Tác giả Huỳnh văn Lang

"Việt Sử Khai Tâm"

                                                     

 

       Lê đ́nh Cai


 

              Dưới thời đệ I Cộng hoà, nhà văn Huỳnh văn Lang được giới chánh trị và hành chánh công quyền biết đến nhiều v́ ông đă đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Viện Hối đoái Quốc gia, trực tiếp dưới quyền của Tổng thống Ngô đ́nh Diệm, lại là Bí thư Liên kỳ bộ Nam Bắc việt của Đảng Cần Lao, làm việc trực tiếp với Cố vấn Ngô đ́nh Nhu. Về Giáo dục ông dạy học tại Đại học Sư phạm Saig̣n, hội trưởng hội Văn hoá B́nh dân và điều hành một hệ thống trường Bách khoa B́nh dân trên những thành phố và tỉnh thị.

             Năm 1957 ông cùng một nhóm thân hữu chủ trương tờ "Tạp chí Bách khoa" và làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo nầy cho đến 1963 là năm mà chế độ Ngô đ́nh Diệm sụp đổ. Ông bị nhóm tướng lănh trong Hội đồng Cách mạng bắt giam v́ bị buộc tội làm kinh tài cho gia đ́nh họ Ngô. Không có bằng cớ kết tội, được thả ra vào năm 1966. Ông Huỳnh văn Lang xoay qua hoạt động về lănh vực tài chánh và thương măi và ông đă thành công trên địa hạt nầy.

              Cuốn "Nhân chứng một Chế độ" mà ông đă h́nh thành trong thời gian bị giam giữ tại tù Tam hiệp Biên ḥa đă được Hội Văn bút V.N. chấm đạt giải nhứt vào năm 1972.

              Trong ṿng 5 năm trở lại đây, ông Huỳnh văn Lang xuất bản nhiều tập Hồi kư như "Cờ Bạc" (1998) dày khoảng 270 trang, đề cập đến các thú vui chơi ở miền Nam như "đá cá, đá gà, đánh phé...", "Chuyện đường rừng" (1999), dày khoảng 520 trang khổ lớn, kể lại những kinh nghiệm bản thân về thú săn bắn, nhứt là săn bắn cọp dữ trong các bản làng ở Cao nguyên, "Nhân chứng một Chế độ" dày khoảng 1500 trang (2000). Đây là hồi kư chánh trị kể lại nhiều bí ẩn lịch sử trong thời đệ I và đệ I I Công hoà, giúp đọc giả biết thêm nhiều điều mới lạ về cá tính của TT Diệm, Cố vấn Ngô đ́nh Nhu, về tướng Trần thiện Khiêm, về Đại tá Phạm ngọc Thảo mà cho đến nay khuôn mặt nầy vẫn c̣n là một ẩn số. Và mới đây ông xuât bản tập biên khảo "Công chúa Sứ giả" (2004), dày 261 trang, viết về lịch sử, đề cập đến những cô Công chúa được gả đi cho các nước lân bang v́ mục đích chánh trị như Công chúa Huyền Trân, Công chúa Ngọc Vạn...

               Tác phẩm mới nhứt là cuốn "Có những sự kiện lịch sử cần phải xem lại" được ông gọi là "Việt Sử Khai Tâm", dày khoảng 332 trang (xuất bản năm 2004). Đây là tác phẩm mà người viết muốn được giới thiệu nhiều đến quư đọc giả, nhứt là những vị thường quan tâm đến những đề tài lịch sử.

               Hồi c̣n theo học ban cử nhân văn chương Đại học Văn khoa Hué (1962-66), Giáo sư Phạm việt Tuyền và giáo sư Thanh Lăng thường bắt các sinh viên thuyết tŕnh về các nhóm văn học như "nhóm Sáng tạo" với Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Doăn quốc Sĩ; "nhóm Bách khoa" với Huỳnh văn Lang. Vơ Phiến, Nhguyễn hiến Lê; "nhóm Văn hoá Ngày nay" với Nhất Linh, Nhật tiến, Duy Lam; 'nhóm Nhân Loại với Sơn Nam, B́nh Nguyên Lộc; "nhóm Quan Điểm với Nghiêm xuân Hồng, Vũ khắc Khoan, Mặc Đỗ...Và tôi được biết đến ông Huỳnh văn Lang với nhóm Bách khoa của ông từ dạo đó.

              Nhưng phải nói là ấn tượng của tôi có về con người nầy do bác Trần xuân Minh sắp xếp qua những cuộc tiếp xúc trực tiếp khi ông có dịp ghé San José là những ấn tượng đẹp khó mà quên được. Quả thật ông là người đang đuổi bắt thời gian một cách hối hả. Với tuổi đời trên 80, ai cũng mong t́m thú tiêu dao, chơi đùa cùng cháu chắt, thế mà ông lại miệt mài trong sách vở, làm việc bất kể giờ giấc để hoàn thành cho được tập "Việt Sử Khai Tâm" mà ông đă để hết tâm huyết của ḿnh vào đó như là lời nhắn gửi lớp trẻ ở hải ngoại đừng bao giờ quên nguồn cội của ḿnh: "...người viết c̣n có tham vọng đọc lại và kể lại cho con cháu thế nào mà chúng vừa lĩnh hội được vừa chấp nhện được. V́ có như thế mới mong chúng tiếp tục truyền đạt dài dài cho nhiều thế hệ mai sau nữa. Cái tham vọng đó bắt buộc người viết phải chọn một h́nh thức tŕnh bày sao cho thích nghi, tức là h́nh thức kể chuyện, không hư cấu mà cũng không giáo khoa, nguyên tắc chỉ đạo là hợp t́nh và nhứt la 2hợp lư". (HVL, "Việt Sử Khai Tâm", Hoa kỳ, 2004, tác giả xuất bản, tr. 22).

              Trong ngành nghiên cứu sử, đề tài liên quan đến thượng cổ sử quả thật là địa hạt mà ít ai muốn bước vào. Từ khi trường Đại học Văn khoa Saig̣n mở cấp cao học và cho tới khi có khóa tiến sĩ sử học đầu tiên (1972-75), với bảy nghiên cứu sinh (Tạ chí Đại trường, Trương ngọc Phú, Đỗ phan Hanh, Nguyễn hữu Hùng, Nguyễn văn Tích, Trần nguyên Khôi, Lê đ́nh Cai) th́ không có một đề tài luận án tiến sĩ nào liên hệ đến giai đoạn cổ sử cả. (đa phần viết về cận đại sử và hiện đại sử). Nói như vậy để thấy là viết về thời thượng cổ sử hay giai đoạn h́nh thành đầu tiên của quốc gia chúng ta là điều không dễ dàng ǵ v́ nó c̣n ở trong ṿng tối tăm của sử liệu và oở trong khối mịt mù của huyền thoại. Lại nữa, viết như thế nào? đối tượng người đọc là ai? Một công tŕnh biên khảo sử mang tính hàn lâm chắc chắn là "khô khan" và khó đọc đối với đại chúng, nhưng lại rất cần cho các nhà nghiên cứu. C̣n viết cho đại chúng phổ thông mà vẫn khăng khăng xữ dụng những ngôn từ chuyên môn th́ làm sao đọc giả có thể lĩnh hội được dễ dàng trong khi mục đích của ngành sử học là giáo dục ḷng yêu nước cho thế hệ hiện nay và mai sau. Ông Huỳnh văn Lang đă thấy rơ yếu tố nầy trong tác phẩm "Việt Sử Khai Tâm" của ông.

              Trước đây, hồi c̣n đi học, chùng tôi có thể làm quen với càc tác phẩm sử nói về nguồn gốc dân tộc Việt, về sự h́nh thành của xứ Văn lang đầu tiên trên tiến tŕnh dựng nước và giữ nước, như  "Việt Nam Sử Lược" của cụ Trần trọng Kim, "Quốc hiệu nước ta" (?) của GS Bửu Cầm, "Việt nam thời khai sinh" củ L.M. Nguyễn Phương...Dĩ nhiên khi có tŕnh độ Hán ngữ cao, sinh viên được khuyến khích t́m đọc "Việt sử Tiêu án, từ Hồng bàng đến ngoại thuộc nhà Minh" của Ngô thời sĩ; "Đại việt Sử kư Toàn thư" của Ngô sĩ Liên và các sử thần đời Lê; "Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục" của Quốc Sử Quán triều Nguyễn. Nếu biết ngoại ngữ người sinh viên có thể tiếp cận thêm với các tài liệu tiếng Anh và tiếng Pháp. Tuy thế, những tài liệu sử nói trên không phải dễ đọc (dù là viết bằng tiếng Việt) v́ đa phần các tác phẩm đó đều mang tính hàn lâm của các công tŕnh nghiên cứu, ít có một tác phẩm nào nhằm viết dưới dạng kiến thức phổ thông cho đại chúng t́m hiểu. Ở hải ngoại sách sử viết về thời đại lập quốc của chúng ta càng hiếm hoi hơn, chỉ có cuốn sách "Lịch sử dân tộc Việt nam" của GS Phạm cao Dương (quyển I "Thời kỳ Lập quốc" , Truyền thống Việt, xuất bản tại Hoa-kỳ năm 1987), nhưng mang tính hàn lâm cao, nên ít phổ biến trong đại chúng. Bây giờ ông Huỳnh văn Lang đang đáp ứng nhu cầu đó qua "Việt sử Khai tâm" mà người viết vừa đề cập đến.

            " Có những sự kiện lịch sử cần phải xem lại" (Việt sử Khai tâm) được ông Huỳnh văn Lang tŕnh bày thành 8 chương, đề cập đến mốc giới năm 2195 trước Công nguyên với sự xuất hiện của xứ Giao chỉ (chương I), t́m hiểu dân tộc Việt nam thuộc chủng tộc nào? (chương II), giới thiệu về nước Văn Lang với vua Hùng dựng nước (chương III), kế đến là nước Âu Lạc dưới thời Thục An Dương vương (chương IV), rồi nước Nam việt dưới thời Bắc thuộc lần thứ nhất (chương V), thời Trưng vương nước Giao chỉ (chương VI), qua nước Vạn Xuân dưới thời Bắc thuộc lần thứ hai (chương VII), cuối cùng là giới thiệu đến nước Nam việt dưới thời Bắc thuộc lần thứ ba (chương VIII) và kết thúc ở mốc giới 939 là năm Ngô Quyền xưng là Nam Việt vương và đóng đô ở Cổ Loa thành.

               Nh́n chung "Việt sử Khai tâm" là một tác phẩm viết về lịch sử thời kỳ dựng nước hay nói khác đi là thời kỳ khai sanh của nước Việt nam ngày nay. Lối văn được xữ dụng trong VSKT là lối văn phổ thông, dễ hiểu, thích hợp với tŕnh độ giới trẻ hải ngoại, nếu thế hệ nầy chịu khó trau dồi tiếng Việt. Tác giả VSKT tránh dùng những từ ngữ có tính bác học hay lối viết hàn lâm của những nhà nghiên cứu học hay lối viết hàn lâm của các nhà nghiên cứu nên tôi nghĩ cuốn sách nầy dễ được đại chúng đón  nhận nhiều hơn.

              Mặc dù nhà văn Huỳnh văn Lang trong "Lời nói đầu" đă khiêm tốn tự xác định "người viết không phải là nhà văn, lại càng không phải là sử gia, chỉ là một người đọc sử..." (HVL sđd, tr 19). nhưng khi đọc xong tác phẩm VSKT, không ai có thể phủ nhận được kiến thức uyên bác của tác giả cũng như phương pháp làm việc rất là khoa học trong việc lư giải những nghi vấn của lịch sử (sẽ đề cập ở phần sau). Một đặc điểm mà ai cũng thấy là tác giả đă viết tập sách nầy với ḷng yêu nước thiết tha và mong ước con cháu phải ghi nhớ về nguồn cội của chính ḿnh dù bây giờ đang sống lưu lạc trên quê người.

              Nếu phải đề cập đến những khám phá hay những lư luận để giăi tŕnh những vấn đề c̣n nghi vấn trong giai đoạn h́nh thành đầu tiên của lịch sử Việt tộc trong "Việt sử Khai tâm", chắc chắn bài báo ngắn ngủi nầy không thể bao gồm hết được, người viết chỉ xin nêu lên vài điểm chính nổi bật trong toàn bộ công tŕnh t́m ṭi của tác giả.

              1. Mốc giới 2195 trước Công nguyên và xứ Giao chỉ: tác giả HVL căn cứ vào bộ Ngũ kinh của Khổng Phu Tử (551-479tcn), nói đúng là căn cứ vào cuốn Kinh Thư (phần nói về Hạ Thư) để đặt mốc giới cho sự h́nh thành của xứ Giao chỉ là vào năm 2195 t.c.n (việc tác gỉa tŕnh bày tựa đề của chương I buộc độc giả phải hiểu như thế).

                Khi đọc hết chương I nầy, tôi vẫn thấy mốc giới 2195 t.c.n chưa thể là mốc giới h́nh thành đầu tiên của Xứ Giao Chỉ, v́ theo phần Hạ Thư trong cuốn KinhThư, th́ nhà Hạ cai trị từ năm 2195-1763 t.c.n, và phần nầy có đề cập đến một vùng đất ở phương Nam, gọi là Giao Chỉ (hiểu theo nghĩa nơi chỉ toàn dấu vết của rắn Giao Long. Giao là nói đến rắn Giao Long, c̣n Chỉ có nghĩa là dấu vết). Nhà Hạ khởi nghiệp từ 2195 t.c.n, nhưng nếu cho rằng Giao Chỉ cũng ra đời vào mốc giới đó th́ chắc là phải suy nghĩ lại.

            Tuy vậy người viết rất đồng ư với tác giả VSKT khi ông cho rằng "Giao Chỉ là vùng đất đầy rắn Giao Long, không phải là một dân tộc có đặc điểm riêng biệt ở hai ngón chơn cái" (HVL,sđd, tr. 27) như cụ Trần trọng Kim trong "Việt nam Sử lược" đă ghi theo tài liệu trong bộ sử Thông Điển của Đỗ Hựu đời Đường (735-812 sau công nguyên) như sau:" Chỉ biết rằng người VN ta trước có hai ngón chơn cái giao lại với nhau, cho nên người Tàu mới gọi ta là Giao Chỉ" (TTK, Việt nam Sử lược, nxb Tân việt, Saig̣n, 1964 tr,17).

            2. Nguồn gốc dân tộc Việt là đâu? (chương II). Tác giả VSKT sau khi đọc lại sử sách và ghi nhận có ba giả thuyết về dân tộc Việt:

-  Dân Việt lai Hán tộc đến 70, 80%.

- Dân Việt có nguồn gốc là người Tây Tạng như người Thái (theo số nhà nghiên cứu người Pháp).

- Dân Việt thuộc  giống người Tam Miêu trước ở tận sông Hoàng Hà, rồi bị Hán tộc đuổi chạy lần xuống miền Nam, xuống tận Việt nam và h́nh thành dân tộc Việt nam ngày nay.

          Sau khi t́m cách chứng minh các giả thuyết trên đây không thuyết phục lắm, tác giả Huỳnh văn Lang nhắc đến một gỉa thuyết thứ tư là "dân tộc Việt nam thuộc chủng tộc Bách Việt, trong đó có các tộc Quí việt, Âu Việt, Mân Việt, Lạc Việt...hiện c̣n tản mạn ở theo lưu vực sông Dương Tử, mà Việt nam lại thuộc tộc Lạc Việt từ đó đi về Giao chỉ, Ái châu, Hoan châu từ ngàn năm t.c.n," (HVL sđd, tr. 103). và ông có vẻ nghiên về giả thuyết nầy hơn: " Xem trước xem sau th́ thấy giả thuyết Bách Việt nầy có phần đáng tin tưởng v́ những lẽ sau đây. Xét về di truyền học (DNA) như cuộc hành tŕnh của con người đă chỉ dẫn trên th́ hoàn toàn hợp lư, nghĩa là từ Tây Tạng đi xuống miền Bắc Bán đảo Đông Dương, rồi đi lên băng qua trung lưu sông Dương Tử (c̣n băng giá) và đi lên nữa. Những phần tử bị bỏ lại hay tự dừng lại phía nam lưu vực sông Dương Tử đă h́nh thành các tộc Việt, trong đó có tộc Lạc Việt. Tộc Lạc Việt nầy v́ t́nh h́nh chánh trị bất ổn phải đi trở lại miền Bắc Đông Dương, tức là Giao chỉ, Ái châu và Hoan châu, ba châu nầy đă trở thành nước Văn Lang, cũng trong thời gian đó hay sau một ít lâu" (HVL sđd, tr. 106). Dĩ nhiên bạn đọc có quyền đồng ư hay không với nhận định nầy của tác giả. Riêng cá nhân người viết, th́ công việc t́m ṭi tài liệu, truy cứu sách sử thuộc cổ sử Trung hoa để biện giải cho lập luận của ḿnh như trong VSKT th́ quả thật tác giả Huỳnh văn Lang đă để lại trong tôi một sự cảm phục lớn lao về nỗ lực và quyết tâm của một con người khát khao đi t́m chân lư.

              3. Về cuộc nổi dậy cũa Hai bà Trưng (chương VI). Tác giả HVL đă dành cho Hai bà Trưng sự cảm phục cao độ về sự dũng liệt của hai bà. Cho nên, khi đọc lại các nguồn sử liệu viết về cuộc nổi dậy của hai bà do các sử thần thuộc các Triều đại Việt nam viết ra như "Đại việt Sử kư" của Lê văn Hưu (1230-1322) cuối đời nhà Lư, như "Đại việt Sử kư Toàn thư" của Ngô sĩ Liên (1418....), như "Sử kư Tiêu án" của Ngô thời Sĩ (1726-1780), như "Sử kư Tiền biên" của Ngô thời Nhậm (1746-1803), "Khân định Việt sử Thông giám Cương mục" do Phan thanh Giản chủ biên in xong dưới thời Tự Đức...và gần hơn có "Việt nam Sử lược" của Trần trọng Kim, th́ tác giả Huỳnh văn Lang đă nêu lên ba điều sai lầm và một điều thiếu sót trong các nguồn sử liệu nói trên.

          - Sai lầm 1. Sách ĐVSKTT củ Ngô sĩ Liên nhận xét" Vua rất hùng dũng, đuổi Tô định, dựng nước xưng vương, nhưng v́ là vua Đàn bà, nên không thể nên công tái tạo". Theo tác gỉa HVL th́ " nếu bà không thành công trong việc trị nước b́nh thiên hạ, hoàn toàn không phải v́ là Đàn bà mà là v́ t́nh trạng kém văn hóa, kém học thức chung của cả một dân tộc. Những đức tính và tài năng của hai bà đă vượt xa thời gian, thành ra đâu có vấn đề đàn ông đàn bà trong đó." (HVL sđd, tr. 224). và tiện thể, tác giả chỉ trích quan niệm trọng nam khinh nữ; "nhứt nam viết hữu, thập nữ viết vô" của xă hội Nho giáo ngày xưa.

     -Sai lầm 2.  Cũng trong sách ĐVSKTT ghi nhận "quân chúng cũng cho vua là Đàn bà, sợ không đánh nổi địch, bèn tan chạy. Quốc thống lại mất". Tác giả VSKT đă phản bác điều nầy và cho rằng" Thua trận v́ Bà không có bộ tham mưu có trí thức, mà muốn có cũng không làm sao có. Nhất là v́ quân binh ô hợp, th́ tất nhiên phải là lư do định đoạt sự thất bại trước quân binh địch với hàng ngũ vững vàng, kỹ thuật chặt chẻ và dày dạn kinh nghiệm chiến trường" (HVL,sđd tr. 224)

        -Sai lầm 3. Sách "Đai việt Sử kư Tiền biên" ghi lại "Chỉ v́ mối thù chồng đă nổi binh phất một ngọn cờ mà sáu bộ theo như h́nh với bóng". Nói đến việc bà Trưng nổi dậy v́ thù chồng (chồng bà bị Tô Định giết), th́ đa số sách sử hiện nay đều ghi giống nhau, kể cả " Quôc sử diển ca" của Lê ngô Cát. Tác giả Huỳnh văn Lang cho rằng thù chồng chỉ là một t́nh cảm riềng tư, không có đủ tác dụng lôi kéo mọi người tham gia đánh giặc, "quần chúng nhứt là các anh hùng, các anh thư đă cát cứ một phương, có trong tay cả nhiều ngàn nghĩa quân mà đă theo Hai Bà, chính v́ Hai Bà là biểu tượng của một chính nghĩa, tức là thù nước, không phải thù nhà.(HVL,sđd, tr.225)

           Điều thiếu sót: nhiều sử gia thời trước nghĩ rằng Hai Bà khởi nghiệp trước sau vỏn vẹn chỉ ba nắm (40-42 cn), quá ngắn chưa thể cho là một triều đại chính thống được. Ngô thời Sĩ trong "Việt sử Tiêu án" đă nhận xét "Xét thấy sau Hùng Lạc, quôc thống đă mất từ lâu. Đến bây giờ Trưng vương tự lập, Sử cũ vội cho là chính thống, nhưng xét họ Trưng dựng nước, trước sau mới 3 năm, bổng chúc dấy lên, bổng chúc bị diệt. Có lẽ chưa thành một nước, cho nên xứ chỉ theo chế độ các nước mà chia ḍng ghi chú số năm vào giữa triều nhà Hán."

            Và tác giả VSKT đă phản bác: Quôc thống đă mất từ lâu, từ đời Triệu Đà như sử gia đă viết, hoàn toàn đúng cũng như 3 năm là quá ngắn ngủi, chưa thành một nước cũng cho là đúng. Rất tiếc là các sử gia không thấy 3 năm đó là một khoen của cái quá tŕnh đi từ một ư niệm quốc gia (idea) của Hùng vương I, đến tinh thần quốc gia của nhà Thục và của Hai Bà. Và cái quá tŕnh nầy c̣n tiếp nối đến Lư Bí, đến Ngô Quyền và sau đó nữa. Càc sử gia V.N. chưa nhận thức được sự quan trọng của mỗi một cái khoen trong một sợi xích thằng phát triển quốc gia, đi từ t́nh trạng bộ lạc như nói ở chương trước. Người viết nghĩ rằng, nếu không có Hai Bà Trưng th́ làm sao có được một hệ thống gần như liên tục chống đối phương Bắc, cho đến ngày hoàn toàn h́nh thành một quôc gia hoàn toàn độc lập."(HVL sđd,tr.226)

              Trong VSKT, tác giả Huỳnh văn Lang có nhắc lạ rằng:"Hai bà Trưng là con gái của tù trường bộ lạc M' linh. đất Phong châu, mà sau Mă Viện đổi thành huyện Mê-linh đang khi đó Thi Sách chồng bà là con của tù trưởng bộ lạc Chu Diên, Hà tây ngày nay" (HVL sđd, tr.93).

             Đây là điểm mà người viết muốn được đặt lại. Bà Trưng có phải nổi dậy v́ thù chồng? và tên chồng bà có phải là Thi Sách không? Tác giả Huỳnh văn Lang trong VSKT của ḿnh cũng thường nhắc lại cuốn sách "Hậu Hán Thư" của Phạm Việp (398-445). Sách nầy có đề cập chuyện Hai bà Trưng và xứ Giao Chỉ, nhưng chính một đoạn văn trong cuốn sách nầy đă khẳng định tên chồng bà là Thi, và cả hai ông bà cùng nhau nổi dậy chống lại sự cai trị hà khắc của Tô Định. Xin xem lại một đoạn trích trong "Một Truyện dài không Tên", tập 2 của nhà văn Trần thị Bông Giấy, xuất bản tại San José, Hoa kỳ, năm 1998, tr.440-441 như sau: "Dương Diên Nghị cười hề hề..'Tôi thành thật nghĩ như vậy. Trong cuộc đời nầy, đă có bao nhiều người làm cùng một chuyện rồi, sao anh cứ lập lại hoài? Phải biết làm cái ǵ mớí chứ?'

              Le đ́nh Cai cau mày: 'nói về lịch sử, tôi cũng nghĩ như anh Hoàng. Có nhiều sự kiện đáng cho ḿnh đặt lại lắm. Ví dụ, tên chồng bà Trưng Trắc xưa nay người ta vẫn gọi  Thi Sách, mà thật không đúng. Đó là một nhầm lẫn của lịch sử. Nhưng đến khi sửa lại là cả một vấn đề. Thật ra điều tôi nói trên được rút từ sách Tiền Hán Thư của Ban Cố và Hậu Hán Thư của Phạm Việp (nếu tôi c̣n nhớ không lầm) trong ấy có ghi rằng: Châu diên lạc tướngtử danh Thi, có nghiă là rằng ', "Sách Mê linh lạc tướng nữ danh Trưng Trắc vi thê' nghĩa là 'Hỏi con gái của Lạc tướng Mê Linh làm vợ. Chữ Sách có nghĩa là Hỏi. Nhưng trong chữ Hán không có dấu chấm phẩy giữa hai câu nên khi đọc th́ đọc một lèo thành ra 'Châu diên lạc tướng tử danh thi sách mê linh lạc tướng nữ danh trưng tắc vi thê'.Cái khám phá đó, người ta đă t́m ra rồi mà không biết cách nào để đính chánh. Cho nên anh Hoàng đang làm cái việc lật lại lịch sử, tôi thấy rất hay. Tôi xin đọc thêm đoạn sau, anh chị sẽ thấy ông chồng bà Trưng Trắc chỉ tên là Thi thôi.

'Chu diên Lạc tướng tử danh Thi

Sách Mê Linh lạc tướng nữ danh Trưng Trắc vi thê

Trắc vi nhân hữu đảm dũng tương Thi khỉ tặc

Mă viện tương binh phạt

Trắc Thi tẳu nhập kim khê'

"Nếu như ông ta tên Thi Sách th́ phải đọc Trắc Sách tẩu nhập, bởi đă nhắc tên th́ tên cả, nhắc họ th́ họ cả. Đàng nầy, 'Trắc Thi tẩu nhập kim khê'.Trắc và Thi đều chạy vô núi Kim Khê"

                 Trở lại với SVKT, về phần h́nh thức, tác giả không tránh khỏi những lỗi lầm về chánh tả, v́ cách phát âm không đúng của người miền Nam và trong phép chú thích, tác giả đă không theo đúng quy định của phương pháp MLA (modern Language Association) hay APA (American Psychology Association). Một điều tôi cảm thấy vui là trong phần sách tham khảo của "Những Công chúa Sứ giả "tác giả đă không đề năm xuất bản, nhưng trong "Việt Sử Khai Tâm", phần sách tham khảo đă có ghi đầy đủ năm xuất bản, lần xuất bản, nhà xuất bản đúng quy định của phương pháp MLA và APA.

Tóm lại.

                Tác giả Huỳnh văn Lang trong "Việt sử Khai tâm" mà ông c̣n đặt một tựa khác là "Có những sự kiện lịch sử cần phải xem lại" đă nêu lên rất nhiều nghi vấn lịch sử, và chính ông cũng không giải quyết được hết những vấn nạn lịch sử ấy v́ quả thật thời kỳ khai sanh của dân tộc vốn là thời kỳ hết sức tâm tối về sử liệu và hết sức mù mờ v́ quá nhiềuhuyền toại. Tuy vậy tác giả VSKT cũng đă nêu bật được rất nhiều điểm sáng trong khu rừng tăm tối ấy cuả lịch sử. Điều nầy lại càng trân qúy khi tác giả đă vượt qua tuổi "thật thập cổ lai hy" (tác giả đă hơn 82 tuổi rồi). Nêu bật  hết những luận điểm rất mới của tácgiả trong cuốn sách quả thật bài viết nầy không làm được. Chỉ mong, qua bài viết ngắn ngủi nầy, người viết sẽ bắt được nhịp cầu giữa tác giả VSKT với quư đọc gỉa bốn phương, những người vốn tha thiết t́m về cội nguồn  thiêng liêng đất tổ.

 

                                                            San José, Những ngày vào thu 2004.

                                                                       Lê đ́nh Cai