1975.2005

CON ĐƯỜNG ĐỐI THOẠI CỦA

CÁC GIÁM MỤC VIỆT NAM

 

 

 

Đỗ Mạnh Tri

Paris

 

 

 

Mục Lục

Tóm lược …. …………………………………………………………

1. NHỮNG PHẢN ỨNG BAN ĐẦU…………………………………

   1.1. Đc Nguyễn Kim Điền, Tgm Huế…………………………

           Lời phát biểu ngày 69.05.0975…………………………..

           Thư gửi linh mục, tu sĩ và giáo dân Tgp Huế……………

   1.2. Đc Nguyễn Văn B́nh, Tgm Sài G̣n……………………..

           Thông cáo ngày 05.05.1975……………………………...

         Thư luân lưu ngày 12.06.1975…………………………..

2. SỰ CHUYỂN HƯỚNG CỦA HÀNG GIÁM MỤC VIỆT NAM 

              2.1.Thư Chung của các Giám mục Đông Dương năm 1951.

              2.2.Thư chung của các Giám mục miền Nam năm 1960…..

     2.3. Chuyển hướng và chuẩn bị…………………………….

     2.4. Khoá họp thường niên năm 1975……………………

     2.5. Thư chung năm 1976…………………………………..

3. CHÍNH QUYỀN TỪ KHƯỚC ĐỐI THOẠI …………………….

     3.1. Tội cá nhân, trách nhiệm tập thể………………………

     3.2. “Tôị Tổ tông” của Giáo hội Công giáo………………..

     3.3. Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Yêu nước………………..

4. CÁC GIÁM MỤC DỨT KHOÁT CHỌN CON ĐƯỜNG ĐỐI THOẠI

     4.1. Đối thoại, Nguyên tắc và Thực hành…………………..

     4.2. Đc Nguyễn Văn B́nh và UBĐKCGYN………………..

     4.3. Toà TGM Hà Nội………………………………………

     4.4. Đối thoại kiểu Đc Nguyễn Kim Điền…………………..

     4.5. Đối thoại kiểu Đc Nguyễn Văn B́nh…………………...

     4.6. Thư Chung 1980………………………………………..

5. BƯỚC NGOẶT: CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIÊT NAM………….

     5.1. Đụng độ: Hà Nội lên án Vatican và HĐGMVN……….

     5.2. Thư xin Phong thánh……………………………………

     5.3. Uỷ ban ĐKCGYN : cái loa của chính quyền…………...

     5.4. Giám mục Bùi Tuần : Phức tạp, Thiếu tế nhị, Bất lợi…..

     5.6. Hai Hội nghị, nhưng các Giám mục không khá hơn……

6. TINH THẦN DỐI THOẠI ƯU THẮNG…………………………..

     6.1. Đc Nhật và HĐGMVN Nhiệm kỳ IV-V (1989-1995)…..

     6.2. Đc Hoà và HĐGMVN nhiệm kỳ VIII (2001-  )…………

     6.3. Hai bức thư mang tính cách leo thang…………………...

     6.4. Hồng y Phạm Minh Mẫn…………………………………

     6.5. Đc Ngô Quang Kiệt, một tiếng nói khác ?.........................

Thay lời kết…………………………………………………………….

Phụ Lục……………………………………………………………….

 

 

TÓM LƯỢC 

 

Từ khi đảng CSVN thống lănh đất nước, có không một đường hướng của hàng Giáo phẩm Công giáo đối với Chinh quyền toàn trị ? Trả lời “không” hay “có” đều dễ bị phản bác. Điều nhiều người có thể đồng ư đó là các giám mục miền Nam, rồi cả các giám mục miền Bắc chủ trương nh́n nhận thực tế chính trị, sẵn sàng hợp tác và đối thoại với chính quyền nhằm phục vụ công ích.

Nhưng trước thái độ cởi mở của Giáo phẩm Công giáo, Chính quyền từ khước đối thoại, dùng Công an, Mặt trân Tổ quốc và nhóm Công giáo yêu nước để áp đặt chính sách đàn áp tôn giáo rất khắc nghiệt đă thực hiện tại miền Bắc.

Trước sự kiện này, có những vị giám mục kiên vững đối thoại một cách nghiêm túc, có những vị giữ yên lặng (một sự yên lặng không nhất thiết thụ động), có những vị mềm dẻo tới mức khó phân biệt giữa khoan nhượng và nhượng bộ. V́ không thể và cũng không có khả năng đi vào chi tiết, trong bài này chúng tôi chủ yếu đề cập đến những vị đứng đầu 3 giáo tỉnh Hà Nội, Huế, Sài G̣n và HĐGMVN.  

Nói chung, tuy có những khác biệt cá nhân, nhưng trong chiều sâu có một sự đồng thuận nào đó -một cách đối phó ôn hoà nhưng bền bỉ- phản ánh nếp sống đức tin có khi mộc mạc nhưng sâu sắc, âm thầm nhưng thiết thực của cộng đoàn công giáo.

Sự đồng thuận ấy biểu lộ mănh liệt qua vụ Phong Thánh 117 Chân Phúc Tử đạo Việt Nam, năm 1988, điểm cao của sự căng thẳng (để khỏi nói là mâu thuẫn) giữa Chính quyền và Giáo hội Công giáo.

Sau vụ này, Chính quyền đổi thái độ v́ nhận ra rằng cơ cấu tổ chức chặt chẽ của Giáo hội Công giáo không chỉ là một cơ cấu xă hội. Nó c̣n là và trước hết là dạng thái xă hội của một niềm tin. Cơ cấu xă hội có thể lũng đoạn, phá huỷ. Ḷng tin không dễ ǵ lay chuyển. Chính quyền đă nhận ra điều đó và chấp nhận liên hệ trực tiếp với các giám mục.

 

Từ năm 1989 tới nay, song song với những cuộc đàm phán giữa Vatican và Hà Nội, có cuộc đối thoại khó khăn giữa Nhà nước độc tài và hàng Giáo phẩm Công giáo Việt Nam. Cuộc đối thoại ấy diễn ra khá thất thường, ‘en dents de scie’, lúc lên lúc xuống. Dĩ nhiên, chính quyền giữ vai tṛ chủ động, lúc đóng lúc mở, tuỳ hứng, tuỳ nơi, tuỳ đối tượng.

Chủ thể đối thoại, về phía Giáo phẩm Công giáo, là HĐGMVN. Nhưng cũng là cá nhân từng giám mục, nhất khi một giám mục có một vị trí cao trong hàng giáo phẩm th́ tiếng nói của một cá nhân có trọng lượng lớn không kém tập thể HĐGM.

Khi HĐGMVN lên tiếng, trong các Thư chung chẳng hạn, th́ tương đối có sự thống nhất, nhưng sự hiệp nhất này không che giấu nổi những khuynh hướng khác nhau, thậm chí khác biệt giữa các giám mục. Âu cũng là nét tự do cố hữu của người công giáo (rất tuân phục Hội Thánh nhưng rất tự do con cái Chúa) ? Cũng có thể là do chính quyền khéo thao túng bằng những biện pháp tinh vi, xảo trá. Kết quả, ba mươi năm sau, mặc dầu những giằng co và căng thẳng tồn đọng, tiếng nói của hàng Giáo phẩm Công giáo Việt Nam có trọng lượng hơn và được chính quyền nể v́ hơn…

 

 

***

 

Sau hiệp định Genève, một triệu người miền Bắc tản cư vào Nam. Phần lớn là công giáo. Trong số người công giáo, tỷ lệ giám mục, linh mục, tu sĩ lớn hơn giáo dân nhiều[1]. Sau ngày 30 tháng tư năm 1975, mấy triệu người bỏ nước ra đi. Trong số này, công giáo chiếm một tỷ lệ nhỏ (15% ?). Đặc biệt không có một giám mục nào ra đi, kể cả Đc Phạm Ngọc Chi, nguyên là Giám mục coi sóc Giáo phận Bùi Chu. Hơn nữa, HĐGM/VN miền Nam chủ trương rơ ràng không tị nạn. Đây là sự kiện then chốt, tượng trưng cho một thái độ : đảm nhận thực tại ; và biểu hiện một tinh thần : tinh thần đối thoại. Ba mươi năm qua, thái độ ấy, tinh thần ấy đă biến chuyển ra sao, đă gặp những trở ngại nào và thu lượm được những thành quả ǵ cho Giáo hội, cho Đất nước ?

Để trả lời câu hỏi trên, chúng tôi đề nghị phân tách một số sự kiện và văn bản mà những người quan sát đều có thể biết đến. Xin bỏ ngoài những lời đồn thổi về những hành động, những liên hệ bí mật ; v́ tính cách thất thiệt của chúng và v́, theo thiển ư, dù có thiệt đi nữa, cũng không mang tính quyết định.

 

1.     NHỮNG PHẢN ỨNG BAN ĐẦU

 

Sau khi Miền Nam tan ră như chim vỡ tổ, không có ngay một phản ứng chung của HĐGM miền Nam. T́nh thế lộn xộn, nhớn nhác lúc đó không cho phép. Tuy nhiên phản ứng mau lẹ của hai vị đứng đầu hai Giáo tỉnh miền Nam, Tổng Giám mục Huế, Đc Nguyễn Kim Điền và Tgm Sài g̣n, Đc Nguyễn Văn B́nh đủ đại diện cho toàn thể hàng Giáo phẩm công giáo miền Nam.

1.1. Đc Nguyễn Kim Điền, Tgm Huế.

Ngày 30 tháng tư quân đội miền Bắc mới vào Dinh Độc lập, nhưng sáng ngày 26 tháng 3, cờ của Mặt trận Giải phóng Miền Nam đă treo trên Thành phố Huế rồi. Ai cũng biết, thực chất là quân đội miền Bắc, nhưng Hà Nội vẫn c̣n dùng con bài Mặt trận Giải phóng để tránh tiếng xâm lược miền Nam. Đức cha Điền lúc đó đang ở Sài g̣n, hối hả ngược ḍng người tị nạn chạy về Huế.

Lời phát biểu ngày 09.04.1975

Trong lễ ra mắt của Uỷ ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng thành phố Huế ngày mồng 9 tháng 4, Đc Điền đă nói lên cảm tưởng của ḿnh. Xin lấy lại toàn văn (chúng tôi ấn mạnh một số từ) :

“ Ở đời này, không có ǵ quư hơn mạng sống con người, không có ǵ quư hơn độc lập tự do. Bao nhiêu mạng sống con người được bảo tồn, nếu chiến tranh chấm dứt sớm đi một ngày. Chiến tranh đă chấm dứt trên một phần lớn của quê hương chúng ta. Độc lập hôm nay là một sự thực cho cố đô Huế.

C̣n tự do th́ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đă long trọng bảo đảm cho toàn thể đồng bào, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng cho đồng bào các tôn giáo.

Mạng sống của con người, độc lập của đất nước, tự do của nhân quyền được bảo đảm, như vậy niềm vui mừng của chúng tôi, của những người công dân công giáo Việt Nam yêu nước, được trọn hảo.

Như vậy, đồng bào công giáo nguyện tích cực góp phần với tất cả đồng bào ruột thịt để cùng với Mặt trận Dân tộc Giải phóng xây dựng một xă hội đầy t́nh thương, tự do, dân chủ, thịnh vượng, hoà b́nh, trong đó chúng tôi được chu toàn bổn phận đối với Tổ quốc và đối với Thiên Chúa ”.

Lời phát biểu ngắn, rất ngắn. Nhưng nghiêm túc và đầy đủ. Chiến tranh chấm dứt. Tổng giám mục Huế không nói chuyện thắng bại, chỉ mừng cho những mạng sống con người được bảo tồn. Vần đề c̣n lại là tự do, dân chủ, nhân quyền ; chính quyền mới bảo đảm. Thể theo sự bảo đảm ấy, người công giáo vui mừng, nguyện tích cực hợp tác để chu toàn bổn phận đối với Thiên chúa và Tổ quốc : xây dựng một xă hội t́nh thương, tự do, dân chủ.

Thư ngày 01.04.75

Trước đó, ngày mồng một tháng tư, Đc Điền đă lên tiếng trong một bức thư gửi linh mục, tu sĩ và giáo dân của Tổng Giáo phận (Phụ lục 1).

Lá thư nh́n nhận “ Chiến tranh đă chấm dứt trên giáo phận Huế. Đó là điều chúng ta mong ước và cầu nguyện từ 30 năm nay”. Đă qua rồi, thời gian của hăi hùng, lo âu, thù hận, chém giết. Mời gọi linh mục, tu sĩ, giáo dân “hoan hỷ sẵn sàng và hăng say cộng tác với mọi người thiện chí, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ Cách mạng để xây dựng lại quê hương sau bao đổ vỡ tang tóc, hầu đem lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho đồng bào ruột thịt”. Kêu gọi hăy khoan dung, tha thứ mọi lỗi lầm, đừng nghi ngờ, thù hận ai và gây sợ hăi cho ai. Nhưng trái lại, phải hiểu tốt, thông cảm và nh́n nhận thiện chí của người khác”, “đoàn kết, yêu thương và phục vụ người khác, giúp đỡ và chia sẻ cơm áo với đồng bào, không phải chỉ chia sớt những ǵ ḿnh dư thừa, mà c̣n trao nhường những ǵ ḿnh chỉ có vừa đủ”. Nói một cách khác, “phaỉ cùng nhau xây dựng thế giới huynh đệ đại đồng”. “Nhưng không phải dừng lại đó, mà để nhờ đó chúng ta đạt tới đời sống huynh đệ trường cửu”. Cụ thể : “Trong mọi hoàn cảnh, chúng ta hăy sống Phúc Âm của Chúa Giêsu cho đến tận cùng”. Cho đến tận cùng, nghĩa là nếu cần, phải sẵn sàng “thí mạng sống ḿnh”. 

Tóm lại, vui mừng v́ chiến tranh chấm dứt ; đón nhận, phục tùng chính quyền mới ; hoan hỉ phục vụ và cộng tác với mọi người thiện chí để xây dựng lại đất nước ; nhưng đồng thời tuyệt đối trung thành với Phúc Âm của Chúa Giêsu. Đức cha Điền không nói ǵ đến Đảng Cộng sản Việt Nam, v́ chính quyền mới, trên danh nghĩa vẫn là Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Tuy nhiên, “thế giới huynh đệ đại đồng” ám chỉ một thứ ước mơ, một hứa hẹn trần thế nào đó… một điểm gặp gỡ có thể có giữa những con người thiện chí.

 

1.2. Đc Nguyễn Văn B́nh, Tgm Sài g̣n

Đức cha B́nh lên tiếng qua hai lá thư. Một thư gửi 5 ngày sau khi Sài g̣n thất thủ và một thư dài hơn, gửi ngày 12 tháng 6.

Thư ngày 05.05.1975 :

Cũng như Đc Điền, Đc B́nh hân hoan v́ “chiến tranh đă chấm dứt, hoà b́nh đă trở lại trên đất nước thân yêu của chúng ta. Từ nay không c̣n bom đạn, tang tóc, hận thù, phân ly”. Ngài cũng mời gọi người công giáo “cùng với anh em đồng bào dưới sự hướng dẫn của Chính phủ Cách mạng Lâm thời, xây dựng một nước Việt Nam thịnh vượng, một xă hội mới tiến bộ, công b́nh, giàu t́nh thương”, “tất cả những ǵ liên quan đến công ích, chúng ta hăy tích cực tham gia như những công dân gương mẫu” ; cũng nhắc tới “sự hiểu biết, ḷng tha thứ và quảng đại”. Đặc biệt, Đc cảnh giác mọi người về “những tin đồn vô căn cứ làm cho chúng ta hoảng hốt, hoang mang hay khép kín”. So sánh với thư Đc Điền, thư Đc B́nh có những lời lẽ phần nào ‘tích cực’ hơn : chẳng hạn, người công giáo “phải hoà ḿnh vào nhịp sống của toàn dân, đi sâu vào ḷng dân tộc”, “phải hướng ḿnh theo trào lưu của lịch sử”. “Trong phạm vi sống đạo, hoàn cảnh mới sẽ giúp chúng ta vượt qua nhiều h́nh thức phụ thuộc để sống những điều chính yếu nhất : chính là cởi bỏ người cũ, mặc lấy con người mới để sống mầu nhiệm Phục sinh một cách cụ thể và sống ḷng Tin Cậy Mến tới mức tối đa”. Điều sau cùng này đáng chú ư : phải vượt qua nhiều h́nh thức phụ thuộc trong nếp sống đạo v́ trong hoàn cảnh mới, những h́nh thức ấy sẽ không c̣n nữa. Nói trắng ra, sẽ mất mát rất nhiều. Nhưng dù cho có mất hết, vẫn c̣n, phải c̣n những điều chính yếu nhất. Có lẽ khi mất hết, cũng là khi người tín hữu có cơ may để sống mầu nhiệm Phục Sinh. Nói cách thông thường : sống cho ra người tín hữu.

Thư Luân Lưu ngày 12. 06. 1975

Thư Luân lưu là một lá thư được đọc trong các nhà thờ. Nó mang tính huấn giáo trang trọng. Lá thư khởi đầu như sau :

“Trong sứ mệnh mục vụ được Giáo hội giao phó, mặc dầu đă có một thông cáo của Toà Tổng giám mục đề ngày 5. 6. 1975, chúng tôi thấy cần lưu tâm thêm quí cha, quí tu sĩ và anh chị em giáo hữu về bổn phận của người công giáo đối với chính quyền cũng như đối với Quốc gia Dân tộc và đối với Giáo hội tại địa phương cũng như trên thế giới”.

Như vậy, lá thư đề ngày 5.6.1975 chỉ là một thông cáo. Lá thư ngày 12.6.1975 là một giáo huấn, nằm trong sứ mệnh mục vụ của Giám mục. Danh từ ‘chúng tôi’ chỉ Đc B́nh, Tgm và Đc Nguyễn Văn Thuận, Tgm phó với quyền kế vị. Các ngài lưu tâm ‘thêm’ linh mục, tu sĩ và giáo hữu… Đọc có thể nghĩ rằng, thư luân lưu này chỉ bổ túc cho Thông cáo kia. Thực ra, về h́nh thức cũng như nội dung, bức thư này nặng kư hơn nhiều. Trong một hoàn cảnh hỗn tạp, đầy hoang mang, lá thư được tŕnh bày như một văn kiện về giáo lư nhằm giúp người tín hữu, linh mục, tu sĩ cũng như giáo dân t́m ra, dưới ánh sáng Phúc Âm và Công Đồng Vatican 2, những giải đáp cụ thể cho những vấn nạn của thời cuộc.

Lá thư đưa ra 4 loại bổn phận của người tín hữu, liên quan đến 4 lănh vực không nên lẫn lộn, không được lẫn lộn : Chính quyền, Dân tộc, Giáo hội tại Việt Nam, Giáo hội hoàn vũ.

Đối với Chính Quyền :

Về nguyên tắc, Giáo hội luôn luôn công nhận và hợp tác với chính quyền để mưu cậu hạnh phúc cho dân. “Cộng đồng chính trị và công quyền xây nền tảng trên bản tính con ngươi, nên cũng nằm trong trật tự do Thiên Chúa an bài” (Hiến chế Vui mừng và Hy vọng số 74). V́ thế Giáo hội dạy ta phải công nhận và phục tùng chính quyền, góp phần hợp tác với chính quyền trong việc mưu cầu hạnh phúc cho toàn dân”. V́ mục đích là mưu cầu hạnh phúc cho toàn dân, “khi công quyền vượt quá giới hạn của ḿnh mà đàn áp nhân dân, thí chính nhân dân cũng không nên từ chối thi hành những ǵ khách quan xét thấy phù hợp với đ̣i hỏi của công ích. Nhưng nhân dân dược phép bênh vực quyền lợi của ḿnh cũng như của đồng bào, chống lại những lạm dụng của công quyền, tuy nhiên phải tôn trọng những giới hạn do luật tự nhiên và Phúc Âm đă vạch ra”.

Trên đây là nguyên tắc. Thực tế, đối với chính quyền cách mạng đương quản trị Miền Nam, lá thư : “hoan nghênh chủ trương hoà giải hoà hợp dân tộc và tự do tôn giáo được đề ra trong Sắc lệnh về Tôn giáo của chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đề ngày 14.5.1955, trong chính sách tôn giáo của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và trong bản Tuyên bố của Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam về chính sách đối với vùng mới giải phóng đề ngày 1.4.1975”. Chủ trương hoà giải hoà hợp dân tộc và tự do tôn giáo rồi sẽ có được thực hiện không ? Lá thư hy vọng !

Đối với Quốc gia Dân tộc : Tham gia hợp tác.

“Người công giáo như mọi công dân khác đều có bổn phận tham gia vào việc xây dựng quốc gia và hợp tác với chính quyền trong mọi công cuộc ích quốc lợi dân”. Như mọi công dân, không hơn không kém, người công giáo có trách nhiệm góp phần vào việc tái thiết quê hương xứ sở. Mỗi người tùy theo vị trí và khả năng của ḿnh.  Nguyên tắc trong trường hợp này là hợp tác với chính quyền khi chính quyền nhằm ích quốc lợi dân. Vậy hợp tác với chính quyền không hề có nghĩa là nhắm mắt chạy theo chính quyền. V́ như đă nói trên, khi công quyền vượt quá giới hạn của ḿnh mà đàn áp nhân dân, th́ “nhân dân được phép bênh vực quyền lợi của ḿnh cũng như của đồng bào, chống lại những lạm dụng của công quyền”, dĩ nhiên, trong sự tôn trọng những giới hạn của luật tự nhiên và, với người công giáo, của Phúc Âm.

Nhưng điểm đáng lưu ư đó là sự phân biệt cần thiết giữa chính quyền và nhân dân. Lá thư viết : “bổn phận người công giáo đối với chính quyền cũng như đối với Quốc gia Dân tộc”. Vậy phải phân biệt Chính Quyền và Quốc gia Dân tộc. Từ “quốc gia” trong tiếng Việt vừa chỉ Nhà nước, tức chính quyền vừa chỉ nhân dân hay dân tộc (Nation). Trước một chính quyền luôn luôn tự đồng hoá ḿnh với nhân dân, sự phân biệt này có giá trị của một lời cảnh cáo.

Đối với Giáo hội Công giáo tại Việt Nam

Về chuyện nội bộ của Giáo hội, lá thư không úp mở : “T́nh thế mới, chắc hẳn phải có những phương thức mới để sống và hành động. V́ thế, cần có sự thích nghi và đổi mới để phục vụ cho hữu hiệu hơn”. Miền Nam đang sống một cuộc đổi đời. Ngay Chính phủ Cách mạng Lâm thời cũng rất lâm thời. Có lẽ những người trong cuộc đă biết nó hết thời từ lâu. Vậy t́nh thế mới, mới chỉ bắt đầu. Và công việc thích nghi đ̣i hỏi nhiều suy tư, cầu nguyện. Nhưng, một cách rất ư nghĩa, lá thư khẳng định rằng ngay từ lúc này, có 2 việc cần làm ngay : Duy tŕ mối đồng tâm nhất trí và đào sâu Đức tin.

Tương lai chưa biết thế nào, nhưng điều chắc chắn là Giáo hội sẽ phải thích ứng với một chính sách tôn giáo đă được thực hiện ngoài Bắc. Thực hiện ra sao, các giám mục trong Nam thừa biết và hẳn không ai ảo tưởng. Cụ thể, Giáo hội sẽ mất mát nhiều. Mất những cái đáng mất, những cái không đáng mất và nhất là những cái cần thiết. Tuy nhiên nếu c̣n đức tin th́ c̣n Giáo hội. Hơn nữa đây là cơ hội để sống đức tin cách tinh tuyền hơn. Vậy phải  đào sâu Đức tin. Phải học hỏi giáo lư, đặc biệt trong gia đ́nh. V́ từ đây giáo lư sẽ bị tấn công và học hỏi giáo lư ngoài gia đ́nh sẽ gặp nhiều khó khăn. Một đường hướng căn bản được phác hoạ, đường hướng cố hữu của Kitô giáo : “Trong mọi hành động (…) hăy lấy Đức tin làm đèn soi sáng, Lời Chúa làm kim chỉ nam và Đức Ái làm động lực”.

Về sự hiệp nhất trong Giáo hội, lá thư nghiêm khắc : “Chúng ta hô hào, cổ vơ tinh thần đoàn kết quốc gia. Canh tân, hoà giải. Thật không ǵ mỉa mai và mâu thuẫn cho bằng trong nội bộ chúng ta lại thấy phơi bày ra trước mắt mọi người những cảnh chia rẽ, lên án nhau là phản động. Đă đến lúc chúng ta phải hàn gắn lại những nứt rạn đó”. Tất cả trong hai chữ “phản động” ! Sau ngày 30.4.1975 và dai dẳng cho tới những năm đấu của thế kỷ 21, hai chữ này trong ngôn ngữ Đảng, mang một nội hàm quái gở. Tất cả những ai, những ǵ không thuộc về  Đảng đều bị thích dấu và lên án là phản động. Sài G̣n : nguỵ, xấu, truỵ lạc, đĩ thoă… phản động. Tp Hồ Chí Minh : trong sạch, đạo đức, khoa học… cấp tiến. Dĩ nhiên, người công giáo, đặc biệt hàng Giáo phẩm bị xếp vào bên phản động như mọi thứ ‘nguỵ’ rồi. Mà đấy mới là cái án chung thôi. Phật giáo Ấn Quang cũng bị liệt kê vào loại phản động. Công giáo, đặc biệt hàng Giáo phẩm c̣n lănh cái án riêng : ngoại lai, tay sai thực dân đế quốc v.v… Trong ḷng Giáo hội Công giáo có nhiều nhân tố gây chia rẽ, nhưng một điều không thể chấp nhận, đó là ghép cho nhau tội phản động. Chỉ có những người công giáo vô t́nh hay hữu ư đă đứng hẳn về phía chính quyền, mà v́ thế, tự tách ḿnh ra ngoài Giáo hội, mới làm thế, mới quy cho người đồng đạo của ḿnh cái tội phản động. Rơ ràng lá thư luân lưu gọi đích danh những người công giáo mệnh danh cấp tiến trước kia và đặt họ trước trách nhiệm của họ trong hoàn cảnh mới. Nếu họ tự coi ḿnh là những người có đầu óc phê phán, tôn trọng sự thật, yêu hoà b́nh, yêu tự do, đứng về phía kẻ yếu, kẻ bị đàn áp v.v… th́ họ phải biết nh́n ra đâu là phận sự của họ[2].

Đối với Giáo hội hoàn vũ

Giáo hội Việt Nam là một phần trong nhiệm thể duy nhất của Giáo hội toàn cầu, mặc dầu vẫn được tự do để thích nghi với truyền thống và văn hoá dân tộc. Quyền tự do đó, trong phạm vi điều hành tại địa phương không được làm ta tách rời Giáo hội phổ quát duy nhất, mà ngược lại, ta vẫn phải hiệp nhất và cảm thông cùng Giáo hội khắp nơi trên thế giới. Thiết thực là mấy điểm chính yếu sau đây :

Trung thành với truyền thống chân chính, “bằng bất cứ giá nào”. Không có giáo hội tự trị.

Phục quyền Đức Giáo Hoàng : “Vai tṛ của ngài đứng ngoài các quốc gia và thuần tuư tôn giáo, đồng thời phục vụ nhân loại bằng cách đem lại t́nh đoàn kết giữa các quốc gia, cổ vơ công cuộc phát triển các dân tộc và bảo vệ hoà b́nh thế giới”. Vậy “khi những người công giáo khắp nơi trên thế giới vâng phục quyền Đức Giáo Hoàng th́ không phải vâng phục một người của riêng một quốc gia nào, mà là vâng phục một uy quyền tôn giáo phổ quát”. “V́ thế, ta cần phân biệt cho rơ để tránh những hiểu lầm tai hại và không lo sợ rằng vâng phục Đức Giáo Hoàng là nô lệ, vọng ngoại”. Vai tṛ của Đức Giáo Hoàng có luôn luôn thuần tuư tôn giáo không ? Điều chắc chắn là vâng phục Đức Giáo chủ về mặt tín lư, hiệp thông với ngài và với Giáo hội hoàn vũ chẳng có ǵ là vọng ngoại. Có những định kiến và những mặc cảm quá lỗi thời. Cuộc đổi đời năm 1975 là dịp tốt để rũ bỏ chúng. Một cách nào đó, Thư luân lưu kêu gọi linh mục, tu sĩ, giáo dân hăy hănh diện là người Việt Nam và hănh diện là người Công giáo.

Lá Thư luân lưu của Toà Tổng giám mục Sài G̣n ngày 12 tháng 6 chỉnh lại những lời lẽ c̣n hàm chứa mặc cảm và vô t́nh biểu lộ sự sợ hăi trong thông cáo ngày 5 tháng 5, như “đi sâu vào ḷng dân tộc”, “hướng ḿnh theo trào lưu của lịch sử”... Nhưng nét nổi bật đáng ghi nhớ và, ba mươi năm sau, phải nhắc lại, đó là, thái độ đúng đắn, sáng suốt và nghiêm túc của hai vị đứng đầu hai Giáo tỉnh miền Nam trước t́nh thế mới. Cả hai hân hoan đón mừng hoà b́nh, công nhận chính quyền mới, sẵn sàng và mong muốn được hợp tác để phục vụ đất nước và đồng bào. Tiếc thay, thái độ ấy đă không được Chính quyền mới tiếp nhận, như ta sẽ bàn sau (phần 3).

 

 

2.     SỰ CHUYỂN HƯỚNG CỦA HÁNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

 

Những giờ phút linh thiêng của Dân tộc. Nh́n vào thái độ của hàng Giáo phẩm công giáo miền Nam qua mấy bức thư trên, nhận thấy có một sự thay đổi quan trọng theo ḍng thời gian đối với Chính quyền cộng sản. Để nhận ra sự thay đổi có thể gọi là đổi hướng này, phải nhắc sơ qua những ǵ đă xảy ra 60 năm về trước. Phải trở lại những năm 1945. Cách mạng tháng tám bùng nổ vào một thời điểm tuyệt hảo của dân tộc. Những giờ phút thiêng liêng ấy, toàn dân muôn người như một, hăng say đón chào Độc lập. Nghe nói Đc Hồ Ngọc Cẩn, Gm Bùi Chu, dâng giây chuyền vàng đeo thánh giá của ngài cho tuân lễ vàng. Hồi đó mới chỉ có 4 giám mục là người Việt Nam[3]. Bốn vị này đă gửi hai điện văn “yêu cầu Đức Giáo Tông, Triều đ́nh La mă, các Hồng y, Tổng giám mục, Giám mục và hết các giáo sĩ cùng giáo dân toàn cầu, ủng hộ nền  độc lập của Tổ quốc Việt Nam chúng tôi”. Các vị “ hô hào hai cường quốc Anh Mỹ xin can thiệp một cách hữu hiệu để (Việt Nam) khỏi lâm vào nạn binh đao ghê sợ, giữa lúc cả hoàn cầu đă được hưởng thái b́nh bấy lâu mong đợi”. Và không quên nhắc lại : “Ở nước chúng tôi cũng như ở các nước khác lúc này phải là lúc lo việc tu tạo những đổ nát, chứ không phải chồng chất thêm những điêu tàn. Cuộc chiến tranh toàn cầu vừa qua là một chiến tranh phá hoại, nước chúng tôi cũng không tránh được cái ảnh hưởng của nó: nhiều tỉnh Bắc bộ vn đă phải một thời cơ cận khủng khiếp, dân mười phần chết mất một ! Mà hiện nay lại thêm cái nạn thuỷ lạo phá hại đồng ruộng ở nhiều nơi, ai cũng lo rằng: rồi ra lại c̣n đói khổ hơn trước, v́ sức sản xuất bạc nhược nuôi ḿnh không đủ, mà c̣n phải cung cấp cho quân đội Đồng Minh và Nhật bản đang đóng một số rất đông trên thổ địa Việt Nam”.

Nhưng sự đồng tâm nhất trí đă sớm tiêu tan. Chiến tranh đă tiếp nối chiến tranh, khốc liệt và tàn ác hơn.

2.1.Thư chung của các Giám mục Đông Dương ngày 9.11.1951

Các giám mục Đông Dương, họp tại Hà Nội ngày 5 đến 10.11.1951 dưới sự chủ toạ của Khâm sứ Toà Thánh, Đc Gioan Dooley gửi một bức thư nhan đề bằng tiếng Pháp : Lettre commune des ordinaires réunis à Hanoi ; bằng tiếng Việt : Thư Chung Các Giám mục Đông Dương. Bản tiếng Việt đọc trong các nhà thờ ngắn hơn bản tiếng Pháp.

Bức thư đề cao ḷng ái quốc nhưng cảnh giác về “nạn cộng sản duy vật vô thần”, cấm người công giáo không được gia nhập đảng cộng sản, không được cộng tác với cộng sản bất kỳ dưới h́nh thức nào. V́ “nguy cơ cộng sản rất trầm trọng, tai hoạ cộng sản có thể gây ra rất ghê gớm”. Đặc biệt, lá thư kêu gọi giáo dân biết đề pḥng những mưu mô và mánh khoé xảo quyệt cộng sản dám dùng để lường gạt dân chúng” : “Trước hết, cộng sản tỏ vẻ hết sức nhiệt thành với việc cải cách xă hội, và đưa chủ thuyết cộng sản ra làm phương dược giải phóng đau khổ xă hội ngày nay. Rồi họ ẩn ḿnh trong mặt nạ ái quốc, để làm ra bộ sốt sắng với hạnh phúc đồng bào, liên hợp dân chúng dưới lá cờ cộng sản. Nhưng đây chỉ là những phương thế xảo trá để đạt tới mục đích thâm hiểm của họ, để một khi giật được chính quyền, là họ thiết lập ngay một thể chế độc tài chuyên chính. Thực ra, họ chẳng thiết ǵ quyền lợi Tổ quốc, họ chỉ dùng những danh từ ấy như một lá bài để củng cố quyền lợi của chủ nghĩa cộng sản”. Mấy ḍng ngắn gọn nhưng lá thư nói rơ thủ thuật nắm và giữ chính quyền của đảng cộng sản.

2.2.Thư chung của các Giám mục Miền Nam ngày 2.3.1960

Trong số 14 vị kư tên Thư chung năm 1951, chỉ có 6 giám mục người Việt. Ngược lại, Thư chung năm  1960 có chữ kư của 10 giám mục, th́ 7 vị là người Việt. Nhưng lá thư này phê b́nh và lên án cộng sản c̣n gay gắt hơn lá thư trên. Đề tài của lá thư là Cộng sản vô thần. Mục đích của lá thư là giúp giáo dân “có một tài liệu nghiên cứu học hỏi (...) để anh em nh́n thấy rơ mối hiểm hoạ của Cộng sản, để anh em thấu hiểu nó nguy hại và nham hiểm đến mức nào”.

Về hiểm hoạ của cộng sản, lá thư diễn giải chủ trương duy vật vô thần của cộng sản và kế hoạch tiêu diệt Giáo hội công giáo :

1)   Chủ trương vô thần cộng sản “khơi động tất cả những ǵ là hèn hạ xấu xa nhất của con người”, “tước đoạt hết tự do của con người, kể cả tự do tín ngưỡng”, “phá đổ hết mọi thứ trật tự, trật tự siêu nhiên, trật tự tự nhiên, trật tự xă hội, trật tự Giáo hội, và ngay cả quyền bính trật tự giữa cha mẹ với con cái trong gia đ́nh”, “chối bỏ quyền tư hữu và do đó khiến con người hoàn toàn bị nô lệ, cô độc”.

2)   Kế hoạch tiêu diệt Giáo hội của Cộng sản trước kia thường dùng “khủng bố, giết chóc, tàn phá” nhưng chính sách ấy khiến người công giáo thêm gan dạ, đoàn kết “nên ngày nay họ quay sang một chiến thuật mới, nó tế nhị và xảo quyệt hơn nhiều”. Như “trà trộn vào các cơ quan Công giáo để thi hành thủ đoạn bám địch để giết địch”, “lợi dụng sắc đẹp và sức quyến rũ của phụ nữ”, “len lỏi vào các học đường do Giáo hội thành lập (...) lẩn lút giữa các sinh viên, cảm thông những tâm t́nh của họ”, “t́m cách chịu phép Rửa tội (...), nếu có cần cũng rêu rao đến t́nh yêu Thiên Chúa”, “dự hết các buổi lệ tôn giáo và luôn luôn niềm nở, rất hiền từ, lợi dụng hết mọi phương kế khôn ngoan và thiên h́nh vạn trạng trà trộn với các giáo sĩ”, “phải có sáng kiến trên mọi phạm vi, lén lút vào mọi ngành của Giáo hội, thu lượm cảm t́nh của giáo dân, rồi nhờ đó, ta có đủ phương tiện lọt vào bộ máy điều khiển của Giáo hội”

 

Đọc Thư chung của các giám mục Đông Dương, người đọc có quyền nghĩ tới điều các giám mục không nhắc tới : quân đội viễn chinh của nước Pháp và ư đồ tái chiếm Việt Nam. Đảng cộng sản Việt Nam dùng lá bài Độc Lập, nhưng nước Pháp cũng dùng lá bài chống cộng. Tuy nhiên, những ǵ xảy ra ngoài Bắc sau 54 và trong Nam sau 75 đă xảy ra đúng như lời cảnh báo của các giám mục. Về kế hoạch xâm nhập nhằm tiêu diệt Công giáo, lá thư năm 1960 cũng nói đúng một cách đáng lo sợ. Nếu những người cộng sản nằm vùng là những con người mang bộ mặt hiền lành, khiêm nhu, đạo đức v.v... th́ làm cách nào nhận diện được họ ? Hậu quả tất yếu là nghi ngờ tràn lan, và người ta sẽ chụp mũ cộng sản cho bất cứ ai.

Điều thiết yếu nêu lên trong cả hai lá thư, đó là Cộng sản và Công giáo không đội trời chung. Không có hoà giải, chỉ có mâu thuẫn và ḱnh địch. Xét về phương diện chính trị, đây là một dạng của chiến tranh lạnh. Thư chung 1960 viết : “Để đánh lừa những người ngây thơ, dễ tin, người ta đă dám công khai tuyên truyền thuyết sống chung tưởng như có thể có sự sống chung giữa sự lành và sự dữ, giữa nhân đức và tội ác, giữa Thiên Chúa và ma quỷ. Nhưng anh em phải biết sự sống chung ấy không thể thực hiện được”. Để lên án thuyết sống chung, các giám mục đồng hoá cộng sản với sự dữ, tội ác, ma quỷ. Các ngài c̣n trích dẫn Thông điệp của Giáo hoàng Gioan XXIII để bảo vệ lập luận đó. Nhưng đọc trích dẫn, không hề thấy Gioan 23 khước từ thuyết chung sống hay tệ hơn, đồng hoá mâu thuẫn Công giáo / Cộng sản với mâu thuẫn Nhân đức / Tội ác, Thiên Chúa / Ma quỉ.

2.3.Chuyển hướng và chuẩn bị.

Thời cuộc biến đổi. Vatican 2 : một luồng gió mới cho Giáo hội Công giáo. Tại Việt Nam, hoàn cảnh và hướng đi của Công đồng ảnh hưởng lối nh́n của các giám mục. Những thông cáo và thư chung của các cuộc họp thường niên phản ánh sự thay đổi. Ta hay coi những năm cuối của Cộng hoà Miền Nam.

Hiệp ước Paris kư ngày 27 tháng 01 năm 1973. Lịch sử như sắp sang trang. Chiến tranh có thể chấm dứt nay mai; điều mà mọi người hằng mong đợi. Trong Giáo hội có sự chuẩn bị tinh thần và nhân sự. Ngày 03.02.73 HĐGM miền Nam gửi thư cho “Toàn thể Giáo hữu Công giáo Việt Nam”, nhằm cống hiến những nguyên tắc mục vụ cho sự lựa chọn thái độ thích đáng “trước những biến chuyển lịch sử đang dồn dập tới”. Lá thư như đoán trước một kết thúc không mấy khả quan : “Vận mạng Đất nước, Dân tộc và Giáo hội đang và sẽ gặp thử thách nặng nề”. Đối phó với t́nh thế mới, các giám mục tỏ ra bớt gay gắt với chế độ cộng sản. Các ngài coi cuộc chiến tranh kéo dài những năm qua là “cuộc huynh đệ tương tàn”, “hậu quả của một cuộc tranh giành quyết liệt giữa hai khối” ; tiếp tục chống lại chủ nghĩa vô thần, nhưng nhận diện nó cách phức tạp hơn, v́ “duy vật vô thần không phải chỉ có nơi những quốc gia ra mặt chống đối Giáo hội, vu khống Giáo hội, chia rẽ Giáo hội. Nó c̣n ngấm ngầm phá hoại kinh khủng trong các nước người ta thường gọi là thuộc khối tự do”[4].

Tuyên Ngôn HĐGMVN dầu năm 1974 khẩn thiết hơn. V́ chiến tranh vẫn c̣n tiếp diễn, các giám mục “tha thiết yêu cầu Chánh phủ hai miền Nam, Bắc, cùng một lượt, và song phương, trong t́nh thương dân tộc, ngưng hẳn mọi hoạt động chiến tranh, chấm dứt ngay việc tuyên truyền thù nghịch” để tạo cơ hội “hiểu biết nhau, thông cảm nhau và hoà giải với nhau”. Cụ thể, yêu cầu hai bên trao trả tù binh, cho phép Hồng Thập tự tự do hoạt động v.v…Đặc biệt, xin Chánh phủ miền Bắc “ban hành mọi tự do dân chủ, nhất là tự do tôn giáo thực sự”, “cứu xét và thả những tù binh chính trị và tôn giáo.  Đối với Chánh phủ Việt Nam Cộng hoà và các bên đối lập thuộc mọi khuynh hướng, yêu cầu mở rộng tự do dân chủ, từ bỏ đối lập bằng vơ khí. Xin Chánh phủ Việt Nam Cộng hoà ân xá và hủy án tất cả các chính trị phạm và, trong tinh thần hoà giải dân tộc, giao hoàn tài sản cho những người bị tịch thu mà không có án toà”.

Các giám mục không phủ định Thư Chung năm 1951 và năm 1960 về sự xung khắc căn bản giữa học thuyết Mác Lê và đức tin Kitô giáo, nhưng coi cuộc tranh chiến sắp chấm dứt như một cuộc huynh đệ tương tàn, và kêu gọi hoà hợp và hoà giải dân tộc.

Chuẩn bi nhân sự.

Để đối phó với t́nh huống mới, các thư chung nhắc nhở giáo dân và giáo sĩ rất nhiều về việc học hỏi, đào sâu giáo lư và kiên tŕ  trong nếp sống đạo. Muốn được thế, những lời khuyên không đủ. C̣n phải chỉnh đốn cơ cấu, tổ chức. Riêng hàng Giáo phẩm, việc củng cố nhân sự rất rơ ràng. Theo báo Công giáo và Dân tộc (số 1214, 2.7.1999) “ trong năm 1975, ngay trước và sau biến cố lịch sử ngày 30.4.1975 (từ 17.3 đến 7.9.1975) có tất cả 12 giám mục được thụ phong (trong đó Đức Giám mục Bùi Tuần được phong đúng vào ngày 30.4.1975) ” Có 3 trường hợp v́ trống toà, cần có giám mục thay thế. Nhưng một loạt giám mục phụ tá được bổ nhiệm cho các giáo phận Kontum, Đà Nẵng, Long xuyên, Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Khánh. Đáng chú ư nữa là việc thuyên chuyển : Đc Huỳnh Văn Nghi được phong làm giám mục phụ tá Sài G̣n, Đc Nguyễn Văn Hoà làm giám mục Phan Thiết. Nhưng Đc Nghi đă phong làm phụ tá Sài G̣n lại được bổ ra Phan Thiết, c̣n Đc Hoà chưa kịp tới Phan Thiết th́ được bổ về Nha Trang thay thế Đc Nguyễn Văn Thuận ngày 25.4.75. Cùng ngày này, Đc Thuận, giám mục Nha Trang đă 9 năm, được bổ làm giám mục phụ tá Sài G̣n với quyền kế vị. Việc bổ nhiệm Đc Thuận về Sài g̣n sẽ gây ra vụ xô xát đầu tiên với chính quyền mới.

Tóm lại, cho tới những năm 60 của thế kỷ trước, thái độ của hàng Giáo phẩm Công giáo Việt Nam là không thể chung sống với cộng sản. Trong Thư chung năm 1973 cũng như trong Tuyên Ngôn năm 1974, thái độ này không c̣n nữa. Nó được thay thế bằng một thái độ ôn hoà và cởi mở. Đặt vào hoàn cảnh lịch sử, sự chuyển hướng của hàng giáo phẩm công giáo miền Nam cần được đánh giá đúng mức, v́ nó ảnh hưởng tới thái độ của mấy triệu người công giáo. Dĩ nhiên, có sức ép của hoàn cảnh chính trị, nhưng thiết tưởng ở chiều sâu của xác tín, thái độ của các giám mục miền Nam phản ánh những chuyển biến trong Giáo hội Công giáo toàn cầu sau Vatican 2. Cử chỉ Giáo hoàng Gioan 23 mở cửa sổ khi người ta hỏi ngài về việc triệu tập Công đồng không chỉ có nghĩa là mở cửa để đón nhận, mà trước hết là mở cửa để đi tới. Mọi nẻo đường đều có thể dẫn tới nhà thờ, nhưng nhà thờ mà làm chi nếu không là điểm dẫn tới mọi nẻo đường trần ? Rũ bỏ những ǵ đă bị thời gian đào thải, thắng vượt những khuôn khổ đă thành sức cản cho một niềm tin sống động ; đi tới, gặp gỡ, cảm thông, hoá giải và hoà giải. Tinh thần ấy dần dần thấm nhuần Giáo hội Công giáo miền Nam. Vậy thái độ cởi mở với chính quyền mới, thể hiện qua tiếng nói của hai Toà Tgm Huế và Sài G̣n không phải là một thái độ bất đắc dĩ. Tuy nhiên, cởi mở, đi tới không có nghĩa là ba phải và nhân nhượng không đồng nghĩa với nhượng bộ. Các giám mục thừa biết t́nh trạng tôn giáo ngoài Bắc ra sao, đặc biệt t́nh trạng Giáo hội Công giáo. V́ thế có chuẩn bị ḥng đối phó với mọi t́nh huống. Nhưng dù có phải đối phó, th́ cũng vẫn với tinh thần cởi mở và đối thoại.

2.4. Khoá họp thường niên năm 75

Cuối năm 1975, các Giám mục Miền Nam họp hội nghị thường niên từ 15 đến 20 tháng 12 tại Sài G̣n vừa đổi tên là Tp Hồ Chí Minh. Lẽ ra, sau một khoá họp như thế phải có một Thư Chung, nhưng các ngài chỉ gửi đi một Thông Cáo Chung. Chứng tỏ có sự dè dặt chi đó. Thông cáo cho biết các GM đă áp dụng một phương pháp làm việc mới : “Đứng trước hoàn cảnh mới mẻ và phức tạp, chúng tôi ư thức tầm mức quan trọng của khoá họp này và v́ thế, chúng tôi đă nhất trí đề ra một phương pháp mới để làm việc. Chúng tôi nghĩ rằng chưa mấy ai trong chúng ta có đầy đủ kinh nghiệm về nếp sống mà dân chúng Miền Nam mới đi vào. V́ thế chúng tôi thấy cần thu thập thật nhiều yếu tố của các vấn đề liên quan đến nếp sống hiện tại. Do đó, chúng tôi đặt trọng tâm của khoá họp vào việc lắng nghe và t́m hiểu”, để sửa soạn một cuộc họp khác vào năm 1976. Lắng nghe và t́m hiểu ở đây không phải là những sáo ngữ. Mà là một cuộc tham khảo ư kiến rộng răi, thể hiện một phương pháp làm việc mới !

Nhằm gợi lại phần nào bầu khí của hội nghị,  xin trích dẫn sau đây gần hết bản tường tŕnh của V.K.P. (Lm Vũ Khởi Phụng) viết ngày 20.12.75 và đăng trong nguyệt san Đứng Dậy (số 76, tháng 12.1975, tr. 32-35) :

“Từ ngày 15 đến 20 tháng 12, 1975, HĐGM của Giáo hội Công giáo miền Nam Việt Nam đă họp tại thành phố HCM. Tất cả các giám mục và giám mục phụ tá tại chức của các giáo phận miền Nam Việt Nam đều có mặt, trừ giám mục giáo phận Mỹ Tho không đến được v́ lư do sức khoẻ.

21 vị giám mục và giám mục phụ tá đă tiếp xúc với chính quyền, nghe báo cáo của các chuyên gia về các vấn đề Giáo hội, tham khảo ư kiến của Cộng đồng Kitô giáo và họp riêng với nhau.

Cuộc tiếp xúc với chính quyền cách mạng diễn ra vào chiều ngày 15 tháng 12. Trong phái đoàn của Mặt trận do Nguyễn Hộ dẫn đầu, người ta thấy có các ông Tạ Bá Ṭng, Nguyễn Ngọc Thanh, bà Ủ Thị Anh và một số nhân vật khác. Sau phat biểu của ông Nguyễn Hộ về chính sách tôn giáo, các giám mục, linh mục, tu sĩ hiện diện đă trao đổi ư kiến với các vị bên phía Mặt trận về nhiều vấn đề cụ thể. Đặc biệt, vấn đề những tương quan tế nhị giữa yêu cầu đề cao cảnh giác trước các âm mưu của đế quốc và yêu cầu hoà giải hoà hợp dân tộc đă được chú ư nhiều. (…)

Các chuyên gia được mời tới báo cáo trước HĐGM gồm các linh mục Nguyễn Huy Lịch và Chân Tín về t́nh h́nh Giáo hội miền Bắc ; linh mục Trần Viết Thọ và các ông Nguyễn Đ́nh Đầu, Nguyễn Đức Phong, Trần Ngọc Báu, Trần Quư Thái… về tổ chức và cơ cấu họ đạo ; linh mục Nguyễn Văn Tuyên về vấn đề giáo lư ; linh mục Hoàng Kim về vấn đề phụng vụ ; linh mục Vương Đ́nh Khởi về vấn đề các chủng viện ; linh mục Trương Bá Cần về đề tài “Chính trị dưới ánh sáng Công đồng Vatican II”.

Ngay từ ngày đầu, các giám mục đă có một quyết định mới mẻ là mở rộng cửa Hội nghị các giám mục để mời thêm nhiều thành phần và nhiều khuynh hướng trong Giáo hội tham dự. Do đó, lần đầu tiên nhiều linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân đă trực tiếp đóng góp ư kiến cho một cuộc hội nghị giám mục ở Việt Nam. Các giám mục và những người tham dự đă chia thành ba tiểu ban, nghiên cứu về các vấn đề phải giải quyết qua những quan hệ với chính quyền, các vấn đề cơ cấu nội bộ của Giáo hội và các vấn đề thuộc về nội dung sinh hoạt tôn giáo (giaó lư, phụng vụ, v.v…) Buổi sáng, các giám mục họp với các người được mời đến tham khảo ư kiến ; buổi chiều các giám ục họp riêng với nhau.

Cuộc Hội nghị các giám mục kết thúc chiều ngày 20 tháng 12 bằng một buổi chiêu đăi tại trụ sở HĐGM (…) một thông cáo chính thức sẽ được phổ biến ngay 22  tháng 12. Một điện văn đă được gửi đến Đức giáo chủ Phaolô VI bày tỏ sự hiệp thông ; và một điện văn khácộng đồnđược gửi cho Tgm Hà Nội Trịnh Như Khuê để chào mừng Giáo hội miền Bắc và mong ngày đoàn tụ.

Tuy chưa biết rơ các quyết định của HĐGM miền Nam Việt Nam, các người quan sát trong Giáo hội chú ư tới mấy khía cạnh sau đây :

1. Đây là khoá họp đầu tiên của HĐGM miền Nam Việt Nam kể từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Chính quyền đă dành mọi sự dễ dăi cho các giám mục trong khoá họp này. Bầu khí trong các cuộc tiếp xúc giữa Chính quyền Cách mạng và Hội nghị các giám mục được coi là thẳng thắn, cởi mở, và thân thiện. Đó là những sự kiện có thể rất ư nghĩa trong lúc người ta đang coi những ǵ xảy đến trong Giáo hội Công giáo miền Nam Việt Nam như có tính cách trắc nghiệm cho những quan hệ mới có thể thành h́nh giữa Xă hội chủ nghĩa và Công giáo trên thế giới.

2. Các giới công giáo đă tỏ vẻ rất hài ḷng về việc HĐGM đă mở cửa đón các thành phần khác nhau của Giáo hội tới tham dự. Đây là lần đầu tiên mà một phiên họp của HĐGM tạo ra cái ấn tượng tốt về một sự tham gia tích cực của cộng đồng Kitô giáo tụ họp chung quanh các vị giám mục, với một bầu không khí cởi mở, đồng tâm, tuy rằng quan điểm của từng cá nhân có thể không hoàn toàn trùng hợp.

3. Căn cứ vào những bài báo cáo và những nhân vật được mời để báo cáo, người ta có cảm tưởng rằng Giáo hội Công giáo Việt Nam đang đi vào hướng canh tân. Diễn giả là những người đă từng t́m ṭi và tiến xa trong ngành của ḿnh, do đó thường được xếp hạng vào loại “cấp tiến”. Tuy nhiên, sự quan tâm giữ cho bước tiến được dựa trên căn bản thực tiễn là khả năng và cảm quan của đại khối công giáo được phản ảnh qua sự hiện diện của các thành phần dị biệt được mời tham dự và góp  ư kiến. Dù sao chăng nữa, cảm tưởng nổi bật là các giám mục đang t́m cách biến những cơ cấu truyền thống của Giáo hội thành một cái ǵ linh động, uyển chuyển, và có tính sáng tạo. Nhưng những sự thay đổi cụ thể sẽ ra sao, canh tân tới mức nào, với tốc độ nào, th́ có lẽ lúc này chỉ các giam mục mới biết và cũng chỉ có thời gian mới làm sáng tỏ được”.

Từ ngày 30 tháng 4 tới trung tuần tháng 12, kể ra cũng gần 8 tháng trời. Sự thận trọng của HĐGM Miền Nam không ăn khớp với phản ứng mau lẹ của hai Tổng giám mục Huế và Sài G̣n, nhất là không ăn khớp với sự chuẩn bị rất rơ nét từ sau Hiệp ước Paris. Thiết tưởng hoàn cảnh mới mẻ và phức tạp, c̣n mới mẻ và phức tạp hơn dự đoán. Sau ngày 30 tháng tư, không riêng ǵ các giám mục Việt Nam, rất nhiều người vẫn hy vọng một thứ hoà giải dân tộc nào đó. Và h́nh dung hoà giải cách nào đi nữa th́ Miền Bắc cũng phải “ban hành mọi tự do dân chủ, nhất là tự do tôn giáo thực sự” như các giám mục miền Nam đă yêu cầu trong ban Tuyên ngôn đầu năm 1974. Muốn được như thế, cần nhiều thời gian. Từ từ từng bước, đúng như 8 điểm của bà Nguyễn Thị B́nh, được rêu rao dài dài thời hội đảm Paris. Rồi ngày 15.7.75, Chính phủ Lâm thời Miền Nam Việt Nam và ngày 16.7.75 Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, cả hai, đă gửi thư đến Tổng thư kư LHQ xin gia nhập làm thảnh viên chính thức của tổ chức này. Như thế có nghĩa là sẽ tồn tại 2 nước Việt Nam trong một thời kỳ dài trước khi đi tới thống nhất ? Con người là thế, không thể sống mà không hy vọng. Khi không c̣n hy vọng, th́ níu vào ảo vọng !

Sau ngày 30 tháng tư, sau khi miền Bắc thôn tính miền Nam, chẳng cần phải là chính trị gia cao tay, ai dám cho vào ngoặc t́nh cảm và ước vọng trong giây lát, cũng thấy rơ như ban ngày : rồi miền Nam cũng sẽ như miền Bắc thôi. Kinh nghiệm 54 c̣n đó : Tây đi rồi, chỉ c̣n người ḿnh với nhau, dù sao cũng là đồng bào, ruột thịt… Ngồi lại với nhau có khó ǵ ? Nhất là Đảng lănh đạo đă từng hứa… Không biết phải lên án một đảng luôn luôn hứa hăo hay nên trách một dân tộc biết rằng người ta ‘nói dối như Vẹm’ mà vẫn tiếp tục bị lừa ?

Ngày 05.11.75 Hội nghị liên tịch Miền Nam cử đoàn Đại biểu gồm 25 vị hiệp thương với đoàn Đại biểu miền Bắc về Thống nhất Tổ quốc. Ngày 15.11.75 Hội nghị Hiệp thương Chính trị thống nhất hai miền Nam Bắc khai mạc trọng thể tại Tp HCM. Và trong ba ngày 20-22 tháng 12 Đại biểu nhân dân miền Nam họp Hội nghị phê chuẩn kết quả của Hội nghị Hiệp thương Thống nhất Chính trị Tổ quốc. Bây giờ hoàn cảnh mới và phức tạp, mới lộ nguyên h́nh bộ mặt mới của nó. Đúng lúc các giám mục miền Nam họp Hội nghị thường niên (15 đến 20 tháng 12.75). Các ngài rán chờ là phải. Hoà giải dân tộc lúc này là một ảo tưởng. Thống nhất Chính trị Tổ quốc dưới nanh vuốt của một đảng Lao động lộ nguyên h́nh là đảng Cộng sản Việt Nam, th́ không thể chỉ là thống nhất chính trị ! Đương nhiên nó phải là thống nhất văn hoá, xă hội, kinh tế. Cởi mở và đối thoại, yêu thương và phục vụ. Làm cách nào đây ?

2.5. Thư chung ngày 16.7.1976

Đường lối, trên nguyên tắc, không thể thay đổi. Thiên Chúa nhập thể, th́ đạo nhập thế và cùng chung một số phận thế trần. Đồng hành. Đức tin không phải là bức tường ngăn cách, càng không phải là liều thuốc mê giúp người tín hữu quên đi thực tại. Trái lại, đức tin đưa người tín hữu vào đời để “phục vụ anh em đồng bào một cách thiết thực và vô vị lợi”. Nội dung thư chung cua HĐGM miền Nam thực ra không khác nội dung của lá thư Đc Điền và hai lá thư cua Đc B́nh trên kia.

Tuy nhiên, trước sự kiện thống nhất được áp đặt cuối năm 75, có mấy chi tiết đáng chú ư :

Nhiệm vụ hướng dẫn dân Chúa thuộc quyền các giám mục, trong sự hiệp thông với, và dưới quyền lănh đạo của Giáo Hoàng. Nói cách khác, đường hướng của Giáo hội thuộc thẩm quyền của giám mục, chứ không lệ thuộc một tổ chức đạo, đời nào.

Trong cộng đồng dân tộc, “không có “khối công giáo” như một thế lực chính trị”.

Điểm gây cấn nhất là chủ nghĩa xă hội. Các giám mục nói thẳng : “Giữa đức tin Kitô giáo và chủ nghĩa Mác Lênin có xung khắc về cơ bản, điều này ai cũng nh́n nhận”. Đúng, ai cũng nh́n nhận. Ta có thể thêm : kể cả người cộng sản. Nhưng nh́n nhận như vậy rồi sao ? Trả lời của các giám mục : “Tuy nhiên, không v́ thế mà không thể có đối thoại và cộng tác chân thành giữa những ai cùng phục vụ con người trong sứ mạng cá nhân và xă hội”. Cũng chí lư. Nhưng đảng cộng sản có chấp nhận đối thoại và để cho Giáo hội tự do phục vụ con người không ? Câu trả lời các giám mục cũng thừa biết.

 

 

3. CHÍNH QUYỀN TỪ KHƯỚC ĐỐI THOẠI

 

Độc tài, đương nhiên độc thoại. Huống ǵ, chế độ cộng sản như nó đă được thiết lập tại một số nước là chế độ toàn trị, khắt khe, bao quát, bạo ngược và tinh vi hơn tất cả mọi chế độ độc tài từng thấy trong lịch sử. Không đầy một năm sau ngày 30 tháng tư, cả thế giới mở mắt và cái vốn thiện cảm dành được trong 30 năm kháng chiến chống thực dân đế quốc tiêu tan sạch. C̣n trong nước, Mặt trận giải phóng miền Nam lộ nguyên h́nh là một tổ chức giả tạo, những nhân vật lănh đạo của Mặt trận từ đây thành chậu kiểng. Hoà giải hoà hợp dân tộc biến nửa nước thành ‘nguỵ’. Mấy trăm ngàn người miền Nam vào tù, những người khác nếu không đi ‘vùng kinh tế mới’ th́ cũng bị ‘cải tạo’ tại chỗ. Mạng lưới toàn trị  bao trùm lên toàn đất nước. Trong lănh vực tôn giáo, cũng như trong mọi lănh vực khác, không c̣n ai mơ hồ ǵ nữa về cái gọi là chính sách tự do tôn giáo trước sau như một của ‘Đảng và Nhà nước ta’ tại miền Bắc, trước 75. Xin nhắc lại yêu cầu của các giám mục miền Nam trong bản Tuyên ngôn đầu năm 1974 : “ban hành mọi tự do dân chủ, nhất là tự do tôn giáo thực sự” để đi tới hoà giải dân tộc. Nhưng thay v́ nới tay với miền Bắc, đảng cộng sản đă vội vă áp đặt chính sách đàn áp tôn giáo tại miền Bắc, cho miền Nam, như mọi người đều biết. Nghị Quyết 297/HĐBT ra ngày 11/11/1977 cho thấy rơ đâu là ư nghĩa đích thực của Sắc lệnh 234 mà Chính phủ Cách mạng lâm thời đă nại vào để hứa hăo với đồng bào miền Nam[5]. Mục đích duy nhất của Nghị quyết 297/HĐBT là áp đặt cho miền Nam chính sách đàn áp tôn giáo đảng cộng sản đă thi hành tại miền Bắc với sắc lệnh 234. Thật ra, nếu cứ xét theo văn bản th́ Sắc lệnh 234 có vài điều nghe được, đến nỗi trong dịp góp ư với Quốc hội cho việc soạn thảo Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo, chính Đc Phạm Minh Mẫn củng đă gửi cho giáo dân để tham khảo, nhưng cũng như mọi văn bản và luật pháp của Đảng : 1) Chính Đảng cũng không tôn trọng, 2) mỗi tự do được công nhận đều bị hạn chế hay xoá bỏ bởi một điều khoản khác. Ngoài ra, bên cạnh lệnh viết c̣n lệnh miệng. Chắc hẳn cũng v́ trong Sắc lệnh 234 có vài điều nghe được trên b́nh diện văn bản[6], nên nay phải chỉnh lại cho phù hợp với thực hành.

 

3.1. Tội cá nhân, trách nhiệm tập thể : vị trí đặc biệt của Công giáo.

Trong chính sách tôn giáo, Đảng có mối quan tâm riêng đối với Giáo hội Công giáo. Những vụ bắt bớ, trục xuất, cầm tù, ‘trưng dụng’ tài sản, cơ sở, đóng cửa chủng viện v.v… xin miễn nhắc lại ở đây. Điều cần làm sáng tỏ là cách đảng cộng sản biện hộ cho việc đàn áp Công giáo. Đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chẳng hạn, cái cớ đưa ra để đàn áp là quy cho nạn nhân tội phản động. Đối với Công giáo th́ phản động chưa phải là nguyên do chính yếu. Phản động hay cấp tiến, người công giáo, nhất là chức sắc công giáo, được Đảng tách ra một bên và cho vào một cái rọ riêng, với hai nét đăc thù. Nét thứ nhất, là đối với người công giáo, Đảng không phân biệt cá nhân và tập thể. Có lẽ v́ Giáo hội Công giáo có tổ chức chặt chẽ ? Dù sao, mỗi khi lên án một cá nhân công giáo, Đảng thường áp đặt một thứ trách nhiẹm tập thể. Mấy thí dụ :

Ngày 15.8.75, Đc Nguyễn Văn Thuận, giám mục phụ tá với quyền kế vị bị trục xuất khỏi Sài G̣n. Hơn 300 linh mục tu sĩ bị triệu tập để dự buổi nói chuyện về ‘vụ giám mục Nguyễn Văn Thuận’. Thật ra là một cuộc học tập cải tạo cho linh mục tu sĩ của Tổng giáo phận.

Năm 1990 khi lm Chân Tín và Gs Nguyễn Ngọc Lan bị lệnh lưu đày quản chế cũng thế. Các linh mục và cả Giám mục cũng phải đi nghe người của chính quyền giảng dạy.

Trong tất cả các vụ bắt bớ như vụ nhà thờ Vinh Sơn, vụ lm  Nguyễn văn Vàng, báo chí, truyền thông của đảng đều hô hoán rùm beng, làm như dân công giáo có âm muu lật đổ chính quyền cách mạng. Mà thực chất chẳng có ǵ. Trong khi nhưng vụ việc tầy đ́nh khác lại ém nhẹm, không cho báo chí động tới. Miệng Đảng hô đoàn kết, nhưng thực tế đồng bào công giáo dù lơ đễnh đến mấy cũng phải nghi ngờ. Như vụ mấy nhà ḍng ở Thủ Đức hồi 1979 : vin cớ kiểm tra hành chánh, khám xét bắt được một khẩu đă rỉ, để ngay trên mặt bàn.Thế là phạm tội chống đối cách mạng. Không chỉ người có khẩu súng, mà toàn thể tu sĩ bị đuổi khỏi chủng viện, không được mang theo đồ đạc sách vở ǵ.

3.2. “Tội tổ tông” của Giáo hội Công giáo Việt Nam

Nét thứ hai quan trọng hơn và cho thấy chính sách đàn áp công giáo của đảng cộng sản Việt Nam không giống các đảng cộng sản thuộc khối Nga xô hay Đông Âu. Tập san Etudes Vietnamiennes số 53 (ra năm 1978, khổ A5, 250 trang) bàn về “Ngướ Công giáo và Phong trào dân tộc” (les catholiques et le mouvement national). Đây là một cơ quan tuyên truyền của Đảng, dành cho người ngoại quốc. Xin trích dẫn mấy đoạn trong Lời dẫn nhập.

“Chính sách của Chính quyền cách mạng và Đảng cộng sản Việt Nam dựa trên những nguyên tắc Mácxít Lêninít đă được nhiều lần công bố và đă được thực hiện tứ ba mươi năm qua: đó là tự do tín ngưỡng, thiết lập mặt trận dân tộc thống nhất, gồm mọi khuynh hướng yêu nước, không phân biệt tôn giáo, nhưng đấu tranh quyết liệt chống lại mọi kẻ núp bóng tôn giáo nhằm chống lại phong trào cách mạng dân tộc.

“Cho tới năm 1975, chính sách này đă không được Giáo hội Công giáo tiếp nhận. Tất cả lịch sử Công giáo Việt Nam từ thế kỷ thứ 17 cho tới ngày nay đă bị t́ ố v́ Giáo hội chống lại, một cách có hệ thống, phong trào giải phóng dân tộc : các nhà truyền giáo Tây phương và đám thực dân xâm lăng đă thành công mỹ măn trong việc biến cộng đồng công giáo thành một bộ phận thù địch với dân tộc trên b́nh diện chính trị và ngoại lai trên b́nh diện văn hoá xă hội. Đấy, cái tội tổ tông của người Công giáo Việt Nam : họ là công cụ, một công cụ đặc biệt đắc lực của thực dân Pháp, và sau đó của đế quốc Mỹ. Không một trí tuệ khách quan nào có thể phủ nhận thực tại lịch sử này, dù nó đau thương đến đâu, và, nếu những bài viết trong tập sách này có lúc không khác ǵ những bản cáo trạng, th́ người buộc tội không phải các tác giả, buộc tội chính là những sự kiện.

“Chúng tôi đă chẳng khuấy động cái quá khứ nhiều lần bi đát này làm ǵ nếu lật lại những trang sử cũ không là điều kiện thiết yếu dẫn tới một chính sách hoà hợp và đoàn kết dân tộc, một chính sách phải xây dựng trong sáng sủa chứ không trong mờ ám. Để xây dựng tương lai, cần thắng vượt quá khứ, một quá khứ đau thương phân cách người công giáo chẳng những với người cộng sản, mà c̣n với tất cả mọi người việt nam không công giáo”.

Giọng điệu giả đạo đức, ngôn ngữ giả khoa học, xin miễn phê b́nh ở đây. Xin chỉ nêu rơ thêm cách chẩn bệnh Giáo hội Công giáo Việt Nam của ông bác sĩ mác xít lêninít văn thân này :

- Ông quả quyết : tự do tín ngưỡng đă được Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện từ 30 năm nay. Chắc đó cũng là sự kiện lịch sử không một trí tuệ khách quan nào có thể phủ nhận được ?

- Các nhà truyền giáo Tây phương là một lũ thực dân v́ họ biến người công giáo thành công cụ của thưc dân.

- Giáo hội Công giáo Việt Nam, công cụ đặc biệt đắc lực của thực dân, đế quốc là kẻ thù với tất cả mọi người Việt Nam không công giáo

- Giáo hội Công giáo Việt Nam là kẻ thù của nếp sống văn hoá xă hội Việt Nam.

- Công cụ của thực dân đế quốc, kẻ thù của dân tộc, tất nhiên Công giáo thành kẻ thù của Đảng Cộng sản Việt Nam, v́ Đảng chính là dân tộc, là truyền thống ở điểm cao nhất[7].

Nhưng chẩn bệnh như vậy rồi, th́ đâu là giải pháp cho phép xây dựng tương lai ? Xin đọc tiếp :

“Sau bao nhiêu thế kỷ chống đối và kỳ thị (Giáo hội Công giáo) phải trở về với cộng đồng dân tộc, phải hết ḷng hợp tác xây dựng chế độ xă hội chủ nghĩa là chế độ đă chấm dứt mọi bất công của quá khứ và mang lại cho cả một dân tộc triển vọng một tương lai sung túc và tôn trọng nhân phẩm. Quần chúng công giáo phải cải đổi sâu sắc những ư nghĩ và t́nh cảm của ḿnh. Hàng giáo phẩm phải dứt khoát từ bỏ những đặc quyền vật chất cũng như tinh thần họ lạm dụng và đă ăn rễ từ lâu vào nếp sống thường nhật của Giáo hội”

Tác giả lên án Giáo hội Công giáo, không hẳn v́ người công giáo đi theo một tôn giáo ngoại lai. Đảng cộng sản Việt Nam cũng chủ trương một học thuyết ngoại lai, nhưng Đảng tự đồng hoá với truyền thống dân tộc, hơn nữa, Đảng đă toàn vẹn hoá truyền thống đấu tranh giải phóng của dân tộc và đem lại cho đất nước Việt Nam “chế độ xă hội chủ nghĩa là chế độ đă chấm dứt mọi bất công của quá khứ và mang lại cho cả một dân tộc triển vọng một tương lai sung túc và tôn trọng nhân phẩm”. Trong khi đó, vẫn theo tác giả, đạo Công giáo phản lại dân tộc, mà chính v́ thế chống lại Đảng cộng sản. Nó phản lại dân tộc v́ tự bản chất, nó chống lại truyền thống văn hoá dân tộc, nhưng nặng hơn nữa, cộng đồng công giáo đă thành công cụ đắc lực của thực dân đế quốc. Vậy người công giáo phải trở về với cộng đồng dân tộc, phải hoà ḿnh vào ḍng sống của dân tộc. Cụ thể : nếu cộng đồng công giáo đă “thành một bộ phận thù địch với dân tộc trên b́nh diện chính trị” th́ trở về với dân tộc là quay lưng lại thực dân đế quốc. Nhưng nếu đạo Công giáo “ngoại lai trên b́nh diện văn hoá xă hội” th́ có hội nhập cách nào cũng vẩn là ngoại lai. Nói trắng ra, phải bỏ đạo thôi !

Thật là một công việc vô cùng khó khăn cho Đảng ! Nhớ lại h́nh ảnh của HT Thích Quảng Độ. PG là phân gà, CG là cứt gà. Phân gà dính vào quần áo giũ đi là sạch. Cứt gà không làm thế được, giũ không đi, giắt không sạch, phải cắt bỏ. V́ thế tác giả của Lời dẫn nhập không ngại nói toẹt ra cái giải pháp của mọi giải pháp : “Để đạt mục tiêu đó, phải thực hiện một cuộc đấu tranh cam go chính ngay trong ḷng Giáo hội”[8]. Đàng sau tất cả những lời lẽ ngọt ngào, xảo trá, thực chất của chính sách cộng sản Việt Nam đối với Công giáo là thế. Cuộc đấu tranh cam go, gay gắt phải bày ra ngay trong ḷng Giáo hội Công giáo. Để đánh Giáo hội từ bên trong, chính quyền có công an, mật vụ với trăm phương ngàn kế : dụ dỗ, đe doạ, tâng bốc, mỹ nhân kế, gài người v.v… Nhưng nổi nhất, lộ liễu nhất vẫn là tổ chức công giáo yêu nước do chính quyền bày ra nhằm chia rẽ trấn áp hàng Giáo phẩm và chia rẽ Giáo hội.

3.3. Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Yêu nước

Đây không phải là chỗ bàn về UBĐKCG, người viết chỉ tŕnh bày khía cạnh công cụ Đảng dùng nhằm chèn ép các giám mục và thao túng Giáo hội từ bên trong. Lập trường của Uỷ ban đối với chế độ đủ nói lên điều đó. Xin để Uỷ ban tự tŕnh bày qua một sự kiện cụ thể : vụ nhà thờ Vinh Sơn năm 1976 và một bản báo cáo tổng kết của tổ chức công giáo yêu nước sau 10 năm hoạt động.

 

Vụ Vinh Sơn

Tuần báo Công giáo và Dân tộc số 34 dành 3/8 trang khổ lớn cho vụ Vinh Sơn xảy ra ngày 12.2.1976.

Theo báo CGvDT, từ 7giờ 30 ngày 12.2.76 đến 8giờ30 ngày 13.2.1976, lực lượng an ninh “vây bắt ngay tại nhà thờ Vinh Sơn một tổ chức phản nghịch vũ trang chống lại chính quyền cách mạng, phá hoại kinh tế và đời sống nhân dân do linh mục chính xứ Vinh Sơn là Nguyễn Quang Minh cùng với một thiếu tá (nguỵ) là Nguyễn Ngọc Thiệp cầm đầu”. Chống lại chính quyền cách mạng, phá hoại kinh tế và đời sống nhân dân ! Nhưng khi kê khai vũ khí bắt được th́ chỉ có “2 ru lô, 1 Colt 45 và 1 súng AK”.

Đáng lưu ư là mấy tiếng đồng hồ sau, lúc 10 giờ đêm, lm Huỳnh Hữu Đặng, thơ kư Toà Tgm, lm Nguyễn Huy Lịch, ông Nguyễn Đ́nh Đầu được/bị chính quyền ‘mời’ đến chứng kiến suốt đêm cuộc vây bắt. Làm như họ cũng phần nào là đồng thủ phạm. Tội (nêú có ?!) cá nhân, trách nhiệm tập thể. Ngày 14.2, họp lớn như nước có biến. “Đức Tổng giám mục Nguyễn Văn B́nh cũng được mời đến quan sát phạm trường và trong cuộc họp chiều 14.2.1976, Đức Tổng giám mục Nguyễn Văn B́nh đă tuyên bố rằng : “Tôi chịu không nổi. Tôi lên án việc lợi dụng tôn giáo, lợi dụng cơ sở tôn giáo làm những việc phi pháp như thế ! V́ là lănh đạo tinh thần trong Giáo hội… tôi nh́n nhận rằng tôi gián tiếp có phần trách nhiệm trong sự việc đă xảy ra”. Đc B́nh đă tự đấm ngực đến thế, nhưng CGvDT vẫn chưa tha. Bài xă luận đặt nghi vấn : có trách nhiệm, nhưng trách nhiệm ở chỗ nào ? Đây là trả lời :

“Từ sau ngày Sài G̣n và miền Nam hoàn toàn giải phóng, Đức Tổng giám mục Nguyễn Văn B́nh đă có chuyển biến (…) nhưng chưa có một văn kiện nào giúp người Việt Nam Công giáo dứt khoát với quá khứ. Ảnh hưởng của Thư Chung 1951 Và Thư Chung 1960 vẫn c̣n đè nặng trên lương tâm của một số linh mục, tu sĩ và giáo dân công giáo… HĐGM miền Nam trong kỳ họp vừa rồi chưa làm ǵ để giải toả lương tâm người công giáo cho khỏi những ràng buộc của các Thư Chung chống cộng” Không rơ những người công giáo bị ràng buộc tới đâu, điều chắc chắn mấy triệu người Việt Nam không công giáo bỏ nước ra đi không phải v́ hai Thư Chung kia. Điều chắc chắn hơn nữa, là nhân vụ Vinh Sơn mà CGvDT gọi là “Vụ Phạm Pháp tại Nhà Thờ Vinh Sơn”[9], mấy linh mục yêu nước ra mặt khiển trách Đức cha Nguyễn Văn B́nh và HĐGM miền Nam chưa dứt khoát với quá khứ và quy cho các ngài trách nhiệm tinh thần về thái độ của người công giáo đối với chính quyền mới. Bài xă luận viết : “Thực vậy, báo chí xuất bản tại Tp Hồ Chí Minh có nêu ra một vài hành vi không tốt đẹp như sự ham mê tiền bạc của linh mục Nguyễn Quang Minh để giải thích hành động phạm pháp của ông, nhưng chúng tôi nghĩ là sâu xa hơn c̣n có cả một ư thức chống cộng mà Giáo hội đă nhồi nhét vào đầu óc ông cũng như của tất cả mọi người Việt Nam công giáo từ nhiều chục năm nay”. Một câu khác : “Phần đông linh mục, tu sĩ và giáo dân trước đây đă coi chống cộng như một bổn phận của công giáo, và để chống cộng có thể đi với ngoại bang chống lại dân tộc ḿnh”. Phần đông người công giáo không ưa chính quyền mới, v́ họ chống cộng. V́ chống cộng họ sẵn sàng làm tay sai cho ngoại bang để chống lại dân tộc ḿnh. Nhưng nếu họ làm như thế là tại hàng giáo phẩm. Công giáo ngoại lai, Công giáo bán nước, Chống cộng là chống dân tộc. Đủ cả. Thật là bảo hoàng hơn vua và vô t́nh phản tuyên truyền. V́ chắc ǵ người ta đă đ̣i mấy ông linh mục yêu nước phải  ‘cách mạng’ đến thế ?

 

Tổng kết 10 năm theo Đảng

 

Trích dẫn bản Báo cáo Tổng kết 10 năm Phong trào Yêu nước của giới Công giáo Tp HCM của UBĐKCGYN đọc tại Đại hội ngày 36.4.1985 [10] (Những tiêu đề là của chúng tôi) :

Tổ quốc Việt Nam Xă hội Chủ Nghĩa.

“ Đảng và Nhà nước cách mạng đă t́m mọi cách, tạo mọi điều kiện có thể, trong 10 năm qua, để người công giáo Tp Hồ Chí Minh được chan hoà vào cuộc sống chung của cả đồng bào (…) thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược chính yếu do Đảng lănh đạo đề ra (…) là xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN”

“Có người nói rằng : Tôi yêu nước, nhưng tôi không yêu Chủ nghĩa Xă hội, đó là nói theo sự tự do chủ quan của cá nhân. C̣n nói yêu nước theo nghĩa là thực tâm đi với dân tộc, tiến lên với đất nước theo quy luật tiến hoá của lịch sử loài người, và của riêng dân tộc Việt Nam trong thời đại ngày nay, th́ không có con đường nào khác để yêu nước đúng nghĩa và có hiệu quả thiết thực, ngoài con đường xây dựng Chủ nghĩa Xă hội như chúng ta đang được Đảng lănh đạo tiến hành làm với cả nhân dân”. Thực tế và thực tâm, yêu nước chỉ có thể là yêu Đảng, yêu chủ nghĩa xă hội !

Tấm ḷng của Đảng, Tin Mừng Nước Chúa.

“Từ những ngày đầu Giải phóng, chính quyền cách mạng đă không phân biệt đối xử, trái lại, đă tạo cơ hội cho người công giáo thành phố tham gia phục vụ tại các cơ quan, ban ngành, đoàn thể cách mạng. Đối với nhiều người trong chúng ta, tham gia xây dựng chế độ mới đâu phải là chuyện đương nhiên mà là cả một vấn đề làm ray rứt, e ngại, ngờ vực trong thời gian đầu. Nhưng 10 năm trong lănh vực này, người công giáo đă qua, có nhiều dữ kiện, để khám phá ra tấm ḷng của Đảng cộng sản Việt Nam, đối với thành phần đồng bào có tôn giáo, cách riêng là công giáo”

“Thời gian 10 năm từ sau Giải phóng đă đem lại cho người công giáo chúng ta những lợi ích rất to lớn. Chúng ta đă gặp lại được chính ḿnh trong những điều kiện làm con người có phẩm chất đạo lư đích thực, gặp lại được dân tộc ḿnh với tất cả ư nghĩ trọn vẹn, gặp lại được một nếp sống của Giáo hội, với chân tính của sứ điệp Tin Mừng Nước Chúa”.

“Nhờ có giải phóng, đất nước được độc lập, thống nhất, nhân dân ta mới xoá bỏ được thể chế một xă hội bất công thối nát, thiết lập ra những thể chế xă hội mới, một phương thức sản xuất mới, qua đó con người lao động xây dựng phẩm chất đích thực cho cuộc sống của ḿnh, có t́nh nghĩa và lẽ phải. Dân tộc đă nhân lên hàng chục triêu lần những giá trị làm người như thế và phải trên cơ sở đó, ngày nay chúng ta mới có điều kiện để đặt ra được vấn đề sống đạo đức và thực hiện đạo đức, theo đ̣i hỏi của Tin Mừng Đức Kitô”.

Yêu nước là yêu chủ nghĩa xă hội theo cách hiểu và thực hiện của Đảng lănh đạo. Không thể nào khác được. Hiểu chủ nghĩa xă hội cách khác hoặc yêu nước cách khác là chưa “thực tâm đi với dân tộc”. Đó là con đường duy nhất cho phép “xây dựng phẩm chất đích thực cho cuộc sống”, và phải trên cơ sở đó người công giáo mới có điều kiện sống “theo đ̣i hỏi của Tin Mừng Đức Kitô”. Năm 1985, tức 10 năm sau biến cố ngày 30 tháng 4, lập trường chính thức của UBĐKCGYN như thế. Các linh mục của Uỷ ban có lẽ muốn làm nhịp cầu giữa Đảng cộng sản và Giáo hội Công giáo Việt Nam. Nhưng với một lâp trường như thế, đương nhiên  Uỷ ban thành cái cầu một chiều, chính quyền dùng để ḍm ngó và sai khiến hàng Giáo phẩm, giáo sĩ, tu sĩ công giáo.

Dĩ nhiên, ngoài UBĐKCG nhằm thao túng Giáo hội từ bên trong, c̣n Công an, Ban Tôn giáo Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc… Nhưng từng ấy tưởng cũng quá đủ để cho phép ta mường tượng áp lực của nhà cầm quyền nhằm trấn áp hàng Giáo phẩm Công giáo.

 

 

4. CÁC GIÁM MỤC CHỌN CON ĐƯỜNG ĐỐI THOẠI

 

Có thể nói, trước thái độ lấn áp, truy bức và cấm cách của chính quyền, phản ứng chung của hàng Giáo phẩm là tiếp tục biểu lộ thiện chí. và dứt khoát chọn con đường đối thoại như đă được khẳng định trong Thư Chung ngày 16.7.1976.

4.1. Đối Thoại : Nguyên tắc và Thực hành

Tới đây, cần làm sáng tỏ nội dung hai chữ ‘đối thoại’ theo quan điểm của Giáo hội. Dịp viếng mộ hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô đầu năm 2002, Đc Nguyễn Văn Hoà, Chủ tịch HĐGM/VN, trong bài diễn văn đọc trước Đức Thánh Cha, có nói : “Mặc dù Việt Nam vẫn c̣n là một nước đang trên con đường đổi mới, Giáo hội chưa được hưởng tất cả những quyền tự do cần thiết. Song, trong t́nh trạng đó, Giáo hội tại Việt Nam đang theo đuổi con đường đối thoại”. Đây là trả lời của Gioan Phaolô 2 trong đoạn 4 của bài diễn văn đáp từ. : “ Để sứ vụ yêu thương và phục vụ được vững bền, Giáo hội Công giáo cũng được mời gọi chia sẻ hy vọng của ḿnh bằng cách không ngừng đề nghị con đường đối thoại, vốn bắt nguồn và kín múc sự phong phú trong cuộc đối thoại t́nh yêu ban ơn cứu độ của Chúa Cha đối với nhân loại, qua Chúa Con và trong sức mạnh của Chúa Thánh Linh. Chỉ có sự đối thoại tin tưởng và xây dựng giữa tất cả các thành phần trong xă hội dân sự mới giúp mang lại một niềm hy vọng tươi sáng cho toàn thể dân tộc Việt Nam. Đối với các Kitô hữu, cuộc đối thoại này, do đức ái thúc đẩy và được ăn rễ sâu nơi ước muốn thực sự gặp gỡ Đức Kitô Đấng Cữu Thế, nuôi dưỡng quan hệ sinh động với tha nhân, bất kỳ họ là ai, trong phẩm giá bất khả nhượng của họ là con Thiên Chúa, nhất là khi họ đang phải sống kinh nghiệm nghèo đói hoặc bị loại trừ. Anh em hăy khuyên nhủ các cộng đoàn chiêm ngưỡng Chúa Kitô nơi khuôn mặt của những người mà chính Ngài muốn tự đồng hoá, mời gọi họ hăy nhận ra trong cuộc gặp gỡ ấy ḷng trung thành của Giáo hội với sứ mạng của ḿnh!”  . Đối thoại thay v́ đối đầu, mở cửa, đi tới, là nguyên tắc đă được đề cao từ Vatican 2. Nhưng, đối với người công giáo, nguyên tắc này thể hiện nền tảng của đức tin. Kitô hữu là người ước muốn theo chân Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế. Phải nói ngay để khỏi gây ngộ nhận : người Kitô hữu, dù là giáo dân, tu sĩ, linh mục, giám mục, giáo hoàng, không nhất thiết là con người tử tế, có khi c̣n là con người tồi tệ, chẳng ra ǵ. Th́ cũng là người như ai thôi với đủ tính hư tật xấu. Cái làm nên yếu tính của một Kitô hữu là, như Gioan Phaolô 2 nói trên kia, “ước muốn thực sự gặp gỡ Chúa Kitô Đấng Cứu Thế”. Mà gặp Chúa Giêsu Cứu Thế là chiêm ngưỡng Ngài “nơi khuôn mặt nhưng người mà chính Ngài muốn tự đồng hoá”, đặc biệt “những người nghèo đói hoặc bị loại trừ”. Có thể nói, đối thoại, yêu thương, phục vụ đồng nghĩa. Hơn nữa, đồng nghĩa với Thiên Chúa T́nh yêu. Hiểu cách đơn sơ (không phải đơn giản), đối thoại là mến Chúa yêu người. Nói mến Chúa mà không yêu người là nói xạo. Đó là đ̣i hỏi của Tin Mừng. Thực tế ra sao ? Trước hết hăy xét thái độ của các giám mục đối với môt tổ chức ngoại vi (để khỏi nói là tay sai) của Đảng.

4.2. Đc Nguyễn Văn B́nh và UBĐKCG

Tạo ra tổ chức này, chính quyền đă thành công một bước : các giám mục không nhất trí về thái độ phải có đối với UBĐKCG. Những ai từng theo dơi những biến chuyển trong Giáo hội Công giáo Việt Nam đều biết rằng ngoài Bắc, trước cũng như sau 75, tổ chức Công giáo Yêu nước tuy được Chính quyền o bế nhưng hoàn toàn đứng ngoài lề cộng đồng công giáo[11]. C̣n tại miền Nam th́ mọi người đều biết Đc Nguyễn Kim Điền đă dứt khoát chống UBĐKCG ra sao. Đc Nguyễn Minh Nhật cũng thế và nhiều Đức cha khác. Nhưng cũng có những giám mục nửa chừng, nửa vời. Ở đây xin chỉ nhắc lại quan điểm của Đc B́nh, Tổng giám mục lâu năm của Giáo phận Sài G̣n, rồi Tp Hồ Chí Minh, Giáo phận quan trọng nhất, đông tín đồ nhất tại Việt Nam và cũng là một trong những Giáo phận đông tín đồ nhất trên thế giới. Quan hệ giữa Đức Cha và UBĐKCG, v́ thế, có ảnh hưởng lớn.

 

Đc Nguyễn Văn B́nh nói về UBĐKCG.

Trong một cuộc phỏng vấn của báo Il Regno Attualita (15.4.1990) và được in lại trong Eglises d’Asie (số 95, tháng 9.1990) khi được hỏi về UBĐKCG, Đc B́nh trả lời :

"Ủy ban này do chính phủ thành lập (...) Vấn đề là luôn luôn có những khó khăn, tại v́ Ủy ban rất dễ pha ḿnh vào những công việc thuộc thẩm quyền các giám mục. Về điểm này, chúng tôi đă luôn luôn kháng nghị trước chính quyền. Cũng phải biết rằng chính quyền không đếm xỉa ǵ đến những cơ cấu của Giáo hội. Thành ra người ta dựa vào Ủy ban để giải quyết một số vấn đề. Chẳng hạn, nếu tôi muốn triệu tập tín hữu mà xin phép Nhà nước, Nhà nước sẽ không cho. Nhưng nếu tôi nhân danh Ủy ban để triệu tập tín hữu, Nhà nước sẽ dễ dàng cho phép. Thành ra, v́ lợi ích của Giáo hội, đôi khi chúng tôi bó buộc phải dùng Ủy ban. Dĩ nhiên, tôi biết, sự bó buộc đó không b́nh thường...(…)tuy có những khó khăn, riêng tôi, tôi không chống lại Uỷ ban Đoàn kết " [12].

Một tổ chức do chính phủ thành lập, nhưng lại mang tên Công giáo. Rơ ràng là tréo cẳng ngỗng v́ nó vi phạm trắng trợn nguyên tắc phân biệt tôn giáo và chính trị. Chỉ một điểm này cũng quá đủ để các giám mục “luôn luôn kháng nghị trước chính quyền”, huống chi tổ chức này lại “rất dễ pha ḿnh vào những công việc thuộc thẩm quyền các giám mục”. Nói rơ hơn : chính quyền toàn trị chỉ nói chuyện với cái tổ chức ḿnh đă nặn ra và coi nó như một tổ chức chính thức đại diện cho Giáo hội Công giáo Việt Nam, rồi dùng nó để hù doạ, chèn ép, bó buộc các giám mục là những người có trách nhiệm cao nhất trong Giáo hội. Cụ thể, dăm ba linh mục được chính quyền xây dựng và trao cho toàn quyền thầu Giáo hội. Nhưng Đc B́nh cũng nói rơ : ngài không chống lại Uỷ ban Đoàn kết. Đây là sự lựa chọn đầy chia xé của vị Tổng giám mục suốt mấy chục năm cai quản Tổng Giáo phận quan trọng nhất của Giáo hội Việt Nam.

Khi được hỏi "Có bao nhiêu linh mục trong UBĐKCG ?" Đức cha B́nh trả lời  :"Có lẽ có tất cả chừng 30 người .  Nhưng thực tế, chỉ có 5 hay 6 người. Những người khác chẳng mấy quan tâm đến  Ủy ban. Họ là những linh mục làm việc trong các giáo xứ. Thỉnh thoảng họ tới dự một phiên họp, thế thôi" [13].

Lm Vương Đ́nh Bích, lúc đó làm Tổng biên tập tuần báo Công giáo và Dân tộc, trong một lá thư đề ngày 25-1-1990, gửi cho linh mục Pierre Gallay, Tổng biên tập báo  La Documentation Catholique / Tài liệu Công giáo cũng đồng ư với Đc B́nh, ông viết :  "Tôi thành thực thưa với cha rằng, ngoài UB của Tp HCM ra, phần lớn các UB địa phương  chỉ hiện hữu như một thứ nhăn hiệu để làm yên tâm những cán bộ cộng sản có trách nhiệm về vấn đề tôn giáo. Nói cách khác, đại đa số các Ủy ban Đoàn kết Công giáo Yêu nước ở các tỉnh không hoạt động ǵ"[14]

Nhăn hiệu để làm yên tâm chính quyền : con số thành viên của Uỷ ban có thể là 30 hay 300, “nhưng thực tế chỉ có 5 hay 6 người”. 

Tuy nhiên, ai c̣n lạ ǵ quyền lực của một nhúm người trong chế độ toàn trị. Một chi tiết thôi : ông Nguyễn Đ́nh Đầu, từng là phó chủ tịch UBĐKCG Tp HCM, trong hai lá thư đề ngày 6-9-1992 rồi 9-9-1992 gửi cho 4 linh mục Trương Bá Cần, Huỳnh Công Minh, Vương Đ́nh Bích, Phan Khắc Từ, công kích việc bài Sự nghiệp Đoàn kết Dân tộc của ĐTGM Nguyễn Văn B́nh ông viết nhân dịp mừng sinh nhật 82 tuổi của Đức TGM bị báo Công giáo và Dân tộc cắt xén và xuyên tạc. Ông trách Trương Bá Cần đổi trắng thay đen "làm cho có thành không, không thành có", ông khám phá ra rằng linh mục Trương Bá Cần "tự đề cao", ông "hiểu ư đồ của cha (Cần là) : KHÔNG ĐOÀN KẾT" và yêu cầu "đăng lại nguyên văn bài viết". Trương Bá Cần từ chối. Sau đây là hai đoạn bị 'kiểm duyệt' :

 "Lúc ấy có ba nhóm nhỏ đă xuất hiện từ trước ngày Giải phóng vẫn tiếp tục sinh hoạt và giúp cho giới công giáo năng động hơn, đó là báo Công giáo và Dân Tộc, báo Đứng dậyUBCG Canh Tân-Hoà giải. Hai nhóm sau hợp ư với nhau cùng hoạt động hỗ trợ Đức Tổng. C̣n CGvDT đứng ngoài, muốn giữ vai tṛ 'tiên tri và phê phán'. Thí dụ khi được tin Hội đồng Giám mục miền Nam sẽ họp với một ban trù bị gồm 12 linh mục, tu sĩ, giáo dân (chỉ lo tổ chức và sắp xếp phương tiện), th́ một linh mục CG và DT đă lớn tiếng cật vấn : 'Ai cho họp ?' và đ̣i coi giấy phép, coi chương tŕnh nghị sự. Khi biết những phản ứng đó, Đức Tổng liền đề nghị giải thể 'ban trù bị' và mời các linh mục bên CG và DT phát biểu trước Hội đồng Giám mục"(bản đánh máy, tr.10-11).  Cật vấn, đ̣i coi giấy phép. Nếu không phải là công an th́ cũng là tay sai của công an ! Thái độ của Đc B́nh được ông Nguyễn Đ́nh Đầu đánh giá là "có ư thức đoàn kết rất cao". Khách quan : ban trù bị bị khai trừ v́ cử chỉ 'đoàn kết' này. Cách ông Nguyễn Đ́nh Đầu đánh giá thái độ của Đc B́nh cũng đánh giá luôn thái độ của ông. Vô t́nh, ông lên án Đc B́nh v́ đă quá sợ CGvDT mà bỏ rơi hai nhóm kia.

Về việc thành lập Ủy ban Vận Động Công giáo năm 1980, ông Đầu viết :  Ủy ban này được thành lập do một số linh mục và cán bộ Tập kết cùng với nhóm CG và DT làm ṇng cốt (...) ngay từ đầu Đức Tổng đă ủng hộ UB (..). Giữa UBVĐ và Ngài, không có mâu thuẫn. Trước kia, đôi khi báo CG và DT c̣n có những bài nói xéo phê phán giáo quyền hay bản thân Ngài, nay thành cơ quan chính thức của UBVĐ phải điều chỉnh thái độ để tỏ ra xứng đáng với sự ủng hộ của Ngài (...) Tuy nhiên, đôi khi UBVĐ cũng đi quá đà, như ngày 19-12-1981 UBVĐCGTP tổ chức buổi họp mặt cho hơn 300 linh mục, tu sĩ để t́m hiểu t́nh h́nh Ba Lan. Giới Công giáo thành phố đă tuyên bố ủng hộ các biện pháp của nhà nước Ba lan nhằm tái lập trật tự và bảo vệ chủ nghĩa xă hội tại đây', UBVĐ đă yêu cầu Đức Tổng tuyên bố. Có lẽ không nên thế. V́ những sơ suất như vậy, làm cho người ta đánh giá sai Đức tổng và coi UBVĐ là "quốc doanh" (tr.13-14).

Giữa UBVĐ và đc Nguyễn Văn B́nh, theo ông Nguyễn Đ́nh Đầu, không có mâu thuẫn. Khi UBVĐ ra mắt th́ Đức Tổng cũng phải phát biểu, ủng hộ, và .. đoàn kết.

 

Những dẫn chứng trên cho thấy : ngay từ những ngày đầu, Tổng giám mục Sài G̣n đạ bị áp lực nặng nề. Ba nhóm nhỏ xuất hiện trước ngày giải phóng mà ông Đầu nhắc tới là những nhóm có thể gọi là ‘tiến bộ’. Sau ngày 30 tháng 4, coi như cờ đến tay họ. Hai nhóm Đứng Dậy và Canh Tân Hoà Giải hoạt động hỗ trợ Đức Tổng là phải. Dù sao mang tiếng ‘tiến bộ’ họ cũng dễ liên hệ với chính quyến mới hơn. Thái độ của nhóm Công giáo và Dân tộc, ngược lại, đứng ngoài. Đúng hơn, có vẻ đứng ngoài nhưng thực sự là muốn đứng trong, và rốt cuộc họ đă thực sự đứng trong : họ đă khai trừ hai nhóm kia và từ đây độc quyền ‘cố vấn’ Đc B́nh. Áp lực nào đă khiến Đc B́nh phải nhượng bộ tới mức đó ? Thiết tưởng, hỏi là trả lời rồi. Từ đây, chẳng những ngài không chống lại mà c̣n ủng hộ tổ chức công giáo yêu nước dù tổ chức này được gọi là Uỷ ban Liên lạc, Uỷ ban Vận động Công giáo, Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Yêu nước hay Uỷ Ban Đoàn kết Công giáo (hết yêu nước). Ủng hộ Uỷ ban, tất nhiên Đức Tổng mềm dẻo với Chính quyền và Chính quyền cũng không bỏ sót bất kỳ cơ hội nào để buộc chặt ngài vào chế độ. Đám tang của ngài là một bằng chứng cụ thể [15].

4.3. Toà Tổng giám mục Hà Nội

Năm 1976, Toà Thánh Vatican tấn phong Hồng y Đc Trịnh Như Khuê, Tgm Hà Nội. Ông Trần Bạch Đằng b́nh luận :

“Một Hồng y Việt Nam ! Có thể nào điều lớn lao ấy không theo cái lôgích đă có hơn ba mươi năm nay ? Sự tấn phong - chúng ta cùng nhắc lại - không là dấu hiệu của ân sủng. Và danh từ “lần đầu” kéo dài ra, lần đầu một dân tộc thuộc địa đánh bại hai cường quốc tư bản bằng vũ trang, lần đầu nước Mỹ kiệt quệ v́ chạm trán với một nước bé nhỏ ở châu Á, lần đầu nhân dân Việt Nam giành được thắng lợi triệt để, trọn vẹn v.v… để thành “lần đầu, một người Việt Nam được phong chức Hồng y. Hiểu một cách h́nh tượng, sự tấn phong kia không đơn thuần là công việc của Toà thánh. C̣n công việc của những tín đồ Thiên Chúa giáo Việt Nam trung thực có lẽ là nói lời xúc động nhất sau đây với Cách mạng : Cám ơn ! [16]”.

Theo Trần Bạch Đằng, có một Hồng y Việt Nam cũng là ‘nhờ ơn Bác và Đảng’, vậy người công giáo Việt Nam ‘trung thực’ (mà trung với ai? thực với ai?) phải xúc động thốt lên từ đáy ḷng lời cám ơn Cách mạng! Tại sao ông không nh́n sự kiện từ một khía cạnh khác ? Khía cạnh của một thứ tự-do-tôn-giáo-cấm-lợi-dụng-tôn-giáo đến nỗi các giám mục miền Bắc không biết ǵ tới Công Đồng Vatican 2, chứ chưa nói tới chuyện đi dự Công Đồng[17]. Bao nhiêu năm trời (từ năm 1957 đến 1975), Đc Trịnh Như Khuê bị giam lỏng trong toà Tổng giám mục Hà Nội[18]. Vậy phong chức Hồng y cho Đc Khuê, Toà thánh biểu lộ sự trân trọng đối với chính quyền và nhân dân Việt Nam, nhưng đồng thời khích lệ Giáo phẩm, giáo dân công giáo Việt Nam và khẳng định sự hiện diện của Giáo hội Công giáo Việt Nam trước hoàn cảnh mới của đất nước. Sau đây là một phản ứng của toà Tgm Hà Nội, tượng trưng cho thái độ của các giám mục miền Bắc sau ngày 30 tháng 4 năm 75.

 

Thông cáo của toà TGM Hà Nội, nhân dịp lễ Quốc khánh năm 1975 :

1.   Đức Tổng giám Mục khuyên các cha lo liệu để các giáo hữu mừng lễ Quốc Khánh 2.9 năm nay cách trọng thể hơn các năm trước, v́ đây là lần thứ nhất chúng ta được mừng trong chiến thắng hoàn toàn và an b́nh được lập lại trên khắp cơi Việt Nam.

2.   Đức Tgm khuyên các giáo hữu trong cả tuần đầu tháng 9 năm nay siêng năng sốt sắng hơn làm việc cảm tạ Chúa về mọi ơn lành đă ban cho Tổ quốc yêu quư của chúng ta, lại xin Chúa ban thêm nhiều ơn lành khác. Cũng phải nhớ ơn các chiến sĩ đă bỏ ḿnh v́ nước và cầu nguyện cho họ chóng được lên thiên đàng.

3.   Đức Tgm nhắc lại điếu Người đă nhiều lần khuyên các giáo hữu là hăy cố gắng làm người công giáo tốt, người công dân tốt.

Ngày 16 tháng 8 năm 1975

T/M Đức Tổng Giám Mục

Juse Trần Văn Mai

linh mục.

 

Mừng lễ Quốc Khánh cách trọng thể hơn những năm trước… Nhưng không có thư của Tổng Giám mục. Chỉ co một Thông cáo, do một linh mục viết thay mặt Đức Tổng Giám mục.

Lời lẽ lại hạn chế đến tối đa. Cố gắng làm người công giáo tốt, người công dân tốt. Công giáo tốt th́ “cầu nguyện cho họ chóng được lên thiên đàng”. Công dân tốt th́ mửng Quốc Khánh cách long trọng. Năm nay, long trọng hơn v́ an b́nh đă được lập lại trên khắp nước, v́ được “mừng trong chiến thắng hoàn toàn”. Giọng điệu của thông cáo không có ǵ là ‘hồ hởi’. Hoàn toàn xa lạ với mọi thứ khải hoàn ca.

So sánh với Thư Chung của Đc B́nh cho ngày 2.9.75, thật là khác biệt. Trích vài đoạn:

“Ba mươi năm trước, ngày 2.9.1945, tại vườn hoa Ba Đ́nh Hà Nội, Hồ chủ tịch đă long trọng đọc Tuyên ngôn Độc lập. Từ ngày đó dân tộc ta đă vượt qua những chặng đường phi thường (…)

Ngày Quốc khánh 1975, miền Nam đă hoàn toàn giải phóng (…)

Trong ḷng tin của tín hữu, cơi trần gian và cơi trời không c̣n cách biệt, không c̣n phân ly, nhưng đă hoà đồng và cứ vươn lên măi dưới sức tác sinh của Thánh Thần Thiên Chúa (…) Sống niềm tin ấy trong những ngày lịch sử nầy của dân tộc, chúng ta không c̣n lư do ǵ để không vui mừng đón nhận những giá trị của Cách Mạng.

Trong xă hội cũ mà chúng ta đă có kinh nghiệm, tiền bạc, ḷng tham vô liêm sỉ, năo trạng hưởng thụ, đă là những tà thần của thời đại. Xă hội cũ đă đuợc thay thế và những tà thần ấy đạ bị hạ bệ. Một xă hội mới đang thành h́nh. Dân tộc chúng ta đang phục hồi quyền làm chủ của nhân dân, phục hồi ư nghĩa và giá trị lao động để cùng nhau tiến tới một xă hội công b́nh, nhân ái”.

Ngày nay đọc lại người ta không khỏi mỉm cười. Nhưng ngay những ngày tháng lịch sử ấy, nếu một Dương Thu Hương hay một Nguyễn Huy Thiệp đọc nhựng ḍng trên không biết họ sẽ đă nghĩ ǵ về những “giá trị của Cách Mạng” và về những “tà thần” của xă hội cũ. Và dù ngày nay hay ngày xưa, người tín hữu công giáo cũng không khỏi đặt câu hỏi trước bài học giáo lư của chính Đức Tổng giám mục (hay của những cố vấn ân cần với Cách Mạng hơn là lo lắng cho sứ điệp của Tin Mừng): không c̣n cách biệt và phân ly giữa cơi trời và cơi trần, giữa những giá trị của Tin Mừng và những giá trị của Cách Mạng.

Đáng cảm phục biết bao sự im lặng của Đc Trinh Như Khuê, và nói chung, của các giám mục miên Bắc. Khi không có quyền nói điều ḿnh nghĩ, khi chỉ có quyền nói theo, hơn nữa, khi bị áp lực mạnh mẽ bắt nói theo, mà nhất quyết giữ im lặng, th́ sự im lặng thành tiếng nói. Giáo hội miền Bắc hồi đó không phải là một Giáo hội im lặng. Đó là một Giáo hội làm thinh.

 

4.4. Đối thoại kiểu Đc Nguyễn Kim Điền

Trong thư gửi Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, đề ngày 25.3.1988, Đc Điền viết : “Năm 1967, khi tham dự cuộc họp quốc tề Caritas Internationalis tại Rôma, một nhà báo người Ư hỏi tôi: “Ông nghĩ thế nào về Đảng cộng sản Việt Nam?” Tôi trả lời “Là giám mục công giáo, tôi không thể theo chủ nghĩa cộng sản. Nhưng người cộng sản Việt Nam là anh em của tôi”. Hôm sau, báo đăng lời đó với hàng tít to.

Năm 1980, cụ Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ tại Hà Nội nói với tôi:“Ông Tổng giám mục tuyên bố câu đó hồi năm 1967 th́ chỉ có hại cho ông thôi, v́ lúc đó CIA thống trị tại phía Nam và chính phủ nào ở đó cũng là chính phủ chống cộng”. Tôi không biết anh nhà báo phỏng vấn tôi năm đó hiện nay c̣n sống hay chết và ở đâu? Anh sẽ nghĩ thế nào nếu anh biết được hoàn cảnh hiện tại của tôi? C̣n lập trường của tôi từ năm 1967 đến nay vẫn trước sau như một”. Hoàn cảnh hiện tại của Đc Điền lúc đó là từ năm 1984, sau 120 ngày bị thẩm vấn, mặc dầu là Tgm giáo tỉnh miền Trung, ngài không được phép đi thăm viếng các giám mục thuộc giáo tỉnh, không được phép đi họp hội nghị thường niên của HĐGM/VN, không được phép ra khỏi chu vi Tp Huế để thăm các giáo xứ và làm các công tác căn bản của một giám mục. Sự thể ra thế chính v́ lập trường của ngài không thay đổi. Chiến tranh đă chấm dứt ! Đc Điền đón nhận hoà b́nh như một hồng ân. Ngài là vị giám mục Việt Nam đầu tiên kêu gọi mọi người hợp tác với chính quyền mới, một chính quyền có đấy, như bất luận chính quyền nào.  Chính phủ cách mạng lâm thời tuyên bố tự do tôn giáo, Tổng giám mục Huế đề nghị hoà giải dân tộc để xây dựng lại đất nước, và trước mắt, hàn gắn những thương đau mà Huế là tang chứng bi thảm nhất. Tâm thư ngày 1.4.75 gửi linh mục, tu sĩ và giáo dân Tổng giáo phận Huế cũng như lời phát biểu ngày 9.4.75 trong lễ ra mắt của Uỷ ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng thành phố Huế cho chúng ta h́nh ảnh một vị chủ chăn cởi mở, khiêm nhu, nhưng táo bạo, hết ḷng phục vụ, dấn thân v́ công ích, v́ Đạo Chúa, nhưng cũng chính v́ thế, luôn luôn bênh vực lẽ phải và tuyệt đối trung thành với sứ vụ của một giám mục công giáo.

Chính quyền mới đă sớm lột mặt nạ như mọi người đều biết. Và hai năm sau, Tgm Nguyễn Kim Điền đă lợi dụng hai cuộc họp do chính quyền triệu tập để phát lên tiếng nói của lương tâm, tiếng nói tự do. Trong khi mọi người nơm nớp nhất trí, nói theo, dù một chút thắc mắc cũng không dám thổ lộ, Đc Điền đă ung dung, nhẹ nhàng nói thật. Tiếng nói của ngài hoàn toàn bất ngờ, khác nào ngọn lửa bừng lên giữa đêm đen hay nhát búa giáng xuống tảng băng cứng lạnh. Tiếng nói ấy đánh thức lương tri, chấn động ḷng người, truyền đi rất nhanh trong dân chúng, vượt bức màn tre của chế độ và thành tít lớn trên báo chí ngoại quốc. Không thể phân tách ở đây cuộc đối thoại nguy hiểm của Tgm Huế với chính quyền độc thoại[19]. Chúng tôi xin chỉ đề cập đến hai bài phát biểu mở đầu cho mười năm gian khổ của một công dân giám mục, vốn kín đáo, gần gũi với những con người lao động, những tầng lớp thấp kém trong xă hội hơn là những kẻ có quyền lực[20], nay bị lịch sử đẩy ra sân khấu của thời cuộc.

Phát biểu ư kiến ngày 15.4.77 [21].

Một buổi họp do Mặt trận Tổ quốc B́nh Trị Thiên và Tp Huế tổ chức, nói là để thông báo, kỳ thực là để học tập cải tạo nhân vụ chính quyền bắt giữ 6 nhà sư của Phật giáo Việt Nam Thống nhất hệ phái Ấn Quang tại Tp Hồ Chí Minh. Được mời phát biểu, Đc Điền không đi vào nội dung[22] của sự kiện mà người của UBND Tp HCM vừa tŕnh bày : “Cá nhân tôi, tôi không có ư kiến ǵ cả. Vấn đề quảng bá tin tức, cắt nghĩa lư do là nhiệm vụ của chính phủ. Tôi chỉ muốn san sẻ với các vị lănh đạo Phật giáo những kinh nghiệm mà trước đây chúng tôi đă phải chịu trong vụ Vinh Sơn”. Rồi Đc Điền lấy giả thuyế tồi tệ nhất cho phía các tôn giáo : “Chúng tôi chắc chắn là không có ai trong buổi họp có thể chấp nhận hành động được diễn tả trong bản thông cáo của chính phủ”. Nói một cách khác, cứ cho là sự việc đă xảy ra đúng như chính quyền thông cáo (mà có ai đủ ngây thơ để tin chính quyền đây ?), cứ cho là có những kẻ dựa vào tôn giáo để xách động này nọ đi, “Sự kiện mà chính phủ vừa giải thích và tŕnh bày cho chúng ta nghe, chỉ là một sự kiện đơn độc”. Một sự kiện đơn độc ! Như muôn vàn sự kiện tốt xấu xảy ra hàng ngày trong xă hội, có thể chạy tít lớn trên trang 1 của báo chí nhưng chẳng có ǵ đáng cho chính quyền các cấp phải làm rùm beng ! Và đây, tiếng sấm nổ vào lỗ tai chính quyền : “Nhiều chuyện như vậy đă xảy ra và c̣n sẽ xảy ra trong tương lai, nếu chúng ta không giải quyết nguyên nhân căn bản của nó. Theo thiển kiến của chúng tôi, nếu thực ra có những cộng đồng tôn giáo gây rối loạn chăng nữa, chỉ v́ không có tự do tín ngưỡng. Thẳng thắn mà nói, tôi không thoả măn với chính phủ về chánh sách tự do tín ngưỡng” Rồi ngài kể ra một loạt những hạn chế, truy bức, vu khống, mạ lỵ… Riêng người công giáo “có cảm tưởng ḿnh là công dân hạng hai”, “trong giới công nhân, công viên chức, bịnh viện hay giáo viên, thường người công giáo được cho là tiên tiến ; nhưng chắc rồi cũng không tiếp tục làm việc được, v́ là công giáo. Đi xin việc làm hoặc bị từ chối, hoặc gặp khó khăn trong việc làm, muốn biết căn do th́ được rỉ tai cho biết là bỏ đạo hay đừng đi nhà thờ nữa là êm xuôi”.

 

Ngày 22.4.1977. Cuộc họp Góp ư kiến vào bản dự thảo “Đề cương báo cáo của Đảng bộ tỉnh B́nh Trị Thiên”. Đc Điền lấy làm vinh dự được mời tham gia đóng góp ư kiến, cám ơn Ban tổ chức và coi đây là một việc làm có tính cách cởi mở, mới mẻ “v́ Đảng và Tôn giáo không đi chung với nhau”. (Cử toạ đột xuất vỗ tay !) Với tư cách là người lănh đạo tôn giáo, Đức cha góp ư về Chính sách tôn giáo của Đảng.

Về cách tiếp cận vấn đề tôn giáo trong bản Đề cương, đức cha thấy tôn giáo chỉ được nhắc tới 2 lần. Một lần, trong mục “phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân” có nói đến “đoàn kết các tầng lớp nhân dân” trong đó có đồng bào các tôn giáo. Một lần nữa khi nói về “củng cố quốc pḥng, bảo vệ an ninh, chính trị và trật tự xă hội” sau khi đă kể ra bao nhiêu tội phạm và các âm mưu phá hoại…”. Có người nhậy cảm thấy nói về chính sách tôn giáo trong mục này th́ lo ngại, vậy “để tránh những lo âu và cảm t́nh không mấy tốt của đồng bào có tôn giáo đối với Đảng”, Đức cha “đề nghị đem chỗ nói về chính sách tôn giáo lên mục B, nơi nói về “phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân”. Tuy nhẹ nhàng, nhưng nhận xét trên vạch trần ư đồ của Đảng : khi Đảng nói chính sách tôn giáo, phải hiểu chính sách đàn áp tôn giáo. Nếu không, tại sao đặt tôn giáo vào mục an ninh chính trị, xă hội và xếp hoạt động tôn giáo bên cạnh những âm mưu phá hoại và mọi thứ tội phạm ? Thay v́ ṿng vo tam quốc, Đc Điền đặt thẳng vấn đề thiếu tự do tôn giáo với chính quyền.

Nhưng để tránh những góp ư trừu tượng, v́ “ông Tống Hoàng Nguyên, khi khởi đầu buổi họp sáng nay có dặn nên góp ư vào việc lao động sản xuất và kinh tế cách trực tiếp hơn”. Diễn nôm : mọi chính sách đă có Đảng lo, góp ư này nọ là để nhất trí và học tập chính sách, thực hiện chính sách. Đc Điền hẳn cũng hiểu thế, nhưng ngài cứ coi như ông chủ toạ cuộc Hội thảo nói thật và ngài thật thà góp ư vào việc lao động sản xuất. Một cách thực sự cụ thể : “Theo tôi nghĩ, nếu có tự do tín ngưỡng th́ năng xuất của đồng bào công giáo sẽ lên cao lắm”. Đức cha đơn cử một việc mới xảy ra trước đó mười ngày. Ngày Chúa nhật 10.4.1977 là ngày lễ Phục sinh của Công giáo, một ngày lễ lớn, được chuẩn bị bằng cả một tuần trước. “Xă Hải Trí phải làm thuỷ lợi trong thị xă Quảng Tri. Huyện cho làm trong 10 ngày nhưng xă rút xuống c̣n năm ngày để thi đua. Mỗi thôn được chia phần của ḿnh và sẽ phát động lao tác vào sáng Chúa nhật. Ngày thứ bảy, thôn Trí Bửu (hầu hết là công giáo) đă đệ đơn xin xét lai cho đồng bào công giáo có giờ đi cử hành nghi lễ đạo, rồi sau đó sẽ đi làm, nếu không kịp th́ xin làm đêm nữa. Nhưng xă không cho (…). Có người nói với xă xin xét lại, v́ nếu đồng bào họ không tuân lệnh, th́ tổn thương phần nào uy tín của chính quyền địa phương. Như hôm lễ Giáng Sinh 76, thôn Trí Bửu cũng đă không đi làm v́ họ phải đi lễ. Nhưng xă cương quyết không xét lại… Th́ rồi, thôn Trí Bửu lấy quyền nhân dân làm chủ nên không đi làm thuỷ lợi hôm đó, mà đi lễ hết. Ngày hôm sau họ huy động cả thôn ra lảm thuỷ lợi th́ thay v́ năm ngày, họ làm trong hai ngày rưỡi là xong. Nghe nói xă định tuyên dương họ, nhung họ không nhận v́ họ không tuân lệnh đi làm trong ngày lễ Chúa Phục Sinh hôm đó”.

Những trường hợp cụ thể như trên cho phép khẳng định một cách khái quát : “Chỉ có tự do tín ngưỡng thực sự th́ những người có tín ngưỡng mới sống thoải mái, hạnh phúc trong chế độ xă hội chủ nghĩa mà thôi” ! Thực sự th́ Đảng va Nhà nước chủ trương tự do tín ngưỡng bằng văn bản, sắc lệnh. Đă có tới 5 sắc lệnh và thông tư. “Nhưng trong thực tế vẫn có những khẩu lệnh đi ngược lại với chính sách”.

Vậy phải có tự do tôn giáo thực sự. Phải từ bỏ ư đồ tiêu diệt tôn giáo. Người cộng sản cũng biết tôn giáo “là một nhu cầu xă hội và tâm lư, bao lâu nhân dân c̣n cần đến, th́ cứ để“. Đc Điền đồng ư : “chừng nào đồng bào không thèm đến tôn giáo nữa th́ thôi, tự nhiên sẽ hết tôn giáo” Nhưng cấm thí chắc chắn không thể cấm được, v́ 1) thực tế lịch sử đông tây kim cổ, nhất là gần đây bên các nước thuộc khối Liên xô đủ chứng minh điều đó. và 2) “v́ tôn giáo nằm ở địa hạt khác, địa hạt tinh thần và tâm linh nên khoa học và kỹ thuất không đánh trúng được”. Đă không diệt được th́ chỉ c̣n cách tôn trọng tư do tín ngưỡng để đồng bào cùng nhau xây dựng đất nước về mặt vật chất, c̣n tín ngưỡng th́ ai chọn tôn giáo nào tuỳ sở thích. “Như vậy mới thoải mái, mới đoàn kết được”.

 

Qua hai bài phát biểu trong ṿng 10 ngày, Tgm Huế thẳng thắn trực diện với chính quyền toàn trị. Thiết tưởng, để tránh ngộ nhận, nên nói cho rơ : Đc Điền không khi nào chống lại chính quyền. Ngài chi bênh vực tự do tín ngưỡng thực sự thôi. Và khi đ̣i tự do tín ngưỡng, Đc Điền đương nhiên đ̣i tự do và bảo vệ những quyền con người, trong đó tự do tín ngưỡng là một quyền căn bản. Khi nói với chính quyền như thế, Đc Điền cũng nói thay cho mọi người và nói với mọi người, đặc biệt với những người đồng đạo và trong số này, hàng Giáo phẩm Công giáo. Đối thoại với chính quyền một cách thẳng thắn và nghiêm túc như thế cũng là đề nghị với các giám mục Việt Nam khác một đường lối thích ứng trong hoàn cảnh mới. Nhưng đường lối này không được sự đồng t́nh của tất cả mọi giám mục. Ta sẽ nhắc tới đường lối của Tgm Sài G̣n. Nhưng trước đó, xin nói về phản ứng của chính quyền sau hai bài phát biểu của Tgm Huế.

 

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Tp Hồ Chí Minh can thiệp.

Chính quyền đă đánh giá đúng mức những lời phát biểu của Tgm Huế. Bằng chứng là ông Nguyễn Văn Ch́, Chủ tịch UB MTTQ Tp HCM, gửi cho Đc B́nh một bản " NHẬN ĐỊNH VỀ HAI BẢN VĂN ghi lại lời phat biểu của Tgm Nguyễn Kim Điền". Mở đầu như sau :

"Gần đây Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tp HCM được biết có luân lưu, phổ biến trong một số linh mục, tu sĩ và tín đồ Thiên Chúa giáo ở Tp HCM hai bản văn dưới có ghi lời phát biểu của ông Tgm Nguyễn Kim Điền, địa phận Huế. Hai bản văn này không những chỉ luân lưu, phổ biến trong giới Thiên chúa giáo mà c̣n phổ biến tới cả một giới Phật giáo và tới một số nơi khác nữa". Ông Nguyễn Văn Ch́ thông báo cho mọi người biết rằng hai bản văn của Đc Điền đă được phổ biến rộng răi. Nhưng v́ h́nh như c̣n nể một ông Tổng giám mục dù sao cũng được chính quyền coi là cởi mở, ông viết tiếp : "Chúng tôi chưa rơ hai bản văn này có phải đúng là của ông Tổng giám mục địa phận Huế ghi hay không ? Sự ghi chú đó có phản ảnh trung thành lời phát biểu của ông Tổng giám mục địa phận Huế hay không ? Và chúng tôi cũng chưa biết rơ việc phổ biến hai bản văn đó là có ư kiến của ông Nguyễn Kim Điền hay không ? Ai là người chịu trách nhiệm phổ biến ? ". Một loạt câu hỏi vừa để chạy tội cho Đc Điền (nếu biết sám hối !), vừa đe doạ ‘người chịu trách nhiệm phổ biến’. V́, theo ông Chủ tịch UB MTTQ Tp HCM, những ư kiến trao đổi trong hội nghị, dù đúng đắn cũng không nên đơn phương phổ biến, huống chi những ‘ư kiến sai lầm’ mà phổ biến ra ngoài ‘sẽ gây tác hại có khi rất to lớn’.

Đe doạ xong, ông phân tách và phản bác hai luận điểm chính của Đc Điền : 1) Không có tự do tôn giáo thực sự và 2) v́ thế mà có những vụ như Vinh Sơn hay Phật giáo Ấn Quang.

Về điểm 1) ông Nguyễn Văn Ch́ khẳng định chính sách tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng trước sau như một của Đảng. Không có mâu thuẫn giữa văn bản và thực hành. Tuy nhiên ông công nhận c̣n có những thiếu sót cần khắc phục. Những thiếu sót này một phần đến từ phía “một số cán bộ cách mạng do tŕnh độ c̣n non kém hoặc do chưa hết thành kiến mà làm sai đường lối chính sách”, nhưng cũng đến từ “hố sâu ngăn cách, chia rẽ, thành kiến lương giáo do bọn đế quốc và tay sai tạo ra hơn 100 năm nay”. Hơn nữa, hiện nay, bọn đế quốc “ vẫn tiếp tục lợi dụng khai thác những thành kiến vốn dĩ do chúng tạo ra đó để kích động  những hành động chống phá cách mạng trong các tôn giáo ; đặc biệt trong Thiên Chúa giáo ”. Cho nên, đồng bào công giáo hiện nay “ cần phải có sự cố gắng và nỗ lực vượt bực, vượt lên mọi trở ngại để phối hợp hành động cùng với chính quyền cách mạng và tất cả những người có thiện chí, kiên quyết đấu tranh cưỡng lại bọn phản động trong thiên Chúa giáo (…) Có thể nói đó là cuộc đấu tranh khẩn trương, gay go quyết liệt, bền bỉ trong ḷng dân tộc, trong nội bộ Thiên Chúa giáo và ngay trong từng con người của ḿnh, giữa chánh nghĩa và phi nghĩa ”. Dĩ nhiên, chánh nghĩa trong ḷng dân tộc là chánh nghĩa của chế độ. V́ vậy ông Nguyễn Văn Ch́ cũng chẳng ngần ngại nh́n nhận có công dân hạng hai : “ Có thể nói thẳng, không cần ǵ phải giấu giếm là quả có sự phân biệt đối xử và cần có sự phân biệt đối xử với một số người không chịu cải tà quy chính ”. Mà cải tà quy chính trong ngôn ngữ của chế độ phải hiểu là trở về với dân tộc ; và trở về với dân tộc phải hiểu là trở về với Cách mạng, với Đảng.

Về điểm 2) ông Ch́ c̣n gay gắt hơn nhiều. Ông rất “tin tưởng đồng bào có đạo, cũng như các hàng giáo phẩm chân chính”. Nói cách khác, ông chỉ tin tưởng đồng bào có đạo và các hàng giáo phẩm trong chừng mực họ chân chính theo những tiêu chuẩn của chế độ. Đối với ông, càng theo Đảng, càng chân chính ; tôn giáo chân chính khi tôn giáo phuc tùng Đảng ; giáo phẩm chân chính khi giáo phẩm quỵ luỵ, luồn cúi Đảng. Đc Điền nói : “Theo thiển ư của tôi, nếu c̣n tựa vào tôn giáo để xách động này khác là v́ chưa có tự do tín ngưỡng đó thôi”. Ông Ch́ không hiểu nổi điều đó, v́ đối với ông, Đảng trước sau như một bảo vệ tự do tín ngưỡng cho những ai theo gót Đảng. Ông cho rằng luận điểm của Đc Điền chỉ “lập lại luận điệu của bọn đế quốc Pháp và Mỹ” : nhân danh tự do tín ngưỡng “để cho phép ḿnh làm hoặc bênh vực cho những hành động bỉ ổi xấu xa nhất, phi đạo nhất (…) Những người làm như thế, bênh vực như thế không những làm mất phẩm giá của ḿnh, mà c̣n làm mất phẩm giá của đồng đạo, của đạo lư mà chính tác giả hai bản văn đang tín ngưỡng. Làm như thế, là nhân danh tự do tín ngưỡng để khuyến khích mọi hành động phản cách mạng, mọi hành động xấu xa phi đạo đức”. Phản cách mạng là xấu xa, phi đạo đức. Thiện là Cách mạng, Ác là chống lại Cách mạng. Tgm Huế Nguyễn Kim Điền, theo những lời cáo buộc của ông Nguyễn Văn Ch́, đă đánh mất phẩm giá của ḿnh. Tệ hơn nữa, đă làm mất phẩm giá của đồng đạo (vẫn cái lối ‘tội’ cá nhân, trách nhiệm tập thể !) và của đạo Công giáo !

Gần ba mươi năm sau, đọc lại những lời kết án này, thật khó h́nh dung nổi thái độ u mê, trâng tráo và cường bạo của Đảng cộng sản Việt Nam hồi đó.

Qua cách lên án Đc Điền, chính quyền cộng sản đe doạ mọi tôn giáo, đặc biệt hàng giáo phẩm công giáo. Dĩ nhiên, Đc Điền không thay đổi thái độ. Giữa Nhà nước CHXHCNVN và Thiên Chúa, đương nhiên Đức cha chọn Thiên Chúa và trước những đ̣i hỏi phản tự do, phản nhân quyền, phản  đạo lư của Đảng CSVN, Đức cha chỉ có thể trả lời : Non possumus. Chúng tôi không thể. Và sẵn sàng đón nhận mọi hậu quả. Trong lá thư gửi cho linh mục, tu sĩ và giáo dân ngày 19.10.85, Đức cha viết : “Năm 1971, tại Thượng Hội đồng giám mục Thế giới, tôi có phát biểu : “Đă có những giám mục chịu chết v́ bênh vực quyền lợi của Hội Thánh, nhưng ngày nay có giám mục nào dám chịu chết để bênh vưc quyền lợi của con người không ?” Hạnh phúc thay ! Hôm nay chính tôi được Chúa gọi để chịu tù ngục, chịu chết v́ bênh vực nhân quyền, công lư và công b́nh”

Người ta đă bắt Tgm Huế đi làm viêc, đă chặt chân chặt tay của ngài. Những người công tác gần gũi của ngài bị thẩm vấn, bắt bớ, giam cầm như lm Nguyễn Văn Lư, lm Trần Văn Quư, nữ tu Trương Thị Lư…

Cuối cùng, Đc Nguyễn Kim Điền đă chết một cách khả nghi tại bênh viện Chợ Rẫy ngày 8.6.1988.

 

4.5. Đối thoại kiểu Đc Nguyễn Văn B́nh

So sánh Thông cáo của Toà Tổng giám mục Hà Nội và Thư Chung của Đc B́nh trên kia, chúng ta đă có một ư tưởng về tinh thần đối thoại của Tgm Tp HCM. Ngài c̣n nhiều dịp lên tiếng. Trong vụ Vinh Sơn cũng như trong vụ Ḍng Đồng Công, ngài đă lên tiếng mạnh mẽ. Đến nỗi trong cả hai vụ, toá án đă dùng những phát biểu của Đc B́nh như những bằng chứng để buộc tội và kết án các ‘phạm nhân’. Về vụ Vinh Sơn, ngài nói : “Tôi rất tức giận, nói được rằng: tôi chịu không nổi và một cách công khai, tôi phải nói rằng tôi lên án cái việc làm lợi dụng tôn giáo, lợi dụng cơ sở tôn giáo làm những việc hết sức là phi pháp như thế (…)Thật th́ theo tôi, giá như trước một sự việc như thế mà chính quyền bất đắc dĩ muốn dùng biện pháp cho mau chóng mà phá hết cái nhà thờ, tôi cũng không nói ǵ hết, bởi v́ chuyện đó bất đắc dĩ phải làm và tôi nói, và sẽ nói với các linh mục và các giáo dân sau này những việc và biện pháp mà chính quyền đă dùng tại nhà thờ Vinh Sơn đó không có chút ǵ là bài đạo, không có chút ǵ là phá nhà thờ cả, mà trái lại chính quyền đă hết sức tế nhị muốn tránh những thiệt hại cho nhà thờ và cũng đă tỏ t́nh rằng muốn cho bên Thiên Chúa giáo đừng hiểu lầm là chính quyền muốn bài đạo: điều mà tôi sẽ nói và nói nhiều lần hơn nữa, xin chính quyền tin tưởng”[23]. Đức cha đă lên án trước khi toà án xét xử. Thật ra, sau này, khi đưa ra xử trước toà án, dù là toà án của chính quyền, người ta mới thấy sự việc không hoàn toàn như chính quyền đă công bố : thủ phạm chính không phải là cha chánh xứ Vinh Sơn! Nguyễn Ngọc Lan ghi trong Nhật kư 1987 (chưa in, tr. 119): “Trong buổi họp báo trước hôm toà xử, cách tŕnh bày của ông Giám đốc Công an đă đủ rơ ràng để mọi người hiểu là án nặng nhất sẽ là phần của một linh mục báo chí chưa hề nói tới trong thời gian đă viết nhiều về vụ Vinh Sơn là ông Nghị nào đó (Rốt cuộc ông Nghị này bị xử tử h́nh, c̣n linh mục Minh chỉ bị án tù chung thân). Trong buổi họp báo lại có chỉ thị được tường thuật lại vụ xử một cách súc tích mà không được viết lách, b́nh luận ǵ nữa. Thế là tuy Toà xử với những án rất nặng, báo chí lại nói rất ít so với vụ Vinh Sơn vừa xảy ra và chưa có phán quyết của Toà”. C̣n về cái sự Đc B́nh gọi là ‘hết sức tế nhị’ của chính quyền th́ nó được minh chứng bằng những lời tuyên bố rầm rộ, huy động toàn bộ cơ quan truyền thông công cụ và một cuộc họp lớn tại Hội trường UBNDCM Quận 10. với đầy đủ cơ quan, đại biểu v.v… làm như nước có biến !

 

Vụ Ḍng Đồng Công. Về vụ này, xin nhường lời cho một chứng nhân tại chỗ : Nguyễn Ngọc Lan, trong Nhật Kư 1987.

Thứ Năm, 31.7.87. Chúa nhật vừa rồi, trên chuyến xe từ Nha Trang về Tp HCM, Hân, cháu bác Tín đă đưa cho ḿnh xem số báo Công An có bài , có ảnh của Thiện Cẩm.

Đáng lư Thiện Cẩm là người cuối cùng nên bi bô về về vụ Đồng Công: anh ta đă từng ăn cơm Đồng Công mấy năm rồi mới qua Ḍng Đa Minh. Rồi với tư cách linh mục lại viết trên báo Công An để làm chứng nhân buộc tội th́ chẳng c̣n ra cái thể thống ǵ trước mắt giới công giáo.

Số báo Công An ra ngày 29.7 đăng thêm hai bài của lm Vương Đ́n Bích và lm Nguyễn Thiện Toàn. Báo Công giáo và Dân tộc th́ đăng tấm ảnh lm Nguyễn Huy Lịch đang leo cái thang đưa lên trần nhà chỗ ông già Thủ đă lẩn trốn.

Ông già Thủ và mấy ông nhà quê Đồng Công chẳng c̣n ǵ để mất nữa. Trong khi đó những lm Cẩm, Bích, Toàn và Nguyễn Huy Lịch ! (…)

Đó là về mặt “đạo”, chưa nói về mặt “đời”.

Vụ Đồng Công không phải là không có ǵ. Nhưng vấn đề là làm um lên như một vài tờ báo đă làm um lên có phải là thượng sách không, có lợi ǵ cho đất nước dân tộc này không ? (…)

Người ta không thể không nghĩ đến lời tâm sự chân thành và đau xót của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, trong mục “Những việc cần làm ngay” đăng trên các báo Nhân Dân và SGGP ngày 10.7.. về việc ông bị can ngăn đừng đưa ra trước dư luận “những việc cần làm ngay”. Và không thể không tự hỏi những việc cần làm um có hẳn là những việc cần làm ngay không ? Hay những việc cần làm um chính là để làm ngơ những việc cần làm ngay ?

Một ông già Thủ chứ hai chục ông giá Thủ với hai chục khẩu đại liên đi nữa th́ đă nhằm nḥ ǵ ? 500.000 lính Mỹ mà c̣n phải cuốn cờ rút đi cơ mà. Trong khi những chuyện đang làm băng hoại đất nước này là những vụ như vụ Điện Phả Lại, vụ Cảng Sài G̣n, vụ hàng chục viên chức cao cấp lợi dụng chiếu khán ngoại giao để buôn lậu, vụ Trần Tỷ, vụ Trương Bỉnh Thiệt (anh chúa trùm người Hoa này bị bắt từ 5,6 năm rồi mà vẫn chưa ra toà)… Thế mà chưa một vụ nào trong các vụ như thế đă được báo chí dành cho nhiều giấy mực bằng vụ Đồng Công.

Có thể nghĩ đến một người bệnh đáng lư ra, theo sự chẩn đoán của bác sĩ N.V.L., phải đi bệnh viện ung thư để chữa trị gan ruột bằng quang tuyến X và chất phóng xạ th́ anh ta lại um lên kêu ngứa ngoài da và đ̣i đi chữa ở bênh viên Da Liễu.

Hay là chuyện mấy ông vốn quen “xử lư nội bộ” bây giờ cần phải la lên là c̣n có kẻ thù ngoài ngơ, khoan lo chuyện trong nhà. Những ông ham bảo vệ nội bộ kiểu đó hẳn là loại người đă khiến Tông bí thư Nguyễn Văn Linh phải phàn nàn trong bài báo ngày 10.7.

Như vậy th́ những ông lm Thiện Cẩm, Vương Đ́nh Bích, Thiện Toàn đang phục vụ cho cái ǵ, cho ai ?

 

Thứ Bảy, 8.8.87. Đầu tuần này, cha Chân Tín đưa cho đọc Thông cáo số 043/87 của Toà Tổng giám mục Tp. HCM. Giữa tuần được biết Đc B́nh đă cho thu hồi lại bản Thông cáo đó, sau buổi họp định kỳ với các linh mục quản hạt. Cuối tuần, lại Thông cáo số 043/87… nouvelle version.

Cả hai bản đều là “để các linh mục, tu sĩ nam nữ và anh chị em giáo dân hiểu rơ hơn về việc xảy ra tại Ḍng Đồng Công, và đều kêu gọi “hăy b́nh tĩnh chờ sự phán xét công minh của Toà án. Đừng nên suy diễn hay đồn thổi tin tức hoang mang”.

Nhưng bản đầu: “Nhà nước đă can thiệp vào sinh hoạt của Ḍng Đông Công, v́ thực sự Ḍng này đă vi phạm luật pháp”. C̣n bản sau : “do một số tu sĩ có vi phạm luật pháp”.

Bản đầu tuần: Tổng Giám mục rất tiếc là trươc khi vụ việc xảy ra, không một ai cho Ngài biết về những buổi họp của tổ chức mệnh danh là “Phong trào Tận hiến” mà trong đó được phổ biến nhhững tư tưởng chống cộng, chống chế độ núp dưới màu sắc có vẻ mê tín chứ không phải tín lư thưc sự. Những tư tưởng này hoàn toàn trái ngược với giáo lư Công đồng Vatican II và Thư Chung mục vụ cua HĐGM/VN 1980. Hoạt động như thế là vi phạm giáo luật ”.

Bản cuối tuần bỏ đi hai đoạn có gạch dưới trên đây và cũng cắt bớt những câu như “Ḍng Đồng Công là một ung nhọt cần giải phẫu để bảo đảm sức khoẻ của toàn thân, toàn cộng đoàn Giáo hội” và câu kết : “Làm như vậy là sẽ lấy sức khoẻ đuổi xa bệnh hoạn, lấy ánh sáng đẩy lui bóng tối”.

Tgm Nguyễn Văn B́nh “b́nh tĩnh chờ” và không suy diễn là như thế đó. C̣n ở bản cuối tuần, Tgm bỏ đi câu “chống chế độ” hẳn v́ đă giật ḿnh thấy rằng ḿnh đi xa hơn cả lm Phan Khắc Từ. Anh này khi gọi là trả lời phỏng vấn trên báo CGvDT đă phân biệt : những luận điệu cà chớn của Ḍng Đồng Công, quả là có chống chủ nghĩa, nhưng chống chủ nghĩa chưa phải là chống chế độ. C̣n chuyện “vi phạm Giáo luật” th́ nhờ buổi họp giữa tuần, Tgm mới nhớ là có Giáo luật mới chứ chưa có Giáo luật thứ ba làm riêng cho cụ sử dụng.

Chưa kể đến cái sự nói dối để rửa tay thô bỉ: “không một ai cho ngài biết” ở bản đầu tuần hay “không được biết” ở bản cuối tuần.

Dầu sao; giáo dân giáo phận Tp HCM (…) chẳng cần phải b́nh tĩnh chờ đợi ǵ nữa và cũng chẳng việc ǵ phải hoang mang nữa cả, sau một lời chứng buộc tội sáng giá và rơ ràng như vậy.

Trong Thông cáo bản đầu tuần có lời than thở : “Vưà rồi có dư luận : Chính Tổng Giám mục yêu cầu Nhà nước giải tàn Ḍng Đồng Công. Đó là một dư luận sai trái, gây chia rẽ và làm đau đớn Tổng Giàm mục”. Thật là tội nghiệp ! Nhưng rồi đây Tổng Giám mục có được tiếng là chứng nhân buộc tội quyết định nhất trong vụ này th́ hẳn không chỉ là chuyện “dư luận” nữa và Ngài Tổng Giám mục sẽ chẳng c̣n lư do ǵ để “đau đớn”.

 

Ngoài chuyện nội dung của bản Thông cáo đầu tuần hay cuối tuần, lả cái cung cách làm việc vô trách nhiêm của vị đứng đầu giáo phận lớn nhất Việt Nam từ hơn hai mươi năm nay.

Không thể không nhớ tới bài trả lời cho AFP vê vụ các anh em Thanh Lao Công bị chính quyền Thiệu đàn áp. Đă sẵn có một Tổng tuyên uư và những tuyên úy TLC do chính Tgm bổ nhiệm thế mà khi lên tiếng về về chuyện TLC, tuyệt  nhiên Tgm đă không hội ư với một linh mục liên hệ nào cả, mà đă để cho một linh mục mỹ mớm trọn cho cả bài trả lời. Thậm chí không có cả bản tiếng Việt của bài trả lời ấy nữa (tạp chí Đứng Dậy đă phải mất công dịch). Và bài trả lời cũng đă buộc tội anh em TLC : họ bị bắt giam, đàn áp không phải v́ những lư do tôn giáo mà chỉ v́ những hoạt động phá rối trật tự, ném bom xăng v.v…

Lần này vẫn là cách làm việc như vậy. Trong khi ở giữa Tp HCM này, Tgm bất kỳ giờ phút nào cũng có thể kêu hàng chục người chia sẻ trách nhiêm mục vụ với ḿnh đến bàn hỏi, th́ Tgm lại chỉ nghe theo một hai ông thầy dùi để soạn thảo bản Thông cáo, rồi vội vàng tung ra hai ngày trước buổi họp định kỳ với các linh mục quản hạt. Chỉ cần có sự thận trọng tối thiểu để “b́nh tĩnh” mà đợi thêm vài ngày, chờ hỏi ư kiến những người chia sẻ trách nhiêm với ḿnh th́ đâu đến nỗi xảy ra tṛ trẻ con phổ biến rồi rút lại một bản thông cáo như vây.

Một chi tiết có thể góp thêm tính hài hươc bi đát của chuyện nay : Thông cáo đầu tuần để ngày 28.7.1987 và có chữ kư “Phaolô B́nh” với ghi thêm Phaolô Nguyễn Văn B́nh, Tông Giám mục thành phố Hồ Chí Minh và có dấu ấn hẳn hiên. C̣n bản cuối tuần, bản đă được “hiêụ đính” th́ đề ngày 29.7, và không có chữ kư, không có dấu ấn, chỉ có mấy chữ đánh máy : “Toà Tổng Giám mục”.

Toà án rồi đây có chỉ sử dụng bản trước th́ sẽ là quá phải đạo.

Thứ Ba, 11.7.87.

… Nói đến Thông cáo của Toà Tgm, cha Mai Xuân Hậu cho biết đó là công soạn thảo của… Nguyễn Đ́nh Đầu.

Giữa tuần trước, khi chưa có ban Thông cáo thứ 2, Nguyễn Đ́nh Đầu đă chỉ nh́n nhận với ḿnh là đă chỉ có công sửa lại một vài bản gốc của Đc B́nh đưa tới. Soạn hay sửa th́ bản đă được phổ biến đầu tuần đă thông qua sự cố vấn của Nguyễn Đ́nh Đầu.

 

Thứ bảy 31.10.87.

Báo SGGP : “Kết thúc phiên toà xử Trần Đ́nh Thủ và đồng bọn : Trần Đ́nh Thủ, Nguyễn Châu Đạt lănh án tù chung thân. 21 bị cáo khác bị xử phạt từ 4 năm đến 20 năm tù giam”.

Riêng trong vụ này, người công giáo Tp HCM (…) chẳng có lư do ǵ để phải thắc mắc. V́ trong các phiên toà, bản Thông cáo của Toà Tgm về vụ Đồng Công đă được đưa ra đọc. Vị chủ chăn đă thành nhân chứng buộc tội có giá nhất. Toà làm như vậy là đúng thôi”.

 

Để công bằng, phải thêm rằng sau này, vào khoảng năm 1990, Vũ Sinh Hiên gửi tặng Đc B́nh một bản Giáo hội Công giáo Tp Hồ Chí Minh. Đức cha đă mời tác giả tới tṛ truyện. Vũ Sinh Hiên kể lại (tr.2) : “Ông nói ông hoàn toàn đồng ư với những ǵ Vũ Sinh Hiên đă viết, nói lên được ư của nhiều người công giáo đă không có cơ hội bày tỏ. Riêng vụ Vinh Sơn, Đức Tổng giám mục tâm t́nh “cho tới giờ này tôi vẫn c̣n ngờ ngợ” Nắm bắt được ư của ông, Vũ Sinh Hiên không hỏi thêm nữa”.

 

4.6. Thư chung 1980

Kể từ lúc thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam vào năm 1960, đây là lần đầu tiên các giám mục Việt Nam họp Đại hội tại Hà Nội (từ 24.4 đến 01.5.1980)[24]. Lá Thư Chung đề ngay 01.05.1980 gồm hai phần. Phần thông tin về Đại hội và phần vạch ra Đường hướng mục vụ. Quan trọng ở phần hai. Tuy nhiên phần thông tin cho người đọc mấy chi tiết ư nghĩa : các giám mục tạ ơn Chúa v́ đă tổ chức được Hội nghị toàn quốc, nhưng cũng “biết ơn Chính phủ đă giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho Đại hội”. Cụm từ “giúp đỡ và tạo điều kiện” nghe vô thưởng vô phạt nhưng nội dung cụ thể của nó là phải xin phép, phải nộp chương tŕnh nghị sự, tên tuổi người họp, phải họp nơi chính quyền chỉ định v.v… “Trước khi bế mạc Đại hội, chúng tôi đă vào lăng kính viếng Chủ tích Hồ Chí Minh, và đă đến yết kiến Thủ Tướng Chính phủ”. Khoản này không biết co phải do sáng kiến của HĐGM/VN hay do sự “giúp đỡ” của Chính quyền ?

Về đường hướng mục, các giám mục quá ư thức về trách nhiệm tập thể của các ngài trong một giai đoạn lịch sử rất gay go. Nhưng các ngài có những trải nghiệm khác nhau với chế độ và chắc cũng có những lối nh́n khác nhau, những phản ứng khác nhau như ta đă thấy giữa Đc Điền và Đc B́nh. Hiểu như vậy, th́ Thư Chung 1980 biểu lộ một thế quân b́nh nào đó giữa các giám mục, và giữa HĐGM với Nhà nước cộng sản. Trên nguyên tắc, đường hướng mục vụ được vạch ra ở đây không có ǵ mới lạ. Các giám mục chỉ tŕnh bày giáo lư của Giáo hội Công giáo thôi. Nền tảng vẫn là Thánh Kinh, Thông điệp của Đức giáo hoàng, Công Đồng Vatican II.

Vậy tại sao Thư Chung 1980, với khẩu hiệu thời danh “Sống Phúc Âm Giữa Ḷng Dân Tộc” đă thành một thứ kim chỉ nam được các giám mục quy chiếu mà người của chính quyền toàn trị cũng thường trích dẫn, kể cả khi đe doạ người công giáo ? ‘Tốt đời đẹp đạo’ như thế có ǵ khả nghi. Xin được nhắc lại điều tôi viết cách đây đă lâu : “Lá thư chung 1980 có phải là tiếng nói chính thức của hàng giáo phẩm Việt Nam không ? Câu trả lời chỉ có thể là : cái đó cũng tùy, tùy cách nghe, tùy cách đọc. Và có lẽ đó chính là dụng ư của lá thư ? Nói để khỏi phải nói. Nói để nghe thấy những điều không nói. Một lá thư được coi như một văn kiện chính của Giáo hội, được các giám mục ưng ư mà lại được ḷng cả một chính thể độc tài cộng sản, cho dù có trích nhiều Kinh Thánh và Vatican II, th́ cũng chỉ là một văn kiện có tính cách giai đoạn. Khó có thể coi đó là tiếng nói thâm sâu của ḷng tin. Với tất cả sự tôn kính các vị chủ chăn và ḷng khâm phục ‘tư tưởng’ nào đă soạn thảo lá thư, đây không phải là tiếng nói tự do của Giáo hội (…). Tạm cho lá thư đó là một văn kiện phản ánh một hoàn cảnh nhiều bất trắc” (Tin Nhà số 3, tháng 3.1990).

 

5. BƯỚC NGOẶT : CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

 

Việc Gioan Phao lô II quyết định tuyên thánh 117 chân phước tử đạo Việt Nam là đỉnh cao của sự căng thẳng giữa Vatican và Hà Nội, giữa Chính quyền toàn trị và HĐGM/VN.

Ngày 16.11.1985 Hồng y Trịnh Văn Căn dâng Thỉnh nguyên Thư xin Đức Thánh Cha phong hiển thánh117 á thánh tử đạo Việt Nam. Trong thư có những câu như :“Từ lễ phong Chân Phúc lần sau cùng (1951) cho tới nay, quê hương chúng con ở trong hoàn cảnh chiến tranh liên tục. Tuy nhiên người công giáo đả bảo toàn tín ngưỡng của ḿnh và hiện c̣n đang bảo toàn. Họ tiếp tục cầu nguyện giữa những đau khổ, cầu nguyện trong các gia đ́nh, trong các thành đường (…) Dù hoàn cảnh khó khăn eo hẹp, dù cho khan hiếm linh mục, niềm tin của giáo dân vẫn sống động linh hoạt. Lời Chúa c̣n vang dội trong các họ đạo. Các linh mục c̣n tiếp tục hăng say gặt hái trong cánh đồng của Chúa. Các cộng đoàn tu sĩ c̣n phát triển cả về phẩm cũng như về lượng. Sau hết giáo dân ư thức nhiều hơn về nghĩa vụ của ḿnh, họ nh́n thẳng vào những khó khăn để can đảm nhận lấy trách nhiêm đối phó (…). Hội đồng Giám mục Việt Nam đồng thanh quyết nghị đệ lên Đức Thánh Cha bức thư thành khẩn hôm nay, mục đích là để làm vinh danh Thiên Chúa, củng cố niềm tin, cậy, mến của cộng đồng tín hữu chúng con”. Mấy ḍng đủ nói lên hoàn cảnh Giáo hội Công giáo tại Việt Nam sống giữa nanh vuốt của chế độ và ḷng kiên vững của giáo phẩm cũng như của giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân. Xin phong hiển thánh các Chân phước tử đạo cũng là một cách tuyên xưng đức tin của cả một cộng đồng đang đối phó với hoàn cảnh.

Ngày 22.6.1987. Đức Thánh Cha chủ tŕ buổi họp Cơ mật viện và quyết đinh phong Hiển thánh 117 Chân Phúc Tử đạo Việt Nam.

Ngày 12.10.1987. Ông Nguyễn Quang Huy, Trưởng ban Tôn giáo  Chính phủ gửi Công văn về vụ Phong Thánh. Không chút ngoại giao. Ngược lại, gay gắt, lên án một cách lố bịch. Trích : “Quyết định trên của Vatican là một việc làm có dụng ư chính trị xấu và xuyên tạc lịch sử cách mạng của nhân dân Việt Nam, kích động tâm lư cuồng tín ‘tử v́ đạo’ trong một bộ phận giáo dân và giáo sĩ Việt Nam; gây chia rẽ giáo lương; làm tổn hại đến đoàn kết dân tộc của nhân dân ta, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi Đảng và Nhà nước ta đang ra sức thực hiện đúng đắn chính sách tôn giáo, tăng cường đoàn kết toàn dân vượt qua mọi thử thách, khó khăn, xây dựng thành công chủ nghĩa xă hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xă hội chủ nghĩa”

Rồi ông thông báo :

Ngày 18.9.1987, Ban Tôn giáo đă thừa lệnh Chủ tịch HĐBT triệu tập Uỷ ban Thường vụ HĐGM/VN để 1) nghiêm khắc phê phán việc làm sai trái của một số giám mục trong HĐGM/VN, của Vatican, 2) Uỷ ban Thường vụ HĐGMVN gửi thư và điện cho các giám mục, linh mục cả nước biết không được làm ǵ khác, phải duy tŕ việc ‘kính các Chân Phúc Việt Nam’ như cũ. (Như cũ mà thật ra không như cũ v́ chính quyền đă cho bốc hơi hai chữ Tử Đạo).

Sau đó ông yêu cầu UBND các nơi có giám mục, triệu tập giám mục để nói rơ và thực hiện quan điểm của Nhà nước.

Chiến dịch chống phong thánh bắt đầu ! Toàn diện, toàn quốc. Toàn quốc, v́ chính quyền, qua Ban Tôn giáo và MTTQ huy động mọi giới, mọi phương tiện truyền thông để đăng tải và lặp đi lặp lại một số luận điệu quen thuộc. Toàn diện, v́ trong chiến dịch này, người ta lại giở ra những bài bản cũ kiểu Công giáo bán nước, ngoại lai, đạo quân thứ năm, tay sai thực dân đế quốc. Người ta vịn vào cả Thư Chung 1980 như ông Lê Đ́nh Nhơn, quyền chủ tịch Uỷ ban MTTQ Tp HCM để chứng minh rằng việc phong thánh tử đạo trái với đường hướng mục vụ của Giáo hội Công giáo Việt Nam : “Sống Phúc Âm giữa ḷng Dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”[25]. Ở đây không thể đi vào chi tiết của chiến dịch này, một chiến dịch dĩ nhiên được Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Yêu nước và các nhà thần học của Uỷ ban như Thiện Cẩm tung hứng hết mực.

Chưa khi nào HĐGMVN bị chính quyền ức hiếp như thế. Bắt họp bất thường, bắt soạn đi soạn lại một thư chung mà vẫn không vừa ư chính quyền, cuối cùng không có thư của HĐGMVN về sự kiện trọng đại này cho cộng đồng Công giáo[26] ! Nhưng cũng chưa khi nào HĐGMVN cầm cự mạnh mẽ như thế. Lại xin nhắc lại điều tôi đă viết cách đây 15 năm : “Báo Nhân Dân ngày 21.5.1988 đăng một bài của ông Nguyễn Quang Huy, trưởng ban Tôn giáo của Chính phủ, trả lời phỏng vấn của TTXVN xung quanh vấn đề phong thánh. Ngoài luận điệu thường xuyên, bài phỏng vấn này có một điểm mới : Lần đầu tiên HĐGM Việt Nam bị chỉ trích công khai. Ông Nguyễn Quang Huy nói : “Cho đến nay, các vị có trách nhiệm trong HĐGM vẫn chưa thể hiện thái độ thực sự liên quan tới lợi ích của đất nước và những băn khoăn chính đáng của giáo dân, c̣n vịn vào điều này điều khác để tránh trách nhiệm trực tiếp giải quyết vấn đề. Thậm chí khi giải thích cho giáo sĩ và giáo dân trong nước về nội dung bản thông cáo của Hội nghị bất thường HĐGM Việt Nam, có những vị đă không nói lên quan điểm rơ ràng đứng đắn và thái độ hợp lư hợp t́nh của Nhà nước ta. Phải chăng làm như thế các vị đó muốn đổ lỗi cho Nhà nước ta là gây khó khăn cho việc phong thánh ? ”

Ông Nguyễn Quang Huy c̣n cho biết :  “Ngày 22.3.1988 trong buổi tiếp xúc với đồng chí đại sứ nước ta tại Italia, vị đại diện Vatican đă ngỏ ư muốn sớm có một đại diện cấp cao của Ṭa Thánh sang Việt Nam và sau đó, mời một đại diện cấp cao của Nhà nước ta sang Vatican. Nhà nước ta đă chấp thuận. Chúng tôi cho đó là một cơ hội tốt để Vatican, Nhà nước ta bàn bạc, khai thông vấn đề, song tiếc rằng đến nay việc đó đă không đạt được. Đại diện Vatican nói là v́ ‘lư do kỹ thuật’ nên chưa vào được, c̣n ở phương Tây người ta đưa tin là có vị có trách nhiệm trong HĐGM Việt Nam không muốn cho phái đoàn của Vatican vào Việt Nam trước ngày 19.6”.

Vậy là nhờ ông Trưởng ban Tôn giáo lên lớp các giám mục, người công giáo Việt Nam được thông tin khá đầy đủ về khóa họp thường niên của HĐGM Việt Nam năm 1988 :

1. Trong phiên họp này cũng như phiên họp bất thường hồi đầu tháng ba năm đó, các giám mục vẫn không ‘khá hơn’ về vấn đề phong thánh.

2. Các giám mục không am tường ‘những băn khoăn chính đáng của giáo dân’ như Ban Tôn giáo am tường ( !)

3. Các giám mục tránh trách nhiệm, không chịu trực tiếp giải quyết vấn đề phong thánh theo quan điểm Nhà nước.

4. Các giám mục không chịu thấy là Ṭa Thánh không có quan điểm rơ ràng đúng đắn và thái độ hợp t́nh hợp lư của Nhà nước.

5. Các giám mục ‘đổ lỗi cho Nhà nước’ là gây khó khăn trong việc phong thánh.

6. Các giám mục có tiếng nói quyết định để hoăn lại việc Vatican tiếp xúc với Nhà nước.

Như vậy không phải vô t́nh mà cuộc viếng thăm của Hồng y R. Etchegaray đă diễn ra sau vụ Phong Thánh. Như vậy, ông Trưởng ban tôn giáo Nguyễn Quang Huy c̣n quy trách mối tội cho HĐGM/VN là đúng thôi, ông viết : “Thật đáng trách, việc phong thánh hiện nay được bắt đầu bằng một thư thỉnh nguyện có nội dung chính trị không tốt của Hội đồng Giám mục Việt Nam và thư đó rơi vào kế hoạch đă chuẩn bị trước của những người ở nước ngoài. Qua đó , một số Hội đồng Giám mục và hội đồng quốc tế đă hiểu lệch lạc về lịch sử dân tộc va t́nh h́nh tôn giáo hiện nay ở nước ta”[27].

Chưa khi nào HĐGMVN bị chính quyền ức hiếp như thế… Nhưng đây là lần cuối cùng các giám mục Việt Nam bị ức hiếp như thế. Cũng như đây là lần cuối cùng đám Công giáo Yêu nước thị oai với HĐGMVN.

Ngày 19.6.1988. Lễ Phong Thánh được cử hành long trọng tại Rôma. Lễ nghi hoàn toàn tôn giáo.

Cấm không được, chính quyền đành phải khuyến khích cổ động mừng lễ các Thánh Tử đạo Việt Nam. Từ đây, chính quyền thay đổi thái độ đối với các giám mục và HĐGMVN. Biết rằng không thể dùng đám công giáo yêu nước như một dụng cụ để sai khiến hay hù doạ các giám mục nữa. Phải nói chuyện trực tiếp với các giám mục thôi. Nói cách khác, sau vụ phong thánh, chính quyền chấp nhận đối thoại, theo nghĩa thương thuyết, hoà đàm, đổi chác và đương nhiên vẫn tiếp tục thao túng hàng giáo phẩm và giáo hội công giáo Việt Nam, nhưng với những biện pháp tinh vi hơn. Thêm vào đó, những biến cố bên Đông Âu, rồi sự sụp đổ của khối Nga Xô càng bó buộc chính quyền phải thay đổi để tồn tại.

5.1. Đc Nhật và HĐGM/VN nhiệm kỳ IV và V (1989-1995)

Đại hội lần thứ IV HĐGM Việt Nam tại Ṭa TGM Hà nội (từ 6-14 tháng 12) đă bầu ra Ban Thường trực mới. Kể từ năm 1975, đây là một biến chuyển quan trọng nhất của HĐGM Việt Nam. Chủ tịch không nhất thiết là vị có phẩm chất cao nhất nữa (lúc đó là Hồng y Trịnh Văn Căn). Trọng tâm lại được đặt về phía Nam (8 trong số 10 giám mục thuộc Ban Thường trực là các giám mục phía Nam). Chủ tịch HĐGM là Đức cha Nguyễn Minh Nhựt, giám mục giáo phận Xuân Lộc. Những ai theo dơi đời sống Giáo hội Việt Nam đều biết Đức cha Nhật đă có nhiều ‘thành tích’ : sau khi kế vị Đức cha Lăng, ngài được chinh quyền quan tâm, chẳng hạn vào dịp lễ dầu thứ Năm Tuần Thánh, Đức cha chỉ được đồng tế với các cha quản hạt chứ không với tất cả các linh mục hiện diện như thời Đức cha Lăng ; muốn đi thăm xứ đạo, lúc đầu ngài phải qua 10 cơ quan với 10 con chấm khác nhau ; cuối năm 1988, được mời giảng tĩnh tâm cho linh mục Tp HCM, phút chót đă ‘không được phép’. Ngoài ra, Đức cha Nguyễn Huy Mai, giám mục Ban Mê Thuột, một trong hai phó chủ tịch và Đức cha Huỳnh Văn Nghi, giám mục Phan Thiết, một trong ba phó thư kư, đă không được chính quyền chấp thuận.

 

Đi thẳng vào đề.

Nhân dịp Đảng kêu gọi các tầng lớp nhân dân góp ư về hai văn kiện “Cương lĩnh” và “Dự thảo Chiến lược” trước khi tiến hành Đại hội Đảng CSVN lần thứ bảy. Nói là kêu gọi góp ư, kỳ thực là để nhân dân ‘nhất trí’ cao. Nhưng Đc Nguyện Minh Nhật, tân Chủ tịch và Đc Lê Phong Thuận, Tổng thư kư đă đă thay mặt HĐGM gửi cho các “Cụ” Tổng Bí Thư Đảng, Chủ tịch HĐBT, Trưởng ban dân vận, Tôn giáo, một bản góp ư thật.

Về việc xây dựng đất nước có những câu như : “Ngướ dân bất cứ ở đâu và bất cứ ở thời nào cũng tỉm kiếm một thứ dân chủ có thực chất : có quyền có ư kiến riêng, có xác tín riêng, có tín ngưỡng riêng, có quyền nói lên một cách trung thực điều ḿnh nghĩ”, “Việc xác định mục tiêu xây dựng đất nước trở nên đơn giản hơn nếu đặt “Tổ quốc lên trên hết”. Cần tránh đồng hoá Tổ quốc với chủ nghĩa xă hội” (chúng tôi ấn mạnh).

Tuy nhiên, các ngài muốn “chỉ đề cập đến những vấn đề tôn giáo”, v́ những vấn đề này “trực tiếp liên quan đến vấn đề dân chủ, chính sách đoàn kết dân tộc và ổn định xă hội”.

Biết rồi, Hiến pháp công nhận tự do tín ngưỡng, nhưng thực tế đâu có như vậy. Bản góp ư nói thẳng : “Các nghị quyết về tôn giáo từ trước đến nay quá khắt khe với sinh hoạt tôn giáo và có những điều khoản nhằm hạn chế hơn là bảo đảm quyền tự do sinh hoạt tôn giáo” :

1) Có những điều “được làm… nhưng phải xin phép”. Đă được làm tại sao c̣n phải xin phép ? Quả là mâu thuẫn.

2) Có những điều phải có phép mới được làm.

3) “Nhưng việc xin phép không mấy khi được chấp thuận”

4) “Khi vi phạm Nghị quyết, đồng bào tôn giáo bị xử lư, c̣n cán bộ th́ không”.

Năm 2005, 15 năm sau những nhận xét trên vẫn không cần thay đổi. Không có tự do tôn giáo thực sự. Mà “trong các quyền của con người th́ quyền tự do tôn giáo đặc biệt quan trọng” Không tôn trong quyền tự do ấy th́ làm sao có ổn định xă hội ? Xem những ǵ đang xảy ra nơi các đồng bào thiểu số miền thượng. Nói như Đc Điền, nếu có người tựa vào tôn giáo để xách động này nọ là v́ chưa có tự do tôn giáo thực sự. Khốn nỗi, nếu thực sự có tự do tôn giáo th́ làm ǵ c̣n cái chế độ một ngàn lần dân chủ này.

Bên cạnh bản góp ư trên, c̣n những bản Kiến Nghị liên tiếp gửi cho chính quyền nhằm đệ đạt những đ̣i hỏi tối thiểu cho sinh hoạt tôn giáo, đặc biệt những sinh hoạt nhằm “chia sẻ hoàn cảnh những người nghèo túng”. Về điêm này, các giám mục “xin Nhà nước tạo điều kiện cho chúng tôi được thực hành lư tưởng bác ái ấy, nhất là ở những nơi xa xôi hẻo lánh. Trong khi thi hành nhiệm vụ trên, chúng tôi chỉ nhằm phục vụ chứ không nhằm đề cao uy tín cá nhân hay tập thể” (chúng tôi ấn mạnh).

 

Từ cuối năm 1995 đến cuối năm 2001 Đức HY Phạm Đ́nh Tụng được bầu làm Chủ tịch và Đc Nguyễn Sơn Lâm làm Tổng thơ kư của HĐGM/VN. Trong hai nhiệm kỳ này không có ǵ khởi sắc. Trái lại, tiếng nói khoan nhượng nhưng thẳng thắn và dơng dạc thời Đc Nguyễn Minh Nhật và Lê Phong Thuận, như bị bỏ qua. Những bản Báo cáo, những lời phát biểu của Đc Lâm, Tổng thư kư HĐGM khiến nhiều người bàng hoàng, có khi phẫn nộ.

Nhưng h́nh như đây chỉ là một dấu ngoặc rất đáng tiếc. Xin miễn dài ḍng.

5.2. Đc Hoà và HĐGM/VN nhiêm kỳ VIII

Cuối năm 2001, các giám mục bầu Đc Nguyễn Văn Hoà làm chủ tịch HĐGM/VN. Vị giám mục này không mấy vừa ư chính quyền. Nhưng thay v́ chờ sự ưng thuận của chính quyền, Đc Hoà, với tư cách là Chủ tịch HĐGMVN, tới thăm Thủ tướng Chính phủ ngày 29-12-2001. Ngay trong dịp này, vị tân Chủ tịch HĐGM/VN đă “đề xuất một số nguyện vọng” như sau (chúng tôi ấn mạnh một số câu, chữ) :

 

“Chúng tôi mong :

 

1. VỀ NHÂN SỰ

- Các linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân được đào tạo để đóng góp tích cực hơn trong các công tác xă hội, giáo dục và y tế.

Việc đào tạo các chủng sinh ở các Đại Chủng viện được tổ chức theo quy chế của đại học là chiêu sinh cứ mỗi năm một lần vào, theo tiêu chuẩn của Giáo hội. Một khi đă được xét duyệt vào Đại Chủng viện, các chủng sinh ấy không cần phải được xét duyệt nữa khi thụ phong linh mục và khi được bổ nhiệm ra các xứ đạo.

 

2. VỀ CƠ SỞ

- Cơ sở II của Đại Chủng viện Thành phố Hồ Chí Minh ở Xuân Lộc đă được HĐGM Việt Nam đề nghị nhiều lần. Ban Tôn giáo đă hứa sẽ can thiệp để sớm được khai giảng, nhưng nay vẫn chưa được giải quyết.

-Các xứ đạo chưa có nhà thờ được xây cất và có linh mục đến phục vụ.

-Xin hoàn lại cho Giáo hội đất đai và những cơ sở tôn giáo bị chiếm dụng.

 

3. VỀ SINH HOẠT

- Xin sớm giải quyết việc chia cắt giáo phận Xuân Lộc làm hai, v́ số giáo dân quá đông có hơn 900 000 người.

- Giáo hội được dễ dàng nhận các sách báo tôn giáo bằng tiếng nước ngoài.

 

Tất cả những nguyện vọng trên, chúng tôi đă tŕnh lên Ngài Thủ tướng với tinh thần “tốt đạo đẹp đời”. Kính mong Ngài Thủ tướng và Chính Phủ quan tâm giúp đỡ”.

 

Nhà nước luôn nói “tốt đời đẹp đạo”. Với những “nguyện vọng” trên, Đức cha Hoà nói khéo với ngài Thủ tướng Chính phủ rằng Giáo hội chưa có những điều kiện tối thiểu để phục vụ đời và thi hành đạo. Nhận sách báo tôn giáo bằng ngoại ngữ mà cũng bị cấm đoán trong thời đại truyền thông và toàn cầu hoá th́ c̣n ǵ để nói ? Đức cha Nhật trong bản Kiến nghị năm 1992, tức 9 năm trước, cũng chỉ nêu lên “những yêu cầu thông thường của bất cứ tổ chức nào đă được Chính phủ thừa nhận”. Nhưng Nhà nước cứ hứa và rồi cứ ngâm đấy. Và các giám mục cứ phải tiếp tục yêu cầu.

Như vậy không có ǵ mới ?

Có, hoàn cảnh thay đổi, cách đối phó của HĐGMVN cũng thay đổi. Để tiến tới “một thứ dân chủ có thực chất”, dẫn tới một thứ tự do tôn giáo “thực sự” ; để “tránh đồng hoá Tổ quốc với chủ nghĩa xă hội” như các giám mục đă nói với Chính quyền trong bản Góp ư năm 1991, HĐGMVN từ năm 2001 tỏ thái độ cứng rắn hơn bằng cách đi thẳng vào chi tiết.

5.3. Hai bức thư mang tính cách leo thang

Sau cuộc họp Hội nghị thường niên từ ngày 07 đến 12 tháng 10 năm 2002, dư luận được biết rằng HĐGMVN đă gửi cho chính quyền một Thư ngỏ rất mạnh nhưng không/chưa được phổ biến.

Đầu năm 2003 lại được phổ biến thư Đc Mẫn gởi ngày 25.12.2002 cho “lm Nguyễn Tấn Khóa, quyền Chủ tịch UB ĐKCGVN và các Đại biểu Đại hội những người công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ tổ quốc lần thứ IV”. Lá thư này đă làm xôn xao dư luận trong và ngoài nước. Đọc, ai cũng nh́n ra rằng, tiếng là viết cho lm Khoá và UB ĐKCG, nhưng Tgm Tp HCM đă chỉ khéo nhân dịp từ khước tới dự Đại hội của Uỷ ban này để nói với Chính quyền. Không lâu sau, cũng được công bố “THƯ NGỎ CỦA CÁC GIÁM MỤC VIỆT NAM kính gửi Quư vị lănh đạo các cơ quan lập pháp của Nhà nước Việt Nam : Quốc hội và các Hội đồng Nhân dân”.

Hai thư có cùng một nội dung. Điểm nổi bật là việc tố cáo “cơ chế xin-cho”. Cơ chế đó “biến những quyền tự do của công dân thành những thứ quyền Nhà Nước nắm trong tay và ban bố lại cho người dân dưới dạng những cái phép”. Một Nhà nước như thế, không c̣n là một tổ chức phục vụ nhân dân, nó “trở thành một cỗ máy thống tri độc tài, và nhân dân, từ địa vị làm chủ đất nước trở thành công cụ mù quáng và miễn cưởng phục vụ cỗ máy đó. Sự đảo ngược đó làm tha hóa con người và phân hóa xă hội”.

Vậy Nhà Nước phải “1)bảo đảm cho mọi công dân, mọi tổ chức xă hội được hưởng những tự do xứng hợp với phẩm giá con người và cần thiết cho sự phát triển đất nước; 2) phải xóa bỏ những luật lệ bất công và những biện pháp trái với luân thường đạo lư trong truyền thống văn hóa của dân tộc”.

Kể ra các giám mục chỉ nói những điều mọi người đều biết và một số người đă mạnh dạn tố cáo. Hơn nữa, hiểu cách chặt chẽ, các giám mục không phê b́nh chế độ, các ngài phê b́nh những việc làm của chế độ thể hiện qua “cơ chế xin-cho”[28] trong đời sống người dân. Tuy nhiên, chưa khi nào các ngài có những lời phê phán mạnh như vậy.

 

Bên cạnh những lời phê phán mang tính khái quát, c̣n có những đ̣i hỏi cụ thể. Như vụ Hồng y Phạm Đ́nh Tụng huy động toàn Tổng Giáo phận Hà Nội đ̣i lại khu đất của Toà Khâm sứ, cuối năm 2001 hay vụ Đc Huỳnh văn Nghi…, Đc Thể…

 

5.4. Hồng y Phạm Minh Mẫn

Điển h́nh và quan trọng hơn cả hẳn là thái độ của HY Mẫn. Trước khi được tấn phong hồng y, Đc Mẫn đă từng lên tiếng, nhưng kể từ khi mang tước vị Hồng y, ngài đương nhiên có trách nhiệm lớn hơn, một phần v́ ngài là Tgm Tp HCM, phần khác v́ hồng y Phạm Đ́nh Tụng đă về hưu.

Sau đây xin nêu lên đôi nét về cách thức đối thoại của HY Phạm Minh Mẫn với Chính quyền Việt Nam.

Đi bước trước. Nguyên việc Vatican phong tước Hồng y cho Đc Mẫn đă có vấn đề. Phản ứng của Hà Nội khá trẻ con : tức khắc, cứng rắn, không chấp nhận. Rồi ba hôm sau lại chấp nhận như không có chuyện ǵ cả. Chứng tỏ : trong vụ này Toà Thánh Rôma đă không tham khảo ư kiến của Hà Nội. Và nếu không tham khảo th́ v́ biết chắc Hà Nội sẽ không đồng ư. HY Phạm Đ́nh Tụng đă về hưu, một hồng y mới cho Việt Nam, theo quan điểm của Hà Nội, chỉ có thể là Tgm Hà Nội, Thủ đô nước CHXHCNVN. Người viết nghi rằng Vatican cũng nhằm lúc Hà Nội chưa có Tgm, chỉ có Giám quản (là Đc Ngô Quang Kiệt) để nâng Tổng giám mục Sài G̣n lên chức Hồng y. Nếu Hà Nội từ chối hôm trước, chấp nhận hôm sau trước một sự việc đă rồi, cũng một phần do thái độ vừa mềm dẻo vừa cứng rắn của vị tân hồng y. Đây là lời ngài kể cho phóng viên của hăng UCA News (ngaỳ 4.8.04) :

“Tôi đi buớc truớc đến gặp gỡ các viên chức Nhà Nuớc để t́m hiểu điều ǵ đang diễn ra. Tôi đă nghe những lời đồn về việc tôi được bổ nhiệm từ các linh mục của tôi và các Đức Giám mục khác.

Tôi nói (với các viên chức đó) rằng tôi nhận được tin bổ nhiệm này giống như mọi nguời khác và không biết truớc về điều này. Tôi c̣n nói "Hồng y" là một tuớc hiệu, không phải là một trách nhiệm mới, không có ǵ thay đổi, ngoại trừ màu sắc của phẩm phục.

Tôi bay trở về Saigon vào ngày hôm đó, và ngày hôm sau tôi gặp mặt các nhà chức trách thành phố và họ đă chúc mừng tôi. Họ hỏi tôi về việc thuyên chuyển tôi ra Hà Nội. Lúc đó, tôi hiểu được Nhà Nuớc đă nghĩ rằng trở thành Hồng y đồng nghĩa với việc tôi phải chuyển ra Hà Nội”.

HY Mẫn đi bước trước… Trong một hoàn cảnh khác, thời Đc Nghi làm Giám quản Tgm Sài G̣n chẳng hạn, cử chỉ này không thể đủ để chính quyền chấp nhận ! Nhưng hoàn cảnh đă thay đổi. Tgm Sài G̣n không đến gặp viên chức chính quyền để báo cáo, càng không phải để xin phép mà chỉ để giải thích. Nói đúng ra, chính quyền cũng chẳng cần giải thích mới hiểu. Cái cách Hy Mẫn giữ ‘thể diện’ cho chính quyền, giúp chính quyền ‘nuốt nổi’ việc đă xảy ra.

 

Về vấn đề tự do tôn giáo, ai cũng biết h́nh ảnh cụ thể Đc Mẫn dùng : tự do muốn có nó to bằng cái bàn nhưng tự do có được nó to bằng cái đĩa, ở nhiều nơi nó chỉ bằng cái tách. Đó là điều ngài đă nói với ông Nhà nước và đă lặp lại nhiêu lần trong các cuộc phỏng vấn.

 

Mấy điểm tương đối mới đáng ghi nhận :

Tự do, Tự do Tôn giáo. HY Mẫn không tự hạn chế vào vấn đề tự do tôn giáo. Trả lời phỏng vấn của báo Boston Globe, ngày 28 tháng 12-2003, ngài nói :

- “Ngài có nh́n thấy vai tṛ của Ngài là vận động để có thêm tự do tôn giáo ở Việt Nam hay không?

- Không phải chỉ riêng tự do tôn giáo mà chúng tôi cần tất cả mọi thứ tự do. Nhà cầm quyền viết trên hiến pháp đủ mọi thứ quyền hoặc tự do, nhưng trong đời sống hàng ngày, chúng tôi phải xin phép để làm bất cứ cái ǵ”.

Một nhà lănh đạo tôn giáo, đ̣i tự do tôn giáo là điều tất yếu, nhưng đ̣i hỏi này chỉ chính đáng khi nó gắn liền với đ̣i hỏi tự do trong mọi lănh vực cho mọi thành phần xă hội.

Không có quyền tự do. Tại Việt Nam không có tự do, nếu ta hiểu tự do như một quyền tự nhiên và bất khả xâm phạm của con người. Những thứ tự do người dân Việt Nam được hưởng chỉ là những cái phép ông Nhà nước ban cho. Trả lới phóng viên UCA News (04.8.04) về Pháp lệnh tôn giáo, HY nói :

“Pháp lệnh tôn giáo mới vẫn c̣n giữ cơ chế cũ là "xin-cho" đối với mọi thứ. Kiểu hệ thống này thay đổi quyền tự do thành cho phép tự do. Tôi nói với Nhà Nuớc nhiều lần rằng khi các nhà ngoại giao nuớc ngoài hỏi tôi là tôi có đồng ư với họ là Việt Nam không có tự do không, tôi nói: "Không! Việt Nam không có "quyền" tự do, nhưng có tự do "trong sự cho phép". Ở đây chúng tôi có tự do, nhưng phải được phép, bị hạn chế và bị kiểm soát (…) họ cố làm cho các thứ cởi mở hơn. Nhưng tôi vẫn nhận thấy có cùng một hệ thống. Chúng tôi phải đ̣i hỏi và chờ đợi để có tự do”.

Trả lời phỏng vấn đài phát thanh Vatican (ngaỳ 14.01.05) HY Mẫn công nhận “hiện nay Giáo hội Công giáo Việt Nam có được tự do hơn 20 hay 30 năm trước” nhưng “đây không phải là tự do thực sự như một quyền tự nhiên và bất khả xâm phạm của con người”. Nói cách khác, Đảng cộng sản vẫn trước sau như một : phủ định tự do. Nhưng v́ không thể không chấp nhận một số tự do nên dù có chấp nhận, đảng vẫn cấm. Được làm.. nhưng phải xin phép, như các giám mục đă nhận xét năm 1991.

Có lẽ v́ thế mà trong bài phỏng vấn của Boston Globe (28.12.03) than phiền : “Chúng tôi nói về giá trị nhân bản, người Cộng Sản có quan điểm khác biệt về vấn đề này, cho nên chúng tôi cần t́m ra mẫu số chung”. Giá trị nhân bản, nhân phẩm, nhân quyền, tự do, dân chủ… ngôn từ bị người cộng sản đánh tráo từ lâu. Khi họ nói dân chủ, người dân hiểu chuyên chế, khi họ nói tự do, người dân hiểu độc tài, khi họ nói nhân bản, dân hiểu ngay phi nhân bản... Vậy đâu là mẫu số chung ? Có mẫu số chung không ? Hay chỉ có những kẽ hở của mạng lưới toàn trị, những mảnh vụn của đời sống kinh tế, xă hội Đảng không ôm nổi, hoặc không muốn ôm nữa v́ không có lợi cho Đảng và Đảng ‘khoan hồng’ cho xă hội dân sự, cho tôn giáo : biện pháp  này Đảng gọi là “xă hội hoá”, nghĩa là tư nhân hoá. Khi nói “mẫu số chung”, HY Mẫn nghĩ tới những khoảng trống, những ‘no man΄s land’ tôn giáo có thể ‘chui’ vào mà Đảng không làm khó dễ. Chẳng hạn mở trường mẫu giáo, làm việc từ thiện tại những vùng hẻo lánh, nghèo nàn. Nhất là ngài nghĩ tới những mảng sống bị Đảng bỏ rơi hoặc phế thải, cho ra ŕa, tôn giáo có động tới cũng không nguy hại ǵ cho Đảng, ngược lại, c̣n làm lợi cho Đảng trên một b́nh diện nào đó. Như giúp đỡ người tàng tật, chăm sóc nguời nhiễm HIV/AIDS. Đọc đoạn sau đây trong bài phỏng vấn của UCA News :

“Qua các ḍng tu, Tổng giáo phận đă thành lập (…) các truờng học cho nguời tàn tật, truờng dạy nghề, và truờng mẫu giáo. Chúng tôi c̣n có nhiều hoạt động "chui." Tôi nói cho các viên chức nhà Nhà Nuớc biết về công việc giúp đỡ những cô gái hành nghề mại dâm mà một số ḍng tu đă thực hiện. Các tu sĩ tập hợp những nguời phụ nữ này lại, đưa họ về nhà, giúp những nguời mang thai sinh con, nuôi những đứa trẻ đó và t́m việc làm mới cho những phụ nữ này. Nhiều nhà ḍng đă có một số ngôi nhà như thế và Nhà Nuớc biết họ. Một ḍng tu thậm chí đă thuê một ngôi nhà của một viên công an”.

Chui như trên gọi là chui công khai. Chui công khai nhưng vẫn là chui. Hai bên ‘gặp’ nhau ở đó. V́ công khai nên tạm coi là tự do, nhưng v́ chui nên thành ra một cách xin phép. Có trường hợp chính quyền chẳng nhưng cho phép ngon lành mà c̣n khuyến khích :

“Ở Saigon, cách đây ba năm Nhà Nuớc đă có một danh sách 17,000 thanh niên nghiện ma túy. Nhà Nuớc đă đưa họ vào các trung tâm xă hội, nhưng các trung tâm này được quản lư giống như nhà tù. Hiện nay không phải là 17,000 nữa, nhưng là 32,000 thanh niên  trong 15 trung tâm (…) V́ nhiều thanh niên tại các trung tâm này bị nhiễm HIV/AIDS, nên các trung tâm quyết định đưa họ vào một trại. V́ trại này không có nguời chăm sóc họ, nên Nhà Nuớc đă yêu cầu tôi phái các nữ tu đến chăm sóc họ. AIDS là một vấn đề lớn, và số bệnh nhân đă càng ngày càng tăng lên đến vài ngàn.

Tôi đă lập một ủy ban mục vụ cho nguời nhiễm HIV/AIDS, nhằm tổ chức một cuộc vận động chống AIDS và chăm sóc những nguời mắc căn bệnh này. Ủy ban này đă tổ chức huấn luyện cho các tu sĩ và giáo dân nhằm trang bị cho họ biết cách chăm sóc nguời bị nhiễm HIV/AIDS trong thành phố. Cuộc vận động này nhằm huớng đến hơn 120,000 gia đ́nh, hay khoảng 600,000 nguời Công giáo sinh sống trong 200 giáo xứ của tổng giáo phận. Chúng tôi cũng dự định làm các đĩa CD nói về cách chăm sóc nguời bị nhiễm HIV/AIDS và cách ngăn chặn việc lây nhiễm HIV, sẽ được gởi đến cho khoảng 500 linh mục trong tổng giáo phận.

HIV/AIDS là một tệ nạn xă hội, không phải là tệ nạn duy nhất. Tôi kêu gọi các gia đ́nh luôn tập trung cầu nguyện với nhau và tự bảo vệ ḿnh khỏi sự đe dọa của nền văn hóa sự chết này”.

Hồng y nói thật chí lư : HIV/AIDS không phải là tệ nạn xă hội duy nhất. C̣n nhiều tệ nạn xă hội khác chính quyền cho phép hoặc khuyến khích Giáo hội góp phần bài trừ. Nhưng tất cả những tệ nạn đó mới chỉ là một phần rất nhỏ của tệ nạn xă hội. Cái “mẫu số chung” ấy trong xă hội Việt Nam hiện tại cũng bằng con tem dán trên lưng voi thôi. Chẳng khi nào chính quyền cho phep các giám mục can thiệp vào việc chống tham nhũng.

Rút cho cùng, để phục vụ đồng bào, Hy Mẫn nói riêng, HĐGMVN nói chung mới chỉ được tư do làm một số công việc từ thiện.

Con cháu các Thánh Tử đạo

Mấy sự kiện trên cho thấy trong cách ứng xử với chính quyền, HY Mẫn dựa vào những hoạt động phục vụ của cộng đồng, đặc biệt của các nữ tu, t́m cách nâng đỡ và bênh vực những hoạt động này. Nói cách khái quát, hàng giáo phẩm dựa vào sức sống của cộng đồng công giáo để nói với chính quyền. Người hướng dẫn đoàn chiên cũng đồng thời là là người nhận biết đoàn chiên, đi theo đoàn chiên.

Trong bài phỏng vấn của đài phát thanh Vatican (38.12.05) HY Mẩn có những lời lẽ ư nghĩa : “người công giáo Việt Nam có cùng một đức tin Kitô hữu vào Hội Thánh Chúa, tuy nhiên trong khi người công giáo âu châu và mỹ châu sống đức tin bằng bác ái và chia sẻ, th́ người công giáo Việt Nam sống đức tin bằng trông cậy và phó thác. Sống niềm cậy trông này đ̣i hỏi không biết bao nhiêu là hy sinh (…) Chúa Giêsu đem lại lửa của Thần khí, lửa t́nh yêu từ Trời ban xuống và Ngài thiết tha mong cho lửa ấy cháy lên khắp nơi để thắp sáng tin cậy mến nơi ḷng người. Lửa đă được đưa vào Việt Nam từ gần 5 trăm năm nay, và đă biến đổi cha ông chúng tôi thành chứng nhân của đức tin.Với bao nhiêu đau khổ và hy sinh, họ đă bảo vệ và truyền lại cho chúng tôi ḷng tin cậy mến cho tới ngày hôm nay. Chúng tôi, những con cháu đă lănh nhận gia tài của tổ tiên, chúng tôi có bổn phận phải noi gương tổ tiên mà kiên vững bảo tồn gia tài ấy và truyền lại cho những thế hệ mai sau và cho anh chị em đồng bào của chúng tôi”. Thật là một lời tuyên xưng đức tin của con cháu các Thánh Tử đạo Việt Nam. Chứng tỏ một lần nữa tầm quan trọng của việc tuyên phong Hiển Thánh 117 Chân phước Tử Đạo Việt Nam năm 1988. Biến cố này biểu lộ niềm tin sắt đá của cộng đồng công giáo và khẳng định sự hiện diện của Giáo hội trong xă hội Việt Nam.

Sự hiện diện kiên vững của Giáo hội phải trả giá bằng rất nhiều đau khổ và hy sinh, nhưng tưởng nên nói cho rơ : người công giáo không sống trong u buồn, họ không mặc cảm. Như HY Mẫn nói, trong khi người công giáo Âu châu và Mỹ châu sống đức tin bằng bác ái và chia sẻ, th́ người công giáo Việt Nam sống đức tin bằng trông cậy và phó thác. Nói cách khác, bằng vui mùng và hy vọng. Năm 1990, sau khi dẫn đầu phái đoàn Toà Thánh sang thương thuyết với Chính quyền Việt Nam về, trong một bài phỏng vấn, HY Etchagaray kể :   “Điều làm tôi có ấn tượng mạnh nhất, tôi có thể nói đó chính là sự thanh thản và cả sự vui tươi, hân hoan của các tín hữu công giáo Việt Nam, mặc dù họ phải chịu những khó khăn thử thách. Tôi nghĩ đến điều HY Trịnh Văn Căn đă nói tại Thượng Hội đồng GM thế giới trước đây tại Rôma (năm 1985), tôi vẫn nhớ măi lời ĐHY : “Mỗi Chúa nhật, có những nhóm tín hữu, già trẻ lớn bé, nhiều khi họ dậy từ nửa đêm, tay cầm đèn, đi đến nhà thờ có linh lục. Khi họ đi qua những làng không công giáo, những người bên lương hỏi : “Những người này là ai vậy và họ đi đâu thế?”, và những người đó được trả lời ngay : “đó là những tín hữu đi lễ để thờ lạy Chúa Giêsu”. Vài người không công giáo nghĩ rằng “Những tín hữu này mất thời giờ, nhưng dầu sao họ cũng vui tươi và hạnh phúc” (Phỏng vấn đài Vatican ngày 16.11.990, Trần Phúc Nhạc dịch từ  tiếng Pháp)

5.5. Đc Ngô Quang Kiệt, một tiếng nói khác ?

Giám mục Lạng Sơn, Giám quản Tông toà, rồi Tổng giám mục Hà Nội, tiếng nói của Đc Kiệt tuy không phải là tiếng nói chính thức của HĐGMVN, nhưng h́nh như đại diện cho một khuynh hướng đối thoại khác trong hàng giáo phẩm Việt Nam. Viết ‘h́nh như’ v́ thú thực tôi không theo dơi nhiều. Đọc một số bài của Đc Kiệt phổ biến trên mạng, thấy vị giám mục này chuyên tâm giảng dạy về giáo lư, kể cả khi đề cập đến những vấn đề xă hội. Làm nghĩ tới thái độ của Đc Bùi Tuần, vị giám mục duy nhất viết cho báo Công giáo và Dân tộc. Những bài giảng thuyết của Đc Bùi Tuần cũng mang nội dung giáo lư và tâm linh sâu sắc, rất nghiêm nhặt với những tệ nạn, sa đoạ cá nhân và xă hội. Nhưng thường quy tội cho hiện tượng toàn cầu hoá của nền văn minh vật chất đương tràn vào Việt Nam mà không hề nhắc tới những nguyên do tồi tệ hơn, ở ngay trong nước. Nói trắng ra : không làm ǵ phật ư chính quyền, âm thầm trau giồi đời sống đức tin, âm thầm phục vụ, âm thầm đào tạo những linh mục, tu sĩ, giáo dân có phẩm chất. Đó cũng là một đường lối. Ấy là nếu nghĩ tốt và cho rằng các vị không t́m địa vị, tư lợi… (Giáo sĩ cũng là người thôi). Nhưng khi một giám mục chẳng những tránh làm phật ư chính quyền mà c̣n như vào hùa với chính quyền th́ sao ?

Dịp lễ Giáng sinh năm qua, báo Lao Động[29] đăng một bài phỏng vấn Đc Kiệt. Đọc không khỏi bỡ ngỡ. Không rơ tờ báo này đă xào nấu những câu trả lời của Đc Kiệt ra sao ? Tuy nhiên v́ không thấy đức cha cải chính, ta đành phải coi những câu trả lời đó phản ảnh trung thực ư nghĩ của đức cha.

 

Đức cha tỏ ra hân hoan trước những thành tựu của đất nước : “năm qua đất nước ta có nhiều đổi mới, đạt được những thành tựu đáng kể như kinh tế - xă hội phát triển, vị trí trên trường quốc tế được nâng cao hơn...”. Chẳng biết vị trí của Việt Nam có thực sự được nâng cao hay hạ thấp ? Bị Hoa kỳ cho vao danh sách những nước đáng quan tâm, không phải là một điều tốt đẹp ǵ. Thôi, coi như nói xă giao cho qua chuyện. Nhưng v́ có thêm một hồng y mà Đức cha cho rằng “Chính phủ tạo điều kiện để Giáo hội Công giáo VN có 2 vị hồng y chứng tỏ Chính phủ VN rất quan tâm, tạo điều kiện cho hoạt động công giáo...” th́ nghe thật lạ tai.

Lạ tai hơn nữa những khẳng định ngược lại thực tại khách quan. Phóng viên báo Lao Dộng hỏi :

“Thưa Giám mục, Nghị quyết H.R 427 do Hạ viện Mỹ thông qua ngày 19.11.2003 và Nghị quyết của Nghị viện Châu Âu về cái gọi là "t́nh h́nh tôn giáo tại VN"  có nội dung xuyên tạc sự thật về đời sống tôn giáo ở VN. Với cương vị là một người đang hoạt động tôn giáo tại VN,  Giám mục có nhận xét ǵ về những nghị quyết sai sự thật này?”

Trả lời của Gm Ngô Quang Kiệt :

“Như tôi đă nói ở trên, thực tế chính sách của Nhà nước VN về tôn giáo là cởi mở, tôn trọng tự do tín ngưỡng, tạo điều kiện để giáo dân sống tốt đời đẹp đạo. Theo tôi, chính sách đó ngày càng cởi mở v́ thực tế hoạt động công giáo ở VN ngày càng thuận lợi, giáo hội và xă hội ngày càng hoà hợp.  Những giải pháp tốt đẹp luôn là điều kiện để có bầu không khí vui tươi, hài hoà cho mỗi người dân dù theo tín ngưỡng nào...

Tôi xin kể lại một chi tiết trong cuộc gặp gỡ giữa Đức Hồng y Phạm Minh Mẫn và Phó Thủ tướng Vũ Khoan chiều 22.12 mà tôi là một thành viên của Hội đồng Giám mục VN được tham dự. Cả 2 vị đều kể lại chuyến đi Mỹ của ḿnh vừa rồi. Phó Thủ tướng Vũ Khoan và Đức Hồng y Phạm Minh Mẫn đều nói với phía giới chức Mỹ rằng: Trong bất cứ vấn đề ǵ đừng có qua trung gian, v́ giá trị trung thực của khâu trung gian là không đáng tin cậy; tốt hơn hết là nên đến tận nơi gặp những người có trách nhiệm th́ sẽ rơ sự thật hơn”. 

 “Thực tế chính sách của Nhà nước VN về tôn giáo là cởi mởtôn trọng tự do tín ngưỡng”. Nhà nước Việt Nam tôn trọng tự do tín ngưỡng từ bao giờ ? Thiết tưởng phải nói ngược lại : Thực tế, chính sách, tức một loạt những sắc lệnh, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, thông tư của Nhà nước CHXHCNVN là đàn áp, ḱm kẹp, hạn chế mọi hoạt động tôn giáo. Do sức ép không cưỡng lại được, chính quyền phải nới tay chứ không hề có thái độ cởi mở.  V́ thế, ngày càng có nhiều hơn những cái phép, những tự do được ban bố cách nhỏ giợt và c̣n tuỳ nơi, tuỳ lúc như HY Mẫn nhận định. Có nơi bằng cái đĩa, có nơi bằng cái tách. Ấy là chưa nói có nơi bị đàn áp thẳng tay. Đức cha Kiệt không thể không biết điều đó ! C̣n “Giáo hội và xă hội ngày càng hoà hợp” th́ không biết Đức cha nói xă hội nào ? Giáo hội Công giáo Việt Nam chẳng có vấn đề ǵ với xă hội Việt Nam. Tương quan giữa xă hội và Giáo hội chắc chắn tốt đẹp hơn tương quan giữa xă hội và chế độ. Hay Đức cha có ư nói Giáo hội và Đảng lănh đạo ngày càng hoà hợp ? Nếu thế th́ Giáo hội đă đứng về phía độc tài để đàn áp dân lành rồi. Mà Đức cha có ư nói thế thật, v́ sau đó, khi được hỏi có điều ǵ nhắn nhủ với giáo dân, ngài nói : “Hàng ngày chúng tôi đều làm lễ. Chúng tôi đều có những lời khuyên dạy trong những bài giảng thuyết. Tôi cũng thường xuyên đi thăm giáo dân ở các xứ đạo thuộc giáo phận ḿnh phụ trách để động viên bà con sống tốt đời, đẹp đạo. Chúng tôi luôn nói rơ quan hệ tốt đẹp giữa Giáo hội và chính quyền để bà con hiểu và sống hoà hợp giữa đạo với đời...Qua Báo Lao Động, tôi muốn nhắn nhủ với bà con giáo dân rằng, chúng ta là người công giáo nhưng trước hết chúng ta là công dân nên trách nhiệm phải chu toàn, luôn sống là một người giáo dân tốt nhưng phải làm đủ trách nhiệm công dân. Hai trách nhiệm đó phải hài hoà.”. Tốt đời đẹp đạo ! Công thức rút ra từ Thư Chung 1980. Nội dung những lời khuyên dạy, giảng thuyết, động viên là tốt đời đẹp đạo. Nhưng ở đây “tốt đời” phải hiểu là tốt với Chính quyền. Rơ ràng đức cha Kiệt đồng hoá đời, xă hội và chính quyền. Đảng cộng sản không mơ ước ǵ hơn ! V́ Đảng luôn luôn tự coi ḿnh là nhân dân, xă hội, tổ quốc…  (Trong những trích dẫn trên chung tôi ấn mạnh một số chữ).

C̣n hai chi tiết nhỏ. 1)Đức cha nhắc lại lời của Thủ tướng Vũ Khoan và Hồng y Phạm Minh Mẫn : “đừng có qua trung gian, v́ giá trị trung thực của khâu trung gian là không đáng tin cậy”. Nhưng nếu không có trung gian như báo Lao Động hay Mạng lưới toàn cầu th́ làm sao người công giáo trong nước, nhất là ngoài nước được nghe những lời giảng dạy của đức cha ? Ngoài ra, “Nghị quyết H.R 427 do Hạ viện Mỹ thông qua ngày 19.11.2003 và Nghị quyết của Nghị viện Châu Âu về cái gọi là "t́nh h́nh tôn giáo tại VN" cũng được thiết lập từ những quan sát tại chỗ. Nếu những nghị quyết ấy “có nội dung xuyên tạc sự thật về đời sống tôn giáo ở VN” th́ ai xuyên tạc ? C̣n như “gặp những người có trách nhiệm th́ sẽ rơ sự thật hơn”, th́ nên gặp ai ?? Chẳng cần gặp cũng biết trước “sự thật” về vấn đề tự do tôn giáo đối với Phó thủ tướng Vũ Khoan ra sao rồi. Gặp HY Mẫn hay gặp Đc Kiệt cũng thế thôi, chẳng biết ǵ hơn. Đc Kiệt có nói một lần rồi : “Thực tế chính sách của Nhà nước VN về tôn giáo là cởi mởtôn trọng tự do tín ngưỡng”. HY Mẫn th́ qua những bài phỏng vấn đă nói nhiều lần rồi : khác hẳn tiếng nói của Đc Kiệt.

2) “Chúng ta là người công giáo nhưng trước hết chúng ta là công dân”. Câu nói này, thoạt tiên nghe rất lọt tai. Cũng như “Chúng ta là người công giáo, Phật giáo, quốc tịch Mỹ, Bỉ, Pháp, Đức, Úc, Canada… nhưng trước hết chúng ta là người Việt Nam”. Theo thời gian và gốc gác ḍng tộc th́ đúng thôi. Nhưng trước hết không nhất thiết có nghĩa là trên hết. Tôi là người Việt Nam, nhưng Việt Nam hay ǵ ǵ đi nữa, trước hết, tôi là người với những quyền bất khả xâm phạm của một con người. Hoàn cảnh chính trị, kinh tế, xă hội, văn hoá, lich sử quan hệ đến mấy đi nữa cũng không xoá bỏ được điều đó. Chính v́ vin cớ vào những hoàn cảnh đó mà người ta đ̣i có nhân quyền kiểu Việt Nam, kiểu Á đông nhằm… chối bỏ nhân quyền. Tôn giáo trong chừng mực bao hàm những giá trị phổ quát cũng vượt lên trên mọi hoàn cảnh và giá trị cục bộ như thế.

 

 THAY LỜI KẾT :Tâm sự người viết

 

Giáo hội Công giáo nặng về phẩm trật. Theo giáo lư, các giám mục là những người kế vị các thánh Tông đồ giảng dạy Lời Chúa. Riêng điều này đủ đặt hàng giáo phẩm và giáo sĩ vào một cương vị hết sức trọng vọng trên b́nh diện tâm linh. Theo nguyên tắc, quyền giảng dạy của giáo phẩm phải được thực hiện cách khiêm tốn, noi gương Chúa Giêsu đă rửa chân cho các môn đệ. Thực tế, các giám mục cũng là người và phẩm trật trong Giáo hội Công giáo đă thừa hưởng phẩm trật của đế quốc La mă. V́ thế, vẫn trên nguyên tắc, đặt vấn đề quân chủ hay dân chủ trong Giáo hội là điều vô nghĩa, nhưng thực tế, cơ cấu tổ chức trong Giáo hội Công giáo có h́nh thái quân chủ, thậm chí quân chủ tập trung. Thêm vào đó, Giáo hội Công giáo tại Việt Nam mà nhiều người tố cáo là ngoại lai đă hội nhập thoải mái vào xă hội Việt Nam với truyền thống văn hoá đầy tôn ti trật tự, khiến cho uy thế của hàng Giáo phẩm tăng gấp bội[30]. Vậy tiếng nói của các giám mục, cách hành xử của các vị đối với chính quyền có ảnh hưởng trực tiếp lên cộng đồng công giáo và gián tiếp lên toàn thể xă hội. Câu hỏi được đặt ra là : từ những tiếng nói và cách xử sự ấy có thể nói ǵ về đường hướng của hàng Giáo phẩm Việt Nam ? Có chăng một đường hướng rơ rệt đă được chọn lựa một cách ư thức ? Nếu có, th́ những phản ứng của các giám mục trước thời cuộc phản ánh đường hướng đó trong mọi hoàn cảnh cụ thể. Nếu không có một đường lối rơ rệt, th́ những phản ứng của hàng Giáo phẩm Công giáo cũng hàm ẩn một hay nhiều chiều hướng cần nhận thức, dù chỉ là để đối chiếu với những đ̣i hỏi của thời cuộc và nhất là những đ̣i hỏi của Tin Mừng.

Nhưng thú thực người viết không biết trả lời cách nào cho thoả đáng. Nh́n từ góc cạnh nào cũng thấy bề bộn. Không biết tại cách nh́n của ḿnh, tại sự kiện và thực tại khách quan hay tại cả hai ? Tự nhiên nghĩ tới mấy lời trách móc thường đọc trên mạng, trên báo chí, hoặc nghe trong những cuộc hội đàm : người ở ngoài không hiểu hoàn cảnh người ở nhà, ở ngoài ngồi mát ăn bát vàng, sống tự do, thích dạy đời, các anh liệu mà nói, nói quá mạnh chỉ chúng tôi ở nhà khổ thôi, muốn nói về nhà mà nói… Những lời trách móc này không phải không có lư. Cũng không phải luôn luôn chính xác. Người ở ngoài cũng như người ở trong : có đủ hạng người, có đủ cách nh́n. Mà biết thế nào là trong, thế nào là ngoài ? Vậy trước khi chấm hết, xin thành thực xin lỗi nếu bạn đọc thấy tôi quá chủ quan hay quá lời và coi đây cũng chỉ là ư kiến cá nhân của một cá nhân dùng quyền tự do ngôn luận của ḿnh và của một tín hữu cố gắng sống tự do con cái Chúa.

 

Nh́n cách tổng quát, sống dưới thể chế toàn trị, HĐGMVN đă dần dà tiến tới một lập trường chung. Trước những biện pháp truy bức của chính quyền, có sự đối phó thụ động. Thụ động theo nghĩa bị cấm cách đủ bề, không làm ǵ được, nhưng tiếp tục đối phó bằng cách kiên tŕ trong niềm tin, giữ vững căn tính của ḿnh. Điều này biểu lộ cách mạnh mẽ qua Thỉnh nguyện thư xin phong Hiển Thánh cho các Chân phước Tử đạo Việt Nam năm 1985. Từ sau vụ Phong Thánh, tức từ khi chính quyền bó buộc phải nói chuyện với hàng giáo phẩm, đường hướng của HĐGMVN khi tỏ khi mờ.

Xét về h́nh thức, thái độ của HĐGMVN  kiên nghị và thẳng thắn thời Đc Nguyễn Minh Nhật làm Chủ tịch và Đc Lê Phong Thuận làm Tổng thư kư (1989-1995), mềm dẻo tới mức co giăn thời HY Phạm Đ́nh Tụng và Đc Nguyễn Sơn Lâm (1995-2001). Từ cuối năm 2001 tới nay, tức từ khi Đc Nguyễn Văn Hoà làm Chủ tịch HĐGMVN, có sự phục hồi và mở rộng đường hướng đă thực hiện thời Đc Nhật. Đó là nói về tập thể HĐGMVN. Trên b́nh diện cá nhân, có những dạng thái khác nhau. Chẳng hạn, v́ hoàn cảnh và cũng v́ chọn lựa của ngài, Tgm Nguyễn Văn B́nh có thái độ cởi mở với UBĐKCG trong khi Đc Nhật nói thẳng Uỷ ban này đă mất sự tín nhiệm của người công giáo. Hay trong vụ Phong thánh, Đc Bùi Tuần nghiêng về phía chính quyền…Từ mấy năm qua, từ khi Đc Hoà làm Chủ tịch HĐGMVN, Đc Mẫn ngay trước khi làm Hồng y, từng có những cử chỉ làm xôn xao dư luận. Người viết có cảm tưởng đức cha ít lưỡng lự, dễ nói thẳng những điều ḿnh nghĩ.  Những điều ngài nói cũng không ngoài đường lối của HĐGM, nhưng có ǵ bộc lộ, ít ngoại giao . Sau khi được phong tước Hồng y, ngài lại có nhiều dịp phát biểu hơn và tất nhiên, được công luận chú ư hơn.

Xét về nội dung, điều HĐGMVN kiến nghị với chính quyền là thực hiện một thứ dân chủ có thực chất. Để được như vậy, phải xoá bỏ những luật lệ bất công trái với luân thường đạo lư, phải tránh đồng hoá Tổ quốc với chủ nghĩa xă hội và bảo đảm cho mọi công dân, mọi tập thể một nếp sống tự do xứng hợp với phẩm giá con người. Về điểm này, đ̣i hỏi của các giám mục cũng là đ̣i hỏi của mọi người dân chủ. Nói cách khác, hàng giáo phẩm công giáo không tách rời tự do tôn giáo với các thứ tự do khác.

Xét về kết quả th́ như mọi người đều biết : chính quyền có nới tay, thả lỏng. Một số hoạt động có tính cách thuần tuư tôn giáo được dể dải hơn. Có một điều nổi bật được đề cập nhiều lần một cách rất thiệt thực, đó là công việc từ thiện. Đă từ lâu, Giáo hội yêu cầu được quyền tự do phục vụ đồng bào. Đây là một cách sống đức Ái trong đạo Công giáo thôi. Giáo hội vẫn làm như thề xưa nay. Từ khi có chính sách “xă hội hoá”, chính quyền chẳng những “cho phép” dễ dăi hơn mà c̣n khuyến khích. Và Giáo hội đă có nhiều sáng kiến như ta đă thấy HY Mẫn kể ra trong những bài phỏng vấn trên kia. Có thể nói, Giáo hội được phép tự do hơn cả là trong lănh vực từ thiện. Và cũng trong lănh vực này, gương hy sinh, tận tuỵ, đặc biệt của nữ tu, đă gây thiện cảm và thán phục.

Vài nhận xét :

- Lo cho những người bị phong cùi, bệnh tật ở những vùng hẻo lánh, những người nhiễm Hiv/Aids vào giai đoạn cuối cùng, nuôi nấng những cô gái măi dâm, giúp đỡ họ sinh con, bảo vệ những bào thai có thể bị phá huỷ không thương tiếc…chính là sống Phúc Âm chẳng những giữa ḷng dân tộc, mà c̣n là NGOÀI ḷng dân tộc, nơi những con người dân tộc không biết đến, thậm chí muốn khai trừ. Có lẽ không có ǵ biểu lộ căn tính của Kitô giáo bằng những gương phục vụ này ! Ḷng thương người đâu đâu cũng có. Nhưng chỉ có Kitô giáo lấy T́nh Yêu làm nền tảng. Yêu Chúa, Yêu người, đó là tất cả đạo, tất cả luân lư.

- Tuy nhiên, vẫn phải đặt một câu hỏi, một câu hỏi có thể làm khó chịu, có thể gây phẫn nộ nơi những tâm hồn giàu thiện ư : phục vụ có nguy cơ thành alibi không ? Có thể mở cửa, ra khỏi nhà thờ, dấn thân vào môi trường xă hội nhưng vẫn không ra khỏỉ nhà thờ không ?

Công việc xă hội không phải là hết mọi vấn đề xă hội. Công việc từ thiện chưa phải là Bác ái.

HY Nguyễn Văn Thuận, từng là chủ tịch Caritas và Uỷ ban Phát triển nhận xét : “Tôi thấy Giáo hội Việt Nam có may mắn : có đức tin mạnh mẽ, việc thực hành đạo sống động và nhiều ơn gọi. Nhưng cũng như đă xảy ra ở nơi khác, tiếp sau cuộc bách hại th́ tới thời kỳ người ta dửng dưng với tôn giáo. Hoặc có sự tự thu hẹp căn cước của ḿnh : ví dụ như làm những công việc bác ái biến Giáo hội thành một thứ hội Hồng thập tự, một tổ chức nhân đạo vậy thôi. Kẻ thù nguy hiểm nhất cho công tác tông đồ vẫn luôn luôn là kẻ nội thù” (Phỏng vấn báo 30 GIORNI / 3, Ngày, tháng 2 năm 1992, Kư giả Gianni Valente). “tự thu hẹp căn cước của ḿnh”. Sự lo ngại của cố HY Nguyễn Văn Thuận đáng được lưu ư.

 

Sống dưới một chế độ như chế độ cộng sản, an toàn nhất là làm những ǵ được làm. Nếu không ngại phiền toái, người ta cố làm những ǵ làm được. Nhưng ngoài những chuyện được làm và những chuyện làm được, c̣n những chuyện phải làm (Những chuyện lương tâm đ̣i hỏi và, đối với người Kitô hữu, những chuyện Phúc Âm đ̣i hỏi). Ai cũng hiểu rằng chế độ không để các giám mục làm tất cả những chuyện các ngài có trách nhiệm phải làm. Tuy vậy, khách quan mà nh́n, các giám mục đă góp phần đẩy xa những cái “phép tự do”, theo lối diễn tả của Hồng y Phạm Minh Mẫn, và nói chung, các ngài  đă và đang cố gắng làm những ǵ làm được. Có lẽ cũng v́ thế mà người ta chờ đợi nhiều ở các vị, và vô số câu hỏi được đặt ra, phức tạp, khiêu khích, thành thực, có khi ngớ ngẩn, giả h́nh. Chẳng hạn :

Về những ǵ được làm : Tại sao các giám mục được tự do này nọ trong khi các vị lănh đạo của GHPGVNTN hay Giáo hội Tin Lành, Hoà Hảo bị bắt bớ, tù đày ? Tại sao ngay giữa các giám mục, có vị được làm hơn những vị khác ? Các giám mục có lạm dụng không cái quyền được làm (như đi ngoại quốc) ? V.v...

Về những ǵ làm được : có chăng những giám mục v́ nhát sợ hoặc v́ muốn củng cố địa vị, t́m cách tránh né, lấy ḷng Nhà nước, trong khi những vị khác can đảm đối phó ? Ngay khi cố gắng làm những ǵ làm được, các giám mục có quá lo cho sự bảo tồn của Giáo hội mà thiếu chú ư tới đến đ̣i hỏi của công lư, của Phúc Âm ? Ai lo cứu mạng sống ḿnh th́ sẽ mất. Điều đó chẳng nên áp dụng vào chính Giáo hội sao ?

Và c̣n nhiều câu hỏi khác...

Bỏ ngoài những ǵ là quá khích và thiếu vô tư, tất cả những câu hỏi, những nghi vấn, cả những phê b́nh dù khó nghe hay khó hiểu, tựu trung nói lên kỳ vọng mọi người, đặc biệt người công giáo, đặt nơi hàng Giáo phẩm Công giáo Việt Nam trước t́nh trạng hiện tại của Đất nước và Giáo hội. Đó không chỉ là một vinh dự mà c̣n là, trước hết là một trách nhiệm.

 

 

                                                                                            Paris 29.04.2005

 

* * *

PHỤ LỤC

 

 1.Thư Đc Nguyễn Kim Điền, ngày 01.04.75

 

Kính thưa các linh mục, tu sĩ nam nữ và toàn thể anh chị em tín hữu thân mến,

Chiến tranh đă chấm dứt trên giáo phận Huế. Đó là điều chúng ta mong ước và cầu nguyện từ 30 năm nay.

Thời gian sống trong hăi hùng lo âu qua rồi. Thời gian đồng bào chúng ta nghi kỵ, chia rẽ, thù hận nhau, có khi đến chém giết nhau đă qua rồi. Chúng ta hăy cùng nhau cảm tạ Thiên Chúa về hồng ân quư giá này. Chúng ta hăy ghi ân tất cả những ai đă hy sinh để có được những ngày an b́nh hiện nay. Chúng ta cầu xin Thiên Chúa cho cảnh thanh b́nh nầy c̣n măi trên quê hương chúng ta !

Giờ đây đă đến lúc chúng ta hoan hỷ sẵn sàng và hăng say cộng tác với mọi người thiện chí, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ Cách mạng để xây dựng lại quê hương sau bao đổ vỡ tang tóc, hầu đem lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho đồng bào ruột thịt.

Hơn bao giờ hết, đây là lúc chúng ta cần đoàn kết, yêu thương và phục vụ người khác, giúp đỡ và chia sẻ cơm áo với đồng bào ; không phải chỉ chia sớt những ǵ ḿnh dư thừa, mà c̣n trao nhường những ǵ ḿnh chỉ có vừa đủ, theo tinh thần bác ái của Chúa Giêsu mà mọi người thiệ chí và mọi chính quyền trên thế giới quyết tâm thực thi mỗi ngày mỗi hoàn hảo hơn. “ Này là lệnh truyền của Ta : các con hăy thương yêu nhau, như Ta đă yêu thương các con” (Gioan 15,12). V́ yêu chúng ta, Chúa đă chết cho chúng ta, th́ c̣n ǵ mà chúng ta không làm được để tỏ ḷng yêu mến nhau ?

Giờ đây, chúng ta hăy khoan dung, tha thứ mọi lỗi lầm, đừng nghi ngờ, thù hận ai và gây sợ hăi cho ai. Nhưng trái lại, phải hiểu tốt, thông cảm và nh́n nhận thiện chí của người khác, để tất cả mọi người sống thoải mái, vui tươi, hạnh phúc của những công dân trong chế độ tự do dân chủ, thịnh vượng và hoà b́nh. Lư do là v́ mọi người đều là anh em có cùng một Cha trên trời (Matt. 23,9).

Trong mọi hoàn cảnh, chúng ta hăy sống Phúc Âm của Chúa Giêsu cho đến tận cùng : “Con người không đến để được phục vụ, nhưng là để phục vụ và thí mạng sống ḿnh làm giá chuộc thay cho nhiều người” (Matt. 20,28).

Nhưng hơn hết, chúng ta phải sống đời tâm linh, đạo đức và thánh thiện để đạt tới đời sống vĩnh cửu, khi thân xác này trở về với cát bụi. Chúng ta phải cùng nhau xây dựng thế giới huynh đệ đại đồng cho hôm nay, nhưng không phải dừng lại đó, mà để nhờ đó chúng ta đạt tới đời sống huynh đệ trường cửu. Bấy giờ chúng ta mới thật là anh em của nhau không thể chia ĺa được và cùng nhau hưởng hạnh phúc bất diệt trong Thiên Chúa.

 

Nguyện xin Thiên Chúa Ba Ngôi ban mọi phúc lành cho anh chị em.

      Huế ngày 01 tháng 04 năm 1975

      Nguyễn Kim Điền

Tgm giáo phận Huế.

 

 2. Thư Đc Nguyễn Văn B́nh, ngày 05.05.75

 

Kính gửi các Linh mục, Tu sĩ va Anh Chị Em giáo dân,

Một trang sử mới đă mở ra cho dân tộc Việt Nam. Từ ngày 30 tháng 4 vừa qua, chiến tranh đă chấm dứt, hoà b́nh đă trở lại trên đất nước thân yêu của chúng ta. Từ nay không c̣n bom đạn, tang tóc, hận thù, phân ly… Tất cả những tai hoạ đó đă thuộc về dĩ văng. Đây là một niềm vui chung của cả một dân tộc và với cái nh́n theo đức tin của người tín hữu, đây cũng chính là một hồng ân của Thiên Chúa. Cùng với toàn thể đồng bào, chúng ta hăy hân hoan chào mừng nền hoà b́nh và độc lập mà hết mọi người yêu nước hằng chờ đợi. Chúng ta hăy vui sướng trong cảnh gia đ́nh đoàn tụ và đồng thời ghi ân những ai đă tận t́nh hy sinh để kiến tạo hạnh phúc cho toàn dân. Chúng ta hăy cảm tạ Thiên Chúa v́ muôn ngàn ơn phúc Ngài đă ban cho toàn thể dân tộc ta.

Hơn mọi lúc, giờ đây người công giáo phải hoà ḿnh vào nhịp sống của toàn dân, đi sâu vào ḷng dân tộc. Thay v́ để cho những tin đồn vô căn cứ làm cho chúng ta hoảng hốt, hoang mang hay khép kín, chúng ta phải hướng ḿnh theo trào lưu của lịch sử, phải có thái độ b́nh tĩnh, sáng suốt và tích cực trước t́nh thế mới.

Một mặt chúng ta phải nỗ lực tối đa góp phần vào công cuộc hoà giải và hoà hợp dân tộc, phát động t́nh thương, sự hiểu biết, ḷng tha thứ và quảng đại. Chúng ta làm hết những ǵ có thể được để mọi anh em đồng bào hiểu nhau hơn, mến nhau hơn. Đó là tinh thần Phúc Âm mà thánh Phanxicô Assisi đă nhắ lại trong kinh “Hoà B́nh” : “Để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem trông cậy vào nơi thất vọng, đem niềm vui đế chốn u sầu…”

Mặt khác, người công giáo chúng ta phải sẵn sàng thi hành một cách tích cực mọi nghĩa vụ công dân do Chính phủ Cách mạng Lâm thời chỉ dẫn. Có những công việc cụ thể mà chúng ta có thể làm được ngay, là tham gia các công tác nhằm ổn định t́nh thế, bảo vệ an ninh, cải hoá xă hội và dân sinh đang được phát động tại các địa phương. Tất cả những ǵ liên quan đến công ích, chúng ta hăy tích cực tham gia như những công dân gương mẫu.

Điều quan trọng là biết hướng về tương lai cùng với anh em đồng bào dưới sự hướng dẫn của Chính phủ Cách mạng Lâm thời, xây dựng một nước Việt Nam thịnh vượng, một xă hội mới tiến bộ, công b́nh, giàu t́nh thương. Mọi cố gắng của chúng ta sẽ tạo nên hạnh phúc mà chính chúng ta được hưởng. Đó là điều đáng làm cho chúng ta phấn khởi trong nỗ lực xây dựng lại quê hương chúng ta.

Đối với người tín hữu chúng ta, c̣n có một niềm phấn khởi cao siêu, thiêng liêng, bất diệt từ nơi Thiên Chúa mà đến. Niềm phấn khởi đó, phụng vụ mùa Phục sinh luôn luôn nhắc lại trong những ngày này. Mỗi lần chúng ta cử hành Thánh lễ : Chúa Kitô phục sinh đang sống và tác động giữa chúng ta trong tâm hồn mọi người tín hữu. Ngài cũng sẽ sai Thánh Linh đến với chúng ta để nâng đỡ chúng ta trong nỗ lực xây dựng xă hội trần thế, và hướng dẫn chúng ta hướng về Nước hằng sống trong cuộc đời mai hậu.

Trong phạm vi sống đạo, hoàn cảnh mới sẽ giúp chúng ta vượt qua nhiều h́nh thức phụ thuộc để sống những điều chính yếu nhất : chính là cởi bỏ người cũ, mặc lấy con người mới để sống mầu nhiệm Phục sinh một cách cụ thể và sống ḷng Tin Cậy Mến tới mức tối đa.

Nguyện xin Thiên Chúa phù trợ Đất nước và dân tộc chúng ta. Nguyện xin Chúa Kitô Phục sinh và Thánh Linh của Ngài luôn luôn ở lại với chúng ta.

Phaolô Nguyễn Văn B́nh

Tgm Sài G̣n.

 

 3. Thư Luân Lưu ngày 12. 06. 1975

 

Toà TGM Sài G̣n

Thư Luân Lưu ngày 12. 06. 1975

 

 

Kính gửi : Quí Cha,

Quí Tu sĩ nam nữ và

Anh Chị Em giáo hữu

Tổng Giáo phận Sài G̣n.

 

Kính thưa quí cha, quí tu sĩ và toàn thể anh chị em,

 

Trong sứ mệnh mục vụ được Giáo hội giao phó, mặc dầu đă có một thông cáo của Toà Tổng giám mục đề ngày 5. 6. 1975, chúng tôi thấy cần lưu tâm thêm quí cha, quí tu sĩ và anh chị em giáo hữu về bổn phận của người công giáo đối với chính quyền cũng như đối với Quốc gia Dân tộc và đối với Giáo hội tại địa phương cũng như trên thế giới.

 

I.                       ĐỐI VỚI CHÍNH QUYỀN

“Cộng đồng chính trị và công quyền xây nền tảng trên bản tính con ngươi, nên cũng nằm trong trật tự do Thiên Chúa an bài” (Hiến chế Vui mừng và Hy vọng số 74). V́ thế Giáo hội dạy ta phải công nhận và phục tùng chính quyền, góp phần hợp tác với chính quyền trong việc mưu cầu hạnh phúc cho toàn dân.

 

1.                  Công nhận và phục tùng

Giáo hội dạy ta phải phục tùng quyền bính ; “Ai nấy phải phục tùng các quyền chức hiện dịch, v́ không có uy quyền nào mà không bởi Thiên Chúa, mọi quyền bính hiện hữu đều do Thiên Chúa thiết lập. Ai chống lại quyền bính là chống lại trật tự do Thiên Chúa đặt ra” (Rom 13, 1-2), khi những chính quyền đó mưu cầu lợi ích cho nhân dân, phản ánh nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Về điểm này, Công đồng viết : “Phải sử dụng công quyền theo đúng trật tự pháp lư đă được thiết lập một cách chính đáng hay sẽ được thiết lập sau này. Trong trường hợp đó, mọi công dân phải tuân phục quyền bính theo luật lương tâm. Bởi đó, ta thấy rơ trách nhiệm, thế giá và vai tṛ quan trọng của các nhà cầm quyền. Tuy nhiên, khi công quyền vượt quá giới hạn của ḿnh mà đàn áp nhân dân, thí chính nhân dân cũng không nên từ chối thi hành những ǵ khách quan xét thấy phù hợp với đ̣i hỏi của công ích. Nhưng nhân dân dược phép bênh vực quyền lợi của ḿnh cũng như của đồng bào, chống lại những lạm dụng của công quyền, tuy nhiên phải tôn trọng những giới hạn do luật tự nhiên và Phúc Âm đă vạch ra” (Hiến chế Vui mừng và Hy vọng, số 74).

Riêng đối với chính quyền cách mạng đang thực sự điều hành việc quản trị miền Nam Việt Nam, chúng ta cùng chia sẻ tâm t́nh của dân tộc, hoan nghênh chủ trương hoà giải hoà hợp dân tộc và tự do tôn giáo được đề ra trong Sắc lệnh về Tôn giáo của chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đề ngày 14.5.1955, trong chính sách tôn giáo của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và trong bản Tuyên bố của Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam về chính sách đối với vùng mới giải phóng đề ngày 1.4.1975. Phải chăng chúng ta có thể hy vọng lời Thánh vịnh xưa sẽ ứng nghiệm cho hoàn cảnh chúng ta đang sống :

Quyền lợi kẻ nghèo sẽ được bênh vực,

Núi đem lại cảnh hoà b́nh trăm họ,

Đồi rước về nền công lư vạn dân,

Người bảo vệ quyền lợi hàng lê thứ,

Ra tay cứu độ đám dân nghèo,

Đập tan lũ cường hào ác bá

(Thánh vịnh 71, 2-3 bản dịch của Phụng vụ, Các giờ kinh).

 

2.                  Tham gia hợp tác

Người công giáo như mọi công dân khác đều có bổn phận tham gia vào việc xây dựng quốc gia và hợp tác với chính quyền trong mọi công cuộc ích quốc lợi dân (Hiến chế Vui mừng và Hy vọng, số 75). H́nh thức cộng tác thay đổi tuỳ khả năng và hoàn cảnh của mỗi người, cũng như tuỳ chính sách của chính phủ. Điều cần là, theo ánh sáng đức tin, mỗi người tuỳ khả năng hăy tích cực tham gia vào các hoạt độnt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, v.v…để góp phần xây dựng hoà b́nh, củng cố độc lập, tái thiết quê hương, v.v… Nhiệm vụ này là của chúng ta, như công đồng Vatican II xác nhận : “ Mọi công dân phải rèn luyện cho ḿnh một tinh thần yêu nước với ḷng quảng đại vả liêm chính… Tất cả mọi Kitô hữu phải ư thức về sứ mệnh đặc biệt của ḿnh trong cộng đồng chính trị, họ phải nêu gương sáng bằng cách phát triển ư thức trách nhiệm nơi chính ḿnh và tận tâm phục vụ công ích…” (Hiến chế Vui Mừng và Hy vọng, số 75).

 

II.                  ĐỐI VỚI GIÁO HỘI TẠI ĐỊA PHƯƠNG           

 

T́nh thế mới, chắc hẳn phải có những phương thức mới để sống và hành động.      V́ thế, cần có sự thích nghi và đổi mới để phục vụ cho hữu hiệu hơn. Về điểm này, xin quí cha, quí tu sĩ nam nữ và anh chị em giáo hữu hăy cầu nguyện, suy nghĩ và đề nghị những ư kiến xây dựng trong tinh thần hợp tác huynh đệ. Tất nhiên, mọi sự không thể một sớm một chiều mà cải tiến và đạt tới những kết quả như ư ngay được. Cụ thể, chúng tôi mong quí cha, quí tu sĩ nam nữ và anh chị em làm ngay những việc sau đây :

 

1.                  Duy tŕ mối đồng tâm nhất trí

 

Chúng ta hô hào, cổ vơ tinh thần đoàn kết quốc gia. Canh tân, hoà giải. Thật không ǵ mỉa mai và mâu thuẫn cho bằng trong nội bộ chúng ta lại thấy phơi bày ra trước mắt mọi người những cảnh chia rẽ, lên án nhau là phản động. Đă đến lúc chúng ta phải hàn gắn lại những nứt rạn đó, v́ chính Chúa đă tiêu diệt hận thù và dạy chúng ta đoàn kết : “Trước kia, anh em là những người xa lạ, th́ nay trong Chúa Kitô, anh em dă trở nên gần gũi, nhờ máu Chúa Kitô đổ ra. Chính Người là b́nh an của chúng ta. Người đă liên kết dân Do thái và dân ngoại làm một. Người đă hiến thân để phá đổ bức tường ngăn cách là hận thù...” (Ephe. 2, 2-14).

 

2.                  Đào sâu Đức Tin

 

Để được sáng suốt thi hành nhiệm vụ công dân công giáo, anh chị em phải có một Đức tin thật vững mạnh, tin vào Chúa là Đấng trường tồn bất biến, và Lời của Người là Lời soi đường chỉ lối, làm cho ta được vững dạ an tâm.V́ thế, cần phải đặt trọng tâm vào việc học hỏi giáo lư, đăc biệt trong các gia đ́nh. Các h́nh thức biểu dương Đức tin cần phải được suy nghĩ lại, sao cho thuần khiết và tránh vẻ phô trương. Đức Tin và Lời Chúa cũng như các phép bí tích mới là những điều thiết yếu căn bản giúp ta sống đạo một cách đích thực trong đời sống hằng ngày. Vậy trong mọi hành động, xin quí cha, quí tu sĩ nam nữ và anh chị em hăy lấy Đức tin làm đèn soi sáng, Lời Chúa làm kim chỉ nam và Đức Ái làm động lực.

 

III.             ĐỐI VỚI GIÁO HỘI TRÊN THẾ GIỚI

 

Giáo hội Việt Nam là một phần trong nhiệm thể duy nhất của Giáo hội toàn cầu, mặc dầu vẫn được tự do để thích nghi với truyền thống và văn hoá dân tộc. Quyền tự do đó, trong phạm vi điều hành tại địa phương không được làm ta tách rời Giáo hội phổ quát duy nhất, mà ngược lại, ta vẫn phải hiệp nhất và cảm thông cùng Giáo hội khắp nơi trên thế giới. Thiết thực là mấy điểm chính yếu sau đây :

 

1.                  Trung thành với truyền thống chân chính

 

Giáo hội Công giáo chúng ta là Giáo hội đă có truyền thống từ gần hai ngàn năm nay. Một trong những truyền thống đó là tinh thần đoàn kết trong một Giáo hội duy nhất, duy nhất v́ cùng chung một Chúa, một Đức Tin, một Phép rửa, và đoàn kết v́ được ràng buộc bởi một dây Đức ái. Đó là lệnh truyền của Chúa và là sức mạnh đă làm cho Giáo hội của những người tin Chúa c̣n tồn tại đến ngày nay, trải qua bao thăng trầm của lịch sử. Vậy bằng bất cứ giá nào, ta phải bảo vệ lấy truyền thống quư giá và tốt đẹp này.

 

2.                  Phục quyền Đức giáo Hoàng

 

Đức giáo Hoàng là đại diện Chúa Kitô ở trần gian này. Với tư cách là đại diện đó, ngài không c̣n là người của một quốc gia, của một thế lực chính trị, kinh tế nào nữa. Vai tṛ của ngài đứng ngoài các quốc gia và thuần tuư tôn giáo, đồng thời phục vụ nhân loại bằng cách đem lại t́nh đoàn kết giữa các quốc gia, cổ vơ công cuộc phát triển các dân tộc và bảo vệ hoà b́nh thế giới. Khi nhựng người công giáo khắp nơi trên thế giới vâng phục quyền Đức Giáo Hoàng th́ không phải vâng phục một người của riêng một quốc gia nào, mà là vâng phục một uy quyền tôn giáo phổ quát do chính Chúa Kitô thiết lập và chỉ chịu trách nhiệm về tôn giáo mà thôi. V́ thế, ta cần phân biệt cho rơ để tránh những hiểu lầm tai hại và không lo sợ rằng vâng phục Đức Giáo Hoàng là nô lệ, vọng ngoại.

Cuối cùng, chúng tôi xin quí cha, quí tu sĩ nam nữ và anh chị em hăy coi thời kỳ chúng ta đang sống bây giờ như một cơ hội tốt để thanh luyện đức tin và sống đến tột cùng những đ̣i hỏi của đức tin đó. Chắc hẳn, chúng ta phải nh́n sự việc dưới ánh sáng đức tin mới thấy được tay Chúa quan pḥng như vậy. Nhiệm vụ của chúng ta lúc này là, cùng với đồng bào, xây dựng lại quê hương đă đổ nát về tinh thần cũng như vật chất, sau mấy chục năm chiến tranh tàn phá. Sứ mệnh của chúng ta là ở giữa đồng bào, sống trong ḷng quê hương như những người làm chứng và hân hoan báo một trời mới đất mới sẽ xuất hiện.

Thiên Chúa đă hứa sẽ làm nên trời mới đất mới, cho công lư ngự trị, đó là điều chúng ta mong chờ. V́ thế, anh chị em thân mến, trong khi chờ đợi, anh chị em hăy cố gắng để đừng có ǵ t́ ố, đừng có chi đáng trách, trước mặt Thiên Chúa, để được sống b́nh an. Anh chị em nên biết rằng : Chúa “Kiên nhẫn với anh chị em là để anh chị em có cơ hội được cứu độ” (2 Phêrô 3, 13_14).

Nguyện chúc quí cha, quí tu sĩ nam nữ và anh chị em được b́nh an trong Chúa Kitô.

Sài g̣n ngày 12.06.1975.

 

5. Thư Chung các Giám mục Đông Dương

 

Giữa nguyên tác bằng tiếng Pháp và bản tiếng Việt có sự khác biệt. Bản tiếng Việt là bản được đọc trong nhà thờ, trích bản tiếng Pháp, bỏ hai đoan đầu và hai đoạn cuối. (Chúng tôi có dịch ra những đoạn đó và để trong ngoặc, chữ nghiêng). Bản tiếng Việt cũng không hoàn toàn là bản dịch của tiếng Pháp. Tựa đề “Thư Chung các Giám mục Đông Dương thích hợp hơn, v́ có giám mục Phnom Penh, trong khi bản tiếng Pháp xưng “Các Giam mục Việt Nam”. V́ thiếu hai đoạn đầu, bản tiếng Việt thiếu một ư tưởng quan trọng : các giám mục chẳng những không lên án mà c̣n khích lệ ḷng yêu nước như một nhân đưc Kitô giáo. Trong một văn thư lên án chủ nghĩa cộng sản và cấm người công giáo cộng tác với cộng sản, thiết tưởng đó là một điều quan trọng[31].

 

Lettre commune des ordinaires réunis à Hanoi.

(Texte original en français)

                                         9 novembre 1951

 

Nos bien chers frères

Les ordinaires des Missions du Viet Nam réunis à Hanoi sous la présidence de son Excellence Monseigneur le Délégué apostolique, ont jugé qu’il est de leur devoir de coordonner leurs efforts en vue de coopérer plus efficacement à l’œuvre de pcification des cœurs et restauration chrétienne qui s’impose à l’heure actuelle…

Les Evêques du Viet Nam, émus de la confusin qui règne dans les esprits, croient de leur devoir de préciser la notion de Patrie. Le Patriotisme, c’est l’amour de la Patrie et la Patrei, étymologiquement, c’est la terre des ancêtres. La Patrie, c’est donc une extension de la famille, l’une comme l’autre se rattachent à la vertu de piété et par conséquent nous ne pouvons que l’encourager et le développer au même titre que les autres vertus chrétiennes. La notion chrétienne de Patrie n’exclut pas les autres nations que nous devons aimer aussi parce que nous sommes tous fils du même Dieu.

Animé par le sentiment de notre responsabilité devant Dieu et d’une grande affection pour vous tous, nos très chers frères, nous estimons qu’il est de notre devoir de vous mettre en garde contre le très grand danger du communisme athée, qui est le plus grand danger existant de nos jours. Le communisme est la négation de Dieu, la négation de toute religion, la négation de l’existence d’une âme immortelle, la négation des droits de la personne humaine et de la famille. Il y a la plus entiére opposition entre l’Eglise catholique et le communisme à tel point que notre !saint Père le Pape a déclaré qu’il est absolument impossible d’être à la fois communiste et catholique et que tout catholique qui adhère au parti communiste est par le fait même séparé de l’Eglise. Non seulement, il vous est interdit d’adhérer au Parti communiste, mais vous ne pouvez pas coopérer avec lui ou faire quoi que ce soit qui puisse de quelque façon amener la Parti communiste au pouvoir. Le danger est si grave et les conséquences possibles si terribles que nous nous sentons obligés de vous mettre en garde aussi contre les détours et les ruses employés par les communistes pour tromper le peuple, ruses qui ne servent que les seules fins des communistes.

En premier lieu, ils font preuve d’un grand zèle pour les réformes sociales et mettent en avant leur doctrine comme un remède aux maux sociaux de nos jours. Ils se cachent aussi sous le masque du patriotisme et cherchent par leur prétendu zèle pour le bien être de dleurs compatriotes à rallier le peuple sous leur bannière. Mais ce ne sont là que des moyens pour atteindre leurs fins inavouées et une fois au pouvoir, ils installent une dictature impitoyable. Ce ne sont plus les intérêts des pauvres et des ouvriers, ni les intérêts de la Patrie qui comptent, ce sont uniquement les intérêts du communisme. Ainsi dans les pays sous le joug communiste, règnent la suppression de tout bien et la persécution de milliers de nos frères catholiques, ces derniers vivent dans la terreur, ils dépérissent en prison, payant même de leur sang leur fidélité à la foi.

Alors résistez, très chers frères, ne vous laissez pas tromper, soyons fidèles à notre Dieu. Veillez, soyez vigilants, restez fermes dans la foi. Et vous, chers prêtres, enseignez la doctrine sociale de l’Eglise, instruisez les peuples des vertus chrétiennes de charité et de justice. Prêtres et fidèles, vivez intensément votre vie vie chrétienne selon les maximes de l’Evangile. La charité des premiers chrétiens a amené la conversion au monde : la charité, c’est-à-dire supporter son prochain, lui pardonner, lui vouloir et réellement lui faire du bien. L’amour du Christ a vaincu la haine, votre charité vaincra la haine des ennemis de Dieu. Que votre voie soit toujours un témoignage pour Dieu, le Christ et l’Eglise.

Pour conclure, nous vous répétons encore avec saint Paul : “ Veillez, restez fermes dans la foi, soyez vigilants, soyez forts, tout ce que vous faites, faites-le dans la charité ” (I Cor, XVI, 13-14).

Nous demandons à nos prêtres de lire la présente lettre dans les églises et leurs oratoires. A tous, prêtrez et fidèles, nous donnons de tout cœur notre bénédiction paternelle. Grâce et paix vous soient données de la part de Dieu, notre Père, et du Seigneur Jésus Christ.

 

                             Hanoi, le 9 novembre 1951

-John Dooley – Délégué apostolique en Indochine

-Jean Baptiste Chabalier – Vicaire apostolique de Phnom-Penh

-Pierre Ngo Dinh Thuc – Vicaire apostolique de Vinh Long

-Jean Cassaigne (Sanh) – Vicaire apostolique de Sai Gon

-Marcel Piquet (Loi) -       Vicaire apostolique de Qui Nhon

-Jean Marie Maze (Kim) – Vicaire apostolique de Hung Hoa

-Anselme Taddée Le Huu Tu- Vicaire apostolique de Phat Diem

-Jean Baptiste Urritia (Thi) - Vicaire apostolique  de Hue

-Pierre Marie Pham Ngoc Chi – Vicaire apostolique de Bui Chu

-Dominique Hoang Van Doan – Vicaire apostolique  de Bac Ninh

-Joseph Marie Trinh Nhu Khue – Vicaire apostolique de Ha Noi

-Fr. Felice Pérez (Hien) Provicaire apostolique de Hai Phong

-Fr. Bernard Illomera (Yen) Vicaire apostolique de Thai Binh

Paul Renaud (Ai) – Provicair apostolique de Kontum.

 

Thư Chung Các Giám mục Đông Dương (1951)

 

Anh em rất thân mến,

(Các giám mục Việt Nam họp tại Hà Nội dưới sự chủ toạ của Đức Khâm sứ Toà Thánh, nhận thấy có bổn phận phải cùng nhau nỗ lực cộng tác một cách hữu hiệu hơn ḥng đem b́nh an đến cho mọi tâm hồn và hồi phục nếp sống kitô hữu cần thiết trong hoàn cảnh hiện tại…

Xúc động trước sự hàm hồ tràn lan trong suy tư , chúng tôi thấy cần phải nói rơ về ư niệm Ái quốc. Ái quốc, yêu nước, là yêu quê hương, yêu quê cha đất tổ. Vậy Quê hương chính là gia đ́nh mở rộng. Cả hai là đối tượng của đức hiếu. V́ thế, chúng tôi chỉ có thể khích lệ và vun trồng như mọi nhân đức kitô giáo khác. Ư niệm Quê hương nơi người tín hữu không khai trừ Quê hương của những dân tộc khác, mà chúng ta cũng phải yêu thương, v́ chúng ta tất cả đều là con cái Chúa).

V́ tinh thần trách nhiệm quan trọng trước Thiên Chúa, v́ mối t́nh tha thiết yêu quư anh em, chúng tôi thấy ḿnh có nhiệm vụ quan hệ phải loan báo cho anh em biết đề pḥng nạn cộng sản vô thần duy vật, một nguy cơ trầm trọng nhất của thời nay. Chủ nghĩa cộng sản bác bỏ Thiên Chúa, bác bỏ mọi tôn giáo, bác bỏ thuyết linh hồn hằng sống, bác bỏ tất cả quyền lợi của nhân vị và gia đ́nh. Chủ nghĩa cộng sản xung khắc tuyệt đối với công giáo đến nỗi Đức Thánh Cha đă tuyên bố rằng :không bao giờ có thể vừa theo Cộng sản vừa theo Công giáo, và người công giáo nào gia nhập đảng cộng sản th́ lập tức bị khai trừ ngay khỏi Giáo hội. Chẳng những không được nhập đảng cộng sản, mà lại anh em không thể cộng tác bất kỳ dưới h́nh thức nào có thể giúp đỡ họ nắm chính quyền. Nỗi nguy cơ cộng sản rất trầm trọng, tai hoạ do cộng sản có thể gây ra rất ghê gớm, đến nỗi chúng tôi c̣n có bổn phận phải báo cho anh em biết đề pḥng những mưu mô và mánh khoé xảo quyệt cộng sản dám dùng để lường gạt dân chúng, những mánh khoé trơ tráo đến nỗi chỉ có cộng sản mới dám dùng để đạt tới đích.

Trước hết, cộng sản tỏ vẻ hết sức nhiệt thành với việc cải cách xă hội và đưa chủ thuyết cộng sản ra làm phương dược giải phóng đau khổ xă hội ngày nay. Rồi họ ẩn ḿnh trong mặt nạ ái quốc, để làm ra bộ sốt sắng với hạnh phúc đồng bào liên hợp dân chúng dưới cờ cộng sản. Nhưng đây chỉ là những phương thế xảo trá để đạt tới mục đích thâm hiểm của họ, để một khi giật được chính quyền, là họ thiết lập ngay một chế độ độc tài chuyên chính. Thực ra họ chẳng thiết ǵ quyền lợi Tổ quốc, họ chỉ dùng những danh từ ấy như một lá bài để củng cố quyền lợi của chủ nghĩa cộng sản.

V́ thế trong những nước bị ách cộng sản chi phối, lập tức diễn ra cảnh tượng ghê gớm : tịch thu tài sản và khủng bố hàng vạn người công giáo. Giáo hữu phải sống trong cơn hăi hùng liên miên, để rồi chết rũ tù hay phải đổ máu công khai để giữ niềm trung tín với đức tin công giáo.

Hỡi anh em giáo hữu yêu quư, anh em hăy kháng cự ngay từ đầu, đừng để ḿnh bị lường gạt bởi mật ngọt cộng sản, hăy trung thành với Thiên Chúa, hăy tỉnh thức, can đảm và vững tâm trong đức tin.

Và hỡi các bạn linh mục thân yêu, anh em hăy dạy cho dân chúng biết học thuyết xă hội công giáo, nhất là phải nhấn mạnh vào hai nhân đức nền tảng : công b́nh và bác ái. Cả giáo sĩ và giáo dân, hăy sống một đời công giáo sâu xa đặt nền trên nguyeen tắc Phúc Âm. Đức bác ái của bổn đạo thời xưa đă chinh phục được thế giới trở lại. Bác ái là nhịn nhục, choụ đựng, tha thứ và thành thực muốn làm sự lành cho người khác. Đức bác ái của Chúa Kitô đă toàn thắng tật ghen tương của thế gian th́ đức bác ái của anh em cũng sẽ thắng cơn ghen ghét của những địch thủ Thiên Chúa. (Ước ǵ anh em luôn sống như những chứng nhân của Thiên Chúa, của Chúa Cứu Thế và của Giáo hội.

Để kết luận, chúng tôi nhắc lại với anh em lời thánh Phaolô : “Hăy tỉnh thức, hăy kiên vững trong đức tin, hăy đề pḥng, hăy mạnh mẽ. hăy làm mọi sự v́ đức ái” (1 Cr. XVI, 13-14).

Xin các linh mục đọc Thư Chung này trong các nhà thờ và nhà nguyện. Chúng tôi hân hoan ban phép lành cho tất cả anh em linh mục va giáo hữu. Nguyện xin anh em được tràn đầy ân sủng và b́nh an của Chúa).

 

Trích Thư Chung các Đức gm Đông Dương Họp tại Hà Nội ngày 5 đến 10 tháng 11 năm 1951.

 

6. Thư chung Về vấn đề Cộng sản vô thần của Các Giám mục Miền Nam Ngày 02.03.1960.

 

Bức thư gồm hai phần : Hiểm hoạ cộng sản và Cải tạo đời sống. Sau đây trích toàn phần nói về Hiểm hoạ cộng sản và lời mở đầu của phần nói về Cải tạo đời sống.

 

(…)

Các Giám mục Miền Nam gửi anh em bức thư chung này tỏ t́nh ưu ái và lo lắng của chúng tôi đối với anh em. Mục đích của bức thư chung này là giúp anh em có một tài liệu nghiên cứu học hỏi trong mùa Chay, để anh em nh́n thấy rơ mối hiểm hoạ của Cộng sản, để anh em thấu hiểu nó nguy hại và nham hiểm đến mức nào trong việc tiêu diệt Đức tin của chúng ta (…)

 

HIỂM HOẠ CỦA CỘNG SẢN

 

I. Chủ trương vô thần của Cộng sản

 

Đối với học thuyết của Marx và Lénine chúng ta quan tâm hơn hết đến một điểm là CHỦ TRƯƠNG DUY VẬT. V́ chủ trương duy vật chỉ nhận có vật chất là nguyên lư và là đích cùng của vạn vật, nên học thuyết đó tất nhiên cũng chụng chủ trương vô thần. Đă chủ trương vô thần, nó phải hoàn toàn đối nghịch với tất cả những ǵ là tinh thần, siêu việt, tín ngưỡng, hoặc đạo lư ; nói thể khác, nó hoàn toàn đối nghịch với chân lư nói chung, và học thuyết Công giáo nói riêng. Nói tóm lại nó công khai chống Thiên Chúa mà bọn họ coi chỉ là sản phẩm do óc tưởng tượng của kinh tế và óc phong kiến.

V́ đă chủ trương duy vật vô thần, và v́ thế vất bỏ tất cả những ǵ là siêu việt, lương tâm, luân lư… nên Cộng sản vô thần đi đến những hành động vô cùng tai hại mà Đức Piô XI đă tŕnh bày trong Thông điệp Divini Redemptoris :

1. Cộng sản vô thần chủ trương khơi động tất cả những ǵ là hèn hạ xấu xa nhấ9t của con người, như hiềm thù, ghen ghét, vô luân, phá hoại, v.v… để đưa xă hội đến giai cấp tranh đấu.

2. Cộng sản vô thần tước đoạt hết tự do của con người, kể cả tự do tín ngưỡng và do đó cướp đoạt mất nguyên tắc căn bản xây dựng phẩm giá con người.

3. Cộng sản vô thần chối bỏ hết mọi phẩm trật, quyền bính, do đó phá đổ hết mọi thứ trật tự, trật tự siêu nhiên, trật tự tự nhiên, trật tự xă hội, trật tự Giáo hội, và ngay cả quyền bính trật tự giữa cha mẹ với con cái trong gia đ́nh.

4. Cộng sản vô thần chối bỏ quyền tư hữu, và do đó khiến con người hoàn toàn bị cô lập, nô lệ.

 

Tất cả những điều kể trên đây đều đi ngược lại với học thuyết Công giáo, và v́ thế hai học thuyết trên không thể đi đôi với nhau.

Muốn cho đạo Thánh được nguyên vẹn, người Công giáo phải phủ nhận lư thuyết Cộng sản và những áp dụng của nó đến tận cùng. Cộng sản, trái lại, muốn cho chủ nghĩa của họ được thắng cũng phải hết sức diệt tôn giáo. Trong cuộc tranh giành quyết liệt này Cộng sản đă tỏ ra rất xảo quyệt. Chúng ta hăy sáng suốt nhận định để có một đường lối dứt khoát giúp người đang ở trong cơn bách hại được biết đường xử trí và người chưa bị bách hại được biết cách đề pḥng.

 

II. Kế hoạch tiêu diệt Giáo hội của Cộng sản ngày nay

 

Tính cách chung kế hoạch bắt đạo của Cộng sản ngày nay vẫn là dùng đủ mọi phương pháp, dù tráo trở lừa dối, hoặc dă man tàn nhẫn đến đâu, miễn giúp sao đi tới thành công.

Trước kia họ đă công khai đươchủ nghĩag đầu với gh bằng các cuộc khủng bố, giết chóc, bắt bớ, tàn phá, v.v… Nhưng nhận thấy chính sách ấy không đưa lại kết quả mong muốn, mà chỉ khiến cho người Công giáo thêm gan dạ, thêm đoàn kết, thêm tinh thần, nên ngày nay họ quay sang một chiến thụ6t mới, nó tế nhị và xảo quyệt hơn nhiều. Chiến thuật ấy có thể gồm tóm trong những điểm sau đây :

1. Họ trà trộn vào các cơ quan Công giáo để thi hành thủ đoạn bám địch để giết địch. Họ t́m cách len lỏi vào nội bộ của ta để ḍ xét, tuyên truyền, chia rẽ, phá hoại, bằng cách giả là những phần tử sốt sắng, nhiệt thành, niềm nở và cố chiếm đoạt quyền điều khiển. Sau đây là bản mật lệnh của Cộng sản mà chúng tôi muốn anh em đọc để suy nghĩ :

Công giáo và Thệ phản là hai tổ chức đắc lực làm tay sai và gián điệp cho đế quốc tư bản. Những tổ chức này cố lén lút váo nội bộ của Đảng ta để bóc lột và đàn áp dân chúng. Những Giáo hội này đặt căn cứ ở khắp nơi đô thị trên thế giới, gieo rắc lư thuyết đầu độc của họ để diệt trừ chủ nghĩa xă hội Cộng sản.

V́ thế, trong khi theo sát chỉ thị của cấp lănh đạo Đảng, các đồng chí phải triệt để t́m hết mọi cách để lọt vào nội bộ của từng Giáo hội giúp tay cho ngành công an, mật vụ của chúng ta mới tổ chức, nỗ lực hoạt động ngay trong trung tâm hoạt động các giáo sĩ, rồi tấn công đại quy mô, liên miên hoạt động, dù phải giả vờ cầu nguyện Thiên Chúa phù hộ cũng nên. Điều cần thiết để thành lập mặt trận duy nhất là phải lợi dụng sắc đẹp và sức quyến rũ của phụ nữ. V́ thế, muốn đạt đến mục đích này, muốn chia rẽ nội bộ Giáo hội, muốn gâyy mâu thuẫn giữa các tổ chức tôn giáo, cơ quan của Đảng ta đă thông tư chí điều sau đây :

- Các đồng chí phải len lỏi vào các học đường do Giáo hội thành lập và đă bị các lư thuyết của họ đầu độc. Ta phải ḍ xét bọn phản động để biết rơ mọi hoạt động của chúng. Ta lẩn lút giữa các sinh viên, cảm thông những tâm t́nh của họ, theo rơi hết mọi hoạt động địa phương, kiểm soát nó và theo sát đúng phương pháp tế nhị, nhất thiết ta phải gia nhập vào các khu vực hoạt động của các giáo sĩ.

- Mỗi đồng chí phải t́m cách chịu phép Rửa tội, để trở nên phần tử của Giáo hội. Nhờ thế, đội lốt được chiếc áo bịp bợp ấy, ta nhập vào Đạo binh Đức Mẹ, hay nếu là người Thệ phảp, phải nhập vào tổ chức Nghĩa Binh (Cruserders). Được thế rồi đồng một loạt tấn công đại quy mô ; dùng những câu ru ngủ để cảm hoá và thu hút giáo dân. Các đồng chí c̣n đi xa hơn nữa : cố chia rẽ tận gốc của đoàn thể giáo dân, nếu có cần cũng rêu rao đến t́nh yêu Thiên Chúa và hô hào ủng hộ hoà b́nh. Lám thế ta sẽ phá hoại được lối tuyên truyền đầu độc của đế quốc đàn áp.

Đồng chí của ta phải dự hết các buổi lễ tôn giáo và luôn luôn niềm nở, rất hiền từ, lợi dụng hết mọi phương kế khôn ngoan và thiên h́nh vạn trạng với các giáo sĩ hầu ḍ xét hành động của bọn họ.

- Những học đường do Giáo hội thành lập và điều khiển là lột địa hạt lư tưởng để xâm nhập. Tỏ ra bên ngoài một vẻ hết sức ân cần niềm nở, các đồng chí hoạt động của ta phải áp dụng điều luật “Bám địch để diệt địch”. Họ phải trà trộn hăng hái với giám đốc, giáo su, sinh viên, để gây ảnh hưởng trên họ, hầu thực hiện cái nguyên tắc : CHIA ĐỂ TRỊ. Ngoài ra đồng chí ta liên lạc trực tiếp với các phụ huynh sinh viên để củng cố nền tảng cho công cuộc cách mạng và phổ biến rộng răi những hoạt động bí mật của chúng ta.

- Các đồng chí phải có sáng kiến trên mọi phạm vi, lén lút vào mọi ngành của Giáo hội, thu lượm cảm t́nh của giáo dân, rồi nhờ đó, ta có đủ phương tiện lọt vào bộ máy điều khiển của Giáo hội.

- Nhờ triệt để tuân theo lệnh Đảng, mà tiểu tổ chỉ huy sẽ đạt được mục đích đă chỉ định cho ḿnh, nghĩa là thâm nhập trong hết mọi ngành tổ chức của Giáo hội, kêu gào ủng hộ hoà b́nh. Như thế ta sẽ gieo được ảnh hưởng của ta trên mọi địa hạt.

- Dựa trên nguyên tắc đanh thép này “DÙNG ĐỊCH ĐỂ DIỆT ĐỊCH”, ta phải gắng thuyế phục một vài phần tử quan trọng hay một ít bậc vị vọng trong Giáo hội đến thăm Trung Hoa và t́m cho ho- có đủ tài liệu và giấy tờ cần thiết. Nhờ hành động lừa bịp và thầp kín này, bon chúng sẽ giúp ta đạt được mục đích : V́ nó sẽ tỏ cho chúng ta thấy rơ cái mặt thực và t́nh h́nh đích xác của Giáo hội.

- Các đồng chí hoạt động phải có óc sáng kiến, khám phá những nhược điểm của Giáo quyền, khai thác những mầm mống chia rẽ, vô hiệu hoá những nọc độc do giáo quyền reo rắc bằng cách phổ biến những phương kế giải độc của chúng ta. Nói tóm phải quyết liệt thi hành để mở rộng ngơ chiến cho ta tấn công vào.

-Các đồng chí nào có chân trong cơ sở chỉ huy phải triệt để đinh ninh rằng : Giáo hội Công giáo là tay sai của đế quốc, phải đả phá và huỷ diệt đến tận nguồn gốc. C̣n giáo phái Thệ phản họ đă lâm lẫn theo đường lối chính trị sống chung, cần phải ngăn cản họ đừng kết nạp thêm nhiều người, chúng ta hăy để nó tự chết, cái chết tự nhiên của nó.

Anh em thân mến, mấy ḍng trích trên đây cho anh em thấy mưu mô của Cộng sản xảo quyệt biết bao nhiêu để tiêu diệt Giáo hội.

 

2. Họ có sức giả vờ ủng hộ Công giáo, bằng cách nêu cao khẩu hiệu tự do tín ngưỡng, nhất là lập những hội cho người công giáo như là “Hôị những người kính Chúa yêu Tổ quốc ở Bắc Việt, Hội Công giáo ái quốc ở Trung cộng, Hội Công giáo cấp tiến, Hội Giáo sị v.v…” ở hầu hết các nước Cộng sản. Mục đích cỉa những hội đó là rút người công giáo ra khỏi những đoàn thể chính thức của Giáo hội, để họ nắm lấy chi phối, đưa về phục vụ chủ nghĩa của họ, và tệ hơn nữa, c̣n dùng chính những hội ấy để tố cáo, bắt bớ, lên án , phá hoại các phẫm trật trong Giáo hội.

 

3. Để dễ lôi cuốn người công giáo, họ nấp sau những khẩu hiệu rất quyến rũ, như lư thuyết Tam Tự, và những phong trào tự do xây đắp dân chủ, phụng sự hoà b́nh, bênh vực vô sản, v.v… nhưng thực ra, đó chỉ là những cái mồi rất ngon, nhũng bùa bả hiểm độc để đánh lừa người Công giáo.

 

4. Họ đặc biệt áp dụng chính sách chia rẽ, gieo rắc những điều nghi kỵ, khai thác những điểm bất b́nh, cô lập hết mọi phné tử, nhất là đi đến cắt đứt cắc mối liên lạc giữa các giáo đoàn địa phương với Toà Thánh và Giáo hội La mă. V́ mục đích này họ nấp sau chiêu bài “Aí Quốc”, đề cao thuyết Tam Tự để t́m cớ buộc tội phản quốc, trục xuất, giam giữ, hoặc tiêu diệt những ai trung thành với Giáo hội, rồi tự ư đặt ra những Giám mục mới, không c̣n tuân lệnh và liên lạc với chính quyền La mă. Họ hạn chế mọi quyền của Giáo hội, phản đối những quy tắc Toà Thánh đă đặt, vu khống cho Giáo hội và các Phẩm trật trong đạo là tay sai của thực dân, đế quốc, phong kiến để gây nghi kỵ và chia rẽ giữa những người dân yêu nước với các đấng thừa hành Giáo hội.

 

5. Độc hại hơn nữa, họ c̣n đi đến tước đoạt hết tự do bằng những phương pháp rất dă man, nhưng tế nhị : như những buổi học nhồi sọ, những trại cải tạo tư tưởng, những toà án nhân dân, những cuộc tự phê b́nh và bao nhiêu phương pháp khoa học, vô luân khác. Nếu với bằng ấy mà chưa đủ th́ họ kết thúc bằng cuộc bắt bớ, đánh đập, tù đày, trục xuốt hoặc thủ tiêu, chém giết… !

Tất cả những kế hoạch bắt đạo như vậy, đang diễn ra trong các nước Cộng sản, với những phương pháp và những thủ đoạn giống hệt nhau. Sự đồng nhất ấy chứng tỏ : riêng về vấn đề bắt đạo, các nước Cộng sản đều nhất trí như nhau, họ đều tích cực như nhau, đều gặp gỡ nhau, đều xảo quyệt và tàn ác như nhau. Giáo hội từ khi lập đến nay chưa bao giờ phải chịu những cuộc bách hại có tổ chức đại quy mô và ác liệt như vậy.

 Với tất cả những anh em đang bị bách hại bên kia các bức màn sắt, nhất là với những anh em đang chịu đau khổ bắt bớ, chém giết ở bên kia vĩ tuyến 17, chúng tôi xin mượn lời Đức Thánh Cha Gioan XXIII bảo họ :

“Với các Đấng chăn chiên đang nêu lên cho các con cái thiêng liêng của ḿnh gương sáng của một Đức Tin không lay chuyển, của một ḷng trung thành tới mức hy sinh cả mạng sống, với các bổn đạo đang bị bách hại khổ sở, nhưng rất được Trái Tim Chúa Giêsu Kitô yêu thương, Chúa là Đấng đă hứa hạnh phúc và phần thưởng đời đời cho những ai bị bách hại v́ ḷng công chính, với tất cả, Ta tha thiết nhắn nhủ hăy kiên trường trong công cuộc chiến đấu thiêng liêng. Chúa nhân từ có những chương tŕnh không ai ḍ thấu được sẽ không để cho ai thiếu sự nâng đỡ cần thiết, thiếu ơn Thánh quư báu, thiếu sự an ủi bên trong. Với các con cái đang bị bách hại, tất cả Giáo hội tin tưởng vào sự chiến thắng cuối cùng, xin cùng họ hợp nhất trong lời cầu nguyện và chia sẻ mọi nỗi đau đớn” (Thông điệp Thủ lĩnh các Chúa Chiên).

 

VIỆC CẢI TẠO ĐỜI SỐNG

Trước t́nh trạng đó, để khỏi mắc mưu và sa phạm vào những hành động dại dột, người công giáo vừa phải có ngay một thái độ rơ rệt, vừa phải chuẩn bị cho ḿnh những sức mạnh thiêng liêng cần thiết.

Để đánh lừa những người ngây thơ, dễ tin, người ta đă dám công khai tuyên truyền thuyết sống chung, tưởng như có thể có sự sống chung giữa sự lành và sự dữ, giữa nhân đức và tội ác, giữa Thiên Chúa và ma quỷ. Nhưng anh em phải biết, sự sống chung ấy không thể thực hiện được. Đức Thánh Cha Gioan XXIII đă nói : “Nền hoà b́nh mà Giáo hội tha thiết kêu gọi không được coi như là sự nhượng bộ và thiếu cương quyết trước những lư thuyết hay những cách sống đi ngược hẳn lư thuyết Công giáo. Giáo hội yêu hoà b́nh không có nghĩa là Giáo hội nhửng nhưng trước những tiếng than khóc thống thiết đang vang dội đến Ta từ những nơi mà quyền lợi con người không được đếm xỉa đến, nơi mà sự nói dối được tổ chức quy mô” (Thông diệp Giáng Sinh cùa ĐTC Gioan XXIII, 23.12.1959)

 

7. HĐGM/VN góp ư kiến với Đảng và Nhà nước.

 

Hà Nội ngày 14 tháng 4 năm 1991

 

Trích : Vấn đề tôn giáo.

Trong bản góp ư này chúng tôi không đề cập những vấn đề liên quan đến t́nh h́nh hiện nay của đất nước như tệ trạng tham ô, tiêu cực, quản lư non kém làm cho kinh tế suy sụp, đất nước nghèo thêm ; hoặc nền giáo dục xuống cấp, t́nh trạng đạo đức suy thoái nơi giới trẻ ; hoặc tệ nạn xă hội và tội ác có chiều gia tăng. Các giới đồng bào đạ nêu lên và cho thấy những nguyên nhân gây ra t́nh trạng nói trên trong các báo chí và những cuộc hội thảo.

Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến vấn đề tôn giáo. Đây là một trong những vấn đề phức tạp nhất. Nó trực tiếp liên quan đến vấn đề dân chủ, chính sách đoàn kết dân tộc và việc ổn định xă hội.

Mặc dầu hiện nay đất nước đang đứng trước nhiều vấn đề cấp bách, chúng tôi nghĩ rằng tôn giáo cũng là một vấn đề quan trọng v́ nó liên quan đến đồng bào các tôn giáo chiếm đại đa số nhân dân.

1. Hiến pháp có công nhận tự do tín ngưỡng. Nhưng trong thực tế, việc thi hành quy định này gặp nhiều khó khăn phiền hà. Các nghị quyết về tôn giáo từ trước đến nay quá khắt khe với sinh hoạt tôn giáo và có những điều khoản nhằm hạn chế hơn là bảo đảm quyền tự do sinh hoạt tôn giáo. Nhiều điều khoản, thí dụ “ được làm… nhưng phải xin phép ” xem ra mâu thuẫn. Những điều khoản khác quy định một số sinh hoạt tôn giáo phải có phép mới được thi hành, ví dụ việc tu sửa nhà thờ, phong chức linh mục. Nhưng việc xin phép không mấy khi được chấp thuận. Khó khăn này đă tạo t́nh trạng rất nhiều nhà thờ sụp đổ, điêu tàn và t́nh trạng thiếu linh mục tầm trọng như miền Bắc ngày nay.

Nhiều điều khoản của nghị quyết khá mơ hồ, khiến cho mỗi địa phương, mỗi cán bộ có thể giải thích theo cách nh́n của ḿnh và thường không có lợi cho đồng bào tôn giáo ; đàng khác tạo cơ sở cho cac chính quyền địa phương tự ư đặt thêm những quy ước, chỉ thị hạn chế quyền tự do tín ngưỡng, trái với luật pháp chung của cả nước.

Khi vi phạm Nghị quyết, đồng bào tôn giáo bị xử lư, c̣n cán bộ vi phạm th́ không.

 

2. Chúng tôi hiểu Nhà nước có chủ trương bảo vệ tôn giáo và tạo điều kiện để sinh hoạt tôn giáo được tốt đẹp. Tuy nhiên mỗi tôn giáo là một lănh vực rất phức tạp và tế nhị. Công tác này cần có nhựng cán bộ hiểu biết chính xác, khách quan về sinh hoạt và tâm lư của người có tôn giáo. Điều này rất cần thiết ở mọi cấp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp xúc thông cảm và đoàn kkét, tránh những tổn thương đáng tiếc.

 

3. Trong các quyền của con người th́ quyền tự do tôn giáo đặc biêt rất quan trọng nên phải tôn trọng như một quyền lợi chứ không phải như một đặc ân.

 

4. Chúng tôi thiết nghĩ : bất cứ một luật tôn giáo nào hay một Nghị quyết, Nghị định nào về tôn giáo cũng phải được đem ra lấy ư kiến của toàn dân, nhất là tín đồ các tôn giáo, giông như luật pháp trong các lănh vực khác, trước khi được ban hành, để tránh t́nh trạng áp đặt làm hương hại đến t́nh cảm của các cộng đoàn tôn giáo.

Chúng tôi được Ban tôn giáo và nhiều cơ quan cho biết : Nhà nước sắp ban hành một nghị định quy định các hoạt động tôn giáo. Chúng tôi trông đợi và ước mong được Nhà nước cho góp ư, để tránh những khuyết điểm nói trên và tạo điều kiện để sinh hoạt tôn giáo được tốt đẹp.

 

5. Hiện nay, có nhiều giáo phận ở miền Bắc ở trong t́nh trạng thiếu linh mục trầm trọng và những chủng viện được Nhà nước cho phép thiếu linh mục giảng dạy. Chúng tôi xin góp ư là Nghị quyết sắp được ban hành có điểu khoản chấp thuận dễ dàng cho các giáo phận miền Bắc được các linh mục miền Nam ra phục vụ và các chủng viện được mời các linh mục nơi khác đến làm thỉnh giảng giúp giảng dạy.

 

6. Đặc điểm của đạo Công giáo là phuc vụ người nghèo, chúng tôi muốn chia sẻ hoàn cảnh của những người nghèo túng. Vậy xin Nhà nước tạo điều kiện cho chúng tôi được thực hành lư tưởng bác ái ấy, nhất là ở những nơi xa xôi hẻo lánh. Trong khi thi hành nhiệm vụ trên, chúng tôi chỉ nhằm phục vụ chứ không nhằm đề cao uy tín cá nhân hay đoàn thể.

 

8. Kiến nghị của HĐGM/VN năm 1992

 

Hà Nội ngày 18 tháng 10 năm 1992

Kinh gửi : Cụ Thủ tương Nước Cộng hoà Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam

Đồng kính gửi : Ban Tôn giáo của Chính phủ

 

Kính thưa Cụ Thủ tướng,

 

Chúng tôi các Giám mục Việt Nam đang họp đại hội lần thứ 5 tại Hà Nội, xin gưiỉ lời chào mừng và cầu chúc Cụ thành công trong nhiệm vụ lănh đạo chính phủ.

Chúng tôi vui mừng và hy vọng trước những đổi mới của Đất nước, trong đó có những đổi mới trên lĩnh vực Tôn giáo. Nhưng là những người có trách nhiệm trong việc xây dựng hạnh phúc và đạo đức cho đồng bào công giáo trong cộng đồng dân tộc, chúng tôi không khỏi suy tư và lo lắng trước những khó khăn tồn tại mà Giáo hội Việt Nam vẫn c̣n gánh chịu. Chung tôi xin chân thành tŕnh bày với Cụ và Chính phủ.

 

I.       Sinh hoạt của HĐGM/VN

Là cơ quan có trách nhiệm trên cộng đồng công giáo trong nước, HĐGMVN cần có những điều kiện va phương tiện hoạt động xứng hợp với tầm vóc đại diện cho Giáo hội Công giáo Việt Nam. Nên :

-    Xin được tự do hội họp những khi cần và ở bất cứ nơi nào thuận tiện.

-     Các giám mục được tự do đi lại làm nhiệm vụ trong giáo phận của ḿnh, v́ hiện nay ở một số nơi các giám mục c̣n phải xin phép hoặc báo cáo trước khi đi thi hành chức vụ trong giáo phận.

-     Xin được có tiếng nói và chia sẻ trách nhiệm với Toà Thánh và Giáo hội các nước khác, như tham gia công việc của các cơ quan trung ương Toà Thánh khi được yêu cầu, được liên lạc và tham dự các hội nghị của Hội đồng các Giám mục nước bạn, nhất là trong Liên hiệp HĐGM Á châu.

-    Xin được có một nguyệt san để thông tin liên lạc và phổ biến Thánh kinh, Giáo lư, đồng thời được phép dễ dàng hơn trong việc in ấn và phát hành các sách liên quan đến Đạo giáo.

II. Việc đào tạo và điều động nhân sự

 

Đối với Giáo hội cũng như bất cứ tổ chức xă hội nào trong nước và trên thế giới , việc đào tạo vằ điều động nhân sự là một nhu cầu không thể thiếu được. Giáo hội Công giáo Việt Nam phải có đủ nhân sự cần thiết cho việc phục vụ giáo dân. Nhưng đến nay trên toàn quốc mới có 5 Đại chủng viện với số chủng sinh rất giới hạn. Nên chúng tôi xin Chính phủ :

 

.   Được mở thêm Đại chủng viện.

.  Được thu nhận ứng sinh vào Đại chủng viện mỗi năm một lần như các trường Đại học khác. (Hiện nay 3 năm mới được một lần chiêu sinh).

.  Được thu nhận số ứng sinh theo nhu cầu của từng giáo phận. (Hiện nay được quá ít so với nhu cầu).

.  Được có tu sở trong mỗi giáo phận để chuẩn bị ứng sinh vào Đại chủng viện.

. Được truyền chức linh mục cho những người mà giám mục xét là xứng đáng theo quy định của Giáo hội.

. Được thuyên chuyển dễ dàng các linh mục trong phạm vi giáo phận hay ngoài giáo phận, hoặc miền này sang miền khác theo nhu cầu mục vụ mà các giám mục xét định cần để phục vụ giáo dân.

.  Cho các linh mục đă đi cải tạo về được phục hồi chức năng, làm việc mục vụ.

.  Cho những người của Giáo hội khi có nhu cầu được du học, tu nghiệp, và tham dự các hội nghị ở nước ngoài, để khi trở về, phục vụ được tốt hơn.

.  Các ḍng tu được thu nhận, đào tạo cũng như thuyên chuyển nhân sự để phục vụ theo chuyên môn của họ.

.  Những người tự ngujyện theo Đạo không bị ngăn cản và làm khó dễ.

 

IV.                         Những cơ sở vật chất của Giáo hội

 

Hiện nay tại nhiều vùng Giáo hội thiếu nơi thờ phượng và sinh hoạt v́ vậy chúng tôi đề nghị :

 

.  Được hoàn lại những nhà thờ, nhà xứ, chủng viện, tu viện và đất đai đă bị quản lư và lấn chiếm, hoặc sử dụng vào những việc bất xứng.

.  Được dễ dàng tu sửa, tái thiết, xây dựng nơi thờ phượng và sinh hoạt đáp ứng nhu cầu tôn giáo.

 

 

 

Kính thưa Cụ Thủ Tướng,

 

Những đề nghị trên đây chỉ là những yêu cầu thông thường của bất cứ tổ chức nào đă được chính quyền thừa nhận. Đó cũng là nhựng nguyện vọng chính đáng của hàng giáo sĩ và giáo dân Việt Nam, nếu được thực hiện sẽ tạo nên một khí thế mới, một động lực mới cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Kính xin Cụ vui ḷng lưu ư và sớm giải quyết.

 

Chúng tôi trân trọng kính chào Cụ.

 

T/M HĐGM/VN

Giám mục Nguyễn Minh Nhật, Chủ tịch HĐGM/VN

Giám mục Lê Phong Thuận, Tổng Thư kư HĐGM/VN.

 

Đc Nghi

HY Etchagaray tới Hà Nội ngày 7.11.90 : ra đón phái đoàn Toà Thánh tại phi trường Nội Bài có một số gm Việt Nam do Đc Nhật, chủ tịch HĐGMVN hướng dẫn.  Đc Huỳnh văn Nghi, gm Phan Thiết, ra phi trường đón nhưng bị công an ngăn cản không cho gặp phái đoàn Toà Thánh.

C̣n có Đại sứ các nước Bỉ, Pháp, Ư, Đức.

Việt Nam chỉ cử vài cán bộ tép riu : anh Ngọc (học tṛ cha Nguyễn Huy Lịch ở Sài G̣n) thuộc ban tôn giáo và một nhân viên bộ ngoại giao.

Đc Nghi bị lám khó dễ v́ bị coi là cứng đầu. Ngài không chấp nhận cho Nhà nước xen vào nội bộ Giáo hội. Ví dụ, sau 5 năm làm đơn xin phép bổ nhiệm cha tổng đại diện giáo phận Lê Xuân Hoa (thi sĩ Xuân Ly Băng) mà nhà nước không trả lời, Đc đă tự động bổ nhiệm ; hoặc ngài cứ đi làm phép thêm sức ở các xứ đạo, v́ nhiều lần ngài xin phép mà nhà nước không cho ; hoặc nhà nước  đ̣i Đc đổi linh mục này, thuyên chuyển lm nọ nhưng Đc không chịu. Năm J9Â9 công an đ̣i ngài ra trụ sở thẩm vấn suốt một tháng. Trong những ngày Đc ở Hà Nội, Đc Nghi không được Nhà nước mời tham dự các cuộc tiếp tân hay những cuộc họp do Nhà nước triệu tập. Tuy nhiên ngài được Phái đoàn Toà Thánh và Đại sứ các nước mời dự.

 

 

 


 

[1] Không rơ con số chính xác là bao nhiêu ? Theo tập san Informations catholiques internationales, số 158 ra ngày 15.12.1961, và được trích dẫn lại trong Etudes Viêtnamiennes, số 53, năm 1978, trang 84 : số người tản cư vào Nam là 860.026 người ; 80%  (676.384) là người công giáo, tức một nửa dân công giáo miền Bắc. Cùng đi với họ, có 5 giám mục, 700 linh mục (2/3 số linh mục miền Bắc), hầu hết các tu sĩ nam và một phần lớn các tu sĩ nữ.

[2] Hồi năm 1989 tôi được gặp tại Ba Lê một linh mục gân gũi với nhóm Công giáo và Dân tộc, ông than với tôi rằng ông không hiểu tại sao có những người trước kia cấp tiến mà sau này thành ra bảo thủ, phản động như vậy ? Ông trưng trường hợp lm Chân Tín và Gs Nguyễn Ngọc Lan. Ông linh mục này măi năm 1989 mà vẫn tiếp tục suy nghĩ như trước ngày 30 tháng 4.1975 !

[3] Nguyễn Bá Ṭng, Gm Việt Nam tiên khởi, Hồ Ngọc Cẩn, Ngô Đ́nh Thục, Lê Hữu Từ.

[4] Câu này trong lá thư nói là nhắc lại điều đă viết trong thư chung năm 1960. Chúng tôi đọc kỹ không tháy chỗ nào trong thư 1960 nói về vô thần trong những nước tự do.

[5] Nói “hứa hăo” có lẽ cũng hơi oan cho Chính phủ Cách mang Lâm thời : ông Nguyễn Hộ, trong lời phát biểu trước HĐGM miền Nam ngày 15.12.1975 tuyên bố : “Chính sách tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam vẫn trước sau như một, không bao giờ thay đổi. Dưới chánh quyền Cách mạng, đồng bào các tôn giáo vẫn được quyến tự do đi chùa, đi nhà thờ, làm lễ, cúng bái, cầu siêu, cầu nguyện… như đồng bào đă làm từ trước tới nay đúng theo thủ tục, tập quán về tín ngưỡng của ḿnh. Không ai được quyền xâm phạm đến nó” (Đứng Dậy, số đă dẫn, tr. 37). Nhưng ngay khi  ông Nguyễn Hộ đại diện Mặt trận Dân tộc Giải phóng Tp HCM tuyên bố như vậy th́ MTDTGP cũng như Chính phủ CMLT thực ra đă hết thời rồi.

[6] chẳng hạn Chương IV, Điều 13 : “Riêng về Công giáo, quan hệ về tôn giáo giữa Giáo Hội Việt nam với Toà Thánh La-mă là vấn đề nội bộ của công giáo”.

[7]  Luận điệu này bàng bạc trong nhiều văn bản. Chẳng phê bính làm ǵ. Điều đáng nói là người ta cứ nhân danh đoàn kết mà rơ ràng là cố ư chia rẽ. Ai có thể tin rằng những lời lẽ như thế có thể giúp người công giáo đoàn kết ?

Tại sao chính quyền cộng sản không đếm xỉa ǵ tới thái độ của các GM miền Nam đă kêu goi người công giáo b́nh tĩnh v.v… ? Nguyễn Ngọc Lan nhận xét : “Tháng Ba, tháng Tư 1975 cả hai Tổng Giám mục miền Nam đă cùng lên tiếng kêu gọi người Công giáo ở lại đất nước. Đức cha Nguyễn Kim Điền c̣n đón chờ chế độ mới ở Huế một cách đúng đắn, nghiêm túc& Hố Nai, Gia Kiệm cũng như từ phía Hóc Môn, Quang Trung. Thế mà, nói ǵ th́ nói, tuyệt nhiên đă không hề có một viên đạn từ phía các họ đạo công giáo bắn ra cản trở bước tiến vào Sài G̣n của bộ đội. Có bao giờ một sự kiện lớn lao như vậy đă được nh́n nhận và được đánh giá đúng mức để làm căn bản cho một đường lối tin cậy, xây dựng. Trái lại, chỉ vài tháng sau đồng bào công giáo đă phải thấy đàng trước ḿnh, sự nghi kỵ vẫn là chủ yếu. Hồi tháng Bảy 1975 đă có giới nghiêm “đặc biệt” chung quanh khu ddồng bào công giáo từ Lăng Cha Cả về tới Vườn Xoái. Và một buổi tối trong tháng đó, sau bữa tiệc do Mặt Trận tỗ chức để đăi Trần Tam Tỉnh, ḿnh và Nguyễn Nghị đưa T. T. Tỉnh về nhà ở Tân Sa Châu, đến lúc trở lui lại Kỳ Đồng th́ bị mấy chú thanh niên ôm súng chận lại giữa đường Trương Minh Giảng và chẳng buồn hỏi han hay coi kỹ giấy tờ (kể cả giấy mời của MT), nhốt luôn một đêm. Chuyện cá nhân bị muỗi đốt một  đêm là chuyện nhỏ, nhưng cái không khí nghi kỵ, canh chừng đồng bào công giáo kia mới thật đáng tiếc. Và sự nghi kỵ th́ chỉ có thể đẻ ra sự nghi kỵ mà thôi. Biện chứng !” (Nhật Kư 1987. Thứ Bảy 31.10. Chưa in).

[8] “ La politique du gouvernement révolutionnaire et du Parti communiste du Viet Nam, basée sur les principes du marxisme-léninisme, a été maintes fois proclamée et depuis une trentaine d’années mise en pratique : respect de la liberté de croyance, constitution d’un front national uni avec toutes les tendances patriotiques, quelle qu’en soit la confession, mais lutte vigoureuse contre tous ceux qui se camouflent derrière la geligion pour combattre le mouvement national et révolutionnaire.

Jusqu’en 1975, cette politique n’a pas rencontré de la part de l’Eglise catholique un accueil favorable. Toute l’histoire de la catholicité vietnamienne, depuis le XVIIe siècle jusqu’à nos jours, a été marquée par une opposition systématique au mouvement de libération nationale : les missionnaires et les conquérants colonialistes ont réussi de façon magistrale à faire de la communauté catholique vietnamienne une fraction hostile au reste du pays sur le plan politique et étrangère sur le plan socio-culturel. Tel a été le péché originel de la catholicité vietnamienne : avoir servi d’instrument – un instrument particulièrement efficace – au colonialisme français, puis américain. Aucun esprit objectif  ne peut nier cette réalité historique, si douloureuse soit-elle, et si nos articles ressemblent parfois à des réquisitoires, ce sont les faits et non les les auteurs qui accusent.

Nous n’aurions pas remué ce passé souvent tragique si ce rappel historique n’était indispensable pour arriver à une politique de concorde, d’union nationale qui doit être bâtie dans la clarté, non dans la confusion. Pour bâtir l’avenir, il faut surmonter le passé, un passé douloureux qui sépare non suelement les catholiques des marxistes, mais de tous les vietnamiens non-catholiques. (…) Il s’agit (pour l’Eglise) d’une réintégration dans la communauté nationale après plusieurs siècles d’opposition et de ségrégation, il s’agit de collaborer de tout cœur à l’édification d’un régime socialiste qui a mis fin aux injustices de passé et apporte à tout un peuple l’espérance d’un avenir de bien-être et de dignité. Il s’agit pour les masses populaires  catholiques, d’un reconversion profonde dans leurs pensées et sentiments, pour la hiérarchie, d’un renoncement définitif à des privilèges temporels et moraux abusifs, enracinés de longue date dans la pratique quotidienne de l’Eglise. Une lutte ardue doit être menée à l’intérieur de l’Eglise elle-même pour réaliser cet objectif ” (Etudes Vietnamiennes, Hanoi, janvier 1978, Introduction, pp 5-8)

[9] Chưa đưa ra toà xét xử công minh, sao có thể nói là phạm pháp ?

[10] Công giáo và Dân tộc, số 559 đến 562, tháng 4.1986. Tr. 2-6.

[11] Giáo dân miền Bắc khi gặp mấy linh mục ở hải ngoại về thăm Việt Nam, thường hỏi nhau để biết ông ấy là ‘cha nó hay cha ta ?’.

[12] Ce Comité a été fondé par le gouvernement (..) Le problème, c'est qu'il y a toujours des difficultés, car il est très facile pour le Comité de s'immiscer dans les affaires qui sont de la compétence des évêques. Sur ce point, nous avons toujours protesté auprès du gouvernement. Il faut aussi savoir que le gouvernement tient pour inexistantes les structures de l'Eglise. Ainsi on s'appuie sur le comité pour régler un certain nombre de problèmes. Par exemple, si je veux réunir les fidèles et que j'en demande la permission, l'Etat ne me l'accordera pas. Mais si je réunis les fidèles au nom du Comité, la permission sera facilement donnée. C'est la raison qui nous oblige parfois à nous servir du Comité dans l'intérêt de l'Eglise. Je sais bien que cela n'est pas normal.. cette obligation.

[13] Combien de prêtres participent au Comité ? Peut-être une trentaine. Mais pratiquement, seulement 5 ou 6. Les autres n'attachent guère d'importance au Comité. Ce sont des prêtres de paroisse. De temps en temps, ils participent à l'une ou l'autre des réunions et c'est tout.

 

[14] En toute honnêteté, je vous assure que, à part le Comité de Hochiminhville, la plupart des autres comités locaux n'existent que comme une sorte d'étiquette pour la tranquillité de conscience des responsables communistes dans les affaires de religion. C'est-à-dire, la grande partie des Comités d'Union des Catholiques patriotes des provinces reste "inactive". 

[15] Chính quyền muốn cho cuộc an táng đươc tổ chức rất trọng thể, v́ thế tỏ ra hết sức dễ dăi. Ít nhất là 10 ngàn người dự. Lễ viếng tổ chức ngày 3.7.1995. Báo Sài g̣n Giải Phóng ngày 4.7.1995 cho biết rơ tên tuổi một số cơ quan và nhân vật tham dự. Đặt ṿng hoa : Ô. Đỗ Mười, Tổng Bí thư ĐCSVN ; Ô. Lê Đức Anh, Chủ tịch nước CHXHCNVN ; Ô. Nông Đức Mạnh, Chủ tịch Quốc hội. Đến viếng : Ô. Nguyễn Văn Linh, Đoàn đại biểu Chính phủ do Phó thủ tướng Chính phủ dẫn đầu và đặt ṿng hoa cua Thủ tướng Vơ Văn Kiệt, Đoàn đại biểu Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc, Đoàn đại biểu ban Dân vận Trung ương, Đoàn đại biểu Thành uỷ, Hội đồng Nhân DânnTp HCM v.v… ‘Tốt đời’ như vậy là quá tốt khiến cho ‘đẹp đạo’ bị tổn thương ? Nhưng không phải v́ chính quyền ‘chôn’ Đc Nguyễn Văn B́nh kiểu đó mà ta có quyền đẩy ngài về phía chính quyền. Xin ghi lại điều tôi đă viết hồi đó : “Đức cha B́nh đă vĩnh viễn ra đi (…) lúc 5giờ 45 sáng ngày 1.7.1975 (…) Ngài làm giám mục Cần thơ (1955 . 1960) rồi làm Tổng giám mục Sài g̣n cho tới 1975 và Tổng giám mục Tp HCM sau đó (…) Giữ một trách nhiệm lớn như thế, trong một thời gian dài và nhất là nhiều biến động lịch sử như thế, Đc B́nh đă nghiễm nhiên là một gương mặt điển h́nh của cộng đoàn công giáo và một phần nào của đất nước. Điển h́nh với tất cả những thử thách và đấu tranh, những gian khổ và hy vọng, những phấn khởi, những âu lo, những chán nản. Không quên những xâu xé và cả những mâu thuẫn mà Dân tộc và Giáo hội đă trải qua. Và như thế, tránh sao khỏi lời khen tiếng chê. Để rồi lịch sử sẽ tra cứu và đánh giá (nhưng) sự đánh giá có giá hơn cả vẫn là ḷng tự hỏi ḷng. Chúng tôi có cảm tưởng rằng lúc sinh thời, trong trách vụ nặng nề của ḿnh, Tổng giám mục Nguyễn Văn B́nh hẳn đă khổ tâm rất nhiều” (Tin Nhà, số 21, tháng 8.1995).

[16] Người Việt Nam Công giáo Nh́n về Phía trước. Nxb Đông Nam Á, Paris, 1980. Tr. 57.

[17] Có lần ông Nguyễn Mạnh Hà cho tôi biết : ông thường xé từng trang cuốn sách lễ gửi về cho linh mục Phạm Hân Quynh để lm mục biết đôi chut về những thay đổi trong phụng vụ sau Vatican 2.

[18] Trích cha Lễ và cha Bích.

[19] Xem bài của nhà văn Trần Phong Vũ trong tập sách này.

[20] Trước khi làm giám mục năm 1960, lm Nguyễn Kim Điền đă gia nhập tu hội Tiểu đệ Charles de Foucault. Sau hai năm thực tập bên Sahara, ngài đă trở về Việt Nam sống ơn gọi ‘anh em hèn mọn của Phúc Âm’ giữa lớp người lao động, bằng ‘nghề’ đạp xích lô.

[21] Mỗi lần phát biểu về, Đc Điền ghi lại. Ngài viết :“Có thể khi phat biểu ứng khẩu câu văn và nhiều từ không được ‘nguyên văn’ như trong bài ghi lại. Nhưng tôi cam đoan về ư và thứ tự các ư nghĩ th́ trung thực”. Đức cha quá biết, mỗi lời phát biểu có thể bị người ta cố ư xuyên tạc.

[22] Về nội dung sự kiện, đây là chứng từ của HT Thích Quảng Độ : “T́nh h́nh mỗi ngày một căng thẳng và ngày 3.3.1977 đă đến điểm cao nhất khi cộng sản đến chiếm dụng cô nhi viên Quách Thị Trang ở đường Trần Quốc Toản (phía sau Việt Nam Quốc Tự mà trước đó họ đă chiếm rồi và bây giờ một rạp chiếu bóng rất lớn đă được xây lên tại đó), giật tấm bảng mang danh hiệu GHPGVNTN và liệng xuống lề đường. Ngay 11 giờ hôm ấy, nhân danh Tổng thư kư Viện Hoá Đạo, tôi đă kư một thông tư kêu gọi tăng ni sẵn sàng hy sinh  để bảo vệ đạo pháp và danh dự Giáo hội. Đến ngày 6.4.1977, TT Huyền Quang và tôi cùng một số vị khác bị bắt vào nhà tù Phan Đang Lưu ở Bà Chiểu Gia Định. Ít lâu sau, tôi được biết cố thương toạ Thích Thiện Minh cũng bị bắt và đă chết một cách bí ẩn tại sở Công an Sài G̣n ở đường Trần Hưng Đạo” (Phật giáo Thống nhất/Thống nhất Phật giáo. Nxb Tin, Paris 1994, tr. 26)

[23] Công giáo và Dân tộc số 34, tr.4.

[24] Trước kia, Giáo hội Việt Nam được coi như một Giáo hội truyền giáo, ngày 24.11.1960, Đức Giáo chủ Gioan XXIII, với sắc chỉ Venerabilium Nostrorum, thiết lập phẩm trật Giáo hội tại Việt Nam gồm 3 Giáo tỉnh Hà Nội, Huề và Sài G̣n.

[25] Xem T́m hiểu chính sách của Đảng va Nhà nước đối với Đạo Thiên Chúa. Nguyễn Văn Đông. Nxb Tp HCM. 1988. Tr. 65.

[26] Xin xem trong phần Phụ lục Dự thảo Thư chung của HĐGM/VN.

[27] Nguyễn Văn Đông, sđd tr. 75.

[28] Cụm từ “cơ chế xin-cho” không biết có phải là một sáng kiến ngôn ngữ cùa các giám mục ? Hiểu cách đơn giản có thể đồng hoá nó với chế độ độc tài. Nhưng trong Thư ngỏ của HĐGMVN cơ chế xin-cho được coi như nguyên nhân có thể biến Nhà nước “thành một cỗ máy thống tri độc tài”, trong khi thực tế cho thấy chính chế độ độc tài toàn trị là nguyên nhân của cơ chế xin-cho.

[29] Số 358, ngày 24.12.04

[30] Không chỉ đối với giáo dân công giáo ! Cứ coi giữa các giám mục và cấp lănh đạo : Khi mới nắm toàn quyền, người cộng sản thường gọi các giám mục là ‘ông’, nhưng về sau này th́ một điều cụ, hai điều cụ. So sánh với thái độ của tuổi trẻ bên trời Âu gọi thẳng tên Gioan Phaolô II, cả khi ngài đă lâm trọng bệnh, chẳng cần tước hiệu, chẳng biết địa vị, nhưng tŕu mến và ‘dân chủ’ biết bao !

[31] Bản tiếng Pháp lấy từ Etudes Vietnamiennes No 53, 1978, p. 235. Bản tiếng Việt lấy từ Hàng Giáo phẩm Công giáo Việt Nam 1960-1995, Đắc Lộ Tùng Thư phát hành Paris 1996, tr. 93.