Chung Quanh Biến Cố

Ṭa Khâm Sứ Hà Nội

 

 

Nguyễn Đức Tuyên, CA, HK, tóm lược

 

 

 

Vấn đề liên hệ giữa nhà cầm quyền cộng sản và Giáo hội Công giáo Việt Nam, tuy bề ng̣ai có nhiều cải thiện, nhưng tự căn bản, vẫn c̣n nhiều khác biệt và gai góc. Riêng vấn đề đất đai th́ dường như nhà cầm quyền muốn nắm giữ những cơ sở đă chiếm đoạt được từ năm 1954 ở miền Bắc và từ năm 1975 ở miền Nam, đặc biệt là toàn bộ cơ sở giáo dục, từ mẫu giáo, đến đại học. Trong những năm qua, ngoài những vụ khiếu kiện tại các địa phương, người ta thấy các vị giám mục Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Saigon … chính thức lên tiếng đ̣i nhà cầm quyền trả lại đất đai bị chiếm đoạt dưới nhiều h́nh thức.

Hội Đồng Giám mục, trong kiến nghị ngày 29 tháng 9 năm 1995 đă nêu lên 2 điểm quan trọng: 1) Đề nghị xem xét và cấp thời trao trả Giáo hoàng Học viện tại Đà Lạt; 2) Đề nghị xem xét và trao trả các đất đai và cơ sở của Giáo hội trước đây bị trưng dụng hoặc hiến cách không thỏa đáng (lư do mập mờ, văn bản không hợp pháp, chủ nhân không đồng ư hoặc bị cưỡng ép, vắng mặt v.v.)

Sau cuộc họp thường niên năm 2005, Hội đồng Giám mục đă làm một văn thư gởi Chủ tịch Nhà Nước và Thủ Tướng Chính phủ, chính thức đề nghị trả lại: Ṭa Khâm Sứ, Trung tâm Thánh Mẫu La Vang và Giáo hoàng Học viện Đà Lạt. Vụ trụ sở Ṭa Khâm Sứ cũ là cơ sở của Giáo Phận Hà Nội có từ trên 100 năm, bị chiếm đọat 50 năm qua mới nổ ra từ ngày 18 tháng 12 năm 2007, là một trường hợp điển h́nh và có thể đem đến những hậu quả không lường trước được.

Để theo dơi vụ cơ sở ṭa Khâm Sứ ở Hà Nội xẩy ra, chúng ta nên coi vài nét lịch sử h́nh thành Ṭa Khâm Sứ của Giáo hội Công giáo ở Việt Nam; từ việc chiếm đoạt trụ sở đó đến các lá thư “dân oan khiếu kiện” của Đức Hồng Y Phạm Đ́nh Tụng, Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, của giáo dân Hà Nội, và thái độ của nhà cầm quyền dẫn tới biến cố 18 tháng 12.  Sau hết là vài nhận định:

 

 I.   Ṭa Khâm Sứ

Năm 1923, Đức Giáo Hoàng Piô XI cử Đức Cha Lécroart, Ḍng Tên, làm Khâm Sai sang thăm viếng Giáo hội Việt Nam và đến năm 1925, ĐGH ban Tông thư Ex Officio supremo đề ngày 20 tháng 5 thiết lập Toà Khâm Sứ tại Đông Dương và Thái Lan, trụ sở đặt tại Kinh đô Huế. Ngài cử Đức cha Constantino Ayuti (1876-1928), người Ư làm Khâm Sứ đầu tiên và Đức Khâm Sứ Constantino Ayuti đă cho xây trụ sở ở Huế nhưng công việc chưa hoàn tất th́ ngài từ trần. Trụ sở Ṭa Khâm Sứ tại Huế đuợc khánh thành ngày 1 tháng 5 năm 1928. ĐGH Piô XI cử Đức Cha Columban Dreyer, người Pháp thuộc Ḍng Phanxicô làm Khâm Sứ kế vị Đức Cha Constantino Ayuti vào năm 1929. Năm 1937 Đức Cha Antonin Drapier, Ḍng Đaminh được cử làm Khâm Sứ thay Đức Cha Columban Dreyer.

Năm 1950 ĐGH Piô XII đặt Đức Cha John Dooley, người Ái Nhĩ Lan (Irish) Ḍng Truyền Giáo Columban làm Khâm Sứ thay thế Đức Khâm Sứ Drapier. Ngài dời trụ sở ra Hà Nội và đặt trụ sở Toà Khâm Sứ cạnh Toà Giám Mục Hà Nội.

Năm 1959 Đức Khâm Sứ John Dooley bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trục xuất. Mấy tuần sau các nhân viên Toà Khâm Sứ cũng bị trục xuất. Ṭa Thánh quyết định lập ṭa Khâm Sứ tại Saigon và cử Đức Cha Mario Brini làm Khâm Sứ.

Cũng cần đính chính một việc, trong cuộc phỏng vấn của cô Nhă Lan, Đài Little Saigon Radio vào ngày 20 tháng 12 năm 2007, L.M. Trần Công Nghị có nói Ṭa Khâm Sứ đuợc thiết lập tại Hà Nội vào năm 1923 . Điều này không đúng.

Từ năm 1959, chính quyền thành phố Hà Nội lấy Toà Khâm Sứ dùng vào các việc khác nhau.

Một bức tường ngăn cách giữa Ṭa Giám Mục và Toà Khâm Sứ đă được xây lên, nhưng ngày trước không có bức tường ấy. Một người cho biết thời c̣n làm lễ sinh, chính quyền đă vào ép cha Mai chứng kiến họ xây tường ngăn cách Toà Khâm Sứ với Toà Giám Mục và phân ranh giới hai bên.

Tưởng cũng nên ghi vài ḍng về khu vực công giáo thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, để những ai đă xa xứ sở lâu năm hoặc những người chưa có dịp về Hà Nội biết được vị trí. Khu vực công giáo này ở gần bờ hồ Hoàn Kiếm, bao quanh bởi các phố Nhà Chung-Lư Quốc Sư, Ấu Triệu, Phủ Doăn và Trường Thi. Nếu đi từ phía Trường Thi vào, trên phố Nhà Chung, ta sẽ gặp Ṭa Khâm Sứ cũ, kế tiếp là Ṭa Giám Mục và nhà thờ Chính Ṭa, c̣n gọi là nhà thờ Thánh Guise, xây cất năm 1886. Khu vực Ṭa Giám Mục bị chắn bởi dẫy phố Nhà Chung, phía sau dẫy phố là Nhà Chung Hà Nội và Đại Chủng Viện, đó là chưa kể khu đất bị chiếm dụng làm trường trung học. Đầu và bên hông nhà thờ Chính Ṭa có lối đi vào Nhà Chung và Đại Chủng Viện. Nếu tiếp tục từ phố Nhà Chung đi sang phía Ấu Triệu là phố Lư Quốc Sư.

Ngôi nhà Ṭa Khâm Sứ cũ, có thời kỳ được chính quyền dùng làm Cung Thiếu nhi. Trong thời gian này họ xây một số công tŕnh ở phía trước và phía sau toà nhà chính. Mấy năm trước đây, họ phá toà nhà phía trước, tính tái quy hoạch và xây dựng công tŕnh ǵ đó. Dạo ấy, Ṭa Giám Mục Hà Nội có gửi thư đi các giáo xứ để báo động. Các công việc sửa sang, xây dựng bị dừng lại. Tuy nhiên, trong thời gian này, ngôi nhà nhỏ mới xây quay mặt ra phố Nhà Chung vẫn dùng làm nơi bán phở. C̣n ngôi nhà mới xây phía sau ngôi nhà chính th́ được dùng làm địa điểm kinh doanh ăn chơi, gây náo động cạnh khu vực tôn nghiêm là Ṭa Giám Mục và Nhà thờ Chính Ṭa.

Khi Đức Hồng Y Trịnh Như Khuê đ̣i lại cơ sở đặt Ṭa Khâm Sứ, nhà cầm quyền nói quanh rằng Toà Khâm Sứ không thuộc đất Ṭa Tổng Giám Mục, để khi nào có quan hệ ngoại giao với Vatican th́ sẽ trả. Ṭa Tổng Giám Mục đă đưa ra hai bằng chứng: 1) Giấy Điền Thổ, xác nhận chủ quyền của Địa Phận Hà Nội. 2) Thư của Đức Khâm Sứ Dooley trước khi ra đi cám ơn Đức Cha Trịnh Như Khuê đă cho ngài mượn đất làm Ṭa Khâm Sứ và ngài đă trả lại cho Địa Phận Hà Nội.

Mặc dù có sự phản đối và nhiều đơn từ đ̣i lại, mới nhất là ngày 03.12.2007 của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội, nhưng không thấy chính quyền trả lời. Từ sáng 13.12 .07, người ta bắt đầu dỡ mái Toà Khâm Sứ và tiếp tục đến ngày 18.12, nghe nói định dùng làm ngân hàng. Trong khi đó khoảng sân rộng phía trước Toà Khâm Sứ, họ đă cho siêu thị điện máy Nguyễn Kim ở phố Tràng Thi thuê làm băi giữ xe.

 

II. Các Lá Thư Khiếu Kiện Đ̣i Lại Đất Ṭa Khâm Sứ Bị Chiếm Dụng

1. Thơ của ĐHY Phạm Đ́nh Tụng, Hội Đồng Linh Mục và Giáo Dân

Năm 2000, người ta định xây dựng khu giải trí ở Ṭa Khâm Sứ với ngôi nhà 7 tầng và bể bơi ngay cạnh ngôi nhà khách Ṭa Tổng Giám Mục.  Đức Hồng Y Phạm Đ́nh Tụng gửi thư đến các cấp chính quyền từ Trung ương đến Hà Nội để phản đối, nhưng ba tháng sau không được hồi đáp. Trái lại, công tŕnh vẫn đóng cọc thi công như không có chuyện ǵ xảy ra. Chỉ đến khi văn thư thứ 2 gửi đi có chữ kư của Ṭa Giám Mục, Hồng Y Tụng, Linh mục đoàn Hà Nội được phổ biến cho toàn thể giáo dân, và giáo dân các xứ đạo nô nức kư tên, th́ mới có biến động từ phía chính quyền. Công tŕnh phải dừng lại.

2. Thơ của ĐTGM Ngô Quang Kiệt

Hà nội ngày 15 tháng 12 năm 2007

Gửi: Các Linh mục, Tu sĩ, Chủng sinh

Và anh chị em giáo dân Tổng Giáo phận Hà nội.

Anh chị em thân mến,

Từ nhiều năm qua, sinh hoạt của Tổng Giáo Phận bị giới hạn v́ thiếu thốn cơ sở vật chất. Nay trong t́nh h́nh xă hội đổi mới, số linh mục ngày càng tăng, các tổ chức sinh hoạt ngày càng nhiều, cơ sở Ṭa Tổng Giám Mục càng trở nên chật hẹp. Đă có những buổi lễ người tham dự phải tràn ra đường phố. Đă có những tổ chức sinh hoạt như sinh hoạt giới trẻ phải khổ sở chen chúc nhau trong sân Nhà Chung.

Hơn nữa, Ṭa Tổng Giám Mục Hà nội c̣n là nơi đặt trụ sở chính của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Thế mà hiện nay, vẫn chưa có đủ phương tiện cần thiết cho những hoạt động tối thiểu của cơ quan quan trọng, là tổ chức đứng đầu Giáo hội Công giáo tại Việt Nam. Thậm chí chưa có được một căn pḥng nào dành riêng cho Hội đồng Giám mục. Hoàn cảnh thật đau ḷng.

V́ thế từ nhiều năm nay, Ṭa Tổng Giám Mục và Hội đồng Giám mục đă nhiều lần đệ đơn lên Chính quyền các cấp xin giao lại Ṭa Khâm Sứ để Giáo hội có đủ phương tiện cần thiết cho những hoạt động tôn giáo tối thiểu. Đề nghị chính đáng của tôn giáo chưa được đáp ứng, trong khi đó Quận Ḥan Kiếm lại dùng Ṭa Khâm Sứ để kinh doanh buôn bán. Trước đây đă bán phở, nay lại mở ngân hàng. Và ngày 13-12-2007 vừa qua thêm kinh doanh giữ xe với quang cảnh thật hỗn độn.

V́ thế, xin anh chị em hăy tích cực cầu nguyện để những nơi tôn nghiêm của tôn giáo được tôn trọng, nhu cầu chính đáng của Giáo phận và của Hội đồng Giám  mục được đáp ứng và những sinh hoạt tôn giáo được thuận lợi, góp phần xây dựng xă hội, đặc biệt khuôn mặt thủ đô được tốt đẹp.

Thân ái chào anh chị em.

+Giuse Ngô quang Kiệt

Tổng Giám mục Hà nội

3. Thơ của Tập Thế Giáo Dân Hà Nội Năm 2007

Trong lá thơ đề ngày 23 tháng 12 năm 2007, có các điểm chính như sau, làm cho vấn đề sáng tỏ hơn:

Đất Ṭa Khâm Sứ là tài sản của Tổng Giáo Phận Hà nội từ hơn 100 năm nay. Tuy Ṭa Khâm Sứ mượn đất làm văn pḥng nhưng hai bên vẫn liền lạc với nhau, không có tường rào ngăn cách. Và cả hai nhà đều có địa chỉ duy nhất mang số 40, phố Nhà Chung, Hà nội.

Tại gốc cây đa vẫn có hang đá Đức Mẹ với tượng Đức Mẹ nh́n thẳng vào tiền sảnh của Ṭa Tổng Giám Mục. Mỗi buổi tối mọi người trong Ṭa Tổng Giám Mục vẫn đến đọc kinh kính viếng Đức Mẹ cách dễ dàng v́ cùng chung một sân.

Từ 50 năm trước, sau khi công an vào can thiệp, tường mới được xây lên và xuất hiện số 42, phố Nhà Chung.

Khu đất nằm ngay trong Ṭa Khâm Sứ đă được một cơ quan dùng vào mục đích kinh doanh ngay từ ban đầu.

Giáo dân vui mừng khi thấy Phật giáo được cấp đất, tại Đà Lạt có 50 ha để xây Thiền Viện Trúc Lâm, tại Vĩnh Phúc có 50 ha để xây Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên, và tại Hà Nội có 10 ha đất để xây dựng Viện Phật học, tại Nam Định có 10 ha để xây dựng Thiền Viện. Ước mong mọi tôn giáo đều được như thế.

Giáo dân đề nghị Chính quyền các cấp hăy trân trọng ư kiến của Hội đồng Giám mục và của Ṭa Tổng Giám Mục Hà Nội. Hăy giao lại đất này cho Giáo hội v́ đây là đất hương hỏa tổ tiên trong Giáo hội để lại.

 

III. Phản Ứng Của Các Tín Hữu - Việc Từng Ngày

18.12.2007

Tối 18.12, có khoảng 4,000 người tới khuôn viên Đại Chủng Viện Hà Nội tham dự buổi tŕnh diễn Thánh Ca kỷ niệm 50 năm sáng tác thánh nhạc của Linh Mục Kim Long.

Đêm Thánh Ca tŕnh diễn 19 bài hát được tuyển chọn trong hơn 3,000 bài thánh ca của tác giả. Đêm Thánh Ca đă diễn ra hết sức long trọng với sự tham gia biểu diễn của Đại Chủng Viện, Hội ḍng Mến Thánh Giá và Phaolô Hà Nội, ca đoàn các giáo xứ Hàm Long, Nam Định, Nhà thờ Chính Ṭa, Thái Hà thuộc giáo phận Hà Nội, ca đoàn Vượt Qua của Nhà thờ Chính Ṭa Sài G̣n.

Lời Kinh Hoà B́nh của ca đoàn tổng hợp vừa dứt trong tiếng vỗ tay của chừng 4,000 người tham dự th́ tiếng cha Giuse Nguyễn Khắc Quế, hiện đang làm chính xứ Thạch Bích, Hà Tây vang lên. Ngài nói đến việc đ̣i đất Toà Khâm Sứ theo nội dung bức thư chung của Đức Tổng Giám Mục gửi cộng đồng dân Chúa ngày 15 tháng 12. Thế là khoảng 2,000 người, có linh mục, tu sĩ, chủng sinh, giáo dân trong và ngoài giáo phận đến từ nhiều giáo phận miền Bắc. Tất cả trong trang phục lễ hội. Từ sân Đại Chủng Viện đoàn người đi qua khu vực Toà Giám Mục tiến thẳng sang sân Toà Khâm Sứ cũ, nơi đang bị chiếm dụng bất công và bất hợp pháp từ gần nửa thế kỷ nay trong đêm "Thắp Nến hát Thánh ca cầu nguyện đ̣i Công lư". Lúc đó là 22 giờ tối ngày 18.12. 07.

Họ tiến thẳng vào cửa chính Toà Khâm Sứ, nhưng cửa chính đă khoá. Thánh giá nến cao dừng lại nơi bậc cấp trên cùng sát cửa chính, quay ra và hướng xuống sân cho cộng đoàn đông đảo chiêm ngưỡng và cầu nguyện. Đoàn người tiếp tục tiến vào. Họ đứng chật cái sân rộng mênh mông. Nhiều người đứng tràn ra hai bên hè Phố Nhà Chung.

Họ vẫn cầm nến sáng trong tay. Họ tiếp tục cầu nguyện. Rồi lại có tiếng cầu xin Chúa Thánh Thần được cất lên. Rồi lời ca “Lạy Mẹ xin thương đến Giáo phận con đây” lại được cất lên.

19.12.2007

Ṭa Tổng Giám Mục vào khoảng 10 g sáng thấy có chiếc “xe càn” của công an, loại xe hay đi rà trên phố và bắt những người và vật vi phạm luật pháp. Có hai dân pḥng quân phục chỉnh tề đang ngồi ở sân, nơi cửa nhà khách Toà Tổng Giám Mục.

Hơn 11 giờ tại nhà thờ Hàm Long, đă in các bài báo tường thuật chuyện xuống đường cầu nguyện đêm hôm  trước

Nhà thờ Thái Hà, cũng có những bài dán trên bảng tin giáo xứ. Buổi tối tại Thái Hà có lễ khánh thành nguyện đường mới xây dựng trên khu đất giáo dân đấu tranh đ̣i lại được trong hai tháng qua.

Có mặt giáo dân của tất cả các giáo xứ trong thành phố khoảng gần 3,000 người. Ở đây cũng đang nóng bỏng chuyện đất đai.

Kết thúc một ngày, không thấy chính quyền có động thái nào tích cực. Công việc thi công của đơn vị dịch vụ quận Hoàn Kiếm bên Toà Khâm Sứ vẫn tiếp tục.  Cuộc cầu nguyện tối hôm trước của giáo dân mới chỉ làm cho họ dừng chuyện cho Siêu thị Nguyễn Kim nhờ đất làm băi giữ xe.

20.12.2007

Trước Thánh lễ, lúc 8 giờ30 sáng, đoàn tín hữu đông đảo khoảng 4,000 người từ sân Đại Chủng Viện, tiến ra khu vực Tòa Khâm sứ cũ.

Đi đầu là Thánh Giá nến cao, đội kèn hùng hậu, đoàn cồng chiêng của bà con dân tộc Mường, tiếp đến là tượng Đức Mẹ Sầu Bi ẵm Chúa Giêsu, được nhiều giáo dân rước và đặt trên bậc cao cạnh cây đa, ngay trước cửa Tòa Khâm Sứ. Tại đây cộng đoàn tín hữu cất vang lời kinh “Kính mừng Maria...” và bài hát bất hủ “Kinh hòa bình”. Sau khi cầu nguyện, đoàn chiên lại tiến về sân Đại Chủng Viện, nơi diễn ra Thánh lễ truyền chức linh mục cho 18 thầy phó tế, thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội.

Đúng 9 giờ 15, đoàn đồng tế từ nhà nguyện Fatima tiến ra lễ đài. Cùng dâng Thánh lễ hôm nay, ngoài Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Hà Nội, chủ tế, c̣n có Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Lạng Sơn,  ban Giám Đốc và giáo sư của Đại Chủng Viện, nhiều linh mục trong và ngoài giáo phận, bề trên các hội dòng, các nam nữ tu sĩ, chủng sinh và khoảng 5,000 giáo dân.

Điểm đặc biệt trong thánh lễ truyền chức hôm nay là sau thánh lễ, mọi thành phần dân Chúa lại tiến bước về Tòa Khâm Sứ trong tiếng kèn, tiếng hát. Từng lẵng hoa tươi, từng cành hoa thắm cộng với những nén hương ngát thơm phủ kín dưới chân Thánh tượng Mẹ Sầu Bi, tràn cả lên gần nửa thân cây đa đại thụ.

Có rất nhiều giáo dân đến từ các giáo xứ ngoài thành phố Hà Nội, như Nam Định, An Phong, Phú Đa, Lan Mát, Chúc Sơn, Phủ Lư, Thạch Bích, Tân Độ, Sở Kiện, v.v... Có cả giáo dân của Thái B́nh, Hưng Yên cũng đến dự lễ.

21.12.2007

Sáng 21 tháng 12 năm 2007, nhiều người đă đến trước cổng Toà Khâm Sứ để hy vọng có thể vào viếng Đức Mẹ Sầu Bi, nhưng cổng vào đă bị khoá, khác với hôm qua, giờ đây cổng được bảo vệ cẩn thận hơn với ba lần khoá.

Theo nhiều người cho biết, buổi chiều ngày 20 tháng 12, công an đă cho gọi cả người dùng xe xích lô để chở tượng và những người mà theo họ là “cầm đầu” khi đặt tượng lên gốc cây đa trước Toà Khâm Sứ, giam giữ họ và điều tra đến xế chiều mới cho về.

Trong lúc cả cộng đồng giáo phận đang dự lễ truyền chức th́ mái ngói Toà Khâm Sứ đă được thợ của Công ty Dịch vụ Quận Hoàn Kiếm lợp xong.

Nghe nói ngày 19.12, chính quyền quận Hoàn Kiếm đă gửi một văn bản trả lời văn thư ngày 03.12 của Toà Giám Mục. Nội dung vẫn khẳng định nhà đất số 42 phố Nhà Chung, tức là Toà Khâm Sứ thuộc sở hữu nhà nước và chính quyền chỉ trả lại khi nào ở trên có chủ trương (!).  Một nguồn tin khác c̣n cho biết sáng ngày 20.12,  chính quyền có gửi văn thư xin không cầu nguyện bên Toà Khâm Sứ nữa và hứa sẽ giữ nguyên trạng.

22.12.07

Sau thánh lễ chiều, đông đảo bà con giáo dân lại tụ họp nhau để cầu nguyện với Mẹ tại mảnh đất Toà Khâm Sứ.

Tuy nhiên, khác hẳn với mấy ngày hôm trước, hôm nay chính quyền đă tỏ ra thái độ khá căng thẳng, công an liên tiếp gây khó dễ, làm dân chúng phẫn nộ.

Chính quyền đă gửi công văn tới Toà Giám Mục nói đă ngưng lại việc sửa chữa tháo dỡ mái Toà Khâm Sứ và các công việc sử dụng toà nhà và khu đất này, tuy nhiên, những quán phở trong khu đất vẫn khá đông khách, những tấm bảng hiệu của một ngân hàng vẫn chưa tháo xuống, sân tennis, khu nhà thể thao vẫn hoạt động.

Trong những ngày tới đây, chắc chắn giáo dân vẫn đều đặn đến viếng Đức Mẹ ở Toà Khâm Sứ này. Tin tưởng, phó thác và cậy trông nơi Mẹ sẽ là động lực để mọi người kiên tŕ cầu nguyện và tranh đấu cách hoà b́nh cho một xă hội tốt đẹp và công b́nh.

Trong buổi sáng,  thấy xe của Đài Truyền h́nh Hà Nội vào Toà Giám Mục. Hôm nay bản tin công cộng của giáo xứ Hàm Long không c̣n các bài viết về vụ cầu nguyện ở Toà Khâm Sứ nữa. Lư do là Công an phường Hàm Long đă vào tịch thu.

Cũng có nguồn tin khác cho biết: các bài viết về việc cầu nguyện đ̣i đất dán trên bản tin của giáo xứ Thái Hà vẫn c̣n nguyên.

Có tin cựu Bí thư Thành uỷ Hà Nội là ông Phạm Thế Duyệt, đương kim Chủ tịch Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vào chúc mừng Giáng Sinh đức Tổng giám mục. Hai bên gặp gỡ theo nghi thức ngoại giao. Khi ông đi ra, th́ cha Nguyễn Khắc Quế, có dẫn và chỉ cho ông xem tường tận hiện trạng Toà Khâm Sứ bên cạnh và nhắc lại yêu cầu trả lại cho Giáo hội.

Cha xứ nhà thờ Chính toà cho biết: Tuần tới là phiên cầu nguyện của Giáo hạt Chính Toà. Như vậy là giáo dân khắp giáo phận đă sẵn sàng cho một cuộc cầu nguyện dài ngày và rộng răi một cách hoà b́nh.

23.12.07

Sau  tiếng mời gọi trên tăng âm Nhà Thờ Lớn xin anh chị em lễ xong ra cầu nguyện tại Toà Khâm Sứ. Thế là các giáo dân đi lễ sáng từ Nhà Thờ Chính Toà lại sang khu vực Toà Khâm Sứ và cầu vọng từ mặt phố Nhà Chung. Tượng Đức Mẹ Sầu Bi vẫn an vị tại gốc đa. Hoa xung quanh vẫn ở vị trí cũ. Một nữ tu đă vào dọn dẹp xung quanh tượng Đức Mẹ.

Trong ngày, người ta thông tin cho nhau người này người kia ở các giáo xứ trong thành phố bị công an gọi lên đồn. Một số bà nói: “công an nói chúng tôi đừng đi đ̣i đất! Việc đ̣i đất là việc của các ông cha bà sơ!”

Các sinh viên công giáo chưa có ngày cầu nguyện riêng, chưa tổ chức một buổi cầu nguyện nào, th́ một số bạn đại diện các nhóm sinh viên, cũng đă được công an hỏi tới. Một số người ở Hàm Long cho biết: Sự kiện công an vào lột bản tin của Giáo xứ Hàm Long liên quan đến nhà đất Toà Khâm Sứ đă được tŕnh báo lên Đức Tổng Giám Mục. 

Suốt ngày từng lúc từng lúc đều có người đi qua dừng lại đứng trên hè phố hướng về Đức Mẹ bên trong Toà Khâm Sứ.

Nh́n cảnh tượng bên ngoài ai bảo Việt Nam không có tự do tôn giáo? Nhưng kết cục sau hơn 10 ngày gửi đơn thư và sau 6 ngày cầu nguyện, chính quyền địa phương vẫn chưa có động thái nào tích cực trong việc trả lại nhà đất cho Giáo hội.

Lễ tối xong, khoảng 19 giờ, cả một đoàn người đông đảo đi từ đầu Nhà Thờ Lớn qua Toà Giám Mục sang Toà Khâm Sứ cầu nguyện. Lẫn trong đoàn người ấy là nhiều nhân viên an ninh quay phim chụp h́nh và quan sát. Cổng khoá. Mọi người đứng hai bên vỉa hè phố Nhà Chung. Đứng tràn xuống ḷng đường.

24.12.2007

Nhiều người Hà Nội đến Nhà Thờ Lớn chiêm ngưỡng cảnh Chúa Giáng Sinh nằm trong hang đá an b́nh. Đầu phố Nhà Chung, giáp phần đất Ṭa Khâm Sứ, không thấy xe cảnh sát.

Quán phở hoạt động trở lại. Ngân hàng vẫn đóng cửa. Mấy anh bảo vệ đi lại trong Ṭa Khâm Sứ.

Trước thánh lễ Giáng Sinh, có cầu nguyện tại Ṭa Khâm Sứ do giáo dân tổ chức. Sau đó cộng đoàn đă về sân Chủng Viện để tham dự buổi văn nghệ mừng Chúa Giáng Sinh lúc 21 giờ 15.

Thánh Lễ Nửa Đêm Giáng Sinh vừa xong, linh Mục Antôn Trần Duy Lương, cha xứ Nhà Thờ Chính Ṭa kêu gọi cộng đoàn sang bên Ṭa Khâm Sứ cầu nguyện. Thánh giá nến cao, quư cha đồng tế, quư thầy, quư sơ và đông đảo giáo dân lại tiếp tục lên đường. Đoàn người trang nghiêm tiến bước. Khoảng 4,000 người đă thắp nến tuần hành và cầu nguyện. Rất nhiều người ngoại đạo và người ngoại quốc đi lễ Giáng Sinh cũng tham gia.

Một nhóm giáo dân đă chuẩn bị một cây thánh giá lớn cao khỏang 1,5 m, bằng gỗ vuông đem dựng bên phải tượng Đức Mẹ.

25.12.07

Tại Nhà Thờ Chính Toà, 5 giờ 30 thánh lễ rạng đông. Cha Giuse Nguyễn Văn Diễm chủ tế. Dự lễ phần lớn là giới các cụ ông cụ bà đáng kính.

Lễ xong cộng đoàn lại kéo nhau sang Toà Khâm Sứ cầu nguyện.

Giữa buổi sáng, thánh Lễ trọng thể do Đức Tổng Gián Mục chủ tế. Khi kết thúc thánh lễ, cha Nguyễn Văn Lư, Chính xứ Hàm Long kêu gọi cộng đoàn hưởng ứng Thư chung của Đức Tổng Giám Mục về việc cầu nguyện để nhà đất Toà Khâm Sứ sớm được trả lại Giáo hội. Đi đầu là thánh giá nến cao và ngay sau đó là đoàn đồng tế gồm14 linh mục và đông đảo các tu sĩ và chủng sinh.

 

IV. Các Phóng Viên Nh́n Lại Biến Cố Trong Tuần Qua.

Sau gần một tuần cầu nguyện, giáo dân đă ư thức sâu xa và rơ ràng hơn vấn đề. Tuy nhiên, một số giáo dân cho rằng cần phải cảnh giác và đề pḥng những tin đồn gây hoang mang chia rẽ. Họ sẽ không chỉ cầu nguyện tại Ṭa Khâm Sứ mà thôi. Họ sẽ tiến đi cầu nguyện ở những nơi khác nữa mà trước mắt có thể là tại bờ hồ Hoàn Kiếm, trước UBND thành phố Hà Nội, nơi vài tháng trước giáo dân xứ Thái Hà cũng đă tập trung giăng biểu ngữ hai buổi để đấu tranh đ̣i đất đai.

 

V. Vài Nhận Định         

1. Tối ngày 18 tháng 12 năm 2007, sau khi tham dự Đêm Thánh Nhạc của Linh mục Kim Long, người giáo dân Hà Nội đă cùng nhau tiến sang khu đất Ṭa Khâm Sứ, miệng hát Kinh Ḥa B́nh, tay cầm nến và họ Cầu nguyện. Trong suốt một tuần lễ tiếp theo, giáo dân cũng lập lại hành vi đó và họ tiếp tục Cầu nguyện.

Tại sao lại có sự kiện đó và nó mang ư nghĩa ǵ?

Đối với những người không cùng niềm tin tôn giáo, nhất là những anh em vô thần, có thể coi đây là một hành vi khó hiểu, nếu không nói là “một hành vi chính trị” không hơn không kém. Đối với một số người khác, do thói quen nghi ngờ và lối sống thủ đoạn hầu như đă thấm vào xương tủy, cũng khó có được một sự cảm thông hoặc t́m ra được ư nghĩa của sự Cầu nguyện đó.

Theo giáo huấn Công giáo, Cầu nguyện là trung tâm đời sống của nguời tín hữu:

“Lời cầu nguyện của Kitô hữu đích thực ... dẫn tới việc chia sẻ đối thoại của chính Thiên Chúa Con, với Thiên Chúa Cha theo lời diễn tả tuyệt vời của thánh Phaolô trong thơ gởi các tín hữu ở Galata: “V́ anh chị em là con cái, Thiên Chúa đă gởi Thần Khí của Chúa Con đến trong trái tim anh chị em, kêu lên, ‘Abba! Cha!’” (Gl 4:6). Lời cầu nguyện không phải là việc làm trong muôn vàn, nhưng là tại chính trung tâm cuộc sống của Chúa Kitô. Lời cầu nguyện hướng sự chú ư của chúng ta ra khỏi chúng ta và hướng sự chú ư của chúng ta vào Chúa. Lời cầu nguyện đổ đầy trí óc bằng chân lư và đem hy vọng cho trái tim. Nếu không có kinh nghiệm cầu nguyện nồng nàn sâu thẳm th́ sự tăng trưởng cuộc sống luân lư sẽ nông cạn.” [1]

Và nguời tín hữu công giáo coi lời Cầu nguyện như hơi thở: “Thực sự mà nói, thế giới ngày nay không dành nhiều chỗ cho nhu cầu cầu nguyện. Nhịp độ cuồng nhiệt của hành động hàng ngày, cùng với tính cách lấn lướt của các phương tiện truyền thông ồn ào và thường là phù phiếm, thực sự không phải là thứ dẫn tới sự chiêm niệm bề trong cần thiết cho việc cầu nguyện. Trong trường hợp đó, cũng có nhiều khó khăn quan trọng hơn nữa: người thời nay có quan điểm về tôn giáo càng ngày càng nhẹ đối với thế giới và cuộc đời. Tiến tŕnh trần tục hóa dường như đă làm cho họ tin rằng quá tŕnh các biến cố có thể được giải thích đủ do sự tác động lẫn nhau của những lực nội tại, độc lập với sự can thiệp từ trên cao. Những thành quả của khoa học và kỹ thuật cũng cổ vũ ḷng tin của họ rằng họ đă có, và sẽ tiếp tục gia tăng, khả năng khống chế mọi hoàn cảnh, hướng họ đi theo những ước muốn của họ.

Cầu nguyện phải được bày tỏ trong sự cam kết vô điều kiện thi hành bác ái đối với tha nhân. V́ thế, cầu nguyện xác thực phải là những việc bác ái, và chỉ có những việc đó mà thôi.

Thực ra, v́ là thụ tạo, bản chất bất toàn và khốn khó, nhân loại tự nguyện hướng tới Thiên Chúa Đấng là nguồn mọi ân sủng, để chúc tụng Người, cầu xin, và t́m kiếm trong Người để thỏa măn ước vọng day dứt bừng bừng cháy trong trái tim họ…. Các Kitô hữu biết rằng đối với họ th́ cầu nguyện cần thiết như hơi thở, và khi họ đă nếm sự dịu ngọt của việc đối thoại mật thiết với Thiên Chúa, họ không ngại ngùng d́m ḿnh trong sự dịu ngọt đó với ḷng kư thác thảnh thơi”. [2]

Câu hỏi tiếp theo được đặt ra: Tại sao lại cầu nguyện với Đức Mẹ Maria?

Suốt ḍng lịch sử loài người, kể từ lúc Ngôi Hai nhập thể, Đức Mẹ xuất hiện nhiều lần với con cái nhân loại, lúc riêng tư, lúc công cộng, để săn sóc, an ủi, đặc biệt là để đem đến một Sứ điệp nào đó, trong một thời điểm đặc biệt.

Trong niềm tin công giáo, Đức Mẹ là nhịp cầu hiệp thông giữa Thiên Chúa và con người. Mẹ thể hiện ơn gọi là một thụ tạo chia sẻ đời sống thần linh v́ sự hiệp thông sâu xa với Thiên Chúa trong sự vâng phục tuyệt đối và tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa. Mẹ cũng hiệp thông với con người. Những ai từng có đời sống cầu nguyện, năng tiếp xúc với Mẹ, hẳn có kinh nghiệm quí báu này. Khi đón nhận Chúa Giêsu vào ḷng, Mẹ cũng đón nhận Hội thánh như con Mẹ.

Bức tượng Pieta do điêu khắc gia Michelangelo thực hiện từ năm 1498 và ḥan tất năm Thánh 1500, mô tả Chúa Giêsu tử nạn trên tay Đức Mẹ Maria, được đặt tại Đền Thánh Phêrô ở Rôma. Người công giáo chiêm niệm bức tượng Sầu Bi Pieta biểu lộ t́nh Mẫu Tử vô biêngiữa Mẹ và Chúa Giêsu tới t́nh mẫu tử giữa Đức Mẹ với người tín hữu trong cuộc lữ hành trần thế. Đức Mẹ Sầu Bi là Đấng ủi an mọi tâm hồn đau khổ, cho nên họ đến với Đức Mẹ để t́m sự an ủi và nâng đỡ, phù trợ; ít nhiều giống như người con Phật đến với Phật Bà Quan Âm.

V́ vậy, trong tiến tŕnh đ̣i công lư, người công giáo không hô hoán khẩu hiệu, không sắt máu, mà thể hiện ư chí của ḿnh trong việc Cầu nguyện, xin Ơn Trên soi sáng cho nhà cầm quyền biết thế nào là đường ngay, lối thẳng, trả lại công bằng cho những người bị áp bức. Sức mạnh của việc Cầu nguyện sẽ làm thay đổi con người.

2. Về việc nhà nước chiếm đoạt đất đai của dân oan khắp nước, của các tôn giáo, là một vấn đề rất lớn mà ta vẫn chứng kiến hàng ngày.

Riêng khu vực Hà Nội, hồi trước, Toà Giám Mục sở hữu 83 cơ sở khác nhau trong thành phố, tập trung nhất tại Phố Nhà Chung, phố Hàng Trống, phố Tràng Thi. Các cơ sở nhà ḍng, nhà xứ cũng bị nhà nước trưng thu khá nhiều. Có Ḍng Saint Paul, Ḍng Chúa Cứu Thế, Ḍng Lasan, Ḍng Kín, Trường Dũng Lạc, Chủng viện Liễu Giai, Nhà thờ Đa-minh, Nhà in Tê-rê-xa… bị trưng dụng Lần cuối cùng kiểm kê và sau đó bị Uỷ Ban Quân Quản Hà Nội chiếm dụng nhiều cơ sở là thời Cha Nguyễn Tùng Cương, c̣n đang làm quản lư tại Toà Giám Mục Hà Nội, sau này ngài được bổ nhiệm làm Giám Mục Hải Pḥng năm 1979 và qua đời năm 1999.

3. Đây là một cuộc đ̣i đất có tổ chức, có kế hoạch, âm ỷ từ lâu của các tín hữu công giáo miền Bắc nói chung và Tổng Giáo Phận Hà Nội nói riêng. Cuộc biểu lộ ôn ḥa nhưng có sức mạnh tinh thần tiềm ẩn này phù hợp với thiên thời nhờ mùa Giáng Sinh là dịp giáo dân nghỉ ngơi, hướng ḷng về Thiên Chúa và Giáo hội, qui tụ đông đảo tại các thánh đường và tiếp theo là thời gian “luân phiên cầu nguyện” qui tụ giáo dân tại nhà thờ Chính Ṭa trong nhiều tuần lễ, địa lợi là vùng thủ đô, nơi có nhiều tai mắt quốc tế, chính quyền không dễ xử sự thô bạo với một tập thể có kỷ luật, bất bạo động, và nhân ḥa v́ ḷng người tín hữu từ linh mục, nam nữ tu sĩ, đến giáo dân, ai ai cũng sẵn sàng và can đảm biểu lộ sự dấn thân cho một mục đích đ̣i công lư;  họ chứng tỏ rất quyết liệt và kiên tŕ trong hơn một tuần qua.

4. Ban tổ chức đă lựa chọn phương pháp tranh đấu ôn ḥa, nói theo thời thượng là “phi chính trị”, không hô hóan khẩu hiệu, không chăng biểu ngữ, không đấu tranh bạo động, vẫn giữ tương quan “nhă nhặn nhưng cương quyết” đối với chính quyền. Ngoài mặt, thể hiện sự đ̣i hỏi bằng sự cầu nguyện, xác định chủ quyền bằng việc đặt tượng Đức Mẹ Sầu Bi trong khuôn viên Ṭa Khâm Sứ cũ và hàng ngày lui tới cầu nguyện, nếu không vào bên trong được th́ kiên tŕ đứng ngoài hàng rào. Nói cho cùng, từ trước khi bị cưỡng chiếm, dưới gốc cây đa cổ thụ, đă có hang đá Đức Mẹ, nay tái lập lại để tôn kính và cầu nguyện với Ngài, cũng là b́nh thường ở một xă hội b́nh thường, biết tôn trọng sự thật và kính trọng sự thánh thiêng của các tôn giáo.

5. Có một sự kiện đáng lưu ư là cộng đồng bên ngoài có vẻ như chỉ đứng xa quan sát, không lên tiếng về một biến cố liên tục xảy ra trong cả tuần lễ, trước thanh thiên bạch nhật với số quần chúng từ 2,000 tới 5,000 nguời. Điều này được hiểu như là: v́ lẽ trước đây các chức sắc công giáo, bởi những lư do tế nhị, thường giữ im lặng đối với những sôi động trong xă hội, làm cho nhiều người khó chịu, nhưng mặt khác, lại đuợc nhiều nguời coi là khôn ngoan, cẩn trọng, th́ nay, xă hội cũng xử sự một cách “tương kính”. Vả lại những người tổ chức cầu nguyện cũng không mong mỏi có sự đáp ứng từ bên ngoài, để tránh sự cáo buộc của chính quyền và điều này giúp cho những nguời điều khiển, dễ dàng kiểm soát những diễn tiến xảy ra ngoài ư muốn, phát xuất từ ḷng sốt sắng hoặc v́ gài bẫy.

6. Trước sự kiện “cầu nguyện để đ̣i công lư” giới truyền thông của nhà nước im lặng đă đành, giới truyền thông của nguời Việt hải ngoại, xem ra cũng dè dặt. Các cơ quan truyền thông công giáo như Eglise d’Asie, UCA News, Zenit News, Đài Vatican…không thấy lên tiếng. Không thể nào có chuyện họ không biết đến những ǵ đang xảy ra ở Hà Nội. Phải chăng họ chưa thấy cần lên tiếng. Ngoài VietCatholic chỉ có Đài Veritas làm công tác thông tin. H́nh như tin được in ra ở website Ḍng Chúa Cứu Thế Việt Nam trước. Gần đây Little Saigon Radio, Bolsa Radio, RFA,  BBC và RFI có các cuộc phỏng vấn, cũng rọi sáng thêm đôi chút. Nhưng h́nh như những người được phỏng vấn chỉ muốn tŕnh bầy trung thực, khác hẳn với phương pháp tuyên truyền là muốn “khuếch đại” sự kiện.

Với kỹ thuật khoa học thời nay, người dân trong nước vẫn có thể trao đổi với nhau qua các báo điện tử và thư tín điện tử. Nhờ đó họ được biết cũng như được tŕnh bày quan điểm của ḿnh về những ǵ đang xảy ra chung quanh họ. Việc trao đổi và phổ biến thông tin cho nhau về những diễn biến tại Toà Khâm Sứ Hà Nội theo một luồng riêng tư, tương đối phổ biến. Nó không thu hẹp trong phạm vi Giáo Phận Hà Nội, mà cũng lan rộng trên phạm vi toàn quốc, tới được những tín hữu tại các giáo phận khác.

7. Biến cố cầu nguyện để đ̣i công lư này, có người cho rằng đó là biến động tự phát của tín hữu Hà Nội. Theo sự quan sát, đó chỉ là cách nói làm nhẹ vấn đề, chưa muốn làm to chuyện. Đây là một biến động có tổ chức, có lớp lang, trải rộng cả miền Bắc v́ trong hàng ngũ những người đi cầu nguyện, có mặt tín hữu nhiều giáo phận công giáo. Họ lượng giá và lượng sức ḿnh khi hành động.

8. Với kinh nghiệm chuyên chính trên 50 năm, nhà cầm quyền không thể không thấy vấn đề. Họ sẽ điều tra, phân tích, “phát hiện” và có đề án đối phó. Bổn cũ soạn lại câu chuyện thực dân chắc cũng xuất hiện đây đó. V́ vậy cuộc dân oan khiếu kiện lần này sẽ c̣n cam go. Lịch kính viếng và cầu nguyện Đức Mẹ trong 6 tuần lễ liên tiếp sau Giáng Sinh tại Ṭa Khâm Sứ dành cho 12 giáo xứ thuộc Giáo Phận Hà Nội là một dấu hiệu kiên tŕ và liên tục của giáo dân Hà Nội.

Nếu nhà cầm quyền v́ ḷng tham chiếm đất, chỉ thấy cái lợi nhỏ trước mắt và ỷ sức mạnh có vơ khí trong tay, xử sự như nhiều vụ dân oan khác th́ kết quả sẽ không lường trước được. Có thể nó là một diễn tiến ḥa b́nh đem đến một kết quả như người giáo dân mong muốn.

Ư dân là ư Trời.

 

______________________________________

 

Nguồn tài liệu kể cả h́nh ảnh, do các phóng viên Trần Minh Bạch, Nguyễn Thanh B́nh, Thanh Tâm, Thao Thức, Thẳng Tiến, Trần Minh Thiện, Đặng Nhật Tŕnh, tường thưật trên Website Ḍng Chúa Cứu Thế Việt Nam, Radio Veritas và ViêtCatholic.

Nguồn sử liệu: Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo của Bùi Đức Sinh

Kiểm chứng và bổ túc: trao đổi qua  thân hữu ở trong nước


 

[1] [TPS 39/2, 1994. 115-6]

[2] [TPS 38/1, 1993 44-5]