TẾT SYDNEY,

 TẾT SAIGON,

TẾT Ở NGOÀI….

 

  

* HỒ LĂNG BẠC*

  Sydney, Xuân Bính Tuất 2006

 

 

                                                                                         

Tựa bài viết nghe quen quen…có hơi hướm của một bản nhạc nào đó?

Xin khâm phục trí nhớ và ḷng yêu nhạc của quư bạn v́ Tết Sydney, Tết Saigon, Tết Ở Ngoài phần nào hơi giống với “Mưa Saigon, Mưa Hà Nội”, một trong những nhạc phẩm nổi tiếng được nhiều người mến chuộng vào cuối thập niên 50’trải dài qua thập niên 70’,của Nhac sĩ Phạm Đ́nh Chương, tác giả bản nhạc mượt mà trầm buồn nhớ đất Bắc…Nhắc đến con chim đầu đàn Hoài Bắc của ban hợp ca Thăng Long tại Hà Nội, khi ông theo đoàn người di cư vào miền Nam năm 1954 là nhắc đến đại gia đ́nh họ Phạm với những nhạc sĩ và ca sĩ tài ba đă mang theo tinh túy của tân nhạc miềm Bắc vào miền đất tự do.

Thật vậy, mỗi khi Tết đến là bản nhạc Ly Rượu Mừng không những ngân vang tại thủ đô Saigon mà hầu như các quận huyện xa xôi đều “Cùng nhau nâng chén ta chúc nơi nơi”, lời vui tươi kèm theo tiếng nhạc rộn ràng đă làm cho Xuân miền Nam với hoa mai vàng, dưa hấu đỏ, bánh tét lẫn bánh chưng xanh, dưa giá trắng sữa quyện với dưa hành vàng chanh, pháo hồng nổ ḍn tan với khói pháo thơm phức mùi lưu huỳnh lan toả trong đêm Trừ Tịch đón Giao Thừa hay sáng sớm tinh anh Mùng Một của miềm Nam thanh b́nh.

Ly Rượu Mừng cũng theo chân đoàn người vượt biên, vượt biển t́m tự do đến các trại tị nạn vùng Đông Nam Á và hiện nay đang định cư tại gần 70 quốc gia; vàodịp Xuân về, Tết đến là “Ước mong hạnh phúc nơi nơi, hương thanh b́nh đang phới phới ”, câu kết của bản nhạc đầy tha thiết, tràn hy vọng! 

Vâng, đối với người Việt, ăn Tết là truyền thống có từ xưa lắm rồi: Tổ tiên đă ăn Tết, rồi th́ ông bà cha mẹ ăn Tết, đến chúng ta ăn Tết.Vận nước khi thịnh lúc suy, chúng ta ăn Tết ở ngoài và người trong cũng ăn Tết đúng ngày đúng khắc y chang với nhau dù quả đất có đến 24 múi giờ đi nữa.Tóm lại, hễ nơi nào có người Việt là có ăn Tết bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào.

 

 

2.

 

Ăn Tết là mừng năm mới! Từ lâu, trong việc giao dịch với nhau, hầu hết các dân tộc, các nước đều dùng dương lịch.Dân Úc nói riêng và Tây phương nói chung, ăn Tết là nghỉ không làm việc1ngày, là ăn uống vui chơi với nhau, là chúc nhau gặp nhiều may lành trong năm mới, là dùng thiệp mừng lễ Giáng Sinh 25/12 chung với Năm Mới 01/01: nơi này “Joyeux Noel et une Bonne Année”, nơi nọ “Merry Christmas and Happy New Year”.Người Việt quen thuộc không những với thiệp đủ cỡ đủ mầu, mà cả với bản nhạc tươi vui đầu năm: We wish you a merry Christmas, we wish you merry Xmas and a happy New Year, do tốp ca giọng nữ tươi trẻ mà chúng ta nghe trong siêu thị, tại các show truyền h́nh, trên các làn sóng phát thanh. Người Việt cũng làm đủ những thứ đó nhưng c̣n làm nhiều hơn v́ con cháu Lạc Hồng c̣n ăn Tết nhiều ngày nữa mà. Rơ ràng là người Việt coi trọng chuyện ăn Tết hơn mọi chuyên, chúng ta ăn Tết long trọng hơn các sắc dân khác, bạn đồng chứ ạ?

Này nhé, ngay từ thời xa xưa cha ông đă dám bỏ ra cả1 tháng để ăn Tết: ”Tháng Giêng  ăn Tết ở nhà”.Dám nghỉ nguyên 30 ngày để ăn Tết, th́ có sắc dân nào trên thế giới làm được không? Bạn nhắc nho nhỏ: C̣n người Hoa không tính sao? Họ cũng vui Tết dài ngày như người Việt vậy. Không đúng lắm đâu: Dân tộc Trung Hoa ăn Tết đến mùng 7 hay mùng10 (cùng lắm là đến Rằm tháng Giêng) là vua chúa làm lễ tế Trời Đất cầu xin mưa gió thuận hoà để được mùa trong năm mới và rồi các quan chúc tụng hoàng đế trong phiên chầu đầu năm và được vua cho dùng ngự tiệc linh đ́nh.Vua quan đă làm như vậy th́ thứ dân cứ theo đó mà hưởng ứng.Con cháu Rồng Tiên khi lưu lạc dựng nước ở phương Nam, các vua Hùng không muốn bị phương Bắc đồng hoá, nên bày cho dân chúng ăn Tết đến 1 tháng để các đời vua sau này cứ theo đó mà làm, khác với thiên triều Bắc Kinh chăng?

Xin tạm gác ngóc ngách lịch sử thường gây “nhức đầu” và xin trở lại chủ điểm của bài: Người Việt tại Sydney hay nói rộng ra người Việt ở hải ngoại ăn Tết như thế nào? Câu đáp sẽ dễ “như ăn cơm sườn” nếu bàn sơ sơ, nhưng vào sâu chi tiết cũng có nhiều vấn đề “xem ra cũng được một vài trống canh” giúp vui bạn đọc trong dịp đón Xuân.

Nói chung th́ người Việt ở đâu đều nhắc nhau ăn Tết; Tết năm nào cũng ăn: Ở Mỹ-Canada cũng ăn; sang đến Pháp-Đức cũng ăn; ṿng xuống Úc-Tân Tây Lan cũng ăn, bay qua Nga-Iraq ngườiViệt ở đây cũng ăn. Hai ngôn ngữ được xem là sinh ngữ: Pháp và Anh và ngôn ngữ có trên 1 tỷ người đang xử dụng là Hoa ngữ;cả 3 khi bàn đến vui chơi, ăn uống ngày đầu năm th́ “Celebrate, Enjoy”của Anh văn,“Fête, Jouir” của Pháp văn và “Kung Hỷ Fát Xồi”của Hoa văn, nhưng có lẽ không có chữ nào hay và đúng so với chữ “ĂN TẾT” của Việt văn. Ăn Tết: vừa bao gồm “để kỷ niệm” vừa đầy đủ “vui chơi ăn uống thoả thuê”!ĂN TẾT, chỉ 2 chữ mà đă gói gọn cả 9 chữ “Vui choi ăn uống thoả thuê để kỷ niệm”dài thậm thượt. Tuy nhiên cách Ăn Tết Ở Trong và Ở Ngoài VN có phần giống mà cũng có phần khác nhau.

 

 

3.

 

Xin nói về những cái khác trước:

-Cái khác rơ nhất là người Việt ở Ngoài đón Tết không có pháo, không có hoa mai. Luật pháp tại Úc không coi đốt pháo là1 trong những quyền tự do của con người; muốn đốt th́ phải xin phép trước, xem ra hơi phiền. Chỉ có người Hoa đă cẩn thận xin phép đốt pháo tại khu China Town gần trung tâm thành phố Sydney và cả ở vùng Cabramatta nơi có đông người Việt định cư nhất Úc châu vào ngày mùng Một; có thể là mùng Hai, mùng Bốn nếu quư vị bốc sư “phán” đó là ngày tốt.C̣n hoa th́ không thiếu ǵ, nhưng hoa mai lại chưa có.Vài nơi dùng hoa mai vải hay nhưạ dẻo,chỉ giống hoa thật đến 70%, bù lại được lâu dài hơn.

-Khác thứ 2 là người Ở Ngoài không đi đến nhà nhau để chúc Tết trong 3 ngày đầu năm, chúng ta chỉ chúc nhau qua điện thoại, hoặc email, hay gửi thiệp Xuân.Cất công đi tận nơi chúc Tết có lẽ chỉ c̣n con cháu đến Tết Lễ ông bà cha mẹ, các vị này cũng trên ngũ tuần cả rồi. Người Ở Trong th́ 3 ngày Xuân đi chúc Tết đông đến chật đường”Ngựa xe như nước, áo quần như nêm”.

-Cái khác nữa là Ở Ngoài không có chuyện du Xuân đây đó, nơi quê nhà th́ ngoài đường góc phố đông người và tấp nập hơn ngày thường.Ăn Tết ở ngoài đường là vậy.

-Khác sau cùng: ngày Tết ở VN ai cũng mặc quần áo đẹp; cụ ông cụ bà trang trọng với những bộ quần áo thơm mùi băng phiến; các cô các chú lịch thiệp trong tà áo dài, bộ com-lê may khéo; nam thanh nữ tú bảnh bao diện áo quần thời trang mốt mới; thiếu nhi th́ được mặc áo mới, quần mới, giầy dép mới tha hồ đi khoe xóm giềng. Người Việt xa quê không xem nặng áo quần mặc trong 3 ngày Xuân v́ thường th́ các ngày Tết rơi vào ngày thường; do vậy đi làm, đi học có ǵ mặc nấy, sạch sẽ, tươm tất là được.

 

 

4.

 

Bàn về điểm giống nhau có thể kể:

 

* Người Ở Trong và Ở Ngoài đến Tết đều ăn ngon, ăn nhiều hơn ngày thường: Xưa kia, nhà nghèo quanh năm suốt tháng phải ăn uống cam khổ (nhiều khi đói) nhưng ngày Tết th́ ai cũng cố gắng để có mâm cơm tươm tất trước cúng ông bà, sau cho con cái được bữa cơm ngon, ”Chẳng phong lưu cũng ba ngày Tết”như thi sĩ Tú Xương tại đất Nam Định tự thuật. Ngay những năm 76-79, cơm phải độn thêm khoai ḿ, bo bo; đa số dân miền Nam cũng ráng mua gạo“chui”để nấu cơm ăn no trong ngày Mùng Một. Bây giờ th́ hàng năm, ngườiNgoài gởi về cho Trong cả 2, 3 tỷ Mỹ kim, Tết nhất “huy hoàng” là điều dễ hiểu.

Hiện nay ở nưóc ngoài, hoàn cảnh đổi khác nhưng 2 chữ “Ăn Tết” hay “Ngày Tết” vẫn c̣n được nhắc tới. Xin hăy nghe đối thoại của một gia đ́nh trung niên đang sống tại vùng Fairfield, hoặc Bankstown, phía Tây Nam thành phố Sydney:

Tiếng trầm buồn của người chồng ”Em nói ḿnh gần hết tiền chưa đến kỳ lương sao bữa nay ngon thế? Bốn năm món lại thêm Sầu Riêng tráng miệng, sang quá vậy ”.

“Ba ơi, má nói hôm nay là ngày Tết VN nên má làm vài món đặc biệt cúng ông bà, hồi năy khi tụi con đi học về đă thắp nhang rồi”, giọng thanh tao nhỏ nhẹ của cô con gái khoảng 14 tuổi nhắc khéo người cha.Tiếng của bé trai độ chừng10 tuổi, chậm răi hơn cô chị: ”Daddy, Mum đưa cho con một cây có nhiều khói rồi con…”nói đến đây, cậu bé chạy ra trước tủ trên có bàn thờ ông bà làm điệu bô chắp tay cúi lạy.

”Tụi con đă xá ông Nội bà Nội theo má dạy đó ba à!”, cô chị khoe. Người cha gật gù hôn má và khen 2 con ngoan. Trong khi bà mẹ không bỏ lỡ cơ hội lên tiếng: “Trưa mốt, thứ Bảy có hội chợ Tết, gia đ́nh ḿnh đi sớm mới có chỗ đậu xe nheng anh”. Bé trai xen vào”Nhưng tối mới back home v́ con muốn xem múa lân, Daddy”.Người cha hứng chí vọt miệng ”OK! my son”, bà mẹ phản đối liền ”Anh à, nói tiếng Việt với con, không tụi nó quên hết ráo th́ khổ!”.Ăn sầu riêng và uống trà xong xuôi, người chồng nhắc điện thoại chúc Tết ông chú bà thím, anh vợ chị vợ vừa đúng lễ nghiă vừa lấy điểm bà xă.

 

* Chợ Tết: Trong nước th́ qua Rằm là chợ ở tất cả tỉnh thành thôn quê đă nhộn nhịp khác thường, từ 23 khi đưa ông Táo về Trời là bầy thêm chợ Đêm từ sẩm tối đến khuya lắc khuya lơ; làm như ban ngày quá ngắn, cần ”buôn thêm bán nếm “cho kịp Tết.Vui nhất lại là Chợ Tết khai mạc vào ngày 28 hoặc 30; kéo dài đền mùng 6, mùng7.

Đối chiếu về mặt nhân số, người Việt định cư trên các quốc gia chỉ khoảng gần 3 triệu người, nhưng họ lại tổ chức chợ Tết nhiều hơn hồi c̣n trong nước.Chẳng hạn tại Sydney và vùng phụ cận có khoảng 85 ngàn người Việt; lại có 3, đến 4 chợ Tết: nào là của Chùa này vào thứ Sáu thứ Bảy, chùa kia hoặc Thánh Thất nọ vào Chúa Nhật cuối tuần này; nào là của Cộng Đồng vào thứ Sáu đến Chúa Nhật tuần sau.Tuy cũng có “lời ong, tiếng ve” khen chê, thêm vào đó vài báoViệt ngữ viết bài b́nh phẩm “hay, dở”, nhưng đây lại là những dịp để ngườiViệt nhớ đến Tết và nhớ đến nhau. Nhớ cách nào th́ cũng là nhớ, thưa quư bạn?

 

* Báo Xuân: Giữa tháng12 là Sydney đă có báo Xuân bày bán rồi, giai phẩm mừng Năm Mới in ấn mỹ thuật đẹp mắt; nội dung với nhiều bài vở phong phú, năm Gà vừa qua th́ nói về Dậu, năm nay Bính Tuất 2006 th́ báo Xuân nào chẳng có chuyện này chuyện kia bàn về chú chó xù khôn ngoan, trung thành.

Cuối tuần, nhắc điện thoại ḍ hỏi bạn bè ở Cali, ở Paris; th́ nơi nào cũng đă có báo Xuân vui Tết đủ cả rồi. Ngoài báo Xuân lại c̣n đặc san của tổ chức này, giai phẩm của hội ái hữu nọ, thật là xôm tụ. Bà con Ở Ngoài về quê ăn Tết, khi trở ra đa số được tự do mang đi (đem vào th́ lại CẤM) làm quà: nào là báo Xuân này, tạp chí kia; nh́n chung in ấn khá mỹ thuật và bài vở cũng nhiều hương vị Xuân.

 

 

5.

 

Xin tạm kết: Trong 3 điều giống nhau về ngày Tết có lẽ báo Xuân là cách củng cố t́nh đồng hương hay nhất, tạo đưọc thông cảm phần nào giữa người Việt với nhau; c̣n có thể kể thêm 3 điều lợi: Truyền thống ăn Tết được nhớ và nhắc tới sẽ không mai một, tiếng Việt có dịp được sử dụng nhiều hơn, bậc cao tuổi có phương tiện giải trí cứ nhẩn nha đọc đi đọc lại khi buồn.Với 3 điều lợi  th́ cũng chưa đáng kể ǵ lắm, nhưng trong khi những tinh túy tạm gọi là”Chất Việt”cứ càng ngày càng bị mất đi để thay vào là “Chất Kangaroo, chất Mẽo, chất Tây  Đầm” của cuộc sống văn minh vật chất.Giữ được chút nào, mừng chút nấy, bạn nhỉ?

                                                                                                  *HỒ LĂNG BẠC*