Tôn Nghiêm, Đỗ Văn Qúy, Đặng Hảo Kỳ.

Đến khi Ḍng Đa Minh có thêm người, th́ mạng lưới tổ chức tuyên úy được bổ sung, như LM Phạm Long Tiên, Đỗ Xuân Quế với nhiều hoạt động khá tích cực. Ngoài nhiều thành tựu khác, tổ chức sinh viên mang tên là Tổng Đoàn Hiệp Sinh được h́nh thành, nh ưng lại chú trọng nhắm nhiều vào những học sinh năm cuối cùng của cấp trung học để chuẩn bị cho học vấn và hướng nghiệp ở cấp đại học

Cũng tại ngôi nhà nguyện nhỏ bé đơn sơ này, nhiều anh chị em sinh viên các thế hệ sau đến tụ tập nhau dâng lễ, và ai cũng thấy nức ḷng v́ những tiếng hát của anh chị em sinh viên cất cao giọng, ca tụng ngợi khen và cảm tạ Chúa trong tiếng đàn guitar thánh thót trầm ấm của nghệ sĩ sinh viên Bửu Uy mỗi Thánh lễ Chủ Nhật trước năm 1975. Trong kư ức của sinh viên Huỳnh Phước Toàn khi ấy, h́nh ảnh của vị tuyên úy vui tính rất gần gũi và thương yêu sinh viên, đó là Linh Mục Phạm Long Tiên, dưới tu phục thánh thiện màu trắng tinh, hao hao mảnh nhỏ người, với cặp kính trắng dầy cộm, duyên dáng, uyên bác, “rất thường lo cho sinh viên, xin tiền đi ăn phở th́ cha cho ngay và nói:‘Chúng may chỉ biết ṿi tiền’, thật khi ấy cha thương chúng tôi lắm”. Ai có sống đời sinh viên gần gũi cha Long Tiên mới cảm nhận thấy t́nh tương thân tương ái đă thể hiện phong phú hồn nhiên trong cuộc sống hằng ngày thế nào. Sao mà thân thương thế! Mê quá đi thôi!

Thỉnh thoảng trong hoạt động có thêm các LM khác tham gia như Pacifique Nguyễn B́nh An OFM (chủ yếu cho ngành trí thức Pax Romana), Trương Đ́nh Ḥe OFM (sau qua lại Pháp), Phạm Long Tiên, Hoàng Đắc Ánh (chủ yếu phụ trách tuyên úy ở Viện Đại Học Cần Thơ) Hai LM Mai Văn Hùng và Đỗ Xuân Quế chủ yếu được phân nhiệm làm những công việc khác. Anh Phạm Văn Phúc (DS hiện ở Sydney, Úc) cho biết khoảng năm 1967-1970, cha Đỗ Xuân Quế thay cha Pineau làm tuyên úy cho Đoàn Sinh Viên Dược khoa. Sau này có thêm LM Nguyễn Văn Ḥa, con trai GS Nguyễn Văn Kính, chuyên về triết học, nhưng được phân bổ giảng dậy tại Trường Đại Học Văn Khoa Sàig̣n, Đà Lạt,...

Tôi được nghe biết LM Trương đ́nh Ḥe soạn thảo một luận án rất Việt Nam: “Các cách chửi tục của người Việt Nam”! Cái ông cha ấy thật là một “Viettuctologist” thượng hạng và đầy chất “Tếu”! Ai dám bảo đấy không phải là nét văn hóa truyền thống rất Việt Nam nào! Tôi chưa đọc vào luận án này, không biết tiến sĩ giáo sư Ḥe (ở Paris VII) có dẫn chứng khi hai người đàn bà nhà quê Việt Nam “nói tiếng Đức!” mà minh họa tài chửi của họ qua bờ ao bèo nhà quê bằng cử điệu thế nào không?

 

2. Vào thế kỷ XVIII, khi Ḍng Tên không có mặt tại Việt Nam sau một quyết định của Ṭa Thánh, một khoảng trống cho sinh hoạt truyền giáo ở Việt Nam. Hầu như Ḍng Đa Minh tinh thần Tây Ban Nha và một số ḍng tu khác, qua tỉnh ḍng Mân Côi Phi Luật Tân, như trám vào cho đó. Tinh thần của tỉnh ḍng Đa Minh Phi Luật Tân có xu hướng gần gũi việc điều hành các xứ đạo, th́ các tu sĩ Đa Minh Lyon dường như phù hợp hơn với sinh hoạt môi trường trí thức. Có thể một số các LM tỉnh ḍng Đa Minh Lyon có điều kiện hơn, và phần nào khi người Pháp đang c̣n chút ảnh hưởng tại Việt Nam. Với đà phát triển của tỉnh ḍng Đa Minh Lyon có thêm nhiều tu sĩ, nên cả hai xu hướng ḍng Đa Minh tinh thần Pháp và Tây Ban Nha cùng có cơ hội phát triển ở Miền Nam, một bên là Tu Viện Mai Khôi và bên kia là Tu Viện Albertô (quen gọi là nhà thờ Ba Chuông). Về sau, đến thập niên 1990, số tu sĩ tỉnh ḍng Đa Minh Lyon sa sút nghiêm trọng đến nỗi năm 1997, Tinh Ḍng Lyon phải sáp nhập vào tỉnh ḍng Đa Minh Paris với danh xưng là Tỉnh Ḍng Pháp. Những LM Da Minh Pháp phục vụ tại VN chỉ c̣n LM Pineau sống tại Tours và LM André Léna đang sống ở Benin (Phi Châu). Tại Việt Nam, chi tỉnh Đa Minh Lyon cũng được khuyên mời sáp nhập vào Tỉnh Ḍng Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, và công việc sáp nhập đă hoàn thành vào ngày 23.5.1999

Trong các vị tuyên úy th́ có LM Lê Tôn Nghiêm chính thức xin Tổng Giám Mục NV B́nh cho về gia đ́nh chăm sóc mẹ thay v́ trông coi một xứ đạo. TGM đồng ư, nhưng chính anh Đào Duy có đến gặp riêng TGM B́nh phản ánh và trao đổi dư luận sinh viên về chuyện này. Theo anh kể lại, TGM NV B́nh than phiền về điều này v́ ngài cũng có nghe biết một số anh chị em sinh viên dị nghị. Nhưng TGM trả lời là nếu LM xin về gia đ́nh lo cho mẹ già th́ đấy cũng là một điểm son của đạo hiếu trong truyền thống văn hóa Việt Nam, phù hợp với điều răn thứ bốn của Chúa. Nhưng sự việc sau đó đă không diễn ra như vậy. Người viết gặp lại Lê Tôn Nghiêm, GS triết học (chuyên về Heidegger) khi giảng dậy tại Đại Học Vạn Hạnh, năm 1969-71. Hai vị tuyên úy khác như Đỗ Văn Quư và Phạm Hảo Kỳ đều vắng bóng khỏi nhiệm vụ được giao phó sau đó.    

 

 

SINH HOẠT SINH VIÊN

 

 

Các tổ chức sinh viên Công giáo sinh hoạt theo nhiều h́nh thức, nhưng đối với Đoàn Sinh Viên Công Giáo, dưới sự hướng dẫn của LM Nguyễn Huy Lịch lấy phụng vụ làm căn bản cho các hoạt động chính yếu. Việc quan trọng nhất là tham dự Thánh Lễ và các sinh hoạt phụng vụ đặc biệt. Những loại hoạt động khác đều qui hướng về lịch sinh hoạt phụng vụ và có thể gồm có:

 

Sinh Hoạt Cư Xá Phục Hưng

 

CLB Phục Hưng chính yếu dành cho những nam sinh viên hiếu học ở xa không có nơi lưu trú thuận tiện cho việc ăn ở học tập gần các trường đại học cao đẳng tại khu vực Sàig̣n. Người quản lư làm việc lâu năm nhất và hầu như độc nhất cho đến 1975 với các Linh Mục Đa Minh tại câu lạc bộ Phục Hưng là ông Trần Văn Mỹ. Sinh hoạt chủ yếu của sinh viên câu lạc bộ này là vấn đề học tập. CLBPH có một Ban Điều Hành (Ban Đại diện) để phản ảnh và điều ḥa sinh hoạt CLB theo t́nh h́nh tuân hành nội qui cư xá và giúp anh em học tập cùng các vấn đề sinh sống ở cư xá.

Về quản lư, Mỗi năm Phục Hưng đều bầu Ban Đại Diện điều hành sinh hoạt cư xá. Mỗi tháng có họp sinh viên cư xá một lần. Cha Giám Đốc cũng tới tham dự và đưa ra một số nhận định với một vài lời khuyến khích. Sinh viên ở lại tiếp tục thảo luận sinh hoạt trong tháng.

Thế hệ anh Báu, CLBPH vẫn mừng Lễ Truyền Thống hằng năm, vẫn họp mặt để bầu Ban Điều Hành (nhưng không nhớ một tên chủ tịch nào cả), vẫn ăn cơm «sinh viên» ở quán ăn của CLB với giá 500 đồng/tháng (lúc đầu), và vẫn chơi bóng chuyền và đùa nghịch với nhau như anh em một nhà.

Nguyễn Trần Quư từng là lưu trú sinh ở Cư xá PH, và là trưởng ban tổ chức lễ truyền thống năm 1967 (Đỗ Hữu Nam CT). Anh Quư là CT Ban Đại Diện Cư Xá Phục Hưng 1968-69.

PH không có bản kỷ luật thành văn, nhưng sinh viên rất tự giác, tuân hành kỷ luật chung, như không bao giờ đem phụ nữ vào khu vực cư trú (trừ ngày lễ Truyền Thống mỗi năm). Những điểm qui định tự giác khác như sau 9 giờ tối, ai đi xe gắn máy phải tắt động cơ đang nổ trước khi vào cổng cư xá. PH cởi mở thoải mái, nhưng rất trật tự, sạch sẽ, măc dù cơ sở vật chất khiêm tốn nghèo nàn so với nhiều cơ sở khác.

Thỉnh thoảng lưu trú sinh PH cũng tổ chức đấu giao hữu thủ cầu với anh em bên cư xá Minh Mạng và Đắc Lộ, chứ không phát triển những loại quan hệ nào khác. Trong dịp tổ chức Lễ Truyền Thống PH hằng năm, các nữ sinh viên Thanh Quan và Trần Quí Cáp không chỉ đến tham dự mà c̣n hợp tác với anh em PH trong một số tiết mục văn nghệ và sinh hoạt.

Về thành phần, lưu trú sinh gồm đủ địa phương Bắc Trung Nam, phần lớn từ các tỉnh xa miền Trung và miền Tây, thuộc nhiều tôn giáo, nhiều phân khoa khác nhau. Nhiều lưu trú sinh tham gia sinh hoạt trong nhiều đoàn thể sinh viên ngoài cư xá như LĐSVCG, Sinh Viên Phật Tử, Thanh Niên Thiện Chí, Thanh Nhiên Chí Nguyện, WUS, Tổng Hội Sinh Viên.

Phiên họp đầu niên khóa, và mỗi lưu trú sinh mới đều có một thủ tục “tân gia” mà sinh viên cũng gọi là “lễ Rửa Tội”: sinh viên ấy phải làm bất cứ tṛ vui nào mà cử tọa yêu cầu

Về học vấn, sinh viên PH khá chăm học và học giỏi. Tỉ lệ ở lại lớp là 1%. Những anh ở lâu thường là sinh viên theo học ngành Y Khoa hay những anh học lên Cao Học, v́ học tŕnh dài hơn. Một số nữ sinh viên bên Thanh Quan và Trần Quí Cáp cũng ngồi học nhờ bên pḥng học của PH.

Về tinh thần, môi trường ấy đào tạo nên những con người sống Tin Mừng, nhưng không nhất thiết họ trở nên tín đồ Công giáo. Nhiều người ra trường vẫn thường trở lại thăm bạn bè c̣n lại, hoặc tham dự Lễ Truyền Thống. Hiện nay ở hải ngoại, các cựu sinh viên PH vẫn thường xuyên duy tŕ liên lạc với nhau trong tinh thần an ḥa hợp nhất huynh đệ. Lưu trú sinh không cảm thấy g̣ bó như các bạn đồng học tại Cư Xá Đắc Lộ, Thanh Quan, cũng không xô bồ đến cẩu thả như Minh Mạng.

Tuy vậy có một số sinh viên phải lưu lại ở một lớp học trong nhiều năm và v́ thế phải kéo dài thời gian ở trong cư xá. Có lẽ sinh viên có thời gian cư trú kỷ lục ở CLB PH là lưu trú viên Trần Ngọc Báu, v́ có một đam mê dặc biệt như một thiên năng đáng trân trọng trong các hoạt động thanh niên sinh viên:

Cụ thể, trong số anh em lưu trú sinh CLB-PH là công giáo, có người tham gia Đoàn SVCG, có người tham gia JUC, có người thuộc TĐ Hiệp Sinh, nhưng tất cả đều không lấy danh nghĩa lưu trú sinh CLB-PH để làm. CLB-PH có những sinh hoạt của ḿnh, khác với sinh hoạt của các tổ chức công giáo…”

So với một số cư xá sinh viên, như Thanh Quan Lưu Xá do các chị Nữ Trợ Tá Quốc Tế quản lư và Cư Xá Đắc Lộ thời ấy, th́ qui chế sinh hoạt của Cư xá sinh viên PH tương đối cởi mở. Đó là kư túc xá đầu tiên được mở ra cho sinh viên Công giáo theo tinh thần hoạt động với môi trường trí thức của chi tỉnh Ḍng Đa Minh Lyon này, kể cả những lưu xá sinh viên khác ở Sàig̣n sau này.

 

Những Buổi Sinh Hoạt Hằng Tuần

 

Vấn đế chủ yếu của sinh hoạt hằng tuần diễn ra tại Tu Viện Mai Khôi và Câu Lạc Bộ Phục Hưng là rao giảng Tin Mừng dưới một dạng mới mẻ. Hằng ngày đều có Thánh Lễ cho những thành viên trong Nhóm AFI, Sinh Viên và Trí Thức Công Giáo. Ngày Thứ Tư là ngày họp hằng tuần của Nhóm Trí Thức. Những phiên họp này thường có tính cách thông tin và vui chơi. Cốt lơi của những buổi nói chuyện là vấn đề thánh hóa bản thân theo một tinh thần cởi mở, nói theo LM Nguyễn Huy Lịch là thời thế hiện đại không c̣n là “thần quyền” (théocratique) mà thời “dân quyền” (démocratique). V́ thế việc tu đức phải dựa trên những nền tảng có căn bản khoa học vững chắc, không thể nói là đem cành cây cắm ngược xuống đất mà vẫn mọc như thường!

Mỗi buổi nói chuyện LM Nguyễn Huy Lịch đều dẫn chứng gương các thánh của thời hiện đại như Thánh Vinh Sơn, Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng (sau này dược Đức Gioan Phaolô II tôn phong Tiến Sĩ Hội Thánh) được mô tả theo khoa chiết tự trong quyển “Copie non-conforme”. Về những buổi huấn luyện chuyên về Kinh Thánh (LM Nguyễn Huy Lịch là nhà chuyên môn về các Ngôn Sứ Tiên Tri), nên các bài học về các Ngôn Sứ rất được giới sinh viên mến mộ, nhất là ngôn sứ Hôsea, một Ngôn Sứ sống theo chỉ bảo của Thiên Chúa với một người vợ sống tràn trề trong tội lỗi.

Những buổi sinh hoạt loại này thường chủ yếu với các sinh viên lưu trú trong CLB và một số sinh viên Công giáo khác.

Trong giai đoạn đầu tiên hầu như các tiện nghi cho nhưng buổi họp như thế đều diễn ra ở pḥng ăn hay pḥng sinh hoạt của Câu Lạc Bộ Phục Hưng (43, Nguyễn Thông, Sàig̣n 3). Khi tiếp quản Trung Tâm Phục sinh, th́ các buổi họp mặt được tổ chức ở khu Trung Tâm Sinh Viên này tại số 229, đường Hiền Vương (nay là Vơ Thị Sáu), Sàig̣n 3

 

Những Buổi Nói Chuyện (Diễn Thuyết, Hội Thảo) Với Sinh Viên

 

Để tạo điều kiện sinh hoạt và nhận thức cho cuộc sống vào đời, nhiều nhân vật đạo đời lần lượt được mời nói truyện, diễn thuyết cho sinh viên có khi hằng tuần hay hằng tháng. Đề tài thường có thể rất đa dạng: trao đổi kinh nghiệm học vấn, thảo luận, góp ư một đề tài có thể rất chuyên môn cho sinh viên thuộc các ngành học khác nhau. Nói chung, các hoạt động văn hóa và tôn giáo trong giới sinh viên và trí thức Công giáo Việt Nam đều theo kinh nghiệm sinh hoạt của phong trào Pax Romana có trụ sở ở Lausanne đề xướng. Thường vấn đề hội thảo xoay quanh các đề tài thời sự khoa học dưới cái nh́n đối chiếu với đức tin Công giáo. Anh Đào Duy là người đứng ra lănh nhiệm vụ liên lạc thường xuyên với Văn Pḥng Điều Hành của Phong Trào. Phụ tá cho anh Đào Duy, có chị Cổ Thị Loan, một người rất tận tâm chuyên thảo các văn thơ bằng tiếng Anh, vào thời ấy vẫn c̣n hiếm quí.  

Trong giai đoạn đầu, có LM Nguyễn Văn Thiện, Viện Trưởng Viện Đại Học Đàlạt, sau này là Giám mục (1961) tiên khởi địa phận Mỹ Tho, LM Nguyễn Văn Màu, giáo sư Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sàig̣n, sau là Giám mục (1968) địa phận Vĩnh Long, thay thế TGM Ngô Đ́nh Thục (1938), LM Pierre Gastine (Bùi Đức Tín), Giám Đốc Đại Chủng Viện Xuân Bích, LM Trương Đ́nh Ḥe, OFM.

Các thuyết tŕnh viên và điều giải viên sau này là những thành phần của giới trí thức Công giáo, nổi bật nhất phải kể đến là một số các Linh Mục và Giáo sư: LM Đỗ Minh Vọng, LM Bửu Dưỡng, LM Nguyễn Huy Lịch, LM Nguyễn B́nh An, GS Nguyễn Huy Bảo, GS Lư Chánh Trung, GS Nguyễn Văn Trung, GS Bùi Xuân Bào, Đại Học Văn Khoa, GS Trương Công Cừu, Đại Học Sư Phạm. BS Nguyễn Văn Ái Viện Pasteur Việt Nam, BS Vũ Ngọc Hoàn, GS Phó Bá Long, Kinh tế gia Hoàng Khắc Thành, Kỹ sư Vơ Long Triều, Ông Nguyễn Đ́nh Đầu…

Một điều khá nhạy cảm là các anh chị em sinh viên rất quan tâm đến những thành tựu trong cuộc sống của những anh chị em đă trưởng thành và làm việc dấn thân vào đời. Họ quan sát cách các bậc đàn anh chị người Công giáo thuộc thế hệ đi trước sống đạo đức nghề nghiệp thế nào để chuẩn bị cho chính tương lai của ḿnh theo gương tốt, khi chấm dứt quăng đời sinh viên của ḿnh.

Các buổi thuyết tŕnh và hội thảo đă hấp dẫn đông đảo sinh viên, cả những sinh viên không Công giáo. Sự kiện này cũng là nguyên nhân gây căng thẳng một thời giữa Tu Viện Mân Côi và các linh mục quản xứ lân cận, v́ các Linh mục ấy cho rằng Tu Viện Đa Minh đă giành lấy hết những thành phần ưu tú vốn là tài nguyên hiện tại và tương lai trong các xứ đạo địa phương. Từ nay chính họ bị thu hút vào Tu Viện Mai Khôi (xem trên)

V́ những căng thẳng này, TGM Nguyễn Văn B́nh giải quyết bằng cách chính thức chỉ định LM Nguyễn Huy Lịch làm tuyên úy cho sinh viên Công giáo thuộc đại học Sàig̣n . Tất cả các sinh viên đều thuộc trách nhiệm mục vụ của Pḥng Tuyên Úy.

Thực ra sinh hoạt chính yếu của Tu Viện Mai Khôi dưới hướng dẫn của Lm Alexis Cras và Nguyễn Huy Lịch là với giới sinh viên và trí thức qua các hoạt động văn hóa tại CLB Phục Hưng và qua các sinh hoạt phụng vụ tôn giáo. Nhưng ngoài những giờ sinh hoạt cuối tuần với sinh viên và trí thức, hai LM tuyên úy c̣n giảng dậy trong các chủng tu viện, đoàn thể khác nhau như giảng dậy tại Đại Học Đà Lạt, Giáo Hoàng Học Viện. LM Pineau th́ có nhiều giờ dậy ở các trường trung học Sư Phạm Đàlạt, và các trường chương tŕnh Pháp ở Sài g̣n như Taberd, Couvent des Oiseaux, Les Lauriers

Vào giai đoạn sau này, khi sức đă yếu hơn, nhiệm vụ tuyên úy sinh viên chính chuyển dần sang vai LM Long Tiên, cha Nguyễn Huy Lịch phụ trách tuyên úy cho Đoàn Dược Khoa, cha Hoàng Đắc Ánh phụ trách Đoàn sinh viên Công giáo Cần Thơ, anh Quang là CT sinh viên Công giáo Viện Đại Học ĐàLạt.

 

Thư Viện LĐSVCG ở Trung Tâm Phục Sinh

 

Tôi không nhớ là thư viện bỏ túi này được LM NH Lịch cho thiết lập khi nào, nhằm mục đích thông tin, đáp ứng nhu cầu thông tin và học tập mở rộng những kiến thức phổ thông và tôn giáo hơn là chuyên sâu, về bất cứ lănh vực nào. Nhưng nhiều lần chúng tôi thấy trong những kệ sách báo thấp thoáng có lẫn một ít số báo có xu hướng CS được xếp vào đó từ lúc nào, như tờ Tri-Continental, ấn hành ở Cuba, và nhiều tờ báo khác có tư tưởng khác lạ với tư tưởng Công giáo,…

 

Những Chuyến Công Tác Xă Hội

 

Thường được tổ chức tại một số cơ sở, như Cô Nhi Viện G̣ Vấp, Nhà Dưỡng Lăo Thị Nghè, Trại Mù Thị Nghè, Trại Câm Điếc Lái Thiêu, Bệnh Viện B́nh Dân, Tu Viện Phanxicô và các hoạt động từ thiện khác như cứu lụt bảo, giúp đỡ người nghèo…

Các công tác xă hội được thi hành dưới sự điều động của Nguyễn Thành Xương, nay là Bác Sĩ hành nghề tại Pháp, và chị Nguyễn Thị Thanh Hương. Những cộng tác viên đắc lực nhất của chương tŕnh này phải nói đến các chị Lâm Thị Xuân, Lâm Thị Thu và Triệu Ngọc Yến (Viện Pasteur Sàig̣n).

Chị Thanh Hương rất chịu khó đi xin các tờ báo Thế Giới Tự Do cũ để làm thành sách cho người mù đọc. Lúc đầu các chị được Bà Phó Thị Lang Tài, Giám Đốc Trường Mù Chợ Lớn, chỉ dẫn cách đục mẫu tự Braille, và từ đó những tờ báo Thế Giới Tự Do được thu nhặt đă trở thành nguồn sách cung ứng cho trại mù. Ngày càng có nhu cầu gia tằng về sách loại này. May mắn thay, La San Nghĩa Thục gần bên Trung Tâm Phục Sinh được các Sư Huynh La San tổ chức thành Trường Mù. Và rồi, sư huynh Théophile đă giúp một tay đắc lực vào công tác sản xuất sách chữ Braille cho người mù.

Có một giai đoạn khi Đỗ Hữu Nghiêm làm Trưởng Ban Xă Hội, th́ Lâm Thị Xuân, Lâm Thị Thu, Phạm Quốc Vỹ, Phạm Trung, Dư Quốc Trung, Dư Quốc Thắng, Nguyễn Văn Ngọc, Triệu Ngọc Yến, … là những tay công tác xă hội xông xáo với nhau trong nhiều chuyến phát thuốc cho người nghèo. Nhóm này lập ra cả một tủ thuốc có rất nhiều thuốc do Nguyễn Thành Xương trông coi cung ứng. Việc xử dụng tủ thuốc này có dấu hiệu khá tùy tiện tự do,…  v́ nhiều người muốn có ch́a khóa riêng cho ḿnh có thể mở bất cứ lúc nào.

Tôi nhớ nhất chuyến đi vào Tu Viện Châu Sơn Phước Lư ở sát khu Bưng Sáu Xă ở xa bên Cát Lái, Thủ Đức đến thăm mấy người chị nuôi và mấy thầy ḍng Châu Sơn, mà lúc đó chúng tôi quan sát thấy có những dấu hiệu kỳ lạ và bắt đầu nghi, có những tiếng nói trao đổi bí mật, trong các loại hoạt động xă hội như thế… Một vài lần, do các hoạt động xă hội, khi đến nhà của Lâm Thị Xuân ở đường Cao Đạt Chợ Lớn, có những khuôn mặt lạ mà Phạm Trung và tôi hay gặp thấy ở trên lầu, nhưng Lâm Thị Xuân (nay làm việc ở Trung Tâm Khoa Học Xă Hội và Nhân Văn Tp Sàig̣n) vẫn tiếp chúng tôi rất tự nhiên và đầm ấm!

 

Kư ức Huỳnh Ngọc Toàn ghi lại mấy công tác xă hội và vài mẩu sinh hoạt sinh viên Công giáo vào những giai đoạn sau cùng:

Sinh viên thấy vui sướng khi dấn thân vào những công tác chăm lo cho các đồng bào người Việt bị “cáp duồn” chạy có cờ từ bên đất Cao Miên (1972), phải t́m lánh nạn sang Cao Lănh trên phần đất VNCH. Hầu như tuần nào cũng có những toán anh chị em sinh viên Công giáo xuống Cao Lănh thăm viếng và trao tặng vật phẩm cứu trợ đồng bào tị nạn, khám bệnh phát thuốc, hớt tóc. Nữ sinh viên y khoa Đặng Xuân Nhi (quê ở Phan Rang, nay làm BS cư trú hành nghề tại Canada) lúc đó hớt tóc nổi tiếng là có đôi tay duyên dáng xinh xinh khéo léo và có con mắt nghệ thuật thẩm mỹ.

Trong sinh hoạt khác của tập thể sinh viên trẻ đó, Huỳnh Ngọc Toàn c̣n ghi nhận một số khuôn mặt sinh viên Công giáo rất dễ thương như Tuynh, Mỹ/Hiệp Sinh, Đào Hoàng Mỹ phản ứng rất nhanh nhạy và diệu luyện về môn bóng bàn, em gái tay vợt Đào Hoàng Nga trong gia đ́nh thiện nghệ bóng bàn Việt Nam, dường như là cháu của cây vợt Mai Xuân Ḥa nổi tiếng một thời; rồi Mỹ Đức và Sửu từ Huế vào Sàig̣n. Có lần mấy anh chị em Trùng Dương và cả người viết đă đến nhà của gia đ́nh Nga Mỹ ở trên lầu một trong những căn nhà ở Đường Trần Hưng Đạo, quay mặt ra chợ Bến Thành Sàig̣n. Trên bàn bóng nhà nghề nhỏ bé, Mỹ và Nga đă luôn luôn t́m thấy an b́nh ḥa hợp ở một gia đ́nh mến thương, không hề biết đến chiến tranh lạnh hay nóng!

 

Những Cuộc Du Ngoạn Picnic

Tại Một Số Cơ Sở, Địa Điểm, Xí Nghiệp Nhà Má,

Có Khi Kết Hợp Với Hành Hương

 

Thường được tổ chức ở vùng Sàig̣n như Vườn Cao Su Thủ Đức, Suối Lồ Ồ, Núi Châu Thới hay ngoài Sàig̣n như Núi Bửu Long, Thí Điểm Chăn Nuôi Lai Khê, Lâm Viên Quốc Gia Xuân Lộc (Trảng Bom), Đồn Điền Cao Su Đất Đỏ, hoặc đi xa hơn như du ngoạn Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu, Huế.

 

1. Chuyến đi chơi có nhiều kỷ niệm ấn tượng nhất có lẽ là chuyến du ngoạn Đà Lạt và nhân đó tham dự những buổi hội thảo do các Linh Mục chủ tŕ. Đó là chính LM Nguyễn Huy Lịch, Linh Mục Viện Trưởng Simon Nguyễn Văn Lập, Hoàng Quốc Trương, Giáo Sư Sinh Vật học tốt nghiệp ở Mỹ. LM Nguyễn Văn Lập quả là một vị có đầu óc lănh đạo thiên tài nh́n xa trông rộng và có cách nh́n nhận và xử dụng con người rất đứng đắn và ch́n chắn trở thành một nghệ thuật. Chuyến đi đó có Trương Đ́nh Tấn, Nguyễn Phúc Khánh, Đỗ Hữu Nghiêm, Trần Anh Linh, Nguyễn Văn Tiến, Đặng Mộng Thu, Nông Thị Khuê, Nguyễn Thị Trang, Đặng Kim Thoa, Trần Đức Quỳnh, Nguyễn Thị Tuyết, Nguyễn Thị Mai, Trần Diễm Ngân, Trần Diễm Quỳnh, Yvette Trương Tấn Trung, Nguyễn Thị Thanh Hương, Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Thị Thu Cúc, Nguyễn Thị Minh Châu…

Đám sinh viên mấy ngày ấy được chính Linh Mục Viện Trưởng cùng lôi kéo ra uống cà phê tối ở phố chợ Đàlạt khu Ḥa B́nh. Một nhân cách chan ḥa b́nh dị xuề x̣a mà thương mến, cười nói rôm rả như Tết, nhưng dùng người mănh liệt và mềm mại như trị thủy!

 

2. Thường anh Trần Ngọc Báu là người chuyên môn đứng ra nhận lănh trách nhiệm tổ chức và điều hành tất cả những công việc cần thiết từ ẩm thực, cho đến văn nghệ hoạt náo bỏ túi.

Theo lời chứng của anh Báu, “Ban Sinh Hoạt, trước 1960, chỉ tổ chức pinic cho sinh viên, hoặc các cuộc họp mặt nhẹ nhàng nhân có các buổi lễ này nọ (cuộc họp mặt thường phân định theo thói thường là có bên nữ, bên nam). Nhưng từ sau 1960-61 trở đi, chính tôi là người đem lối hoạt náo của Thanh Niên Thiện Chí về khơi dậy lối sinh hoạt cộng đồng nơi anh em SVCG. Tôi không nhớ có làm trưởng Ban Sinh Hoạt năm nào không, nhưng chắc chắn là tôi tham gia rất kỹ những buổi pinic hay những ngày trại do Ban Sinh Hoạt tổ chức. Nguyễn Hữu An thường gọi tôi là « vua picnic ». Từ đó không c̣n cái cảnh « nam nữ thụ thụ bất thân nữa »”.

 Không ai không nhớ măi những giây phút lải nhải những điệp khúc vui nhộn, liên kết với h́nh ảnh chàng sinh viên hoạt náo gạo cội “Báu Móm” rất dễ thương:

Ra mà xem cái ǵ nó ngồi trong hóc! Nó đưa cái lưng ra ngoài! Đó là con cóc! Con cóc, con cóc, nó ngồi trong hóc! Nó đưa cái lưng ra ngoài, ấy là cóc con!

Hằng năm LM Nguyễn Huy Lịch tổ chức hành hương trong Mùa Phục Sinh, mô phỏng Pelerinage de Chartres (Hành hương Chartres). Địa điểm khi đó là tu viện ḍng Phước Sơn, Phước Lư trong lưu vực sông Sàig̣n, ở khu Bưng Sáu Xă, cách Thủ Thiêm khoảng hai muơi cây số.

Chiều Thứ Năm, anh chị em sinh viên tụ tập ở Bến Đ̣ Bạch Đằng, để qua sông sang Thủ Thiêm, rồi từ đó chia thành từng nhóm nhỏ hướng về Phước Lư, vừa đi vừa lần chuỗi Mân Côi, và thảo luận. Rồi cứ sau mỗi chặng đường năm cây số, th́ mọi người dừng lại nghỉ chân và đúc kết những ǵ đă thảo luận. Nhịp “quân hành dă chiến” đó tiếp tục cho đến chiều tối, th́ cũng vừa đúng lúc đă đến đích. Ngày thứ sáu được dành trọn để tĩnh tâm, và sáng thứ bảy cuộc hành hương Phục Sinh kết thúc

Chia sẻ tâm t́nh hân hoan của một Maria Madalêna khi hay biết Thầy Giêsu đă sống lại thật, ai nấy cảm thấy thư thái từ giă chốn tu viện, trả lại cảnh tĩnh mịch cho con người đơn tu yêu thích t́m Chúa trong thing lặng lao động bên gịng nước bưng biền. Màu nhiệm phục sinh là bảo chứng quan trọng nhất cho đức tin Công giáo. Nếu Chúa không thụ nạn, chết đi để sống lại, và làm cho con người được sống lại với Ngài, th́ con người sẽ chết vĩnh viễn, trở lại chốn hư vô tăm tối!

 

3. Thành quả hành hương đă gây nhiều tiếng vang thật xa, xa măi ra miền địa đầu đất nước VNCH. Đoàn sinh viên Công giáo Huế thấy thế, đă mời sinh viên Sàig̣n cùng ra Huế hành hương La Vang

Chuyến hành hương La Vang lần đầu được LM Cao Văn Luận, Viện Trưởng Viện Đại Học Huế, ủng hộ hết ḿnh. Thế là rất nhanh, Đoàn Sàig̣n đáp máy bay ra Huế, tập hợp với anh chị em sinh viên Huế, tổ chức lộ tŕnh khởi hành từ Kim Long, Huế ra Quảng Trị.

Tất cả đoàn sinh viên Công giáo Sài g̣n cùng với Sinh Viên Công Giáo Huế, lúc đó Nguyễn Văn Đương làm chủ tịch, và LM Nguyễn Văn Trinh làm Tuyên Úy, thay nhau đi bộ vác thánh giá. Vừa đi mọi người vừa nguyện kinh râm ran trên Quốc Lộ Một từ Huế đến Sịa. Đến một khoảng thật xa qua Mỹ Chánh, đoàn hành hương mới chịu lên xe chạy tiếp đến Triệu Phong, rồi sinh hoạt, nghỉ đêm tại đó, và sáng hôm sau lên đường đi La Vang.

Dưới cái nh́n của nhiều anh chị em sinh viên Công giáo, Hành Hương La Vang năm 1962 đánh dấu nhiều kỷ niệm sâu sắc. Có mấy sinh viên không Công giáo như chị em Thu Vân, Thu Hằng đă chia sẻ, với tất cả tấm ḷng thành kính, những hy sinh của cuộc hành hương. Mọi người lên xe đến gần Quảng Trị mới xuống xe tiếp tục đi bộ tới La Vang. Ở Nhà Thờ La Vang, Đoàn hành hương chăm chú nghe LM Nguyễn Văn Thuận (GM1967, HY2001) giảng về Ḷng Sùng Kính Đức Mẹ La Vang. Sau cuộc lễ cảm tạ và tán tụng Thiên Chúa, kính viếng Mẹ trong Đền Thánh La vang, ai cũng chạy xô đến chỗ giải lao rửa mặt trong nước suối trong mát hay di tản bộ thăm viếng chặng đượng Thánh Giá và Đài Kỷ Niệm Nơi Đức Mẹ hiện ra, cổ vũ yên ủi đàn con cái Mẹ trong cơn bắt đạo khốn cùng thời Tây Sơn.

Nguyễn Phúc Khánh là người tích cực nhất trong những chuyến hành hương này, từ chuyện sắp xếp máy bay, lộ tŕnh, chỗ tạm trú tại Huế, chương tŕnh hoạt náo bỏ túi, giúp vui cho giáo dân trong đêm lưu trú tại nhà xứ Triệu Phong.

Ai nấy đều bịn rịn nhớ riêng đến t́nh cảm dân tộc biểu thị nơi con sông Bến Hải ở gần ḿnh hơn bao giờ hết. Sau chuyến cầu nguyện và tham dự Thánh Lễ chung, anh chị em hành hương đă tới viếng thăm cầu Hiền Lương. Con sông đúng là hiền lương với mấy con đ̣ vẫn lững lờ trôi qua lại, nhưng đă nhận ch́m t́nh ruột thịt thắm thiết Việt Nam, chia đôi đất nước đôi bờ. Không biết bao giờ mới có thống nhất dân tộc trong thanh b́nh tự do hạnh phúc thật sự cho nhiều thế hệ lao lung nghèo khổ!

 

4. Sau chuyến đi này, về Sàig̣n, tay ĐH Nghiêm bị bệnh chảy máu mũi, phải đột xuất nhập viện, ai cũng bảo quậy quá, bị coup de soleil!. Khi nuốt máu chảy ở mũi vào dạ dầy, nôn ra, BS Pháp André Mathieux ở St Paul chẩn bệnh, vội tưởng là Hématémèse, suưt đem lên bàn mổ đại cho xong cơn bệnh kịch phát!

Kỷ niệm ấy chỉ gợi nhớ lại t́nh cảm thắm thiết của nhiều anh chị em Trùng Dương và LDSVCGSG, rất đặm đà từ thuở xa xưa nào đó. Trong đó điển h́nh có Phan Thị Thanh Hằng, Nguyễn Thị Thu Cúc, Trần Văn Quí. Nhưng người đă hy sinh nhiều thời giờ phục vụ cho bệnh nhân này là Vũ Sinh Hiên. Có lần suốt ngày hay suốt đêm ở gần bên giường để chăm sóc vệ sinh và nuớc uống đồ ăn, thay quần áo cho bệnh nhân. Phan Thị Thanh Hằng thường chiều nào cũng ngồi lâu giờ, xúc từng miếng cháo và mang từng ngụm nước thân thương cho bệnh nhân. Nhưng sắp xếp vào nằm trong bệnh viện không thể có cho thứ bệnh nhân “nghèo làm của nợ” này cho bệnh viện, nếu không có t́nh thương bao la của ông cụ “mát tay xuề x̣a” Nguyễn Huy Lịch. Sau nhiều chuyến lui tới nhiều bệnh viện khác, có lần gặp BS Lữ Y, Thanh Hà, … Cuối cùng bệnh được xác định là hypoplaquettose tạm thời ít ra ở cơi tuổi sinh tâm lư ấy. Hú vía ở cái tuổi định mệnh sau hai lần con giáp! Chính qua đó người ta mới cảm nghiệm thực tế một thí dụ thể hiện một cử chỉ cụ thể thế nào là bác ái (bạn bè, thân nhân, bệnh viện, tuyên úy,…) trong một trường hợp ở môi trường sinh viên Công giáo Sáig̣n! Người viết ngày nay - người bệnh thủơ ấy - bảy tỏ ḷng cám ơn chân thành đến tất cả những tấm ḷng đáng yêu ấy sau gần một nửa thế kỷ trôi qua!

5. Về sau, những anh chị em LĐSVCG c̣n tổ chức La Vang lần thứ hai. Anh Phạm Hữu Giáo cho biết:

Hành hương thánh địa La Vang: Năm 1965, sinh viên xin được máy bay của không quân chở một đoàn sinh viên Công Giáo Sài G̣n ra Huế, nhập với anh chị em sinh viên Công Giáo Huế, hành hương đi bộ từ Huế ra La Vang, dài khoảng 60 cây số. Đoàn hành hương khởi hành tại nhà thờ Phủ Cam, vác cây thánh giá gỗ đi đầu, hàng trăm sinh viên sắp hàng theo sau, vừa đi vừa đọc kinh và ca hát. Dân chúng thành phố Huế và dọc quốc lộ 1 không khỏi hiếu kỳ khi thấy một đoàn sinh viên “xuống đường” một cách ḥa b́nh như vậy.

Cuộc hội thảo tại Vũng Tàu: vào dịp hè 1966, một trại hè hội thảo được tổ chức cho sinh viên Công Giáo Sài G̣n và Đà Lạt. Huế v́ xa xôi không thể về dự. Các ông Nguyễn Văn Trung, Lư Chánh Trung, Nguyễn Đ́nh Đầu được mời đến thuyết tŕnh, khiến nhiều linh mục trách cứ việc mời mấy ông “thiên tả, cấp tiến” đến nói chuyện với sinh viên.

Thực ra muốn đổi món, anh chị em sinh viên thích mấy giáo dân có lập trường khác để sinh viên nghe những tiếng nói khác. Họ muốn cởi mở và tin rằng họ có đủ bản lĩnh và khả năng nhận định. Tuy nhiên, mọi sự diễn tiến tốt đẹp, có nhiều kỷ niệm khó quên, như Vũ Thành An (sau là nhạc sĩ nổi tiếng và hiện là thầy sáu tại Mỹ) không quen ăn đồ biển, hay trốn hội thảo đi giải quyết nhu cầu, bị anh em gọi là “An xấu bụng”.

 

Những Chuyến Tŕnh Diễn Thánh Ca Hay Văn Nghệ Âm Nhạc tại một số địa điểm có ư nghĩa văn hóa xă hội  (xem trên)

Đêm canh thức Giáng Sinh hằng năm, có lúc được tổ chức tại sân Trung Tâm Phục Sinh có năm tại cư xá nữ sinh viên Thanh Quan của các chị AFI. Chương tŕnh gồm những lời suy niệm, những bài thánh ca, đôi khi diễn kịch, chiếu phim, rồi kéo nhau về căn cứ địa của Bố Lịch để dự thánh lễ Giáng Sinh.

         Đêm Thánh Ca mùa Phục Sinh được tổ chức năm 1965. Ngoài ca đoàn Trùng Dương,  c̣n mời nhiều ca đoàn khác, như ca đoàn Đệ Tử Ḍng Chúa Cứu Thế, ca đoàn Phan Xi Cô, ca đoàn Nhà Thờ Đức Bà..., có khi cả ca đoàn Tin Lành. Địa điểm tŕnh diễn là nhà thờ Regina Pacis để có đủ chỗ cho số khán giả đông đảo, trong đó có cả những người thuộc ngoại giao đoàn (xem trên phần Ca Đoàn Trùng Dương).

            Tĩnh tâm ít nhất mỗi năm một lần, thường là vào Mùa Chay. Ngoài các cha tuyên úy cơ hữu, nhiều vị nổi tiếng khác cũng được mời đến giảng, như các cha Nguyễn B́nh An, Trương Đ́nh Ḥe...

 

Những Chuyến Xuất Ngoại Công Tác Sinh Viên

 

1. Ngay từ những năm 1956-57, Đoàn SVCG đă được Phong Trào Quốc Tế PAX ROMANA bắt liên lạc, được họ mời đi dự Đại Hội Quốc Tế. Người đầu tiên là chị Trần Thị Lài.

Năm 1960, có hội nghị của Phong Trào Pax Romana ở Manila, Phi Luật Tân, LM Nguyễn Huy Lịch hướng dẫn phái đoàn đi tham dự, có Nguyễn Ứng Long cũng có mặt trong phái đoàn đại diện cho sinh viên Công giáo cùng với Trần Thị Lài 

Hoạt động công tác đối ngoại sinh viên trong Đoàn Sinh Viên Công Giáo không nhiều lắm, nhưng đă khởi đầu với Trần Thị Lài, nữ sinh viên đàn chị năng động, duyên dáng và linh hoạt. Chuyến đi đó là cuộc họp mặt quốc tế tại Manila, có Linh Mục Tuyên Uư. Sau khi hội nghị kết thúc, phái đoàn Việt Nam có mời thành viên các phái đoàn châu Âu ghé qua thăm Việt Nam.

Buổi tiếp tân, do hai nhành MIIC và MIEC chủ tŕ, diễn ra trong khuôn viên Tu Viện Mai Khôi và Câu Lạc Bộ Phục Hưng, đă có tác dụng lớn lao trong giới Công giáo Tiến hành Việt Nam. Nhiều tầng lớp thân hào nhân sĩ từng du học tại nhiều nước châu Âu nay được dịp trắc nghiệm lại khả năng ngoại ngữ Pháp, Anh, Ư, Đức, Ḥa Lan, và Tây Ban Nha với các thành viên quốc tế. Trương Văn Ngọc là đầu tàu sinh viên Công giáo Việt Nam đă hành xử chững chạc, đáng cho các thế hệ sinh viên hoan nghênh và ghi nhớ.

 

2. Chuyến đi của Đào Duy, PCT Ngoại Vụ, với tính cách thành viên Pax Romana cũng có những điểm khó quên. Đào Duy nhớ lại một câu truyện có tính lịch sử vào năm 1963, anh được LĐSVCG cử đi dự Hội Nghị Pax Romana ở Mỹ, sang đến nơi gặp một đoàn sinh viên miền Bắc du học ở Pháp theo sang dự Hội Nghị với phái đoàn Pháp. Các anh này gặp phái đoàn VNCH th́ chê là “liếm gót đế quốc Mỹ”. Thế là trong phái đoàn VNCH có anh là PCT Tổng Liên Đoàn Lao Công VN lanh trí đứng lên thách thức với anh em sinh viên CS: “Chúng tôi cứ công nhận là chúng tôi “Bồi Mỹ” nhưng các anh hăy làm theo chúng tôi. Nếu chúng tôi nói “ĐM. Kennedy, ĐM. Johnson”, th́ các anh hăy nói theo chúng tôi “ĐM Mao Trạch Đông, ĐM Khrutschev”, các anh có chịu không?” Thế là phía anh em CS yên lặng như thóc đổ bồ không hé môi !!!???

 

3. Chuyến đi xuất ngoại có nhiều biến cố nhất có thể là chuyến đi một ṿng quốc tế của Trần Ngọc Báu qua một số nước châu Âu và Mỹ thời gian 1966 và 69, khi anh đă tốt nghiệp khoảng năm 1964-65 và tiếp tục lưu trú tại CLB đến năm 1967.

Tôi đi ṿng quanh thế giới vào hè 1966, có gặp riêng (audience privée) với Đức Phaolô VI tại Castel Gandolfo, nhưng không với tư cách là sinh viên CG (v́ tôi đâu c̣n tư cách ấy), và có trở lại gặp Ngài năm 1969 cũng với tư cách riêng trong một buổi yết kiến gọi là «audience particulière»”.

Về cuộc yết kiến Đức Thánh Cha lần đầu, anh Báu nhớ lại

Sau khi tôi gặp Đức Phalô VI năm 1966, tŕnh bày về các vấn đề của thanh niên VN trong 1 đất nước bị khói lửa chiến tranh, và sau khi về nước gặp phái đoàn Pignedoli vào tháng 9 năm đó, tôi được biết Đức Thánh Cha có tặng cho « thanh niên VN» một số tiền để giúp hoạt động, nhưng tôi không can thiệp ǵ trong số tiền ấy (chuyện của các Giám mục) và nghe đâu GM B́nh đă cho Phong Trào Pax Romana số tiền ấy để xây trụ sở ở cạnh nhà thờ Tân Định.”

Nhưng theo kư ức anh Đào Duy, th́ anh Trần Ngọc Báu, khi ghé qua Rôma, đă được Đức Phaolô VI tiếp kiến. Cuộc gặp gỡ ấn tượng đă diễn ra hết sức thân mật, với những lời khuyên giải chí tinh chí nghĩa của Đức Thánh Cha. Nhưng khi anh Báu ra về, được một số phóng viên săn đón t́m đến gặp anh để phỏng vấn, anh không trả lời bất cứ điều chi.

Anh Đinh Hà, đại diện cho JECU đi họp với các lănh tụ JECU quốc tế tại Pháp, Nhiều thành quả của chuyến đi đă được thu lượm mỹ măn. Tự do sinh hoạt của nhóm trở nên hăng say hơn, với nhiều chương tŕnh văn hóa xă hội đặc trưng, như Cẩm Nang Đây Đại Học, giới thiệu cho sinh viên nóng ḷng hồ hởi bước vào ngưỡng cửa đại học.

Theo ghi nhận của anh Nguyễn Trần Quư, từ 1964 đến 1970, LĐSVCG không cử ai đi họp ở ngoại quốc. Nhưng năm 1966 MIEC họp ở Colombo, Tích Lan, NTQuư v à PHGiáo đều được LĐ cử đi, nhưng MIEC chỉ cho một vé, c̣n vé thứ hai phải tự lo. Đức cha B́nh chỉ cho 10 ngàn mà cơ quan Asia Foundation không cấp kinh phí, nên chỉ một ḿnh PHGiáo đi. Chính anh PHGiáo đă chuẩn bị đi và đă nhờ NTQ dậy giùm để PHG đi lo giấy tờ, nhưng cuối cùng PHG không đi, v́ không xin kịp visa nhập cảnh vào Ceylan.

Thực ra đă có những thành viên của LĐSVCG đi mà không trở về Việt Nam. Sau chuyến đi năm trước của Đinh Hà (JECU) qua Pháp, năm sau Tăng Thế Tường được cử đi công tác tại Beyrouth, Liban. Anh công khai tuyên bố là nếu được đi sẽ không về lại Việt Nam. Thế là dù không ai tin, cậu ta đă không về. Họp xong, cậu theo phái đoàn Pháp sang Paris, sống lẩn trốn ở đó.

Khi Đào Duy sang Paris tới 5 lần trong thập niên 1990, mà không hề biết tung tích Tăng Thế Tường ra sao và ở đâu. TT Tường là cựu học sinh Taberd, hoạt động hăng say cho phong trào JEC. Khi lên đại học, cư ngụ ở CLBPH, tiếp tục hoạt động JECU, tham gia một số hoạt động của LĐSVCG/ĐHSG, như chuyến hành hương La Vang đầu tiên.

Một nữ sinh viên khác là Vũ Bạch Kim (VK, Legio) cũng đi Úc rồi không trở về. Có lẽ nhờ mẹ làm ở Ṭa Đại Sứ Úc ờ Sàig̣n, nên Kim xin được đi theo chương tŕnh học bổng và không về lại Việt Nam   

Một tân sinh viên là Vũ Đức Vượng cũng đă kín đáo dự một hội nghị của một hội đoàn thanh niên sinh viên, có lẽ WUS hay Thanh Niên Thiện Chí nào đó ở nước ngoài và cũng không về

 

Tờ Báo Thông Cảm và Cẩm Nang Sinh Viên Đại Học

 

Có lẽ sinh hoạt văn hóa lâu đài nhất là tờ Đặc San Thông Cảm. Ban Văn Hóa vẫn ra các số báo Thông Cảm đều đều. H́nh như lúc mới có Đoàn SVCG, anh Trần Quí Thái, chị Trần Thị Lài và anh Phùng Hữu Hạnh (hiện ở Canada) là những người phụ trách ban này. Sau này, anh Báu không nhớ có phụ trách năm nào hay không, nhưng chắc chắn là có nằm trong ban này. Việc tổ chức hội thảo là một sinh hoạt rất mới đối với giới sinh viên VN. Thường là mời các Giáo Sư hay Linh mục thuyết giảng một đề tài trước khi vấn đáp hay thảo luận. Chỉ riêng Lm Tuyên Úy và các LM khác th́ chuyên trách giảng dạy về các vấn đề tôn giáo.

 

(1) Thông Cảm Giai Đoạn Mở Đầu

Tờ Thông Cảm ban đầu có bộ dạng nghèo nàn, v́ là một tờ báo c̣n ở dạng ấn bản rônêo. Thực sự Chủ Nhiệm khởi đầu là LM Nguyễn Huy Lịch, Chủ Bút là anh Phùng Hữu Hạnh, sinh viên Y Khoa, Tổng Thư Kư là Ông Trần Xuân Mỹ, quản lư Câu Lạc Bộ Phục Hưng (bây giờ cư trú tại Pháp). Nhân viên Ṭa Soạn là nhóm sinh viên Công giáo. Mỗi năm tờ Thông Cảm phát hành theo chu kỳ cố định từ tháng 5 đến tháng 7. Những tháng kia, anh chị em nghỉ để chuẩn bị thi cử.

Tờ báo bố cục làm hai phần:

Phần đầu chuyên về mặt huấn luyện tôn giáo do chính LM Nguyễn Huy Lịch đảm nhiệm. Ngài viết những bài hấp dẫn thời sự nóng bỏng của sinh viên như YÊU chẳng hạn. Ngài rút tỉa những bài do LM De Sertilanges viết, tóm gọn, rồi phổ cập tới đời sống Việt Nam theo tinh thần văn hóa Khổng Mạnh. Những bài nhập thể văn hóa dân tộc đó đă được giới sinh viên đón nhận nồng nhiệt. Những bài viết về huấn luyện tu đức cơ bản dựa trên cuốn “Copie Non-Conforme” (Sao Bản Không Nguyên Y), nói về các vị thánh thời cận đại. Chủ yếu là những phân tích tâm lư do khoa chiết tự mang lại.

LM Nguyễn Huy Lịch luôn nhấn mạnh tính yếu đuối của con người, nhưng nếu biết tiếp nhận ân sủng, như Têrêxa Hài Đồng, th́ con người có thể vượt thắng các xu hướng tiêu cực nơi bản thân ḿnh. Têrêxa là một loại người đam mê t́nh dục, rất có thể trở thành một “gái điếm tứ phương” (vẫn là kết quả chiết tự), nhưng với ân sủng của Thiên Chúa mà Têrêxa đă thắng chính ḿnh, làm những công việc thường ngày hèn mọn nhưng với tâm hồn bao la quên ḿnh vị tha, âm thầm cầu nguyện truyền giáo, Têrêxa trở thành một thừa sai ngang hàng có khi hơn những Phanxicô Xaviê hay Ignatiô de Loyola!

Phần phiếm luận gồm nhiều bài của sinh viên, nói lên tâm tư của cơi ḷng ḿnh, cùng với những nỗi niềm băn khoăn, trăn trở, xao xuyến, lo âu, trước một viễn tượng mờ mịt không thấy tương lai, như cái thói “con ông cháu cha”, chen lấn những nỗ lực cương cường can đảm của nhiều cá nhân đơn độc bươn chải trên bước đường tiến thân phục vụ con người và xă hội. Bên cạnh những chao đảo đó, Gan Huyền đưa ra nhiều khía cạnh “tếu”, “tếu vô hạn” của những sinh viên ngây thơ ôm đầy giấc mơ “đội đá vá trời”. Người nào đọc cũng thấy vui vui thích thú. Gan Huyền là cây bút sinh viên đóng góp vào những giây phút hồi sinh và nổi tiếng của Thông Cảm một thời. Món ăn tinh thần đó đă được một số anh chị em “hay văn cho bằng văn hay” tiếp bước nấu nướng. Một Nhóm Cấp Tiến kết hợp một số anh em sinh viên và trí thức khai sinh tờ Sống Đạo, và Gan Huyền đă làm chủ mục “Tếu Nhà Đạo” trong tuần báo này một thời gian

Với kư ức của Mặc Giao th́, Trong nhóm làm báo c̣n có Đỗ Hữu Nghiêm, Nguyễn Văn Lan, một ông đồ Nghệ hay căi lư và nhiều cây bút khác tôi không nhớ hết. Phần đánh máy stencil và quay ronéo th́ có các anh Hoàng Nguyên Đán, Long lùn và Phụng lé hăng hái nhất. Lúc đó chúng tôi coi trời bằng vung, đề tài lớn nào cũng dám chơi, ông lớn nào cũng dám chọc. Bây giờ nghĩ lại thấy mắc cở. Nhưng lúc đó Bố Lịch chỉ vừa đọc vừa ngậm ống vố cười hích hích, lại c̣n khích thêm: “Cứ viết nữa đi”.

 

 (2) Thông Cảm Tái Bản: Bán Nguyệt San

Đại Hội SVCG cải tổ cho tờ Thông Cảm tái bản. Thông Cảm dưới h́nh thức rônêô đ́nh bản có lẽ từ đầu năm 1964. Anh NTQuư là chủ nhiệm xin giấy phép Bộ Thông Tin, tồ chức Ban Biên Tập, dự chi ngân sách, và nhờ sự can thiệp của ĐC B́nh, một năm sau mới có giấy phép.

Đầu năm 1967, bán nguyệt san Thông Cảm được cấp giấy phép. Báo được in typo, theo khổ nhật báo gấp đôi. Với cách điều hành mới và nhiều anh chị em có chuyên môn hơn về biên tập và tổ chức cùng thời gian, dù trong t́nh h́nh thời cuộc sôi bỏng lúc đó. Tờ Báo được tổ chức như sau:

(a) Nguồn tài trợ: Cha Phạm Long Tiên phụ trách

(b) Số lượng in: 2000 bản được phân phối và phát hành theo mấy hệ thống:

Tại Huế: Đoàn SVCG, 500 tờ

Tại Đàlạt: Đoàn SVCG, 500 tờ.

Tại Sàig̣n: Phổ biến dưới mấy h́nh thức:

* Nhà phát hành Nam Cường,

* Các độc giả Thông Cảm cũ

* Các SVCG tự phát hành: đứng bán ở cuối nhà thờ Đức Bà và Ḍng Chúa Cứu Thế mỗi chiều thứ bảy, và tại một số phân khoa đại học như Văn, Luật, Dược và Khoa Học.

(c) Một Ban Điều hành được tổ chức, gồm: Nguyễn Trần Quư, Chủ Nhiệm; Hoàng Nguyên Đán, CBút, Nguyễn Đức Thắng TTK, Nguyễn Đ́nh Phụng Qlư

(d) Một Ban Biên Tập gồm khoảng hơn mười người: Phạm Xuân Tích (Pháp), Phi Uyên, Kim Phụng, Băng Thanh, Tuyết Giáng, Kiều Tiên (HO theo chồng, Mỹ) và các đặc phái viên địa phương (Đàlạt, Huế), và đoàn (ở từng Phân Khoa).

 

(3) Nguyệt San Hiện Diện

Sau hơn một năm làm việc, cha Phạm Long Tiên đề nghị cải tổ. Như thế là t́nh h́nh hoạt động của tờ báo đă có nhiều khó khăn nhất định.

(a) Giấy phép bán nguyệt san Thông Cảm trở thành Nguyệt San, lấy tên mới là Hiện Diện, khổ nhỏ như một cuốn sách, in typo, dưới danh nghĩa LĐSVCGVN. Ṭa Soạn đặt cạnh pḥng cha PLTiên ở trong Cư Xá Phục Hưng.

(b) Ban Điều hành mới: Cha PLTiên Chủ nhiệm chịu luôn trách nhiệm tài trợ (nhận tài trợ 2000 đôla của Đức Khâm sứ Ṭa Thánh), Nguyễn Trần Quư làm Chủ Bút, Đào Hoàng Mỹ làm Ql ư.

(c) Ban Biên Tập vẫn là Nhóm Thông Cảm trước.

Khoảng hơn một năm, tức vào cuối năm 1970, th́ Hiện Diện đ́nh bản, khi thiếu người phụ trách biên tập, v́ nhiều người đă măn khóa đại học và phải đảm nhiệm những công việc nghề nghiệp khác.

Trong nhiều cuộc họp điều hành, thực ra việc hoạt động của tờ báo có rất nhiều vấn đề được nêu ra, gây khó khăn cho tờ báo, như bài vở, in ấn, việc kiểm duyệt của Tuyên Úy, khó khăn với chính quyền, khó khăn với sinh viên tranh đấu, xung khắc của sinh viên với chính cha Tuyên Úy, như cha Lịch và cha Thiện Cẩm, vốn biểu lộ xu hướng thân cộng. Những mâu thuẫn giữa hai lập trường quốc gia dân tộc và ḥa giải hay đấu tranh kiểu cộng sản ngày càng trở nên rơ nét và gay gắt với biến chuyển dồn dập từng ngày của thời cuộc trên chiến trường và chính trường.        

Tôi không giữ được tất cả các số báo Thông Cảm. Nhưng chắc chắn tờ báo ấy là một môi trường văn hóa thông tin cho sinh viên thực tập và đóng góp những suy nghĩ của ḿnh. Đồng thời tờ báo cũng tích lũy phản ảnh kư ức nhiều sự kiện và nhân vật, nhiều bài diễn thuyết và kết quả hội thảo, làm phong phú cho bề dầy sinh hoạt và thành tích sinh hoạt đa dạng trưởng thành hơn của sinh viên và cộng đồng trí thức Sàig̣n, cách riêng những tín đồ Công giáo. Tờ báo này cũng nói lên tinh thần chủ đạo mà vị tuyên úy lâu đời của nó muốn truyền lại cho nhiều thế hệ sinh viên: “sống có lư tưởng, vị tha và phát triển nhân cách tối đa giữa “chất tếu” bàng bạc trong cuộc sống”, nhất là những anh em đă một thời gắn bó tương lai của ḿnh với gia đ́nh Phục Hưng.

Nhiều người thành danh luật sư, bác sĩ, dược sĩ, giáo sư,… không quên được môi trường ấy hun đúc, rèn luyện nên nhân cách làm người xứng đáng của ḿnh trong bước đường phục vụ xă hội. Các thế hệ sinh viên t́m đọc lại những số báo Thông Cảm không thể không chú ư đến những Nguyễn B́nh An, Nguyễn Huy Lịch, Phạm Long Tiên, Phó Bá Long, Lư Chánh Trung, Đạm Vân, Henriette Servais (Hương Sơn), Gan Huyền, Mặc Giao, Đỗ Hữu Nghiêm, Nguyễn Trần Quư, Hoàng Nguyên Đán, Phạm Xuân Tích, …

Các nhà báo thường có bút hiệu, ví dụ, theo Mặc Giao giải thích, th́ mặc là mực, giao là tên giáo không dấu. Mặc Giao là giao t́nh bút mực, giao hữu văn chương.

Trong suốt nhiều năm, anh chị em Thanh Sinh Công đă bỏ công sưu tập, nghiên cứu và cho xuất bản một Cẩm Nang Chỉ Nam Sinh Viên đa năng đa dụng mang tên “Đây Đại Học…” hướng dẫn cho sinh viên một cái nh́n về Đại Học, điều kiện và lănh vực học tập để sinh viên tập tễnh chuẩn bị vào Đại Học hay đă mài ṃn gót nhiều giảng đường, có cơ hội nhận thức để chọn lựa thích hợp hơn hay nhận thức lại, điều chính sở thích của ḿnh theo khả năng cá nhân và hoàn cảnh cụ thể của gia đ́nh xă hội.

 

Các Kư Túc Xá Sinh Viên

 

Chung quanh Câu Lạc Bộ Phục Hưng, người ta c̣n chú ư đến các bạn sinh viên nam nữ ở các kư túc xá khác sinh hoạt vùng Sàig̣n, Chợ Lớn, Gia Định từng lui tới giao lưu với Câu Lạc Bộ Phục Hưng hay Liên Đoàn Sinh Viên Công Giáo Sàig̣n. Những kư túc xá một thời của Sàig̣n đă có kỷ niệm với Liên Đoàn Sinh Viên Công giáo không bỏ qua được kư túc xá Minh Mạng (nam sinh viên, Chợ Lớn), Trần Cao Vân (nữ sinh viên, Sàig̣n) và một số các kư túc xá của một số tu hội và tổ chức tôn giáo khác không chính thức công bố.

Hai lưu xá có nhiều sinh hoạt chung với Liên Đoàn Sinh Viên CGSG là Cư Xá Đắc Lộ dành cho nam sinh viên và Thanh Quan Lưu Xá dành cho nữ sinh viên. Tinh thần và xu hướng tổ chức đời sống sinh viên của các cư xá đó có thể hiện quan niệm đào tạo nhân cách và học vấn con người có khác nhau, về các phương diện cơ bản nhân văn, tâm linh, trí thức và giao tế.

 

Quan Hệ Với Các Tổ Chức Thanh Niên Sinh Viên

 

Sàig̣n và các địa phương trong nước.

Sàig̣n và các thành thị chính trên cả nước (Huế, Qui Nhơn, Nha Trang, Đà Lạt, Sàig̣n, Cân Thơ) đều có những liên lạc với sinh viên Công giáo Sàig̣n. Riêng tại Sàig̣n, có rất nhiều quan hệ với sinh viên công giáo:

Thanh Niên Thiện Chí do Nguyễn Hy Văn cầm đầu

Thanh Niên Chí Nguyện Quốc Tế International Voluntary Service – IVS

Hội Việt Mỹ Vietnamese American Association - VAA

Cơ Quan Đại Học Thế Giới WUS World University Service WUS

Cơ Quan Văn Hóa Á Châu Asia Foundation

Trung Tâm Văn Hóa Pháp Centre Culturel Français

Hội Đồng Anh British Council

Chương Tŕnh Phát Triển Sinh Hoạt Học Đường - CPS

Tổng Hội Sinh Viên Sài G̣n

Phong Trào Sinh Viên Tin Lành Young Men’s Christian Association - YMCA

Thanh Niên Cơ Đốc của Giáo Hội Cơ Đốc Phục Lâm - SDAY

Hội Thông Công Tin Lành Christian Intervasity Fellowship

Nhóm Sinh Viên Tin Lành Pháp Groupe des Étudiants de l’Eglise Réformée de France

Đoàn Sinh Viên Phật Tử

Đoàn Sinh Viên Công Giáo Đà Lạt

Đoàn Sinh Viên Công Giáo Huế

Đoàn Sinh Viên Công Giáo Cần Thơ

Tổng Đoàn Sinh Viên Công Giáo Dân với Vũ Huy Bá

Một số cơ quan xă hội từ thiện và sản xuất kinh doanh

 

Trại Xây Dựng

 

Năm 1965, Bộ Thanh Niên tổ chức nhiều trại công tác Xây Dựng, một h́nh thức công tác sinh viên mới. Mỗi trại kéo dài cả tháng, qui tụ các đoàn thanh niên Sinh Viên đến sinh hoạt với Ủy Viên (Bộ Trưởng). NTQuư tham gia cương vị công tác y tế cho Trại 1, nhưng không cho cha NHLịch biết. Ngài trách cứ NTQuư, nhưng vẫn tiếp tay điều động các anh Nguyễn Văn Hưởng, Nguyễn Thành Xương và tổ chức CMU giúp. NTQuư kêu gọi thêm các anh chị em Y, Dược, … đến góp phần. LĐSVCG nổi đ́nh đám trông thấy, nhưng sau đó, NTQuư hay một ai khác không đến dự các trại tiếp theo nữa…

 

Những Mối T́nh Thời Sinh Viên

 

Chắc chắn môi trường sinh viên Công Giáo chung quanh ngôi nhà nguyện Mai Khôi nhỏ bé thân thương là nơi phát triển rất nhiều quan hệ cuối cùng đơm hoa kết trái, đi đến tinh yêu hôn nhân. Các sinh viên nam nữ có cơ hội hiểu biết nhau qua đủ loại môi trường sinh hoạt, để thử thách nhau, thử thách ḷng ḿnh. Thật là lư tưởng. Biết bao nhiêu mối tơ duyên tưởng chừng như tan vỡ đă kết thúc tốt đẹp và đă sản xuất ra những thế hệ kế nghiệp xứng đáng. Tôi nhớ nhất nhưng lần tṛ truyện thâu đêm suốt sáng không biết mệt với nhiều bạn chí thân về t́nh yêu thời thanh niên sinh viên với một đối tượng nào đó mà ḷng ḿnh đang si mê da diết “như điếu đổ”. Tưởng chừng như không có “nàng” hay “chàng”, th́ cuộc đời măi măi bị đầy đọa vùi dập đắng cay. Nhưng rồi nhiều con chim t́nh yêu cứ bay nhởn nhơ không chịu đậu tổ nào. Cái đau đớn nhất, nhưng cũng hấp dẫn nhất là cứ t́m nhau mà cứ vuột khỏi tầm tay nhau. Có ai học được chữ ngờ trong tinh yêu cũng như biết bao chuyện đời khác.

Những mối thâm t́nh sinh hoa kết trái cũng một phần do những cách kết mối tơ duyên rất mát tay như một “phù thủy” của ông cụ xuề x̣a dễ thương Nguyễn Huy Lịch. Những mối lương duyên Nguyễn Ứng Long-Trần Thị Bạch Yến, Nguyễn Phúc Khánh- Nguyễn Thị Quí, Trần Ngọc Báu–Nguyễn Thị Thái Hằng, Lê Minh Tâm – Tôn Nữ Ngọc Diệp, Trần Văn Quí-Phan Thanh Hằng, Nguyễn Văn Thành –Lương Bạch Tuyết… là điển h́nh những trăn trở, hồi hộp, ú tim nhưng đă có một Happy Endings.

Dù sao tất cả cũng là định mệnh của trời đất, v́ biết bao ước mơ rất chân thành của nhiều t́nh yêu đă tan vỡ, nhất là những mối t́nh thời sinh viên biết bao mộng đẹp, mất đi biết bao nước mắt với những cánh thư đan dệt qua lại như thoi đưa, để rồi “anh đi đường anh, tôi theo đường tôi”, dù nhiều người tiếp tục gặp nhau ngậm ngủi nhưng trên muôn ngả đường đời ở nhiều cương vị khác nhau! Hăy để cho ḷng ḿnh lắng đọng an tịnh với những mối rung cảm của hương vị t́nh yêu một thời đă qua! Và hăy yêu nhau như chỉ được một lần yêu! Dù sao, mỗi người vẫn c̣n t́nh hữu nghị nhân bản của những người từng gặp nhau và từng yêu nhau, và từ giă nhau, rồi lại gặp lại nhau chung chiếc thuyền đời. Tất cả đều có đáp số ở cơi vĩnh cửu ngàn thu!

 

Thử đi đến một kết luận

 

            Hành tŕnh cuộc đời sinh viên chỉ là một giai đoạn tạm thời tương đối ngắn ngủi, nhưng rất quan trọng, hầu như có tính quyết định cho thành công trong cả một quá tŕnh trưởng thành, học vấn và giáo dục con người, từ tấm bé trong từng hoàn cảnh gia đ́nh xă hội và con người giao tiếp ứng phó. Mỗi người được rèn luyện về chuyên môn, về đạo lư làm người, về ư chí hướng thiện, trải nghiệm lăn lộn trong học đường, trên trường đời, thể hiện đúng tầm vóc những ǵ ḿnh tiếp thu để t́m đảm đương các trách nhiệm trưởng thành một cách sáng tạo, nhân bản, với nhận thức đạo lư ngay thẳng chân thành muốn giúp ḿnh và giúp người. Mỗi người không thể ôm mộng măi, nhưng phải sống thực những ước mơ thời sinh viên đó trong mọi t́nh tiết và lĩnh vực dấn thân theo sở thích, điều kiện hoàn cảnh và năng lực thực tế của mỗi người.

Thành công của mỗi con người không phải chỉ là địa vị nghề nghiệp xă hội, nhưng chính là t́m sống theo đúng thiên năng - hay nói theo từ ngữ Công giáo - tức là “ơn gọi làm người đích thực” của ḿnh trong ḷng đất nước, xă hội loài người, thế giới và vũ trụ. Omnia parata sunt!

 

Dayton, OH, ngày 7/11/2005.2- 18/11/2005.6 Đỗ Hữu Nghiêm. Final có tham gia của LM Đỗ Xuân Quế chỉnh sửa chỗ nào phát hiện từ Việt Nam và Huỳnh Phước Toàn góp thêm mấy ư tưởng rất hay, đại diện cho thế hệ sau, cần trân trọng. 21/11/2005.2. 9:40pm