Vụ Ṭa Khâm Sứ Hà Nội

40 Ngày Cầu Nguyện Cho Công Lư

 

 
 

Nguyễn Đức Tuyên, tóm lược

 

 

Vụ hàng ngàn giáo dân Hà Nội cầu nguyện trên khu đất Ṭa Khâm Sứ Hà Nội để đ̣i đất, xảy ra vào ngày 18 tháng 12 năm 2007 đến nay đă trên 40 ngày với những thời gian hào hùng, quyết liệt, hồi hộp, lo âu và cao điểm là lúc 5 giờ chiều ngày 27 tháng 1 năm 2008. Thế rồi t́nh h́nh lại lắng dịu và “ánh sáng cuối đường hầm” là văn thư ngày 30 tháng 1 năm 2008 của Phủ Quốc Vụ Khanh Ṭa Thánh Vatican gửi Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt.

Sau diễn tiến và nhận định trong bài viết cuối tháng 12, ta thấy t́nh h́nh từ đó tới nay có nhiều biến động :

Trước hết là cuộc viếng thăm của Thủ tướng Nguyễn Tiến Dũng sau đó là những cuộc chúc mừng của nhà cầm quyền Hà Nội nhân dịp Giáng Sinh, mừng Thương Thọ Đức Hồng y Phạm Đ́nh Tụng, Tết Nguyên Đán. Nhưng quyết liệt hơn cả là lời phát biểu của ông Nguyễn Thế Doanh với đài BBC mở màn cho các văn thư của chính quyền Hà Nội về vụ đất đai, cao điểm là tối hậu thư cáo buộc h́nh sự của UBND Hà Nội. Về phía giáo dân, kể cả vụ đ̣i đất Thái Hà và Hà Đông, xem ra họ không nao núng trước những đe dọa có thể đưa đến vào tù. Nhà cầm quyền có vẻ phải suy nghĩ t́m giải pháp.

Điểm đặc biệt trong giai đọan này là sự hỗ trợ công khai của Đức Giám mục Nguyễn Văn Ḥa, GM Kontum, ĐGM Đặng Đức Ngân, GM Lạng Sơn, ĐGM Vũ Văn Thiên, GM Hải Pḥng, ĐGM. Nguyễn Văn Sang, GM Thái B́nh,  Đại diện Giáo phận Bắc Ninh, Cha Cao Đ́nh Trị, Giám Tỉnh DCCT VN, Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, Cộng Đồng Công Giáo VN ở nhiều nơi tại Hoa kỳ, Cộng Đồng Công giáo Úc Châu đă hiệp thông bằng những buổi thắp nến cầu nguyện. Tiếp theo là một số lượng thỉnh nguyện thư cũng như những vận động trực tiếp của nhiều nhóm ở các nước trên thế giới tới các cấp chính quyền yêu cầu hỗ trợ Giáo hội Việt Nam.

Đồng thời là sự quan tâm lên tiếng của hàng lọat cơ quan truyền thông quốc tế, AP, AFP, Asia News, EDA, UCAN, BBC, VOA, RFI, RFA, RadioVatican, Veritas, VietCatholic, Zenit… trong đó có Washington Post, kể cả những bài b́nh luận quyết liệt hiếm có của Đài Radio Vatican tiếng Việt, kế đến là phản ứng của người Việt hải ngọai.

Ta hăy đi sâu vào từng sự kiện.

 

*

 

1.  Thái Dộ Của Chính Quyền và Phản Ứng Của Ṭa Tổng Giám Mục

1.1. Từ cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Thế Doanh của Đài BBC

Trả lời phỏng vấn BBC hôm 3.1.2008, ông Nguyễn Thế Doanh, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ đưa ra một cách xác định phạm vi vấn đề:

"Thực ra là không có vấn đề trả lại, tức là ‘của anh hay của tôi’ nên về phía các tôn giáo hay dùng từ ‘trả lại’ tạo sự không thông cảm được với nhau. Không có chuyện đòi lại, trả lại,"

Ông Doanh giải thích rằng: "Từ khi có Luật đất đai, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý và nhà nước, căn cứ vào nhu cầu sử dụng thực sự của nhân dân và quỹ đất, cấp đất cho nhân dân, các tổ chức để sử dụng ổn định, lâu dài."

Phản bác lại lập luận của ông Nguyễn Thế Doanh là các luận điểm sau đây, xuất phát từ trong nước:

1.1.1. Người ta đề nghị ông Trưởng Ban Tôn giáo nên đọc lại vài văn bản sau đây, do chính Ban Tôn giáo chỉ thị cho các cấp quan chức địa phương “phải trả lại... Nơi thờ tự của các tôn giáo cho mượn có thời hạn nay đă hết hạn th́ phải trả lại…”.

- Điều 70 Hiến Pháp nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, năm 1992, khẳng định: “Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được Nhà nước bảo hộ.”

- Hướng Dẫn số 500 HD/TGCP, ngày 4 tháng 12 năm 1993 của Ban Tôn giáo Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị 379/TTg của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động tôn giáo nêu rơ: “Nơi thờ tự của các tôn giáo cho mượn có thời hạn nay đă hết hạn th́ phải trả lại. Nếu c̣n nhu cầu sử dụng phải thỏa thuận với Giáo hội. Nếu chưa hết hạn mà sử dụng không đúng mục đích th́ phải trả lại... Không để dân lấn chiếm nơi thờ tự. Ở những nơi do tồn tại của quá khứ, nơi thờ tự có dân đang ở th́ Chính quyền địa phương phải có kế hoạch giải tỏa trong một thời gian nhất định”.

- Thông tư 01/1999/TT-TGCP ngày 16 tháng 06 năm 1999 của Ban tôn giáo Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số điều trong Nghị Định số 26/1999/NĐ-CP, ngày 19 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ về các hoạt động tôn giáo, nhấn mạnh: “Không để cơ sở thờ tự bị lấn chiếm. Nhà nước bảo hộ cơ sở thờ tự tôn giáo”.

- Điều 26 Pháp Lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo, ngày 18 tháng 06 năm 2004, ghi rơ ràng: “Tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm tài sản đó”.

- Một số Công văn của chính quyền các cấp căn cứ vào Nghị quyết số 23/2003/QH11, ngày 26/11/2003 của Quốc Hội “về nhà đất do Nhà nước quản lư, bố trí sử dụng trong quá tŕnh thực hiện các chính sách quản lư nhà đất và chính sách cải tạo xă hội chủ nghĩa trước ngày 01/7/1991” để không cấp lại các tài sản đă chiếm dụng của tôn giáo là không có cơ sở. Trường hợp đất đai, tài sản của Toà Giám mục tại Toà Khâm Sứ không thuộc diện được qui định tại Nghị quyết này. Nghị quyết 23 chỉ áp dụng cho những trường hợp “bố trí, quản lư” đúng pháp luật. Trường hợp đất Toà Khâm Sứ đă bị cưỡng đoạt cách bất hợp pháp. Do đó, không thể đem áp dụng Nghị quyết 23 vào đây được.

1.1.2. Lời tuyên bố của ông Trưởng Ban Tôn giáo Nhà nước rơ ràng trái ngược với Luật pháp và những Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc “phải trả lại” nhà đất và các cơ sở của các tôn giáo.Tài sản của nhân dân th́ phải hoàn trả lại cho nhân dân. Hăy trả lại tài sản của các tôn giáo. Như thế mới đúng nghĩa là “công bằng” của một xă hội Việt Nam “văn minh, tiến bộ” biết thực thi "công lư".

Ông Doanh từ chối rằng ở Việt Nam người dân và các tổ chức (trong đó có tôn giáo) có quyền sở hữu: “Không có của anh hay của tôi.” Phải chăng điều ông muốn nói đây là xét theo nhu cầu nhà nước có thể tịch thu đất đai nhà ở, hay tước quyền sở hữu đất đai của mỗi người dân hay tổ chức bất cứ lúc nào? Trong t́nh h́nh đất nước đổi mới ḥa nhập vào thế giới, Nhà nước muốn thu hút Việt kiều ngoại quốc đến làm ăn và đầu tư. Như vậy những lời phát biểu của ông Doanh có hợp với t́nh h́nh phát triển của đất nước hay không?

1.1. 3. Ai cũng biết Toà Khâm Sứ và toàn bộ đất đai tại Toà Khâm Sứ là “tài sản” vốn thuộc sở hữu của Toà Giám mục Hà Nội:

- Trong địa bạ kê khai thứ nhất, ngày 18/04/1933, Ngôi nhà số 40A (nay là số 42) phố Nhà Chung, được ghi ở bản đồ C, với diện tích 11.487m2, quyển số 2, tờ 162, số 1765, có chứng chỉ của sổ địa bạ chứng nhận quyền sở hữu của Toà Giám mục Hà Nội.

- Từ đó cho tới nay, nhiều lần Toà Giám mục kê khai về các tài sản nhà đất thuộc quyền sở hữu của Toà Giám mục trong đó có khu vực Toà Khâm sứ, trong các thời kỳ khác nhau, theo chỉ thị của Chính phủ, nhưng cho tới nay, chưa có bất cứ văn bản nào của Chính quyền phủ nhận quyền sở hữu của Toà Giám mục Hà Nội.

- Ai cũng biết, đất đai của các tôn giáo nói chung và Toà Khâm Sứ nói riêng, chưa bao giờ thuộc diện “cải tạo Xă hội Chủ nghĩa”, như một số Công văn của Chính quyền vẫn thường dựa vào đó như lư do duy nhất để không trả lại tài sản của các tôn giáo. Thực tế, “Trong thời kỳ Nhà nước thực hiện chính sách cải tạo Xă hội chủ nghĩa năm 1961, th́ đất đai tôn giáo không nằm trong diện cải tạo này.” Hơn nữa, cho tới giờ này, chưa hề có bất cứ quyết định “trưng dụng” nào của Chính phủ đối với đất đai tôn giáo mà cụ thể là Toà Khâm Sứ.

- Trong vụ việc Toà Khâm Sứ, Nhà nước không chỉ chiếm dụng đất đai vốn thuộc quyền sở hữu của Toà Giám mục Hà Nội như chứng minh ở trên, mà c̣n lấy cả Toà nhà Khâm Sứ – “tài sản” của Toà Giám mục Hà Nội. Hiện nay, ngôi nhà cũng là “tài sản” của Toà Giám mục vẫn hiện hữu trên khu đất mà ai cũng biết, chính phủ cũng biết.

- Hoặc nữa, khi nhà ta bị cướp vào, kề dao vào cổ bắt viết thư vay nợ, hiến nhà, đưa bút vào tay, súng kề tận mang tai, ta phải kư, th́ khi mọi người đến cơ quan công quyền, ta có công nhận rằng chữ kư của ḿnh khi đó có giá trị không. Điều mà Hội Đồng Giám mục trong văn thư ngày 29.9.1995 gởi chính phủ gọi là : cơ sở của Giáo hội trước đây bị trưng dụng hoặc hiến cách không thỏa đáng (lư do mập mờ, văn bản không hợp pháp, chủ nhân không đồng ư hoặc bị cưỡng ép, vắng mặt v.v.).

- Xét trên căn bản những đ̣i buộc quốc tế về việc bảo vệ tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo, như đă được chính nhà cầm quyền Việt Nam phê chuẩn trong Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị năm 1982, th́ vấn đề dựa vào luật pháp Viêt Nam đương nhiên phải đuợc băi bỏ.

 

1.2. Đến các văn thư của UBND Thành Phố Hà Nội

1.2.1. Do văn thư số 273/UBND-VX kư ngày 11 tháng 1 năm 2008 với đề mục “vi phạm của Ṭa Tổng Giám mục Hà Nội và Giáo xứ Thái Hà” gửi Ngài Nguyễn Văn Nhơn,
Chủ tịch Hội Đồng Giám mục Việt Nam và Ngài Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám mục Hà Nội, UBND Thành phố Hà Nội cho biết:

“Ngày 15/12/2007, Ngài Tổng Giám mục đă gửi thư không chỉ cho các giáo xứ thuộc giáo phận Hà Nội mà c̣n gửi tới các giáo dân khác kêu gọi các giáo sỹ và giáo dân tham gia việc đ̣i lại nhà đất tại 42 phố Nhà Chung; kêu gọi giáo dân đến cầu nguyện tại 42 phố Nhà Chung là trụ sở Pḥng Văn hóa Thông tin, Nhà Văn hóa và Trung tâm Thể dục Thể thao quận Hoàn Kiếm. Tối ngày 18/12/2007 và liên tục trong các ngày tiếp theo trong tháng 12 năm 2007, sau các buổi lễ, Ṭa Tổng Giám mục đă kêu gọi giáo dân đến tổ chức cầu nguyện tại khu đất 42 Nhà Chung; đưa ra tượng Đức Mẹ sang đặt tại khu đất 42 Nhà Chung; kèm theo việc phân phát tờ rơi với nội dung có tính chất xuyên tạc chính quyền. Trong những ngày gần đây, Ṭa Tổng Giám Mục vẫn tiếp tục tổ chức các hoạt động tập trung đông giáo dân, giáo sỹ cầu nguyện trước cửa số nhà 42 phố Nhà Chung gây mất trật tự giao thông công cộng. “

“Những việc làm trên vi phạm khoản 2 điều 11 Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo ngày 29/6/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và điều 26 Nghị định 22/2005/NĐ-CP của chính phủ ngày 1/3/2003 về hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo, Luật xây dựng, Luật đất đai và gây ra những bức xúc trong quần chúng nhân dân cũng như trong bà con giáo dân trên địa bàn.

UBND Thành phố Hà Nội đă giao cho lănh đạo quận Hoàn Kiếm, quận Đống Đa có văn bản trao đổi, phê phán những việc làm sai trái nói trên; đồng thời đề nghị Hội Đồng Giám mục Việt Nam chỉ đạo và yêu cầu Ṭa Tổng Giám mục Hà Nội, Giáo xứ Thái Hà chấm dứt ngay những việc làm vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định về hoạt động tôn giáo, đồng thời sớm khôi phục, trả lại nguyên trạng, di chuyển tượng Đức Mẹ và Thánh Giá ra khỏi khu vực 42 phố Nhà Chung”

1.2.2. Do văn thư số 673/UBND-VX ngày 26 tháng 1 năm 2008 với đề mục :” phối hợp giải quyết t́nh h́nh vi phạm pháp luật của một số giáo sỹ và giáo dân tại số nhà 42 phố Nhà Chung”, Ủy Ban cho biết: ngày 25.1.2008, khỏang 100 linh mục và hơn 1000 giáo dân đă hiện diện tại số nhà 42 phố Nhà Chung, tụ tập, kích động, tràn vào sân, đánh bị thương một số cán bộ, hủy họai tài sản của nhà Nuớc, lấn chiếm đất công, xây dựng trái phép, cầu nguyện…(sic)  là những hành vi vi phạm pháp luật.

Tối hậu thư 673, đ̣i Ṭa Tổng Giám mục gỡ bỏ các ảnh tượng ra khỏi Toà Khâm Sứ và chấm dứt cầu nguyện trước 17 giờ ngày 27.1.2008. Họ đe dọa sẽ dùng biện pháp mạnh. Ai cũng hiểu họ đang đe dọa khủng bố bằng bạo lực. Sẽ rất dễ xảy ra ở một đất nước Cộng Sản.

Về đất đai, thay v́ xác định theo kiểu ông Nguyễn Thế Doanh “đất đai thuộc sở hữu toàn dân”, UBND đem ra một “chưởng” mới, ngày 24.11.1961, linh mục Nguyễn Tùng Cương đă bàn giao cơ sở nhà đất 40a phố Nhà Chung qua nhà nước thống nhất quản lư.

1.3. Chiến dịch xuyên tạc và bôi nhọ

Chiến dịch xuất hiện trên Báo An Ninh Thủ Đô, Hà Nội Mới và Truyền H́nh Nhà Nước. V́ nhà nuớc có tới trên 700 tờ báo nhưng có cùng một cơ quan chỉ đạo, cho nên ta chỉ cần coi vài trích đọan trên Báo An Ninh Thủ Đô hoặc Hà Nội Mới cũng  tạm đủ:

- ANTĐ “Thời gian qua, đặc biệt, trong hai ngày 25 và 26-1, tại khu vực 42 phố Nhà Chung, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội xảy ra hành vi gây mất trật tự của nhiều giáo dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh thủ đô và sinh hoạt đời sống của người dân cùng các trường học xung quanh. Báo An Ninh Thủ Đô đă nhận được nhiều đơn thư của bạn đọc và các tổ chức đoàn thể quần chúng nhân dân, bày tỏ sự bất b́nh và yêu cầu những hành vi vi phạm pháp luật tại đây cần chấm dứt ngay. “

…..”22h30 ngày 25-1, tổ công tác công an quận Hoàn Kiếm và công an phường Hàng Trống vào kiểm tra khu vực lều bạt này. Có khoảng 100 người có mặt, nhưng không xuất tŕnh giấy tờ tùy thân theo yêu cầu của lực lượng công an. Thậm chí, nhiều người không xưng họ tên và tỏ thái độ cản trở lực lượng làm nhiệm vụ. Tổ công tác CAQ Hoàn Kiếm đă lập biên bản về thái độ của những giáo dân này.”

Tiếp theo là một số thơ “Gửi ông Ngô Quang Kiệt”

- HNM-Ngày 28.1.2008, báo Hà Nội Mới, tờ báo của thành uỷ đảng thành phố Hà Nội lại tiếp tục xuyên tạc viết rằng: Giáo dân rất muốn ở nhà chuẩn bị Tết trong gia đ́nh ấm cúng, nhưng bị ép buộc bởi lănh đạo giáo hội nên phải đến ở 42 Phố Nhà Chung cầu nguyện. Khi thấy người mới đến họ sung sướng v́ có người đến thay cho ḿnh để có thể về nhà.

“Để ngăn chặn t́nh h́nh vi phạm pháp luật, căn cứ Điều 143, 245 và 257 Bộ luật H́nh sự nước CHXHCN Việt Nam; Cơ quan Cảnh sát điều tra, CA quận Hoàn Kiếm đă ra Quyết định số 60/CAHK ngày 26-1-2008 quyết định khởi tố vụ án h́nh sự “Hủy hoại tài sản, Gây rối trật tự công cộng và Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại 42 Nhà Chung, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nhà nước ta luôn luôn tôn trọng quyền tự do, tín ngưỡng, luôn tạo điều kiện cho đồng bào theo đạo thể hiện đức tin của ḿnh. Nhưng ai đó cố t́nh lợi dụng tôn giáo tín ngưỡng, vi phạm pháp luật, v́ các mưu đồ xấu th́ phải bị xử lư nghiêm minh.”

1.4. Thư phản bác của Ṭa Tổng Giám Mục Hà Nội.

1.4.1. Phản bác Văn thư UBND/HN Ngày 14 tháng 01 năm 2008

T̉A TỔNG GIÁM MỤC HÀ NỘI

Số: 08-VP/TGM 003

V/v. Phản bác Văn thư UBND/HN Ngày 14 tháng 01 năm 2008

Kính gửi: Bà Ngô Thị Thanh Hằng

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà nội

Nhận được văn thư số 273/UBND-VX kư ngày 11-01-2008, chúng tôi thực sự ngạc nhiên về sự thiên lệch trong lư luận và trong hành xử quyền hành.

Các cơ quan chức năng đă thiên lệch khi lặng im trước lời khiếu nại của người bị vi phạm. Từ nhiều năm nay Ṭa Tổng Giám mục và Hội Đồng Giám mục vẫn làm đơn xin lại khu đất Ṭa Khâm Sứ. Như thế đó là đất đang tranh chấp. Không bên nào có quyền xây dựng, thay đổi hiện trạng khi chưa có phán quyết chính thức. Nhưng năm nay, Ṭa Khâm Sứ đă liên tục bị vi phạm khi cơ quan tạm quản lư cho xây dựng hàng phở lên 2 tầng. Nếu cơ quan nào cấp phép xây dựng th́ cơ quan đó làm sai. Nếu không có phép lại càng sai trái hơn. Ngày 04-12-2007, Ṭa Tổng Giám mục đă làm đơn yêu cầu giữ nguyên trạng khu đất. Nhưng không được Chính quyền cứu xét. Trái lại cơ quan tạm quản lư lại cho tháo rỡ mái và sàn khu nhà chính của Ṭa Khâm Sứ. Ṭa Giám mục cho người sang phản đối, không có kết quả. Ngày 13-12-2007, quản lư Ṭa Tổng Giám mục đă ra văn thư khiếu nại. Vẫn không được cứu xét. Ngược lại cơ quan tạm quản lư ṭa nhà c̣n cho mở băi giữ xe trên sân từ trước đến nay vẫn được tôn trọng. Hành vi bất chấp dư luận lại được sự làm ngơ của các cơ quan chính quyền khiến người dân vô cùng bức xúc. Đó chính là lư do dẫn đến việc giáo dân đến cầu nguyện cho công lư tại Ṭa Khâm Sứ. Lỗi đó là sự im lặng có thiên lệch của các cơ quan chức năng không bênh vực quyền lợi của người dân, dung túng cho những người vi phạm.

Các cơ quan chức năng đă thiên lệch khi bênh vực những người vi phạm. Trường hợp nhà thờ Thái Hà cũng thế. Từ hơn 10 năm nay Ḍng Chúa Cứu Thế đă làm đơn xin lại khu đất trước kia của nhà ḍng, bị công ty may Chiến Thắng bỏ không sử dụng từ lâu. Và cả hai bên đều không có động thái ǵ. Đột nhiên đầu năm 2008, có hàng rào thép gai, có nhân viên công an đến bảo vệ cho công ty may Chiến Thắng xây dựng. Giáo dân bức xúc phản đối. Chiều ngày 07-01-2008, Chính quyền đă đến trấn an giáo dân khi hứa sẽ ngừng mọi việc xây dựng tại đây. Th́ như một gáo nước lạnh, sáng ngày 08-01-2008, Uy ban Nhân dân Thành phố Hà nội ra văn thư cho phép công ty may Chiến Thắng tiếp tục xây dựng. Người dân phẫn uất v́ các cơ quan chức năng đă không giữ lời hứa lại c̣n bất chấp t́nh cảm người dân, ngang nhiên bênh vực những người vi phạm bằng một văn bản hẳn hoi. Đó cũng là lư do khiến người giáo dân chẳng c̣n biết tin vào ai, chỉ c̣n biết cầu nguyện.

Các cơ quan chức năng thiên lệch khi quy kết trách nhiệm cho một bên. Đă im lặng trước sự vi phạm của cơ quan tạm quản lư Ṭa Khâm Sứ và ngang nhiên bênh vực sự vi phạm của công ty may Chiến Thắng, nay lại quy kết trách nhiệm cho giáo dân th́ là một thiên lệch quá đáng. Không có lửa làm sao có khói. Không có oan ức th́ đâu có bùng phát. Thực ra việc giáo dân cầu nguyện rất trang nghiêm không hề làm mất trật tự. Không có hô hoán cũng không có một lời phản đối chính quyền hay một biểu ngữ. Chỉ là cầu nguyện thuần túy. Cầu nguyện v́ bị đối xử thiên lệch.

V́ thế mong bà Phó Chủ tịch hăy xem xét kỹ lưỡng vấn đề để giải quyết rốt ráo. Những việc làm thiên lệch chỉ khiến người dân thêm bức xúc và mất niềm tin vào chính quyền. Đó chính là lư do dẫn đến t́nh trạng hiện tại. Muốn giải quyết vấn đề phải giải quyết từ gốc chứ không phải từ ngọn. Gốc đó phải là sự công bằng. Chúng tôi không mong ǵ hơn là chính quyền công minh để người dân yên tâm sống an vui hạnh phúc.

Trân trọng cám ơn và kính chào bà Phó Chủ tịch.

TM/T̉A TỔNG GIÁM MỤC

Chánh văn pḥng

(đă kư và đóng dấu)

Lm. Gioan Lê trọng Cung

Nơi nhận

1.4.2. Khiếu nại Đài Truyền h́nh Hà nội; Báo Hà Nội mới và báo An ninh Thủ Đô

 

ĐƠN KHIẾU NẠI CỦA TÒA TỔNG GIÁM MỤC HÀ NỘI

Số: 025/TGM 08

V/v. Khiếu nại Đài Truyền h́nh Hà nội;
Báo Hà Nội mới và báo An ninh TĐ


Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2008

ĐƠN KHIẾU NẠI

Kính gửi:: - Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền h́nh Hà Nội

- Tổng biên tập báo Hà Nội mới
- Tổng biên tập báo An ninh thủ đô

Đài Phát thanh và Truyền h́nh Hà Nội, trong chương tŕnh buổi tối ngày 26/01/2008, báo Hà Nội mới và báo An ninh thủ đô số ra ngày 27/01/2008 đă đưa tin về đất Ṭa Khâm Sứ cũ và vụ việc ngày 25/01/2008 với nội dung hoàn toàn xuyên tạc sự thật.

Xuyên tạc sự thật về đất đai của Toà Tổng Giám mục Hà Nội, đặc biệt khu đất Toà Khâm Sứ cũ. Toà Tổng Giám mục Hà Nội có đầy đủ bằng chứng pháp lư về vấn đề chủ quyền đối với khu đất và tài sản tại đây.

 Pháp lệnh số 21/2004/PL-UBTVQH11 ngày 18 tháng 6 năm 2004 về tín ngưỡng, tôn giáo ghi: “Tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm tài sản đó” (điều 26). Cũng trong Pháp lệnh này, khoản 1, điều 27 ghi: “Đất có các công tŕnh do cơ sở tôn giáo sử dụng gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động được sử dụng ổn định lâu dài”.

Việc Đài Truyền h́nh Hà Nội và các báo tại Hà Nội trích công văn trả lời số 05/BXD - QLN ngày 6/11/2007 rằng: "Thực hiện chính sách của Nhà nước về cải tạo nhà cửa, ngày 24/11/1961, linh mục Nguyễn Tùng Cương - đại diện quản lư đă bàn giao cơ sở nhà đất 40a (nay là số 42 phố Nhà Chung) qua để Nhà nước quản lư” là hoàn toàn không có cơ sở. Toà Tổng Giám mục Hà Nội đă có văn bản bác bỏ công văn này. Nay chúng tôi xin nhắc lại như sau:

Theo Giáo luật, Điều 1292 qui định: “… Giám mục giáo phận với sự thỏa thuận của Hội đồng Kinh tế, Hội đồng Tư vấn và những người quan thiết. Giám mục Giáo phận cần có sự thỏa thuận của những người ấy khi muốn chuyển nhượng một tài sản của Giáo phận”. Linh mục Nguyễn Tùng Cương chỉ là quản lư Toà Giám mục lúc đó, không là chủ sở hữu tài sản, không có thẩm quyền quyết định tài sản của Giáo hội Công giáo. Chúng tôi biết chắc linh mục Nguyễn Tùng Cương chỉ làm bản kê khai chứ không hiến, không có quyền hiến.

Văn bản của Bộ Xây dựng nói trên, cũng đă không đề cập đến chính sách của Nhà nước về cải tạo nhà cửa là chính sách nào? Văn bản pháp luật nào có hiệu lực cho việc chiếm đoạt tài sản trên.

Văn bản 05/BXD - QLN ngày 6/11/2007 nói rằng, linh mục Nguyễn Tùng Cương đă “bàn giao cơ sở nhà đất 40a (nay là số 42 phố Nhà Chung) qua để Nhà nước quản lư” là hoàn toàn không có cơ sở pháp lư. Tài sản nói trên là của Giáo hội Công giáo Việt Nam, hoàn toàn không phải giữ hộ Nhà nước, không mượn, xin hay được Nhà nước cấp, không phải là tài sản trái pháp luật hay được Ṭa án giao quản lư, nên không thể “bàn giao qua Nhà nước”.

Không một linh mục đơn lẻ nào có thể đại diện Ṭa Giám mục và bàn giao tài sản của Giáo hội cho Nhà nước. Cơ sở nhà đất 40 Nhà chung bao gồm cả Ṭa Khâm Sứ cũ đă, đang và sẽ là tài sản của Giáo hội Việt Nam. Các cơ quan đă dùng các biện pháp khác nhau để chiếm đoạt một cách không ngay t́nh và sử dụng từ đó đến nay là việc làm bất hợp pháp.

Xuyên tạc những hành vi của Cộng đồng dân Chúa vào ngày 25/1/2008. Chúng tôi xin trả lời từng điểm:

1 - Huỷ hoại tài sản Nhà nước (Trụ sở pḥng Văn hoá Thông tin và Nhà văn hoá quận Hoàn Kiếm). Chính các cơ quan Nhà nước đă tự tiện phá dỡ, huỷ hoại những tài sản của Giáo hội đă và đang có từ xưa cho đến tận ngày hôm nay. Cụ thể là việc tháo dỡ mái nhà và sàn nhà bằng gỗ lim vào tháng 12/2007 vừa qua.

2- Lấn chiếm đất công, xây dựng trái phép (đă dựng tượng Đức Mẹ, Thánh giá và 2 lều bạt trên khuôn viên nhà số 42 phố Nhà Chung)

Không ai lấn chiếm đất công, đây là đất đai thuộc quyền sử dụng của Ṭa Tổng Giám mục Hà Nội, chưa hề cho, nhượng, hay bán vào bất cứ thời điểm nào cho bất cứ ai. Thậm chí cũng không có văn bản tịch thu. Mấy tấm bạt để che mưa không thể coi là việc xây dựng. Tại cây đa, trước đây đă có hang đá, Thánh giá và tượng Đức Mẹ, việc đặt tượng và Thánh giá là để đưa tài sản đó về nguyên trạng của nó trước khi bị chiếm đoạt.

3 - Tập trung đông người và cư trú bất hợp pháp, gây mất trật tự giao thông công cộng và nơi làm việc của cơ quan Nhà nước khu vực số 42 phố Nhà Chung.

Trong bằng khoán điền thổ lập năm 1933 ghi rơ ràng khu đất này là khu Nhà thờ Chính toà. V́ thế, cầu nguyện tại đây là cầu nguyện trong khuôn viên Nhà thờ Chính Toà. Giáo dân chỉ đến đọc kinh cầu nguyện chứ không cư trú nên không có việc cư trú bất hợp pháp ở đây. Đây có phải là cơ quan Nhà nước không khi trước đây cho mở vũ trường. C̣n những tấm bảng “Nhà Văn hoá”, “Pḥng VHTT”, “Pḥng TDTT” mới chỉ được treo lên vào lúc 17g30 ngày 26/12/2007 vừa qua.

4 - Có hành vi xúc phạm, lăng mạ và gây thương tích cho cán bộ, nhân viên Nhà nước.

Thật quá sức xuyên tạc! Bản thân giáo dân cầu nguyện rất ôn ḥa và b́nh tĩnh. Chính cán bộ Nhà nước, các nhân viên bảo vệ là người đă lạm dụng quyền lực, xúc phạm, lăng mạ và đánh công dân một cách nghiêm trọng. Họ là người vi phạm pháp luật cần được nghiêm trị. Chúng tôi có đầy đủ h́nh ảnh về việc đánh người của nhân viên Nhà nước.

5 - Tổ chức cầu nguyện trái quy định của Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo". Tại đây, giáo dân và một số giáo sĩ đă đẩy đổ 2 cổng sắt, tràn vào sân và xô xát với một số bảo vệ và cán bộ đang làm việc tại Nhà văn hoá quận Hoàn Kiếm. Trong quá tŕnh xô xát, các giáo dân quá khích đă đánh bị thương một số cán bộ nhà văn hoá, trong đó, có một người bị trọng thương, hiện vẫn đang được cấp cứu tại bệnh viện. Sau vụ xô xát khiến nhiều người bị thương, các giáo dân và một số giáo sĩ đă dựng một cây Thánh giá cao khoảng 5m trước pḥng làm việc của Pḥng Văn hoá - Thông tin và Nhà văn hoá quận Hoàn Kiếm. Tiếp đó, họ đă đập khoá cửa, dỡ biển cơ quan, treo khẩu hiệu và dựng lều bạt nilon để ăn ở, cầu nguyện ngay trong khuôn viên số nhà 42 phố Nhà Chung".
Hoạt động cầu nguyện của giáo dân là đúng mực và hợp pháp. Các công an thường phục đă đánh người và bắt giữ giáo dân một cách bất hợp pháp. V́ hoàn cảnh như vậy, giáo dân đă yêu cầu thực thi công lư và đ̣i hỏi thả người. Chính việc bắt và đánh người đă khiến dân bức xúc. Họ tràn vào v́ muốn những người bị bắt phải được thả, những kẻ đánh người phải được pháp luật trừng trị. Bản thân hàng giáo phẩm đă rất có trách nhiệm, kêu gọi giáo dân b́nh tĩnh, giải quyết sự việc trong ôn ḥa. Nếu không có các linh mục ổn định, chắc chắn đă có ẩu đả lớn. Chính cán bộ Nhà nước đă đánh đập giáo dân trọng thương phải đi cấp cứu, chúng tôi có đầy đủ bằng chứng về sự việc này. Đây là những người có trách nhiệm để xảy ra t́nh trạng đáng tiếc khi bắt đánh người gây kích động giáo dân.

Việc một số thông tin trên mạng internet là của nhiều người đưa lên, Toà Tổng Giám mục Hà Nội không chịu trách nhiệm, nhưng đa số thông tin là chính xác và là quyền của công dân được Hiến pháp và Pháp luật bảo vệ thể hiện tại điều 4 của Luật Báo chí. Chính những thông tin của Đài PT- THHN, của báo Hà Nội mới và báo An ninh thủ đô mới là những thông tin xuyên tạc sự thật một cách ác ư, nhằm bôi nhọ hàng ngũ tu sỹ và giáo dân chúng tôi. Những sự việc trên, diễn ra ngay giữa ban ngày, trước sự chứng kiến của đông đảo giáo dân, nhân dân khu vực và những người qua lại, được các hăng thông tấn nước ngoài chứng kiến tận mắt. Việc thông tin một chiều, xuyên tạc sự thật trắng trợn của Đài PT & THHN, báo Hà Nội mới và báo An ninh thủ đô là một bằng chứng cho thấy việc bất chấp sự thật và công lư, làm hoen ố h́nh ảnh một Nhà nước Việt Nam pháp quyền. Chính những hành động này, đă làm ảnh hưởng sâu sắc đến tinh thần đoàn kết dân tộc hiện nay.

Với những nội dung đă nêu trên, căn cứ Hiến pháp, Pháp luật Việt Nam, Luật Báo chí (đ.28), chúng tôi yêu cầu:

1- Đài Phát thanh và Truyền h́nh Hà Nội, báo Hà Nội mới và báo An ninh thủ đô phải nghiêm túc nh́n nhận sự việc một cách khách quan và sự thật, tổ chức điều tra và tiến hành đính chính theo quy định của Pháp luật hiện hành. Xuất tŕnh tất cả những bằng chứng liên quan cụ thể.

2- Truy cứu trách nhiệm cá nhân, tổ chức đă cố t́nh xuyên tạc sự thật về những vấn đề nêu trên.

3- Trả lời chúng tôi đúng tŕnh tự hiện hành theo Luật pháp đă quy định

Xin gửi tới Quí vị lời chào v́ công lư và sự thật.

TM. T̉A TỔNG GIÁM MỤC HÀ NỘI
CHÁNH VĂN PH̉NG
(Ký tên & đóng dấu)
Linh mục Lê Trọng Cung



     1.5. Quan điểm của LS Trần Lê Nguyên

Ngày 11/01/2008, bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội (UBND)đă gửi GM Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch Hội Đồng Giám mục Việt Nam và TGM Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Hà Nội một công văn số 273/UBND-VX về việc vi phạm của Toà Giám Mục Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà.

- Điểm 1: Bà Phó Chủ Tich UBND liệt kê ra các điều kiện thuận lợi hay ân huệ đă dành cho Tổng Giám Mục (TGM) Hà Nội và Hội Đồng Gíam Mục Việt Nam (HĐGMVN); Cụm từ điều kiện thuận lợi hay ân huệ phải được hiểu như thế nào?

Vậy hăy nghe bà Phó Chủ Tich UBND giải thích ư nghĩa cụm từ điều kiện thuận lợi hay ân huệ: Lễ tiếp đón Hồng Y Crescenzio, Tổng trưởng Bộ truyền giáo Vatican đến thăm giáo hội tại Việt Nam, Lễ thụ phong linh mục cho các Tu sỹ tại Ṭa Tổng Giám mục Hà Nội, lễ Noel hàng năm và các buổi lễ trọng trong chương tŕnh mục vụ của Hội Đồng Giám mục. Nhất là mới đây, đă đảm bảo cho Đại hội X – Đại hội Hội Đồng Giám mục Việt Nam diễn ra tốt đẹp tại Hà Nội.

Vậy, những sinh hoạt b́nh thường thuần túy tôn giáo trên bà Phó Chủ Tich cho rằng, đáng lư ra cần phải có giấy phép nhưng Bà Phó Chủ đă tạo điều kiện thuận lợi hay ban ân huệ cho HDGMVN và cho TGM Ngô Quang Kiệt

Điều nguy hại hơn là bà Phó Chủ Tich đại diện UBND vi phạm Hiến Pháp và Luật Pháp nước CHXHCN Việt Nam về quyền tự do tôn giáo ( Điều 70 Hiến Pháp Việt Nam và Pháp Lệnh về Tôn Giáo ) của người dân cũng như các tổ chức tôn giáo.

- Điểm 2: quy kết Đức TGM Ngô Quang Kiệt hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng giáo dân.

Đó là quyền căn bản, nên theo đúng một Nhà Nước Pháp Quyền, ngoài việc chế tài hành chánh của cơ quan nhà nuớc có thẩm quyền, Bà Ngô Thị Thanh Hằng c̣n phải bị Luật Pháp chế tài về các vi phạm quyền tự do tôn giáo.

Đây là những việc làm hoàn ṭan thiết yếu của Đạo Công Giáo: giáo dân và giáo sĩ đọc kinh cầu nguyện và hát thánh ca cho chính ḿnh, cho tha nhân và cho đất nước, đặc biệt lúc này cho những viên chức có thẩm quyền sáng suốt giải quyết tranh chấp một cách công bằng hợp lư. Các h́nh thức sinh hoạt này không thể bị coi là hành vi lơi dụng tôn giáo, tín ngưỡng theo Luật Pháp quốc nội cũng như Luật Pháp Quốc Tế.

Một người dân b́nh thường tin theo bất cứ một tôn giáo nào, không thể coi đó là các hành vi trên lợi dụng tín ngưỡng hay lợi dụng tôn giáo mà bảo là vi pháp pháp luật, đặc biệt về Pháp Lệnh Tôn Giao mà Bà Phó Chủ Tịch UBND qui chiếu.

Trái lại, chính Bà Phó Chủ Tịch UBND đă không am tường luật pháp và nhân danh UBND hành xử trái pháp luật. Một cơ quan Hành Chánh quan trọng của Thủ Đô Hà Nội, một Thành Phố có gần 1000 năm văn hóa lại vi phạm luật pháp trắng trợn.

- Điểm 3: Bà Phó Chủ Tịch UBND đưa ra hai (2) sự kiện tố cáo Đức TGM Ngô Quang Kiệt:


- Ngài gửi thư yêu cầu đọc kinh cầu nguyện tương tự tới các giáo phận khác thuộc quyền quản trị của mổi giám mục khác nhau ngoài Giáo Phân Hà Nội.

- Cho thư rơi ngoài đường phố mục đich kêu gọi mọi người hành động như trên, tức tụ tập cầu nguyện và hát thánh ca.

 Bà Phó Chủ Tịch đă chỉ tố cáo vu vơ mà không đưa ra được một tờ thư rơi nào, khổ giấy ra sao, chữ in thế nạ, mầu ǵ, nội dung ra sao. Trái lại chính Đức Cha Nguyễn Văn Sang, quản nhiệm giáo phận Thái B́nh bằng thư xác nhận: không hề nghe nói, không hề thấy hay nhận được lá thư mà bà Phó Chủ Tịch UBND dựa vào đó tố cáo TGM Ngô Quang Kiệt.

Xét về khía cạnh Pháp Lư, bà Phó Chủ Tịch UBND: Xúc phạm danh dự, phẩm giá người khác, cụ thề TGM Ngô Quang Kiệt căn cứ vào Điều 71 Hiến Pháp XHCHVN và Điều 307 Luật Dân Sự Việt Nam.

Xin nhắc vụ Việt kiều Trịnh Vĩnh B́nh, vụ cựu huấn luyện viên người Pháp Letard cho đội bóng đá Việt Nam đ̣i bồi thường 180 000$US v́ không hiểu luật pháp về khế ước; Air Việt Nam bị phạt bối thường cho Luật sư Monti người Ư hơn 5 000 000 $ EU v́ coi thường luật pháp không chịu ra hầu Toà.

 

1.6. Sau đây là H́nh chụp Bằng Khoán Chủ Quyền Điền Thổ

Khoanh Đất số 1765 (nay là Ṭa Khâm Sứ)

Diện tích lần đầu khi mua, sang nhượng và làm trước bạ

Đo đất lần đầu năm 1933 là 11.478 mết vuông

Diện tích đo lần cuối năm 1951 là 11.478 mết vuông.

 

 

 

*

 

II. Những Cuộc Gặp Gỡ “Ngọai Giao”

 

Tuy vấn đề đất nhiều khi rất căng thẳng hai bên vẫn cố gắng giữ liên lạc với nhau qua nhiều h́nh thức:

2.1. Sáng ngày 30.12. 2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đă đến thăm Toà Tổng Giám mục Hà Nội, gặp Đức Tổng Giám mục Hà Nội và chứng kiến cảnh giáo dân cầu nguyện. Ông đi từ lối giữ xe bên hông Nhà Thờ Lớn, ṿng qua Trung tâm Mục vụ và Chủng viện và đến pḥng khách Toà Tổng Giám mục. Tại đây ông gặp Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt khoảng 15 phút trong pḥng khách.

Khi Thủ tướng đi ra khỏi pḥng khách th́ cũng là lúc đoàn giáo dân đang rước từ Nhà thờ Lớn sang khu đất Toà Khâm Sứ. Thủ tướng đứng ở cổng Toà Khâm Sứ một lúc rồi mới đi.

2.2. Trước ngày Thủ Tướng Dũng tới Ṭa Tổng Giám mục, ông Phạm Thế Duyệt, Chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc có tới thăm ĐTGM Ngô Quang Kiệt. Người ta không biết rơ những thảo luận.

2.3. Vào buổi chiều ngày 22.1.2007, một phái đoàn của Chính quyền gồm Ông phó chủ tịch Uỷ ban trung ương MTTQ Việt Nam, Bà Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội là bà Ngô Thị Thanh Hằng, củng với các vị lănh đạo ban ngành chính quyền thành phố Hà Nội đă tới Ṭa Giám Mục Hà Nội để chúc Tết Đức Hồng y Phạm Định Tụng và Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt.

Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt đă tiếp phái đoàn chính quyền và trao đổi những lời chúc mừng. Về phía Ṭa Giám mục có sự hiện diện của một số linh mục. Vào chiều ngày 29.01.2008, Toà Tổng Giám mục Hà Nội đă sang chúc tết UBND TP HN. Dẫn đầu phái đoàn là Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt. Cùng đi với ngài có LM Chánh Văn pḥng Lê Trọng Cung và khoảng hơn một chục linh mục khác đến từ các giáo xứ trong ngoài thành phố.

Bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, nhân dịp này, nói Thành phố rất quan tâm tới các sự kiện đang diễn ra ở Toà Khâm Sứ. V́ sự an ninh trật tự của thành phố bà xin Toà Tổng Giám mục cho chấm dứt các sự việc đang diễn ra tại Toà Khâm Sứ. Bà cũng đề nghị Toà Giám mục tôn trọng kỷ cương và cùng chính quyền đối thoại để giải quyết vấn đề.  Đức Tổng Giám mục đáp lời rằng phải tôn trọng trật tự kỷ cương nhưng đối thoại phải bắt đầu bằng việc tôn trọng sự thật, chấm dứt vu cáo và xuyên tạc Toà Giám mục. Đối thọai phải dựa trên căn bản thực tế và pháp lư. Không nên mệnh lệnh cửa quyền, duy ư chí. Phải biết lắng nghe nhau chứ không phải chỉ có một bên nói. Không thể nào quy trách nhiệm cho một bên, chỉ có nh́n phía ḿnh mà không nh́n phía bên kia th́ không thể đối thọai được.

Khi Bà Phó Chủ tịch đề cập đến chuyện đổi mới, Đức Tổng Giám mục, cũng nói phải đổi mới và đối mới bên ngoài thôi th́ chưa được, quan trọng hơn là phải đổi mới con người từ bên trong, từ trong cái đầu, trong tư tưởng. Đức Tổng Giám mục kết thúc rằng : Ngày xuân nên nói chuyện vui, nhưng v́ Bà Phó Chủ tịch đề cập đến vấn đề th́ xin có mấy lời như vậy để sau này có các cuộc đối thoại thực sự hữu ích.

*

 

III. Những Buổi Cầu Nguyện Và Những Giây Phút Hồi Hộp


 Ngày 01.01.2008- Biến Cố Đầu Năm

Khoảng 2000 người đă tụ họp cầu nguyện ngoài hàng rào Ṭa Khâm Sứ. Giáo dân biến ḷng đường thành nguyện đường. Có lời nhắn nhủ “Năm mới chúng ta có nhiều ước vọng. Một trong những ước vọng cháy bỏng nhất là chúng ta xin lại được nhà đất Toà Khâm Sứ. Để cho điều ấy trở thành hiện thực, chúng ta cần phải cầu nguyện và hành động. Chúng ta hành động chứ không bạo động. V́ thế giờ đây quư cha quư tu sĩ nam nữ và anh chị em giáo dân chúng ta đi sang Toà Khâm Sứ cầu nguyện”.

Đi đầu là Thánh giá nến cao và hơn 20 linh mục đồng tế. Tiếp theo là mấy trăm chủng sinh, nữ tu và hàng ngh́n giáo dân. Nhiều người ở bên ngoài nhà thờ, hai bên lối đi Toà Giám mục đứng đón đoàn cầu nguyện. Có linh mục, tu sĩ, chủng sinh và giáo dân. Có già, có trẻ, có lớn, có bé. Có người Việt cũng như người ngoại quốc. Có nhiều người Tây Phương, người Phi Châu và cả một nhóm rất đông người Hàn Quốc.

Khi đoàn linh mục, chủng sinh và tu sĩ vừa qua khỏi sân Nhà Thờ Lớn, đông đảo giáo dân đă tràn xuống quảng trường Nữ Vương Hoà B́nh trước Nhà Thờ Lớn đi ngược phố Nhà Chung sang khu vực Toà Khâm Sứ. Toà Khâm Sứ đă khoá cổng. Sau cổng c̣n đặt rất nhiều tảng bê tông lớn h́nh khối. Do đó đoàn người tràn xuống ḷng lề đường để cầu nguyện.

Các bảo vệ bên trong Toà Khâm Sứ đứng lùi vào một góc xa để quan sát. Các nhân viên an ninh mặc thường phục co cụm một chỗ để chụp h́nh, chỉ trỏ các đối tượng của ḿnh và bàn tán. Hàng trăm máy quay phim và chụp h́nh của đủ các bên hoạt động với công suất tối đa.

Cộng đoàn cầu nguyện khoảng nửa tiếng th́ kết thúc vào lúc khoảng gần 12 giờ trưa. Ai cũng thấy hơi ngắn.

 

Ngày 3.1.2008

Sáng chiều có mặt ở phố Nhà Chung lúc nào cũng có đầy công an "ch́m" giả dạng thường dân. Vào buổi tối, các công an ít hẳn đi. Có anh t́m cách tiếp cận mấy bà đang cầu nguyện, hỏi những câu ngây ngô hay giả ngây ngô để bắt chuyện và khai thác thông tin, nhưng mấy bà già t́m cách đuổi khéo nên anh đành bỏ đi. Tối hôm nay trời rét quá.

Thỉnh thoảng vẫn có người đến đặt hoa lên tường rào Toà Khâm Sứ và cầu nguyện. Có ông xe ôm và có nhiều bà đồng nát, dừng xe, hạ quang gánh đứng chắp tay âm thầm cầu nguyện tự nhiên giữa trung tâm thành phố. Số người cầu nguyện sau lễ 7giờ chiều ít hơn thường ngày. Số nam nữ tu cầu nguyện giấc 10 giờ th́ vẫn đông vậy. Cũng có một số giáo dân tham gia giờ cầu nguyện này.

Bất ngờ nhất hôm nay là sự kiện ông Nguyễn Thế Doanh, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ, trả lời BBC về vấn đề nhà đất Toà Khâm Sứ. Một cách đáp lễ cuộc phỏng vấn BBC của Đức Tổng Giám mục hôm nọ chăng?

 

Ngày 4.1.2008


Hôm nay trời đẹp. Nắng vàng và bớt lạnh. Nhờ các phương tiện truyền thông mà người ta biết chuyện, và số người đến cầu nguyện rải rác trong ngày càng đông. Nhiều người đi xe từ các tỉnh đến đây cầu nguyện cá nhân. Một số nhóm sinh viên có việc ǵ qua trung tâm thành phố cũng ghé lại cầu nguyện. Một số nhóm giáo dân ở một các giáo xứ vùng Hà Tây, Hà Nam đang đ̣i lên Hà Nội đến Toà Khâm Sứ cầu nguyện với tư cách tập thể. Chắc rồi cũng sẽ đến lượt thôi nếu t́nh h́nh không sớm được cải thiện.

Cả ngày dân Hà Nội phở lở v́ được đọc thư ngỏ của Đức Cha FX Nguyễn Văn Sang, tuyên bố hoàn toàn ủng hộ và hợp nhất với đức tổng giám mục, các đấng bậc và các anh chị em giáo dân trong Giáo phận Hà Nội.

Nhiều đài báo và hăng thông tấn trong ngoài nước đă đưa tin về vụ cầu nguyện ở Toà Khâm Sứ. Chiều nay thêm phóng viên của hăng AFP đến t́m hiểu vấn đề. Gặp một giáo dân, anh hỏi: Các bạn kéo dài chương tŕnh cầu nguyện này tới khi nào? Trả lời: “Cầu nguyện là sự sống của chúng tôi. Chúng tôi sẽ cầu nguyện măi măi. Cầu nguyện cho đến chết. Riêng trong vấn đề nhà đất Toà Khâm Sứ này, chương tŕnh cầu nguyện cho tới khi nào th́ chúng tôi không biết. Nhưng chắc là sẽ chấm dứt cầu nguyện ở Toà Khâm Sứ khi chính quyền trả lại nhà đất ở đây cho Giáo hội”.

Từ ngày 18.12.2007 đến nay đă có bốn cuộc cầu nguyện tương đối đông đảo diễn ra vào tối ngày 18.12.2007, sáng ngày 20.12.2007, sáng ngày 25.12.2007 và sáng ngày 01.01.2008. Thực tế chưa có cuộc cầu nguyện nào có quy mô cấp Giáo phận, quy tụ toàn thể các giáo xứ trong Giáo phận và thời gian mới chỉ kéo dài 18 ngày.

Khi các nam nữ tu sĩ đang dọn ghế kết thúc giờ kinh tối và khi các ngọn nến c̣n lung linh toả sáng trên hàng rào sắt Toà Khâm Sứ, th́ thấy một anh thanh niên ngoại quốc đi qua hỏi chuyện các nữ tu. Ngay lập tức có hai nhân viên an ninh quen mặt đi xe máy sáp lại.

 

Ngày  5.1.2008

Hôm nay, có một cụ mang một đơn kiến nghị do chính tay cụ viết cho Bí thư Quận uỷ Hoàn Kiếm yêu cầu trả lại đất cho Giáo hội. Cụ đưa đơn và tŕnh bầy ư tưởng của ḿnh cho một số người cụ gặp.

Trong quán phở, dựng trên đất lấn chiếm Toà Khâm Sứ, thấy hai người vừa ăn vừa bàn chuyện về việc người công giáo tụ tập cầu nguyện, một người nói: “Họ làm thế là phải thôi! Cái ǵ cũng có nguyên nhân của nó!”. Một cán bộ cấp trung ương nói trong chỗ riêng tư rằng: “Ông Kiệt - Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt- làm cú này “độc” quá! Ông đưa chính quyền vào thế rất bí! Thực ra trả nhà đất khu vực này th́ cũng không thành vấn đề lắm, nhưng chính quyền sợ ảnh hưởng dây chuyền”.

Buổi tối hôm nay, các linh mục và giáo dân các xứ Thái Hà, Hàng Bột, Phùng Khoang sang lễ bên Nhà Thờ Lớn rồi kéo nhau sang cầu nguyện bên Toà Khâm Sứ. Tối thứ bảy cho nên người đi lễ và sang Toà Khâm Sứ cầu nguyện khá đông. Số giáo dân có lẽ đến 1000 người. Người ta đếm được năm linh mục đi theo thánh giá nến cao và cùng cầu nguyện với giáo dân là LM Giuse Trịnh Ngọc Hiên, Bề trên DCCT Hà Nội và LM Lorenxô Chu Quang Minh, Giám đốc Chủng viện Hà Nội và ba linh mục khác nữa.

 

Ngày 6.1.2008

Có một chị bảo có nhà cái anh kia cứ đeo bám nàng măi khiến nàng quay lại nói rằng: “Chỉ có là con vật anh mới làm như vậy!”. Ơ hay nhà cái chị này, người ta thấy chị có duyên người ta theo. Hoá ra người ta, theo chị phỏng đoán, là một nhân viên an ninh!

Buổi sáng, sau thánh lễ, giáo dân vẫn ra cầu nguyện như thường lệ. Số người cầu nguyện ban sáng hầu hết là những người lớn tuổi mà hầu hết là giáo dân Nhà Thờ Lớn.

Giờ cầu nguyện đông đảo nhất diễn ra lúc 19 giờ. Thánh lễ 18 giờ hôm nay do LM Antôn Trần Duy Lương chủ tế, LM Giuse Nguyễn Ngọc Hinh, Chính xứ Phùng Khoang, chia sẻ lời Chúa. LM Phêrô Phạm Xuân Lộc, DCCT Thái Hà cũng có mặt đồng tế trong thánh lễ.

Đức Tổng Giám mục đă viết giấy gửi ra kêu gọi các giáo xứ trong thành phố cầu nguyện cho Thái Hà hiện đang gặp khó khăn.

Buổi cầu nguyện hôm nay chỉ có khoảng 500 người tham dự. Càng ngày việc chuẩn bị và tổ chức cầu nguyện càng chu đáo, tươm tất hơn. Sự phối hợp nhịp nhàng làm cho lời kinh tiếng hát cũng sốt sáng hơn. Nghe nói các giáo xứ phụ trách đă in 1000 tờ chương tŕnh và nội dung cầu nguyện tại Toà Khâm Sứ. Nhưng mới chỉ phát hết có khoảng 500 bản.

Giờ cầu nguyện kéo dài khoảng 45 phút. Cộng đoàn hát nhiều hơn mọi khi.

 

Ngày 7.1.2008

Một em bé được mẹ dẫn đến trước Toà Khâm Sứ, cả hai mẹ con cùng đứng cầu nguyện một hồi lâu, em bé tuy c̣n nhỏ nhưng cũng đọc kinh thật sốt sắng. Hai mẹ con có một bó hoa muốn dâng Đức Mẹ Sầu Bi nhưng không có cách nào mang vào bên trong sân được. Em bé đă khiến những người chứng kiến thật cảm động khi chỉ cho mẹ thấy một khe hở nhỏ ở bên dưới tường rào đă được khoá và chèn cẩn thận bằng những tảng bê tông lớn, em đă mạnh dạn "chui" qua đó vào trong sân. Đang khi mẹ em c̣n ngần ngại th́ em nói "mẹ, đưa hoa cho con mang vào cho Bà Đẹp", lời nói cùng với hành động thật dễ thương nhưng cũng đầy mạnh mẽ.

Em ôm bó hoa vào được đến nửa sân trước Toà Khâm Sứ th́ có bốn năm chú công an và bảo vệ từ trong đi ra. Họ lên tiếng doạ nạt, quát mắng nhưng em bé vẫn đi vào, họ doạ đánh, em vẫn hồn nhiên "vác" hoa vào, đến khi họ đẩy ra th́ em mới sợ mà đặt bó hoa xuống và chạy ra với mẹ em đang lo lắng ở ngoài tường rào.

 

Ngày 12.1.2008

Hôm nay, sau 1 tháng kể từ hôm Toà Khâm Sứ bị dỡ mái, vấn đề giải quyết vẫn chưa có ǵ rơ ràng cụ thể. Một tin hành lang cho biết Chính phủ đă kư quyết định trả lại nhà đất ở đây cho Giáo hội. Một tin hành lang khác cho biết Trung tâm Thể dục Thể thao quận Hoàn Kiếm đă cắm đất bên bờ sông Hồng và đang chuẩn bị xây dựng. Người ta ngờ rằng đây là tin vịt nhằm đánh lừa dư luận. V́ các nguồn tin chính thức chưa xác nhận điều này. Hơn nữa, các nguồn tin chính thức từ phía các cán bộ trong bộ máy hành chính đây đó cho thấy, chính quyền đang có những biểu hiện đả kích và kết án các việc làm của người công giáo trong thành phố mà người đứng đầu là đức tổng giám mục.

Trong khi đó công an gia tăng các biện pháp cứng rắn đối với các giáo dân cầu nguyện tại Toà Khâm Sứ. Các buổi cầu nguyện sớm tối tại đây bị công an theo dơi kỹ lưỡng hơn. Trong khi đó ban ngày, nếu người ngoại quốc đi qua dừng lại bên ngoài tường rào sắt Toà Khâm Sứ để ngắm nh́n và chụp ảnh th́ không sao, nếu là ngừơi Việt, lập tức có các công an chạy đến giám sát và sinh sự. Chiều nay, công an Cường đă ra lệnh cho các bảo vệ đuổi một chị giáo dân đang vào dọn dẹp xung quanh tượng Đức Mẹ và dâng hoa cho Đức Mẹ. Bất chấp sự đe doạ của công an và bảo vệ, chị này tiếp tục bày tỏ ḷng yêu mến Đức Mẹ của ḿnh.

 

Ngày 13.1.2008

Sau thánh lễ chiều Chúa Nhật hôm nay do ĐTGM Ngô Quang Kiệt chủ sự cùng quư linh mục  ở Nhà Thờ Chính Toà Hà Nội, hàng ngàn giáo dân thuộc giáo xứ Kẻ Sét (Thịnh Liệt) đă đến trước Toà Khâm Sứ và cầu nguyện.

Phố Nhà Chung trở nên một ngôi nguyện đường thật trang nghiêm sốt sắng ngay giữa ḷng thủ đô, xe cộ vẫn tấp nập qua lại khu phố nhỏ này và việc cầu nguyện của giáo dân đă khiến ai cũng phải đi chậm lại hoặc dừng xe nghe ngóng.

Giáo xứ Kẻ Sét nằm ở địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội với khoảng 2500 giáo dân, hiện nay giáo xứ do LM Nguyễn Xuân Thuỷ làm chánh xứ.

 

Ngày 17.1.2008

Người ta thấy Đức Cha Chủ Tịch Hội Đồng Giám mục Việt Nam xuất hiện cách âm thầm ở Hà Nội trong những ngày qua, bắt đầu từ trong thánh lễ mừng Đức hồng y do Gia Đ́nh Gioan tổ chức ngày 10.01.2008. Đức Cha Chủ Tịch xuất hiện để làm ǵ? Tin hành lang cho hay là ngài ra Hà Nội theo đề nghị của một số cơ quan cấp bộ để giải quyết vấn đề đất đai Toà Khâm Sứ, La Vang và Giáo Hoàng Học Viện.

Các nguồn tin từ phía Giáo hội không xác nhận sứ mạng này. Đức cha Chủ tịch đến âm thầm, khiêm tốn và ra đi khiếm tốn âm thầm. Có lẽ kết quả cũng âm thầm và khiêm tốn như chuyện đến và đi của ngài.

Trong khi ấy, những ngày vừa qua và cho đến hôm nay 17.01.2008, người ta thấy Đức Cha F.X Nguyễn Văn Sang xuất hiện khá thường xuyên ở Hà Nội. Ngài là một trong mấy vị giám mục đầu tiên lên tiếng ủng hộ Toà Tổng Giám mục Hà Nội, xin giao lại nhà đất Toà Khâm Sứ. Đức Cha F.X Nguyễn Văn Sang cũng là người viết một số bài báo xung quanh vụ nhà đất Toà Khâm Sứ. Những bài viết này cung cấp một số những thông tin quư báu và một số ư tưởng thú vị, nhưng cũng có một số không thực tế và lỗi thời. Có thể ngài là người được một cơ quan cấp bộ nào đó mời làm trung gian tiếp cận và trung gian giải quyết ? Hay ít nhất là thăm ḍ lập trường của Toà Giám mục Hà Nội ?

Không một trung gian nào có thể có vai tṛ ǵ trong vụ việc này. Nếu ai biết sơ qua về cơ cấu tổ chức trong Giáo hội cùng với vai tṛ và quyền hạn của vị giám mục giáo phận sẽ thấy điều đó. Giải quyết vấn đề liên quan đến một chủ thể tôn giáo không giống việc giải quyết các vấn đề giữa hai chủ thể thuần tuư có tính cách thế tục, như hai quốc gia, hai tổ chức xă hội.

Trong khi chính quyền đang ḍ đường để t́m cách giải tán đám đông cầu nguyện th́ tại hiện trường, trên thực tế, có dấu hiệu các biện pháp cứng rắn tiếp tục gia tăng: Ngày 11.01.2008 bà Ngô Thị Thanh Hằng ra một văn bản kết án các vi phạm của đức tổng giám mục Hà Nội, của Toà Tổng Giám mục Hà Nội, của các giáo sĩ trong Giáo phận Hà Nội và các linh mục ở Nhà thờ Thái Hà. Tiếp theo là các vụ đấu khẩu hay sử dụng bao lực của một số công an, cán bộ với giáo dân trên hiện trường trước Toà Khâm Sứ và tại khu vực đất tranh chấp ở Thái Hà. Giáo dân của Giáo phận Hà Nội vẫn c̣n phải tiếp tục cầu nguyện trường kỳ.

 

Ngày 19.1.2008

Chưa thấy có bước đi nào chính thức từ phía chính quyền sau công văn 273/UBND-VX của UBND TP Hà Nội kư ngày 11.01.2008. Trong khi những cuộc gặp gỡ không chính thức nhằm t́m ra một giải pháp cho vấn đề vẫn đang được tiếp tục. Tại khu vực Toà Khâm Sứ giáo dân vẫn tụ họp cầu nguyện sớm tối sau giờ lễ.

Thỉnh thoảng vẫn có những xung đột cục bộ giữa các nhân viên an ninh hay bảo vệ xung quanh chuyện cầu nguyện, cắm hoa, gắn thánh giá quanh tường rào.

Sáng thứ năm, khoảng gần 9 giờ, người ta chứng kiến một cảnh tượng lạ lùng và cảm động: Có một đám tang của một bà đạo đức trong xứ Nhà Thờ Chính Toà đă rước ra cầu nguyện trước Toà Khâm Sứ. Nghe nói bà cụ quá cố khi c̣n sống đă cầu nguyện ở đây và rất thiết tha với phần đất thánh thiêng này. Mọi người chứng kiến, cả bảo vệ lẫn nhân viên an ninh đều kinh ngạc và không ai nói được lời nào và không biết phản ứng ra sao. Phố Nhà Chung kẹt xe bất ngờ v́ lượng xe và người đưa đám tang dừng lại cầu nguyện c̣n đông hơn chủ nhật. Tối hôm nay thứ bảy, giáo dân Cổ Nhuế, Thượng Thuỵ, Cửa Bắc,  là những xứ đạo ở phía Tây Bắc thành phố, đến phiên cầu nguyện. Cá nhân và từng nhóm nhỏ của các giáo xứ này đă đến viếng từ lâu, nhưng trong tư cách là cả giáo xứ th́ nay mới đến lượt.

Sau công văn 273/UBND-VX chính quyền Hà Nội có thể thấy ḿnh thất thố phần nào trong nghệ thuật cai trị. V́ vậy vai tṛ trung gian của Ban Tôn giáo và Công an có thể sẽ gia tăng trong những bước kế tiếp.

 

Ngày 21.1.2008

Tiến tŕnh đ̣i đất ở Toà Khâm Sứ và nhà thờ Thái Hà h́nh như đang đi đến đỉnh điểm căng thẳng. Cái nút dường như càng ngày càng được thắt chặt thêm dù bề ngoài có những dấu hiệu và cử chỉ thân thiện hay các lời phát biểu muốn đối thoại.

Về phía Giáo hội th́ lập trường đă kiên định thể hiện nguyện vọng của ḿnh cách ôn hoà cho tới khi đạt được mục đích mới thôi. C̣n phía chính quyền, bên ngoài có những dấu hiệu cởi mở, nhưng một cách chính thức th́ lại liên tiếp ban hành những văn bản có tính cách cứng rắn nhằm kết tội Giáo hội, đồng thời t́m mọi cách để giải tán các buổi cầu nguyện.

Tiếng nói chính thức từ cơ quan có thẩm quyền nhất để giải quyết vấn đề là UBND TP Hà Nội vẫn chỉ là công văn 273/UBND-VX kư ngày 11.01.2008. Công văn này kết tội Toà Tổng Giám mục và Giáo xứ Thái Hà.

Hiện có một h́nh thức trấn áp và đe dọa giáo dân và tu sĩ cũng đang được thực hiện tại Hà Nội như: một số trường học ở khu vực Hoàn Kiếm và Đống Đa có hiện tượng bạn học và thầy cô giáo can ngăn học sinh công giáo tham gia các cuộc cầu nguyện ở Thái Hà và Toà Khâm Sứ. Một số công an c̣n đến nhà Ḍng Mến Thánh Giá Hà Nội và nhà các giáo dân để ngăn đe hoặc gieo rắc nghi ngờ, chia rẽ giữa những người tham gia cầu nguyện.

UBND TP Hà Nội theo gương công an cũng muốn nhờ Đức Cha FX Nguyễn Văn Sang làm trung gian.

 

Ngày 25.1.2008- Biến Cố Bất Ngờ

Hôm nay tại nhà thờ chính ṭa Hà Nội, giáo dân cả địa phận về tham dự Lễ mừng ĐHY Phạm Đ́nh Tụng, có cả ĐHY Phạm Minh Mẫn, các đức giám mục và linh mục thuộc nhiều giáo phận về đồng tế thánh lễ. Mỗi giáo xứ trong giáo phận có 10 đại biểu, cộng thêm giáo dân Hà Nội dự lễ cỡ chừng 3000 người. Cuộc lễ hết sức nghiêm trang và sốt sắng.

Trước thánh lễ có chừng 2000 người đă hăng hái đến cầu nguyện trước Ṭa Khâm Sứ.

Sau thánh lễ có khoảng 100 linh mục và cả trên 2000 giáo dân lại kéo sang Ṭa Khâm Sứ cầu nguyện nữa. Đang khi dân chúng đứng trước cổng Ṭa Khâm Sứ cầu nguyện th́ có mấy người giáo dân, đặc biệt là một phụ nữ người Mường leo cổng nhảy vào bên trong để dâng hoa cho Đức Mẹ th́ bị bảo vệ đánh chảy máu đầu, lôi chị vào một góc quán phở hết sức hung dữ và bạt tai chị. Cả ngàn người nôn nóng nh́n theo, những tiếng thét từ trong nhà “Văn hóa” hay quán phở gần đó thét lên lanh lảnh “đánh chết nó đi” càng làm cho giáo dân sốt ruột. Một thanh niên đă vượt hàng rào vào ứng cứu chị, lại một “đàn hổ đói” khác đă bẻ ngược tay anh, kéo vào phía quán phở và diễn tṛ đánh hội đồng vào bụng, ngực… đập đầu vào tường đến chảy máu tai.

Hàng loạt giáo dân đă phải chạy đến cổng phía sau quán phở nơi anh thanh niên đang bị đánh, chiêng trống gơ liên hồi náo động. Mấy công an đứng canh chừng để một bọn đánh đập dă man người thanh niên sau cánh cổng, họ c̣n chửi một cách hỗn láo với những người yêu cầu họ thả người ra. Cơn phẫn uất như không ḱm nén thêm, giáo dân đă phải đạp tung cửa bịt tôn để chui vào cứu người.

Một số người khác vào theo quay phim, chụp ảnh th́ bị công an rượt đuổi và thu máy quay phim, máy chụp ảnh và điện thoại, giáo dân đứng ngoài thấy vậy liền chui vào đánh lại bảo vệ để cứu người ra. Trong những người bị đánh trọng thương nghe tin rằng có luật sư Lê Quốc Quân và một phụ nữ. Một số giáo dân khác bị lực lượng an ninh đánh trọng thương, bà con đă phải đưa đi bệnh viện cấp cứu.

T́nh h́nh nguy cấp, thế là cuối cùng giáo dân phá cửa sắt ùa vào bên trong, dựng một cây Thánh giá bằng sắt cao chừng 4 m.

Cảnh tượng công an và bảo vệ rượt đuổi bắt người, những cảnh xô đẩy và đánh người ngoạn mục!

Tại hiện trường Ṭa Khâm Sứ cho đến lúc 3 giờ chiều, nhiều linh mục và bà con giáo dân vẫn tiếp tục cầu nguyện, chưa dùng bữa trưa. Linh mục Quế (linh mục chính xứ Thạch Bích và đặc trách mục vụ cho người Mường ở vùng Ḥa B́nh) và các LM Ly, Ruẫn và Phương cùng giáo dân nhất định ở lại hiện trường đ̣i công an phải trả lại máy quay phim, máy chụp và điện thoại mà họ đă tịch thu của giáo dân, nếu không trả lại nhất quyết không chịu về.

Hiện t́nh tại Ṭa Khâm Sứ vô cùng căng thẳng và bi đát... Cảnh sát liên tục tuốn đến Ṭa Khâm Sứ nhiều vô kể...

Máy h́nh và điện thoại di động của một trong những phóng viên cũng đă bị công an tịch thu! Tuy nhiên, cũng có người thu thập được những h́nh ảnh từ các người quen biết khác về những cảnh công an rượt đuổi bắt người và đánh đập dân chúng để tŕnh bầy cho cả thế giới biết sự đàn áp trắng trợn những người dân hiền lành bị đánh đập chỉ v́ họ cầu nguyện cho công lư.

 

Ngày 26.1.2008

Buổi sáng t́nh h́nh tương đối yên ả. Giữa buổi sáng có mấy người đến đo vẽ hai cánh cổng đă bị đổ sập. Sau đó, có một số cán bộ quân báo, người mặc quân phục, người không tới thăm hiện trường. Các cụ hỏi anh ở đâu th́ một anh nói rơ là ḿnh ở bên t́nh báo quân đội. Trong khi mấy anh này vào nghe ngóng xem xét và chụp h́nh th́ nhiều anh khác mang quân phục đứng ở bên ngoài phố.

Sau đó, quăng gần trưa có bà Phó Chủ tịch Phường sở tại cùng đoàn tuỳ tùng gần chục người vào làm công tác dân vận nhóm giáo dân đang cầu nguyện ở hiện trường nhưng giáo dân đă làm nhóm cán bộ này thất vọng.

Chiều nay có ông Giám đốc Công an Thành phố tới thăm hiện trường. Cả ông Chủ tịch, Phó Chủ tịch MTTQ Trung ương, Chủ tich MTTQ Thành phố Hà Nội cũng đến đáo qua hiện trường từ xe hơi, rồi vào trong căn nhà bên phía kia đường thuộc Trung Tâm Bồi Dưỡng Chính Trị quận Hoàn Kiếm.

Trong khi đó, các đoàn cán bộ thành phố vào Ṭa Giám mục. Có đoàn do ông Chủ tịch Quận Hoàng Công Khôi dẫn đầu khoảng gần một chục người. Có một đoàn cán bộ từ UBND khá đông cũng vào lúc xế chiều. Có đoàn Cán bộ Tôn giáo có hai người vào khi trời gần tối. Không biết kết quả trao đổi đi đến đâu và về vấn đề ǵ?

Nhưng chiều tối nay, ở nhà thờ trong thành phố đă đọc thông báo của LM Quản Hạt Hà Nội. Thông báo này cho biết rằng: UBND Thành phố Hà Nội, qua văn thư số  673/UBND-VX, đă ra hạn chót 17 giờ chiều mai chủ nhật 27.01.08 phải đưa ảnh tượng ra khỏi Toà Khâm Sứ và phải chấm dứt cầu nguyện tại đây. Thông báo xin anh chị em giáo dân tiếp tục hiệp nhất với nhau cầu nguyện và hy sinh để nguyện vọng xin lại nhà đất Toà Khâm Sứ của Giáo hội được đáp ứng.

Giờ này gần 21 giờ đêm, các tu sỹ và giáo dân vẫn đang cầu nguyện. Giáo dân ở đây c̣n khá đông. Một số người đang đi bịt lều bạt chắn gió chuẩn bị cho chỗ ngủ buổi tối. Một số rát giường đă được mang ra đặt xuống đất, trải chiếu lên để nằm. Chăn đệm vẫn c̣n thiếu nhiều. Thức ăn bà con mua là bánh ḿ. Cũng c̣n một ít cơm đang để đó nhưng đă mau chóng bị lạnh ngắt bởi thời tiết.

 

Ngày 27.1.2008 – Trước Sau Giờ G

Từ sáng tới chiều hai bên sống trong căng thẳng. Phố Nhà Chung, khu vực trước quảng trường Nhà Thờ Lớn và nhất là khu vực Toà Giám Mục-Toà Khâm Sứ đông như hội. Người và xe nườm nườm qua lại. Công an nhiều mà giáo dân cũng lắm. Chẳng ai có thể phân biệt được ai là giáo dân và ai là giáo gian.

Khoảng 15 giờ chiều, các nữ tu và các bà bắt đầu ngồi quây tṛn quanh Thánh giá đọc kinh, cầu nguyện và hát thánh ca. Lời kinh rộn ràng kéo dài triền miên.

Càng về chiều, số người đổ về Toà Giám mục càng đông. Tới 17 giờ, giờ cưỡng chế theo văn thư đă được ban hành, số người đông đến mức cao điểm. Không kể số tín hữu trong thành phố kéo về từ các giáo xứ trong thành phố, người ta c̣n thấy các tín hữu từ các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Hà Tây cũng về. Có các các tín hữu thuộc các giáo xứ của Giáo phận Bắc Ninh và Thái B́nh. Họ đi bằng xe máy, xe hơi và xe khách.

Các linh mục trong Giáo phận Hà Nội cũng về đông. H́nh như hôm nay nhiều thánh lễ trong thành phố được huỷ bỏ. Các linh mục từ Hà Nam, Nam Định, Hà Tây có mặt ở đây. Người ta thấy các gương mặt quen thuộc : LM Văn, LM Xuyên, LM Tuấn (Hà Nam), LM Cảnh, LM Khang (Nam Định), LM Pháp ( Hà Tây), LM Hoà ( Hà Nội), vv.

Các máy quay phim và chụp h́nh bắt đầu chớp lia lịa. Mọi người chờ đợi sự cưỡng chế của các lực lượng công an tiến vào. Theo nguồn tin được biết th́ quân đội từ chối tham gia vụ trấn áp này. Nếu quân đội đến đây th́ sẽ có một cuộc đổ máu nặng nề. Lư do là khi thấy binh lính với súng ống đạn dược đầy đủ th́ đoàn người đông đảo này khó mà giữ được b́nh tĩnh và có thể sẽ có phản tứng tự vệ một khi sự ức chế bị dồn nén tới cao độ. Công an th́ rất đông. Các barie hai đầu phố vẫn sẵn sàng được chắn xuống. Các quan chức công an điện thoại liên tục để nhận lệnh hay để phối hợp hành động. Các giáo dân cũng điện thọai liên tục để trả lời liên tục cho những người ở nhà. Một số nhân viên đại sứ quán cũng có mặt. Một số đài báo gọi điện thọai cho những người liên hệ để phỏng vấn tại hiện trường qua điện thọai viễn liên.

Lúc 17 giờ không khí cực kỳ căng thẳng. Chỉ cần một xô xát hay một đụng chạm nhỏ th́ nơi này khó mà có thể văn hồi được trật tự và khó tránh khỏi đổ máu khi một bên đă săn sàng đàn áp và một bên đă sẵn sàng chết. Phía trước các nữ tu và các bà lớn tuổi vây quanh Thánh giá hầu như không biết chuyện ǵ khác ngoài việc say sưa cầu nguyện. Phía sau nhiều thiếu nhi, thanh niên và trung niên đứng cầu nguyện hoặc trao đổi nhẹ nhàng những chuyện ǵ đó. Nhiều người c̣n quan sát và b́nh luận.

Đúng 17 giờ không có sự ǵ khác thường xảy ra,18 giờ cũng thế, 18 giờ 15 nhiều người bắt đầu ra nhà thờ cầu nguyện. Phần lớn những người này đến từ các giáo xứ trong thành phố. Số ở lại phần nhiều là người về từ các tỉnh. Họ không ra nhà thờ đi lễ v́ họ đă đi từ sáng ở quê họ.

Trong nhà thờ đông chưa từng thấy. Đông hơn hôm lễ đức hồng y rất nhiều. Họ ngồi tràn ra lối đi hai bên nhà thờ, lối đi sang Toà Giám mục và nhất là ở quảng trường Nhà Thờ. Một màn h́nh lớn đă được dựng lên để truyền h́nh ra bên ngoài. Có 3 linh mục đồng tế: LM Lư, Quản Hạt Hà Nội, làm chủ tế, LM Lương, Chính xứ Chính Toà và một LM DCCT đồng tế. Thánh lễ diễn ra trong bầu khí khá hồi hộp và căng thẳng. LM DCCT chia sẻ lời Chúa. Ngài nói trong khoảng 15 phút. Đấy là một bài giảng đúng lời Chúa trong phụng vụ chủ nhật hôm nay và cũng hợp với hoàn cảnh đang diễn ra ở Toà Khâm Sứ. Ngài nói đến việc phải sám hối, nhất là sám hối v́ ḿnh đă sử dụng bạo lực trong ngôn ngữ và hành động. Bạo lực từ gia đ́nh ra xă hội. Bạo lực của kẻ mạnh với kẻ yếu. Ngài nói Chúa Giêsu đă chấp nhận chết như con chiên bị đưa đến ḷ sát sinh mà vẫn im lặng không kêu ca phàn nàn, th́ các môn đệ của Chúa cũng phải sống như vây. Phải sống hoà hợp trong niềm tin và trong t́nh yêu. Ngài cũng nói đến việc phải hiệp nhất nên một với nhau trong Chúa trong một tâm t́nh, một đức tin, một ḷng mến. Hiệp nhất nơi chính ḿnh, hiệp nhất với tha nhân và hiệp nhất với Chúa Trời. Sự hiệp nhất thể hiện cụ thể là tất cả cùng hiệp nhất với vị chủ chăn của ḿnh là cha xứ và là đức tổng giám mục. Càng trong lúc khó khăn càng phải hiệp nhất. Ngài nói bằng cung giọng nhẹ nhàng, vui tươi, b́nh an và phấn khởi.

Xong rồi tất cả lại cùng nhau sang Toà Khâm Sứ cầu nguyện. Tại nhà thờ LM Lư nhắc lại yêu cầu phải cầu nguyện trong hoà b́nh và nghiêm cấm mọi hành vi bạo động. Tới Toà Khâm Sứ, họ chưa cầu nguyện ngay. Họ im lặng đến 10 phút. 10 phút nghẹt thở với nhiều người. Sau đó, trước tượng Đức Mẹ Sầu Bi, LM DCCT lại nhắc lại lần nữa trên loa phóng thanh tinh thần của buổi cầu nguyện.

Khoảng hơn 3000 người đă tham gia giờ cầu nguyện này. Họ cầu nguyện trọng thể khoảng nửa tiếng rồi kết thúc. Nhiều người ra về. Những người khác lại bắt đầu một giờ cầu nguyện mới.

Vẫn chưa có ǵ xảy ra. Nhiều người cầu nguyện măi họ lại lui ra phía sau đứng nói chuyện với những người thân quen. Hôm nay Toà Khâm Sứ là điểm hẹn của toàn giáo phận, dù chưa thấy có lời kêu gọi từ Toà Giám mục, vậy mà giáo dân giáo sĩ cũng tự động kéo về, mới biết sự đoàn kết, hiệp nhất trong gian nan của cộng đồng công giáo Hà Nội là mạnh mẽ biết dường nào.

Từ 20 giờ loa phóng thanh to hơn thường. 22 giờ trên hiện trường c̣n khoảng 500 người. Một nhóm thanh niên đang dựng thêm lều bạt trên sân. 23 giơ c̣n khoảng 400 ngừơi. Liệu lời cầu nguyện có làm thay đổi được quyết định cưỡng chế giải toả cầu nguyện?

 

Ngày 28.1.2008

Đêm qua dựng thêm một lều lớn. Trời mưa nặng hạt hơn và v́ thế giá buốt hơn. Ba lều bạt lớn và một mái che không đủ để chứa hết mấy trăm con người dù là ngồi chen chúc cho ấm. Chăn màn thiếu nghiêm trọng v́ số người ở lại quá nhiều.

Khoảng hơn 11 giờ đêm các cảnh sát rút dần. Chỉ c̣n một số ít ở trong Trung tâm Chính trị, phía bên kia phố Nhà Chung, gần đối diện khu đất. Các xe cảnh sát ở đầu các con phố gần đó đă không c̣n.

Lúc này gần 6 giờ sáng, các nữ tu đang chuẩn bị đồ ăn sáng cho nam nữ tu sĩ và giáo dân ở lại qua đêm. Khung cảnh tĩnh mịch và vắng lặng. Tuyệt nhiên không có một cảnh sát nào.

Lúc hơn 6 giờ, khi lễ ở nhà thờ xong, cộng đoàn lại ra đọc kinh rộn ràng và một ngày mới bắt đầu. Chưa biết hôm nay sự thể sẽ sao, nhưng mọi người biết rằng giáo dân lại bắt đầu một ngày trong tỉnh thức, cầu nguyện và hy sinh.

 

Ngày 29.1.2008

Chiều 29 trôi qua trong an b́nh. Các nhân viên Đài Truyền h́nh Hà Nội mai phục quay phim gần hết buổi chiều. Nhưng chỉ thấy giáo dân trật tự ngồi đọc kinh cầu nguyện mà thôi. C̣n một số khác đứng xa xa để hiệp thông và lo các việc phục vụ. Số này hầu hết là các ông, các anh đạo đức nhiệt thành thuộc các nhóm tông đồ trong thành phố.

Báo động được loan đi, lập tức các xe máy và taxi đổ về nườm nượp. Các linh mục trong thành phố cũng có mặt. Có LM Quản Hạt Hà Nội, chính xứ Hàm Long vừa ở khu vực về Hàm Long, nhận đựơc tin báo lập tực lại đi xe ôm lên ngay. Các LM bên nhà thờ Thái Hà cũng chạy sang đông đủ.

Chỉ khoảng hơn nửa tiếng sau từ chỗ c̣n vài chục người hiện diện đă lên đến khoảng 500 người. Rất nhiều học sinh sinh viên được nghỉ tết nghe tin báo cũng đă chạy đến hiện trường, từ là các bạn sinh viên Vinh, Thanh Hoá, Hà Nam, Phát Diệm, Bùi Chu. Mà số nữ lại đông hơn số nam. Các đệ tử của các ḍng tu nữ trong thành phố cũng đến.

Càng về chiều trời càng rét, người đến càng đông. Các nữ tu Ḍng MTG lúc nào cũng tất bật với công việc phục vụ. Vậy mà giữa lúc ấy lại phải tiếp đại diện Pḥng An ninh Thành phố vào chúc tết.

Đêm về giữa lúc một số các bà ở Tràng Duệ đang mải miết đọc kinh th́ một thành viên trong Nhóm Thánh Tâm chở đến một xe tải củi đốt.

Một bà cụ bên Quận Tây Hồ đưa sang một thúng xôi nóng và bảo rằng cháu bà làm nghề bán xôi và may mắn có dịp như thế này bà và cháu bà mới được dịp “cúng một thúng xôi”. Trông bà rất phúc hậu và đầy ắp những nét xưa.

Các ông, các anh giáo xứ Nhà Thờ Chính Toà do LM Trần Duy Lương làm Chính xứ,  không biết kiếm đâu được tấm bạt lớn, đang dựng thêm một lều ở cạnh tường rào ngăn cách với Toà Giám Mục.

Công An Hà nội cho biết Công An Quận Hoàn Kiếm ra Quyết định khởi tố số 60/CAHK ngày 26.01.2008 về hình sự ‘Hủy hoại tài sản, gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ’ xảy ra tại nơi trước đây là Tòa Khâm Sứ. Đức Cha Ngô Quang Kiệt cho biết: nếu có phải đi tù, th́ chính Đức Cha phải đi v́ Đức Cha đă yêu cầu họ cầu nguyện cho việc đ̣i trả Ṭa Khâm sứ cũ.

 

Ngày 30.1.2008

Buổi sáng thấy phái đoàn của MTTQ Trung ương từ Ṭa TGM đi ra. Chắc là họ vào chúc tết Ṭa Tổng Giám mục Hà Nội.

Khá đông giáo dân từ một số giáo xứ về Ṭa Giám mục để chúc tết Đức TGM và cầu nguyện ở Ṭa Khâm Sứ. Một nhóm các ông của Giáo xứ Lưu Xá, Hà Tây vừa về, th́ lại có một nhóm khác ra thay c̣n đông hơn, vừa đàn ông vừa đàn bà. Tinh thần cầu nguyện và hy sinh của họ khiến những người sống Hà Nội, c̣n phải hổ thẹn.

Mưa hầu như cả ngày. Hôm nay mưa to hơn hôm qua. Mặc dù vậy lời cầu nguyện vẫn không khi nào dứt và mấy đống lửa vẫn không lúc nào thôi đỏ rực.

Đức Giám mục Lạng Sơn, Giuse Đặng Đức Ngân, người có tiếng nói ủng hộ mạnh mẽ trong việc đ̣i đất Ṭa Khâm Sứ, hôm nay cũng về Hà Nội cùng một đoàn khá đông linh mục và giáo dân. Ngài cùng LM Trần Duy Lương ra cầu nguyện trước Đức Mẹ Sầu Bi và trước Thánh giá rồi thăm hỏi giáo dân.

Hôm nay báo đài vẫn tiếp tục vu khống và xuyên tạc. Không chỉ là cấp thành phố nữa mà cả báo đài cấp trung ương. Giáo dân xem xong các chương tŕnh này ḷng càng bức xúc hơn nữa.
Buổi chiều các công an đến lắp thêm mấy máy quay phim tự động, loại hiện đại mà theo các chuyên viên hiểu biết th́ loại này có thể theo dơi hiện trường từ trung tâm rất xa.

Đêm nay, trời rét hơn, số lều bạt không đủ chỗ cho người nghỉ đêm, cho nên họ cứ ngồi quanh đống lửa cầu nguyện. Lúc khoảng 22 giờ đêm, một ca đoàn đến hát thánh ca và dâng hương rất hoành tráng và sốt sắng. Giáo dân thay nhau say sưa cầu nguyện  không lúc nào ngừng.

Suốt đêm vẫn thấy bóng một số sinh viên âm thầm phục vụ. Hơn 2 giờ sáng họ c̣n đi xúc than hồng đổ quanh các lều bạt để giữ ấm cho những giáo dân đang ngủ bên trong lều. Họ đi kiếm những tấm chắn về để chặn cho lều được chắc hơn và gió bớt lùa vào hơn. Họ giữ trật tự vệ sinh và hương nến trong đêm cũng như nhắc nhở mọi người những chuyện cần thiết. Họ thật là thiên thần của khu vực Ṭa Khâm Sứ về đêm. Đấy là những người hiểu hơn ai hết nỗi ḷng và mong muốn đối với Giáo hội và quê hương của các giáo dân đến nơi đây cầu nguyện. Hiện tại và tương lai Giáo hội có lẽ sẽ thuộc về những con người như họ.

*

 

IV. Phản Ứng Của Các Cơ Quan Truyền Thông Quốc Tế Và Người Việt Hải Ngọai

4.1. Truyền thông là những h́nh thức thông tin và đối thoại giữa con người với nhau gồm báo chí, phát thanh, truyền h́nh, internet, cả chính thức và không chính thức. Về vụ Ṭa Khâm Sứ Hà Nội, truyền thông quốc tế đă đóng một vai tṛ hết sức quan trọng thể hiện qua những bản tin hàng ngày. Chị giáo dân người Mường vừa bị vây đánh th́ 5 phút sau là cả thế giới đă nh́n thấy. Sau đây là một số mẩu tin tiêu biểu, kể từ đầu năm 2008 :

 

3.1. 08

- UCAN : Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Ha Noi considers Prime Minister   Nguyen Tan Dung’s informal visit to him and the former apostolic nunciature a “positive sign” of the government’s concern about religious issues.

On the morning of Dec. 30, Dung unexpectedly visited Archbishop Kiet at his residence and also went to the nearby former nunciature.

 

- Richard Chiola, Catholic Times : In another event, on-going mass protests, a scare phenomenon in the Socialist Republic of Vietnam, out broke in Hanoi drawing thousands Catholics to the street. The demonstrators have asked that the Church properties seized illegally by the government should be returned to them.

 

6.1. 08

BBC : Tăng áp lực trong vụ Tòa Khâm Sứ.

Hàng trăm người theo Công giáo tiếp tục thắp nến cầu nguyện bên ngoài nơi từng là tòa Khâm sứ tại số 40 Nhà Chung, Hà Nội, trong dịp cuối tuần này.

- AFP : Hundreds of Vietnamese Catholic Christians held prayer vigils in the capital at the weekend, the latest in a series asking for the return of church land seized by the communists half a century ago.

- Asia News : The peaceful protests of Catholics in Hanoi continues. They are asking that a building that was the seat of the Apostolic Delegation, taken by the public authorities and currently used as a night club, as well as its gardens which have been transformed into a private car park for state officials. Gathered around the gates of the compound the faithful pray, lay flowers and hold candle-light vigils.

- EDA N°476 :La communauté catholique de Hanoi occupe pacifiquement une propriété du diocèse confisquée par l’État depuis plus de 48 ans.

.- BosNewsLife: In a show of defiance to the Communist government of Vietnam, an estimated hundreds of Catholics held prayer vigils in the capital Hanoi this weekend, asking for the return of church land seized by authorities half a century ago, following several other demonstrations against land seizures.

 

9.1. 08

- Zenit : Des travaux accomplis sur la propriété d’une paroisse de Hanoi suscitent les protestations de la communauté catholique, qui fait face à la police, dans la prière.

- ABC Radio Austrlia  : Hundreds of Vietnamese Catholics have been holding prayer vigils over the past week, seeking the return from the government of Catholic-owned properties. They include land owned by the Thai Ha parish, and an office that once belonged to an Apostolic delegate - both located in Hanoi.

 

11.1. 08

- Asia News : Traffic came to a halt in Hanoi after a group of Catholics organised a new form of protest. It happened yesterday when, after a Mass celebrated for the 89th birthday of Card Paul Joseph Pham Đinh Tung, former archbishop of Hanoi, more than a thousand priests, men religious and faithful went in procession to the building that once housed the apostolic delegation that was confiscated by the authorities and is currently being used as a night club with its garden turned into a parking lot for government officials.

 

14.1. 08

- Radio Vatican : Đài phát thanh Vatican lên tiếng về vụ nhà đất Giáo hội Công Giáo Việt Nam

Nhà nước pháp quyền hay tổ chức tội phạm?

 

16.1.  08

- EDA N°477 : Des travaux accomplis sur la propriété d’une paroisse de Hanoi suscitent les protestations de la communauté catholique qui fait face à la police dans la prière. 

·   Les chrétiens de Hanoi continuent de prier pour la récupération de l’ancienne Délégation apostolique, alors que la réponse du gouvernement reste incertaine 

·   Les autorités municipales élèvent brusquement le ton et demandent à la conférence épiscopale et à l’archevêque de Hanoi de faire cesser les manifestations. 

·   Dans une lettre aux autorités municipales de Hô Chi Minh-Ville, le cardinal-archevêque affirme à nouveau les droits de l’Eglise catholique sur une propriété confisquée. 

·   Hung Hoa : les autorités empêchent la célébration de Noël dans une église de Son La et arrêtent un prêtre pendant quelques heures. 

·    

23.1.08

- VOA : Vụ đ̣i đất Ṭa Khâm Sứ: Tiến bộ trong quan hệ Vatican-Việt Nam?

Nhiều tuần lễ qua, tu sĩ và giáo dân Công Giáo tại Hà Nội đă tập trung cầu nguyện trước Ṭa Khâm Sứ Vatican cũ ở ngay trung tâm thủ đô Hà Nội. Đây là một trong số những tài sản của Giáo Hội Công Giáo bị chính quyền cộng sản do ông Hồ Chí Minh lănh đạo tịch thu vào năm 1954.

 

25.1.08

- AP : Quietly, Vietnam’s Catholic Church is challenging the nation’s government more boldly than it ever has since the communists took power over five decades ago.

- BBC : Tranh chấp tôn giáo không chỉ về đất. Các tin tức từ Việt Nam cho hay cuộc cầu nguyện đ̣i đất của giáo dân Việt Nam ở thủ đô Hà Nội đang chuyển sang một giai đoạn mới.

Buổi dâng hoa trước tượng Đức Mẹ trong khuôn viên tòa nhà của quận Hoàn Kiếm vốn là trụ sở Tòa Khâm Sứ cũ trưa hôm nay, thứ Sáu 25.01 đã diễn ra với một vụ xô xát.

- Radio Vatican : Những ngọn lửa và lời cầu vượt trùng dương: từ Berlin tới Hà Nội.

Cách đây 19 năm, ngày 6-11-1989, bức tường Berlin bị phá vỡ tạo ra thế dây chuyền khiến cho chế độ cộng sản theo nhau sụp đổ tại các nước Đông Âu và Liên Xô.

 

26.1.08

- AP: Vietnam Catholics Hold Vigil for Land.Thousands of Catholics blocked a busy street in Vietnam’s capital Friday in a rare public demonstration, chanting and praying for the Communist government to return land once owned by the church.

A priest in a white robe carrying a large cross led a procession of parishioners, accompanied by a marching band, from St. Joseph’s Cathedral in downtown Hanoi to the adjacent site of the former Vatican embassy. MARGIE MASON

 

27.1.08

- BBC : Vụ Tòa Khâm Sứ ở Hà Nội kết thúc ra sao? Vụ việc xảy ra quanh cuộc tranh chấp nhà đất giữa Giáo hội Công giáo ở Hà Nội và chính quyền đang ngày càng thu hút quan tâm của dư luận trong và ngoài nước.

Mới đây nhất bản tin của VietCatholic News trên mạng nói chính quyền thành phố Hà Nội ra yêu cầu hạn chót là chiều ngày 27.01 phía giáo dân phải “tháo rỡ các ảnh tượng” trong khuôn viên Ṭa Khâm Sứ cũ mang về.

Nguồn tin này nói hôm 26, Ủy ban Nhân dân TPHN gửi văn thư cho Ṭa Tổng Giám mục yêu cầu thời hạn cuối cùng là 17 giờ chiều ngày Chủ Nhật nếu không chính quyền sẽ có biện pháp mạnh’ .

-- EDA N°478 : malgré un ultimatum de la municipalité, les catholiques se pressent à une veillée de prière dans l’ancienne Délégation apostolique.

Dimanche 27 janvier, à 17 heures, heure fixée aux catholiques de Hanoi par un ultimatum de la municipalité pour vider les lieux, plus de 3000 fidèles accompagnés de leur clergé étaient pacifiquement rassemblés pour prier à l’intérieur de la cour de la Délégation apostolique, dont le portail est désormais ouvert depuis les incidents du vendredi précédent.

 

28.1. 08

- AFP : Vietnam’s Catholics keep pressure on communists to return land. Vietnam’s Catholics have increased pressure on the authorities to return church land confiscated more than half a century ago in a rare challenge to the communist government.

Throughout the weekend, hundreds of protestors have maintained a prayer vigil in front of a house next to St Joseph’s Cathedral in Hanoi, the seat of the church in Vietnam until it was seized after the departure of the French and arrival of the communists in 1954.

Friday saw an even larger protest, with between 1,500 and 2,000 gathered, according to estimates by priests.

 

29.1. 08

- AP : Vietnam Police Probe Church Land Dispute. Police in Vietnam’s capital have launched a criminal investigation into Catholic Church protests over a land dispute, while state-run media accused church leaders Tuesday of abusing their power to incite followers to confront the Communist government.

 

30.1. 08

- L’Osservatore Romano : Trong những ngày qua, hàng ngàn người Công giáo, có lúc lên đến hơn 3000 người, đă tụ tập cầu nguyện trên sân của Ṭa Khâm Sứ cũ tại Hà Nội để phản đối việc thương mại hóa và yêu cầu ṭa nhà đă bị nhà nước chiếm dụng này phải được trả lại cho Giáo hội Công giáo. (lược dịch)

 

1.2. 08

- Asia News : The archbishop of Hanoi confirmed yesterday evening that the Vietnamese government is restoring to the Catholic Church the use of the building that housed the apostolic nunciature. In an open letter addressed to the priests, religious, seminarians, and lay faithful of the archdiocese, the archbishop emphasized his appreciation for the solidarity shown “not only by the faithful of the archdiocese of Hanoi, but by the entire world.

The request made by Hanoi Catholics for the return of the building that once housed the Apostolic Delegation seems to have been answered. Church sources in Vietnam told AsiaNews that the authorities have decided to allow Catholics to use the building “to show their good will and respect for the Pope.” The same sources said that the whole issue should be solved “within days,” perhaps before Tết, the Vietnamese New Year, which falls on 6 February.

- Reuters: Vietnamese Catholics have ended more than a month of protests in Hanoi aimed at pressing the Communist government for the return of church land seized 50 years ago.

After talks between church and government officials, the protesters removed on Friday a cross and tents from a one hectare (2.5-acre) piece of mostly-vacant land about a block from St. Joseph’s Cathedral.

 

2.2. 08


- BBC : Ngưng biểu tình trước Tòa Khâm Sứ cũ. Tin từ Hà Nội cho hay các giáo dân Công giáo đă chấm dứt cuộc cầu nguyện trước Ṭa Khâm Sứ cũ trong lúc một số nguồn gần với Giáo hội tin rằng họ sẽ nhận lại được ṭa nhà.

Bản tin Reuters hôm thứ Bảy 02.02 cho rằng sau những trao đổi giữa Giáo hội và Chính quyền, các giáo dân hôm thứ Sáu đã tháo bỏ các lều dựng tạm ở số 42 Nhà Chung, Hà Nội.

Sang ngày thứ Bảy công nhân đă sơn lại hàng rào quanh khu sân ṭa Khâm Sứ cũ, nơi vị đại sứ cuối cùng của Vatican rời Việt Nam khi những người cộng sản chấm dứt chế độ thực dân Pháp năm 1954-55.

Trong khi đó, theo các nguồn tin từ phía Công giáo, thư của Quốc vụ khanh Ṭa Thánh, Hồng y Tarcisio Bertone, đă có tác dụng lớn trong việc giải quyết vấn đề.

4.2. Ở Việt Nam v́ không có báo chí tư nhân và độc lập nên việc thông tin lại qua dạng Blog rất phổ biến chuyển tài nhiều tin tức hàng ngày, hàng giờ, thêm vào là phần góp ư, hỏi đáp và chia sẻ. Riêng vụ Ṭa Khâm Sứ, người ta có thể đọc tin ở các Blog : Câu Lạc Bộ Báo Tự Do, Chứng Nhân T́nh Yêu, Justice et Paix, Ṭa Khâm Sứ Hà Nội, Nhân Quyền và Công Lư, TS Lê Tuấn Huy, Tạ Phong Tân v.v.. Tất cả nhờ kỹ thuật tân tiến Internet, nó tạo thành một hệ thống truyền thông không chính thống.

4.3. Người Việt Hải Ngọai nhận được tin tức và h́nh ảnh khá đầy đủ từ những website và blog ở bên nhà, đặc biệt trên ViệtCatholic cùng các đài trên thế giới.      

 

*

V. Hai Lá Thơ Chính Thức

Ngày 31.1.2008 nghe phong thanh có nhiều tin vui, nhiều tiến bộ. Đến sáng nghe có văn thư chính thức của Ṭa Thánh gửi ĐTGM Ngô Quang Kiệt, sau đó có người đọc được văn bản chính thức bằng tiếng Pháp. Sau này nhận được bản dịch bằng tiếng Việt của VietCatholic.

5.1 . TOÀ THÁNH GỞI THƯ CHO TGM HÀ NỘI

Phủ Quốc Vụ Khanh
Số 915/08/RS/FAX

Vatican, ngày 30 tháng giêng năm 2008

Kính gởi
Đức Cha Giuse NGÔ QUANG KIỆT
Tổng Giám Mục Hà Nội
HÀ NỘI

Kính thưa Đức Cha,

Phủ Quốc Vụ Khanh rất chú ư và quan tâm theo dơi những biến cố, trong những ngày vừa qua tại Hà Nội, liên quan đến những căng thẳng giữa Tổng Giáo Phận Của Đức Cha và Chính Quyền sở tại về vấn đề quyền sở hữu và quyền sử dụng ṭa nhà kế cạnh ṭa giám mục, nơi mà, trong nhiều năm, đă là nơi làm việc của Ṭa Khâm Sứ Ṭa Thánh ở Việt Nam.

Tôi tràn đầy thán phục ḷng quí mến nhiệt t́nh và sự gắn bó sâu xa của hàng ngàn giáo dân với Giáo hội và với Ṭa Thánh v́ họ đă liên tục biểu lộ bằng cách ḥa nhă tụ họp nhau lại để cầu nguyện trước ṭa nhà này, nơi đă trở thành một biểu tượng, để xin cho các cấp Lănh Đạo Dân Sự được biết xét đến những khẩn thiết của cộng đoàn công giáo.

Nhưng, đàng khác, sự kiện mà những cuộc tụ họp như vậy cứ tiếp diễn không khỏi gây ra những lo lắng, bởi v́, như đă thường xẩy ra trong những trường hợp tương tự, có thể có nguy hiểm thực sự là người ta sẽ không kiểm soát được t́nh thế, khiến nó có thể biến thành biểu t́nh bạo ngôn hay bạo lực.

Bởi vậy, nhân danh Đức Thánh Cha, luôn luôn được thông tin về diễn biến của t́nh thế, tôi xin Đức Cha can thiệp để người ta tránh những hành vi có thể gây xáo trộn trật tự công cộng mà có thể trở về trạng thái b́nh thường. Và như vậy, trong một bầu khí trang nghiêm hơn, có thể lại tiếp tục đối thoại được với Chính Quyền, hầu t́m được một giải pháp thích ứng cho vấn đề tế nhị này.

Tôi xin cam đoan với Đức Cha rằng về phần minh, Ṭa Thánh, đă luôn làm như vậy, sẽ không bỏ lỡ việc giải thích cho Chính Phủ của quê hương Đức Cha, những nguyện vọng chính đáng của người công giáo việt nam.

Xin cám ơn sự cộng tác của Đức Cha và Xin Đức Cha nhận nơi đây ḷng chân thành của tôi.

Hồng Y Tarcisio BERTONE
(đă kư)
Kư tên Hồng Y Tarcisio Bertone,
Quốc Vụ Khanh Ṭa Thánh

 

5.2. Tiếp theo là lá thư của Đức Tổng Giám mục Hà Nội như sau:

 

Kính gửi
Các linh mục, tu sĩ, chủng sinh
Và anh chị em giáo dân Tổng Giáo phận Hà Nội

Hà Nội ngày 01 tháng 02 năm 2008
Anh chị em thân mến,

Hơn bốn mươi ngày qua chúng ta đă sống một lễ Hiện Xuống mới. Mọi người đồng tâm nhất trí với nhau, chuyên tâm cầu nguyện và hăng hái rao giảng Tin mừng ḥa b́nh, bất chấp những khó khăn gian khổ, tạo nên một bầu khí hiệp thông rộng lớn không chỉ trong tổng giáo phận mà c̣n khắp nơi trên thế giới. Chưa bao giờ ḷng yêu mến Chúa, yêu mến Giáo hội dâng cao như thế. Chưa bao giờ t́nh cảm gắn bó giữa chủ chăn và đoàn chiên chặt chẽ đến thế. Chưa bao giờ t́nh bác ái huynh đệ chan ḥa nồng nàn đến thế. Chưa bao giờ lời cầu nguyện chung cho lợi ích của Giáo hội tha thiết đến thế. Thật là một hồng ân lớn lao Chúa ban cho chúng ta. Tôi không ngừng tạ ơn Chúa và cám ơn anh chị em về hồng ân cao quí này.

Nhờ lời cầu nguyện tha thiết của anh chị em, công việc đă có kết qủa. Sau những căng thẳng, đă có đối thoại giữa Ṭa Tổng Giám mục và Hội Đồng Giám mục Việt Nam với các vị lănh đạo cao cấp của Nhà Nước để đi đến một giải pháp tốt đẹp. Giải pháp này sẽ thực hiện qua những bước cụ thể trong tôn trọng lẫn nhau theo ư kiến của Phủ Quốc Vụ Khanh Ṭa Thánh. Bước đầu tiên vừa hoàn thành đó là dịch vụ kinh doanh đóng cửa quán phở, giáo dân tháo gỡ lều bạt và cung nghinh Thánh giá về. Bước đầu tiên này cũng phù hợp v́ hiện nay trời rất lạnh và anh chị em phải chuẩn bị đón Tết. Tôi không đành ḷng nh́n thấy anh chị em phải lạnh giá giữa trời mùa đông rét mướt.

Tuy không thường trực ở bên cạnh Đức Mẹ, nhưng xin anh chị em hăy giữ vững tinh thần cầu nguyện. Hăy cầu nguyện liên lỉ. Hăy cầu nguyện kiên tŕ. Hăy cầu nguyện tha thiết. Và hăy tin rằng tôi luôn ở bên anh chị em và mọi người ở mọi nơi cũng luôn ở bên chúng ta. Qua bức thư hiệp thông của Phủ Quốc Vụ Khanh Ṭa Thánh, anh chị em cũng biết rằng Đức Thánh Cha Bênêđichtô và Ṭa Thánh luôn ở bên chúng ta. Và kết quả cuối cùng sẽ tốt đẹp như ḷng chúng ta mong ước.

Tôi nhiệt liệt ca ngợi sự can đảm trước mọi gian khó, tinh thần cầu nguyện sâu xa, tinh thần bác ái ḥa b́nh và đức tin mănh liệt sống động của anh chị em. Nhân dịp Xuân Mậu Tư, xin chúc anh chị em hưởng một mùa xuân tràn đầy ơn thánh Chúa, tràn đầy niềm b́nh an và niềm tin tưởng Chúa ban cho chúng ta những điều chúng ta đang tha thiết cầu xin.

Thân ái chào anh chị em
(Kư tên)
+ Giuse Ngô quang Kiệt
Tổng Giám mục Hà nội

*

 

VI. Tạm Kết Thúc Một Chặng Đường

6.1.Tuy không có ai được xem môt văn bản chính thức nào về phía chính quyền hoặc văn bản giữa nhà cầm quyền và Giáo hội Công giáo về việc trả lại Ṭa Khâm Sứ, nhưng trong chỗ kín đáo người ta nghe có sư thỏa thuận, cho nên mới có việc đóng cửa tiệm phở, khu thương mại và việc sửa chữa căn nhà Ṭa Khâm Sứ trước khi trao trả và việc Ṭa Tổng Giám Mục cho di chuyển Thánh giá đi, thu dọn lều vải và ngưng việc cầu nguyện đông người. Tượng Đức Mẹ Sầu Bi vẫn để nguyên như cũ.

6.2. Một linh mục trong TGP Hà Nội khi được hỏi về biến chuyển này, ngài đă cho biết quan điểm như sau: "Quả bóng hiện vẫn đang trong sân của chính quyền. Nếu chính quyền xét đến nhu cầu thực tế của Tổng Giáo Phận và biết tôn trọng pháp luật, thực sự muốn xây dựng một nhà nước pháp quyền và một đất nước dân chủ và văn minh, th́ quyết định trả lại nhà đất Toà Khâm Sứ sớm được thực hiện và khi ấy sẽ tốt cho cả Nhà Nước lẫn Giáo hội. C̣n nếu v́ một lư do nào đấy mà vấn đề không được giải quyết thoả đáng khiến giáo dân mất ḷng tin, th́ hơn chỗ nào hết trên đất nước này, Toà Khâm Sứ sẽ tiếp tục là một nơi nhạy cảm mau chóng thu hút nhiều giáo dân đến tiếp tục đọc kinh cầu nguyện đêm này cho công lư".

6.3. Với niềm tin tôn giáo, người tín hữu công giáo tin tưởng vào lời cầu nguyện của ḿnh đem lại kết quả như sở nguyện, dầu rằng đă phải trải qua những khó khăn vất vả. Cũng trong niềm tin đó, người tín hữu chấp nhận thử thách và những lao nhọc như là những bó hoa thiêng dâng lên Đấng Tối Cao đi đôi với lời cầu nguyện của ḿnh. Sự hỗ trợ của nhiều người theo nghĩa thường t́nh được coi như sự đoàn kết và hỗ trợ rất đáng quư. Nhưng cao hơn một chút, đó là sự hiệp thông giữa con cái Thiên Chúa, bất kể không gian và thời gian.

6.4. Trong phần mở đầu lá thơ gửi tín hữu, Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt viết : “Hơn bốn mươi ngày qua chúng ta đă sống một lễ Hiện Xuống mới”. Câu này làm cho nhiều người nhớ tới con số 40 trong lịch sử Cựu Ước và Tân Ước. Số 40 được coi như một chu kỳ thanh luyện để tiến tới một sự viên măn: nạn lụt đại hồng thủy kéo dài 40 ngày đêm, dân Do Thái lang thang trong sa mạc 40 năm để trở về đất hứa, ông Maisen cầu nguyện trên núi Sinai 40 đêm ngày để được gặp gỡ Thiên Chúa, vua David được Thiên Chúa cho cai trị Do Thái 40 năm, Ngôn sứ Êlia đi suốt 40 ngày đêm tới Khôrếp là núi của Thiên Chúa, dân thành Ninivê tin lời Giona cảnh báo, ăn chay 40 đêm ngày, được Thiên Chúa bỏ ư định giáng phạt. Chính Chúa Giêsu, trước khi đi rao giảng Tin Mừng cúu độ, đă vào sa mạc ăn chay ṛng ră 40 đêm ngày. Từ cơi chết sống lại, Ngài c̣n ở trần gian 40 ngày trước khi về trời.

Có chăng một ư nghĩa nào của con số 40 đối với người tín hữu công giáo Hà Nội trong những ngày vừa qua?

6.5. Sự kết thúc một chặng đường như trên làm cho một số người tỏ ra nghi ngờ, đàm tiếu. Trong quan niệm đấu tranh thuần lư và triệt để, người ta muốn có một kết qủa như trong ước muốn của họ. Đ̣i hỏi tôn giáo dầu sao cũng khác đấu tranh chính trị thuần túy. Mọi việc phải hành động theo cân nhắc của lương tâm, không v́ sự “khích tướng” mà đi vào ngơ cụt. Vả lại, mục tiêu khác nhau nên phương pháp cũng khác nhau. Sau vụ Ṭa Khâm Sứ, sự cầu nguyện ở Thái Hà hiện nay có lúc lên tới 7000 chứng minh điều kiên tŕ và nhẫn nại đó. Vấn đề c̣n lại là nội lực, ư chí và sự cân nhắc của ḿnh để có những bước kế tiếp.

*

 

VII. Những Vấn Đề Lớn C̣n Lại

 

7.1. Đây là kết thúc bước một của việc cầu nguyện đ̣i công lư với bao hy sinh, tâm sức. Bước thứ hai là hiệp nhất để yêu cầu nhà cầm quyền giải quyết những vấn đề nóng bỏng đang xảy ra ở Thái Hà, Hà Đông, 11 Nguyễn Du, Sai g̣n và đất đai ḍng Thánh Giuse ở Nha Trang. Sau đó là toàn bộ đất đai của Giáo hội ở các Giáo phận phải được đặt trên cán cân công lư phù hợp với sự tiến bộ và hội nhập với thế giới văn minh của loài người.

7.2. Bước chính yếu trong trách nhiện của Hội Đồng Giám mục và sự hỗ trợ của Ṭa Thánh Vatican là lấy lại đất Trung Tâm La Vang và Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt. Xin nhắc lại, sau cuộc họp thường niên năm 2005, Hội đồng Giám mục đă làm một văn thư gởi Chủ tịch Nhà Nước và Thủ Tướng Chính phủ, chính thức đề nghị trả lại: Ṭa Khâm Sứ, Trung tâm Thánh Mẫu La Vang và Giáo hoàng Học viện Đà Lạt. Xin tóm lược vài chi tiết khởi đầu:

La Vang : Bài tŕnh bày về Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang do Đức Cha Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng, Giám Mục Phụ Tá TGP Huế đọc tại La Vang ngày 01 tháng 12 năm 2005, dịp Đức Hồng Y Crescenzio Sepe đến kính viếng La Vang có đoạn: “Đất của Thánh Địa La Vang gồm 23,5588 ha. Đây là đất đai mà từ trước đến nay, thuộc quyền sở hữu rơ ràng của Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang. Các tài liệu văn bản pháp lư vẫn c̣n được giữ lại để chứng minh điều nầy. Nhiều lần, Đức Tổng Giám Mục Huế đă yêu cầu Chính Quyền trả lại cho Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang toàn quốc toàn bộ số đất nói trên để đáp ứng nhu cầu tối cần thiết trong các kỳ Đại Hội hành hương. Cho đến nay, vấn đề chưa được giải quyết.”

Giáo Ḥang Học Viện :. Năm 1957-1958, Linh mục Ferdinand Lacretelle lên Đà Lạt lập Giáo Hoàng Chủng Viện. Chủng viện này được xây dựng quy mô vào năm 1961 và đổi tên là Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X. Ban Giáo sư của GHHV gồm 8-10 quốc tịch khác nhau, hầu hết là tu sĩ Ḍng Tên.

Từ niên khóa 1963-1964, Học viện chuyển tới cơ sở mới toạ lạc ở số 13 đường Đinh Tiên Hoàng, Đà Lạt. Khuôn viên này bao trùm trên một diện tích rộng gần 8 mẫu tây. Cơ sở mới là toà nhà cao tầng bề thế, khang trang, do kiến trúc sư Tô Công Văn vẽ kiểu. Công tŕnh xây dựng xong ngày 22 tháng 4 năm 1964. Khâm sứ Mario Brini được vinh dự đặt viên đá đầu tiên ngày 01.8.1961 và được Đức Ông Francesco De Nittis, Đại diện Ṭa Khâm sứ, khánh thành ngày 23.4.1964. Ngày 9.8.1977 Học viện giải tán. Năm 1980 Nhà Nước Cộng Sản trưng dụng cơ sở.

Tiến tŕnh đ̣i hỏi cho công lư chắc c̣n nhiều cam go.

5.2.2008

 

-------------------------------------------

Tài liệu tham khảo 

-    Vũ Bằng,Vũ Thanh B́nh, Nguyễn Thanh B́nh, Thợ Gặt, Lê Tuấn Huy, HP, Hồng Phong, Minh Tâm, Thành Tâm, Đặng Nhật Tŕnh, Trần Ngọc Huấn, v.v. trong Website Ḍng Chúa Cứu Thế Việt Nam.

-    Blog : Câu Lạc Bộ Báo Tự Do, Chứng Nhân T́nh Yêu, Justice et Paix, Ṭa Khâm Sứ Hà Nội, Nhân Quyền và Công Lư, TS Lê Tuấn Huy, Tạ Phong Tân v.v

-    VietCatholic

-    AP, AFP, EDA, Asia News, UCAN, La Croix, Zenit, CWN, Reuters, AWN, Whashington Post.

-    BBC, RFI, RFA, VOA, Radio Vatican..