Một nhà thờ cho TP Đồng Hới

 

 

Lữ Giang

 

 

 

Hôm 15.2.2009, phái đoàn ngoại giao Toà Thánh Vatican do Đức ông Pietro Parolin, thứ trưởng Ngoại giao, đặc trách các vấn đề quan hệ với các quốc gia, làm trưởng Phái đoàn, cùng với Đức ông Phanxico Cao Minh Dung, đặc trách vùng Đông Nam Á Châu của phủ Quốc Vụ Khanh, và Đức ông Barnabê Nguyễn Văn Phương, vụ trưởng Bộ Truyền Giáo, đă đến viếng thăm Việt Nam. Phái đoàn sẽ thăm và làm việc ở Việt Nam từ 16 đến 21.2.2009. Đây là lần viếng thăm thứ 16 của phái đoàn và là lần viếng thăm thứ tư của Đức Ông Parolin, thứ trưởng ngoại giao của Toà Thánh.

 

Bản tin của AP ngày 12.2.2009 cho biết từ nhiều năm nay hai bên đă thảo luận về việc có thể mở lại quan hệ ngoại giao với nhau, dù các cuộc thảo luận trước đây diễn ra với sự tham dự của các giới chức Việt Nam ở một cấp bậc thấp hơn. Tuần tới đánh dấu lần đầu tiên vấn đề này được chính Bộ Ngoại Giao đảm nhận, và đây có thể là một dấu hiệu cho thấy các cuộc thảo luận đang trên đà tiến triển.

 

Trong khi đó, một số bản tin hay b́nh luận “kiểu tung bong bóng” được đưa ra nhằm “hướng dẫn” phái đoàn Toà Thánh đi vào những vấn đề mà họ cho rằng đáng quan tâm. Nhưng trước khi lên đường, phái đoàn đă nhận chỉ thị của Toà Thánh về những vấn đề sẽ phải thảo luận và đường lối giải quyết của Toà Thánh nên những tin hay b́nh luận kiểu này sẽ không ảnh hưởng ǵ.

 

Tuy nội dung của các cuộc thảo luận chưa được tiết lộ, nhưng sau đây là những vấn đề c̣n tồn động giữa Giáo Hội Công Giáo và Chính Phủ Việt Nam chỉ mới được giải quyết một phần trong các lần trước:

 

1. Vấn đề b́nh thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Vatican và Việt Nam

2. Việc bổ nhiệm một số giám mục cho các giáo phận c̣n chưa có giám mục. Giáo Hội muốn được tự do bổ nhiệm các giám mục cho các giáo phận v́ đó là việc nội bộ của Giáo hội.

3. Giáo Hội muốn chính quyền Việt Nam trả lại các cơ sở tôn giáo thuộc Giáo hội, đặc biệt Toà Khâm Sứ cũ ở Hà Nội và Đại Chủng Viện Pio X ở Đà Lạt.

4. Giáo Hội muốn tham gia vào việc giáo dục như: mở các trường đại học, trung học và tiểu học để phục vụ quần chúng và đặc biệt giới trẻ, góp phần vào việc kiến tạo đất nước và giáo hội.

5. Giáo Hội muốn tham gia vào các công tác từ thiện, bác ái, như mở bệnh viện, cô nhi viện, nhà phát thuốc, v.v... hầu phục vụ dân nghèo và những người bị xă hội bỏ rơi không được ai chăm sóc...

 

Hôm nay, nhân dịp phái đoàn Toà Thánh đến thăm Việt Nam, chúng tôi xin nêu lên một vấn đề, tuy thuộc phạm vi điạ phương, nhưng cũng rất quan trọng, đó là yêu cầu được tái thiết lại một thánh đường tại thành phố Đồng Hới thuộc tỉnh Quảng B́nh. Thành phố này đă bị bom đạn san bằng trong chiến tranh, nay đă được tái thiết, trừ ngôi thánh đường lớn nhất của tỉnh Quảng B́nh. Đây là một thành phố duy nhất trên toàn quốc không một cơ sở công giáo nào được phục hồi và hoạt động.

 

VÀI NÉT VỀ QUẢNG B̀NH & ĐỒNG HỚI

 

Quảng B́nh là một tỉnh duyên hải ở Trung Việt, bắc giáp Hà Tỉnh, nam giáp Quảng Trị, tây giáp Lào, và phía đông là Biển Đông có bờ biển rất đẹp với các đảo Ḥn La, Ḥn Gió, Ḥn Nồm, Ḥn Cỏ và Ḥn Chù. Diện là tỉnh Quảng B́nh là 8065,27 km2. Dân số 831.600 người. Phong cảnh nổi tiếng nhất là Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng cách thành phố Đồng Hới 50 km, Vào năm 2003, phong cảnh này đă UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Động Phong Nha dài 7729 m, có 14 hang do ḍng sông ngầm dài 13.969m hoà tan đá vôi tạo thành. V́ thế, du khách, nhất là người ngoại quốc, cứ đua nhau kéo nhau về đây.

 

Ngoài trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Đồng Hới, Quảng B́nh có 6 huyện với tổng cộng có 159 xă, phường và thị trấn (cả Đồng Hới). Sáu huyện là: Bố Trạch, Lệ Thủy, Minh Hóa, Quảng Trạch, Quảng Ninh và Tuyên Hóa.

 

NHỮNG NGÀY ĐIÊU TÀN

 

Sau khi Hiệp Định Genève 1954 được kư kết, tỉnh Quảng B́nh được trao cho Việt Minh. Quân đội, công chức và dân chúng khắp nơi trong tỉnh t́m mọi phương tiện để rời khỏi Quảng B́nh. Hai phương tiện được dùng để di cư đồng bào một cách nhanh chóng là tàu thủy và máy bay.

 

Lúc đó tôi và một số anh em đă tham gia vào toán tiếp cư do linh mục Georges Neyroud, tuyên úy Quân Đội Pháp thành lập. Ngày 1.8.1954, linh mục cho biết linh mục phải vào gấp Đồng Hà và Đà Nẵng để lo cho đồng bào mới vào. Linh mục cần mấy người biết tiếng Pháp ở lại tiếp tục đón tiếp các đồng bào ở xa tới và cấp giấy cho họ đi.

 

Gia đ́nh chúng tôi đă vào Đà Nẵng hết rồi, nhưng tôi và một số anh em vẫn c̣n ở lại lo công việc tiếp cư. Khi nghe Linh mục Georges Neyroud hỏi như trên, tôi, anh Nguyễn Kim Thuyên và anh Lê Trung Tha xin t́nh nguyện ở lại. Thấy chúng tôi c̣n quá nhỏ, ông hơi do dự, nhưng không c̣n ai khác, mọi người đă lo đi càng sớm càng tốt, nên ông đành chấp nhận cho chúng tôi ở lại và giới thiệu một Trung Úy người Pháp đến làm việc chung với chúng tôi. Ông ném lại cho chúng tôi hai tạ gạo và một thùng lựu đạn OF. Đó là lương thực của chúng tôi. Mỗi ngày chúng tôi đem một trái lựu đạn OF ném xuống sông Nhật Lệ rồi lặn xuống bắt cá đem lên luộc ăn với cơm. Sông Nhật Lệ quá nhiều cá nên có khi chúng tôi ăn cá thay cơm.

Sáng 8.8.1954, Trung Úy ngưới Pháp đến báo tin cho chúng tôi biết phải rời thành phố chiều hôm nay và phải đi bằng đường bộ vượt qua sông Bến Hải, v́ không c̣n phương tiện tàu thủy hay máy bay nữa. Con đường từ Đồng Hới đến Bến Hải dài 71 cây số. Cách đây một năm, ba chúng tôi đă dám vượt qua các băi ḿn, đi bộ từ Bến Hải đến Đống Hới, nên khi được bảo phải đi bằng đường bộ, chúng tôi không có chút lo ngại nào. Đúng là điếc không sợ súng!

 

Chiều hôm đó, khi chúng tôi qua khỏi phà Quản Hàu, cách thành phố Đồng Hới khoảng 3 cây số, quay nh́n lại th́ thành phố đang cháy!

 

Trong thời gian chiến tranh, ba tỉnh bị lănh bom đạn của Mỹ nhiều nhất là Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng B́nh. Riêng tỉnh Quảng B́nh bị oanh tạc nặng nề nhất v́ nằm sát với vỹ tuyến 17. Người ta ước lượng từ 1965 đến 1972 đă có khoảng 40.000 phi vụ oanh tạc Quảng B́nh và khoảng 3.000 trận pháo kích do các tàu chiến ở ngoài khơi hay phía Nam bờ Bền Hải bắn vào. V́ thế, Quảng B́nh gần như bằng địa. Không một chiếc cầu nào bắc qua quốc lộ 1 c̣n tồn tại và quốc lộ này không c̣n xử dụng được nữa. Dân chúng phải di tản ra khỏi vùng ven biển. Thành phố Đồng Hới được dời lên Cổn ở vùng núi phía Tây...

 

Ngôi nhà thờ lớn nhất và đẹp nhất của thành phố Đồng Hới và tỉnh Quảng B́nh là nhà thờ Tam Toà đă bị máy bay Mỹ phá sập vào năm 1968, chỉ c̣n chừa lại cái tháp cao chơi vơi. H́nh như người Mỹ muốn giữ lại cát tháp này làm một dấu ghi nhớ (point de repère) để mỗi khi trở lại oanh tạc Đồng Hới, cứ theo dấu đó mà lao vào.

 

Năm 1987, khi tôi trở lại thăm thành phố Đồng Hới th́ thấy gần như không c̣n ḥn đá nào chồng trên ḥn đá nào. Ngoài cái tháp nhà thờ Tam Toà, không c̣n nhà của hay đường sá ǵ. Tôi không thể nhận ra ngôi nhà tôi ở và ngôi trường tôi học khi c̣n nhỏ nằm ở đâu. Lũy Thầy hay Lũy Trường Dục không c̣n dấu vết ǵ. Thành Đồng Hới được Vua Mênh Mạng cho xây cất năm 1825 giống như kiểu thành Huế nhưng nhỏ hơn, nay chỉ c̣n mấy khúc tường ngắn. Phải đến năm 1989, khi Quảng B́nh được tách ra khỏi tỉnh B́nh Trị Thiên, nhờ sự giúp đỡ của Cuba và Pháp, Đồng Hới mới được tái thiết lại và năm 2004 được nâng lên hàng thành phố loại 3. Bây giờ Đồng Hới trông rất hoành tráng nhưng khu nhà thờ Tam Toà vẫn c̣n là một băi đất vắng với cái tháp nhà thờ sứt mẽ đứng chơi vơi. Ngày 26.3.1997, UBND tỉnh Quảng B́nh ra quyết định lấy nhà thờ Tam Ṭa làm “di tích tội ác chiến tranh của Mỹ” !

 

VÀI NÉT VỀ TAM TOÀ

 

Giáo xứ Tam Toà có một tiến tŕnh lịch sử khá bi thương nhưng cũng rất kiên cường. Giáo xứ Tam Ṭa được thành lập khoảng năm 1631, lúc đầu với cái tên là giáo xứ Động Hải (tên làng nơi lập giáo xứ) hay c̣n được gọi là Họ Lũy (tức Lũy Thầy hay Lũy Trường Dục). Năm 1798, sau khi lực lượng Chúa Trịnh chiếm được Đàng Trong và san bằng Lũy Thầy, giáo xứ Động Hải được chuyển về khu vực Sáo Bùn thuộc phường Phú Hải ở phiá Nam, cách Đồng Hới khoảng 4 cây số, và lấy tên địa phương là giáo xứ Sáo Bùn. Ngày 24.6.1886, quân Văn Thân mở cuộc tấn công giáo xứ Sáo Bùn, đốt nhà thờ và giết 52 giáo dân đang ẩn trốn trong nhà thờ.

 

Sau khi các vụ bách hại chấm dứt, Linh mục Claude Bonin đă tập trung các giáo dân tỵ nạn ở phía nam Quảng B́nh lại và quyết định thành lập một giáo xứ mới ở phía bắc thành Động Hải (sau này gọi là Đồng Hới) và lấy tên là giáo xứ Tam Ṭa, v́ nơi đây có miếu Tam Ṭa hư hỏng, bỏ hoang từ lâu. Ngôi thánh đường Tam Ṭa đầu tiên được linh mục Claude Bonin (1839 – 1825)) xây dựng và khánh thành vào ngày 8.12.1887.

 

Nếu Linh mục Claude Bonin là người có công thành lập giáo xứ Tam Ṭa th́ Linh mục Réné Toussaint Morineau (thường gọi là Cố Trung) là người có công lớn trong việc xây dựng giáo xứ Tam Ṭa. Năm 1934, ngài được bổ nhiệm làm Chánh xứ Tam Ṭa. Tại đây, ngài đă thực hiện những công tŕnh lớn sau đây:

 

- Năm 1940 xây cất nhà thờ Tam Ṭa (hiện nay chỉ c̣n lại cái tháp).

- Làm nhà cha sở trong một khu vườn rộng rất đẹp và khang trang.

- Thiết lập hệ thống đường sá trong giáo xứ, nhất là con đường nối liền nhà thờ với quốc lộ 1.

- Vận động sở Công Chánh xây một bờ đê kiên cố từ Cầu Mụ Kề đến hết nhà cha xứ.

- Xây dựng trường Sainte Marie.

- Xây Ḍng Mến Thánh Giá đối diện với nhà cha sở.

- Xây nhà dục anh ở cuối làng để nuôi trẻ mồ côi.

 

Những công tŕnh xây cất của giáo xứ Tam Ṭa mà chúng ta thấy trước khi rời Tam Ṭa năm 1954 đều do cha Morineau xây. Giáo xứ Tam Toà về sau đă trở thành một giáo xứ lớn nhất của tỉnh Quảng B́nh và thuộc Giáo Phận Huế. Năm 1953, DHY Nguyễn Văn Thuận, sau khi chịu chức Linh Mục, đă đến làm cha phó của giáo xứ này đầu tiên.

 

Sau Hiệp Định Genève năm 1954, gần như toàn bộ giáo dân giáo xứ Tam Ṭa đă đi cư vào thành phố Đà Nẵng. Phần phía nam Quảng B́nh được giao cho Giáo Phận Vinh. Giáo dân c̣n lại ở phiá nam sông Giang do hai Linh mục Trần Quang Nghiêm và Lương Minh Thể coi sóc. Đến năm 1962, Linh mục Thể qua đời, và năm 1964, khi Mỹ bắt đầu oanh tạc Quảng B́nh, cả thành phố dời vào trong núi, tất cả dân cư đểu phài đi theo. Năm 1968, nhà thờ Tam Toà bị bom phá sập.

 

NIỀM TIN SỐNG LẠI

 

Quảng B́nh từ sông Gianh trở vào vốn thuộc Giáo Phận Huế, nên Đức TGM Nguyễn Như Thể đă nhiều lần xin chính quyền Quảng B́nh cho một linh mục ở Huế ra làm mục vụ cho giáo dân Quảng B́nh, nhưng bị từ chối. Một linh mục đă đến quan sát t́nh h́nh tại chỗ nhưng bị đưổi về.

 

Trong thời gian “cải tạo xă hội chủ nghĩa”, chính quyền các tỉnh Quảng B́nh, Quảng Nam, Quảng Ngăi và B́nh Định vốn nổi tiếng sắt máu.

 

V́ không được phái linh mục đến làm mục vụ tại Quảng B́nh, ngày 15.5.2006, Đức Cha Nguyễn Như Thể, TGM Giáo Phận Huế, đă bàn giao giáo hạt Nam Quảng B́nh cho Giáo Phận Vinh. Linh mục Lê Thanh Hồng được Đức Giám Mục Giáo Phận Vinh cử vào quản xứ Sen Bàng (phía tây Đồng Hới, sát chân núi) và các xứ c̣n lại từ Đồng Hới trở vào. Từ đó, các tín hữu Tam Ṭa và một số giáo xứ lân cận mới t́m lại với nhau và hiện nay đă có khoảng 1.000 người. Nhưng v́ không có nhà thờ nên mọi sinh hoạt tạm thời được tổ chức tại nhà một giáo dân, trên đường Nguyễn Du, cách nền nhà thờ cũ hơn 100 mét về phía Tây Bắc.

 

Ngày 8.12.2007, 13 linh mục cùng khoảng 1.000 tín hữu đă rước kiệu và dâng thánh lễ đầu tiên tại nền nhà thờ Tam Ṭa cũ.

 

Hôm mồng 7 Tết Mậu Tư (2008), các giáo dân thuộc phía nam Quảng B́nh tập họp về phường Đồng Mỹ, thành phố Đồng Hới, t́m đến nền nhà thờ Tam Ṭa cũ với tháp chuông trơ trọi để hiệp dâng thánh lễ. Khoảng 11 giờ trưa, một đoàn rước kiệu với tượng Chúa chịu nạn đi đầu, theo sau là 17 linh mục và Đức Cha Cao Đ́nh Tuyên, Giám Mục Giáo Phận Vinh, các nam nữ tu sĩ và giáo dân, đă tiến về nền nhà thờ cũ. Tại đây, Đức Giám Mục và long trọng dâng thánh lễ, mở đầu cho sự hồi sinh của giáo xứ Tam Ṭa.

 

Linh mục Tổng Đại Diện Giáo Phận Vinh đă tuyên bố: “Nơi mảnh đất Tam Ṭa này đă làm phát sinh những nhân vật vĩ đại như Đức cha phó Nha Trang Giuse Vơ Đức Minh, nhà thơ Hàn Mạc Tử; và nhất là nhiều vị tử đạo khác. Với trang sử hào hùng, tuyệt đẹp đó, chúng ta mong ước ngôi nhà thờ sớm được phép tái thiết để trở thành một trung tâm của văn hóa đạo và đời.”

 

Hôm 2.2.2009 vừa qua, Đức Giám Mục Cao Đ́nh Thuyên lại đến chủ sự thánh lễ cầu bằng yên năm mới tại khuôn viên nhà thờ Tam Toà. Cùng đồng tế có Linh mục Vơ Thanh Tâm, tổng đại diện giáo phận Vinh và 14 linh mục trong giáo phận với sự tham dự của hơn 1000 giáo dân.

 

Giáo Phận Vinh, mặc dầu phải trải qua nhiều biến cố đau thương, vẫn phát triển rất mạnh. Sau cuộc di cư năm 1954, số giáo dân của Giáo Phận Vinh chỉ c̣n lại 156.195 giáo hữu với 124 linh mục và 54 nữ tu. Đến năm 1994 số giáo dân đă tăng lên 385.840 và năm 2008 là khoảng 447.000. Vinh trở thành một trong những giáo phận lớn nhất của Việt Nam.

 

Số giáo dân Quảng B́nh c̣n lại sau cuộc di cư năm 1954 đều nằm trong hạt B́nh Chính với 24 giáo xứ, trong đó có nhiều giáo xứ rất lớn, có đông giáo dân (từ 3000 trở lên) như Giáp Tam, Chợ Sáng, Cầu Nâm, Đan Sa, Hướng Phương, Kinh Nhuận, Vĩnh Phước II, v.v. Tất cả các giáo xứ này đều nằm trong hai huyện Bố Trạch và Quảng Trạch ở phiá bắc Quảng Binh, cách xa thành phố Hới.

 

Tỉnh Quảng B́nh hiện nay đă có trên 100.000 giáo dân, nhưng thành phố Đồng Hới lại không được phép thành lập một giáo xứ và xây cất một nhà thờ. Tại sao?

 

Như đă nói ở trên, v́ không có nhà thờ, mọi sinh hoạt của giáo dân ở vùng Đồng Hới đều phải tạm thời được tổ chức tại nhà một giáo dân, cách nền nhà thờ Tam Toà cũ hơn 100 mét về phía Tây Bắc.

 

Trong Chỉ Thị 1940/CT-TTg ngày 31.12.2008 về nhà đất liên quan đến tôn giáo, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng có nói:

 

Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đoàn kết dân tộc. Đảng và Nhà Nước tôn trọng, bảo đảm quyền sinh hoạt tôn giáo theo pháp luật và các nhu cầu chính đáng về nhà, đất để phục vụ mục đích tôn giáo của tổ chức, tín đồ tôn giáo.”

 

Với những tài liệu chúng tôi đă tŕnh bày trên, ai cũng thấy việc cho thành lập lại giáo xứ Tam Toà và cho xây cất lại nhà thờ Tam Toà là “nhu cầu chính đáng... để phục vụ mục đích tôn giáo” của giáo dân tại đây.

 

Một cuộc thăm ḍ cho biết nhiều viên chức chính quyền tỉnh Quảng B́nh cũng nhận thấy rằng Đồng Hới cần có một nhà thờ để du khách công giáo không phải rời Quảng B́nh trong hai ngày thứ bảy hay Chuá Nhật v́ sở bỏ lễ. Thế th́ tại sao chính quyền địa phương vẫn không chấp nhận cho tái lập lại giáo xứ Tam Toà và tái thiết nhà thờ Tam Toà?

 

Nhà cầm quyền nói rằng không thể cho tái thiết lại nhà thờ Tam Toà ở chỗ cũ v́ ngày 26.3.1997, UBND tỉnh Quảng B́nh đă ra quyết định lấy nhà thờ Tam Ṭa làm “di tích tội ác chiến tranh của Mỹ”! Nhưng lư do này không c̣n đứng vững nữa, v́ hiện nay Đảng và Nhà Nước đă thay đổi chủ trương: Trước đây Đảng và Nhà Nước chủ trương “Chống Mỹ cứu nước” nay đă quay lại “Nhờ Mỹ cứu Đảng” nên lư do UBND tỉnh Quảng B́nh nêu ra không c̣n đứng vững nữa.

 

Vă lại, cấu trúc của tháp nhà thờ Tam Toà c̣n lại là một cấu trúc không bền vững, có thể đổ xuống bất cứ lúc nào. Không lẽ lúc đó chính quyền sẽ xây lại như “Quảng B́nh Quan” để làm di tích sao?

Dầu sao, chính quyền địa phương cũng đă tạo điều kiện cho Đức Giám Mục Giáo Phận Vinh, các linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân hai lần đến tập họp tại nền nhà thờ Tam Toà cũ để rước kiệu và dâng thánh lễ, chúng tôi hy vọng chính quyền xẽ bước xa thêm một bước nữa.

 

Trước cuộc di cư năm 1954, Toà Thánh Vatican đă có ư định thành lập Giáo Phận Quảng B́nh gồm hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng B́nh v́ giáo dân giáo phận Vinh quá đông, nhưng v́ chiến tranh nên ư định đó không thực hiện được. Nay chiến tranh đă chấm dứt, Giáo Hội sẽ trở lại chủ trương này với Toà Giám Mục đặt tại Đồng Hới. Do đó trong tương lai Giáo Hội cũng cần một khu nhà thờ và Toà Giám Mục khang trang ở Đồng Hới.

 

Chúng tôi mong rằng chính quyền và giáo quyền tại địa phương sẽ có những buổi họp để t́m phương cách thi hành Chỉ Thị 1940/CT-TTg ngày 31.12.2008 của Thủ Tướng, “bảo đảm quyền sinh hoạt tôn giáo theo pháp luật và các nhu cầu chính đáng về nhà, đất để phục vụ mục đích tôn giáo của tổ chức, tín đồ tôn giáo.”