Nhớ quê nhà

Nguyễn ĐăngTrúc

 

 

 

Thế giới chúng ta đang sống muốn biến toàn thể địa cầu thành một ngôi nhà chung. Tiến bộ khoa học kỹ thuật giảm thiểu những ngăn cách do dị biệt ngôn ngữ bằng những dấu hiệu qui ước phổ quát, rút ngắn khoảng cách của thời gian và không gian bằng vận tốc của  phương tiện giao thông và máy móc truyền tin. Mặt khác về quan điểm chính trị, văn hóa, ư niệm về toàn cầu, một nhân loại chung được nêu lên như một lư tưởng ưu thắng vượt lên trên những thực tại đa biệt về màu da, sắc tộc, địa phương.

Căn nhà chung nhân loại, cũng là Tháp Babel mới do bàn tay con người xây nên, thách đố với một chữ nhà với âm hưởng khác nơi lối nói thi ca: nhớ quê, nhớ nhà. Hai thi sĩ Việt Nam Sảng Đ́nh Nguyễn Văn Thích và Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu đă lắng nghe được âm hưởng thi ca của quê nhà ấy:

 

- Nhớ lời hẹn Nước thề Non

- Muôn năm nhớ Nước Non Nhà

 

Không bước chân xa nhà, vẫn nhớ Nhà; không dời quê nửa bước, vẫn nhớ Non Nước!

Thế th́ “Nhà“, “Quê“ là ǵ? Và phải chăng chỉ là kư ức của một dĩ văng đă qua?

 

Chữ Nhà đă được thi sĩ Sảng Đ́nh Nguyễn Văn Thích ngâm nga như là nơi cư ngụ của tổ  tiên, nguồn văn hóa xây dựng con người qua các thế hệ, nay chỉ được hiểu là đống gạch, mái tôn. Không phải khủng hoảng nhà ở vật chất nay là khủng hoảng duy nhất được nhắc đến, khi đặt vấn đề về chốn cư ngụ của con người hay sao?

Và quê hương "Non Nước" được thi sĩ Tản Đà cảm hứng như một mối t́nh vạn đại, nay chỉ c̣n là cơ chế chính trị, hành chánh điều hành sinh hoạt sản xuất và tiêu thụ của một tập thể vô hồn!

"Quê Nhà" c̣n không khi mất nỗi nhớ? Ngôn ngữ Tây phương lấy từ gốc Hy Lạp gọi nỗi nhớ đó là "cơn  đau" và sự "trở lại" (nostalgia: notos = trở về; algos = đau, bệnh).

Chúng ta gặp lại âm hưởng đó trong bài thơ của Tản Đà:

 

Nước non nặng một lời thề,

Nước đi đi măi không về cùng non,

Nhớ lời nguyện nước thề non,

Nước đi chưa lại, non c̣n đứng không.

Non cao những ngóng cùng trông,

Suối tuôn gịng lệ chờ mong tháng ngày [1]

 

Nỗi nhớ quê cũng là nhớ lời hẹn Nước thề Non. Nhưng khi tương quan Non-Nước c̣n lại trong kiếp người là nỗi nhớ không c̣n được người ta cảm nhận, th́ "Nước đi đi măi", và quê nhà cũng vắng cả bóng người.

Vào thời hưng thịnh của việc đề xuất các nền nhân bản muốn quên "non nguồn" tại các quốc gia Tây phương, thi hào Hoelderlin lội ngược gịng "nước",  nói đến nỗi nhớ nhà,  nhớ quê hương. Và trong bài thơ Mnémosyne (Đại  Kư Ức), ông đă nói đến thân phận của con người đang đánh mất quê hương đó:

 

Chúng ta xuất hiện ra đây như  một dấu chỉ,

 Một quái vật, không đường hướng, hết cảm xúc,

 Trơ trơ không biết khổ đau,

 Và hầu như đă mất lời nói của ḿnh nơi xứ lạ .

 

Faust với các trào lưu nhân bản đă chọn "nơi đây, thuộc về ta" là quê hương, nhưng con người của Hoelderlin lại gọi chốn này là xứ lạ v́ dường như chốn này là vùng đất đă làm ta mất lời nói của ḿnh. Chốn này theo các nền nhân bản tân thời không phải là thiên nhiên, trời đất, người và các loài sinh vật cùng với ta, nhưng là thời gian và không gian thuộc về ta, thời gian không gian của hiểu biết và hành động. Trong sự ổn cố và đầy đủ của Chấp Ngă đó, làm sao c̣n khổ đau, và c̣n nhận ra được ai khác để nói hay t́m về!

Nhà, nơi cư ngụ của con người, là tương giao t́nh nghĩa của Nước với Non, của người với người, là  cuộc sống mà Heidegger gọi là lời nói, biểu thị cho mối liên hệ này.

Xă hội ngày nay không phải thiếu lời nói, nhưng ư nghĩa tức là hồn sống của lời nói chân thật đă mất, hoặc đă trở thành một mệnh đề luận lư, hoặc nhằm chỉ ư nghĩa sự vật,  hoặc là dụng cụ để hành động, trong đó sinh hoạt quảng cáo các sản phẩm được phổ biến hơn cả.

Lời nói, nhà con người, người Hy Lạp gọi là Logos, là sợi giây nối người lại với người và làm cho người sống. Người Trung Hoa gọi là cùng một nghĩa đó, và cũng có nghĩa là "Tâm duy vi" mà Kinh Thư khuyên phải ân cần tồn dưỡng. Lời đó cũng là Non Khuất Mặt, nhưng gần với ta trong nỗi nhớ, như một cái ǵ đă qua, mà kiếp người đang bơi lặn trong hiện tại của thời gian không thể với đến:

 

Lời đó, Logos, người ta không bao giờ hiểu  được, trước khi nghe đến và ngay cả sau khi nghe xong.[2]

 

Đó cũng là Lời mà Khổng Tử nhận ra như là hồn của Kinh Thi, hứng khởi đến từ bên  kia bờ thời gian, giúp con người có khả năng lên tiếng. Chính khi nhớ đến  "Tâm ẩn kín", "Đạo vô danh", một thực thể khác với tất cả những ǵ thuộc về vũ trụ khai mở ra với con người, bấy giờ ta mới có thể nói được có Lời Giao Kết. Chính  trong "Cái Khác Ta" đang đến với ta, ta mới có được khả năng thấy mọi sự chung quanh ta, những con người cùng sống với ta là khác ta, và lời của chúng ta trở về với sự thật của nó. Mối tương giao lạ lùng đó là Nhà của nhân tính, là chốn ấp ủ con người. Nhờ sức sống của mối tương giao lạ lùng đó ta mới có thể tôn trọng kẻ khác trong chính con người độc đáo, tự do của họ.

Hiện tượng chứng thực khủng hoảng chốn cư ngụ thật của con người có thể được khi xă hội ngày nay có thêm nhiều kiến thức, nhưng hơn một nửa thế kỷ qua thi ca và tư tưởng như vắng bóng trong các sinh hoạt văn hóa. Và mặt khác khủng hoảng nhà ở ngày nay như chỉ chú tâm vào việc xây cất nhà, nhưng t́nh nghĩa của mái ấm gia đ́nh, tương quan vợ chồng, cha mẹ con cái không c̣n là ưu tư của xă hội.

Một dấu chỉ đặc trưng nữa của xă hội tân tiến về sự chuyển đổi ư nghĩa của "Nhà" là nỗ lực của các cơ chế chính trị, Đông cũng như Tây, nhằm xóa tương quan cụ thể và t́nh nghĩa trong cuộc sống gia đ́nh để chuyển đến vùng đất của "giải phóng" nơi môi trường tập thể của xă hội. Ngay trong gia đ́nh, xă hội lư được đề cao tối đa trong việc hưởng thụ dục tính, phân biệt tài sản vợ chồng, đề cao sự b́nh đẳng thuần lư giữa cha mẹ và con cái. Nói cách khác cộng đồng t́nh nghĩa phải nhường bước cho tập thể đồng đẳng, nơi đó con người của xă hội mới sẽ giải quyết các vấn đề an sinh và phát triển con người về mọi mặt.

V́ thế quê hương gọi là chốn chôn nhau cắt rốn, nơi lưu lại mồ mả của cha ông, với những giao tiếp thân thuộc láng giềng, bè bạn... nay được gọi là mănh đất của nhà nước, của đảng. Quê hương non nước, tiếng Việt của chúng ta cũng thâu hóa tiếng Trung hoa để gọi là tổ quốc. Văn hóa Tây phương gọi là nơi có mặt của người cha (Patria). Âm hưởng thi ca của Việt Nam lấy cảnh vật tự nhiên muôn thuở và sự thân huộc xóm giềng làm môi trường sống của con người. Môi trường sống đó cũng là nơi giao lưu của khối t́nh Nước và Non. Người  Trung Hoa và Tây phương lại nhấn mạnh đến quê cha đất tổ. Theo ngôn ngữ tượng trưng của người xưa, Cha là Trời, Mẹ là Đất. Tính cách tượng trưng của Cha, Trời ở văn hóa Trung Hoa cũng như Hy Lạp hay Do Thái-Kitô giáo biểu thị cho một nguồn gốc bao trùm, nhưng ẩn dấu. Chúng ta thấy ư nghĩa đó trong chữ Thiên Mệnh, hoặc trong câu truyện của Oedipe, kẻ giết cha mà không hay. Kitô giáo gọi Thượng Đế là Cha “ ở trên trời“.

Lấy hứng khởi của thi ca Hoelderlin, Heidegger đă giải thích nỗi nhớ nhà là ư nghĩa của Hữu thể trong thời gian.  Nên triết học là truy t́m ư nghĩa của Hữu thể nơi thời tính con người, rốt ráo cũng chỉ là một Nỗi Nhớ Nhà, Nhớ Quê:

 

Các triết gia đại học sẽ không bao giờ hiểu điều mà Novalis đă từng nói: Triết học thật sự là một nỗi nhớ nhà (nostalgie). Nó không phải là một bộ môn truy cứu. Các bộ môn khoa học đối với nó chỉ là tôi tớ. Nhưng mỹ thuật và tôn giáo là những người chị. Người nào không biết thế nào là nhớ nhà, người đó không biết triết lư… Chúng ta là những kẻ không tổ quốc, và đúng là một nỗi trằn trọc ưu tư, một nỗi lo sống động: V́ thế nên chúng ta cần  triết lư. Và nỗi ưu lo này, nó chính là giới hạn của chúng ta, từ căn bản đó, chúng ta thật sự chính là hữu hạn. Và chúng ta không có quyền làm tê liệt nỗi nhớ nhung này, chúng ta  không có quyền  tự trấn an trong một ảo tưởng thoải mái về toàn khối phổ quát và vô cùng [3]

 

Chủ nghĩa xóa bỏ t́nh tự quê hương, tổ quốc trên thực tế luôn đi đôi với thâm ư khước từ Một Người Cha ẩn kín, và lấy ư niệm người hay nhân loại độc tôn thay cho nguồn căn này. Dự phóng về một thế giới đại đồng như thể hiện toàn đầy nỗ lực nhân loại qua thời gian một mặt muốn lấp đầy khoảng cách Nước và Non, một mặt xóa bỏ thân phận hữu hạn của mỗi cá nhân trong ư niệm nhân loại như một tập thể trừu tượng. Nên khởi đầu cách mạng xă hội chủ nghĩa không chỉ phải là hận thù, đấu tranh giai cấp bằng  bạo lực, nhưng tiên quyết là xóa sạch nỗi nhớ về một Thực Thể ẩn kín.

Nhân bản của Sartre cũng là một sự mô tả nỗi ấm ức, thù hận về người cha, như nhận  xét của Gabriel Marcel trong cuốn  Le Mystère de l'Être:

 

Người ta có thể thêm rằng việc phân tâm về hiện sinh mà Sartre nói đến, nhằm dứt khoát chữa lành vết thương của thân phận cách trở nơi con người khi biến con  người thành chính cha đẻ ra ḿnh, xem đó là điều kiện duy nhất để có một sự tự do hoàn toàn, vứt bỏ dấu vết của sự sinh thành ra ḿnh [4]

 

Nỗi nhớ Nguồn Căn, nơi cư ngụ thật của ḿnh qua h́nh ảnh người Cha, nay được chuyển thành ư thức vong thân, sợ mất ḿnh, qua sự so đo c̣ kè tính toán của con người kinh tế, sản xuất và tiêu thụ, qua việc lo ngại tha nhân như một kẻ khác hăm hại tự do của ḿnh. Trước đây tương quan t́nh nghĩa giữa Trời-Đất-Người được ư thức là quê hương ban sơ, nên Mạnh Tử gọi "nhân chi sơ tính bản thiện"; tổ tiên ta biểu thị nó qua câu chuyện bánh dày (Trời) và bánh chưng (Đất) để nói lên cảm thức tự do tích cực trong sự triển nở các chiều  kích "linh ư vạn  vật": thuận với Trời, ḥa  với Người. Nội dung tự do trong tương quan t́nh nghĩa đó không hề được các ư niệm về con người của những nền nhân bản tân thời  biết đến.  Từ cuộc cách mạng Pháp, liên tục các cuộc cách mạng đẫm máu tiếp diễn, chỉ nhằm một mục tiêu là đấu tranh cho tự do của ta, của giai cấp ta, tiền kiến một nỗi lo sợ kẻ khác như là yếu tố ngoại lai đang hăm hại ta. Các cuộc tranh chấp cho ta, để được ta, đi sâu vào gia đ́nh, nơi làm việc, trong tổ chức tôn giáo, chính trị, kinh tế, xă hội nói chung. Hiện tượng nghi kỵ, tranh giành trở thành như bệnh dịch được mô tả trong tác phẩm "Oedipe làm vua" của Sophocle.

Một số phản ứng trước bệnh dịch xă hội này là t́m hung thủ làm nên tội ác, cũng không khác phản ứng của dân thành Thèbes lúc Oedipe làm vua. Nhưng xă hội đang thiếu một người mù Tirésias chỉ ngay căn nguyên tội ác chính là Oedipe, kẻ đă giết cha mà không hay. Người ta đang tiếp diễn một ṿng luân hồi mới với chính tài năng đă làm Oedipe thành vua. Người ta  đang loay hoay trong ṿng luận chứng có-không, phân biệt đêm-ngày của nhà chuyên viên thông thái Oedipe. Nếu xă hội đang phát triển về  khoa học, đang  xây dựng dân chủ, đang đề cao lư tưởng đại đồng, th́ nay người ta muốn quay về với tự tôn dân tộc, ưu thế màu da hay đề cao cuộc sống thiên nhiên như cây cỏ hoặc đồng hóa quyền uy đạo đời. Nỗi nhớ quê hương được biến thành sức mạnh của việc quay về với quá khứ của một thời kỳ lịch sử dân tộc được thổi phồng thành thiên đàng trần thế đă qua. Tệ hại hơn hết không c̣n phải là v́ quên Laios đă khuất, quên Non Nguồn v́ nghĩ rằng Thượng Đế đă chết không c̣n nói ǵ với nhân thế nữa, nhưng là minh nhiên đề cao một người Cha đă được đồng hóa với chính ḿnh, để triệt hạ chính con người. Các chủ trương tôn giáo quá khích đang chuẩn bị để khống chế xă hội thế kỷ 21, không những muốn tái lập một thời Trung cổ Âu châu, mà c̣n vượt những toan tính và hành động của vị Đại Phán Quan trong tác phẩm "Anh em nhà Karamasov" của Dostoievski.

Vào đầu thế kỷ 20, Heidegger đă nhắc nhở rằng sự thật không ở nơi "vật thể như là vật thể" mà là nỗi khát vọng về Hữu thể, khi vật thể không phải là Hữu thể.

Những tiến bộ khoa học, những thành quả của văn minh tự chúng không là ǵ cả nếu đặt chúng nằm ngoài nỗi nhớ quê thật của con người. Cũng v́ thế Heidegger nhấn mạnh "Khoa học không suy tư ǵ ráo", và cũng v́ thế khoa học, các sản phẩm vật chất vô tội trong cơn dịch xă hội ngày nay. Căn cơ của cơn dịch là con người quên Hữu thể, Nguồn của thời gian, nhưng không là một giai đoạn nào của thời gian cả. Nhớ gợi lên một sự xa cách mà mọi toan tính đồng hóa Nước thành Non đều đánh mất hẳn t́nh tự về quê hương.

"Hưng quốc" dựng lại nhà cũng là phục hồi lại Lời thề Non-Nước, khi dám nhảy qua vực thẳm của cái tôi và bóng của nó, để múc lấy hứng khởi của bờ bên kia.

Phải "Hưng Ư Thi" v́ thi ca là âm hưởng của Nỗi nhớ Nguồn, th́ "Lễ mới lập". Nơi cư ngụ, nơi dừng chân được của con người là Lễ. Và Lễ cũng là Thi, tức là sự kính trọng điều mà sách Trung Dung cho rằng mắt chưa từng thấy, tai chưa từng nghe. Có Lễ th́ kẻ khác mới được tôn trọng như kẻ khác v́ chính họ, chứ không phải v́ ư niệm nào đó do ta choàng lên họ. Đó là đường về quê gọi là Đạo Nhân của Khổng, là con đường của Lề Luật căn bản "chớ giết người". Giết người từ cám dỗ căn nguyên làm nên Ngă độc tôn, biến người khác thành ư  niệm của ta. Và v́ kẻ khác không c̣n, nên Lễ đă đi ra ngoài hiện sinh của người.

Quê hương đó Không Tử cũng đă ư thức rằng nó chỉ c̣n trong nỗi nhớ về một thời Nghiêu Thuấn, Lăo Tử nhắc đến một thuở của thánh nhân xưa kia, văn hóa nước nhà xếp nó vào thời khởi nguyên của lịch sử dân tộc. Lời diễn đạt thi ca của các thánh hiền và cha ông chúng ta muốn nhắc nhở rằng bao lâu con người c̣n mang kiếp sinh, lăo, bệnh, tử... Quê Hương đó c̣n là điều để nhớ và cũng là điều mong đợi, là nghĩa làm người trong từng giây phút đời ḿnh. Quê Hương đó hoàn toàn xa lạ với ảo vọng địa đàng trần thế mà các nền nhân bản tưởng tượng ra.

Quê hương là tiếng gọi nhớ đến nghĩa làm người "Linh ư vạn vật". Vượt lên người như Pascal nói là đừng quá hạ thấp ḿnh thành con vật,  chỉ bằng ḷng với cuộc sống sinh rồi tử một cách vô nghĩa. Cũng đừng ngây ngô đồng hóa với thiên thần, tưởng ḿnh đă đạt đến thiên đàng, xóa được ngăn cách của thân phận hữu hạn nơi trần thế. Khổng Tử biết không làm được nhưng vẫn làm. Lăo Tử cho rằng Đạo Vô Danh, nhưng  vẵn nói về Đạo. Tổ tiên chúng ta biết Vương Đạo như một kỷ niệm xa xôi không ở trong lịch sử thực tế, nhưng vẫn nhắc nhở các thế hệ hậu lai, v́ quê hương của con người tại thế c̣n là mănh đất của niềm hy vọng. Một từ ngữ đă vắng bóng từ lâu, nói theo ngôn ngữ của Heidegger là nó đă bị quên lăng từ thuở b́nh minh của triết học Hy Lạp. Hy vọng là sự trông đợi thể hiện của một lời hứa, nhưng khi con người triết học truyền thống đă chiếm hữu được lư trí làm chủ toàn vũ trụ không gian thời gian, mọi sự nay trở thành một trong ta, th́ đâu c̣n sự xa cách, khác biệt giữa ta và kẻ khác để có lời hứa và cần đến hy vọng. Nietzsche đă quay về thời tiền triết học Hy Lạp để thấy bi kịch của thân phận của con người trong thời gian, luôn có nguy cơ không những quên mà c̣n triệt hạ Nguồn hay Hữu thể như một định mệnh. Nietzsche cũng như các nhà nhân bản tân thời, đă đọc một số nhận xét của Héraclite về sự vô nghĩa của con người đóng khung trong trật tự thiên nhiên, thời gian lưu chảy và về nỗ lực vô vọng của nó muốn tự tạo nên thế giới của ḿnh. Nhưng Nietzsche và các đồ đệ của ông đă bỏ qua một số nhận xét độc đáo của Héraclite.

 

Nếu có một nhận định bi quan:

Tôi  đă chỉ  biết đi  t́m chính  tôi [5]

Th́ cũng có lời nhắc nhủ:

Sự ḥa hợp ẩn kín có giá trị hơn sự ḥa hợp thấy được rất nhiều[6]

 

Nếu ngươi không chờ đợi điều bất ngờ, ngươi sẽ không gặp nó được v́ phải lao nhọc và khó khăn mới t́m thấy [7]

 

Jean Voilquin dịch một cách khác như sau:

 

Không có niềm hy vọng, người ta sẽ không gặp được điều quá sức ḿnh ước mong, điều đó tự sức con người ta không thể t́m thấy và cũng không thể đạt được [8]

 

Nếu con người "linh ư vạn vật", th́ quê của người c̣n là cảnh vực cao hơn vạn vật và thời gian qua đi, dẫu đó là một thực tế lịch sử của quá khứ hay một dự phóng của tương lai của ḿnh. Cao hơn là khác với những định chuẩn phán đoán của sức hữu hạn của ḿnh, nhưng thường được hiểu lầm là vô hạn. Nếu cao hơn, "linh ư vạn vật" không phải đi trốn trần gian, chối bỏ, khinh miệt thực tế lịch sử, nhưng bám chặt với một hiện tại lịch sử mang lấy nỗi nhớ Nguồn, khổ vô tận hay là khát khao tuyệt đối và cũng là dấu chỉ của hy vọng.

Nếu t́nh tự quê hương ngày nay cũng vắng bóng như thân phận của triết lư, tư tưởng, th́ cũng tại v́ quê hương đă từ lâu trở thành bộ máy chính trị, hành chánh, và cũng v́ tư tưởng đă từ lâu được xem là một mớ kiến thức về một quá khứ lịch sử hay toàn bộ những dự kiến hành động cho tương lai do trí tưởng tượng con người hoạch định. Quê người là lịch sử c̣n nhớ và đang hy vọng, cũng như "triết lư không bao giờ thoát ly khỏi hiện tại hay măi t́m  quá khứ, nhưng, là từ thực tế của hiện tại, t́m về cảnh vực căn ngưồn vượt thời  gian" [9].

Nhà của những con người, vốn là gia thất, có vợ chồng, có cha mẹ con cái, v́ c̣n nhớ Tổ như âm vọng của Lời của một ai khác đang ấp ủ, nên c̣n nhận ra cái khác của kẻ khác, c̣n hy sinh, đại độ, yêu thương. Nhưng đă từ lâu nhà trở thành đấu trường của những "cái tôi" với ư niệm Người  b́nh đẳng, trừu tượng,  của tranh chấp sức hưởng thụ thân xác, số lượng tài sản và đấu tranh quyền lực.

Chốn cư ngụ của con người là quê nhà vẫn là "nơi đây" nhưng "không thuộc về ta" (khác với Faust cho rằng "nơi đây", thuộc về ta), v́ "ở đây cũng có thần thánh hiện diện".[10]

"Nơi đây" theo nghĩa đó cũng là Nước nhớ Non khi Non luôn đứng trông chờ Nước theo lời của thi sĩ Tản Đà. Nên "Nhớ" cũng là quê hương của người nơi lịch sử đổi thay và qua đi.

 

Muôn năm nhớ Nước Non Nhà  [11] 

                             

 


 

[1] Tản Đà Tùng Văn - tr. 47

[2] HÉRACLITE, câu 1

[3] H. Rahner, trích lại lời  tuyên bố của M. Heidegger đầu một bài giảng . Introduction  au concept de philosophie existentiale, in Recherches  de sciences religions,1940 - tr. 154-155

[4] Gabriel MARCEL, Le Mystère de l'Être, Paris - 1951 - tome I - tr. 21)

[5]  Câu  80 -  theo cách xếp của J.Burnet, l'Aurore de la philosophie grecque, Payot, Paris - 1970

[6]  Câu 47

[7]  Câu  7

[8]  Câu 18

[9]  Ferdinand  ALQUIE, La nostalgie de l'être - PUF - Paris 1977,  tr. 37

[10] Trích lại câu tường thuật của Aristote te về lời nói của Héraclite,  Parties des animaux - A 5, 645 a 17

[11] Thi sĩ Sảng Đ́nh Nguyễn Văn Thích