i

 

Biển-đức XVI và

bản t́nh ca ”Deus caritas est”

 

 

Phạm Hồng-Lam

           Augsburg, Đức

 

 

Ngày 25.01.06, lễ kính thánh Phao-lô trở lại đạo, giáo-chủ Biển-đức XVI đă cho phổ-biến thông-điệp đầu tiên, sau khi đă cùng anh chị em tin-lành và chính-thống hợp nhau cầu-nguyện cho sự hiệp-nhất trong nhà thờ thánh Phao-lô ở ngoài thành Rô-ma. Dư-luận nóng ḷng chờ-đợi bản văn, một phần v́ nó đă được kí ngày 25.12.05 rồi, một phần v́ người ta muốn biết tân Giáo-chủ muốn gởi tới Giáo-hội và thế-giới điều ǵ qua thông-điệp đầu tiên. Theo Biển-đức, chậm chủ-yếu là do trở-ngại dịch-thuật. Ngài soạn thư bằng tiếng Đức, một ngôn-ngữ mới lạ ở Vatican, nên việc dịch hơi khó-khăn. Trước hết, nó sẽ được dịch ra tiếng Ư, từ đó ra tiếng Anh, Pháp, Tây-ban-nha... và dĩ-nhiên là tiếng La-tinh, ngôn-ngữ chính-thức của Giáo-hội. Rồi c̣n phải được Bộ tín-lí phê-duyệt nội-dung trước khi phổ-biến.

Ra thông-điệp vào ngày 25 tháng giêng ở nhà thờ thánh Phao-lô có nhiều ư-nghĩa: đó là ngày Sau-lô trở thành Phao-lô; là ngày cuối của tuần lễ cầu-nguyện cho hợp-nhất Kitô giáo, nói lên ư-hướng đại-kết của Giáo-chủ; đó cũng chính là ngày và nơi cách đây 47 năm giáo-chủ Gio-an XXIII đă thông-báo việc triệu-tập công-đồng chung Vatican II (25.01.1959).

Từ thế-kỉ thứ IV các giáo-chủ đă có lệ viết thư luân-lưu. Nhưng thư luân-lưu với h́nh-thức và nội-dung như ta thấy hiện nay th́ mới bắt đầu có từ thời Biển-đức XIV (1740-1758). Mấy chữ thông-điệp, tông-thư hay tông-huấn được dịch từ chữ Enzyklika (tiếng Hi-lạp là kyklos: ṿng tṛn, nghĩa là gởi luân-lưu). Đây là dụng-cụ quan-trọng nhất giáo-chủ dùng để hướng-dẫn và huấn-giáo về những vấn-đề đức tin và xă-hội. Ngôn-ngữ phương tây hầu như chỉ dùng mỗi từ ”Enzyklika” để chỉ thư luân-lưu của vị giáo-chủ công giáo. Riêng người Việt th́, tùy theo nội-dung, lúc gọi là tông-huấn (nặng nội-dung huấn-giáo quan-trọng) lúc tông-thư hay thông-điệp (nặng tính thông-tin, hướng-dẫn). Việc phân-biệt này có lẽ không cần-thiết, bởi v́ dù không mang tính tín-điều buộc phải tin, mọi thư huấn-giáo của giáo-chủ đều có mức đ̣i-hỏi cao trong việc áp-dụng như nhau đối với nội-bộ Giáo-hội. Trước đây, thư luân-lưu của giáo-chủ thường chỉ được gởi cho các giám-mục hoặc một thành-phần Giáo-hội, nhưng với Gio-an XXIII ngài đă gởi tới tất-cả ”những người thiện-chí”. Tên thư luân-lưu thường được gọi theo những chữ mở đầu của nội-dung thư theo tiếng La-tinh.

Dù thông-điệp đầu tiên của một giáo-chủ không phải là một thứ tuyên-bố chính-phủ hay một diễn-văn nhậm chức của nhà lănh-đạo chính-trị, nhưng nó thường nói lên chương-tŕnh và chủ-đề hành-động của tân giáo-chủ, đặc-biệt kể từ thời Gio-an XXIII trở đi. Giáo-chủ Gio-an XXIII định hướng cho sứ-vụ ḿnh với ”Hoà-b́nh trên địa-cầu”. Phao-lô VI với ”Phát-triển các dân-tộc”. Gio-an Phao-lô II với ”Đấng cứu-chuộc nhân-loại”, trong đó ngài xác-tín về tính phổ-quát của quyền con người trong bối-cảnh một thế-giới bất-công, ô-nhiễm, bấp-bênh và xâu-xé bởi chiến-tranh lạnh giữa tư-bản / cộng-sản; và, như ta thấy, chính xác-tín đó cuối cùng đă chỉ cho chủ-nghĩa cộng-sản thấy giới-hạn của nó. Thời của Biển-đức XVI không c̣n chia-cách ư-thức hệ, tiềm-năng xung-đột vũ-trang cũng giảm, nhưng lại lâm vào đêm tối v́ khủng-hoảng giá-trị luân-lí đạo-đức, mất định hướng tinh-thần.

Gio-an Phao-lô II đă góp phần giải-quyết được xung-khắc ư-thức hệ. C̣n khủng-hoảng giá-trị, mất định hướng tinh-thần, làm sao giải-quyết? Đó là điều mà nhiều người đang trông-chờ vào Biển-đức XVI.

 

Sao lại t́nh ca ?

 

Sao lại ”T́nh ca” mà không phải là ”Chân-lí ca”? Sao lại Deus Caritas est mà không là Deus Veritas est? Người ta đă chờ-đợi nơi ”Cộng-tác viên của Chân-li” (khẩu-hiệu giám-mục của Joseph Ratzinger) một bài ca mở đầu về Chân-lí hay về những đề-tài nóng-bỏng khác của cuộc sống chẳng hạn như sinh-học, môi-sinh hay chủ-nghĩa tương-đối - là đề-tài Biển-đức đă nhấn mạnh trong bài giảng ngày lễ nhận sứ-vụ !

Nhưng chuyện ǵ cũng có cái lí của nó. Như đă nói, chúng ta đang sống trong một vực xoáy thời-đại, trong đó đầy nhiễu-nhương mâu-thuẫn, nhiều cái đang có th́ bị cuốn mất đi trong khi cái mới th́ chưa định h́nh, mọi thứ thành ra không c̣n chắc-chắn, tất-cả trở nên tương-đối, thời-gian trôi nhanh, cuộc sống dồn-dập, tinh-thần không biết bám vào đâu. T́nh-trạng mất hướng này đặc-biệt rơ nét kể từ sau ngày bức tường ư-thức hệ cộng-sản sụp-đổ. Khoa-học và kĩ-thuật một mặt cung-cấp cho ta nhiều kiến-thức, khiến ta vênh-vang ḿnh là chúa vũ-trụ. Mặt khác, con người ngày nay lại cô-đơn như chưa từng thấy, họ cảm thấy thiếu-vắng một thứ ǵ đó trong cuộc sống, sống như thế này không đủ!

Làm sao khoả lấp nỗi cô-đơn và trống-vắng của con người? Làm sao giải-quyết khủng-hoảng của thế-giới và của Giáo-hội? Nói khác đi, do đâu con người cô-đơn, do đâu thế-giới và Giáo-hội khủng-hoảng? - Là v́ vắng Chúa! Đó là câu trả-lời dứt-khoát của Biển-đức, mà cũng là của cố giáo-chủ Gio-an Phao-lô II. V́ thế, phải đem Chúa trở lại với thế-giới mất định hướng, phải dựng lại cho con người ngày nay một tấm bảng chỉ đường vượt qua đêm tối. Nhưng bảng nào đây giữa muôn thứ bảng dẫn đường? Phải đem Chúa trở lại bằng cách nào, hay đâu là dấu-chỉ sự hiện-diện của Chúa giữa trần-gian? – Agape! Vâng T́nh yêu! Chẳng có dấu-chỉ nào khác hơn, chẳng có bảng chỉ đường nào đúng hơn t́nh yêu, Biển-đức quả-quyết như thế! Agape là cái cốt-lơi nền-tảng của Kitô giáo. Biển-đức vẫn thường phàn-nàn Đạo của chúng ta ngày nay đă bị xây lô-cốt bởi nhiều thứ chẳng ăn-nhập ǵ tới Đạo, nên người ta không c̣n t́m thấy lối vào, trong khi đó th́ lối sống thời-thượng của thế-giới đang tiếp-tục cuốn đi mọi giá-trị qui-chiếu. Vậy phải đưa Đạo về với nội-dung nền-tảng của nó. Phải tái giới-thiệu Chúa cho thế-giới bằng món quà cao-quư nhất của Kitô giáo.

”Chúa là t́nh yêu” là lời mời-gọi kitô-hữu trở về lại với giá-trị nền-tảng của ḿnh. Đó cũng là tấm bảng chỉ đường đầu tiên trong cuộc trường-chinh của Biển-đức dựng lên trong đêm tối thù-hận và cô-đơn của thế-giới.

Thật ra, khi viết t́nh ca này, Biển-đức đă tiếp-nối công-việc dở-dang của vị tiền nhiệm. Sau khi đưa ra ”Hào-quang Chân-lí” (1993) để giúp kitô-hữu định hướng trong mây mù chủ-nghĩa tương-đối, cả hai đă bắt đầu hướng suy-tư về đề-tài này.

Ngoài ra, sự ra đời của Deus Caritas est cũng là chuyện đương-nhiên thôi, nếu như ta hiểu được cái nh́n của Biển-đức về lịch-sử và về thực-tại cuộc sống. Theo ngài, lịch-sử không phải là một cuộc chiến giữa tin và không tin, như văn-hào Đức Goethe nghĩ. Lịch-sử cũng không hẳn là một bi-kịch về cuộc chiến giữa hai thứ yêu: yêu Chúa đến quên ḿnh và yêu ḿnh đến bỏ Chúa, như thánh An-tịnh (Augustinus) nh́n. Mà rơ hơn "Lịch-sử là sự giằng-co giữa yêu và không có khả-năng yêu, tức là sự cằn-cỗi của tâm-hồn… Sự huỷ-diệt khả-năng yêu sinh ra nỗi chán-chường chết người. Nó là sự đầu-độc con người. Nếu nó thắng thế, con người và cả thế-giới sẽ bị huỷ-diệt… Đó mới thực là bi-kịch của lịch-sử. Trong trận-tuyến ḱnh chống nhau dưới nhiều h́nh-thức, lịch-sử kết-cục được thu gọn trong công-thức: sẵn-sàng yêu hay từ chối yêu” (Muối Cho Đời, trang 297).

 

Nội-dung bài ca

 

Deus Caritas est là thông-điệp ngắn gọn về h́nh-thức, nhưng v́ thế quá khúc-chiết về nội-dung. Nó gồm hai phần chính, có đánh số từng đoạn. Phần một (số 2 tới 18) là những suy-tư về ư-nghĩa và bản-chất ”t́nh yêu” và về tương-quan giữa t́nh yêu người với t́nh yêu Chúa.

Cội-nguồn của t́nh yêu, theo đó, trước hết là một t́nh-cảm không phát-xuất từ lí-trí hay ư-chí nhưng lại có sức khống-chế con người; đó là lực hút tự-nhiên giữa người nam và người nữ mà Tạo-hoá đă đặt-để trong mỗi người. T́nh-cảm tự-nhiên, lực hút tự-nhiên đó văn-hoá Hi-lạp xưa gọi là Eros (t́nh-dục, t́nh-ái). Họ cho rằng Eros là sự khống-chế của thần-linh, nó lôi con người ra khỏi thân-phận chật-hẹp ḿnh để giúp họ vươn tới được hạnh-phúc thần-linh. Nhưng Eros của Hi-lạp, nói cho cùng, chỉ là đ̣i-hỏi nhục-dục, chỉ biết thu về cho ḿnh chứ không biết cho đi.

Kitô giáo đă làm cuộc cách-mạng biến-đổi bản-chất một chiều này của Eros, khi đưa vào cho nó thêm một chiều-kích nữa: tha-nhân. T́nh yêu theo Kinh-thánh kitô giáo, như vậy, là thứ t́nh không chỉ thuần nhục-dục, không chỉ nghĩ tới ḿnh thôi mà c̣n biết nghĩ tới hạnh-phúc người khác nữa, không chỉ ôm vào mà c̣n trao đi tiếp. T́nh yêu này Kinh-thánh gọi tên là Agape (bác-ái). Như vậy, trong t́nh yêu kitô giáo vừa có xác-thịt lẫn tinh-thần, vừa có ta mà cũng có người, vừa gồm bản-năng (t́nh-cảm thuần-túy) lẫn ư-chí và lí-trí: Nó là một thể thống-nhất không thể tách-ĺa. Nếu chỉ có Eros thôi, t́nh yêu có nguy-cơ bị hạ thấp xuống chỉ c̣n là ”hành-động t́nh-dục”, có thể mua bán. Trái lại, con người hết là người khi hoàn-toàn phủ-nhận Eros mà chỉ muốn Agape không thôi. Không. Chỉ khi hai yếu-tố Eros và Agape hoà-hợp với nhau, khi đó t́nh yêu đúng nghĩa mới đâm chồi và xuất-hiện.

Hiểu như thế th́ giáo-hội Công giáo không bao giờ phủ-nhận Eros. Giáo-hội không bao giờ dựng bảng cấm (bằng giới-răn, luật-lệ...) trước cánh cửa hoan-lạc có thể giúp con người nếm trước được hạnh-phúc thiên-đ́nh đó. Giáo-hội chỉ muốn con người hiểu rằng t́nh yêu không bao giờ xuất-hiện như là một cái ǵ đă toàn-hảo, nó luôn phải lớn lên, phải được thanh-lọc, thăng-hoa thành Agape, nghĩa là để Eros đạt tới phẩm-chất đích-thực của nó. Và con đường triển-nở đó không phải dễ đi. Nó đ̣i-hỏi hăm ḿnh, từ-bỏ, chay-tịnh. Nó đ̣i-hỏi phải học biết bản-chất toàn-thể của t́nh yêu hầu kiên-nhẫn chờ-đợi sự lớn dậy và trưởng-thành của t́nh yêu.

Sau khi đă hiểu bản-chất t́nh yêu như thế, một câu hỏi được đặt ra: T́nh yêu con người có liên-quan ǵ với t́nh yêu Thiên-chúa không?

Cái chết của đức Kitô đă là hiện-thân triệt-để nhất của một t́nh yêu vẹn-toàn, trong đó Eros đă được thanh-lọc đến độ hoá thành Agape. V́ yêu con người quá đỗi (Eros) nên Thiên-chúa đă đành hi-sinh Con một của ḿnh cho con người (Agape). Chúa yêu ta như thế. C̣n ta có-thể yêu lại Ngài là Đấng vô h́nh được không? – Có! Trước hết là v́ t́nh yêu kitô giáo, như ta thấy trên, không chỉ là một t́nh-cảm, mà bao gồm cả lí-trí và ư-chí (Ngươi phải yêu Thiên-chúa hết ḷng hết ư hết cả trí khôn). Lí-trí giúp ta t́m tới Thiên-chúa; ư-chí hướng t́nh-cảm của ta về Ngài. Thứ đến và quan-trọng hơn là v́ Thiên-chúa thật ra không xa chúng ta. Ngài hiện-diện bên ta qua đức Jesu nhập thế, qua bí-tích, qua Giáo-hội, qua hoàn-cảnh con người của mỗi chúng ta, qua các dấu-chỉ tạo-vật chung quanh ta.

 

Phần hai (số 19 – 39) tŕnh-bày việc thực-thi giới-răn bác-ái (Agape) của Giáo-hội. Thiên-chúa là đấng sinh thành vạn-vật. Khi dựng nên con người theo h́nh-ảnh Ngài, Ngài đồng thời đă truyền cho họ: ”Phải yêu thương người khác như chính ḿnh ngươi” hay ”Hăy yêu thương anh em như Tôi đă yêu thương anh em”. Bổn-phận t́nh yêu này là bản-chất độc-đáo nhất của Kitô giáo. Chẳng có tôn-giáo nào khác dạy như thế. Bổn-phận này trước hết là của mỗi kitô-hữu. Nhưng đó cũng là bổn-phận chung của cả Giáo-hội xét như là một cộng-đoàn con người. Giáo-hội không thể không thi-hành mà cũng không thể để cho ai khác làm thay được công-tác bác-ái này. Bởi nếu không có nó, Giáo-hội mất đi bản-chất ḿnh. Tại sao? Là v́ Giáo-hội mang trong ḿnh một sứ-mạng gồm ba mặt: Rao-giảng lời Chúa, cử-hành bí-tích và công-tác bác-ái. Thiếu một trong ba, Giáo-hội sẽ què-quặt.

Từ bản-chất đó, công-tác bác-ái của Giáo-hội khác hẳn với công-tác bác-ái của nhà-nước hay của bất cứ một tổ-chức hội-đoàn nào khác. Cái khác của nó cũng nằm nơi đặc-tính này nữa: nhưng-không. Chúa yêu ta bằng một t́nh yêu vô điều-kiện; th́ Giáo-hội cũng phải đáp-trả và phản-ảnh lại t́nh yêu nhưng-không đó với tha-nhân: Làm bác-ái v́ yêu thương, hoàn-toàn vô vị-lợi, không để t́m cách kéo người ta vào đạo hay v́ một ẩn ư nào khác.

Một câu hỏi đặt ra: Công-tác bác-ái có bao giờ trở thành vô ích không, chẳng hạn như khi xă-hội đă có được công-bằng tuyệt-hảo? Nói cách khác, đâu là tương-quan giữa công-lí và bác-ái? Câu hỏi này được phân-tích trong hai đoạn 28 và 29. Và đây là điểm đóng-góp quan-trọng cho học-thuyết xă-hội của Giáo-hội. Theo Giáo-chủ, thực-hiện công-lí là trách-nhiệm của chính-trị; chính nhà-nước, chứ không phải Giáo-hội, có nhiệm-vụ kiến-tạo một xă-hội công-bằng. Chính-trị không chỉ là nghệ-thuật xếp-đặt trật-tự công. Nhưng mục-tiêu và lí-do hiện-hữu của nó là tạo công-lí. Nếu không làm chuyện đó, nhà-nước chỉ là một ”băng cướp”. Giáo-hội với tư-cách là một định-chế không có quyền ǵ trực-tiếp trên lănh-vực này. Nhiệm-vụ kiến-tạo công-bằng xă-hội là của từng kitô-hữu. Nhưng như vậy th́ đâu là chỗ-đứng và vai-tṛ của Giáo-hội trong xă-hội? Theo Biển-đức, chính-trị luôn đứng trước câu hỏi: Thế nào là công-bằng và làm sao đạt được nó ngay bây giờ? Đây là vấn-đề thuộc lănh-vực đạo-đức (lương-tâm) và lí-trí thực-tiễn. Nhà chính-trị và người dân dùng lí-trí để phán-đoán cân đo khi theo-đuổi mục-tiêu công-lí. Nhưng thực-tế cho thấy lí-trí luôn bị mây mù ư-hệ hoặc ích-kỉ cá-nhân hay phe nhóm chi-phối. V́ vậy nhiệm-vụ của Giáo-hội là nhắc-nhở chính-trị về công-lí và phá tan đi mây mù đó bằng cách góp phần vào việc đào-tạo lương-tâm và gột-rửa lí-trí để nó có thể thấy được đâu là nhu-cầu thật-sự của con người. Nói khác đi, Giáo-hội qua tiếng nói đức tin có nhiệm-vụ đổ hồn vào cho lí-trí.

Tóm lại, Giáo-hội chỉ có trách-nhiệm gián-tiếp trong việc xây-dựng công-bằng xă-hội, qua việc tạo hồn cho lí-trí và đào-luyện lương-tâm. Nhưng cho dù xă-hội có công-bằng đến đâu đi nữa th́ việc bác-ái t́nh thương không bao giờ thừa, là v́ xă-hội không bao giờ hết người nghèo (nghèo đủ mọi khía-cạnh), và con người dù đầy-đủ đến đâu cũng không thể sống được nếu thiếu t́nh người.

 

* * *

 

T́nh yêu, bác-ái là một điệp-khúc được nhắc đi nhắc lại trong suốt dọc dài lịch-sử Giáo-hội. Giáo-chủ Lêô XIII cũng đă kết-thúc thông-điệp ”Việc mới” (1891) của ḿnh bằng một lời ngợi-ca t́nh yêu, coi nó ”là chủ và là nữ vương mọi nhân-đức”,  và ngài kết-luận:”Sự cứu-rỗi đặc-biệt sẽ đến qua việc hết ḷng thực-hiện t́nh yêu”. Nhưng lời kêu-gọi thực-hiện t́nh yêu này thời đó chỉ hướng tới các tổ-chức chính-trị, kinh-tế, xă-hội. Thời đó là thời của biến-chuyển xă-hội, của ”đổi mới”, ”cách-mạng”, ”vô-sản”, ”chính đảng”, ”nghiệp-đoàn”, là thời mà mọi người đặt hi-vọng vào cấp tập-đoàn, định-chế trong việc kiến-tạo công-lí. Hi-vọng đó ngày nay xem ra đang vỡ tan.

Deus Caritas est đưa hi-vọng về lại cá-nhân và tập-thể Giáo-hội. Đây là tài-liệu rốt-ráo và đầy-đủ nhất từ xưa tới nay trong lịch-sử giáo-huấn của Giáo-hội về chủ-đề bác-ái t́nh yêu.

Có người cho rằng: ”Đấng cứu-chuộc nhân-loại”  nghe như một bản giao-hưởng bề-thế, trong khi ”Chúa là t́nh yêu” chỉ là một bản nhạc thính-pḥng ngắn gọn. Giao-hưởng vang ra thế-giới. Thính-pḥng dội về nội-tâm. Có thể đúng. Biển-đức là nhà thần-học say-mê suy-tư trong âm-thầm, chứ không là triết-gia xắn tay áo xông-xáo như Gio-an Phao-lô II. Nhưng thính-pḥng hay giao-hưởng, ngắn hay dài, thước đo tác-dụng của một bản nhạc là mức-độ đi vào ḷng người, là âm vang tạo chuyển-hoá nơi tâm mỗi người.