PHẢI CHĂNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM CÓ TRUYỀN THỐNG

CỘNG TÁC VỚI QUYỀN HÀNH?

 

 

MẶC GIAO

Canada

 

 

                                          

Trong khi các giáo hội khác tại Việt Nam không được nhà cầm quyền cộng sản công nhận (Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất và đa số hội thánh Tin Lành) hay đă bị biến thành giáo hội quốc doanh với cấp lănh đạo được nhà nước chuẩn nhận, được gài người của nhà nước và phải chấp hành đường lối của đảng và nhà nước cộng sản  (Cao Đài, Ḥa Hảo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam) th́ Giáo Hội Công Giáo Việt Nam vẫn ung dung phát triển, xây cất, ăn mừng, rước xách linh đ́nh, vẫn giữ tư thế độc lập  và công khai liên lạc với Ṭa Thánh Vatican, vẫn được Ṭa Thánh bổ nhiệm các hồng y, tổng giám mục, giám mục (dĩ nhiên phải được sự chấp thuận của nhà nước), hàng giáo phẩm ở cấp cao nhất cũng như các linh mục và nam nữ tu sĩ ở cấp thấp nhất vẫn có thể xuất ngoại để dự các lễ nghi, thăm viếng, du học hay lạc quyên. Trong khi các giáo hội khác lớn tiếng tố cáo nhà cầm quyền cộng sản vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo, liên tiếp đưa ra những lời kêu gọi đ̣i thực hiện tự do dân chủ cho Việt Nam th́ Giáo Hội Công Giáo Việt Nam không ḥa nhịp chung, hay nếu có phản đối hoặc đ̣i hỏi điều ǵ th́ cũng chỉ làm một cách kín đáo, cùng lắm là nửa kín nửa hở để khỏi làm “mất mặt” những người cầm quyền. Như vậy, có phải Giáo Hội Công Giáo biết “uyển chuyển” theo hoàn cảnh, hay nói một cách văn hoa là biết “khôn khéo” bảo vệ Giáo Hội để tiếp tục truyền bá Tin Mừng? Tuy nhiên, trước những sự kiện ấy, không ít người mang trong đầu một câu hỏi lớn hơn: Phải chăng Công Giáo Việt Nam có truyền thống cộng tác với quyền hành dù dưới bất cứ chế độ nào?

 

Khi nêu những thắc mắc mà rất nhiều người ngại nói ra ngoài miệng, chúng tôi không có ư định phê b́nh hay lên án một cách vội vă theo một quan điểm hay một lập trường chính trị nào, nhưng chỉ muốn t́m hiểu thực trạng, nguyên nhân và hậu qủa một cách khách quan. Khi nói tới Công Giáo Việt Nam là nói tới Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Giáo hội gồm giáo sĩ và giáo dân. Giới lănh đạo thuộc hàng giáo sĩ, được gọi là hàng giáo phẩm, đứng đầu là Hội Đồng Giám Mục, là cơ quan đầu năo và là tiếng nói chính thức của Giáo Hội. Điều này không có nghiă là giáo dân không được quyền nói khác, làm khác hàng giáo phẩm về mọi vấn đề. Giáo dân chỉ có bổn phận tuân phục những ǵ thuộc về tín lư, luân lư và lễ nghi chính thức, nhưng có quyền (và bổn phận) tự do phán xét và hành động trên tất cả các lănh vực khác theo sự soi sáng của Lời Chúa và những giáo huấn của Giáo Hội. Tuy nhiên khi nói tới Công Giáo Việt Nam, người ta thường chỉ nghĩ tới hàng giáo phẩm. Hàng giáo phẩm làm được ǵ hay th́ giáo dân được hưởng nhờ, kể cả tiếng thơm lây. Hàng giáo phẩm làm điều ǵ không hay th́ giáo dân cũng đành chịu, kể cả mang tiếng xấu và không dễ có cơ hội nói lên quan điểm bất đồng của ḿnh. V́ vậy khi nói tới những hành động của Công Giáo Việt Nam th́ đa số những hành động ấy thường được quy kết cho hàng giáo phẩm.

 

MỘT CHÚT LỊCH SỬ CỘNG TÁC

 

Đạo Công Giáo đă có mặt tại Việt Nam 452 năm (từ 1533), tức 300 năm trước khi vua Minh Mạng (1820-1840) ra lệnh cấm đạo. Trong 300 năm này, Giáo Hội khi th́ bị bách hại, khi được mặc nhiên cho phép, luôn ở trong t́nh trạng bất ổn định, nên chỉ mong được yên thân, chưa có vấn đề cộng tác hay chống đối quyền hành cai trị. Sau những năm bị bách hại thảm khốc qua các triều Minh Mang, Thiệu trị và Tự Đức, đạo Công Giáo tại Việt Nam chỉ được hồi sinh sau khi triều đ́nh nhà Nguyễn phải kư với Pháp Ḥa Ước Nhâm Tuất (1862) và Ḥa Ước Giáp Tuất (1872), trong đó có khoản  chấm dứt việc cấm đoán giảng đạo và theo đạo Công Giáo. Dĩ nhiên việc vua quan nhà Nguyễn giết hại các giáo sĩ Tây phương và cấm đạo Công Giáo chỉ là một trong những cớ để quân Pháp đánh chiếm Việt Nam. Những cớ khác là triều đ́nh cho quân tấn công quân Pháp trước, không chịu mở cửa doanh thương, không cho đặt các ṭa lănh sự… V́ vậy, khi buộc Nam triều kư những ḥa ước trên, nhất là Ḥa Ước Giáp Thân (1884), c̣n được gọi là Ḥa Ước Patenôtre, thực dân Pháp đă buộc triều đ́nh nhà Nguyễn phải chấp nhận nhiều nhượng bộ nhục nhă khác, như mất đất ở Nam Kỳ, nhận quyền bảo hộ của Pháp tại Trung và Bắc Kỳ, mất quyền ngoại giao, quốc pḥng, dĩ nhiên mất luôn cả quyền kinh tế tài chánh (1). Bất hạnh thay cho những người theo đạo Công Giáo tại Việt Nam! Sau bao nhiêu năm dài bị cấm, giết bởi chính những người cùng máu mủ với ḿnh, nay phải nhờ tay của ngoại bang đến cướp nước mới được hồi sinh! Khi đạo được hồi sinh th́ Việt Nam có hai thứ chính quyền: chính quyền bảo hộ (thuộc địa ở Nam Kỳ) của Pháp và chính quyền Nam Triều.

 

Trong t́nh cảnh ấy, phải t́m cách thuận hảo với cả hai chính quyền là con đường tự nhiên. Hơn nữa, đa số thành phần lănh đạo hàng giáo phẩm thời đó là những thừa sai người Pháp và Tây Ban Nha. V́ vậy, sự liên hệ giữa hàng giáo phẩm và chính quyền bảo hộ chắc chắn phải chặt chẽ. Chính trong giai đoạn này, Giáo Hội đă xây dựng được rất nhiều cơ sở văn hóa, giáo dục (trường học, trường dậy nghề), xă hội, từ thiện (trạm y tế, bệnh viện, cô nhi viện, trại cùi, nhà tế bần…), thánh đường, tu viện, chủng viện… Những công tŕnh này không phải chỉ để phục vụ những người Công Giáo nhưng c̣n là những đóng góp cho đất nước và nhằm phục vụ nhiều thành phần dân tộc khác. Lợi dụng thời thế để phát triển sau hơn 300 năm bị cấm cách có phải là một tội hay không? Cũng trong giai đoạn này, chữ quốc ngữ, một kư hiệu ghi tiếng Việt bằng mẫu tự La Tinh, được phát kiến và h́nh thành từ thế kỷ 17 với công trạng đặc biệt của linh mục Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ), đă từ từ đi đến chỗ hoàn chỉnh qua những cuốn tự điển Việt-La và những cuốn sách giáo lư của các Giám Mục Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) và Taberd vào cuối thế kỷ 19. Ấy là chưa kể những tác phẩm văn chương có tính cách tôn giáo được viết bằng văn vần và văn xuôi đủ loại, đặc biệt là những sáng tác của linh mục Phi-líp-phê Bỉnh và thánh linh mục tử đạo Phi-líp-phê Phan Văn Minh (2). Dù có người dè bỉu rằng chữ quốc ngữ được sáng chế chỉ v́ nhu cầu giảng đạo, người có công tâm đều nh́n nhận rằng đó là một món qùa văn hóa có giá trị mà Giáo Hội Công Giáo đă tặng cho dân tộc Việt Nam.

 

Song song với chính quyền bảo hộ c̣n có Nam Triều nắm quyền cai trị miền Bắc và miền Trung, dù quyền này đă bị thực dân Pháp kiểm soát và hạn chế để chỉ c̣n hữu danh vô thực. Nhưng dù sao vẫn c̣n Hoàng Đế An Nam ngự ở Huế với ngũ cung lục bộ, có quyền bổ nhiệm quan chức, ban tặng những tước vị và trừng phạt những kẻ phạm luật hoặc chống triều đ́nh. Vua Tự Đức, một người “sát tả” tàn bạo nhất, phải bắt buộc kư Ḥa Ước Nhâm Tuất sau khi quân Pháp chiếm Gia Định, Biên Ḥa, và Mỹ Tho, đă đổi lập trường 180 độ đối với đạo Công Giáo, có thể v́ nể người Pháp, có thể v́ không muốn cho những thần dân Công Giáo chỉ biết có chính quyền bảo hộ, nên chẳng những thôi cấm giết, vua c̣n tỏ ḷng ưu ái qúa đặc biệt với một số chức sắc của Giáo Hội Công Giáo. Thí dụ, năm Tự Đức thứ 32 (1879), vua cải tên linh mục Trần Triêm thành Trần Lục (dựa theo lối gọi thân mật của giáo dân: Cụ Sáu) và phong cho chức “Thanh Tra Phủ Trấn An Thập Tam Tuyên Bắc Kỳ”. Các vua kế vị Đồng Khánh, Thành Thái và Khải Định cũng bắt chước, phong cho linh mục Trần Lục những chức tước cao trọng nhất (3). Để đáp lại ân t́nh của triều đ́nh, “Quan” Trần Lục đă mộ binh giúp vua đánh giặc, trong đó có tàn quân của giặc Cờ Đen, và có cả tàn quân của Văn Thân, một tổ chức gồm những nhà Nho chủ trương “B́nh tây sát tả” (diệt quân Pháp và giết bọn tả đạo). Ngoài ra, chính quyền Pháp cũng ân thưởng linh mục Trần Lục những huy chương cao cấp: Chevalier d’HonneurOfficier dans l’Ordre de la Légion d’Honneur (4). Dĩ nhiên đây là trường hợp cá biệt của “Quan” linh mục Trần Lục, không thể nói là hành động của Giáo Hội.

 

Với các chính quyền Quốc Gia từ 1949 tới 30-4-1975, Giáo Hội không lên tiếng chống đối hay ủng hộ, nhưng nhiều thành phần của Giáo Hội, kể cả những vị cao cấp trong hàng giáo phẩm, đă công khai hợp tác với chính quyền, thí dụ Đức Giám Mục Lê Hữu Từ nhận tiền của Quốc Trưởng Bảo Đại để vơ trang, nuôi và trả lương cho tự vệ Công Giáo khu Phát Diệm, Bùi Chu (5), Đức Giám Mục Pham Ngọc Chi giúp chính phủ Ngô Đ́nh Diệm lo cho đồng bào di cư từ miền Bắc, Đức Cha Ngô Đ́nh Thục với trung tâm huấn luyện học thuyết Nhân Vị tại Vĩnh Long. Một số linh mục tổ chức rào làng chống cộng như linh mục Phạm Văn Dụ ở Cao Xá, Tây Ninh, linh mục Hóa ở Cà Mau. Rất nhiều linh mục, tu sĩ, nữ tu dùng uy thế tinh thần để xin chính quyền cấp đất và trợ giúp phương tiện xây cất các cơ sở, cũng như can thiệp cho những yêu cầu hữu lư (giúp người gặp khó, oan ức) và cả những yêu cầu vô lư (vận động thuyên chuyển, thăng quan tiến chức, hoăn dịch v.v…). Nhất là trong giai đoạn nhiễu nhương sau đảo chánh 1-11-1963, khi các tôn giáo có thể làm áp lực mạnh với những chính phủ yếu kém th́ sự lộng hành của một số cha bên Công Giáo và một số thầy bên Phật Giáo đă khiến cho dân chúng phải miả mai bằng câu:“Nhất cố, nh́ sư…”

       

Đối với chính quyền Cộng Sản, trong giai đoạn từ 1945 đến 1954, người Công Giáo vừa hợp tác trong việc kháng chiến chống Pháp vừa không thực bụng tin chính quyền Việt Minh v́ càng ngày họ càng để lộ bản chất cộng sản vô thần, bắt bớ và giết hại giáo sĩ (điển h́nh là trường hợp Cha Trương Bửu Diệp), giáo dân và những người khác chính kiến. Năm 1946, Đức Cha Lê Hữu Từ đă được Chủ Tịch Hồ Chí Minh mời làm cố vấn tối cao cho chính phủ cùng với “công dân” Vĩnh Thụy và Đức Cha đă nhận lời. Trong thành tích cố vấn của Ngài, người ta chỉ thấy hai lần Đức Cha vào tận phủ chủ tịch ở Hà Nội để phản đối Hồ Chí Minh đă kư hiệp định sơ bộ 6-3-1946 và tạm ước (Modus vivendi) 14-9-1946 sau hội nghị Fontainebleu, cho phép quân Pháp trở lại Việt Nam và buộc Việt Nam ở trong Liên Hiệp Pháp. Sau này Đức Cha Lê chẳng những thôi cộng tác với chính phủ Việt Minh mà c̣n quay sang hợp tác với chính phủ Quốc Gia, nhưng không bao giờ tiếp tay cho Pháp. Một số linh mục cũng theo cộng sản đi kháng chiến, nổi tiếng nhất là linh mục Phạm Bá Trực đă được cho leo tới chức Quốc Vụ Khanh và ủy viên Ủy Ban Thường Trực Quốc Hội. Từ 1954 đến 1975, Giáo Hội tại miền Bắc vừa bị “xuất huyết” v́ một bộ phận lớn di cư vào Nam vừa bị chính quyền cộng sản t́m cách tiêu diệt. Việc phát động cuộc chiến tranh “giải phóng” miền Nam khiến chính quyền miền Bắc có những ưu tiên khác phải lo và v́ muốn tranh thủ sự đóng góp nhân lực, vật lực của người Công Giáo cho cuộc chiến tranh này, họ đă làm ngơ và phải chấp nhận trên thực tế việc Ṭa Thánh Vatican thiết lập tổng giáo phận Hà Nội vào năm 1960 (cùng với hai tổng giáo phận Sài G̣n và Huế), phong Đức Cha Trịnh Như Khuê lên chức tổng giám mục, đồng thời bổ nhiệm một loạt các giám mục mới: Phạm Năng Tĩnh (Bùi Chu), Bùi Chu Tạo (Phát Diệm), Nguyễn Huy Quang (Hưng Hóa), Khuất Văn Tạo (Hải Pḥng), Đinh Đức Trụ (Thái B́nh), dù các tân giám mục phải t́m cách để được tấn phong “chui” (theo Lê Thiên, bài trong sách này). Năm 1971, chính quyền cho phép tái thiết nhà thờ Xă Đoài, nhà thờ chính ṭa của địa phận Vinh. Giáo Hội miền Bắc chẳng những đă tranh đấu để không bị tiêu diệt, lại c̣n giữ được vị thế độc lập của ḿnh, tiếp tục liên hệ về tôn giáo với Ṭa Thánh La Mă, không để cho các linh mục “quốc doanh” thuộc ỦyBan Liên Lạc Toàn Quốc Những Người Công Giáo Yêu Nước Và Ḥa B́nh lũng đoạn. V́ thế, vấn đề cộng tác giữa Giáo Hội Công Giáo miền Bắc với chính quyền Hà Nội trong giai đoạn này không đặt ra.

 

Từ sau 30-4-1975, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam trên toàn quốc dù muốn dù không cũng phải chấp nhận sống với chế độ cộng sản. Có những vị chủ chăn kiên vững lập trường bảo vệ quyền tự do hành đạo và sự độc lập của Giáo Hội như Đức Hồng Y  Trịnh Như Khuê (Hà Nội), Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền (Huế), Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận (nguyên Giám Mục Nha Trang, sau được bổ nhiệm Giám Mục Phó tổng giáo phận Sài G̣n với quyền kế vị), các Đức Giám Mục Nguyễn Minh Nhật (Xuân Lộc), Nguyễn Huy Mai (Ban Mê Thuột), nhưng cũng có những vị chủ chăn “mềm” chủ trương cộng tác và nhượng bộ chính quyền như Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn B́nh (Sài G̣n), các Đức Cha Nguyễn Sơn Lâm (Đà Lạt và Thanh Hóa về sau), Nguyễn Văn Sang (Thái B́nh), Bùi Tuần (Long Xuyên). Làm công cụ cho nhà nước cộng sản một cách rơ rệt nhất là Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Yêu Nước (sau bỏ hai chữ “yêu nước” và thay bằng “Việt Nam”) gồm một số linh mục và giáo dân. Họ được mệnh lệnh hành động qua mặt hàng giáo phẩm để nếu không thành lập được một giáo hội “quốc doanh” tay sai chính quyền th́ cũng đóng vai tṛ nội gián  nằm trong Giáo Hội để phá hoại, báo cáo và thi hành đường lối của chính quyền đối với Giáo Hội. Sau khi Liên Xô và khối cộng sản Đông Âu xụp đổ vào đầu thập niên 1990, Cộng Sản Việt Nam phải áp dụng những chính sách cởi mở hơn. Họ chấp nhận đối thoại với Vatican về việc bổ nhiệm các chức vụ giáo quyền cao cấp cũng như nới lỏng sự kềm kẹp đối với Giáo Hội Công Giáo. Dĩ nhiên từ đó Giáo Hội được dễ thở hơn đôi chút nhưng lại bị trách cứ là thỏa hiệp với chính quyền, làm ngơ trước việc cộng sản vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo. Những lời trách cứ nhắm vào những sự kiện sau đây:

 

1/ Ca tụng và đồng lơa với chế độ: đó là trường hợp của các Giám Mục Nguyễn Sơn Lâm, Nguyễn Văn Sang (giám mục phụ tá Hà Nội, sau coi địa phận Thái B́nh), các linh mục Huỳnh Công Minh, Nguyễn Tấn Khóa, Trương Bá Cần, Phan Khắc Từ, Trần Đ́nh Cẩm (Thiện Cẩm), Nguyễn Thiện Toàn, Vương Đ́nh Ái, Vương Đ́nh Bích, Nguyễn Thế Vịnh, Phạm Quang Phước, Vơ Thành Trinh v.v…

2/ Không bênh vực, ít ra là lên tiếng phản đối việc kết án và bỏ tù một cách phi pháp, những nhà lănh đạo các tôn giáo. Ngay anh em linh mục của ḿnh gặp nạn (linh mục Nguyễn Văn Lư) cũng bị bỏ rơi, không được một lời bênh đỡ, dù người anh em này chỉ đ̣i quyền tự do tôn giáo một cách bất bạo động. Không bênh vực các linh mục ḍng Đồng Công, Thủ Đức bị vu oan để chiếm đất, chiếm cơ sở và bị án tù từ 4 năm, 20 năm đến chung thân, trong đó có Cha Bề Trên Trần Đ́nh Thủ và 21 cha, thầy khác. Không lên tiếng khi các linh mục Ḍng Tên tại trung tâm Đắc Lộ bị bắt bớ và tù đầy. Không một lời bênh đỡ hay an ủi các linh mục Chân Tín, cựu linh mục Nguyễn Ngọc Lan, các linh mục Phan Văn Lợi, Nguyễn Hữu Giải bị xách nhiễu, hành hung, gây thương tích, quản chế tại gia. Một vài chức sắc c̣n có “thành tích” tố cáo anh em với cộng sản.

3/ Qụy lụy và đôi khi hối lộ chính quyền để được một số đặc ân như được phong chức một số linh mục, được xây hoặc sửa nhà thờ, được xuất ngoại, được cử người đi du học v.v… Như vậy là vừa vi phạm những nguyên tắc luân lư vừa làm theo chủ trương của cộng sản “cứu cánh biện minh cho phương tiện”.

4/ Nhượng bộ chính quyền trong việc cứu xét lư lịch chủng sinh, hạn chế việc tuyển sinh, phong chức và thuyên chuyển linh mục, chấp nhận sự kiểm soát học tŕnh của các chủng viện trong đó có việc giảng dậy lịch sử đảng Cộng Sản Việt Nam và chủ thuyết Mác-Lê như một môn học bắt buộc trong học tŕnh chính thức, chấp nhận cho các giảng viên của đảng cộng sản đến giảng dậy các môn này.

5/ Làm tay sai cho chế độ: ngoài trường hợp các linh mục thuộc Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo, c̣n những trường hợp lộ liễu khác: linh mục Đinh Châu Trân đi theo phái đoàn Ủy Ban Tôn Giáo nhà nước do Lê Quang Vịnh cầm đầu, sang Mỹ vào tháng 5-2002 để vận động Quốc Hội Mỹ hủy bỏ dự luật trừng phạt Việt Nam cộng sản v́ vi phạm nhân quyền, đồng thời đầu độc dư luận Hoa Kỳ là quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam được tôn trọng đầy đủ. Điều chua chát là linh mục Đinh Châu Trân tuyên bố rằng chưa bao giờ Giáo Hội Việt Nam được phát triển mạnh mẽ như dưới chế độ cộng sản sau khi ông đă nhiều lần sang Mỹ và Canada xin được hàng trăm ngàn Mỹ kim của những nạn nhân chạy trốn cộng sản. Đầu năm 2005, linh mục Vũ Lịch cũng đi theo một phái đoàn của chính phủ thăm viếng Hoa Kỳ. Khi được hỏi về việc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị đàn áp, ông đă trả lời rất “vô tư” là v́ giáo hội này không được nhà nước công nhận.

6/ Mềm yếu đối với những giáo sĩ có “gốc” cộng sản: không phản ứng trước việc một số linh mục ra ứng cử và trở thành đại biểu quốc hội trong khi Giáo Luật điều 265 “cấm ngặt linh mục hay tu sĩ tham gia chính trị mà sự tham gia đó đưa đến hậu qủa phải hành xử quyền lực quốc gia”, không chế tài một linh mục có vợ con vẫn ngang nhiên coi một xứ đạo ở Sài G̣n…

 

Những việc trên đây có thể coi như những trường hợp cá nhân, xảy ra riêng rẽ tại một số địa phương, không thể quy trách đó là lập trường và đường lối của Giáo Hội. Tuy nhiên, Giáo Hôi vẫn bị chỉ trích v́ thiếu kiểm soát hữu hiệu chính hàng ngũ giáo sĩ của ḿnh, nhắm mắt làm ngơ cho những việc sai trái và vi phạm giáo luật xảy ra, nhất là không đủ cương quyết để bênh vực quyền lợi của Giáo Hội, không đủ can đảm nói lên sự thật và tiếng lương tâm để bảo vệ chân lư và công lư.

 

 

QUYỀN LỰC ĐẠO VÀ ĐỜI  

 

Một tôn giáo không có thế lực đủ mạnh trong xă hội thường dễ bị chính quyền đàn áp và các nhóm áp lực khác bắt nạt (trường hợp Công Giáo Việt Nam trước 1862 và thiểu số Công Giáo hiện nay tại Ấn Độ, Pakistan và một số quốc gia đa số dân chúng theo Hồi Giáo). Quyền lực hay quyền hành (pouvoir) sinh ra thế lực (influence, c̣n có nghiă ảnh hưởng). Có quyền lực mới có vấn đề cộng tác hay chống đối một quyền lực khác. Quyền lực chỉ cộng tác với quyền lực khi có thể nương tựa và lợi dụng lẫn nhau. Quyền lực chỉ chống đối quyền lực khi có sự đối đầu về mục tiêu và quyền lợi. Giáo Hội là một quyền lực nên mới có vấn đề cộng tác hay chống đối. Thật khó phân định rơ đâu là quyền lực của đạo khi đạo vừa phải sống giữa đời vừa phải tuân lời Chúa “Hăy trả cho Ceasar cái ǵ của Ceasar”. Chúa nói “Nước Ta không phải ở thế gian” , nhưng con cái Chúa phải sống giữa thế gian. Phải chăng, qua hai câu trên, Chúa muốn dậy hăy lo t́m nước Chúa hơn là t́m của cải, danh vọng và quyền hành chính trị (autorité politique) ở trần gian? Đạo Công Giáo vừa có tính cách xuất thế vừa có tính cách nhập thế. Xuất để không ngụp lặn và bị cuốn hút trong cát bụi trần gian, nhưng đồng thời phải nhập để sống bằng xương bằng thịt với trần gian và biến cải trần gian cho tốt đẹp hơn. Đề cao tinh thần khó nghèo nhưng nếu không có phương tiện th́ phải qụy lụy xin xỏ, nhiều việc muốn làm mà không làm được v́ “cái khó bó cái khôn”. Coi quyền lực như thứ không cần t́m kiếm nhưng nếu không có quyền lực th́ dễ bị người ta ăn hiếp, khó có thể cải cách xă hội theo ánh sáng Phúc Âm, nhiều khi c̣n bị quyền lực khác bách hại. Đó là lư do khiến nhiều người trong Giáo Hội chủ trương phải có quyền hành, có tiền bạc, có thế lực mới làm cho người ta nể ḿnh, cho ḿnh dễ dàng phát triển, hay ít nhất cũng để cho ḿnh yên. Quyền lực của đạo không tự nhiên mà có. Nó có v́ đạo có đông tín hữu, chiếm một phần dân số quan trọng, có một lớp người có ảnh hưởng trong sinh hoạt xă hội, có một hàng giáo phẩm có thể huy động hàng ngũ tín đồ vào việc đạo cũng như việc đời, và nhất là có những tín lư và nguyên lư tinh thần đáp ứng được khát vọng của nhiều người, hay ít ra cũng được nhiều người kính nể. Như thế, ngoài quyền lực tinh thần, đạo c̣n có cả thế lực trần thế có thể ảnh hưởng tới nhiều thành phần khác trong xă hội. Ngoài ra, Giáo Hội c̣n thúc dục tín hữu phải lăn xả vào đời để làm chứng cho Đức Kitô, để cải tạo xă hội theo đường hướng của Phúc Âm, để t́m cách đưa anh chị em trở về với Chúa. Làm như  vậy là muốn thay đổi xă hội và con người từ trong ra ngoài, dù muốn dù không cũng là đi vào con đường tạo quyền lực. V́ vậy chúng ta không lấy làm lạ khi thấy lúc th́ giáo quyền đi với thế quyền để lợi dụng lẫn nhau, lúc th́ hai bên t́m cách hạ bệ hay tiêu diệt nhau, v́ sự thịnh vượng và tồn tại của một bên sẽ là mối đe dọa suy thoái và hủy diệt của bên kia.

 

Lịch sử Giáo Hội từ Tây sang Đông đă có nhiều bằng chứng về sự liên kết để lợi dụng lẫn nhau giữa quyền lực đạo và quyền lực đời. Dù chuyện đă cũ cũng nên nhắc lại một cách vắn tắt để rút kinh nghiệm. Ở phương Tây, khởi đầu phải kể tới Hoàng Đế Constantinus (Constantin 1er). Ông đă cùng Lucinius kư chiếu chỉ Milan (313) trả hết tài sản cho Giáo Hội, công nhận tự do tín ngưỡng và tự do hoạt động của Giáo Hội (6). Tất nhiên Giáo Hội rất hài ḷng. C̣n Constantinus th́ muốn nhờ Kitô giáo để thống nhất đế quốc La Mă. Hơn nữa, ông c̣n lợi dụng vị thế để nhúng tay vào việc nội bộ của Giáo Hội như can thiệp vào việc triệu tập công đồng Nicea năm 325, tuyên bố với các giám mục: “Các vị là giám mục bên trong Giáo Hội, c̣n tôi là giám mục bên ngoài” (7). Clovis, vua dân Franc (481-511) theo Công Giáo v́ mưu toan chính trị. Ông đứng ra bênh vực đạo Công Giáo để thu hút cả vạn dân đinh nấp bóng các ṭa giám mục và các đan viện. Như vậy ông sẽ có liên minh lớn đối đầu với dân Visigot (8). Charlemagne (771-814) muốn chinh phục khối dân German thù địch với văn minh La Tinh và Kitô giáo sống tại miền Đông Bắc sông Rhin đến sông Elbe. Charlemagne hành quân chiếm lănh thổ, tàn sát dân thần giáo. Chiếm tới đâu, giao cho các giám mục ở vùng biên giới tổ chức lănh thổ và Công Giáo hóa dân chúng, ra đạo luật phạt tử h́nh những ai không chịu theo đạo hoặc ngấm ngầm thờ thần. Chưa chắc ông muốn “mở mang nước Chúa” cho bằng thực hiện tham vọng chính trị. Ông cũng không coi trọng giáo quyền v́ đối với ông luật đạo, luật đời chỉ là hai h́nh thức của quyền tối thượng mà ông nắm trong tay (9). Khi quyền lợi tương đồng th́ cộng tác vui vẻ như thế. Nhưng khi quyền lợi xung khắc là lập tức xảy ra việc loại trừ nhau. Đó là trường hợp đại nạn của Giáo Hội Pháp sau cách mạng Pháp 1789 khi các tu viện và cơ sở của Giáo Hội bị đốt phá, xung công, hàng ngàn tu sĩ và giáo dân bị bắt bớ, giam cầm, chém giết. Trên đây chỉ là vài thí dụ điển h́nh, lịch sử không phải chỉ có thế.

 

Trong những trường hợp cộng tác với thế quyền như nói ở trên, Giáo Hội vào những thời đó đă được hưởng những lợi ích ǵ? Trước nhất là được tự do rao giảng đạo. Thứ hai là được tự do phát triển Giáo Hội. Thứ ba là có cơ hội tích lũy tài sản: vào cuối triều đại Mérovingien khoảng năm 725, các thánh đường và tu viện chiếm tới một phần ba đất đai trồng trọt được (10). Giáo Hội c̣n lợi dụng uy thế của ḿnh để lấn sang thế quyền. Đó là việc thành lập ṭa án dị giáo, c̣n gọi là ṭa truy tà (Inquisition), có từ 1184 dưới triều Giáo Hoàng Luciô III để điều tra và kết án những người theo lạc giáo và những kẻ cố chấp gây rối loạn, truy nă người Do Thái và Mauro đă bị án, là thù địch nguy hiểm của đức tin và quốc gia. Đến năm 1233, Giáo Hoàng Gregori trao ṭa này cho Ḍng Đa Minh để chấn chỉnh (11). Ṭa này c̣n hoạt động dưới h́nh thức này hay h́nh thức khác đến tận thế kỷ 16. Sự hợp tác và lẫn lộn giữa thế quyền và thần quyền trong những trường hợp kể trên đă đem lại những lợi ích hữu h́nh cho Giáo Hội: phát triển đạo khắp châu Âu và xây dựng một nền văn hóa Thiên Chúa Giáo cho châu này. Tuy nhiên nó cũng đem lại những thiệt hại vô h́nh về phương diện tinh thần như làm sa đọa và tạo thói ham mê quyền hành và của cải vật chất cho một số tu sĩ, đồng lơa với những cuộc xâm lăng quân sự gây nhiều chết chóc cho những sắc dân bị chinh phục, nhất là chủ động nhúng tay vào việc truy nă và xét xử những người không cùng đức tin và chính kiến qua ṭa án dị giáo, đă gây bao nỗi oan ức, căm phẫn khiến Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Nhị phải lên tiếng công khai xin lỗi vào năm 2000. Sự thiệt hại tinh thần lớn nhất là nêu gương xấu trong việc nhân danh Chúa để làm những việc trái ngược với những điều Chúa dậy: nhân từ, yêu thương, tha thứ.

 

Trở về trường hợp Việt Nam. Sự cộng tác giữa linh mục Trần Lục với chính quyền bảo hộ và Nam Triều dù có những điều tiếng không tốt, nhưng cũng có mặt tích cực là đă giúp linh mục thực hiện được nhiều công cuộc ích lợi cho dân chúng. Sau khi vua Tự Đức thôi cấm đạo, Cụ Sáu liền triệu tập dân chúng, cả lương lẫn giáo, qui tụ về vùng Phát Diệm, lấy lại các công tư điền thổ bị truất hữu trong thời cấm đạo phát cho dân cầy, cho đào sông Ân Giang chạy suốt bề ngang huyện Kim Sơn, lấy đất đắp thành đường số 10 hiện nay (12). Sau khi dân chúng đă an cư lạc nghiệp, cha đặt kế hoạch dài hạn xây cất quần thể khu thánh đường Phát Diệm dài 200 thước tây, rộng 115 thước gồm ao hồ, tượng đài, núi đá, phương đ́nh giống như cổng tam quan, nhà thờ lớn và năm nhà thờ nhỏ vây quanh. Những kiến trúc này có h́nh thái đặc biệt Việt Nam với mái cong và những phù điêu trạm h́nh rồng phượng, rất gần lối kiến trúc đ́nh chùa và cung điện Việt Nam. Đây là một thành tựu có tính cách văn hóa, một nỗ lực đem đạo ḥa nhập với nếp sống và truyền thống của dân tộc.

 

Sự hợp tác giữa Đức Cha Lê Hữu Từ và chính phủ Hồ Chí Minh là một tính toán chính trị của cả hai bên. Ông Hồ muốn lợi dụng uy tín của Đức Cha Lê để lôi kéo đồng bào Công Giáo ủng hộ ông, cầm chân Đức Cha để Đức Cha khỏi chạy sang hàng ngũ khác. Đức Cha th́ muốn dùng cái “vía” của ông Hồ để nhát các cán bộ địa phương, khiến họ không dám làm khó giáo dân hay chiếm đóng các cơ sở và làng xóm Công Giáo. Quan trọng hơn cả là Đức Cha dùng danh nghiă cố vấn tối cao để ngăn cản việc tiêu thổ kháng chiến và tản cư, giúp cho những vùng đặt dưới ảnh hưởng của Ngài không bị phá hủy b́nh địa như những nơi khác (13). Đến khi thấy không thể tiếp tục cộng tác với ông Hồ v́ ông đă lộ rơ bộ mặt cộng sản, Đức Cha Lê quay sang hợp tác với chính quyền quốc gia được thành h́nh từ năm1949, cố giữ cho những khu tự trị Bùi Chu, Phát Diệm không lọt vào tay cộng sản cũng như vào tay quân Pháp. Nhờ thế, nhiều lănh tụ của các đảng phái quốc gia, trong đó có cả ông Ngô Đ́nh Nhu, mới có chỗ ẩn thân an toàn. Dù việc tổ chức tự vệ và khu tự trị có đem lại một số lợi trước mắt, nó vẫn vi phạm nguyên tắc phân biệt đạo với đời, tạo t́nh trạng “một quốc gia trong một quốc gia”. Tuy nhiên hành động này không phải là độc quyền của Công Giáo Phát Diệm, Bùi Chu vào thời đó. Ở trong Nam, Cao Đài và Ḥa Hảo cũng có quân đội và những khu bất khả xâm phạm riêng, thậm chí mỗi tôn giáo c̣n có nhiều nhóm quân sự khác nhau, như các nhóm Tŕnh Minh Thế, Nguyễn Thành Phương của Cao Đài, Năm Lửa (Trần Văn Soái), Ba Cụt (Lê Quang Vinh)… của Ḥa Hảo. Chẳng qua đó chỉ là hiện tượng sứ quân trong một thời buổi hỗn loạn, nhiễu nhương, tranh tối tranh sáng.

 

Thời đệ I Cộng Ḥa ở miền Nam, Công Giáo có vẻ được nuông chiều, không phải v́ chính quyền có chính sách đăi ngộ Công Giáo cách đặc biệt, mà v́ có nhiều người có thái độ “bảo hoàng hơn vua” để lập công. Ngoài ra c̣n có sự bợ đỡ của những giới chức chính quyền và những kẻ muốn xin ân huệ bu quanh những người trong gia đ́nh Tổâng Thống Ngô Đ́nh Diệm. Ngày cuối tuần, ṭa giám mục Vĩnh Long tấp nập xe hơi ra vào của các tai to mặt lớn Sài G̣n đến “chầu” và “tâu” Đức Cha Ngô Đ́nh Thục. Sau này, khi Đức Cha được bổ nhiệm Tổng Giám Mục Huế, ảnh hưởng của Đức Cha ngoài đó càng lớn hơn. Với những biến cố xảy ra tại Huế mà Phật Giáo gọi là “Pháp nạn” 1963, trong đó có việc cho phép hay cấm treo cờ tôn giáo, người ta kéo cả Đức Cha Thục vào để thêm cớ cho các đối thủ của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm lên án “chính quyền Công Giáo” đàn áp Phật Giáo, t́m cách hạ bệ và sát hại ba anh em ông (Ngô Đ́nh Diệm, Ngô Đ́nh Nhu, Ngô Đ́nh Cẩn). Đức Cha Ngô Đ́nh Thục sống sót nhờ vắng mặt ỏ Việt Nam trong thời gian đảo chánh. Việc chính quyền của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm có phải là một “chính quyền Công Giáo” và có thật sự đàn áp Phật Giáo hay không là một vấn đề khác không nằm trong phạm vi bài này. 

 

Thời đệ II Cộng Ḥa tại miền Nam (1967-1975), tất cả các tôn giáo lớn đều được “chiều chuộng” ngang nhau nên có cơ hội phát triển đồng đều, kể cả phát triển thế lực chính trị. Người ta thấy có những liên danh đắc cử Thượng Nghị Viện mang mầu sắc tôn giáo rơ rệt: liên danh Hoa Sen với thụ ủy Vũ Văn Mẫu (Phật Giáo), liên danh Bông Huệ với thụ ủy Nguyễn Văn Huyền (Công Giáo). Cao Đài, Ḥa Hảo chưa đủ mạnh để thắng được một liên danh Thượng Nghị Viện, nhưng cũng đưa được nhiều người vào Hạ Nghị Viện đại diện cho những vùng ảnh hưởng của họ tại Tây Ninh (Cao Đài) và một vài tỉnh miền Tây (Ḥa Hảo), giống như Công Giáo tại các vùng Hố Nai, Xuân Lộc, Tân B́nh và Xóm Mới G̣ Vấp (Gia Định), Phật Giáo tại Huế và các tỉnh lân cận. Như vậy các tôn giáo đă thay thế vai tṛ đảng phái để tham gia chính trị. Các đảng phái cũng có mặt nhưng yếu thế hơn nhiều. Các chức sắc tôn giáo không ra mặt làm chính trị, không đích thân ra ứng cử, nhưng đóng vai tṛ tích cực trong việc ủng hộ hay chống đối các ứng cử viên.

 

Giai đoạn tôn giáo can thiệp vào việc chính trị nhiều nhất là từ sau đảo chánh 1-11-1963 tới giữa năm 1967 khi Hiến Pháp đệ II Cộng Ḥa được ban hành và áp dụng. Trong giai đoạn bất ổn đầy những cuộc đảo chánh và chỉnh lư này, v́ không có tính cách chính thống (légitimité, legacy), các chính phủ phải chịu áp lực rất nặng của các tôn giáo. Phật Giáo đă ủng hộ nhóm qúa khích của bác sĩ Lê Khắc Quyến thực hiện bước đầu việc kiểm soát miền Trung từ Đà Nẵng trở ra dưới chiêu bài Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc. Sau khi thất bại, Phật Giáo đưa bàn thờ xuống đường biểu t́nh ở một số thành phố, kể cả Sài G̣n, cùng với thượng tọa Thích Trí Quang tuyệt thực trước dinh Độc Lập sáu tháng để đ̣i chấm dứt chế độ quân phiệt và bầu Quốc Hội Lập Hiến. Khi th́ Phật Giáo chống chính phủ Trần Văn Hương, khi th́ Công Giáo chống chính phủ Phan Huy Quát. Chỉ v́ hai chữ “Đấng Tối Cao” trong bản dự thảo Hiến Pháp mà hai bên gầm ghè nhau, bên đ̣i bỏ, bên đ̣i để, gây ra những tranh căi bất ḥa trên báo chí và những cuộc biểu t́nh làm xáo trộn sinh hoạt của người dân. Nói rằng như vậy mới là sinh hoạt dân chủ th́ cũng đúng thôi. Nhưng có những hành động bất hợp pháp, mang tính cách biểu dương lực lượng, nặng mùi “kiêu binh” tranh dành mà các tôn giáo không nên làm, dù giáo quyền của các tôn giáo không hành động công khai, chỉ cho vài vị ra mặt. Những xáo trộn này ngoài việc phá vỡ sự đoàn kết và t́nh tự dân tộc c̣n cản trở việc giữ an ninh công cộng, cầm chân các đơn vị chiến đấu, giúp đối phương lợi dụng nước đục thả câu để mau thực hiện mục tiêu chiếm trọn miền Nam. Khi Sài G̣n gần mất vào tay cộng sản, các linh mục Trần Hữu Thanh, Đinh B́nh Định lập phong trào chống tham nhũng. Đấu tranh cho việc lành mạnh hóa xă hội là điều tốt. Nhưng chống tham nhũng vào giờ thứ 25 của chế độ th́ chẳng những không thay đổi được cục diện mà c̣n làm cho t́nh h́nh rối rắm thêm. Kết qủa, hai linh mục này vẫn bị cộng sản tống giam và linh mục Đinh B́nh Định đă chết trong tù. Việc lẫn lộn giữa đạo với đời luôn luôn gây ra thảm họa. Hăy nh́n Iran với sự cai trị của các ayatolla và những cuộc “thánh chiến” tại Afghanistan, Palestine và Iraq.

 

 

NHỮNG GIỚI HẠN CỦA QUYỀN LỰC ĐẠO

 

Như đă nói ở trên, một tôn giáo lớn chắc chắn có một quyền lực tinh thần và có cả một thế lực trần thế có ảnh hưởng đến xă hội. Vậy đạo phải xử dụng quyền lực của ḿnh như thế nào để tôn trọng sự tách biệt giữa thế quyền và thần quyền? Đâu là giới hạn của việc hành xử quyền lực về phương diện xă hội và chính trị? 

 

1/ Xă Hội

Quyền lực của đạo trong đời sống xă hội không thể hiện bằng của cải vật chất, bằng những cơ sở nguy nga, bằng liên hệ với những người có thế lực, bằng những cuộc ăn mừng, kỷ niệm, khánh thành, rước xách linh đ́nh. Những việc này chỉ có tích cách phô trương, xa tinh thần đơn sơ, khó nghèo của Chúa Kitô, làm cho những người khác đạo khó chịu nếu không nói là bất măn và chống đối ngầm. Dĩ nhiên đạo cần có những phương tiện và cơ sở cần thiết để hành đạo và mở mang đạo nhưng không thể vượt qúa giới hạn cần thiết để bước sang h́nh thái khoe khoang, cạnh tranh uy thế.

 

Quyền lực của đạo trong xă hội phải là kết qủa của những nỗ lực sống đạo và xây dựng xă hội theo ánh sáng Phúc Âm và những giáo huấn của Giáo Hội. Giáo sĩ có nhiệm vụ của giáo sĩ, được tóm tắt bằng chính lời của các Tông Đồ: “Không phải là điều đẹp ḷng Thiên Chúa nếu chúng tôi nhăng bỏ việc rao giảng Lời Chúa mà đi lo việc ăn uống… Chúng tôi sẽ lo cầu nguyện và phục vụ Lời Chúa” (Tông Đồ Công Vụ, 6,2-4). Giáo dân có nhiệm vụ của giáo dân: ngoài việc xây dựng Giáo Hội c̣n phải lăn xả vào cuộc đời để làm ích cho đời, không phải để lợi dụng đời. Có biết bao vấn đề xă hội mà Giáo Hội phải quan tâm và tranh đấu: phẩm giá của con người, nhân quyền, tự do và chân lư, hôn nhân và gia đ́nh, văn hóa giáo dục, trật tự xă hội trong đó có vấn đề luân lư, công bằng xă hội, quyền lợi người lao động, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi sinh v.v… “Giáo Hội không tách riêng ra khỏi thế giới, Giáo Hội sống trong thế giới. Những phần tử Giáo Hội chịu ảnh hưởng thế giới; họ hô hấp nền văn hóa thế giới, bằng cách chấp nhận những luật pháp và dung nạp những phong tục thế giới. Việc tiếp xúc thân t́nh này với xă hội trần thế tạo ra cho Giáo Hội một hoàn cảnh luôn luôn đầy dẫy vấn đề, ngày nay các vấn đề đó gay gắt đặc biệt” (Ecclesiam suam, 42) (14). Trong khi hô hào rao giảng Phúc Âm và đề cao khẩu hiệu “Ra Khơi”, Giáo Hội Việt Nam đă làm ǵ cụ thể để góp phần giải quyết nạn buôn bán phụ nữ, măi dâm thiếu nhi, tuổi trẻ sa đọa, trẻ em bụi đời, mua bán và xử dụng ma túy… ? Đó là một số vấn đề luân lư xă hội đang đè nặng lên lương tâm của mỗi con người Việt Nam mà Giáo Hội không thể làm ngơ. Ngay vấn đề thiết thân tới giáo hội ḿnh và các tôn giáo bạn: quyền độc lập quản trị của các giáo hội, cũng chưa được quan tâm đúng mức và chưa được bảo vệ tận t́nh. Chính Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đă nhắc nhở các Đức Giám Mục Việt Nam, và xuyên qua các ngài, nói với nhà cầm quyền cộng sản về vấn đề này: “Giáo Hội mong muốn cộng đồng chính trị hoàn toàn tôn trọng sự độc lập và tự chủ của Giáo Hội. Tài sản qúy giá là tự do tôn giáo được nhắc đến tại Công Đồng Vatican II, trong những tuyên ngôn và công ước quốc tế – vừa dành cho cá nhân, vừa dành cho những cộng đồng tôn giáo” (15). Giáo Hội không thể gánh hết mọi gánh nặng của trần gian, nhưng phải nói lên tiếng lương tâm Công Giáo theo sự soi sáng của Phúc Âm để đánh động dư luận, để đ̣i hỏi những người cầm quyền phải có hành động thích hợp nhằm giải quyết những tệ trạng luân lư và xă hội. Về phần ḿnh, Giáo Hội phải có những hành động đi trước, dù nhỏ bé, để làm gương và chứng tỏ “tri hành hợp nhất”.  Một số công tác xă hội cụ thể như săn sóc những người bị bệnh liệt kháng, giúp những phụ nữ bán dâm hoàn lương… đang được thực hiện tại địa phận Sài G̣n là những dấu chỉ dấn thân đáng khích lệ. Nói tóm lại, quyền lực xă hội mà Giáo Hội có là để phục vụ xă hội, cải tiến xă hội cho tốt đẹp và công bằng hơn, không phải được dùng để kiếm đặc quyền đặc lợi, tích lũy tài sản vật chất.

 

2/ Chính trị

 

Giáo Hội không tạo quyền lực chính trị và không xử dụng quyền lực chính trị. Giáo Hội không tham gia chính trị theo nghiă chính trị phe phái để t́m cách nắm (hoặc giật dây) chính quyền hay hạ bệ một chính quyền, v́ “Nước của Ta không phải ở trần gian”. Nhưng Giáo Hội có một khối tín hữu công dân có quyền tham gia các hoạt động chính trị theo một số tiêu chuẩn tinh thần. Khối tín hữu công dân này có quyền ứng cử và bầu cử, tham gia chính quyền các cấp, hoặc tranh đấu với những chính quyền tham nhũng, độc đảng, độc tài. Bằng những hành động này, họ có thể làm thay đổi diện mạo chính trị một vùng, một quốc gia. Tuy Giáo Hội đứng ngoài các hoạt động chính trị nhưng phải khuyến khích, hướng dẫn các tín hữu về bổn phận và quyền lợi của họ, về các nguyên tắc tín lư và luân lư liên quan đến việc xây dựng xă hội, và để họ tự ư tham gia các sinh hoạt chính trị với tư cách công dân, không nhân danh Giáo Hội. Các giáo sĩ không nên nhúng tay vào việc chính trị theo nghiă t́m cách khuynh đảo hay đưa người nắm giữ các chức vụ công quyền, ra mặt cộng tác hay chống đối chính quyền. Người giáo dân phải tham gia chính trị và đừng sợ hăi hai chữ “chính trị”. Nếu chúng ta không làm chính trị th́ người khác sẽ làm, và làm theo đường lối của họ. Không ai có quyền bắt chúng ta phải ra mặt ủng hộ đảng này, chống đối đảng kia, bầu phiếu cho người này, không bầu cho người nọ. Ai muốn tham gia tích cực kiểu này tùy ư. Nhưng chính những hành động phục vụ công thiện, công ích, cải thiện xă hội theo chiều hướng tốt, đ̣i hỏi các ứng cử viên và những người đă đắc cử trong các guồng máy công quyền phải hành động v́ ích lợi của nhân dân, đó là làm chính trị theo đại thể, ai cũng có trách nhiệm phải làm, kể cả Giáo Hội. Tóm lại, Giáo Hội có thể có ảnh hưởng chính trị qua hành động của các tín hữu công dân nhưng không có quyền lực chính trị.

 

Người tín hữu công dân không được khuyến khích giữ thái độ thường xuyên chống đối nhà cầm quyền, dù chế độ nào cũng có những thiếu xót, cũng có những chính sách nhiều hay ít không phù hợp với đức tin Công Giáo. Nhưng sống dưới chế độ nào th́ phải tuân theo luật lệ của chế độ đó, và phải luôn luôn cảnh giác, v́ “không phải nhà cầm quyền làm ǵ cũng hợp pháp. Họ không được xử sự một cách chuyên chế, nhưng phải hành động cho công ích v́ quyền bính là một sức mạnh tinh thần đặt nền tảng trên tự do và ư thức trách nhiệm” (Gaudium et Spes, 74)(16). Nếu nhà cầm quyền xử sự một cách chuyên chế và không hành động cho công ích th́ những người tín hữu công dân phải làm ǵ? Câu trả lời đă có sẵn trong Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng: “Khi công quyền vượt qúa giới hạn của ḿnh mà đàn áp nhân dân, th́ chính nhân dân cũng không nên từ chối thi hành những ǵ khách quan xét thấy phù hợp với đ̣i hỏi của công ích. Nhưng nhân dân được phép bênh vực quyền lợi của ḿnh cũng như của đồng bào, chống lại những lạm dụng của công quyền, tuy nhiên phải tôn trọng những giới hạn do luật tự nhiên và Phúc Âm đă vạch ra” (Gaudium et Spes, 74). Như vậy là phải đấu tranh, nhưng trong ṿng hợp pháp và tránh bạo động, không tạo lư do cho chính quyền xuyên tạc và đàn áp. Đó là những lời cổ vơ cho những hành động đấu tranh một cách ḥa b́nh (pacifique), không phải chủ ḥa (pacifiste), v́ chủ ḥa là nhượng bộ, là thỏa hiệp bằng mọi giá. “Giáo Hội không tách ḥa b́nh ra khỏi sự tôn trọng nhân quyền và dân quyền” như lời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị(17).

 

Chúng ta đă có kinh nghiệm tranh đấu kiểu này tại Ba Lan vào thập niên 1980. Sau khi công đoàn Đoàn Kết (Solidarity) được thành lập và được sự ủng hộ của đa số công nhân và dân chúng Ba Lan trong mục tiêu đ̣i tự do dân chủ, chính quyền cộng sản dưới sự lănh đạo của tướng Jaruzelski đă ban hành lệnh thiết quân luật trên toàn quốc vào năm 1981 để xiết chặt sự kiểm soát. Giáo Hội Ba Lan ngấm ngầm ủng hộ cuộc đấu tranh của công đoàn, nhưng không hô hào xuống đường chống chính quyền để tránh những cuộc đàn áp đổ máu. Giáo Hội lặng lẽ bao che cho những người tranh đấu và nhắm mắt cho họ xử dụng những căn pḥng hầm (basement) của các nhà thờ để in tài liệu, sách báo thông tin tuyên truyền, tổ chức những cuộc triển lăm tranh ảnh, tŕnh diễn văn nghệ có tính cách đấu tranh (18), thậm chí cho phép cả việc thiết kế các máy móc điện tử để can thiệp vào các đài truyền thanh, truyền h́nh của chính phủ. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị nhờ ông Zbigniew Brzezinski, nguyên cố vấn an ninh của cựu Tổng Thống Jimmy Carter, người gốc Ba Lan, dàn xếp ngay một cuộc gặp gỡ giữa Ngài với ông Bogdan Lewandowski, Phó Tổng Thơ Kư Liên Hiệp Quốc, cũng là một công dân Ba Lan, vào ngày 17-12-1981, để nhờ ông này chuyển cho chính quyền cộng sản Ba Lan mối quan tâm của Ngài về sự an ninh của đồng bào Ngài. Ngài mong muốn chính phủ và Giáo Hội Ba Lan mở ngay những cuộc đối thoại trong tinh thần tôn trọng những nguyên tắc của bản thỏa hiệp đă được kư kết tại Glansk (19).

 

Người ta đă thêu dệt qúa đáng về “Liên Minh Thần Thánh” (Holy Alliance) giữa Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị và Tổng Thống Hoa Kỳ Ronald Reagan nhằm giải thể “Đế Quốc Ma Qủy” (Devil Empire). Sự thật Tổng Thống Reagan có đến Vatican ngày 7-6-1982 gặp Đức Giáo Hoàng trong 50 phút. Hai người nói chuyện không cần thông ngôn, đă thảo luận một cách vừa triết lư vừa thực tiễn về một dự phóng căn bản, đó là sự xụp đổ không thể tránh của đế quốc Sô Viết, v́ những lư do tinh thần hơn là những lư do chiến lược (20). Chính phủ Hoa Kỳ nh́n nhận đă chi trên 50 triệu Mỹ kim từ 1982 đến 1989 để giúp đỡ các hoạt động của công đoàn Đoàn Kết, và cơ quan t́nh báo CIA có thông báo cho Đức Giáo Hoàng về những diễn tiến hoạt động của các phe liên hệ tại Ba Lan, điều mà Đức Giáo Hoàng không cần lắm, v́ Ngài c̣n biết nhiều hơn CIA (21). Ngày 13-1-1987, tướng Jaruzelski đến yết kiến Ngài tại Vatican và nói với Ngài rằng ông ta muốn chia sẻ quyền hành một cách không đổ máu. Ông nói thêm: “Chúng tôi đă thua rồi. Không có một tương lai nào cho đảng cộng sản và hệ thống cộng sản tại Ba Lan” (22). Đó là những lời đầu hàng vô điều kiện.

 

Nhận xét về sự “can thiệp” của Giáo Hội và sự xụp đổ của khối cộng sản Đông Âu, Anne Applebaum viết: “Không phải vô t́nh mà một năm sau (ám chỉ cuộc viếng thăm Ba Lan của Đức Giáo Hoàng năm 1979 với hàng triệu người nồng nhiệt chào đón) dân chúng Ba Lan có đủ can đảm để lập ra công đoàn Đoàn Kết, một tổ chức chính trị chống cộng đầu tiên. Cũng không phải vô t́nh mà trong các nước cộng sản khác người ta cũng bắt đầu thành lập các tổ chức “xă hội công dân”. Nếu điều đó là có thể ở Ba Lan th́ tại sao không có thể ở Hungary hay ở Đông Đức… Ngài không cần những cuộc hội đàm bí mật v́ Ngài đă chứng tỏ rằng có thể nói điều quan trọng nhất một cách công khai. Nói một cách khác, Ngài không cần ra chiến lũy v́ Ngài đă chứng minh rằng nhân dân có thể bước qua chiến tuyến” (23).

 

Dĩ nhiên không thể so sánh Ba Lan với Việt Nam, v́ Việt Nam không có giáo hoàng và không có truyền thống Thiên Chúa Giáo lâu đời như Ba Lan. Nhưng qua bài học này, chúng ta thấy Giáo Hội không nên công khai nhập cuộc vào những tranh chấp chính trị. Giáo Hội có quyền lực trong xă hội, nhưng là quyền lực tinh thần, dựa trên chân lư và t́nh thương. Giáo Hội có bổn phận lên tiếng một cách rơ ràng cổ vơ cho sự thật và lẽ phải, lên án những điều sai trái, che chở những người bị hiếp đáp, nâng đỡ tinh thần và yểm trợ những người đấu tranh cho tự do, nhân phẩm và nhân quyền. C̣n việc trực tiếp đấu tranh nhằm thay đổi một thể chế chính trị, một hệ thống xă hội hay một chính phủ là việc của các công dân, trong đó có công dân Công Giáo.

 

THÁI ĐỘ HIỆN NAY CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM ĐỐI VỚI CHÍNH QUYỀN CỘNG SẢN

 

Trở lại với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, chúng ta thử t́m hiểu xem trong mấy năm vừa qua và trong thời điểm hiện tại, Giáo Hội có thái độ nào đối với chính quyền cộng sản

 

1/ Đ̣i hỏi những điều thiết yếu trong ṿng kín đáo

 

Trước tiên phải kể tới thư của các Giám Mục Việt Nam gởi nhà nước nhân kỳ họp thường niên của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam tại Hà Nội từ ngày 7 đến 12-10-2002. Đây có thể coi là tài liệu căn bản nói lên lập trường chính thức của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Các ngài không “tuyên chiến” với chính quyền, không đ̣i hỏi ǵ riêng cho ḿnh, nhưng đă thẳng thắn nhận định những khuyết tật của xă hội, từ cơ chế xin-cho khiến nhà nước thành chủ nhân ông, làm mất tự do và nhân phẩm của công dân, làm tha hóa con người, đến những sai lầm của chính quyền trong việc thực hiện công bằng xă hội, khiến hố sâu cách biệt giầu nghèo càng ngày càng gia tăng v́ nạn độc quyền và tham nhũng lấy mất 75% công qũy quốc gia chia cho 5% hoặc 7% những người có thế lực, chỉ c̣n lại 25% dành cho hơn 70 triệu dân thường. Sau đó các ngài đ̣i hỏi nhà cầm quyền phải

 

-           Phát huy phẩm giá con người,

-           Phát triển xă hội và thăng tiến con người trên nền tảng chân lư,

-           Phát huy t́nh liên đới trong sinh hoạt gia đ́nh và xă hội,

-           Phát huy tính phụ đới, một đặc tính của tổ chức xă hội, trong đó một tập thể cấp cao không can thiệp vào nội bộ của một tập thể cấp thấp (ư nói nhà nước không nên can thiệp vào nội bộ của các tôn giáo), không dành độc quyền để dẫn đến chuyên chế, độc tài, quan liêu và bao cấp, áp bức và bất công…

-           Phát huy ư thức và thiện chí phục vụ công ích: bảo đảm cho mọi công dân được hưởng những nhu yếu xứng hợp, xóa bỏ những luật lệ bất công và những biện pháp trái với luân thường đạo lư trong truyền thống văn hóa của dân tộc (24).

 

Bức thư này được viết bằng lời lẽ thẳng thắn và lịch sự, nhưng được gửi cho chính quyền một cách kín đáo, không phổ biến cho đại chúng. Đến ngày 25-12-2002, phần lớn nội dung của bức thư mới được tiết lộ trong thư của Đức Tổng Giám Mục Sài G̣n Phạm Minh Mẫn gửi linh mục Nguyễn Tấn Khóa, chủ tịch Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Việt Nam. Đây là lối “bật mí” nửa kín nửa hở để dư luận thấy được một phần lập trường của Hội Đồng Giám Mục. Lối tranh đấu kín đáo này cũng được Đức Giám Mục Mỹ Tho Bùi Văn Đọc xác nhận với người viết bài này trong một cuộc đàm đạo vào tháng 7-2004 tại Calgary: “Chúng tôi có tranh đấu, nhưng tranh đấu một cách kín đáo”. Phải chăng các ngài phải chọn kiểu tranh đấu này để khỏi làm “mất mặt” ngững người cầm quyền cộng sản? Sống với họ qúa lâu, chắc các ngài đă hiểu biện chứng: thà anh kết án tôi sai, tôi sẽ dễ dàng tha thứ cho anh. Nhưng nếu anh kết án đúng, nhất là giữa nơi công cộng, tôi phải phản ứng một cách quyết liệt. V́ nếu tôi không phản ứng, tức là tôi nhận những lời kết án của anh là đúng.

 

2/ Không khoan nhượng về chân lư Phúc Âm và Đức Tin, nhưng hăy coi chừng việc tranh đấu cho những điều ḿnh chưa hiểu rơ.

 

Điều này đă được Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt phát biểu trong cuộc phỏng vấn của VietCathlic News ngày 12-3-2005: “Thực sự mà nói, những khó khăn lớn nhất nó nằm ở nơi chính ḿnh, tức là ḿnh chưa hiểu thế nào đâu là căn tính của giáo hội. Nhiều khi ḿnh chưa hiểu hết được chính ḿnh nên ḿnh đi ra ngoài Phúc Âm, rồi ḿnh đ̣i hỏi những điều kiện nó nằm ở bên ngoài. Cho nên điều quan trọng nhất là phải hiểu được chân lư Phúc Âm, Đức Tin, đó là những chân lư phải bảo vệ không có cái ǵ có thể thay thế được cả, không có ǵ có thể khoan nhượng được cả” (25).

Chúng ta có thể hiểu những lời tuyên bố trên một cách tóm gọn như sau: Có khó khăn là tại ḿnh chưa hiểu chính ḿnh và căn tính của Giáo Hội nên cứ lo đấu tranh cho những chuyện râu ria, ṿng vo ở bên ngoài. Đúng ra chỉ cần tranh đấu khi nào người ta đụng đến Phúc Âm và Đức Tin.

 

Lời của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội là những nguyên tắc chung không ai có thể căi, nhưng hơi khó hiểu và không có tính cách cụ thể để áp dụng cho những trường hợp cụ thể. Dĩ nhiên Giáo Hội không khoan nhượng về Phúc Âm và Đức Tin, nhưng việc bảo vệ đất đai của Giáo Hội, đ̣i lại những bất động sản đă bị chiếm để có chỗ thờ phượng, tu hành, huấn luyện, phục vụ xă hội, nhất là đ̣i lại sự tự trị của Giáo Hội có phải là “chưa hiểu hết được chính ḿnh và đi ra ngoài Phúc Âm” ? Người ta vẫn có thể làm khó Giáo Hội và đối xử tệ với giáo dân (Nguyệt Biều, An Truyền và nhiều nơi khác) dù không đụng tới Phúc Âm và không bắt ai từ bỏ Đức Tin. V́ không có một đường lối chung và sự đoàn kết liên đới trong việc bảo vệ tài sản của Giáo Hội nên mới có hiện tượng mạnh ai nấy giữ, mạnh ai nấy đ̣i. Đức Hồng Y Phạm Đ́nh Tụng và các linh mục địa phận Hà Nội cứ việc một ḿnh tranh đấu để giữ đất Nhà Chung. Các cha thầy Ḍng Thiên An gần Huế và Ḍng Chúa Cứu Thế tại Thái Hà Ấp gần Hà Nội cứ việc cô đơn chống chọi với nhà nước để bảo vệ (nhưng vẫn bị cướp) đất đai của ḿnh. Linh mục giám quản và giáo dân La Vang cứ việc khản cổ xin chính quyền đừng cắt đất khu thánh địa… Những tranh đấu này có phải là “đ̣i hỏi những điều nằm ở bên ngoài” hay không? Thật ra, những lời lẽ tỏ thiện chí như trên chỉ đại diện cho khuynh hướng “qúa mềm dẻo” của một số giám mục mà Đức Cha Ngô Quang Kiệt là người phát ngôn. Chính nhờ thái độ mềm dẻo này mà việc bổ nhiệm Đức Cha vào những chức vụ quan trọng đă được dễ dàng chấp thuận. Ngài vừa được trao nhiệm vụ coi sóc địa phận Lạng Sơn, vừa giám quản địa phận Thanh Hóa (sau khi Đức Cha Nguyễn Sơn Lâm qua đời), vừa làm giám quản tông ṭa tổng giáo phận Hà Nội, và nay chính thức trở thành Tổng Giám mục Hà Nội. Tuy nhiên, trong Hội Đồng Giám Mục c̣n có những tiếng nói khác dơng dạc hơn, dù cũng chấp nhận đường lối khéo léo, mềm dẻo, như của Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn, Đức Cha Nguyễn Văn Ḥa…

 

3/ Giải quyết những xung khắc bằng đối thoại, không đối đầu

 

Cũng trong bài phỏng vấn đăng trên Vietcatholic News, Đức Cha Ngô Quang Kiệt c̣n nói: “C̣n những điều khác, chúng ta nên theo gương của Ṭa Thánh, theo gương của Đức Thánh Cha, trong tất cả mọi xung khắc đều có thể giải quyết bằng đường lối đối thoại. Và đó cũng là xu hướng hiện nay ở trên thế giới, người ta hay đối đầu vào những đối thoại, và tôi hy vọng rằng tất cả những thời gian sắp tới với thiện chí và với khả năng đối thoại th́ tất cả mọi sự việc sẽ được giải quyết một cách tốt đẹp” (26). Nếu cộng sản ngày nay đă trở thành những người biết đối thoại với thành tâm và thiện chí, và nếu đối thoại sẽ “giải quyết được tất cả mọi việc” một cách tốt đẹp th́ ai c̣n dám mong muốn ǵ hơn? Xin cầu cho Giáo Hội sớm thành công trong việc đối thoại với cộng sản.

 

Như thế, ta thấy đường lối của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam trong hiện tại là chỉ lên tiếng khi cần, nhưng lên tiếng một cách kín đáo và dùng đối thoại ôn ḥa để đạt những yêu cầu. Đó là một thái độ khôn khéo, uyển chuyển, nhưng liệu có thoát được cơ chế xin-cho? Mặt khác, ngay trong Hội Đồng Giám Mục, chỉ những vấn đề Phúc Âm và Đức Tin mới dễ đạt đồng thuận. C̣n những vấn đề khác, đặc biệt là vấn đề liên quan đến thái độ đối với chính quyền th́ mỗi vị mỗi ư. Trong khi Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn chỉ cho cha Nguyễn Hữu Lễ đường ṿng h́nh qủa trám in hằn trên sân thượng ṭa giám mục Hà Nội, dấu tích của cuộc bách bộ 20 năm của Đức Hồng Y Trịnh Như Khuê trong thời gian Ngài bị quản chế, th́ Đức Cha phụ tá Nguyễn Văn Sang lầu bầu than mệt dù vừa trở về sau chuyến nghỉ mát ở Đồ Sơn do Mặt Trận Tổ Quốc chiêu đăi (27). Chúng ta không dám nghi ngờ xa hơn v́ không có bằng chứng, nhưng ai cũng thấy trong Hội Đồng có những vị thân cộng, có những vị mềm yếu chỉ muốn được yên thân, có những vị sẵn sàng nhượng bộ và cộng tác để mong được việc cho ḿnh. Trái lại, có nhiều vị rất kiên cường, có lập trường vững chắc và thái độ khẳng khái, bất chấp bị thiệt tḥi quyền lợi và nguy hiểm bản thân. Chính nhờ họ mà Giáo Hội mới c̣n tồn tại như hiện nay. Những vị đó là ai, mọi người đă biết. Một trở ngại khác cho việc t́m đồng thuận là các đấng nể nang nhau qúa đáng, vị nào cũng quyền to chức lớn, mũ cao áo dài, không ai dám nói mạnh với ai, không ai muốn công khai bầy tỏ ư kiến bất đồng với người khác, dù chỉ để bênh vực một lập trường. V́ thế, các vị có trách nhiệm trong Hội đồng luôn luôn phải t́m thỏa hiệp (compromise) một cách khó khăn. Dù sao cũng phải nh́n nhận Hội Đồng Giám Mục đă có công giữ cho Giáo Hội được độc lập, không trở thành một giáo hội quốc doanh, vẫn trung thành và liên kết với Hội Thánh do Chúa Kitô thiết lập, đă khéo léo lấy đi quyền hành của Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo và biết nắm bắt thời cơ để làm cho Giáo Hội từ từ hồi sinh sau những năm dài bị bóp xiết.

 

 

NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM Ở HẢI NGOẠI NHẬP CUỘC

 

Trước việc chính quyền cộng sản Việt Nam kiểm soát, chèn ép và đàn áp các tôn giáo, người Công Giáo Việt Nam tại hải ngoại đă phản ứng rất mănh liệt, nhất là từ cuối năm 2000 khi cộng sản mở chiến dịch đại khủng bố bắt giam linh mục Nguyễn Văn Lư, quản chế cụ Lê Quang Liêm (Ḥa Hảo), các vị cao tăng lănh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, thành lập Ban Trị Sự Phật Giáo Ḥa Hảo gồm phần lớn là thành phần cộng sản nằm vùng đă từng hoạt động trong Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, lập Ban Quản Trị Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh gồm toàn những phần tử đă được cộng sản thuần hóa. Người Công Giáo Việt Nam ở hải ngoại đă sát cánh với đồng hương thuộc các tôn giáo khác vận động các quốc hội, các chính phủ, các cơ quan quốc tế can thiệp và làm áp lực với nhà cầm quyền Hà Nội để họ phải tôn trọng quyền tự do tôn giáo của dân Việt Nam, tổ chức những buổi cầu nguyện và thành lập các ủy ban đấu tranh cho tự do tôn giáo, gửi tiền về giúp những người bị bắt bớ, bị mất kế sinh nhai… Hướng về Giáo Hội Công Giáo tại quê hương, họ đă có hai hành động đáng ghi nhận sau đây:

 

1-        Bản lên tiếng của các linh mục Việt Nam hải ngoại được phổ biến ngày 15-8-2001 với chữ kư của 180 linh mục, có nội dung đ̣i hỏi cộng sản trả tự do cho linh mục Nguyễn Văn Lư, ủng hộ những đ̣i hỏi chính đáng của các tôn giáo khác, đ̣i bảo đảm an toàn bản thân cho các nhà lănh đạo các tôn giáo, chấm dứt việc đàn áp tôn giáo và chấm dứt sách lược thâm độc nhằm công cụ hóa và tiêu diệt các tôn giáo.

 

2-        Bản lên tiếng của giáo dân Việt Nam hải ngoại cho tự do tôn giáo tại Việt Nam với nhiều chục ngàn chữ kư của giáo dân được công bố ngày 24-11-2001, có nội dung tương tự như bản lên tiếng của các linh mục, thêm việc đ̣i trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm, chia sẻ những đau khổ và cầu nguyện cho các nhà lănh đạo tinh thần và tín đồ các tôn giáo bạn đang bị cộng sản đàn áp tại quê nhà.

 

Người Công Giáo Việt Nam tại ngoại quốc, về phương diện hành đạo, đă trực thuộc các giáo hội địa phương nơi họ sinh sống, nhưng họ cảm thấy họ vẫn c̣n là thành phần của Giáo Hội Việt Nam v́ những liên hệ huyết thống và lịch sử không thể cắt lià. Lực lượng của họ ở hải ngoại rất đông đảo. Chỉ riêng tại Hoa Kỳ, hiện có khoảng 600 linh mục Việt Nam và 5000,000 giáo dân gốc Việt. Tiềm năng của họ rất lớn, nên họ không thể làm ngơ trước những khó khăn của Giáo Hội Mẹ. Họ ư thức rằng họ được sống trong tự do nên phải nói thay, đ̣i thay cho những anh chị em không có tiếng nói ở quê nhà. Ngoài ra, họ c̣n muốn chứng tỏ cho các tôn giáo bạn thấy rằng người Công Giáo Việt Nam dù ở đâu cũng không lặng câm trước những bất công, áp bức mà đồng bào trong nước phải chịu, và không phải tất cả các linh mục Việt Nam đều là những Phan Khắc Từ, Nguyễn Tấn Khóa, Huỳnh Công Minh…. Nếu người ở trong nước không lên tiếng được th́ người ở ngoài nước lên tiếng thay. Đôi khi sự hăng hái của người ở ngoài c̣n bị một số người từ trong nước than phiền là ở ngoài làm ồn ào qúa, gây khó cho người ở trong, đ̣i hỏi những người ở trong phải làm những việc mà họ không thể làm được như người ở ngoài. Nhưng mỗi khi ở trong cần phương tiện để thực hiện điều ǵ hay bị đàn áp bất công th́ lại quay ra ngoài kêu gọi giúp đỡ và yêu cầu lên tiếng mạnh hơn. Dù sao cũng phải công nhận rằng chính một phần nhờ những tranh đấu và trợ giúp không ngừng nghỉ của người ở ngoài mà đồng bào thuộc tất cả các tôn giáo ở trong mới được dễ thở đôi chút.  Những người ở ngoài, trong đó có người Công Giáo, luôn luôn giữ t́nh đoàn kết, liên đới với toàn thể cộng đồng dân tộc.

 

 

NHỮNG MONG ƯỚC CỦA GIÁO DÂN

 

Người Công Giáo Việt Nam mong ước ǵ nơi qúy vị lănh đạo Giáo Hội? Họ không mong qúy vị kêu gọi “thánh chiến”, không muốn qúy vị lại hành động như các Đức Cha Lê Hữu Từ, Ngô Đ́nh Thục. Thời nào có nhu cầu và lỗi lầm của thời ấy. Giáo dân cũng không đ̣i qúy vị phải là những anh hùng tử đạo của thời đại mới. Sự kiên tŕ “tử đạo” mỗi ngày cũng khó khăn và đau khổ không kém tử đạo một lần rồi xong. V́ vậy, giáo dân chỉ dám mong chờ nơi qúy vị một số công việc “vừa tầm” như sau:

 

-           Tạo sự đoàn kết nhất trí trong Hội Đồng Giám Mục để dễ dàng đối phó với cả việc đạo lẫn việc đời. Xin vị nào có lập trường thiếu độc lập với nhà nước hay c̣n coi lợi lộc riêng tư qúa cao hăy xét lại để quay về đóng trọn vai tṛ mục tử đích thực: “hy sinh mạng sống v́ đoàn chiên”  mà Chúa đă giao cho các vị chăm sóc.

-           Giữ sự độc lập của Giáo Hội, không nhờ cậy thế quyền và không để thế quyền lợi dụng.

-           Hiên ngang lên tiếng bênh vực công lư, lẽ phải và nhân quyền,

-           Can đảm lên án những tệ nạn xă hội, những hành động độc đoán, tàn ác, bất công của những người cầm quyền, bênh vực người nghèo khổ, oan ức, cô thế.

Có thể một số vị sẽ nói: chúng tôi đă biết những điều này rồi, không cần ai dậy. Có kẻ bề dưới nào dám dậy kẻ bề trên đâu? Chẳng qua đó chỉ là những ước mong với lời cầu xin được thấy những điều trên đây được thực hiện cụ thể. Chúng ta đừng quên rằng chỉ v́ không lên tiếng công khai kết án chế độ Đức Quốc Xă tàn sát 6 triệu dân Do Thái trong ḷ ga vào thế chiến thứ hai mà Đức Giáo Hoàng Piô XII bị chỉ trích, trách móc trong suốt 60 năm qua, dù Đức Giáo Hoàng không hề ủng hộ Quốc Xă, đă t́m cách cứu sinh mạng nhiều người, và vị tiền nhiệm của Ngài là Đức Piô XI đă sửa soạn một văn kiện lên án hành động dă man này (28).

 

Đối với những đồng đạo cả trong và ngoài nước, mong rằng chúng ta phải đóng vai tṛ người giáo dân một cách tích cực hơn, có trách nhiệm hơn, không thể khoán trắng mọi sự cho các đấng bậc trong giáo quyền để chỉ thụ động nhận lệnh, kể cả những mệnh lệnh chính trị. Chúng ta phải trực tiếp nhúng tay vào việc xây dựng giáo xứ, giáo hội địa phương, nhờ đó giáo hội hoàn vũ mới trở nên mạnh mẽ. Chúng ta phải ngụp lặn với xă hội chúng ta đang sống để cải thiện xă hội. Chúng ta phải sát cánh với anh chị em cùng gịng giống thuộc các tôn giáo khác để cùng chia sẻ thân phận, nỗi khổ nhục và niềm hy vọng của cả dân tộc..

 

Đối với lịch sử và những thế hệ mai sau, chúng ta mong sẽ có sự phán xét công bằng, khách quan, không lên án vội vă và phiến diện là Công Giáo Việt Nam hết theo Tây, theo Mỹ, rồi lại theo Cộng Sản.

 

Dựa vào qúa tŕnh lịch sử và những ǵ đang xảy ra nơi Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, chúng ta không thể kết luận đơn giản là Giáo Hội này có khuynh hướng hay truyền thống cộng tác với quyền lực, dù là thực dân hay cộng sản. Qủa thực trong Giáo Hội có một số người, kể cả những người nắm địa vị cao cấp, đă cộng tác hay làm tay sai cho chính quyền bất cứ thời nào, nhưng đó chỉ là thiểu số, chỉ là những trường hợp lẻ tẻ, không đại diện cho toàn thể Giáo Hội. Tiếng nói chính thức của Giáo Hội là tiếng nói của Hội Đồng Giám Mục. Hành động của Giáo Hội Công Giáo là hành động của đại đa số giáo sĩ và giáo dân, không phải của những nhóm nhỏ riêng rẽ như Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo. Tính cho công bằng th́ thời gian Giáo Hội Công Giáo Việt Nam bị bách hại hay gặp khó khăn dài hơn thời gian được phát triển b́nh thường hay được hưởng đặc ân. Nếu thời Lư, Trần, các vị cao tăng chỉ muốn làm quốc sư, lấy lời khôn mà giúp vua trị nước, không ham chức quyền chính trị, chỉ muốn được dễ dàng hoằng dương đạo pháp, th́ thời nay các vị giám mục “dấn thân” cũng không có tham vọng lèo lái quốc gia. Họ chỉ muốn nương nhờ quyền lực để bảo vệ và phát triển đạo, dù đôi khi gây ra những hiểu lầm. Và cuối cùng, không ai có thể kết án họ là không yêu nước. Một bằng chứng nhỏ: ngày 23-9-1945, Đức Giám Mục Nguyễn Bá Ṭng đă thay mặt cho tất cả các giám mục Việt Nam lúc đó là Hồ Ngọc Cẩn, Ngô Đ́nh Thục, Lê Hữu Từ, gửi đến Đức Giáo Hoàng Piô XII một điệp văn xin Ngài ủng hộ nước Việt Nam mới dành được độc lập và đang đặt dưới quyền cai trị của chính phủ Hồ Chí Minh, trong đó có câu: “… xin Đức Thánh Cha chúc phúc, cầu nguyện cho nền độc lập mà dân tộc chúng con mới thâu hồi được và đang sẵn sàng bảo vệ nó với bất cứ giá nào” (29). Mỗi khi có cuộc tranh đấu nhằm bảo vệ đất nước và quyền lợi của dân tộc th́ người Công Giáo luôn luôn có mặt. Tất cả các sắc lệnh cấm đạo của các vua triều Nguyễn chỉ nêu lư do văn hóa và tín ngưỡng, không bao giờ nói tới việc người Công Giáo phản nghịch với triều đ́nh hay đất nước. Công Giáo chống cộng sản không phải v́ theo ngoại bang, nhưng chỉ v́ cộng sản coi các tôn giáo, đặc biệt là Công Giáo, là những đối tượng phải tiêu diệt hay ít ra cũng phải làm cho suy yếu. Giờ đây cộng sản đă phải nới tay đàn áp, nhưng mục tiêu khống chế các tôn giáo vẫn c̣n, v́ họ sợ các tôn giáo là những tổ chức có quần chúng, có kỷ luật, có lư tưởng, là lực lượng duy nhất có thể lật đổ họ. Do đó họ phải áp dụng chiến thuật vừa đánh vừa xoa. Nhiều người được xoa tưởng rằng cọp đă hóa thành mèo, và ḿnh th́ đang từ từ biến thành cọp. Sống bằng ảo tưởng sẽ chết v́ ảo tưởng. Trên đời này không có ǵ “bất chiến tự nhiên thành”. Cuộc chiến đấu cho tự do và nhân phẩm của dân tộc Việt Nam trong hiện tại không cho phép những nghi kỵ, ganh ghét đứng trong hàng ngũ. Chúng ta phải giải tỏa những hiểu lầm, những thắc mắc để có thể nh́n nhau bằng con mắt thông cảm, yêu thương, tin cậy. Từ đó mới có thể cộng tác để thực hiện những ước vọng chung.

 

Calgary, Canada 30-04-2005

 

MẶC GIAO

 

___________________________________________________________

 

GHI CHÚ

 

(1)      Xem TRẦN TRỌNG KIM, Việt Nam Sử Lược, Quyển II, các tr 261, 286, 287, 311, 312. Sài G̣n, Trung Tâm Học Liệu 1971.

(2)      Xem VƠ LONG TÊ, Dẫn Nhập Nghiên Cứu Tiếng Việt Và Chữ Quốc Ngữ, tr 24. Pháp-Đức. Trung Tâm Nguyễn Trường Tộ, Định Hướng Tùng Thư 1997:

- Tự Điển Việt-La (Dictionnarium Annamitico-Latinum) được Giám Mục Bá Đa Lộc soạn năm 1772 và được Giám Mục Taberd khai dụng để soạn tự điển Việt-La năm 1838,

- Các sách chép tay của Linh Mục Phi-líp-phê Bỉnh: Truyện Nước Anam Đàng Ngoài Chí Đàng Trong, gồm 2 cuốn, được soạn năm 1822,

- Phi-năng Thi Tập của Thánh Phi-líp-phê Phan Văn Minh với lời phi lộ viết tại Penang (Mă Lai) ngày 25-12-1842.

(3)      Xem “Trần Lục” của nhiều tác giả. Xuất bản tại Montreal, Canada, 1996.

Những chức tước khác của LM Trần Lục:

- 1885, Đồng Khánh phong chức “Lễ Bộ Tham Tri Khâm Sai Tuyên Phủ Sứ”, trấn an Thanh, Nghệ, Tĩnh,

- 1899, Thành Thái phụng chuẩn thực thụ “Trung Phụng Đại Phu Tham Tri Gia Lễ Bộ Thượng Thư Hàm”,

- 1925, Khải Định truy phong (v́ LM Trần Lục đă mất cách đó 26 năm) tước “Phát Diệm Nam”, tức Nam Tước Phát Diệm.

(4)      Xem ĐOÀN ĐỘC THƯ và XUÂN HUY, Giám Mục Lê Hữu Từ và Phát Diệm 1945-1954, tr 15. Sài G̣n, Sử Liệu Hiện Đại, 1973.

(5)      LM NGUYỄN GIA ĐỆ, Đức Cha Lê Hữu Từ trong kư ức của tôi, in trong “Giám Mục Lê Hữu Từ” của nhiều tác giả, tr 84. Canada, Hoa Lư 2001.

(6)      (7) (8) (9) (10) (11) Xem BÙI ĐỨC SINH, O.P., Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo, Quyển 1, các tr 99, 102, 225, 253, 279, 274 và 352. Tái bản lần thứ bẩy. Wesminster, Hoa Kỳ, 2001.

(12) Xem “Trần Lục”, sđd.

(13) ĐOÀN ĐỘC THƯ và XUÂN HUY, sđd, tr 161.

        Đức Cha Lê Hữu Từ đă viết: “Từ sau ngày gặp ông Hồ ở Nho Quan, 20-12-1947, tôi bắt

        đầu đi thăm các nơi thuộc Phát Diệm và Bùi Chu, lấy cớ là để nói cho dân biết ư ông

        Hồ, song thật sự để hô hào chống tiêu thổ tản cư”.

(14) Xem Học Thuyết Xă Hội Công Giáo, The Social Agenda, A Collection of Magisterial

       Texts, bản dịch Việt ngữ của Đức Ông Nguyễn Quang Sách, tr 12. California, Diễn Đàn

        Giáo Dân xuất bản, 2004.

(15) Xem Vai Tṛ Người Tín Hữu Công Giáo Đối Với Giáo Hội Và Xă Hội, Tuyển Tập Các

        Văn Kiện Giáo Hội, tr 73. California, Diễn Đàn Giáo Dân, 2004.

(16) Học Thuyết Xă Hội Công Giáo, sđd, tr 97.

(17) Xem ANDRÉ FROSSARD, “N’ayez pas peur”, dialogue avec Jean Paul II, tr 320. Paris,

        Robert Laffont 1982:

        “về điểm này, Jean Paul II nhắc tôi rằng văn từ của Giáo Hội về ḥa b́nh không hề có

        nghiă chủ ḥa, Giáo Hội không tách ḥa b́nh ra khỏi sự tôn trọng nhân quyền và dân

        quyền” (sur ce point Jean Paul II me rappellera que le discours de l’Eglise sur la paix

        n’est pas du tout celui du pacifisme, l’Eglise ne séparant pas la paix du respect des droits

        de l’homme  et du droit des peuples).

(18) Xem ANNE APPLEBAUM, Vai tṛ của Giáo Hoàng John Paul II trong sự sụp đổ của chủ

        nghiă cộng sản. Phạm Minh Ngọc chuyển sang Việt Ngữ. Talawas 7-4-2005.

(19) (20) (21) (22) Xem CARL BERNSTEIN VÀ MARCO POLITI, His Holiness John Paul II

        And The History Of Our Time. Các tr 343, 335, 336, 337 và 457. Hoa Kỳ, Pinguin Books

        1997.

(23) Xem ANNE APPLEBAUM, đd.

(24) Vai Tṛ Người Tín Hữu Công Giáo, sđd, các tr từ 77 đến 82.

(25) (26) WWW.Vietcatholic.net. California, 12-3-2005.

(27) Xem NGUYỄN HỮU LỄ, Tôi Phải Sống. Các tr 15, 19. Hoa Kỳ 2003.

(28) Xem GEORGES PASSELECQ và BERNARD SUCHECKY, The Hidden Encyclical

       of Pius XI, do Steven Rendall dịch từ bản Pháp ngữ. Từ tr 1 đến tr 6. Hoa Kỳ, Harcourt

       Brace & Company, 1997.

       Hai tác giả đă t́m ra tài liệu chứng minh rằng Đức Giáo Hoàng Piô XI, vào tháng 6-1938,

       đă trao trách nhiệm cho linh mục Mỹ John LaFarge, thuộc Ḍng Tên, soạn thảo một tông

       thư lên án sự kỳ thị chủng tộc và chống Do Thái. Tông thư đă được soạn thảo bằng ba thứ

       tiếng Pháp, Anh và Đức, dài trên 100 trang , có tựa đề “Humani Generis Unitas” (Sự

       Đoàn Kết Của Loài Người). Chẳng may Đức Giáo Hoàng từ trần vào tháng 2-1939, chưa

       kịp ban hành tông thư. Vị kế nhiệm của Ngài, Đức Giáo Hoàng Piô XII, tuy cũng chống

       việc kỳ thị Do Thái nhưng Ngài không cho việc ra tông thư là một ưu tiên, dù 6 tháng sau

       (10-1939), Ngài cũng ra một thư chung (Summi Pontificatus) và dùng  linh mục Gundlach,

       trong nhóm biên tập của cha LaFarge, soạn thảo những thông điệp và diễn văn về các

       vấn đề xă hội và chính trị.

(29) ĐOÀN ĐỘC THƯ và XUÂN HUY, sđd, tr 37.