|
Người Công Giáo Việt Nam Cũng Có Một Từ Đường |
Nguyễn Lư-Tưởng
|
Theo truyền thống văn hóa Việt Nam, mỗi ḍng họ, mỗi gia tộc đều có một “từ đường”. Đó là ngôi nhà tôn quư hơn các ngôi nhà khác của mọi người trong gia tộc, là nơi đặtù bàn thờ và linh vị hay h́nh ảnh của những người trong ḍng họ đă qua đời. Từ cha mẹ, ông bà, ông cố trở lên cho đến bậc thủy tổ khai sáng ra ḍng họ con cháu đều được thờ ở đây. Đồ thờ gồm có bát nhang, lư hương và đôi chân đèn bằng đồng. Những ḍng họ có người đỗ đạt, làm quan, giữ chức vụ lănh đạo trong xă hội hay giàu có, thế lực tại địa phương th́ từ đường là một ngôi nhà đồ sộ, cổ kính, tọa lạc trên một mảnh vườn rộng răi, có sân gạch, cây cảnh, hoa quư như mai, đào, hải đường, sứ (đại)...hoặc cây tùng, cây bách. Bên trong từ đường c̣n có hoành phi, câu đối, liễn, trướng và bàn thờ chạm trỗ mỹ thuật, sơn son thếp vàng, có tán lọng và hai con hạc bằng đồng chầu hai bên bàn thờ; có khi c̣n thêm các đồ sành, sứ, ché, chậu, và các loại đồ cổ đắt tiền...Từ đường cũng là nơi lưu trữ gia phả, bằng sắc, giấy tờ, những kỷ vật có liên quan đến ḍng họ, tổ tiên...Từ đường có một người trông coi, săn sóc, quét dọn, lau chùi, trồng hoa,v.v....gọi là “ông từ”...Gia đ́nh nào thuộc hạng b́nh dân, không có địa vị lớn trong xă hội, con cháu nghèo, làm ăn vất vả, không có điều kiện để lập một ngôi từ đường riêng biệt, th́ ngôi nhà của người trưởng tộc hay người con trưởng, là nơi con cháu họp mặt vào ngày kỵ, ngày giỗ của gia đ́nh. Những ngày Tết, ngày giỗ, kỵ th́ con cháu họp mặt làm lễ tổ tiên, thắp hương, vái lạy trước bàn thờ có hoa, nến, rượu, bánh, trái, thức ăn (gọi là cỗ)...Lễ xong mọi người cùng nhau ăn uống, tiệc tùng, thăm hỏi, hàn huyên tâm sự v́ lâu ngày mới có dịp gặp lại. Những người đi xa, lâu ngày về thăm quê hương, bà con, họ hàng...nhất là vào dịp Tết, hoặc khi có chuyện vui mừng như cưới hỏi, nhà mới, xây lăng mộ ông bà, con cháu thi đậu,v.v...thường đến từ đường thắp nhang, khấn vái, tạ ơn, báo cáo với vong linh những người đă khuất biết những biến cố vui buồn của gia tộc. Người Công Giáo Việt Nam chúng ta cũng có một ngôi từ đường chung đó là Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang mà Đức Thánh Cha Gioan 23, ngày 22 tháng 8 năm 1961 đă nâng lên hàng Vương Cung Thánh Đường. Biến cố quan trọng nầy đă được Linh Mục Stanilas Nguyễn Văn Ngọc, tác giả sách “Linh Địa La Vang” do nhà sách Xây Dựng xuất bản tại Sài G̣n năm 1970, ghi lại như sau: “ Sắc Chỉ của Ṭa Thánh do Cha De Nitris, thư kư Ṭa Khâm Mạng phụng mạng đem ra La Vang đă được cung kính đặt tại nhà thờ Cổ Vưu (Trí Bưu) để chờ lúc rước trọng thể lên đền thờ Đức Mẹ La Vang theo nghi lễ đặc biệt Á Đông. Sáng hôm đó một đoàn xe chở nhiều Linh Mục tháp tùng Cha De Nitris về Cổ Vưu cung nghinh Sắc Chỉ. Đoàn xe lên đến Cổng Tam Quan, th́ dừng lại, mọi người xuống xe. Hộp đựng Sắc Chỉ được đặt lên một bàn kiệu trang hoàng lộng lẫy do 8 người mặc áo dấu khiêng, có 4 lọng vàng hầu che kính cẩn. Trước bàn kiệu, đi đầu là một số chức việc các họ nghiêm nghị trong bộ quốc phục áo địa xanh khăn đóng. Rồi tiếp các Cha trong Uỷ Ban Đại Hội La Vang và Cha De Nitris, theo sau bàn kiệu là Ban Cổ Nhạc thần kinh trang phục theo lối xưa, khăn đen áo xanh có dây lưng điều thắt ngang hông. Giữa tiếng hoan hô và tiếng nhạc, bàn kiệu Sắc Chỉ tiến vào lễ đài, đoàn người cung kính rẽ ra, các Linh Mục, các Giám Mục bước ra đón mừng Sắc Chỉ. Đến trước đài, vị Thư kư Ṭa Thánh lấy hộp Sắc Chỉ cung kính giao cho Đức Cha Ngô Đ́nh Thục, Tổng Giám Mục Huế, Người lănh lấy bước lên đài mở hộp lấy Sắc Chỉ trải ra trên bàn rồi giao cho vị Thư kư Ṭa Khâm Mạng tuyên đọc nguyên văn La Tinh, và Cha Simong Nguyễn Văn Lập đă phụng đọc lại bằng tiếng Việt như sau:
Gioan XXIII Để Muôn Đời Ghi Nhớ Ḷng ta đầy tràn an ủi khi hồi tưởng đến vô vàn dấu tỏ ḷng cung kính Đức Mẹ xuất hiện khắp nơi trên hoàn cầu, như muôn đóa hoa tuyệt đẹp trổ ra trong cánh đồng ph́ nhiêu Công Giáo. Đất Việt Nam cũng trổ hoa mến yêu Đức Trinh Nữ và ở La Vang một làng nằm trong lănh thổ nước nầy, có đền thờ danh tiếng v́ được dân chúng đến viếng đêm ngày đông đúc và được coi như một Thiên Đài toàn quốc. Đền thờ ấy, các Giám Mục Miền Nam Việt Nam trong phiên họp năm 1960 đă muốn gọi là “Đền thờ toàn quốc khấn tặng” v́ các Ngài đă quyết định dành riêng cho Đức Mẹ một đền thờ để nhớ ơn Đức Mẹ bảo trợ, ban cho Giáo Hội chiến thắng được địch quân, Đức tin được bênh vực, đất nước được thống nhất và hưởng lại tự do; muốn được những ân phúc ấy, dân chúng sẽ đến viếng mỗi ngày một đông hơn và xem đền thờ ấy như “Nhà Cầu Nguyện”. Nơi đó sẽ c̣n thiết lập và khuyến khích thói quen chầu Thánh Thể ngơ hầu ḷng thành kính Chúa Giêsu đi đôi với ḷng thành kính Đức Mẹ. V́ những lư do nói trên, các Giám Mục ấy, cũng là theo ư Đức Hồng Y Giêgôriô Phêrô Agagianian, Tổng Trưởng Bộ Truyền Giáo, đă nghĩ đến cho đền thờ ấy những vinh dự của một Vương Cung Thánh Đường, các Ngài đă nhờ Đức Cha Phêrô Ngô Đ́nh Thục, Tổng Giám Mục Huế, đệ tŕnh lên cho ta ư nguyện của các Ngài. Phần ta, để ban thưởng Đức Tin bất khuất của Giáo Hữu Việt Nam một cách cân xứng và để thúc đẩy ḷng đạo đức thực hành, ta vui ḷng chấp nhận ư nguyện ấy. Bởi thế sau khi đă bàn hỏi Thánh Bộ Lễ Nghi, t́m biết chắc chắn và cân nhắc kỹ lưỡng, ta lấy toàn quyền Giáo Hoàng của ta viết Sắc Chỉ nầy có hiệu lực vĩnh viễn, để ban cho Thánh đường Đức Mẹ La Vang ở Địa phận Huế được tước hiệu và phẩm giá Tiểu Vương Cung Thánh Đường với tất cả các quyền lợi, đặc ân thường ban cho những Thánh đường như thế, không ǵ trái ngược có thể chống lại Sắc Chỉ nầy. Ta tuyên bố và quyết định như thế và truyền cho Sắc Chỉ nầy có thế giá vững bền, hiệu lực vĩnh viễn, và có hiệu quả hoàn toàn đầy đủ, ta truyền cho những ai liên quan hoặc có thể liên quan với Sắc Chỉ nầy, từ nay về sau, phải hoàn toàn vâng phục và đoán định như thế, từ nay bất cứ ai, bất cứ quyền nào có vị phạm sắc Chỉ của ta, vô t́nh hay hữu ư, đều kể là bất thành, vô hiệu. Ban tại Rôma, cạnh Thánh đường Thánh Phêrô, có đóng Ấn Ngư Phủ, ngày 22 tháng 8 năm 1961 năm thứ 3 trị v́. Thừa Lệnh Đức Giáo Hoàng kư thay: Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Angelo Dell’ Acqua
Sau khi đọc bản dịch sắc Chỉ Ṭa Thánh nâng đền thờ Đức Mẹ La Vang lên bậc Tiểu Vương Cung Thánh Đường xong, th́ Đức Tổng Giám Mục Huế tuyên bố “Kể từ nay (22/8/1961) Vương Cung Thánh Đường và khu vực La Vang là nhà của Mẹ, đất của Mẹ, là Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc”. (Sđd, từ trang 113-116) Trong dịp đến thăm và dâng Thánh Lễ đồng tế tại nhà thờ Saint Barbara (Giáo phận Orange, California) sáng Chúa nhật 15 tháng 10 năm 2006, Đức Tổng Giám Mục Têphanô Nguyễn Như Thể, TGM Giáo phận Huế đă cho biết: “Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong phiên họp vào tuần lễ đầu tháng 9 năm 2006 tại Huế, đă gởi thư yêu cầu Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam trả lại toàn bộ 23 hec-ta đất của Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang cho Giáo Hội Công Giáo Viêt Nam v́ đó là Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc, là ngôi Từ Đường của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam”... Sau ngày bế mạc phiên họp của Hội Đồng Giám Mục VN tại huế, một phái đoàn gồm Đức Cha Nguyễn Văn Ḥa (Chủ Tịch HĐGMVN), Đức Cha Ngô Quang Kiệt (TGM Hà Nội), Đức Cha Nguyễn Như Thể (TGM Huế), Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn (TGM Sài G̣n), đă ra Hà Nội gặp ông Nguyễn Minh Triết, Chủ Tịch Nhà Nước Việt Nam CS để trực tiếp yêu cầu Nhà Nước trả lại toàn bộ đất đai (đă chiếm đoạt sau 1975) của Vương Cung Thánh Đường La Vang cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Hiện nay Giáo Hội Việt Nam chỉ được sử dụng hơn 6 hec-ta mà thôi. Nhà thờ đổ nát do bom đạn chiến tranh mùa Hè 1972 đến nay vẫn chưa được phép trùng tu. Đức TGM Huế nói: Giáo Hội cần phải lấy lại toàn bộ diện tích đất đai đă bị chiếm để xây dựng một tổng thể cho Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc, xứng đáng là Trung Tâm Hành Hương của người Công Giáo Việt Nam cũng như của tất cả mọi người không phân biệt tôn giáo hay chủng tộc. Hiện nay, mỗi ngày, mỗi tuần...đều có khách hành hương từ phương xa đến; trong năm, vào những ngày lễ lớn của Giáo Hội, hay dịp Tết nguyên đán...đều có hàng ngàn, hàng vạn người đến hành hương La Vang. Và cứ ba năm một lần, có Đại Hội toàn quốc, từ Lạng Sơn đến Cà Mau, đồng bào lương giáo lũ lượt về đây, trong cảnh màn trời chiếu đất, không có chỗ để chen chân, không có chỗ để che lều tạm trú, khi rước kiệu Đức Mẹ, không có đường để đi...Đất của Giáo Hội bị Nhà Nước chiếm mà khi có việc cần sử dụng, Giáo Hội phải làm đơn xin “thuê mặt bằng”...Thật không có điều ǵ bất công và phi lư cho bằng! Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang nằm trong lănh thổ của Giáo phận Huế nên Đức Tổng Giám Mục Têphanô Nguyễn Như Thể là “ông từ” của từ đường nầy. Làm “ông từ” th́ phải lo bảo vệ, săn sóc, xây dựng cho từ đường của Giáo Hội...nên ngài phải xuôi ngược đây đó để tranh đấu đ̣i lại “đất hương hỏa của tổ tiên”. Sau 1975, Đức Tổng Giám Mục Philipphê Nguyễn Kim Điền, với trách nhiệm của một “ông từ” đă t́m đến Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang để bảo vệ, chăm sóc...nhưng chính quyền CSVN tại địa phương đă ngăn trở, không cho ngài đến đó. Cũng trong thời gian nầy, các Linh Mục, Tu sĩ Nam Nữ và giáo dân cũng không được phép đến hành hương tại La Vang. Những cuộc tập họp, rước kiệu và Thánh Lễ đồng tế long trọng như ngày xưa cũng bị cấm chỉ hoặc hạn chế. Nhờ sự tranh đấu quyết liệt của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và nhất là của Đức TGM Têphanô Nguyễn Như Thể, từ 1995 trở đi, đă dần dần tổ chức được các Đại Hội ba năm một lần. Quan trọng nhất là Đại Hội kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ hiện ra tại La Vang (1798-1998) được tổ chức vào các ngày 13, 14 và 15 tháng 8 năm 1998 tại La Vang, Quảng Trị với 300.000 người tham dự. Mặc dù chính quyền CSVN ra sức ngăn cản bằng những chỉ thị trên giấy tờ, không cho tổ chức Đại Hội kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ hiện ra tại La Vang trên phạm vi toàn quốc mà chỉ được phép tổ chức hạn chế trong phạm vi Giáo phận Huế (Quảng Trị, Thừa Thiên). Vị Linh Mục đại diện Ban Tổ Chức được cử ra Hà Nội gặp Ban Tôn Giáo Trung Ương để xin phép th́ được trả lời:“La Vang thuộc lănh thổ tỉnh Quảng Trị th́ anh phải trở về gặp chính quyền tỉnh Quảng Trị mà xin phép”. Nhưng vị Linh Mục kia đă giải thích:“-La Vang là Trung Tâm Thánh Mẫu toàn quốc, là từ đường của Giáo Hội Việt Nam, từ Lạng Sơn đến Cà Mâu, Công Giáo chúng tôi chỉ có một chỗ duy nhất mang tính cách toàn quốc là La Vang nầy mà thôi. Đại Hội kỷ niệm 200 năm là Đại Hội được tổ chức trong phạm vi toàn quốc, giáo dân cả nước sẽ về dây tham dự...V́ thế chúng tôi phải ra Hà Nội, gặp Ủy Ban Tôn Giáo Trung Ương để xin phép”... Năm 1998, chính quyền đă viện dẫn nhiều lư do rất vô lư như: v́ thời tiết hạn hán lâu ngày khắp miền Trung nên không đủ nước để cung cấp cho đồng bào; v́ t́nh h́nh lương thực khó khăn nên không đủ thực phẩm để cung cấp cho dân chúng địa phương và khách hành hương; v́ các phương tiện giao thông xe tàu không đủ phục vụ cho đồng bào...để không cho tổ chức Đại Hội, không bán vé máy bay cho Việt kiều về thăm Đà Nẵng, Huế, không cho thành lập các phái đoàn hành hương từ các tỉnh trong nước và nhất là không cấp chiếu khán cho các phái đoàn nước ngoài đến La Vang, đến nỗi một đặc sứ của Ṭa Thánh Vatican cũng không được đến Việt Nam trong thời điểm nầy. Việt kiều về thăm muốn đi Huế và Đà Nẵng th́ chỉ được đi và về trong ṿng 3 ngày, ban đêm bị Công An thu giấy thông hành, sáng mới trả lại...Cho Công An cầm roi điện đứng hai bên đường để thị uy...Đưa cả Sư đoàn bộ đội vào tăng cường ở chung quanh La Vang để đàn áp biểu t́nh... Nhưng đồng bào vẫn cơm đùm gạo bới, bằng đủ mọi phương tiện: đi bợ, đi thuyền, đi xe đạp, xe gắn máy, xe lửa, xe đ̣, thuê xe hơi cho cả gia đ́nh, cho từng toán 5, 7 người hay vài chục người từ miền Bắc, miền Nam, từ Cao Nguyên, từ các tỉnh miền Trung đổ về, không quản nắng nôi, vất vả, chấp nhận cảnh màn trời chiếu đất...để đến linh địa La Vang cho bằng được vào các ngày 13, 14, 15 tháng 8 năm 1998, ngày Đại Hội kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ hiện ra tại La Vang. Đại Hội đă diễn ra trong ṿng an ninh, trật tự, không có một biến cố bất thường nào xảy ra. Tất cả mọi kế hoạch đều đă được thực hiện một cách sít sao. Đồng bào đến tham dự Đại Hội đă mang theo nước uống, thức ăn dự trù trong 3 ngày. Họ cũng mang theo lều trại để che nắng mưa. Ban ngày họ núp dưới bóng cây để cho có bóng mát, chiều tối bớt nắng họ mới ra ngoài. Các bể nước luôn luôn có người mang b́nh đến xin nước để uống và đem về dùng v́ họ tin rằng nước ở linh địa nầy có sức chữa bệnh tật. Người ta cũng mang từng bó lá cây đến bán. Các lá cây nầy đă được đồng bào mang đến để dưới chân đài Đức Mẹ để xin ơn và đă được các Linh Mục ban phép lành để cho đồng bào mang về nhà. Các trạm y tế do các sơ Ḍng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm (Phú Xuân) phụ trách để chữa bệnh và giúp đồng bào khi gặp trường hợp cấp cứu...Trong những ngày nắng hạn, bỗng nhiên trời chuyển cơn mưa lớn đem nước đến cho vùng nầy. Đại Hội kỳ niệm 200 năm (1798-1998) đă có 300.000 người và mới đây, Đại Hội 2005, có đến 500.000 người về tham dự! Báo chí và các hăng thông tấn ngoại quốc cũng đă đưa tin và h́nh ảnh Đại Hội. Báo chí của nhà nước CSVN cũng loan tin và đăng h́nh ở trang nhất... Trước niềm tin của con người, không có một sức mạnh nào có thể ngăn cản được, dù là án tử h́nh đi nữa. Theo truyền thống đă có từ hàng trăm năm, những người đi hành hương La Vang, không phân biệt tôn giáo, khi có dịp Đại Hội, họ vẫn đến đây kính viếng Đức Mẹ và xin ơn cần thiết; trong đời sống hằng ngày, khi có chuyện khó khăn, đồng bào lương giáo đều chạy đến La Vang, cầu xin với Đức Mẹ. Ngoài những biện pháp đối phó mà CSVN đă chuẩn bị như đă tŕnh bày trên đây, cũng c̣n những hành động quấy rối của bọn người vô thần như cắt giây điện, gỡ bóng đèn, phá ṿi nước, gây trở ngại cho đồng bào rất nhiều. Bọn cán bộ CS hoặc người của chúng đă đến dựng quán bán thức ăn, thức uống, mở nhạc thật lớn, cho loa phóng thanh hướng về phía lễ đài để phá những giờ đọc kinh cầu nguyện hay Thánh Lễ...Chúng mang nước uống lấy từ sông Thạch Hăn đến, bán với giá cắt cổ và độc quyền thu tiền ở các băi đậu xe...Điều mà chính quyền CSVN dự tính và đă hết sức lo lắng đề pḥng là: các lực lượng đối lập với CSVN mà chủ lực là khối giáo dân Công Giáo, sẽ lợi dụng cuộc tập hợp đông đảo nầy để phát động một cuộc biểu t́nh, tranh đấu lật đổ chính quyền...Nhưng điều đó đă không xẩy ra! Sự thành công của Đại Hội kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ hiện ra tại La Vang (1798-1998) và các Đại Hội ba năm một lần tiếp sau đó, không phải là do ân huệ của chính quyền CSVN dành cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam như nhiều người lầm tưởng mà chính là do sức mạnh của Đức Tin, do tài tổ chức lănh đạo của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, do truyền thống kỷ luật chặt chẽ và đức vâng lời tuyệt đối của con chiên đối với chủ chăn và nhất là các sinh hoạt tại La Vang có tính cách thuần túy tôn giáo, không mang màu sắc chính trị. Sức mạnh Đức Tin đó càng ngày càng lớn thêm lên và không một quyền lực nào của sức mạnh trần thế có thể tiêu diệt được. Lịch sử của Giáo Hội đă chứng minh điều đó.
La Vang có một lịch sử lâu đời, được biết đến từ năm 1798 dưới thời vua Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn. Cảnh Thịnh tên thật là Nguyễn Quang Toản, người kế vị vua Quang Trung Nguyễn Huệ, lo sợ trước sức mạnh của chúa Nguyễn Phúc Ánh ở Gia Định, đang trên đường Bắc tiến...nên đă ra lệnh tiêu diệt người theo đạo Công Giáo v́ nghĩ rằng họ sẽ ủng hộ chúa Nguyễn. Mặc dù lệnh “giết đạo” đă được bí mật truyền đi, nhưng nhờ quan Thượng Thư Hồ Công Diệu (là một người theo đạo “kín”...) đă t́m cách thông báo cho các Linh Mục biết trước...nên giáo hữu các làng Trí Bưu, Thạch Hăn, Hạnh Hoa...ở chung quanh thị xă Quảng Trị đă chạy vào rừng La Vang lánh nạn...Đức Mẹ Maria đă hiện ra an ủi giáo dân trong hoàn cảnh đó. Sự tích Đức Mẹ La Vang đă được truyền khẩu từ thời đó cho đến 1886, gần 90 năm sau, Đức Giám Mục Gaspar (Đức Cha Lộc), cai quản Giáo phận Huế mới cho phép xây dựng nhà thờ kính Đức Mẹ hiện ra tại La Vang. Nhà thờ nầy từ khi khởi công xây dựng cho đến lúc hoàn thành phải mất 15 năm (1886 -1901). Đại Hội Đức Mẹ La Vang lần thứ nhất đă diễn ra trong ba ngày 6,7 và 8 tháng 8 năm 1901. Tại sao măi đến năm 1886, Đức Giám Mục Huế mới cho phép xây đền thờ kính Đức Mẹ La Vang? Chúng ta biết, từ năm 1798 Đức Mẹ hiện ra tại La Vang đến năm 1885 (kinh thành Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Quảng Trị và truyền hịch “b́nh Tây sát Tả” ) trải qua gần 90 năm, Giáo Hội bị bách hại qua nhiều thời kỳ và riêng năm 1885, giáo dân bị giết tập thể lên đến cả trăm ngàn người từ Nam chí Bắc. Năm 1886, dưới thời vua Đồng Khánh, t́nh h́nh yên ổn hơn trước, nhất là tại Giáo phận Huế, nhà vua chủ trương ôn ḥa, không đàn áp người theo đạo Công Giáo nên các phe chủ trương tiêu diệt đạo Công Giáo cũng không c̣n hoạt động hữu hiệu được nữa. Đức Giám Mục Gaspar đă chọn “Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu” làm bổn mạng nhà thờ La Vang là có ư xin Đức Mẹ che chở, phùø hộ cho con cái của Giáo Hội CG Việt Nam được thoát khỏi cơn bách hại. Trải qua năm tháng, nhất là trận băo năm Bính Th́n 1916, nhà thờ nầy đă bị hư hỏng nhiều. Ngoài ra, con số khách hành hương mỗi ngày mỗi đông thêm, nhà thờ cũ không đủ chỗ chứa, nên đến năm 1924, thời Đức Cha Allys (Lư), mới cho phép trùng tu làm lại nhà thờ khác lớn hơn, đẹp đẽ hơn. Trải bốn năm, 1928 mới hoàn thành. Mùa Hè đỏ lửa năm 1972, nhà thờ nầy đă bị bom đạn tàn phá, đến nay hơn 35 năm rồi mà chưa được trùng tu! Năm 2005 vừa qua, đă có 500.000 người về tham dự Đại Hội không có chỗ chen chân. Trong phiên họp tháng 9-2006 vừa qua tại Huế, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam dự trù từ nay đến Đại Hội 2008 sắp tới phải làm sao lấy lại được toàn bộ 23 hec- ta đất đai của La Vang đă bị nhà nước CSVN chiếm, để xây dựng một tổng thể xứng đáng với Trung Tâm Thánh Mẫu toàn quốc. Ngày 21 tháng 10 năm 2006 vừa qua, có bốn Giám Mục đại diện cho Hội Đồng Giám Mục Việt nam được mời đến tham dự Lễ Khánh Thánh Nguyện Đường Đức Mẹ La Vang được xây dựng bên trong Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội tại Hoa Thịnh Đốn. Đây là Thánh Đường lớn vào bậc nhất Hoa Kỳ và cả Mỹ Châu, đă có 60 quốc gia được xây dựng nguyện đường ở đó với trang trí mỹ thuật nói lên đặc tính văn hóa của dân tộc ḿnh. Con số người Công Giáo Việt Nam ở hải ngoại có là bao so với một quốc gia khác trên thế giới! Thế mà nhờ thế lực của Mẹ La Vang, chúng ta đă có mặt tại Vương Cung Thánh Đường nầy là Trung Tâm Hành Hương Quốc Gia của Hoa Kỳ! Có thể nói được, người Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ và hải ngoại đă có một “từ đường thứ hai” tại nước Mỹ. Đây cũng là trung tâm hành hương thứ hai của người Việt Nam chúng ta! Ngày Tết, nhờ về “ngôi nhà của Mẹ” , “từ đường” của Giáo Hội Việt Nam, nếu ai có điều kiện th́ đến hành hương La Vang, đốt ngọn nến, lần hạt Mân Côi cầu nguyện cho Giáo Hội, cho Quê Hương và gia đ́nh...Xin Mẹ cho Hội Đồng Giám Mục Việt Nam thực hiện được ước mơ của ḿnh là xây dựng một tổng thể thật xứng đáng trên phần đất “hương hỏa” La Vang với toàn bộ diện tích 23 héc-ta đất của tổ tiên để lại. Một Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc với sự góp công, góp của của con cái Mẹ trên toàn thế giới có sức thu hút mọi người không phân biệt tôn giáo, sắc dân, từ khắp nơi trên thế giới đến với Mẹ. Đại Hội LaVang 2008 sẽ là nơi gặp gỡ của con cái Mẹ khắp nơi trên toàn thế giới trong hoàn cảnh đất nước đổi mới, đồng bào được hưởng các quyền tự do dân chủ, nhất là quyền tự do tôn giáo.
|