Đại Học Việt Nam

Thời Khai Sinh 

 

Hoà Giang Đỗ Hữu Nghiêm 

Oakland, CA, Hoa- kỳ

 

      

1. Việc thành lập Viện Đại Học Đông Dương tại Hà Nội 

      Viện Đại Học Đông Dương tại Hà Nội được thiết lập do sáng kiến của chính quyền thuộc địa, đă được bổ sung nhiều lần từ đó qua những thời kỳ khác nhau

Theo Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại (Centre des Archives d’Outre-Mer) tại Aix-en Provence, miền Nam nước Pháp, và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Hà Nội, một khối lượng lớn tài liệu về Đại học Đông Dương (Université Indochinoise) từ khi thành lập (1906) cho đến khi người Pháp chính thức rời khỏi miền Bắc Việt Nam c̣n được bảo quản (1954).

      Những tài liệu này tập trung cơ bản trong các kho tư liệu của Phủ Toàn quyền Đông Dương Fonds du Gouvernement général de l’Indochine - GGI), kho tư liệu Phủ Thống sứ Bắc Kỳ (Fonds de la Résidence supérieure au Tonkin - RST) và khối tài liệu của Bộ Pháp quốc Hải ngoại (Ministère de la France d’Outre-Mer - FOM).

      Như thế trong cuộc di tản khỏi miền Bắc Việt Nam năm 1954-55, chính quyền Việt Pháp đă không chuyển toàn vẹn những kho lưu trữ tư liệu tại Hà Nội từ các thời kỳ trước cho đến thời điểm chính quyền Việt Pháp rời khỏi Hà Nội vào Nam (ngày giao vùng Hà Nội cho lực lượng Việt Minh là ngày 10/10/1954).

      Ngoài ra, hai Trung tâm Lưu trữ Quốc gia này c̣n lưu trữ một khối lượng lớn tài liệu khác có liên quan trực tiếp đến sự ra đời và phát triển của trường Đại học Đông Dương và về hai cuộc cải cách giáo dục ở Đông Dương do hai viên Toàn quyền Pháp là Paul Beau và Albert Sarraut là những người khởi xướng. Ở đây chúng ta chú trọng hai tài liệu quan trọng có ư nghĩa quyết định đối với thời gian ra đời của trường đại học Đông Dương.  

 

      2. Quá Tŕnh Thành Lập Viện Đại Học Đông Dương

      Nghị định số 1514a ngày 16/5/1906 do Toàn quyền Đông Dương Paul Beau kư ban hành. Nghị định này chính là văn bản khai sinh ra trường đại học đầu tiên theo mô h́nh của Pháp tại Đông Dương.  

      Điều 1 của Nghị định ghi rơ:  

      “Nay thành lập ở Đông Dương, dưới tên gọi Viện đại học, một tập hợp các khoá đào tạo bậc đại học cho các sinh viên xứ thuộc địa và các nước láng giềng.

      Cơ sở đào tạo này có nhiệm vụ phổ biến ở Viễn Đông, chủ yếu là thông qua tiếng Pháp, những kiến thức về các ngành khoa học và các phương pháp Châu Âu”. 

      Mục đích thành lập Viện Đại Học được ghi rơ trong Nghị định số 1514a là nhằm “đào tạo nhân viên bản xứ cho các bộ máy hành chính địa phương hoặc các cơ quan chuyên môn thuộc Phủ Toàn quyền Đông Dương”. 

 

      3. Các trường đưọc thành lập 

      Theo Nghị định số 1514a ngày 16/5/1906, Viện Đại Học Đông Dương được tổ chức khởi đầu với 5 trường liên thuộc: 

      a). Trường Cao đẳng Luật và Pháp chính (École supérieure de Droit et Administration) gồm ba khoa dự kiến được thành lập bởi Hội đồng Tốt Nghiệp Giáo dục Bản xứ (Conseil de Perfectionnement de l’Enseignement Indigène), trong đó khoa thứ nhất đă có từ trước, đó chính là trường Hậu bổ Hà Nội (École d’Administration de Hanoi) được thành lập theo Nghị định ngày 20-6-1903, là nơi đào tạo nên hệ thống quan lại cho bộ máy hành chính người bản xứ.

      Trường nhắm đào tạo những người có bằng Thành chung trong ba năm để làm Tham tá Hành chánh (Commis de Services Civils). Năm 1926, trường đổi tên thành Cao học Đông Dương (Hautes Études Indochinoises), đào tạo sinh viên có bằng Tú tài, bổ làm Huyện. Năm 1933, Trường Cao Học Đông Dương băi bỏ chương tŕnh đào tạo này và thay vào đó là các Cử Nhân Luật Khoa 

      b). Trường Cao đẳng Khoa học (École supérieure des Sciences): gồm các ngành Toán, Vật lư, Hóa học và sinh vật. Nhiệm vụ của trường là đào tạo những người nghiên cứu khoa học và giáo viên trung học hoặc cao đẳng sư phạm. Trường được trang bị các pḥng thí nghiệm và khoá học của năm thứ nhất th́ không phải chỉ dành riêng cho sinh viên của trường này mà c̣n cho sinh viên của các trường khác như trường Y, trường Xây dựng dân dụng.

      Về sau mở thêm Trường Cao Đẳng Sư Phạm (École Supérieure de Pédagogie), đào tạo các giáo sư trung học, trong hai ban chuyên khoa: Toán Pháp và Khoa học; Văn Chương và Sử Địa. Phần mở rộng chính là việc đào tạo giáo sư trung học dậy ban Văn chương.

      Các sinh viên phải học đủ ba năm trước khi thi tốt nghiệp. 

      c). Trường Cao đẳng Y khoa (École supérieure de Médecine): đây chính là Trường Y khoa Hà Nội (École de Médecine de Hanoi) được thành lập theo Nghị định ngày 8/1/1902 và được tổ chức lại theo Nghị định ngày 25/10/1904 do Toàn quyền Paul Beau kư ban hành. Theo Nghị định ngày 25/10/1904, trường Y khoa Hà Nội được đổi tên thành trường Y khoa Đông Dương (École de Médecine de l’Indochine). Nhiệm vụ của trường là đào tạo y sĩ và dược sĩ phụ tá (médecin et pharmacien auxiliaire), hạn học 4 năm về y tế và 3 năm về dược. Sinh viên tốt nghiệp ban đầu chỉ được gọi là médecin auxiliare (y sĩ phụ tá), sau mới đổi là médecin indochinois (y sĩ Đông Dương)

      Vào khoảng 1925-26, sinh viên muốn học Y khoa Bác sĩ, phải có Tu tài Pháp. Những sinh viên nào có Tù tài bản xứ, khi tốt nghiệp, vẫn tùy thuộc quyền docteur en medicine (bác sĩ y khoa). mặc dù học lực tương đương nhau và có khi c̣n nhiều năng lực hơn.

      Trong trường c̣n có lớp nữ hộ sinh bản xứ (sage-femme indigène), học trong hai năm.

      Về sau Trường Y Khoa tách lập với Trường Dược Khoa (École de Pharmacie). Sinh viên phải học bốn năm để được đào tạo thành Dược sĩ Đông dương (pharmacien indochinois)

      Phần y sĩ cho thú vật cũng được tổ chức giảng dậy trong Trường Thú Y (École Vétérinaire). Sinh viên phải học bốn năm, để được đào tạo thành Thú Y Sĩ Đông Đương (vétérinaire indochinois). 

      d). Trường Cao đẳng Xây dựng Dân chính (École supérieure du Génie Civil) với ba khoa dự kiến được thành lập, trong đó khoa Cầu - Đường bộ, Đường sắt và Mỏ chính là những ngành của trường Công chính (École des Travaux publics) được thành lập theo Nghị định ngày 22/2/1902.

      Ở Hà Nội người ta gọi là Trường Lục Lộ, đào tạo các Đốc Công (agent technique), trong hai năm. Nếu sinh viên học tập theo một chương tŕnh lâu hơn, th́ khi tốt nghiệp, họ sẽ thành adjoint technique, agent voyeur, ingénieur adjoint.

      Măi sau năm 1945, mới có thuật ngữ kỹ sư cho những sinh viên nào học ở trường Công chánh cũ hay du học từ ngoại quốc về nước. 

      e). Trường Cao đẳng Văn chương (École supérieure des Lettres): dạy Ngôn ngữ và Văn học cổ điển phương Đông, Lịch sử và Địa lư các nước Viễn Đông, Lịch sử văn học Pháp và nước ngoài, Lịch sử triết học và Lịch sử nghệ thuật.

      Về sau có thêm Trường Cao Đẳng Thương Mại (École Supérieur de Commerce), sinh viên phải học hai năm. Họ được đào tạo những kiến thức thương mại để tính lời lỗ trên bàn tính một cách đơn gỉản và tham gia điều hành doanh vụ. 
 

      4. Những người đủ điều kiện nhập học đại học  

      Kèm theo Nghị định số 1514a ngày 16/5/1906 là Bản Nội quy của Trường do Tổng Giám đốc Học chính (Directeur général de l’Instruction publique) Gourdon kư ngày 12/10/1907, xác định rơ thành phần sinh viên cùng đội ngũ giáo viên và chương tŕnh của năm học đầu tiên 1907-1908

      Bổ sung cho Nghị định số 1514a ngày 16/5/1906 là hai Nghị định số 577 và 578 cùng ngày 17/2/1908 do Toàn quyền Paul Beau kư về việc thành lập Ban Thư kư và bổ nhiệm ông Henri Russier làm Thư kư trường ĐHĐD

      Nghị định số 1514a ngày 16/5/1906 và những tài liệu đi kèm cho thấy, Viện Đại Học Đông Dương được thành lập trên cơ sở một số trường đă được thành lập trước đó và có mở thêm một số ngành đào tạo mới. Điều đó chứng tỏ rằng, sự thành lập ĐHĐD không phải là một việc làm hứng thú nhất thời của một cá nhân nào, mà sự kiện này là kết quả của một quá tŕnh vận động phù hợp trong lịch sử Việt Nam và thế giới.

      Quá tŕnh vận động đó, qua tài liệu lưu trữ, chính là cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất ở Đông Dương mà Paul Beau là người khởi xướng, bắt đầu bằng việc thành lập Sở học chính, một tổ chức “chịu trách nhiệm đưa ra một sự xung động toàn thể về sự nghiệp giáo dục trong toàn xứ Đông Dương” do Gourdon làm Tổng Giám đốc.

      Chính thức nhậm chức Toàn quyền ngày 15/10/1902, ngay từ 1904, Paul Beau đă kư nhiều nghị định nhằm xác định những nét lớn trong tổ chức giáo dục Pháp-Bản xứ, trong đó có Nghị định thành lập Hội đồng Tốt nghiệp Giáo dục Bản xứ (Conseil de Perfectionnement de l’Enseignement Indigène) được Paul Beau kư ngày 9/3/1906.

      Với trách nhiệm “nghiên cứu những điều kiện để thành lập và hoạt động của một trường đại học gồm các môn giảng dạy ở bậc đại học dành cho người bản xứ và người Châu Á”, vào ngày 11/4/1906, trong phiên họp thứ nhất, sau nhiều cuộc tranh luận, Hội đồng Tốt nghiệp Giáo dục Bản xứ đă nhất trí đề nghị lên Toàn quyền việc thành lập ĐHĐD và được Toàn quyền chuẩn y bằng Nghị định số 1514a ngày 16-5-1906 như đă giới thiệu ở trên.  

 

      5. Viện Đại Học Đông Dương Khánh Thành  

      Trường được phép làm lễ khánh thành bằng Nghị định ngày 12/6/1907 và ngày 10/11/1907, lễ khánh thành được tổ chức tại Phủ toàn quyền cũ (khu nhượng địa) ở Hà Nội, dưới sự chủ tọa của Thống sứ Bắc Kỳ De Miribel.

      Cuối tháng 11/1907, Trường đă tổ chức lễ khai giảng đầu tiên với sự có mặt của 94 sinh viên mới, 62 sinh viên dự thính và 37 sinh viên năm thứ nhất trường Y Khoa sẽ tham dự một số giờ học của môn khoa học của Trường, tổng cộng gồm 193 sinh viên. Trong năm học đầu tiên này, một số viên chức các sở chuyên môn tuy không theo học chính thức nhưng cũng được phép tham gia các giờ thực hành tại các trường thuộc ĐHĐD.

      Tuy nhiên, sau khi năm học đầu tiên này kết thúc, ĐHĐD đă đột ngột đóng cửa, không bởi một văn bản pháp lư nào, không cả một lời giải thích của bất cứ một vị quan chức nào trong bộ máy chính quyền thuộc địa.

     Mặc dù ĐHĐD đă phải đóng cửa sau một năm hoạt động v́ chương tŕnh đào tạo của nó c̣n nhiều điểm chưa phù hợp với điều kiện thực tế lúc đó, song thực tế cũng đă chứng minh rằng, những sinh viên được ĐHĐD đào tạo dù chỉ trong một năm học cũng đă không ngừng đem lại nhiều kết quả đáng khích lệ.

      Nhiều sinh viên của Trường đă tiếp thu được những khái niệm vững chắc cần thiết cho nghề nghiệp của họ, sự ham thích thực sự đối với khoa học, và nhất là về phương pháp giảng dạy, phương pháp mà sau này đă được phát hiện trong rất nhiều sách giáo khoa phổ biến khoa học tập hợp về sau do một vài người trong số họ soạn ra.

      Trong ṿng 10 năm, từ giữa 1907 đến 1917, sau cuộc cải cách của Paul Beau, nền giáo dục bậc cấp 2, cả giáo dục bản xứ lẫn giáo dục Pháp ở Đông Dương đă phát triển tốt hơn chuẩn bị cho những sinh viên theo được giáo dục cấp 3, tạo điều kiện vững chắc cho sự hồi sinh của ĐHĐD vào năm 1917. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất của Paul Beau, trên thực tế, đă đặt nền móng cho toàn bộ nền giáo dục ba cấp của Pháp ở Việt Nam.

      ĐHĐD gắn liền với tên tuổi của Paul Beau, Toàn quyền Pháp thứ 13 ở Đông Dương. Quá tŕnh h́nh thành trường đại học đầu tiên của xứ thuộc địa này cũng gắn liền với cải cách giáo dục ở Đông Dương mà Paul Beau khởi xướng. 

 

      6. Hệ thống giáo dục ba bậc

      Bộ “Tổng quy Học chính (Règlement général de l’Instruction publique) do Toàn quyền Albert Sarraut ban hành theo Nghị định ngày 21-12-1917.  

      Với 7 chương gồm 558 điều, bộ “Tổng quy Học chính” của Albert Sarraut qui định nền giáo dục ở Việt Nam theo 3 cấp: 

      * Sơ cấp là nền học vấn tiểu học (Enseignement primaire) gồm các trường tiểu học toàn cấp (Écoles Primaire de plein exercice) và các trường sơ tiểu học (École Primaire Elémentaire).  

      * Trung cấp là học vấn trung học gồm cao đẳng tiểu học (học trong 4 năm để thi lấy bằng cao đẳng tiểu học, gọi là bằng Thành chung hay Diplôme) và trung học, học trong 2 năm để thi lấy bằng Tú tài (Diplôme de bachelier).

      Các trường tiểu học và trung học đều nằm trong hệ thống các trường Pháp-Việt. Ngoài ra c̣n có hệ thực nghiệp cho cả hai bậc giáo dục: bậc tiểu học có các trường dạy nghề mộc, rèn, nề, trường gia chánh (École ménagère); bậc trung học có các trường thực nghiệm toàn cấp (École professionnelle de plein exercice).

      Theo quy định của bộ “Tổng quy Học chính”, hệ phổ thông sau khi tốt nghiệp trung học, học sinh sẽ thi vào các trường cao đẳng, c̣n hệ thực nghiệp th́ tùy tính chất của từng loại trường và số năm học (tương ứng với tiểu học hoặc trung học), sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc ở các cơ sở sản xuất.

      * Cao đẳng: về nguyên tắc tổ chức, các trường Cao đẳng Đông Dương làm thành trường ĐHĐD nhưng trên thực tế, các trường Cao đẳng này chưa thành lập hết nên trong “Tổng quy Học chính”, hệ cao đẳng chỉ được nêu một cách khái quát như sau:

      - Trường Quan Lại ở Hà Nội (École des Mandarins à Hanoi) và trường Hậu Bổ ở Huế (École d’Administration à Hué) là những trường chuyên đào tạo quan lại, theo quy chế này sẽ ngừng hoạt động và tổ chức lại hợp nhất trực thuộc Giám đốc ĐHĐD quản lư.

      - Trường Y khoa Đông Dương (École de Médecine de l’Indochine) thành lập theo Nghị định ngày 25/10/1904 và trường Cao đẳng Thú y Đông Dương (École Supérieure Vétérinaire de l’Indochine) thành lập theo Nghị định ngày 15/9/1917 vẫn tiếp tục hoạt động.

      - Trường Công chính (École des Travaux publics) thành lập theo Nghị định ngày 22/2/1902 và tổ chức lại theo Nghị định ngày 15/4/1913 sẽ trực thuộc vào Giám đốc ĐHĐD.

      - Bỏ các lớp dạy luật (Cours de Droit) được thành lập theo Nghị định ngày 29/3/1910.

      Bổ sung cho Nghị định ngày 21/12/1917 ban hành bộ “Tổng quy Học chính” là Tổng Quy về giáo dục Cao đẳng ở Đông Dương (Règlement général de l’Enseignement supérieur) được Toàn quyền Albert Sarraut ban hành lần đầu tiên bằng Nghị định ngày 25-12-1918 và sau đó không ngừng được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với t́nh h́nh thực tế. Đây là một văn bản có tính chất pháp lư quan trọng đối với giáo dục bậc cao đẳng ở Đông Dương nói chung và đối với tổ chức ĐHĐD nói riêng.

      Như vậy là, trên thực tế, kể từ khi ĐHĐD do Toàn quyền Paul Beau sáng lập ra theo Nghị định số 1514a ngày 16/5/1906 đă ngừng hoạt động không do một văn bản pháp lư nào cho tới khi Nghị định ngày 31/12/1917 được Toàn quyền Albert Sarraut ban hành, chính quyền thuộc địa đă không ra thêm một văn bản nào khác về ĐHĐD. Điều này hoàn toàn hợp lư, v́ người ta không thể ra một văn bản để thành lập một tổ chức vẫn c̣n đang tồn tại dù chỉ là trên giấy tờ. Hơn nữa, ĐHĐD được nhắc tới trong bộ “Tổng quy Học chính” này, về thực chất, được tập hợp từ các trường thành viên của ĐHĐD do Paul Beau sáng lập ra. Có thể nói rằng, nếu sự ra đời của ĐHĐD gắn liền với chương tŕnh cải cách giáo dục lần thứ nhất của Pháp ở Việt Nam mà Paul Beau là người khởi xướng th́ sự tái thành lập của Trường lại không thể tách rời chương tŕnh cải cách giáo dục lần thứ hai của Albert Sarraut, Toàn quyền thứ 23 của Pháp ở Đông Dương. Với bộ “Tổng quy Học chính”, Albert Sarraut đă làm cho trường ĐHĐD được hồi sinh sau 10 năm ngừng hoạt động.

      Theo hai tài liệu trên đây, Đại học Đông Dương được thành lập ngày 16/5/1906 và được tiếp tục khẳng định vai tṛ của ḿnh trong lịch sử giáo dục ở Đông Dương nói chung và ở Việt Nam nói riêng bắt đầu từ ngày 31/12/1917. Những chứng cứ này tồn tại khách quan, được lưu giữ tại các cơ quan lưu trữ Việt Nam và Pháp. Đó là những tư liệu đáng tin cậy cho những ai quan tâm nghiên cứu về lịch sử Đại học Đông Dương và lịch sử giáo dục đại học Việt Nam. Như thế những thay đổi tiếp tục trong thực tế.